Register
Page 25 of 31 FirstFirst ... 152324252627 ... LastLast
Results 241 to 250 of 304

Thread: T-Time

  1. #241
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by phiulinh View Post
    Riêng trà khô, thì tôi lại thích nước trà màu xanh thôi mà hiếm khi pha được!
    Như vậy Thi nghĩ nước chè tươi màu vàng óng với màu xanh cái cách pha nào hợp lý hơn để cho ra cái chát cái đắng mà cái ngọt đằng sau đó thì nó ngọt luôn trong ký ức của một người tới gần hai mươi năm sau phải đi tìm? Hay chỉ là sở thích cá nhân?
    Phiu Linh pha trà xanh nước nóng tối đa 60 độ Celsius và đừng ngâm lâu. 2 phút thôi lấy bã trà ra. Càng lâu càng đắng, màu càng vàng.

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #242
    Nhà Ngói
    Join Date
    May 2017
    Posts
    262
    Chuyện nấu chè tươi với cam thảo hay hà thủ ô xắt lát thì đó là nhà em hay uống như thế thôi. Chứ em chưa thấy ai uống như vậy. Xứ em ngày xưa cam thảo, với hà thủ ô mọc rải rác chung với cỏ, nhà em đào lấy rễ, xắt lát phơi khô, sao vàng hạ thổ, rồi khi nấu một nồi chè tươi to thì bỏ vào một lát cho chè thêm đắng và ngọt. Chứ nấu nồi to thì chẳng biết phải vặt biết là bao nhiêu chè cho vừa.

  3. #243
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2016
    Posts
    430
    Mà tại sao cũng cái lá đó khi tươi hoặc khô nhưng chưa pha chế lấy pha với nước sôi để nhâm nhi là nước chè chừng tới khi tẩm ướp sây lên rồi pha thì lại thành nước trà

    Thấy mây anh chị uống chè ;àm tôi nhớ ngày xưa ba mẹ tôi cũng thích uống nước chè xanh và ngồi ôn lại chuyện ngoài Bắc tôi còn nhớ nghe mùi nước chè thơm lắm tới chừng uống thử thấy chét lè. Cách đây mấy năm có người quen về quê chơi lúc qua lại có cho tôi 1 bịch lá chè xanh vẫn còn tươi còn quảng cáo là chè xanh ngoài Bắc hái ở vùng núi đồi Yên Tử gì đó nhưng tôi pha uống cũng không thích gì mấy, có thể tôi không biết cách pha cứ nấu nước sôi rồi cho lá chè vào chờ chút xíu là uống.
    Last edited by tư; 03-01-2018 at 04:18 PM.

  4. #244
    Cánh Đồng Bắp Ngô Đồng's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Milpitas, California, United States
    Posts
    2,215

    Cây trà

    Cây trà bây giờ được bán nhiều lắm: Tea Plant Camellia Sinensis
    Mua cây trà về trồng, có hoa đẹp và lá để uống. Cám ơn anh Thi viết rõ về cách pha trà - ngày xưa nhà tôi ở Lâm Đồng Đà Lạt có đồi chè, đi tìm mãi cây trà tiên mà không ra, lá đó cho vào ấm trà, thơm ơi là thơm.

    Lại còn uống trà hoa hòe nữa - hái hoa xuống xấy khô thế thôi - bây giờ đến tuổi biết hưởng thú uống chè tươi - và trà rồi anh Thi nhỉ.
    Anh Tư ơi gọi là chè vì cho vào nồi nấu, hẳn là thế rồi nhỉ?

  5. #245
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Quote Originally Posted by Ngô Đồng View Post
    Anh Tư ơi gọi là chè vì cho vào nồi nấu, hẳn là thế rồi nhỉ?
    Chị nói rất đúng...Ngày còn ở Huế , trước lúc phải đi lục soát , tụi tôi " làm " một thùng đầy lá , nụ đặt lên bếp , khoảng 2 tiếng đi về lúc này thùng chè còn âm ấm , uống một ngụm là không còn thấy lạnh ( mấy ông già nói vậy ) thùng chè gần cạn lại bỏ thêm lá , cành để lai rai suốt ngày đến khi di chuyển chỗ khác lại nhớ mùi vị thùng chè xanh ...

  6. #246
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2016
    Posts
    430
    Nhưng mà lúc chưa bỏ vô nồi nấu vẫn là ... chè mà chị Ngô Đồng, có người tốt số như ánh trăng ca dao ...
    sáng trăng sáng cả vườn chè (chả nhẽ bỏ cả nguyên vườn vô nồi nấu )
    một gian nhà nhỏ đi về có nhau ...

    có người lại không được cái may mắn đó
    đêm qua lên núi hái chè (mới đi hái chưa kịp bỏ vô nối nấu)
    gặp thằng ... right wind nhìn ghê thấy bà

    Tới đây tôi chợt đoán đại, đoán đại thôi nha, chắc là nguyên thuỷ mình kêu là cây chè, vườn chè, nước chè xanh. nhưng mình không biết cách chế biến tẩm sấy như người Tầu nên khi người Tầu đem trà ô long hay long tĩnh gì gì đó qua bán cho người mình, mình phải dùng âm Hán-Việt trà (茶) để gọi chúng. Cho nên vẫn có trà Tầu, trà sen vv nhưng những vườn che, đồi chè bát nước chè xanh vẫn còn mãi như ánh trăng trong câu ca dao.
    Đoán mò cho thêm rôm rả chuyện trà dư tửu hậu.
    Last edited by tư; 03-01-2018 at 08:38 PM.

  7. #247
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Ở đây cũng có người tìm hiểu như thầy Bốn:




    Trà hay Chè ? Nguồn gốc chữ Trà ở đâu ?
    PGS. ĐỖ NGỌC QUỸ

    Trong tiếng Việt, ở miền Bắc thường dùng từ chè như trong câu ca dao của Hà Nội 36 phố phường “Uống chè mạn hảo, ngâm nôm Thuý Kiều”. “Sớm ba chén chè sen, mát ruột, nài chi vò đất hẩm hiu” (Nguyễn Trãi); “Chắc chắn nước chè xanh là mặt hàng cốt yếu” (Nguyễn Chí Hoan); hay các câu “Văn hoá chè và Trà đạo Việt Nam” (Ngô Linh Ngọc); “Viện nghiên cứu chè Phú Hộ có nhiều giống chè như Trung Du, Shan, Trung Quốc và Ấn Độ”; hoặc “VINATEA trong năm 1998 đã xuất khẩu 17.000 tấn chè đen, chè xanh…”; “Nguồn gốc cây chè và nghệ thuật pha uống chè” (Minh Viễn); “Uống trà và tính cách”, (Kiều Tỉnh). Tóm lại danh từ chè dùng chỉ cả cây trồng và sản phẩm chế biến, không phân biệt.


    cây chè hay cây trà



    Còn ở miền Nam thì dùng chữ trà và chè, có phân biệt rõ cây trồng và sản phẩm chế biến như sau “Công ty chè Lâm Đồng có trà Rồng Vàng”; “người miền Nam thích uống trà Tiến Đạt, Đỗ Hữu, Quốc Thái, Thiên Hương”; hay “Trạm nghiên cứu thực hiện chè Lâm Đồng có nhiều giống chè như ТВ 14, LĐ 97, PH 1, Kim Huyên, Yabukita…”; Nguyễn Tuân trong Vang bóng một thời , cũng dùng trà để chỉ sản phẩm như trong Những chiếc ấm đất, đã viết: “Ngày xưa có một người ăn mày cổ quái., thế mà hắn còn chọn lựa từng cửa rồi mới vào ăn xin.. Hắn gãi taí tiến lại gần tủm tỉm và lễ phép xin chủ nhân cho hắn “uống trà tàu với!”

    Còn trong Chén trà sương thì viết “Sớm nào dậy cụ cũng ngâm một vài bài thơ. Giọng thật ấm, thật trong, cụ hay ngâm mấy câu này:

    Mai sớm một tuần trà,

    Canh khuya dăm chén rượu Mỗi nhật cứ như thử,

    Lương ỵ bất đáo gia.

    Sớm nay, cũng như lúc thỉnh thoảng của mọi ngày, cụ ẩm lại bắt người trưởng nam giở tập cổ văn ra, bình lại cả bài Trà ca của Lư Đồng
    ”.

    Cách dùng này giống như trong tiếng Pháp, le the’ có nghĩa là sản phẩm trà, còn le the’ierco nghĩa là cây chè, khác tiếng Anh dùng tea để chỉ sản phẩm trà cũng như cây chè.

    Vậy trà và chè dùng thế nào là đúng? Và nguồn gốc chữ trà ở đâu? Tôi không có tham vọng làm một nhà ngôn ngữ học, mà chỉ xin cung cấp dưới đây một số thông tin có được, với mong muốn đơn giản góp phần tư liệu bổ sung làm trong sáng tiếng Việt mà thôi.

    Chè là tên gọi của một thứ nước uống


    Tại nhiều nước, chữ chè dùng để chỉ nhiều cây không phải là chè thật (Came’lia sinensis); thí dụ chè Pháp thực chất là cây đan sâm, làm thuốc bổ cho phụ nữ, chè Mỹ, Máctinic là một loại cây thuộc Họ hoa mõm chó, chè Braxin và chè Paragoay là cây nhựa ruồi Paragoay llex paraguensis dùng làm thuốc chống đói, có tác dụng kích thích như cà phê, mà uống lại có vị bạc hà; Chè Mêhicô có tên là cây chân ngỗng Che’nopodia amborosiosides thuộc Họ cây rau muối; chè Peru là cây cacao; chè Mông cổ là cây tai hổ; chè Châu Âu là cây huyền sâm Veronica offici*naliscó vị hơi đắng lại có tác dụng kích thích và tăng lực; chè Abitini mọc ở Đông Phi có tác dụng giảm mệt và chống buồn ngủ; chè Phông ten nơ blô có tên là cỏ hạt ngọc vì có hạt trắng như viên ngọc rất nhỏ.

    Tại Việt Nam, có chè dây hay chè Hoàng Giang còn gọi là chè Trường Sơn mọc nhiều ở dọc Trường Sơn; cây chè vằng dễ nhầm với cây lá ngón độc, nếu không để ý đến hoa cây này; cây chàm có lá thường dùng để thay cây chè còn có tên là chè đồng, chè caỵ. Dân gian có chè nụ vối, chè gừng, chè hoa hoè, chè giải nhiệt..

    Có những sản phẩm khác cũng gọi là chè, nhưng không phải lá chè thật (Came’lia sinensis); đó là chè thuốc. Trong y học dân gian, dân tộc nào cũng có loại chè thuốc này. Chè thuốc pha theo kiểu pha chè. Được nhân dân rất ưa thích, và mọi người ai cũng có thể làm được .Ngày nay y học vẫn phát triển các loại chè thuốc này, ngay cả các nước có công nghiệp hoá hiện đại. Việt Nam đang bào chế các loại chè giải nhiệt, chè an thần, chè chống cảm cúm. Liên Xô cũ có chè khai vị, chè vitamin, chè lợi mật, chè nhuận tràng, chè chữa bệnh thận.

    Năm 1987, chúng tôi được Đại sứ quán Angiêri tại Việt Nam mời sang giúp Bộ Nông nghiệp và ngư nghiệp Angiêri phát triển trồng chè. Khi đến Trạm nghiên cứu nông nghiệp Adrar, cách thủ đô Angiê 1.500Km, giữa trung tân sa mạc Shahara, mà khí hậu rất khắc nghiệt; cả năm chỉ mưa có vài mm, nhiệt độ ngày cao tới 40-45°C, thì được viên kỹ sư, Giám đốc Trạm nghiên cứu hướng dẫn thăm vườn giống chè (?) của Trạm, gồm một loại cây hàng năm thân bò, cao độ 30 cm. Thoạt nhìn, tôi đã nói ngay không phải là cây chè, thì ông ta không bằng lòng và cãi rằng đúng là cây chè Angiêri ! Do một số người hành hương hàng năm đến La Mecque đem về từ Đông Phi; còn như tôi giới thiệu chỉ là cây chè Việt Nam mà thôi! Về thủ đô Angiê, khi tôi giới thiệu chè là một cây lâu năm thân gỗ, để mọc tự nhiên có thể cao 10-15m thì Cục trưởng Cục cây trồng của Bộ nông Ngư nghiệp rất ngạc nhiên. Thế mới biết nhận thức về cây chè thực là không dễ thống nhất ở người dân thường tại làng xã, mà ngay cả ở cấp kỹ thuật bên trên.

    Tóm lại danh từ chè có nghĩa rộng, dùng để chỉ thứ nước uống có tác dụng chữa bệnh của con người, đúng như vị danh y Hoa Đà ở Trung Quốc đã phát hiện chè là một dược liệu ‘Trà vị khô, ẩm chi sử nhân ích tư, thiểu ngoạ, khinh thân, minh mục” (chè có vị đắng, uống vào làm cho con người tư duy tốt, ít nằm, thân nhẹ nhàng, mắt tinh sáng),



    Nguồn gốc chữ trà


    1/ Sự định dạng và định hình của “trà” ở Trung Quốc


    Trong thời cổ đại xa xưa, Trung Quốc còn chưa có chữ viết. Dựa vào truỵền thuyết và ngôn ngữ, các nhà khảo cổ đã xác định chữ trà (văn tự trà) có từ đời nhà Chu. Trong cuốn sách cổ Nhi Nha (Nói về cây cối) đời nhà Chu, do Dịch Lâm biên soạn, có ghi câu “Giả-khổ trà” (Giả là chè đắng). Âm đọc của chữ trên là Jỉa, gần giống âm chữ trà.

    Trước đời nhà Tần, ngôn ngữ các nước (liệt quốc) ở Trung Quốc còn khác nhau và chưa thống nhất. Cùng một sự vật nhưng tên gọi khác nhau, và chữ viết cũng không giống nhau.


    Trước đời nhà Đường, chè có các tên gọi và chữ viết khác như sau đây :


    Chữ Trà
    .

    Bắt đẩu thời kỳ trung Đường trở về sau, tên gọi chè thường đọc âm CHA. Trước đời nhà Đường, một chữ có nhiều chức năng khác nhau, và môt chữ cũng chỉ nhiều sự vật khác nhau. Vào khoảng 750 năm trước công nguyên, chữ trà có nhiều nghĩa và chỉ 3 vật khác nhau:


    1. Một thứ nước uống

    2. Một loai cây rau đắng

    3. Hoa trắng của một loại cây cỏ.

    Trước thời kỳ trung Đường, chữ trà cũ 11 nét bỏ bớt một nét ngang ở trên và định hình chính thức thành chữ trà 10 nét ngày nay. Theo lời ghi chú của cuốn Trà Kinh, chữ trà xuất hiện từ thời kỳ “khai nguyên văn tự âm nghĩa” (bắt đầu có chữ biết làm biểu tượng). Chữ trà hiện nay đã được định hình trên 1300 năm. Chữ Hán thuộc loại chữ tượng hình. Chữ trà có 10 nét bộ thảo đầu là biểu tượng của lá cây, phần giữa là tán cây, phân dưới là gốc và thân cây.

    Chữ trà có nhiều cách đọc khác nhau; Trung Quốc là một nước rộng mênh mông có nhiều dân tộc thiểu số; mỗi dân tộc có cách đọc và viết chữ chè, theo tập quán riêng của mình. Ngay cả dân tộc Hán cũng có chữ viết và tiếng đọc khác nhau theo từng vùng lãnh thổ (thổ ngữ, thổ âm).


    2. Tên gọi chè của các nước ngoài.


    Trên thế giới ngày nay, tên gọi chè đều xuất phát từ Trung Quốc truyền đến theo 2 luồng lớn sau đây:


    1. Âm phổ thông CHA của chữ trà

    2. Thổ âm địa phương TEE, thổ âm vùng Hạ môn, tỉnh Phúc Kiến, 2 âm trên lần lượt truyền bá ra ngoài bằng con đường buôn bán chè với cấc nước láng giềng, phương Tây và phương Bắc. Âm CHA lan truyền đầu tiên sang nước láng giềng phía Đông là Nhật Bản, dùng trực tiếp chữ trà và cũng đọc là CHA. Sau đó lan truyền sang nước phía Tây là Ba Tư bằng “Con đường chè và tơ lụa”, gọi là CHA, rồi sau biến âm thành SHAI của người Ả Rập; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ gọi là Chay; tiếng Bồ Đào Nha gọi là CHA; tiếng Nga ở phía Bắc gọi là TRAI; các nước láng giềng của Ấn Độ, như Sri Lanca, Pakixtan goi là CHA, theo tiếng Sinhale (Sri lanca). Việt Nam láng giềng gần gũi của Trung Quốc gọi là Trà (âm Hán Việt) và Chè (âm phổ thông ?).

    Thổ âm Hạ môn TEY truyền bá ra nước ngoài vào thời kỳ cuối nhà Minh đầu nhà Thanh, khi các đội thương thuyền của Phương Tây đến buôn bán trao đổi hàng hoá, từ những quốc gia viễn dương đến Trung Quốc.

    Đầu tiên là các đội thương thuyền của công ty miền đông Ấn Độ, năm 1664 đã cập bến cảng biển Hạ môn, thiết lập một phòng thương mại, và gọi chè là TEY, theo thổ âm của vùng Hạ môn. Bắt đầu viết sang tiếng Anh là TEE, rồi lại biến thành THEE; cuối cùng là TEA.

    Từ đó âm TEA được phổ cập trên thế giới; tiếng Pháp gọi là THE’; tiếng Đức gọi là TEE; tiếng Tây Ban Nha gọi là TE’; tiếng Hà Lan gọi là THEE; các âm trong ngôn ngữ các nước chỉ chè nói trên đều xuất phát từ âm TEA tiếng Anh, bắt nguồn từ thổ âm TEY của Hạ môn, Trung Quốc.


    Tư liệu tham khảo chính

    Đặng Hanh Khôi – Chè và công dụng. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1993.

    Vương Úc Phong và cộng tác viên – Trung Quốc, quê hương cây chẻ. NXB Công ty xuất bản hữu hạn văn hoá giáo dục Hồng Kông và Tổng công ty xuất nhập khẩu súc sản và thổ sản Trung Quốc cộng tác xuất bản 1991.

    Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong – Cây chè Việt Nam – NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1997.
    TCTCVN – Văn hoá Trà, xưa và nay – 1997, Hà Nội.

    Nguyễn Tuân – Những chiếc ấm đất, Chén trà sương – Vang bóng một thời. NXB Hà Nội, 1998.




    * Biên tập và chỉnh sửa : Trà Thuần Việt

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #248
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Chờ bài viết về trà...có...bọt !

  9. #249
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by hoài vọng View Post
    Chờ bài viết về trà...có...bọt !

    #SựTíchTràCóBọt




    Lịch Sử nguồn gốc thương hiệu bia nổi tiếng La De và Bia 33 của Sài Gòn xưa

    Lịch sử bia La De và bia 33 của dân Sài Gòn Xưa, tiền thân là bia 333 nổi tiếng hiện nay. Với bài viết của Tiến Sĩ Phan Văn Song dưới đây.
    Giới thiệu sơ lược về Tiến Sĩ Phan Văn Song từng du học và tốt nghiệp Luật học (Công Pháp Quốc tế) và Chánh trị học tại Pháp năm 1971, sau đó ông về Việt Nam làm việc và từng là viện trưởng kiêm khoa trưởng, cùng với các Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và Nguyễn Văn Ngôn đồng sáng lập Trường Cao Ðẳng Thương Mại Minh Trí và cũng là giám đốc tiếp thị và thương mại công ty sản xuất bia nước ngọt của Pháp BGI.

    Chuyện về bia LA DE và 33

    Đã từ lâu rồi anh chị em bạn bè khi gặp tôi, sau khi biết tôi đã từng làm việc tại hãng BGI, Sàigòn, tức là hảng Brasseries, Glacières d’Indochine, công ty chủ nhà máy nấu La De ở Chợ lớn, cạnh sân vận động Cộng Hòa, đều yêu cầu tôi phải viết về La De, kể những giai thoại về La De.Câu chuyện thường được mọi người nhớ về La De, thường hỏi tôi, là chuyện chai La De lớn đặc biệt gọi là La De Trái Thơm. Theo lời đồn, trong mỗi thùng 6 chai chỉ có một chai Trái Thơm, giá đặc biệt và cũng là quà tặng đặc biệt mỗi khi có khách quý. Ai đã được uống La De Trái Thơm đều khen là ngon đặc biệt, và khen ngon hơn chai La De thường. Thiệt tình mà nói là La De Trái Thơm, La De thường, La De Quân tiếp Vụ cũng là một thứ, vô chai có hình trái thơm thì nó Trái Thơm, vô chai thường thì nó là La De thường, gặp chai Quân tiếp Vụ thì nó biến thành La De Quân tiếp Vụ. Hãng BGI lúc ấy chỉ có nấu hai loại La De thôi :

    1.La De thường, vào chai lớn (dung tích 66) thường gọi La De Con Cọp vì chai có cái đầu con cọp màu vàng và để nhãn hiệu Bière Larue.
    2.La De 33, nấu thơm hơn, độ rượu nhiều hơn, vị uống đậm đà hơn, vô chai nhỏ (dung tích 33), tên thường gọi là Bia Băm Ba, nhãn hiệu là Bière 33 Export.

    Vậy mà có người khen chê cho La De Trái thơm là ngon nhứt, xong đến La De Con Cọp và hạng chót là La De Quân tiếp Vụ. QTV dỡ nhứt vì là cho Quân đội uống. Chẳng qua là cái mã ở ngoài cả. Thế mới biết ở đời chỉ trọng cái bề ngoài. Quý vị nghĩ coi nấu 2 loại Bia đã tóe phở, học xì dầu hơi đâu, BGI đâu có quởn nấu ba bốn loại còn vô chai vô cộ, đổi kíp đổi người. Phức tạp lắm. Nội cách đổi võ chai cho hạp với rượu cũng đủ hao tiền. Nhưng cắt nghĩa hổng ai tin. Ông Cụ Bà Cụ tui, hể khi tui đến nhà chơi, chẳng may lấy La De Quân Tiếp Vụ uống, vì ổng có hàng QTV do mấy chú em tui đem về, thì bà bảo : “Nhà hết La De để mẹ đưa tiền chú Thanh, chú Thanh là anh tài xế phục vụ ông cụ đi mua La De về cho con uống chứ uống chi đồ QTV dỡ lắm, để các em của con lính tráng nó uống, nó quen rồi.”. Tôi có trả lời cắt nghĩa cho bà hiểu là chỉ có một thứ bả không tin. Thiệt “Bụt nhà hổng thiên” !.

    Câu truyện La De trái thơm

    Lúc ấy là năm 1973, tôi làm chánh sở Tiếp thị (Chef du Service Marketing), coi luôn phần quảng cáo. Để hà tiện tiền làm nhãn ở Pháp, tôi sử dụng văn phòng quảng cáo của hảng, tôi nghĩ anh họa sĩ văn phòng quảng cáo (chuyên vẽ những fond cho các xe của hảng rồi các anh thợ sơn đồ chép lại) đủ tài nghệ chép lại cái nhãn đặt ở Pháp. Và tôi nhờ anh họa sĩ vẽ lại cái nhãn. Trên nhãn cái đầu con cọp vàng ở giữa hai bên có hai tràng hoa houblons, là loại hoa dùng để thêm cái vị nhẫn đắng vào bia. Nấu bia ngon dỡ là do cái tài thêm ít hoa houblon, cũng như gia vị ngũ vị hương trong nghề bếp núc Việt Nam ta vậy.Nhãn vẽ xong đại khái cũng tạm ổn, vì anh họa sĩ nhà chưa bao giờ nhìn thấy hoa houblon, nên đinh ninh thấy hoa houblon giống trái thơm, cho là Trái thơm, và vẽ giống trái thơm. Các ông giám đốc Tây cũng ba chớp ba nháng, kể cả anh chánh sở trách nhiệm là tui, cũng thế.


    Bia LaDe trái thơm ảnh:ST

    Vì thiệt tình mà nói thì có ông nội nào thấy hoa houblon tươi đâu ? Biết là houblon nhưng chỉ nhìn thấy hoa dưới dạng khô. Còn các anh kỹ sư nhà máy, các anh nấu rượu (brasseurs – đây là một cái nghề riêng) dân La De thiệt, thì ở nhà máy. Bọn quyết định là dân Văn phòng, dân làm Marketing quyết định mọi việc, bổn phận các anh kỹ sư là sản xuất, chỉ sao làm đúng vậy thôi. Quý vị thấy không, không phải chỉ có trong quân đội mới có cảnh lính văn phòng và lính chiến trường. Nhãn ô kê, gởi đi làm décalques đưa qua Công ty Thủy tinh Việtnam, (Khánh hội) dán vào chai : 100 ngàn chai mới.Khi đưa vào nhà máy Chợ lớn, các lão kỹ sư cười vỡ bụng, “hoa houblon sao giống trái thơm thế nầy”. Nhưng đã nói các quan văn phóng là chánh mà, nên quyết định, cứ trộn chai mới vào với đám chai cũ, lẫn lộn chả ai biết gì đâu, người ta uống La De có ai thèm nhìn nhãn đâu. Chẳng lẽ vất bỏ 100 ngàn chai hay sao ? Vài ông giám đốc còn thày lay dạy đời “Dân Việtnam không biết uống bia, uống quá lạnh, nhiều khi còn để đông đặc lại (bia đặc), còn thêm nước đá, ngon lành gì, vì vậy trái thơm hay hoa houblon có ai biết chi mô mà ngại ngùng, a – lê ta cứ thế mà làm”. Chàng chánh sở biết thân, im miệng thinh thích, ngậm miệng ăn tiền, phải bảo vệ danh dự anh họa sĩ nhà và danh phong Marketing, dù sao cũng… quê rồi.

    (còn nữa)
    Last edited by Triển; 03-02-2018 at 01:16 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #250
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Hoa bia Houblon - ảnh ST

    Nhưng không ai lường được cái tài doanh nhơn của người Hoa, của con buôn. Các chú Chệt nhà mình ở hãng (rất nhiều nhơn viên người Việt gốc Hoa, buôn bán ở Sàigòn phải biết “cỏn Tung Hỏa”, chẳng những biết nói “Quảng Đông Ngữ” mà cũng phải vài tiếng “Tiều châu ngữ” nữa cũng phải “Kít tèo” hay “Mai xín xắn bù chằn ếch” cho giống người ta, nói tóm lại con buôn giới thương mại phần đông là người gốc Hoa nếu không nói là một số rất đông. Thế là tiếng lành đồn xa tiếng dữ đồn gần, hãng La De vừa sản xuất được một thứ La De hảo hạng, La De trái thơm, một thùng chỉ một chai, để tặng các bạn hàng thứ thiệt, thứ ngon lành, thứ chịu chơi.Cái luật may rủi, tình cờ, thì khi ra chai và vào thùng thì bao giờ Trái thơm cũng có mặt ở mỗi ngày sản xuất, mấy tay cao thủ bán hàng của hãng cứ thế mà sắp cho mỗi thùng một chai, rất là điệu nghệ, và tuyên truyền nguyên tắc của hãng mỗi thùng một chai. Nhưng khi đi giao hàng (bán sỉ) quý vị ấy tự nhiên đề nghị với các bạn hàng biết điệu nghệ thì có thể thêm 2 hoẵc 3, thậm chí cả thùng toàn La De trái thơm tùy theo nét điệu nghệ và chịu chơi của thân chủ, “phép vua thua lệ làng” mà lỵ, phép hãng đấy, nhưng thua nghề của chàng.


    LA DE 33 (Bên trái): 33 là dung tích chai. Nấu thơm hơn, độ rượu nhiều hơn, vị uống đậm đà hơn, vô chai nhỏ (dung tích 33), tên thường gọi là Bia Băm Ba, nhãn hiệu là Bière 33 Export.
    Bia LA DE thường (bên phải), vào chai lớn (dung tích 66) thường gọi La De Con Cọp vì chai có cái đầu con cọp màu vàng và để nhãn hiệu Bière Larue.
    Ảnh:ST


    Và cứ thế giòng sông thương mại trôi theo giòng điệu nghệ, ăn nhậu.Các bars, các quán nhậu cũng tùy điệu nghệ với các ông Thầy, ông Xếp, đàn anh… mà điệu nghệ giành chai La De Trái thơm cho người mình muốn nâng bi, ca tụng hay ca bài con cá. Cá nhơn tui đây, dân La De thứ thiệt, thế mà khi đi nhậu vẫn được bạn hàng và nhiều khi cả nhơn viên (cho biết khi cái dỏm trở thành huyền thoại thì cái dỏm trở thành cái thiệt) thương tình tặng một chai Trái Thơm. Nhưng mình cũng phải ngậm miệng khen ngon và cám ơn các cảm tình giành riêng ấy, và vì huyền thoại đã đến hồi quyết liệt, làm vỡ “mộng ban đầu”, e có thể “lãnh thẹo”.

    LADE QUÂN TIẾP VỤ

    BGI viết tắt của Brasseries (hãng nấu bia) Glacières (hãng nước đá) d’Indochine (Đông Dương) tức là Hãng bia và nước đá Đông Dương. Văn phòng BGI nằm trên đường Hai Bà Trưng cạnh hãng Nước Đá. Đấy là tên cúng cơm. Sau năm 1954, sau khi hết Indochine (ĐôngDương), BGI bèn biến chữ I thành Internationales (Quốc tế). Mà Công ty Brasseries Glacières Internationales thiệt sự internationales thứ thiệt. Một ông cựu Tổng Giám đốc, ông Grandjean, con một cựu quan chức thuộc địa ở Hànội, còn cá nhơn ông lại là một cựu luật sư thuộc Luật sư đoàn Hànội, đã tả BGI bằng một câu xanh dờn, ví BGI như đế quốc của Đại đế Charle Quint thời Phục Hưng ở Âu Châu “Mặt Trời không bao giờ lặn trên đất của hãng BGI”. Mà thiệt vậy, BGI có nhà máy nấu La De từ Tân Đảo (Nouvelle Calédonie) đến Guayane nằm cạnh Brazil, thì không đi vòng thế giới sao ? Chưa kể ở Phi Châu, Đông dương và thậm chí có mặt ở một nước Hồi giáo, Indonésia, nhà máy do tôi thương thuyết thành lập ở thành phố Médan trên đảo Sumatra (đây là một tư hào của cá nhơn tôi, thành tích bán rượu cho dân Hồi giáo).


    La De quân tiếp vụ "Quân Tiếp Vụ" có ý nghĩa là loại bia này thường cung cấp cho binh lính và nhà binh, dĩ nhiên ai có tiền thì vẫn
    có thể uống bia La De trái thơm và La De con cọp
    Ảnh: ST



    XUẤT XỨ CỦA HÃNG BGI

    BGI phát xuất từ một nhà máy nước đá do một anh kỷ sư Công Nghiệp (Arts et Métiers – Paris) sĩ quan hàng hải, Victor Larue, giải ngũ tại Sài gòn năm 1875 thành lập. Năm 1975, BGI cũng vừa đủ 100 tuổi.


    Hãng bia BGI cạnh Công trường Mê Linh, gần đầu đường Hai Bà Trưng Ảnh: Photo by Henry Bechtold

    (còn nữa)
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Similar Threads

  1. Time line ...
    By Izzy in forum Tùy Bút
    Replies: 9
    Last Post: 02-21-2014, 06:33 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 10-16-2011, 03:39 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 02:50 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh