Register
Results 1 to 9 of 9
  1. #1
    Nhà Ngói
    Join Date
    Apr 2014
    Posts
    135

    Học sinh Mỹ gốc Á phải chăng là những chú Robot?




    Những đứa trẻ Mỹ gốc Á lâu nay tìm mọi cách để được nhận vào những trường đại học danh tiếng, bây giờ lại đang được mướn thầy về dạy dỗ làm sao cho bớt “chất Á Châu” đi.

    Hay nói cách khác, những ông thầy, bà cô này có nhiệm vụ phải dạy những đứa trẻ Mỹ gốc Á làm thế nào tháo bỏ được những định kiến Á châu mặc nhiên khoác trên mình.


    Những bộ óc thông minh nhưng lại ú ớ, siêng năng nhưng tẻ nhạt, có khả năng nhưng thiếu sự sáng tạo, giống như những chú người máy biết sao chép, nhân bản, đều đều.

    Những định kiến rập khuôn như vậy thường được dùng khoác lên người Mỹ gốc Á, và người Á châu ở Châu Á. Chỉ mới tuần trước, ứng viên Tổng Thống đảng Cộng hòa Carly Fiorina dội một gáo nước lạnh vào quốc gia hơn 1 tỉ dân khi gọi Trung Quốc là đất nước của những người có thể “làm bài thi” nhưng lại “không giàu trí tưởng tượng khủng khiếp.”

    Chưa hết, những người Á châu có thể đã dựng lên khái niệm dân Châu Á là “những chú người máy có học vấn nhàm chán,” nhưng thật khó có thể xóa bớt khái niệm này khi mà một số phân khúc trong cộng đồng Á châu lại đang cố hết mình để củng cố hình ảnh như vậy.

    Cách đây một vài tuần, một số nhóm người Mỹ gốc Á đã cùng nhau đệ đơn khiếu kiện lên Bộ Giáo Dục, cáo buộc Đại học lừng danh Harvard phân biệt đối xử, thu hẹp cánh cửa vào trường với những sinh viên gốc Á bằng những tiêu chuẩn “xem xét toàn diện,” những tiêu chuẩn tuyển chọn vào trường cao hơn.

    Việc xem xét toàn diện cho các trường đại học là phương tiện phân tích những sinh viên hội đủ điều kiện – ngay thậm chí những người khiếu kiện không đề nghị ứng những viên nào vượt qua được thủ tục xem xét có trình độ học vấn xuất sắc nổi trội – để đa dạng tầng lớp, lợi ích, quan điểm, kinh nghiệm, cũng như văn hóa, và chủng tộc.

    Trong quá trình xem xét toàn diện, được coi như âm mưu phân biệt chủng tộc đối với sinh viên Á châu, họ cho rằng sinh viên châu Á không thể cạnh tranh trên những điều kiện khác ngoài điểm số và kết quả thi cử. Do những người ủng hộ đã tập trung vào điểm SAT dùng làm bằng chứng chính chứng minh các trường đại học đã không nắm lấy “nhân tài.” Sự thật ở chỗ, không giống như ở các nước châu Á như Trung Quốc, Nam Hàn hay Nhật Bổn, các trường đại học Mỹ không dùng kết quả thi đại học duy nhất để nhận học sinh vào trường.
    Cách đó sẽ sàn lọc ra được những sinh việc tập trung vào việc học để thi, không có thời gian theo đuổi sở thích hay đam mê cá nhân – nhưng đó mới chính là những thứ làm giàu tâm hồn, nuôi dưỡng tính cách, giúp con người thú vị hơn.

    Các bậc cha mẹ Á châu chắc chắn luôn đặt trọng tâm lên lợi ích tốt nhất cho con trẻ. Nhưng trong rất nhiều trường hợp, quan niệm về học vấn của họ đã được định hình bằng những kỳ thi từ việc trưởng thành trong những xã hội nơi kết quả thi tiêu chuẩn và trường nhận mình vào quyết định toàn bộ cuộc sống. Không có gì ngạc nhiên khi đối với họ, những thứ như đam mê, trí tưởng tượng và sự khác biệt độc đáo không có nhiều giá trị vào quá trình đánh giá tiêu chuẩn nhận sinh viên vào trường.

    Tuy nhiên, những điều này lại là điều các nhân viên tuyển sinh để mắt tới. Khi đối mặt với một biển hồ sơ của những ứng viên có điểm thi 99%, và đều là những người có kết quả học tập xuất sắc, một sinh viên không nổi bật với số điểm SAT 2400 thay vì 2228 (điểm SAT chấp nhận vào Harvard năm ngoái) hay có thành tích toàn hảo ở trung học ( như 54% sinh viên mới vào trường Harvard). Tất cả mọi ứng viên đều có thành tích học tập xuất sắc, nhưng chỉ có những cá nhân với những câu chuyện, kinh nghiệm độc đáo và hấp dẫn mới may mắn được nhận vào trường.

    Khái niệm con trẻ có thể phát triển bằng cách khác biệt không đến với các bậc phụ huynh Á châu một cách tự nhiên bởi vì họ nuôi dạy con trong văn hóa học hành một cách cứng nhắc.

    Điều này lý giải tại sao một số các trung tâm gia sư đang ngày càng lớn mạnh như Top Tier, Ivy Coach và ThinkTank Learning không chỉ dạy học sinh thông minh, mà còn trở nên đặc biệt, bằng cách nêu bật những theo đuổi cá nhân và lợi ích hoàn toàn mang phong cách cá nhân. Còn chi phí thì sao, có khi lên đến hàng trăm ngàn đô mỗi năm.

    Mỉa mai thay, cha mẹ gốc Á, những người đang dồn đẩy con mình vào khuôn mẫu hai chiều lại đang trả số tiền lớn cho những chương trình được thiết kế riêng để giải thoát chúng ra khỏi chuồng cọp và tháo vòng đeo cổ ẩn dấu.

    Tại sao không dùng số tiền đó để khuyến khích những ước mơ, và những niềm đam mê của con trẻ?

    Hương Giang (CNN)

  2. #2
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Em thấy vấn đề chỉ đơn giản là học sinh gốc Á châu mắc chứng bệnh ưa chuộng thương hiệu nổi tiếng như Hạc vớt hay là Giêu/Dêu cho nên cứ ùn ùn đổ xô vào đấy. Ở Mỹ thiếu gì trường đại học thượng hạng và nhiều khi còn chuyên môn hơn về một số chương trình nghiên cứu, một số ngành học. Đâu phải không vào được trường này khi không còn chỗ nào đi học tử tế. Tại sao chỉ biết có Hạc vớt và Giêu? Ở những nơi ấy vừa lạnh lẽo vừa đông đúc. Em mà có quyền tuyển lựa sinh viên ở các trường đó thì em cũng đánh rớt hết cả lũ vì cái tội thích a dua.

    Đi sang các trường Đúc, trường Gạo, trường Cao tếch, Sơ thần cao, Cô lụm bia, Giơn hớp kinh, vân vân. Còn tính khôn hơn thì cứ vào các trường nhà binh Nây vi, Cốt gạc ắc ca đê my, học chỉ bốn năm ra là có gióp suốt đời, tắm biển suốt ngày, mặc quân phục khệnh khạng nom rất oách, được về hưu sớm tha hồ vui thú ruộng vườn nếu thích, chả cần phải tranh giành với ai. Con nít Việt nam là em khuyên dắt nhau vào đấy hết cho thiên hạ lác mắt.

  3. #3
    Biệt Thự
    Join Date
    Jun 2013
    Posts
    1,111
    Điều đó đúng,
    nhưng bạn có biết,
    lương của những người đó,
    bắt đầu bằng 6 digits? ( đương nhiên không cần bắt đầu bằng số 1)

    ...

    Không thể nào tốt nghiệp ở Yale hay Havard mà không có óc sáng tạo, ngoại trừ có bố là Nguyên tấn dung,
    Last edited by Hanhgia; 06-21-2015 at 06:25 PM.

  4. #4
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Em thấy vấn đề chỉ đơn giản là học sinh gốc Á châu mắc chứng bệnh ưa chuộng thương hiệu nổi tiếng như Hạc vớt hay là Giêu/Dêu cho nên cứ ùn ùn đổ xô vào đấy. Ở Mỹ thiếu gì trường đại học thượng hạng và nhiều khi còn chuyên môn hơn về một số chương trình nghiên cứu, một số ngành học. Đâu phải không vào được trường này khi không còn chỗ nào đi học tử tế. Tại sao chỉ biết có Hạc vớt và Giêu? Ở những nơi ấy vừa lạnh lẽo vừa đông đúc. Em mà có quyền tuyển lựa sinh viên ở các trường đó thì em cũng đánh rớt hết cả lũ vì cái tội thích a dua.

    Đi sang các trường Đúc, trường Gạo, trường Cao tếch, Sơ thần cao, Cô lụm bia, Giơn hớp kinh, vân vân. Còn tính khôn hơn thì cứ vào các trường nhà binh Nây vi, Cốt gạc ắc ca đê my, học chỉ bốn năm ra là có gióp suốt đời, tắm biển suốt ngày, mặc quân phục khệnh khạng nom rất oách, được về hưu sớm tha hồ vui thú ruộng vườn nếu thích, chả cần phải tranh giành với ai. Con nít Việt nam là em khuyên dắt nhau vào đấy hết cho thiên hạ lác mắt.
    Đúng rồi ở VN ngày nay người ta cũng tân tiến lên rồi,
    cấp bậc cao nhất nước là thủ tướng có trình độ văn hóa
    vốn dĩ là y tá thôi. Cũng sống phây phây 'chỉ đạo' nhiều
    người có học hàm học vị lắm cơ. Người Châu Á ở Mỹ
    còn phải đi học đầu tư đầu năm trường tốt hao tốn tiền
    của trí óc là 'hết sức tụt hậu' rồi.

  5. #5
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Quote Originally Posted by hongnguyen View Post

    Chỉ mới tuần trước, ứng viên Tổng Thống đảng Cộng hòa Carly Fiorina dội một gáo nước lạnh vào quốc gia hơn 1 tỉ dân khi gọi Trung Quốc là đất nước của những người có thể “làm bài thi” nhưng lại “không giàu trí tưởng tượng khủng khiếp.”

    Em đoán là anh ứng viên này chắc cần số phiếu của dân Việt nên mới làm mát lòng dân ta qua nhời chê thậm tê dân Trung quốc. Chắc anh ứng viên này không biết số dân Trung quốc có quốc tịch Mỹ và đương sanh sống ở Mỹ đông gấp mấy choạc lần dân ta cho nên là em đoán luôn là anh này thất cử là cái cẳng.
    Đỗ thành Đậu

  6. #6
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Đúng rồi ở VN ngày nay người ta cũng tân tiến lên rồi,
    cấp bậc cao nhất nước là thủ tướng có trình độ văn hóa
    vốn dĩ là y tá thôi. Cũng sống phây phây 'chỉ đạo' nhiều
    người có học hàm học vị lắm cơ. Người Châu Á ở Mỹ
    còn phải đi học đầu tư đầu năm trường tốt hao tốn tiền
    của trí óc là 'hết sức tụt hậu' rồi.
    À, chỗ trên kia em chỉ muốn nói về con nít Việt nam ở Mỹ. Không phải con nít ở Việt nam. Ở Mỹ thì mới được vào trường Naval, Coast Guard Academies... Học không tốn tiền, học xong ra làm ngay đại uý.

    Có khổ sở học trường y, trường kỹ thuật cũng chỉ làm bác sĩ kỹ sư, áo gấm về làng thì cũng chỉ được ngần ấy, chả bỏ bèn gì sất. Học trường nhà binh thì vác cả cái tàu chiến hạm về làng như anh hạm trưởng người Việt hôm nào ghé vào cảng Cam ranh thăm gia đình nội ngoại... Thế không hơn à?

  7. #7
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    À, chỗ trên kia em chỉ muốn nói về con nít Việt nam ở Mỹ. Không phải con nít ở Việt nam. Ở Mỹ thì mới được vào trường Naval, Coast Guard Academies... Học không tốn tiền, học xong ra làm ngay đại uý.

    Có khổ sở học trường y, trường kỹ thuật cũng chỉ làm bác sĩ kỹ sư, áo gấm về làng thì cũng chỉ được ngần ấy, chả bỏ bèn gì sất. Học trường nhà binh thì vác cả cái tàu chiến hạm về làng như anh hạm trưởng người Việt hôm nào ghé vào cảng Cam ranh thăm gia đình nội ngoại... Thế không hơn à?
    Về Việt Nam làm chi cho má nó khi, có thể xách
    tàu sang Tây Ban Nha đi du lịch kiểu ba-lô rồi về
    nằm nhà viết hồi ký mới đắt giá. Đại khái là móc
    cạc ra ở bãi biển giả tiền kiểu nhà binh á.

  8. #8
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Có cạc thì cứ việc lấy ra dùng chứ tội gì phải kiêng cử?

  9. #9
    ...for keeps... passenger's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    4,141


    Cứ y như là nước với lửa ấy!
    (uhm, có thể nào/có thể nào...thương nhau lắm nên phải cắn nhau đau?!)

 

 

Similar Threads

  1. Phải chăng chết là hết...?
    By ba0 in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 97
    Last Post: 03-03-2024, 02:00 AM
  2. Salvador Dali và những tấm thiệp giáng sinh kỳ quái - Trịnh Thanh Thủy
    By hat cam in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 0
    Last Post: 12-25-2014, 08:02 AM
  3. Việt nam sau cuộc bỏ phiếu ba phải
    By ngocdam66 in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 2
    Last Post: 07-02-2013, 01:55 PM
  4. Replies: 4
    Last Post: 08-15-2012, 08:31 AM
  5. Có phải bạn muốn
    By Hàn Sinh in forum Thú Tiêu Khiển
    Replies: 64
    Last Post: 01-28-2012, 04:12 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:10 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh