Register
Page 3 of 44 FirstFirst 1234513 ... LastLast
Results 21 to 30 of 439
  1. #21
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    862
    Cảm ơn se sẻ Chiều, dulan, hx, anh đèn núi và các bạn ghé ngang ....

    Sang trang mới, trả nợ cũ....
    ----------


    Nợ ...


    Phải có đam mê hoặc bị áp lực không thoát nổi để con ngựa chết trở thành kẻ mộng du, mải miết cho xong một điều gì đó.

    Cả hai trường hợp đều để trả nợ. Nếu vì đam mê là trả nợ cho bản thân mình, cái thôi thúc bên trong như ngọn lửa âm ỉ ngày đêm đốt cháy đến suốt đời. Pháp Khảo ở trong trường hợp này nên tự nguyện hy sinh thời giờ và vật chất cho lý tưởng.

    Cuộc đời chàng ta gắn liền với đám học trò nhỏ như con mọn và những cựu học sinh trường Võ ngày xưa, giờ đã hai màu tóc, như Lãng Tử, như Viết Cao.

    Còn nếu làm điều gì đó, vì áp lực thì có áp lực nào nặng hơn Giả Sơn bên cạnh. ĐÓ là lý do vì sao Lãng Tử đã hăng say âm nhạc đến độ tra tấn mọi người với những sáng tác mà chàng nói dùng cho trẻ con tập hát.

    Lãng Tử xưa đã từng học với Pháp Khảo, dù Pháp Khảo chỉ xấp xỉ tuổi mà đã là giáo sư. Lãng Tử nói xưa lo gạo thi những môn chính, giờ đây sau bể dâu, tù đày khổ ải, mới có thời giờ học lại và sáng tác cho vợ hát...

    Lưu Thủy lần nào gặp Lãng Tủ cũng hết lời khen ngợi và khuyến khích. Nhưng khi Lãng Tử về rồi, cô ta tự hỏi không biết mình có giả dối gì không.

    Cô ta là người không thích khen lấy lòng, nên nhất định là không, vì lúc xưa cô ta vẫn khuyến khích người học trò vong niên của mình làm thơ cho bọn trẻ học.

    Những gương lễ phép, thành thực, hy sinh, rộng lượng, biết đoái hoài kẻ dưới vv...là đề tài cô đã cho bà bạn làm một cách say mê như Lãng Tử bây giờ.

    Giờ đây những sáng tác của Lãng Tử cũng cùng mục đích như thế.

    Lãng Tử khoe đã gom được ba kinh Lạy Cha, Sáng danh, và KÍnh Mừng vào một khúc nhạc. Cô nói sau này nhà thờ hay cho nhạc quê hương nên cần những sáng tác của Lãng Tử cho ca đoàn thay đổi và giáo dân cũng vui thích.

    Đôi khi cô thấy hai vợ chồng Lãng Tử hát ở chùa trong lễ Phật Đản. Người vợ xinh đẹp, hát được giọng ba miền vì Lãng Tử người miền sông Hồng, vợ miền Ngự Bình nhưng lại gặp nhau miền sông Hậu nên mê câu hò, điệu lý rặc Nam kỳ...

    Cô kinh ngạc về sự say mê cải lương của ông Bắc kỳ này nên nói: đúng ra ông phải được sanh ra ở Bạc Liêu hay rừng tràm Cà Mau mới đúng...ông cười thích thú và trở lại giọng Bắc kỳ:

    - Thế mới lạ không cơ chứ !
    ----------


    Nợ thơ...với bà Bắc kỳ...


    Bà già sáu lăm, vừa mê thơ tình, vừa răn đe cô đủ điều sau khi khuyến khích cô làm thơ ...tình cảm cho bà nghe.


    Cố gắng lắm, can đảm lắm để đọc cho bà qua điên thoại viễn liên. Bà soi từng lời, từng ý phóng đại không biết bao nhiêu ngàn lần dưới kính hiển vi làm bằng kinh nghiệm, như cảnh sát khám xét tư tưởng người, mà khuôn thước, mẫu mực, là bản thân mình, cuối cùng bà kết luận:

    - Thơ cô làm còn một cái gì không nói hết, như bị cản trở không thông, khiến người đọc ấm ức...

    Lưu Thủy bực mình vì bản thân mình cũng không làm được để giải tỏa những uất ức mà bà bạn gọi là ấm ức đó, cô ta thấy bà nói đúng tim đen thì giận dỗi trong lòng. Nhưng không thể làm khác hơn.

    Thời gian sau bà bạn già như khám phá điều gì phán bảo:

    - Thôi, cô cứ làm thơ như thế đi, mợ hiểu rồi, đó là sự biết dừng lại, không phóng túng...dù là trong tư tưởng...

    Rồi bà nói tiếp:

    - Cái biết dừng lại khi trên đà tình cảm, khi đã say mê là điều không dễ ai làm được. Nhất là những người bị mang tiếng nghệ sĩ, lãng mạn, mơ mộng và tâm hồn thường mềm yếu thì làm sao dừng lại được.

    BÀ lẩm bẩm tiếng mất tiếng còn trong đầu giây kia:

    - Phải có một sức mạnh nội tâm, có dũng cảm của một chiến sĩ...như mợ ngày xưa cũng đã làm được.

    Có điều thời đại này mợ sợ con người ta phóng túng và quên hết luân lý nhà....


    Trứng không khôn hơn rận. Bà tuổi đáng mẹ, đã góa bụa ở tuổi nửa chừng xuân, nên bà luôn nói đã trải qua hết những gì cô đang và sắp trải qua...

    Bà làm như cô có bổn phận phải làm thơ cho bà đọc và phải nói đúng như tâm trạng của bà, làm cho bà và làm giùm bà...

    Có lần cô hỏi Pháp Khảo khi điều khiển dàn nhạc có thưởng thức được như khán thính giả không. Pháp Khảo nói cái khổ của ông thầy dạy nhạc là bị méo mó nghề nghiệp, chỉ để ý chỗ sai để sửa cho trò...

    Giờ đây Pháp Khảo bỗng dặn cô là không nên quá lệ thuộc vào nốt nhạc. Có lẽ Pháp Khảo nhận thấy được bản chất của cô không thể ép vào khung nhạc mà phải cho một chút kẻ hở để tâm hồn nương theo bài nhạc mà bay lên khỏi chiếc lồng son...

    Nghe Pháp Khảo nói, cô vừa ngạc nhiên vừa mừng. HÌnh như bấy lâu nay, cô đàn không xong một phần cũng vì tự gò ép mình quá đáng cho đúng với bài chăng...

    Pháp Khảo nói:
    - Khi viết cho đàn tranh, Pháp Khảo thường thêm nốt hoặc cao hoặc thấp, cho réo rắt, nên có thể cho qua nếu đàn một nốt cũng không sai...

    Có lẽ Pháp Khảo thấy cô hay có nét mặt khổ sở khi đàn không đúng bài bản nên nhắc khéo. Cô nhớ lúc tập luyện múa quyền cước, cô biết mình sai thế, nhăn nhó khiến Võ Hầu thỉnh thoảng kêu lên:

    - Đừng có nhăn mặt...

    LÚc đó, cô lại thấy nhớ bố hơn bao giờ. Vì đó là nguyên văn của bố mỗi khi cô kể chuyện gì trong lớp cho bố nghe khi xưa...

    --------------------

    đường gươm Nguyên Bá

    Khi viết về hai cây đàn, cô chẳng có ý nghĩ so sánh với ai, hoặc nhân cách hóa gì. Chỉ viết tâm trạng của mình nhưng khi viết xong, đọc lại thấy sao hả lòng và thấy hình như có đã giải cho mình được đến hai thắc mắc.

    Cây đàn cũ đã đứng vững với thời gian là hai mươi năm qua vẫn còn nguyên vẹn, chưa hề bị rạn nứt và bộ móng làm bằng loại sắt dầy và tốt.

    Chỉ có cái thùng đàn do cô vô ý ngã đè lên nên nó bị hở một đầu mà vẫn không làm cho cô chán cây đàn.

    CÓ phải đó là thứ tình cảm đẹp đẽ, nhẹ nhàng nhưng sâu đậm mà cô đã dành cho một người từ buổi chiều gặp đầu tiên.

    CÁi tình cảm mà không bao giờ cô nói ra vì nó chỉ là hương hoa không bao giờ tàn héo vì nó đã biến thành âm thanh, thành ngôn ngữ thành thi tứ...

    Cái tế nhị, sâu sắc mà cô không ngờ đến lúc nào cô hồi tưởng lại và thầm phục cách xử sự của người chỉ hơn mình vài niên kỷ.

    Mới hay sự khôn ngoan của một người cũng độc đáo lắm, có cái vị đặc biệt khó nhận biết, làm người ngạc nhiên tự hỏi và thán phục sự khám phá của mình.

    Còn cây đàn mới tượng trưng cho người nào mới chăng. Vì nó bị nứt quá sớm làm cô thất vọng, chán và nghi ngờ về phẩm chất của hàng được sản xuất sau này. Không lẽ nó tượng trưng cho những gì thuộc thời đại mới...


    Một cây đàn đã chịu qua cái thử thách của thời gian, hai thập niên qua rồi, nó vẫn hoàn hảo, tâm tình còn nguyên vẹn nên cô rất quý trọng.

    CÒn cây đàn mới mang về, cô đã nể nang nó biết bao nhiêu vì sự hùng tráng của nó áp đảo cây đàn nhỏ bé kia, làm cô xách nó đi hơi chao đảo vì sức nặng của nó và thùng đàn hầu như gấp ba lần cây đàn cũ...

    Nhưng tự nó đã làm nó rạn nứt ở một buổi trưa hè. Có tiếng kêu "rắc" gọn như viên đá văng vào kiếng xe nghe rất như một điềm không lành. Cô nhìn dây dàn, tìm xem sợi nào đã đứt nhưng tất cả còn nguyên trên lưng nhạn.

    Cô mừng thầm vì đàn không bị tai nạn gì. Nhưng rồi một tiếng rắc thứ hai thì mới hiện ra một vết nứt trên mặt đàn. Cô gọi đó là đường gươm Nguyên Bá.

    Nguyên Bá đã vì tự ái cá nhân, theo lời thách đố của hoàng tử cũng là vị hôn thê của Thủy Cúc, Nguyên Bá đã rạch mặt người đẹp để chứng minh mình không có tình ý gì với nàng, mình là một trượng phu quân tử...

    Sao cô lại so sánh cây đàn mới và vết nứt là đường gươm Nguyên Bá. đâu ai rạch mặt ai mà là đàn tự nứt mặt. Hay vì có một người vừa tự rạch mặt trong một lúc cuồng nộ nào đó trong lòng khiến cho mọi thứ đều đảo lộn trật tự của nó...

    Cô nghĩ đến bà bạn thơ, bà đã không tuyệt vọng khi chết còn mĩm cười. Bà không biết có người đã phải chứng kiến hai cây cổ thụ, đã bị dây leo quấn cho đến ngã gục...

    Bà vẫn còn một dung nhan xinh đẹp, nguyên vẹn để mang xuống tuyền đài...

    Ngủ ngoan đi, bà già may mắn....

    Cô lẩm bẩm: giờ chỉ còn mình tôi, tôi phải tìm ra cây đàn mới nguyên khác, không để đường gươm Nguyên Bá nào liên lụy...

    --------------


    Câu hỏi


    Chàng hỏi xem nàng làm gì vào những ngày lễ. Nàng định nói lễ hay không chẳng quan trọng gì với nàng vì nàng giờ hoàn toàn không còn lệ thuộc vào thời gian.


    Nhưng thấy chàng đợi chờ câu trả lời, nàng nói tiếp giờ đây nàng hoàn toàn mồ côi, thân phận côi cút rồi...

    Cái điệu tự thương thân phận của nàng khiến chàng thấy ái ngại trong lòng. Nàng chưa từng than van điều gì, nhưng hình như chỉ có sự mồ côi làm nàng nao núng.


    Tại sao nàng không muốn đi đâu. XƯa cũng thế mà giờ cũng thế.

    Sao chàng lại không hiểu cho nàng, lại có thể nhẫn tâm bắt nàng phải chứng kiến cảnh đau lòng như bắt Kiều gãy đàn cho người yêu vui bên tiệc rượu.

    Giờ đây nàng cũng đã giả dụ về người phải quyết liệt một đường gươm chặt bỏ tim mình cho tướng sĩ khỏi bỏ rơi ...


    Chàng biết tấm lòng riêng của nàng đã hóa thành những dòng chữ chất chứa một nỗi đau vời vợi, một uất nghẹn không tan với bao nức nở nghẹn ngào.

    Năm tháng phai ân tình còn mãi...


    --------------
    Kết



    ... Nó là loại văn của người đã nếm trải nỗi bi ai và tâm hồn được nhào nặn để phát ra thứ văn chương ngập ngừng, gần như là ấp úng vì bị sự tra khảo của chính mình mà phát ra những tiếng lòng u uất...



    --------------
    https://www.youtube.com/watch?v=r5lZj1AM5eA

    Vọng Kim Lang, song tấu đàn nhị, đàn tranh
    Last edited by NganHa1; 07-06-2015 at 12:05 AM.

  2. #22
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    862
    Hi Dulan và các bạn ghé ngang...

    Viết tặng HX bài này, vì nợ chút hình ảnh đẹp...

    Sẽ viết cho dulan và anh đèn núi

    Viết cho các tiếng hát và vv..vv...
    chắc chuyện càng vui...

    ---------------



    Hương Xưa

    Buổi sáng, trong sự tĩnh mịch còn mới nguyên của đầu ngày, chàng ngồi lặng yên, như thường lệ, để chuẩn bị cho một ngày mới.

    LÒng chàng bấy lâu thanh thản.

    Cuộc đời chỉ có thế.

    Quanh chàng, không có bóng những giai nhân áo dài vương miện ân cần xin được chung bước, chung đường thua xa xưa.

    Chàng biết những bóng sắc bề ngoài đó như cánh phù dung sớm nở tối tàn, chỉ để ngắm nhìn, chiêm ngưỡng từ một khoảng cách, trong một thứ ánh sáng huyễn hoặc của sân khấu.

    Nhưng đôi khi sức quyến rũ của nó làm đầu óc chàng mụ đi, tê dại và nhức nhối nơi trái tim...

    Thái Hương !!!

    Hương Xưa !!!

    Giờ đây nàng đã ra sao rồi...

    Thái Hương là cái bóng của người bạn đồng song, như Kiều nhi bên cạnh Vương Quan.

    Thái Hương quyền quý cao sang, là tiểu thư khuê các nơi lầu son gác tía.

    Còn chàng do cuộc suy tàn của triều đại cũ, câm lặng chống chọi với nghiệt ngã của dòng đời.

    Con chim sắt đã ấp ủ nàng vượt trùng khơi để bão táp không làm vạt áo nàng tả tơi, tơi tả.


    Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
    Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên...

    Thái Hương, Hương XƯa....

    Chắc nàng giờ đã yên vui, ấm êm và hạnh phúc.

    ------------


    Chút tình cũ chỉ là những kỷ niệm, những rung động đầu đời của đôi tim mới lớn, chưa thể gọi là sâu đậm, chỉ là một thứ tình cảm mới mẻ, nhẹ nhàng theo gió thoáng qua...

    Nhưng hình như đó không phải là tình yêu của đôi tri kỷ.

    Yêu người đẹp và chiếm giữ trong tay không phải là đã được cái gọi là tình yêu.

    Dù sắc đẹp có đánh thuốc mê quyền lực, làm chao đảo thành trì, nghiêng ngã nước non.

    Nhưng với một gã thanh niên ngang tàng, ngổ ngáo, chẳng có gì quấn nổi cánh tay hắn, hắn không quen gò bó, vì hắn muốn tự do hoàn toàn để vùng vẫy bốn phương...


    Nghe đồn có một đạo sĩ đã dùng yêu thuật đúc tạc nên những đóa hoa diễm lệ phi thường. Cái hay của ông ta là tạc rất khéo, nên mỹ nhân không ai giống ai khiến người không nghi ngại gì.

    Những nữ nhân đó luôn tìm cách chinh phục nam nhân để đổi lấy điều gì đó, không phải là tình yêu.

    --------------

    Chàng có nhiều bằng hữu...

    Họ và chàng cùng nhau gãy đàn, thổi tiêu.

    Những ngón tay của Thái Ngọc dài và thanh quyện theo tiếng sáo trúc dìu dặt như những dợn sóng trên mặt hồ, uốn khúc như gió đùa trên ruộng lúa xanh...

    Chàng tự hỏi không biết bao nhiêu người đã bị mê hoặc vì tiếng sáo và bị nhận chìm vì những ngón tay như ngọc chuốt của bạn mình...

    Anh em nhà họ Thái quả thật đều đẹp và tài hoa. Những ngón tay này, hàng ngày đã lướt trên bàn phím, điều khiển công việc từ những lúc thế giới xuất hiện trò chơi mới này.

    Đời ưu đãi chàng, cho mọi thứ, thêm đủ thứ tài hoa và khả năng kiếm tiền...

    Nhưng sao Thái Ngọc lại cứ sống độc thân. Hình như chàng ta đã từng đính hôn sau một chuyện tình rất đẹp nơi khuôn viên đại học...


    Hai người bạn gặp lại nhau sau một thời gian dài.

    Thái Hương mở phòng mạch nhi đồng, cuối tuần nàng hay dự những tiệc gây quỹ cho các hội từ thiện.

    Chàng thấy an ủi, nàng là người chốn cao sang, danh vọng với sắc đẹp phi phàm như tiên nữ...

    Lũ con nít nhìn nàng chắc ngẩn ngơ rồi hết bệnh...

    Hương Xưa dìu dịu trong đêm khuya.

    Chàng nhận ra đó là hương đêm, hương dạ lý với màu xanh mát của thiên nhiên của đất trời...Hương của ban khuya...

    Chàng gọi đó là Hương xưa Hương khuya...

    ( để cảm ơn HXhuongkhuya đã chịu khó cho chút êm đềm trong không gian riêng )
    --------------------------------




    Tối qua nàng đã có chút hòa khí với hắn.

    Chỉ vì hắn không còn vẻ nhởn nhơ với hình ảnh của quý công tử như lúc trước nữa. Đâu rồi vẻ đẹp nhức nhối mà chỉ một năm trước đây nàng nhìn thấy đến giật mình.

    CÓ lẽ sự cực khổ do mấy tháng làm việc cực nhọc làm da hắn sạm lại như nông phu. Hắn lại được người nuôi kỹ lưỡng, ép ăn uống nên mặt và bụng bắt đầu phình ra như ông già.

    CÒn tướng đi, dáng ngồi của hắn càng ngày càng tầm thường, không còn điệu đàng mà còn tệ hơn ông già mắc bệnh đi đứng lờ đờ, không lê nổi tấm thân cọp vật, cọp ăn ăn bảy ngày không hết.


    Nàng nhận thấy lòng mình cũng xấu theo cái gương trước mắt và khi tả về hắn với cái nhìn có ý muốn dìm người kiểu này.

    Mặc kệ, để thật với lòng và đúng với tâm lý ngàn đời là phải tả như thế.

    Quạt Uc đọc sẽ cắc cớ hỏi, nhưng đó là cái tác giả không muốn giải thích, chỗ mắc mứu là đó, công án là đó.

    Chỉ có những người tâm địa thuần lương, chất phác mới thoát khỏi cái tâm lý nhìn địch thủ xuống cấp mà sinh lòng trắc ẩn liền tù tì.

    CÒn nàng thì không được như thế nên thấy hắn kéo cái ghê lê đi làm như ghế nặng ngàn cân không hiểu hắn đang biểu diễn môn tập gì chăng.

    Không ai nói với ai, nhưng trực giác cho biết với hai con người như thế, không thể nào chẳng có lần nào không yêu tha thiết, không lần vô tình gây sóng gió lòng người mà mình chẳng hay biết gì.

    Giờ đây kỳ phùng địch thủ gặp nhau đành thúc thủ...

    Sau lưng vết tích chưa lành nên đành làm ngơ tình trước mặt...

    -----------------------



    Dạo này cô thấy PK trẻ đẹp đến không ngờ. Có cái gì làm cho PK thay đổi kỳ lạ thế.

    Mặc kệ PK. Trẻ hay già chẳng nghĩa lý gì, miễn là PK đừng bệnh già hay nghe lời vợ bỏ cuộc là được. Điều thứ nhì này chắc là không vì giao kèo của PK là được làm theo lý tưởng của chàng.

    Còn việc phải học cho xong rồi chấm hết chắc sẽ không xảy ra. HÔm kia cô thấy Viết Cao ghé ngang, nhìn thấy cô đang ngồi thâu PK đàn. Chắc lòng Viết Cao không khỏi không chút xót chua và không dám khinh xuất vì sợ con chim bay đi một lần nữa.

    Sẽ không còn lần thứ hai, Viết Cao biết trước như thế. Vì lần gặp sau cùng với nàng là hai mươi năm trước, ở nhà chàng ta. Giờ đây kỷ niệm hai mươi năm PK thành hôn cũng suýt soát thời gian đó. Có sự trùng hợp vậy chăng. Viết Cao mơ hồ nhận ra con người ta dù bề ngoài cứng cỏi đến đâu thì cũng là con người.

    Cho nên nàng ta đã không còn muốn tham gia hát hò, hội họp gì nữa. Kể cả nghe cả bọn đàn hát, PK năn nỉ gãy lưỡi nàng mới chịu đi...

    Thư MỊch cũng cùng tâm lý nên đã mời nàng phụ giúp. Nhờ thế mà đã giữ được nàng dù rất mong manh.

    Hai thiên tài đều mong giữ chân nàng với họ. Học trò thì ai lại không cần. Nhưng một hình ảnh nàng thôi, cũng đủ làm người ta thấy cảnh trí vui tươi hơn, có hồn hơn, nhất là những khi lễ hội, nhờ có nàng mà từ đó, mới có những tà áo dài phất phới, những lời thơ và tiếng nhạc góp thêm nét độc đáo gọi là văn hóa.

    Nàng chẳng ham tập đàn mà chỉ thích viết. Nên việc mong nàng làm một nhạc sinh trong ban nhạc chắc còn lâu lắm.

    Nhưng chính vì sự không có khiếu của nàng mà PK mới thấy mình được trầm trồ. CŨng như PK vẫn thán phục tài văn thơ của nàng. Bây giờ, cô nghĩ viết văn làm thơ cũng là một khả năng thiên phú. Không phải ai cũng làm được. Cô tưởng hễ biết chữ là làm thơ, viết văn được vì nó là từ chữ mà ra.

    Nhưng bây giờ cô nhận biết viết được là nhờ ý tưởng trong đầu, khả năng cảm nhận, hiểu biết, và lý giải cùng với quan niệm của từng người mà cùng một thứ, người viết sẽ không ai giống ai.

    Không ngờ có ngày cô được thực hiện điều mình mơ ước. Viết, học, tập, thảnh thơi...

    Nếu cô thích tập đàn như viết thì đỡ biết mấy, hay biết mấy.

    Chẳng biết cô viết có càng ngày càng hay như tập dợt cái gì thì càng ngày càng thiện nghệ không. Viết muốn hay chỉ là thành thật với mình. Nhưng không dễ gì làm được việc đó, thật thà là cha dại, văn là người và hôm qua hắn cũng đã lên đài nói suy nghĩ ra sao thì người như thế. Suy nghĩ làm thành con người, vì từ ý tưởng mới hướng dẫn hành động, lời nói.

    Chứ còn gì nữa....
    Last edited by NganHa1; 07-07-2015 at 02:47 PM.

  3. #23
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    862
    Theo dấu thời gian....

    Bước chân âm thầm theo dấu chân HX thăm những gì thơ và đẹp...

    Nay lại vào thăm Hồi Ký, xin phép được giữ lại vài mẩu chuyện vui , bài hát dí dỏm...


    Có đôi khi nghe hàng xóm vui đùa với chữ nghĩa, với một thứ tiếng thân quen ngàn đời, cho dù là trong im lặng, cho dù chỉ là những âm thanh tưởng tượng, nhưng là một cuộc đối thoại vô cùng sống động.

    Khi nghe những mẩu chuyện như thế, người nghe có lúc giật mình như một học trò lơ ngơ đi giữa những người không cùng ngôn ngữ, bỗng một buổi tình cờ, được sống lại chút thân yêu của tiếng mẹ, nơi chốn lạ xa, như một câu hò, điệu lý...

    ..... Xin gom nhặt vài nụ cười hôm nay từ những ngày tháng xa xưa...

    Từ Hồi Ký của Ốc, trang 18:

    " Theo em nghĩ tất cả mọi nghệ thuật, kể cả nghệ thuật sống và nghệ thuật đi, cũng đều lấy hai điều ấy làm trọng.

    Lấy thí dụ trong âm nhạc, người chơi đàn giỏi là người đánh đúng và đánh đủ từng nốt nhạc của bản nhạc. Nhưng đó chỉ là cách phô trương kỹ thuật chứ không phải là cách làm nghệ thuật. Nghệ sĩ có thể đánh khác vài nốt, đánh sai vài nhịp để ép từng dây đàn phải rung động theo cái rung động của tâm hồn mình. Bản nhạc chỉ là cái diễn đàn cho người ta diễn cảm bằng thứ ngôn ngữ vô thoại, tự nhiên và trung thực với cái tình của người đánh đàn.

    Khi diễn một vở kịch hay một đoạn phim cũng thế, người diễn viên giỏi đóng nhập vai và thuộc kịch bản thì không khó, nhưng muốn để lại một ấn tượng đặc sắc, một nét riêng biệt của mình trong lòng người xem thì thực là khó - dù chỉ là một cách cười, một điệu bộ, một kiểu nhìn, một dáng dấp... Sân khấu chỉ là một diễn đàn cho người ta diễn nghĩa bằng thứ ngôn ngữ vô âm, tự nhiên và trung thực với cái hồn của người diễn.



    Em thì đang nghĩ đến chữ "tự nhiên" như là một phần của sự trung thực, hay là "sincerity," là cái có tự nhiên từ bên trong không phải cái chỉ có ở bên ngoài (dù được trình bày một cách rất tự nhiên).

    Những gì không phát sinh tự nhiên từ bên trong, và phải thêm thắt, tô vẽ, uốn nắn hay thổi phồng thêm ở bên ngoài thì đều không còn là nghệ thuật.
    ...
    passenger:

    - Chìa khóa được dùng vừa để khóa, vừa để mở. Khóa lại cái này, mở ra cái kia.

    Thường những ai ưa chuộng những chuyến du hành đều phải biết cách xử dụng tối đa công dụng của chiếc chìa khóa.

    Mở đôi mắt ra nhìn đường kẻo lạc.

    Khóa cặp môi hay lép nhép lại kẻo bị vạ oan.

    Trái tim cũng cần phải khóa cho thật kỹ kẻo nó õng ẹo đòi "settle down" một nơi nào đó thì sẽ phải chấm dứt cuộc du hành.

    Hmm, riêng những ngón tay loăng quăng thì hơi khó khóa vì hình như chúng bị điều khiển bởi một hấp lực vô biên ngoài vòng kiểm soát. Gọi là gì nhỉ?

    https://dtphorum.com/pr4/showthread....%C6%B0)/page21
    ---------
    ốc:


    - Thời gian qua như nước trôi về biển, cuộc đời trông lại cứ như giòng Turia đã cạn ở Valencia phơi quá khứ ở giữa lòng sông gập ghềnh khô, nhấp nhô buồn. Những mảnh vỡ nom tựa dấu hỏi nằm rải rác trong đống điêu tàn vụn đổ của ngày xưa, những chiếc bóng nghi hoặc vẫn quanh quẩn bên mấy khúc ngoặt của sự lựa chọn... Tôi không nhìn dưới màu kính của nuối tiếc nhưng cũng có một ít ưu tư, tự hỏi vì sao ở giữa những điều muốn nói và sự diễn tả là cả một vực sâu im lìm, lặng lẽ, vì sao ở giữa ý nghĩ và lời nói cứ là những giây phút quyến luyến ân cần vô tận, rồi thôi.

    Từ Ốc

    Xin được cảm ơn những lời hay...
    Last edited by NganHa1; 07-14-2015 at 03:41 PM.

  4. #24
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    862
    Hương Quê ....



    Quê xưa từng góc trong lòng

    Quê hương là cái gì?

    Là một vài năm thanh bình mà đầu óc non nớt của cô còn ghi lại được, một khoảng đời rất ngắn ngủi nhưng nó có một sức mạnh vạn năng và sức sống mãnh liệt trong lòng.
    Đó là lý do cô yêu mến cảnh quê hương chăng ?

    Quê hương là vườn vú sữa của ngoại, cây mận Trung Lương ngọt đến gắt lưỡi của cô út, những ruộng mạ xanh rì và những con tôm càng nướng, con cá kèo mập mạp, con cá ngát với những cái trứng vàng óng ngon đến lạ lùng. Tất cả đều tươi rói nên vị ngon vẫn còn in đậm nơi khứu giác và vị giác dù đã bao nhiêu năm qua rồi.

    Quê hương là vườn dừa của chú Mười, nước dừa ngọt lịm, đàn gà cục tát chạy loanh quanh sân nhà chú.

    Quê hương là chuyến phà Rạch Miểu có cô gái xinh đẹp như tiên nữ con của chú Chín đi học từ tỉnh về, làm ai trên phà bỗng im bặt không dám nói chuyện.

    Sắc đẹp có uy quyền!!!.

    Cô nhỏ cảm nhận được điều đó đến bây giờ vẫn còn rúng động vì sao có người sanh ra đẹp như thế...

    Da nàng ấy trắng như cơm dừa, tóc dài và dáng mảnh mai trong tà áo dài trắng như bóng dừa giữa dòng sông lồng lộng đã xô dạt lòng cô gái nhỏ huống hồ gì là người khác phái.

    Cho đến bây giờ, cô ta vẫn chưa gặp lại người bà con xinh đẹp đó. Chỉ biết hai vợ chồng là thầy cô giáo nối nghiệp chú Chín, nhưng không dạy ở quê mà ở Sài thành.

    Quê hương còn là cái gì nữa?

    Là những buổi giã gạo đứng trên cái chày dài nhún nhảy theo nhịp của người lớn. Cho nên cái chày giã gạo và cái bồ xay lúa và những cái nia, cái sàng bằng mây, bằng nan tre luôn làm cô nhớ đến tháng ngày thơ ấu đó.

    Quê hương cũng là cái lò rèn của ông Sáu, lửa than trong bễ cháy đỏ rực.

    Quê hương là những chiếc bánh phồng nếp nướng trên lửa rơm, nở phồng lên dùng để kẹp mứt chuối sên với gừng và đậu phọng.

    Quê hương là những bàn tay cán bánh phồng mì thoăn thoắt. Bánh có nước cốt dừa và đường nên thơm ngon, ai cũng thích ăn tươi, không cần nướng mà vẫn ngon.

    Quê hương là những viên kẹo dừa thơm ngát, mà mỗi lần cho bạn trong sở, họ luôn khen nức nở và quý hơn cả kẹo sô cô la nữa.

    Quê hương là những con đuông chà là béo và thơm như bơ, vàng óng, tan vào lưỡi.

    Quê hương là những con cua gạch điều, những con cua lột bà Nội đích thân làm. Giờ đây đến cô Út nấu ăn ngon không kém, khiến cô tự hỏi sao cũng là những vật liệu giống nhau, mà có những bàn tay biến nó thành nghệ thuật và thành mỹ vi, cao lương làm người nhớ suốt đời.

    Cô nhớ đến bà Nội nhiều vì những món ăn bà làm còn nhớ đến bà ngoại là nhớ đến vườn trầu và cây ăn trái và cảnh tát đìa, ăn cá rô phi tươi ngon.

    Quê hương có cảnh chầm lá, đan nón và xắt thuốc bằng con dao xắt mỏng dính của dân trong xóm làng. Anh em nhà đó có một người là thần tượng của cô nhỏ lúc đó.

    Kể cũng lạ, khi bị ông thầy phạt phải ngồi kế con trai, sao cô nhỏ lại không mắc cỡ mà còn thích. A, thì ra đã để ý đến anh đẹp trai chín mười tuổi từ lúc mới học mẫu giáo không biết có kỳ không, nhưng giờ cô vẫn nhớ rõ cái hình phạt buồn cười đó...

    Quê hương là đám rau dền mọc hoang, khi trời mưa cả bọn tắm mưa và xách rổ cắt rau dền mọc đầy chung quanh. Quê hương là đám rau càng cua xanh mướt, những bụi hành hương lên từng cụm thấy thương.

    Quê hương có cây cà lang rơm cao và từng ổ nấm rơm kho chay sao mà ngon lạ lùng.
    Quê hương có nồi canh kiểm, cây nhãn cao ngất trời căng những lá phướn bay phất phới trước thánh thất.
    Quê hương có những tà áo đạo trắng tinh, những buổi tịnh im lìm không tiếng động và những buổi rằm, lễ lớn với áo mão cân đai chức sắc và ban nhạc lễ với dàn đàn cò, nguyệt, đàn tranh mà bọn con nít như cô luôn thấy lạ lùng.

    Quê hương là hình ảnh cô út dạy cả bọn con nít tập múa bài ánh trăng trắng ngà.

    Quê hương là tiếng đàn măng đô lin dòn rụm của cô út.

    "Tung trời xanh, nắng vui đùa reo mừng, ta đi mau, gió la đà vướng chân, trong nắng tươi đón chào lòng ta vui theo mây hồng...."

    Sau này khi lên Sài thành, cô luôn nhớ về quê cũ với bài hát mà cô út vẫn hát: " đường về Sài thành, đường còn xa xa tít mù xa, đường về Sài thành, đường còn xa theo nắng bay nhòa...người nghệ sĩ ta cứ đi, đừng ngại chi, gian khó nguy..."

    Chữ nghệ sĩ đã ở trong đầu cô bé nhỏ từ lúc đó. HÌnh như người nghệ sĩ là một hình ảnh can đảm, cứ đi chẳng sợ điều gì...

    Giờ đây, vì bể dâu, cô nhỏ đã ở xa Sài thành muôn dậm,
    nhìn những vật gắn liền với tuổi thơ của bạn trên Phố Riêng, lòng bồi hồi vì một góc quê hương chợt thấy chút gió lùa, lay động trong tâm hồn...

    Cảm ơn bạn thật nhiều, chúng ta đi ai cũng mang trong lòng hình ảnh của quê hương...

    ( đọc NH với cao nguyên đất đỏ, đọc anh cả với đất nền cũ lâu đài bóng tịch dương, chị hoàng y về bãi biển MỸ Khê , nay
    thêm về một thời tuổi thơ ở miền lục tỉnh )

    ( cảm ơn HX, dulan, Chiều, chị TK, Cỏ may và các bạn ghé ngang. Chào anh ds, "anh phẻ hăm " ( lại là chữ cùa ds).

  5. #25
    Biệt Thự dulan's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    3,187


    ...


    Ghé thăm "Theo Dấu Thời Gian" ...




    ...


    Thân mến và chúc vui,
    Dulan

    ...




  6. #26
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    862
    Tập hát HỘi TRÙng Dương

    Hai mươi năm sau chị Ui tập lại bài này.

    Lần này chị vừa tập vừa nghĩ đến Phố Riêng, phải chi có các anh chị hát hò chung thì hay biết mấy !

    Hai mươi năm trước, cô Ui khớp nên chỉ nhép miệng.

    Giờ đây, chị Ui hát mạnh dạn hơn chắc nhờ lớp tập hít thở mà làn hơi chị dài hơn xưa chăng. Pháp Khảo dặn phải giữ hơi dài đến sáu nhịp, chị Ui thấy mình ngân dễ dàng nên mừng trong bụng.

    Chị kéo thêm ba người vào hát chung nên khi về chị đưa dùm hai mẹ con cô bạn về nhà. Thấy lòng vui vì người vui.

    Có một cô quen trong khi học đàn, cô này lại hỏi chị bao lâu thì học xong một bản nhạc, và tay trái khi nào thì sẽ quen luyến láy trên dây đàn cho nhuần nhuyễn đây.

    Chị Ui thấy vậy thì nhớ đến tâm trạng của mình khi xưa nên trấn an cô ta.

    Lớp đàn lại có ông Văn thích sáng tác cổ nhạc với các điệu Lý, MỸ HƯng, Chiều Chiều, Trăng Soi.

    Mấy lần trước, cô định góp ý nhờ ông sáng tác loại nhạc khác cho vui. Nhưng giờ đây cô thấy ông cần phải hát cho hết những buồn đau, mất mát của bản thân và của bạn bè để nỗi khổ vơi dần rồi mới có thể lành bệnh được.

    Bốn chục năm qua rồi, mà đau khổ vẫn chưa tan trong đôi mắt của ông. Mười ba người trong nhà ông đã mất sau ngày đen tối đó, ông bị tù và bị đánh đập giờ vẫn còn mang vết đau thể xác lẫn tinh thần. Nhạc giúp cho ông giải tỏa được nỗi buồn đau nặng trĩu đó.

    Tập hơn một tiếng vẫn chưa tới tiếng sông Cửu Long và hẹn tuần tới.

    Chị dặn cậu học trò ngày mai cứ đến lớp học đàn, chị sẽ cho mượn cây ghi ta để cậu tập. Pháp Khảo bảo cậu đừng ngại gì cả.
    Khi vui buồn sau này đàn sẽ là người bạn thân luôn bên cậu đó...

    Cô Hân nói xưa nghe gs Trần giảng về nhạc dân tộc nên đã đánh động và theo học đàn với cô Thúy. Cô có rủ các bạn đi chung cùng học nhưng chẳng ai học. Cô Hân nói thế mới biết cùng nghe một thứ, nhưng không phải ai cũng cảm nhận giống mình.

    Chị Ui nghe vậy thì mừng vì ai cũng nói thích đàn mà rủ học thì không ai chịu đi dù chị sẵn sàng cho mượn cây đàn cũ.
    Nay nghe cô Hân cũng thích học đàn và đã học trước đây rồi, nên chị Ui bỗng có bạn tâm đồng ý hợp, nên vui và thấy an ủi.
    Kiếm báu tặng anh hùng, đàn quý dành cho người yêu nhạc...

    Cô Hân là người có nét đẹp dịu dàng và hiền lành của cô đào Thanh xưa. Quen biết cô Hân bốn năm rồi, chị Ui luôn tự hỏi cô Hân là người Hà thành, trạc tứ tuần nhưng lại có một bản tính và cách hành xử làm chị Ui mừng và hãnh diện ở cô gái xứ Quốc Nam đó. Quả là mía sâu có đốt, nhà dột có nơi.

    Không phải ai sinh ra ở miền đất đó đều có những bản tính không chân thật do hoàn cảnh và chế độ sắt thép nhào nặn hay nhồi sọ. Mấy chục năm nay, cuối cùng chị Ui cũng tìm được một người bạn hiền lành, dễ mến của thuở học trò từ đầu đất nước ngàn năm kia.

    Chiều nay, chị và cô Hân cùng tập hát bài Hội TRÙng DƯơng và thấy nhiều ý nghĩa. Người nhạc sĩ tài hoa đã sáng tác bài trường ca để giờ đây ba chị em với ba miền đất nước cùng hát với nhau...ba chị em là ba miền, nhưng tình thương đem nối liền, gặp nhau bên trời biển đông thắm duyên...

    Mong tình bạn sẽ đẹp mãi...

    ( Cảm ơn Dula ghé tặng hoa và cảm ơn các bạn ghé ngang )

  7. #27
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    862
    Tiếp tục chuyện vòng vo đây chị Av, TK, sis Dulan, Trang, HX, ST, kim và các bạn ơi ...

    --------------


    Quán lá bên đường

    Sáng sớm TB, chị Ui mang rổ ra sân hái thêm những chùm mận chín vì sực nhớ còn một nơi có đông người thích loại cây nhà lá vườn này là thiền đường Từ Vân.

    Sau khi tập ở lớp Chân-đất xong, chị gởi một rổ mận làm quà cho lớp Dân Nhạc, còn mình trực chỉ đến Từ Vân.

    Mùa hè Từ Vân lại có khóa thanh lọc do vị tu sĩ rất đặc biệt từ xứ Hoàng Bào trở về thăm nhà hàng năm ở quận Cam Vàng này tổ chức cho đồng hương không phân biệt niềm tin tôn giáo.

    Chị thấy những chai nước rau củ có màu beet đỏ tươi sẵn sàng cho khóa sinh sau khi đi thiền hành quanh công viên về.

    Vị tu sĩ giảng giải về ích lợi của thanh lọc thân và tâm. Chị Ui mừng vì được nghe giảng lại về sự ích lợi của những điều bất như ý ra sao và những quy luật của vũ trụ như thế nào để sống cho được thoải mái, không trì kéo, nắm giữ, mong muốn nhiều quá, vừa mệt vừa hại thân tâm...Ba chữ tham, sân, si giam hãm con người ra sao...


    Cô nhớ đến lớp Chân-đất, Vũ Hầu cũng hay nhắc học viên phương pháp thanh lọc bằng sữa tươi, hoặc nước prune và dặn nên nhịn ăn một ngày trong tuần. Vũ Hầu cũng hay nói tới cái làm người ta bệnh bắt nguồn từ tâm, từ một chữ SỢ to đùng...

    Loáng thoáng chị Ui có nghe VŨ Hầu nói về " vô quái ngại" với một học viên nào đó, và nói Bát Nhã là một bài kinh tóm tắt những yếu quyết tập luyện để có một thân thâm mạnh khỏe an lạc, chứ không hẳn là một bài kinh bình thường. Chính các tu sĩ nhiều khi cũng chưa hiểu hết và hay giảng theo sự hiểu riêng của họ...

    Chị Ui chẳng rõ về đạo nào cả, nên chị im nhưng chị biết nếu chị về nhà, tự tìm hiểu BÁt Nhã thì chắc chắn Võ Hầu sẽ bác bỏ cái chị lập lại từ các bài giảng nên chị không biết nói gì. Nếu có hỏi cũng không biết làm sao hỏi nên đành thôi, để từ từ theo thời gian và có dịp nào đó sẽ nghe ai đó hỏi và Võ Hầu nói tiếp.

    Võ Hầu luôn nói kiến thức là sản phẩm của quá khứ, do kinh nghiệm chứ không phải là cái hiện tại, cái nhận biết ngay giây phút này. Ngôn ngữ và chữ viết cũng vậy. Ta chỉ nói về quá khứ và sống trong quá khứ. CŨng đúng vì hiện tại chị viết nhưng viết về cái hôm qua, cái quá khứ và cái chị đã biết. Nhưng không viết kể thì lấy gì chia sẻ đây ha ...

    Sẽ có một vài ngày chị Ui sẽ lặng im, cho bạn bè nghỉ mắt và chị nghĩ tay và đầu óc. Có điều sau đó lại phải kể bù...

    Cô Hân vui mừng khi nghe chị hẹn đến Từ Vân để có dịp cho hai con của cô biết nơi này, vì nơi đây cũng có nhóm trẻ Từ Vân sinh hoạt chung hàng tháng.

    Chị Ui thấy một cậu trai xách cây đàn, đứng ngoài cửa lấy tờ chương trình. Như thế hai con trai cô có thể ghé sau này với những chương trình hợp lứa tuổi của chúng.

    Rời Từ Vân cô mời ba mẹ con cô Hân và một người bạn nữa ăn mừng con cô Hân vừa xong trung học. Trời bỗng đổ mưa nên không khí dịu mát và đó là một buổi tụ họp nhớ đời. Ba người mẹ, ba đứa con còn đi học lại kéo đến một quán chuyên bán chè. Cả bọn ngồi một bàn dài, vừa ăn vừa nghe chuyện vừa đợi tạnh mưa.

    Ba đứa con còn đi học của cô Hân nghe cô HỒng nói về chuyện ba đứa con đã học xong vừa mới đi làm của cô. Những vui buồn lo nghĩ của một người mẹ góa...

    Nhờ vậy mà chị Ui khỏi phải nói gì nên có thể thưởng thức được sự ấm cúng của buổi trưa trời mưa bất chợt, ba bà mẹ với ba đứa trẻ đang chuẩn bị hành trang bước vào đời vào dăm ba năm nữa.

    Chị Ui nói với cô HỒng về lá thư rất cảm động của cậu con cô Hân cũng như những lời con gái cô HỒng nói về công ơn mẹ, trong buổi tiệc mừng ra trường ai cũng khóc.

    Hai mươi năm sau, cây cối đã ra hoa kết trái.

    Chị Ui nói với cô HỒng, xong một mối rồi, giờ đây tụi mình cần lo cho sức khỏe để tụi con khỏi bận lòng...

    Chị Ui biết đây là một buổi trưa đã được đánh dấu trong chuỗi thời gian. Một buổi mưa bất ngờ và ấm áp tình người nơi quán lá bên đường Hương Mưa ...

  8. #28
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    862
    Riêng - chung

    Có nói gì rồi thì cũng không thể diễn tả được tất cả.

    Cái khoảng trống là cái người ta muốn biết,là lời muốn nói giữa hai hàng chữ. ĐÓ là cái cũng rất riêng tư của người, của mình và của chung.

    Đó là cái nhận biết, trái trực giác của mỗi người. Nó không qua tiến trình của suy luận, của lý giải của kiến thức hay kinh nghiệm.

    Đó là đêm ba mươi, mặt trăng ẩn mình hoàn toàn, chỉ một đêm của riêng mình. Cho bóng tối về ngự trị. Đêm ba mươi hàng năm, Võ Hầu nói là đêm người của môn phái chàng tĩnh tâm để nguyên mồng một chay tịnh được trọn vẹn.

    Còn ngày thường, trăng diện diện luôn hai mươi tám ngày , nên cũng cần một ngày cho trăng ngơi nghỉ, tĩnh lặng.

    ---------------

    Trẻ mãi như tình yêu

    Nó là cái tự nhiên, cái chân lý ngàn đời bất di bất dịch như tình yêu.

    Tình yêu không có tuổi, nên cô HỒng bỏ mặc tô phở nóng, bấm máy khoe hôn phu với mọi người.

    Bây giờ thì chị Ui mới hiểu câu ca dao:

    Bà già đã tám mươi tư
    Ngồi bên cửa sổ viết thư kén chồng...

    Chị Ui nhìn cô HỒng, nếu con cô lấy vợ lấy chồng như thời ông bà cha mẹ ngày xưa, thì giờ cô HỒng đã có cháu nội ngoại đầy đàn rồi.

    Tình này cũng là lương duyên và suông sẻ nhưng vì tình ở xa nên tình còn hò hẹn, còn đợi chờ và tình dù chính thức ra mắt nhưng vẫn là tình nhân chỉ được nhìn nhau hàng ngày qua màn ảnh...

    Chỉ vì nợ áo cơm mà phải đợi chờ ngày được thong dong, thảnh thơi thơ túi rượu bầu.

    Bà già lí le ông già....

    Có điều trong mắt chị Ui, hai người đó vẫn như hai người trẻ với tình yêu lần đầu là sao ?

    -----------

    Sự đợi chờ

    Cả ngày CN, chị Ui núp trong nhà, không dám đi đâu.

    Chỉ vì chị cần sự yên tĩnh, một ngày hoàn toàn riêng tư cho chị. Chị thấy không khí oi bức, nóng hầm hầm như cơn giận được nén xuống, nên có chút e dè.

    Chị kéo màn cho kín, ngăn cái oi bức không cho lọt vào nhà. Bỗng dưng chị nghe tiếng ầm ầm như thiên binh vạn mã nổ bùng ra, chị vội vàng mở cửa để nghe mưa gào thác lũ, mĩm cười thú vị...tự nghĩ con người và thiên nhiên có khác gì...

    Khắp vườn vui mừng đón nhận những giọt châu tầm tã trời ban đêm qua. Tiếng gầm thét, tiếng rên rỉ, tiếng mưa đập vào cửa kính, vào mái tôn và dội ào ào lên cây cối, chẳng có cái gì dội sạch bụi trần bằng những cơn mưa như thế này.

    Chị Ui nhìn chằm chặp vào cây mận, trái vẫn vững vàng trên cành. Chị mừng vì buổi sáng đã hái những trái chín và mang cho hết nên giờ mới được an vui.


    Trời hạn hán bấy lâu, nên không ai dám than van cảnh nước lũ bất ngờ nữa.


    ----------

    Trời mưa, chị Ui vừa thưởng thức mưa, vừa nghe lại băng đọc chuyện người y sĩ Ai cập.

    Chị Ui nghe đi nghe lại chuyện đọc đó hoài là tại sao.

    Có lẽ vì nó hay quá. Nhưng hay như thế nào. Hay đủ mọi phương diện, hay hoàn toàn đối với chị.

    Chị hay nghe khúc đầu và bấm khúc gần cuối. Khi chàng y sĩ trở về thăm quê, thấy cô gái bán hàng mua lại căn nhà cũ của mình và nhận nuôi một đứa bé trai.

    Đứa bé vô tình kể lại câu chuyện gối đầu giường mà mẹ chú kể cho chú hàng đêm và ước mơ làm y sĩ cứu nhân độ thế sau này khiến chàng cảm động về mối tình của cô gái nghèo, dân giã đằm thắm và sâu đậm xiết bao...

    TÌnh yêu ở đâu, thời nào cũng y như thế...

    Chị Ui cũng muốn viết về chuyện tình yêu lắm, mà không viết nổi. Như yêu một vườn thượng uyển mà không thể nào săn sóc được nên chị an vui với những gì trong tầm tay, ngay sân vườn nhà chị. Thỉnh thoảng mang huê lợi đến những nơi chị quen biết và có nhiều niềm vui hoặc những kỷ niệm đẹp.

    Năm nay, còn một thiền viện và một khóa tu nghiệp sư phạm của các trung tâm dạy tiếng Quốc Nam tổ chức.

    Cả một thời hoa mộng của cô Ui bắt đầu từ đó, từ lớp dân nhạc với các người mẹ trẻ cùng nhau tìm chỗ dạy con mình tiếng mẹ. Bây giờ đã hơn trăm trung tâm với hàng ngàn trẻ con giờ đã thành tài và tiếp tục bước chân của người đi trước...

    Chị Ui sẽ trở lại, có lẽ sau hai mươi năm, chị có thể hoàn thành chuyện thơ mà lúc xưa còn dang dở...

    Chị sẽ làm một sử gia cho câu chuyện mà chị biết...

    Này em ạ ...

    Tôi muốn làm tên sử gia tình cảm
    Để truy ra ngày em cảm vì tôi
    Mà người ta gọi là chữ bồi hồi
    Hay xao xuyến rung động gì cũng thế...

  9. #29
    Biệt Thự HXhuongkhuya's Avatar
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    4,654
    Quote Originally Posted by NganHa1 View Post

    Viết tặng HX bài này, vì nợ chút hình ảnh đẹp...
    ....

    ( để cảm ơn HXhuongkhuya đã chịu khó cho chút êm đềm trong không gian riêng )

    Cám ơn chị Ngân Hà. Bài viết thật nhẹ nhàng dễ thương. HX thích nhiều ở những hàng chữ cuối...Hai người bạn gặp nhau sau một thời gian dài...

    Chị Ngân Hà ơi, chị nên mở một trang thơ mang tên Ngân Hà . HX đã đọc vài bài thơ của chị và thích .
    Last edited by HXhuongkhuya; 05-08-2020 at 06:20 AM.

  10. #30
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    862
    Người yêu chữ nghĩa ....



    Hôm nay trăng khuyết, hay tự khuyết để nghỉ ngơi, dưỡng sức.

    Năm cần đêm ba mươi tối đen như mực, trăng cũng chỉ sáng vài đêm rồi mờ từ từ vào quên lãng...

    Người ta có thể có mọi thứ. Nhưng được vào thơ văn với một tình yêu thơ mộng không phải dễ, phải được yêu, với một tình yêu mãnh liệt...

    Nhưng được người nào đó yêu mình không quan trọng, mà người biết yêu và có tình yêu đẹp trong tim mới đáng nói.
    Nói an ủi như thế cũng thấy dịu êm một chút phải không ?

    Có điều vết thương nào đó chẳng dìu dịu mà trí mạng chứ chắng chơi. Bị một vố đo ván thì cái quả tạ phải là mãnh liệt hay tự ái mình hại mình diện bích hai mươi năm ?

    Mãnh liệt đến nỗi phải mất hai thập niên sau, vết thương tâm hồn mới lành.

    Yêu người hay yêu mình ?

    Thời gian giúp cho mọi thứ tiêu tan, nhất là tự ái thời xa xưa ấy...

    Thời còn trẻ ...


    Thời gian....

    Bao nhiêu lâu gọi là chuyện xưa, tích cũ ?

    Một phần tư thế kỷ cũng vẫn như mới hôm qua

    Nửa thế kỷ cũng y như một chớp mắt

    Thôi thì cứ như một đời người...là chuyện xưa tích cũ đi...

    Người vào thiên cổ thì đọc được cái gì bây giờ...

    Thôi thì chép lại nơi đây, Hư Không đã giảng nghe như mở cờ trong bụng:

    - Cái nhận biết không có đúng, sai. Nó là cái sự thật như nó là, cái đang diễn ra, cái ta đang nếm trải...


    Để xem cái gì sẽ tồn tại mãi với thời gian cho biết. Được người mình yêu trong tay hay là được tình yêu mới là mãi mãi.

    Xưa kia ai đã tranh ôm, giữ chặt khối tình đó trong tay cũng mặc kệ.

    Cái đáng nói là một lô chữ nghĩa kết lại mà theo lời bạn văn trong phố riêng Cổ Loa Ốc, chàng ta định nghĩa như sau:

    Ngôn ngữ là hương liệu của ký ức...
    fragrance for nose!

    Là màu sắc của kỷ niệm...
    pleasure for eyes!

    Là âm thanh của từng nỗi nhớ...
    tenderness for ears!

    Good combination for heart!

    ( từ Ốc Việt và Passenger ( chuyển ngữ )

    Hư Không định nghĩa ngôn ngữ là dụng cụ của quá khứ.

    Chỉ có nhận biết là hiện tại mà thôi.

    Nhưng cái cảm nhận trong hiện tại được người dùng ngôn ngữ để diễn tả một sự thật đang diễn ra, một điều sống động mà ai cũng biết nó ra sao mà chỉ có thể chụp lại bằng ngôn ngữ, thi ca...

    Định nghĩa ngôn ngữ như là "Hương liệu của ký ức, màu sắc của kỷ niệm và âm thanh của từng nỗi nhớ " quả thật rất tuyệt vời và rất thơ khiến cho người ta trân trọng chữ nghĩa làm sao...

    Yêu lắm Nguyễn thị Chữ Nghĩa..(chữ của ds fr.)

    CẢm ơn HX nhắc nhở, đang bắt đầu chép lại từ từ...
    -----------------

    núp ở đây....


    Bóng của sự vật

    Bóng của cây là khoảng trống chung quanh kẻ lá, cành cây. Khi trời tối càng thấy rõ vì lá đều đen in trên nền sáng nên chỉ còn thấy cái nền hay cái bóng của cây mà thôi.

    Ban ngày người ta không để ý đến bóng cây là cái hào quang của cây mà chỉ nghĩ đến bóng như bóng mát của cây là cái dễ nhận ra nhất.

    N trồng cây để mong có bóng mát cho khoảng sân hông và nhà bếp là hướng Tây. Giờ cây dừa và mãng cầu cao lớn cho bóng in dưới sân thật đẹp và êm đềm.

    Giờ đây n cũng dè dặt sau khi đã khám phá ra bóng tối hư không chứa nhiều hình ảnh của thời đại không hoàng kim.

    Sự kiêu ngạo hủy diệt tất cả...

    Chỉ có sự kiên nhẫn, lòng khiêm hạ mới là tất cả.

    Thời này cái hay và đáng phục là sự chiến thắng chính mình, vượt lên bản năng, chứ còn sống theo bản năng rồi quên hết đạo lý thì chẳng có gì đáng nể trọng.

    Phải khó với bản thân và dễ dãi với người.

    ------------------


    Học gần xong đoạn giữa. Vậy là trong tuần này m đã có thể xong bài vkl mơ ước rồi.

    Khó tưởng tượng bài này m học được vì m nghĩ nó rất khó.

    Nghe người ta đàn thấy ngưỡng mộ, giờ m cũng có thể tự đàn được rồi.
    Nhưng phải tập lâu ngày mới nghe được như người đàn.
    CŨng không sao, vấn đề là n đã đàn được bản này và gần thuộc lòng rồi.

    Như LCS, DCHL, TTDK, SC-TA, NTX, thì VKL cũng sẽ như thế...
    Chỉ một năm mà đã khá như thế thì nếu học đều vài năm nữa sẽ ra sao.

    Lần này phải quyết liệt, không để vì bất cứ lý do gì bỏ cuộc như xưa.

    XƯa vì tự ái nhiều, vì nhiều cái bóng nặng sau lưng nên đành buông bỏ, bó tay trước hoàn cảnh.

    Giờ thì người đã đạt được người như mong muốn, có ngao ngán muốn quẳng gánh đi cũng chẳng giao ai được nữa rồi.

    Cho nên n nhất định không làm phép biến hai mảnh gỗ mục thành trầm hương làm gì...

    Ta vẫn thong dong....
    thơ vẫn thơ

    tình vẫn nơi hoàng tuyền an nghỉ...
    ai làm gì được ai .....

    ---------

    Biết tính mình là tốt nhất.
    Khi thích là cố gắng học cho bằng được.
    Không thích rồi thì chỉ là con ngựa chết...
    -----------

    Thứ S rồi không muốn lái xe đi tập HTD vì cần nghỉ ngơi hoàn toàn.

    Không muốn nói cho hai mẹ con cô Hân vì thích yên lặng và không thích điện thoại. Giúp đưa hai mẹ con cô như thế là đủ đô cả ba rồi.

    Cô Hân nhiều gánh nặng khiến người có lòng quan hoài như n nghe không chịu nổi và tìm cách giúp. Nhưng bây giờ n tự lượng sức mình và không ôm đồm quá mà kiệt quệ thân tâm.

    Phải chừa một khoảng riêng cho mình...

    CŨng may đứa con gái lớn của cô Hân đã có xe, vừa đi làm vừa đi học nên đã tạm yên lòng đôi chút.

    Nhưng khi n nhìn con bé biến thành khủng long ở buổi ăn trưa lần trước khiến cho n thấy không ổn và mệt cho cô Hân làm sao.

    N đã quen nhìn những thiếu niên thanh cảnh, nay nhìn hai con gái cô Hân mà thấy nó như một cô gái Mễ, ăn đậu quá độ mà phát phì báo động.

    CŨng may cô Hân có gương mặt nhu hòa, nụ cười đôn hậu nên xoa dịu được người ta đôi chút.

    Cho nên chỉ nghĩ đến sự có mặt của hai khủng long con cô Hân làm ngay cả n còn thấy ngại ngần , có lẽ vì chúng còn nhỏ mà đã ngoài tầm kiểm soát về cân lượng nên người nặng nề và căng thẳng quá...

    CŨng như nhìn dáng thô kệch thấy mệt mỏi lắm nếu phải ở gần người như thế. Hao tổn năng lượng lắm.

    Nghe những lời không hay cũng làm kiệt quệ đầu óc như bị phóng xạ nên n không thích những nơi xô bồ, đến các khóa tu là an toàn nhất vì phải tịnh khẩu.


    Những cái bóng của người không là bí ẩn nữa nhưng có người hoàn toàn chỉ có bóng kỷ niệm là mỗi cánh hoa thơ.

    Nên tránh gặp thường để bớt mệt mắt....vì còn muốn tiếp tục lâu dài.

    Buông bỏ tất cả để được tất cả.

    Không tranh với ai nên chẳng ai tranh lại mình...

    ---------------
    Bây giờ m đã hiểu m rồi.

    Có đến nhiều thần tượng quá nên phải chia thời giờ ra.

    Ba buổi một tuần cho sức khỏe, như ăn để sống

    Hai buổi một tuần cho tinh thần, cho tài hoa kiếp mới có khiếu soạn lời ca liền với những bài tình ca muôn thuở.

    Một tháng một buổi cho kiếp sau biết chọn lựa sáng suốt làm người tu nhẹ nhàng thảnh thơi...

    ----------

    khuyết tiếp nơi đây...


    Sáng TB, n không muốn đi lớp Không nữa vì muốn được một cuối tuần trọn vẹn. Hai thứ Bảy rồi đều mang trái cây vườn nhà chia mời cả lớp Thở và Nhạc, ai cũng vui. Lần này để phần trái đợt chót cho lớp Tĩnh Vân.

    Chiều thứ Sáu n không đi tập hát chỉ vì trọn ngày thứ Năm đã ở lại lớp nhạc nghe hát và đàn khá lâu nên mỏi mệt.

    Thứ Sáu là ngày được nghỉ, ngày của riêng n, vì muốn cho hai mẹ con cô Hân được có chỗ giải trí sau một tuần quanh quẩn ở am nên n đã kéo cho họ được vui, phải đành hy sinh hai ngày thứ Sáu rồi.

    Giờ họ đã biết chỗ và có thể tự đi xe bus. Vì đứa con trai đã lớn và tự lo liệu được, còn n phải lái xe đến hai xa lộ mệt hơn đi xe bus nhiều. Nhất là cô Hân giờ có con trai theo hộ vệ nên n hết còn lo ngại gì nữa.

    Hôm lái đi học đàn, thấy ngao ngán vì đường xa nên không biết khi nào thì dời đô và dời ra sao.

    Mua thêm chỗ mới nhưng chỗ nào?. GG hay ???.

    Giờ đây đường xa, trời hè nắng chói gắt, chỉ để đến tập hát rồi về, còn phải gánh hai người đi ngược đường nên đuối sức.

    Chuyện bao đồng, mệt về thể chất, tinh thần và cả nhiên liệu giờ tăng cao rất ngán trong khi sức người có hạn.

    Không trả lời thì là một cách trả lời hay nhất. Người sẽ tự tìm ra câu trả lời, nhiều khi lại chính xác như điều n muốn nói mà không bao giờ có thể nói ra.

    Không cần ngôn ngữ khi cần nói những điều tế nhị. Chỉ cần hành động. Không nói là một hành động hay nhất, đầy đủ ý nghĩa nhất và khỏe cho mình nhất.
    ----------

    Melissa, Lemon Balm

    Không ngờ là tên loài dược thảo mùi thanh tao nhất, húng sả là melissa

    HÔm nay n đã lùng mua được nhiều loại dược thảo thơm.

    Thật là thích thú làm sao

    Thêm một bình violet cho vui
    Thêm một bình hồng nhỏ xíu trắng
    Thêm một gazania daisy dã quỳ

    Sẽ làm herb trong planter tròn

    1. Sage
    2. thyme
    3. cilantro
    4. basil, hai loại tím, một ra hoa rất đẹp
    5. lemon balm, mật ong, để xem hoa ra sao
    6. oregano
    7. tomato, better boy, 12 oz trái
    8. rau răm hoa tím
    9. tía tô
    10. kinh giới
    11. rau má
    12. hẹ
    13. sả
    14. ớt
    15. vấp cá
    16. rau Nhật
    17. mã đề
    18. húng lủi
    19. lá lốt
    20. feverfew
    21. mồng tơi
    22. hành
    23. ớt bell

    Giờ hăng hái trồng vì có chỗ mang cho rồi.

    Có thể nói là bây giờ thật tràn đầy hạnh phúc

    Nhất là không để lời nói khích bác, hay ỉ ôi của người khác làm ảnh hưởng nữa.

    N giờ đã biết lo cho bản thân. Có lẽ vì đường xa thấm mệt hay vì vật giá leo thang vì xăng lên giá gấp đôi.
    mà sức người có hạn, không thể vung tay quá trán...

    Hơn nữa, bây giờ cần giữ gìn sức khỏe hơn giữ tiền nữa, vì thời giờ cho ai cũng đồng nghĩa đến sự cho sức khỏe chứ không phải chuyện chỉ tốn giờ hay tốn xăng mà thôi.

    Nhất định không hy sinh vô ích nữa. Tập từ chối...

    Giờ n không đi đâu theo lời ai mời nữa. ở nhà đủ vui và hạnh phúc rồi.

    Trồng rau, ớt, sả, cà chua.... rồi mang vào lớp đàn và thở cho bạn bè, cũng vui lắm rồi.

    Không còn thích đến chị Chao nữa. Chị có nhóm riêng tu của chị. N có nhóm đồng học của n.

    Chị không thích theo học thở và đàn , n cũng hết còn giờ cho những buổi sinh hoat tu tập của chị.

    Thật khó tưởng tượng rồi cũng có ngày n hết nghe đi nghe lại pháp thoại của Bình Chân. Nhưng n đang áp dụng những điều BC chỉ dạy, chia ra để không nơi nào dành độc quyền và n phải làm quan toàn quyền chứ không để người giật dây nữa.

    Thật ra vì không muốn phí tài lực vô ích nữa nên phải để ý cách chi ra cho không vung tay quá trán. N phải đề phòng việc tốn thời giờ và tài lực
    và dè dặt không để há miệng mắc quai nữa.

    Chị Chao nuốt lời thì được chứ chị không cho ai thoát móng vuốt của chị ta cả. Cho nên duyên phần bạn bè tới đây là đủ rồi... Không lẽ còn đợi tốn bao nhiêu bài học đắt giá nữa đây ?

    Không để cho chị Chao chơi kèo trên nữa nên ngưng chơi với chị ta là vừa.

    Mẹ cọn cô Hân xin ở chung là do nơi hai mẹ con cô ta và chị ấy có hợp nhau hay không, thuận thuê, vui mướn.

    N hoàn toàn đứng ngoài sự quyết định của chị hoặc phe với cô Hân để chị khỏi đổ thừa.

    ----------------


    Nghệ sĩ ưu tú- Danh cầm Văn Giỏi:



    Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) - Danh cầm Văn Giỏi là một nhạc sĩ nổi danh từ trước năm 1975, là một trong những danh cầm trong làng danh cầm cải lương Nam bộ. Anh có phong cách riêng từ tư chất lẫn nghệ thuật diễn tấu, một “Văn Giỏi” thần tượng của biết bao người mộ điệu và đồng điệu. Thế nhưng, từ lâu anh không được nhìn đời bằng đôi mắt bình thường như bao nhiêu người, mà chỉ cảm nhận bằng thái độ lạc quan trong sáng.

    Nghệ sĩ ưu tú- Danh cầm Văn Giỏi:
    "Tiếng nhạc tiếng lòng"
    Thứ bảy, 30/08/2008 20 giờ 59 GMT+7

    HÀNH TRÌNH VÀO NGHỆ THUẬT...

    Nhạc sĩ Văn Giỏi xuất thân từ quê hương của cải lương , tại xã Long Trung, huyện Cai Lậy, Tiền Giang - nơi có truyền thống đờn ca tài tử nổi tiếng. Anh bước vào nghề được bốn người thầy ở quê nhà truyền dạy tương đối đầy đủ và vững chắc, các bài bản ngón đàn... Nghệ nhân Tư Vĩ dạy vọng cổ các dây và một số bài bản cải lương; hai người cậu ruột thứ Ba và thứ Tám dạy Ba nam - Sáu bắc - Bảy bài (Bắc lễ) nhạc tài tử; nghệ nhân Sáu Oanh dạy Bốn oán. Năm 18 tuổi anh đã rành nghề và tham gia hoạt động văn nghệ trong vùng giải phóng ở quê nhà (1961 - 1963). Sau đó, anh lên Sài Gòn và tìm đến các bậc danh cầm đương thời như: Văn Vĩ, Năm Cơ, Tư Thiên, Bảy Bá... để dợt nghề và học hỏi kinh nghiệm. Văn Giỏi được nghệ sĩ Chín Sớm giới thiệu vào đờn cho các ban ca kịch: Thành Công, Trâm Hoa miền Nam, Hương Thanh Bình... thỉnh thoảng cộng tác cho hãng băng và đài phát thanh (1964 - 1970). Trong thời gian này, anh cùng góp mặt với các danh cầm cổ nhạc hàng đầu của miền Nam, như : Văn Vĩ, Năm Cơ, Bảy Bá, Tư Thiên, Hai Thơm, Tư Huyện, Ngọc Sáu, Năm Lòng, Chín Trích, Năm Vinh, Trần Xuân Nhã... hòa tấu và độc tấu các loại nhạc cụ trong băng cassette “Nhạc cổ điển Việt Nam” do công ty Continatal sản xuất, đã đóng góp vào kho tàng cổ nhạc Việt Nam. Đến nay những bản nhạc đó vẫn còn nguyên giá trị.






    Thời đó, Văn Giỏi là một trong những nhạc sĩ trẻ được mến mộ, liền được hai hãng băng lớn nhất Sài Gòn lúc bấy giờ (Việt Nam và Continantal) mời ký hợp đồng dài hạn. Anh không những đờn chánh guitare phím lõm, mà anh đờn sến cho hàng trăm chương trình vọng cổ và cải lương trong băng cassette và đĩa hát, được phát hành rộng rãi trong và ngoài nước.
    TÀI HOA XIN TẶNG CHO ĐỜI...

    Sau giải phóng, Văn Giỏi không theo sân khấu cải lương, anh thỉnh thoảng chỉ đờn chầu cho một số đoàn cải lương, như Thanh Nga, Trần Hữu Trang, Kiên Giang (Trọng Hữu)... Cũng là một kế sinh nhai, anh dạy đờn ca tại nhà và cộng tác (đờn chánh guitar) với Đài Tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh 15 năm (1975 - 1990). Từ khoảng năm 1976 - 1980, đôi mắt của Văn Giỏi có triệu chứng bị cườm, mắt mờ dần, sau đó anh bị khiếm thị cho đến bây giờ. Tạo hóa cướp đi nguồn sáng, Văn Giỏi lại tập trung cho nghệ thuật với ước mong quãng đời còn lại của mình cho có ý nghĩa.

    Ngón đờn của anh giờ đây càng mượt mà và trẻ trung mới lạ. Lúc bấy giờ, các ngón đờn guitare phím lõm độc đáo đương thời có mỗi nét riêng để chinh phục công chúng. Danh cầm Văn Vĩ nhấn chữ “xang” nghe nức nở như tiếng lòng, mắc mõ trong khuôn nhịp, các láy đờn giòn giã... Danh cầm Năm Cơ, với phong cách đằm thắm, ngón nhấn sâu lắng, chữ “xang” mùi mẫn, các láy đờn ít chữ nhưng nắn nót, vuốt dây một cách duyên dáng... Riêng danh cầm Văn Giỏi đột phá nhiều thủ pháp mới trong diễn tấu. Anh luôn sáng tạo đường nét mới, rất nhiều ngón láy, chữ nhạc mới và mới nhất là lối đờn chặn các dây trên tạo tiếng bass trầm ấm. Lối nhấn chữ “xang” của anh cũng khác các tiền bối của mình, không nức nô như Văn Vĩ, không mùi mẫn sâu lắng như Năm Cơ mà âm điệu tươi tắn, bay bổng tạo thành một phong cách phóng khoáng, lả lướt, trẻ trung. Có lẽ vì thế, lò nhạc tại gia của anh thu hút rất đông môn đệ, ước tính anh có vài trăm học trò ca và cả ngàn học trò đờn, từ Huế cho đến Cà Mau...

    Đáng chú ý là nhạc sĩ Văn Giỏi cho ra đời hai thể điệu mới: Phi vân điệp khúc và Đoản khúc lam giang (1976), sáng tác trên nền tảng dòng nhạc cải lương (thang âm ngũ cung), kết hợp âm hưởng của ca nhạc Huế và dân ca Nam bộ. Từ đó đến nay, nhiều tác giả vọng cổ, cải lương thường hay đưa hai thể điều ấy vào tác phẩm của mình. Anh và NSƯT Thanh Hải lại kết hợp khai thác giai điệu Vọng kim lang của làn điệu dân ca Liên khu 5, biến tấu và cải biên lớp dạo đầu (intro) theo một phong cách mới cũng rất được thịnh hành trong cải lương. Ba giai điệu này, có thể được thấy bóng dáng của cả ba khắp trên lĩnh vực cải lương toàn quốc. Một phong cách sáng tạo trẻ trung đầy quyến rũ ấy, nhạc sĩ Văn Giỏi - Thanh Hải là một liên danh trên Đài Tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh một thời gian vang danh, như rồng - phụng một thời “làm mưa làm gió”.

    Một thời gian dài nhạc sĩ Văn Giỏi cộng tác cho nhiều xí nghiệp băng từ, hàng trăm chương trình cải lương, các chương trình qui mô của HTV như “Vầng trăng cổ nhạc”, chung kết giải giọng ca hàng tuần, “Bông lúa vàng” của Đài Tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh. Đầu năm 2007, anh rất vui mừng và vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT, anh càng thấm thía rằng, người nghệ sĩ trong chế độ xã hội chủ nghĩa rất được Nhà nước quan tâm, người nghệ sĩ có danh phận để chứng minh rằng sự cống hiến của họ có ý nghĩa với đời và bác bỏ quan niệm “xướng ca vô loại” trước đây.

    ĐỨC ĐỘ CỦA NGƯỜI NGHỆ SĨ

    Xưa nay, Văn Giỏi vốn tính tình hiền lành, khiêm tốn, hài hòa với mọi người. Chưa ai thấy anh chê một đồng môn đồng nghiệp nào. Anh thường tìm cái hay của từng người để khen ngợi và động viên. Dù là khiếm thị, nhưng anh đã vượt lên số phận, không chỉ đã cống hiến trọn đời mình cho nghệ thuật âm nhạc dân tộc, để lại cho đời những nét nhạc tài hoa, mà anh còn làm tròn trọng trách với gia đình. Mấy mươi năm qua, anh là người tạo ra nguồn kinh tế chính của gia đình, có thu nhập bằng nghề đờn của mình cao nhất so với các nhạc sĩ khác. Cơ ngơi khá vững chắc, con cái học hành đến nơi đến chốn và đã có việc làm ổn định, cũng chính là hạnh phúc của anh.

    Sau khi “Đệ nhất danh cầm” Văn Vĩ qua đời, nhạc sĩ tài hoa Văn Giỏi được trong giới tôn vinh là “Đệ nhất danh cầm giutar phím lõm” kế vị cố danh cầm Văn Vĩ. Ai gọi anh là “Đệ nhất” anh không dám nhận, anh chỉ nhận “nhạc sĩ” là đủ rồi. Vì thế, không những được công chúng mến mộ ngón đờn tài hoa của anh, mà các danh cầm đương thời cũng như những nghệ sĩ tài danh cũng đều mến phục tài nghệ anh.

    Không chỉ nhạc cụ guitar phím lõm đã đưa Văn Giỏi lên đỉnh vinh quang mà các nhạc cụ khác loại nào anh cũng đờn hay, ngón đờn đạt đến điêu luyện “bậc thầy” từ kìm, sến, violon đến cò, gáo... Riêng guitar, ngón đờn của anh ngày càng đĩnh đạc hơn, nét nhấn sâu sắc, lắng dịu hơn. Có thể nói, phong cách diễn tấu ở mỗi độ tuổi của người nhạc sĩ cũng biến tấu theo thời gian trầm lắng như những người thầy mà ngày xưa anh đã học được ở quê nhà Cai Lậy.

    Bốn người thầy của anh ở Chợ Ba Dừa - Long Trung, bây giờ người còn người mất. Mỗi khi về Cai Lậy, việc đầu tiên của Văn Giỏi là thăm thầy - gia đình thầy với nghĩa cử “nhớ nguồn”. Nhiều năm qua, ở TPHCM anh cùng bạn bè Hội đồng hương Tiền Giang tại TPHCM vận động xin nhiều căn nhà tình nghĩa - tình thương cho Cai Lậy. Hầu hết những lần biểu diễn gây quỹ từ thiện ở quê nhà Văn Giỏi thường có mặt, vận động nhiều môn đệ cùng về tham gia biểu diễn phục vụ vô điều kiện. Anh tâm sự: “Mình khiếm thị, không làm những công việc như nhiều người khác, thì góp phần bằng tinh thần, bằng tiếng nhạc với quê nhà...”.

    Bài, ảnh: ĐỖ DŨNg

    --------------------
    SỬ gia


    Viết tiếp kịch thơ hay không viết tiếp ?

    Nếu muốn viết cũng không phải muốn là viết được, vì không có hứng và không có thôi thúc uẩn ức nào để ép cho thơ tự trào ra.

    Giờ đây chẳng có động lực nào để viết đoạn kết cả. Bà Như Vại chỉ trích sao không có cảnh tình tứ, âu yếm của hai nhân vật chánh. N nói vì không phải là chuyện tưởng tượng nên không muốn tưởng tượng chuyện không có.

    Những mẫu đối thoại cũng là do một nhân vật tự biến thành người kia để giải mối tranh chấp trong lòng mình chứ chẳng có người thứ hai gì hết.

    Khi một người khó khăn lắm mới hỏi:
    - N có làm thơ không...

    Người kia ngơ ngác không hiểu tại sao người ta lại hỏi như thế.

    RỒi một ngày, người kia nói có vài bài, mang khoe, lại cũng cái điệu vô tư, vô tình và hững hờ đến băng lãnh. Người nọ bỗng lóe hung quang như thịnh nộ ngàn năm giấu kín, như lò nguyên tử bỗng rò rỉ tự giết chết hạch tâm tự ái của chính mình trong một sát na vô định đó.

    - n làm bài này từ hồi nào ?

    Từ đó, người nọ đặt cho người kia cái danh là Sử gia và tự hóa thân làm người kia để tiễn người đi một đoạn trường đình...

    Giờ đây, người nọ viết chậm để đọc lại, và biết đâu có hứng để viết xong đoạn kết nào đó ...

    -------------------


    Thần lực.....


    Chuyện Lưu BÌnh DƯơng Lễ


    DƯơng Bình, Lưu Lễ, Châu Long
    BA con mầy muốn vặt lông con nào
    VẶt lông cái hạc cho tao
    Rồi đem hành tỏi ướp vào cho thơm

    -----------

    Khi yêu người ta đam mê và đam mê biến thành thần lực.

    Nhưng yêu bất quá cũng chỉ một thời thanh xuân nào đó rồi cũng vì cuộc sống mà phải dẹp qua một bên.

    Khi gặp lại, vẻ đẹp tàn phai thì hỏi còn yêu sắc nước hương trời được nữa hay không?

    Lòng sẽ như trò tan nguội lạnh....

    Cho chừa cái tật háo sắc...

    -------------

    Nhưng còn khi người ta căm phẫn, thì thần lực đó còn ghê gớm vì nó dai dẳng và nung nấu thành cách mạng làm thay đổi chính mình. Như Dương Lễ phải nhờ Lưu Bình làm phẫn uất mà cố vượt lên sự lười biếng của bản thân để học tập để thành tài.


    - Ngày xưa, Lưu Lễ đã vì mù quáng tin theo một chủ thuyết một cách ngây thơ, không dám dùng sự suy nghĩ để phán xét. Cuối cùng mất toi một quãng đời thanh xuân bất chấp kẻ kia có xứng đáng hay không...


    - Sau đó, mới hay rằng vì hệ lụy trước đó nên đã bị vỡ nợ tinh thần lẫn vật chất và còn ôm theo một trách nhiệm lâu dài suốt một tuổi trẻ còn lại phải chu toàn.


    - Đó chính là câu trả lời chính đáng cho việc chẳng ai dám cưu mang vì gánh của họ cũng quá nặng nên cần đôi bàn tay không có bóng quá khứ ám ảnh để giúp băng bó trái tim đã quá ê chề.


    - Vì phẫn uất trước sự thật não nề đó nên Lưu Lễ đã quyết chí vượt lên và chỉ trông cậy vào chính hai bàn tay của mình để tạo những thứ mình muốn.

    - Cuối cùng rồi sau hai mươi năm, Lưu Lễ đã ở chốn thong dong

    - Đó là lối trả hận hay nhất, không động chạm gì ai mà lại thơ thới cho mình.


    - Giờ đây với sự nhẹ nhàng về tinh thần, Lưu Lễ gặp SỐ PHận để hỏi đôi điều.

    - Lưu Lễ nghe Số Phận ôn tồn giảng giải đã và đang bồi thường cho Lưu Lễ là thời gian hiện tại.


    Vì xưa kia gánh nặng một mình, phải lao nhọc trả nợ áo cơm, nuôi thêm bóng nhỏ đường chiều. Giờ này cơm áo thong dong, bóng tự lo thân được vì đã nên hình, Lưu Lễ có được thời giờ quý báu để chuyên tâm học tập những thứ mình muốn, những thư xa hoa, không để kiếm vật chất mà thuộc về phạm vi tinh thần, sức khỏe thân tâm...

    - Với quyết tâm như thế. Niềm đam mê bỗng dưng rực lửa và giờ đây Lưu Lễ đã vượt qua được giới hạn của chính mình. DƯơng Bình bỗng trở thành người ơn cho Lưu Lễ, dù Châu Long có được gởi đi với sứ mạng trả ơn âm thầm đã vô tình khiến LƯu Lễ rạn nứt tim côi. Và khối ân tình đó chỉ biết mang theo xuống tận tuyền đài...

    Chương kết sẽ không có gì đẹp hơn....
    Last edited by NganHa1; 08-08-2015 at 12:59 PM.

 

 

Similar Threads

  1. trần gian một cõi ...
    By lạc việt in forum Thơ
    Replies: 0
    Last Post: 02-24-2015, 12:42 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 06-29-2014, 10:06 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 01-24-2014, 11:11 PM
  4. Theo Gió Thu Bay
    By Triển in forum Tiếng Hát Đặc Trưng
    Replies: 21
    Last Post: 07-07-2012, 10:08 PM
  5. Không có thời gian
    By Võ Thanh Liêm in forum Âm Nhạc
    Replies: 0
    Last Post: 06-08-2012, 06:40 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 03:35 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh