Register
Page 257 of 340 FirstFirst ... 157207247255256257258259267307 ... LastLast
Results 2,561 to 2,570 of 3399

Thread: Trâm

  1. #2561
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    866
    Tại sao giới ủng hộ Chump và ghét các cơ quan truyền thông đại chúng tại những vùng suy thoái kinh tế sẽ không bao giờ bỏ Chump!
    Ewe… kinh khủng!





    Sau đây là một số lý do tại sao giới… ewe… yuk… bỏ phiếu cho chump bất kể chump có nói dối hơn vẹm, làm những chuyện vô luân bạo ngược hơn mao chủ tịt và sít-ta-lin, và độc tài hơn pú-tìn hay tập-thủy-hoàng đến đâu đi nữa!

    Lý do 1: Thích thú khi có một chủ xị làm thế giới phải tái măt vì những chuyện kinh hoàng chủ xị có thể mần

    Lý do 2: Không muốn có một tổng thống tử tế hơn, dịu dàng hơn và không muốn có một nữ tổng thống

    Lý do 3: Thù hằn mọi người… khác vì tình trạng suy thoái kinh tế tại địa phương và muốn có chủ xị như chump hứa hẹn sẽ "đục" tất cả mọi người… khác

    Tóm lại là chuyện gì không vừa ý đều là lỗi của người khác và phải … băm vằm chúng ra!

    Ewe, sống trong xứ của đám này còn rùng rợn hơn sống với vịt cộng hay
    xứ bắc củ sâm của chú kím chúng ủn!

    Đọc thêm ở =====> đây


    Bonus:



  2. #2562
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    Ở VN "húp cháo" là sướng rồi còn bày đặt đi Mỹ với Wa Kỳ. Được yum đòi Trâm mà!






    Đề xuất của Trump về di trú khơi dậy tranh cãi


    Tổng thống Trump giới thiệu đề xuất di trú mới của mình


    Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 16/5 loan báo muốn chỉnh sửa toàn diện chính sách di trú theo hướng ưu tiên cho những người trẻ thông thạo tiếng Anh và được các công ty Mỹ nhận làm việc, hơn là những di dân dựa vào quan hệ gia đình với công dân Mỹ.

    “Nếu vì nguyên nhân nào đó, có lẽ là nguyên nhân chính trị, mà chúng ta không thể làm cho Đảng Dân chủ tán thành kế hoạch an ninh cao dựa trên sự xứng đáng này, chúng ta sẽ thông qua nó ngay sau bầu cử khi chúng ta giành lại Hạ viện, giữ được Thượng viện và, đương nhiên, giữ được Nhà Trắng,” ông Trump phát biểu ở Vườn Hồng trước các nghị sỹ Cộng hòa và các thành viên nội các.

    Đối với nhiều người trong cộng đồng Việt Nam tại Mỹ và những người còn ở Việt Nam đang chờ đợi được người thân bảo lãnh sang Mỹ định cư, đây là một tin ‘rất xấu.’ Họ lo lắng rằng nếu Tổng thống Trump tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa thì có thể đề xuất này của ông sẽ trở thành hiện thực, và khi đó, con đường của họ được đoàn tụ với người thân tại Mỹ càng thêm khó khăn.

    Từ Việt Nam, ông Nguyễn Quang Việt, một người cao tuổi đang chờ con bảo lãnh qua Mỹ, cho rằng đề xuất của Tổng thống Trump là không công bằng:

    “ Con tôi qua Mỹ cũng đã lâu rồi. Trong bao nhiêu năm lao động tại nước Mỹ nó cũng đã đóng thuế và đóng góp cho nước Mỹ nói chung, thì bây giờ khi đủ điều kiện nó phải có quyền bảo lãnh cha mẹ chứ. Còn các bậc cha mẹ thì phải nuôi nấng, dạy dỗ con cái trong bao nhiêu năm để nó trưởng thành và qua Mỹ lao động và cũng chỉ biết trông vào con cái lúc tuổi già thôi. Vì thế tôi thấy đây là một đề xuất không công bằng và bất hợp lý!!!”

    Hiện mỗi năm có 1,1 triệu người đến Mỹ được cấp quy chế thường trú nhân (tức thẻ xanh) mà trong đó khoảng 2/3 là dựa trên quan hệ gia đình.

    Ông Trump đề xuất giữ mức ‘quota’ đó ổn định, nhưng thay vì hệ thống di trú dựa trên quan hệ gia đình thì chuyển sang hệ thống di trú dựa trên ‘sự xứng đáng’, tương tự như ở Canada. Tổng thống nói theo kế hoạch này, 57% số thẻ xanh được cấp phải dựa trên năng lực và trình độ.

    Những người ủng hộ nói đề xuất ‘Visa xây dựng nước Mỹ’ của Tổng thống Trump hợp lý khi nhắm tới việc thu hút nhân tài, giảm bớt gánh nặng trợ cấp xã hội.

    Từ thành phố Phoenix, tiểu bang Arizona, ông Toàn Đỗ, một cựu chủ tiệm đã có nhiều năm kinh doanh các mặt hàng giá rẻ, nói với VOA Việt ngữ:

    “Tôi ủng hộ đề xuất của ông Trump vì đề xuất này sẽ hạn chế những đối tượng nhập cư không xứng đáng, giảm gánh nặng xã hội về trợ cấp cho những người sang đây không có trình độ và không có mong muốn đi làm. Mặc dù tôi cũng là một người nhập cư nhưng tôi thấy chính sách này tốt cho nước Mỹ nói chung mà không chỉ tốt cho ngân sách đâu mà còn tốt cho xã hội nữa vì sẽ hạn chế được những người yếu kém dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội...”

    Tuy nhiên, những người phản đối lập luận rằng nền kinh tế Mỹ hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động phổ thông, ví dụ như trong các lĩnh vực chế biến thịt hay chế biến thực phẩm nói chung, trong ngành nông nghiệp, xây dựng, hay trong các hãng xưởng cơ khí. Những ngành nghề đòi hỏi công việc ‘lao động chân tay’ ở Mỹ dựa vào lao động nhập cư là chủ yếu. Với đề xuất của Tổng thống ưu tiên cho người có trình độ, nhân lực phổ thông bị hạn chế, thì đây sẽ là một vấn đề lớn.

    Chị Nguyễn Lan Hương, một người Việt sinh sống lâu năm tại bang Maryland, chia sẻ cảm nghĩ:

    “Thực tế, nếu bạn tới những hãng xưởng như các hãng xưởng chế biến thịt, hãng xưởng cơ khí chẳng hạn, bạn hãy thử xem có bao nhiêu người Mỹ bản địa hay hầu hết là di dân tới từ các quốc gia khác. Người Mỹ ở đây họ được hưởng nền giáo dục tốt nên phần lớn mọi người đều được đi học và có trình độ nên không còn nhiều người làm những công việc phổ thông ấy nữa. Vậy nếu chúng ta chỉ ưu tiên những người trình độ cao mà không quan tâm đến nhu cầu lao động phổ thông thì sao nhỉ? Liệu đã hợp lý hay chưa? Đề xuất này của ông Trump nghe có vẻ hợp lý nhưng nếu chỉ cần suy nghĩ một chút thôi, chúng ta đã thấy những điểm bất hợp lý ngay rồi.”

    Bà Thu Thủy, một người định cư tại Mỹ đã nhiều năm và làm việc cho một hãng chế biến thực phẩm tại thành phố Arlington, tiểu bang Virginia, phát biểu với VOA Việt ngữ:

    “Hiện tại hãng nơi tôi làm việc, lao động hầu hết là người nhập cư và những lao động giỏi nhất, có kỹ năng và chăm chỉ nhất cũng chính là họ chứ không phải những lao động Mỹ bản địa họ đâu có làm. Nếu không có những lao động nhập cư này thì những hãng xưởng này công việc rõ ràng sẽ chậm lại và khó khăn không ít đấy.”

    Kế hoạch cải tổ di trú được soạn thảo bởi con rể đồng thời là cố vấn của Tổng thống Trump, ông Jared Kushner, và ông Stephen Miller, một cố vấn được biết đến với lập trường cứng rắn về di trú.

    Ý tưởng này bị Đảng Dân chủ và các tổ chức ủng hộ di dân chỉ trích nặng nề. Chủ tịch Hạ viện, bà Nancy Pelosi nói ‘sự xứng đáng’ là một từ ‘mang tính miệt thị’.

    Đề xuất của Tổng thống Trump phải được cả Hạ viện và Thượng viện thông qua mới có thể thành luật để thực thi. Dù Thượng viện đang bị kiểm soát bởi Đảng Cộng hòa của ông Trump, nhưng cần phải có sự ủng hộ của các nghị sỹ Đảng Dân chủ để chuẩn thuận các đạo luật trong khi Hạ viện hiện do Đảng Dân chủ chiếm đa số.

    /* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/de-xu...i/4930061.html


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #2563
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,594
    Nói phét thôi chứ không cho người ít học hành qua Mỹ thì ai làm cu li nâng bi cho Trâm?

  4. #2564
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    866
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Nói phét thôi chứ không cho người ít học hành qua Mỹ thì ai làm cu li nâng bi cho Trâm?
    Ừa hén!


  5. #2565
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    866
    When the richly uneducated speaks:




  6. #2566
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    866
    Wow… he actually knows words!


  7. #2567
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    866
    New Yorker Mời Ba Tay Sai McConnell, Graham, Barr của Chủ Xị Nhận Công Tác Mới



  8. #2568
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367





    Trong chiến tranh mậu dịch Trung Cộng có một thứ vũ khí có thể đẩy Mỹ vào thế bí

    Joshua Fritz
    22.05.2019


    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình còn cầm trong tay lá ách trong canh bạc mậu dịch đối đầu với tổng thống Mỹ Donald Trump

    Xe hơi điện, Smartphone và các máy móc điện khác mà chúng ta xử dụng hàng ngày có cùng một thứ: trong các vật này có một một thứ gọi là Đất Hiếm cấu tạo mà thành. Ví dụ như trong chiếc điện thoại cầm tay có một loại kim loại như Kobalt trong pin, Tantal trong cương liệu và Indium trong màn hình.

    Các kim loại này có tính chất đặc biệt, không có chúng kỹ thuật hết xài. Bây giờ chúng có thể trở thành vũ khí trên chính trường thế giới. Tờ báo nhà nước Trung Quốc "Toàn cầu thời báo" đi tít hôm thứ Sáu tuần trước: "Việc Mỹ cần đất hiếm chính là lá ách Bắc Kinh đang cầm trong tay", theo tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung tường thuật.

    Bởi vì Trung Cộng kiểm soát đa số đất hiếm, đến 37% khắp nơI trên thế giới. Tuy nhiên sức mạnh của họ nằm ở khâu sản xuất: 97% đất hiếm cung cấp xuất xứ từ Trung Quốc.

    Silicon Valley đang bị đe dọa

    Trong bài báo tàu viết, Mỹ phải cần hàng chục năm mới thiết lập được kỹ nghệ cung ứng trên chính nước Mỹ. "Đã đủ để tàu thắng Mỹ trong cuộc chiến mậu dịch [...] và kiểm soát được động mạch của ngành kỹ nghệ cao nước Mỹ". Chuyện này có thể khiến Silicon Valley ở California gặp rắc rối. Với năng lực kinh tế trị giá 275 tỉ USD (246 tỉ euro) Google, Facebook, Microsoft và các liên hiệp là động cơ chính cho nền kinh tế Mỹ.

    Chỉ ba ngày sau khi bài báo phát ra, Tập Cận Bình đã công du với cận thần đại sứ đi Hoa Thịnh Đốn vừa qua đến công ty JL Mag Rare-Earth, chính là cao thủ trong lãnh vực đất hiếm theo tờ "FAZ" cho biết. Bộ ngoại giao Trung Cộng loan báo chuyến công du đó không có gì đặc biệt.

    Tuy nhiên Zhou Chengxiong, chuyên gia năng lượng và nguyên liệu của viện Khoa Học Xã Hội nhà nước ở Bắc Kinh lưu ý tờ "FAZ" rằng: "Chưa bao giờ nguyên thủ một quốc gia đi viếng thăm một nhà sản xuất đất hiếm cả". Các bình luận viên nhiều tờ báo nhà nước Trung Cộng phát tin cho rằng chuyến công du của chủ tịch Tập được hiểu là ngầm phát đi thông điệp chính trị tới Mỹ: "Nếu các ông không nhượng bộ, chúng tôi sẽ cắt nguồn nguyên liệu".

    Trung Cộng độc quyền cũng không lâu

    Mỹ hiểu rõ tầm quan trọng các kim loại này: Cho đến nay thuế của Mỹ đánh lên hàng nhập cảng của tàu không đánh lên đất hiếm. Đây cũng không phải lần đầu tiên Trung Cộng lợi dụng quyền lực các kim loại này cho mục tiêu chính trị. Năm 2010 Trung Cộng đã cắt nguồn nguyên liệu không cho xuất cảng sang Nhật đất hiếm lúc đôi bên tranh cãi quần đảo ở biển Đông.

    Tuy nhiên Trung Quốc không những là nhà sản xuất lớn nhất hiện nay mà cũng là nước nhập kim loại này nhiều nhất, Chengxiong giải thích cho tờ "FAZ". Ngay chính tàu cũng dần dà thiếu hụt đất hiếm - Họ chỉ độc quyền trong khâu sản xuất. Mỹ có nhiều khoáng sản đất hiếm, nhưng lại không có sẵn hạ tầng cơ sở quặng mỏ và chiết xuất.

    Công ty sản xuất đất hiếm Lynas của Úc, đã từng đề nghị cùng công ty hóa chất Mỹ Blue Line thiết lập khu sản xuất để bảo đảm phần cung ứng kim loại quý này cho Hoa Kỳ.
    Chengxiong cho biết, hiệu ứng của vụ ngừng cung cấp đất hiếm cho Mỹ chỉ có thể ngắn hạn. Mỹ còn cách đi tìm đối tác sản xuất đất hiếm hoặc tự thân vận hành thiết lập kỹ nghệ sản xuất cho mình.

    /* nguồn: https://www.businessinsider.de/china...koennte-2019-5
    Last edited by Triển; 05-24-2019 at 06:32 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #2569
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367






    Làm ăn với Ả Rập Saudi và Ả Rập Thống Nhất

    Trump qua mặt nghị viện bán vũ khí


    Tổng thống Mỹ Trump và thái tử Mohammed bin Salman của Ả Rập Saudi trong tòa bạch ốc (Foto: imago/ZUMA Press)

    Chánh phủ Mỹ xuất cảng vũ khí trị giá hàng tỉ dùng cho các khu vực khủng hoảng. Đáng lý phải thông qua nghị viện Hoa Kỳ. Nhưng nhờ mánh lới chánh trị, tổng thống Mỹ Trump đã qua mặt các qui trình dân chủ.

    Chánh phủ của tổng thống Mỹ Donald Trump đã bán cho Ả Rập Saudi và Ả Rập Thống Nhất vũ khí sát thương trị giá hàng tỉ mà không qua nghị viện. Văn phòng cựu nghị viên hạ viện dân chủ Robert Menendez giải thích rằng chánh phủ viện vào lý do Iran đe dọa an ninh nên chính thức thông báo cho nghị viện đã làm một cuộc buôn bán mới.

    Menedez đã cố gắng ngăn cản việc buôn bán hàng chục ngàn vũ khí sát thương cho Ả Rập Saudi và Ả Rập Thống Nhất vì ông sợ rằng vũ khí này sẽ được xử dụng chống lại thường dân trong cuộc chiến tranh nội chiến ở Jemen khiến gia tăng thêm sự khủng hoảng nhân đạo trong quốc gia đang có chiến tranh này hiện đang có cuộc tấn công của đồng minh của Mỹ chống lại phiến quân Huthi.

    Chánh phủ Mỹ dựa trên "phán quyết luật pháp kỳ lạ" để xuất cảng loại vũ khí này và như vậy đã qua mặt chuyện xét duyệt bán vũ khí của nghị viện. Nhà cầm quyền viện lý do "hành vi xấu xa nhiều năm" của Iran. Tuy nhiên điều này không thỏa định nghĩa một tình trạng khẩn cấp. Menedez sẽ cùng các dân cử khác chống lại quyết định chánh phủ.

    Pompeo bám vào quyền hạn khẩn cấp

    Tổng cộng có 22 thương vụ bán vũ khí cho Ả Rập Saudi, Ả Rập Thống Nhất và các quốc gia khác. Menendez "thất vọng nhưng không ngạc nhiên" rằng Trump lại không đặt ưu tiên lên an ninh quốc gia dài hạn và nhân quyền mà đi thỏa mãn cung ứng cho các quốc gia độc tài như Ả Rập Saudi.

    Bộ ngoại giao chịu trách nhiệm bán vũ khí cho Ả Rập lúc được hỏi chưa có hồi đáp. Tờ "New York Times" trước đó cho biết rằng ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và các đại diện các bộ cố gắng thuyết phục ban bố tình trạng khẩn cấp để Trump có thể cản nghị viện phủ quyết không cho bán vũ khí trị giá bảy tỉ dollar (gần 6,3 tỉ euro).

    Thượng nghị sĩ dân chủ Chris Murphy là người đầu tiên công khai chỉ trích hôm thứ Tư đó là một lỗ hỏng luật pháp giúp ông tổng thống viện cớ vào "tình trạng khẩn cấp" mua bán vũ khí để phong tỏa bác bỏ của nghị viện.

    "Cái tát vào mặt"

    Cử tọa nghị sĩ dân chủ Eliot Engel cho rằng đó "là một cái tát vào mặt nghị viện". Ông rất bất an về hành vi của "đối tác của chúng ta xử dụng trong chiến tranh ở vùng vịnh Golf Jemen với vũ khí của Mỹ lạc vào tay kẻ phi nhân".

    Từ năm 2015 tại Jemen có chiến tranh giữa Ả Rập Saudi và các đội quân của tổng thống Abd Rabbo Mansur Hadi và phiến quân Huthi (phía sau là Iran) được hỗ trợ bởi các quốc gia Ả Rập khác. Theo tin tức từ Liên Hiệp Quốc trong cuộc tranh chấp này đã có hơn 10 ngàn người thiệt mạng, trong số đó có nhiều ngàn thường dân. Ở quốc gia này đang xảy ra khủng hoảng nhân đạo như dân chúng bị nạn đói, bệnh hoạn lây lan khắp nơi.

    Hồi tháng Ba, nghị viện Hoa Kỳ đã ra yêu sách chấm dứt sự hỗ trợ của Mỹ cho Ả Rập Saudi trong chiến tranh ở Jemen. Quyết định của nghị viện được đánh giá là sự thất bại nặng nề của Trump xem như chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ vì quyết định này chống đối trực diện với chánh sách quân sự của tổng thống. Sang tháng Tư Trump đã xử dụng quyền phủ quyết để bác bỏ giải pháp này.

    /* nguồn: n-tv.de/AFP - https://www.n-tv.de/politik/Trump-ve...e21046826.html


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #2570
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367






    Hoppla, đụng vô đệ tử trà đạo không có bọt là không chỉ mất 40 ngàn phiếu đâu à nha.
    Trâm phải chia bớt "bao cấp" cho nông dân sang cho bia dân để trấn an tinh thần thượng bia chớ.




    Kỹ nghệ bia ở Mỹ đổ lỗi chính sách thuế quan khiến 40,000 người mất việc
    May 25, 2019


    Số lượng bia, rượu tiêu thụ ở Mỹ giảm 0.8% trong năm 2018, năm thứ ba liên tiếp, theo tổ chức IWSR. (Hình minh họa: AP)

    WASHINGTON, D.C. (NV) – Kỹ nghệ chế tạo bia ở Mỹ đổ lỗi cho tình trạng mất việc đang diễn ra trong ngành nghề của họ là do chính sách về thuế quan của Tổng Thống Donald Trump, theo bản báo cáo đưa ra hôm Thứ Năm, 23 Tháng Năm.

    Theo tin của Bloomberg News, một bản báo cáo do hai hiệp hội ngành sản xuất bia ở Mỹ đưa ra mới đây cho thấy kỹ nghệ này đã mất khoảng 40,000 việc làm kể từ năm 2016 tới nay, do thuế quan về aluminum khiến giá thành của lon bia tăng lên, khiến các nhà sản xuất phải có biện pháp đối phó.

    Bản báo cáo, được đưa ra hai năm một lần, của cơ quan Beer Institute và hiệp hội các nhà bán sỉ bia National Beer Wholesalers Association, cho biết các công việc làm liên quan tới kỹ nghệ này giảm từ 2.23 triệu năm 2016 xuống còn 2.19 triệu năm 2018.

    “Mức thuế quan đánh vào aluminum làm tăng chi phí của các nhà sản xuất bia và kềm hãm sự phát triển của một kỹ nghệ rất năng động,” theo lời ông Jim McGreevy, giám đốc Beer Institute ở Washington, D.C., cho hay trong bản thông cáo gửi tới báo chí.

    “Mỗi nhà sản xuất phải tự quyết định cách làm sao đối phó với phí tổn phụ trội đó, bằng cách tăng giá, cho nghỉ bớt nhân viên, hay trì hoãn việc mở rộng hoặc cải thiện cơ xưởng,” ông McGreevy được trích lời.

    Các chi phí mua và vận chuyển aluminum tới cơ xưởng ở vùng Trung Tây nước Mỹ đã tăng hơn gấp đôi sau khi Tổng Thống Trump tăng thuế quan lên 10% nhắm vào kim loại này.

    Công ty Molson Coors Brewing Co. hồi năm ngoái ước tính tăng thuế quan khiến họ phải chi thêm khoảng $40 triệu.

    Tuy nhiên, thuế quan có thể không là nguyên nhân duy nhất gây tình trạng mất việc trong kỹ nghệ sản xuất bia.

    Số lượng bia, rượu tiêu thụ ở Mỹ giảm 0.8% trong năm 2018, năm thứ ba liên tiếp, theo tổ chức IWSR, chuyên nghiên cứu thị trường thức uống. Số người uống bia giảm 1.5% vì có thêm nhiều người chuyển sang uống rượu vang hay rượu mạnh.

    Một nữ phát ngôn viên của Beer Industry hôm Thứ Năm nói tuy họ không thể khẳng định rằng tình trạng mất việc là “100% do thuế quan,” họ có các chứng cớ cho thấy các công ty sản xuất không đầu tư thêm vì chi phí của aluminium. Cơ quan Beer Institute nói mức phát triển việc làm hai năm trước đó là 27%. (V.Giang)


    /* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/ky...guoi-mat-viec/

    Last edited by Triển; 05-25-2019 at 04:43 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 11:04 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh