Vĩnh biệt Anh ngữ! Pháp ngữ sẽ là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới

Parlez-vous français? Các khoa học gia tin rằng tiếng Pháp đang thắng thế trên toàn cầu. Lý do đưa ra khá ngạc nhiên - lý lẽ cũng dễ hiểu



Adieu, tiếng Anh - chúng ta sắp nói tiếng Pháp chăng? (ảnh: Scott Stulberg/Corbis)

bài viết của Laura Secorun Palet


Người Pháp là một dân tộc kiêu hãnh, đặc biệt là khi bàn về ngôn ngữ của họ. Cứ phải đứng ở những hạng phía sau trông ra phía trước, chắc chắn là họ khó chịu lắm khi Anh ngữ trở thành Lingua franca - ngôn ngữ hành chánh của thế kỷ 21.

Tuy nhiên, có lẽ ngày phục hận không xa. Cái ngôn ngữ được các văn hào Ba Lê, quý tộc Nga và các vị tiến sĩ tưởng tượng vẫn thường yêu chuộng đó, đang hành trình trở về ngôi vị sáng chói. Qua cuộc khảo sát của ngân hàng đầu tư Natixis, người ta tin rằng đến năm 2050 Pháp ngữ sẽ trở thành ngôn ngữ được xử dụng nhiều nhất.

Tiếng Tây hiện đang đứng hạng thứ sáu trong các thứ tiếng trên thế giới sau tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ấn Độ và tiếng Ả Rập. Thế nhưng Pháp ngữ đang được người xử dụng gia tăng liên tục. Theo cuộc khảo sát nói trên, đến năm 2050 tiếng Pháp sẽ được 750 triệu người nói; hiện nay con số xử dụng Pháp ngữ đứng ở chỗ khiêm nhường là 250 triệu.

Est-ce que c'est possible? Làm sao được đây? Sau cùng thì Anh ngữ vẫn là ngôn ngữ được yêu chuộng trên toàn thế giới, còn Hoa ngữ (Quan Thoại) được cho là ngôn ngữ của tương lai do sự tăng trưởng kinh tế lẫn dân cư của Trung Quốc cơ mà. Tuy vậy tiếng Tây vẫn còn lá bài con Ách trong tay: các dân tộc xử dụng Pháp ngữ tăng trưởng nhanh hơn các dân tộc nói tiếng Anh và Quan Thoại.

Anh ngữ có vấn đề trong nhân-khẩu-học

Ngoài nước Pháp và các nước thuộc địa nổi tiếng của họ như Ma-rốc, Tunesia và Algeria ra vẫn còn có 28 quốc gia khác nói tiếng Pháp - mà trong số các quốc gia này có vài nước có dân số tăng trường thuộc vào hàng nhanh nhất thế giới. Ở châu Phi, tiếng Pháp xử dụng trong học đường các nước có chỉ số sinh đẻ ngày một tăng gồm nước Mali ở Bắc Phi, Guinea, Chad và Cộng Hòa Dân Chủ Công-gô ở phía Nam sa mạc Sahara.

Sự bùng nổ nhân khẩu ở các nước Châu Phi có thể nâng phân khúc Pháp ngữ trên địa cầu lên 8 phần trăm tính đến năm 2050. Ngược lại số nhân khẩu người Trung Quốc và các quốc gia nói tiếng Anh liên tục giảm xuống. Điều này có thể dẫn đến dân số nói tiếng Anh trên thế giớo bỗng vắng đi bất ngờ từ 8 phần trăm xuống còn 3 phần trăm. Bên Hoa ngữ người ta tiên đoán từ 10 phần trăm xuống còn 8 phần trăm.

Dân nói tiếng Tây sợ phải học tiếng Hoa giờ có lý do để ăn mừng rồi. Tuy nhiên những người này vẫn còn phải để cái Tháp Pérignon trong tủ kiếng, bởi vì có vài chuyên gia nói rằng lời tiên đoán bên trên có vẻ phóng đại.

"Dân Tây" nói toàn tiếng Tây chăng?

"Dân Tây" làm cuộc khảo sát dân chúng ở các nước có tiếng Pháp là ngôn ngữ hành chánh - nhưng như vậy là không chính xác. Ví dụ như ở Bỉ, bên cạnh tiếng Pháp, người ta còn nói tiếng Flemish (tiếng pha trộn giữa tiếng Hòa Lan và tiếng Bỉ) và tiếng Đức. Cũng như ở vài quốc gia châu Phi ngôn ngữ của cựu thực dân ngày càng bị mất chỗ đứng. Ngay cả ở Algeria chỉ còn một phần ba dân số biết viết tiếng Pháp.

Ông Alexandre Wolff làm việc trong Observatory of the French Language của Tổ chức Dân Tây Thế giới cho biết, "Nhân khẩu nói tiếng Pháp tiếp tục gia tăng và các tiên đoán chắc chắn tạo ra ấn tượng nhưng các khảo sát này không xem xét sự tồn tại song song nhiều ngôn ngữ thật sự ở các nước".

Cho nên mặc dù Pháp ngữ trên đường thăng tiến. Nhưng phải cần nhiều thời gian nữa mới lay động được sự thống lĩnh Anh ngữ và sức hấp dẫn của Hoa ngữ gia tăng - đó cũng là thời gian để lợi dụng phủi bụi các quyển sách Pháp văn cũ mèm. Nhưng mà người ta vẫn chưa thể chấm dứt nói câu Adieu - vĩnh biệt khóa học Quan Thoại được đâu.




(* dịch lại từ "Adieu Englisch! Französisch wird neue Weltsprache" - Nhật báo die Welt)