Register
Results 1 to 8 of 8
  1. #1

    Bệnh tay chân miệng

    heo bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, biện pháp đơn giản để phòng bệnh tay chân miệng là “giữ bàn tay sạch” bằng cách rửa tay nhiều lần trong ngày. Vậy cách rửa tay nào mới mang lại tác dụng tốt như “vắc-xin”?


    Ảnh minh họa.
    Thông thường khi rửa tay, chúng ta thường chỉ sử dụng một lượng nhỏ xà phòng, xát qua lòng bàn tay và rửa nhanh lại với nước, không chú ý tới mu bàn tay, các kẽ tay, kẽ móng tay, nơi thường tập trung nhiều mầm bệnh và vi khuẩn gây hại.
    Vậy cách rửa tay nào mới thực sự mang lại hiệu quả như Bộ Y tế khuyến cáo?
    Theo khuyến nghị của các chuyên gia y tế tổ chức Y tế thế giới, công thức 6 bước rửa tay đơn giản dưới đây sẽ giúp diệt sạch khuẩn trên da:
    Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay với nhau.
    Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.
    Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.
    Bước 4: Dùng đầu ngón tay của lòng bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
    Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.
    Bước 6: Xà cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.
    Ảnh minh họa.
    Cần chú ý thêm là thời gian cho mỗi lần rửa tay tối thiểu là 1 phút, các bước 2, 3, 4, 5 lặp lại tối thiểu 5 lần mỗi bước. Mỗi lần rửa tay bằng xà phòng, nhất thiết cần tuân thủ đầy đủ trình tự 6 bước như trên mới có thể đảm bảo tiêu diệt tối đa vi khuẩn, giảm xuống tối thiểu khả năng mắc bệnh và lây lan bệnh tật qua những bàn tay bẩn.
    Khi tuân thủ đúng các bước này và rửa tay nhiều lần trong ngày, dịch bệnh lây truyền sẽ không còn là nỗi lo của bạn và những người xung quanh bạn nữa.
    trích từ khoemoingay.vn

  2. #2

    Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

    Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh tay chân miệng, áp dụng tại tất cả các cơ sở y tế và cũng hướng dẫn người dân tự theo dõi để phát hiện khi con có dấu hiệu nghi ngờ, kịp thời đưa bé đi khám bệnh và theo dõi nguy cơ biến chứng.




    Ảnh minh họa.
    Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết, phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh có biểu hiện loét miệng, các bệnh có phát ban da.

    Giai đoạn ủ bệnh tay chân miệng từ từ 3-7 ngày. Tiếp đến là giai đoạn khởi phát diễn ra từ 1 – 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

    Sau đó đến giai đoạn toàn phát (có thể kéo dài 3-10 ngày) với các triệu chứng điển hình của bệnh:

    - Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

    - Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

    - Ngoài ra trẻ vẫn có sốt nhẹ, nôn. Còn những trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.

    Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

    Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, cũng có những trẻ mắc bệnh nhưng không có những dấu hiệu điển hình như trên. Theo đó, dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng.

    Các bệnh có biểu hiện loét miệng

    Viêm loét miệng (áp-tơ) thì vết loét sâu, có dịch tiết, hay tái phát. Ngoài ra ở chân, tay không xuất hiện các nốt phỏng như bệnh tay chân miệng.

    Các bệnh có phát ban da

    Sốt phát ban biểu hiện là các ban màu hồng xen kẽ ít, dạng sẩn và bệnh nhân thường có hạch sau tai.

    Với bệnh dị ứng, toàn thân trẻ nổi ban hồng đa dạng nhưng không có nốt phỏng nước điển hình như tay chân miệng.

    Với bệnh viêm da mủ thì các ban đỏ và có mủ đục.

    Với bệnh thuỷ đậu, dấu hiệu điển hình là xuất hiện phỏng nước rải rác toàn thân. Còn với tay chân miệng thì ban phỏng nước xuất hiện chủ yếu ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông.

    Với bệnh nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu, người bệnh có biểu hiện xuất hiện các mảng xuất huyết hoại tử trung tâm.

    Với sốt xuất huyết Dengue, biểu hiện là xuất hiện các chấm xuất huyết, bầm máu, xuất huyết niêm mạc.

    Để phòng bệnh tay chân miệng: cần thường xuyên vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt). Đồ chơi, vật dụng trẻ hay cầm nắm của trẻ cần được thường xuyên rửa sạch với xà phòng, dung dịch diệt khuẩn, phơi khô. Lau sàn nhà mỗi ngày bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.

    Còn khi phát hiện trẻ bị bệnh tay chân miệng cần đưa trẻ tới cơ sở y tế khám. Trong trường hợp được chỉ định theo dõi tại nhà, cần tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh.Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.
    trích từ khoemoingay.vn

  3. #3

    Những triệu chứng của bệnh tay chân miệng

    Bệnh tay chân miệng là bệnh xảy ra ở trẻ em. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng thậm chí gây tử vong.




    Triệu chứng lâm sàng
    a) Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày.
    b) Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
    c) Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:
    - Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi.
    - Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó để lại vết thâm.
    - Sốt nhẹ.
    - Nôn.
    - Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.
    - Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.
    d) Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
    Các thể lâm sàng
    - Thể tối cấp: Bệnh diễn tiến rất nhanh có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê co giật dẫn đến tử vong trong vòng 48 giờ.
    - Thể cấp tính với bốn giai đoạn điển hình như trên.
    - Thể không điển hình: Dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng.
    trích từ khoemoingay.vn

  4. #4

    Bệnh tay chân miệng

    Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, bệnh thường gặp ở trẻ em (trên 90%). Bệnh có thể bị rải rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch nhỏ vào mùa hè ởnhững nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém. Biểu hiện của bệnh là những mụn nước, bọng nước ở tay, chân và miệng.




    Nguyên nhân

    Bệnh do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71.
    Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.
    Bệnh tay chân miệng là do virus đường ruột gây ra.
    Bệnh tay-chân-miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.

    Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.
    Triệu chứng

    Phát ban dạng phỏng nước...
    a) Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày.

    b) Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

    c) Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:

    - Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi.

    - Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó để lại vết thâm.

    - Sốt nhẹ.

    - Nôn.

    - Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.

    - Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.

    d) Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

    Các thể lâm sàng:

    - Thể tối cấp: Bệnh diễn tiến rất nhanh có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê co giật dẫn đến tử vong trong vòng 48 giờ.

    - Thể cấp tính với bốn giai đoạn điển hình như trên.

    - Thể không điển hình: Dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng.

    Phân độ lâm sàng:

    Độ 1: Chỉ loét miệng và/hoặc tổn thương da.

    Độ 2: Biến chứng thần kinh hoặc tim mạch mức độ trung bình.

    Rung giật cơ: Kèm theo 1 trong các dấu hiệu sau:

    - Đi loạng choạng.

    - Ngủ gà.

    - Yếu liệt chi.

    - Mạch nhanh >150 lần/phút (khi trẻ nằm yên và không sốt).

    - Sốt cao ≥ 39o5C (nhiệt độ hậu môn).

    Độ 3: Biến chứng nặng về thần kinh, hô hấp, tim mạch.

    - Co giật, hôn mê (Glasgow < 10 điểm).

    - Khó thở: Thở nhanh, rút lõm ngực, SpO2 < 92% (không oxy hỗ trợ).

    - Mạch nhanh >170 lần/phút hoặc tăng huyết áp.

    Độ 4: Biến chứng rất nặng, khó hồi phục

    - Phù phổi cấp.

    - Sốc, truỵ mạch.

    - SpO2 < 92% với oxy qua gọng mũi 6 lít/phút.

    - Ngừng thở.
    Điều trị

    Hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
    - Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ (không dùng kháng sinh khi không có bội nhiễm).

    - Theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị biến chứng.

    - Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng.
    Điều trị cụ thể

    Độ 1: Điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở.

    - Dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi. Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ.

    - Hạ sốt khi sốt cao bằng Paracetamol liều 10 mg/kg/lần (uống) mỗi 6 giờ hoặc lau mát.

    - Vệ sinh răng miệng.

    - Nghỉ ngơi, tránh kích thích.

    - Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 5-10 ngày đầu của bệnh

    - Dấu hiệu nặng cần tái khám ngay:

    + Sốt cao ≥ 39oC.

    + Thở nhanh, khó thở.

    + Rung giật cơ, chới với, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ.

    + Co giật, hôn mê.

    + Yếu liệt chi.

    + Da nổi vân tím.

    Chỉ định nhập viện:

    + Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp (từ độ 2).

    + Sốt cao ≥ 39oC.

    + Nôn nhiều.

    + Nhà xa: không có khả năng theo dõi, tái khám.

    Độ 2: Điều trị nội trú tại bệnh viện huyện hoặc tỉnh

    Độ 3: Điều trị nội trú tại bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện huyện nếu đủ điều kiện.

    Độ 4: Điều trị nội trú tại bệnh viện trung ương, hoặc bệnh viện tỉnh, huyện nếu đủ điều kiện.
    Phòng bệnh

    Áp dụng các biện pháp phòng bệnh đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.
    - Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu.

    - Áp dụng các biện pháp phòng bệnh đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.

    Phòng bệnh tại các cơ sở y tế:

    - Cách ly theo nhóm bệnh.

    - Nhân viên y tế: Mang khẩu trang, rửa, sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc.

    - Khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%.

    - Xử lý chất thải theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.

    Phòng bệnh ở cộng đồng:

    - Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt).

    - Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.

    - Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2%.

    - Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học trong tuần đầu tiên của bệnh.
    trích từ khoemoingạy.vn

  5. #5
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.
    "phỏng nước" là gì rứa ?
    Tôi thấy năm nào báo chí Việt Nam cũng ghi trẻ sơ sinh, trẻ con tử vong vì bệnh này. Nhìn các mụn đỏ thấy tội nghiệp quá.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #6
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Anh Triển , phỏng nước là cái mụn có nước ở dưới lớp da , có lẽ virus nó biến đổi nên năm nay ở VN , trẻ em bị chết cũng khá nhiều ( khoảng 100 em )

  7. #7
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by hoài vọng View Post
    Anh Triển , phỏng nước là cái mụn có nước ở dưới lớp da , có lẽ virus nó biến đổi nên năm nay ở VN , trẻ em bị chết cũng khá nhiều ( khoảng 100 em )
    Cám ơn anh HV giải thích. Phỏng nước như vậy là giống thủy đậu, phong đậu. Tôi mới đi đọc các tài liệu bằng ngoại ngữ thì bệnh Tay-Chân-Miệng này cũng tương tự như các bệnh đậu, bang sởi. Nhiệm vụ của các trường học, mẫu giáo và các phương tiện truyền thanh truyền hình là đến mùa nhắc dân chúng ăn ở vệ sinh một tí. Khi có bệnh thì nghiêm ngặt cách ly có lẽ là sẽ ngăn ngừa được. Ý thức và hiểu được tầm quan trọng chắc là sẽ không sao.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #8

    Bệnh tay chân miệng: Nguyên nhân và triệu chứng

    Bệnh tay chân miệng là một bệnh thường gặp ở trẻ em. Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước…

    Nguyên nhân và triệu chứng Bệnh Tay – Chân – Miệng do một nhóm virus thuộc nhóm Enterovirus gây nên. Tác nhân thường gặp nhất là Coxsackievirus A16, đôi khi do Enterovirus 71 và các virus ruột khác. Nhóm virus ruột bao gồm các phân nhóm virus Poliovirus, coxsackievirus, Echovirus và một số enterovirus khác không xếp vào phân nhóm nào. Đây là một bệnh dễ lây lan. Đường lây truyền thường từ người sang người do tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh. Giai đoạn lây lan mạnh nhất là tuần đầu tiên bị bệnh. Bệnh Tay – Chân – Miệng không phải là bệnh lây từ động vật sang người. Thời kỳ ủ bệnh thường từ 3 đến 7 ngày. Sốt thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đầu tiên virus thường cư trú ở niêm mạc má hay niêm mạc hồi tràng và sau 24 giờ, virus lam đến các hạch bạch huyết vùng. Nhiễm virus huyết thường xảy ra nhanh chóng sau đó và virus di chuyển đến niêm mạc miệng và da. Vào ngày thứ 7 sau khi nhiễm bệnh, kháng thể trung hòa tăng cao và virus bị thải loại. Bệnh Tay – Chân – Miệng xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi tuy nhiên cũng có thể gặp ở cả người trưởng thành. Mọi người đều có thể nhiễm virus nhưng không phải tất cả những người nhiễm virus đều biểu hiện bệnh. Trẻ em và thiếu niên là những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh và biểu hiện bệnh nhất vì cơ thể chưa có kháng thể chống lại bệnh này. Nhiễm bệnh có thể tạo nên kháng thể đặc hiệu chống virus gây bệnh tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái diễn do một chủng virus khác gây nên.

    Bởi vì mức độ lưu hành của các virus ruột, bao gồm cả các tác nhân gây Bệnh Tay – Chân – Miệng, nên phụ nữ có thai thường hay nhiễm bệnh. Nhiễm virus ruột trong thai kỳ thường gây nên bệnh nhẹ nhàng hoặc không triệu chứng. Không có dữ kiện nào chứng tỏ nhiễm virus trong quá trình mang thai gây nên các hậu quả xấu lên thai như sẩy thai, thai chết lưu hay dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên nếu thai phụ nhiễm bệnh trong một thời gian ngắn trước khi sinh thì có thể truyền virus cho trẻ sơ sinh. Đa số những trẻ này chỉ biểu hiện bệnh nhẹ nhàng nhưng một số có thể biểu hiện bệnh cực kỳ trầm trọng đưa đến rối loạn chức năng đa cơ quan và tử vong. Nếu bệnh xuất hiện trong hai tuần đầu sau sinh thì nguy cơ xảy ra bệnh nặng cao hơn. Ngoài việc phòng chống bệnh bằng các biện pháp vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên cho trẻ và người giữ trẻ, các bậc phụ huynh nên nhớ kèm theo những triệu chứng thường gặp ở trẻ tay chân miệng như nổi bóng nước lòng bàn tay, đầu gối, mông, vét loét ở miệng, giật mình liên tục khi ngủ … hiện nay, các bậc cha mẹ cần lưu ý thêm những dấu hiệu mới của bệnh như trẻ sốt cao liên tục, run chi, toát mồ hôi lạnh, liệt tay chân . Phát hiện sớm bệnh , đưa trẻ đến bệnh viện nhằm hạn chế tối đa những biến chứng xảy ra.
    Suckhoe365.net

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 08:07 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh