Register
Results 1 to 7 of 7

Thread: Bệnh cúm

  1. #1

    Bệnh cúm

    Biện pháp phòng chống cảm cúm dễ dàng mà lại cho hiệu quả cao chính là đi qua chiếc dạ dày…




    Ảnh minh họa.
    1. Rau xanh và trái cây mỗi bữa ăn

    Các chất chống ôxy hoá có nhiều trong rau xanh và hoa quả giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do và tăng sức đề kháng trước sự tấn công của virus.
    Vì thế, hãy đảm bảo ít nhất 5 loại rau xanh và trái cây với các màu sắc đa dạng trong thực đơn mỗi ngày để ngăn chặn sự “hỏi thăm” của các bệnh đường hô hấp.
    Ảnh minh họa.
    2. Nêm thêm tỏi, hành

    Thêm nhiều hành và tỏi trong các món ăn vào mùa đông có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể trước các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi. Hơn thế, hành và tỏi còn ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
    Ảnh minh họa.
    3. Thân thiện với hải sản

    Với nguồn Omega-3 dồi dào, hải sản mang đến cho cơ thể rất nhiều kẽm - một chất chống ôxy hoá kích thích hoạt động của hệ miễn dịch.
    Những nguồn kẽm khác có thể tìm thấy trong thịt gà, mầm lúa mì, các cây họ đậu…
    Ảnh minh họa.
    4. Tận hưởng cá và các nguồn Omega-3

    Chất béo bão hoà, nhất là Omega-3 rất cần thiết cho cơ thể nhờ khả năng cải thiện hệ miễn dịch.
    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn cá (hoặc hải sản) 3 lần mỗi tuần, nên sử dụng dầu thực vật (dầu ôliu, dầu hạt cải, dầu hạt lanh…) với liều lượng hợp lý trong bữa cơm gia đình. Bên cạnh đó, có thể nhâm nhi thêm các loại hạt như hạt hướng dương, hạt vừng, hạt điều và hạt lanh.
    Ảnh minh họa.
    5. Cung cấp đủ protein

    Nếu thiếu hụt protein, hệ miễn dịch sẽ hoạt động kém hiệu quả do các tế bào (nhất là tế bào máu trắng giúp cải thiện hệ miễn dịch) không được nuôi dưỡng tốt.
    Ảnh minh họa.
    Trứng, cá và thịt là những nguồn cung cấp protein chính cho cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên, ta không ăn vô độ những thực phẩm này. Tốt hết hãy lựa chọn thịt gia cầm thay cho thịt đỏ. Và đừng quên rằng quá nhiều đạm và chất béo sẽ gây tác dụng ngược, làm cơ thể mệt mỏi và giảm khả năng kháng cự trước các bệnh đường hô hấp.
    6. Vận động cơ thể bắt buộc

    Ảnh minh họa.
    Ngoài chế độ ăn hợp lý giúp phòng ngừa cảm cúm trong mùa đông, ta cũng cần duy trì đều đặn một hình thức luyện tập nhất định để cơ thể luôn khoẻ mạnh, có sức chống chọi cao trước sự tấn công của virus cúm.
    Thêm vào đó, vệ sinh tay thường xuyên cũng là giải pháp hiệu quả trong việc phòng chống các bệnh cảm cúm.
    trích từ khoemoingay.vn

  2. #2

    Viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em mùa lạnh

    Viêm đường hô hấp cấp là bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa lạnh, được gọi là cấp tính vì các triệu chứng bệnh không kéo dài quá 30 ngày...




    Viêm đường hô hấp cấp là gì ?

    Đường hô hấp được chia làm hai phần:
    Đường hô hấp trên từ mũi, hầu, họng cho đến thanh quản.
    Đường hô hấp dưới từ phế quản, khí quản phải và trái, các tiểu phế quản và phổi (gồm nhiều phế nang).
    Viêm đường hô hấp cấp là bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa lạnh, được gọi là cấp tính vì các triệu chứng bệnh không kéo dài quá 30 ngày. Viêm đường hô hấp trên (dân gian thường gọi là cảm lạnh) thường do virus thường trú tại đường hô hấp gây ra. Nếu được chăm sóc tốt, đa số trẻ sẽ tự khỏi trong vòng 10 – 14 ngày mà không cần dùng đến kháng sinh. Viêm đường hô hấp dưới bao gồm viêm phế quản, viêm phổi, thường do các loại vi khuẩn như Pneumococcus, Hemophilusinfluenza… gây ra. Đây là bệnh nặng với các biến chứng như viêm mủ màng phổi, ápxe phổi, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết, dễ dẫn đến tử vong và cần được điều trị bằng kháng sinh thích hợp.
    Ảnh minh họa.
    Một bệnh hô hấp cấp có nguy cơ phát triển nhanh vào mùa lạnh là bệnh cúm A (H1N1). Virus cúm A (H1N1) có khả năng lây lan nhanh từ người sang người, có thể gây ra các biến chứng hô hấp nguy hiểm và dẫn đến tử vong. Thời gian lây bệnh bắt đầu từ 1 ngày trước khi khởi phát bệnh và kéo dài đến 7 ngày sau khi khởi phát bệnh.
    Các biểu hiện của viêm đường hô hấp cấp ?

    Các triệu chứng chung của viêm đường hô hấp cấp bao gồm: ho (có thể ho khan hoặc ho có đàm), đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi, buồn nôn hay nôn. Nếu là bệnh cúm thì thường có các triệu chứng đi kèm như sốt, nhức đầu, đau nhức mình, mệt lả, khó chịu ở ngực. Tuy nhiên, trên lâm sàng rất khó phân biệt cúm mùa với cúm A (H1N1) vì đều có các triệu chứng điển hình như đột ngột sốt cao trên 38 độ C, nhức đầu, đau mỏi toàn thân và các triệu chứng hô hấp như ho, chảy nước mũi, viêm và đau họng. Riêng bệnh cúm A (H1N1) đôi khi có triệu chứng đau bụng, tiêu chạy và đặc biệt có khả năng gây tổn thương phổi dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
    Làm thế nào để nhận biết bệnh?

    Ảnh minh họa.
    Phát hiện sớm trẻ bị suy hô hấp do tổn thương phổi hay tổn thương phổi bằng cách dùng ống nghe để nghe các âm thanh trong ngực trẻ khi thở. Nếu chỉ có tiếng rì rào phế nang êm dịu là bình thường, nếu có tiêng ran rít, ran ngáy hay ran ẩm thì cần chú ý vì có khả năng trẻ bị viêm phế quản, viêm phổi. Riêng các bà mẹ có thể phát hiện triệu chứng bệnh của con mình bằng cách đếm nhịp thở của bé trong một phút bằng đồng hồ có kim giây. Nếu bé thở nhanh thì có khả năng bị viêm phổi, nhưng phải loại trừ khả năng trẻ thở nhanh do quấy khóc, do đó chỉ đếm nhịp thở của khi bé đang nằm yên.
    Số lần thở trong một phút tùy thuộc vào độ tuổi, trẻ thở nhanh là khi:
    Nếu trẻ dưới 2 tháng có nhịp thở trên 60 lần/ phút.
    Trẻ từ 2 tháng đến 12 tháng có nhịp thở trên 50 lần/phút.
    Trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi có nhịp thở trên 40 lần/ phút.
    Nếu trẻ có dấu hiệu thở nhanh bất thường cần đưa bé đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.
    Đặc biệt đối với trẻ bị viêm phổi nặng khi thở có hiện tượng co lõm lồng ngực, nghĩa là khi trẻ hít vào, phần dưới xương sườn, xương ức sẽ lõm vào thay vì phình ra như bình thường. Ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, mọi trường hợp viêm phổi đều cần được đưa đến bệnh viện để điều trị.
    Chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp cấp như thế nào ?

    Trẻ bị viêm đường hô hấp cấp cần được chăm sóc tốt. - Ảnh minh họa.
    Đối với trẻ viêm đường hô hấp cấp cần cho trẻ bú nhiều lần hơn hoặc cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, phù hợp với lứa tuổi, không nên kiêng ăn. Bên cạnh đó cũng cần cho trẻ uống đủ nước, nước đun sôi để nguội hay nước trái cây, nước cam đều được. Cho bé uống thuốc đúng liều theo đúng hướng dẫn của bác sĩ đã khám cho bé, không tự ý ngưng thuốc khi trẻ đã bớt bệnh, cũng không dùng thêm thuốc theo lời khuyên của người khác. Làm thông thoáng mũi giúp trẻ dễ bú, dễ thở. Chú ý những dấu hiệu nguy hiểm để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
    Những dấu hiệu nguy hiểm

    Khi trẻ có một trong các dấu hiện sau đây, cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay: da tím tái, bé bỏ bú hoặc bú kém (ở trẻ dưới 2 tháng tuổi), không uống được (ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi), co giật, ngủ li bì (khó đánh thức), thở có tiếng rít, suy dinh dưỡng nặng. Ở trẻ dưới hai tháng tuổi, nếu có sốt hay hạ thân nhiệt (thân thể lạnh), thở khò khè cũng cũng là dấu hiệu nguy hiểm cần đưa đi cấp cứu.
    Phòng bệnh

    Phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp cho trẻ trong mùa lạnh bằng cách: cho trẻ ăn nhiều chất dinh dưỡng để tăng cười sức đề kháng, mặc ấm cho trẻ, tiêm chủng đầy đủ, uống vitamin A theo chương trình quốc gia, nơi ở thông thoáng tráh ô nhiễm khói bụi, hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người, không tiếp xúc với những người đang có bệnh.
    trích từ khoemoingay.vn

  3. #3

    Nhiễm Mycoplasma - Bệnh dễ nhầm với cúm

    Ở người có 16 loài Mycoplasma sống cộng sinh và gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm niệu đạo, âm đạo...


    Đặc điểm của vi khuẩn

    Mycoplasma là sinh vật sống nhỏ bé nhất, có duy nhất một màng bào tương bao quanh. Do thiếu vách tế bào nên vi khuẩn có tính đa dạng tế bào và tính đề kháng đối với những thuốc kháng sinh tác động lên vách tế bào như penicillin và cephalosporin; việc nuôi cấy trong ống nghiệm cũng rất khó khăn. Vi khuẩn cư trú tại niêm mạc đường hô hấp và đường niệu, sinh dục của nhiều loài động vật. Ở người có 16 loài Mycoplasma sống cộng sinh và gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm niệu đạo, âm đạo...
    Mycoplasma pneumoniae (MP) bám dính lên tế bào, đồng thời sản xuất được hydro peroxid và nhiều chất ammonia gây tổn thương tế bào vật chủ; kích hoạt những tự kháng thể IgM làm ngưng kết hồng cầu ở 4oC, gây thiếu máu và một số biến chứng khác. MP gây bệnh ở đường hô hấp đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt từ 5 - 20 tuổi. Thời gian ủ bệnh từ 2 - 3 tuần, lâu hơn so với đa số các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp khác. Bệnh lây lan do tiếp xúc, không những phát thành dịch ở trường học và các tập thể đông người mà còn xuất hiện rải rác ở các gia đình. Tuy viêm phổi là biểu hiện đặc trưng, nhưng nhiễm MP ngoài phổi lại phổ biến hơn. Ở trẻ rất nhỏ, đa số chỉ có triệu chứng hô hấp trên, trong khi ở trẻ trên 5 tuổi và người lớn hay gặp viêm phế quản và viêm phổi.
    Biểu hiện lâm sàng

    Ảnh minh họa.
    Sau thời gian ủ bệnh kéo dài, bệnh khởi phát với các triệu chứng: sốt trên 39oC, có lạnh run, đau đầu, đau cơ ngực do ho nhiều và kéo dài, ho nặng; nhưng ít gặp đau ngực kiểu màng phổi. Số ít bệnh nhân bị viêm phế quản, khí quản hay viêm phổi có triệu chứng ho nổi bật. Ho có đờm màu trắng thường lẫn một ít máu. Nghe phổi có thể bình thường nên khó phát hiện được bệnh. Chụp Xquang cho thấy những hình ảnh tổn thương. Dưới 20% bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi.
    Nhiều triệu chứng ngoài phổi do MP gây ra gồm: ban đỏ đa dạng hay hội chứng Stevens-Johnson xảy ra đặc trưng ở bệnh nhân nam trẻ tuổi; dát sẩn và ban ngoài da dạng mụn nước, hồng ban nút và mày đay; viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim; viêm não, rối loạn điều hòa do tiểu não, hội chứng Guillain-Barré, viêm tủy cắt ngang và bệnh thần kinh ngoại biên; thiếu máu tán huyết và các bệnh lý đông máu.
    Hầu hết, bệnh do nhiễm MP không được chẩn đoán vì không thể phân biệt được với bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do vô số tác nhân vi khuẩn và virut khác gây ra. Người ta chỉ nghi ngờ khi bệnh kéo dài hay có những dấu hiệu ngoài phổi. Đây là đặc điểm phân biệt với bệnh cúm nói chung và cúm A (H1N1) nói riêng không có biến chứng (thường giảm sau 2- 5 ngày và đa số bệnh nhân hồi phục phần lớn sau 1 tuần). Tuy nhiên ở người cao tuổi, triệu chứng của bệnh cúm có thể kéo dài vài tuần do suy nhược cơ năng sau cúm. Số lượng bạch cầu thường tăng, nhuộm gram đờm chỉ thấy bạch cầu chứ không có bất kỳ loại hình thái vi khuẩn nào do vi khuẩn không có vách tế bào, nên không thể phát hiện chúng bằng nhuộm gram. Chụp Xquang ở bệnh nhân viêm phổi, có thể thấy thâm nhiễm mô kẽ hoặc thâm nhiễm dạng nốt chủ yếu ở những thùy dưới. Nuôi cấy không mang lại kết quả giúp ích cho chẩn đoán. Những phương pháp như miễn dịch gắn men, miễn dịch huỳnh quang gián tiếp và cố định bổ thể có thể phát hiện các kháng thể đặc hiệu. Agglutinnin lạnh tuy không đặc hiệu nhưng xuất hiện vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 trong hơn 50% số bệnh nhân viêm phổi và có thể phát hiện được bệnh. Xét nghiệm đa kháng nguyên cũng thích hợp để chẩn đoán bệnh.
    Điều trị đặc hiệu

    Ảnh minh họa.
    Vì hầu hết bệnh nhiễm MP không được chẩn đoán, nên việc điều trị phải hướng đến một trong hai hội chứng: nhiễm khuẩn hô hấp trên và viêm phổi có tính chất dịch ở những tập thể. Nhiễm khuẩn hô hấp do virut lẫn do MP đều không cần điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, viêm phổi mắc phải ở các tập thể, cộng đồng có thể do các vi khuẩn Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae gây ra hoặc do những tác nhân “không điển hình” như Chlamydia pneumoniae, Legionella pneumophila và MP. Do đó phác đồ điều trị phù hợp phải dùng những kháng sinh có hoạt phổ rộng hoặc phối hợp đồng thời nhiều loại thuốc: cephalosporin thế hệ 3 như ceftriaxon; ceftotaxim phối hợp với erythromycin có tác dụng diệt các loại vi khuẩn không điển hình. Nếu có điều kiện sử dụng các thuốc mới như: clarithromycin; azithromycin; levothyroxin có tác dụng tiêu diệt những vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng. Cần chú ý rằng điều trị viêm phổi do MP thường kéo dài từ 14 - 21 ngày. Viêm phổi do MP thường tự giới hạn và hiếm khi gây đe dọa tính mạng. Thuốc kháng sinh có hiệu quả sẽ làm ngắn thời gian bị bệnh, giảm ho và làm giảm mức độ lây nhiễm ở bệnh nhân. Mặc dù triệu chứng sẽ cải thiện khi điều trị kháng sinh, nhưng vi khuẩn thường không bị tiêu diệt tận gốc. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn vẫn dương tính sau nhiều tháng dù đã điều trị kháng sinh có hiệu quả.
    Nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng, một người bị cúm rất khó chẩn đoán phân biệt với bệnh hô hấp cấp tính do các virut gây bệnh khác hay do MP gây ra. Để phân biệt người ta phải dựa vào tính chất gây dịch của cúm và xét nghiệm phát hiện virut gây bệnh. Triệu chứng và điều trị bệnh cúm A (H1N1) chúng tôi đã giới thiệu trên SK&ĐS trong các số báo trước, độc giả có thể so sánh để phân biệt với bệnh do Mycoplasma trình bày trên đây.
    TRÍCH TỪ KHOEMOINGAY.VN

  4. #4

    Phòng bệnh cúm và viêm phổi do phế cầu

    Hai bệnh hô hấp thường gặp trong mùa lạnh là bệnh cúm và nhiễm khuẩn đường hô hấp do phế cầu khuẩn. Căn nguyên gây ra các bệnh lý này có thể là do virut hoặc vi khuẩn...




    Tác hại của nhiễm khuẩn đường hô hấp do phế cầu khuẩn

    Đây là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên là streptococcus pneumoniae. Phế cầu này là một loại vi khuẩn gây bệnh thường lưu trú tại vùng mũi họng không chỉ ở người bệnh mà ngay cả ở một số người khỏe mạnh. Người ta nhận thấy rằng có khoảng 60% trẻ em và 30% người lớn khỏe mạnh có mang vi khuẩn này trong vùng mũi họng. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm, hoặc do viêm nhiễm bội phát, do bị cảm lạnh thì những vi khuẩn này sẽ bùng lên và gây bệnh ở họng rồi lan xuống phổi. Vi khuẩn có thể lây truyền từ người này sang người khác qua không khí khi hắt hơi, ho, đặc biệt khi có những môi trường thuận lợi như ở nơi đông đúc, chật chội.
    Viêm phổi do phế cầu biểu hiện như thế nào?

    Ảnh minh họa.
    Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, phế cầu có thể gây ra viêm phổi, đây là căn nguyên gây ra viêm phổi cao nhất hiện nay, chiếm 30 - 50% các trường hợp viêm phổi. Bệnh nhân thường có những biểu hiện cấp tính như sốt cao, đau ngực, ho nhiều... có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Đối với những người có sẵn các bệnh mạn tính, viêm phổi do phế cầu sẽ làm nặng thêm bệnh lý mạn tính hiện có và tỷ lệ tử vong ở những trường hợp này cũng tăng lên. Không chỉ gây viêm phổi mà phế cầu còn có thể xâm nhập sâu hơn vào cơ thể gây ra nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não... Mọi người đều có thể bị nhiễm phế cầu khuẩn, tuy nhiên một số người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, đó là những người cao tuổi, trẻ nhỏ, bệnh tim, phổi hoặc gan, thận, nghiện rượu hoặc ung thư...
    Ai dễ mắc cúm?

    Bệnh cúm là bệnh gây ra do virut cúm tấn công vào đường hô hấp trên. Có 3 phân nhóm virut cúm đó là A, B và C. Virut cúm nhóm A và B là những nhóm được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất vì nó là căn nguyên chính gây tử vong và tổn hại cho con người. Triệu chứng của bệnh cúm thường là ho, sốt, sổ mũi, đau họng, nhức đầu, mệt mỏi. Người lớn thường hồi phục sau 1 đến 2 tuần. Bệnh nhân cúm hồi phục nhanh, những người bị các bệnh mạn tính, sức đề kháng yếu có thể có những biến chứng nặng.
    Viêm phổi cấp tính do virut là một biến chứng nặng của cúm, đó là những đại dịch như H5N1 gây ra. Triệu chứng khởi đầu giống như cúm điển hình nhưng tiến triển nhanh, trong vòng 3 ngày bệnh nhân sẽ bị sốt cao, ho, khó thở, tím tái. Phù phổi do suy tim và các biểu hiện thần kinh và thận khác. Tỷ lệ tử vong cao và diễn tiến nhanh. Kháng sinh không có hiệu quả chống lại virut. Bệnh cúm có thể lây nhiễm cho mọi người trên toàn thế giới, bất kể tuổi tác, chủng tộc. Các trận dịch cúm có thể lây truyền từ nơi khởi phát sang các khu vực khác chỉ trong vòng vài tháng. Khí hậu ẩm lạnh, phương tiện di chuyển công cộng đông đúc là những điều kiện tốt khởi phát các trận dịch cúm. Trong mùa dịch cúm hằng năm, có khoảng 10% dân số thế giới nhiễm cúm, có nghĩa tất cả mọi người đều có thể mắc cúm.
    Ảnh minh họa.
    Phòng ngừa nhiễm phế cầu khuẩn và virut cúm như thế nào

    Viêm phổi do phế cầu khuẩn có thể dẫn đến tử vong, do vậy bệnh nhân cần được nhập viện để điều trị. Tuy bệnh có thể được điều trị khỏi bằng kháng sinh sau 7 – 10 ngày nhưng việc điều trị đang gặp nhiều khó khăn do tình trạng vi khuẩn kháng thuốc ngày càng cao. Đối với bệnh cúm thì hiện vẫn chưa có thuốc điều trị.
    Hằng năm, các nhà y học dự phòng và truyền nhiễm trên thế giới có những tổng kết quan trọng để đánh giá xem virut cúm nào là chủ yếu trong mùa bệnh sắp tới, qua đó các nhà sản xuất vaccin sẽ đưa ra những loại vaccin cúm phù hợp. Việc phòng bệnh cúm và viêm phổi do phế cầu bằng vaccin thật sự là một kết quả mong đợi đối với nhiều người, nhất là phụ nữ chuẩn bị mang thai, người già, người mắc bệnh mạn tính và trẻ em. Ngoài việc phòng bệnh bằng vaccin, mọi người cần chủ động bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh như luôn mặc ấm, ngủ đủ giấc, ăn đủ chất dinh dưỡng và hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh.
    TRÍCH TỪ KHOEMOINGAY.VN

  5. #5

    Bệnh cúm qua các giai đoạn lịch sử

    Trong ba thế kỷ qua, cứ khoảng 30 đến 40 năm, thế giới lại chứng kiến một đại dịch cúm. Trước khi có vắc xin, mỗi đợt dịch giết chết hàng triệu người.




    Hippocrates (460-370 B.C.), thầy thuốc Hy Lạp cổ đại (trái), ông tổ nghề y, trong ghi chép của mình đôi khi nhắc đến các triệu chứng như cúm. Tuy vậy cho đến năm 1580, chưa từng có dịch cúm nào được ghi nhận trên thế giới. Thời vua Phillip II ở Tây Ban Nha mới xuất hiện cúm. Các nhà khoa học cho rằng chính đội quân của vua Phillip đã làm lây lan virus chết người này sang những phần khác của châu Âu. - Ảnh minh họa.Thế kỷ 18, thế giới chứng kiến ba đại dịch cúm và hai đại dịch khác. Mặc dù các bác sĩ đã làm hết sức bên các bệnh nhân- như minh họa trong bức tranh này, tại một bệnh viện thời đó - họ không hiểu được bản chất của virus cúm. Một số người còn cho rằng bệnh lây qua quan hệ tình dục. - Ảnh minh họa.Các dịch cúm vẫn tiếp diễn trong thế kỷ 19, khi các thành phố lớn dần lên và giao thông đường biển giúp cho việc đi lại được thuận tiện - đồng nghĩa với khả năng lây lan tăng hơn. Dịch cúm năm 1837 nghiêm trọng đến mức ở Berlin, số người chết nhiều hơn số người được sinh ra, và ở Barcelona thì toàn bộ các hoạt động kinh doanh bị đình đốn. Trong ảnh, một bệnh viện Nga phải dựng thêm lều chứa bệnh nhân năm 1890. Bệnh dịch khi đó được cho là phát sinh từ nam Trung Quốc, sang châu Âu và Mỹ qua Nga. - Ảnh minh họa.Năm 1918 chứng kiến đại dịch cúm nghiêm trọng nhất lịch sử thế giới, thậm chí còn được cho là đại dịch kinh hoàng nhất trong các loại bệnh dịch. Khoảng 50 triệu người chết, trong đó riêng ở Tây Ban Nha có 8 triệu, vì thế dịch cúm này mang tên cúm Tây Ban Nha. Trong ảnh, bệnh nhân cúm nằm la liệt trong một bệnh viện ở Kansas, Mỹ. Ảnh minh họa.Cảnh sát ở Seatle mang khẩu trang trong thời dịch cúm 1918. - Ảnh minh họa.Năm 1941. Các học sinh trong một lớp học ở Anh súc miệng để phòng tránh cúm. - Ảnh minh họa.Năm 1957 đánh dấu dịch cúm châu Á. Nhờ các tiến bộ khoa học, dịch bệnh nhanh chóng được xác định, các biện pháp y tế cần thiết được triển khai, trong đó có việc sử dụng vắc xin. Tuy vậy số lượng người chết vì cúm vẫn ở mức 2 triệu. Trong ảnh, các bệnh nhân cúm ở Đan Mạch nằm trong khu nghỉ tạm ở nhà thi đấu của hải quân ở Copenhagen. - Ảnh minh họa.Khi hiểu biết của các nhà khoa học về cúm tăng lên, việc chủng ngừa vắc xin được tiến hành thường xuyên. Trong ảnh chụp năm 1963 này, các cô gái chuyên biểu diễn ở nhà hát nổi tiếng ở London, đang được tiêm chủng. - Ảnh minh họa.Năm 1969, dịch cúm Hong Kong giết chết 34.000 người. Thành phố London phải nhờ đến sự hỗ trợ của các y tá tình nguyện. Nhân viên văn phòng đeo khẩu trang khi làm việc, để phòng ngừa cúm. - Ảnh minh họa.Năm 1976 tại New Jersey,Mỹ, xuất hiện dịch cúm khiến 1 người chết. Giới chức lo sự trở lại của cúm Tây Ban Nha, nhưng virus chủ yếu tồn tại ở lợn. Vắc xin được đem tiêm cho một phần tư dân số Mỹ. Có 25 người chết do biến chứng của vắcxin, nhưng không ai thiệt mạng vì cúm lợn. Ảnh minh họa.Năm 2003, cúm gia cầm được phát hiện ở Hàn Quốc. Chính phủ ra lệnh tiêu hủy gần 1 triệu con gà và vịt. Trong ảnh, quân nhân và bác sĩ thú y chôn hàng trăm gà và vịt để ngăn sự lây lan của virus. - Ảnh minh họa.Cũng trong năm này, khoảng 400 ca nhiễm cúm gia cầm được phát hiện ở Việt Nam. Năm sau đó, hầu hết trong 64 tỉnh thành của nước này đều xuất hiện cúm. Ở một số nước, cúm được coi là đáng sợ như HIV/AIDS, nhiều người từ chối ăn gà, vịt và chim. - Ảnh minh họa.Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ, vận chuyển một nạn nhân giả của dịch cúm, trong đợt diễn tập chống căn bệnh này, tháng 1/2008 ở Malaysia. - Ảnh minh họa.Các chuyên gia y tế nói rằng dịch cúm 2009 không nghiêm trọng như năm 1918 bởi y khoa đã tiến những bước dài trong 90 năm qua. Tuy nhiên số người chết ở Mexico, nơi khởi phát dịch, rất cao. Trong ảnh, một phụ nữ đưa người chồng ốm vào bệnh viện ở Mexico City. Ảnh minh họa.
    TRÍCH TỪ KHOEMOINGAY.VN


  6. #6

    Bệnh cúm

    Cúm là bệnh do virus xảy ra ở đường hô hấp, gồm mũi, họng, phế quản và phổi. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng trẻ nhỏ, người già, người bị bệnh mạn tính và suy giảm miễn dịch đặc biệt dễ mắc.




    Nguyên nhân

    Có 3 chủng virus gây bệnh cúm là cúm A, B, và C. Virus cúm lây lan qua những giọt dịch tiết bắn vào trong không khí khi người bệnh ho và hắt hơi. Cúm týp A là nguyên nhân gây nên nhiều đại dịch nguy hiểm xảy ra 10 đến 40 năm một lần. Cúm týp B gây ra những ổ dịch nhỏ khu trú hơn. Cả hai týp A và B đều gây bệnh cúm theo mùa lưu hành hằng năm. Cúm týp C chưa bao giờ gây ra đại dịch lớn.
    Triệu chứng

    Ảnh minh họa
    Bệnh cúm thường có khởi đầu giống như cảm lạnh với các triệu chứng chảy nước mũi, thờ khò khè và đau họng, song thường có khởi phát đột ngột và nặng lên nhanh chóng. Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp khác gồm:
    Sốt, rét run và toát mồ hôi
    Đau đầu
    Ho khan
    Đau nhức cơ, nhất là vùng lưng, cánh tay và chân
    Mệt mỏi nhiều
    Ngạt mũi
    Chán ăn
    Tiêu chảy hoặc nôn ở trẻ em
    Điều trị

    Thông thường bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi tại giường và uống nhiều nước. Nhưng trong một số trường hợp bác sĩ có thể kê đơn những thuốc chống virus như oseltamivir (Tamiflu) hay zanamivir (Relenza).
    Những thuốc này điều trị cả cúm týp A và B, có tác dụng bất hoạt một enzym cần thiết để virus phát triển và lây lan. Nếu được dùng sớm thuốc có thể rút ngắn thời gian có triệu chứng. Cả hai thuốc đều có thể gây những tác dụng phụ như kém minh mẫn, buồn nôn, nôn, chán ăn hoặc khó thở, và có thể dẫn đến sự hình thành virus kháng thuốc..
    Phòng bệnh

    Ảnh minh họa
    Tiêm vaccin phòng cúm hằng năm. Tốt nhất nên tiêm vào tháng 10 hoặc tháng 11 để cơ thể tạo được kháng thể trước khi mùa cúm bắt đầu. Vaccin không có tác dụng bảo vệ hoàn toàn nhưng có thể làm giảm được nguy cơ và mức độ nặng của bệnh.
    Rửa tay sạch. Đây là cách tốt nhất để phòng ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng. Kì cọ kỹ bàn tay trong ít nhất 15 giây, tráng kỹ và dùng khăn giấy để tắt vòi nước. Hoặc dùng gel rửa tay chứa ít nhất 60% cồn.
    Ăn đúng, ngủ đủ. Ăn ngủ kém sẽ làm giảm miễn dịch và khiến cơ thể dễ bị bệnh. Chế độ ăn cần cân đối, chú trọng rau quả, ngũ cốc và thịt nạc với lượng vừa phải. Người lớn cần ngủ 7 – 8 tiếng ban đêm. Trẻ lớn và trẻ vị thành niên cần ngủ nhiều hơn, chừng 9 – 10 tiếng.
    Tập luyện thường xuyên có tác dụng tăng cường miễn dịch, nhờ đó khi bị bệnh triệu chứng sẽ nhẹ hơn và mau khỏi hơn.
    Tránh nơi đông người khi đang có dịch cúm. Bệnh cúm lây lan dễ dàng ở những nơi tập trung đông người như nhà trẻ, trường học, công sở, nàh hát, rạp chiếu phim v.v… Tránh những nơi đông người khi đang có dịch cúm sẽ làm giảm nguy cơ lây bệnh.
    TRÍCH TỪ KHOEMOINGAY.VN

  7. #7

    Rửa tay sạch
    . Đây là cách tốt nhất để phòng ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng. Kì cọ kỹ bàn tay trong ít nhất 15 giây, tráng kỹ và dùng khăn giấy để tắt vòi nước. Hoặc dùng gel rửa tay chứa ít nhất 60% cồn.
    (Chắc lưỡi ...) Khổ hon ròi... Vụ này là bôi đậm để nhìn rõ hà.. Cúm hon là cái chắc...

    hi, 79.


    :P

 

 

Similar Threads

  1. Bệnh tay chân miệng
    By dangphuonglam79 in forum Sức Khoẻ/Sắc Đẹp
    Replies: 7
    Last Post: 03-19-2012, 12:22 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 08:28 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh