Register
Page 3 of 11 FirstFirst 12345 ... LastLast
Results 21 to 30 of 103
  1. #21
    Biệt Thự
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    595
    Cảm ưn anh các post của anh Triển anh Tôm và Clvt và chủ nhà.

    Chieclavotinh, xin nói một cách nôm na là
    Chính cái câu thán của clvt là câu đáp của nước Mỹ. Đó là sự khác biệt giữa chính phủ giỏi và giở làm cho đất nước nghèo và giàu cũng như dân trí và nhận thức.
    Khi nói đến vấn đề 'cha mẹ' tức đã có 'con cháu' thế hệ đã đang và sẽ đóng góp công việc và thuế má cho nhà nước. Như vậy, khi nhà nước lo việc lão dưỡng cho dân là cũng chính bằng tiền của con cái họ chứ đâu mà ra. Điều này giúp cho thế hệ con cháu đỡ nhọc lòng lẫn thời gian để sống vui và làm việc đóng góp cho công việc hiệu quả cao hơn. Và đó cái hay cái giỏi biết nhìn xa trông rộng vấn đề của một chính phủ giỏi.
    Còn lại về mặt tình cảm tôi nghĩ không có gì qua khỏi luật tự nhiên, cái quả tốt và quả báo.

  2. #22
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by RaginCajun View Post
    Vậy là nước Đức vẫn còn bảo thủ, chưa được cấp tiến mấy.
    Vậy là tiến rồi chứ sao không tiến. Nếu bảo thủ sẽ xây tường cao lên bao bọc cha mẹ lại cho ở trong đó ngóng gió Đông rồi còn bắt cha mẹ trả tiền xây tường đó mới dữ!
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #23
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Nhớ lại hồi có sóng thần bên Nhật làm hỏng nhà máy điện nguyên tử. Chính quyền địa phương bèn cử những người đàn ông già cả vào khu vực bị nhiễm phóng xạ để thăm dò tình hình. Chả thấy con cái nào xin đi thay chân các ông cụ.

    Sau này đọc báo Nhật còn thấy có những đứa con nhận nuôi cha mẹ già nhưng không khai báo khi cha mẹ chết cứ tiếp tục nhận tiền trợ cấp chính phủ. Đấy là lợi ích của việc báo hiếu.

  4. #24
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Chả thấy con cái nào xin đi thay chân các ông cụ.
    Chắc tại các ông cụ không có góp thuế má?
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #25
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    PS: Thành ngữ "chết tía" chắc là có xuất xứ từ Nhựt Bổn?
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #26
    Hương áo Mẹ
    Như Thương

    (Kính tặng Mẹ)

    Kể từ mốc thời gian của Tháng Ba năm 1975, phấn son “mệnh phụ” của Mẹ đã không còn nữa... Dăm ba chiếc áo cũ lượm lại của Ngoại đắp thêm vài miếng "vá chằng vá đụp" cho những buổi chợ sớm trưa, những ngày đầm mình dưới ruộng, dưới mương.

    Bất chợt một hôm Mẹ nhận được tin báo "Sẽ có đợt thả tù trong Tết này" từ những bà bạn đi thăm nuôi chồng trong trại tù "cải tạo" ngoài Bắc. Tin ấy đã vực Mẹ tôi dậy như một phép mầu. Không biết Ba tôi bao giờ về. Không biết từ trại nào về. Không biết sẽ về bằng phương tiện gì... thế nhưng lời báo tin ấy như chiếc đũa thần gõ lên định mệnh của Mẹ. Để rồi Ngoại Năm bảo Mẹ tôi: “Đi may một chiếc áo dài đi con!”.

    Đó là chiếc áo dài màu lam của Phật có thêu những cành hoa lan. Chiếc áo được Mẹ chọn màu hiền hòa, nhu mì của Phật để tạ Ơn Trên cứu mạng chồng bao lần nơi rừng sâu nước độc, được những đứa con gái của Mẹ cặm cụi, tỉ mỉ thêu từng đường kim mũi chỉ. Người thợ may trên mảnh ruộng quê nghĩ tình hàng xóm đã lấy tiền công tượng trưng, như thể là góp chút công cho người đàn bà đợi chồng về được mặc một tấm áo tươm tất mà đón chồng…. sau đằng đẵng 13 năm trời xa cách trong vòng tù ngục.

    Lúc ra chợ chọn vải, Mẹ lại đắn đo: Nên mua hay là để dành tiền nuôi con, đừng mua áo nữa, dẫu tiền vải và tiền công may áo do Ngoại Năm cho Mẹ cả. Chắc là vì lòng kính Phật, thương Ngoại Năm, mà Mẹ tôi đã vâng lời hơn là nghĩ đến tấm áo mới, khi biết chắc rằng ngày Ba tôi về sẽ gầy guộc, hốc hác như bộ xương ma ở dương gian. Chứ nếu Mẹ ngần ngừ, có lẽ chẳng có chiếc áo nào "cho ra hồn" để lên chùa lễ Phật trong ngày Ba tôi về đoàn tụ gia đình cả!

    Rồi đêm ngày Mẹ thổn thức theo từng đường kim thêu của con gái Mẹ. Bốn cô con gái ngọc ngà, tiểu thư, ngày xưa chỉ biết “chân chỉ hạt bột” với sách vở học trò, nay đã ngồi đêm ngày làm thợ thêu. Thêu áo cho người bao nhiêu năm và lần này là lần đầu tiên thêu áo cho Mẹ.

    Mẹ đã cùng các con chọn mẫu thêu cho chiếc áo dài màu lam ấy, chọn hoa lan cho áo Mẹ vì đó là loài hoa mà Ba thích. Ba tôi đã hãnh diện vì công chăm sóc một giàn hoa lan đặc sản của núi rừng Banmê. Công xin với núi rừng những cành phong lan trên đường hành quân của Ba và các chú lính, công khó leo lên hái lan- gỡ sao cho khéo, lấy cả rễ già, rễ non... Rồi chúng theo nhau về phố trên những chiếc ba lô, chiếc xe GMC vương đầy bụi đỏ đường xa. Phong Lan Rừng về đến phố thị thì trở thành những đóa lan vương giả với những cái tên thật đài các như Hoàng thảo, Ngọc Điểm, Nghinh Xuân, Bạch Hạc, Chu Đinh, Giáng Hương, Bạch Câu, Dã Hạc, Phi Điệp, Hoàng Phi, Hoàng Lạp... Gửi lại cho rừng đại ngàn tên gọi "Phong Lan Rừng" thân thương của thuở hồng hoang bạt ngàn.

    Mẹ đã mất hết tất cả những chiếc áo dài ngày xưa Ba sắm cho Mẹ sau trận giặc năm 1975, nhưng hơn 10 năm sau, khi may chiếc áo dài lam Phật, Mẹ vẫn chọn chiều cao của cổ áo... như thuở xưa, thuở Ba còn bên cạnh Mẹ, không hề thay đổi cổ áo cho hợp thời điểm ấy. Có ai thấu hiểu được chiếc cổ áo dài 3 phân ấy là một phần cuộc đời của Ba Mẹ không? Sự chung thủy quả thật đã thử thách một người phụ nữ, để chẳng đơn giản cho con thuyền của một người đàn bà có chồng trong ngục tù Cộng sản, chiếc thuyền ấy tròng trành giữa đêm tối mênh mông bão tố của vận nước đến lúc cạn cùng trong uất hận và oan khiên.

    Ngày Mẹ đi may chiếc áo dài, tóc người vẫn còn lọn dài, lọn ngắn - trắng nhiều hơn đen pha lẫn nhau - búi vội vàng sau gáy người phụ nữ độ tứ tuần. Mái tóc uốn quăn ngăn ngắn cho gọn kể từ khi Mẹ lấy chồng đã dài theo năm tháng ở ruộng và ngấm nước phèn chua mằn mặn, nên đã quên mất hương bồ kết với chanh, quên hết sợi mềm, quên cả gương lược thời Mẹ nhan sắc khi về với Ba, để rồi mái tóc khô khốc ấy trộn lẫn màu đất nâu, vàng hoe của những cơn nắng đổ lửa, lẫn màu trắng bạc của thời gian.

    Mái tóc chải chuốt ngày xưa giờ đã lệch ngôi rẽ, khi Ba tôi đi biền biệt qua những trại tù... Gió bụi đường xa của những lần thăm nuôi nằm bờ nằm bụi, nắng mưa cuộc đời đổi thay, của thương hải tang điền. Những vất vả, bươn chải của tay nách một bầy con thơ tám đứa, còn có tâm trí và thời gian đâu để mà nhớ đến mái tóc.

    Tất cả đã làm tôi có cảm tưởng như Mẹ chỉ còn cái xác, còn phần hồn đã gởi đi mãi tận những nơi mang danh địa ngục xa lạ nghìn trùng: Trại 3, trại 7 Hoàng Liên Sơn, trại Vĩnh Quang (Vĩnh Phú), Trại Hàm Tân Z 30 D …v...v..., nên từ đầu đến chân Mẹ là một “mớ” khổ trần ai ráp nối nhau để đi, để đứng, để nằm ngồi, chứ không còn là một con người với tâm thân nhất quán nữa!

    Cô thợ may đo ni áo cho Mẹ xong nhìn lại khuôn mặt Mẹ sạm vì nắng và những vết hằn ngang trên trán, chợt nhìn mái tóc Mẹ rồi buột miệng hỏi: "Dì Tư muốn cắt tóc lại cho gọn để mặc áo dài đón dượng Tư về không, con cắt cho!". Cuối cùng Mẹ tôi đã uốn tóc lại như ngày xưa trước khi chồng đi tù và lòng thì nghẹn ngào xen lẫn nỗi mừng vui đợi chồng về - hay nói đúng hơn là "... sống sót trở về từ lao tù Cộng sản...".

    Thời con gái eo thon của Mẹ đã qua trong chén tình bén duyên, đến thời gian hạnh phúc được làm Mẹ, sinh nở từ vòng eo nhiệm mầu mà Thượng đế ban cho người phụ nữ. Vòng eo ấy đã có lúc từng nách con chạy giặc, từng khệ nệ thúng lúa, thúng khoai nuôi con nên người, nay trải qua vòng eo của người vợ đợi chồng qua tấm áo lam. Mẹ trong chiếc áo dài màu lam ẩn dấu chữ Tình, chữ Nghĩa, chữ Thương... mà quên đi chữ Riêng Mình!

    Khi chiếc áo thêu và may xong, Mẹ ướm thử một lần ở tiệm may, rồi giặt và xếp lại cẩn thận, bỏ trong bao nylon... chờ đợi người về! Kể từ đấy Mẹ lại càng đi hỏi han tin tức nhiều hơn, làm quen với tất cả những người đi thăm nuôi tù "cải tạo", bởi cái tin dạo nọ đã như ngọn lửa âm ỉ trong lòng Mẹ từng giây, từng phút... Ngày qua ngày, tuần qua tuần và tháng này qua tháng nọ, Mẹ tôi vẫn không nản lòng đi tìm kiếm, nghe ngóng, chờ đợi tin tức người cha ở trong rừng. Tìm qua lời kể, tìm qua linh tính rằng chuyện chồng về sẽ có thật! Chiếc áo màu lam như một lá bùa thiêng mà Ơn Trên ban cho Mẹ "Áo của Phật", nên Mẹ tin rằng sẽ còn gặp Ba như một sự đền bù khổ nạn 13 năm trời của hai người.

    Và cũng từ đấy, những buổi chợ của Mẹ là những buổi chiều về muộn màng hơn để kiếm thêm vài đồng lẻ, lời nài nỉ mua hàng ế đã lay động lòng người, để rồi về nhà dấm dúi cất để dành... đợi chồng về! Chiếc áo dài mới may được xếp vuông vắn bên cạnh chiếc túi nhỏ cất những đồng tiền lẻ ấy như một hình ảnh hồi sinh của Mẹ. Còn những chiếc áo Mẹ mặc thường ngày khô ướt với bùn sình đồng ruộng, mủ chuối, mủ cau hay những vết máu khô của con cá lóc, cá trê của những buổi chợ, những con cá từ mẻ chài lưới, tát đìa, tát mương của con, thì Mẹ lại dửng dưng phơi nó dưới những ngày nắng khô hạn hay lúc mưa dầm dề trên sân phơi lúa. Có ai biết những chiếc áo ấy cũng mặn dòng nước mắt khóc thầm khi ngóng chồng, nhìn đàn con dại ngủ chen chúc nhau trên chiếc giường ọp ẹp trong một mái nhà tranh giữa đồng không mông quạnh?

    Không còn gần nhau để Ba thấy Mẹ vai gầy theo năm tháng. Không còn gần nhau để Mẹ săn sóc Ba qua chiếc nút đơm tươm tất cho chiếc áo lính trận sau mỗi lần Ba đi hành quân về, thế nhưng cả Ba và Mẹ đều có nhau... Để có lần Mẹ ra thăm nuôi Ba ở rừng núi Việt Bắc, Mẹ đã thúc hối Ba: "Anh mặc hai chiếc áo em may vô người đi, kẻo chúng nó thấy anh có nhiều áo quá thì lấy bớt, rồi làm sao anh đủ áo mặc trong bao nhiêu năm sau nữa. Em không biết năm sau có ra thăm anh được nữa không... bỏ đàn con ở nhà em sợ điều may rủi, còn để anh một mình ngoài chốn rừng sâu núi thẳm này thì em lo!".

    Trái tim Mẹ đã đợi "chồng về" từ "Mười- Ba-Năm" trước - trong một lần Ba dặn: "Anh đi 1 tháng rồi về, em ở nhà trông con và giữ gìn sức khỏe, anh sẽ về!..."

    "Mười-Ba-Năm" mà tôi viết trong dấu ngoặc kép là nỗi đoạn trường của một "người vợ tù cải tạo" là khúc đời gãy đôi của hai người bạn lòng đang độ xuân sắc, mặn nồng, là đôi bờ cách ngăn và vọng tưởng, là chữ "Sống" và chữ "Chết" về trong ý nghĩ của đôi vợ chồng trong từng ngày dài, từng đêm trắng...

    "Mười-Ba-Năm" phu phụ vẫn một lòng bên nhau, dẫu áo Ba mặc trên người hay đem theo đã mòn, đã sờn, đã rách và cả những chiếc áo Mẹ may thế mạng Ba giữa rừng đã không còn nữa; dẫu biết bao nhiêu chiếc áo của Mẹ đã trôi theo dòng đời bươn bả nuôi con, duy chỉ có chiếc áo dài màu lam Phật này là linh thiêng nhất, bởi nó đã vượt qua biết bao khúc khủyu cuộc đời để sống còn.

    Ngày Ba về - trong hương áo Mẹ, vai áo dài lam không là vai thuôn mà là vai gầy, vai áo của Ba lại nhô lên dáng xương xẩu như chứng tích của những năm tháng lưu đày, tù tội. Ba Mẹ đã ôm vai nhau khóc thật lâu trước những đôi mắt ngây thơ của ... "đàn con tám đứa" và khóc trong hương tình chung thủy của đôi vợ chồng từ thuở tấm mẳn đến hồi gian nan, đoàn tụ.

    Tôi quay lại, chợt thấy Ngoại Năm đứng đó tự lúc nào, đang kéo vội vạt áo lên, lau đôi mắt già nua …

  7. #27
    Phật ở Ngay Trong Ta
    Nguyễn Kim Dục

    Ở đời, nếu ta làm được việc gì có chút hữu ích cho xã hội cho mọi người, thường là do cơ duyên đưa đến. Từ mười mấy năm qua, tôi tham gia đạo tràng của sư cô Chân Phụng, hàng tuần vào các Nursing home tụng kinh, phát quà cho các bệnh nhân nằm điều trị tại nơi đó để họ nguôi ngoai giây lát nỗi cô đơn, nỗi đau của bệnh tật. Việc làm đều đặn này còn được tiếp tục cho đến nay, đó là do duyên may và được ơn trên gia hộ cho còn sức khỏe còn dài dài, dù năm nay đã gần tám chục cái xuân già.

    Cái duyên may mà tôi ngộ được xảy ra cách đây trên mười năm. Số là hồi đó ở bên nhà tôi có cậu bé, nói bé nhưng cũng khoảng hai mươi tuổi rồi, cứ hàng tuần vào ngày thứ bảy, cậu ta mua nước trái cây và bánh, nào là bánh mì bánh ngọt chở đến khu Santa Ana phát cho những người Homeless, đều đều tuần nào cũng vậy, chung với các bạn trẻ làm công tác thiện nguyện, tự móc tiền túi ra làm thật là đáng quý.

    Nghĩ mình phận già, lãnh tiền già ba cọc ba đồng không làm được như tụi trẻ thì cũng nên đóng góp một chút công sức mình vào việc làm từ thiện nên tôi đã gia nhập vào đạo tràng của cô Chân Phụng. Đây chỉ là một đạo tràng đơn sơ, thanh bạch vì sư cô đi đúng tôn chỉ của Phật "Chúng sinh vô biên thề nguyện độ", không bỏ công lôi kéo Phật tử để quyên góp xây chùa cho to. Phật từ có thành không, còn mình từ không thành có.

    Đạo tràng của sư cô trước cũng đông Phật tử lắm, nam có, nữ có nhưng rồi cũng rơi rụng gần hết, bây giờ chỉ còn bốn nam Phật tử là Nguyên Khanh, Trường Thọ, Tâm Đức và tôi Quảng Trí Hạnh. Sở dĩ không kiên trì lâu dài được vì sức nữ không tham gia được vì vào các Nursing home một phần vì ngộp, một phần vì các mùi hôi từ bệnh nhân phát ra, thành ra họ không vượt qua được, chỉ còn bốn ông tù cộng sản, họ chịu đựng quen rồi, đi đến đâu cũng đi, dù mưa hay nắng.

    Trong bốn ông thì ba ông không biết lái xe, gần thì đạp xe đạp, còn xa thì nhờ sư cô rước, không có thì tôi. Cái thân tôi cũng tội, nhiều khi phải đi chở, và sư cô đi làm Phật sự nơi khác "nhờ bác thay cô làm chủ lễ" cũng phải dạ thưa vâng. Nhiều Nursing home họ làm vệ sinh không sạch, bước vô cũng phải dội ra. Tôi phải khuyến cáo yêu cầu chấn chỉnh lại không có chúng tôi không lại nữa. Họ cần chúng tôi vì không có chúng tôi các bệnh nhân Phật tử họ bỏ đi nơi khác có ban hộ niệm hàng tuần đến với họ, âu cũng là business cả!

    Hồi ở tù cộng sản ngoài miền Bắc Việt Nam, tôi nằm chung với Đại Úy Vũ Khang, ông làm bài ca "Phật ở ngay trong ta", hát thầm trong bụng riết rồi thuộc lòng:

    Phật ở ngay trong ta
    Thân tâm ta hiền hòa
    Phật ở ngay trong ta
    Lòng từ bi hỉ xả
    Phật ở trên trời cao
    Đêm đêm ta nguyện cầu
    Phật ở giữa biển khơi
    Lời tâm niệm như nhau

    Phật ở khắp muôn nơi
    Cõi ta bà yên vui
    Tôi phải tự cứu tôi
    Thoát khỏi kiếp luân hồi
    Chỉ có Phật trong tôi
    Là cứu được tôi thôi.


    Sau này, đi tụng ở Nursing home, sau khi tụng kinh xong chúng tôi bắt đầu hát bài này trước rồi hát các bài Phật ca sau. Các bệnh nhân hát theo riết rồi họ cũng thuộc lòng. Bây giờ chúng tôi cất hát lên là họ hát theo vui ghê.

    Ở một Nursing home vùng Santa Ana có một cậu bé khi vào đây mới mười ba tuổi tên là Nguyễn Kiên đi xe không gài dây seat belt gặp tai nạn, cái thân hình của cậu xoắn lại như cái khăn lông người ta vắt cạn nước, đem vào nhà thương tưởng không cứu được, ông bố ở nhà nghe tin con như vậy chết liền tại chỗ thật là thương tâm. Cậu bé sau được cứu sống nhưng tứ thân bất toại đưa về Nursing home này đã mười mấy năm rồi, bây giờ gần ba mươi tuổi, sống cuộc đời thực vật, chẳng thấy ai thăm nuôi. Cứ mỗi sáng thứ sáu, cậu được đẩy ra nằm một chỗ, hai chân teo lại, hai tay còn cử động được nên không teo, cầm báo và kinh đọc làu làu. Lần nào trước khi vào lễ, khi tôi lại trò chuyện, cậu hỏi bác có khỏe không, làm mình cũng bật cười. Cậu chịu nghe thầy cô giảng, sau đó nêu ra những điều Phật dạy xin thầy cô giải thích cho rõ, người trẻ chịu khó học hỏi, tinh thần rất minh mẫn, không buồn phiền, không than van oán trách gia đình không ngó ngàng thăm hỏi.

    Bên cạnh đó có một bệnh nhân nữ được biết tên là Vy Vy Trần, hồi xưa có tiệm chụp hình nổi tiếng, bây giờ nằm bất động không biết gì hết, cũng không có thân nhân thăm viếng.

    Tại một Nursing home khác ở City Westminster có bệnh nhân nữ còn trẻ bị bệnh ung thư mà bác sĩ chê rồi nên đem vào đây. Khi tôi lại thăm, cô nắm lấy tay tôi nói bác sĩ ơi tôi đau quá xin cho thuốc uống đi. Tôi nói:

    - Tôi không phải bác sĩ nên không cho thuốc được, cô cứ niệm cho tôi "Nam Mô A Di Đà Phật" thì bớt đau đớn và được Phật rước đi.

    - Con đạo Tin Lành.

    - Phật không phân biệt tôn giáo, sắc dân, ai cầu xin Phật, Phật sẽ giúp cho để thoát cõi ta bà này xin được vãng sanh để về Tây Phương Cực Lạc. Lúc đó không còn đau khổ nỗi đau của con người và hưởng nhiều phép lạ giúp lại chúng sanh ở trên thế gian này.

    Ở các Nursing home còn nhiều cảnh đau thương lắm. Nhiều cụ bị con cái tống vô để rảnh nợ, các cụ buồn phiền rồi cũng đi đến cái chết, thương cho quý cụ. Chỉ mong rằng các giới trẻ hãy nghĩ đến công ơn cha mẹ, mang nặng đẻ đau nuôi dưỡng cho mình có cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay, hãy nhớ ơn đó mà đừng đối xử thậm tệ đối với bố mẹ. Nếu mình không có thì giờ chăm sóc các cụ thì mướn một người về nuôi, đối đế lắm thì hãy đưa các cụ vào Nursing home, đừng phó mặc cho người ta muốn nuôi thế nào thì nuôi, mình phải vào trong đấy xem coi y tá nào săn sóc cụ thì dúi cho họ ít tiền đề họ săn sóc đặc biệt, tắm rửa cũng như ăn uống thì cũng đỡ hơn các người khác.

    Còn đạo tràng của chúng tôi một tuần đi bốn ngày từ thứ tư đến thứ bảy. Thứ tư phải đi hai nơi, chia ra cô Chân Phụng ngày thứ tư, cô Trí Minh thứ năm, cô Hiền Lương thứ sáu và bây giờ có thầy Viên Pháp thứ bảy. Thầy Viên Pháp ở bang xa về thấy pháp môn này đi lo cho các cụ ở Nursing home nhiều phước báu nên xin gia nhập và cô Hiền Lương thấy vậy đẩy cho thầy phụ trách luôn ngày thứ sáu.

    Đây là ngày đi tụng kinh xa ở French Park Center ở Santa Ana, mấy ông thần nước mặn không đạp xe tới được tôi phải lo chở các ông ấy và chở ông thầy luôn. Trước khi tới đó một ngày, tôi phải mua trái cây sẵn để hôm sau cúng Phật sau để các cụ dùng, mà phải để cho y tá xem cụ nào dùng được thì mới cho chứ không dám đưa thẳng có gì mình trách nhiệm. Còn đi vào ngày thứ bảy thì trái cây tôi khỏi lo vì có nhiều các bà lo, tôi chỉ lo việc tụng kinh thôi và ngày đó tôi phải bao sân vì ba ông kia mắc lo việc riêng của các ông ấy. Ông thì đi Thọ Bát quan trai, ông thì đi tụng kinh ở chùa khác.

    Nhiều hôm thầy Viên Pháp không đi giao tôi làm chủ lễ tôi cũng phải nhận, sợ không ai đi chuông đi mõ, tôi phải nhờ nhà tôi đi theo để lo phần ấy, phần ẩm thực cho các cụ đã có người lo, khi tụng kinh xong, tôi phải thuyết pháp. Nói thuyết pháp cho nó oai vậy chứ tôi cũng chưa rành về Phật pháp nên đâu dám múa rìu qua mắt thợ. Tôi nói về cuộc sống hàng ngày của các cụ, sống ở bên Mỹ cũng như sống ở Việt Nam cách xa một trời một vực để các cụ yên tâm đừng phiền hà gì cả. Tôi thích ở đây nhất vì họ đưa các cụ ra đông lắm, có khi trên bốn mươi cụ. Thấy mình đem niềm vui cho nhiều người nên thuyết giảng có hứng thú, và trước khi nói tôi đều bắt giọng hát bài "Phật ở ngay trong ta". Các cụ cùng hát theo.

    Công việc mà đạo tràng của sư cô Chân Phụng đề ra hiện vẫn tiếp tục, nhưng lớp già chúng tôi rồi cũng mai một mà lớp trẻ thì cho tới nay chưa thấy ai xung phong gánh vác, có thể rồi sẽ dẹp tiệm luôn. Tôi cầu mong sẽ có thêm duyên may giúp cho những công việc tốt lành được tiếp sức, tồn tại.

  8. #28
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by chieclavotinh View Post
    đừng phó mặc cho người ta muốn nuôi thế nào thì nuôi, mình phải vào trong đấy xem coi y tá nào săn sóc cụ thì dúi cho họ ít tiền đề họ săn sóc đặc biệt, tắm rửa cũng như ăn uống thì cũng đỡ hơn các người khác.
    Nên xin số trương mục để chuyển nhà băng chứ đừng đưa cầm tay để không bị lộ liễu quá. Theo đạo Phật đây là hạnh bố thí được chuyển tải thích hợp trong thế kỷ mới hiện đại ngày nay.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #29
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Quote Originally Posted by chieclavotinh View Post
    Tại một Nursing home khác ở City Westminster có bệnh nhân nữ còn trẻ bị bệnh ung thư mà bác sĩ chê rồi nên đem vào đây. Khi tôi lại thăm, cô nắm lấy tay tôi nói bác sĩ ơi tôi đau quá xin cho thuốc uống đi. Tôi nói:

    - Tôi không phải bác sĩ nên không cho thuốc được, cô cứ niệm cho tôi "Nam Mô A Di Đà Phật" thì bớt đau đớn và được Phật rước đi.

    - Con đạo Tin Lành.

    - Phật không phân biệt tôn giáo, sắc dân, ai cầu xin Phật, Phật sẽ giúp cho để thoát cõi ta bà này xin được vãng sanh để về Tây Phương Cực Lạc. Lúc đó không còn đau khổ nỗi đau của con người và hưởng nhiều phép lạ giúp lại chúng sanh ở trên thế gian này..
    Hay là mang cần sa cho bệnh nhân sử dụng thay thuốc giảm đau trong khi chờ Phật rước đi. Ở ngay tiểu bang Cali thì đâu có ai cấm chuyện ấy.

  10. #30
    Biệt Thự RaginCajun's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,795
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Hay là mang cần sa cho bệnh nhân sử dụng thay thuốc giảm đau trong khi chờ Phật rước đi. Ở ngay tiểu bang Cali thì đâu có ai cấm chuyện ấy.
    Right on bác Ốc .
    Laissez les bon temps rouler!

 

 

Similar Threads

  1. Những buổi chiều còn mưa
    By ndangson in forum Thơ
    Replies: 419
    Last Post: 12-28-2016, 01:04 PM
  2. Lai rai chiều nay
    By thuynh in forum Gia Chánh
    Replies: 438
    Last Post: 07-30-2013, 09:18 PM
  3. 95 tuổi vẫn chăm chỉ chuyện phòng the
    By ngocdam66 in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 5
    Last Post: 11-22-2011, 08:49 PM
  4. Bé 3 tuổi chăm mẹ chết mòn trên giường bệnh
    By tử đằng in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 07:59 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:19 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh