Register
Page 6 of 19 FirstFirst ... 4567816 ... LastLast
Results 51 to 60 of 186

Thread: Kiếm Đạo

  1. #51
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,354
    Chàng ngốc

    Nguyên Hương

    “Quán bình dân thôi mà ngon lắm”, anh nói. “Sao anh biết?”, em hỏi lại với một cái lườm. Đàn ông con trai gì mà quán xá ngõ hẻm nào cũng tỏ tường. Anh cười: “Hôm nọ mấy thằng bạn thất nghiệp rủ nhau đi ăn nên anh mới biết”. “Đã có ai xin được việc làm chưa?”, em cố giữ cho giọng mình không có vẻ dò hỏi. “Một đứa. Mới chỉ là nhân viên hợp đồng trong một công ty tư nhân thôi”. Không muốn không khí bị chùng xuống, em lảng qua chuyện khác: “Còn xa không anh?”. “Vài bước nữa thôi, kia kìa”, giọng anh trả lời áy náy. Câu hỏi của em vậy là lỡ miệng rồi. Vài bước nữa thôi... vài bước nữa thôi... Mắt anh bứt rứt nhìn xuống con đường dưới chân, hẻm nhỏ biết bao giờ mới được tráng nhựa, lại thêm những chỗ trũng chỗ lồi được đắp vá bằng cây gỗ mục và gạch đá vụn vỡ. May là hôm nay em không mang gìay cao gót.

    Quán vắng. Ít người đi ăn bánh bèo vào giờ trưa thế này. Mấy bộ bàn ghế có vẻ buồn. Cô chủ quán cũng có vẻ buồn, nụ cười khi nhìn thấy chỉ hai người khách vào quán chẳng tươi tỉnh lắm. Hai dĩa thập cẩm. Chè thập cẩm thì nghe từ lâu nhưng bánh bèo thập cẩm thì đây là lần đầu. Em tò mò nhìn theo bàn tay sắp xếp trên dĩa. Anh bật cười: “Chỉ là cách gọi tếu của bọn anh thôi”. Ra vậy. Bánh nậm, bánh bột lọc, bánh hỏi, bánh bèo nằm bốn góc xếp chéo lên cái dĩa tròn: “Có bốn thứ mà dám gọi là thập cẩm. Thật là đại ngôn”. “Cộng cả hành, mỡ, ớt, tôm nhụy, nước mắm và bánh tráng giòn nữa”. Cả hai cùng cười. Tiếng cười khiến cô chủ quán ngạc nhiên nhìn lên. Rồi cô cúi xuống với cái nồi bốc hơi nghi ngút trên bếp lửa. Hai cái thúng to bên cạnh đựng đầy những cái chén tí xíu. “Ăn được không em?” “Ngon”. Anh cười rất vui: “Thêm dĩa nữa tí về khỏi ăn cơm”. Ăn dĩa nữa thì gật đầu ngay nhưng về khỏi ăn cơm là không được. Phải ngồi ngoan bên bàn, không bới thêm nữa thì phải nhâm nhi kéo dài chén cơm trên tay cho đến khi cả nhà cùng xong bữa. Công của người nấu nướng là quan trọng lắm. Nấu mà không ai ăn, mợ giận lần sau treo nồi luôn là chết. Gọi thêm một dĩa rồi chia đôi là vừa. Anh vui vẻ sớt qua dĩa của em phần nhiều hơn. Em nhai ngon lành, lần này là ngon lành thật sự chứ không phải là cố làm cho anh vui như cơm hến lần trước. Trời ơi, làm sao biết là ngon hay dở khi mà miệng mồm răng lưỡi bỏng rát cơn cay xé. Vậy mà em cũng ăn được hai chén. Dặn lòng không bao giờ đi ăn cái gì với anh nữa.

    * * * * *

    Chút tài còm đàn hát thuở sinh viên giúp anh có được việc làm trong mùa cưới. Hóa ra vậy mà sang. Cùng với ban nhạc, anh ra vào những nơi trước đây chỉ ngang qua mà không dám nhìn vào. “Trong restaurant đó có gì hay không anh?”. “Hôm nào anh đưa em vào cho biết”. A, lên mặt chưa kìa: “Nói sao mà đưa em vào?”. “Thì nói là em gái”. “Chỉ là em gái thôi à?”. “Chứ nói thật là người yêu thì chết anh. Mấy cô ca sĩ ghen cố tình hát sai nhịp rồi lại bảo tại anh đàn sai”. “Vậy mấy tay trống nhìn em gái anh thì sao?”... Á... à...

    Chẳng cô ca sĩ nào ghen cũng chẳng tay trống nào nhìn em. Ai cũng bận rộn với công việc của mình. Em ngồi ở cái bàn cạnh khu vực đám cưới, nhìn anh, rồi nhìn quanh. Cô dâu đẹp mê hồn. Chú rể lúng ta lúng túng đến buồn cười. Điều làm chú rể lúng túng nhất hình như chính là cái váy của cô dâu, nó căng phồng thành một vòng tròn khá rộng như muốn đẩy chú rể ra xa, lại còn rất dài, chú rể cứ kéo lê đôi giày chứ không dám nhấc cao có lẽ vì sợ dẫm lên vô số lớp ren xoè trên mặt đất. Chà, có bạn bè ký túc xá của em ở đây thì xuất khẩu thành thơ ngay.

    - Xin được hân hạnh phục vụ cô.

    Cậu hầu bàn trẻ măng cúi người trước mặt em. Em giật mình nhận ra sự vô lý của mình. Chỉ một ly cam vắt mà dám chiếm hẳn một bàn của restaurant sang trọng thế này. Nhưng...

    - Cái anh trong ban nhạc nói chị dùng gì xin cứ ra lệnh.

    Ra vậy. Anh thật là.

    - Tôi đợi anh ấy xong rồi sẽ... Xin cám ơn.

    Cậu hầu bàn quay đi. Anh ra hiệu gì đó em không hiểu, nhưng thấy cười là yên tâm rồi.

    Tại sao hôm nay em lại đến đây? Để làm gì? Đón anh, đó chỉ là cái cớ. Thật ra thì em không nên làm anh bị phân tâm thế này. Đừng nhìn em nữa. Em ngồi một mình thì đã sao. Anh tưởng em phải cần có người nâng đỡ dịu dàng bên cạnh đó à? Cậu hầu bàn lại nhìn em cười. Nụ cười gợi nhớ quá đỗi. Rất gợi nhớ...

    “Nghĩ gì mà trầm tư vậy?”. Em giật mình nhìn quanh. Tiệc cưới đã tan. Anh ngồi xuống ghế đối diện em, tia cười trong mắt lóng lánh. Vui gì vậy? À, mai có đám cưới, một cái sáng, một cái chiều, ngày mốt cũng có. Tuần tới có không? Liên tiếp cả tuần đều có. Vậy là đánh đàn đến mỏi nhừ tay nhé. Đáng để ăn mừng. “Em ăn gì nào?”, anh đưa bảng thực đơn dài dằng dặc. “Thừa sức đãi em bất cứ món gì”. Chà, vênh vang vậy thì người ta gọi cho biết tay. Gà nhồi nấm, bò đốp... “Bò đốp là cái gì?”. Có lẽ... khi xọc đũa vào nó nổ đôm đốp. Cười. Không được cười to đâu, trong restaurant người ta chỉ cười mím chi thôi.

    Rất ngạc nhiên anh nhìn em thành thạo tay dao tay nĩa, bao nhiêu món chính là bấy nhiêu món chấm. Gà quay chấm với sốt mazône. Anh lạ lùng nhìn chén sốt màu vàng dẻo quánh đặt trong lòng đĩa. “Anh biết món này làm từ gì không? Lòng đỏ trứng gà đánh với dầu ăn cho tới khi hoà tan vào nhau”. “Anh nghe báo chí nói nhiều về ngộ độc màu thực phẩm...” “Không phải đâu, màu trứng gà và dầu ăn cho ra màu vàng như vậy đó. Cũng như màu gà quay này là từ cà chua. Người ta bằm cà chua thật nhuyễn rồi vắt lấy nước”. Sao anh bỗng nhiên buồn thế kia? Ánh buồn lảng bảng trong mắt, trên cả môi cười? “Em có vẻ sành những món ăn quý tộc...”

    oOo

    Bao nhiêu ngày rồi... Kể từ bữa thịnh soạn trong restaurant anh không đến. Nói đúng hơn là anh chỉ ghé ngang, bâng quơ vài câu rồi đi. Không rủ đi nước mía góc đường, không chè hẻm, không cơm bụi...

    Em cười thầm. Để xem cục tự ái lớn đến chừng nào cho biết. Nghĩ vậy nhưng rồi chính em cũng buồn. Cậu hỏi: “Hai đứa hục hặc gì đó?”. Mợ không hỏi gì, chỉ cười.

    Em đứng trên ban công nhìn xuống. Anh ngang nhà... chậm lại... rồi đi qua. Có cái lối giận hờn vô lý vậy. Em không cười thầm nữa mà thấy giận anh, giận thật sự, chẳng phải buồn một chút. Nếu em sinh ra là tiểu thư con nhà giàu thì chúng ta đến đây là chia tay thật sao? Ngốc.

    Em không hề là tiểu thư, chưa từng là tiểu thư mà chúng ta chia tay vì khoảng cách ấy thì thật là vô lý. Nước mắt em lăn xuống má. Chẳng có khoảng cách nào giữa hai đứa mình đâu, ông ngốc ạ! Ông còn có tài đàn hát để mưu sinh. Còn tôi, chẳng có gì, chẳng một chút tài lẻ nào...

    Những năm tháng ấy em chẳng tìm được một việc gì khác hơn là làm thuê. Hàng phở cần người bưng bê, không phải là chạy loanh quanh những cái bàn nằm gọn trong quán mà là bưng đến tận sạp cho những người đang buôn bán trong chợ. Anh biết không, phải thật nhanh sao cho khi người ta ăn vẫn còn nóng hổi và phở vẫn còn dai. Đón tô phở từ tay người múc đặt vào mâm, làm sao cho mỗi chuyến đi được nhiều tô nhất. Sợ trên đường người khác đâm sầm vào cái mâm của mình. Lối đi trong chợ thì rất hẹp mà ai cũng bày hàng lấn ra, lại thêm buổi sáng đông người. Sau, em xin làm bên hàng cơm. Chạy cơm cũng cực nhưng an toàn hơn phở, ít nhất là không bị bỏng tay. Vả lại, cơm là vào bữa trưa, giờ đó chợ vắng. Rồi em xin được chân rửa chén bát trong nhà hàng. Khi không rửa chén bát, em phụ bếp. Nhổ lông gà vịt, nhồi bột, lột hành tỏi... Bữa tiệc nào có món hành ngâm giấm, lột xong hàng rổ hành mắt em cay xè tối không học bài nổi. Rồi đánh sốt mazône, bằm cà chua... Những món ăn quý tộc ấy... Có những tiệc chỉ đòi các món đặc sản đồng quê... Khêu con ốc ra, khêu thật sạch, giữ cho vỏ ốc còn nguyên vẹn rồi chà rửa cho không còn tí mùi bùn. Thịt ốc bằm thật nhuyễn trộn với gia vị rồi nhồi lại vào vỏ ốc xong đem hấp với gừng. Từng thúng ốc từng thúng ốc... Không tự tay làm thì không ngờ vỏ ốc nhìn hiền hoà vậy mà làm cứa từng đầu ngón tay như dao sắc.

    Ngày từ giã thị trấn nhỏ bé về thành phố này, bước vào phòng thi đại học, hai tay em đầy những vết nứt nẻ. Và trái tim đầy nỗi sợ hãi. Sợ mình dốt xa học trò thành phố, thi rớt thì không biết làm sao. Số tiền chắt chiu dành dụm tiêu hết vào chuyến đi này mà công việc thì đã có người thay ngay khi em vừa xin nghỉ. Công việc cực nhọc trở thành quý giá bởi vì nó cho những bữa ăn no nê ngoài tiền lương, tuy chỉ là thức ăn thừa của khách nhưng vẫn rất ngon.

    Và sợ thành phố mênh mông xa lạ, sợ ánh mắt của bà chủ nhà trọ nhìn mình xoi mói, sợ tiếng cười khúc khích của đứa con bà chủ trọ “Con nhỏ nhà quê cứ ôm khư khư cái túi”.

    Sợ cả ngôi biệt thự của cậu mợ nữa. Cầm địa chỉ trong tay mà không dám đến, đến rồi không dám nhấn chuông. Nghèo... sợ vô cùng những nỗi tổn thương. Thà mình không đến để tự trách là tại mình không đến. Rồi tự nhủ sẽ đến khi có một cái gì đó.

    Cái gì đó là kết quả kỳ thi và kết quả này đã cho em cơ hội tìm được chân gia sư.

    Vậy đó, ngốc ạ. Chưa bao giờ anh hỏi để em kể cho anh nghe về những đắng cay. Cứ như người xa lạ, còn hơn vậy nữa!

    * * * * *

    “Sao cháu bắt nó đợi tội nghiệp vậy?” Mợ bước vào phòng với nụ cười trên môi. Ai? Ai đợi? Mợ lắc đầu: “Hai cái đứa này...”. Em chạy ra đầu cầu thang nhìn xuống, phòng khách phía bên kia nên chẳng nhìn thấy gì. Nhưng có thể hình dung ra anh đang nhìn đâu đó trên bức tranh treo tường rồi thỉnh thoảng liếc về phía chân cầu thang. “Nó khoe vừa xin được việc làm”. Mợ nói gì? “Ông chủ nhà hàng cái chỗ tổ chức đám cưới khen nó đàn hay. Rồi trò chuyện biết nó có bằng Đại học. Vậy là...” Ô la la... Tuyệt vời quá! Chúc mừng anh. Không, đáng đời anh. Em không xuống đâu. Em vẫn cứ ngồi yên trên này, đúng như một cô tiểu thư kiêu kỳ. Và anh cứ ngồi đợi chờ khổ sở lúng ta lúng túng trước mặt cậu, trước mặt mợ. Và với sự ngốc nghếch của anh.

    http://4phuong.net/ebook/22976192/chang-ngoc.html

  2. #52
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,354
    whatever comes from the heart can touch the heart!

    Đứng dưới một hàng hiên trú mưa chiều có cậu sinh viên, chị thuốc lá, cô hàng gánh, và tui.
    Đang bâng quơ với nhau chuyện mưa gió bão bùng, chợt nghe cái rầm. Một cậu trai bo cua kiểu gì, chắc đường trơn, tông mạnh chiếc xe đạp của cô bán xôi. Cả hai té lăn cù. Và xôi, kính thưa các loại, văng tả tơi trên mặt đường.
    Mấy người trong này chạy ra xúm xít đỡ hai người kia dậy. Cô bán xôi xây xát chút đỉnh nhưng chẳng quan tâm, chỉ mếu máo "Thôi chết tôi rồi". Cậu trai cũng gượng đau xin lỗi quá chừng. Kéo nhau vô hàng hiên, cậu nói mình ở tận Tân Phú, trong túi còn có mấy chục sao đủ đền. Rồi cậu biểu để cậu gọi bạn mượn tiền. Gọi năm bảy lần, bên kia vẫn tò tí te, cậu chừng như sắp khóc vì bất lực...
    Em sinh viên móc bóp ra, vét sạch được trăm tư. Cô hàng gánh cho năm chục. Chị thuốc lá hổng chịu.
    - Thôi giờ vầy, mưa gió quá mà, xui rủi đâu ai muốn. Vốn cái thau xôi này bao nhiêu? Vốn thôi nha.
    - Dạ ba trăm mấy.
    - Thôi tính tròn ba trăm đi. Mấy chục kia bà chịu đi. Tụi tui còn năm người đây, mỗi người sáu chục. OK hết hôn?
    Rồi tất cả móc túi ra, lẹ làng và ngọt ngào, như thể ai cũng có trách nhiệm với cú ngã và thúng xôi kia.
    Cô bán xôi giọng Bắc, em sinh viên miền Tây, cô hàng gánh Quảng rặt, chị thuốc lá giọng Saigon. Một đám lộn xộn lu bu mà đối đãi với nhau thiệt là sài-gòn.

    -----------------------------

    Chắc mọi người cũng thấy thời gian qua, thằng Hải hiếm khi viết về các vấn đề xã hội.

    Bởi đơn giản thôi, đâu có đọc báo, cũng chẳng lướt news feed luôn. Cái kiểu đứng ngoài lề của xa lộ thông tin vậy. Mà nói thiệt, tự nhiên thấy tâm hồn mình thanh thản hẳn ra nhe. Tới từng tuổi này, phải biết cách bỏ ra khỏi mình những điều không đáng. Tiếp xúc và bị cuốn vào những tin tức tiêu cực rồi sân si riết ám khí vây bủa mình. Ủa, tự nhiên ngược đãi chính mình vậy? Thôi, cứ nuôi cho mình một nguồn năng lượng tích cực. Làm được vậy, ngoài thương bản thân, cũng là cách truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Ở nhà, nhà vui; ra gặp bạn, bạn vui; lên FB, người đọc vui. Vậy là được rồi héng.

    Nói thiệt, hồi xưa quyết định đi Mỹ có 10 giây, sau cái đêm bị thằng kia bóp còi sau lưng đã rồi chạy lên chửi đụ má mày. Kiểu như không thể hít thở chung bầu không khí với những loại người ấy. Giờ về lại khác. Người ta vẫn vậy, thậm chí tệ hơn vậy nhưng không làm mình khó chịu nữa. Nhìn họ thiếu văn hoá, mình vỗ về cái bụng rằng thật tội nghiệp, chắc do nghèo do ít học do ít đọc do bạn bè xấu do môi trường,...hay thậm chí do bản tánh trời lỡ sanh vậy biết sao giờ. Đó, nghĩ vậy nên nhìn ai cũng thấy thương. Cái cảm giác này nó dễ chịu lắm nghe.

    Vài đứa bạn, khi gặp chuyện gai chướng từ cộng-đồng-mạng, cũng vô biểu viết đi, viết đi, mày viết có nhiều người đọc nhiều người nghe. Hoy, mệt. Mình hèn mọn, thay đổi bản thân mỗi ngày còn nhọc nhằn, sao dám làm điều đó với ai khác. Dạy thằng Chấn Hưng còn chưa muốn xong. Thú thiệt, hồi tre trẻ, đôi khi cũng có ý đó, cái ý giúp người khác hay thậm chí xã hội khá hơn lên. Nhưng rồi nhận ra việc ấy khó hơn hái sao trên trời. Tự nhiên thấy thương mấy câu của anh Nguyễn Sĩ Đại,

    "Người vá trời lấp bể
    Kẻ đắp luỹ xây thành
    Ta chỉ là chiếc lá
    Việc của mình là xanh"
    .

    Ừ, vậy đi. Cho mình xanh cái phận nhỏ của mình. Viết lách cho lắm, trái ý đám đông thiếu tư duy thừa cuồng nộ, chẳng ích gì. Lượm mấy ngàn lai chẳng đổi được điếu thuốc nhưng bị đem ra đấu tố, mắng chửi sấp mặt lồn. Hổng sợ. Nhưng nản. Nên thôi.

    Chữ nghĩa để dành viết sách. Nói thiệt, viết sách, nhứt là sách bán chạy, có tiền hơn mình nghĩ nhiều. Ahihi. Vậy đi.

    Cuốn sắp phát hành, Sông Mê Chưa Cạn, là một tác phẩm văn học đúng nghĩa. Hổng biết có hay không nhưng tin rằng nó có-giá-trị. Tin.

    P.S. Ủa mà nãy giờ tui viết gì, bà con đọc có hiểu hôn? Chứ tui là tui hông hiểu rồi đó. Đói như một con chó lạc mà mưa quá, không ra đường được nên bày chữ ra chơi vậy thôi hà.

    ------------------------------------



    Đây là bức ảnh mình thích nhất trong những năm gần đây. Chỉ một khoảnh khắc nhưng nó kể lại được câu chuyện về mối gắn kết 38 năm.
    Trong tất cả những sự kiện vui của đời mình, ba lúc nào cũng có mặt nhưng luôn theo cách như vầy. Âm thầm và lặng lẽ trong bóng tối, nhìn thằng con ngoài sáng. Vì bởi "Thôi, ba quê mùa, ba dở ăn nói, ba có biết gì đâu...".

    Sau buổi chiều ấy, ba chỉ nói với mình đúng một câu, "Thấy con được người đời thương yêu quý trọng vậy, ba mãn nguyện lắm rồi". Và cố nhiên, đó cũng là tất cả những gì mình cố gắng cùng cực trong đời sống này.

    Ba rất hãnh diện với mọi người vì có đứa con nhìn xa trông rộng hơn mình. Nhưng ba có biết vì sao như vậy không?
    Vì con luôn được đứng trên đôi vai ba.

    https://www.facebook.com/chris.le.98

  3. #53
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,354
    LỜI NGUYỀN CỎ HOA

    Trích - Tuỳ bút Hoàng Công Danh

    Khi nặn ra cỏ hoa, Thượng đế cho mỗi loài một lời nguyền để giữ gìn sự sống và xác tín sự có mặt của mình. Có lẽ vì điều này nên hầu như bất cứ loài hoa loại cỏ nào ở quê nhà cũng đều cố hữu một niệm thiêng và hóa hợp thành linh hồn.


    Có hai loại hoa giữ cùng một lời nguyền, nhưng lại biểu hiện khác nhau. Đó là hoa Trinh Nữ và hoa Nứt Nẻ. Lời nguyền của chúng rất dễ thương, rằng: “Anh đừng có chạm vào em, em sẽ ngại lắm đấy!”.
    Hoa Trinh nữ nhiều người biết rồi, nếu chạm tay vào thì lá nó cụp lại một cách e lệ như những cô gái đến tuổi biết yêu; nó khư khư giữ mình như các cô gái giữ trinh tiết cho cuộc dâng hiến đẹp nhất – chính vì thế có tên Trinh Nữ. Ở làng mình, cỏ Trinh Nữ còn được gọi là cỏ ngủ, tại khi chạm tay vào thì lá nó khép lại như mi mắt vừa nhắm.

    Hoa Nứt Nẻ lại kết chiếc búp xinh xắn như hai bàn tay chụm lại. Nếu ta chạm nhẹ tay vào chiếc búp đó thì ngay tức khắc nó bật nở ra thành một bông hoa đẹp. Cũng nhờ việc bung đó mà những hạt giống hoa văng ra, rồi vài bữa sau cây con mọc lên xung quanh. Bàn tay con người chính là tác nhân cho cuộc sinh sản của loài hoa này. Hay nói cách khác, khi con người giải thiêng cho hoa Nứt Nẻ thì đồng nghĩa với việc cho phép chúng được sản sinh. (Cũng như ở Ấn Độ có chuyện Nữ thần đồng trinh Savitri vậy. Nàng Savitri giữ một lời nguyền của thần thánh để đảm bảo cuộc sống an lành cho thần dân. Chừng nào nàng trinh nữ còn làm Savitri thì chừng đó nàng phải nắm giữ một lời nguyền là không được chung đụng với đàn ông).


    . Hoa Cỏ may lại mang trong mình lời nguyền hẹn ước. Cỏ may mọc nhiều ở những bãi đất, đường đê hay trên chân ruộng. Trai gái ở làng yêu nhau hay hò hẹn ra đê ngồi tình tự, hoặc đi làm đồng cùng nhau. Khi ấy hoa Cỏ may bám vào đũng quần như ấn định một lời nguyền: “Tao găm vào cho chúng bây ưng chắc mãi mãi… “. Bởi thế nên người nhà quê yêu nhau chân thật và sống được với nhau lâu dài. Bây giờ trai gái yêu nhau mau chia tay là vì họ dẫn nhau đi những chỗ sang trọng, họ quên mất rằng chính những nơi dân dã tự nhiên quê mùa có loài hoa Cỏ may giữ giúp tình yêu một lời nguyện ước vĩnh cửu.


    . Hồi nhỏ, lũ trẻ chúng tôi hay ngắt hoa bậy bạ ở ngoài đồng để ăn. Hoa Me cánh hồng tím chua chua; hoa Mâm xôi đầy lên như đĩa xôi gấc đỏ, ăn vào ngọt lịm; hoa Cẩn cái có cuống tim hút ra nước mật bùi bùi. Ăn xong thì mấy đứa khoác tay sang vai nhau vừa đi vừa hát một khúc đồng dao và làm động tác tương ứng: “Bạn bè, cặp kè. Ăn rau Mè, ngồi xuống. Ăn rau Muống, đứng dậy. Ăn tầm bậy, ngả ra”. Chính trò chơi với cỏ hoa quê hương ấy đã nhắn nhủ với chúng một lời nguyền, rằng: “Đã coi nhau là bạn thì sống cho tử tế với nhau. Đứa nào làm chuyện bậy bạ ta sẽ bắt nôn cho lòi cuống hoọng ra!”. Đó là lời nguyền đẹp nhất mà chưa bao giờ chúng tôi muốn giải thiêng.

  4. #54
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,354
    Cám ơn các anh chị đã ghé đọc truyện với St


    HỚT TÓC SÀI GÒN

    Đó là một tiệm hớt tóc nhỏ xíu, ở Phú Nhuận Sài Gòn, trang trí theo kiểu cũ, với bốn thợ, có lúc nhiều hơn nhưng chưa bao giờ ít hơn, bốn ông thợ già, người trẻ nhứt cũng ngoài năm chục. Tôi đã hớt tóc ở tiệm này từ năm chín bảy, nghĩa là đã mười bảy năm, tính tôi luộm thuộm nên cứ để tóc thiệt dài rồi hớt thiệt ngắn rồi lại để thiệt dài mới hớt tiếp, nên hầu như năm chỉ ghé tiệm đôi ba lần.

    Tiệm nhỏ, lại nằm ở đường nhỏ nên ghế ngồi kê san sát, mấy năm gần đây làm thêm dịch vụ gội đầu phía sau cho mấy quí ông chứ lúc trước không có.

    bốn ông thợ già, nói giọng Sài Gòn xưa, âm ấm ngang ngang, thứ giọng nói mà bạn thường nghe trên mấy chuyến xe đò miền tây, rao thuốc nam trị đau nhức. Bốn ông thợ hiền, tẩn mẩn tỉ mỉ săm săm soi soi hớt từng nhánh tóc được vuốt ngược lên bằng chiếc lược ngà mỏng, chiếc kéo trên tay cầm dù khi không hớt vẫn được gõ từng nhịp tanh tách tanh tách, đôi kính trễ xuống tận mũi, chăm chú theo từng đường kéo nét dao, đó là kiểu làm việc của những người đam mê, và không bao giờ, không bao giờ mắc sai lầm.

    xưa tiệm còn xài miếng da lớn, treo từ quá đầu người xuống sát đất, và cây dao cạo râu xếp dài với lưỡi dao bóng loáng, như cách đây một trăm năm, sau khi bôi kem lên mặt khách bằng cây chổi tròn, ông thợ già cầm con dao đó liệng qua liệng lại trên miếng da, vừa liệng dao vừa nói chuyện này chuyện nọ, trẻ nít thì ông nói chuyện ma quỷ, thanh niên thì ổng kể chuyện trai gái, ông già thì ổng nhắc thời chinh chiến loạn lạc cũ, người khách lim dim mắt, nghe cũng được mà không nghe cũng được, ổng cứ nói một mình trước khi đặt lưỡi dao trên hàm râu… sau này, có vụ sida nên cũng sợ con dao xài chung, chỉ dùng dao lam xài một lần rồi bỏ.

    hầu như tiệm chỉ có khách quen, hoặc giả khách lạ lần đầu rồi cũng thành khách quen, như tôi, mà khách quen thì câu chuyện cũng quen, đôi khi tới trúng bữa cơm khách cũng sà vô ăn cơm chung, hay tiệm có mua món quà vặt chi, bánh trái mía gim cóc xoài xôi chè đậu đen đậu đỏ cũng làm một phần nhỏ mời khách, khách cũng không mấy khi từ chối. Có khách Việt Kiều vừa xuống sân bay, chưa vội về nhà, kéo va ly to đùng vô ngồi tiệm, tặng mấy ông thợ già chai dầu gió hiệu con ó, nằm lấy cái ráy tai cho sướng chút, nói năm ba câu chuyện cũ cho đã chút, rồi mới về nhà. Có khách bị tai biến, biết mình sắp về với ông bà, vẫn kêu con trẻ đẩy xe lăn ra tiệm, hớt cái tóc cạo cái râu cho nghiêm túc trước lúc ra đi, một ông thợ hớt còn hai ông thợ kia giữ cái đầu khách cho thẳng thớm, tiễn khách ra về lần cuối, khách thì cười mà bốn ông thợ già nước mắt ròng ròng.

    có lần nọ, có một khách từ xa xuống, đâu từ Buôn Mê chi đó, người mà cả bốn ông thợ rất đỗi kính trọng, gọi là Trung Úy, khi Trung Úy đến, họ không tiếp khách nữa, dặn con cháu mua chai rượu với chút mồi, đóng cửa ôn chuyện xưa cũ, tôi mới biết là họ đều từng là lính, từng chung chiến hào, của bên thua cuộc. Họ không cay đắng cũng không hề nuối tiếc, đơn giản đó là một phần đời, một phần tuổi trẻ của họ, họ trân trọng nó, như một thứ kỷ vật, lâu lâu lấy ra lau chùi ngắm nghía


    đó là một tiệm hớt tóc nhỏ xíu ở Phú Nhuận, Sài Gòn, trang trí theo kiểu cũ, với bốn ông thợ già. Tôi đã hớt tóc ở tiệm này từ năm chín bảy, nghĩa là đã mười bảy năm, hồi xưa tôi ở trọ gần đó nên có qua một lần, giờ về Gò Vấp xa xôi cũng ráng ghé, rồi giá thuê đắt đỏ nên tiệm lại dời tuốt trong đường nhỏ, tôi cũng ráng ghé, ghé không phải chỉ hớt tóc, ghé ngồi nhìn mấy ông thợ già, tỉ mỉ tỉa từng đường kéo, chăm từng nhát tông đơ, nghe mấy bản nhạc vàng như mưa nửa đêm, tỉnh lẻ đêm buồn… ghé chỉ để nghe câu chào, thằng Hai lâu quá không ghé mậy, đi mần măn mà để tóc tai thấy ớn, vậy thôi

    Nguồn: damhaphu.com

  5. #55
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,354
    Chị Thuỵ Khanh , anh HoàiVọng, Chị CCG
    ---------------------------------
    Bạn

    Cách đây hai ngày, tôi nhận được tin nhắn của một người đàn ông lạ. Và chiều nay, tôi quyết định đến nhà anh, sau khi về Saigon.
    Ngôi nhà rộng rãi nhưng ấm cúng, treo nhiều bức phong cảnh sơn dầu trong veo. Gia đình ba người đón tiếp tôi cũng thật ấm cúng. Khác với tưởng tượng trên đường, không khí nơi ấy thật vui vẻ, tràn ngập tiếng cười.
    Khi tôi đến, nhìn qua cổng, đã thấy cả nhà họ đang ngồi đợi. Cậu bé con mười bốn tuổi chạy ra trước tiên. Em ốm nhom, xanh xao và yếu ớt nhưng vòng tay ôm rất chặt...
    Tôi được biết em rất mê vẽ nhưng không nghĩ tất cả những bức tranh đang treo trong nhà đều là tác phẩm của em. Bất ngờ đến sốc. Chúng đẹp và có hồn lạ thường. Ngồi nói chuyện một chút, em mời chú Hải lên phòng học. Một nửa dành cho góc sáng tác. Đang ngồi vẽ với nhau, em quay sang tôi, "Con đang không mơ phải hôn chú?".
    - Tất nhiên là không. Chú Hải đang ở đây, với con.
    Là em được cô giáo tặng cuốn sách của chú, lúc vừa phát bệnh mấy tháng trước.

    - Chú biết hôn, vừa đọc xong câu chuyện đầu tiên là con thấy thương chú liền. Thương dữ lắm. Con ước được gặp chú nhưng không biết cách nào liên lạc. Mấy tuần trước, con thấy mình yếu quá nên mới thổ lộ mong ước này với ba. Không ngờ ba cũng liên lạc được với chú. Mà may mắn nhất là chú đã đến thăm con.

    - Chú cũng thấy mình may mắn vì được gặp con.
    Và thật nhẹ nhàng, em kể về mình,
    - Con bị ung thư máu giai đoạn cuối rồi đó chú. Nhưng chú đừng lo, nhà con rất vui vẻ. Con cũng vậy. Hehe. Nhưng bây giờ con mệt rồi, muốn đi nằm một chút, chú qua phòng con chơi nhe, đừng về sớm nhe chú.

    Ngồi bóp chân cho em, nghe tiếng bước, quay lại, thấy ba em đang sau lưng. Anh khóc.
    - Chú yên tâm, ba con khóc vì vui đó.
    (Trời ơi, có phải tôi đang đối diện một người-đàn-ông-mười-bốn-tuổi không đây?)
    - Đúng rồi đó Hải. Anh rất hạnh phúc vì đã tìm ra Hải và mời được Hải về nhà. Vậy là nguyện ước lớn nhất của cháu đã thành rồi. Dù chỉ có mình cháu nhưng anh nghĩ mười mấy năm qua được làm cha cháu cũng đã là một ơn phước lớn của anh rồi.
    - Em cám ơn anh vì đã chia sẻ với em suy nghĩ này, ngay trong lúc em cần đến nó nhất...
    Rồi em chồm dậy kéo tôi đến gần, thỏ thẻ vào tai "Nếu có một điều ước, chú biết con ước gì không?".
    - Ước gì, kể chú nghe coi.
    - Nếu có kiếp sau, con ước được làm một người bạn của chú.
    - Cần gì kiếp sau. Chúng ta đang là bạn rồi nè.
    Và em níu cổ hôn lên má tôi...
    Anh T., em mang ơn anh vì đã cho em cơ hội này, cơ hội để em xác tín lại lẽ-vô-thường trong lòng, để đối diện thật nhẹ nhàng với những bất trắc trước mắt. Mang ơn anh vì đã cho em một người bạn.
    Và cuối cùng, mang ơn anh vì đã cho em thấy em sống một cuộc đời không hoài phí chút nào.

    https://www.facebook.com/chris.le.98

  6. #56
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,354
    Chuyện ở phi trường Saigon, với anh công an cửa khẩu,
    - Bồi dưỡng chút đỉnh đi ông anh.
    - Ủa, tại sao tôi lại phải bồi dưỡng anh?
    Trở mặt ngay,
    - Mày về đây làm gì, ở bao lâu?
    Chuyện ở phi trường Los Angeles, với anh viên chức Bộ Nội An,
    - Chào mừng anh bạn trở về nhà.
    - Cám ơn anh.
    - Sao anh đi lâu vậy?
    - Ba tôi đau nặng, tôi phải dành thời gian cho ông ấy.
    - Oh, tôi rất lấy làm tiếc, anh bạn. Ông ấy đã khá hơn rồi chứ?
    - Cám ơn anh. Ông ấy OK.
    - Thật là một tin tốt lành.
    Chuyện nhỏ xíu, chẳng phải để so sánh gì. Chỉ để nói rằng mấy chuyện nhỏ xíu như vậy mới chính là những thứ làm nên sức-mạnh-Mỹ.
    --------------------------


    Cũng áo sờn vai, nón lá rách. Cũng đôi gót chân nứt nẻ. Cũng chiếc kim tây cài miệng túi áo. Bà mang mấy trái mít ra trước chợ, xẻ từng miếng mời chào. Tự nhiên thấy nguyên cái quê mình được bày ra đây. Thơm phức, ngọt ngào, hồn hậu.
    Thơm phức, ngọt ngào và hồn hậu từ mùi hương, hình ảnh tới lời ăn tiếng nói. Bà lớn vậy mà nói chuyện với mình cứ một tiếng dạ, hai tiếng thưa.
    Yêu quá, tiếng Việt mình, hồi xưa. Thương quá, người Việt mình, hồi xưa.
    --------------------------


    Trưa, online, thấy sale nhiều quá nên mua ít áo quần. Xong xuôi, tối về quỡn, lên coi tiếp. Má ơi, nó sale thêm nữa. Nếu so với buổi tối thì trưa nay, mớ đồ đó, mình đã mua hớ rất nhiều. Ta nói nó xót cái bụng, đi ra đi vô mà khó chịu, vì tiếc tiền.

    Giờ sao ta?

    Máu gian nổi lên. Thôi thì mình mua lại với giá sale mới. Mớ đồ kia, vài bữa giao tới, mình sẽ gởi trả. Ahihi.

    Hông biết mình làm vậy là có gian manh hôn ta? Cũng thấy áy náy. Nhưng thôi kệ, mình được phép mà.

    Bởi vậy ta nói, muốn làm người tốt, bạn phải đấu tranh dữ lắm. Lúc đó, bạn phải cho lý trí và bản năng mình làm một cuộc đấu mà ở đó, bạn là trọng tài.

    Tỉ như quay về Mỹ, thấy hộp đồ mua hồi hai tháng trước. Thiệt sự cũng không nhớ mình đã mua cái gì. Mở ra, à, dây nịt với cà vạt. Nhưng người ta giao dư một cái cà vạt. Coi lại receipt, thấy trả tiền có một mà nhận những hai. Tự nhiên trong đầu nổi lên một cuộc tranh luận.
    - Ôi, kệ đi, kiếm ai đó tặng. Hãng này lớn quá mà, cái cà vạt nhằm nhò gì. Đi trả mất công quá.
    - Nhưng lỡ người nhân viên đóng hàng bị đền rồi sao? Cái cà vạt đâu có rẻ.
    - Không sao, chắc không đền đâu.
    - Mà nếu hổng đền, cũng phải trả. Nếu không, mình thành ăn cắp. Thôi, trả.

    Thiệt ra, cuộc đối thoại kết thúc bằng chữ "Trả" ấy, diễn ra nhanh lắm. Tổng cộng chắc chừng hai ba giây.

    Tui cũng là người, cũng có những tham lam rất bản năng. Nhưng trong những lúc như vậy, tui thường để lý trí dẫn dắt. Làm-người-tốt (dù rằng tui chưa được vậy) là cả một quá trình dài thực hành việc đè-nén-bản-năng. Dần dà, sẽ thành thói quen. Và khi đã có thói quen ấy,

    việc quyết định làm điều phải, lẽ đúng diễn ra rất nhanh.

    Với tui, điều quan trọng nhứt để tự rèn giũa mình trong đời sống này là phải-biết-xấu-hổ, trước hết là với chính bản thân mình.

    Và điều đáng mừng là dù đôi khi làm những việc không sai nhưng tui vẫn nuôi dưỡng được sự áy náy trong lòng. Chưa làm được người-tốt thì trước mắt, làm người-không-xấu cái đã.



    https://www.facebook.com/chris.le.98

  7. #57
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,354
    Cám ơn anh, chị đã ghé qua , St mời cả nhà đọc truyện tiếp nhé

    ---------------------------


    Trên núi Chứa Chan có một ngôi chùa, dân thường gọi là Chùa Núi hay Chùa hang, vì chùa này khởi thủy do một nhà sư cụt tay nối các hang đá lại làm nơi tu hành. Theo đề nghị của các bạn và các học trò cũ ở Bảo Chánh, tôi xin đăng truyện ngắn thứ 2 của tôi lấy cảm hứng từ ngọn núi này:

    CHIM BAY VỀ NÚI

    (Truyện ngắn Nguyễn Một)

    Hồi trước, vùng núi Chứa Chan rất vắng vẻ. Cư dân thực sự ở đây, tính từ đỉnh núi xuống lác đác được dăm người. Giữa lưng chừng núi có một nhà sư trẻ sống với nhà sư già bị cụt một cánh tay. Dưới chân núi, có lão Dần sống nhờ cái quán nhỏ, bán nhang đèn cho các thiện nam, tín nữ đến viếng chùa vào các ngày rằm, mồng một. Họ cất công leo lên chùa Hang không phải để ngoạn cảnh, mà để cầu cho chuyện làm ăn. Nhưng rồi thiên nhiên ở đây đã tự làm hại mình, bằng cái kho tàng ủ trong lòng đã không khéo léo để lộ ra ngoài. Từ ngày vàng được phát hiện ở Suối Lớn, con người lũ lượt kéo đến đây. Lúc đầu, họ đãi vàng bằng phương pháp thủ công, từng mảnh đất đá dưới chân núi dọc theo suối bị băm vụn rồi sàng lọc để tìm thứ bụi màu vàng. Dần dần, họ mang cả thuốc nổ, máy móc đến. Tiếng động ầm ì cả ngày đêm. Quán hàng của lão Dần trở nên tấp nập. Lão bán đủ thứ từ cây kim đến cái cuốc, từ muối đến rượu thịt. Lão phải viết thư về xứ gọi hai vợ chồng thằng cháu vào phụ việc.

    Sau khi ăn cơm chiều xong, những người đào vàng tạm nghỉ để chuẩn bị lao vào cuộc đỏ đen, rượu chè rồi đánh đập, chửi bới cho đến nửa đêm. Lão Dần khoan khoái gom mớ bụi vàng đựng trong mấy cái lọ penicilin. Đơn vị trao đổi ở đây không phải bằng tiền mà bằng cái thứ bụi vàng tạp chất này. “Ngày mai biểu thằng cháu xuống thị trấn phân kim đổ thành vàng nhẫn”. Hai Sơn ngửa cổ nuốt ực ly rượu vào bụng, lè nhè ghẹo lão Dần :
    - Kỳ này lão Dần có đủ vàng cưới vợ rồi!.
    - Ôi, vợ con gì nữa chú Hai ơi! Hơn sáu mươi tuổi đầu rồi.
    - Hà! Hà! Vậy lão không nghe người ta nói : “Lạt mềm buộc chặt anh ưa, bảy mươi có của cũng vừa mười lăm” đó sao?
    Lão Dần chép miệng :
    - Tôi có làm ráng kiếm vài chỉ để mai mốt về xây dựng mồ mả ông bà ngoài đó. Hồi này lụt lội dữ quá, mồ mả sụp lở hết trơn!
    Hai Sơn lắc cái đầu bờm xờm râu tóc càu nhàu :
    - Thời buổi bây giờ người sống còn chưa lo xong hơi đâu lo cho người chết.
    - Chú nói vậy chớ…
    Ngoài sân có tiếng động cơ gầm rú cắt ngang lời nói của lão Dần. Hai chiếc xe be đồ sộ xình xịch rồi tắt máy dừng lại trước quán. Một đám người to khỏe bước xuống.
    Hai Sơn lẩm bẩm rồi khật khưỡng đi về lán trại.
    Tên đi đầu tiến đến cabin xe, đưa tay đón một thiếu phụ.
    - Mời chị Hai xuống xe, tới nơi rồi.
    Thiếu phụ khoan thai bước xuống theo đà đỡ của hai cánh tay lực lưỡng. Nàng độ ba mươi tuổi nhưng trông trẻ trung trong bộ đồ quần Jin bó sát người. Mái tóc cột cao ngỗ ngược hất về phía sau. Họ ồn ào đi vào quán. Thiếu phụ đến trước mặt lão Dần.
    - Này bác, bác có phải chủ quán ở đây?
    - Dạ phải. Cô Hai cần gì không ạ? Ở đây cái gì cũng có.
    - Được, bác cho một bữa ăn tối cho anh em đây. Nhớ đừng bán cho họ quá nhiều rượu. Kiếm cho tôi một chỗ nghỉ ngơi thật tốt. Tiền bạc không thành vấn đề.
    - Dạ có ngay, nhưng mà có phải cô Hai đến để tìm vàng không? Tôi có thể chỉ cho cô Hai sang lại những vùng đất có nhiều vàng.
    Thiếu phụ bật cười hồn nhiên
    - Không, chúng tôi đến đây không phải để tìm bụi vàng ấy đâu. Chúng tôi đến đây để lấy một thứ quý hơn vàng, vì nó đẻ ra được vàng cục đấy bác ạ!
    Lão Dần tròn mắt nhìn thiếu phụ. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ lão chưa nghe thấy thứ gì quí hơn vàng.
    Nhà sư già Trí Thông đưa bàn tay còn lại của ông che ánh nắng chiều đang rọi vào mắt, nhìn mông lung xuống phía chân núi. Nơi mà dân đào vàng đã phá cho loang lổ. Những mảnh đất trước đây được phủ bởi lớp cây xanh đang phơi mình đỏ quạch trong ánh hoàng hôn cây cối đổ ngổn ngang. Một bầy chim theo thói quen đang bay về. Chúng đảo vài vòng trên vùng đổ nát rồi bay lên đỉnh núi. Nhà sư khẽ thở dài.
    - Bạch thầy, tại sao họ cứ phải tìm cái thứ bụi màu vàng ấy làm gì? – Nhà sư trẻ lên tiếng hỏi thầy.
    - Trí Huệ con! Đó là một trong những thứ đưa con người vào bể trầm luân.
    Nhà sư Trí Huệ còn trẻ. Khuôn mặt trắng trẻo, mũi cao, cặp mắt đẹp và buồn. Cằm hơi đưa ra trước thể hiện nét quyến rũ đầy nam tính. Nhà sư Trí Thông nhìn học trò của mình. Linh cảm của ông như mách bảo : Người học trò của ông kiếp này chưa thể thoát được nghiệp chướng. Ngày đó, ông nhặt cậu bé đang ngồi khóc trước căn nhà sang trọng ngoài thị trấn. Cha của cậu là sĩ quan chế độ cũ, sau khi thất trận, người cha đã giết cả gia đình và tự sát. May mà sáng hôm ấy, cậu bé tò mò chạy ra ngoài chơi và bị thất lạc trong đoàn người chạy loạn. Đến chiều mới tìm ra được đường về nhà. Ông mang cậu về đây với hy vọng cửa Phật sẽ giúp cậu rửa sạch những oan nghiệt của gia đình. Trí Huệ càng lớn càng thông minh và đẹp trai. Một vẻ đẹp làm cho nhà sư thấy thoáng qua đó vầng mây đen số phận.
    - Trí Huệ! Con xuống thắp nhang miếu thần núi rồi công phu chiều đi con!.
    Trí Huệ thong thả cầm thẻ nhang lần từng bước xuống miếu thần núi. Miếu được dựng dưới gốc lim già trước chùa. Cây lim dễ có đến ngàn tuổi. Nhà sư Trí Thông chọn mảnh đất sau cây lim này để tu hành vì nó toát lên vẻ ung dung tự tại và siêu thoát vô cùng. Từ ngày những kẻ đào vàng và đám thợ cưa phá cây rừng khuấy động sự yên tĩnh, ông rút sâu vào tịnh cốc. Mọi chuyện phụng sự, ông để cho Trí Huệ lo. Sau khi cắm xong nhang miếu thần núi, nhà sư trẻ dợm bước thì mấy người đàn ông mang theo cưa máy xăm xăm đến gốc lim. Họ bàn bạc, chỉ trỏ trên thân cây.
    - Phải cắt nhánh kia trước.
    Một gã choàng tay ôm gốc cây định leo lên. Nhà sư đưa tay cản lại :
    - Hãy khoan, các thí chủ định làm gì?
    Gã to lớn quay lại nhìn nhà sư cười khẩy
    - Cưa chứ làm gì?
    - Xin thí chủ chớ chạm đến nơi cư ngụ của thần linh!
    - Làm gì có thần với linh. Ông đi tu thì vào trong chùa mà ở, việc gì ngăn cản bọn ta.
    - Mô Phật! Xin thí chủ chớ hồ đồ
    - Thôi, mặc gã, cưa đi anh em!
    - Hãy khoan!
    Một giọng nói thánh thót vang lên. Thiếu phụ xuất hiện sau lưng nhà sư. Nàng chắp hai tay :
    - Mô Phật!
    - Mô Phật!
    - Xin thầy bỏ qua cho. Đám thợ cưa không biết nên xúc phạm cửa thiền. Anh em hãy lui ra đi tìm cây khác đi.
    - Mô Phật. Xin cám ơn thí chủ…
    Trái tim nhà sư trẻ khẽ rung lên khi ngước nhìn cô gái, chưa bao giờ Trí Huệ nhìn thấy cô gái đẹp đến vậy. Chắp hai tay đưa lên ngực, Trí Huệ trấn tĩnh :
    - Xin phép thí chủ.
    Nói xong nhà sư vội vàng quay gót.
    Trái tim người thiếu phụ cũng muốn nhảy tung ra khỏi lồng ngực ngay từ lúc nàng ngước nhìn cặp mắt của nhà sư trẻ. Phải chăng cái mà người ta gọi là tiếng sét ái tình đã giáng xuống trái tim nàng. Diễm ra về lòng ngây ngất khó tả. Với kinh nghiệm già dặn, nàng nhanh chóng nhận ra sự rung động của nhà sư. Một cảm giác rạo rực lan tỏa khắp người, cảm giác này chưa một lần nàng có được với người chồng quá cố và những người tình sau này. Diễm vốn là một người đàn bà có cá tính mạnh mẽ, nàng theo đuổi sự nghiệp của chồng để lại. Bằng sự khéo léo và sắc đẹp trời cho, Diễm phát triển cơ ngơi vốn đã đồ sộ ngày càng đồ sộ hơn lên. Với hàng chục chiếc xe be và cái doanh nghiệp khai thác gỗ, nàng đã tung hoành hầu hết các cánh rừng trong dãy Trường Sơn. Ngọn Chứa Chan là đỉnh núi cuối cùng nàng sẽ chinh phục, trong đó có một con người. Diễm bật cười sảng khoái. Phải chinh phục cho được nhà sư trẻ đẹp trai ấy.
    Pho tượng Phật có chiều cao hơn ba mét đã được nhóm thợ điêu khắc hoàn thành và an vị trên tảng đá lớn bên hông chùa. Diễm quay lại nhìn nhà sư mỉm cười:
    - Bạch Thầy! Có đẹp không ạ?
    - Mô Phật! Rất đẹp nhưng khuôn mặt chưa được thanh thoát lắm.
    Diễm cúi đầu mỉm cười. Một nụ cười bí ẩn. Từ hơn ba tháng nay, khuôn viên chùa Hang được sửa sang và xây dựng bề thế hơn. Toàn bộ vật liệu và công cán đều do Diễm cúng dường. Hầu như ngày nào nàng cũng có mặt ở chùa để chỉ huy đám thợ xây. Từ ngày Diễm xuất hiện đến giờ, tâm tưởng Trí Huệ luôn biến động. Những cảnh êm đềm của một gia đình hạnh phúc ngày xưa cứ luôn hiện về trong tâm trí nhà sư. Một ước muốn kỳ lạ dần dần xâm chiếm nhà sư.
    - Bạch Thầy, đệ tử xin phép, trời tối rồi ạ!
    - Cám ơn thí chủ.
    Nhà sư đưa mắt nhìn theo người đàn bà và đám thợ cho đến khi bóng họ khuất sau miếu thần núi. Nhà sư quay gót vào chùa lo cơm nước cho sư thầy và công phu khuya.
    Vầng trăng mười sáu tròn vành vạch cô tịch giữa núi rừng hoang vu soi bóng xuống dòng suối trong vắt phía sau chùa. Những nơi nước chảy qua đá, bóng trăng tách thành mảnh nhỏ rồi ráp lại ở vùng suối rộng nằm phía dưới. Như những đêm trăng khác, sau khi công phu khuya xong, Trí Huệ thường đi dạo bên bờ suối để đắm mình trong sự huyền ảo của thiên nhiên, nhưng đêm nay nhà sư không còn thấy sự bình yên nữa. Dừng lại bên bờ suối nơi vùng nước yên tĩnh nhất, Trí Huệ ngẩn ngơ với chiếc bóng lẻ loi của mình in đậm trên tảng đá dưới chân. Nhà sư đưa mắt nhìn xuống suối, bỗng bóng trăng vỡ ra, Diễm xuất hiện sừng sững trước mặt nhà sư. Nàng từ từ hiện rõ cả thân người và tiến vào bờ. Trên người nàng, những giọt nước lóng lánh ánh trăng như những viên ngọc bích lăn nhè nhẹ từ khuôn mặt xuống bờ vai nõn nà. Một thứ ma lực liêu trai cuốn hút nhà sư lại gần…
    Ánh trăng khuất dần sau tàng lá khổng lồ của cây lim già… Gà rừng eo óc gáy. Người đàn ông quay về hướng tịnh cốc quỳ lạy. Hai bóng người lặng lẽ xuống núi.
    ***
    “… Khi cây lim oằn oại, rên rỉ ngã xuống trong tiếng reo hò của đám thợ cưa, miếu thờ thần núi dưới gốc bật lên, ngói văng tung tóe cũng chính là lúc nhà sư già Trí Thông trút hơi thở cuối cùng trong tịnh cốc với tư thế kiết già.
    Đêm hôm ấy, có một trận cuồn phong dữ dội và trận mưa lớn chưa từng thấy từ trước đến nay. Trời gầm rú, đất chuyển động. Cả ngọn núi rùng mình. Nước cùng với đá ầm ầm đổ xuống. Từ vết lở những miệng hang của dân đào vàng, đất đá tróc ra từng mảnh đổ ụp xuống đầu họ. Mọi người đổ xô tìm đường tháo thân. Chỉ qua một đêm nơi đây đã trở thành mồ chôn của biết bao mạng người. Đến sáng, chúng tôi lò dò từ trong hang sâu bước ra bới đống đất đá để tìm cụ Dần. Thân hình cụ giập nát, trong tay vẫn còn cầm chặt túi đựng vàng. Vì nó mà ông cụ đã lao ra khỏi hang bất chấp sự ngăn cản của chúng tôi. Lúc ấy, tảng đá lớn lao xuống và căn nhà bị đè sập. Tội nghiệp! Ông cụ đang tính về quê xây lại mồ mả ông bà. Vợ chồng chúng tôi và một vài người nữa còn sống sót lại sau cơn cuồng nộ của núi rừng. Bây giờ người ta đang cố gắng phủ xanh đồi trọc trên vùng núi sụp lở cho nên chúng tôi vẫn có thể sống được bằng một cái quán nhỏ này và mấy mẫu tràm ngoài kia…”

    Lữ khách trung niên với thân hình tiều tụy ngước mắt nhìn theo cánh tay của chủ quán.
    - Xin ông dùng trà kẻo nguội mất!
    Chủ quán mời khách.
    - Ông bỏ qua cho cái tật nhiều chuyện của tôi. Hình như ông không phải là người vùng này.
    Vị khách lặng lẽ gật đầu.
    - Chắc ngày trước ông đã từng ở qua đây?
    Vị khách lặng lẽ gật đầu
    Chủ quán này lấy làm lạ với ông khách kỳ dị này. Nhất là sau khi nghe kể về sự thay đổi của ngọn núi, khách trở nên buồn bã hơn. Đôi mắt rất đẹp của ông ta thất thần xa vắng.

    Chủ quán nhấp ngụm trà rồi đưa ra cái kết luận của câu chuyện mà anh đã kể hàng trăm lần cho các đoàn địa chất và khách tham quan : Nhiều người cho rằng thần linh đã nổi giận khi nhà sư trẻ ở đây bị một cô gái quyến rũ bỏ chùa xuống núi. Nghe đâu khi thành vợ thành chồng họ không thể hòa hợp được với nhau. Không chịu được sự tàn nhẫn và tư tưởng thực dụng của cô gái nhà sư đã rủ bỏ cuộc tình với những tiện nghi vật chất, nhưng ông ta đi đâu thì không ai rõ. Để trả thù, cô gái đã cho người đến hạ cây lim già trước chùa…

    - Thật là buồn! – chủ quán hạ giọng – Kể từ lúc thiên tai xảy ra đến giờ, ngôi chùa bị bỏ hoang không ai chăm sóc, rêu phong phủ kín cả trong chính điện
    Vị khách thở dài, đôi mắt đẹp của ông long lanh hai giọt lệ. Ông buồn bã đứng lên và đi về hướng núi.
    Từ đó về sau, cứ mỗi buổi chiều, người ta thấy có một nhà sư ngồi trên đoạn gốc còn sót lại của cây lim già để ngắm đàn chim xao xác bay về núi cho đến khi mặt trời lặn.

    Rằm tháng bảy âm lịch năm 1995
    https://www.facebook.com/nguyen.mot....43799318971523

    Ảnh : Cây đa 2 gốc trước Chùa Núi



  8. #58
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,354
    St mời cả nhà đọc truyện tiếp nhé


    Con heo đất và ba cục gạch
    (Truyện ngắn của Mạc Can)


    Chuyện Con heo đất và ba Cục Gạch là chuyện thật về Mẹ tôi.

    Có ai mà không cần một mái nhà, một cái bếp, một ít tiền dự phòng khi trái gió trở trời. Nhất là các bà nội trợ, người vợ và người mẹ. Mẹ tôi cũng cần và cần hơn ai hết. Nhưng số phận đặt bà vào hoàn cảnh sống khác thường. Bà khó có thể có một mái nhà, mà bếp lửa của bà cũng phiêu bạt lạ kỳ, nói gì tới chút tiền nhàn rỗi gởi ngân hàng. Tôi nói cái bếp lạ kỳ vì nếu như nó khá hơn cũng không căn cơ ổn định.
    Ông bà xưa thường nói an cư thì mới lạc nghiệp. Mặt khác, chưa an cư cũng khó mà dành dụm. Lúc Mẹ còn trẻ hầu như Mẹ chưa hề nghe ai nói tới hai chữ ngân hàng, tín dụng, hay là nơi gởi chút tiền tiết kiệm. Nhưng đổi lại Mẹ có một con heo đất.


    Mỗi ngày. Chúng ta trông thấy, biết bao con người chung quanh. Và rất nhiều vật dụng. Đôi khi mắt chúng ta bỗng dừng lại ở một vật dụng quen thuộc, có lúc nó là một cái muỗng múc canh cũ mòn, có khi là cái ghế gãy. Điều nầy ngẫu nhiên giúp chúng ta sống lại với một vài ký ức, một hồi tưởng nào đó. Mà trong các mảnh vỡ vụn của dòng hồi tưởng, hiện lên nhiều hơn các vật dụng thuộc thế hệ trước vì nó đã có mặt lúc xa xưa.

    Tôi cũng không khác bạn. Có khác chăng là tôi hay dừng mắt lại ở các vật dụng bằng đất nung. Xúc động hơn, nếu đó là con heo đất hay là ba cục gạch. Khi đó dòng hồi tưởng của tôi càng mãnh liệt. Làm cho tôi thấy lại hình ảnh Mẹ tôi cùng với những năm tháng lưu lạc, với toàn thể thành viên tiếu ngạo giang hồ của gia đình tôi.

    Cha tôi là cột trụ. Thời còn trẻ ông làm ra đồng tiền, tới tuổi trung niên ông cũng giỏi làm ra tiền. Nhưng khổ nỗi, Cha tôi không hề để lại một đồng xu nào cho ngày mai, khái niệm tương lai không bao giờ có trong bộ não vô cùng phóng túng của ông. Bên cạnh một người chồng như vậy, Mẹ tôi phải chắt chiu từng đồng. Mỗi ngày Cha tôi phát tiền chợ cho bà, và chỉ có vậy, cho nên Mẹ dành lại một chút bỏ vào cái bụng ỏng của con heo đất.

    Quỹ “tiết kiệm” nầy dành cho mỗi khi mưa gió, gánh hát nghỉ, hay lúc khó khăn túng quẫn. Mẹ tôi lấy chút tiền “ngân hàng” đó ra trang trải. Tôi thường thấy Mẹ rút tiền một cách độc đáo. Cách nào bạn thử đoán: lần đầu thì thông thường, vẫn phải khẽ đập một cái lỗ nhỏ dưới bụng con heo, sau đó dán nó lại bằng giấy báo, lần sau chỉ có việc moi thủng nơi đó, tiết kiệm tối đa để khỏi phải đập bể con heo, khỏi tốn tiền mua con khác. Tờ giấy báo mong manh là vậy, với biết bao do dự, vượt qua hay giữ lại một ít đồng, trong khó khăn chi tiêu hàng ngày, vậy mà Mẹ vừa cứu đói, vừa cầm chắc được ngân quỹ trong nhà. Đôi khi khó quá bà cứ tần ngần nhìn con heo lúc đó tôi biết Mẹ khổ tâm lo lắng biết bao.

    Mẹ chi tiêu đo lường từng việc nhỏ, cuộc sống chúng tôi di chuyển và va chạm thường xuyên. Tôi đã thấy con heo đất nầy khi tóc Mẹ tôi hãy còn đen cho tới khi tóc bà bạc trắng, bà vẫn còn nó bên cạnh, mà bà vẫn nghèo. Số chi nhiều hơn thu vào, cung cầu bấp bênh. Tôi sẽ kể nhiều hơn, ngay phần sau về cái bếp của Mẹ tôi, câu chuyện con heo đất xứng đáng cho các bà mẹ trẻ ngày nay học chút kinh nghiệm.
    Chính số tiền tích cốc phòng cơ nầy đã giúp Cha tôi chữa lành thương tật khi ông bất ngờ ngã té gãy xương chân, nằm một chỗ, không kiếm được tiền. Tôi nghĩ thêm, lúc còn trẻ, tình nhân yêu thương nhau, nên vợ nên chồng, khi già tình yêu thời trẻ phôi pha, người ta sẽ sống bằng cái nghĩa.

    Con heo đất cũng giúp anh em tôi đỡ lòng trong nhưng cơn khốn cùng kiệt cạn. Tôi sẽ kể thêm về lai lịch của con heo đất độc đáo và cả về cuộc đời của Mẹ tôi nữa. Để cho những ai, vì lẽ nào không quý mến Mẹ mình, cho tới khi Mẹ không còn mới tiếc thương làm sao.
    Tôi có dịp xem người ta làm con heo đất, với khuôn ép đất sét. Khi đất khô quánh lại, người ta mở khung, cắt dọc thành hai mảnh, rồi gắn lại, cho vào lò nung. Người ta sơn nửa thân trên lưng nó màu đỏ, kẽ hẹp bỏ tiền ở mông. Còn cái bụng thẳng băng phía dưới luôn còn màu trắng ngà của đất sét mộc mạc. Bây giờ thỉnh thoảng tôi vẫn còn thấy con heo đất trong các tiệm tạp hóa ở các vùng quê, hay trong xóm nhỏ. “Ngân hàng tín dụng tiết kiệm” đầu tiên tôi thấy là con heo đất, sau đó mới tới ông Thần tài và Con Gà Đẻ Trứng Vàng.

    Cả nhà chúng tôi sống trôi dạt trên một chiếc ghe, sau khi Cha tôi bán chiếc ghe đi, mọi người lên bờ. Lên bờ nhưng không sống trong một ngôi nhà nào cho đúng nghĩa là nhà. Mà là đình là chợ là rạp hát cũ kỹ hoang tàn. Đêm trường thao thức Mẹ tôi ngồi trên chiếc xe tải “chuyển bến”. Trong cái rương bằng thiếc của bà có con heo đất nằm ngủ bình yên. Nói gì thì người ta vẫn yên tâm hơn khi có chút tiền dự phòng. Tôi cũng phóng túng và liều mạng khó khác Cha tôi.

    Song khi lớn lên, tôi nghĩ Mẹ tôi có lý khi mỗi ngày, hay là nhiều ngày một lần, bà cố gắng bỏ vài đồng tiền, tiền giấy thì xếp lại vuông vắn, hay vài xu con vào bụng heo. Kiến tha lâu đầy tổ, nhưng khó mà đầy. Dù đầy vẫn vơi, nước lớn nước ròng, có đầy chăng cũng không dùng vào việc gì lớn hơn, là cơm áo.

    Khó mà hình dung ra cảnh sống của chúng tôi. Cái nghiệp hát xướng lưu lạc khắp chốn. Mỗi một nơi chỉ diễn vài ngày lại đi. Tôi thường nhìn theo Mẹ tôi đi ra đi vào các “ngôi nhà” xiêu vẹo nầy. Với chiếc rương thiếc, trong cái lạnh khốn khổ, với cơn buồn ngủ chết được. Tôi bật khóc vì quá thương Mẹ tôi, khi tôi thấy bà với các vật dụng nấu bếp. Cái chảo nhỏ mất cả quai, vài nồi nhôm móp vẹo, chén đĩa sứt tay gãy gọng, cái muỗng sành mòn cũ, bó đũa chiếc thấp chiếc cao.

    Dụng cụ hay là đồ dùng nhà bếp cũng tạm gọi là có. Nhưng tuyệt nhiên không thấy vai chánh thứ thiệt là ông lò, nói cho hay hơn Mẹ tôi không có cái bếp chính danh. Mà chỉ có ba cục gạch mòn mỏi. Ai có thể tin rằng, cuộc sống của một người đảm đang như Mẹ, vẫn thiếu hẳn một bếp lò đàng hoàng để xào nấu, chế món ngon cho chồng cho con.

    Mẹ quý những hạt gạo dù cho rẻ hay mắc tiền. Mẹ có cái lu nhỏ đựng những viên ngọc của trời, theo lời Mẹ nói. Mẹ hay cúi nhìn vào bụng cái lu nhỏ, khi nào lưng gạo thì Mẹ thở dài Mẹ không lo cho Mẹ mà lo cho bầy con. Và Mẹ cũng thường cầm Con heo đất trên hai bàn tay gầy, lắc lắc cái bụng ỏng của nó, khi nào nghe tiếng va chạm của những đồng tiền xu trong “bao tử” của nó, Mẹ khá yên tâm. Tôi nghĩ rằng con người, dù là ai, ở đâu, cũng nên biết dành dụm một chút.

    Những người tiền sử không biết sử dụng đồng tiền cũng phải phơi ngoài nắng, hay vùi những tảng thịt hoặc sữa xuống tuyết để dành khi đói. Thiên nhiên khắc nghiệt, hay thời thị trường tiền nong, vẫn hay gây khó khăn cho người đó thôi. Nó đã là quy luật.
    Mẹ tôi là bếp trưởng của cái “nhà hàng không sao” nho nhỏ của bà. Trời cho mọi điều suôn sẻ, mặc dù ông lò của Mẹ tôi chỉ là ba cục gạch vô danh hèn mọn. Mà cũng có niềm vui, vì năm nào thì trong cuộc đời lang thang không nhà của Mẹ tôi. Ông Táo vẫn được bà tôn trọng. Không biết nên cười hay nên khóc, khi nhìn Mẹ tôi đốt vài nén nhang, rồi để nhẹ mấy cái bánh, cục kẹo, trên cái đĩa nhỏ làm lễ đưa ông Táo nhà nghèo của nhà tôi bay về trời đàng hoàng như ai.

    Buổi lễ nầy Mẹ tôi lấy kinh phí từ quỹ dự phòng trong ngân hàng heo đất. Có ngân hàng nào dùng logo con heo đất làm biểu tượng không. Tôi nghĩ nếu có nó sẽ là một hình ảnh vui vẻ và rất thân mật. Con heo mộc mạc, mập ú, thật thà, đáng tin cậy. Con heo đất có cái nền xuất phát bình dân, dễ thương biết bao. Nó cũng đồng nghĩa như nuôi một con heo thịt, cũng tiết kiệm cực nhọc chắt chiu.

    Còn về cái bếp. Khôi hài thật, tôi cứ hay nhìn rồi mỉm cười khi thấy ba cục gạch đã quen lửa. Hình dung lão Táo rất hề, sao lại còn giữ nổi hàm râu, với tôi ông ta là vị thần ngộ nghĩnh nhất trên đời. Ông Táo của Mẹ tôi cũng cưỡi con cá chép, bay chung với mấy cái ông lò chụm củi, ông cà ràng đốt bằng lá dừa, thậm chí là xác mía, Ông lò khác, là cái ống dài, bằng đất nung, đốt bằng than đá, ông khác lạ hơn, đốt bằng mạt cưa, hay bằng trấu. Các ông vui vẻ bay lên nhiều tầng mây, với lá sớ phất phơ bọi là “ráp bo”.

    Nhiều dạng ông Táo. Bởi lẽ họ hàng nhà ông Táo Việt Nam mình khá nhiều chi. Có chi bếp hiện đại rất sáng tạo, về công dụng và hình thể. Các vị thần bếp nầy nhiều kiểu dáng, còn trong làng bếp dân gian, vốn rất phong phú. Điển hình như ông Táo trề môi vừa mới kể gọi là cái cà ràng ngộ nghĩnh. Dù cho hình dáng ra sao, cũng còn thua xa ông Táo gánh hát của Mẹ tôi là ba cục gạch trần trụi, đơn giản chỉ có ba cục gạch mà cũng “nóng hơ” không thua ông nào.

    Kiếp đời du mục của những nghệ sỹ lang thang vào thế kỷ trước. Tới nay đã thay đổi nhiều. Bước vào chuyện phong lưu tiện nghi. Ăn không chỉ để no mà còn ăn ngon, và nhâm nhi thưởng thức. Ông Táo gas du lịch, ngồi ngay trên bàn ăn, lửa cháy xanh vui mắt.

    Nghệ sỹ chạy show bằng máy bay, nhiều người có xe hơi, nhà lầu, bếp núc sang trọng. Chiếc ghe, rồi chiếc xe tải cục mịch và cái ông lò ba cục gạch của Mẹ tôi chỉ còn là kỷ niệm của một thời bôn ba. Ngày nay tôi trông thấy nhiều bếp lò quá đẹp, và những ông Táo trẻ trung khác.
    Ông Táo Gas, ông Táo Viba, ông Táo điện v.v... Rất tiện nghi và tinh tươm. Song tâm hồn tôi vẫn cứ nhớ về ông Táo Gánh hát cùng kham khổ với tôi thời thơ ấu cực nhọc, trôi sông lạc chợ. Tôi nhớ cái bếp chỉ có ba cục gạch ám khói đen thùi lụi, mà Mẹ tôi luôn ẵm theo triền miên khói lửa. Từ miền nầy qua miền khác. Cùng với Mẹ bếp lửa hẻo và hài hước nầy, là những hình ảnh không thể nào tôi dám quên. Ông Táo nghèo với con heo đất của Mẹ tôi, và Cha tôi đã nuôi tôi khôn lớn, từng bước thành người.

    Người ta sẽ nhớ lại cái bếp lửa, nhớ Mẹ một cách khác hơn tôi. Bếp trong ngôi nhà khang trang no ấm. Còn tôi nhớ những dòng sông, nhớ vài cục gạch Mẹ lượm được ở đâu đó, vào một ngày đã xa. Mang theo cả đời người, từ chiếc xe tải, bà ẵm nó vô các rạp hát, ngôi đình, nhà lồng chợ, đặt cái bếp độc đáo nầy ở các góc. Mẹ như một người lãng du mải miết vui chân phiêu bạt. Nay về nhà dù cho đó là rạp hát.

    Mẹ khơi lên ngọn lửa nhỏ hắt hiu, ngậm ngùi, phiền muộn. Cuộc mưu sinh khó khăn đã qua, bây giờ với tôi chỉ là hoài niệm một thời thơ ấu giang hồ khắp chốn với sông nước, tình làng nghĩa xóm. Một nhánh sông cuối chân trời nơi chỉ có dải nhà lá và nhà lồng chợ trong gió mùa lất phất. Kỷ niệm sống dậy khi nhìn thấy những vật dụng bằng đất nung, đặc biệt là con heo đất hay cái lò lửa cũ kỹ đó.
    Tôi nhớ tha thiết, nhớ biết bao là nhớ con heo đất và những viên gạch. Bếp lửa sáng chiều của Mẹ tôi. Bài học kham khổ nầy giúp tôi vượt qua bao khó khăn. Cho tới ngày hôm nay chúng tôi có cuộc sống sung túc hơn. Chúng tôi đã có nhà, tôi chú trọng tới việc thiết kế một gian bếp đàng hoàng cho Mẹ tôi. Ngày đầu tôi đem về tặng Mẹ một cái bếp gas, Mẹ cứ nhìn nó không dám đưa tay đụng vào. Nhưng chỉ vài ngày sau Mẹ đã biết dùng bếp mới.

    Tôi tò mò nhìn Mẹ, bà để ông Táo đời mới trên cái nền xây bằng gạch tráng men thật tinh tươm. Nhưng Mẹ lại để cái bếp gas trên ba cục gạch cũ, thì ra bao lâu nay Mẹ vẫn còn giữ. Tôi thấy bà ngắm nghía hai ông Táo già trẻ nầy với nụ cười móm mém, cùng ánh mắt vui thật là vui.

    Con heo đất cũ kỹ vẫn còn nằm trong cái rương thiếc của Mẹ. Bà vẫn hàng ngày bỏ vào cái bụng nó vài đồng tiền kẽm. Bao nhiêu năm, giờ thì lại có những đồng tiền kẽm, thỉnh thoảng bà cũng xé miếng giấy báo dán dưới bụng con heo đất. Chia tiền cho mấy đứa cháu trong nhà. Tính ra con heo đất nhà tôi đã được hơn năm chục tuổi. Sau khi Cha tôi lên thiên đàng, thì mới đây Mẹ tôi cũng qua đời. Tôi để con heo đất và các viên gạch bên cạnh ảnh của Mẹ.

    Chuyện đời xưa, hay là chuyện cổ tích về Mẹ tôi là vậy. Tôi hiểu rằng người ta phải đi chân đất thì sau đó mới có giày. Người ta phải nhớ về cái bếp cũ của mình, chỉ vài miếng dưa hành, mới có bữa ăn sung túc ngày hôm nay. Con tôi nói bếp gas già lửa xào cải hay chiên trứng gà ốp la ngon hơn các bếp củi cũ. Quả là vậy đối với người sành ăn. Nhưng bếp cũ trong một ngày mưa gió nào đó, khói làm cay mắt, cho tới bây giờ vẫn còn cay. Con tôi hỏi: Sao Ba khóc. Tôi nói: Ba nhớ chuyện cổ tích về một bà già và ba viên gạch thần. Con tôi nói: Của bà nội. Tôi gật đầu.

  9. #59
    Nhà Lầu
    Join Date
    Feb 2015
    Posts
    308
    ST ui, thấy giống kiếm đạo nên Cap gửi ké vô đây nhá :

    9+9=20 ???

    “Đúng vậy, mọi người đều đã nhìn thấy rất rõ, câu cuối này đã bị tính sai. Nhưng… (Ảnh minh hoạ)
    Trong buổi họp phụ huynh cuối năm, thầy giáo viết 4 đề toán đơn giản trên bảng, đơn giản đến nỗi học sinh tiểu học cũng làm được… và tự tay lần lượt viết đáp án như sau:
    2+2=4
    4+4=8
    8+8=16
    9+9=20

    Các bậc phụ huynh vừa thấy đáp án cuối cùng đều nhao nhao cả lên: “Thầy đã tính sai một câu rồi.”

    Thầy giáo quay người lại, chậm rãi nói rằng: “Đúng vậy, mọi người đều đã nhìn thấy rất rõ, câu cuối này đã bị tính sai. Nhưng tôi đã giải đúng 3 đề toán đầu tiên, tại sao lại không có ai khen tôi vậy, mà chỉ nhìn thấy đề toán mà tôi đã tính sai?”

    Các bậc phụ huynh nghe vậy đều ngẩn cả người, cả căn phòng bỗng chốc im lặng như tờ.

    “Kính thưa các phụ huynh, khi giáo dục con trẻ, điều hay không nằm ở việc chúng ta đã phát hiện ra bao nhiêu chỗ sai của trẻ, mà nằm ở việc chúng ta đã dành bao nhiêu lời khen ngợi, động viên mỗi khi các em đã làm đúng“, thầy giáo chầm chậm cất tiếng.

    Câu chuyện trên hẳn sẽ khiến nhiều người phải ngẫm nghĩ về cách giáo dục con cái hiện nay. Đấy chính là bài học trả giá cho sự không dạy dỗ con cái biết nhận ra và ghi nhớ những điều tốt của người khác. Để những đứa trẻ chỉ nhớ đến các việc xấu mà người khác làm còn những điều tốt thì dường như chúng đã quên đi mất.

    Con người ra trong cuộc sống thực chất cũng vậy, dù bạn có đối tốt với họ cả trăm lần nhưng họ lại nhớ mãi một lần không thuận lòng, tất cả những việc tốt đẹp bạn đã làm đều có thể bị quên lãng, chẳng có ý nghĩa gì. Đây là chính mặt trái trong nhân tính của con người: 100 – 1 = 0.

    Vậy tại sao ta thường không nghĩ nhiều đến điểm tốt của họ, trong khi những điểm ấy còn nhiều hơn điểm xấu nhiều lần. Và tại sao ta không nhớ những gì họ làm đúng mà chỉ nhớ lần họ làm sai, cho dù ta biết rằng mỗi người đều không hoàn hảo.

    Khi trong mắt ta, họ chỉ có sai lầm và xấu xí, thì tâm hồn ta liệu còn chỗ để những điều tốt đẹp ngự trị, như lòng bao dung, vị tha (nghĩ cho người khác hay vì nghĩ cho mình), thông cảm, sẻ chia..?

    Chính vì vậy, câu chuyện trên cho ta thấy rằng "hãy trân trọng những điều tốt ở người khác, ghi nhớ điểm tốt của họ thay vì chỉ nhìn vào điều xấu ít ỏi mà họ có, hay chỉ nhớ về sai lầm của họ. Hãy bao dung với sai lầm của người khác, cho họ cơ hội thay đổi cũng như thay thứ cho họ."

    (Sưu tầm: http://m.doisongphapluat.com/doi-son...i-a182301.html )

  10. #60
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Caprio View Post
    và tự tay lần lượt viết đáp án như sau:
    2+2=4
    4+4=8
    8+8=16
    9+9=20

    Các bậc phụ huynh vừa thấy đáp án cuối cùng đều nhao nhao cả lên: “Thầy đã tính sai một câu rồi.”

    Thầy giáo quay người lại, chậm rãi nói rằng: “Đúng vậy, mọi người đều đã nhìn thấy rất rõ, câu cuối này đã bị tính sai. Nhưng tôi đã giải đúng 3 đề toán đầu tiên, tại sao lại không có ai khen tôi vậy, mà chỉ nhìn thấy đề toán mà tôi đã tính sai?”

    Ông thầy này lái xe leo lề . Ông thầy dạy Toán không phải dạy Triết hoặc là dạy Công dân giáo dục. Cho nên phụ huynh chỉ chú trọng xem xét kỹ năng tính toán của ông ấy. Ví như Phật tử ngồi trước các vị sư nghe thuyết pháp thì không ai lao nhao phản bác ông thầy tính nhẩm sai cả.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 07:33 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh