Register
Page 1 of 5 123 ... LastLast
Results 1 to 10 of 50
  1. #1
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Truyện sưu tầm

    Sự tích chiếc xe trâu của Phùng Quán

    Nguyễn Quang Lập -

    Những năm tám mươi mình ở quê, mỗi lần ra Hà Nội mình thường trọ hai nơi, một là nhà Phạm Xuân Nguyên, hai là nhà Phùng Quán. Chỉ hai nơi đó là mình cảm thấy hoàn toàn tự do như ở nhà mình.

    Nhà thằng Nguyên bằng cái lỗ mũi, chưa đầy chục mét vuông. Vợ chồng nó còn trẻ, có mình chúng nó như bị cấm đoán chuyện vợ chồng, rất khổ nhưng chúng nó vẫn vui vẻ. Mình cũng ái ngại lắm.
    Thường trước khi ngủ mình nốc rượu thật say, một là để ngủ cho ngon, khỏi phải tưởng tượng lung tung, hai là ngầm thông báo cho chúng nó là mình say rồi, “chết” rồi, muốn làm gì thì làm, hi hi.

    Lúc đầu cứ ra Hà Nội là mình tấp vào nhà thằng Nguyên. Một hôm, anh Quán đến chơi nhà thằng Nguyên gặp mình ở đấy.
    Tàn cuộc anh kéo mình ra ngõ, nói mày vô nhà lấy đồ anh chở lên nhà anh. Mình ngạc nhiên, nói răng rứa anh. Anh cười, vỗ nhẹ vai mình, nói mày có vợ rồi mà tồ lắm. Mày nằm chềnh ềnh ra đó, tụi nó biết mần ăn ra răng.
    Mình ok liền, vui vẻ theo anh về nhà.

    Bây giờ mình mới để ý chiếc xe đạp của anh Quán, nó to quá cỡ, trông thô kệch kinh hồn, chưa bao giờ mình thấy chiếc xe đạp nào to kềnh càng và thô kệch như xe này, ống tuýp khung xe to hơn cổ tay, nan vành xe chiếc nào chiếc nấy to bằng đầu đũa, không thèm nói ngoa.

    Anh Quán nói đó là xe trâu, người Nga dùng nó làm xe thồ, chở vài tạ vẫn chạy tốt. Mình hỏi sao anh mua xe này. Anh cười cái hậc, nói tiền đâu mà mua, có tiền cũng chẳng có mà mua, xe này khắp Hà Nội bói không ra một chiếc.
    Mình nói: ủa, rứa răng anh có.
    Anh nói người ta tặng. Mình hỏi ai tặng, anh nói Lênin. Mình cười phì, nói anh không biết nói trạng. Lênin chết năm nào, anh sinh năm nào mà bảo Lênin tặng anh chiếc xe đạp này.
    Anh cười hì hì, nói rứa mới tài.


    Mình không hỏi nữa vì biết thế nào anh cũng kể, tính anh thích kể có đầu có đuôi, ít khi kể gọn lỏn một câu. Anh hay kể mấy chuyện liên quan đến sự viết của anh.

    Anh kể cái truyện Vượt Côn Đảo tất nhiên anh bịa, hồi đó nghe người ta kể lại một phần anh bịa ra chín phần.
    Cho đến ngày anh ngồi kể cho mình nghe, khoảng năm 85 - 86 chi đó, anh vẫn chưa biết Côn Đảo méo hay tròn.
    Trong đó có mấy câu anh tả con đường từ nhà tù ra bãi dương (trường bắn) được lót xương của các tù nhân bị án tử hình.
    Là anh bịa ra thế để nâng cao lòng căm thù Đế quốc thực dân chứ xương người làm sao lót được đường.
    Chẳng ngờ trong hồi ký của một ông ở tù Côn Đảo về (ông này nổi tiếng lắm, không dám nêu tên, hi hi) khi viết về con đường này cũng tả y chang như anh tả, cũng con đường lót xương các tù nhân, he he.

    Cũng chuyện tù Côn Đảo, trong Trường ca Võ Thị Sáu (thực ra là bài thơ dài, in nguyên một trang báo Tiền Phong) anh viết tuổi 16 chị Sáu vẫn hái hoa lê-ki-ma cài tóc.
    Buổi sáng ngày bị hành hình, chị đã ngắt một nhành hoa lê-ki-ma cài lên mái tóc, trên đường ra pháp trường chị vừa đi vừa hát.

    Anh đâu biết lê-ki-ma là cây gì, nghe cái tên đẹp thì tưởng hoa của nó chắc đẹp lắm.
    Sau này mới biết lê-ki-ma thực ra là cây quả trứng gà, hoa đã xấu lại đầy nhựa, “ngắt một nhành hoa cài mái tóc” có mà dở hơi.
    Ai dè bác Nguyễn Đức Toàn lấy cảm hứng từ bài thơ của anh để viết bài Biết ơn Võ Thị Sáu (chắc khi đó bác Toàn cũng không biết cây lê-ki-ma là cây gì):

    Mùa hoa lê-ki-ma nở ở quê ta miền đất đỏ
    Thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng
    Đã chết cho mùa hoa lê-ki-ma nở…
    Chị Sáu đã hy sinh rồi
    Giọng hát vẫn như còn vang dội vào trái tim…

    Anh Quán cười khà khà, nói sau này hễ viết về chị Võ Thị Sáu thì người ta lại bê nguyên chi tiết này vào, vui quá là vui.

    Đến ngày thứ ba anh Quán mới kể sự tích chiếc xe trâu. Bữa đó trời mưa, anh đi đâu về, chạy rật rật vào nhà, miệng nói tay chỉ, Lập Lập mày bê chiếc xe đạp vào nhà cho anh.
    Mình chạy ra, vừa nhấc lên đã lè lưỡi, nặng quá là nặng. Mình vừa thở vừa nói xe này đúc bằng sắt hay sao, nặng như chiếc xe máy.
    Anh Quán cười nhẹ, nói thì bằng sắt chứ sao, có tí nhôm nào đâu, có rứa mới gọi là xe trâu. Anh lôi chai rượu vừa kiếm đâu về rót ra hai ly, nói uống đi. Xe này anh kiếm được thời viết văn chui đấy, chuyện hay lắm.

    Anh kể đâu như năm 69 - 70, bé Đỗ Quyên, con gái đầu của anh, đang học cấp I. Mùa hè thì không sao, cứ đến mùa đông là nó thường xuyên đi học muộn. Trời rét mướt cả nhà ngủ khì trong chăn ấm, đến khi tung chăn vùng dậy đã bảy, tám giờ rồi.
    Con gái bị cô giáo phê bình liên tục, anh xót lắm, nghĩ bụng không biết làm thế nào kiếm được cái đồng hồ báo thức.
    Đồng hồ báo thức Liên Xô hồi đó bán phân phối giá 20 đồng, đối với anh Quán là cả một món tiền to.
    Nhưng giá có kiếm được 20 đồng cũng chả đến lượt anh, sổ gạo còn hồi hộp sợ có ngày bị cắt mất, anh đâu dám mơ được phân phối đồng hồ.

    Đến chơi nhà Trần Dần, anh thấy có tờ họa báo Phụ nữ Liên Xô, vừa lật vài trang chợt thấy thông báo thể lệ cuộc thi viết về Lênin. Ngó xuống phần giải thưởng, giải khuyến khích là đồng hồ báo thức, bút máy và một vài thứ khác.
    Lập tức anh về nhà viết ngay, quyết giành cho được cái giải khuyến khích. Chừng hai ngày anh viết xong cái truyện Như con cò vàng trong cổ tích.

    Tất nhiên anh không lấy tên thật. Anh thư vào Nghệ An cho chú em họ đang làm công nhân lâm trường gì đấy, xin phép được lấy tên anh ấy. Sở dĩ anh lấy tên chú em họ, vì chuyện thi cử anh không dám mượn tên mấy ông bạn nhà văn anh vẫn mượn tên, hơn nữa lấy tên một người thuộc giai cấp công nhân chắc người ta sẽ ưu tiên hơn.


    Mới gửi thì thấp thỏm lắm, thỉnh thoảng có bưu tá gọi ra ngõ lấy thư, trống ngực đập to hơn trống làng, cứ tưởng bở thư chú em họ báo tin giải thưởng.
    Hơn nửa năm vẫn biệt vô âm tín, tuyệt vọng luôn. Trách mình to đầu mà dại, tự nhiên đơm đó ngọn tre, đấu với các anh tài của cả 12 nước Xã hội Chủ nghĩa, cái giải rút cũng đừng có mà mơ.

    Một hôm rượu say anh ngủ như chết, chị Trâm, vợ anh, véo cho cái rõ đau. Anh giật mình mở mắt, chị Trâm cầm tờ giấy báo trúng giải chú em họ vừa cầm ra đưa qua đưa lại trước mắt anh, ối cha mẹ ơi giải nhất!
    Anh tự véo đùi mình hai ba cái để xem mình tỉnh hay mơ.

    Chú em họ mặt nhăn như bị, nói anh mần ri chết em rồi. Anh hỏi sao. Chú em họ kể giấy thông báo về buổi sáng, buổi chiều đã ồn khắp lâm trường, một ngày sau thì ồn ra cả tỉnh.
    Một ông công nhân ở nơi khỉ ho cò gáy bỗng nhận cái giải nhất của Liên Xô, lại giải nhất viết về Lênin, thế mới kinh.
    Đài lâm trường, đài huyện, đài tỉnh đua nhau nói râm ran. Các nhà báo kéo nhau về lâm trường ầm ầm, chú em họ hãi quá, nửa đêm nhảy tàu ra nhà anh.

    Chuyện nghiêm trọng. Việc này nếu lộ ra chẳng những anh mất toi cái giải nhất mà việc viết văn chui của anh hơn chục năm qua nhất định bị lật tẩy, khéo không tù tội như chơi.

    Anh lạy lục chú em họ đã thương thì thương cho trót, cố làm sao đừng để chuyện này lộ ra.
    Anh diễn giải phân tích cái truyện, đặt ra đủ loại câu hỏi rồi trả lời, để chú em họ đối phó với đám nhà báo.

    Chú em họ cay đắng ra về, thôi thì đâm lao phải theo lao, nếu lộ ra anh Quán chết thì anh cũng chết theo, chẳng phải chuyện chơi.

    Được hơn một tuần, nửa đêm chú em họ lại mò ra, lôi trong bị ra cái đồng hồ báo thức và năm chục đồng đưa cho anh Quán, nói của anh đó, anh cầm đi rồi tha cho em, hai ba tuần nay vợ chồng em mất ăn mất ngủ, kiểu này rồi cũng “tăng xông” đứng tim mà chết, chẳng sống được đâu.

    Hỏi thì chú em họ kể, hết lâm trường mít tinh biểu dương đến huyện, sở hội họp khen ngợi. Lại còn Tỉnh ủy gọi lên chiêu đãi, tặng 50 đồng; Ủy ban tỉnh gọi lên chiêu đãi, tặng đồng hồ báo thức. Hai vợ chồng chú em họ sợ hết hồn, cứ mỗi lần có trát gọi là tim họ nhảy lên sau gáy, mặt mày xanh như đít nhái.


    Rồi cũng qua. Ngày anh Quán đưa chú em họ đến Đại sứ quán Liên Xô nhận chiếc xe đạp là ngày cuối cùng trong suốt ba tháng trời căng thẳng hồi hộp.
    Anh nấp sau gốc cây bên kia đường, đối diện cổng Đại sứ quán, căng thẳng đến độ mồ hôi đầm đìa toàn thân, ướt sũng cả áo quần, chỉ sợ đến phút chót mọi việc bị lật tẩy.

    Chờ suốt ba tiếng đồng hồ mới thấy chú em họ đẩy chiếc xe đạp đi ra.
    Anh ôm chầm lấy chú em họ nghẹn ngào không nói được. Hồi lâu mới nấc lên, nói em ơi, ơn em đời đời kiếp kiếp.
    Anh theo Vệ quốc quân vào sống ra chết không biết bao nhiêu lần, chưa lần nào anh sợ như lần này.


    Nghe đến đây tự nhiên mình muốn khóc.


    Last edited by thuykhanh; 06-30-2015 at 06:56 PM.

  2. #2
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    HỒN MA TRÊN ĐẤT THẦN KINH




    Cuối năm 1972, tốt nghiệp ngạch đốc sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, hắn được bổ về làm phó quận hành chánh quận Phong Điền tỉnh Thừa Thiên.
    Thời đó, chiến sự vùng hỏa tuyến rất sôi động, nhưng chỉ trên dãy Trường Sơn, các quận dưới đồng bằng đều yên tĩnh, nhưng là sự yên tĩnh đáng ngờ. Từ Trường Sơn xuống đồng bằng, Việt cộng chỉ đi mấy tiếng đồng hồ là đến nơi.

    Quận Phong Điền cách thành phố Huế độ ba mươi cây số. Từ Huế đón xe đò Huế - Phong Điền, theo quốc lộ Một ra hướng bắc, khoảng ba mươi cây số là đến Phong Điền. Ngày đầu tiên đi nhận nhiệm sở, hắn lên xe đò từ sáng sớm, đến trưa mới đến nơi.

    Xe đò là những xe quân đội (thường là xe "Đốt Cách" Dodge 4x4) từ thời đệ nhị thế chiến phế thải ra. Xe chạy hết bốn tiếng đồng hồ trên quãng đường chưa đến ba mươi cây số. Xe chạy rất chậm lại còn ngừng dọc đường đón khách, đa số là những người buôn bán. Họ đem nông sản về Huế bán rồi mua hàng hóa về các chợ thôn quê. Hắn ngồi ghế trước, cạnh tài xế để tiện hỏi đường và ngắm phong cảnh. Quốc lộ Một chạy qua những thôn làng, những cánh đồng. Bên trái là đồi núi, bên phải là ruộng hoặc nhà đồng bào. Càng ra hướng bắc, đất đai càng cằn cỗi, toàn cây dại mọc trên cát đá.
    Xe chạy quá quận đường một quãng thì ngừng lại cho hắn xuống.

    Khi được báo tin, thiếu tá quận trưởng, từ văn phòng, bước ra, cười hề hề, đưa tay ra bắt.
    - Ông phó đây hả?
    - Vâng, chào thiếu tá. Tôi tên Lân.
    - Mời ông vào.
    Hắn theo quận trưởng vào văn phòng. Đó là một căn phòng rộng, có một cái bàn cũng rộng, trên để giấy tờ, công văn. Trước bàn có đặt một cái bàn nhỏ, để tiếp khách, với bốn cái ghế xa lông đóng bằng gỗ tạp, lấy từ những thùng gỗ đựng đạn đại bác. Chẳng có trà nước tiếp khách gì cả. Biết hắn mới ra trường, tay quận trưởng trình bày tỉ mỉ tình trạng của quận.

    - Bây giờ tôi sẽ cho mời mấy sĩ quan bên chi khu và bên cảnh sát cùng ra quán uống cà phê, để giới thiệu ông phó mới với họ. Thứ hai tuần sau có họp xã ấp tại quận, tôi sẽ giới thiệu ông với cán bộ xã ấp để tiện làm việc.
    Thời buổi chiến tranh, chẳng có lễ lạc bàn giao thêm phiền, vả lại quận không có ngân sách riêng, tài sản chỉ có bàn ghế, văn phòng phẩm linh tinh, ông phó ký biên bản bàn giao nhiệm vụ là xong.

    Đối với đồng bào, chính phủ không thu thuế điền thổ (ruộng vườn) nên xã ấp nhờ vào ngân sách tỉnh yểm trợ. Lương hướng cán bộ chẳng bao nhiêu. Khi có thì giờ, họ cày cấy, trồng trọt, ban đêm theo nghĩa quân, nhân dân tự vệ canh gác, bảo vệ an ninh cho đồng bào.

    Ông phó trước đi nhận nhiệm sở mới, mấy tháng nay mà chưa có người về thay, nay có ông giúp tôi về hành chánh thì tôi cũng được rãnh tay mà lo việc khác.
    Về sinh hoạt, ông phó ăn uống với tôi, một nghĩa quân sẽ lo việc đi chợ nấu nướng. Buổi tối, có một căn phòng ngay sau văn phòng ông phó, dùng làm phòng ngủ. Phòng nầy được chất bao cát chung quanh và trên trần để chống pháo kích. Vấn đề bây giờ là phải tìm phương tiện cho ông đi về các xã ấp.

    Mấy ông phó trước có xe gắn máy, tôi biết ông mới ra trường, chưa giành giụm được để mua xe gắn máy. Mà độc thân như mấy ông, lương hướng chỉ đủ về Huế trả tiền nhà trọ, đi xem phim, mua sách báo, ăn uống, cà phê cà pháo với bạn bè. Ông nào có vợ mới biết tiết kiệm.
    Về Huế mỗi cuối tuần, mà ông đi xe đò thì coi như hết một ngày rồi. Hiện nay quận có một chiếc xe jeep hư cũ, có lẽ từ ông tri huyện mấy đời trước để lại, để tôi gọi ông thợ sửa máy cày dưới chợ đến xem có giúp sửa chữa được gì không? Ông thợ nầy rất giỏi mà lấy công lại rẻ nữa.


    Lần đầu đi nhận nhiệm vụ mà được một tay quận trưởng tốt bụng giúp đỡ thì hắn cũng thấy yên tâm. Về công việc hành chánh, nhân viên các ban ngành, tuy trình độ pháp lý kém nhưng kinh nghiệm thì nhiều. Họ biết rõ từng xã ấp trong quận, từ vấn đề an ninh, nhân sự đến các tập tục, các giòng họ, các lề thói mỗi thôn xã riêng.
    Câu phép vua thua lệ làng, ở nông thôn miền Trung vẫn còn là điều cần lưu ý. Ông xã trưởng, ấp trưởng được dân bầu lên, có chính quyền, luật lệnh qui định, nhưng các ông trưởng tộc, các ông phụ lão trong làng mới là những người có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cộng đồng thôn xã.

    Một "quận hành chánh" phải phụ trách mọi việc liên quan đến giấy tờ, điều hành các ngành chuyên môn, xã, ấp mà chỉ có năm ba nhân viên với vài cái máy đánh chữ và một ông tống văn thư đi xe đạp...Vậy mà mọi việc trong quận chạy đều, hiệu quả, chính xác, khiến hắn ngạc nhiên.

    Vì thế mà các tổ chức nghiên cứu quốc tế đánh giá Việt Nam Cộng Hòa thời đó có một nền hành chánh công quyền hiệu năng nhất Đông Nam Á. Có lẽ tình trạng chiến tranh khiến cho công chức, cán bộ địa phương phải làm việc theo kiểu quân đội. Lúc nào cũng phải nắm vững tình hình, có lệnh là thi hành ngay.


    Về chiếc "công xa" cho ông phó quận, không ngờ được giải quyết nhanh chóng. Đó là nhờ vào tài nghệ của anh thợ sửa máy cày.

    Chiếc xe cũ kỹ đến độ mỗi con ốc phải dùng đục, búa gõ cả buổi mới ra. Chỉ một tuần sau, chiếc xe nổ máy, tuy tiếng kêu cũng không thua chiếc máy cày Kubota bao nhiêu. Bốn cái bánh được thay bằng bánh xe nhà binh phế thải mà tay quận trưởng phải lên quân vận xin mới có, nhưng cái trần xe thì không có tiền mua. Thế nên phải giữ lại cái trần xe với một lỗ trống hoác phía trên, người ngồi trong xe, nếu mặc áo đi mưa khi trời mưa thì cũng không sao.


    Nhờ có phương tiện di chuyển, hắn về Huế, lò dò đến Tổng Hội Sinh Viên Huế, Hội Hồng Thập Tự Thừa Thiên-Huế, Caritas (cứu trợ Công Giáo), xin đoàn công tác ra các xã ấp, khi thì khám bịnh, phát thuốc, khi thì tặng quà, gạo, bột dinh dưỡng, áo quần, mùng mền, khi thì đắp đường, sửa nhà cho đồng bào nghèo, bày trò chơi, tập hát cho lũ trẻ...

    Ông phó quận (là hắn) lái xe về xã ấp hội họp, dự lễ cúng đình, cúng làng, coi thật long trọng. Hơn nữa khi một chiếc xe hơi chạy trong làng, trên đường quê là một hiện tượng đáng cho trẻ con chạy theo sau xe, reo hò, đáng để cho người đang làm việc đồng áng nghỉ tay ít phút đứng nhìn giải trí. Ông phó dừng xe, bước xuống xe trông oai hơn, tư cách hơn các ông phó trước đây đi xe gắn máy.

    Nhưng mỗi cuối tuần, hắn lái chiếc xe cà tàng đó về Huế thì cả thành phố để ý ngay. Chiếc xe bạc màu, "trầy vi, tróc vảy" lại thêm cái trần thủng với tiếng máy nổ toan toác (bể ống bô), chỉ chạy một vòng lên xuống đường Trần Hưng Đạo (đường phố chính), là ai thấy đều ngạc nhiên, hỏi nhau về nguồn gốc chiếc xe và người lái nó.

    Đó là điều hắn không ngờ. Khi hắn đi bộ, mấy bà bán hàng đều liếc xem, tên khùng nào dám lái chiếc xe như thế trong một thành phố cổ kính, với người dân ưa bình luận chuyện thiên hạ và sĩ diện hão.

    Một buổi tối thứ bảy, hắn đi xem phim. Vì phim quá dở, hắn bỏ đi ra, lên xe, lái về nhà trọ trong thành nội, nhưng khi xe chạy đến khoảng trước cửa Thượng Tứ thì hắn thấy một cô gái mặc đồ trắng, đội nón đứng bên đường ngoắc tay ra dấu với hắn.

    Hắn tấp xe vào.

    - Cô gọi tôi phải không?
    - Dạ phải.
    - Cô cần gì tôi?
    - Em xin anh cho quá giang về nhà.
    - Nhà cô ở đâu?
    - Dạ, trên Kim Long.
    - Mời cô lên xe.

    Hắn vẫn chưa cho xe chạy.

    - Tôi hỏi cô điều nầy. Con gái Huế giờ nầy mà dám đón xe quá giang một người lạ. Sao cô không đón xích lô mà đi?
    - Em đứng đón xích lô đó chứ. Mạ em sai em đi công chuyện, nhưng lâu quá, sợ về trễ mạ la, thấy xe anh, em xin quá giang.
    - Cô biết tôi là ai mà cô dám đón xe tôi?

    Cô gái nhìn hắn cười, hai con mắt sáng lên vẻ ngây thơ nhưng tự tin, không hề sợ ai.

    - Anh lái chiếc xe nầy, ai mà không biết anh. Anh tên Lân, phó quận Phong Điền, quận trưởng là thiếu tá Tôn Thất Bá. Ông ta là em của mạ em, cậu tụi em. Mấy lần anh đi với cậu Bá trên đường Trần Hưng Đạo, em ngồi trong tiệm thấy, nên biết anh.
    Hắn nhìn cô gái, tuy cô đội nón và ánh đèn đường tù mù nhưng hắn cũng thấy cô gái đẹp một cách rất Huế. Mặt trái xoan, tóc dài, hiền lành, đoan trang nhưng giọng nói và đôi mắt như có chút tinh nghịch.

    - Cậu em khen anh đàng hoàng.
    - Cám ơn cô. Vậy là cô biết hết về tôi, nhưng cô tưởng tôi đàng hoàng là cô lầm to!
    - Tôi vẫn không hiểu, vì sao chưa quen biết mà cô dám đón xe tôi để quá giang. Không cô gái Huế nào dám làm như vậy cả.
    - Anh nói chi lạ rứa? Em đón xe xích lô đâu cần quen biết với ông đạp xích lô. Anh dám âm mưu gì với em không?
    - Tôi chịu thua cô. Xin lỗi. Cô đừng giận tôi.

    Cô bật cười, giọng người lớn.
    - Tha cho đó!
    Hắn cởi áo đi mưa đang mặc trao cho cô gái.
    - Cô mặc vô. Khi tôi chạy xe, mưa tạt ướt hết.
    - Bộ anh không sợ mưa sao? Mưa ướt lạnh chết!
    - Nếu tôi không nhường áo cho cô, chắc chắn là cô khinh tôi là thằng con trai bần tiện, ích kỷ ngay.
    - Đúng rồi! Anh mà làm vậy em thất vọng về anh nhiều lắm.

    Hắn cho xe chạy. Trong lúc trò chuyện, cô cho biết đang học đệ nhất trường Đồng Khánh. Hắn hỏi cô có mấy anh chị em? Cô bảo chỉ có hai chị em thôi. Cô tên Khánh Trang, cô em tên Hiển Nhơn, đang học đệ nhị. Hắn nói mấy câu tán tỉnh, đại ý, gặp một người đẹp như cô mà không làm quen là dại, cô chỉ cười mà không nói gì. Xe qua cầu Bạch Hổ, chạy thêm gần nửa cây số thì cô gái ra dấu dừng lại.
    - Nhà em ở đây.
    Cô định cởi trả áo đi mưa nhưng hắn bảo.
    - Cô cứ mặc, kẻo ướt, vô nhà mạ la. Tôi mà nhận lại ngay bây giờ, thì uổng công tôi quá!
    Cô gái xuống xe, nhìn hắn, nhờ ánh đèn xe, hắn thấy cô cười.
    - Sáng mai anh ghé nhà em lấy áo đi mưa, em sẽ chờ anh. Cám ơn anh.
    - Cô nói câu đó là cô biết âm mưu của tôi rồi. Tôi cám ơn cô mới đúng.
    - Chào anh. Nhớ sáng mai, em chờ.
    - Tôi xin đến lúc chín giờ sáng mai. Được không cô?
    - Dạ được!


    Khi cô bước khuất vào cổng nhà, hắn vẫn còn dừng xe, để nhận diện cái cổng nhà đồ sộ, kiểu cổ, đen xỉn vì thời gian. Hắn đoán gia đình cô thuộc danh gia vọng tộc ngày xưa nên mới có ngôi nhà với chiếc cổng lớn như thế. Khi chạy tới để kiếm cách trở đầu xe, hắn mới biết rằng, có nhiều ngôi nhà cũng với chiếc cổng đồ sộ tương tự. Một bên đường là vách tường chạy dài, một bên là sông Hương gió thổi với mưa phùn lạnh cóng. Khi lên đến chùa Thiên Mụ, hắn mới tìm được chỗ quay xe lại.

    Sáng hôm sau, vào ngày chủ nhật, hắn diện áo quần tươm tất, chải đầu soi gương rồi lên xe đến nhà người đẹp. Hắn dừng đúng chiếc cổng khi hôm, nhưng để chắc ăn, hắn xuống xe, chờ một người đàn bà đi tới và hỏi.

    - Phải nhà nầy có hai cô gái đẹp. Phải không chị?

    Chị đàn bà vui vẻ.
    - Đúng rồi. Anh vô đi. Qua khỏi cái bình phong là anh thấy nhà. Anh vô gặp cô Hiển Nhơn phải không?
    - Tôi vô thăm cô chị.

    Chị đàn bà trợn mắt lên, kinh ngạc.
    - Anh đi thăm cô Khánh Trang? Anh cứ vô đi thì biết. Nhưng nhớ gõ cửa nhà ngang mới có người. Anh mà gõ cửa nhà giữa...Thôi anh vô đi.

    Hắn bước qua cổng thì có một bình phong lớn ngăn lại, khiến hắn phải theo lối mòn phía bên trái, có hàng rào bằng cây chè tàu hai bên. Đi một quãng nữa, hiện ra một ngôi nhà ngói dài, xây trên một nền nhà cao bằng đá, mái nhà thấp tè, rêu phong, cửa gỗ, đóng im ỉm. Theo lời chỉ dẫn của chị đàn bà, hắn bước đến nhà ngang. Căn nhà nầy cao ráo, xây theo kiểu mới. Hắn gõ cửa. Cánh cửa hé ra. Một người đàn bà, tuổi trên năm mươi, gương mặt thanh tú nhưng nghiêm trang, hỏi hắn.
    - Cậu hỏi ai?
    - Xin lỗi có phải đây là nhà cô Khánh Trang không ạ?

    Người đàn bà ngạc nhiên nhưng cũng mở cửa.
    - Vâng, mời cậu vô nhà.
    - Cám ơn bác.
    - Mời cậu ngồi. Cậu hỏi Khánh Trang có chuyện chi không?
    - Dạ, cháu quen với Khánh Trang. Cháu chỉ đến thăm thôi.
    - Cậu quen với Khánh Trang bao lâu rồi?
    - Dạ, chỉ mới khi hôm. Cháu cho Khánh Trang mượn chiếc áo đi mưa, Khánh Trang có dặn sáng nay đến nhận lại.

    Người đàn bà rót trà mời hắn.
    - Mời cậu dùng trà. Tôi vừa pha trà cúng Phật. Cậu quen với Khánh Trang trong trường hợp nào. Áo đi mưa của cậu màu gì?
    Nghe mấy câu hạch sách, mà không được người đẹp đón tiếp, hắn phát nản, định trả lời vài câu qua loa rồi rút lui.
    - Dạ, lúc tối, cháu gặp Khánh Trang trước cửa Thượng Tứ. Khánh Trang nhờ cháu đưa về đây. Cháu có cho cô ấy muợn chiếc áo đi mưa màu đen, cô ấy hẹn sáng nay đến nhà, cô sẽ trả lại.

    - Sáng nay tôi không thấy chiếc áo đi mưa nào khác cả. Lúc nãy con Hiển Nhơn ra tiệm vẫn mặc chiếc màu trắng. Chẳng phải tôi khó khăn gì với cậu mà không cho cậu gặp Khánh Trang, nhưng xin cậu kể tỉ mỉ chuyện cậu gặp nó như thế nào, hai người đối đáp ra sao?
    Khánh Trang nói chuyện gì với cậu? Nó mượn áo đi mưa ra sao? Xin cậu bình tĩnh. Cậu kể ra tôi mới biết chắc là cậu có gặp Khánh Trang. Vì có thể là người khác xưng là Khánh Trang để chọc ghẹo cậu cũng nên.

    Hắn đành ngồi nán lại và kể tỉ mỉ từ đầu đến cuối câu chuyện. Người đàn bà nghe xong, đứng lên, bảo hắn.
    - Cậu theo tôi. Tôi chỉ cho cậu xem, có phải người cậu gặp lúc tối, đúng là Khánh Trang không?

    Người đàn bà bước xuống thềm, đi vòng ra sau nhà, hắn đi theo, không hiểu đi đâu? Sân trước đã âm u, sau vườn thì như một khu rừng. Cây cối rậm rạp, um tùm, toàn là cây ăn trái. Ổi, mãng cầu, mít, mận...Tuy có một lối mòn, nhưng hai người nhiều lúc phải cúi xuống dưới một cành cây hay dùng tay rẽ lá mới bước đi được.
    Một tia nắng mai lẻ loi chợt sáng lên, mấy giọt nước mưa còn đọng trên lá long lanh khiến khu vườn vừa nên thơ vừa bí ẩn.

    Hắn nghĩ đến chuyện Liêu Trai. Một ngôi nhà cổ bỏ hoang, một khu vườn rậm, đầy cỏ dại...Có một bầy hồ ly tinh kéo đến ở. Chúng biến thành những cô gái rất đẹp để dụ dỗ một cậu học trò trọ học nhà bên cạnh. Hắn thấy có gì bất thường đây. Nếu không phải cô Khánh Trang thì là ai? Có thể là cô em?

    - Tối qua bác có sai cô Hiển Nhơn đi đâu không?
    - Không. Khi hôm con Hiển Nhơn đi ngủ sớm. Tôi không sai nó đi đâu cả. Mà nó có đi đâu thì dùng xe gắn máy trong nhà, đâu cần phải đi xích lô hay quá giang xe cậu.

    Người đàn bà dừng lại, hắn cũng dừng bước. Trước mặt hắn, có mấy ngôi mộ ở một góc vườn. Toàn là những ngôi mộ cũ kỹ, rêu phong, chỉ một ngôi rất mới, xây theo kiểu tân thời, có mái che, có tường thấp vây quanh. Người đàn bà bước đến ngôi mộ đó, hắn bước theo.

    - Đây rồi. Áo đi mưa của cậu đây. Tôi đoán đúng mà!
    Một cảm giác ớn lạnh chạy dọc xương sống hắn. Áo đi mưa màu đen của hắn phủ lên ngôi mộ, trông giống như chiếc mền đang đắp cho một người nằm ngủ.
    - Cậu nhìn thử hình trên mộ bia, có giống người cậu gặp tối qua không?

    Hắn sợ đến nghẹn thở, nhưng cũng gắng bước đến nhìn vào tấm hình in trên mộ bia.
    - Dạ đúng rồi. Đúng cô nầy đây. Cháu thấy gương mặt, mái tóc, đôi mắt...đúng y như cô lúc tối.

    Người đàn bà cúi xuống cầm lấy chiếc áo đi mưa, trao cho hắn.
    - Cậu nhận lại áo...
    - Thôi, cháu không dám đem về. Cháu ngán quá! Cứ để cho cô ấy dùng, khỏi phải đón đường mượn áo người khác. Khi hôm cháu có tán tỉnh cô ấy mấy câu. Có sao không bác?

    Người đàn bà cười.
    - Không sao đâu. Nó chỉ chọc ghẹo người ta thôi chứ không hại ai cả. Khi còn sinh thời, Khánh Trang hiền lành và nghiêm trang lắm. Sau khi mất, nó lại hoang nghịch hơn cả con em nó nữa. Cậu biết, thỉnh thoảng, buổi tối Khánh Trang thường hiện lên trước cổng, đi hỏng hai chân, có khi bay từ ngọn cây nầy sang ngọn cây khác. Người đi đường sợ lắm, nhưng chẳng ai bị gì cả. Để tôi đốt nhang, cậu khấn vái mấy câu thì nó sẽ không cho cậu gặp nữa. Cậu yên tâm.

    Người đàn bà đốt nhang, đưa cho hắn.
    - Cậu đứng trước mộ bia khấn đi.
    - Cháu phải khấn làm sao?
    - Thì cậu nói là xin cô sống khôn thác thiêng, đừng chọc ghẹo tôi nữa.
    Hắn làm y lời, cắm nhang vào bát nhang và vội vã nói.
    - Xin phép bác, cháu về.
    - Mời cậu vào nhà. Cậu sợ hả? Nãy giờ tôi không biết rõ cậu là ai? Có phải cậu từ trong Nam ra làm việc, đi công tác hay du lịch?
    - Cháu làm ngoài quận Phong Điền. Nhờ cô Khánh Trang cho biết, thiếu tá Tôn Thất Bá, quận trưởng, là em của bác. Lúc tối, cháu nhân chỗ quen biết, nói mấy câu không được đứng đắn với cô Khánh Trang, lúc nãy cháu khấn mà quên xin lỗi cô ta!
    - Cậu đừng bận tâm. Nó không bắt hồn cậu đâu mà sợ. Tôi có cửa hàng trên đường Trần Hưng Đạo, thỉnh thoảng cậu ghé thăm, dù sao cũng thành chỗ quen biết nhau rồi.
    - Cám ơn bác, cháu sẽ ghé thăm bác khi có dịp.


    Hôm sau, thứ hai, ra quận làm việc, nhân lúc trò chuyện, hắn hỏi dò tay quận trưởng.
    - Thiếu tá có bà chị trên Kim Long phải không? Có cửa hàng trên đường Trần Hưng Đạo...
    - Rồi, ông phó trồng cây si cô cháu tôi, con Hiển Nhơn phải không? Ra đây có mấy tuần mà làm quen được người đẹp kín cổng cao tường, cũng giỏi lắm!
    - Không có đâu. Tôi chưa gặp cô Hiển Nhơn, nhưng tôi gặp cô Khánh Trang.
    - Tiêu ông rồi, ông phó ơi. Ông gặp con Khánh Trang là ông gặp ma. Con Khánh Trang chết đã được hai năm nay rồi. Tôi có nghe nó thường hiện ra nhác người đi đường. Ông đi đâu lên đó mà gặp nó?
    - Tôi gặp cô ta trước cửa Thượng Tứ. Tối thứ bảy vừa rồi. Tôi chở cô ta lên nhà. Hôm sau, sáng chủ nhật, tôi lên đòi lại áo đi mưa, bà cụ dẫn ra mộ cô ta, thấy áo đi mưa của tôi đắp trên mộ. Thời đại nguyên tử mà còn có ma quái, tôi không tin chút nào. Nhưng cũng ớn xương sống. Tôi hỏi thiếu tá để biết chắc là cô Khánh Trang đã chết.
    - Tôi cũng không tin ma quỉ, nhưng con Khánh Trang thì cũng đáng ngờ, nghe nói nó bay từ ngọn cây nầy sang ngọn cây khác. Người giả làm ma thì không thể leo lên ngọn cây về ban đêm được. Có khùng mới làm chuyện đó.

    Để chủ nhật tới, tôi rủ thêm mấy sĩ quan chi khu về Huế coi ciné, chúng ta sẽ ghé cửa hàng của bà chị tôi cho ông phó làm quen. Chị tôi còn có con Hiển Nhơn, em con Khánh Trang, nó đẹp, dễ thương nhưng tính tình như con trai, nghịch ngợm lắm, trong khi mẹ nó lại khó tính. Cũng có nhiều tên nhào vô nhưng bị nó chê. Không ưa ai thì nó bảo "cù lần", hễ ghét thì nó bảo "Đồ cù lần lửa" Nó tăng thêm một bậc mà còn lần khân tán tỉnh thì nó mắng cho, mất mặt nam nhi. Con gái Huế mà như nó thì chỉ có một.


    Chủ nhật sau, hắn theo tay quận trưởng và mấy sĩ quan về Huế xem phim. Khi đi trên đường Trần Hưng Đạo, cả bọn ghé vào một cửa hàng. Một người đàn bà và một cô gái, hắn đoán là cô Hiển Nhơn, em cô Kháng Trang, đang chuyện trò với nhau. Tay quận trưởng kêu lên với bà chủ.

    - Có khách đến thăm.
    Hắn nhận ra ngay người đàn bà, mẹ cô Khánh Trang. Bà ta nhìn ra và cười.
    - Chào các cậu. Mời các cậu vào. Chịu khó đứng nghe. Không có ghế cho khách đâu. Nhơn! qua bên kia lấy nước về uống, con.
    - Khỏi. Tụi em đi ngay bây giờ. Đây là ông phó hành chánh, mới ra trường, giới thiệu với chị để làm quen.
    - Chào cậu. Tôi có biết cậu ta rồi.
    Hắn chào.
    - Chào bác. Chào cô Hiển Nhơn.

    Cô gái nhìn lên rồi cúi xuống ngay. Hắn thấy cô chỉ khác người chị, Khánh Trang, ở mái tóc cắt ngắn và đôi má hồng tự nhiên, có lẽ cô mắc cỡ. Mấy cậu sĩ quan kêu lên.
    - Vậy là tụi nầy bị ông phó loại khỏi vòng chiến rồi.
    Hắn vừa bước thụt lùi vừa nói.
    - Tôi chuẩn bị rút lui đây.
    - Sao vậy?
    - Cô không thèm nhìn tôi nên tôi chỉ chờ cô ban thêm hai tiếng "cù lần" là tôi đã ở ngoài đường rồi.

    Mọi người cười ồ. Tay quận trưởng lên tiếng.
    - Cháu đừng nói hai tiếng đó, tội nghiệp ông phó, nghe Hiển Nhơn.
    Cô ngước lên nhìn hắn và cười. Mặt cô sáng như trăng rằm, nụ cười thật tươi, ánh mắt thân ái, dịu dàng.
    - Cháu có nói chi mô!
    - Vậy là ông yên tâm ở lại đây trò chuyện với người đẹp. Tụi nầy đi xem phim, xong sẽ quay lại đón.
    - Tôi đi với mấy ông. Một mình tôi ở đây, chưa quen, biết chuyện chi mà nói!? Để lần sau xin phép bác và cô được đến thăm.
    Cô lại ngước nhìn hắn.
    - Nghe nói anh tán tỉnh chị Khánh Trang dữ lắm mà!
    Hắn đứng ngoài đường nói vô.
    - Cô ra mộ chị Khánh Trang, thắp nhang và xin lỗi chị Khánh Trang giùm.. thằng em rể.
    Cô cũng không vừa.
    - Vừa tán tỉnh chị, bây giờ lại tán tỉnh em. Lại còn đòi làm em rể chị Khánh Trang?! Để đó! Anh sẽ biết tay em.

    Khi ra đường, tay quận trưởng bảo.
    - Ông tán cũng khá đấy. Con nhỏ đó đẹp nhưng dữ lắm, ăn nói đốp chát với bọn con trai, đứa nào cũng ngán. Nếu nó dịu dàng với ông là coi như nó chịu ông rồi. Có một điều ông phải nhớ là không nên tán tỉnh qua đường. Con gái ở đây mà chuyện trò với đứa con trai nào rồi thì coi như khó mà lấy chồng ngoại trừ thằng con trai đó. Ông phải suy nghĩ cho kỹ nghe! Đừng để tôi bị vạ lây.
    - Ông yên chí lớn! Mới gặp mà tôi đã muốn xưng cháu chính thức với cậu rồi. Ăn thua là nhờ ông nói vô mấy tiếng. Có nội tuyến mà thất bại, chắc tôi thành Trương Chi quá!

    Vậy là từ đó, mỗi thứ bảy, chủ nhật, đi ngang qua cửa hàng, hễ thấy người đẹp là hắn sà vào. Lúc đầu chỉ ghé năm mười phút, sau thời gian tăng dần đến nửa giờ...có khi cả buổi mà hai cô cậu nói chuyện không chán.

    Khi có hắn, cô gái chả giúp bà mẹ được gì trong việc bán buôn. Bà mẹ thì lúc nào cũng nghiêm trang nhưng không tỏ vẻ khó chịu khi thấy hắn lò dò đến cửa hàng ngồi đồng suốt buổi.

    Chuyện trò cũng chỉ nói về sách vở, học hành. Hắn thì nhắc lại thời còn đi học, cô gái thì nói về bài vở, về bạn học, cô thầy giáo. Đôi khi hắn mánh mánh đến chuyện tình cảm thì cô gái liếc mắt về phía mẹ, coi như báo động. Bà mẹ nói chuyện với khách chứ hai tai không bỏ sót câu nào giữa con gái mình với thằng con trai mà bà chưa nắm vững gia phả. Có lẽ bà có dạy dỗ con gái sao đó nên cô rất cảnh giác trong khi trò chuyện.

    Nhưng với hắn, được ngắm cô đủ thích lắm rồi. Cô gái Huế đã đẹp giọng nói lại dịu dàng, nhỏ nhẹ dễ hớp hồn bọn con trai. Cái thú rất hạnh phúc của hắn là hai đứa nhìn vào mắt nhau. Mắt cô sáng long lanh, đôi môi mỉm cười và hai má hồng tự nhiên. Hắn như thấy rõ những những mạch máu hồng li ti trên gò má cô...

    Làm quen được ít lâu, hắn nghĩ ra một cách tán tỉnh mà bà cụ không biết, là hễ bà cụ quay lưng nói chuyện với khách hàng là hắn mấp máy môi (không thành tiếng) với cô "Em đẹp lắm!", cô mỉm cười gật đầu, lần khác thì "Anh nhớ em", cô lắc đầu cười, nhưng đôi mắt sáng lên, trả lời bằng cách nhọn đôi môi "Anh xạo!"

    Trò chơi đó cứ lập lại mãi mà cả hai vẫn thấy thích. Một lần, hắn đâm liều, nói thầm với cô "Anh yêu em. Anh nhớ em!" Lúc đầu cô không hiểu, nhíu mày lại, vẻ suy nghĩ. Hắn nhắc lại. Cô đỏ mặt lên, mím môi, làm thinh cúi xuống rồi lại ngẩng lên cười.

    Một buổi sáng thứ bảy, hắn tình cờ gặp cô trên đường Phan Bội Châu. Hai đứa đứng lại chuyện trò, rồi đi lên đi xuống cũng chỉ con đường đó.
    - Anh mời Hiển Nhơn đi ăn bánh bèo Vĩ Dạ, đi ăn chè Cồn, được không?
    - Em mà đi, người khác thấy được, mét mạ thì em chết.
    - Hay là mình đi xem phim. Hiển Nhơn vô trước, anh vô sau, không ai thấy.
    - Rứa lại càng mau chết nữa. Ở đây, ai làm gì cũng biết hết. Thôi em về kẻo mạ la.
    - Có cách nào cho anh được đi chơi với Hiển Nhơn không?
    - Anh hỏi người lớn, họ chỉ cách cho.

    Cái cách mà hắn về vấn kế tay quận trưởng là chỉ việc mời cha mẹ ra xin làm đám hỏi, sau đó có thể đến nhà thăm, đưa em đi dạo phố, coi ciné. Hắn nhờ tay quận trưởng làm ông mai dong.

    Ít lâu sau, hắn được trả lời là chờ cho cô Hiển Nhơn học xong trung học sẽ tính. Nghĩa là chờ hơn một năm nữa. Tay quận trưởng bình luận rằng con gái Huế lấy chồng khi còn đi học, người ta sẽ dị nghị rằng, chắc có chuyện gì không hay xảy ra cho cô ta mới lo giải quyết sớm, hơn nữa nhà gái cần phải biết rõ bên nhà trai mới trả lời. Như vậy, trong lúc chờ nhà gái tìm hiểu về gia đình hắn, bà cụ coi bộ giảm bớt tình trạng "giới nghiêm", thỉnh thoảng lại đi đâu đấy cho hai đứa được tự do trò chuyện.


    Tết năm đó đối phương tuyên bố ngưng chiến, nhưng trò Mậu Thân đó không hy vọng tái diễn. Lịnh cấm trại được ban ra. Tại quận, quân, cán, chính đã sẵn sàng. Đêm cuối năm, hắn ở lại quận để sáng hôm sau chào cờ đầu năm như thông lệ, sau đó sẽ đi đến các xã, ấp thăm, chúc Tết đồng bào.
    Buổi tối, mưa gió miền Trung lạnh buốt, nhưng nằm trong chăn ấm lại là một cái thú và dễ đi vào giấc ngủ. Hắn ngủ trong phòng, ngay sau văn phòng phó quận của hắn.

    Vào khoảng một giờ sáng, đang ngủ say, hắn giật mình tỉnh dậy khi cảm thấy như có người nào đó kéo chân. Chung quanh tối mò, bỗng hắn nghe văng vẳng, như từ rất xa, vọng lại "Dậy mau, chúng vào giết chết!". Hắn nín thở, ngồi im, cố tìm xem tiếng nói phát ra từ hướng nào?

    Nhưng rồi không nghe gì nữa. Hắn nằm xuống, đắp mền, ngủ tiếp. Một lúc sau, hắn lại bị kéo chân và hắn nghe, lần nầy, giọng nói như hối hả, lo lắng "Dậy mau, dậy mau! Chúng vào giết chết!".

    Tiếng nói như ngay trong phòng, nhưng hắn không xác định được hướng nào? Hắn mở đèn pin, rọi khắp nơi, kể cả dưới gậm giường. Căn phòng nhỏ, đã được gài chốt cửa. Như vậy ai đó chỉ có thể đứng ngoài cửa nói vọng vào. Hắn mở cửa, quét một vòng ánh đèn pin ra ngoài sân. Tiếng một nghĩa quân, gác trước phòng quận trưởng, hỏi.
    - Ông phó chưa ngủ hả?
    - Chưa. Nãy giờ có ai chuyện trò gì ngoài nầy không?
    - Không, ông phó. Khuya quá rồi, ai cũng ngủ cả.
    - Anh kéo kẽm gai để tôi xuống phòng thiếu tá được không?
    - Dạ được. Để em.

    Có tiếng của tay quận trưởng hỏi vọng ra.
    - Ông phó chưa ngủ sao?
    - Ngủ được một giấc rồi, nhưng có chuyện cần gặp thiếu tá.
    Hắn vào phòng quận trưởng, kể lại giấc mộng và nói.
    - Tôi không rõ chuyện gì sẽ xảy ra, nhưng biết chắc, tiếng kêu đó là có thật. Tôi nghe đến hai lần, giọng một cô gái, lại còn bị kéo chân, khiến tôi thức giấc.
    - Bây giờ ông phó và tôi xuống hầm truyền tin. Có thể địch đánh quận, có thể không, nhưng tôi sẽ cho báo động, coi như thực tập.
    Trong lúc quận trưởng lên máy truyền tin liên lạc các nơi thì các sỹ quan trong bộ chỉ huy chi khu đã có mặt. Hắn nghe loáng thoáng những lời quận trưởng ban lệnh.

    - Cho thay lịch lên phiên gác đêm nay, đưa bốn cậu lính đang gác tuyến phòng thủ qua bên an ninh quân đội, hỏi xem có gì đáng nghi không. Gài thêm lựu đạn vào kẽm gai trong sân quận chi khu. Tăng cường cho tuyến phòng thủ bên cảnh sát. Cho tất cả em út vào tuyến. Khi bị tràn ngập thì rút vô hầm để tránh pháo chụp lên đầu, dùng lựu đạn để khỏi lộ mục tiêu.
    Đại úy chi khu phó lưu ý tuyến phía sau chi khu, chúng sẽ vào ngã đó. Các vị về vị trí theo như kế hoạch đã định. Đây chỉ là thực tập báo động, nhưng nếu chúng đánh quận thật thì coi như chúng ta đã sẵn sàng. Nhắc nhở em út bình tỉnh. Các đơn vị bạn, pháo binh, không yểm...đã sẵn sàng. Yếu tố bất ngờ là ở phía ta chứ không phải từ phía địch. Có ai thắc mắc gì không? Nếu không thì quí vị về vị trí.

    Khi mọi người đã rời hầm truyền tin, không khí yên lặng lại bao trùm trong đêm mưa rả rích. Hầm truyền tin chỉ có ba người. Ngọn đèn nhỏ thắp bằng pin lung lay trên nóc hầm. Hắn ngồi nhìn tay quận trưởng lên máy gọi các đơn vị bạn, các tiền đồn. Tiếng đối đáp trên máy lao xao, hắn phải đoán mới hiểu lờ mờ như nghe tiếng lóng.

    Nào là cột điện, số nhà, gà gáy, thẩm quyền rồi Thanh Thúy, Thúy Nga...Gọi máy một lúc tay quận trưởng quay về phía hắn, cười.

    - Ông phó có thùng lựu đạn đằng kia và một khẩu súng. Hễ ông nghe tiếng nổ toát toát của súng AK rất gần thì coi như chúng đã vào trong sân quận chi khu rồi. Lúc đó ông ném lựu đạn ra ngoài kia, thỉnh thoảng ném một quả. Nhớ rút chốt kẻo chúng cười.

    Hắn đội nón sắt lên đầu, cầm khẩu súng ra cửa hầm truyền tin, ngồi xuống bên thùng lựu đạn sau dãy bao cát. Đang tìm chỗ dựa thì bỗng nhiên người hắn bị nẩy tung lên vì hàng mấy chục quả đạn pháo như cùng nổ một lượt.

    Địch pháo kích khắp nơi. Trên mái nhà, trong sân, trên nóc hầm. Tiếng nổ chát chúa, mãnh đạn, ngói vỡ rơi rào rào, đất cát văng cả vào chỗ hắn núp. Mùi thuốc súng khét nghẹt. Tiếng đạn pháo chen lẫn với tiếng súng nhỏ, rồi tiếng hô xung phong, tiếng hò hét rộ lên, mỗi lúc như gần hơn. Hắn ôm đầu nép sát vào mấy bao cát, người run lập cập như lên cơn sốt rét, nhưng mấy phút sau, hắn lấy lại bình tĩnh, tựa súng lên bao cát chờ đợi.

    Hỏa châu bỗng vụt sáng lên, tiếng đạn pháo đã giảm nhưng tiếng súng nhỏ lại nổ rộn lên như ngày Tết người ta đốt pháo cúng Giao Thừa. Hắn nhìn ra ngoài, ánh hỏa châu lung linh, chiếu rõ mặt đất vắng hoe.

    Mọi người như chui cả xuống đất. Tiếng hò hét, tiếng hô xung phong vẫn tiếp tục vang vọng từ ngoài hàng rào phòng thủ. Rồi bỗng nhiên đạn pháo lại nổ, tiếng nổ như ngay trên đầu, chát chúa, khủng khiếp hơn trước. Mãnh đạn văng lảng cảng, rào rào như ném đá. Đúng là địa ngục trần gian. Hắn nép sát người vào dãy bao cát, mò mẩm một trái lựa đạn, rút chốt, ném ra ngoài sân, lắng nghe nhưng có lẽ tiếng nổ quá nhỏ, lẫn vào tiếng đạn pháo nên hắn chỉ thấy ánh chớp mà thôi.

    Hắn quay nhìn, thấy tay quận trưởng chộp ống liên hợp nầy la hét, xong chôp ống khác la hét tiếp như cố nói lớn tiếng hơn tiếng súng đạn. Người lính truyền tin cũng bận rộn đối đáp trên máy. Hắn quay lại với thùng lựu đạn, lại rút chốt và ném ra ngoài. Thình lình hắn cảm tưởng như mình bay bỗng lên rồi không biết gì nữa.

    Hắn tỉnh dậy thì thấy mình nằm trên giường. Nhìn quanh, thấy hai dãy giường với người nằm, đa số bị băng bó trắng hếu, hắn biết mình đang ở trong quân y viện. Hắn không bị băng bó gì nhưng cánh tay có chuyền nước biển. Hắn cục cựa chân tay và lắng nghe thân thể có chỗ nào đau không? Nhưng hắn chỉ thấy hơi mệt mỏi, choáng váng một chút thôi.

    Từ ngoài cửa, tay quận trưởng đi vào, miệng vẫn cười hề hề.

    - Tỉnh rồi hả? Thấy trong người ra sao? Có thấy đau chỗ nào không?
    - Quận mình có sao không thiếu tá? Có ai bị gì không?
    - Hễ đánh nhau, không sứt tay thì gãy gọng. Cũng may mình biết trước, cho rút hết xuống hầm nằm chờ, chúng vào là gọi pháo binh chụp xuống. Rồi phi cơ nhào đến dội bom...Hiện mình đang hành quân truy kích.
    - Tôi bị gì mà đưa vào đây?
    - Một quả đạn pháo nổ phía ngoài bao cát chỗ ông ngồi. Hơi ép đẩy ông và mấy bao cát văng vô trong hầm. Ông bất tỉnh, trực thăng đưa vô đây, bác sĩ nói chả sao cả, một lát nữa sẽ tỉnh dậy. Tôi vừa đi một vòng thăm em út bị thương. Tôi báo cho ông một tin mà ông không khoái thì thôi.

    - Tin gì mà có vẻ long trọng vậy?
    - Người đẹp vô thăm. Thấy ông nằm im lìm, người đẹp cầm tay ông khóc quá trời. Bác sĩ bảo đảm là ông chỉ bị sức ép bất tỉnh, không sao đâu, nàng mới yên tâm ra về. Có lẽ nàng sẽ vào thăm lần nữa. Bây giờ tôi phải ra quận ngay.
    - Tôi nhờ thiếu tá một việc.
    - Việc gì?
    - Nhờ ông nói với bà cụ và Hiển Nhơn, xin cho ba mẹ tôi được ra thăm và xin làm lễ hỏi. Ông cố giúp, được không?
    - Để tôi nói cho. Người đẹp mà chịu thì bà già phải nghe theo. Ông yên tâm.


    Đến đây thì có thể kết thúc một chuyện tình có hậu. Nhưng khi hắn cưới nàng, rước về căn nhà nhỏ mướn trong thành nội chứ nhất định không ở bên nhà vợ, dù một đêm, là ngôi nhà có cái cổng đồ sộ và có ngôi mộ của cô Khánh Trang phía sau vườn. Hắn ngán hồn ma cô Khánh Trang. Đến nhà mẹ vợ, ăn uống, chuyện trò gì đó, thấy trời chiều là hắn rút lui. Vợ hắn cười vào mũi hắn.

    - Thanh niên gì, mặt mũi sáng sủa, cao ráo mà sợ ma!
    - Mặc kệ tui! Chê bai gì cũng được miễn đừng ở lại nhà đó buổi tối hoặc ra sau mộ Khánh Trang là được.
    - Anh tin có ma thật à?
    - Sao không?
    - Nếu em bảo, chính em giả làm chị Khánh Trang nhác ma người ta thì anh có tin không?
    - Anh nhớ rõ ràng bữa đó Khánh Trang tóc dài, còn em thì tóc ngắn. Làm sao giả được?
    - Sáng hôm sau em cắt tóc ngắn liền.
    - Nhưng mạ nói, tối đó em đi ngủ sớm?
    - Em làm bộ đi ngủ sớm rồi trốn đi chơi với con bạn. Nó đem xe gắn máy lên đón em.
    - Sao nó không chở em về mà để em đón xe anh?
    - Nó vừa đẩy xe ra cửa là em thấy xe anh từ rạp Hưng Đạo chạy đến, em vơ vội cái nón rồi chạy ra đón xe anh.
    - Anh vẫn không hiểu sao em bạo dạn quá vậy?

    - Em nói anh không được cười. Thấy anh đi ngoài phố, mặt ngơ ngáo...dễ thương. Em để ý... Con gái là rứa đó. Mấy đứa kia thương ai thì để bụng chứ em thương anh thì em phải cho anh biết.
    - Em không sợ anh sao?
    - Em mà sợ ai? Em là đệ tử thầy Suzuki ở võ đường Võ Tánh. Đai đen Karaté, đai nâu Judo. Em chọc ghẹo người ta được chứ ai dám chọc ghẹo em. Đứa nào cũng ngán em. Mà tính em ngang ngược lắm. Không có anh, chắc em ế chồng.
    - Nhưng sao em không nói thực mình là Hiển Nhơn, lại giả hồn ma chị Khánh Trang?
    -Nhác ma anh cho vui. Hơn nữa nếu anh biết thực là em, anh coi thường em thì sao?
    - Chuyện bay từ cây nầy sang cây kia cũng là em?
    - Em lấy cái áo đi mưa vào cột vào cây sào hái nhãn, cầm sào chạy một vòng quanh hàng rào. Em chỉ làm một lần thôi, người ta thêm thắt vô thành rùng rợn. Bây giờ hết tin ma quỉ chưa? Anh phải thăm mộ chị Khánh Trang kẻo mạ giận.

    - Anh vẫn tin là có linh hồn. Người chết chưa phải là hết. Hôm Tết, nhờ người khuất mặt báo tin Việt Cộng đánh quận, nếu không anh tiêu bữa đó rồi.
    - Người khuất mặt nào báo tin? Sao không nghe cậu Bá em kể?
    - Thực tâm, anh và cậu Bá tin chuyện đó, nhưng không kể ra, sợ người ta cười mình mê tín. Nó như thế nầy. Khuya đêm ba mươi Tết, anh ngủ ngoài quận, khoảng một giờ, anh đang ngủ thì có ai kéo chân anh hai ba lần còn gọi "Dậy mau, chúng vào giết chết!"

    Vợ hắn tái mặt, đến bên hắn, nép vào chồng như sợ hãi điều gì.
    - Để em kể chuyện nầy anh nghe. Tết vừa rồi, sau khi mạ và em cúng Giao Thừa xong, em vào phòng nằm ngủ. Trong giấc ngủ, em mơ thấy chị khánh Trang đi vào, kéo tay em đi đến một nơi rất lạ, tối thui, nhưng em lại thấy có nhà cửa, chung quanh là hàng rào.
    Ngoài hàng rào, em thấy rất nhiều người, mặt mũi dữ tợn, đang bò vào. Họ ôm súng có gắn lưỡi lê. Chị Khánh Trang kéo em vào một căn phòng nhỏ, thấy anh nằm ngủ trên giường. Hai chị em cố lôi chân anh và la to "Dậy mau, chúng vào giết chết!" Vậy mà anh ngồi dậy rồi lại nằm xuống ngủ tiếp. Hai chị em kêu mãi...

    Em không nhớ sau đó thì sao, nhưng khi tỉnh dậy em còn khóc vì sợ cho anh. Từ đó đến sáng, em không ngủ được. Mới sáng sớm thì có người nhà cậu Bá đến báo Việt Cộng đánh quận, cậu và anh được đưa vô quân y viện Nguyễn Tri Phương, em chạy vô, thấy anh nằm im, em tưởng anh chết rồi, em khóc quá, sau bác sĩ bảo anh không sao cả, em mới yên tâm.

    Hắn hôn vợ:
    - Bây giờ mình lên nhà mạ, anh sẽ ra mộ chị Khánh Trang, thắp nhang cám ơn chị đã cứu anh, đúng hơn cứu cả quận Phong Điền.


    Phạm Thành Châu


  3. #3
    Biệt Thự HXhuongkhuya's Avatar
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    4,662



    Chị Thuỵ Khanh mến, Chuyện ma này hơi dài hình như là tác giả có thêm ( lồng vào ) vào chuyện tình dễ thương .Ngày bé nghe cậu của HX kể chuyện này vừa thích vừa sợ chị ạ .

    Chuyện ma này được diễn đọc thành audio chắc hấp dẫn . Không biết Chiều còn nhã hứng làm thêm một audio chuyện ma khác nữa không ? ( icon này Chiều hay dùng , chị coi lém lỉnh không ?)

    Chiếc Xe Trâu Của Phùng Quán thì HX cũng đọc qua rồi , nhưng không nhớ đọc ở đâu .
    Cám ơn chị sưu tầm , HX vào ĐT dạo đọc trong giờ ăn trưa vừa vặn hết giờ .
    Last edited by HXhuongkhuya; 10-07-2015 at 02:28 PM. Reason: Khi post không hiểu sao bị thiếu mất một hàng chữ ....

  4. #4
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Quote Originally Posted by HXhuongkhuya View Post



    Chị Thuỵ Khanh mến, Chuyện ma này hơi dài hình như là tác giả có thêm ( lồng vào ) vào chuyện tình dễ thương .Ngày bé nghe cậu của HX kể chuyện này vừa thích vừa sợ chị ạ .

    Chuyện ma này được diễn đọc thành audio chắc hấp dẫn . Không biết Chiều còn nhã hứng làm thêm một audio chuyện ma khác nữa không ? ( icon này Chiều hay dùng , chị coi lém lỉnh không ?)

    Chiếc Xe Trâu Của Phùng Quán thì HX cũng đọc qua rồi , nhưng không nhớ đọc ở đâu .
    Cám ơn chị sưu tầm , HX vào ĐT dạo đọc trong giờ ăn trưa vừa vặn hết giờ .
    Cảm ơn HX ghé đọc và để lại cảm nhận, thêm hỏi thăm sức khỏe tk bên nhà Nguyệt Hạ nữa.

    Sau khi vô thuốc, tác dụng phụ của chúng hành mình cũng vài ngày. HX an tâm, khi nào mệt là k nghỉ, như hôm nay vậy.

    Trở về truyện HMTĐTK ở trên, HX nói đúng, dài thật đó. Chữ viết chi chít, sợ độc giả mệt mắt, tk phải tăng cỡ chữ và cách đoạn nên làm xong là mệt phờ.

    tk biết Phong Điền vì quận này nằm trên đường từ Quảng Trị vào Huế nhưng gần Huế hơn.
    Lần nào có dịp theo cha vào cố đô, tk cũng thấy ông lính gác cầu Phong Điền và ông già trao đổi chào, dù cha tk không xuống xe.

    tk thấy chuyện ma này hiền và có hậu.

    Như vậy trưa nay HX không ăn gì hở, tội k to quá!

    Last edited by thuykhanh; 10-07-2015 at 06:08 PM.

  5. #5
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    NGƯỜI ĐÀN ÔNG SỐ VẤT VẢ



    Nguyễn Thị Thanh Dương



    Năm tôi lên 9 anh Cu 12 tuổi, anh đang học lớp 6, tôi cùng lớp cùng tuổi với con Hảo em út anh
    nhưng tôi chơi với cả ba anh em nhà anh vì chúng tôi ở cùng xóm, hai nhà chỉ cách nhau vài căn..

    Từ trong gia đình đến hàng xóm toàn gọi anh là Cu, chẳng cần biết tên thật anh là gì.. Những bà
    hàng xóm thường réo tên anh thoải mái:
    – Cu, mẹ mày có nhà không?
    – Thằng Cu, ra mà xem con em gái mày đang bị ngã ngoài ngõ kìa

    Hảo đã giải nghĩa cho tôi Cu là tên loài chim Cu chứ không phải nghĩa “kia”, nhưng tôi vẫn lanh chanh
    hỏi lại anh cho chắc:
    – Anh Cu ơi, tên anh nghĩa là loài chim Cu hay là………..
    Anh trợn mắt và tức giận búng vào tai tôi đau điếng không cho tôi nói hết câu::
    – Con nhỏ nhiều chuyện, tên Cu chỉ là tên gọi ở ngoài, tao tuổi con khỉ tên là Thân mày nhớ chưa?
    Tôi vừa nói vừa bỏ chạy vì sợ bị anh búng tai lần nữa:
    – Em cứ gọi là anh Cu, dễ nhớ hơn.

    Cha anh mất sau một cơn bạo bệnh cách đây hai năm, thế là gánh nặng gia đình một mình mẹ anh
    lo toan, bác gái phải chạy chợ từ sáng sớm đến chiều buông mới về, bác bán hàng ở chợ Gò Vấp.
    Ở nhà anh Cu bỗng trở thành người nội trợ chăm sóc hai em là thằng Toàn và con Hảo, sáng anh
    đi học trưa về là đâm đầu vào bếp nấu cơm rồi giặt giũ quần áo, quét dọn nhà cửa và làm đủ thứ việc
    trong nhà..
    Tôi thường sang nhà anh chơi với Hảo và Toàn, có nhiều lúc tôi ngồi chồm hổm xem anh Cu thái quả bầu,
    vo gạo, xem anh rán trứng, …cho tới lúc ba anh em ngồi vào mâm cơm tôi cũng chưa chịu về để anh Cu
    phải mời:
    – Mày có muốn ăn cơm không?
    Tôi mừng rỡ:
    – Cho em ăn với…
    Thằng Toàn thì lườm tôi:
    – Sao mày không về nhà mày ăn cơm ngon hơn, ở đây cơm nhà nghèo…
    Tôi ăn cơm với trứng rán lộn xộn mà thấy ngon lành nên đáp thật thà :
    – Anh Cu nấu ăn ngon hơn.
    Anh Cu giải thích:
    – Trứng rán với một tí mỡ đảo lộn xộn lên làm gì mà ngon cho được, tại mày ăn cơm nhà lạ nên cảm
    thấy ngon .
    – Em nói thật mà, với lại em thích ăn cơm nhà anh vui hơn.. Ở nhà mẹ em cứ bắt ăn cơm với ruốc
    cho lành, ăn thịt cá cho bổ, em ngán lắm.
    Ngoài món trứng rán lộn xộn tôi ăn món canh bầu nấu với tôm khô cũng thấy ngon hơn nhà mình. Lạ thật,
    chẳng lẽ anh Cu có tài nấu ăn đến thế.

    Tôi ăn chực nhà anh Cu vài lần thành quen, thành ghiền, có lần tôi lẽo đẽo theo anh ra sàn nhà sau nhìn
    anh rửa bát và …năn nỉ:
    – Mai mốt em lớn anh Cu lấy em nhá, nấu cơm với canh bầu trứng rán lộn xộn cho em ăn nhá…
    Anh Cu bỗng đỏ mặt mắc cở, anh lấy tay hất nước trong chậu rửa bát vào người tôi và đuổi tôi::
    – Con nít con nôi ăn nói tầm bậy…về nhà mày đi.

    Một buổi chiều thứ bảy tôi sang nhà anh Cu chơi như thường lệ, vừa vào trong nhà thì cũng là lúc có
    hai chị nữ sinh mặc áo dài trắng dắt xe đap dừng lại trước cửa nhà anh, tôi đoán là bạn học cùng lớp
    với anh, không thấy anh ở nhà trên tôi biết anh Cu đang ở dưới bếp nấu cơm nên gọi ầm ĩ lên:
    – Anh Cu ơi, anh Cu ơi…có bạn anh đến..
    Gọi to thế mà chưa thấy anh lên, từ dưới bếp nhìn lên nhà trên anh Cu có thể thấy thấp thoáng hình dáng
    hai cô bạn anh rồi mà, tôi liền chạy xuống bếp thì thấy anh đang vội vàng bắc nồi canh bầu ra khỏi bếp,
    xong anh quay ra….kéo tai tôi thật đau và mặt anh đỏ bừng lên vì tức giận:
    – Sao mày gọi tên Cu thế hả ? này…này…lần sau chừa không được gọi Cu nếu có bạn tao đến chơi.
    Anh lau tay, sửa lại quần áo cho ra vẻ dù chẳng chỉnh tề thêm là bao và đi lên nhà, tôi đi theo thấy
    hai chị nữ sinh nhìn anh cười cười và thay nhau trêu đùa:
    – Hình như ở nhà bạn có tên…gì lạ lắm nhỉ?
    – Ừ, tên …. nghe kêu lắm…
    Anh Cu lại đỏ bừng mặt và liếc nhìn tôi với vẻ…căm hờn. Tôi cảm thấy mình có lỗi bèn tìm cách chuộc tội,
    tôi khoe:
    – Hai chị ơi, anh C…
    Suýt nữa thì tôi lại nói anh Cu, may mà tôi dừng kịp và vội vàng sửa lại:
    – Anh Thân đang nấu cơm dưới bếp, anh ấy nấu cơm rất giỏi, ngày nào anh cũng cho nhà ăn món canh bầu
    và trứng rán lộn xộn ngon lắm…
    Tưởng rằng lời khen của tôi sẽ làm anh vừa lòng hãnh diện không ngờ anh lại ném cho tôi cái nhìn tóe lửa
    làm tôi ngạc nhiên và e ngại không dám ở lại nhà anh mà lủi thủi đi về..

    Hôm sau tôi sang chơi nhà anh Cu, anh vẫn không tha cho tôi, anh vẫn còn giận lắm:
    – Tại sao mày lại kể với hai bạn là tao nấu cơm hả?
    Tôi cãi ngay:
    – Thì ngày nào anh chẳng nấu cơm, em nói có gì sai đâu..
    – Nhưng đấy không phải là công việc của con trai. Còn nữa, sao mày lại khai ra nhà tao toàn ăn cơm với
    trứng và canh bầu hả?
    Tôi lại cãi:
    – Em thấy anh hay nấu món ấy, mà hai món đều ngon. Anh sợ gì? Thế lần sau em sẽ kể thêm món rau
    muống luộc và đậu hũ kho hả anh?
    – Trời ơi, sao mày ngu thế. Không kể gì hết, hiểu chưa?
    Thấy anh càng giận thêm tôi sợ hãi líu ríu:
    – Vâng, em…. hiểu rồi.
    Mà thật ra tôi không hiểu gì cả. Anh giỏi giang, anh nấu ăn ngon mà sao lại cấm tôi không được khoe
    cho người khác biết.?

    Chúng tôi vẫn ở chung xóm và lớn lên, tôi vẫn gọi anh bằng tên Cu như bấy lâu nay trong nhà và
    hàng xóm vẫn gọi, chẳng ai thắc mắc hay ngại ngùng gì cả. Tên Cu cũng bình thường như bao cái tên khác.
    Càng lớn tôi càng thấy tên Cu của anh…kỳ kỳ và đã hiểu ra cha mẹ anh gọi âu yếm thế vì anh là con trai,
    cũng như con gái thì người ta hay gọi là cái Gái, cái Tẹt gì đó để phân biệt giới tính, chứ không phải đặt
    tên anh cho giống loài chim Cu như Hảo đã nói cho đỡ “quê “ anh của nó.
    Anh Cu đã là một thanh niên, anh vẫn ngoan hiền đảm đang thay mẹ lo cơm nước chăm sóc hai em và
    làm bao nhiêu công việc nhà.

    Năm tôi 14 tuổi tôi biết mắc cỡ không ngồi lì nhà anh để đợi anh Cu mời ăn cơm nữa, mà anh có mời tôi
    cũng chẳng dám ăn. Món trứng rán lộn xộn và canh bầu anh nấu vẫn là món ngon trong đời tôi.
    Tôi cũng hiểu ra nhiều điều, vì quả bầu và trứng là món rẻ tiền nên nhà anh ăn thường xuyên chứ không
    phải là món họ yêu thích.
    Nhà anh dọn đi nơi khác, đến gần chợ Gò Vấp để mẹ anh thuận tiện việc đi lại buôn bán
    Chia tay ba anh em mà tôi chỉ nhớ một người, chỉ nhớ anh Cu .
    Từ nhà tôi đến chợ Gò Vấp không xa, chỉ chừng hai cây số nhưng tôi không thể ngày nào cũng sang nhà
    anh Cu chơi được nữa.
    Hôm anh về thăm xóm cũ, vừa trông thấy anh tôi mừng rỡ chạy ra và kêu lên không kềm hãm được::
    – Anh Cu…anh Cu…
    Lạ quá, anh không tức giận khi tôi gọi anh bằng cái tên này dù anh đã là một thanh niên cao ráo đẹp trai.
    Anh 18 tuổi rồi.
    – Em và bố mẹ em có khỏe không?
    Dĩ nhiên bây giờ anh không xưng hô với tôi “mày, tao” nữa. Tôi cũng biết điều tự ý sửa lại:
    – Cả nhà em vẫn bình thường, hôm nọ Hảo nói với em là anh Thân đã thi đậu vào đại học sư phạm phải không?
    – Ừ, anh sẽ học sư phạm
    – Anh giỏi qúa, giỏi việc nhà lại học giỏi nữa.
    Anh không e ngại như xưa mà còn đùa:
    – Số anh…vất vả mà, bây giờ anh cũng vẫn vừa đi học vừa nấu cơm và chăm sóc hai đứa em chứ đã xong đâu.
    Này, anh vẫn còn làm món trứng rán lộn xộn và canh bầu, em dám…ăn không?
    Tôi vẫn nhớ lời tôi đã năn nỉ và mong ước mai này lớn lên anh Cu sẽ cưới tôi vì tôi thích ăn hai món này
    của anh. Anh còn nhớ không hay anh chỉ vô tình nhắc lại?
    Hình ảnh anh Cu ngày xưa và bây giờ luôn ở trong trái tim tôi, một thứ tình cảm nhẹ nhàng, trong veo,
    là tình trẻ thơ hàng xóm lâu năm, tình bạn hay tình của tuổi mới lớn bâng quơ ?

    Hai năm sau cả nhà tôi đi xuất cảnh sang Mỹ, tôi không có dịp tham dự ngày anh ra trường tốt nghiệp
    đại học như có lần tôi đã hứa với anh, mà ngược lại anh là người đưa tiễn tôi ra phi trường cái điều mà anh
    và tôi đều không hẹn trước..
    Hôm ấy tôi buồn lắm chỉ nhìn anh mà không nói nên lời, mãi tôi mới nói được:
    – Chúc anh ở lại bình an, anh sẽ ra trường và dạy học giỏi nhé..
    Anh cũng buồn buồn:
    – Sang Mỹ em có thèm ăn món trứng rán lộn xộn và canh bầu nấu tôm khô thì một ngày nào đó về đây
    anh sẽ nấu mời em..

    ******************
    Sau khi tôi sang Mỹ anh em Hảo và tôi thỉnh thoảng có liên lạc qua lại.
    Rồi tôi và anh Cu đều đã có gia đình riêng, mỗi người bận rộn cuộc sống của mình,
    Tôi và anh Cu hai phương trời cách biệt, hai cuộc đời, hai lối rẽ khác nhau.

    Anh em Hảo và tôi không thân như thuở nhỏ nữa, những người bạn hàng xóm cũ của tôi đã nhạt phai dần
    theo chồng chất của thời gian và cuộc sống..Tất cả chỉ còn trong kỷ niệm.
    Bỗng một hôm tôi nhận được điện thoại từ anh Cu. Thì ra gia đình riêng của anh đã xuất cảnh sang Mỹ
    nhiều năm nay.
    Anh vừa tình cờ gặp một người hàng xóm cũ nào đó ở Mỹ và người này cho số điện thoại của vài hàng xóm
    khác, trong đó có số điện thoại của tôi để anh Cu hỏi thăm hàng xóm láng giềng nơi xứ lạ quê người..
    Khi tôi hỏi thăm gia đình anh thì anh Cu nói rất ít và chỉ nói chung chung. Anh hẹn khi có dịp sẽ nói nhiều hơn..

    Tôi không là đứa trẻ con năm xưa xồng xộc chạy vào nhà anh và biết hết mọi ngõ ngách tâm tư của
    cuộc sống từng người trong nhà anh nữa..
    Và tôi cũng chỉ khoe với anh là các con tôi đã ăn học trưởng thành.
    Thế là tôi và anh Cu cùng nhau nhắc lại những kỷ niệm xưa nơi xóm nhỏ khi chúng tôi còn nhỏ.
    Ngày liên lạc được với tôi cũng là dịp con thứ hai của anh tốt nghiệp đại học, anh mời vợ chồng tôi tham dự,
    anh nhắc lại ngày xưa tôi đã không thể tham dự anh ra trường thì ngày nay hãy dự ngày ra trường của con
    anh và cũng là dịp bạn bè gặp lại..
    Tôi đã vui vẻ nhận lời.
    Nơi anh Cu ở cách nơi tôi không xa, chỉ gần một tiếng lái xe.
    Tôi lái xe đến nhà anh, đây là lần đầu tiên chúng tôi tái ngộ kể từ ngày tôi đi xuất cảnh năm tôi 17 tuổi.
    Vừa thấy anh, y như ngày xưa, hôm anh từ Gò Vấp lần đầu tiên trở về thăm xóm cũ tôi lại bật thốt lên mừng rỡ :
    – Anh Cu……
    Anh tuổi con khỉ tên Thân tôi biết thế mà sao vẫn cứ quen miệng gọi là anh Cu . Có lẽ cái tên anh Cu đã
    thân mến in sâu vào tâm khảm tôi suốt cả thời trẻ thơ .
    Anh chẳng phiền toái tôi chút nào vì tôi vẫn dùng cái tên mà ngày xưa tôi đã có lần làm anh mắc cở với bạn bè,
    trái lại nét mặt anh cũng vui mừng rạng rỡ.

    Anh ngạc nhiên thấy tôi đi một mình, bây giờ tôi mới kể anh nghe chồng tôi đã qua đời cách đây vài năm
    vì một tai nạn xe cộ khủng khiếp đã làm tôi bàng hoàng đau đớn, vì lẽ đó nên tôi ít khi nhắc đến cái chết
    của chồng.
    Tôi ngạc nhiên hơn khi biết chuyện gia đình anh, người vợ đã lìa bỏ chồng con đi theo tiếng gọi tình yêu khác,
    anh đã ở vậy nuôi hai đứa con ở tuổi dở dang như các em anh ngày nào.
    Anh từng có kinh nghiệm chăm sóc hai em nên săn sóc hai con rất chu đáo kể cả công việc nấu nướng
    cho con từng bữa ăn,. Căn bếp vắng lạnh không có bóng dáng người mẹ đã có người cha thay thế….

    Suốt những năm qua anh không nghĩ đến chuyện tái hôn chỉ vì muốn gần gũi để thương yêu bù đắp cho
    các con đã thiếu thốn tình mẹ, để các con không bị tổn thương thêm lần nữa. Mẹ đã bỏ rơi chúng, nếu cha
    sau đó cũng tìm hạnh phúc mới lấy vợ khác chúng sẽ cảm thấy bơ vơ và tủi thân dường nào.

    Tôi cảm phục anh đến nghẹn ngào:
    – Anh là một người cha tốt, là một người đàn ông tốt, từ khi người đàn ông trẻ con 10 tuổi cho đến bây giờ..
    Người đàn ông có tâm hồn bao la yêu thương và biết cả nấu cơm quét nhà giặt giũ, biết chăm sóc người thân
    của mình .….
    Anh lại vui đùa :
    – Ngày xưa anh đã nói với em anh là người đàn ông có số vất vả mà.

    Tôi và anh cùng lẻ loi cô độc, có phải ông trời cố tình xô đẩy cho chúng tôi gặp lại nhau không?
    Sau lần hội ngộ ấy anh và tôi dần dần thân nhau lại như xưa, anh thường lái xe từ thành phố anh
    đến thành phố tôi..
    Hảo từ Vệt Nam được tin tôi và anh Cu đã gặp lại nhau nó mừng vui lắm luôn gọi phone nói chuyện
    để khuyến khích chúng tôi đến với nhau vì các con của tôi và con anh đều đã trưởng thành . Hảo nói với tôi::
    – Ngày nhỏ bạn thích anh Cu lắm mà, khi lớn bạn cũng thích anh ấy nhưng đã vội ra đi, tuy bạn không nói ra
    nhưng chơi với bạn, gần gũi bạn, tôi đã hiểu thế.. Bạn có biết là anh Cu đã mơ ước sau khi tốt nghiệp đại học
    sư phạm anh sẽ hỏi cưới bạn làm vợ không? Ngày bạn đi anh Cu buồn và hụt hẫng như một người vừa đánh
    mất tương lai.
    Tôi cũng buồn và cảm thấy hụt hẫng như thế. Tôi và anh cùng tâm trạng mà cùng non trẻ vụng về chưa ai kịp
    nói lời yêu…..
    Không cần cô em út nói giùm..Anh đã đến thăm tôi với một bó hoa hồng đỏ thắm để cầu hôn tôi:
    – Anh xin cưới em nhé. Em còn yêu anh không?
    Tôi vờ ngây thơ vì chẳng còn ngây thơ như xưa nữa :
    – Sao anh lại hỏi thế? Em yêu anh hồi nào mà còn hay hết ?…
    – Anh còn nhớ có con bé năm lên 9 tuổi đã lẽo đẽo theo anh ra sàn rửa bát sau nhà năn nỉ anh mai mốt
    lấy em,
    nấu canh bầu, trứng rán lộn xộn cho em ăn. Ngoài hai món “đặc sản” nhà nghèo ấy từ ngày chăm sóc
    hai con anh còn biết nấu những món ăn Âu Mỹ nữa ……
    – Em chỉ thích ăn món “nhà nghèo” của anh thôi, trứng và canh bầu nấu tôm khô thôi.. Thế thì số anh
    vẫn…khổ, vẫn vất vả. Ngày xưa nấu nướng hầu hạ cho các em của anh, rồi cho các con anh, nếu cưới em
    anh lại…phải nấu nướng cho em, cho cô vợ cuối mùa này nữa.
    Anh vui vẻ:
    – Chăm sóc cho những người mình yêu thương là anh vui rồi, anh tình nguyện làm người đàn ông số vất vả
    suốt đời.
    Tôi dịu dàng nắm bàn tay anh:
    – Em thử lòng và đùa với anh thôi, lẽ nào để anh chiều em mãi thế, em có còn là con bé hàng xóm của anh
    năm xưa đâu. Em sẽ thay đổi số mệnh cho anh, không để anh phải vất vả nữa. Em sẽ nấu cho anh những
    bữa cơm ngon để cám ơn anh ngày xưa từng mời em ăn cơm cũng như cám ơn anh đã thực hiện lời…năn nỉ
    của em, hôm nay xin cưới em …
    Anh kéo tôi sát vào người anh và ôm tôi, vòng tay đàn ông yêu thương che chở, vòng tay này đã từng của
    hai em anh, của hai con anh và hôm nay thuộc về tôi:
    – Cho anh xin lỗi ngày xưa đã mấy lần nổi giận búng tai và nhéo tai em nhé. Em biết không, khi ở tuổi lớn lên
    anh đã từng mong được bên em để nói lời xin lỗi này..
    Tôi nũng nịu trách:
    – Anh nhắc lại chuyện cũ em bắt đền anh đấy. Làm sao bây giờ? chả lẽ em…nhéo lại tai anh ?
    – Đừng em, anh sẽ đền em bằng những nụ hôn, tuy muộn nhưng vẫn là những nụ hôn đầu đời của tình yêu
    đầu đời chúng ta nhưng vì duyên số nên đến gần cuối đời chúng ta mới đến với nhau.

    Nguyễn Thị Thanh Dương.
    ( May 10, 2016)

  6. #6
    Truyện “người đàn ông số vất vả” chị Khanh mang về dễ thương quá.
    Cảm ơn chị thương nhiều nhiều. Em đang tìm chọn một số truyện ngắn như thế này.

  7. #7
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Quote Originally Posted by kim View Post
    Truyện “người đàn ông số vất vả” chị Khanh mang về dễ thương quá.
    Cảm ơn chị thương nhiều nhiều. Em đang tìm chọn một số truyện ngắn như thế này.
    Cảm ơn Kim

    Chiều nay chị chụp được vị này ở sân sau, dễ thương không?
    Nếu có truyện nữa, chị sẽ đăng vào đây và tùy em chọn nha.

    Big hugs to you!






    PS: Quành lại chào HX
    Last edited by thuykhanh; 06-14-2016 at 09:00 PM.

  8. #8
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Quote Originally Posted by thuykhanh View Post



    Cách đây 2 , 3 năm trên sân thượng cũng có một con ...mới đây tôi nhìn thấy 3 con dạo chơi , buổi trưa nghe tụi nó gọi nhau nghe cũng thích .

  9. #9
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Quote Originally Posted by hoài vọng View Post
    Cách đây 2 , 3 năm trên sân thượng cũng có một con ...mới đây tôi nhìn thấy 3 con dạo chơi , buổi trưa nghe tụi nó gọi nhau nghe cũng thích .
    Con này mới chừng hơn tháng tuổi anh Hoài à. Chim mẹ ấp trứng ở phía ngoài cửa sổ nhà bà hàng xóm,
    đối diện với phòng máy vi tính nên tôi biết. Còn một con nữa, cả hai chưa dạn bay nên còn quanh quẩn
    nơi sân sau. Tên nó là chim Cu đất, phải không?



    Tôi không biết chúng kêu ra sao nhưng mấy con chim sẻ thì ríu rít suốt ngày.

  10. #10
    Biệt Thự chieubuon_09's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,154
    Chào chị Thuỵ Khanh, em đi theo text của Kim để đọc mẫu truyện ngắn NGƯỜI ĐÀN ÔNG SỐ VẤT VẢ, truyện dễ thương, cảm động, và kết thúc có hậu, đã làm cho Chiều chợt nhớ đến người đàn ông mà em mỏi mòn mong gặp lại hơn 10 năm chỉ để nói lời xin lỗi, và em đã gặp được như đã trút xuống một tãng đá nặng trĩu trên vai mình, phần kết cuộc không được như trong truyện nhưng em vẫn vui và hạnh phúc khi biết được anh ta vẫn mạnh khoẻ.

    Cám ơn chị đã bỏ công tìm kiếm và chia sẻ cùng Phố
    Last edited by chieubuon_09; 06-15-2016 at 05:42 PM.

 

 

Similar Threads

  1. Truyện dịch của Lan Huệ
    By Lan Huệ in forum Truyện
    Replies: 96
    Last Post: 10-03-2013, 10:43 PM
  2. Truyện Lúc 0 Giờ
    By tieulyphidao in forum Truyện
    Replies: 4
    Last Post: 03-24-2013, 09:11 AM
  3. Thơ-Truyện Kiều
    By tranthanhxuan1959 in forum Làm Quen/Nhắn Tin/Hỏi Đáp
    Replies: 0
    Last Post: 11-30-2012, 06:00 AM
  4. Truyện ngắn của Mưa PN
    By Mưa PN in forum Truyện
    Replies: 16
    Last Post: 11-02-2012, 09:30 PM
  5. Truyện về tu bụi
    By phuongg in forum Truyện
    Replies: 0
    Last Post: 02-07-2012, 07:43 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:31 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh