Register
Page 5 of 5 FirstFirst ... 345
Results 41 to 50 of 50
  1. #41
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Cuộc Vượt Thoát Kỳ Diệu








    Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù QLVNCH


    Hồi Ký từ Mặt Trận Khánh Dương. Đèo M’s Drak – Cuối Tháng 3/1975

    Lời giới thiệu Của NT Trung Tá Bùi Quyền, TĐT TĐ5ND:

    Bác sĩ Liêm là Y sĩ trưởng cuối cùng của TĐ5ND khi tôi là TĐT. Trong trận Khánh Dương, khi theo lệnh BCH/ LĐ3ND triệt thoái về sau tuyến II, tức phía sau khu vực TĐ6ND.
    Tôi quyết định cho TĐ đoạn chiến và triệt thoái vào ban đêm. Khi ĐĐ54 dẫn đầu cánh quân B chạm địch, BS Liêm lại đi cùng cánh quân này vì còn chuyện trò tâm sự với Đại úy Huỳnh Quang Chiêu, ở gần nhà BS Liêm và là SQ được tôi chỉ định kèm cho Trung úy Vũ, tân ĐĐT/ ĐĐ54. Tr.Úy Vũ hy sinh và Đ.Úy Chiêu cùng BS Liêm mất tích. Khi về đến Sài Gòn tôi đến nhà 3 SQ này để phân ưu. Không ngờ khoảng 1 tuần sau, Quân cảnh Vũng Tàu liên lạc với TĐ để xin xác nhận có 2 SQ tên Chiêu và Liêm theo thuyền dân cập bến Vũng Tàu và nhất là họ mang theo chiến lợi phẩm là súng AK-47 của VC. Sau khi xác nhận, ngày sau 2 vị này về Sài Gòn. Tôi rất vui song lúc đó BS Liêm chỉ kể qua loa chuyện vượt thoát của ông. Hôm nay được đọc bài BS Liêm viết chi tiết về cuộc vượt thoát này, tôi rất vui và xin giới thiệu với bạn đọc câu chuyện vượt thoát hy hữu của 1 y sĩ quân y nhẩy dù.


    Đã 42 năm qua, tôi những tưởng câu chuyện vượt thoát y như phim ảnh nầy đã chìm vào dĩ vãng. Nào ngờ các bạn Mũ Đỏ gần xa yêu cầu tôi nên ghi lại để được tỏ tường Nhảy Dù là Cố Gắng. Tôi cố gắng nhớ lại để không phụ lòng anh em mong đợi.

    Ngày 1 (28/3/1975): Trời chiều của Tháng 3 thật là nóng bức. TĐ5 ND đóng trên sườn đồi gần đèo M’Drak. Đó là khúc đường trên Quốc Lộ 21 dài khoảng 20 Km. Đầu đèo cách Ban Ma Thuột (hay Ban Mê Thuột) 96 Km. Đoạn đường đầu đèo dài 4 Km nằm giữa hai dãy núi khácao, vách núi dựng đứng. Núi Chu Kroa cao 958 m về phía Bắc. Các triền núi nhỏ hơn màđỉnh cao nhất là 609 m về phía Nam. Các bạn cũng biết, Quốc Lộ 21 nằm giữa Quận Khánh Dương và Quận Ninh Hòa. Từ trên đồi cao, tôi nhìn qua Quốc Lộ 21 là Buôn Làng M’Mo của người ÊĐê với chừng năm ba mái nhà sàn xưa cũ. Tiểu Đoàn có nhiệm vụ ngăn chặn địch từ Ban Mê Thuột kéo về Nha Trang. Tôi nhìn thấy nhiều Thiết Vận Xa M113 án ngữ trước Buôn M’Mo, gần cây cầu xi măng trên Quốc Lộ 21.

    Tất cả đều ở tư thế sẳn sàng chiến đấu. Pháo địch bắt đầu rơi, băng qua ngọn đồi rồi rớt ầm đâu đó dưới chân đồi. Tiểu Đoàn vô sự. Đêm xuống dần, Trung Tá Bùi Quyền, TĐT TĐ5 ND tiên liệu địch sẽ trèo lên đồi theo chiến thuật tiền pháo hậu xung nên ra lệnh cho mọi người đều phải sẳn sàng. Trời tối đen như mực, dưới đồi có tiếng chân người đạp lá rừng nghe xào xạc, có vẻ như rất đông người đang bò lên đồi. Lệnh triệt thoái, đi hàng một, im lặng, súng cầm tay, đạn lên nòng; cả tiểu đoàn di chuyễn theo nhau về hướng Đông Nam. Lúc đó là 7 giờ tối. Tôi đi theo theo Tr. Tá Quyền, cố gắng đi gần ông. Phải cố gắng lắm vì trời tối quá, đường đồi nhiều cỏ tranh và khó bước vì trơn trợt. Cũng may có Đại Úy Chương lâu lâu gọi khẻ “Bác Sĩ đâu rồi”.

    Khoảng 10 giờ đêm thì Tiểu Đoàn dừng lại trên một ngọn đồi thấp. Pháo địch từ chân đồi phóng lên, nhìn rất đẹp y như mấy trái hỏa châu, hướng về TĐ 5 và nổ loạn xạ. Phân tán nhanh. Phân tán nhanh. Mọi người phóng nhanh về điểm hẹn để trực thăng xuống bốc. Tôi lạc đàn từ phút ấy!!!

    Ngày 2 (29/3/1975): Nhiều tiếng hét đồng loạt “hàng sống chống chết” vang lên hung bạo và đầy hận thù từ dưới đồi dần dần to hơn, rõ hơn. Miệng tôi đắng lạ thường, tay chân tôi luống cuống, mắt tôi may còn kính cận thị chưa bị rớt. Tôi chui lẹ vào đám rể cỏ tranh rậm rạp mọc cao hơn đầu người, sau khi còn đủ trí khôn lăn long lóc xuống chân ngọn đồi nhỏ. Lúc này, địch dàn hàng ngang, cầm AK có lưởi lê nhọn gắn đầu súng, vừa đi vừa xâm xoi tìm lính Dù để đâm cho chết hoặc bắt làm tù binh. Trong số đó không có tôi.

    Tôi bình an vô sự. Lục soát đã ngưng, địch rút lui trong yên lặng. Suốt đêm đó tôi nằm yên, lạnh và ướt dưới đám cỏ tranh. Trổi dậy khi trời vừa sáng, tôi nghe có tiếng gọi của ai đó, nằm rất gần. Té ra là Minh, y tá Dù của tôi. Thầy trò mừng quá, ôm nhau và tôi lại có một túi cứu thương khá đầy đủ thuốc men do Minh trao lại “Em giao lại cho Bác Sĩ”. Hai thầy trò cứ nhắm hướng Đông màđi vì nghĩ đó là hướng biển, hy vọng gặp lại những người cùng cảnh ngộ với mình. Băng rừng mà đi, bụng đói, miệng khát. Nhưng hai thầy trò may mắn gặp được Thiếu Úy H. và Trung Sĩ Q. cùng 3 lính Dù của TĐ5.

    Riêng Th. Úy H. còn bản đồ hành quân và địa bàn, và mọi người vẫn còn súng M16 và lựu đạn. Ngày nghỉ, đêm đi, cả đoàn 7 người đều còn sức khỏe. Chúng tôi đạp nước theo dòng suối mà đi để địch không tìm ra dấu giày. Dọc đường dây điện thoại màu đen lẫn với lá rừng, nằm chơ vơ khi ẩn khi lộ thiên, đi không khéo đụng chạm, địch sẽ biết. Chúng còn khắc chữ K lên thân cây để chỉ hướng tiến quân về Nha Trang (dấu I và dấu < nhập lại thành chữ K, dấu < mủi nhọn là hướng tiến của địch) Nhờ có thuốc lọc nước Iodine mà chúng tôi uống nước dơ ngon lành. Lại có rau tàu bay và mấy con cua kẻ đá, chúng tôi ăn sống cho khỏi chết vì đói. Nhưng tôi bị kiết lỵ, dài dài cho đến ngày về đến Sài Gòn. Bình thường lính Dù ai cũng khỏe mạnh nên túi cứu thương không có thuốc trị kiết lỵ!

    Ngày 3 (30/3/1975): Đêm nay cả 7 người tiếp tục băng rừng, đi đầu là Th.Úy H. kếđó là tôi, sau tôi là y tá Minh, rồi đến A Chãy (Chãy có nghĩa là Trai) và 2 lính Dù, Tr. Sĩ Q. đi đoạn hậu. Chúng tôi yên lặng đi cách nhau 2 sảy tay, vậy mà đôi lúc người không nhìn thấy bóng bạn phía trước. Tôi nhiều lần kêu khẻ “Th.Úy chậm bước chút xíu”. Cây rừng đan dày đặc, có cây to gốc 3 người ôm mới giáp vòng. Trong đêm tối có cây màu đen, có cây màu trắng do vỏ cây có lân tinh chiếu sáng. Tôi đưa tay vịn một sợi dây mây, ai ngờ “rột một cái” dây đó rút lẹ lên trên cành cây to, đó là một con rắn lớn thòng xuống rình mồi. Thật hú hồn! Đoàn người cả đêm đi không ngừng vì ngó lại hướng đóng quân cũ thấy ánh lửa sáng rực xa xa, chắc là địch đang đốt cháy tại nơi chúng vừa chiếm đóng. Th. Úy H. nói “mình phải đi thật nhanh hơn nữa”.

    Ngày 4 (31/3/1975): Gần sáng, cả đoàn mệt và chân đã mỏi nhừ, tìm được một chổẩn núp khá an toàn là dưới một thân cây thật to bị đốn ngã nằm ngang do dân làm rừng để lại. Bố trí an toàn xong, cả đoàn nghỉ, nằm với lá cây phủ đầy người mà không dám thở mạnh. Đó đây, nhiều tiếng vượn hú “Húhu u u…Chóc chóc chóc” chúng gọi nhau trên các cây chà là rừng to cao để báo động có người. Lại còn có tiếng chim gì kêu nghe lạtai “cọc cọc cọc” y nhưđiệp khúc, nghe cũng ơn ớn. Những con vắt, đỉa và sâu đo, mấy ngày qua hút máu ở kẻ ngón chân và trong nách được chúng tôi “giải phóng” với cái bụng no nê đầy máu sau khi chúng tôi cởi giày ra và giủ áo mới thấy chúng còn bám chặc trong nách và các kẻ ngón chân. Miệng tôi đã khô đến nỗi không còn đủ nước bọt mà quyện với cỏ để dùng tay rứt chúng ra!

    Ngày 5 (1/4/1975): Đã xa vùng hỏa tuyến, chúng tôi thử đi ban ngày và ngủ vào ban đêm, nhưng vẫn cảnh giác đề phòng địch. Đang đi, bất chợt Th.Úy H. ra dấu dừng lại. Phía trước mặt, chỗ mấy cây cổ thụ to, có một đám lá rừng chất đống bất thường, một bầy ruồi nhăng bay lên với mùi hôi thối của xác chết!!! Địch đã giết chết nhiều lính Dù và lính Bộ Binh, tháo giày vì các xác đều chân trần, rồi phủ lá rừng che lại. Chúng tôi đứng nghiêm chào kính và ngậm ngùi chào tiễn biệt các anh hùng tử sĩ đã vị quốc vong thân. Mong các anh thông cảm cho chúng tôi phải vượt thoát lẹ, cầu mong các anh phù hộ cho chúng tôi về được đến nhà. Bước đi rồi, tôi mới thấy mặt mình sao ướt ướt! Có thể vì tôi vẫn còn nhớ khi học “Chinh Phụ Ngâm Khúc” của Đặng Trần Côn :

    “Hồn tử sĩ gió ào ào thổi. Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi. Chinh phu tử sĩ mấy người. Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn!”

    Trên đường đi, chúng tôi còn gặp các tử sĩ dụm năm dụm ba, phủ lá đầy ruồi nhặng và đã phân hũy, do địch giết hại. Đếm được 4 chổ như vậy, chúng tôi nghĩ là còn nhiều nữa trong cánh rừng Khánh Dương này.

    Ngày 6 (2/4/1975): Vẫn di chuyển hàng một với Th. Úy H. đi đầu và Tr. Sĩ Q. đoạn hậu. Ngày đi đêm nghỉ, chúng tôi đang đi vào vùng đất Cọp Khánh Hoà Ma Bình Thuận. Nhiều dấu chân Cọp được chúng tôi nhìn thấy gần các bụi tre gai rừng màu vàng sẩm. Đang đi cả đoàn phải ngồi thụp xuống, ô kìa, phía trước mặt, một bầy nai lông xám, chừng 8 con đang cúi đầu xuống uống nước hố bom, có một con nai đực có gạc to đứng canh chừng. Đừng bắn, đừng bắn, địch nghe tiếng súng M16 sẽ bao vây và chúng ta khó thoát. Cả đoàn nghe lời tôi, mặc dù ai cũng đói vì đã đi 5 ngày rồi. Đàn nai đánh hơi, thấy động, thoáng một cái đã biến nhanh vào rừng. Chúng tôi lấy bi đông ra lấy nước, sau khi bụm tay lấy nước rửa mặt và uống thật no. Tôi cảm thấy cũng không xong vì đói lâu ngày chỉ nên uống vài ngụm. Tiếp tục đi, độ nửa giờ sau, chúng tôi gặp một cái chòi che đậy bằng cành cây lá rừng.

    Chắc là địch di chuyển nhanh về Nha Trang nên bỏ trống. Dưới nền đất đào sâu đủ cho 3 người núp, chúng tôi gom được nhiều lương khô, là các bánh cơm và các thẻ đường vàng bọc ngoài giấy in đầy chữ tàu. Bây giờ, đoàn gặp phải một cái hào nước không sâu nhưng chạy dài về hướng Đông. Thôi đành phải lội, nước ngập tới ngực, súng phải kê cao khỏi đầu, đoàn lội hàng dọc, vén lau sậy mà đi.

    Vừa lên bờ, chúng tôi chạm trán 2 cán binh địch với 2 súng AK 47 chỉa thẳng vào và bắt tất cả chúng tôi buông súng. Gần đó có một ngôi chùa, chúng tôi bị 2 tên cán binh này dẫn độ về đó. Đến nơi chúng bắt chúng tôi ngồi chung một chổ ngoài hiên chùa. Chúng gom hết súng và lựu đạn của chúng tôi để một chỗ xa hơn trong chùa, xong cả 2 đứa bình tĩnh đi chiên cá chờ đơn vị bộ đội của chúng sắp về ăn cơm chiều. Chúng gác 2 cây súng AK gần bên chảo dầu đang sôi sùng sục thơm nức mùi cá chiên chừng 5 con vừa bắt ở dưới hào.

    – Hành động ngay. Hành động ngay. Th.Úy H. và Tr. Sĩ Q. bàn chuyện cướp súng và hạ 2 tên này. Kế hoạch được thi hành ngaytrong chớp nhoáng, 2 tên ngã quỵ vì đòn hội đồng với que củi tạ. Chúng tôi gom hết cá chiên vào 2 nón cối, quơ luôn 2 súng AK, dép râu cùng dây nịt bằng da nâu. Toàn là chiến lợi phẩm rất hữu dụng sau này trên đuờng vượt thoát gian nan. Thật nhanh và thật gọn, 7 người chúng tôi chạy nhanh ra khỏi chùa để tránh địch trở về biết được và truy lùng.

    Trời đã về chiều, ống cống thông thủy gần quốc lộ hiện ra cứu chúng tôi. Cả đoàn chui ngay vào và chạy thật lẹ trong đường cống có đường kính cao hơn đầu người. Đường tối om om, chân tôi đạp nước cống bì bõm, mồ hôi nhể nhại, người nóng, tim đập thình thịch. Ra khỏi đoạn đường ống cống là khoảng đất trồng bắp của dân quê vắng ngắt, chúng tôi dừng lại, xúm nhau bốc cá chiên còn nóng và ăn vội vàng. Thật tuyệt vời làm sao! Đói quá nên tôi chưa kịp nhai đã nuốt, may mà không bị hóc xương cá, hay là đã nuốt luôn xương cá nhỏ rồi chăng?! A. Chãy còn đi vào rẩy bẻ trộm bắp non được vài trái, xong cả đoàn chạy bang vào lùm cây trước mặt, thì trời đã tối hẳn, bỏ lại sau lưng tiếng la của dân làng và tiếng chó sủa truy đuổi. Lại một đêm ngủ trong rừng lá thấp, chúng tôi lấy Iodine bỏ vào bi đông nước để lắng chết mấy con đỉa nhỏ, uống ngon lành, chia phiên gác xong, tôi ngủ thiếp đi.

    Ngày 7 (3/4/1975): Khi mặt trời đã lên cao, chúng tôi tiếp tục đi về hướng Đông do địa bàn chỉ hướng. Khi qua một bụi tre cao có hai con chim nhỏ như chim cu, cứ bay trên đầu chúng tôi, một con kêu “te te”, con kia kêu “hoạch hoạch”, ai nuôi hay chim rừng? Chúng tôi sợ bị lộ nên cứ chạy thật nhanh để rút vào rừng cây trước mặt. Đến nơi, vừa lăng xuống đất nằm để thở, tôi nhớ lại chuyện Tấm Cám mà mỉm cười một mình “Te Te hoành hoạch, giặt áo chồng tao, phải giặt cho sạch, đừng phơi hàng rào, rách áo chồng tao” Đường đi bây giờ là con đường quanh co và xuống dốc, không còn những cây to và gai rừng cản trở nữa, nhưng vượt qua những khoảng trống thật không phải dễ.

    Để tránh địch thấy và bao vây bắt trọn, chúng tôi ngụy trang, người cắm đầy cành lá cây rừng địa phương. Bảy bụi cây người di chuyễn chậm qua các khoảng trống. Đến chân một gò cao, ô kìa có cây cam rừng nặng chĩu trái chín xanh xanh vàng vàng. Thế là chúng tôi xúm nhau rung gốc cây, thu được vài chục trái cam chín rụng xuống. Thôi rồi! nước cam đắng như nước trái khổ qua! Đàng kia có một cái mương nước đã khô nhưng kẻ đá chặn có nước nhỏ giọt, chúng tôi hứng được nửa bi đông.

    Đến chiều chúng tôi lọt vào vòng đai của Trung Tâm Huấn Luyện Dục Mỹ (Nha Trang). Tối hôm đó chúng tôi yên lặng nằm nghỉ bên mấy gò mả, nhưng lại thức giấc vì tiếng thở phì phò của vài con bò bị chủ chạy giặc bỏ lại. Tr.Sĩ Q. và ba lính Dù thịt con bò nhỏ, cắt một cái đùi bỏ vào ba lô và lấy lá gan còn nóng hổi chia cả đoàn cùng ăn sống cho đở đói. Gan bò sống, tanh, còn ấm, khó nuốt, nhưng đói quá, tôi cũng nuốt được. Bây gờ, bệnh kiết lỵ của tôi đã bớt nhiều, người gầy ốm và râu cũng mọc dài lưa thưa. Nhờ trời, hai chân tôi vẫn còn đi khỏe lắm.

    Ngày 8 (4/4/1975): Trời gần sáng, chúng tôi chạy vội lên một ngọn đồi, lên cao, ngắm nhìn biển đã hiện ra về phía Đông. Xa xa có một hòn đảo nhỏ, bản đồ hành quân ghi là Hòn Bà Lớn. Mặc kệ là Bà Lớn hay Bà Nhỏ, bằng mọi cách cả đoàn phải bơi qua bên đó vì Nha Trang sắp mất hay đã mất. Qua hòn đó rồi coi có chiến hạm Hải Quân mình vớt hay không? Cả đêm nằm suy nghĩ liên miên, tôi khấn vái liên tục mỗi khi thấy một sao sa trên bầu trời đầy sao, rồi khấn nữa khi nhìn xuống quốc lộ xa xa, cả một đoàn xe Molotova chở đầy lính địch ngụy trang lá rừng tiến về hướng Nha Trang.

    Ngày 9 (5/4/1975): Hừng sáng, cả đoàn chạy như điên xuống mé nước. Thật là kỳ diệu, nói ra không ai chịu tin, một chiếc ghe nhỏ cắm sào ở mé nước trong bờ lau sậy và rong biển. Tôi định gọi chủ ghe xin quá giang nhưng ghe vắng chủ. A. Chãy nhảy vào khoang ghe và kêu to “có cá kho. Có cá kho, Bác Sĩ ơi!” Thế là cả đoàn lại được một bửa tiệc Trời cho. Lập tức, 7 người chúng tôi leo lên ghe, nhưng A. Chãy xin ở lại về với bà Dì còn kẹt ở Nha Trang, nên cậu ta khóc từ giã, cởi hết quân phục bỏ lại, chỉ mặc áo thun quần đùi, đi chân không, chạy về phía cây số 4 trên quốc lộ hướng về Nha Trang.

    Sáu người còn lại, chia nhau 2 tay chèo, 2 tay gở ván làm chèo phụ, còn 2 người thì dùng 2 nón cối tát nước trong ghe để ghe nhẹ đi nhanh. Chúng tôi hì hục, vội vã chèo ghe qua Hòn Bà Lớn. Nắng lên cao, sóng biển không to, nhưng gió thì mạnh và lạnh. Ghe lại bị lổ mọt, hở, nước biển tràn vô. Phải chèo gấp, nước vô ghe sẽ chìm giữa biển! Độ 30 phút sau, ghe cập bến cát và đá ngầm, chúng tôi ướt át hoàn toàn, đem chiến lợi phẩm vào gấp và núp trong một góc đá để nghe ngóng tình hình, chờ hết mệt mới tính tiếp. Đến 10 giờ sáng, cả đoàn họp lại bàn chuyện. Nếu không thoát khỏi đây, thì chắc 6 người sẽ là tù binh của địch.

    Ngoài khơi, tuyệt không thấy bóng một chiếc tàu của Hải Quân Việt Nam mình. Mọi người buồn và suy nghĩ lung lắm. Tôi nghĩ không lẽ mình sẽ chết ở đây?! Ý nghĩ loé lên, đề nghị với Th.Úy H vàTr. Sĩ Q., tôi nói “Đã nằm trong lòng địch, tại sao mình không ăn mặc và nói năng giả làm địch, Th.Úy, Tr. Sĩ và tôi đội nón cối, mang AK và đi dép râu, còn 3 lính Dù thì trói lại, cởi giày làm như tù binh ngụy bị ta bắt được giải về Nam điều tra gì đó theo lệnh cấp chỉ huy. Tôi có cây súng lục nhỏ đi đầu làm chỉ huy, kế đó là Th. Úy, còn Tr. Sĩ cầm AK đi đoạn hậu canh 3 tù binh giả đi ở giữa. Tất cả quần áo Dù và giày, súng M16, nón sắt coi như chiến lợi phẩm, mình tọng vào cái bao tải lớn của bộ đội này rồi Tr. Sĩ mang đi sau chót. Phải đóng kịch cho thật khéo, lộ ra là chết cả đám”. Cả đoàn đồng ý làm theo kế hoạch của tôi, mọi sự phó cho Trời Phật giúp đở.

    Hóa trang xong, cả đoàn theo thứ tự di chuyển về phía Nam trên Hòn Bà Lớn. Chúng tôi gặp một nhà sư tuổi chạc trung niên, mặc áo vàng, trong cái chòi nung than cây bán vào đất liền đang làm việc đốt than. Nhà sư thấy chúng tôi, đứng lên, từ tốn hỏi “quý vị có cần bần tăng giúp gì không?” Tôi trình bày là tiến quân vào Nam, bắt được 3 tên ngụy hết sức nguy hiểm, lệng Đảng chỉ thị dẫn độ chúng vào Nam, ở đây có phương tiện đường thủy gì không.

    Sư bèn chỉ về cuối đảo này, có dân quân và dân làng chài có thể giúp đở cho các đồng chí. Chúng tôi cảm ơn nhà sư, và tiếp tục đi thong thả về phía cuối đảo mà trong lòng vô cùng căng thẳng, chưa biết lành dữ ra sao.

    Lúc đó là 6 giờ chiều, trời nhá nhem tối. Đang đi, chúng tôi bị rất nhiều dân quân bao vây, chúng nổ AK đùng đùng chỉ thiên bắt chúng tôi dừng lại. Xong chúng tiến lại gần, tên chỉ huy trông có vẻ nhà quê, hắn hỏi, tôi trả lời y như khi gặp Sư làm than. Chúng tạm tin và dẫn chúng tôi về làng chài mà không hỏi giấy tờ gì cả. Độ 1 giờ sau, chúng thắp đèn dầu và mời tôi ngồi, rồi rót trà mời uống và nói chuyện. Đến 10 giờ đêm, tên chỉ huy cho mấy dân quân dẫn chúng tôi ra một chiếc ghe chài lớn, trên đó có vợ chồng chủ ghe và 1 em bé còn ẳm trong tay, còn có 1 cậu dân làng theo phụ. Đám dân quân chào tạm biệt chúng tôi y như chúng chào các đồng chí của chúng.

    Ghe bắt đầu nhổ neo, chúng tôi thở phào thoát nạn. Máy ghe chạy tạch tạch thật mau, Nhưng Tr. Sĩ Q. vội la lên “Ê! chạy đi đâu? Tính chạy vào nội à?” Nhanh như chớp, Th.Úy H nhảy vào buồng lái, kê súng AK vào ngực chủ ghe bắt hắn lái về Nam theo hướng Sao Nam Tào đang loé sáng trên nền trời đêm. Cậu phụ ghe thấy mưu gian bị lộ, nhảy ùm xuống biển thoát thân Vợ chồng chủ ghe khai thật, là dân quân bắt họ lái ghe vào đất liền (nội) để giao cho bộ đội lập công. Bây giờ xin các ông tha cho, tụi tôi không dám về lại Hòn nữa, mà theo các ông về Nam, nhưng ghe sắp cạn dầu, không đủ dầu để về đến Vũng Tàu.

    Sẳn ngụy trang là địch, chúng tôi phải liều một phen nữa. Th.Úy H. đứng đầu ghe, Tr. Sĩ Q. ghìm súng AK ở buồng lái canh chừng tên chủ ghe đang cầm tay lái. Ở phía ngược lại đi về hướng Nha Trang có một ghe chài lớn mang cờ đỏ sao vàng đang lướt tới, đầu ghe có một cán binh địch cầm AK. Th.Úy H. cho ghe chậm lại. Tr. Sĩ Q. hét tên chủ ghe hãm tốc. Ghe bên kia, chưa biết chuyện gì, cũng hãm tốc. Khi 2 ghe cập lại, Th. Úy H. xưng đồng chí, nhờ giúp dầu để về đến Vũng Tàu giao 3 tên ngụy nguy hiểm này theo lệnh đảng. Lập tức 4 thùng dầu được chuyển qua ghe chúng tôi. Nhờ vậy chúng tôi đi suốt đêm, hướng về Nam.

    Ngày 10 (6/4/1975): Dọc đường biển, ghe chạy ngoài khơi, đất liền khó thấy. Nhưng Th. Úy H. canh địa bàn đúng hướng, im re không nói gì, tôi cũng yên bụng, nhưng lại ói vì say sóng. Uống thuốc vào thì bụng tôi lại yên. Ghe có ghé vào một đảo nhỏ để mua thêm dầu, chúng tôi kè sát vợ chồng chủ ghe vì sợ họ trốn mất. Cả đoàn bây giờ ăn mặc quân phục Dù lại như cũ. Chúng tôi cám ơn lẫn nhau cho màn đóng kịch gạt địch quá phiêu lưu mạo hiểm như thế này. Binh pháp Tôn Tữ chắc cũng có câu “phải đặt mình vào đường chết mới mong tìm ra lối sống”.

    Ngày 11 (7/4/1975): Phải mất thêm một ngày ghe chúng tôi mới cập bến Bãi Trước (Bãi Tầm Dương) của Vũng Tàu. Sống thật rồi! Sống thật rồi! Cả đoàn hân hoan nhìn rất nhiều ghe chạy giặc đang bỏ neo, nhấp nhô lên xuống theo sóng biển vỗ vào bờ đá Bãi Trước. Lúc đó là 11 giờ đêm. 12 giờ đêm là giờ giới nghiêm. Sáu anh em chúng tôi từ giả và cám ơn vợ chồng chủ ghe, sau khi tôi tặng 1 số tiền vài ngàn gọi là đền ơn.

    Chúng tôi phóng lẹ lên bờ, đi tìm một cái quán gần đó, gọi chủ quán nấu cho 1 nồi canh chua cá bông lau với chục trái ớt dầm nước mắm thật cay. Chủ quán chịu chơi còn mang ra 3 gói thuốc Salem và hộp quẹt. Chưa bao giờ anh em chúng tôi vui mừng ăn cơm canh chua và uống bia, hút thuốc đầy tinh thần Mũ Đỏ sống chết có nhau, tương thân tương ái đến như thế này. Giờ giới nghiêm đã tới. Chủ quán đóng cửa. Đường phố vắng tanh. Anh em chúng tôi lúc này vô gia cư nên đành nằm ngoài sân trước quán mà ngủ.

    Ngày 12 (8/4/1975): Trời đã hừng đông, người qua lại thật tấp nập, lộn xộn, ngơ ngác. Loạn lạc có khác. Sáu anh em Nhảy Dù ra đón xe đò về SàiGòn. Mọi người nhìn chúng tôi với ánh mắt ngạc nhiên, chắc có một chút thán phục và thương hại vì Th. Úy H. luôn miệng nói “chúng tôi về từ mặt trận Khánh Dương và đây là Bác Sĩ Liêm, người về từ cõi chết”. Xe đò dừng lại, phụ xế mời anh em chúng tôi lên xe đang đông nghẹt khách, cho ngồi ghế “súp” vì xe hết chổ, không tính tiền vì nể lính Nhảy Dù.

    Xe về đến Ngã Tư Hàng Xanh thì Quân Cảnh chận lại để xét. Chúng tôi ngồi yên. Quân Cảnh 204 (là Quân Cảnh của Sư Đoàn Nhảy Dù) lên xe và kêu “Ồ! Bác Sĩ Liêm còn sống à! Chào Bác Sĩ, cả Sư Đoàn đều nói Bác Sĩ đã chết. Mời BS và Th.Úy, Tr.Sĩ và 3 anh em đây lên xe Jeep về thẳng Bộ Tư Lệnh. Các nón cối, súng AK, dây nịt, dép râu của địch, tụi tôi xin phép mang về Bộ Tư Lệnh luôn”.

    Tôi xin phép đi riêng về nhà để tắm rửa, cạo râu và mặc quân phục chỉnh tề, rồi tôi sẽ vào trình diện diện Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng và Trung Tá Bùi Quyền sau.

    Vừa về đến nhà, chưa kịp hàn huyên với gia đình thì “Két” một cái, xe Jeep của Tiểu Đoàn 5 ND do đích thân Trung Tá Bùi Quyền lái, đến nhà đón tôi về hậu cứ củaTĐ là trại Ngô Xuân Soạn ở Tam Hiệp, Biên Hòa, mổ một con bò khao quân và mừng Bác Sĩ Liêm trở về bình an vô sự. Nhảy Dù Cố Gắng.

    Tháng 3, 2017 Westminster, Nam Cali

    Mũ Đỏ BS. Nguyễn Thanh Liêm,
    Cựu Y Sĩ Trưởng/ Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù

  2. #42
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Những lần theo sếp đi họp với TD5ND ...xe vừa đến là đã thấy Th/T Bùi Quyền miệng ngậm tẩu thuốc đang chờ đón ...sau này , người bạn ở Phương Lâm nói : Tiểu Đoàn Trưởng nào cũng có nhà riêng ở Sài Gòn , riêng Th/T Bùi Quyền vào sống trong hậu cứ Tiểu Đoàn .

  3. #43
    Biệt Thự
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,854
    Thấy có nét giống , sorry
    Last edited by Ngoc Han; 08-10-2017 at 09:41 AM.

  4. #44
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Ở đâu mà NH có vậy?
    Không phải tk, đó là bcn.
    Ngọc Hân xoá nó đi giùm, chị cảm ơn.

  5. #45
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Lý Lẽ Của Trái Tim

    Thứ Hai, 21 tháng Tám năm 2017 12:54
    Tác Giả: Phạm Thành Châu


    Người Việt đến xứ Mỹ, thế hệ đầu khá vất vả, tiếng Anh không rành lại lớn tuổi mà phải làm những việc chân tay, nên ai cũng cố gắng khoảng mươi năm, đủ điều kiện về hưu thì vừa lúc sức lực cạn kiệt. Nhưng bù vào đó, lũ con, thế hệ thứ hai, thấy cha mẹ vất vả, cố gắng học hành, nên đa số đều tốt nghiệp đại học, có công ăn việc làm vững vàng. Thời gian đầu, khi mới có việc làm, các con ở chung với cha mẹ, đến khi có đôi có bạn, chúng mua nhà ở riêng. Đứa con gái út của tôi mới hứa hôn với một bạn cùng sở mà đã đưa nhau đi tìm nhà mới để mua. Thời đó, khoảng cuối thập niên chín mươi, nước Mỹ lên cơn sốt mua bán nhà. Nhà lên giá vùn vụt. Nhà chưa xây mà đã có người đặt tiền cọc giành nhà trước. Con gái tôi xúi tôi bán nhà, về ở với vợ chồng nó. Tôi bán nhà, trả nợ ngân hàng (đã vay mua nhà), còn dư chút ít, chúng tôi để dành, thỉnh thoảng mua vé đi du lịch.

    Hôm mới đến, vợ chồng tôi kinh ngạc khi thấy ngôi nhà quá lớn, quá sang trọng và cũng quá đắt tiền. Gần cả triệu bạc! Vậy mà con tôi bảo "Nếu trong thành phố, nhà nầy ít nhất cũng triệu rưỡi". Đó là một khu rừng hoang, đã được san bằng, mỗi cạnh hơn một cây số, chia thành những ô vuông vắn với những con đường khang trang, những ngôi nhà có vườn cỏ xanh, những luống hoa đủ màu sắc rực rỡ, thoang thoảng hương thơm. Thật chẳng khác gì chuyện thần tiên. Lọt thỏm trong khu rừng thâm u, hoang dã lại có những biệt thự tráng lệ, yên tĩnh, xa cách hẳn nơi phồn hoa, náo nhiệt.

    Ngôi nhà quá rộng với năm, sáu phòng ngủ, rồi phòng khách, phòng ăn. phòng uống rượu, giải trí...Tôi không hiểu chúng mua nhà lớn như thế để làm gì? Chúng bảo sẽ được trừ thuế, hơn nữa nhà vùng đó sẽ lên giá. Không phải chỉ riêng con chúng tôi mua nhà mới mà hầu như bọn trẻ Việt Nam, khi lập gia đình đều mua nhà mới. Chúng cùng lứa tuổi, tốt nghiệp cùng trường đại học nên rủ nhau mua nhà gần nhau để tiện qua lại, tụ tập ăn uống, vui đùa.
    Chúng tôi đến ở chung với vợ chồng đứa con gái cũng đỡ buồn. Vợ tôi lo việc nấu nướng, dọn dẹp, giặt sấy áo quần, tôi thì giết thì giờ trong việc chăm sóc các cây cảnh trước sân, tưới bón vườn rau sau nhà.

    Ngay cạnh nhà chúng tôi là nhà bạn học với con gái tôi. Mỗi buổi sáng, khi tôi dậy sớm, uống trà xong, ra săm soi mấy cây hoa trước sân, thì tôi thấy một cậu thanh niên cũng dậy sớm đi làm, có lẽ vì chỗ làm xa. Chúng tôi chào hỏi nhau. "Chào bác! Bác dậy sớm săn sóc vườn hoa" "Vâng, chào cậu!"

    Chúng tôi trao đổi bâng quơ năm ba phút về thời sự, thời tiết trong ngày rồi cậu ta lên xe đi làm.

    Qua lời con gái tôi thì cậu ta là rể của gia đình đó. Hai vợ chồng cưới nhau được mấy tháng nay. Cả hai đều là bạn học, thân thiết nhau từ thời trung học. Cô vợ cậu ta giống như bất cứ cô gái Á Châu bình thường nào. Dáng nhỏ nhưng tròn lẳn, tóc dài, mặt trái xoan. Vợ tôi đưa ra nhận xét với con gái tôi.
    "Mới cưới nhau được mấy tháng mà cái bụng cô ta đã lúp lúp. Con so mà bụng cỡ đó cũng phải trên sáu tháng. Chắc anh chị tò tí nhau trước, rồi hợp thức hóa sau"
    "Con nghĩ. Hình như có điều gì bất thường giữa hai đứa. Hôm đám cưới, chú rể coi bộ hớn hở, vui vẻ nhưng cô dâu thì lại trầm ngâm, buồn buồn, không thấy cười. Chắc cô dâu miễn cưỡng lấy chồng vì lỡ có bầu. Cách đây một năm, con nhỏ (cô dâu) có cho bạn bè biết là anh chàng có tỏ tình và xin cưới, nhưng cô ta không chịu, bảo rằng không có tình yêu mà thành vợ chồng thì không thể chịu đựng nhau suốt đời được. Vậy mà thình lình lại làm đám cưới với anh ta."

    Nghe hai mẹ con trò truyện, tôi nói bâng quơ "Có những quyển sách hai người viết chung, có những bản nhạc, người thì viết nhạc, người thì viết lời."

    Vợ tôi cự "Ông thì lúc nào cũng nói tầm bậy, tầm bạ được!"
    Con gái tôi cười "Con thấy con nhỏ nầy rất đàng hoàng. Ngoài những bạn bè thân thiết từ lúc còn trung học đến nay, nó không giao du, cớt nhả với ai cả. Theo con biết thì hai đứa nó cũng thân mật nhau lắm, hai đứa làm hai nơi xa nhau mà ngày nào cũng gọi nhau đi ăn lunch (ăn trong giờ nghỉ trưa ở sở làm), như thế thì chỉ có anh chàng là tác giả đứa bé sắp chào đời. Nếu không, ai chịu dại 'Người ta ăn ốc mình đổ vỏ'. Nhưng có điều lạ là trước đó, anh chàng xin cưới thì bị cự tuyệt, sau, thình lình lại làm lễ cưới chỉ trong vòng một tháng. Một lần, trước đây, con thấy có một anh chàng lạ hoắc đến thăm gia đình cô ta. Anh ta, có lẽ từ nơi khác đến, trông mặt mũi cô hồn, lấc cấc lắm. Không ai tin rằng anh chàng đó, chỉ mới quen biết mà dụ dỗ được cô nầy. Cô ta đã lớn rồi, cũng đủ khôn ngoan mà tự giữ mình."

    Tôi thấy anh hàng xóm (chồng cô ta) cao ráo, mặt mũi sáng sủa, thông minh, rất vui vẻ, nhã nhặn với mọi người. Có những buổi đi làm về, anh ta qua thăm tôi. Tôi mời vào một phòng nhỏ, dành riêng cho tôi đọc sách, uống trà, để được thoải mái chuyện trò. Có lẽ nhờ đọc nhiều và nhờ biết tiếng Anh nên chuyện đông tây kim cổ, tin tức, thời sự, anh ta biết khá rành. Tôi không hỏi về chuyện vợ con của anh ta, chỉ ngạc nhiên là trong các ngày nghỉ, không thấy anh ta ở nhà. Anh ta giải thích "Mấy ngày đó cháu phải về nhà ba mẹ cháu. Mấy anh chị em cháu đều ở riêng."
    "Thế cũng phải, vợ chồng anh nên về thăm kẻo ông bà cụ buồn."
    "Vợ cháu ít khi đi đâu"

    Tôi không có bạn để trò chuyện, anh ta thì lại thích qua đàm đạo chuyện trên trời dưới đất nên chỉ mấy tháng sau, từ bạn vong niên, chúng tôi thành bạn tâm giao. Phòng uống trà của tôi toàn bằng kính nhưng đóng cửa lại thì người đứng ngoài khó nghe rõ, thế nên đôi khi tôi kể chuyện bù khú của tôi thời còn trai trẻ để cười với nhau. Những lúc đó anh ta thường hỏi tôi về những ý nghĩ, quan niệm sống và cách giải quyết nếu câu chuyện xoay qua hướng khác.

    Cái bụng bầu của cô hàng xóm ngày càng lồ lộ. Thỉnh thoảng cô ta qua trò chuyện với con gái tôi, xin ý kiến vợ tôi trong việc chuẩn bị cho đứa bé chào đời. Coi bộ cô ta yêu thương, lo lắng cho đứa bé nhiều lắm. Tuy không nói ra nhưng rõ ràng là cô sắp đến ngày sinh.

    Một buổi sáng, sau khi uống chén trà, tôi tiễn anh chồng cô ta ra xe đi làm thì anh ta nói "Cháu sắp qua tiểu bang khác làm việc. Công ty bên đó đã nhận cháu rồi" "Khi nào anh đi? Đi cả gia đình hả?"
    "Cháu chỉ đi một mình thôi"
    "Vợ anh sắp đến ngày sinh...
    Đó là điều cháu còn phân vân. Cháu chưa cho ai biết chuyện nầy ngoài bác, để xin ý kiến bác trước khi quyết định."
    Tôi nghĩ đây là chuyện riêng nên tôi bảo "Sáng thứ bảy nầy, anh rảnh thì ra tiệm cà phê nói chuyện, hi vọng tôi có giúp được chút ý kiến nào không?"

    Sáng đó chúng tôi ra tiệm Starbucks, mua ly cà phê, ra ngồi ngoài hiên, nhìn thiên hạ qua lại. Phần nhiều khách là người Mỹ, ngồi với tờ báo trên tay. Sau khi vơ vẩn mấy câu, tôi hỏi.
    "Anh định khi nào đi nhận việc"
    "Khoảng tháng sau. Công ty cho cháu biết, đến lúc nào nhận việc lúc đó"
    "Vợ con tính sao?"
    "Cũng vì chuyện vợ con mà cháu chưa dứt khoát"
    "Hình như bà xã anh sắp sinh. Anh có thể hoãn đi nhận việc cho đến khi vợ sinh xong"
    "Cháu không muốn nhìn thấy đứa bé khi nó chào đời. Bác nghĩ sao nếu đó không phải vợ cháu, con cháu?"
    Tôi kinh ngạc "Sao kỳ lạ vậy? Hay là anh nghi vợ anh ngoại tình nên giận vợ bỏ đi?"
    "Nếu cô ta là vợ cháu thì mới nói là ngoại tình, nhưng quả thật cô ta không hề là vợ cháu."
    "Nghe nói anh có cưới hỏi cô ta đàng hoàng mà?"
    "Có lẽ cháu phải kể hết từ đầu, bác mới giúp ý kiến cho cháu được. Cháu và cô ta là bạn học. Chúng cháu rất thân nhau, người ngoài tưởng là hai kẻ yêu nhau, nhưng sự thực chỉ có cháu yêu cô ta thôi. Cháu có ngỏ ý nhưng cô ta từ chối tình yêu của cháu, bảo rằng chỉ xem là bạn. Khi bị từ chối, cháu không buồn, vẫn nuôi hi vọng và chờ đợi, vì cháu biết cháu là người bạn thân nhất của cô ta. Chúng cháu vẫn thường rủ nhau đi xem phim, đi ăn trưa, cùng đến nhà bạn bè trong các dịp cưới hỏi, sinh nhật. Cho đến một lần, như mọi khi, cô ta gọi cháu đi ăn lunch (ăn trưa), nhưng khi đến nơi thì thấy cô ta đang đứng chuyện trò với một anh chàng nào đó. Cô ta xin lỗi vì phải đi công chuyện với anh ta. Cháu biết đó là cách cô ta không muốn cháu làm phiền cô ta nữa. Từ đó cháu không liên lạc với cô ta.

    Gần bốn tháng sau, đột nhiên, một buổi sáng thứ bảy, cô ta gọi cháu, hẹn gặp ở một công viên. Khi cháu đến thì thấy cô ta đứng chờ sẵn với vẻ bồn chồn. Người cô gầy sộp, hai mắt sưng húp, có lẽ vì khóc nhiều. Buổi sáng trong công viên vắng vẻ, chúng cháu ngồi xuống một ghế đá, nhìn ra hồ nước rộng mênh mông, sương sớm khiến bờ bên kia mờ mờ một hàng cây xanh thẩm. Cháu vẫn yên lặng lắng nghe mấy con quạ gọi nhau trong rừng cây và chờ đợi.

    Cô ta như đang suy nghĩ để lựa lời. Và cô nói. "Chắc anh biết chuyện Nga (tên cô ta) với anh con trai mà anh đã gặp một lần? Bây giờ anh ta đã bỏ Nga rồi"
    "Có lẽ anh ta từ nơi khác đến? Trông rất lạ"
    "Công ty trung ương phái anh ta đến chi nhánh Nga công tác trong mấy tháng"
    "Nga yêu anh ta?"
    Cô yên lặng một lúc. "Anh ta hứa sẽ cưới Nga và Nga tin vào lời hứa đó?"
    Cô gật đầu. Cháu quay nhìn cô ta và hỏi "Rồi anh ta đi thẳng, không quay lại?" Cô vẫn yên lặng.
    Cháu an ủi. "Nga cứ xem như mình mua lầm đồ giả hoặc đã gặp một tai nạn. Nếu Nga cố quên thì tất cả sẽ thành dĩ vãng"
    Cô cúi mặt, thở dài "Nga cần anh giúp Nga một việc"
    "Anh giúp Nga việc gì? Nếu có thể, anh sẽ cố hết sức mình"
    Cô quay lại, nhìn thẳng vào mắt cháu. "Anh cưới Nga được không?"
    Cháu kinh ngạc. "Cưới Nga? Vì sao? Nga từng bảo anh. Chỉ có tình yêu mới chịu đựng nhau suốt đời trong cảnh vợ chồng. Anh không tin rằng Nga yêu anh. Nga nên suy nghĩ kỹ. Khi thất vọng mình thường làm những chuyện khờ dại. Ở xứ Mỹ nầy, yêu nhau, thậm chí cưới nhau rồi bỏ nhau là chuyện thường. Không ai dị nghị về chuyện tan vỡ của Nga đâu. Cưới hỏi, phiền phức lắm"
    "Mọi chuyện để Nga lo. Chỉ cưới giả vờ, như đóng kịch vậy thôi. Nga cần anh giúp, không phải cho Nga"
    "Nga cần cho ai mà bắt anh phải đóng kịch, giả vờ cưới Nga?"
    Cô nắm chặt tay cháu như sợ cháu đứng lên, bỏ đi "Con Nga. Nó cần một người cha. Nga có bầu hơn hai tháng rồi"
    Hai tai cháu nóng bừng, tim đập thình thịch. Cháu phải bấu chặt mép ghế để tự kềm chế
    "Trách nhiệm là ở anh chàng kia. Anh đâu có liên hệ gì trong đó. Nga báo cho anh ta biết, nếu không, cứ kiện ra tòa. Tối thiểu anh ta phải cấp dưỡng cho đứa bé" "Khi Nga báo cho anh ta biết là Nga có bầu, tuần sau anh ta lặng lẽ về công ty chính, không nói với Nga một lời"
    "Có bầu vài ba tháng thì phá thai dễ dàng. Để anh đưa Nga đi bác sĩ. Anh làm như chồng Nga, đồng ý phá thai"
    "Nga muốn giữ đứa bé"
    "Nga yêu anh ta đến độ đó sao?"
    Cô không trả lời mà nói tiếp:
    "Nga không sợ người ta dị nghị, chỉ lo đứa bé sau này khi lớn lên sẽ biết mình không cha, mà nói sự thật thì nó sẽ đau khổ vì có cha là một người vô trách nhiệm, một tên lừa đảo, thiếu tư cách."
    Cháu muốn quát vào mặt cô ta nhưng kềm chế được, chỉ lầm bầm "Biết là tên lừa đảo mà vẫn muốn giữ cái thai lại? Nếu anh ta cũng có yêu Nga thì cũng nên làm chuyện đó. Đây thì ngược lại"
    Cô lớn tiếng "Làm sao Nga giải thích được với anh? Nga đã lý luận với chính mình mấy tháng nay rồi...Nhưng con Nga có tội tình gì?!"
    Rồi cô ôm mặt khóc nức nở "Anh ta vừa gửi cho Nga cái thiệp cưới. Anh ta cưới vợ"
    Tim cháu thắt lại. Nước mắt cháu tuôn trào. Cháu xoay người lại ôm chặt cô vào lòng, cháu khóc với cô "Nga thương yêu của anh. Có anh đây! Đừng buồn nữa. Anh sẽ cưới Nga. Sẽ làm bất cứ điều gì mà Nga cần" Giọng cô đẫm nước mắt "Nga chỉ có anh..."

    Tuần sau, chúng cháu gặp nhau. Cháu đồng ý sẽ làm đám cưới, đứa bé sinh ra sẽ đứng tên cháu là cha nó. Nhưng để tránh rắc rối về sau, cô ta phải viết cho cháu một bản tự sự, kể hết mọi chuyện. Từ khi cô ta gặp anh chàng sở khanh đó cho đến khi đề nghị cháu làm đám cưới, để tên cháu là cha đứa bé. Cháu có hứa sau nầy, dù có ở đâu, thỉnh thoảng cũng sẽ ghé thăm đứa bé như cha thăm con. Chỉ một điều kiện duy nhất, cưới về, hai đứa sẽ ngủ riêng. Cô ta đồng ý ngay.

    Tôi cười hỏi "Thế hai người có thật sự ngủ riêng không?"
    "Mỗi đứa một phòng. Phòng cháu đặt một giường nhỏ, có computer và sách báo, giống như phòng làm việc. Hai đứa ở trên lầu, không ai trong gia đình nghi ngờ điều gì cả."
    "Thế trong việc đối xử nhau hàng ngày thì sao? Phải đóng kịch à?"
    "Chúng cháu vẫn giúp đỡ nhau, chuyện trò như một cặp vợ chồng bình thường."
    "Tôi thấy hai người đã đóng kịch được mấy tháng rồi, sao anh không cố thêm mấy tháng nữa cho cô ta sinh xong hãy đi? Có chuyện gì xảy ra chăng?"
    "Cách đây nửa tháng, nửa khuya, cháu trở mình thì thấy cô nằm ngủ bên cháu. Cháu làm như không biết, vẫn ngủ say. Chuyện xảy ra liên tiếp ba đêm, sau đó thì chấm dứt"
    "Anh nghĩ sao về chuyện đó? Có phải cô ta cảm động vì nghĩa cử của anh? Hay cô đã hết thương yêu anh chàng kia rồi?"
    "Cháu nghĩ đó như là cách trả công, đền ơn chứ không thể vì tình cảm. Suốt mấy tháng ở chung, cháu thấy tâm thần cô ta vẫn chưa ổn định, lòng cô ta vẫn chưa nguôi ngoai, nhưng cháu thì đã nguội hẳn rồi"
    "Tôi không tin như vậy. Có thể vì hành động đó của cô ta mà sự hờn giận trong anh lại bùng lên, khống chế, che lấp hết tình anh yêu cô ta. Nhưng sau đó, đâu lại vào đấy thôi. Khi anh thông cảm được với cô ta tất anh sẽ hiểu mình muốn gì."
    "Cháu thấy mình không dứt khoát, nên cháu mới hỏi ý kiến bác. Một điều nầy nữa, hôm qua, cháu nói với cô ta, dự định sẽ qua tiểu bang khác. Cô không nói gì, nhưng tối đó, khi cháu đi nằm thì cô lại qua phòng cháu ngồi lặng lẽ khóc. Nhìn cái bụng bầu của cô, cháu nghĩ đến đứa bé."
    "Tôi biết, như vậy là anh đã quyết định rồi, nhưng tôi cũng nói thêm. Người đàn bà sợ nhất là khi sinh mà không có chồng bên cạnh. Dù bao nhiêu người thân chung quanh, nhưng không có chồng, cô ta vẫn thấy bơ vơ, lo lắng. Càng bị lạnh lùng, thậm chí càng bị chửi mắng, cô ta càng biết rõ tình cảm của anh. Cô ta tin rằng, anh là người tín cẩn nhất, thương yêu nhất của cô ta. Anh còn hơn một người chồng nữa."

    Và anh ta không đi tiểu bang khác.

    Gần hai năm, chúng tôi vẫn gặp nhau, uống trà, trò chuyện. Không ai nhắc đến chuyện cũ. Đứa bé trai sinh ra đã biết đi và nói chuyện, ngọng nghịu rất dễ thương. Người cha (hờ) và đứa con, chiều chiều, ra bãi cỏ đùa nghịch, đuổi bắt nhau, bò lê, bò càng trên sân. Anh ta thường đặt thằng bé trên vai, đi nhong nhong, miệng phì phì như xe lửa chạy, thằng bé cười ngặt nghẽo. Đôi khi hai cha con qua nhà chúng tôi chơi đùa. Vợ tôi và con gái tôi rất thích cháu, thường nựng nịu, hôn hít, chọc ghẹo.
    Họ hỏi cháu "Con tên chi? Mẹ tên chi? Ba tên chi?" Khi nó trả lời, họ cười rộ lên "A! Thằng nầy xạo quá!"

    Thế rồi, một buổi sáng, trong khi uống trà, anh ta nói với tôi "Lần nầy cháu dứt khoát đi tiểu bang khác. Bấy lâu nay cháu nấn ná vì thằng bé dễ thương quá. Nhưng cháu cần một gia đình. Làm chồng hờ hoài cũng chán."
    Tôi cười "Vậy chứ đứa em của nó thì sao?"
    Anh ta ngạc nhiên nhưng rồi hiểu ngay "Không có chuyện đó đâu bác. Không là không. Bạn tình của cháu thiếu khối gì."
    "Hôm nào đi? Báo cho cô ta biết chưa?"
    "Cháu chờ khi cô ta đi làm là xách va li lên đường ngay"
    "Đi là quyền của anh, sao phải lén lút như vậy?"
    Anh ta bối rối "Cháu sợ cô ta khóc. Cô ấy khóc là cháu tối tăm mặt mũi. Không phải cháu đa cảm, hay dễ mủi lòng mà vì cháu không muốn cô ấy buồn. Thấy nước mắt cô ấy tuôn trào là lòng cháu nát tan. Lúc đó, cô ấy bảo gì cháu cũng làm cả!"
    "Vậy chứ khi anh ở tiểu bang khác, cô ta khóc trong điện thoại với anh thì sao?"
    "Cháu không biết. Cháu không gọi cô ta là xong."

    Có vẻ không xong.

    Tôi bảo anh ta "Tôi biết chắc, chính anh sẽ gọi cho cô ta trước. Chỉ cần nghe cô ta khóc là anh xách gói về với cô ta ngay. Đàn ông với nhau, tôi đã trải qua, tôi hiểu anh. Dù có đi đâu, anh cũng sẽ trở về với cô ta. Dù có chuyện gì xảy ra cho cô ta, anh cũng sẽ mãi mãi bên cạnh cô ta. Anh nên bao dung, tha thứ. Đừng giận dai. Thời gian đi xa sẽ giúp anh hiểu được cô ta và chiêm nghiệm về mình. Khi quay về, anh nên coi như mình đã cưới một cô gái xa lạ nào đó làm vợ. Anh không nhớ, không biết gì về một quãng đời mà chính cô ta cũng muốn quên."
    Last edited by thuykhanh; 08-21-2017 at 03:21 PM.

  6. #46
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    "Tiếng đàn piano nửa đêm"




    Một chuyện có thật rất cảm động.....

    Một ngày anh hẹn chị ra quán cà phê trước nhà ga chính của thành phố Bremen. Câu đầu tiên khi gặp anh, chị nói trong sự cáu gắt :

    - Ông lại bán xe rồi hay sao mà đi tàu lên đây ?

    Anh cúi đầu trả lời lí nhí trong sự hổ thẹn :

    - Ừ thì bán rồi, vì cũng không có nhu cầu lắm !

    Chị sầm mặt xuống :

    - Ông lúc nào cũng vậy, suốt đời không ngóc lên đầu lên được, hẹn tôi ra đây có chuyện gì vậy ? Khó khăn lắm anh mới có thể nói với chị điều mà anh muốn nhờ chị. Chị cũng khó khăn lắm mới có thể trả lời từ chối anh :

    - Nhưng mà gia đình tôi đang yên lành, nếu đưa con bé về e sẽ chẳng còn được bình yên nữa !

    Anh năn nỉ, nhưng thật sự là anh rất bối rối :

    - Con bé đã đến tuổi dậy thì, anh là đàn ông, không thể gần gũi và dạy dỗ chu đáo cho nó được, anh chưa bao giờ cầu xin em điều gì, chỉ lần này thôi, chỉ nửa năm hay vài ba tháng cũng được, em là phụ nữ em gần nó, em hướng dẫn và khuyên bảo nó trong một thời gian để nó tập làm quen với cuộc sống của một thiếu nữ, sau đó anh lại đón nó về.

    Chị thở dài :

    -Ông lúc nào cũng mang xui xẻo cho tôi, thôi được rồi, ông về đi, để tôi về bàn lại với chồng tôi đã, có gì tôi sẽ gọi điện thông báo cho ông sau.

    Anh nhìn chị với ánh mắt đầy hàm ơn. Anh đứng dậy, đầu cúi xuống như có lỗi tiễn chị ra xe rồi thở dài, lùi lũi bước vào nhà ga đáp tàu trở lại Hamburg.

    Anh và chị trước kia là vợ chồng. Họ yêu nhau từ hồi còn học phổ thông. Anh đi lao động xuất khẩu ở Đông Đức. Chị theo học Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Ngày bức tường Berlin sụp đổ, anh chạy sang phía Tây Đức. Chị tốt nghiệp đại học và về làm giáo viên cấp 3 huyện Thái Thụy, Thái Bình. Họ vẫn liên lạc và chờ đợi nhau.

    Khi đã có giấy tờ cư trú hợp lệ, anh về làm đám cưới với chị, rồi làm thủ tục đón chị sang Đức.

    Vừa sang Đức, thấy bạn bè anh ai cũng thành đạt, đa số ai cũng có nhà hàng, hay cửa tiệm buôn bán, chỉ có anh là vẫn còn đi làm phụ bếp thuê cho người ta. Chị trách anh vô dụng. Anh không nói gì, chỉ hơi buồn vì chị không hiểu, để có đủ tiền bạc và điều kiện lo thủ tục cho chị sang được đây, anh đã vất vả tiết kiệm mấy năm trời mới được.

    Nên không dám mạo hiểm ra làm ăn

    “Đồ cù lần, đồ đàn ông vô dụng…”, đó là câu nói của miệng chị dành cho anh, sau khi anh và chị có bé Hương.

    Bé Hương sinh thiếu tháng, phải nuôi lồng kính đến hơn nữa năm mới được về nhà.
    Khi bác sĩ thông báo cho vợ chồng anh biết bé Hương bị thiểu năng bẩm sinh.

    Giông tố bắt đầu thực sự nổi lên từ đó. Chị trách anh, đến một đứa con cũng không làm cho ra hồn, thì hỏi làm được gì chứ. Anh ngậm đắng nuốt cay nhận lỗi về mình và dồn hết tình thương cho đứa con gái xấu số.


    Bé Hương được 3 tuổi, chị muốn ly dị với anh. Chị nói, ông buông tha cho tôi, sống với ông đời tôi coi như tàn.
    Anh đồng ý, vì anh biết chị nói đúng. Anh là người chậm chạp, không có chủ kiến và không có chí tiến thân, sống an phận thủ thường. Nếu cứ ràng buộc sẽ làm khổ chị.

    Bé Hương 3 tuổi mà chưa biết nói. Chị cũng rất thương con, nhưng vì bận bịu làm ăn nên việc chăm sóc con bé hầu hết là do
    anh làm. Vì vậy mà con bé quấn quít bố hơn mẹ. Biết vậy nên chị cũng rất yên tâm và nhẹ nhõm nhường quyền nuôi dưỡng
    con bé cho anh khi làm thủ tục ly hôn.

    Ly dị được gần 1 năm thì chị tái giá.. Chị sinh thêm một đứa con trai với người chồng mới.Thành phố Bremen là thành phố nhỏ.


    Người Việt ở đó hầu như đều biết nhau. Chị cảm thấy khó chịu khi thỉnh thoảng bắt gặp cha con anh đi mua sắm trên phố. Chị gặp anh và nói với anh điều đó. Anh biết ý chị nên chuyển về Hamburg sinh sống.

    Chị không phải là người vô tâm, nên thỉnh thoảng vẫn gửi tiền nuôi dưỡng con cho anh. Trong những dịp năm mới hay Noel, chị cũng có quà riêng cho con bé, nhiều năm, nếu có thời gian, chị còn đến trực tiếp tặng quà cho con bé trước ngày lễ giáng sinh nữa.

    Thấm thoát đó mà giờ đây con bé đã sắp trở thành một thiếu nữ.. Tuy chị không biết cụ thể thế nào. Nhưng chị biết dù con bé lớn lên trong tật nguyền hẩm hiu, nhưng anh rất thương nó. Chị cũng biết con bé gặp vấn đề trong giao tiếp, phải đi học trường khuyết tật. Nhưng con bé rất ngoan. Anh cũng không phải vất vả vì nó nhiều. Nó bị bệnh thiểu năng, trí tuệ hạn chế, phát âm khó khăn. Tuy vậy nó vẫn biết tự chăm sóc mình trong sinh hoạt cá nhân. Thậm chí nó còn biết giúp anh một số công việc lặt vặt trong nhà.

    Chồng chị đã đồng ý cho chị đón con bé về tạm sống với chị vài tháng, với điều kiện trong thời gian con bé về sống chung với vợ chồng chị, anh không được ghé thăm. Chị cũng muốn thế, vì chị cảm thấy hổ thẹn khi phải tiếp xúc với vẻ mặt đần đần dài dại của anh.

    Vợ chồng chị đã mua nhà. Nhà rộng, nên con bé được ở riêng một phòng. Chị đã xin cho con bé theo học tạm thời ở một trường khuyết tật ở gần nhà. Con bé tự đi đến trường và tự về được.

    Đi học về, nó cứ thui thủi một mình trong phòng. Đứa em trai cùng mẹ của nó, mẹ nó, và bố dượng nó rất ít khi quan tâm đến nó. Niềm vui duy nhất của nó là chờ điện thoại của bố. Nó phát âm không chuẩn và nói rất khó khăn, nên hầu như nó chỉ nghe bố nói chuyện. Bố dặn dò nó rất nhiều và thỉnh thoảng còn hát cho nó nghe.


    Em trai nó học thêm Piano, nên nhà mẹ nó có cái đàn Piano rất đẹp để ở phòng khách.

    Có lần nó sờ và bấm bấm vài nốt. Mẹ mắng nó không được phá đàn của em. Nên từ đó nó không dám đụng đến nữa. Có hôm anh gọi điện thoại cho nó, nó nghèn nghẹn nói lỏm bỏm,.. đàn..đàn…klavia….con muốn… Anh thở dài và hát cho nó nghe.

    Tháng đầu, hầu như ngày nào anh cũng gọi điện thoại cho nó. Rồi thưa dần, thưa dần.

    Cho đến một ngày anh không gọi cho nó nữa. Sau một tuần đăng đẳng không nghe anh gọi điện thoại. Con bé bỏ ăn và nằm bẹp ở nhà không đi học. Chị không biết gì cứ mắng nó dở chứng.

    Một đêm, chị bỗng bật choàng dậy khi nghe tiếng đàn Piano vang lên. Chị chạy ra phòng khách, thấy con bé đang ngồi đánh đàn say sưa. Nó vừa đánh vừa hát thì thầm trong miệng. Chị cứ há hốc mồm ra kinh ngạc.

    Chị không thể tưởng tượng nổi là con bé chơi Piano điêu luyện như vậy. Chị chợt nhớ ra, đã có lần anh nói với chị, con bé ở trường khuyết tật có học đàn Piano, cô giáo khen con bé có năng khiếu. Lần đó chị tưởng anh kể chuyện lấy lòng chị nên chị không quan tâm.


    Chị đến gần sau lưng nó, và lặng lẽ ngắm nhìn nó đánh đàn. Chị cúi xuống và lắng nghe con bé hát thầm thì cái gì.

    Chị sởn cả da gà, khi chị nghe con bé hát rõ ràng từng tiếng một, mà lại là hát bằng tiếng Việt hẳn hoi:

    “…Nhớ những năm xa xưa ngày cha đã già với bao sầu lo…sống với cha êm như làn mây trắng…nhớ đến năm xưa còn bé, đêm đêm về cha hôn chúng con….với tháng năm nhanh tựa gió...ôi cha già đi cha biết không…”


    Chị vòng tay ra trước cổ nó và nhẹ níu, ôm nó vào lòng. Lần đầu tiên chị ôm nó âu yếm như vậy. Chị thấy tay mình âm ấm. Nó ngừng đàn đưa tay lên ôm riết tay mẹ vào lòng ngực. Nó khóc. Chị xoay vai nó lại, nhìn vào khuôn mặt đầm đìa nước mắt của nó. Nó chìa cho chị một tờ giấy giấy khổ A4 đã gần như nhàu nát.

    Chị cầm tờ giấy và chăm chú đọc, rồi thở hắt ra nhìn nó hỏi, con biết bố con bị ung thư lâu chưa. Nó chìa bốn ngón tay ra trước mặt mẹ. Chị hỏi, bốn tháng rồi hả. Nó gật đầu.


    Chị nhìn chăm chăm vào tờ giấy, và từ từ ngồi thụp xuống nền nhà, rũ rượi thở dài.

    Con bé hốt hoảng đến bên mẹ, ôm mẹ vào lòng, vuốt mặt mẹ, rồi vừa ấp úng nói vừa ra hiệu cho mẹ.
    Đại ý là nó diễn đạt rằng:

    -” Bố lên ở trên Thiên Đường rồi, mẹ yên tâm, con đã xin vào nội trú ở trường dưới Hamburg, ngày mai con sẽ về dưới đó, con không ở lại đây lâu để làm phiền mẹ và em đâu, con về ở tạm đây là vì bố muốn thế, bố muốn mình ra được nhẹ nhàng và yên tâm là có mẹ ở bên con..”


    Chị cũng ôm nó vào lòng, vỗ vỗ vào vai nó và nói, con gái ngoan của mẹ, ngày mai mẹ sẽ đưa con về Hamburg….



    NGUYỄN ĐẠI HOÀNG
    Last edited by thuykhanh; 11-24-2017 at 06:46 PM.

  7. #47
    ĐI TÌM CỎ NON
    Phong Trần Quán - Quán chủ: TRẦN PHONG

    Phong Trần Quán một buổi chiều chập choạng vào thu, khách hiếm hoi như lá mùa thu. Nữ chủ nhân Thanh Tao đang “buồn tình” thì một toán khách chừng dăm bẩy “cụ” do nhà báo Bá Láp hướng dẫn, bước vào. Thanh Tao như người buồn ngủ gặp chiếu manh, vội vã sửa lại xiêm y ra tận cửa đón “quý cụ”.

    - Chào các cụ ạ. Gớm hôm nay ngọn gió nào đưa các cụ đến đây mà cứ thơm phưng phức như nước hoa Cha-nen nơm-bờ phai ấy.

    Bá Láp vội ghé tai nữ chủ quán thì thầm:

    - Này xưng hô với các cụ bằng anh nhé, không có các cụ bảo chị “hỗn” đấy.

    Thanh Tao lè lưỡi, rồi đổi giọng “cải cách” liền:

    - Thưa các ông anh dùng gì để em lấy order ạ?

    Một “anh” chừng ngoài lục tuần vui vẻ:

    - Em cho 8 chai Heineken đã, rồi các anh giai sẽ hậu tính nhé.

    Rượu vào lời ra, chuyện nổ như pháo Tết.

    Bá Láp vỗ vai một khứa lão ăn mặc kiểu cách như một chàng “Vui Vẻ” (Gay):

    - Nghe nói bố sắp cưỡi hạc về quê kiếm một cô vợ “tươi mát” phải không?

    - Ừ, mà cậu tính tớ lấy một em chừng bao nhiêu tuổi thì êm?

    - Nhưng năm nay bố mấy bó rồi?

    Ông “anh già chưa nên nết”, cười mỉm chi, ngâm nga:

    - Ngũ thập niên tiền nhị thập tam.

    Bá Láp cười xỏ lá:

    - Một em sáu bó được không bố.

    Ông “Thất Thập Tam” nổi giận Tarzan liền:

    - Anh đúng là thằng bá láp. Nếu lấy một bà lão thì tớ thà ở vậy, chết xuông còn sướng hơn. Anh có biết cái “minh triết” của tuổi già là “trâu già ăn cỏ non” không mà đưa ra một dề nghị “chậm tiến” như vậy.

    - Nhà cháu đồng ý nhưng tốn tiền tốn công đưa em sang đây, em ở với bố nhiều lắm là ba bẩy hai mươi mốt ngày là em bái bai bố để lấy chồng trẻ đấy bố ạ. Đau lắm. Lúc đó con chỉ sợ bố lại phải ngâm câu: “Thân già da cóc có đau không.”

    - Cậu nhà báo này nhà quê bỏ mẹ đi ấy. “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối. Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.”

    Cụ “Tiên Lãng” (sở dĩ cụ có cái tên này là do tật thích hút thuốc lào, mà thuốc lào Tiên Lãng ngon nổi tiếng ở miền Bắc) thấy “đồng chí” (về khoản thích ăn cỏ non) cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm nên nhẩy vào cuộc chiến liền:

    - Lời tiền bối đúng vô cùng. Đấy lão Nam Phát trên 7 bó rồi mà về Việt Nam còn bê được một em mới 35 cái xuân xanh mà còn “gin” nữa đấy.

    Bá Láp cười đểu:

    - Nhưng bố có biết rằng cô vợ trẻ mới sang được có một tuần là lão Nam Phát ngã ngựa liền hay không?

    Cụ Tiên Lãng vẫn không nao núng lập trường (“ăn cỏ non”), cười sảng khoái:

    - Chết như thế mới đã chứ. Thượng mã phong là cách đi oai phong lẫm liệt của con nhà tướng đấy. Xin Thượng Đế hãy cho tôi chết thượng mã phong đi.

    Bá Láp ôm bụng cười ha hả, rồi ghé tận mặt cụ Tiên Lãng trêu chọc:

    - Nhờ bố một tí. Lão Nam Phát còn hơi sức đâu leo lên được mình ngựa mà đòi thượng mã phong. Lão chết vì bị nhồi máu cơ tim đấy bố ạ.

    Mấy cụ còn lại trong hội “Trâu già tìm cỏ non” không còn biết tin ai nữa, ngọn lửa (tình già) phải mất mấy trăm thang thuốc bổ mới khơi dậy được nay bị Bá Láp thổi một làn gió lạnh vào, gần như tàn rụi, nên buồn ra mặt. Một cụ, mắt nhìn sâu vào chai la-de đã cạn, cất tiếng ngâm khẽ:

    “Em ơi lửa tắt bình khô ruợu,
    Đời vắng em rồi vui với ai”

  8. #48
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Đi Vào Tiểu Thuyết




    Vũ Hạ
    (Đặc san Lâm Viên)

    Tôi vẫn thường trông thấy anh trên tuyến đường xe điện mỗi ngày từ sở về. Người đàn ông trung niên, không có gì đặc biệt.

    Anh hay vận bộ âu phục màu xám sậm với sơ mi trắng và cà vạt lụa – giống như hầu hết những người đàn ông khác trên xe về giờ nầy, giờ rời sở của người làm các việc văn phòng, chỉ khác là vóc dáng thanh thanh nhỏ nhắn của người Á Đông giữa Paris nầy cùng với sự cách biệt của riêng anh. Anh không nói chuyện với ai, chỉ ngồi yên đọc sách báo; thỉnh thoảng rút cái điện thoại bỏ túi ra bấm bấm rồi lại nhét vào, gương mặt không tỏ cảm xúc gì, bình thản. Cũng có hôm anh tựa đầu vào thành xe ngủ gà ngủ gật, cái đầu tóc đen, cắt ngắn chốc chốc gục xuống rồi ngẩng phắt dậy, mắt hé mở rồi lại nhắm nghiền sau kính cận. Cái cặp da nâu đặt trên đùi nằm hờ dưới hai tay của ngày dài làm việc mệt nhọc. Chiếc xe điện giần giật lao đến phía trước. Tôi, anh cũng như những hành khách khác lắc lư theo nhịp di chuyển. Cứ thế, rồi cứ thế…

    Lần đầu trông thấy anh gần hơn là lần tôi chạy hụt hơi để bắt cho kịp chuyến xe đang phát còi chuyển bánh. Chân cuồng nhịp, tôi vươn tay về phía trước níu hai cánh cửa đang từ từ khép; bỗng chúng khựng lại cho tôi đặt một, rồi hai chân lên xe với lực kéo ấm áp nơi bắp tay. Tôi gom sức thở. Bộ ngực phầm phập trồi sụt để giữ con tim nhảy lửa không thoát ra ngoài. "May quá!", giọng nói trầm ấm reo lên, nhỏ thôi, vừa đủ nghe. Tôi ngước lên. Anh đang đứng cạnh tôi, tay giữ cửa, nụ cười nhẹ đậu trên môi. Dữ không! Đó cũng là lần đầu tiên tôi nghe anh nói, thấy anh cười.

    Hôm ấy, chuyến xe đông nghịt người nên không còn chỗ ngồi, anh và tôi đứng giữa đám đông ồn ào náo nhiệt, đối diện nhau, và gần lắm. Sau mỗi trạm dừng lại thêm người lên. Khoảng cách giữa anh và tôi càng lúc càng nhỏ đi, hẹp hơn; mặt tôi như muốn tựa vào ngực anh rồi. Trong cái không gian ngột ngạt tôi ngửi loáng thoáng mùi nước hoa và chất đàn ông trầm trầm của anh… Chúng tôi trao đổi với nhau vài câu, ngắt quãng, rụt rè… Giọng anh ấm lạ.

    Những lần sau anh và tôi gặp nhau, theo thời gian cũng thân mật hơn, nói cười nhiều hơn và tôi cũng được quan sát anh kĩ hơn: người đàn ông trung niên, không có gì đặc biệt, tóc mai đã vài sợi trắng… Anh nói chuyện khéo – Gợi chuyện khéo thì đúng hơn. Tôi được dịp kể lể đủ mọi thứ chuyện trên đời… Trong sở, cả ngày nói tiếng Pháp nên những chiều được huyên thuyên bằng tiếng mẹ đẻ với anh thì còn thích nào bằng. Thế nên chiều nào không gặp anh, tôi và trống vắng tan vào nhau… Cảm giác lạ lùng, ngỡ chỉ trong tiểu thuyết…

    Thế rồi, tôi yêu anh khi nao không biết. Bóng dáng anh, âm thanh của anh lớn dần trong tôi; hơi thở anh tràn ngập hồn tôi. Tôi đã bắt gặp ánh mắt anh, khẽ thôi, nhìn tôi âu yếm, rồi lẩn tránh. Anh hơn tôi những mười sáu tuổi. Có hề gì. Mỗi sáng, trước khi rời nhà, tôi dừng lâu hơn bên bàn trang điểm, tôi tần ngần, đắn đo, phân vân với cách phục sức, với màu sắc, với hoa văn, với thế nào thì duyên dáng… Tôi cảm thấy tóc tôi mượt hơn, môi hồng hơn, mắt long lanh… Tôi yêu anh, và tôi yêu tôi hơn. Ngỡ chỉ trong tiểu thuyết!

    Cũng trong một toa xe điện đông người, một hôm anh và tôi đứng “lạc lõng” giữa đám hành khách… Sao mà tôi thích cái chen chúc ấy. Sao mà tôi yêu cái chật chội nầy. Tôi áp vào ngực anh chắc chắn mà nghe nhịp tim của anh, của tôi… Mỉm cười, tôi ngước lên. Với vẻ trầm tỉnh cố hữu, anh đuổi mắt ra xa. Hơi ấm của anh tỏa ra ôm chầm lấy tôi. Đôi chân trần trong cái váy ngắn xinh xắn như nhũn ra, không còn hơi sức, tôi muốn anh hôn tôi lúc nầy, ngay bây giờ. Tôi nghĩ anh cũng biết chúng ta đã yêu nhau!

    Đã có lần anh kể tôi nghe chuyện vợ con. Hình như anh yêu người phụ nữ ấy lắm. Và hình như… Mặc, tôi chỉ biết tôi yêu anh và muốn anh là của tôi, của riêng tôi. Ý tưởng chiếm đoạt manh nha trong cái đầu nhỏ nhắn, diễm lệ của tôi. Như mọi khi, tôi biết tôi đẹp, rất đẹp; hấp lực nầy cho tôi thêm tự tin. Tôi tìm đủ cách để anh thôi không nghĩ đến mái ấm kia và đừng nghĩ đến ai khác; mà chỉ nghĩ đến ngay lúc nầy đây có tôi nói cười. Tôi mong chuyến hành trình dài hơn, sâu thẳm hơn, dẫu có đưa chúng tôi vào chốn rực lửa của hỏa ngục, của đam mê, của khát vọng và của tối tăm. Mặc, tôi chỉ cần anh bên cạnh tôi, với tôi. Tình yêu nầy ngỡ chỉ trong tiểu thuyết!

    Anh nói điều gì đó, tôi không rõ, chỉ nghe hơi thở anh run rẩy, khắc khoải… Chiếc xe điện bất chợt chao nghiêng theo độ cong ngã rẽ, cả đám người nghiêng ngả theo. Ngay khi đó vòng tay mãnh liệt của anh ôm ghì lấy lưng tôi. Môi má tôi đã tựa vào ngực anh rồi. Nỗi niềm hạnh phúc dâng lên trong tôi. "Không sao chứ?", vẫn giọng nói ân cần thủ thỉ bên tai. Tôi ngước lên nhìn anh bằng cả tấm lòng của tôi dành cho anh. Thời gian như ngừng lại. Và chuyến tàu ngừng lại. Tôi vụt nắm tay anh, giục: "Mình xuống thôi!"

    Những ngọn đèn vàng trên sân ga lạ. Trời đã chiều nâu thẫm. Chỉ có anh và tôi cận kề nhau trong cái tranh tối. Tôi rướn người lên. Vòng tay tôi nóng hổi quấn lấy anh. Siết mạnh hơn. Có lẽ trọn đời tôi sẽ không bao giờ quên môi hôn nầy, môi hôn đắm đuối, tham lam ngỡ chỉ có trong tiểu thuyết…

    Anh hỏi vì sao tôi yêu anh? Tôi say sưa thổ lộ tất cả cảm nhận chân thành về anh – chỉ riêng anh – nồng nhiệt như vũ điệu bên ánh lửa mà tôi và anh quyện vào nhau… Nếu là tiểu thuyết gia thì tôi quyết bắt anh chết trong sắc đẹp rợn người, trong vòng tay ma quái; chết không than van như con thiêu thân bởi hấp lực là những ngọn lửa phát ra từ thân tôi, nóng cháy. Anh lạc vào mắt tôi, không mong ngõ ra, chẳng còn lối thoát. Hỏa ngục vĩnh viễn. Tình yêu bất diệt. Ôi, cái mầu nhiệm của tiểu thuyết!

    Mãi tôi vẫn không quên ánh mắt sâu thẳm của anh trong câu hỏi: "Giờ đây nếu anh phụ rẫy người ngày xưa anh nói yêu thương hết lòng, hứa hẹn trọn đời bên nhau chung sống, người mà anh gọi là vợ để đến với em thì vẫn cân xứng với hình ảnh chân-thiện-mĩ em đã nghĩ về anh sao?" Hình như tôi thấy mắt anh long lanh. Rồi dáng anh nhòa đi trong bóng đêm sân ga. Nhưng có lẽ trọn đời tôi sẽ mãi dày đặc hình bóng anh. Tôi biết tôi kiều diễm lắm! Tôi biết tôi quyến rũ lắm! Nhưng ngần ấy đã không giữ nổi anh! Tôi để vuột mất anh. Anh đến, rồi lặng lẽ đi vào tiểu thuyết…


    Vũ Hạ

    Trích đăng từ Đặc San Lâm Viên (dslamvien.com)

    Last edited by thuykhanh; 10-17-2018 at 09:45 AM.

  9. #49
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Đôi chim sáo




    Nguyên Nhung


    Lời tác giả:

    Mùa thu đã trở về, những mùa thu rất ngắn của đất trời vẫn mỗi năm một lần trở lại, nhưng những mùa thu của đời người thì mãi mãi ra đi. Khu vườn nhuốm chút heo may để giàn mướp rung rinh những bông hoa cuối mùa, bụi mía xào xạc thoảng qua hồn chút gió hắt hiu, và đôi chim sáo vẫn mải miết tìm mồi trên sân cỏ úa...

    "Đôi chim sáo" là hình ảnh một đôi vợ chồng già, khi những con sáo non đã đủ lông đủ cánh để bay đi xa lìa cha mẹ, chỉ còn lại đôi sáo già buồn bã, ủ ê trong cái tổ ẩm ướt với những ngày Đông dài lê thê . . . "



    *****

    Khi người hàng xóm sửa chữa lại chỗ mái hiên bị dột, là từ lúc ấy đôi vợ chồng chim bị mất tổ. Không biết đấy có phải là nỗi éo le của cuộc đời, hạnh phúc của kẻ này lại là nỗi bất hạnh của người kia, vẫn hay kề cận bên nhau, khi đời sống luôn luôn là những thay đổi. Như một thành phố được tân trang cho mới mẻ, lại cũng mất đi nét cổ kính của một vẻ đẹp yên tĩnh, rất nên thơ.

    Mỗi buổi sáng, khi mặt trời vừa thức dậy, vợ chồng đôi chim sáo đã lo tần tảo kiếm ăn. Tôi không biết đó là loại chim gì, nhưng tiếng hót khá hay, với màu lông xám có một mảng phơn phớt bạc ở trên đầu. Mình to gấp hai lần chim sẻ, tôi cho chúng là một loại sáo, vì chúng hay hót, có khi hót cả ngày vì một điều gì vui trong thế giới của loài chim.

    Đấy là một đôi vợ chồng chăm chỉ, còn trẻ tuổi, chưa con cái. Hôm nào mưa, anh chồng bay lên sợi dây điện, ngó quanh, hót lên mấy tiếng, có ý than thở cảnh đất trời u ám, khiến một kẻ chăm làm tham công tiếc việc phải bất đắc dĩ nghỉ ngơi. Còn lại chị vợ trong hốc tối ở mái hiên, chị cũng hay hót, như đàn bà thường lắm điều hơn đàn ông, thỉnh thoảng chị bay sà xuống cây thông đất trước cửa nhà tôi để rỉa lông, rỉa cánh.

    Khoảng đầu xuân, khi vợ chồng chim đến làm tổ trên cái hốc tối con con nơi mái hiên nhà hàng xóm, tôi thấy họ bận rộn lắm. Qua khung cửa kính, tôi quan sát đôi chim như một đôi vợ chồng mới cưới, có thể cô vợ đang mang thai, và họ cần một tổ ấm cho gia đình. Vợ chồng sáo ríu rít vào ra cái hốc nhỏ, được hình thành khi mảnh ván bị mục vì nước mưa, lâu ngày đã vô tình khoét một chỗ trống, vừa vặn cho gia đình một đôi chim sáo.

    Hai người trẻ tuổi yêu nhau, bước vào đời rộn ràng như thế nào thì đôi chim sáo cũng y như vậy. Từ mờ sáng, ánh đèn đường còn lung linh dưới tàn cây tối thẫm, tôi đã nghe đôi chim ríu rít, trò truyện. Họ dậy sớm lắm, sớm hơn cả lũ trẻ phải dậy đi học, nhất là những ngày vào Xuân, năm ấy đâu là mùa Xuân đầu tiên của vợ chồng sáo.

    Không biết họ ở đâu đến đây, nhưng ngay những ngày đầu, tiếng hót của họ đã làm những người trong khu chung cư thức dậy, và biết là mùa xuân đã tới. Những giọt mưa xuân đêm qua còn lóng lánh trên những lá cỏ non, khi bình minh đến, chiếu những tia nắng dịu dàng lên cỏ hoa, để những giọt nước li ti ấy biến thành những viên kim cương diễm lệ.

    Sáng nào, tôi cũng ngồi hằng giờ ngắm nghía hạnh phúc của vợ chồng chim sáo, ngay cả khi chị sáo khẽ khàng đậu trên nhánh thông, tôi cũng không dám mở cửa, sợ kinh động cái thảnh thơi của chị. Chị sáo có cái thảnh thơi của một tâm hồn trong sáng, hình như không có gì để suy nghĩ ngoài những hạnh phúc chị đang có. Chị nhảy từ cành này sang cành kia, thỉnh thoảng lơ đãng ngó mông lung lên rặng cây bên đường, có thể chị đang nghĩ đến anh chồng đang luẩn quẩn đâu đó. Khi anh sáo về, chị cũng cuống quýt bay lên, đôi vợ chồng chim lại lục đục trên cái hốc tối. Ấm áp lắm, nồng nàn lắm, tôi ưa nhìn cái hạnh phúc của muôn loài, và cảm nhận được cái vui từ chút hạnh phúc nhỏ nhoi, đơn giản ấy.

    Đúng là những người yêu đời nhất thế gian, đôi vợ chồng chim bắt tay vào việc xây dựng tổ ấm rất hăng hái, bay ra bay vào suốt ngày, mỗi lần trở về lại cắp theo một nhánh cây khô, một cọng cỏ héo, và cả những chiếc lá xanh. Họ có cái rộn ràng, tất bật khi phải cố hoàn thành cho nhanh, một cái nôi cho lũ con thơ sắp chào đời nay mai. Được một dạo, khi anh chồng đi kiếm ăn, chị vợ có vẻ mệt mỏi đậu xuống cành thông đất trước hiên nhà, chị hững hờ mổ mổ chiếc lá non, như người phụ nữ đang mang thai thèm ăn dở.

    Đấy là những ngày đầu tiên của vợ chồng chim sáo, hạnh phúc khi có thì ở đâu cũng hạnh phúc, chưa chắc gì trong những căn phòng đẹp đẽ, tiện nghi của loài người, hạnh phúc đã thèm hiện diện.

    Đôi vợ chồng chim sống thật êm đềm, đơn giản đến không còn gì đơn giản hơn. Sáng. Dậy sớm. Hỏi han nhau ba điều bốn chuyện, qua những tiếng hót làm vui tai mọi loài.

    Rồi khi nắng lên, bay đi kiếm ăn. Tuy nhiên, họ lại là những kẻ rất chu đáo trong vấn đề chăm sóc gia đình, rất bận rộn cho miếng ăn hằng ngày, nhưng vẫn không bỏ bê nhà cửa. Tôi thấy vợ chồng sáo về nhà luôn luôn, tha thêm những nhánh cỏ khô, chiếc lá héo. Tôi tưởng tượng trên đống cỏ khô được khoanh tròn lại bằng những chiếc mỏ khéo léo của vợ chồng sáo, dăm chiếc trứng xinh xinh, tròn trĩnh đã được chị vợ sắp xếp gọn gàng, vừa đủ cho chị mỗi ngày ủ ấp lũ con thơ, đang hình thành trong lớp vỏ trứng.

    Cái ấp yêu của vợ sáo, là cái ấp yêu của những người mẹ yêu con ngay từ lúc còn là bào thai, vừa mới tượng hình trong lòng mẹ. Tình mẫu tử đã được ràng buộc giữa mẹ và con, chị sáo cũng như bao người mẹ khác, đã nâng niu những đứa con yêu của chị trong những quả trứng mỏng manh kia. Chị sáo chắc hẳn cũng đã từng nghe ngóng, chờ đợi. Một hôm nào nghe lũ con cựa mình trong vỏ trứng, rất khẽ khàng chị dùng chiếc mỏ cứng, giúp con đẩy chiếc cửa đầu tiên vào đời. Mấy chú sáo non run rẩy, trần trụi lớp lông tơ, nếu không có tổ ấm của cha, sự săn sóc của mẹ, làm sao để sống?

    Từ đấy, tôi có cái ngạc nhiên khi nhìn cuộc đời ở một khía cạnh khác, khi biết rằng trong thế giới loài người, có những người con thành đạt, lớn lên trong nỗi nhọc nhằn của cha mẹ, đã hắt hủi cái tổ ấm của mình, và nhìn nó bằng những đôi mắt ghẻ lạnh.

    Khi lũ con ra đời thì vợ chồng sáo có vẻ bận rộn hơn. Ở góc cạnh này, tôi rất khâm phục anh sáo, nếu là người, anh rất xứng đáng là một người cha gương mẫu. Anh ta vốn là một người chăm chỉ, bây giờ lại càng chăm chỉ hơn, khi trên chiếc tổ chim ấy, đã vang lên tiếng liếp chiếp đòi ăn của bầy con dại. Trông chị có vẻ tất bật, không còn cái vẻ thảnh thơi của độ còn son rỗi, vì lo ngại lũ con thơ có thể lăn ra khỏi tổ lúc chị vắng nhà, rồi cứ thế lăn lông lốc xuống thềm xi măng dưới kia, thì dẫu có Trời giúp, chị vẫn không đủ sức để đem con về tổ.

    Quan sát kỹ để thấy, chị luôn luôn lấp ló nơi cửa, đầu ló ra ngoài, hai con mắt trong veo như hai hạt đậu. Người mẹ ấy chăm sóc con cẩn thận lắm, lũ sáo non dường như đã được đẩy tít vào phía trong, cho dù một cơn gió lang thang, cũng không thể thổi hắt vào cái tổ nhỏ bé ấy.

    Qua hết mùa hè, mải miết kiếm ăn nuôi lũ con thơ, anh sáo trông có vẻ phờ phạc hơn. Tôi rất khâm phục sự hy sinh của anh. Khoảng cách từ nhà anh ra rặng cây xanh không xa, vì anh bay khá nhanh, nhưng phải nói sự vật lộn để mưu sinh giữa chợ đời đâu phải là dễ dàng, khi trên ấy có đủ loại khác nhau như sóc, quạ, hoàng oanh, chim sẻ . . . Anh sáo chắc có lúc cũng nhận ra cái thực tế phũ phàng và cay đắng trong việc tìm miếng cơm, manh áo, sự tranh giành giữa muôn loài với nhau, đâu có gì là dễ chịu, cho dù anh có đạt được chân lý “ăn để sống”.

    Cuối hè ấy, khi lũ chim non đã đủ lông đủ cánh, tôi thấy mấy cái đầu xinh xinh ngó ngó, nghênh nghênh ngoài cửa tổ, chiêm chiếp kêu. Chị sáo cũng phục hồi sau thời gian ở cữ, tròn trịa hơn, mũm mĩm và xinh đẹp hơn, như người đàn bà sau kỳ sinh nở, những đường nét trên cơ thể nẩy nở ra như một đóa hoa thời kỳ mãn khai. Lũ con lớn hơn thì người cha càng vất vả, có vẻ như kiệt sức, bộ lông sáo không mượt mà như xưa, cái nóng của mùa hè khiến anh thêm hốc hác.

    Trong nhà, người ta mở máy lạnh suốt ngày đêm, lúc cần ra đường, người ta vội vã chui ngay vào xe, rồi hối hả đi vào những căn phòng có máy lạnh khác. Chắc anh sáo cũng mệt mỏi lắm. Anh phải đi kiếm ăn, suốt ngày bay tới bay lui từ hàng hiên ra rặng cây sồi ven đường, lúc ấy râm ran những tiếng ve gọi hè, chỉ còn mẹ con nhà sáo chui rúc trong cái tổ nóng bức chật chội. Ba đứa con chưa biết bay, nhưng ăn tợn, thỉnh thoảng tôi thấy chị sáo cùng chồng bay xuống sân cỏ, nhặt nhạnh những hạt cơm, vụn bánh, hột cỏ rồi lại bay ù về tổ. Bây giờ chị cũng phải cùng chồng đi tìm mồi về nuôi lũ con háu đói kia, chiêm chiếp suốt ngày đến sốt ruột.

    Sang đầu thu, mẹ sáo dạy con tập bay. Mới đầu là những khoảng ngắn từ tổ xuống hàng hiên, những cánh chim non sợ hãi, rụt rè bay xuống hiên, rồi lại bay về tổ. Những bước chân chập chững vào đời, trong nỗi buồn vui của cha mẹ. Như còn đấy, như mất đấy, một ngày nào tổ ấm sẽ yên lặng, không còn tiếng chim vui như tiếng trẻ khóc, trẻ học. Khi những đứa con lớn lên, sắp ra khỏi tầm tay cha mẹ, là lúc ấy đời dường như ngắn lại, rồi ở đâu kia đã hình dung ra màu tàn phai của những chiếc lá héo, thấy mình trong gương bỗng xa lạ với mình ngày trẻ tuổi.

    Ngày hôm ấy là một sáng đẹp trời, tôi đã nhìn thấy, nghe thấy lũ sáo con ríu rít bay ra khỏi tổ. Không hiểu vợ chồng sáo buồn hay vui, khi thấy con mình đã đủ sức bay đi, rồi mấy đứa đã quay về cái nôi êm ái đó?

    Lũ sáo con thật hồn nhiên khi mở to đôi mắt nhìn bầu trời khoảng khoát, rồi như kẻ đã nhìn thấy tự do, chúng bật lên những tiếng hót thánh thót, du dương như một bản nhạc vui. Cái gì cũng mới lạ, khoảng trời xanh bao la cho những cánh chim rộn ràng xoải cánh đến những vùng trời thênh thang, trên vòm cây xanh, những âm thanh mời gọi của bạn bè khiến lòng nao nức lạ. Phải nhập cuộc thôi, một khung trời mới mẻ có hoa thơm và mồi ngon, để túy lúy với men say cuộc đời. Trong những con người trẻ, tâm hồn trẻ, đâu đã biết ngậm ngùi trước cảnh chia ly với mái ấm gia đình.

    Tôi đã nhìn thấy những con sáo con bay ra khỏi tổ vào đầu thu hôm ấy. Nó có trở về không nhỉ? Làm sao tôi có một câu trả lời, nhưng tôi cứ chờ đợi, như đợi những đứa con của mình đi đâu đó, sẽ trở về, sẽ mãi mãi không bao giờ quên tổ ấm.


    oOo

    Sang thu, có một chút heo may chợt đến vào buổi chiều, gia đình sáo có vẻ yên lặng hơn, vì những đứa con chưa trở về. Anh chị sáo buổi sáng vẫn dậy sớm từ mờ đất. Hôm ấy có thể mặt trời không lên, đám mây xám giăng ngang bầu trời, cho cơn mưa thu chợt đến và kéo dài suốt những ngày tháng tám.

    Mưa kéo dài suốt một mùa thu, vài cơn bão rớt từ đâu ghé lại khiến lòng người cũng chùng xuống bao nhung nhớ. Cây cỏ ướt sũng dưới mưa, vợ chồng chim thưa thớt tiếng chim vui, những giọt mưa luồn vào tấm gỗ mục trên mái hiên, làm tổ ấm của đôi chim chừng ẩm ướt hẳn đi.

    Vào mùa thu, vài tia nắng dịu dàng ươm trên hàng cây đã có nhiều lá úa, để một cơn gió tới, đã cuốn theo những chiếc lá vàng từ trên cây rớt xuống như mưa, rồi cứ thế lăn tròn xuống cuối dốc. Mùa thu bao giờ cũng ngắn ngủi và rưng rưng buồn, giàn mướp hương còn lại những chiếc lá cuối cùng vẫn xào xạc nghe như dư âm của một cung đàn đềm êm trong quá khứ. . .





    Hết mùa thu lại tới một mùa đông, không gian như càng ảm đạm và lạnh lẽo. Gã mặt trời lười biếng không thức dậy, ánh đèn vẫn tỏa sáng trong vòm cây tối. Vợ chồng sáo không hót lên câu chào hỏi mỗi ban mai, những giọt mưa mùa đông vẫn rớt trên mặt đường, loang loáng ánh đèn từ những chiếc xe qua lại vội vã.

    Vợ chồng sáo như đôi vợ chồng già, lủi thủi trong chiếc tổ ẩm ướt, nùi cỏ khô như tả tơi thêm khi anh sáo già không có cái hăng hái ngày trẻ tuổi, đi tha những cọng cỏ khô về làm tổ cho lũ con. Thỉnh thoảng, vào một ngày khô ráo. vài tia nắng yếu ớt lách ra khỏi màn mây màu xám đục, tỏa xuống nhân gian một chút ấm áp. Anh chị sáo bay ra khỏi tổ, đậu trên sợi dây điện, hai cái bóng chim như hai nốt nhạc sậm màu cho một bản nhạc buồn.

    Sao tôi ngậm ngùi thế. Buổi sáng, chỉ còn một mình trong căn phòng vắng, tôi nghe đôi chim sáo buông ra những tiếng kêu rời rạc, khắc khoải như tiếng ca cẩm cái chân đau, chiếc lưng mỏi cho một tuổi già lụm khụm.



    Hết mùa Đông, lũ sáo con vẫn không trở về, nhưng một biến cố đã xảy ra cho đôi vợ chồng sáo. Người ta chuẩn bị sửa nhà đón mùa xuân mới, người hàng xóm đã gọi thợ đến sửa lại mái hiên bị dột, thay vào đó một tấm ván mới, bít lại cái tổ chim. Khi đám thợ mang cưa, búa, gỗ đến, tôi thấy đôi chim hoảng hốt bay ra, mắt nhớn nhác nhìn loài người như một loài quỷ dữ, nhất là khi âm thanh của tiếng cưa kèn kẹt nghiến vào tấm ván, như nhát dao cuối cùng trên cổ người tử tội, thì mới hình dung được cái hãi hùng của người sắp chết.


    Chiều hôm ấy, khi mái hiên nhà hàng xóm đã được sửa chữa xong, còn nồng mùi sơn mới. Mới mẻ, cứng cát, không còn một cái hốc nào làm chỗ trú cho loài chim. Tôi thấy đôi chim sáo bay về, đậu trên sợi dây điện như hai nốt nhạc buồn, ngơ ngẩn nhìn về tổ ấm dưới mái hiên, rồi chúng vụt bay đi. Không biết ở mắt chúng có ứa ra giọt lệ nào không? Riêng tôi, sao buồn quá, và tôi đã khóc ...


    Nguyên Nhung
    ( Đặc san Lâm Viên)


    Trích đăng từ Đặc San Lâm Viên (dslamvien.com)


  10. #50
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Nhà Thờ Đà Lạt Mùa Giáng Sinh




    Tâm Minh Ngô Tằng Giao
    (Đặc San Lâm Viên)

    Mùa Giáng Sinh thường là thời điểm kỳ diệu nhất trong suốt cả một năm với tiếng chuông nhà thờ ngân nga trong đêm vắng, với ánh nến lung linh huyền ảo và giọng thánh ca trầm bổng gợi lên những cảm xúc thanh thoát, êm đềm và thánh thiện trong lòng người. Vào dịp Giáng Sinh hằng năm, nhà thờ là nơi tập trung rất nhiều người cả trong đạo lẫn ngoài đạo đến tham dự lễ thật đông vui. Những người Đà Lạt cư ngụ tại đường Nguyễn Đình Chiểu, ấp Cô Giang… bên tai luôn vẳng nghe tiếng chuông nhà thờ vang vọng cõi trần gian.
    Ghi lại những kỷ niệm với nhà thờ Cô Giang, một giáo đường xinh xắn, nhỏ bé, TÂM MINH cảm hứng viết bài “Tiếng chuông”:


    “Chuông nhà thờ Cô Giang
    Sáng đổ hồi reo vang
    Nhạc vui theo chân Chúa
    Dương thế được bình an…”


    Nhưng hình như Đà Lạt lại là nơi hội tụ của mọi thương nhớ trong cuộc đời và dang dở trong cuộc tình, của chia ly và ngăn cách kể từ lúc tóc hãy còn xanh cho đến khi đã ngả màu, kể sao cho hết. Cô nữ sinh Trưng Vương NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG rời Sài Gòn lên ghé thăm thành phố sương mù, ôm mối tâm sự riêng, lang thang khắp nẻo đồi cao lũng thấp. Tiếng chuông nhà thờ Đà Lạt vang vọng không trung, theo với bước chân khách du, mãi còn âm hưởng trong lòng người cô quạnh để rồi được thể hiện thành những vần thơ sầu muộn trong bài “Đường chiều Đà Lạt”:


    “Xa vắng lòng anh thung lũng sầu
    Tim em nhỏ bé, lớn chưa mau
    Ngây thơ, tội lỗi trăm điều sợ
    Đừng nói thương nhau, đừng đợi nhau.


    Hồi chuông Cứu Thế vọng đìu hiu
    Gác lạnh cheo leo đỉnh cô liêu
    Tay viết nét gầy câu giã biệt
    Chẳng thề, chẳng hẹn nói thương yêu


    Đồi thông gió hú mãi không thôi
    Ôm gối lệ hờn lã chã rơi
    Đà Lạt đêm trường đong thổn thức
    Khăn hoa thấm ướt giọt đầy vơi”…


    Nhà thờ lớn nhất thành phố Đà Lạt là ngôi giáo đường ở gần khách sạn Palace được gọi là nhà thờ “Chánh Tòa”, hay còn cái tên dân gian là nhà thờ “Con Gà” vì trên đỉnh tháp chuông có tượng một con gà lớn. Nhà thờ được xây dựng từ 1931 đến 1942, là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của Đà Lạt. Một bản nhạc nổi tiếng được gợi hứng từ nhà thờ Con Gà là bản:
    “Bài thánh ca buồn” của Nguyên Vũ.

    Nhạc sĩ NGUYÊN VŨ tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh, sinh năm 1944 tại Hà Nội nhưng suốt thời thơ ấu ông sống ở Đà Lạt. Những năm tháng tuổi thơ sống ở thành phố sương mù đã tác động nhiều đến bước đường nghệ thuật của ông trong đó có “Bài thánh ca buồn”. Bài hát này là một trong những ca khúc pop-ballad được nhiều người Việt ưa chuộng vào mỗi dịp Giáng sinh.


    Nhạc sĩ Nguyên Vũ cho biết:


    Tôi không nghĩ ca khúc này lại được nhiều khán giả yêu mến đến thế. Khi viết ca khúc ấy, đơn giản tôi đang hoài niệm quãng thời gian trai trẻ của mình. Cái thời mà tôi chỉ dám ngắm nhìn người tôi mến, không dám mở lời làm quen…


    Thuở tôi là một cậu bé 14 tuổi ngày đi lễ ở nhà thờ Con gà (TP. Đà Lạt), sở dĩ tôi “chịu khó” đi lễ bởi vì phát hiện ra một cô gái rất xinh và ngoan đạo mỗi ngày vẫn đi ngang qua ngõ nhà tôi để đến nhà thờ. Trái tim vụng dại của thằng con trai mới lớn đập loạn nhịp trước bóng hình thiếu nữ tóc bồng bềnh trong gió cao nguyên. Ngày qua ngày, suốt hơn ba tháng trời, tôi âm thầm, lầm lũi làm “cái đuôi” của cô ấy. Kẻ trước người sau, mỗi bận đi lễ về phải đi bộ hơn 3km đường đèo nhưng một lời bẻ đôi tôi không dám thốt. Lòng thành của tôi chỉ được hưởng một ân huệ cỏn con: Tôi được biết cô ấy tên Th., lớn hơn tôi 2 tuổi…


    Thế rồi một buổi chiều gần lễ Giáng Sinh, tan lễ thì trời đổ mưa to, cô ấy nép vào một mái hiên trú mưa, tôi cũng… trú tạm bên cạnh, hai người đứng cách nhau độ một gang tay. Lẫn trong tiếng mưa vang lên giai điệu quen thuộc của bản thánh ca “Đêm thánh vô cùng” (Silent Night) vẳng ra từ ngôi nhà gần đấy: “Đêm Thánh vô cùng / Giây phút tưng bừng / Đất với trời, se chữ đồng… Cô ấy đưa tay hứng những giọt nước mưa và khe khẽ hát theo. Tôi lặng người. Giọng hát cô ấy buồn da diết. Tự dưng tôi cảm thấy run, khẽ đưa tay vuốt nhẹ những hạt mưa bụi li ti bám bên ngoài chiếc áo của cô ấy. Cô ấy bất chợt quay sang tôi nhoẻn miệng cười: “Cảm ơn nghen!”. Mưa tạnh, “người trong mộng” đã khuất dạng tự bao giờ mà thằng con trai 14 tuổi vẫn còn đứng ngẩn ngơ vì “Người đi một nửa hồn tôi mất / Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ”.


    Ba ngày sau, gia đình tôi chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Tâm trạng tôi lúc đó y như người vừa đánh mất một vật quý giá. Từ đó, mỗi khi chợt nghe bài “Đêm thánh vô cùng” lòng tôi lại tái tê với ánh mắt, nụ cười hồn nhiên, thánh thiện tựa thiên thần của “người ấy… Ôm hình bóng ấy cho đến mãi 14 năm sau, tình cờ nghe lại “Đêm thánh vô cùng” từ chiếc máy đĩa, bỗng dưng cảm xúc từ một mối tình thánh thiện, hồn nhiên như trẻ thơ – tưởng như đã vùi sâu dưới lớp bụi trần thời gian – chợt ùa về trong ký ức, thôi thúc tôi và “Bài thánh ca buồn” ra đời.


    Đây là một chuyện tình buồn nhưng không bi lụy.
    Nhạc phẩm “Bài thánh ca buồn” được nhạc sĩ Nguyễn Vũ sáng tác trong hai tiếng vào một ngày tháng 10 năm 1972. Nội dung như sau:

    Bài thánh ca đó còn nhớ không em.
    Noel năm nào chúng mình có nhau.
    Long lanh sao trời đẹp thêm môi mắt.
    Áo trắng em bay như cánh thiên thần.
    Giọt môi hôn dưới tháp chuông ngân.

    Cùng nhau qùy dưới tượng Chúa cao sang.
    Xin cho đôi mình suốt đời có nhau.
    Vang trong đêm lạnh bài ca Thiên Chúa.
    Khẽ hát theo câu đêm thánh vô cùng.
    Ôi giọng hát em mênh mang buồn...

    Rồi mùa giá buốt cũng qua mau.
    Lời hẹn đầu ai nhớ dài lâu.
    Rồi một chiều áo trắng phai màu.
    Em qua cầu xác pháo bay sau.

    Lời nguyện mình Chúa có nghe không.
    Sao bây giờ mình hoài xa vắng.
    Bao nhiêu đêm Chúa xuống dương gian.
    Bấy nhiêu lần anh nhớ người yêu.

    Rồi những đêm thánh đường đón Noel.
    Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu.
    Tiếng thánh ca ngày xưa vang đêm tối.
    Nhớ quá đi thôi giọng hát ai buồn.
    Ðêm thánh vô cùng lạnh giá hồn tôi.



    Mùa Giáng Sinh Đà Lạt cũng luôn ở trong trái tim nhà thơ NHẤT TUẤN (Phạm Hậu). Trước 1975 nhà thơ là quân nhân, gia nhập trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, năm 1955, Khóa 12. Nhà thơ được biết đến nhiều qua những tập thơ “Truyện chúng mình” và tập truyện “Đời lính”. Thoạt tiên tình yêu thấp thoáng trong bài thơ “Truyện chúng mình”, chỉ gợi lên nỗi nhớ mong của người ở Đà Lạt bị xa cách với người ở Sài Gòn. Trong đời lính, phải rời xa Đà Lạt, từ nơi tiền đồn biên giới nhà thơ gửi lòng nhung nhớ về thành phố này nhân mùa Giáng Sinh khi viết bài “Niềm tin”:

    “Lại một Noël nữa
    Mấy mùa Giáng Sinh rồi
    Anh ở đồn biên giới
    Thương về một khung trời.

    Chắc Đà lạt vui lắm
    Mimosa nở vàng
    Anh đào khoe sắc thắm
    Hương ngào ngạt không gian.”


    Có lúc tình yêu nơi giáo đường xuất hiện, trong hồi tưởng, nhà thơ chỉ nguyện cầu, ước mong “thấy” được người yêu nơi bài thơ “Cầu nguyện” (chứ không phải mong “lấy” được người yêu như bản nhạc đã đổi lời):


    “Con quỳ lạy chúa trên trời
    Để cho con thấy được người con yêu
    Đời con đau khổ đã nhiều
    Kể từ thơ dại đủ điều đắng cay

    Bây giờ con đã gặp nàng
    Không giàu, không đẹp, không màng lợi danh.
    Chúng con hai mái đầu xanh
    Chấp tay khấn nguyện trung thành với nhau.
    Thề rằng sóng gió biển dâu,
    Đã yêu… trước cũng như sau… giữ lời


    Người ta lại bỏ con rồi,
    Con quỳ lạy Chúa trên trời thương con.”


    Bên một giáo đường khác nào đó hoa mimosa Đà Lạt khoe sắc vàng tươi thắm, nhưng trong lòng nhà thơ lại chỉ nổi lên kỷ niệm buồn bã với bài “Mimosa thôi nở”:


    “Noël xưa anh nhớ
    Khi hãy còn yêu nhau
    Nhà thờ nơi cuối phố
    Thấp thoáng sau ngàn dâu
    Anh chờ em đi lễ
    Chung dâng lời nguyện cầu
    Mimosa... bừng nở
    Đẹp như tình ban đầu…


    …Mới bốn mùa thu qua
    Mimosa vẫn nở
    Sao mối tình đôi ta
    Ai làm cho dang dở
    Đêm nay Noël đây
    Chuông nhà thờ khắc khoải
    Gió đồi lang thang bay
    Mưa buồn giăng ngõ tối.


    Anh quỳ bên tượng Chúa
    Cúi đầu chắp hai tay
    Lạy Chúa con chờ đợi
    Người ngày xưa về đây
    Nhưng em không về nữa
    Đường khuya mưa bay bay
    Mimosa thôi nở
    Trong hồn anh đêm nay.”


    Một ngôi giáo đường nhỏ bé khác của Đà Lạt cũng gợi nhớ một mùa Giáng Sinh với hoa anh đào khoe sắc thắm, Nhất Tuấn viết bài “Nhà thờ đường Cô Giang” với lời ghi chú “còn nhớ mãi ngôi giáo đường yêu dấu”:


    …“Những kỷ niệm thần tiên
    Bây giờ anh vẫn nhớ
    Nhà Thờ Đường Cô Giang
    Chúa Nhật mình đến đó


    Đa lạt vào Giáng Sinh
    Anh-Đào reo mở hội
    Tan lễ em và anh
    Đường hoa về chung lối


    Họ thấy em hôn anh
    Vội làm dấu Thánh Giá
    Các sơ… và sư huynh
    Muốn là thiên thần cả!


    Em hỏi: Họ có yêu ??
    Anh đáp: Khi khấn hứa,
    Họ xin yêu rất nhiều
    Yêu hết… con cái Chúa


    Anh cố giữ niềm tin
    Của tuổi trẻ mơ mộng
    Nơi quê hương ngàn trùng
    Xin em đừng tuyệt vọng


    Vì sẽ có một ngày
    Giáo đường xưa lại đến
    Quỳ dưới trời tuyết bay
    Thiết tha anh cầu nguyện.”


    Người yêu thơ có lẽ phải nhận ra rằng NHẤT TUẤN, với những vần thơ lai láng trữ tình trong “Truyện chúng mình” không phải chỉ là truyện riêng tư “thì thầm bên gối” giữa hai người nữa mà đã hóa thành “truyện chúng mình” của bao nhiêu là đôi tình nhân thanh niên nam nữ khác. Nhà thơ đã viết hộ xuống những trang nhật ký về tình yêu của bao người trẻ tuổi. Khi thì đằm thắm thiết tha. Nhiều lúc lại dang dở não sầu, phải cần đến thời gian như là một loại linh dược để dần dần hàn gắn các vết thương lòng trong quá khứ.


    Phải kể thêm ở đây tâm sự của một cựu nữ sinh Bùi Thị Xuân, đó là LỆ KHÁNH (Dương Thị Khánh). Đà Lạt một thời ấp ủ những vần thơ của KHÁNH, cho đến năm 1966 đã có bảy tập thơ được in ra, mà năm tập đầu đều mang tên là “Em là con gái Trời bắt xấu”. Lệ Khánh với tâm trạng buồn đau, với trái tim thổn thức vì tình, cũng từng ghé nhà thờ Đà Lạt và cảm hứng rồi viết bài thơ “Tiếng kinh chiều”:


    …“Cửa giáo đường còn mở
    Một linh hồn bơ vơ
    Chúa ơi đời con khổ
    Từ vương nghiệp làm thơ.


    Em quỳ bên tượng chúa
    Chắp hai tay nguyện cầu
    Từng hồi kinh nho nhỏ
    Là những lời thương đau.


    Chiều Đà Lạt lành lạnh
    Như hồn em giá băng
    Giáo đường sao vắng lặng
    Tình mình sao cách ngăn.


    Từng hồi kinh nối tiếp
    Từng lời xin Chúa ơi
    Con yêu chàng tha thiết
    Chàng yêu con trọn đời.


    Vòng tay Chúa hiền từ
    Không ôm tròn hai đứa
    Nên em còn làm thơ
    Khóc tình yêu dang dở.”


    Đà Lạt những ngày tháng cũ quả thật đã lưu lại biết bao kỷ niệm trong lòng người đã từng có một thời sinh sống tại thành phố sương mù này, nhất là trong tâm hồn những người xa xứ.


    Tâm Minh Ngô Tằng Giao
    (Trích” ĐÀ LẠT NGÀY THÁNG CŨ”)











    Trích đăng từ Đặc San Lâm Viên (www.dslamvien.com)
    Last edited by thuykhanh; 12-23-2018 at 01:23 PM.

 

 

Similar Threads

  1. Truyện dịch của Lan Huệ
    By Lan Huệ in forum Truyện
    Replies: 96
    Last Post: 10-03-2013, 10:43 PM
  2. Truyện Lúc 0 Giờ
    By tieulyphidao in forum Truyện
    Replies: 4
    Last Post: 03-24-2013, 09:11 AM
  3. Thơ-Truyện Kiều
    By tranthanhxuan1959 in forum Làm Quen/Nhắn Tin/Hỏi Đáp
    Replies: 0
    Last Post: 11-30-2012, 06:00 AM
  4. Truyện ngắn của Mưa PN
    By Mưa PN in forum Truyện
    Replies: 16
    Last Post: 11-02-2012, 09:30 PM
  5. Truyện về tu bụi
    By phuongg in forum Truyện
    Replies: 0
    Last Post: 02-07-2012, 07:43 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:49 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh