Register
Page 16 of 19 FirstFirst ... 61415161718 ... LastLast
Results 151 to 160 of 186

Thread: Kiếm Đạo

  1. #151
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    trong lòng bàn tay ...


    Last edited by sôngthương; 09-02-2020 at 08:55 AM.

  2. #152
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    At 40, Franz Kafka (1883-1924), who never married and had no children, walked through the park in Berlin when he met a girl who was crying because she had lost her favourite doll. She and Kafka searched for the doll unsuccessfully.

    Kafka told her to meet him there the next day and they would come back to look for her.

    The next day, when they had not yet found the doll, Kafka gave the girl a letter "written" by the doll saying "please don't cry. I took a trip to see the world. I will write to you about my adventures."

    Thus began a story which continued until the end of Kafka's life.

    During their meetings, Kafka read the letters of the doll carefully written with adventures and conversations that the girl found adorable.

    Finally, Kafka brought back the doll (he bought one) that had returned to Berlin.
    "It doesn't look like my doll at all," said the girl.

    Kafka handed her another letter in which the doll wrote: "my travels have changed me." the little girl hugged the new doll and brought her happy home.

    A year later Kafka died.

    Many years later, the now-adult girl found a letter inside the doll. In the tiny letter signed by Kafka it was written:
    "Everything you love will probably be lost, but in the end, love will return in another way."


    Source: English Literature

    https://www.facebook.com/Artisawayof...30359070754204
    Last edited by sôngthương; 09-02-2020 at 08:21 PM.

  3. #153
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    Có hạt sương vừa tan .

    18 tuổi, Di bị mất hết số sách mình có. Với khoản tiền tiết kiệm ít ỏi ở cái tuổi chưa làm ra tiền, Di vẫn dành nó cho sách. Một số người biết Di thích sách nên thỉnh thoảng gửi sách tặng Di. Thế là Di có thêm một ngăn kệ riêng để lưu giữ những cuốn sách ấy.

    Dạo đó, những người làm việc liên quan đến viết lách cực kỳ có sức thu hút với Di. Di có thể ngồi cả buổi để nghe họ nói về việc viết lách. Đó chẳng phải buổi tọa đàm hay thảo luận gì cả, chỉ đơn giản là trên bàn nhậu. Đương nhiên Di không biết nhậu. Sau đó, Di có thêm ngăn kệ đựng những cuốn sách mà Di cho là quý nhất: sách của chính tác giả ký tặng.Di lấy đó là tự hào và cả tự tin bước vào hành trình làm bạn với chữ nghĩa của mình.

    Vậy mà đùng một cái, số sách bay vèo cùng người đi mua ve chai trong xóm. Di khuỵu xuống trước kệ tủ trống hoác. Đứa cháu ở tuổi mê game, trong một lúc kẹt tiền đã nông nổi gây ra sự việc.
    Bình tĩnh lại, Di hỏi thằng cháu mới học lớp Mười về người mua sách. Nó tả tỉ mỉ nhưng hình như 100 người đi mua ve chai ở vùng này đều giống nhau: mặc đồ cũ kỹ, lếch thếch, mặt hóp lại khắc khổ, đi xe đạp…

    2.
    Trong một bài phỏng vấn online, khi phóng viên hỏi Di về kỷ niệm với chữ nghĩa, Di đã kể về sự cố mất sách đó.
    “Bây giờ thì sao, chị làm cách nào để giữ những thứ mà mình trân quý?”.

    Giữa lúc ấy, có cơn gió thốc mạnh đập vào cửa, cái lạnh ùa vào, Di nói với cậu phóng viên mình tạm dừng ở đây vì trời đang chuyển mưa, Di phải làm một số việc.

    Nói vậy nhưng Di vẫn ngồi thừ người nhìn ra mảng mây xám bay tan tác trên vòm trời. Di miên man nghĩ về thời gian, về những thứ mình đang có trong tay sau khi đi qua ngần ấy con đường, những đớn đau, mất mát, liệu Di có giữ được những thứ mà mình trân quý?

    Di không có quá nhiều thứ trân quý, một người mẹ già đến tuổi lẩn thẩn, cả ăn rồi hay chưa cũng không nhớ khiến Di nhiều lần phát cáu. Nhưng mẹ cũng chẳng còn ở trần gian để Di còn cơ hội nổi cáu rồi day dứt với chính cái sự nổi cáu của mình.

    Cuối đời, mẹ cũng chỉ thấy Di chìm vào những cơn cô đơn cùng cực không thể thoát ra bởi sự nghiệp viết lách mà cô đeo đuổi: “Sao con không chọn một cái nghề gì đó cho cụ thể hơn?”. Di biết trả lời sao, đành rằng bản thân mỗi người đều có quyền tự quyết cách sống của mình, nhưng Di không thể giam mình trong một môi trường công việc khác mà cô thấy không phù hợp.

    Di nhìn ra màn trời bàng bạc. Nó không phải màu nắng hay màu mưa, nhưng nó có sức mạnh kéo sụp tinh thần Di xuống mỗi khi nhìn. Quân đi làm về, nhìn Di rúm ró trong góc nhà giữa tiếng sấm chớp, anh chép miệng: “Em bao nhiêu tuổi rồi mà còn mẫn cảm với thời tiết?”. Mỗi lần nghe Quân nói vậy, Di không khỏi bùi ngùi, tưởng như chỉ mới hôm qua đây thôi, Quân còn nắm lấy bàn tay Di thủ thỉ: “Mọi việc đã có anh lo, em thương anh thì chỉ cần sống vui vẻ cho anh yên tâm”.

    Đó là khi Di chùng tâm trạng xuống mỗi khi trời trở gió hay mưa giông ầm ầm trên mái nhà. Quân bảo anh chưa bao giờ gặp một người như em, mong manh với cả thời tiết. Trong lời nói của Quân khi ấy chỉ toàn những thương cảm chân thành, không như bây giờ.

    Một lần Quân bảo: “Anh già rồi, phải khác cái thời dẻo miệng tán gái chứ”. Hóa ra chỉ có phụ nữ nhẹ dạ mới tin lời nói của đàn ông. Mà sao dạo này Di hay nghĩ ngợi quá, hay là xin một đứa con về nuôi cho bận tay bận chân, đỡ để ý chuyện nắng mưa? Quân thì bảo, sao lại đi nuôi con người ta, mình còn chưa cố gắng hết sức mà. Chưa kể y học ngày càng phát triển, biết đâu một vài năm nữa sẽ có phương pháp can thiệp khác, vợ chồng mình cũng còn trẻ chán, vội vàng gì. Rồi anh nói: “Dũng rủ vợ chồng mình đi chơi với vợ chồng nó tuần này, anh tùy em quyết định”.

    3.
    Nơi nhóm Di đến là mảnh rừng vắng dấu chân người. Xe quẹo vào con đường đất đỏ ban đầu còn nhẵn nhụi, sau đó chỉ còn lại những rễ cây gồ ghề. Nhích thêm được vài đoạn nữa thì Dũng dừng hẳn xe, nói tụi mình cuốc bộ vào trong vì cách đó không xa có cái hồ rộng, trên bờ hồ có thể dựng trại, đốt lửa chờ câu cá lên nướng ăn.

    Di rất thích không khí của những chuyến đi như thế, nhất là đi với hội bạn thân. Trong số những người bạn mà Di còn liên lạc, Quân có thiện cảm nhất với Thư. “Có thiện cảm” ở đây chỉ là chịu chào hỏi chứ không lẩn đi như mỗi khi Di có bạn đến nhà. Thỉnh thoảng anh còn hỏi hai cô có muốn ăn gì không anh tiện ra đường có chút việc rồi mua về cho. Anh còn gợi ý giờ này hàng bánh xèo, chè bà ba dọn ra rồi đó. Thư bảo: “Vậy mà mày nói ông Quân khô như ngói, ông Dũng nhà tao mới là ngói thứ thiệt”.

    Thành thói quen, vào những dịp cuối tuần nếu rảnh họ sẽ sang nhà nhau hoặc rủ nhau đi dã ngoại. Được cái cả Quân và Dũng đều siêng nấu ăn, lại nấu ngon nên Di và Thư rất hào hứng trong mỗi chuyến đi. Cả hai chỉ việc chuẩn bị tươm tất vật dụng cần thiết cho cả nhóm, sau đó thì thoải mái chụp hình cho đến khi nào nghe mùi thức ăn dậy lên thì quay về.

    Thư bảo nếu biết kết hôn mà vẫn có nguyên khoảng trời tự do như vậy thì không phải mất công lo lắng. Đúng là đôi khi lo lắng quá sẽ thành thừa, vì không phải ai cũng thấy rõ con đường trước mặt mình, cứ thế đi thôi, đến nơi sẽ biết cả. Nói thì nói vậy, nhưng thỉnh thoảng Thư vẫn hỏi Di, tụi mình sẽ mãi mãi như thế này phải không? Di gật đầu.

    Từ ngày kết hôn, Di càng thấy trân quý tình bạn. Có những điều chẳng biết nói với ai ngoài bạn thân. Di còn hình dung đến ngày cả hai có con, rồi những chuyến đi sẽ ồn ào hơn với những tiếng bi bô. Khi ấy, Di và Thư biết đâu còn gọi nhau là “chị sui” như những cặp bạn bè có con nhỏ xung quanh Di. Dù chỉ là trong ý nghĩ nhưng Di cũng thấy hân hoan hẳn lên.

    Ngồi chờ mãi vẫn chẳng có con cá nào cắn câu, nhưng không ai sốt ruột vì khung cảnh nơi này đẹp quá.

    Di nhìn lên bầu trời, vẫn là màn trời bàng bạc nhưng không có cơn mưa nào chực chờ. Cả cánh rừng như dịu dàng trong tiết trời chuyển mùa se lạnh. Lửa đã bập bùng từ phía xa, khói lẫn vào màn sương bảng lảng tan ra phía mặt hồ. Thư chọc, chắc em phải lấy lương khô ra thôi. Quân cười ha hả, nói tụi anh biết em chuẩn bị lương khô theo nên mới chưa ra tay. Dũng thì nhăn trán nói, câu cá chứ đâu phải bắt cá đâu mà sốt ruột, cứ từ từ thì cá lớn mới cắn câu.

    Di đã nhóm xong lửa, bên cạnh là xấp mực khô to hơn bàn tay, cô lưỡng lự cầm lên rồi bỏ xuống, suốt chặng đường dài cô nghĩ đến món cá nướng nên thứ mực đặc sản kia dường như cũng chẳng còn giá trị.

    4.
    Chuyến này, Thư nhất định đòi ngủ với Di khi cả nhóm rời cánh rừng về thị trấn lúc trời đã tối hẳn. Bóng tối càng đen sẫm khi bốn bề đều là núi rừng. Cái lạnh từ vách đá rỉ rả những hạt sương đêm càng lúc càng thấm vào da thịt. Thư líu ríu níu lấy cánh tay Di, nói nhỏ: “Lát hai ông kia ngủ, tụi mình lẩn ra ngoài ăn khuya hen?”. Mọi lời rủ rê của Thư đều có sức thuyết phục khó chối từ. Ở đây, thịt rừng nướng là đặc sản, kèm với hớp rượu vừa đủ cay nữa thì còn gì tuyệt bằng.

    Không ngờ Thư lại uống say đến vậy. Lúc Di dìu Thư lê từng bước về khách sạn cách đó không xa, Thư vẫn hỏi lại Di câu hỏi cũ: “Tụi mình sẽ mãi mãi như thế này phải không Di?”. Biết Thư say nên Di chỉ ậm ừ cho qua chuyện nhưng Thư vẫn không “cho qua”, bám lấy vai Di mà lè nhè: “Tụi mình…”. Di phát cáu: “Ừ, biết rồi, im đi không hai ông kia nghe thấy”.

    Đến khi Di đưa được Thư về giường thì có tiếng gõ cửa. Giờ này đã khá khuya, sao ai còn gõ cửa, Di phập phồng đi ra, bên ngoài là giọng nhân viên khách sạn: “Chị ơi, em mang trà gừng và chanh vào cho chị”. Di mở cửa đón lấy ly trà trong thắc mắc. Cô bé nhân viên hiểu ra, nhanh nhảu: “Có anh ở phòng 8 nhờ em mang trà lên phòng chị!”. Di nhìn sang, là phòng của Dũng với Quân. Có lẽ lúc về, Thư hơi to tiếng nên hai người ấy nghe thấy.

    Sáng sớm, cả nhóm đã lên kế hoạch sẽ leo núi nhưng không vội vàng gì mà cứ ngủ cho thỏa giấc. Hôm qua Quân nói vậy vì biết thể nào hai cô gái ngủ với nhau cũng tám chuyện đến khuya lơ khuya lắc.

    Nhưng có tiếng chuông điện thoại từ rất sớm đã đánh thức hai đứa. Lúc đầu, Thư còn mê ngủ nên tắt vội đi, tiếng chuông lại dồn vang, thêm vài lần tắt nữa thì Thư tỉnh ngủ hẳn, đưa máy lên nghe. Đó là một cuộc đối thoại rất ngắn gọn, Di còn chưa thấy

    Thư trả lời gì, nó thẫn thờ quay sang Di: “Bà tao mới mất, giờ phải về”.
    Không khí trên xe lắng xuống đến không còn một tiếng động, chỉ khi nhìn đám cây cối nghiêng ngả ven đường mới biết ngoài trời gió gào thét dữ dội.

    Thư phần vì đau buồn, phần vì còn mệt do cơn say đêm qua nên nó thiếp đi, trước đó còn đưa hẳn điện thoại cho Di, dặn: “Người nhà gọi thì nói đang trên đường về”. Di cầm sẵn điện thoại trên tay, vì biết thể nào người nhà cũng gọi. Ai cũng biết Thư yêu quý bà nó nhất. Mất mát này, dù không quá bất ngờ do bà cũng lớn tuổi lại đang bệnh nặng nhưng vẫn chẳng dễ dàng gì để chấp nhận.

    Điện thoại có tín hiệu tin nhắn ở chế độ rung, không cần mở ra thì dòng tin nhắn vẫn hiện lên màn hình cảm ứng: “Em ổn không?”. Người gửi là Quân. Di bỏ hẳn điện thoại vào túi áo khoác. Phía sau thành ghế cao khỏi đầu cạnh Dũng, Di chỉ thấy khuỷu tay của Quân đang ở tư thế bấm điện thoại. Mọi thứ đến quá bất ngờ nhưng không gian bây giờ là của riêng Di.

    Di kéo cao cổ áo, nhắm hẳn mắt để những câu chuyện được xâu chuỗi lại. Ánh mắt lấp lánh niềm vui của Quân khi Thư đến nhà chơi, những câu ngợi khen Thư mà Quân lặp lại không ít lần với Di. Có lần Quân còn bảo Thư chính là mẫu phụ nữ hiện đại, vừa mạnh mẽ vừa yếu đuối mà nhiều anh chàng thích. Ly trà chanh gừng để dã rượu. Và cả Thư với những khắc khoải trong cơn say và cả khi tỉnh: “Tụi mình vẫn mãi mãi như thế này phải không Di?”.

    Thư trở mình, lúc này đầu nó ngoẹo hẳn lên vai Di, nhìn nó yếu mềm như một cành non.

    5.
    Thư đưa cả nhóm xuống căn phòng lưu niệm của bà. Nó bảo:
    - Đang tổ chức nghi thức theo tôn giáo, lát xong mình lên thắp nhang sau. Với lại phải tranh thủ khóa phòng, ở đây toàn những thứ bà quý, mà chú Tư chỉ lăm le bà mất là đem bán rồi dọn ra đây ở riêng.

    Dũng thở dài:
    - Thì chỉ là thứ bà quý nhưng bà cũng có giữ được đâu, có mang đi được đâu? Trong khi người sống thì không có nơi để ở.
    Dũng nói xong quay qua tìm sự đồng cảm từ Quân nhưng Quân trầm ngâm chẳng nói gì, Dũng liền quay sang Di:
    - Em thấy anh nói đúng không?

    Di nhìn một loạt bức chân dung có chữ ký của bà, có những bức đã ố vàng theo thời gian, cô đáp lí nhí:

    - Đúng là mình chẳng thể giữ lại gì cho riêng mình, cả những thứ mình trân quý nhất nhưng một lúc nào đó nó cũng tự bỏ mình ra đi - Thư và Quân cùng đồng loạt nhìn Di, Di hít một hơi dài - Chẳng phải cả thứ quý nhất là tính mạng thì vẫn phải theo quy luật sinh lão bệnh tử mà!

    6.
    Cậu phóng viên gọi điện cho Di, hối:
    - Chị có thời gian chưa, trả lời giúp em ít câu hỏi nữa để em hoàn thành bài viết nha chị!
    Di dịu giọng:
    - Chị quên mất, mà mình nói đến đoạn nào rồi em nhỉ?
    - Cái đoạn “làm cách nào để giữ lại những điều mình trân quý” ấy chị!

    Di nhìn vào bức ảnh cưới của vợ chồng cô treo giữa phòng khách, vài tia nắng tươi mới của buổi sớm chiếu vào khiến nước hình trên bức ảnh như sáng hơn, Di như thấy được cả nụ cười của mình ở tuổi 20, trong như những hạt sương lấp lánh còn sót lại trên mái hiên. Chỉ lát nữa thôi, khi ánh nắng bừng hẳn lên, những hạt sương sẽ tan vào thinh không nhưng ai dám phủ nhận việc chúng từng tồn tại.

    Di đang nghĩ gì nhỉ, à, về việc níu giữ những yêu thương, liệu có cần thiết không?

    La Thị Ánh Hường


    https://www.phunuonline.com.vn/truyen-ngan-co-hat-suong-vua-tan-a1409860.html
    Last edited by sôngthương; 09-17-2020 at 09:03 AM.

  4. #154
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    Khi người ta trẻ …tài giỏi , nông nổi, háo thắng... Rồi trả giá và trưởng thành
    Một câu chuyện học làm người thực tế và giá trị , sẽ thành sách , có thể sẽ thành phim …

    Cuộc trò chuyện bắt đầu từ phut 9:30

    -----------------------

    Ngô Minh Hiếu (1989, Gia Lai) nổi tiếng với nickname Hieupc hay Traztaz659; sau 07 năm thụ án vừa được thả khỏi nhà tù Mỹ cuối tháng 8/2020 và trục xuất về quê hương. Báo Mỹ đưa tin, Hieupc đang hoàn thành đợt cách ly Covid-19 bắt buộc tại Việt Nam trước khi tái hòa nhập cộng đồng!
    -----------------
    .
    Nói về hacker lừng danh này, thì khoảng 2008-2009, Hieupc là du học sinh tại Học viện Công nghệ Unitec ở Auckland (New Zealand). Báo chí New Zealand khi đó cho hay, Hieupc liên quan tới một vụ lừa đảo tín dụng bằng tài khoản TradeMe và đã thừa nhận hành vi của mình. Sau khi trở về Việt Nam giữa kì nghỉ và xin trở lại thì visa bị bác. Sau đó, Hieupc đã hack website của trường và của ĐH Auckland.
    Chắc do…giận
    -----
    .
    Vào tháng 2/2013, các đặc vụ của FBI đã dụ Hieupc rời khỏi Việt Nam qua một đề nghị làm ăn. Khi vừa tới Guam, Hieupc lập tức bị bắt và được đưa tới New Hampshire, Hoa Kỳ.
    .
    Tòa án New Hampshire đã cáo buộc Hieupc, từ 2007 - 2013 cùng John Doe [nick trong giới hacker là rr2518 và Wan Bai] điều hành các trang bán thông tin cá nhân như SuperGet.info và findget.me.
    .
    Hieupc đã sử dụng máy tính tại Việt Nam để hack vào nhiều hệ thống và lấy trộm khoảng 200 triệu số thẻ an sinh xã hội, thông tin về các tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, tên, địa chỉ, số điện thoại, ngày sinh…của hàng triệu công dân Mỹ; Và bán lại cho các nhóm tội phạm trên mạng với các gói chào hàng tiền khủng!
    .
    Vào 14/7/2015, thẩm phán Paul J. Barbadoro đã tuyên phạt Hieupc 13 năm tù giam!
    ---
    .
    KrebsOnSecurity – một trang chuyên về an ninh mạng do Brian Krebs, cựu phóng viên của Washington Post, điều hành – đã trích nguồn tin điều tra cho biết, Hieupc đã lấy thông tin bằng cách đóng giả điều tra viên tư nhân ở Mỹ. Vào thời điểm 2013 khi bị FBI bắt, thì bạn hacker này đã kiếm được hơn 03 triệu USD từ việc bán dữ liệu. Các đặc vụ Mỹ cho rằng, họ chưa biết bất kỳ tội phạm mạng nào khác đã gây ra thiệt hại về tài chính cho nhiều người Mỹ hơn Hieupc!
    Yeah, Việt Nam là số 1
    ----
    Trong thời gian đang cách ly Covid-19 ở Việt Nam, Hieupc đã liên hệ với KrebsOnSecurity muốn kể câu chuyện của mình; và cảnh báo những người khác tránh xa vết xe đổ. Có thông tin là Hieupc từng được BCA tuyển dụng...như phim Hollywood, nhưng bạn hacker đã từ chối

    -------------------
    Gặp gỡ Ngô Minh Hiếu tức Hieupc, hacker nổi tiếng vừa ra khỏi nhà tù Mỹ vào đêm nay (19/9) cùng với 02 hacker Dương Ngọc Thái và Huân Trương. Ngoài ra còn có Junnie Nguyễn, cựu nhân viên Facebook phụ trách điều tra các vụ lừa đảo, giả mạo và đánh cắp danh tính!
    Do Junnie đang ở Ireland, Thái thì ở Mỹ và Hiếu vừa xong đợt cách ly bắt buộc tại Việt Nam, nên livestream sẽ bắt đầu lúc 22:00 VN nha!

    Một số nội dung mà có lẽ nhiều người quan tâm:

    Bàn về tình trạng lừa đảo, giả mạo và hack facebook, cũng như cách sử dụng Internet an toàn..vv. Đặc biệt là từ những ...người trong cuộc. Ngoài ra, lần đầu tiên một cựu nhân viên Facebook chia sẻ những thông tin này ^-^

    Đây cũng là lần đầu Hieupc lộ diện và tâm sự về con đường trở thành một hacker nguy hiểm bị FBI truy lùng, những trải nghiệm và trả giá trong nhà tù Mỹ; cũng như quá trình nhận thức, trưởng thành và quyết tâm hoàn lương đóng góp cho xã hội của Hieupc

    https://www.facebook.com/lenguyenhuongtra.de


    Last edited by sôngthương; 09-19-2020 at 10:36 PM.

  5. #155
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by sôngthương View Post
    [B][I]Khi người ta trẻ …tài giỏi , nông nổi, háo thắng... Rồi trả giá và trưởng thành

    hack kiếm tiền làm gì có vụ rảnh rỗi sinh nông nổi.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #156
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    hack kiếm tiền làm gì có vụ rảnh rỗi sinh nông nổi.
    Dạ anh Năm, nông nổi ở cách kiếm tiền đó ạ
    Đám bạn đồng (khẩu) nghiệp của St bàn tán, chàng trai này chắc bận lắm luôn, tay thì gõ phím, đầu mắc dựng ...kịch bản (nên đánh sập web nào...) , chân chuẩn bị …tẩu vi

  7. #157
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    thằng bé này đâu có đánh sập web nào. Nó phải để
    cho web, server đứng vững để ra vô chôm chỉa chứ .
    Tuy nhiên hacking là một process, muốn làm phải đầy
    đủ "kịch bản" và ... mồ hôi. Không phải bốc đồng hay
    thiếu suy nghĩ mà có thể làm được.
    Cho nên chữ "nông nổi" thì xin can hai đàng. Những
    đứa này phải cho ngồi gỡ lịch lâu chút mới biết đá biết
    vàng.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #158
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    Quote Originally Posted by Triển View Post


    thằng bé này đâu có đánh sập web nào. Nó phải để
    cho web, server đứng vững để ra vô chôm chỉa chứ .
    Tuy nhiên hacking là một process, muốn làm phải đầy
    đủ "kịch bản" và ... mồ hôi. Không phải bốc đồng hay
    thiếu suy nghĩ mà có thể làm được.
    Cho nên chữ "nông nổi" thì xin can hai đàng. Những
    đứa này phải cho ngồi gỡ lịch lâu chút mới biết đá biết
    vàng.
    Dạ, cám ơn anh Năm đã …xin can hai đàng

    Bạn ấy tự đánh sập web của chính bạn tạo ra đó anh ( đoạn 1 : 46' 20'' - theo kịch bản) để né bị truy lùng. Nhưng cuối cùng vẫn sa lưới . Sau khi bị kết án 13 năm, nhờ “học tập tốt” và cải tà quy chánh vì nhận ra mình đã hại những ai, bạn ấy học 7 năm thì “được” tha , "được" trục xuất về và có dịp ... kể lại . Bạn ấy cũng nhìn nhận, do trẻ người non dạ háo thắng mới thế , giờ thì hết nông nổi , đã nhận ra mình giỏi thì vẫn có nhiều người giỏi hơn .
    Đó là những gì St hiểu từ bạn ấy kể , nếu sai về "chuyên môn" thì khi nào rảnh anh Năm giải thích thêm dùm St nhé
    Last edited by sôngthương; 10-02-2020 at 06:10 PM.

  9. #159
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    Có sông nào không chảy?


    Bà xòe những ngón tay, cái áo vải lụa bèo nhèo rơi ra khỏi bàn tay như một mớ chất lỏng. Năm ngón tay tựa hồ vô lực. Bà cúi xuống, nghe nhoi nhói ở vùng thắt lưng. Cảm giác có một cái gì đó lọt thỏm từ cổ họng rơi xuống dạ dày. Biến mất. Bà chậm chạp di di những ngón tay như chiếc bàn ủi làm phẳng từng cái áo, rồi từ từ xếp ngay ngắn vào chiếc túi du lịch nhỏ.

    Bếp than hãy còn đỏ rực, bà toan nấu nồi xương hầm để hôm nay ông về ăn mà chưa kịp. Bất giác nhớ rằng, mình chỉ cười không trả lời con cháu là sao ít khi nấu bếp gas dù chúng sắm sửa đầy đủ. Bà giữ lấy như một bí mật thú vị của riêng mình. Đám lửa cháy ngọn cao ngọn thấp, rồi thành than, thành tàn tro khiến bà thích hơn cái phừng phừng rồi vụt tắt ngay một cách hụt hẫng của bếp gas. Cũng có thể cái bếp than này gắn bó quá lâu với đời một người đàn bà nông dân như bà. Cái gì quen rồi không nỡ bỏ.

    Hơn 50 năm sống với ông, nếu có thể tháo thời gian ra mà nối lại thành một đường thẳng cơ chừng xa bằng từ đây đến Sài Gòn hay còn xa hơn nữa, tận những nơi thăm thẳm mà bà chưa bao giờ đặt chân tới, chỉ nghe qua ti vi như Cà Mau, Hà Nội chẳng hạn. Trên con đường dài ấy, ông bà ngồi chung một chuyến xe, có không ít những cú ngoặc tay lái ngỡ như mọi thứ vỡ vụn tựa bong bóng xà phòng. Vậy mà cũng qua.

    Bà cho rằng không có gì trên đời này có thể sánh với việc một người đàn bà lần đầu làm mẹ, từ thai nghén đến chuyển dạ sinh con rồi ở cữ. Nó như quá trình sâu hóa thành bướm, với những khoảnh khắc không diễn tả được bằng lời. Có chăng người ta chỉ có thể đi qua rồi cảm nhận bằng một mối đồng cảm trong thinh lặng. Đàn bà đẻ, như con cua lột. Bằng nỗi sợ và khoảng cách má chồng nàng dâu, bằng sự ngỡ ngàng chưa kịp thích ứng với việc trở thành một người mẹ, bằng việc được nuôi ở cữ với những kinh nghiệm dân gian bao năm không cần biết đúng sai, chỉ là được rỉ tai “nghe nói”, “ông bà bảo vậy!”, vậy nên sanh con đầu lòng được đôi ba ngày, đôi chân bà mất dần cảm giác, gần như liệt. Con gái khóc oe oe, trong gian buồng tối được cất tạm bợ kề nhà bếp, bà khó nhọc nhích từng phần cơ thể, nước mắt cứ thế chảy ra không biết từ cơn đau nào.

    Đàn bà thời ấy, không chỉ đi biển mồ côi trong khoảnh khắc nơi bàn sanh mà còn suốt thời gian sau đó cũng chỉ loay hoay một mình. Đàn ông không được chàng ràng nơi đàn bà đẻ. Ngẫm nghĩ cũng lạ, lúc đó người vợ cần ai hơn chồng mình, đẻ một đứa con sao lại có thể là dơ bẩn xui rủi? Ừ, chắc người xưa có lý do nào đó. Bà vẫn nghĩ vậy.

    Rồi má bà đón con gái xanh xao, gầy ốm vêu vao, nước mắt chảy quanh, nghẹn ngào nói không thành tiếng. Hơn một năm thang thuốc với sự chăm sóc của nhà ngoại, bà đi lại được. Ngày trở về nhà chồng, chân liêu xiêu bước qua những cây cầu khỉ, bà mơ hồ nghĩ đến con đường hãy còn dài lắm.

    - Bà Năm gọi con?
    - Ờ thằng Mười hả, nãy giờ bây đâu? Cầm chìa khóa, coi nhà giùm bà. Ông khám bệnh, bệnh nặng phải nhập viện. Cô út mới báo. Bà đi ra xe đò lên với ông.
    - Chiều rồi bà đi luôn sao? Hay để sớm mơi đi?
    - Còn xe con, giờ mới gần 5g. Mày lẩm cẩm hơn tao!

    Chiếc nệm xe đò cũ kỹ bong tróc, gặp những đoạn đường gập ghềnh như có ngón tay ai cào nhẹ dưới đùi. Bà nhích người ra ngoài cửa sổ. Đằng tây mặt trời treo mình sát đất như thể chỉ cần nhảy lên là chạm được. Hồi trẻ, ông thường nhảy lên như vậy khi hái một quả xoài, quả ổi hay đặt một tổ chim chìa vôi với dăm ba cái trứng nhỏ bằng đầu ngón tay bị một cơn gió thốc rơi xuống đất. Lần này, liệu sau năm lần bảy lượt mổ xẻ, với tuổi ngoài 70, ông có thể ngồi dậy cười khì khì “tui có làm sao đâu!”, để cùng uống với bà bình trà mỗi hừng đông, để cùng nói hàng trăm lần về những đứa con gái đang ở xa, về đám cháu nhộn nhạo ầm ĩ suốt ngày. Và thi thoảng len lén bà, lần giở những cuốn sách ngả vàng hoen ố giấu dưới kệ tủ thờ, nhìn thắt thỏm vào tấm hình cô gái tóc dài, áo dài trắng tay cầm quyển sách đang mở, mơ màng nhìn ra ngoài khung cửa sổ lớp học. Cô gái son trẻ ấy không phải là bà.

    Bà biết.

    Biết trong thinh lặng. Chưa bao giờ bà thốt thành lời kể cả lúc ông đi gặp người ta khi bà ở cữ út. Nhìn thấy ông trở về như một miếng vải ngâm trong thuốc tẩy đã lâu, cơ hồ chỉ cần đụng tới là bục ra từng mảnh, nhìn năm đứa con gái lít nhít, bà lặng im như không biết rằng có một tấm hình kẹp trong quyển sách ố vàng nơi đáy tủ thờ suốt ngần ấy năm.

    Trời tối dần. Xe loang loáng lướt qua những dãy nhà với cơ man nào là bảng hiệu xanh đỏ. Bà nhắm mắt lại cho đỡ mỏi. Trong tâm trí chờn vờn hình ảnh bếp lửa than, nồng đượm le liếm nóng rực, tắt dần rồi thành tàn tro âm ấm suốt một ngày dài nơi góc bếp ấm của mình.


    Mẹ
    Chị thả ánh nhìn uể oải vào chiếc gương nơi bàn trang điểm, nghe cảm giác cô độc và yếu ớt xâm chiếm toàn bộ con người mình. Chuyến bay không dài nhưng thời tiết xấu, khiến chị mỏi mệt. Dùng ngón cái và ngón trỏ, chị miết nhè nhẹ lên má. Làn da đã bắt đầu nhũn nhão với những lỗ chân lông to hai bên cánh mũi, hố mắt trũng xuống mệt mỏi.

    Biết bao nhiêu ngày qua - mỗi sớm, mỗi trưa và mỗi tối - chị đã cố gắng tô trét bao nhiêu thứ lên mặt mình, rồi ngắm vuốt với niềm tin và tự hào thơ trẻ, thậm chí là huyễn hoặc vào bản thân. Người đàn bà trong chị thật phù phiếm. Chị sợ nhìn vào khuôn mặt nhợt nhạt của mình, cũng như sợ đối diện với cuộc đời mình.

    - Má, má đã từng hạnh phúc, đúng không?
    - Con nói đi!
    - Sao con thấy mọi thứ với con tự nhiên không còn háo hức gì nữa. Con già rồi sao?
    - Mày già bằng má? Mới ngoài 40, trẻ non. Mấy chục năm đời má có quá nhiều thứ phải lo toan, cái ăn cái mặc, cái nghĩa vụ làm dâu làm con nó rượt sau lưng không kịp nghĩ, chỉ biết vắt chân lên cổ mà chạy. Thời má cực quá nên không thư thả như tụi con bây giờ để mà còn kịp thắc mắc có hạnh phúc không.

    Chị chải từng lọn tóc. Sự an ổn thư thả âu cũng là điều mong ước hết sức bình thường của con người. Chị chẳng đã từng vì mưu cầu sự an ổn mà lấy chồng đó sao? Con gái chấp chới vừa tốt nghiệp đại học ở tuổi ngoài hai mươi có một người yêu mình, trưởng thành chững chạc, có điều kiện kinh tế là một sự chọn lựa đáng cân nhắc.

    Chị đã chọn đi con đường đời mình bằng những cân nhắc toan tính đó.

    Thế nhưng, ngày qua ngày tháng qua tháng rồi năm qua năm, thức ăn ngon, quần áo đẹp, cuộc sống tiện nghi liệu có đem đến cho người ta sự thỏa mãn? Lúc các con còn nhỏ, chị gần như không có thời gian cho những ý nghĩ về bản thân. Giờ các con đã lớn, có nhiều đêm chị ngồi trong quầng ánh sáng của chiếc đèn nơi bàn làm việc, mở toang mình như quyển sách trước mặt, thấy rất rõ một khoảng trống hoác, khoảng trống mà chị ngỡ hai viên đá nặng mang tên thời gian và trách nhiệm sẽ đủ sức lấp đầy.

    Chị gặp người đàn ông ấy khi có hẳn một gia đình và hiểu ra yêu thương là một nhu cầu chứ không hề là sự lựa chọn. Mà đã là nhu cầu tự khắc nó sẽ trào khỏi cơ thể như dòng nước dồn nén mạnh đến nỗi kéo người ta đi ngỡ không có gì giữ lại được. Chị đi trong sự giằng xé, trong mặc cảm tội lỗi và cả những niềm hạnh phúc hiếm hoi chưa bao giờ có.

    - Là ai?
    - Là một người bạn.
    - Ừ. Anh hiểu! Em tự biết phải làm gì cho đúng mà, phải không?

    Chồng chị cười. Nụ cười chậm rãi như một tên đao phủ ngắm nhìn nạn nhân của mình. Giọng anh phẳng lì. Không khí quanh hai người căng thẳng như dòng nước bị một con đập chặn lại. Chỉ nghe tiếng thở hắt từng cơn của anh. Chị biết anh đang cố giữ bình tĩnh. Làm chủ cảm xúc trở thành kỹ năng tuyệt vời của anh mà không phải ai cũng có được. Anh luôn tính được gần như chính xác thứ mình sẽ có.

    - Hơi thân tình một chút vì quen biết từ hồi nhỏ và dạo này hay nói chuyện. Nhắn hỏi thăm nhau, thời buổi giờ ai nhìn vào mấy cái tin nhắn này để đánh giá một mối quan hệ đâu anh!

    Những lời nói của chị tuôn ra như miếng băng gạc che đậy một vết thương. Chỉ có chị mới rõ đằng sau miếng băng gạc ấy là những gì. Chị cũng phải tháo miếng băng ra thôi, phải chăm sóc cho nó lành sẹo. Có ai sống một đời khi mang trên mình mãi một miếng băng?

    Điện thoại reo.
    - Mẹ, con và út đang ở phòng mổ. Ông ngoại đang mổ. Mẹ về ngay nhé!


    Con gái

    Cô khẽ đưa tay chạm nhẹ vào mu bàn tay nhăn nheo của ngoại. Khác với những ngón tay thon dài, đầu móng búp măng rất đẹp của mẹ, những ngón tay ngoại ngắn, tròn to chắc chắn. Ngoại ngồi im, mắt như dán vào cánh cửa im ỉm đóng. Thi thoảng có một dáng áo xanh trùm đầu, đeo khẩu trang kín mít bước ra và cánh cửa nhanh chóng được khép lại. Ánh sáng xanh nhờ nhờ của bóng đèn được mắc tít trên cao, hắt xuống mái tóc không còn sợi nào đen của bà trông như phủ một lớp bạc mỏng. Tự dưng cô thèm lẩm nhẩm bài hát ngày đi học mẫu giáo, cứ hát đi hát lại theo bước chân sáo trên đường về khi ngoại lên thăm rồi đón cháu: “Bà ơi bà cháu yêu bà lắm, tóc bà trắng màu trắng như mây…”.

    - Mấy giờ rồi con? Mẹ con sắp về chưa?
    - Dạ sắp! 10g hơn rồi ngoại.
    - Ừ. Trong đó lạnh không con? Ông ngoại hay lạnh. Hay bà mang mền cho ông con? Ở nhà khuya bà phải thức dậy mang mền. Nhiều khi ông ngủ mê không biết đâu.
    - Đang mổ mà ngoại, khi nào ông ra phòng hồi sức mình sẽ mang mền vô.

    Cô nghe có cái gì nhẹ nhàng êm ái như bàn tay trẻ con vuốt ve má mình. Cụ bà tóc trắng đang run rẩy kia như thể đã tiêm thẳng vào cô liều amphetamin đầy năng lượng. Những căng thẳng âu lo phút chốc hình như vơi đi chút ít. Nó không hẳn là một sự vỡ òa hay phát hiện được cái gì lớn lao kỳ vĩ. Chỉ như sáng sớm mai mở cửa, nhìn thấy trước sân nhà một vài bông hoa he hé nở, hay mấy hạt thóc hôm trước thả cho bồ câu ăn, chui tọt vào đáy chậu kiểng, hôm nay bỗng vươn lên chiếc mầm xanh bé tí. Sao tình yêu thương của người với một người giản dị, thâm trầm và hay ho đến vậy?

    Cô nhớ mẹ.
    Mẹ ngỡ như cô không biết gì. Ai tả tơi sau cơn giông bão trở về nhà mà người thân quen lại không biết? Cô đã lớn để có thể dễ dàng nhận thấy giữa ba và mẹ có một khoảng cách hoàn toàn không phải do họ tạo ra hay do thời gian và gánh nặng cuộc sống. Một khoảng cách của một cái ly nhựa và một cái ly thủy tinh, khác nhau về chất. Bằng trái tim của đàn bà, của đứa con gái thân như một người bạn, cô biết mẹ cô đơn.

    Cô đã nhìn thấy mẹ như một miếng ni-lông ai mang lên bếp lửa hơ cho rúm ró ngày trở lại sau cơn sóng cuồn cuộn trong lòng.

    Cô đã thấp thỏm cầu xin bình an cho mẹ trong thinh lặng khi bà tự băng bó vết thương. Và phải chăng chính điều đó khiến không ít lần cô hoang mang khi nghĩ đến anh - người yêu hơn ba năm của cô. Cô thấy mình hệt một cụ bà, yêu anh như một thói quen, mỗi ngày bỏ đồng xu nhỏ vào con heo tiết kiệm ú tròn trên kệ tủ, không cần biết nó có bao nhiêu, để làm gì và cũng không có ý định mang ra ngồi đếm. Có một nỗi sợ vô hình lẩn khuất quanh cô.
    “ - Em nghe anh!
    - Sao em không nói với anh đang ở bệnh viện với ngoại? Em ăn cháo trắng nhen! Anh mua cháo trắng, sữa cho em và ngoại.

    Có áo khoác đó không?
    - Lát nói nhen anh. Không nói chuyện nhiều được!”.
    - Thằng Khoa gọi hả con?
    - Dạ!
    - Cái thằng cũng ngộ! Đàn ông con trai ân cần vậy sau này sống chung đỡ lắm con!

    Cô nhìn ngoại, hai má bà hồng hồng nhăn nheo như quả cà chua chần qua nước sôi. Đuôi mắt dài, ánh nhìn mông mênh sâu hun hút nhưng bình lặng tựa mặt hồ yên tĩnh. Chưa bao giờ cô thấy ánh mắt mẹ giống ngoại như bây giờ, không biết cô có giống họ không?

    Hành lang im ắng, một vài người nhà bệnh nhân nằm co ro trên những chiếc ghế tròn màu vàng như chữ C khổng lồ. Cô khẽ rùng mình vì cơn gió lùa bất chợt. Quấn lại chiếc khăn quàng cổ cho ngoại, cô tựa sát vào vai bà, nghĩ đến những dòng sông nhỏ chằng chịt ở quê. Có sông nào không chảy?

    Triệu Vẽ


    https://www.phunuonline.com.vn/truye...-a1399378.html

  10. #160
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    màu sắc kể chuyện ...


 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 08:57 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh