Register
Page 10 of 19 FirstFirst ... 89101112 ... LastLast
Results 91 to 100 of 186

Thread: Kiếm Đạo

  1. #91
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,354
    Cảm ơn anh Hoài Vọng, Du lan, Thu Vàng, Nhã Uyên và Cap và các anh chị đã ghé đọc truyện nhé

    ----------------

    Trên cao

    Cái nóng bốn mươi lăm độ giữa mùa hè ở New Delhi khiến người ta thấy một căn phòng lạnh là vào ngay. Nhưng phòng lạnh dưới mười độ thì có vào không?

    Vào.

    Tôi quen Pemba trong một cái hàn sảnh như vậy. Ngoài trời nóng như thiêu mà trong này chỉ có tám độ, mình áo ngắn tay rét run cầm cập.

    Tôi bước vào, thầm đặt tên cho nó là Hàn Sảnh, cái phòng lạnh. Đấy là xưởng nặn tượng bằng bơ trong nhà văn hóa Tây Tạng.

    Mấy nhà sư Tây Tạng đồng thời là nhà điêu khắc đang chi chút chạm khắc từng tiểu tiết cho nhóm tượng Phật và Bồ Tát. Sắc cà sa nâu đỏ màu mận chín của các thầy và sự tĩnh lặng bao trùm tạo không khí thiền.

    Chất liệu là bơ cất từ sữa bò yak trên cao nguyên Tây Tạng, bơ được nhuộm các màu nguyên thủy. Người ta dùng thứ bơ sánh sệt ấy để đắp tượng.

    Trên cao nguyên Tây Tạng thì khí lạnh tự nhiên đã thành cái nhà bảo tồn cho những pho tượng bơ. Nhưng trong nhà văn hóa giữa thủ đô Ấn Độ, tượng bơ phải cần đến phòng lạnh. Suốt quá trình tượng được tạo tác, rồi sau đó trưng bày, tất cả đều phải trong hàn sảnh.

    Pemba đang là nghiên cứu sinh bên Đại học Tổng hợp Delhi. Anh đến giúp việc cho mấy điêu khắc gia tạo tác tượng.
    Xoay chuyển pho tượng tịnh tiến theo nhiều chiều khi các nhà điêu khắc yêu cầu. Đưa hộp màu, đưa bút, pha màu cho bơ, thậm chí dùng bút chấm điểm những tiểu tiết theo thiết kế hoặc theo ngẫu hứng của nhà điêu khắc.

    Các điêu khắc gia dùng những chiếc bút to, bút theo nguyên lý bóp nặn giống như tuýp thuốc đánh răng, để nặn bơ màu, đắp lên tượng.

    Rồi tôi sẽ còn kể tiếp chuyện giữa mùa hè đổ lửa ở New Delhi, tôi phải đi tìm những cái hàn sảnh để nương náu như thế nào.

    Phòng trong ký túc xá chỉ có một cái quạt trần quạt ra gió nóng, ngồi trong cái phòng như hấp cách thủy, phát điên vì cái nóng mà chẳng nghĩ ngợi làm lụng được gì.

    Tôi phải tìm đến những trung tâm văn hóa nước ngoài, ở đấy có máy lạnh, ở đấy được sử dụng thư viện, được thưởng thức các chương trình nghệ thuật. Và lần đầu tiên tôi được biết về nghệ thuật nặn tượng bằng bơ, như ở đây.
    Trao đổi với nhau dăm ba câu, rồi để tránh làm phiền các nhà sư đang nặn tượng, Pemba và tôi chuyển sang phòng triển lãm lịch sử Tây Tạng. Pemba nói Tây Tạng là nóc nhà thế giới, ở trên ấy quanh năm buốt giá, ấy thế mà người Tây Tạng khi chạy tị nạn lại kéo sang Ấn Độ xứ nóng.

    Nói vậy thôi, miền Bắc Ấn dưới chân dãy Himalaya cũng quanh năm mát lạnh. Ngay cả mùa đông ở New Delhi cũng có khi xuống dưới mười độ. Cha của Pemba năm 1959 chạy sang Ấn Độ cũng đã hai mươi chín tuổi.
    Vào trại tị nạn phấp phỏng nheo nhóc, miếng ăn còn thiếu, tấm chăn còn thiếu, thế mà người tị nạn cũng yêu nhau dan díu với nhau, đẻ ra cả một đàn con. Ít năm sau người tị nạn được ra trại, tìm đến xây dựng trung tâm Tây Tạng ở vùng Dharamsala là nơi có Đức Dalai Lama ngụ lại.

    Chỗ này khí hậu mát lạnh quanh năm, là đất lành với người Tây Tạng. Pemba ra đời nơi đất lành ấy.
    Cha mẹ Pemba, hai con người tìm thấy nhau trong trại tị nạn, dính líu vào nhau, gá nghĩa với nhau ở cái nơi bấp bênh khốn khó.

    Nhưng khi đã tìm được chỗ định cư, đã bớt cái phải lo, thì lại chia tách. Người cha từ biệt vợ và hai đứa con, lên đường theo đuổi đời sống tâm linh.

    Cuộc hành hương hàng trăm cây số đến với đất Phật, ông cùng với những người pháp hữu đi bộ theo kiểu tín đồ Tây Tạng. Hai bàn tay xỏ vào một đôi guốc gỗ, hoặc là guốc da guốc nhựa.

    Đang ở tư thế đứng, họ cúi người xuống, trượt nhanh về phía trước, từ thế đứng chuyển xuống thành thế nằm sấp trên lề đường.

    Lực toàn thân lúc ấy dồn hết vào hai bàn tay xỏ trong đôi guốc. Nằm sấp. Sau đó, họ đứng lên, tiếp tục tiến về phía trước bằng cách lặp lại động tác lao người xuống đất trên đôi tay. Lại nằm sấp.

    Cứ thế. Ròng rã hàng tháng trời cho một cuộc hành hương. Và hành xác. Có khi tóe máu đôi bàn tay, đôi bàn chân, hai đầu gối.

    Chấp nhận cái đớn đau của thân thể mà đào sâu tư duy hướng đến đức tin. Để hiểu tận cùng nỗi đau nơi trần thế. Để tìm đường xua hết khổ đau trong cuộc đại giải thoát pari nibbana.

    Rốt cuộc, Pemba không ở cùng với mẹ trên vùng núi Himalaya. Anh về thủ đô New Delhi học và ở lại luôn làm việc.

    Thế hệ đầu tiên sinh ra trên đất Ấn, coi Ấn Độ là quê hương thứ hai. Anh nói đến thế thì tôi bảo Ấn Độ cũng có thể coi là quê hương thứ hai của tôi, ở nơi này tôi thấy mình được chọn lại một con đường. Như vậy, anh với tôi là đồng hương.

    Khoảng nửa tháng sau, tôi trở lại nhà văn hóa Tây Tạng, đúng dịp tết Losar. Nhóm tượng bơ tạo tác hôm trước là để chuẩn bị cho lễ đón mừng năm mới này.

    Tết kéo dài nửa tháng đầu năm theo lịch Tây Tạng. Ở đấy tôi gặp cô bạn của Pemba, chúng tôi cùng đứng xem điệu múa Gumpa kèn sáo réo rắt. Chuyện trò mãi rồi chuyển sang tình thân, ba chúng tôi rủ nhau đi chơi xuân.
    Xuống phía nam thành phố, cùng nhau trèo lên tháp Qutab Minar gần ký túc xá của tôi. Những năm ấy quanh cái cột sắt di tích chưa có hàng rào bảo vệ.

    Cột sắt hai nghìn năm mà không gỉ, cao đến bảy mét, đường kính cột khoảng một người ôm.

    Ba chúng tôi đều thử đứng áp lưng vào cột sắt, hai tay vòng ra sau lưng cố ôm trọn cái cột, 
đứa nọ kéo cho giãn tay đứa kia ra, cố làm sao cho hai tay gặp được nhau. Người nào mà tay gặp được nhau ở sau lưng thì sẽ may mắn.

    Riêng ngọn tháp Qutab Minar hồi ấy vẫn còn cho phép một lượng khách hạn chế trèo lên. Độ cao 73m, như một cái kim nhọn giữa trời. Sa thạch đỏ, sa thạch hồng, sa thạch trắng và xám, một cuộc phối màu ấm áp hiền dịu.

    Ấy thế gần bảy trăm năm trôi qua, tháp khét tiếng bởi những vụ tự tử. Không quá nhiều, nhưng kỳ lạ. Pemba kể đường kính chân tháp là 15m, tháp nhỏ dần lên đến ngọn thì đường kính chỉ còn 2,5m.
    Chúng tôi trèo lên đến độ cao hơn bảy mươi mét, nhìn xuống đất mà thấy ngợp. Lại nhớ phim “Vertigo” chứng sợ độ cao của Hitchcock.

    Choáng không? Tôi hỏi. Pemba bảo anh sinh ra trên đất Ấn Độ nhưng trong huyết quản vẫn là máu Tây Tạng. Người Tây Tạng không biết đến chứng sợ độ cao.

    Ở trên cao ấy áp suất thấp, khí loãng. Người trên ấy từ trong bụng mẹ đã biết chịu lạnh, không sao, chứ người nơi khác đến đấy, vừa bước chân ra khỏi máy bay là có thể nghẹn thở, xây xẩm mặt mày, tức ngực, thậm chí ngất xỉu.

    Khách du lịch đến Tây Tạng có khi phải mua thiết bị thở oxy mang theo bên người trong mấy ngày thăm viếng.
    Khí hậu khắc nghiệt, thời cha của Pemba ra đời, ông bà anh còn phải đem đứa trẻ sơ sinh ra suối lạnh, làm lễ cúng thần linh bên bờ suối, rồi nhúng đứa bé xuống dòng suối băng giá. Đứa bé khóc ngằn ngặt cho đến khi tím tái cả người gần như không khóc được nữa.

    Đứa bé sau đó được đem lên sưởi bên đống lửa cho đến khi hồng hào trở lại. Nó đã qua được cuộc thử thách đầu tiên trong đời, một cuộc chọn lọc tự nhiên, nó sẽ lớn lên mà có thể miễn nhiễm được bệnh tật trên cao nguyên buốt giá.

    Một người cô của Pemba sau đó vài năm thì không chịu nổi, lễ nhúng nước lạnh lập tức trở thành lễ tang của cô bé.
    Đã kể thì kể luôn. Ông thầy vừa làm lễ cúng khai sinh ngay sau đấy chuyển sang làm lễ cúng ma. Làm lễ thiên táng.

    Người Hỏa giáo bên Ba Tư theo tục thiên táng, không chôn tử thi xuống đất để tránh làm ô nhiễm đất, không thủy táng để tránh làm ô nhiễm nước, không hỏa táng để tránh làm ô nhiễm lửa thiêng. Người Tây Tạng cũng chọn thiên táng để gửi linh hồn trực tiếp lên thẳng với chư thiên.

    Linh hồn đã bay lên trời rồi, như vị thần trong cây đèn của Aladdin đã thoát ra khỏi chiếc đèn mà bay đi rồi thì thi thể nằm đấy chỉ còn là chiếc đèn rỗng.

    Chiếc đèn khi ấy trở thành vô nghĩa, nó có thể được tiêu hủy. Thi thể nằm đấy cũng chỉ còn là cái bình rỗng, thi thể cũng nên được tiêu hủy.

    Người ta có thể đập vỡ cái bình đi. Cũng thế là việc ông thầy cắt xẻ cái tử thi rồi ném từng khúc cho đám kền kền đang lảng vảng bên bờ suối. Một vòng đời ngắn ngủi đã hoàn tất, linh hồn đã bay đi, thể xác cũng theo đàn chim mà bay đi.

    Chuyện sự sống và cái chết trở lại lúc này với truyền thuyết về những vụ tự tử ở tháp Qutab Minar. Người ta đã thiết kế tháp theo nguyên lý nào đó mà những bancông tròn đồng tâm to dần, từ trên đỉnh tháp xuống dưới chân tháp.

    Đứng trên bất cứ một bancông nào ở trên đỉnh, nếu thả một hòn sỏi xuống, hòn sỏi sẽ không rơi xuống một bancông tầng dưới mà chỉ đập vào lan can rồi lại rơi tiếp xuống. Cứ thế.

    Một người tự tử đâm đầu trên tầng cao xuống sẽ đập vào lan can tầng dưới, rơi tiếp xuống lại đập vào lan can, lại cứ thế mà đập hàng chục lần vào các lan can bên dưới. Xuống đến mặt đất thì đã be bét không toàn thây.

    Choáng không? Tôi lại quay sang hỏi Diki, cô bạn gái của Pemba. Cô bảo cô là người gốc Tây Tạng hiếm hoi làm chiêu đãi viên ở Hàng không Ấn Độ Air India.

    Người Tây Tạng vốn đã trên nóc nhà thế giới. Cô chiêu đãi viên bay trên đầu thế giới. Độ cao nhiều khi trên mười nghìn mét. Vừa Tây Tạng vừa hàng không, cái tháp cao bằng tòa nhà ba mươi tầng này chưa nước non gì với cô.

    Chúng tôi xuống khỏi tháp cao. Tranh thủ lúc Diki đang ngắm nghía những phù điêu chạm khắc trên các bức tường di tích, Pemba hạ giọng với tôi.

    Chắc mình sẽ cưới cô gái này cậu ạ. Anh bảo tên của Diki có nghĩa là vừa khỏe mạnh vừa giàu, vừa cường vừa phú. Còn tên anh có nghĩa là ngày thứ bảy. Cuộc sống gia đình của họ sẽ vừa cường vừa phú vừa thảnh thơi như ngày thứ bảy.
    Vài năm sau, tôi đã chuyển vào làm việc ở đại sứ quán, tối hôm ấy tôi tháp tùng đại sứ đi dự buổi biểu diễn của đoàn ca múa Tứ Xuyên.

    Qua được mấy tiết mục múa các vùng đất nước Trung Quốc thì cửa ngách bên trái khán phòng Mavalarkar rung lên bần bật. Tiếng đấm cửa nhốn nháo bên ngoài.

    Lúc đó trên sân khấu đã chuyển sang một điệu múa Tây Tạng. Cô gái trao dây giày cho chàng trai, như vậy tức là đã nhận lời cầu hôn. Chỉ đến đấy thì một người thanh niên đi từ cánh gà ra giữa sân khấu. Thoạt đầu cả khán phòng đều tưởng đấy là một nhân vật nữa của điệu múa.

    Nhưng cặp trai gái kia thì trang phục dân tộc sặc sỡ, còn người thanh niên này thì quần áo chỉnh tề hiện đại, áo sơmi cắm thùng. Anh ta chỉ vào cặp diễn viên múa mà nói: Xin quý vị lưu ý, tiết mục này không liên quan gì đến Trung Quốc. Tây Tạng và Trung Quốc là hai nước 
khác nhau.

    Tôi giật mình. Nhận ra. Đấy là Pemba.

    Đúng lúc ấy, cửa ngách khán phòng bật tung ra. Hàng chục người Tây Tạng ùa vào chạy theo tam cấp lên sân khấu. Cặp vũ công Sichuan chạy dạt vào hậu trường. Biểu ngữ tiếng Anh tiếng Trung phản đối sự xâm lăng và đàn áp. Tiếng hô khẩu hiệu vang dậy.

    Các đại sứ và cánh ngoại giao đoàn phải lảng ra xa rồi giải tán dần. Tôi cũng phải vừa đi vừa che chắn cho ông đại sứ không bị xô đẩy ra khỏi khán phòng. Có một lần tôi quay lại nhìn, thấy Pemba vẫn đứng hàng đầu ở giữa sân khấu. Anh đã tìm được một cái micrô và tiếp tục nói. Cả Diki nữa, trong tay cô cầm một tấm bảng hình vuông bằng tiếng Anh.

    Chúng tôi còn gặp nhau vài lần nữa. Một lần tình cờ trong di tích thành cổ Purana Qila. Ở Delhi bằng ấy thời gian, hễ có dịp là tôi lại tìm đến cái thành cổ này, tôi mê nó hơn cả cái Thành Đỏ Red Fort còn nguyên vẹn.
    Thành cổ vẫn đồ sộ quyền uy trong khung cảnh rêu phong sụp đổ từng phần. Nó khơi dậy trong người ta sự nể phục và kính trọng.

    Đang lang thang trong quần thể thì tôi nhìn thấy Pemba và Diki. Họ đứng trên tháp canh có cái chóp giống hình chiếc mũ của hiệp sĩ thời trung cổ.

    Tháp cũng bong lở, trơ ra những bức tường đá xám đen, vẻ cứng cáp như muốn nói rằng nó không thể đổ hơn được nữa, nó sẽ cứ mãi sừng sững như vậy.

    Diki và Pemba đưa tay vẫy tôi từ trên tháp cao. Tôi ở dưới này vẫy lại. Tình cờ mà hai vị trí ấy lại là một ẩn ngôn. Dù có vật đổi sao dời thì họ vẫn là những người đến từ miền cao, một cao nguyên mà người ta còn gọi là nóc nhà thế giới

    (Hồ Anh Thái)

    https://tuoitre.vn/tren-cao-1386307.htm

  2. #92
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,354
    Vạn thọ hương



    Có nhiều năm, tôi nán lại Sài Gòn đến tận hai mươi chín, ba mươi Tết, mặc dù mẹ cứ gọi điện thúc giục về mau.

    Nán lại, để đợi lãnh hết các thứ tiền lương thưởng, rồi mới rộn rã chạy ra chợ Trần Hữu Trang mua mấy thứ bánh, mứt ở quê không có. Thứ mứt dừa non mềm và dẻo của Sài Gòn khác xa loại mứt dừa già tự sên ở nhà, chưa kể mứt me, mứt bí, hạt dẻ, các loại bánh kẹo “sang trọng” mà khi mời khách, bao giờ mẹ cũng thêm một câu “cái này mua tận Sài Gòn đó, ở đây không có đâu”. Xong lại chạy một vòng ra đường Hai Bà Trưng, Lê Văn Sỹ mua cho mấy đứa em chục chiếc áo sơ mi và quần jeans hàng thanh lý bán ở lề đường. Gom góp hết mấy tờ lịch treo tường được tặng. Vội vàng gói ghém cho kịp chuyến tàu tối.

    Bình thường khi đi tàu, mạnh ai nấy ngồi. Những câu chuyện cảnh giác đầy rẫy trên báo khiến cho mọi người trở nên khép kín. Tôi thường trải qua những đêm trên tàu bằng cách ngủ co chân trên ghế, sao cho không phiền đến người bên cạnh.

    Nhưng chuyến tàu Tết thì khác. Khi con tàu bắt đầu xình xịch lăn bánh ra khỏi ga Hòa Hưng, tôi nghe quanh mình bỗng đầy ắp những tiếng thở dài nhẹ nhõm. Về quê ăn Tết. Những lo toan thường ngày đã xếp lại. Mặc kệ những lo âu về việc phải tìm một chỗ ở mới hay thậm chí chỗ làm mới khi trở vào sau Tết. Tất cả đều thấy lòng xôn xao, chút tiền còm trong túi, chút quà mọn trong giỏ, và niềm vui được về quê kéo mọi người lại gần với nhau. Trong chốc lát, bỏ lại đằng sau những ánh đèn thành thị, tiếng nói chuyện bắt đầu tràn ngập toa tàu. “Quy Nhơn hả?” “Nha Trang cháu ở đường nào?” “Quê đâu mà nhìn mặt quen quen?”

    Gần như tất cả những người bạn đường của tôi trên toa ghế cứng chật ních người đều đã qua một năm lao động mệt mỏi ở Sài Gòn. Những khó nhọc và bụi bặm của cuộc sống thường ngày vẫn vương bám trên vầng trán đầy nếp nhăn và những đôi bàn tay cáu bẩn. Nhưng trong khoé mắt họ ánh lên niềm vui. Những gói giấy, túi, giỏ nhét chật căng để chen chúc dưới gầm ghế.

    Một năm kia, dưới chân tôi là hai chậu vạn thọ.

    Chàng trai đen sạm ngồi ngay lối đi cười ngượng nghịu: “Chật quá, chị làm ơn cho để ké chút…” rồi như phân bua, anh nói tiếp “bông thọ này ông bác ở Củ Chi tặng, chứ ở ngoài quê rẻ rề”

    Tôi mỉm cười. Đúng rồi, rẻ rề. Cái thứ vạn thọ lùn, bông tròn, màu vàng chanh hay ngả sang màu nghệ, một chục ngàn mua được vài chậu.

    Có một lần, tôi tình cờ nhấp vào trang web từ điển mở Wiktionary ở ngay từ vạn thọ. Thấy trong đó viết: “Loài cúc, hoa có nhiều cánh, màu vàng, trồng làm cảnh”, ở dưới chêm một câu xanh rờn “Hoa vạn thọ rẻ tiền”. Tự dưng thấy nhoi nhói.

    Chợt nhớ cô bạn đi du học ở Úc, năm kia Tết không về được, ra chợ người Việt nhìn bông vạn thọ mà òa khóc. Cô bảo rằng chợ Tết ở xứ xa chỉ có độc hoa vạn thọ, đích thị cái thứ hoa nhà quê mà sao sang đến đó lại nao lòng quá vậy.

    Bạn nức nở qua điện thoại kể một năm nào đó ở lại Sài Gòn ăn Tết, tối ba mươi đi chợ hoa muộn, nhìn thấy mấy chậu vạn thọ không bán hết bị người bán bỏ lăn lóc bên lề đường, chưa qua giao thừa mà cánh đã rụng tả tơi. Bạn tiện chân đá bụp cả chậu vô đống rác, miệng than: “Chời chời, cái thứ bông này mà ở Sài Gòn cũng bán nữa nè chời?”

    Kể lại, để thấy thương làm sao. Vạn thọ ơi vạn thọ, nếu không vì cái tên chắc mày còn thiệt thòi nữa. Vì cái màu vàng tròn đầy quá phô phang hết cả cái duyên, vì cái mùi thơm nồng hắc quá khiến người ta phải nhăn mặt.
    Trên chuyến tàu về Tết năm ấy, người bạn đồng hành còn cho tôi biết thêm nhiều bài thuốc từ hoa vạn thọ. Rằng hoa vạn thọ phơi khô dùng nấu nước uống rất mát. Lá và hoa tươi giã ra trộn với chút muối đắp vào những chỗ sưng sẽ tan máu bầm rất nhanh… Tôi tiếc không ghi lại, chỉ nhớ sơ sơ.

    Nhưng tôi vẫn nhớ rằng, người bạn đó là một sinh viên trốn vé, suýt nữa thì bị nhân viên tàu đẩy xuống cùng với hai chậu hoa và chiếc ba lô nhẹ tênh. Vài ba người ngồi quanh đó đã cùng tôi góp tiền mua vé cho anh tiếp tục cuộc hành trình. Đáp lại với đôi mắt long lanh và nụ cười ngượng nghịu, anh tặng tôi một chậu vạn thọ trước khi nhảy xuống ở một ga xép. “Chẳng có gì, chị nhận giùm cho tui khỏi áy náy”.

    Ông cụ già ngồi cùng hàng ghế với tôi, vuốt chùm râu trắng bé xíu dưới cằm, khe khẽ đọc:

    Nhất nhơn tác phước, thiên nhơn hưởng,
    Độc thọ khai hoa, vạn thọ hương.*


    Tàu lại xình xịch đi. Đêm mát và đen như thạch. Tôi nhìn xuống những bông vạn thọ chợt bừng sáng lạ lùng trong ánh điện mờ, mùi hương nồng tràn ngập toa tàu. Tết đang đến gần, gần lắm!

    (ĐặngNguyễn Đông Vy)

    * Câu này nguyên là “Nhất nhân tác phúc thiên nhân hưởng/ Độc thụ khai hoa vạn thụ hương”(Một người làm phúc, ngàn người được hưởng; một cây trổ hoa, vạn cây được thơm lây).

    https://dotchuoinon.com/2009/07/01/v...C6%B0%C6%A1ng/

  3. #93
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,354
    St cảm ơn chị Thuỵ Khanh, Thu Vàng vá các anh chị , các bạn đã ghé đọc truyện

    ------------------

    Cuộc gặp gỡ.

    Viết cho Édouard Rod

    Hoàn toàn tình cờ. Ông nam tước Étraille, mệt mỏi vì phải đứng quá lâu, dạo bước đi tham quan tất cả các phòng của công nương, vì trong ngày lễ, tất cả các buồng trong nhà công nương đều để ngỏ, và cuối cùng đi vào phòng ngủ vắng lặng và gần như có thể nói là tối tăm sau khi vừa ra khỏi các phòng khách sáng rực đèn hoa.

    Ông tìm một chiếc ghế sô-pha để ngả lưng, chắc chắn là vợ ông sẽ không chịu rời khỏi buổi tiệc trước bình minh. Ông nhận thấy ngay từ lúc vừa bước đến cửa một chiếc giường lớn được khảm lá ngọc hoa vàng, chiếc giường được đặt giữa phòng rộng, gần giống như một chiếc quan tài lớn nằm giữa nhà táng, nơi đó hẳn đã chôn vùi tình yêu của công nương vì công nương không còn trẻ nữa. Phía sau giường là một mảng sáng gây cảm giác như nhìn ra một hồ nước mênh mông qua một chiếc cửa sổ cao. Đó là một chiếc gương, rất lớn, lấp sau những tấm rèm nặng, đôi khi người ta thả những tấm rèm đó xuống, nhưng thường thì những tấm rèm đó được vén lên. Tấm gương là nhân chứng, là tòng phạm trong mọi việc đã từng diễn ra nơi đây. Người ta có thể nói rằng những tấm gương có kỷ niệm, có những buồn vui. Như trong những lâu đài bị ma ám, người ta sẽ có thể trông thấy những khuôn mặt phẳng lừ, những bóng hình phơ phất, những vòng tay âu yếm, những bóng dáng phụ nữ xinh đẹp quyến rũ với áo khăn hững hờ, những cái siết mạnh của những vòng tay đam mê.

    Nam tước đứng im, hơi xúc động một chút khi đứng ở ngưỡng cửa tình yêu này. Nhưng đột nhiên, một cái gì đó hiện lên trong gương như thể những bóng ma đã được dựng dậy trước mặt ông. Có một người đàn ông và một người phụ nữ đang ngồi trên một chiếc trường kỷ rất thấp được đặt trong một góc tối, họ đứng lên. Và chiếc gương, một tấm kính trong suốt, phản chiếu bóng hình họ, chiếu hình họ đang cùng đứng dậy, hôn môi đầy tình tứ trước khi tạm biệt.

    Nam tước nhận ra đó là vợ ông và bá tước Cervigné. Ông quay đi, lánh đi vì ông bá tước là người mạnh mẽ và là cấp trên của ông. Ông đợi cho trời sáng để đưa bà nam tước về nhưng giờ ông không còn thấy buồn ngủ nữa.

    Ngay khi chỉ còn lại mình ông với vợ, ông bảo cô:

    - Thưa cô, tôi vừa trông thấy cô trong phòng ngủ của công nương Raynes. Không cần phải giải thích gì hết. Tôi không muốn trách mắng, đánh chửi, chế giễu gì cô. Để tránh tất cả những phiền nhiễu khó chịu đó, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ chia tay nhau một cách lặng lẽ, không ầm ỹ. Các luật sư sẽ giải quyết rất nhanh gọn theo lệnh của tôi. Cô sẽ nhanh chóng được tự do sống theo sở thích của mình, nhưng không phải dưới mái nhà của tôi. Nhưng tôi cũng báo trước cho cô biết, nếu cô còn gây ra một vụ tai tiếng nào khi còn đang mang tên họ của tôi, tôi sẽ phải dùng tới các biện pháp cứng rắn với cô.

    Cô muốn nói, nhưng ông ngăn cô lại, cúi đầu chào một cách vô cùng lịch sự, ông bỏ về phòng riêng ngay.

    Ông cảm thấy ngạc nhiên và buồn nhiều hơn là cảm thấy đau khổ. Ông đã từng yêu cô biết mấy trong thời gian đầu mới lấy nhau. Nhưng rồi sự cuồng nhiệt đó cứ nguội lạnh dần theo thời gian. Và giờ đây, với cô, ông có những tình cảm biến đổi rất thất thường, lúc thì rất yêu, lúc lại thấy bình thường, vô cảm, tuy nhiên ông vẫn luôn tỏ ra yêu quý cô.

    Cô còn quá trẻ, cô mới chỉ vừa hai mươi tư tuổi, nhỏ nhắn, xinh xắn với mái tóc vàng như ánh nắng mặt trời, gày nhỏ, quá gày. Cô là mẫu điển hình của búp bê Paris, rất xinh đẹp, rất được yêu chiều, lịch lãm, đỏm dáng, khá hóm hỉnh, rất duyên dáng. Đã có lần, trong một lần tâm sự với anh trai, ông đã nói một cách thân mật về cô: "Vợ em vô cùng duyên dáng, quyến rũ, chỉ có điều... cô ấy sẽ không thể nằm lâu trong tay bất cứ ai. Cô ấy giống như những ly rượu sâm panh đầy bọt. Khi ta đã uống cạn đến đáy, dù sao cùng tốt, nhưng hơi quá ít".

    Ông đi đi lại trong phòng, bồn chồn và nghĩ đến hàng nghìn điều. Đến lúc này, cơn giận dữ mới dâng lên trong lòng ông, và ông mong muốn cồn cào được nói toáng lên điều bí mật đó để phá tan sự nghiệp của tên bá tước, để dồn hắn vào tròng. Rồi ông tự nhận thấy nếu ông làm điều đó, thì người bị cười nhạo trước tiên sẽ là ông chứ chẳng phải ai khác. Sự ngoại tình của vợ làm tổn thương tính kiêu căng của ông nhiều hơn là làm ông đau lòng. Ông lên giường đi nằm nhưng không sao chợp mắt được.

    Một vài ngày sau, ở Paris mọi người biết rằng ông và bà nam tước thuận tỉnh ly hôn vì không hợp nhau. Không ai nghi ngờ gì, không ai bàn tán gì, và cũng chẳng ai lấy làm ngạc nhiên gì.

    Tuy nhiên, để tránh những cuộc gặp mặt có thể khiến ông thấy khó xử, ông nam tước đã lên đường đi du lịch. Mùa hè năm đó ông đi tắm biển, mùa thu ông đi săn và ông trở về Paris vào mùa đông. Suốt cả năm đó, ông không hề gặp lại vợ mình.

    Ông thấy rằng mọi người chẳng hề dị nghị gì về cô. Ít nhất thì cô cũng đã để ý giữ thể diện. Ông đã không đề nghị cô làm điều đó.

    Buồn chán, ông lại lên đường đi du lịch, ông tu sửa lại lâu đài của ông ở Villebon, việc tu sửa đó đã khiến ông mất đến hai năm; rồi ông mời bạn bè đến đó chơi, ít nhất ông cũng mất đến mười lăm tháng dài chơi bời thiết đãi bạn bè. Nhưng mệt mỏi vì những trò vui đã nhàm, ông quay về ngôi nhà ở phố Lille sau sáu năm ly dị.

    Giờ ông đã bốn mươi lăm tuổi, vẫn còn khá tráng kiện với mái tóc đã lốm đốm bạc, hơi có bụng. Sầu muộn, chán nản, không còn thấy hứng thú gì với bất cứ ai, bất cứ cái gì.

    Một tháng sau khi về Paris, ông bị cảm lạnh và húng hắng ho vì một hôm đi chơi về khuya. Bác sĩ đề nghị ông về Nice nghỉ qua mùa đông.

    Thế là ông lại lên đường vào một buổi tối thứ hai, trên một chuyến tàu tốc hành.

    Ông đến muộn, khi ông đến nơi, đoàn tàu đang bắt đầu lăn bánh. Chỉ còn có một chỗ trên khoang phụ. Ông đi lên, sâu phía trong đã có người ngồi, người đó quấn kín trong bộ áo lông thú và măng-tô nên ông thậm chí không đoán nổi đó là một phụ nữ hay một người đàn ông nữa. Khi thấy rằng ông sẽ không biết gì hơn về người bạn đồng hành, tới lượt mình, ông cũng tìm một tư thế cho thuận tiện, bỏ chiếc mũ rộng vành đi đường của mình xuống, mở chăn ra, quấn chặt mình trong chăn và ngủ thiếp đi.

    Mãi đến khi bình minh lên ông mới tỉnh giấc. Ngay khi vừa tỉnh giấc, ông nhìn ngay sang chỗ người đồng hành, người này vẫn nằm yên ở tư thế từ hôm trước không hề cựa quậy và vẫn có vẻ đang say giấc nồng.

    Ông Étraille tranh thủ thời gian để làm vệ sinh buổi sáng, chải lại râu tóc, và ngắm nghía khuôn mặt mình, sau có một đêm mà khuôn mặt đã thay đổi biết mấy, khuôn mặt có vẻ thay đổi thật nhanh khi người ta nhiều tuổi.

    Một nhà thơ lớn từng nói: Khi ta trẻ, mỗi buổi sáng thức dậy, ta đều thấy hân hoan vui sướng!

    Khi người ta trẻ, khi thức giấc ta thấy cuộc sống thật vô cùng tươi đẹp, với làn da rạng rỡ, với đôi mắt sáng long lanh, với mái tóc rực rỡ đầy sức sống.

    Khi người ta già, mỗi sáng thức dậy, ta thấy mọi vật đều ảm đạm thê lương, đôi mắt lờ đờ, má phình phình đỏ, môi dày trễ nải, tóc tai bù xù và râu ria xồm xoàm khiến cho khuôn mặt có một vẻ già nua, mệt mỏi.

    Nam tước mở hộp đồ dùng cá nhân ra, lấy ra một cái lược và chải qua loa râu tóc một chút. Rồi ông ngồi đợi.

    Tàu hú một hồi dài rồi ngừng hẳn lại. Người dồng hành cựa quậy, hẳn là người đó đã thức giấc. Một ánh nắng xiên chéo vào trong toa, gần như chiếu thẳng vào người đang say ngủ, người này lại cựa quậy, và lúc lắc đầu như một chú gà con đang chui ra khỏi vỏ, cuối cùng thò cả mặt ra ngoài.

    Đó là một phụ nữ trẻ, tóc vàng, da dẻ mịn căng, rất xinh đẹp và đậm người. Cô ngồi hẳn dậy.

    Nam tước sững sờ nhìn cô. Ông không tin nổi vào mắt mình nữa, trước mặt ông là... đích thị là cô vợ cũ của ông, nhưng đã hoàn toàn thay đổi một cách đáng ngạc nhiên... so với trước đây, cô đã béo lên rất nhiều, béo nhiều hơn cả ông nữa.

    Cô điềm tĩnh nhìn ông, có vẻ như không nhận ra ông, bình thản gấp lại chăn, áo cho gọn.
    Cô có vẻ bình thản và vô cùng tự tin, một vẻ bình thản tự tin ở một phụ nữ hoàn toàn rất tự tin vào bản thân mình.

    Nam tước hoàn toàn mất bình tĩnh.
    Phải đó là vợ ông không? Hay đó chỉ là một người giống cô ấy? Ông đã không gặp lại cô từ sáu năm nay rồi, có thể ông nhầm.

    Cô ngáp dài, ông quen biết mấy cử chỉ này.

    Nhưng một lần nữa, cô quay về phía ông và nhìn ông, một cái nhìn lạnh lùng, không cảm xúc của một người nhìn một người lạ mà mình không quen. Rồi cô quay sang ngắm cảnh nông thôn.

    Ông hoàn toàn bất ngờ và vô cùng bối rối. Ông ngồi và thỉnh thoảng lại lén nhìn trộm cô.

    Nhưng rõ ràng là vợ ông mà, Chúa ơi! Sao ông có thể nhầm lẫn được cơ chứ? Không thể có hai người có cùng một cái mũi giống nhau đến thế. Hàng nghìn kỷ niệm lại ùa về, kỷ niệm về những cái vuốt ve âu yếm, những chi tiết nhỏ trên cơ thể của cô, một nốt ruồi nhỏ giữa ngực và một cái khác nằm trên lưng đối xứng với cái trước ngực. Ông đã hôn lên chúng biết bao lần! Ông lại cảm thấy cảm giác ngất ngây sung sướng thuở xưa, ông như thoáng ngửi thấy mùi hương cơ thể cô, như đang thấy miệng cô cười khi cô vòng tay ôm cổ ông, như đang nghe giọng nói ngọt ngào thỏ thẻ của cô bên tai, như cảm thấy những vuốt ve yêu đương trên da thịt.

    Nhưng cô mới thay đổi biết mấy, đẹp lên rất nhiều, đúng là cô nhưng lại như không còn phải là cô nữa. Ông tìm lại được một phụ nữ chín chắn hơn, đằm thắm hơn, đàn bà hơn, quyến rũ hơn rất nhiều.

    Vậy mà người phụ nữ xa lạ kia, người phụ nữ mà ông gặp một cách tình cờ trên toa tầu này đã từng là của ông, đã từng thuộc về ông cả thể xác lẫn linh hồn. Ông chỉ cần nói: "Tôi muốn" là có thể có được cô.

    Xưa kia, ông đã từng nằm ngủ ngon lành trong vòng tay kia, từng sống trong tình yêu của cô. Giờ đây ông đã tìm lại được cô, đã thay đổi đến mức ông phải khó khăn lắm mới nhận ra được. Đó vừa là cô, vừa là một con người khác: một người vừa mới được sinh ra, lớn lên, trưởng thành từ ngày ông lìa xa cô. Đó chính là cô gái mà ông đã từng sở hữu, ông đã nhận ra được phong thái đã khá đổi khác của cô, nụ cười đã bớt yểu điệu, cử chỉ đã tự tin hơn. Đó là hai người phụ nữ trong một con người, hòa lẫn trong một người đó là một phụ nữ hoàn toàn xa lạ và một người phụ nữ mà ông đã từng vô cùng yêu quý. Điều đó thật lạ lùng, gây nhiều bối rối. Đó chính là vợ ông trong một cơ thể mới, trong một da thịt mới, cái da thịt mà môi ông chưa từng chạm vào.

    Quả thật, ông nghĩ, trong sáu năm chúng ta đã thay đổi biết mấy. Ngay cả đến cảnh vật sau sáu năm có thể có cảnh vẫn nguyên như cũ nhưng cũng có thể có cảnh đã hoàn toàn biến mất nữa là.

    Máu, tóc, da, tất cả đều có thể thay đổi, tất cả đều có thể đổi khác. Và khi lâu ngày không gặp lại, người ta có thể gặp lại được một con người hoàn toàn khác, dù rằng ông vẫn thế và ông vẫn mang tên họ cũ.

    Và con tim cũng có thể đã thay đổi, tư tưởng tình cảm cũng có thể đã đổi khác rất nhiều, có thể đã đổi mới đến nỗi mà ở tuổi bốn mươi, dần dần, một cách chắc chắn, mỗi người đã có thể biến đổi thành bốn năm con người mới hoàn toàn khác so với con người cũ.

    Ông suy nghĩ và rung động đến tận tâm can. Kỷ niệm về buổi tối xưa cũ ở nhà công nương lại tràn về, hôm đó ông đã không hề phẫn nộ. Nhưng hôm nay, trước mặt ông không còn là cô búp bê Paris mỏng manh xinh xắn hồi đó nữa rồi.

    Ông sẽ làm gì? Ông sẽ nói gì với cô? Ông sẽ xử sự với cô thế nào? Chẳng lẽ cô hoàn toàn không nhận ra ông sao?

    Tàu lại dừng, ông đứng lên, chào và nói: "Berthe, cô có cần gì không? Tôi có thể mang đến cho cô..."

    Cô nhìn ông từ đầu đến chân và trả lời, không hề ngạc nhiên, không bối rối, không giận giữ, thậm chí còn hơi có vẻ lạnh lùng: "Không, không cần gì hết, cảm ơn".

    Ông đi xuống, loạng choạng như thể đầu còn đang bị choáng sau một cú ngã. Ông sẽ làm gì bây giờ? Leo lên một toa khác ư? Ông sẽ có vẻ như trốn chạy. Tỏ ra ga lăng, ân cần săn đón ư? Ông sẽ có vẻ như hối hận. Lên giọng ông chủ ư? Ông sẽ có vẻ như một tên tồi, một kẻ bất lương. Vả lại, thực ra thì ông làm gì có quyền lên giọng ông chủ với cô nữa.

    Ông lại lên tàu và ngồi vào chỗ của mình.

    Cô cũng vậy, trong lúc ông xuống sân ga, cô đã đi vào phòng vệ sinh để chỉnh trang lại trang phục. Giờ cô ngồi xuống ghế của mình một cách thoải mái, rạng rỡ, tự tin, không một chút e ngại, bối rối.

    Ông quay về phía cô và nói:

    - Berthe quý mến, do một ngẫu nhiên tình cờ, chúng ta cùng có mặt ở đây sau sáu năm xa cách, sáu năm xa cách không một chút ồn ào, liệu chúng ta có nên tiếp tục nhìn nhau như nhìn kẻ thù không đội trời chung không? Liệu chúng ta có nên tiếp tục giữ mãi thái độ thù hằn với nhau không? Dù sao thì tôi, tôi cũng không muốn như vậy. Cho nên, liệu chúng ta có thể nói chuyện với nhau như... như... những người bạn trong cuộc hành trình này được không?

    Cô trả lời một cách bình thản:
    - Tùy ý ông.

    Chưng hửng, ông không biết nói gì thêm. Nhưng rồi, lấy lại được dũng khí, ông tiến lại gần, ngồi vào ghế giữa và nói bằng một giọng ngọt ngào:

    - Em có biết là em đã thay đổi biết mấy kể từ khi chúng ta không gặp nhau không. Gặp lại em làm tôi vui quá, em mới duyên dáng làm sao. Có lẽ tôi phải chinh phục lại em một lần nữa thôi, em biết không, chưa một phụ nữ nào làm tim tôi rộn ràng xao xuyến đến thế khi nhìn thấy bóng áo lông thú của em đi vào. Thật đấy, tôi không thể ngờ em đã thay đổi đến thế...

    Cô nói, không hề quay đầu sang, không hề nhìn ông:

    - Tôi không tin lắm, bởi ông đã từng vô cùng nhầm lẫn.

    Ông đỏ mặt, bối rối rồi cười một cách cam chịu:
    - Em thật cứng rắn.

    Cô quay hẳn về phía ông:

    - Tại sao? Tôi đã thấy. Ông đã không hề có ý định dành cho tôi tình yêu của ông, không phải thế sao? Vậy thì tôi cho rằng ông tốt hay xấu thì cũng vậy thôi. Nhưng tôi thấy rằng chủ đề này làm ông khó chịu. Vậy thì chúng ta sẽ chuyển chủ đề khác, ông đã làm gì kể từ khi tôi không gặp ông.

    Ông hoàn toàn mất tự chủ, ông ấp úng:

    - Tôi á? Tôi đã đi du lịch, tôi đã đi săn, tôi đã già đi, như cô thấy đấy. Thế còn cô?

    Cô nói một cách thản nhiên:
    - Tôi, tôi đã giữ thể diện như ông đã yêu cầu.

    Ông suýt buột miệng chửi thề, nhưng ông kìm lại được, nhưng ông cầm lấy tay cô, hôn lên tay cô và nói:
    - Cảm ơn cô.

    Cô ngạc nhiên. Ông thật sự mạnh mẽ, và luôn là chủ cô.

    Ông nói tiếp:
    - Vì cô đã chấp nhận lời đề nghị đầu tiên của tôi, cô có đồng ý để chúng ta cùng trò chuyện mà không chua chát mỉa mai gì nhau.

    Cô có một cử chỉ khinh miệt.

    - Chua chát mỉa mai ư? Nhưng tôi đâu có làm thế. Ông làm tôi hơi lạ đấy. Tôi chỉ có ý nói chuyện vui thôi mà.

    Ông nhìn cô không chớp mắt, ông muốn chinh phục lại cô cho dù cô có tỏ ra thô lỗ với ông, một cảm giác lạ lùng xâm chiếm ông, một cảm giác mạnh mẽ dai dẳng, cảm giác cần phải chinh phục cho được cô.

    Cô lại nói, rõ rằng cô đang làm ông tổn thương:
    - Ông bao nhiêu tuổi rồi nhỉ? Tôi tin rằng ông trẻ tuổi hơn là vẻ ngoài của ông.
    Ông tái mặt:
    - Tôi bốn lăm.

    Rồi ông hỏi:
    - Tôi quên không hỏi công nương Raynes có gì mới không. Cô có hay gặp công nương không?

    Cô ném sang ông một cái nhìn thù địch:

    - Ồ! Tôi rất hay gặp công nương, công nương vẫn rất khỏe, cảm ơn ông đã hỏi thăm.

    Họ ngồi cạnh nhau, hai người cùng vừa xúc động vừa bực mình. Đột nhiên, ông tuyên bố:

    - Berthe thân mến, tôi vừa thay đổi ý định. Em là vợ tôi, tôi mong rằng em sẽ trở về sống dưới mái nhà tôi ngay ngày hôm nay. Tôi thấy rằng em đã trở nên rất xinh đẹp và có cá tính, tôi sẽ lấy lại em. Tôi là chồng em, đó là quyền của tôi.

    Sửng sốt, cô nhìn sâu vào mắt ông, mong đọc được ý ông. Trông ông có vẻ vô cùng cương quyết, cứng đầu và không thể lay chuyển.

    Cô trả lời:
    - Rất lấy làm tiếc, nhưng tôi không có ý định đó.

    Ông cười:
    - Kệ em, luật pháp cho tôi quyền đó. Tôi sẽ sử dụng quyền đó.

    Tàu đi đến Marseille, tàu hú một hồi dài và đi chậm lại. Nữ nam tước đứng lên, cuộn lại chăn một cách cẩn thận, rồi quay về phía nam tước:

    - Raymond thân mến, đừng lạm dụng cuộc gặp mặt mà em đã chuẩn bị trước. Em đã muốn có một cái cớ, theo lời khuyên của ông, để không có gì phải e ngại, không bị thất thố trước ông hay trước mọi người cho dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa. Ông đi Nice, đúng không nào?

    - Anh đi đến đâu em đến.

    - Hoàn toàn không đâu. Nghe em nói đây, và em đoan chắc rằng ông sẽ lại để cho em yên thôi mà. Lát nữa, ông sẽ gặp công nương Raynes, nữ bá tước Henriot và chồng của họ đến sân ga đón em. Em muốn họ sẽ nhìn thấy chúng ta, ông và em, cùng bước ra, em muốn họ biết rằng chúng ta đã cùng nhau qua một đêm trên toa xe này. Đừng e ngại gì hết. Những người này sẽ loan báo sự kiện đó cho cả thành phố biết, điều đó sẽ gây ngạc nhiên chấn động lớn đối với mọi người cho mà xem.

    Lúc nãy em đã nói với ông rằng, em đã tuân thủ rất nghiêm chỉnh mọi dặn dò của ông, em đã giữ gìn cẩn thận danh tiết cùng như tăm tiếng của mình. Không hề có chút dị nghị gì, đúng không? Thế nên, để tiếp tục được như thế, em cần có cuộc gặp này. Ông đã ra lệnh cho em phải giữ gìn rất cẩn thận để tránh mọi vụ tai tiếng, em đang cố hết sức để tránh đây, ông thân mến.... bởi em sợ... em sợ...

    Cô đợi cho con tàu dừng hẳn lại, và bởi lúc này đã có rất nhiều bạn bè cô đang chạy ào tới cửa xe và mở nó ra, cô nói nốt:

    - Em sợ mình có mang.

    Công nương chìa tay về phía cô, ôm hôn cô. Nữ nam tước vừa nói vừa chỉ tay về phía ông nam tước đang sững sờ ngạc nhiên, và đang cố đoán sự thật là thế nào:

    - Các bạn không nhận ra Raymond sao? Quả là anh ấy đã thay đổi biết mấy. Anh ấy đã đồng ý đưa tôi đi để tôi không phải đi một mình. Thỉnh thoảng chúng tôi cùng trốn đi như thế này, bên nhau như những người bạn tốt. Chúng tôi không muốn sống chung nhưng thỉnh thoảng chúng tôi muốn cùng nhau đi chơi thay đổi không khí như thế này. Vả lại, chúng tôi cũng sẽ chia tay nhau ở đây thôi vì anh ấy đã chán ngấy tôi rồi.

    Cô chìa tay cho ông và ông cầm lấy nó một cách máy móc. Thế rồi cô nhảy xuống sân ga, vào giữa đám người đang đứng đón cô.

    Ông nam tước đóng sầm cửa toa lại, quá xúc động đến nỗi ông không nói được một lời nào cũng như không kịp phản ứng gì. Ông nghe tiếng cô, nghe thấy tiếng cười vui vẻ hạnh phúc của cô xa dần.

    Ông không bao giờ gặp lại cô nữa.

    Và ông không bao giờ biết được những lời cô nói là thật hay vờ.

    (Guy de Maupassant)

    http://vietmessenger.com/books/?titl...y%20la&page=25

  4. #94
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,354
    Sạp hàng nhỏ của hai thằng sinh viên .

    Mười tám năm trước, cũng mùa này, đang ngồi ăn cơm, tui và thằng bạn thân chợt lóe lên cái ý định kiếm tiền Tết. Nhưng buôn bán cái giống gì bây giờ ta?

    "Quê tao Long An có dưa hấu nổi tiếng."

    "Hà Nội của tao có đào."

    OK, bán dưa hấu và đào. Việc đầu tiên là thuê một gian hàng trong chợ hoa công viên Lê Văn Tám. Tui sẽ về vùng dưa Long Trì nổi tiếng xứ mình lựa hàng đẹp, những trái trên chục lý để trưng thôi. Thằng bạn nhờ ông bác ngoài Hà Nội mua đào chuyển vô. Tính ngon lắm nhưng kết lại, tui giật mình ngơ ngác.:

    "Ủa, mà hái lá me làm tiền hả?"

    "Ừm...Tao sẽ đem cầm chiếc xe máy"

    Chuyện trang trí cho gian hàng được bắt mắt là quá đơn giản với hai thằng họa sĩ tương lai. Cũng dễ sợ lắm, trang trí hấp dẫn chỉ để gây ấn tượng thôi. Muốn khách hàng dừng lại và móc tiền ra, băng - rôn phải là "Gian hàng hoa đào và dưa hấu SINH VIÊN". Thủ đoạn ha?

    Ngày 23 tháng Chạp, tụi tui khai trương theo chợ. Thời đó, tui nghĩ mình là người đầu tiên nghĩ ra chuyện lấy dầu ăn lau mấy trái dưa, cho nó bóng. Tui nhắm tới nhiều phân khúc khách hàng lắm nha. Bình dân nhất sẽ là mấy trái dưa được dán miếng giấy đỏ hình quả trám, trên đó là những chữ Phúc, Lộc, Thọ, Tài được viết theo kiểu thư pháp. Khá hơn một chút là dùng acrylic vẽ trực tiếp lên dưa những cành mai, cành đào, thỏi vàng hay bộ ba Phúc Lộc Thọ. Cao cấp nhất là những trái được khắc long phụng hay con giáp trực tiếp lên vỏ dưa. Cái này mắc tiền vì tốn khá nhiều công. Ngoài ra còn có dịch vụ khắc, vẽ theo yêu cầu.

    Gian hàng tụi tui lúc nào cũng đông đen, phần lớn bu lại nhìn thằng tui ngoài làm việc bởi hồi đố, chuyện trang trí lên cặp dưa Tết chưa thịnh như bây giờ. Có mấy cô chú trầm trồ: "Sinh viên trường gì mà khéo tay quá." Mệt lắm, chỉ ngẩng đầu lên cười một cái thay lời cám ơn.

    Mà không mệt sao được khi ở trong đó suốt cả tuần. Tối đến, tới giờ đóng của, hai thằng không còn sức mà đếm tiền, chỉ biết lăn ra đống rơm lót dưa mà ngủ khò. Để đảm bảo an toàn, tiền sẽ được chia tạm ra làm hai, bỏ vô hai bịch ni lông rồi nhét vào...quần lót.

    Thằng bạn lanh lợi hơn tui nên làm nhiệm vụ buôn bán, thu tiền và kêu xích lô hay ba giác giao hàng. Những trưa rảnh, nó ngồi lấy những tờ tiền mới cứng mệnh giá một ngàn xếp thành hình đồng tiền hay thỏi vàng treo lên mấy cây đào. Tui tin rằng nếu không vì cái mác sinh viên, nếu không vì hai thằng đẹp trai hay cười, dưa và đào của tụi tui, tự thân nó cũng đủ hấp dẫn gọi mời. Và tất nhiên, ý thức được điều đó nên sản phẩm của tụi tui luôn có giá...cao nhất chợ. Cao mà vẫn bán tốt.

    Những ngày đó tụi tui cực mà vui. Vui vì buôn bán thuận lợi, vui vì được nhiều người lớn trầm trồ: "Mấy thằng nhỏ này tài hoa quá, giỏi giang ghê" (mới tanh tanh ra đời mà, được khen, thằng nào hổng sướng.) Có cô kia hôm nay mua đào, thấy tội nghiệp hai thằng vất vả, qua hôm sau biểu con gái mang cơm ra cho ăn. Có chú nọ mua một lúc sáu gốc đào với năm cặp dưa, mang đi biếu. Sài Gòn, thiệt là nhân hậu. Còn nữa, vui vì bạn chợ ai cũng dễ thương, nghĩa tình. Chú vạn thọ từ Hóc Môn, vợ chồng chú cúc mâm xôi từ Sa Đéc hay anh cúc cao tận Nha Trang tối tối dọn hàng xong, hay kêu hai thằng qua ăn uống mấy đồ quê họ đem theo.

    Tối 29, tụi tui đã bán hết sạch, bán luôn cả gốc đào thằng bạn định mang về cho mẹ nó. Chạy đi chuộc chiếc xe về, đếm lại, lời được sáu triệu bảy trăm hai mươi tám ngàn, là đã trừ hết chi phí gian hàng, màu mè và ăn uống. Chia đôi số tiền, cầm xong, thằng bạn nói thật chậm, và rõ:

    "Cái này tao gửi cho ba mày. Thật ra, là tao giúp mày kiếm tiền thôi. Mày biết rồi, tao đâu có thiếu."

    Tui đứng sững một hồi rồi bước tới ôm nó. Chỉ vậy thôi, chẳng cần một lời cảm ơn nào. Ngay tối đó, nó xách xe chở tui đi sắm áo quần cho ba cho chị cho cháu, đi mua bánh mứt cho nhà. Nhảy lên chiếc xe đò đêm cuối năm chật cứng ồn ã, bướm bay rợp lòng.

    Với tui, nó không chỉ là một thằng bạn thân. Trên hết thảy, nó là một người thầy, một người ơn lớn.

    Bây giờ nó đang rong chơi một miền nào đó nhưng chắc là sẽ vui khi biết rằng tui đã lo xong cái Tết cho mẹ và vợ con nó, trước cả gia đình mình.

    Trích từ “Thương được cứ thương đi -Hồng Hải”
    http://khotruyen24h.net/read/thuong-...447369974.html

  5. #95
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,354
    St cảm ơn các anh chị, cac bạn , mời cả nhà xem truyên nữa nhé

    ------------
    Nắng Chiều Xuân Cũ





    Mỗi năm chúng ta chỉ được nhìn thấy nắng xuân duy nhất một lần khi Tết sắp đến. Những vạt nắng chiều cuối đông êm ả và đầy vẻ lãng mạn, mặc dù ẩn giấu ít nhiều những tia buồn hiu hắt nào đó, luôn làm lòng tôi chùng xuống, mắt chợt nhìn xa xăm, và bâng khuâng xao xuyến, tôi lại bồi hồi nhớ về những mùa xuân trong dĩ vãng thuở ấu thời.

    Trước 1975, khi Lăng Ông Bà Chiểu còn là biểu tượng của Sài Gòn, thì mỗi khi Tết đến xuân về, những chàng họa sĩ nghèo tha phương không chỉ "rũ áo phong sương trên gác trọ, lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang" mà còn phóng bút ghi lại hình ảnh mỹ miều của Lăng Ông lên những tấm thiệp chúc Tết xinh xắn làm bằng lụa, rồi đem ký gởi tại những tiệm bán sách, trong số đó có nhà tôi, để dân Sài Gòn tha hồ lựa chọn khi muốn trao nhau cánh thiệp đầu xuân đầy ý nghĩa. Mùa nào thức nấy, tiệm sách của gia đình tôi nhân dịp Giáng Sinh sẽ bán thiệp Noel, và khi năm hết Tết đến thì bán thiệp chúc Tết, ngoài sách, vở, nhạc và dụng cụ văn phòng, dụng cụ học sinh thì được bán quanh năm, đông khách nhất là vào dịp khai trường. Cuối năm, khi ánh nắng xiên khoai bắt đầu dịu lại, và gió chiều se se lạnh bắt đầu hây hây thổi, đó là lúc ba tôi sẽ lôi một cái bàn giấy từ trên lầu xuống, dùng để bày bán thiệp Tết. Ba tôi trang trí cho nó bằng cách quấn một tấm vải trắng dài bao quanh ba mặt của bàn, mà mặt trước đã được ông sơn hay dán lên đó dòng chữ Cung Chúc Tân Xuân màu đỏ tươi thắm nổi bật. Ba tôi còn treo thêm những giây bóng đèn trái ớt xanh đỏ nhấp nháy quanh bàn để làm cho nó bắt mắt hơn. Thế là Tết sắp đến rồi! Lũ trẻ con chúng tôi lo bán thiệp Tết thì ít mà lo chơi đùa chạy nhảy thì nhiều: chơi cá sấu lên bờ, chơi năm mười, và chui ra chui vào cái bàn đó, nơi đã biến thành chỗ ẩn nấp lý tưởng hai trong một Nhưng dĩ nhiên là tôi không thể nào quên được những tấm thiệp Tết xinh xắn đó: có tấm in hình hoa bìm bìm phơn phớt tím! (ô là la!), cũng có tấm dán những cánh hoa pensée ép khô thoang thoảng hương thời gian, hay khi những chàng họa sĩ nghèo túng kia, đã vẽ chán chê hình Lăng Ông cùng với hàng cây thốt nốt đặc trưng, hoặc những cô thiếu nữ mặc áo dài hoa sặc sỡ rủ nhau đi lễ chùa, bèn quay sang phác họa ông đồ già ngồi viết câu đối dưới rặng hoa đào, những cậu bé con xúng xính áo dài khăn đống đang túm năm tụm ba chơi đốt pháo, là thú vui không gì sánh kịp của những đứa trẻ tinh nghịch lúc bấy giờ, trên khắp mọi miền quê hương đất nước khi xuân sang.


    Anh Hải tôi có đời nào chịu làm ngoại lệ? Tôi nhớ có năm, chắc tại tình hình chiến sự căng thẳng leo thang, khiến nội thành cũng không yên ổn, cho nên tuy Tết đã gần kề nhưng không khí vẫn trầm lắng, vì chính phủ đã ra lệnh cấm đốt pháo. Một hôm, khi ba tôi vừa đi khỏi thì anh Hải tôi nhân dịp đó đã vội "mọc đuôi tôm" và phóng ngay ra đường để gia nhập cùng bọn trẻ đầu phố chơi đốt pháo. Tiếng pháo lẹt đẹt nổ xa xa cùng với mùi pháo khét lẹt thoang thoảng trong không khí đã làm cho khu phố khởi sắc hẳn lên, vì rất ra dáng Tết. Bỗng nhiên, một đám người tuy đông nhưng không ồn ào xuất hiện trước cửa nhà tôi! Thì ra anh Hải tôi đã bị một chú công an chìm bắt quả tang, tóm cổ (theo đúng nghĩa đen) về tới tận nhà! Chú ấy sừng sộ hỏi má tôi rằng tại sao lại cho nó chạy ra đường đốt pháo như vậy, và có biết là năm nay người ta cấm đốt pháo hay không? Má tôi ôn tồn trả lời rằng, cháu nó còn nhỏ dại, còn nghịch ngợm lắm! Thôi anh tha cho nó đi, rồi tôi về tôi sẽ dạy dỗ cháu nó lại sau! Chú công an chìm mặc thường phục chằm chằm nhìn má tôi một lát, rồi không nói thêm lời nào, buông anh tôi ra, và quay gót đi mất. Anh Hải tôi, thoát nạn , vội vàng phóng ngay lên lầu. Mấy ngày sau đó, tôi cố để ý nhưng chẳng thấy má tôi "dạy dỗ" anh tôi điều gì, như lời bà đã hứa với chú công an!


    Cận Tết, ba tôi thường hay chở mấy anh em tụi tôi đi chợ Bến Thành, không phải để đi sắm Tết (con nít biết gì mà mua với sắm), mà là để anh em chúng tôi đi chơi Tết, giải khuây sau những tháng ngày phải miệt mài học tập vất vả. Từ đàng xa, khách du xuân đã có thể nhìn thấy những gian hàng hột dưa, pháo bông, bánh chưng bánh tét, trà rượu, kẹo mứt, dưa hấu... bày bán Tết san sát nhau, thi nhau chăng đèn kết hoa sáng rực cả một vùng, đua nhau mở loa phóng thanh chát chúa khi thì chào mời, lúc để quảng cáo sản phẩm như gian hàng bán kem đánh răng Hynos (Hynos cha cha cha!)... Hi hi! Người đứng bán, kẻ đi mua rộn ràng, chen lẫn với những vị khách chỉ đi xem và chẳng những không mua sắm gì như lũ con nít tụi tôi, mà lại còn được thoải mái "nếm thử" mứt kẹo miễn phí, khiến khu chợ Tết Bến Thành càng về khuya càng thêm phần ồn ào, náo nhiệt. Gian hàng bánh mứt nào cũng được lũ trẻ ranh chúng tôi chiếu cố hết sức tận tình: nào mứt bí trắng phau, mứt gừng, mứt hột sen, mứt khoai lang ươm vàng, mứt chà là nâu bóng, mứt me quấn trong giấy bóng kiếng nhìn vô cùng hấp dẫn, mứt dừa nhuộm phẩm xanh đỏ trông thật thích mắt... Rồi mứt trứng chim bé bé xinh xinh, thèo lèo cứt chuột nhưng thật ra lại là kẹo đậu phọng, kẹo mè đen, nhưng vì còn bé nên tôi cứ tưởng là phân chuột thật, nên không bao giờ dám đụng đến, cho dù miễn phí! Lũ trẻ chúng tôi tay bốc, miệng nhai, vừa ăn vừa phủi những hạt đường sên dính đầy mặt mũi, và nhìn nhau cười khúc khích, tưởng mình được lạc bước vào xứ thần tiên!

    Sau khi quay gót từ giã chợ Bến Thành rộn rịp với không ít niềm lưu luyến (hi hi!) chúng tôi cuốc bộ sang chợ hoa Nguyễn Huệ ngay gần đó. Khi mùa xuân đến, chợ hoa nhóm họp tại đại lộ Nguyễn Huệ, ngày trước khi còn đúng nghĩa là chợ hoa truyền thống, là một thế giới khác hẳn so với chợ Bến Thành mà chúng tôi vừa tiếc nuối để lại sau lưng! Nơi đây, trên vỉa hè là một rừng hoa, dưới lòng đường là một rừng người, và trên đầu chúng tôi là cả một bầu trời đêm thăm thẳm dường như rực rỡ hẳn nhờ các vì sao long lanh chiếu, lấp lánh như chiếc áo dài thêu kim tuyến. Lòng người ai nấy đều náo nức hân hoan đón chào chúa Xuân giáng trần. Dòng người chen lấn xô đẩy nhau đông như trẩy hội. Có cả những cô gái đôi tám, hai mươi xênh xang áo dài hay váy ngắn, hớn hở sà vào những giỏ hoa thược dược, bụi cẩm chướng đủ màu sặc sỡ, những đóa hồng đài các kiêu sa, những khóm hoa mào gà oai vệ đỏ ối bên đường, rồi làm điệu làm duyên đủ kiểu để các bác phó nhòm giơ cao máy chụp hình ghi lại vài pô làm kỷ niệm. Yêu hoa ngay từ thuở còn thơ, tôi cứ chúi mũi vào khóm vạn thọ nhị sắc ngát hương đồng nội, cúc đại đóa hương gây niềm nhớ, những cành hoa mai mùi thơm dịu dàng thanh khiết, hay mơn man những cánh hoa cẩm tú cầu màu hồng phấn đẹp mê ly. Nhưng các anh tôi thì lại thích ra mặt những cây tắc với từng chùm trái vàng da cam căng tròn, bóng lưỡng, lủng lẳng gọi mời. Len lén trông chừng những người đứng bán, các anh tôi đưa tay bứt hết trái này đến trái khác và nhét đầy túi quần, mặc dù sau đó vì không biết làm gì với chúng, sau khi đã lột vỏ nếm thử thấy chua lè, đã dùng chúng để chơi chọi nhau hoặc làm trái banh để đá trên vỉa hè trước cửa nhà! Hương hoa xuân ngào ngạt trong làn gió đêm xuân mát rượi làm dịu hẳn hơi người toát ra từ muôn vàn du khách. Chen vai thích cánh nhau, họ say sưa ngắm nhìn, thưởng lãm mọi hương sắc của khu chợ muôn hồng nghìn tía đang cố phô bày, hiến dâng trọn vẹn nét xuân tươi thắm cho đời, mỗi năm chỉ một lần, nhân dịp xuân về. Chúng tôi quyết định đi "lô ca chân" về nhà để tận hưởng cảm giác nao nao , rộn ràng, rạo rực đang lây lan vào lòng những ngày cận Tết. Hai bên đường, người Sài gòn nhà nào nhà nấy cũng đều đang bận bịu quét sân, lau cửa, chà lư hương... chuẩn bị đón mừng năm mới. Chúng tôi chìm vào giấc ngủ êm đềm với nhiều mộng đẹp đêm xuân, trong khi ngoài kia, pháo đã bắt đầu rộn ràng đì đùng nổ giòn! Mai là đêm trừ tịch rồi ! Một mùa Xuân mới lại về trên quê hương loạn ly đầy khói lửa!

    Nhưng ngày vui thường qua mau : mọi sự nhanh chóng trở nên tồi tệ. Chiến tranh, nếu trước kia đối với lũ con nít chúng tôi chỉ là một hiện thực xa xăm, mơ hồ nào đó, bỗng thình lình nhe nanh giơ móng vuốt tàn bạo của nó ra và xé toang cuộc đời của tất cả chúng tôi : anh Hải, người anh mà tôi yêu thương nhất đời, đã vĩnh viễn ra đi, không bao giờ trở về ngay cả vào mùa xuân, mùa được mệnh danh là của yêu thương, đoàn tụ. Một chương đời buồn vui lẫn lộn đã khép lại, một chương mới bất định mở ra, không có anh! Kể từ đó, không có anh tôi, Tết không còn là Tết đối với tôi nữa!

    Chiều nay, một lần nữa, xuân lại ngấp nghé đến bên thềm. Trong ánh nắng quái võ vàng của một buổi chiều xuân quạnh quẽ, có một dáng người cứ mải miết đi tìm một hình bóng cũ, như cố góp nhặt lại chút dư ảnh êm đềm của màu nắng xuân xưa. Người qua kẻ lại đi sắm tết đông như mắc cửi, nhưng chẳng ai là anh tôi hết! Tôi đứng lại tại một bùng binh, phân vân tự hỏi mình và hỏi Trời, bây giờ tôi phải đi đường nào để tìm thấy anh tôi?...Chiều nay thấy hoa cười chợt nhớ một người. Chạnh lòng tôi khơi bao niềm nhớ. Chiều nay hoa xuân bay nhiều quá, chiều tàn dần phai trên ngàn lá, tìm đâu bóng hình ai! (Nhớ Một Chiều Xuân Nguyễn văn Đông)



    Trần Thị Phương Lan
    (Bút nhóm Hoa Nắng)

    Cho những mùa xuân xưa
    và hương hồn anh Hải

    https://tuoihoandmore.blogspot.com/2...u-xuan-cu.html



  6. #96
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,354
    St mời Thu Vàng, Cap và cả nhà đọc truyện tiếp nhé

    --------------------

    Bước nhảy lượng tử

    Hôm nay là ngày bảo vệ niên luận. Tôi đến phòng hội thảo rất sớm. Nhưng Dasa đã tới trước tôi, nàng ngồi bên chiếc máy bán cà phê tự động, có lẽ nàng biết sở thích điểm tâm sáng của tôi nên ngồi ở đây đợi. Dasa mỉm cười hỏi: - Cậu đã sẵn sàng cho Bước nhảy lượng tử chưa?

    1. Dạo mới sang, người con gái tôi quen đầu tiên chính là Dasa. Nàng có một vẻ đẹp lặng thầm, ẩn kín như những chiếc metro chìm dưới lòng đất; làn da trắng như tuyết ngày đông, như sương mùa hạ; và tâm hồn điển hình cho những cô gái Nga.

    Sau mỗi buổi tan giờ, tôi cùng Dasa đi dạo quanh vườn cây trong khuôn viên trường. Vào cuối mùa thu lá chín vàng như tấm voan phủ lên những nóc cây, dưới đất lại như được dát vàng lá của ngài Cấp Cô Độc trong khu vườn thái tử Kỳ Đà ở Ấn Độ hai ngàn năm trăm năm về trước. Đấy là vẻ đẹp cổ điển mang màu sắc hoài niệm và đầy chất thơ.

    Tôi kể cho Dasa nghe chuyện thời Đức Phật còn tại thế, có một ông nhà giàu tốt bụng tên là Cấp Cô Độc muốn dâng tặng Phật một khu vườn để Ngài thuyết pháp. Ở xứ Ấn có một khu vườn rất đẹp của thái tử Kỳ Đà. Ông Cấp Cô Độc ngỏ lời muốn mua khu vườn này, nhưng thái tử Kỳ Đà thách nếu Cấp Cô Độc có đủ vàng để rải kín khu vườn thì thái tử sẽ bán.

    Tưởng nói đùa, ai ngờ Cấp Cô Độc đã đem vàng rải kín khu vườn. Cảm phục trước sự mộ đạo đó, thái tử Kỳ Đà đã cùng với Cấp Cô Độc dâng tặng khu vườn này để Đức Phật làm nơi giảng đạo. Từ đó người đời gọi khu vườn là "Cấp Cô Độc viên Kỳ Đà thụ".

    Dasa quay mặt sang phía tôi:
    - Cậu có vẻ tin vào Đức Phật nhỉ?
    - Ừ, tớ tin vào tất cả các tôn giáo và Thượng đế. Đó là niềm tin về cái đẹp và lòng tốt luôn có mặt trong đời sống này!
    - À, mà cậu có nghĩ rằng dân Vật lý cũng cần lãng mạn và trí tưởng tượng không?
    - Để làm gì?

    Dasa nhắm mắt, mím môi cười và lắc nhẹ đầu như không muốn trả lời. Đó là một bí ẩn của tự nhiên. Trên cao, bầy chim đã bay về hót lời hoan ca khúc khích. Hai chúng tôi đến trước bức tượng Fransics Scorina. Ở chỗ này có một lối bậc cấp thang đá trắng dẫn lên chân bức tượng. Dasa nhủ tôi:

    - Cậu lên nhảy đi, nhảy chập đôi như chim chuyền cành ấy, tớ thích ngắm điệu tác đó!

    Tôi gật đầu, khép hai bàn chân sát nhau và bắt đầu nhảy lên. Có tất thảy mười tám bậc thang đá. Vừa nhảy tôi vừa đọc: "Chuyền, chuyền một đôi. Chuyền, chuyền hai đôi..." Dasa ở phía dưới nhìn lên, reo cười thích thú.

    - Cậu đọc thơ đấy à?
    - Không. Đó là bài đồng dao trẻ con ở Việt Nam thường hát khi chơi trò nhảy nhón chân.
    - Giống chim nhỉ? Ước gì hai đứa mình là đôi chim để cùng nhảy.

    Lòng tôi thoáng buồn khi nghe Dasa nói câu ấy. Lần nào cũng chỉ mình tôi nhảy, còn nàng đứng ngắm. Tôi nhảy như một nốt nhạc trên bản ký âm của khu vườn, còn Dasa như một dấu lặng khóa cuối bản hòa âm. Và kết thúc mỗi buổi chiều ngập tràn niềm vui, riêng tôi vẫn day dứt một nỗi niềm khôn tả.

    Chính Dasa, hay đúng hơn vì trò chơi nhảy chuyền ấy đã khiến tôi chọn đề tài niên luận là "Bước nhảy lượng tử". Ngày nhận đề tài, Dasa trố mắt nhìn tôi:
    - Sao cậu lại chọn đề tài đó?
    - Tớ cũng không biết nữa. Có thể là một sự liên tưởng với trò chơi của chúng mình.
    Dasa cười khoái chí: - Bây giờ thì cậu đã tin dân Vật lý cũng cần trí tưởng tượng chưa?

    2. Nhóm chuyên ngành Nguyên tử có tất cả bảy sinh viên. Đến phiên tôi lên trình bày, Dasa ngồi dưới vẻ mặt đầy lo lắng. Sau bảy phút tóm tắt sơ lược đề tài, tôi đứng nghiêm ngắn chuẩn bị trả lời phản biện, nhưng mắt lại hướng về nhìn Dasa. Tôi nghĩ rằng ở Dasa có một điểm tựa cho mình tự tin hơn. Câu cuối cùng, thầy phản biện hỏi:
    - Theo anh có Bước nhảy lượng tử không?

    Một thoáng bối rối, tôi nhìn thẳng vào mắt Dasa và như nhận được câu trả lời từ phía nàng. Tôi đáp:
    - Có. Nếu chúng ta tin vào sự huyền nhiệm của cuộc sống và lòng bao dung của Thượng đế!
    Buổi bảo vệ kết thúc, thầy phản biện có lẽ không hài lòng lắm với câu trả lời của tôi. Thầy nói câu trả lời ấy hơi trừu tượng, Vật lý cần sự khách quan hơn. Nhưng tôi thì thấy vui, vì đó là câu nói tôi muốn gửi gắm cho Dasa.

    Sau buổi bảo vệ, tôi và Dasa lại đi ra vườn cây, đến chỗ bức tượng quen thuộc. Dasa có vẻ buồn, mắt ẩn chứa chút giận hờn:
    - Sao lúc nãy cậu lại trả lời như vậy?
    Tôi cười.
    - Thôi, đừng buồn nữa. Để tớ lại nhảy chuyền đôi cho cậu vui nhé!
    - Không cần. Hãy giải thích với tớ đi đã. Tớ biết cậu có câu trả lời khác xác đáng hơn mà!
    Tôi nheo mắt cười, và bắt đầu nhảy lên. Chuyền, chuyền một đôi; chuyền, chuyền hai đôi.
    - Dasa! Tớ lên tới bậc thứ mười tám rồi này.
    - Không thèm. Giải thích với tớ đi, không là tớ về ngay đấy!

    Tôi chạy xuống, giữ lấy tay Dasa như sợ nàng giận mà bỏ về thì thật tiếc một buổi chiều đẹp nắng như thế này.
    - À. Hay để tớ tập cho cậu nhảy lên những bậc thang này nhé!
    - Nhưng mà... Tớ...
    - Khoác tay vào vai tớ đi, Dasa!
    Nàng mau mắn làm theo. Tôi vòng tay phải ôm lấy eo nàng. Và luôn thể hất cây gậy nàng đang chống. Dasa vốn bị tàn tật bẩm sinh, chân phải gầy teo tóp như một ống hóp. Cây gậy là phương tiện trợ giúp cho nàng đứng vững và đi lại được. Nàng đổ người vào tôi. Hai đứa bắt đầu nhảy. Tôi cố đứng thật thẳng cho nàng tựa vào. Chuyền, chuyền một đôi; chuyền, chuyền hai đôi.

    Dasa thốt lên:
    - Đây là lần đầu tiên trong đời tớ được nhảy lên bậc cấp mà không cần đến cây gậy, vì đã có cậu. Cậu là cây gậy cứng cáp rồi, Hoàng ạ! Này, tớ đang thực hiện Bước nhảy lượng tử đấy!

    - Giờ thì cậu đã biết vì sao hồi trưa tớ trả lời câu hỏi phản biện như vậy rồi chứ? - Tôi nói.
    Cả hai đứa cùng cười vang. Âm thanh dội qua bốn bìa vườn và trả về một câu nói như lời khải thị: "Hãy tin tin vào sự huyền nhiệm của cuộc sống và lòng bao dung của Thượng đế!".
    Hoàng Công Danh

    https://sites.google.com/site/hoaiva...h--truyen-ngan

  7. #97
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,354
    St cảm ơn chị Ngô Đồng, Cap và Thu vàng nhé

    -------------

    Sáng hôm sau, ngồi ở giữa phòng, tôi xé mở hết hộp quà này đến hộp quà khác. Tôi cũng không hiểu tại sao tôi chỉ thấy buồn bực, tôi chỉ chán ngán liếc nhìn chúng và quăng chúng vào góc phòng. Cả đống ùn lên ở đó, có cả chiếc máy ảnh Polaroid, một máy thu thanh bán dẫn, một đoàn tàu chạy điện phức tạp và nhiều phong bì dán kín đựng tiền. Tôi biết, tôi sẽ chẳng bao giờ tiêu xài đến tiền hoặc nghe máy thu thanh, chiếc tàu điện sẽ chẳng bao giờ chạy trên đường ray trong phòng tôi. Tôi chẳng muốn bất cứ thứ gì của cái đống đó hết - tất cả đều là đồng tiền máu. Baba sẽ chẳng bao giờ tổ chức cho tôi một bữa tiệc như thế, nếu tôi không thắng trong cuộc đấu diều.

    Baba cho tôi hai món quà, một món chắc chắn trở thành sự thèm thuồng của mọi đứa trẻ trong vùng; một kiểu dáng mới của hãng Schwinn Stingray, vua của mọi loại xe đạp. Chỉ một dúm trẻ con ở toàn Kabul sở hữu một chiếc Stingray mới, và lúc này tôi là một trong bọn chúng. Nó có bộ tay cầm vươn cao, tay nắm bằng cao su đen, và bộ yên hình nải chuối nổi tiếng. Càng xe màu vàng và khung xe màu đỏ, như một chiếc kẹo táo. Hoặc máu. Bất kỳ đứa trẻ nào khác cũng muốn nhảy lên xe ngay lập tức và phóng một vòng mấy dãy nhà. Tôi đã có thể làm được điều đó nếu là vài tháng trước.

    - Con thích nó chứ? - Baba nói, tựa lưng vào khung cửa phòng tôi.

    Tôi ngượng ngùng nhe răng cười với ông và nói câu cảm ơn thật nhanh. Giá mà tôi đã có thể can đảm hơn thế.

    - Chúng ta có thể cưỡi xe đi một lúc, - Baba nói. Một lời mời, nhưng chỉ thật lòng phân nửa thôi.

    - Có lẽ lát nữa. Con đang hơi mệt, - tôi nói.
    - Được thôi. - Baba đáp.- Baba ạ?
    - Có chuyện gì?
    - Con cảm ơn vì pháo hoa, - tôi nói. Một lời cảm ơn nhưng cũng chỉ thật lòng một nửa.
    - Nghỉ một chút đi, - Baba vừa nói vừa bước về phòng mình.

    Món quà kia Baba cho tôi, và ông cũng chẳng thèm đợi xem tôi mở hộp quà - là một chiếc đồng hồ đeo tay. Nó có cái mặt xanh, đôi kim vàng hình tia chớp có dạ quang. Tôi cũng chẳng buồn đeo thử. Tôi quẳngnó vào cái đống ở góc phòng. Món quà duy nhất tôi không quăng lên núi quà, đó là cuốn sổ bọc da của chú Rahim Khan. Đó là món quà duy nhất mà tôi không cảm thấy như đồng tiền máu.

    Tôi ngồi ở mép giường, giở cuốn sổ trong tay, nghĩ về những gì chú Rahim Khan đã nói về Homaira, việc cha chú đã đuổi cô cuối cùng vẫn là điều tốt nhất như thế nào. Cô ấy hẳn sẽ đau khổ. Giống như những lần chiếc máy chiếu của Kaka Homayoun lưu luyến mãi một chớp hình, cái hình ảnh ấy vẫn còn loé sáng mãi trong tâm trí tôi: Hassan, mặt gằm xuống, đang hầu rượu cho Assef và Wali. Có thể đó mới là tốt nhất. Giảm bớt sự đau khổ của cậu ấy. Và của tôi nữa. Đằng nào thì, điều đó cũng quá rõ ràng: Một trong hai chúng tôi phải ra đi.

    Chiều muộn hôm đó, tôi đem chiếc xe đạp Schwinn ra cho bon lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng. Tôi đạp vòng quanh dãy nhà hai lần rồi trở về. Tôi đạp trên lối xe vào nhà đến sân sau, nơi Hassan và ông Ali đang dọn dẹp những đống rác rưởi từ bữa tiệc hôm trước. Những cốc giấy, những khăn ăn nát vụn, những vỏ chai soda lăn lóc ở sân. Ông Ali đang gấp ghế, đem dựng ở dọc tường. Ông trông thấy tôi liền vẫy vẫy.


    - Salaam, ông Ali! - Tôi chào và vẫy lại ông.

    Ông giơ một ngón tay lên, bảo tôi đợi, và bước về chỗ ăn nghỉ của ông. Một lát sau, ông hiện ra với thứ gì đó trong tay:

    - Đêm qua chẳng hở ra được lúc nào để Hassan và tôi tặng cậu món quà này, - ông vừa nói vừa trao cho tôi một chiếc hộp. - Nó là thứ tầm thường, không đáng gì với cậu. Amir agha ạ. Nhưng chúng tôi vẫn mong cậu thích nó. Chúc mừng sinh nhật.


    Một cái gì dâng lên như chẹn họng tôi. Tôi nói:

    - Cảm ơn, ông Ali.

    Ước gì họ đừng mua cho tôi bất cứ thứ gì. Tôi mở hộp thấy một cuốn sách Shahnamah 1 bìa cứng bọc vải, có những tranh minh hoạ vẽ màu trên giấy láng bóng phía dưới các đoạn trích. Đây là Ferangis đang chăm chú nhìn đứa con mới sinh của mình Kai Khosrau. Kia là Afrasiyab đang cưỡi con ngựa chiến, thanh kiếm tuốt trần, dẫn đầu đoàn quân. Và tất nhiên, có cả Rostam đâm một nhát chí tử vào con trai mình, chiến binh Sohrab.


    Tôi nói:

    - Đẹp quá.
    - Hassan bảo bản in của cậu cũ rách rồi, có chỗ lại thiếu trang, - ông Ali nói. - Tất cả những tranh trong này đều được về tay bằng mực và bút sắt, - ông tự hào bổ sung, dán mắt vào cuốn sách mà ông cũng như con trai ông đều không đọc nổi.

    - Thích thật, - tôi nói. Và đúng là thích thật. Và tôi cũng đoán chừng nó không hề rẻ. Tôi muốn nói với ông Ali là không phải quyển sách, mà là tôi không xứng đáng. Tôi lại nhảy lên chiếc xe đạp và bảo ông:

    - Cảm ơn Hassan hộ tôi.

    Cuối cùng thì tôi cũng quăng cuốn sách lên đống quà ở góc phòng tôi. Nhưng mắt tôi vẫn cứ ngoái lại dán vào đấy, vì vậy tôi vùi nó xuống đáy. Đêm đó trước khi lên giường ngủ, tôi hỏi Baba xem ông có thấy chiếc đồng hồ mới của tôi ở đâu không?


    Sáng hôm sau, tôi ở trong phòng đợi cho ông Ali dọn dẹp bàn ăn sáng ngoài bếp. Đợi ông rửa bát đã lau chùi quầy bếp xong. Tôi nhìn qua cửa sổ phòng ngủ của tôi và đợi, cho tới khi ông Ali và Hassan đi ra phố chợ mua hàng, đẩy chiếc xe cút kít trước mặt.


    Thế rồi tôi lấy vài cái phong bì tiền từ đống quà và cái đồng hồ của tôi, kiễng chân rón rén đi ra ngoài. Tôi dừng lại trước phòng đọc của Baba, nghe ngóng. Sáng nào ông cũng ở trong phòng, gọi điện thoại. Ông đang nói chuyện với ai đó về việc chuyến tàu biển chở thảm trải phải đến vào tuần sau. Tôi xuống thang gác, đi ngang qua sân, vào nơi ở của ông Ali và Hassan bên cây sơn trà. Tôi nâng tấm đệm của Hassan lên và nhét cái đồng hồ mới của tôi với một nắm tiền giấy Afghan xuống dưới.


    Tôi đợi ba mươi phút. Rồi tôi gõ cửa phòng Baba và kể cho ông nghe những gì tôi hy vọng sẽ là lần cuối cùng của cả một chuỗi dài dối trá.


    Qua cửa số phòng ngủ của tôi, tôi theo dõi ông Ali và Hassan đẩy chiếc xe cút kít chất đầy những thịt, bánh naan, trái cây và rau tươi trên lối xe vào. Tôi thấy Baba từ trong nhà đi ra, bước tới gặp ông Ali. Miệng mấp máy những tiếng gì tôi không nghe rõ. Baba chỉ về phía ngôi nhà và ông Ali gật đầu. Họ tách ra, Baba trở về nhà, ông Ali đi theo Hassan về phía túp lều đất của họ.

    Vài phút sau Baba gõ cửa phòng tôi. Ông nói:

    - Đến phòng làm việc của ta. Tất cả chúng ta sẽ ngồi xuống và giải quyết việc này.

    Tôi đến phòng đọc của Baba, ngồi lên ghế sofa da. Độ ba mươi phút, hay hơn thế, rồi Hassan và ông Ali đến góp mặt với chúng tôi.

    Cả hai đều khóc. Tôi có thể nhận ra từ đôi mắt họ sưng đỏ lên. Họ đứng trước Baba, tay trong tay, và tôi tự hỏi, làm thế nào và khi nào tôi lại trở thành kẻ có thể gây ra nỗi đau khổ này.

    Baba hỏi thẳng thừng:
    - Có phải cháu đã ăn cắp món tiền này không? Hassan, cháu đã ăn cắp chiếc đồng hồ của Amir à?
    Câu đáp lại của Hassan là một từ đơn độc, thốt ra bằng một tiếng nhỏ, cộc lốc:
    - Vâng.

    Tôi nao núng, như thể bị tát vào mặt. Tim tôi lịm đi, tôi suýt phải nói ra sự thật. Rồi tôi hiểu: Đây là lần hy sinh cuối cùng của Hassan cho tôi. Nếu cậu ấy nói không phải, Baba hẳn sẽ tin cậu ấy, bởi vì chúng tôi đều biết, Hassan chẳng bao giờ nói dối. Và nếu Baba tin cậu ấy, thì tôi mới là kẻ bị kết tội. Tôi sẽ phải giải thích, và sẽ bị vạch trần những gì tôi đáng phải nhận. Baba sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho tôi, mãi mãi. Và điều đó lại dẫn đến một cách hiểu khác: Hassan biết. Biết tôi thấy hết mọi chuyện trong cái ngõ đó, biết tôi đứng đấy và không hề làm gì. Biết tôi đã phản bội cậu và tuy vậy, cậu đang cứu tôi một lần nữa, có thể là lần cuối cùng. Lúc đó, tôi yêu cậu, yêu cậu hơn bất kỳ ai tôi đã từng yêu, và tôi muốn nói thẳng với tất cả bọn họ rằng, tôi là một con rắn trong đám cỏ, một con quỷ trong lòng hồ. Tôi không xong đáng với sự hy sinh ấy, tôi là một kẻ dối trá, một tên lừa đảo, một đứa trộm cắp. Và tôi có lẽ đã nói, nếu không có chuyện một phần trong con người tôi lại thấy mừng. Mừng là tất cả sẽ sớm qua đi. Baba sẽ đuổi họ, sẽ có một chút đau khổ đấy, nhưng cuộc sống lại tiếp tục vận động. Tôi muốn thế, tiếp tục vận động, quên đi và bắt đầu bằng một lý lịch sạch sẽ. Tôi muốn lại có thể thở được.


    Ngoại trừ Baba đã làm tôi choáng váng, bằng câu nói:

    - Ta tha thứ cho cháu.

    Tha thứ ư? Nhưng trộm cắp là một tội không thể tha thứ, là mẫu số chung mọi tội lỗi. Khi con giết một người, là con đánh cắp một cuộc đời. Con ăn cắp quyền làm vợ của một người đàn bà, cướp người cha của những đứa con. Khi con nói dối, con ăn cắp quyền của ai đó đối với sự thật. Khi con lừa đảo, con ăn cắp quyền đối với sự chính trực. Không có hành động nào cực kỳ xấu xa hơn ăn cắp. Chẳng phải Baba đã bế tôi lên lòng ông và nói những lời ấy với tôi ư? Thế thì làm sao ông lại có thể chỉ tha thứ cho Hassan? Và nếu Baba có thể tha thứ chuyện đó, vậy tại sao ông lại không thể tha thứ cho tôi vì đã không là đứa con trai như ông hằng mong muốn? Tại sao?


    - Chúng tôi sẽ đi, Agha sahib, - ông Ali nói.

    - Cái gì - Baba nói, mặt tái đi.
    - Chúng tôi không thể sống ở đây được nữa, - ông Ali nói.

    - Nhưng tôi tha thứ cho nó, Ali, ông không nghe rõ à? - Baba nói.


    - Sống ở đây bây giờ là không thể đối với chúng tôi rồi, Agha sahib. Chúng tôi sẽ đi. - ông Ali kéo Hassan lại gần ông và quàng cánh tay qua vai con trai mình. Đó là một cử chỉ bảo vệ, và tôi biết ông Ali đang bảo vệ con mình khỏi ai. Ông Ali liếc nhìn xem thái độ của tôi bằng một cái nhìn lạnh lùng và không tha thứ, tôi biết Hassan đã kể lại cho ông. Cậu đã kể lại cho ông biết hết mọi chuyện, về những gì Assef và lũ bạn của nó đã làm đối với cậu, về chiếc diều, về tôi. Thật lạ lùng, là tôi lại lấy làm mừng, rằng ai đó đã biết tôi thực sự là người như thế nào. Tôi đã mệt mỏi vì phải giả vờ.


    - Tôi không quan tâm đến tiền và cái đồng hồ, - Baba nói, hai cánh tay ông mở ra, lòng bàn tay ngửa lên - Tôi không hiểu tại sao ông lại làm thế... Ý ông nói "không thể" là thế nào?


    - Tôi xin lỗi, Agha sahib, nhưng đồ đạc của chúng tôi đã đóng gói cả rồi. Chúng tôi đã quyết định rồi.

    Baba đứng lên, một nỗi đau buồn thoáng lướt qua mặt ông:
    - Ali, phải chăng tôi đã không chu cấp đủ cho ông? Phải chăng tôi đã không tốt với ông và Hassan? Ông là người anh em ruột thịt mà tôi chẳng bao giờ có nữa, ông Ali, ông biết thế mà, xin ông đừng làm thế.

    - Agha sahib, xin đừng làm việc này khó khăn hơn nó vốn dĩ đã vậy, - ông Ali nói. Miệng ông xoắn lại, và trong một khắc, tôi nghĩ tôi thấy một cái nhăn mặt. Đó là khi tôi hiểu được chiều sâu của nỗi đau tôi đã gây ra, cái bóng đen của nỗi sầu đau tôi đã mang đến cho mọi người, đến nỗi ngay cả bộ mặt bị liệt của ông Ali cũng không thể ngụy trang được nỗi đau buồn. Tôi ép mình phải nhìn Hassan, nhưng cậu cúi gằm, hai vai cậu trễ xuống, ngón tay vê vê sợi dây rút ở gấu áo sơ mi.

    Lúc này, Baba đành nài xin:
    - Ít nhất cũng phải nói cho tôi biết tại sao chứ. Tôi cần phải biết.

    Ông Ali không nói cho Baba biết cũng như ông đã không phản đối khi Hassan thú nhận ăn cắp. Tôi sẽ không bao giờ biết tại sao, nhưng tôi có thể hình dung ra cả hai người trong cái lều nhỏ nhờ nhờ tối ấy, khóc lóc. Hassan nài xin ông đừng để lộ ra tôi. Nhưng tôi đã không thề tưởng tượng nổi sự kiềm chế mà ông Ali phải gắng để giữ lời hứa đó.

    - Ông sẽ cho chúng tôi đến bến xe buýt chứ?
    - Tôi cấm ông không được làm thế, - Baba rống lên. - Ông có nghe rõ tôi nói không? Tôi cấm ông!
    - Thưa, nhưng ông không thể cấm tôi bất cứ điều gì, Agha sahib. - ông Ali nói. - Chúng tôi không làm việc cho ông nữa.
    - Ông sẽ đi đâu - Baba hỏi, giọng rưng rưng.
    - Hazarajat.
    - Đến nhà họ hàng à?
    - Vâng. Ông sẽ đưa chúng tôi tới bến xe chứ, Agha sahib?

    Rồi tôi thấy Baba làm cái điều mà trước đó tôi chưa từng thấy bao giờ. Ông khóc. Nhìn một người lớn khóc khiến tôi hoang mang đôi chút. Các ông bố không được phép khóc.

    - Xin ông, - Baba nói, nhưng ông Ali đã quay ra đến cửa và Hassan đi theo ông. Tôi sẽ không bao giờ quên thái độ của Baba khi nói điều đó, nỗi đau đớn trong lời cầu xin của ông, nỗi sợ hãi.

    Ở Kabul, hiếm khi mưa vào mùa hè. Bầu trời xanh cao và xa thẳm, mặt trời như một khối sắt nung thui cháy gáy bạn. Những nhánh sông mà Hassan và tôi thia lia đá suốt mùa xuân đều đã trở nên khô cạn, và nhưng chiếc xe kéo khuấy bụi khi ầm ầm lăn bánh qua. Dân chúng đi đến các nhà thờ Hồi giáo thực hiện mười Raka't 2 buổi trưa, và rồi rút lui tới bất cứ nơi nào có bóng mát để đánh giấc ngủ trưa, đợi cái mát mẻ của buổi chiều sớm. Mùa hè có nghĩa những ngày dài dặc ở trường, nhễ nhại mồ hôi trong những lớp học chẳng hề thông thoáng dồn chặt người để học đọc các ayats trong kinh Koran, vất và với những từ uốn lưỡi ngoại lai Ẳ rập. Có nghĩa bắt ruồi bằng lòng bàn tay, trong khi ông giáo sĩ tiếp tục giọng đều đều đọc kinh và một làn gió nóng mang theo cả mùi phân từ cái nhà vệ sinh phía bên kia sân trường, khuấy bụi lầm lên quanh chiếc vòng bóng rổ xộc xệch, bơ vơ.


    Nhưng buổi chiều hôm Baba đem ông Ali và Hassan ra bến xe buýt, trời mưa. Những tràng sấm rền vang phủ khắp bầu trời một màu chì xám. Chỉ mấy phút, những vạt mưa đã quét rầm rập, tiếng rít không ngừng của nước đổ ào ào trong hai tai tôi.


    Baba ngỏ ý sẽ tự mình chở họ đến tận Bamiyan, nhưng ông Ali từ chối. Qua cửa sổ đầm đìa mờ mịt nước mưa phòng ngủ của tôi, tôi dõi theo ông Ali kéo cái vali cô độc đựng tất cả nhưng gì thuộc về ông tới chiếc ôtô của Baba đang nổ máy bên ngoài cánh cổng. Hassan lặc lè tấm đệm, bó chặt bằng sợi thừng, trên lưng. Cậu đã để lại tất cả đồ chơi của mình trong túp lều trống rỗng. - Ngày hôm sau, tôi phát hiện ra chúng được xếp đống ở góc nhà, giống hệt như đống quà sinh nhật trong phòng tôi.


    Những hạt nước mưa trơn tuột nhỏ ròng ròng xuống cửa sổ phòng tôi. Tôi thấy Baba đóng sầm cửa xe lại. Người ướt sũng ông bước sang bên phía ghế lái xe, ngả người vào trong xe nói một điều gì đó với ông Ali ở hàng ghế sau, có lẽ một cố gắng cuối cùng hòng thay đổi ý định của ông Ali. Họ nói chuyện như thế một lúc, Baba ướt sũng, cúi lom khom, một cánh tay dựa trên mui xe. Nhưng khi ông đứng thẳng lên, tôi chấy trên đôi vai rũ xuống của ông, cuộc đời mà tôi từng biết từ khi tôi được sinh ra đã qua rồi. Baba luồn vào trong xe. Đèn pha bật lên, rạch hai luồng sáng trong mưa. Nếu đó là một trong những bộ phim Hinđi Hassan và tôi vẫn thường xem, thì đoạn cảnh ấy sẽ là tôi chạy ùa ra ngoài, đôi chân trần của tôi đạp tung toé nước mưa, tôi sẽ đuổi theo chiếc xe, la hét thất thanh cho xe đừng lại. Tôi sẽ kéo Hassan ra khỏi hàng ghế sau và nói với cậu ấy, tôi xin lỗi, rất xin lỗi, nước mắt tôi hoà lẫn nước mưa. Nhưng đó không phải là bộ phim Hinđi. Tôi rất hối tiếc nhưng tôi không khóc, và không đuổi theo chiếc xe. Tôi nhìn chiếc xe của Baba lao khỏi lề đường, mang theo một con người, mà tiếng tập nói đầu tiên của người ấy là tên tôi. Tôi bắt được hình bóng cuối cùng mờ nhạt của Hassan ngồi rũ ở ghế sau trước lúc Baba rẽ trái chỗ góc phố, nơi chúng tôi từng chơi bi đá không biết bao nhiêu lần.


    Tôi lui vào và tất cả những gì tôi thấy là mưa lọt qua tấm kính cửa sổ trông như bạc nấu chảy.

    --------------------------------
    1 Shahnamah: trong nguyên bản là cuốn sách có tên là
    Shahnamah Truyện về một quốc vương - ND.

    2 Raka't: Một lượt thi lễ Salat (cầu nguyện), gồm các động tác đứng, quỳ, phủ phục hai lần, và ngồi thiền.

    http://www.truyenngan.com.vn/tieu-th...-chuong-9.html
    Last edited by sôngthương; 03-15-2018 at 10:04 AM.

  8. #98
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,354
    Tháng 3- 1981

    ...Một thiếu phụ ngồi đối diện với chúng tôi. Chị mặc một chiếc áo dài màu xanh ô liu, với một chiếc khăn san màu đen quấn chặt quanh mặt để chống lại cái lạnh giá ban đêm. Mỗi lần chiếc xe tải nảy lên hoặc vấp phải ổ gà, chị lại buột miệng cầu kinh, tiếng cầu "Bismillah!" của chị vút cao theo mỗi lần xe lắc mạnh hoặc xóc. Chồng chị, một người đàn ông vạm vỡ quần dài ống thụng, khăn quấn đầu màu xanh da trời, nâng niu bế một em bé trong vòng tay, bàn tay lần tràng hạt. Đôi môi mấp máy cầu nguyện thầm. Kể cả những người khác nữa là mười hai, bao gồm cả Baba và tôi, ngồi ôm vào giữa hai chân, bị ép cứng cùng những người xa lạ, dưới cái mui bằng vải bạt của chiếc xe tải Nga đã cũ.

    Ruột gan tôi cứ cồn lên kể từ lúc chúng tôi rời khỏi Kabul sau hai giờ sáng. Baba chẳng bao giờ nói ra, nhưng tôi biết ông coi việc tôi say xe lúc đó chỉ là một mặt khác của sự yếu ớt của tôi - tôi thấy rõ điều đó trên vẻ mặt sượng sùng của ông đôi lần bụng tôi quặn lại quá tệ đến nỗi tôi phải rên lên. - Khi người đàn ông vạm vỡ lần tràng hạt - tức chồng của thiếu phụ cầu nguyện hỏi liệu tôi có sắp say không, tôi nói tôi sắp. Baba ngoảnh đi. Người đàn ông vén góc mui vai bạt lên, gõ vào cửa kính của lái xe yêu cầu dừng lại. Nhưng người lái xe, tên là Karim, một người đàn ông gầy nhom, da ngăm đen, với bộ mặt diều hâu xương xẩu, bộ ria mép mảnh như kẻ bằng bút chì, lắc đầu, quát trả lại:

    - Chúng ta ở quá gần Kabul. Bảo nó có cái bụng khoẻ vào chứ.

    Baba càu nhàu gì đó nghe không rõ. Tôi muốn nói với ông tôi xin lỗi, nhưng bất chợt tôi bị chảy nước miếng, sâu trong họng tôi có vị mật đắng. Tôi quay đi vén vải bạt lên và nôn thốc qua thành xe đang chạy. Phía sau tôi, Baba đang xin lỗi những hành khách khác. Như thể say xe là một tội lỗi. Như thể anh không được phép say xe khi anh đã mười tám tuổi. Tôi nôn thốc nôn tháo hai lần nữa trước khi Karim đồng ý dừng xe, chủ yếu để tôi không làm bẩn xe của hắn ta, công cụ mưu sinh của hắn. Karim là dân chở lậu người - một nghề rất béo bở, chở dân chúng thoát khỏi Kabul đang bị quân Shorawi 1 chiếm đóng, sang vùng tương đối an toàn hơn ở Pakistan. Hắn sẽ đưa chúng tôi đến Jalalabad cách Kabul 170 km về phía Đông Nam, nơi em hắn, Toor có một chiếc xe tải lớn hơn để chở chúng tôi, cùng một đoàn người tị nạn đang đợi nữa, vượt qua đèo Khyber vào tỉnh Peshawar 2.

    Chúng tôi còn cách thác Mahipar vài cây số nữa về phía Tây thì Karim tạt xe vào lề đường. Mahipar - có nghĩa "Cá Bay" - một đỉnh núi cao với độ dốc dựng đứng nhìn xuống xí nghiệp sử dụng lực chảy của nước do người Đức xây dựng ở Afghanistan từ năm 1967. Baba và tôi đã từng lái xe qua cái đỉnh đó không biết bao nhiêu lần trên đường chúng tôi tới Jalalabad, thành phố của những cây bách và những cánh đồng mía mà người Afghan đến nghỉ đông.

    Tôi nhảy xuống phía sau xe, lảo đảo bước tới lề đường đầy bụi. Miệng tôi đầy nước dãi, một dấu hiệu của cơn buồn nôn sắp đến lúc bật ra. Tôi loạng choạng đến bở vách đá trông xuống một thung lũng sâu bóng tối bao trùm. Tôi cúi rạp người hai tay ôm đầu gối chờ mật xanh, mật vàng. Đâu đó một cành cây gãy răng rắc, một con cú kêu. Gió dịu và lạnh rì rào qua những cành lá và làm chao đảo các bụi cây rải rác nơi sườn dốc. Và từ phía dưới, tiếng nước đổ ào ào qua lũng sâu.

    Đứng trên mép đường, tôi nghĩ về cung cách chúng tôi rời khỏi ngôi nhà mà tôi đã từng sống cả đời, như thể chúng tôi chỉ ra ngoài một chốc: những chiếc đĩa còn dính đầy món kofta chất trong chậu rửa, quần áo là ủi trong cái rổ đan bằng liễu gai ở ngoài tiền sảnh, giường bề bộn, quần áo mặc khi giao dịch kinh doanh của Baba treo trong tủ tường. Nhưng tấm thảm vẫn còn treo trên tường phòng khách và những cuốn sách của mẹ tôi vẫn chất đầy các giá sách phòng đọc của Baba. Những dấu hiệu của tha hương thật mơ hồ: Bức ảnh đám cưới của cha mẹ tôi đã bị tháo mất cùng với tấm ảnh lụa của ông nội tôi và quốc vương Nader Shah đứng bên ngắm con nai chết. Một vài bộ quần áo không còn trong tủ tường. Cuốn sổ tay bìa bọc da chú Rahim Khan đã cho tôi năm năm trước đây cũng đã mất.

    Vào lúc sáng, Jalaluddin - người ở thứ bảy của chúng tôi trong năm năm qua - có thể sẽ nghĩ chúng tôi đi tản bộ hoặc lái xe đi dạo. Chúng tôi đã không nói với ông ta. Không thể tin ai ở Kabul nữa - chỉ cần được giúi cho ít tiền hoặc lo bị hại, là người ta sẽ tố cáo nhau, hàng xóm tố hàng xóm, con cái tố cha mẹ, em tố anh, đày tớ tố chủ nhà, bạn bè tố nhau. Tôi nghĩ đến ca sĩ Ahmad Zahir, người đã chơi phong cầm tại buổi sinh nhật lần thứ mười ba của tôi. Ông ấy lái xe đi cùng với mấy người bạn, và sau đó, người ta tìm thấy xác ông bên lề đường với một viên đạn đằng sau gáy. Các rafiq, tức là các đồng chí, có mặt ở khắp nơi, và họ đã xẻ đôi Kabul thành hai nhóm: nghe lén và không nghe lén. Cái khó là chẳng ai biết ai thuộc bên nào. Một nhận xét ngẫu nhiên với bác thợ may, trong khi thử cho vừa một bộ quần áo có thể dẫn bạn vào hầm tối nhà lao Poleh-charkhi. Phàn nàn về lệnh giới nghiêm với ông hàng thịt, và điều sau đó bạn nhận ra là mình đã ở đằng sau những song sắt, mắt hoang mang nhìn vào cái họng của một khẩu Kalashnikov. Ngay cả tại bàn ăn trong nhà riêng của mình, dân chúng cũng phải nói năng một cách đắn đo - các rafiq có cả ở trong lớp học nữa, họ dạy trẻ con do thám cha mẹ mình, chú ý nghe những gì, kể lại với ai.

    Tôi đang làm gì trên con đường này, vào giữa đêm khuya? Lẽ ra tôi phải nằm trên giường, dưới tấm chăn, với một cuốn sách góc quăn tai chó ngay bên cạnh. Điều này hẳn là một giấc mơ. Phải là như thế. Sáng hôm sau tôi thức dậy, nhòm ra ngoài cửa số. Không bóng dáng đám lính Nga vẻ mặt dữ tợn tuần tiễu trên hè, không xe tăng bất thình lình xuất hiện trên đường phố của thành phố tôi, tháp súng xoay đi xoay lại như những ngón tay đang kết tội, không còn đồng rúp, không còn lệnh giới nghiêm, không còn những xe quân sự của Quân đội Nga như thoi đưa ở khu phố chợ. Rồi, phía sau tôi, tôi nghe thấy tiếng của Baba và Karim đang hút thuốc, bàn cãi về việc thu xếp ở Jalalabad. Karim đảm bảo với Baba rằng em hắn có một chiếc xe tải lớn "chất lượng cao loại thượng hạng" và hành trình di cư sang Peshawar đã trở nên quá thông thường rồi. "Nó có thể nhắm mắt đưa ông đến đó," Karim nói. Tôi thoáng nghe thấy, hắn bảo Baba là hắn và em trai hắn biết lính Nga và lính Afghan làm việc ở những trạm kiểm soát ra sao, hắn đã cạ với chúng việc thu xếp "hai bên đều có lợi" như thế nào. Việc đó không phải là chuyện mơ. Như thể để kết thúc việc thảo luận, một chiếc MIG bất chợt rú lên bay qua đầu. Karim quăng điếu thuốc và rút khẩu súng ngắn ở thắt lưng ra. Chĩa súng lên trời, hắn làm động tác bắn, rồi chửi và nhổ về phía chiếc MIG.

    Tôi tự hỏi không biết Hassan ở đâu. Rồi đến điều không thể tránh khỏi. Tôi nôn lên đám cỏ dại, tiếng nôn khan và rên rỉ của tôi chìm hẳn trong tiếng gầm rú điếc đặc của chiếc MIG.

    Hai mươi phút sau, chúng tôi tới chỗ trạm kiểm soát ở Mahipar. Tài xế của chúng tôi để chiếc xe tải nổ máy, và nhảy xuống chào đón những giọng nói đang tiến lại. Chân day day sỏi. Vài lời trao đổi ngắn gọn, kín kẽ. Một nhát quẹt của chiếc bật lửa. "Spasseba" 3.

    Lại một nhát quẹt khác của bật lửa. Ai đó cười. Tiếng cười the thé chói tai làm tôi nảy người lên. Tay của Baba ghìm chặt đùi tôi xuống. Người đàn ông đang cười bỗng hát lên líu la líu lường lạc điệu, một bài hát trong hôn lễ của người Afghan, nặng trịch giọng Nga:

    Ahesta boro, Mah-e-man ahesta boro
    Lên từ từ, vầng trăng yêu dấu của ta, lên từ từ.

    Những gót ủng lộp cộp trên đường nhựa. Ai đó mở tung tấm vải bạt phủ phía sau xe tải, và ba bộ mặt thò vào. Một là Karim, hai kẻ kia là hai tên lính, một tên người Afghan, tên kia, một lính Nga nhăn nhở, mặt như mặt chó biển, thuốc lá phì phèo lệch một bên miệng. Phía sau bọn chúng là một vầng trăng trắng hếu như xương khô lơ lửng trên bầu trời. Karim và tên lính Afghan trao đổi ngắn gọn bằng tiếng Pashtu. Tôi hiểu được đôi chút, một cái gì đó về Toor và vận rủi của hắn. Tên lính Nga thò mặt vào phía sau xe tải. Hắn vẫn đang ê a bài hát cưới, ngón tay gõ nhịp vào mép thành hậu của xe. Ngay cả trong ánh trăng lờ mờ, tôi vẫn thấy được cái nhìn đờ đẫn trong đôi mắt của hắn, khi lia từ hành khách này sang hành khách khác. Mặc dầu lạnh, mồ hôi ròng ròng chảy từ lông mày hắn xuống. Đôi mắt hắn dừng lại ở người thiếu phụ chít khăn san đen. Hắn nói tiếng Nga với Karim, mắt không rời người đàn bà. Karim trả lời bằng tiếng Nga cụt lủn, rồi tên lính đáp lại gay gắt và còn cộc lốc hơn. Tên lính Afghan cũng nói một điều gì đấy giọng nhỏ nhẹ và biết điều hơn. Nhưng tên lính Nga quát lên cái gì đó, khiến hai tên kia ngần ngại. Tôi cảm thấy Baba ngồi sát vào tôi. Karim hắng giọng, cúi đầu xuống. Nói tên lính Nga muốn có nửa giờ với người thiếu phụ ở đằng sau xe tải.

    Người thiếu phụ kéo chiếc khăn san xuống trùm kín mặt. Oà lên khóc. Đứa trẻ ngồi trên lòng chồng chị ta cũng oà khóc theo. Mặt người chồng trở nên nhợt nhạt như mảnh trăng lởn vởn trên trời. Ông ta bảo Karim yêu cầu "ông lính Sahib" thể hiện một chút tình thương, có thể ông có một người em gái hoặc một bà mẹ, cũng có thể cả một người vợ nữa. Tên Nga nghe Karim nói và sủa lên một loạt những từ gì đó.

    - Đó là cái giá để chúng ta được đi qua. - Karim nói. Hắn không dám nhìn vào mắt người chồng.

    - Nhưng chúng tôi đã trả một giá rất sòng phẳng rồi, - người chồng nói.

    Karim và tên lính nói với nhau.

    - Nó nói... nó nói, mọi giá đều phải chịu thuế.

    Thế là Baba đứng phắt dậy. Đến lượt tôi phải níu chặt tay tôi vào đùi ông, nhưng Baba gỡ tay tôi và rút chân ra. Khi ông đứng lên, ông che khuất ánh trăng:

    - Tôi muốn anh hỏi người đàn ông kia một điều, - Baba nói. Nói với Karim, nhưng nhìn thẳng vào tên sĩ quan Nga. - Hỏi hắn, sự liêm sỉ cua hắn để đâu?

    Họ lại nói với nhau.

    - Hắn nói đây là chiến tranh. Không có liêm sỉ trong chiến tranh.

    - Bảo với hắn là hắn nhầm. Chiến tranh không huỷ bỏ phép tắc. Nó đòi hỏi phép tắc thậm chí còn hơn cả thời bình.

    Bố cứ phải luôn luôn là một người anh hùng ư? Tôi nghĩ. Tim đập loạn xạ. Bố không thể chỉ một lần bỏ qua sao? Nhưng tôi biết ông không thể. Điều đó không có trong bản tính của ông. Vấn đề là bản tính của ông sẽ làm cho tất cả chúng tôi bị giết.

    Tên lính Nga nói gì đó với Karim, một nụ cười nhếch lên trên đôi môi hắn.

    - Agha sahib, - Karim nói, - cái lũ Roussi 4 này chúng không giống chúng ta. Chúng chẳng hiểu gì về tôn trọng và danh dự.

    - Nó nói cái gì?

    - Nó nói nó cũng thích được nã một viên đạn vào người ông không kém gì... - Karim nói nhỏ dần không nghe rõ nữa, nhưng gật gật đầu về phía người thiếu phụ đã rơi vào con mắt của tên lính canh. Tên lính búng điếu thuốc đang hút dở của hắn đi và rút khẩu súng ngắn ra khỏi bao. Vậy đây là nơi Baba sẽ chết. Tôi nghĩ. Chuyện sắp xảy ra như thế. Tôi đọc thầm một câu kinh trong đầu.

    - Bảo với nó tôi sẽ nhận một nghìn viên đạn của nó trước khi tôi để cho sự vô luân xảy ra. - Baba nói.

    Tâm trí tôi chợt bừng lên cái ngày mùa đông sáu năm trước đây. Tôi, từ góc phố chăm chú nhìn vào sâu trong ngõ. Kamal và Wali đè Hassan xuống. Những cơ mông của Assef ép chặt và nới lỏng, đôi hông của nó giúi vào kéo ra. Cứ cho tôi đã từng là một anh hùng nào đó đi, tôi vẫn đang bị cái diều dằn vặt. Đôi khi, chính tôi cũng không biết mình có thực sự là con trai Baba không.

    Gã người Nga mặt chó biển nâng khẩu súng lên.

    - Baba, con xin bố ngồi xuống. - tôi vừa nói vừa giật mạnh ống tay áo ông. - Con nghĩ nó thực sự định bắn bố đấy.

    Baba gạt bàn tay tôi ra, giận dữ nói:

    - Ta đã không dạy con chút nào ư?

    Rồi ông quay về phía tên lính đang nhăn nhở:

    - Bảo nó, tốt hơn là hãy bắn tao một phát chết ngay. Bởi nếu tao không ngã xuống, tao sẽ xé nó thành nhiều mảnh, chết tiệt cái thằng bố nó!

    Tên lính Nga không chịu thôi nhăn nhở khi nghe phiên dịch lại. Hắn gạt chốt hãm trên khẩu súng, chĩa nòng súng vào ngực Baba. Tim tôi đập thình thịch trong lồng ngực, tôi lấy hai tay che mặt.

    Khẩu súng gầm lên.

    Thế là xong. Tôi mười tám và đơn độc. Tôi chẳng còn ai trên đời này. Baba đã chết và bây giờ tôi phải chôn ông. Tôi chôn ông ở đâu? Sau đó tôi đi đâu?

    Nhưng cơn lốc xoáy nhưng ý nghĩ dở dang quay cuồng trong đầu tôi dừng lại khi tôi giương mi mắt, thấy Baba vẫn đứng. Tôi thấy một viên sĩ quan Nga thứ hai cùng với những kẻ khác. Chính là khói cuộn lên từ họng súng của ông ta chĩa lên trời. Tên lính định bắn Baba đã tra súng vào bao. Hắn đang lê chân bước đi. Tôi chưa từng bao giờ cảm thấy muốn dở khóc dở cười hơn như thế.

    Viên sĩ quan Nga thứ hai, tóc đốm bạc, bệ vệ nói với chúng tôi bằng tiếng Farsi bập bẹ. Ông ta xin lỗi chúng tôi về cách xử sự của tay đồng chí của mình. Ông ta nói:

    - Nước Nga gửi họ đến đây để chiến đấu. Nhưng họ mới chỉ là những chàng trai, và khi tới đây họ tìm thấy khoái lạc của ma tuý. - Ông ta nhìn tên sĩ quan trẻ bằng đôi mắt buồn rầu của một người cha bực tức với đứa con trai mất tư cách của mình. - Thằng này cũng dính dáng đến ma tuý đấy. Tôi cố ngăn nó... - Ông ta vẫy ra hiệu cho chúng tôi đi.

    Một lát sau, chúng tôi phóng xe đi khỏi. Tôi nghe thấy một tiếng cười, rồi tiếp đến cái giọng sền sệt lạc điệu của tên lính lúc đầu hát bài hát cổ trong đám cưới.

    Chúng tôi đi trên xe trong im lặng khoảng mười lăm phút, trước khi chồng người thiếu phụ bất chợt đứng lên và làm một điều tôi đã từng thấy nhiều người khác làm trước ông ta: Hôn tay của Baba.


    http://www.truyenngan.com.vn/tieu-th...chuong-10.html

  9. #99
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,354
    Ai nhặt lá

    Sư thầy đang ngồi trong thư phòng soạn lời cho buổi pháp thoại sắp tới thì đột nhiên điệu Sanh chạy vào. Vẻ gấp gáp, điệu Sanh túm lấy hông áo thầy và giục: “Thầy nhanh ra coi!” Dù chưa rõ chuyện gì, nhưng sư thầy luôn chiều theo ý của điệu Sanh.

    Thầy bước đến thềm cửa, nhìn ra chỗ gốc cây si ở trước sân chùa, thấy một nam một nữ đang ngồi ở ghế đá, tựa vai vào nhau. Điệu Sanh nói với vẻ tiếc nuối: “Thầy ra sớm chút nữa là hay rồi!”

    Từ hôm đó sư thầy phạt điệu Sanh bằng cách phải nhặt lá si ở sân chùa. Trước nay, sân chùa mỗi ngày chỉ quét một lần vào sáng sớm, nhưng bây giờ thầy nhủ hễ lá nào rơi xuống thì điệu Sanh phải nhặt lên, cho vào chiếc giỏ mây mang theo bên mình. Điệu Sanh khoác giỏ vào, lâu lâu nếu trời đứng gió, lá không rụng thì điệu ngửa mặt lên kêu: “Thổi đi gió ơi cho tôi lượm lá!” Có vẻ điệu Sanh thích thú với nhiệm vụ mà sư thầy gọi là “công án thiền - nhặt lá rụng trong tâm”. Điệu Sanh hỏi: “Thầy ơi! Có phải nhặt lá là để các cô các chú ngại con, không dám tới đây tựa vai nhau nữa?” Thầy mỉm cười, không trả lời mà chỉ nhủ điệu Sanh: “Con cứ nhặt đi, bao giờ con thấy sạch rồi thì sẽ rõ thôi”. Điệu Sanh ngơ ngác nhủ thầm: “Cây rậm tán thế biết đến khi nào mới rụng hết lá si được?”

    ***
    Ngôi chùa này nhỏ thôi, chỉ có sư thầy và mấy đệ tử, nhưng khách đến viếng không phải ít. Một hôm, có nữ thí chủ độ bốn mươi tuổi vào thăm chùa. Trông chị có vẻ khá giả, ăn mặc đẹp, đeo dây chuyền vàng, mặt thoa phấn trát son thơm phức. Sư thầy rót trà tiếp khách, như thường lệ mỗi lần có người đến chùa. Đối với thầy, mọi người đều đáng kính như nhau, vào cửa Phật, sang hèn đều là hư ảo mà thôi. Ngó qua dung mạo, thầy biết nữ thí chủ có nỗi khổ tâm. Mà thật ra ai cũng mang nỗi khổ tâm cả, lắm người đến đây lúc đầu giấu giếm, cứ bảo hạnh phúc bình an, nhưng hồi sau thấy thầy gần gũi nên dần dần họ bộc bạch mong được hóa giải giúp.

    Thầy nghiêng vòi ấm cho nước vào chén. “Uống đi chị! Trà này ướp hương sen từ tối qua”. Nữ thí chủ cầm tách trà, nhấp môi, khen trà thơm rồi hỏi thầy cách ướp trà. Thầy nói sau nương chùa có hồ sen, ban đêm thả vào nhụy đóa một ít trà sao.

    Sương suốt đêm thấm vào trà và quyện lấy hương sen. Sáng ra khẽ tay hứng nhúm trà đó đem cho vào ấm. Hoa cũng như người, vẻ ngoài dẫu thanh cao hay hèn mạt thì trong lòng vẫn có hương thơm, chỉ cần khéo một chút là ta nhận được niềm vui từ lòng nhau.

    Thầy tiếp khách tự nhiên như thế, không cần phải hỏi han tên tuổi gia cảnh hay nỗi niềm. Cứ để cho khách tự mở lòng mình. Buổi đầu đến chùa, chị cũng không nói gì nhiều, bảo chỉ đến thăm viếng cho biết thôi. Khi sư thầy tiễn chị ra sân, trông thấy điệu Sanh chạy tới chạy lui giỡn lá, chị quay sang: “Chú tiểu này ngộ quá, thầy ha?” Nói xong, chợt chị chạnh buồn, vái tay chào thầy rồi đi ngay.

    Qua vài lần tiếp xúc, thầy cũng được biết hoàn cảnh của nữ thí chủ. Chị đã từng có chồng nhưng không sanh được con nên đồng ý ly dị, anh đi lấy người khác để kiếm con. Từ đó chị ở một mình, bán vải ở chợ. Thu nhập cũng không đến nỗi nào nhưng chị hay buồn rầu, nhất là mỗi lúc thấy người ta dắt con vào quầy sắm vải. Những khi ấy chị thường không lấy tiền vải, chị bảo chỉ cần thấy trẻ con là vui lắm rồi. Thấy trẻ con, chị đều coi như đó là con mình.

    Thỉnh thoảng thầy vẫn gặp những người có hoàn cảnh như chị đến chùa. Có người muốn vào chùa xin bế trẻ con về nuôi, ấy là những đứa trẻ từ khi còn nhỏ bị bỏ rơi trước cổng chùa. Trường hợp này thầy cũng đã gặp vài lần. Có người lại muốn vào chùa xuống tóc đi tu luôn, những khi ấy thầy thường tìm cách khuyên giải, chuyển hóa. Nếu họ vẫn nằng nặc đòi tu thì thầy cho phép ở lại trong chùa nhưng bảo họ khoan xuống tóc. Cửa từ bi luôn rộng mở nên không cần vội vàng.

    Tuy nhiên, nữ thí chủ này lạ lắm, chị đến đây không phải vì hai nhẽ trên. Cứ ngày rằm hay mùng một hằng tháng chị lại đến chùa, đôi khi ở chơi suốt buổi. Có bữa chị nói rằng thầy tuy không gia đình nhưng lại có rất nhiều con. Những chú tiểu, rồi các thí chủ đều xưng con với thầy. Còn chị, chị đã từng lập gia đình mà lại chẳng có con. Rồi chị cười, méo xệch.

    Khách đến viếng chùa thấy chị hay lui tới cũng sinh dị nghị. Một người đàn bà có nhan sắc, lụa là son phấn mà đi một mình là chắc có nhẽ gì rồi? Bụng dạ người đời không xấu, nhưng trông thế ít nhiều người ta cũng thoáng nghi ngờ chị vướng tơ lòng với sư thầy.

    Tháng trước chị đến chùa, vẻ buồn thảm hơn mọi khi. Thầy coi bộ chị muốn khóc lắm rồi, nếu vậy thì nên đưa chị ra ngoài cho thoáng, ngồi trong chùa lại quấy quá cửa thiền. Thế là thầy mời chị ra ngồi ở ghế đá dưới cây si, chỗ thầy từng thấy đôi trai gái hôm bữa. Sư thầy vẫn chưa biết chị cần gì, chị không cần xin con nuôi, cũng không muốn đi tu. Tự dưng chị chảy nước mắt, tựa đầu lên vai thầy. “Đôi khi con cũng muốn có một bờ vai để tựa lắm, thầy ơi!” Sư thầy vẫn cứ ngồi yên như hóa tượng.

    Vài lần sau chị đến chùa, lại xin thầy cho tựa đầu vào vai một lúc. Chỉ thế thôi, không hề ngợi nghĩ đến cảm giác trần tục. Đơn giản là chị muốn được nhắm mắt để trí óc yên tĩnh trên một bờ vai chân chính.

    Từ dạo đó khách đến chùa vãn đi trông thấy. Lại nghe phong thanh chuyện quý đạo hữu đề nghị giáo hội mời sư thầy khác về làm trụ trì. Mấy đệ tử trong chùa ngó thấy cảnh này đâm ra không còn tin tưởng thầy như trước, họ xin thầy cho đi chùa khác tu. Thầy đồng ý, tự nhủ với lòng mình điều tâm niệm thứ mười của nhà Phật: oan ức không cần bày tỏ.

    Tuy đã tu lâu rồi, lòng thầy như đã an lắm rồi, nhưng nhìn từng đệ tử khoác túi vải rời chùa, thầy cũng chạnh buồn chút chút. “Các con của ta cứ bỏ mà đi. Biết đâu đến một lúc ta lại thành không con, như nữ thí chủ ấy. Đó là lẽ vô thường chăng? Sắc sắc không không”. Riêng điệu Sanh vẫn ở lại với thầy, vì điệu ấy nhỏ tuổi nhất, còn vô tư lắm. Điệu Sanh chưa biết những chuyện phải trái trong cõi người. Hay ngược lại, chính điệu Sanh mới là người hiểu rõ nhất?

    Thầy đang đứng trước thềm chùa vẩn vơ nghĩ ngợi thì điệu Sanh chạy tới kéo thầy ra dưới tán si. Điệu trỏ tay xuống nền: “Thầy ơi, ngộ quá! Có hai chiếc lá đang tựa vào nhau. Gió thổi mà chúng vẫn không hề xê dịch như mấy chiếc lẻ đơn kia”.

    Sư thầy xoa đầu điệu Sanh: “Ừ. Khéo quá ha. Bữa nay thầy cho phép con thôi nhặt lá”. Điệu Sanh hơi bất ngờ, ngước mặt lên hỏi lại: “Thế ai sẽ nhặt hả thầy? Các sư huynh đi cả rồi. Có phải thầy sẽ nhặt không?”.

    Ừ. Phải chăng bây giờ đến phiên thầy nhặt lá si? Câu hỏi bâng quơ của điệu Sanh khiến thầy giật mình. Im lặng. Chợt điệu Sanh nhớ lại chuyện hôm bữa có hai cô chú ngồi ở chỗ ghế đá này, điệu reo lên:

    “A! Con biết rồi. Cứ để yên thế cho người ta tựa vai vào nhau, khỏi ngần ngại. Phải không thầy?”

    ***
    Đêm mưa gió, lá ngoài kia trút nhiều. Điệu Sanh nằm nghĩ chắc sáng mai phải dậy sớm cùng thầy quét chùa, rồi ngủ thiếp đi. Trong giấc mơ điệu Sanh thấy các sư huynh mang tay nải quay lại chùa, quý đạo hữu cũng đến viếng chùa đông như mấy bữa. Trước chùa, không có ai nhặt lá mà sân sạch, si sạch.

    (Hoàng Công Danh )

  10. #100
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,354
    Ma và người

    (Gởi những ai sợ hãi bóng đêm)

    Hồi tôi sống với ngoại, lúc sáu, bảy tuổi gì đó, tôi bắt đầu biết sợ... ma. Sợ vì tin rằng có ma trên đời. Để ý thì thấy, lần nào ngoại tôi vấp chân, bà cũng từ tốn nhìn quanh, giọng nửa trách móc, nửa tôn kính: “Mô Phật, ai mà giỡn kỳ, đẩy bà già này làm chi?”. Không ai trả lời, chỉ có gió rợn sau nhà. Đám giỗ, ngoại bày năm mâm cúng, lúc nâng ba cây nhang nghi ngút khói ngang trán, ngoại lâm râm vái có kinh có kệ có dò có dọc như thể người nào đó đang ngồi chình ình trước mặt. Tàn nhang cong queo, ngoại mừng húm nói bữa nay có ông bà về. Nhưng ngoài tôi ra, trước sân chỉ rụng xuống một vài lá vú sữa rập rờn. Tôi tin có những người nào đó tồn tại quanh mình, trong một thế giới vô hình, dù ngoại không hề dọa ma. Vì vậy, suốt những năm sống với ngoại trong khu vườn gần đồn Chẹt, tôi chẳng bao giờ lẻn ra vườn bởi ghê cái ao trước đây có ông lính cộng hòa say rượu té chết, một mình không dám ra sông vì ngoại kể hồi chiến tranh, sông trôi xơ xác những xác người. Cũng không leo trèo hái trái trên những cây me cổ thụ, loại cây mà ma khoái ở (thì nghe nói vậy). Nửa đêm thoi thóp nghe chim cú kêu bên hè (khốn khổ, vì vườn xưa, nhiều cây cao nên chim cú thích ở, đêm nào cũng kêu xa kêu gần). Quãng đó tôi sống tốt dễ sợ, đến nỗi không dám... ăn vụng vì nghĩ mình làm bất cứ chuyện xấu xa nào cũng có kẻ nhìn thấy, ớn muốn chết.

    Ma đem lại cho tôi rất nhiều cảm xúc mãnh liệt (điều này hơi giống... tình yêu). Trong sợ hãi có một chút thích thú. Muốn quay đi nhưng cũng rất tò mò, hiếu kỳ. Sợ, nhưng thích xem phim kinh dị, tới đoạn rùng rợn lại che mặt. Người sợ ma nhất luôn có bộ sưu tập nhiều chuyện ma nhất. Và trí tưởng tượng được sử dụng hết cỡ. Những cây tre cọ vào nhau trong đêm giông, tiếng cú kêu, tay chuối khô vật vờ bay trong đêm, vài con bướm lớn màu xám lặng lẽ đậu im lìm trên vách, một góc nhà hơi tối và lạnh lẽo... đều là mối dây liên hệ với... ma. Ngay cả chạy trên đường, tiếng bước chân mình mà tưởng chân ma rượt, báo hại càng chạy càng thấy nó đuổi sát bên mình. Buộc phải sợ, thế giới đó quá bí hiểm, chưa ai được mon men ra biên giới giữa hai cõi hỏi thăm, người đi về cõi đó cũng không trở lại để... kể.

    Phải sợ, vì người ngoài sáng, ma trong tối. Ma lượn lờ quanh mà mình chẳng thấy, đến lúc chợp mắt, ma lại hiện ra trong những giấc chiêm bao. Tôi, cũng như nhiều người chưa thấy ma bao giờ, nhưng nghe kể chuyện đã thấy ám ảnh, hãi hùng. Người đời thêu dệt hàng ngàn câu chuyện ma khác nhau, nhưng đối tượng chính thì giống hệt, thường là những người phụ nữ xinh đẹp mặc toàn đồ đen hay trắng (có lẽ thế giới đó không chuộng mốt, chưa nghe ma mặc áo chim cò, áo yếm hoặc váy ngắn), tóc đen dài, và khi muốn làm con người sợ hãi, ma khoe cái lưỡi dài, đỏ lòm. Ma hay vật vờ than khóc trên những cây cổ thụ, hay mời người ăn bánh (nhưng khi tỉnh ra thì thấy bánh là bùn). Rất nhiều truyện kể ma đứng bên đường quá giang xe những người đàn ông, rồi biến mất bằng nhiều cách, hoặc đi vào ngôi cổ miếu nào đó, hoặc lặng lẽ tan đi mặc cho anh nọ vẫn nói huyên thuyên đằng trước.

    Những câu chuyện ma bắt đầu làm cho tôi thích thú, đơn giản vì tôi hết sợ. Tôi không tin tuyệt đối vào sự huyền bí, nếu có thì ma đâu sao không vặn cổ bọn người xấu đang nhởn nhơ giữa đời kia. Hiểu ra điều đó, tôi tiếc vì mất đi một lý do để mình sống... tử tế. Nghịch lý, là khi tôi tỉnh táo, thấu đáo được một điều gì đó thì đời bỗng buồn hơn.

    Bỗng ngỡ ngàng thấy người đáng sợ hơn ma. Chẳng biết được ai là bạn, là thù, ai yêu mình, ai ghét mình, trong khi ma đã tách bạch ở một giới tuyến tối tăm khác. Nói tới ma, biết ngay là giặc. Còn người thì lẫn lộn trắng đen, khó nắm bắt. Ma muôn đời đơn điệu vài chiêu dọa người, người lại nghĩ trăm phương nghìn cách hại nhau. Vậy mới sợ.

    Phát hiện ra điều này, tôi buồn suốt một khúc thời gian, ganh tị với kẻ sợ ma rón rén trông buồn cười mà hạnh phúc. Tháng Giêng rồi, tôi đi H. chơi. Nghe nói nhà trọ xây trên nền nghĩa địa cũ, cả đêm hai đứa con gái cùng phòng mở đèn sáng rực, nghe gió rít qua khe cửa sổ, trằn trọc chờ... ma. Báo hại tôi ngủ không được. Trăn trở nghe bụng cồn cào, tôi mò ra quầy bar, mua ly sữa nóng. Anh chàng trực quầy cao lớn đang ép nước trái cây. Lúc anh ngẩng lên, tôi giật mình trước nét mặt đẹp, rất nam tính nhưng lạnh tanh, thật ngầu. Lúc ấy tôi bị bội thực những nụ cười giao đãi nên thấy thích anh chàng này, đứng nấn ná nói một vài câu chuyện bâng quơ. Tôi kể mình vừa thấy ma. Anh cười. Tôi nói em thấy ma thiệt. Anh lại cười. Tôi nói bạn em cũng thấy ma, nó đang sợ phát khóc trong phòng.

    Mắt anh ta nhìn tôi có vẻ tần ngần, cuối cùng anh hỏi, con ma ra làm sao. Tôi ngập ngừng, ra bộ vẫn còn hãi hùng lắm, nói chị đó mặc đồ nâu đen, tóc dài, cài nơ đen. Anh ta im lặng, nhìn chăm chăm vào cái máy xay đang kêu tè tè. Anh bỗng ngẩng lên: “Em à, con nhỏ đó hiền lắm”.

    Tôi đứng day ly sữa trong tay, cảm động muốn chết. Chẳng ai nói về ma, về nỗi sợ hãi thường trực trong lòng bằng cái giọng ấm áp, bao dung, bình thản, chân thành như vậy. Như thể anh đang nói về một đứa em nhỏ, một người bạn thân, một đồng loại...

    Thật đơn giản, lâu nay người ta cứ nghĩ ai đó là kẻ thù trong khi họ cũng có thể làm bạn. Tôi lại tin có ma ở trên đời, nhưng không phải để sợ hãi...

    (Nguyễn Ngọc Tư)

    http://www.viet-studies.net/NNTu/NNTu_MaVaNguoi.htm

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 04:38 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh