Register
Page 9 of 11 FirstFirst ... 7891011 LastLast
Results 81 to 90 of 103
  1. #81
    Man’s devotion to his mom spoils wife’s travel plans
    Abigail Van Buren

    DEAR ABBY: I have been married to my husband for 38 years. We both had long professional careers and saved diligently for our retirement. Our children are on their own and doing well with their careers. My husband retired six years ago. His daily routine is visiting his mother (every day) in an assisted living facility. It is an expensive place, and they take great care of her. I have just retired. I waited to do it until I was 67, thinking we could start to travel (not move).

    My husband has now informed me he doesn’t want to go on any two- to three-week vacations because of his mother. He says he needs to see her every day. Abby, the woman is 98 and going strong! There’s nothing wrong with her except for some forgetfulness. I don’t understand why he feels he “needs” to see her every day. When I try to question him, he gets angry and upset. He makes me feel like I’m the mean one. This is ruining our marriage. I’m not sure what I can do (if anything) to fix it. Help!

    — RANKED SECOND IN THE MIDWEST

    DEAR RANKED SECOND: When a man marries, his wife is supposed to take precedence over his mother. However, because your husband “needs” to do this, you cannot be perceived as standing in his way, which will cause further resentment. His motive may be devotion. It could also be a feeling he could have been a better son in years past. I find it hard to believe no one else could check in on your mother-in-law for the two weeks your husband would be away. (It could be one of your children, a sibling, another relative or a trusted friend.)

    Rather than allow this to affect your marriage, why not consider creating a Plan B? Schedule some trips for yourself. While you’re away, send him lovely postcards with upbeat messages from the places you visit. When you get back, if he mentions he missed you, assure him you missed him too, but you understand right now his mother is his first priority. Then tell him that while no one has a contract with God, “with luck” the two of you will have some nice trips together after “Mom” is gone. Provided, of course, that he still wants to travel after her death.

  2. #82
    Nếu được đổi đôi chân cho ba…
    Ngọc Vân

    “Anh ơi, chở dùm em ra chợ mua ít đồ ăn nghe anh!”, “Ba ơi, chiều nay Ba rước thằng Ru một giờ rưỡi nghe Ba!”, “Ông Nội ơi, con thay vỏ xe không được, ông Nội chạy ra làm dùm con nghe ông Nội!”. Người ‘Anh’, người ‘Ba’, người ‘Ông Nội’ đó chính là Ba của tui. Mặc dù đã về hưu, nhưng lịch trình làm việc mỗi ngày của Ba tui không khác nào một người đi làm fulltime.

    Một lần qua thăm Ba Má tui vào cuối Tháng Mười, trời Cali buổi sáng còn rất lạnh, mới hơn năm giờ đã nghe tiếng rục rịch trong phòng, tui bước vô nhìn thấy Ba đã trong bộ quần áo tươm tất, đang uống ly nước nóng. “Sao Ba dậy sớm vậy Ba?” “Giờ này Ba thức rồi con, chuẩn bị chạy qua chở hai thằng con anh Q. đi học” “Trời! Về hưu kiểu gì mà năm giờ sáng đã phải tò mò thức dậy để chở cháu đi học!”, ‘Có gì đâu, Ba còn phụ được chút nào hay chút nấy!”

    Ba tui là vậy, lúc nào cũng vui vẻ sẵn sàng phụ giúp con cháu, chưa khi nào Ba tui khước từ một sự nhờ vả nào khi con cháu cần. Cuộc sống của Ba đầy ý nghĩa. Ít khi nào tui thấy Ba ở không. Ba cứ tìm việc này việc kia, tự mày mò tìm cách để làm, nhất là những việc liên quan đến máy móc, nhà cửa, xe cộ. “Mướn thợ tốn tiền lắm con” Ba tui hay nói vậy. Cách làm việc của Ba là tấm gương để cho con cháu học hỏi theo. Lúc đã gần sáu mươi tuổi, Ba tui vẫn còn đăng ký học sửa xe hơi trong trường college, Ba tui nói học để cho cái đầu nó làm việc. Khi mới qua Mỹ, cà nhà làm nghề may đồ để kiếm sống, mỗi ngày Ba tui luôn luôn là người đầu tiên bắt tay vào việc và là người cuối cùng tắt máy maý đi nghỉ. Sống sao để đừng làm phiền con, đừng trở thành gánh nặng cho con là phương cách sống của Ba. Mà sự thật là như vậy, nuôi lớn đàn con bảy đứa, cho đến giờ này, con cái vẫn còn phải nhờ cậy đến Ba phụ việc nhà để có thể yên tâm đi làm đi học.

    Chân Ba bây giờ không còn sức như trước, đầu gối đau thốn mỗi lần đứng dậy để đi, Ba nói “Có rất nhiều việc Ba muốn làm nhưng không làm nổi nữa, xi cà que rồi con ơi”, Ba vừa nói vừa cười nhưng tui lại nghe xót xa trong bụng. Nếu như có thể đồi chân tui cho Ba, tui sẽ sẵn sàng chấp nhận mà không cần đắn đo suy nghĩ gì cả.

  3. #83
    Nhớ Mẹ ngày mưa
    Cao Quế Lâm

    Mùa lễ Tạ Ơn một lần nữa lại về trên đất Mỹ. Và mùa mưa cũng đang đến Cali. Nhìn mọi người vui vẻ đoàn tụ, xe cộ tấp nập phố phường, tôi lại thấy lòng thắt lại với nỗi niềm riêng. Chưa bao giờ tôi cảm nhận được đầy đủ ý nghĩa của hai chữ “mồ côi” – hai chữ mà không ai muốn phải tự mình nhắc đến trong đời – cho bằng lúc này. Vậy đó, điều tôi lo sợ nhất rồi cũng đã đến- trong đột ngột và nỗi bàng hoàng. Chiều nay buồn, và cũng thật cô đơn, nghe những giọt nước mưa rơi đều trên mái thiếc, nhớ vô cùng về Má đã xa…

    Má tôi là người đàn bà bình thường đối với tất cả mọi người. Nhưng đối với anh em chúng tôi thì gười vô cùng vĩ đại. Năm 30 tuổi, Má có đứa con đầu lòng (là anh Tâm tôi bây giờ) với bao nhiêu chờ mong và kỳ vọng. Nhưng Bác sĩ đã cho biết là anh không thể nào sống đến tuổi 20, “Nếu Bà nuôi cậu ấy đến 18 tuổi thì coi như Bà đã lập được kỳ tích trong đời”. Đó là lời Bác sĩ Trí ở dưỡng đường Duy Tân, Sài Gòn đã nói với Má về anh Tâm lúc mới mấy tháng tuổi. Ấy vậy mà nhờ ơn Trời Phật, Má tôi cũng đã chắt chiu từng giọt nắng, muỗng canh, và cả tình thương bao la vô bờ để anh vẫn còn mạnh khỏe sống với tôi đến ngày hôm nay…

    Ở tuổi 70, khi bước chân vào thánh đường Công Giáo làm lễ cưới cho tôi, cũng là lúc Má biết rằng Bà đang phải bước qua những định kiến và những lời dèm pha. Những tưởng cuộc hôn nhân dị giáo sẽ sớm đi vào ngõ cụt vì ít ai tin rằng Má tôi có thể hòa hợp được với con dâu trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong vấn đề tín ngưỡng, tâm linh. Thế nhưng, có ai ngờ tình cảm mẹ chồng, nàng dâu lại vững bền hơn theo ngày tháng dần trôi. Cuộc sống vốn dĩ là tập hợp của những tính toán bất thành và cũng của những ngẫu nhiên có hậu. Nếu cuộc sống đã biến đổi Má tôi từ một công chức thành phố chân yếu tay mềm thành mụ nông dân lam lũ đồng áng sau biến cố đổi đời 1975 thì cũng chính cuộc sống đó đã xô đẩy để Thủy-Tiên từ tiểu thư khuê các thành người nội trợ đảm đang, gánh vác giang sơn nhà chồng, lo lắng từng giấc ngủ miếng ăn khi Má trở bệnh. Nếu như tuổi trẻ của Má phủ đầy nước mắt thì bù lại những năm cuối đời lại tràn ngập tiếng cười, thật sự tô đậm nét câu: Tam Đại Đồng Đường…

    Tháng Tư năm nay, khi bệnh tình chuyển nặng, Bác sĩ đã chịu thua với lời nhận định Má không sống quá hai tuần. Chúng tôi mang Má về nhà (không muốn Bà ra đi trong Viện Dưỡng Lão) với tâm trạng rối bời vì biết rằng chúng tôi sẽ phải đối diện với cái chết sẽ đến với Má từng ngày, từng giờ, và từng giây phút một. Nhưng một lần nữa Ơn Trên đã ban phép nhiệm mầu, sau vài ngày hôn mê, Má tôi đã gượng dậy trên đôi chân yếu ớt, trở về với anh em chúng tôi. Những tháng ngày sau đó đã là những tháng ngày đẹp nhất, chúng tôi thật sự hiểu thế nào là hạnh phúc, dẫu biết rằng hạnh phúc của mình rất đỗi chập chờn và cũng rất đỗi mong manh…

    …Tiếng mưa vẫn rơi đều trên mái thiếc. Tiếng to và giòn, nó không giống tiếng mưa rơi trên mái ngói, tiếng nhẹ và thanh hơn. Tôi thường so sánh tiếng mưa này với cá tánh của Má tôi: dứt khóat và không khoan nhượng. Tiếng mưa đêm giòn tan trên mái thiếc đã ru tôi suốt những năm dài ở tuổi mới lớn đi đôi với những lời dạy bảo, rầy la của Người suốt khoảng đời này. Má tôi đã giữ vai trò của một người cha nghiêm khắc, của một người thầy kỷ luật nhưng cũng không kềm giữ nổi sự bất trị, lêu lổng của tôi. Chỉ có tình thương bao la và giọt nước mắt dịu hiền của người mẹ mới cảm hóa được đứa con hư hỏng này. Người đã mang tôi đến cuộc đời này và cũng chính Người đã nâng đỡ tôi cho đến khi Người nhắm mắt, xuôi tay. Chúng tôi đã là những kẻ trưởng thành nhưng chưa bao giờ kịp lớn. Bao nhiêu năm qua, tôi và anh Tâm đã vô tư vui hưởng từng ngày niềm hạnh phúc bên Mẹ nhưng chưa bao giờ có thể hình dung sẽ có một ngày mình sẽ bơ vơ giữa chợ đời xa lạ, giữa biển người mênh mông.

    Giờ đây, ở một nơi bình yên êm ấm nào đó trên cao, có lẽ Má sẽ rất vui vì tất cả những nguyện ước lúc sinh thời đã thành sự thật. Má từng ước ao nếu có ra đi thì thì sẽ được thanh thản, nhẹ nhàng, không mổ xẻ đớn đau. Điều ước cuối cùng đó đã được Ơn Trên chấp nhận. Má còn kịp lên Chùa lạy Phật trước khi giã từ cuộc đời tạm bợ này về dưới chân Phật Tổ từ bi. Nơi Má ở bây giờ không còn bệnh tật ốm đau, cũng không còn phiền muộn lo toan. Má sẽ không bao giờ cô đơn vì trên thì có mười phương Chư Phật độ trì, dưới thì có Chư Tăng hộ niệm cùng thân bằng quyến thuộc gần xa.

    Má đã tạo chúng con nên vóc nên hình và cũng đã dạy chúng con nẻo thẳng đường ngay. Triết lý nhà Phật luôn tin vào thuyết luân hồi. Nếu có được một điều ước thì con ước gì kiếp sau sẽ được đầu thai làm con Má thêm một lần nữa, vì con tin rằng con sẽ thêm một lần được che chở dưới bóng mát của Người, suốt cả cuộc đời…

    Tiễn Mẹ đi nắng vàng vương héo hắt
    Ngõ dậu buồn cây cỏ nhuốm màu tang
    Cười trong gió bóng Mẹ nhòa theo khói
    Dáng chậm buồn dần khuất bóng hoàng hôn.

  4. #84
    Ba tôi, người đánh máy mướn
    Ðoàn Xuân Thu

    Năm 1961, thằng em thứ sáu, vừa lên 5 của tôi, bị viêm màng não rồi chết. Thân phụ tôi đang làm trưởng ty Bưu Ðiện Rạch Giá buồn bã quá, xin đổi về Sài Gòn làm ở Bưu Ðiện Trung Tâm gần Vương Cung Thánh Ðường, dắt cả gia đình chạy trốn một kỷ niệm buồn đau!

    Nhà thì chính phủ cho một căn, ở lầu hai cư xá Bưu Ðiện trên đường Hai Bà Trưng, nằm trong con hẻm lớn, đối diện nhà thờ Tân Ðịnh.

    Rồi năm 63, cuộc đảo chánh 1/11 của các tướng lãnh. Tổng Thống Ngô Ðình Diệm và bào đệ là Cố Vấn Ngô Ðình Nhu bị giết. Cái chết của Tổng Thống Diệm đã chấm dứt luôn cuộc sống tương đối dễ thở của các công chức bậc trung. Nhà đông con, vật giá càng lúc càng tăng, con cái ngày một lớn, tiền ăn tiền quần áo tiền trường đè nặng lên vai Ba. Nên Ba phải làm thêm ‘job’ nữa. Ðánh máy mướn!

    Vốn xuất thân từ thư ký, sau vừa làm vừa học, thi đậu cải ngạch thành Cán Sự Bưu Ðiện, Ba đánh máy rất nghề, chỉ nhìn vào văn bản mà không cần nhìn vào bàn phím chữ. Ðánh bằng mười ngón, tốc độ nhanh, nghe như tiếng rào rào đổ trên mái tôn. Mưa!

    Cuối đường Phan Ðình Phùng, đi về phía Chợ Lớn rồi quẹo tay phải sang đường Lý Thái Tổ có rất nhiều tiệm Ronéo. Trong tiệm, ngoài giàn máy Ronéo, còn có vài cái máy đánh chữ, bàn ghế ngồi do chủ tiệm cung cấp. Làm ăn chia, tứ lục, 6/4.

    Muốn in Ronéo, phải đánh trên giấy stencil. Ðó là loại giấy có tráng sáp để khi đánh, chữ sẽ khắc dấu trên sáp; rồi khi đưa vào máy, mực sẽ tràn ra phủ đầy trên những dấu lõm. Dán stencil vào máy, rồi quay bằng tay hay bằng điện. Bài viết sẽ lần lượt được in ra.

    Khách hàng đến là các giáo sư mướn đánh máy bài giảng ở trường đại học, bán “cours” cho sinh viên.

    Khách hàng cũng có thể là các nhà văn chuyên viết truyện dài đăng trên báo hằng ngày mà Miền Nam lúc bấy giờ gọi là viết “feuilleton” như Dương Hà, An Khê, Ngọc Linh, Sơn Nam… Họ mang những bản thảo viết tay, thường là khó đọc, đến mướn đánh máy cho rõ ràng để thợ sắp chữ nhà in dễ đọc, dễ sắp chữ trên bản kẽm rồi in ra thành tiểu thuyết.

    Giá cả có khác nhau tùy theo khách hàng thường xuyên như các giáo sư hay các nhà văn. Ngoài ra cũng có nhận đánh đơn từ các loại.

    Mỗi ngày, Ba cỡi chiếc xe đạp đòn dông đi làm theo giờ hành chánh từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Tan sở lại phải chạy xuống tiệm Toàn Thắng ở cuối đường Phan Ðình Phùng để làm cái “job” thứ hai.

    Khoảng 9, 10 giờ đêm, mệt mỏi, rã rời sau 16 tiếng đồng hồ làm việc, Ba mới theo đường Phan Thanh Giản, chỉ cho chạy một chiều để quay trở về Hai Bà Trưng, Tân Ðịnh.

    Má vẫn thường chờ Ba cơm tối; còn 8 anh em tôi thì đã đi ngủ mất rồi. Hôm nào được lãnh lương hoặc đánh máy có tiền nhiều, Ba vẫn thường ghé qua xe bán bánh mì Tám Cẩu ở ngã tư Cao Thắng và Phan Thanh Giản, gần rạp hát Ðại Ðồng, mua vài ổ bánh mì về cho con.

    Về nhà Ba vô giường, bế từng đứa dậy, đặt ngồi ngoài bàn rồi bảo: “Ăn đi con!” Ăn thì khoái thiệt nhưng “bù ngủ” híp con mắt luôn! Em gái tôi cắn miếng bán mì nhai, chưa kịp nuốt thì gục xuống bàn… ngủ tiếp. Ba lại bế từng đứa, cho vào giường ngủ.

    Người ta thường bảo người mẹ như cánh cò. Cánh cò lặn lội bờ sông… Ba tôi không phải là cánh cò, Ba tôi là đại bàng nhưng con đông quá, bám vào đôi cánh của Ba nặng trĩu. Ba không bay cao, bay xa được mà chỉ bay là đà; nhưng vẫn phải rán mà bay để tìm mồi về cho vợ và con trong thời khốn khó!

    Ba chưa từng bao giờ từ bỏ ước vọng là con mình sẽ được ăn học đàng hoàng, tới nơi tới chốn để cuộc đời chúng nó sau không phải vất vả như Ba!

    Bước ra đời, nếu mình có thành công, có giỏi hơn người khác thường là bị gièm pha, xúc xiểm, ganh tị… nhưng mỗi thành công dù rất nhỏ trên trường đời của con thì Ba lại tự hào, hãnh diện coi thành công đó là rất lớn và là chính của Ba luôn!

    Năm 63, tôi thi đậu vào Petrus Ký. Ðỡ cho Ba không phải lo tiền trường. Vì nếu rớt, phải đi học tư, tốn lắm! Việt Nam lúc đó đậu vào một trường công lập nổi tiếng như Petrus Trương Vĩnh Ký cho con trai hay Gia Long cho con gái là rất khó. Trường rất có kỷ luật nên học trò trường công không dám “cúp cua” đi chơi nên thường học giỏi hơn học trò trường tư dù giáo sư trường tư lại nổi tiếng dạy hay hơn: Dạy hay hơn nên mới được chủ trường tư mời dạy!

    Ngày coi kết quả thi vào Petrus Ký, trời đổ trận mưa to. Thầy Trường dạy luyện thi đệ thất, có danh sách học trò thi đậu, báo tin vui. Ba nhường áo mưa cho con, còn mình đội mưa đến. Thầy và Ba bắt tay nhau, hỉ hả cười rạng rỡ, dù nước mưa còn chảy ròng ròng trên má. Tôi thấy thương Ba quá trời. Sao mà khổ dữ vậy! Tôi thấy đậu vô đệ thất, cho dù là của một trường trung học nổi tiếng nhứt miền Nam đi chăng nữa thì có gì là… lớn lao lắm đâu! Mấy thằng bạn học chung với tôi cũng thi đậu đó thôi.

    Rồi khi thi đậu tú tài một, tú tài hai, Ba cũng mừng như chính Ba thi đậu vậy!

    Khi vào đại học, Ba muốn con học Luật Khoa để trở thành luật sư chẳng hạn… Có lẽ đường hoạn lộ công danh của Ba đã từng bị xui xẻ, bị đối xử bất công quá hay chăng mà Ba không muốn con mình phải gánh chịu: Phải biết Luật để cho tụi nó sợ mà không dám áp bức lại mình?

    Tôi thì thấy những chồng “cours” là đã “ớn.” Lại phải tốn rất nhiều tiền để mua nên không muốn đi học Luật; dù trường đó, trên con đường Duy Tân, thơ mộng và có biết bao nhiêu là con gái, tiểu thơ con nhà giàu chưng diện, ẹo tới, ẹo lui…

    Ba nói một, hai lần thì tôi vẫn giả bộ tảng lờ. Nhưng lần thứ ba thì con Ba, cái thằng bất hiếu, cứng đầu cãi lại: “Con là con ếch mà Ba muốn con to bằng con bò! Không được đâu!”

    Tôi đã nhẫn tâm làm tan nát niềm ước vọng của Ba tôi rồi; mà tôi cứ “thản nhiên” như không. Trời ạ!

    Sau nầy vào Ðại Học Sư Phạm ra trường, đi dạy, một hôm Ba nói: “Thôi không làm luật sư, làm giáo sư cũng được!” Dù tôi chỉ là Giáo Sư Trung Học Ðệ Nhứt Cấp “quèn” mà thôi!

    ***

    Rồi 75 đến, nước mất nhưng nhà tôi nhứt định không tan. Cũng sống lầm than mà cũng không nghe Ba một tiếng thở than: Ði tù cải tạo sáu tháng vì là viên chức ngụy quyền, cấp trưởng ty. Trong tù, Ba tôi vẫn ăn mặc một cách đàng hoàng, tề chỉnh. Ðêm trong trại, Ba xếp quần áo lại, lót dưới gối trên đầu nằm cho thẳng thớm. Sáng ra, mặc áo bỏ vô quần, mang giày như thuở còn đi làm; dù mấy thằng cán bộ nhiều lần mỉa mai, phê bình Ba là còn giữ tác phong”tiểu tư sản”! Ba chỉ nói: “Mình mất nước chớ không mất tư cách!

    Ra tù, Ba lại trở về Sài Gòn, ra Lý Thái Tổ ngồi đánh máy mướn để nuôi đàn con: đứa thì đi tù vì là sĩ quan Ngụy, đứa thì bị đuổi! Ba vẫn ăn mặc rất đàng hoàng, vẫn áo trắng bỏ vô quần, vẫn mang giày, dù cũ, ra đánh máy mướn, làm đơn cho bà con cô bác Sài Gòn đi thăm nuôi chồng, con đang ở tù cải tạo.

    Cuộc sống cực kỳ khốn khó mà Ba vẫn không than van; vẫn không phiền trách ai đã làm cho mình mất nước!

    Bà con ở Hố Nai, có thời đi lính Liên Hiệp Pháp, xuống nhờ Ba đánh đơn gởi Tổng Thống Francois Mitterrand để xin đi định cư. Là người học chương trình Pháp, Ba viết thơ giùm họ cảm động làm sao đến nỗi ông chánh văn phòng của tổng thống hồi đáp ngay, rồi Ba dịch ra tiếng Việt cho bà con nghe là: “Tổng Thống Cộng Hòa Pháp đã nhận được thơ ông và đã chỉ thị chuyển hồ sơ qua Bộ Ngoại Giao để hoàn tất tiếp hồ sơ!”. Sau đó cũng có vài gia đình được đi Pháp định cư.

    Có lần ông chủ một cây xăng ở Rạch Giá bị đánh tư sản, bị đuổi đi vùng kinh tế. Khổ quá, ông trốn về Sài Gòn và gặp lại Ba. Ông vẫn còn gọi Ba là ông trưởng ty như ngày cũ! Ông nói vì không có hộ khẩu nên không làm được thông hành và chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ; dù con ông đã gởi đơn về bảo lãnh. Ba lại giúp ông làm đơn gởi cho bọn công an, bộ phận xuất nhập cảnh ở đường Nguyễn Trãi Chợ Lớn và Tòa Ðại Sứ Mỹ ở Bangkok, Thailand. Ðơn thành công và ông được ra đi! Bùi ngùi từ giã, ông nói: “Tôi đi rồi, không biết chừng nào mới có dịp gặp lại ông trưởng ty.” Rồi rưng rưng nước mắt, bắt tay chào vĩnh biệt!

    Ðọc sử thế giới, tôi nhớ rằng Raoul Wallenberg (1912-1947), nhà ngoại giao Thụy Ðiển, đã cứu hàng chục ngàn người Do Thái ở Hungary thoát khỏi Holocaust, lò hơi ngạt của Phát Xít Hitler trong Thế chiến thứ hai. Ông đã cấp những thông hành bảo vệ (Schutz-Pass) và cho những người Do Thái ẩn náu trong những tòa nhà thuộc tòa đại sứ Thụy Ðiển ở hải ngoại. Ngày 17 tháng 1, 1945, Hồng quân Cộng Sản Liên Xô tiến vào Budapest, Hungary bắt ông giam cầm và ông chết ngày 17 tháng 7, 1947 trong nhà tù Lubyanka ở Moskva. Trái tim vĩ đại của một con người nhân hậu đã mãi mãi thôi đập nữa!

    Chủ Nghĩa Phát Xít và Chủ Nghĩa Cộng Sản đều tàn ác như nhau. Chính bọn chúng đã giết đi những người nhân hậu!

    Dĩ nhiên thân phụ tôi không thể cứu được nhiều nạn nhân như ông Raoul Wallenberg đã từng làm; nhưng chí ít Ba tôi cũng đã giúp được một số người, dù con số đó rất nhỏ nhoi, vượt thoát khỏi gông cùm cộng sản. Chỉ có một trái tim nhân đạo mới dám làm được như thế! Ba từng nói: “Giúp được ai, dù là chuyện nhỏ, để làm cho họ bớt thống khổ hơn là điều phải làm con ơi!”

    ***

    Năm 81, thằng em thứ 5 của tôi liều chết vượt biên đến được Pulau Bidong, Mã Lai. Về Adelaide, Nam Úc định cư, nó lần lượt lãnh Ba và các anh em qua. Cuối cùng cả gia đình đoàn tụ!

    Ðêm nay, ngồi trước bàn phím computer, viết bài này do anh Hoàng Ðịnh Nam, báo Trẻ Garland Texas đặt bài, nhân Father’s Day bên Mỹ, tôi lại nhớ đến cái bàn máy đánh chữ của Ba. Nhớ mười ngón tay xương xẩu, cong vòng của Ba gõ trên bàn đánh máy mà ngày xưa người ta thường cảnh báo về già sẽ bị đau tim mà chết. Nhưng Ba không sợ! Mười ngón tay đó của Ba đã nuôi anh em con ăn học, đủ để sống sót và làm lại cuộc đời nơi đất lạ quê người. Tụi con xin cảm ơn Ba!

    Ba bỏ tụi con đi, năm nay nữa là 15 năm chẵn. Tiếng gõ trên bàn máy chữ vẫn rào rào như tiếng mưa rơi… vẫn còn vang động đâu đây!Nhớ và thương vô cùng cái dáng của Ba còng lưng trên xe đạp trong những ngày ngược gió. Nhớ bánh mì Tám Cẩu Ba mua; mà đút vào miệng chưa kịp nhai tụi con đã gục đầu xuống bàn… mà ngủ tiếp. Nhớ cái bắt tay của Ba với thầy Trường ngày con đậu vào đệ thất.

    Người ta cần tới Father’s Day, Chúa Nhựt, tuần lễ thứ ba của Tháng Sáu như ở Hoa Kỳ hay Chúa Nhựt, tuần lễ thứ nhứt của Tháng Chín ở Úc để kỷ niệm ngày từ phụ, để nhớ tới phụ thân!

    Còn con, con nhớ Ba mỗi ngày, khi còn sống… Và cho đến lúc nào đó con sẽ được gặp lại Ba!

  5. #85
    Bông hồng cài áo

    A Rose for Your Pocket: An Appreciation of Motherhood
    Thich Nhat Hanh

    The thought "mother" cannot be separated from that of "love." Love is sweet, tender, and delicious. Without love, a child cannot flower, an adult cannot mature. Without love, we weaken, wither. The day my mother died, I made this entry in my journal: "The greatest misfortune of my life has come!" Even an old person, when he loses his mother, doesn't feel ready. He too has the impression that he is not yet ripe, that he is suddenly alone. He feels as abandoned and unhappy as a young orphan.

    All songs and poems praising motherhood are beautiful, effortlessly beautiful. Even songwriters and poets without much talent seem to pour their hearts into these works, and when they are recited or sung, the performers also seem deeply moved, unless they have lost their mothers too early even to know what love for mother is. Writings extolling the virtues of motherhood have existed since the beginning of time throughout the world.

    When I was a child, I heard a simple poem about losing your mother, and it is still very important for me. If your mother is still alive, you may feel tenderness for her each time you read this, fearing this distant yet inevitable event.

    That year, although I was still very young
    my mother left me,
    and I realised that I was an orphan.
    Everyone around me was crying,
    I suffered in silence...
    allowing the tears to flow.
    I felt my pain soften.
    Evening enveloped Mother's tomb,
    the pagoda bell rang sweetly.
    I realised that to lose your mother
    is to lose the whole universe.

    We swim in a world of tender love for many years, and, without even knowing it, we are quite happy there. Only after it is too late do we become aware of it.

    People in the countryside do not understand the complicated language of city people. When people from the city say that mother is "a treasure of love", that is already too complex for them. Country people in Vietnam compare their mothers to the finest varieties of bananas or to honey, sweet rice, or sugar cane. They express their love in these simple and direct ways. For me, a mother is like a "ba huong" banana of the highest quality, like the best "nep mot" sweet rice, the most delicious "mia lau" sugar cane!

    There are moments after a fever when you have a bitter, flat taste in your mouth, and nothing tastes good. Only when your mother comes and tucks you in, gently pulls the covers over your chin, puts her hand on your burning forehead - is it really a hand, or is it the silk of heaven? - and gently whispers, "My poor darling!" do you feel restored, surrounded with the sweetness of maternal love. Her love is so fragrant, like a banana, like sweet rice, like sugar cane.

    Father's work is enormous, as huge as a mountain. Mother's devotion is overflowing, like water from a mountain spring. Maternal love is our first taste of love, the origin of all feelings of love. Our mother is the teacher who first teaches us love, the most important subject in life. Without my mother I could never have known how to love. Thanks to her I can love my neighbours. Thanks to her I can love all living beings. Through her I acquired my first notions of understanding and compassion. Mother is the foundation of all love, and many religious traditions recognise this and pay deep honour to a maternal figure, the Virgin Mary, the goddess Kwan Yin. Hardly an infant has opened her mouth to cry without her mother already running to the cradle. Mother is a gentle and sweet spirit who makes unhappiness and worries disappear. When the word "mother" is uttered, already we feel our hearts overflowing with love. From love, the distance to belief and action is very short.

    In the West, we celebrate Mother's Day in May. I am from the countryside of Vietnam, and I had never heard of this tradition. One day, I was visiting the Ginza district of Tokyo with the monk Thien An, and we were met outside a bookstore by several Japanese students who were friends of his. One discretely asked him a question, and then took a white carnation from her bag and pinned it on my robe. I was surprised and a little embarrassed. I had no idea what this gesture meant, and I didn't dare ask. I tried to act natural, thinking this must be some local custom.

    When they were finished talking (I don't speak Japanese), Thien An and I went into the bookstore, and he told me that today was what is called Mother's Day. In Japan, if your mother is still alive, you wear a red flower on your pocket or your lapel, proud that you still have your mother. If she is no longer alive, you wear a white flower. I looked at the white flower on my robe and suddenly I felt so unhappy. I was as much an orphan as any other unhappy orphan; we could no longer proudly wear red flowers in our buttonholes. Those who wear white flowers suffer, and their thoughts cannot avoid returning to their mothers. They cannot forget that she is no longer there. Those who wear red flowers are so happy, knowing their mothers are still alive. They can try to please her before she is gone and it is too late. I find this a beautiful custom. I propose that we do the same thing in Vietnam, and in the West as well.

    Mother is a boundless source of love, an inexhaustible treasure. But unfortunately, we sometimes forget. A mother is the most beautiful gift life offers us. Those of you who still have your mother near, please don't wait for her death to say, "My God, I have lived beside my mother all these years without ever looking closely at her." Just brief glances, a few words exchanged - asking for a little pocket money or one thing or another. You cuddle up to her to get warm, you sulk, you get angry with her. You only complicate her life, causing her to worry, undermining her health, making her go to sleep late and get up early. Many mothers die young because of their children. Throughout her life we expect her to cook, wash, and clean up after us, while we think only about our grades and our careers. Our mothers no longer have time to look deeply at us, and we are too busy to look closely at her. Only when she is no longer there do we realise that we have never been conscious of having a mother.

    In Vietnam, on the holiday of Ullambana, we listen to stories and legends about the bodhisattva Maudgalyayana, and about filial love, the work of the father, the devotion of the mother, and the duty of the child. Everyone prays for the longevity of his or her parents, or if they are dead, for their rebirth in the heavenly Pure Land. We believe that a child without filial devotion is just artificial. But filial devotion also arises from love itself. Without love, filial devotion is just artificial. When love is present, that is enough, and there is no need to talk of obligation. To love your mother is enough. It is not a duty, it is completely natural, like drinking when you are thirsty. Every child must have a mother and it is totally natural to love her. The mother loves her child, and the child loves his mother. The child needs his mother, and the mother needs her child. If the mother doesn't need her child, nor the child his mother, then this is not a mother, and this is not a child. It is a misuse of the words "mother" and "child".

    When I was young, one of my teachers asked me, "What do you have to do when you love your mother?" I told him, "I must obey her, help her, take care of her when she is old, and pray for her, keeping the ancestral altar when she has disappeared forever behind the mountain." Now I know that the word "What" in his question was superfluous. If you love your mother, you don't have to do anything. You love her; that is enough. To love your mother is not a question of morality or virtue.

    Please do not think I have written this to give a lesson in morality. Loving your mother is a question of profit. A mother is like a spring of pure water, like the very finest sugar cane or honey, the best quality sweet rice. If you do not know how to profit from this, it is unfortunate for you. I simply want to bring this to your attention, to help you avoid one day complaining that there is nothing left in life for you. If a gift such as the presence of your own mother doesn't satisfy you, even if you are president of a large corporation or king of the universe, you probably will not be satisfied. I know that the Creator is not happy, for the Creator arises spontaneously and does not have the good fortune to have a mother.

    I would like to tell a story. Please don't think that I am thoughtless. It could have been that my sister didn't marry, and I didn't become a monk. In any case, we both left our mother - one to lead a new life beside the man she loved, and the other to follow an ideal of life that he adored. The night my sister married, my mother worried about a thousand and one things, and didn't even seem sad. But when we sat down at the table for some light refreshments, while waiting for our in-laws to come for my sister, I saw that my mother hadn't eaten a bite. She said, "For eighteen years she has eaten with us and today is her last meal here before going to another family's home to take her meals." My sister cried, her head bowing barely above her plate, and she said, "Mama, I won't get married." But she married nonetheless. As for me, I left my mother to become a monk. To congratulate those who are firmly resolved to leave their families to become monks, one says that they are following the way of understanding, but I am not proud of it. I love my mother, but I also have an ideal, and to serve it I had to leave her - so much the worse for me.

    In life, it is often necessary to make difficult choices. We cannot catch two fish at the same time: one in each hand. It is difficult, because if we accept growing up, we must accept suffering. I don't regret leaving my mother to become a monk, but I am sorry I had to make such a choice. I didn't have the chance to profit fully from this precious treasure. Each night I pray for my mother, but it is no longer possible for me to savour the excellent "ba huong" banana, the best quality "nep mot" sweet rice, and the delicious "mia lau" sugar cane. Please don't think that I am suggesting that you not follow your career and remain home at your mother's side. I have already said I do not want to give advice or lessons in morality. I only want to remind you that a mother is like a banana, like good rice, like honey, like sugar. She is tenderness, she is love; so you, my brothers and sisters, please do not forget her. Forgetting creates an immense loss, and I hope you do not, either through ignorance of through lack of attention, have to endure such a loss. I gladly put a red flower, a rose on your lapel so that you will be happy. That is all.

    If I were to have any advice, it would be this: Tonight, when you return from school or work or, if you live far away, the next time you visit your mother, you may wish to go into her room and, with a calm and silent smile, sit down beside her. Without saying anything, make her stop working. Then, look at her for a long time, look at her deeply. Do this in order to see her, to realise that she is there, she is alive, beside you. Take her hand and ask her one short question to capture her attention, "Mother, do you know something?" She will be a little surprised and will probably smile when she asks you, "What, dear?" Keep looking into her eyes, smiling serenely, and say, "Do you know that I love you?" Ask this question without waiting for an answer. Even if you are thirty or forty years old, or older, ask her as the child of your mother. Your mother and you will be happy, conscious of living in eternal love. Then tomorrow, when she leaves you, you will have no regrets.

    This is the refrain I give you to sing today. Brothers and sisters, please chant it, please sing it, so that you won't live in indifference or forgetfulness. This red rose, I have already placed it on your lapel. Please be happy.

  6. #86
    Sự bất hiếu ngọt ngào
    Nguyễn Quang Thiều

    Có một sự thật là: tình thương yêu và hy sinh vô bờ của người mẹ cho những đứa con từ khi có loài người đến nay chẳng hề thay đổi, nhưng lòng hiếu thảo của những đứa con đối với mẹ mình càng ngày càng trở thành một nguy cơ trầm trọng.

    Hai bộ phim hành động Mỹ nổi tiếng mà tôi xem đi xem lại nhiều lần là Godfather và American Gangster. Và trong cả hai bộ phim đầy cảnh bắn giết này có một câu chuyện luôn luôn làm tôi thực sự xúc động. Đó là tình yêu của hai ông trùm Mafia Mỹ đối với người mẹ của mình. Lòng hiếu thảo là một chiếc thước đo đạo đức có giá trị nhất. Đó cũng là phần nhân tính cuối cùng của con người mà nếu đánh mất thì con người không còn gì để nói nữa. Có lẽ vì ý nghĩa ấy mà những nhà làm phim Hollywood đã cố níu giữ lại cho xã hội một niềm tin cuối cùng về nhân tính con người. Bởi phần nhân tính này với nhiều yếu tố là phần nhân tính khó bị suy đồi nhất.

    Những năm gần đây, chúng ta phải đau đớn chứng kiến những chuyện bất hiếu. Và có những chuyện bất hiếu đã trở thành những tội ác man rợ. Đó là những câu chuyện bất hiếu đã được các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin và lên tiếng cảnh báo. Nhưng còn có một phía khác của sự bất hiếu mà chúng ta chưa lên tiếng hoặc chưa ý thức rõ về nó mà có người gọi nó bằng một cái tên "Sự bất hiếu ngọt ngào".

    "Sự bất hiếu ngọt ngào" là chỉ những đứa con có đủ điều kiện vật chất để nuôi những người mẹ. Nhưng những đứa con đó không cho mẹ mình được tham gia vào những sinh hoạt tinh thần của gia đình. Sự thật là có những bà mẹ chỉ sống giữa những đứa con như một thực thể sống tự nhiên chứ không phải là một trung tâm của tình cảm. Với lý do công việc và với muôn vàn lý do khác, những đứa con đã để mẹ mình sống cô độc ở một làng quê gần, xa nào đó hoặc ngay trong chính thành phố mà họ đang sinh sống.

    Thay cho sự hiện diện của họ trước mẹ mình trong những ngày nghỉ là sự hiện diện của một gói quà và những đồng tiền. Thay cho những lời tâm sự của những đứa con với mẹ mình trong những buổi tối khó ngủ của người già là những người giúp việc được trả lương cao. Với đức hạnh của sự hy sinh vô bờ của mình, những người mẹ lại một lần nữa đã gánh chịu một cuộc sống cô đơn như vậy cho đến khi chết.

    Một thời gian chúng ta có nói đến việc những đứa con gửi cha mẹ vào nhà dưỡng lão trong các nước phương Tây hoặc châu Âu. Và có không ít người quan niệm đó là sự trốn tránh trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ khi cha mẹ về già. Nhưng sau một thời gian quan sát và có nghiên cứu thực tế ở các nước đó, tôi thấy đó là cách những đứa con tìm cho cha mẹ họ một không gian thích hợp và có ý nghĩa nhất với cha mẹ khi ở tuổi già và đó cũng là một trong những văn hoá sống của các nước đó. Nhất là khi cha mẹ họ có những vấn đề của tuổi tác, sức khoẻ và tâm lý. Nhưng hầu như hàng ngày, họ gọi điện trò chuyện với cha mẹ và hàng tuần, họ vẫn đến thăm cha mẹ trong nhà dưỡng lão. Họ ở lại với cha mẹ có khi cả ngày để trò chuyện và vui chơi cùng cha mẹ.

    Có những người mẹ trong những năm cuối đời chỉ mơ một giấc mơ giản dị nhưng thật đau đớn và thương cảm là có một cái Tết được ăn Tết với con cháu mình. "Con bận lắm. Nhiều khách khứa đến làm việc lắm. Mà nhà cửa bỏ đấy trộm nó vào nó khuân hết. Tết con không về được. Bà cần gì thì cứ bảo. Con sắm sửa đầy đủ cho bà". Đấy là những ngôn từ càng ngày càng trở lên quen thuộc của những đứa con nói với mẹ mình trong một ngày cuối năm về thăm mẹ vội vã. Những lý do trên chỉ là sự bao biện cho thói ích kỷ và sự hoang hoá tình thương yêu của những đứa con đối với mẹ mình. Còn vị khách nào quan trọng hơn mẹ mình nữa? Còn của cải nào quí hơn mẹ mình nữa? Và đối với những bà mẹ, tài sản duy nhất có ý nghĩa là những đứa con.

    Nhưng những đứa con đó không bao giờ hiểu được người mẹ của chúng không cần bất cứ quyền chức hay tiền bạc chúng đang có mà chỉ cần chúng ngồi xuống bên bà như thuở nhỏ đầy yếu đuối, sợ hãi và tin cậy trong sự che chở của bà hoặc thấy chúng lớn lên làm một người tốt. Nhưng chúng đã xa rời bà mà bà không có cách nào kéo chúng gần lại. Không phải chúng xa rời xa bà bởi không gian và thời gian do điều kiện sống và công việc mà chúng đang xa rời xa sự thiêng liêng của tình mẫu tử. Bà đã và đang mất chúng.

    Tôi đã chứng kiến một bà mẹ gần 90 tuổi mắt đã mờ lần mò làm một con gà cúng đêm giao thừa trong khi những đứa con của bà đang quây quần vui vẻ đón giao thừa với gia đình riêng của họ ở thành phố chỉ cách nơi bà ở không quá 30 km. Không có bất cứ lý do gì có thể biện minh cho những đứa con khi bỏ quên mẹ mình trong những ngày đặc biệt và quan trọng như thế.

    "Sự bất hiếu ngọt ngào" còn để chỉ những đứa con bỏ quên những người mẹ trong chính ngôi nhà của họ. Nhưng những người mẹ đó không bị bỏ đói mà ngược lại được "nuôi giấu" trong một đời sống vật chất đầy đủ. Trong không ít những ngôi nhà to, đẹp và đầy đủ tiện nghi, những đứa con đã "giấu" mẹ mình mà nhiều lúc chúng ta không làm sao có thể phát hiện ra là trong ngôi nhà đó có một bà mẹ.

    Có những người thi thoảng lại đến thăm bạn mình trong suốt mấy năm trời nhưng không bao giờ được gặp bà mẹ của anh ta. Anh ta đã "giấu" mẹ trong một căn phòng trên tầng 3, tầng 4 gì đó của ngôi nhà. Anh ta dậy sớm đi làm vội vã nhiều lúc không còn kịp leo lên tầng chào mẹ. Trưa thì đương nhiên anh ta không về nhà. Tối anh ta về muộn. Vợ anh ta hoặc người giúp việc đã cho bà mẹ ăn cơm trước với lý do để cụ đi nghỉ sớm kẻo mệt. Anh ta trở về nhà ăn tối cùng vợ con và chuyện trò rồi điện thoại và cuối cùng lăn ra ngủ. Có không ít ngày anh ta hoàn toàn quên mẹ mình đang sống trong cùng ngôi nhà và âm thầm mong nhìn thấy con mình và trò chuyện mấy câu với con.

    Càng ngày chúng ta càng được chứng kiến những đứa con khi có khách đến chơi thì khoe hết đồ này vật nọ đắt tiền, thậm trí khoe một con chim cảnh quí hàng ngàn đô la với một giọng nói thật "say đắm" mà chẳng thấy họ khoe một người mẹ vừa ở quê ra chơi hay đang ở đâu đó trong ngôi nhà to, rộng của họ.

    Có những người không bao giờ để mẹ ngồi ăn cơm cùng khi vợ chồng anh ta có khách. Có lẽ sự xuất hiện của người mẹ đã già nua không còn phù hợp với những thù tạc, những vui buồn của anh ta nữa chăng. Nhưng anh ta đâu biết rằng, có những đêm khuya bà mẹ không thể ngủ và đầy lo lắng khi nghe tiếng ho của anh ta hay khi vợ chồng anh ta to tiếng. Bà mẹ sống giữa con cháu mà như sống trong một thế giới xa lạ.

    Vì thế, có không ít người mẹ đã bỏ về quê sống một mình trong ngôi nhà cũ của mình. Bởi cho dù ở đó bà không được sống với những đứa con của mình thì bà cũng được sống với những gì vốn rất thân thương với bà như con chó, con mèo, cái cây, cái cối. Và thay vào sự chia sẻ, an ủi của những đứa con là sự chia sẻ và an ủi của những thứ kia kể cả những thứ vô tri vô giác. Và thực sự điều này làm cho chúng ta vô cùng xấu hổ và đau đớn.

    Đức Phật dạy: Tội lớn nhất của đời người là bất hiếu. Có những kẻ đánh đập, nhiếc móc mẹ mình, có những kẻ bỏ đói, bỏ rét mẹ mình, có những kẻ xưng "bà" xưng "tôi" với mẹ mình như với một người qua đường, qua chợ... Tất cả những kẻ đó đều là kẻ có tội. Và những kẻ vẫn cho mẹ mình ăn ngon, mặc đẹp nhưng bỏ quên mẹ mình trong thế giới tình cảm của họ thì họ cũng mang tội như những kẻ nói trên.

  7. #87
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by chieclavotinh View Post
    Sự bất hiếu ngọt ngào
    Nguyễn Quang Thiều

    Đức Phật dạy: Tội lớn nhất của đời người là bất hiếu. Có những kẻ đánh đập, nhiếc móc mẹ mình, có những kẻ bỏ đói, bỏ rét mẹ mình, có những kẻ xưng "bà" xưng "tôi" với mẹ mình như với một người qua đường, qua chợ... Tất cả những kẻ đó đều là kẻ có tội. Và những kẻ vẫn cho mẹ mình ăn ngon, mặc đẹp nhưng bỏ quên mẹ mình trong thế giới tình cảm của họ thì họ cũng mang tội như những kẻ nói trên.

    Sự liên hệ cha mẹ và con cái theo tui không chỉ là nhơn duyên mà còn là nhơn quả.
    Tui góp ý với ông chủ tịch hội nhà văn Việt Nam như thế này. Cái tội đầu tiên của
    cha mẹ là "sinh con mà không dạy".
    "Nhơn chi sơ tính dễ sợ", ủa lộn "tính bổn thiện". Nghĩa là con người lọt lòng vốn dĩ
    hiền lành. Nhưng sống ở xã hội cà chớn mà cha mẹ không theo sát dạy dỗ con cái
    thì sẽ bị xã hội ảnh hưởng. Ví dụ lo mưu sinh mà bỏ quên cha mẹ. Chưa hết, khi chào
    đời ôm tập đến trường thì phải thuộc ngay 5 điều bác chồn dạy:

    " Yêu tổ quốc yêu đồng bào
    Học tập tốt lao động tốt
    Đoàn kết tốt kỷ luật tốt
    Giữ gìn vệ sinh thật tốt
    Khiêm tốn thật thà dũng cảm"

    Chẳng có điều nào bảo phải tôn kính, thương yêu và chăm sóc cha mẹ cả. Cha mẹ
    không dạy, đảng bác cũng ứ thèm trân trọng thì than van cái nỗi gì?

    Hơn nữa, theo ông tàu Mạnh Tử thì: tội bất hiếu lớn nhứt là "vô hậu".
    Cứ đẻ tràn lan một đội banh làm vốn là coi như đã giải quyết xong tội lớn nhất.
    Không xúi giục cha mẹ đi ăn trộm là giải quyết xong tội lớn thứ nhì
    Mỗi tháng lên chùa cúng 1 trăm bạc vô thùng phước sương là ổn thỏa tội thứ ba.

    Quote Originally Posted by Phan Bá Lương
    "
    Mạnh Tử chép trong thiên “Ly lâu thượng” của sách Mạnh Tử, nhưng sách này lại không ghi lời giải thich của Mạnh Tử về hai điều bất hiếu kia.

    阿 意 曲 從,陷 親 不 義,一 不 孝 也
    a ý khúc tòng,hãm thân bất nghĩa, nhất bất hiếu dã.

    良 窮 親 老,不 為 祿 仕,二 不 孝 也
    lương cùng thân lão,bất vi lộc sĩ,nhị bất hiếu dã.

    不 娶 無 子,絕 祖 先 祀,三 不 孝 也
    bất thú vô tử, tuyệt tổ tiên tự,tam bất hiếu dã.

    不 孝 有 三,無 後 為 大
    bất hiếu hữu tam,vô hậu vi đại.

    Dịch nghĩa là:

    Nghe theo lời mù quáng, đẩy người thân vào việc làm không chánh nghĩa, là điều bất hiếu thứ nhất.
    Thương cha mẹ già, không ra làm việc giúp đời, là điều bất hiếu thứ hai.
    Không lấy vợ, sanh con, để dòng họ không người nối dõi, là điều bất hiếu thứ ba.

    Trong ba điều bất hiếu đó, không có con là tội nặng nhất.
    ..."

    Nói đùa giữa tuần thôi. Thực sự thì cha mẹ đối đãi với con cái như thế nào thì con cái đối đãi với cha
    mẹ như thế nấy. Nếu lúc còn trẻ biết giáo dục con cái bằng tình thương và những mong đợi (không phải
    yêu cầu ) vừa phải, thì đến lúc con cái trưởng thành sẽ có ảnh hưởng hay ho. Chứ lấy ba cái nhân
    trí lễ nghĩa Phật pháp nào là có tội hay không có tội của sách đạo đức hay kinh Phật ra mà tụng thì không
    giúp đỡ được gì cả. Nên nhớ rằng sinh con ra đừng bao giờ chờ đợi con cái hiếu thảo. Hãy làm tròn bổn
    phận của cha mẹ trước. Những thứ còn lại là .... "tùy duyên" thôi, thưa chủ tịch hội nhà văn(g) Việt Nam.

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #88
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Nếu lúc còn trẻ biết giáo dục con cái...
    Be the caregiver you want your kids to be!

    Aging caregiver must find respite time for herself
    Abigail Van Buren

    Dear Abby: How can I convince my aging, sick sister-in-law that her feeble husband's care is too much for her at this point? She can barely care for herself, yet she must help him eat, get out of chairs - everything short of chew his food for him. I have tried telling her she deserves respite care of some kind, to no avail.

    Have you any ideas how I can convince her she is literally killing herself and deserves some assistance? Their three daughters are no help at all to them. They turn a blind eye from their parents' situation.

    — Relative Who Cares in Ohio

    Dear Relative: I can think of a few things you might do to help. The first would be to talk to the daughters and explain your concerns for their mother's health - because if she doesn't get some respite care, she could die before their father does. Be sure to point out that if that happens, their father's care would become their responsibility. When they realize the effect it would have on their own lives, it might motivate them to do something.

    The second would be to do some research and see what options are available for part-time caregivers or senior day care centers where her husband would be safe and looked after while your sister-in-law has a few precious hours to herself. The man's doctor could guide you.

    Then have a frank talk with her and explain that for her to be as effective a caregiver as she obviously wants to be, she's going to have to take better care of herself because the track she's on right now could cost her her own health or even her life, and that's no exaggeration.

  9. #89
    Nhớ Má
    Trùm Sò

    Tôi nhớ Má tôi. Tôi không có kỷ vật nào của Má để lại, nhưng tôi có kỷ niệm cuối cùng giữa hai Má con mà tôi nhớ mãi…

    Má tôi già lắm, những năm cuối cuộc đời má bị Alzheimer’s, thần trí không minh mẫn. Mỗi năm anh chị em chúng tôi về thăm má một hai lần, có lúc rủ nhau về chung, có lúc chia nhau mà về, khi thì Hè, khi thì Tết, khi thì giỗ ba.

    Mùa Hè 2010, như những lần trước, cả gia đình tôi về quê thăm nhà, vừa đi đây đi đó vài nơi, vừa kết hợp sống những ngày hè ngắn ngủi bên Má tôi.

    Cuộc vui nào rồi cũng tàn. Ba tuần qua rất lẹ, kỳ nghỉ Hè đã hết. Trước ngày về Mỹ, tôi tới ngồi trầm lặng bên Má tôi. Tôi cầm bàn tay gầy guộc của bà, vân vê làn da nhăn nheo cằn cỗi, cảm thấy xót xa tội nghiệp cho cuộc sống cuối đời của người già. Tôi thương Má quá. Tôi muốn nói những lời ấy nhưng tôi lại ngập ngừng. Tôi không quen mở lòng mình như vậy, ngay từ lúc nhỏ hiếm khi nào tôi thủ thỉ với má. Tôi chỉ nói được rằng tụi con chuẩn bị đi, sang năm con lại mang vợ con về thăm Má nữa. Tôi không biết Má tôi có hiểu không, nhưng tôi cảm thấy bà gục gặc đầu.

    Tôi ngồi với Má một hồi lâu. Trong không gian tĩnh mịch chỉ có hai mẹ con, tôi nhìn Má, Má lại chậm rãi quan sát tôi trong yên lặng. Tôi buồn buồn, cái buồn buồn nghẹn ngào của một cuộc chia tay. Ðột nhiên tôi cảm thấy hình như Má muốn làm cái gì đó; Má muốn kéo bàn tay tôi gần hơn. Tôi đưa tay lên theo ý Má thì thấy bà kéo tay tôi từ từ ấp vô mặt bà mà hôn. Người tôi như sụm xuống. Mối xúc động tràn lên vỡ òa. Nước mắt tôi nãy giờ lấp ló trên khóe mắt thì nay sẵn dịp túa ra lăn dài xuống gò má. Một tay để nguyên cho Má nắm, tay kia quẹt nước mắt, tôi ngửng đầu nhìn lên nóc nhà, rồi quay ra nhìn góc cửa, cố giằng hơi thở, cố giấu cảm xúc mà lòng thổn thức. Tôi tự an ủi là năm tới mình cũng về ngồi đây với Má nữa mà.

    Nhưng tôi không có cơ hội ngồi bên Má tôi lần nữa. Bốn tháng sau, Má mất. Chỉ một lời nói con thương Má lần cuối ấy thôi mà tôi không thốt nên lời. Ngay lúc này tôi lẩm nhẩm những lời trong bài hát “Bông Hông Cài Áo” mà cảm thấy lòng day dứt. Tôi hối hận là mình đã có rất nhiều dịp để nói con yêu Má mà lần lữa hoài nói không xong.

    Rồi một chiều nào đó anh về
    Nhìn mẹ yêu, nhìn thật lâu
    Rồi nói, nói với mẹ rằng
    Mẹ ơi, mẹ ơi, mẹ có biết hay không
    Biết gì, biết là, biết là con thương mẹ không

    Bây giờ giữa lúc đêm khuya ngồi một mình nhớ Má, tôi nói thầm tự mình nghe “con thương Má,” nhưng Má đâu có còn trên cõi đời để nghe những lời nói muộn màng này nữa đâu?

  10. #90
    NGÀY SAU SỎI ĐÁ CŨNG CẦN CÓ NHAU (*)
    Tường Vi

    Tôi trở lại California sau cú điện thoại khẩn của chị Lan:

    - Ba đã được đưa vào ICU và có thể “ra đi” bất cứ lúc nào.

    Ba tôi bị chứng ung thư Bạch Huyết Cầu. Một vài tháng trước, ông đã có triệu chứng sốt liên tục và ngất xỉu. Tôi ở lại với Ba thời gian đầu khi trị liệu bằng hóa chất. Lúc ấy dù rất mệt mỏi, mắt Ba vẫn sáng lên khi tôi nhắc đến bài thơ của ông vừa được báo Ca Dao đăng. Ba cũng cười run run khi chú Út của chúng tôi ghẹo Ba với cô Y Tá Mỹ. Nụ cười giúp khuôn mặt trơ xương có chút sức sống: “Hôm qua mơ gặp nàng Bonnie- Khuôn mặt nàng xinh tựa bánh mì- Rón rén nàng vào rung chuyển đất....”

    Nhưng hôm nay về thăm lại, thì Ba đã mê thiếp đi. Ông nằm co quắp. Cô đơn đến tội nghiệp!

    Từ cửa sổ lầu cao bệnh viện nhìn xuống thế giới bên ngoài: ánh nắng ban mai tràn sức sống như “gái mười bảy bẻ gãy sừng trâu”. Rồi hướng mắt về góc phòng được che kín bằng tấm màn dày nơi Ba đang nằm: một thân già co quắp như cành khô, trong bóng tối chạng vạng giữa ban ngày. Ngậm ngùi tôi nhận ra Ba đang đi dần về phía hoàng hôn của chiếc cầu biên giới Sống-Chết. Cảm giác sắp mất Ba vĩnh viễn rát buốt tim tôi! Nếu biết trước như vậy tôi đã không quá khó khăn, ích kỷ. Tại sao tôi lạnh lùng cản trở không cho chiếc lá vàng ấy hưởng chút tươi mát của giọt sương, giọt mưa, giọt nắng...?

    Mẹ tôi ra đi đột ngột vì bệnh tim khi chưa đầy sáu mươi hai tuổi. Ba tôi lúc ấy vừa mới về từ trại cải tạo, sau năm năm Mẹ bươn chải thăm nuôi. Gia tài Mẹ để lại cho Ba là cái chòi che mưa nắng, được dựng lại bằng mấy miếng tole cũ, trong khu vườn nhỏ xíu tại xóm đạo QB. Căn nhà vườn ấy, bầy con gái đã mua bằng tất cả vốn liếng còn lại cho Mẹ, trước khi vượt biên.

    Chắc hẳn trong giai đoạn ấy Ba hoang mang và cô đơn tận cùng. Ba viết thư cho riêng tôi rất thường xuyên. Viết như muốn tâm sự với người bạn hơn là cho con gái mình. Ba kể lể về những đêm mưa với ngọn đèn dầu thê thiết; về âm thanh của những cây chuối rung theo cơn gió mạnh ngoài vườn; về những đêm chờ sáng nước mắt cứ chực trào. Ba bảo bài thơ “BUỒN ĐÊM MƯA” của Huy Cận mà ba hay ngâm cho con nghe ngày ấy, bây giờ một mình mới thấm thía “NỖI HÀN BAO LA”.

    Tôi cảm giác được nỗi cô quạnh của Ba, nhưng vẫn không khuyến khích ông bán căn nhà kỷ niệm để về lại thành phố sống với gia đình các cô chú.

    Chưa đầy năm sau, thư Ba không còn buồn ảm đạm nữa. Vài tấm hình gởi qua có bóng dáng của người phụ nữ. Bài thơ “Thu Hoài” ba mới viết phảng phất hình bóng của cô nàng ấy:

    “Hôm qua ra đứng dưới hàng cây.
    Thấy lá vàng rơi, ngập sân đầy.
    Thu đến bao giờ sao vắng lặng.
    Mơ màng em ngắm tận bóng mây...

    Trăng trong, cảnh đẹp màu ngọc bích
    Một phút HOÀI, đi đến bao giờ!”

    Mừng cho Ba có thêm bạn để bớt cô đơn. Nhưng lòng tôi không khỏi chùng xuống khi nghĩ đến Mẹ... Mẹ tôi đứt ruột tiễn con cái ra đi, một mình ở lại chờ ba. Mấy năm dài Mẹ làm thân cò lội suối, trèo đèo gánh nhu yếu phẩm tiếp tế cho Ba. Không có Mẹ cực khổ, Ba đã chết trong trại học tập sâu trong rừng vì đói và sốt rét. Nhưng 5 năm “gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nỉ non” ấy được đền bù bằng vài bài thơ “Khóc Vợ”, liệu có công bằng không? Thế rồi đêm ấy tôi vừa khóc, vừa viết tùy bút về người Mẹ rất đáng thương của mình. Bình thường tôi và Ba vẫn trao đổi những bài văn, thơ cho nhau để góp ý kiến. Nhưng lần này tôi vẫn có chủ tâm khi nhờ Ba đặt lên bàn thờ dùm.

    Ba tôi rất thương con, Ông không bao giờ muốn các con vì mình mà buồn. Vì thế, dù có khóc một mình, đau một mình... ông cũng cố dấu nỗi cô quạnh vào một góc kín.

    Lợi dụng điểm yếu lòng của ba, tôi viện cớ xin thời gian chờ nguôi ngoa nỗi buồn mất Mẹ, mà ép Ba phải sống một mình nơi vườn xưa. Chỉ có sống ở đó, Ba mới mãi hoài niệm về người Mẹ một đời tận tuỵ của chúng tôi!

    Đơn bảo lãnh của chị Lan cho Ba cùng lúc được xét với phong trào HO. Ba được đoàn tụ với con cái sau hơn hai năm một mình nơi nhà trống, vườn hoang kia. Đến Mỹ, chị Lan muốn ba ở lại California vì chồng chị vừa mất.

    Con chị cũng cần ông ngoại sau giờ đi học về. Kể từ đó, tự do của Ba hoàn toàn bị định đoạt trong tay chị Lan. Ngày ngày Ba cũng chỉ biết làm bạn với cây sáo tre, đàn Mandolin mang từ Việt Nam qua, thêm chiếc Guitar cũ do chú Út tặng.

    Độc thoại hoài cũng chán, Ba gọi điện thoại cho tôi bàn luận về bài thơ mới làm. Lúc ấy tôi bận bịu quá, khất với Ba là sẽ gọi lại, nhưng sau đó quên luôn. Hình như các chị em tôi, người nào cũng thế. Ai cũng lo chạy theo công việc, giờ giấc của mình, quên mất rằng có một người thân đang lủi thủi sống bên đời.

    Sau những lần họp bạn hay hẹn hò không được sự hưởng ứng của con cái, Ba thu mình trong phòng nhiều hơn. Dù ông vẫn cố vui cười mỗi lần gia đình họp mặt, nhưng tôi không khỏi chạnh lòng nhìn ánh mắt thiếu sức sống của ông. Ngày ấy, tôi nào hiểu rằng Ba rất lạc lõng trong thế giới của chúng tôi. Gia đình là chỗ dựa tinh thần. Nhưng lấp đầy khoảng trống trong tim Ba phải cần cái nhìn âu yếm; nụ cười đằm thắm; lời an ủi vỗ về; những bỡn cợt rất trẻ con... của thứ tình yêu Adam-Eva, chứ không phải là tình thân.

    Đôi khi trong đêm, từ phòng Ba vọng ra tiếng hát và tiếng đàn rất khẽ:

    “... Tôi không bao giờ quên yêu nàng.
    Tình tang tôi nghe như tình lang...

    Trăng nay không nàng như trăng thiu
    Đêm nay không nàng như đêm hiu...

    Ô hay! buồn vương cây ngô đồng.
    Vàng rơi! Vàng rơi:
    Thu mênh mông” (**)

    Nước mắt tôi ứa ra vì thương cảm!

    Thay Mẹ giành giật lại tình cảm của Ba; đòi buộc Ba phải trung trinh mãi với một người đã khuất để rồi sau đó tôi bức rức, hối hận hoài. Có lẽ cả đời tôi không bao giờ quên được cái bóng cô đơn ngồi ôm đàn, hát như muốn khóc của ông: “Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông”.

    Ba tôi đã ra đi vĩnh viễn trong mùa Phục sinh năm ấy.

    Sau tang lễ Ba, chú Út ghé nhà chị Lan để thăm phòng “anh Bốn” lần cuối. Ông chú thứ chín, trẻ trung, lúc nào cũng yêu đời và ưa cà rỡn, hôm nay tư lự đi đi, lại lại trong phòng, cầm cây guitar lên, mặt chú buồn xo. Giọng trách móc mà nghe như có tiếng sụt sùi: “Tụi bây ép Ba bây quá đáng...”

    Ngày ấy Mẹ mất, Ba cũng mới sáu mươi hai. Hai mươi năm sau, trong căn phòng của người đàn ông nghệ sĩ ấy, cũng đơn chiếc cái giường với cái gối đơn lẻ. Rải rác quanh giường vài ba tập thơ tình (của người và của mình). Ở góc bên kia là hai cây đàn, ống sáo tre...

    ...Và câu hát tương tư chắc còn đọng đâu đó từng vách tường nhà của chị Lan: “Tình tang ta nghe như tình lang”?


    (*) Diễm Xưa - Trịnh Công Sơn
    (**) Tỳ Bà: Thơ Bích Khê... Nhạc Phạm Duy

 

 

Similar Threads

  1. Những buổi chiều còn mưa
    By ndangson in forum Thơ
    Replies: 419
    Last Post: 12-28-2016, 01:04 PM
  2. Lai rai chiều nay
    By thuynh in forum Gia Chánh
    Replies: 438
    Last Post: 07-30-2013, 09:18 PM
  3. 95 tuổi vẫn chăm chỉ chuyện phòng the
    By ngocdam66 in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 5
    Last Post: 11-22-2011, 08:49 PM
  4. Bé 3 tuổi chăm mẹ chết mòn trên giường bệnh
    By tử đằng in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 07:59 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:58 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh