Register
Page 3 of 4 FirstFirst 1234 LastLast
Results 21 to 30 of 32
  1. #21
    Biệt Thự chieubuon_09's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,144
    Quote Originally Posted by thuykhanh View Post
    tk xin chào cả nhà: anh Triển, PPhuongVy, Thoa, anh Hiệp, Ốc, anh Nam, Chiều và dalat1953

    Chiều cho link về nhà truyền giáo Francisco de Pina, tk cảm ơn Chiều và mang vào đây để rộng đường dư luận:

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Francisco_de_Pina

    Để được công bằng, tk dán thêm link về linh mục Alexandre de Rhodes:

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Alexandre_de_Rhodes

    tk hết sức cảm ơn các bạn đã tham gia. Vì đề tài nằm trong mạch Lịch sử nên tk nghĩ người ta phải tôn trọng sự thật, dù là sự thật không có lợi cho mình.

    Mấy bữa nay, tk cũng đang tìm đọc mấy bài về chữ Nôm nhờ bài viết của Thoa. Đọc một lần chưa hiểu nên phải đọc nữa.
    Ôi thôi! Nghĩ mà tội nghiệp cho cái đầu bà cụ.

    tk xin dán hình thẻ thư viện cũ kỹ của mình, một cách để cảm ơn những người bạn có lòng đã vô đây chung góp ý kiến về đề tài cha Đắc Lộ.[INDENT]
    Xin đừng trích dẫn, tk sẽ mang nó xuống:
    Chào các anh chị em, sư huynh Triển, chị PhuongVy, Thoa, anh Hiệp, em Ốc, anh Nam, sư huynh dalat1953,

    Em đồng cảm câu này của chị " tk nghĩ người ta phải tôn trọng sự thật, dù là sự thật không có lợi cho mình."

    Cám ơn chị Thuỵ Khanh đã chia sẻ link về nhà truyền giáo Francisco de Pina, tiện đây Chiều xin chia sẻ thêm cuốn sách này, trong quyển sách có thêm nhiều good sources, và ông Francisco ghi rõ phần cách phiêm âm cũng từ phiêm âm của chữ Nhật qua mẫu tự Latin và một phần dùng nốt của âm nhạc cho những dấu của chữ Quốc Ngữ để chúng ta ghi chép lại. Đôi khi những sources từ internet vẫn chưa đủ, cần thêm những sources từ sách.

    Portuguese Pioneers of Vietnamese Linguistics được viết bởi by Roland Jaques

    ----

    Roland Jaques viết một cách chân thực .

    Chúc các anh chị ngày cuối tuần bình an, chị Thuỵ Khanh đẹp ...
    Last edited by chieubuon_09; 11-30-2015 at 10:48 AM.

  2. #22
    Chào các bác,
    DL là người sinh sau, xin có một chút ý kiến về chữ quốc ngữ một chút.
    - Trong những nước cạnh VN thì chỉ có nước ta dùng ký tự La tinh, còn những nước khác như Laos, Cambodia, Thailand, Miến Điện thì chữ viết lằng ngoằng, còn bọn Tàu thì dùng kiểu chữ của nó, nên vấn đề giao tiếp với thế giới bên ngoài thì Việt Nam có phần thuận lợi hơn nhiều lắm.
    - Chỉ tiếc là một số người ngay từ xưa vẫn có tưởng thần phục bọn Tàu, hoặc do lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm mà ca tụng Hán học. Trong một thời gian dài, Hán học gây ra biết bao những hệ lụy cho dân ta, trì kéo đất nước vào chổ tăm tối u mê.
    - Còn trong nước bây giờ, một số bọn trẻ trâu chế ra chữ VN kiểu chat chiết góp phần phá tan tiếng Việt.
    Cái tốt không biết giữ gìn thì còn trông mong gì ở tương lai.

    Dalat

  3. #23
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Quote Originally Posted by Ngô Đồng View Post
    Ôi em thích quá, nhìn lại thẻ thư viện ngày xưa.
    Chị có nhớ nhà nguyện không? Yên tịnh biết bao?.
    Chào Ngô Đồng,

    Chị vui khi biết em thích thẻ thư viện ngày xưa, có một cái gì nhớ nhớ thương thương, có phải?
    Chưa vô nhà nguyện, em tin không?

  4. #24
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Quote Originally Posted by Thoa View Post
    Em thích hình trắng đen hồi xưa !
    Hình chị Thuỵ Khanh đẹp quá làm em nhớ tới hình Nam Phương hoàng hậu mà có dịp thấy qua trên dinh vua Bảo Đại trên ĐL . Ôi nét đẹp Á đông !
    Mẹ em nói hồi xưa Mẹ muốn học dược mà chắc ông bà ngoại nghèo không đủ tiền đóng học phí hay phí làm Lab. nên Mẹ phải bỏ mộng mà học ĐHSP
    Chị Ngô Đồng , chị Phương Vy còn thẻ sinh viên không ạ ?

    Thoa rộng rãi lời khen làm chị sướng quá, mũi nở to, nổ cái đùng là mệt đó nha.

    Em kể chuyện Mẹ làm chị nhớ hồi đó, Dược và Sư Phạm là nghề các cô thích, mà đâu có dễ: cả hai trường đều có kỳ thi tuyển nhập học, ĐHSP từ khi trường mới mở, còn trường Dược bắt đầu có thi tuyển từ 1965, năm chị vào học.

    Năm đầu SV phải xin học ở một nhà thuốc tây có DS làm chủ và điều hành, học phí tùy nơi, phần chị đóng 5 ngàn đồng và tốn tiền mua bộ cây nữa (500 đồng).
    Còn lại các năm sau, SV chỉ phải đóng lệ phí ghi danh ở Viện Đại Học SG ( có mấy chục hà) và đóng tiền cho ban điều hành lớp quay cours cho mình học, cộng tiền Lab. mỗi năm không quá 500 đồng đâu Thoa.

    Hồi đó, SV có phải trả học phí ĐH đâu em, khác với bây giờ ha!
    Last edited by thuykhanh; 11-29-2015 at 06:37 PM.

  5. #25
    Biệt Thự nam2010's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    603


    Tôi cũng có vào wiki và thấy đoạn này:


    Chữ Quốc ngữ
    ...
    ...

    Lịch sử

    Thời kỳ đầu

    Chữ Quốc ngữ được phổ biến sâu rộng và định chế vào khoảng thế kỷ 19 và 20 nhưng đã xuất hiện phôi thai từ lâu, có lẽ ngay từ năm 1533 khi giáo sĩ phương Tây tên là I-nê-khu[9] đi từ đường biển vào truyền đạo Thiên Chúa ở tỉnh Nam Định (giáo phận Bùi Chu). Các giáo sĩ Tây phương đầu tiên đến Việt Nam và giao tiếp với người Việt rồi vì nhu cầu học hỏi ngôn ngữ Việt (lúc đó còn dùng chữ Hán và chữ Nôm) để giao tiếp với người bản xứ mà bắt đầu ghi lại bằng cách phiên âm tiếng Việt dưới dạng chữ La tinh. Trước tiên là các giáo sĩ Bồ Đào Nha dòng Phanxicô; kế đến là các giáo sĩ Tây Ban Nha dòng Đa Minh[10] rồi dòng Tên. Sang thế kỷ 17 thì số văn tịch ghi lại dấu vết loại chữ này càng nhiều, kèm theo những biến đổi hoàn chỉnh với ký hiệu thanh giọng thêm chính xác. Tên tuổi những giáo sĩ đã tiên phong góp công trong việc hoàn chỉnh lối chữ này gồm có Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa và Francisco de Pina.[11]

    Giáo sĩ Đắc Lộ (tức Alexandre de Rhodes) người Pháp được coi là người có công nhiều trong việc định chế chữ quốc ngữ qua cuốn tự điển phiên âm Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum mà ông soạn và in ra năm 1651. Tuy là người Pháp nhưng ông lại dùng tiếng Bồ Đào Nha trong cuốn tự điển cùng những đóng góp của tiếng Ý và tiếng Pháp. Soạn giả còn ghi rõ ông mượn dấu sắc, huyền, ngã từ tiếng Cổ Hy Lạp mà vẫn không đủ nên phải thêm iota subscriptum (dấu nặng) và dấu hỏi để biểu lộ thanh giọng của tiếng Việt.[12].
    ...
    ...

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%...1c_ng%E1%BB%AF
    ------


    Tôi có vào nhà nguyện của bệnh viện St Paul nhưng lại không biết có thư viện ở gần đó!


    Last edited by nam2010; 11-30-2015 at 04:09 AM.

  6. #26
    Cánh Đồng Bắp Ngô Đồng's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Milpitas, California, United States
    Posts
    2,199
    Quote Originally Posted by Thoa View Post
    Em thích hình trắng đen hồi xưa !

    Chị Ngô Đồng , chị Phương Vy còn thẻ sinh viên không ạ ?
    Đổi lấy đựoc gì hả Thoa nếu chị còn ?

  7. #27
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,633
    Quote Originally Posted by Ngô Đồng View Post
    Đổi lấy đựoc gì hả Thoa nếu chị còn ?
    hihi , Sao em ngửi được mùi mánh mun ở đây (j/k) . Em tính nói em còn thẻ sinh viên đó . Nhưng với chị Ngô Đồng xinh đẹp thì chỉ được em khen thôi á .
    Nơi nào có anh , những người khác chỉ là tạm bợ .Tôi không thích tạm bợ .

  8. #28
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,633
    Quote Originally Posted by thuykhanh View Post
    Thoa rộng rãi lời khen làm chị sướng quá, mũi nở to, nổ cái đùng là mệt đó nha.

    Em kể chuyện Mẹ làm chị nhớ hồi đó, Dược và Sư Phạm là nghề các cô thích, mà đâu có dễ: cả hai trường đều có kỳ thi tuyển nhập học, ĐHSP từ khi trường mới mở, còn trường Dược bắt đầu có thi tuyển từ 1965, năm chị vào học.

    Năm đầu SV phải xin học ở một nhà thuốc tây có DS làm chủ và điều hành, học phí tùy nơi, phần chị đóng 5 ngàn đồng và tốn tiền mua bộ cây nữa (500 đồng).
    Còn lại các năm sau, SV chỉ phải đóng lệ phí ghi danh ở Viện Đại Học SG ( có mấy chục hà) và đóng tiền cho ban điều hành lớp quay cours cho mình học, cộng tiền Lab. mỗi năm không quá 500 đồng đâu Thoa.

    Hồi đó, SV có phải trả học phí ĐH đâu em, khác với bây giờ ha!
    Giờ từ tiếng Việt tám qua chuyện SV hén chị TK ,
    Hồi xưa hai trường nữ trung học phải thi tuyển vào là Gia Long và Trưng Vương phải không chị TK ? Trường Trưng Vương đa số là người Bắc . Mẹ em thi đậu vào TV , thường bắt chước bạn nói giọng Bắc không ai nhận ra , nhưng tới nhà chơi thì bạn kể nhau nói là mẹ em là người Bắc có cọng giá sống . Khi thi tú tài một hay hai gì đó mẹ bị rớt 1 lần hay 1 năm vì bà ngoại bị tai nạn xe cộ mẹ là con gái lớn phải nuôi bệnh . Nếu em nhớ không lầm thì số tiền đóng tiền học hay tiền dụng cụ Lab là $2000 . Em cũng không biết số tiền đó lớn cỡ nào so với hồi xưa . Gia đình ông ngoại phải nuôi các cậu anh trai mẹ : một người đi Pháp du học , một luật sư , một BS , ... Đến phiên mẹ là gái thì không muốn cho học nhiều chỉ thúc ép biểu đi lấy chồng . Hình như mẹ em từ chối sơ sơ có 4 mối dạm hỏi . Mẹ nói phải mẹ làm con trai như mấy cậu thì đã ra ngoài kèm thêm học sinh ( bây giờ gọi là gia sư ) để tự lo trả tiền học . Em đoán là số tiền đó không lớn lắm đâu . Chắc tại có gút mắc gì nên ông bà ngoại không chu cấp cho con gái học đàng hoàn . Chị nói năm của chị 1965 bắt đầu mới có ngành dược thì em hơi ngờ ngợ . Vì mẹ em thành cô giáo và lấy chồng cũng khoảng năm 65 . Tức ít nhất trường dược phải có từ năm 60 .
    Nơi nào có anh , những người khác chỉ là tạm bợ .Tôi không thích tạm bợ .

  9. #29
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Quote Originally Posted by Thoa View Post
    Giờ từ tiếng Việt tám qua chuyện SV hén chị TK ,
    Hồi xưa hai trường nữ trung học phải thi tuyển vào là Gia Long và Trưng Vương phải không chị TK ? Trường Trưng Vương đa số là người Bắc . Mẹ em thi đậu vào TV , thường bắt chước bạn nói giọng Bắc không ai nhận ra , nhưng tới nhà chơi thì bạn kể nhau nói là mẹ em là người Bắc có cọng giá sống . Khi thi tú tài một hay hai gì đó mẹ bị rớt 1 lần hay 1 năm vì bà ngoại bị tai nạn xe cộ mẹ là con gái lớn phải nuôi bệnh . Nếu em nhớ không lầm thì số tiền đóng tiền học hay tiền dụng cụ Lab là $2000 . Em cũng không biết số tiền đó lớn cỡ nào so với hồi xưa . Gia đình ông ngoại phải nuôi các cậu anh trai mẹ : một người đi Pháp du học , một luật sư , một BS , ... Đến phiên mẹ là gái thì không muốn cho học nhiều chỉ thúc ép biểu đi lấy chồng . Hình như mẹ em từ chối sơ sơ có 4 mối dạm hỏi . Mẹ nói phải mẹ làm con trai như mấy cậu thì đã ra ngoài kèm thêm học sinh ( bây giờ gọi là gia sư ) để tự lo trả tiền học . Em đoán là số tiền đó không lớn lắm đâu . Chắc tại có gút mắc gì nên ông bà ngoại không chu cấp cho con gái học đàng hoàn . Chị nói năm của chị 1965 bắt đầu mới có ngành dược thì em hơi ngờ ngợ . Vì mẹ em thành cô giáo và lấy chồng cũng khoảng năm 65 . Tức ít nhất trường dược phải có từ năm 60 .
    Nếu chị nhớ không lầm thì trước 1975, tất cả các trường Trung học công lập ở miền Nam Việt Nam đều có kỳ thi tuyển vào đệ thất (lớp 6) cho các em học sinh đã học xong bậc Tiểu học.

    Không Thoa ơi, chị viết là trường Dược bắt đầu có thi tuyển từ 1965, năm chị vào học.

    Những năm trước đó, không có thi tuyển.

    Ngày xưa, các cụ quan niệm là con gái không cần học nhiều nên phái nữ cũng thiệt thòi nhiều lắm.

    Chị theo học trường TV đến hết năm đệ tam rồi theo gia đình ra miền Trung vì Ba chị có sự vụ lệnh thuyên chuyển ra Quảng Trị.
    Năm đệ nhị ( lớp 11), chị học trường Trung học Nguyễn Hoàng (QT) và lớp đệ nhất, Quốc Học ( Huế).

    Cảm ơn em đã nhắc đến để chị có dịp nói lại cho rõ ràng về trường Dược.

  10. #30
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Quote Originally Posted by nam2010 View Post


    Tôi cũng có vào wiki và thấy đoạn này:


    Chữ Quốc ngữ
    ...
    ...

    Lịch sử

    Thời kỳ đầu

    Chữ Quốc ngữ được phổ biến sâu rộng và định chế vào khoảng thế kỷ 19 và 20 nhưng đã xuất hiện phôi thai từ lâu, có lẽ ngay từ năm 1533 khi giáo sĩ phương Tây tên là I-nê-khu[9] đi từ đường biển vào truyền đạo Thiên Chúa ở tỉnh Nam Định (giáo phận Bùi Chu). Các giáo sĩ Tây phương đầu tiên đến Việt Nam và giao tiếp với người Việt rồi vì nhu cầu học hỏi ngôn ngữ Việt (lúc đó còn dùng chữ Hán và chữ Nôm) để giao tiếp với người bản xứ mà bắt đầu ghi lại bằng cách phiên âm tiếng Việt dưới dạng chữ La tinh. Trước tiên là các giáo sĩ Bồ Đào Nha dòng Phanxicô; kế đến là các giáo sĩ Tây Ban Nha dòng Đa Minh[10] rồi dòng Tên. Sang thế kỷ 17 thì số văn tịch ghi lại dấu vết loại chữ này càng nhiều, kèm theo những biến đổi hoàn chỉnh với ký hiệu thanh giọng thêm chính xác. Tên tuổi những giáo sĩ đã tiên phong góp công trong việc hoàn chỉnh lối chữ này gồm có Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa và Francisco de Pina.[11]

    Giáo sĩ Đắc Lộ (tức Alexandre de Rhodes) người Pháp được coi là người có công nhiều trong việc định chế chữ quốc ngữ qua cuốn tự điển phiên âm Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum mà ông soạn và in ra năm 1651. Tuy là người Pháp nhưng ông lại dùng tiếng Bồ Đào Nha trong cuốn tự điển cùng những đóng góp của tiếng Ý và tiếng Pháp. Soạn giả còn ghi rõ ông mượn dấu sắc, huyền, ngã từ tiếng Cổ Hy Lạp mà vẫn không đủ nên phải thêm iota subscriptum (dấu nặng) và dấu hỏi để biểu lộ thanh giọng của tiếng Việt.[12].
    ...
    ...

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%...1c_ng%E1%BB%AF

    Anh Nam cho phép tôi mượn bài trên làm lời kết cho đề tài về cha Alexandre de Rhodes nghen.
    Ngắn nhưng đầy đủ và có tình, có lý.

    Xin cảm ơn anh.

    ____

    PS: tk cũng xin cảm ơn các Anh Chị Em đã ghé đọc và góp ý, tk đã học và biết thêm.

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 03:47 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh