Register
Page 234 of 340 FirstFirst ... 134184224232233234235236244284334 ... LastLast
Results 2,331 to 2,340 of 3399

Thread: Trâm

  1. #2331
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787

    Nghe nói, ngày hôm qua trong buổi họp với hai vị đại diện của phe Dân chủ, Thủ lãnh Trâm đưa ra yêu sách: nếu như không co 5 tỷ đô la để xây tường biên giới giữa hai nước Mỹ- Mễ thì chính phủ sẽ đóng cửa. Để nhấn mạnh sự cần thiết của bức tường, Thủ lãnh Trâm đã tiết lộ rằng trong thời gian qua, chính quyền Trâm đã bắt được 10 tên khủng bố. Nhưng, theo giới truyền thông truyền miệng của nhà nước thì không hề có việc bắt giữ tầy đình này. Có nhẽ, Thủ lãnh Trâm thêm mắm thêm muối cho câu chuyện bức tường biên giời bớt nhạt nhẽo chăng?
     
    Như chuyện ăn quà chợ rồi giả tiền bịt miệng. Thủ lãnh Trâm lúc đầu chối bay chối biến chuyện ăn quà chợ, đổ thừa là do những người không ủng hộ mình đặt điều nói điêu. Người ta bảo, thời gian là phương thức nhiệm mầu trị bịnh nói dối, nói xạo. Thì mới gần đây, Thủ lãnh Trâm đã tuýt, phát biểu quan điểm về việc "tiền bịt miệng" và cho đó "chỉ là giao dịch cá nhân". Qua điểm này, người ta nhận ra ngay việc giả tiền bịt miệng của Thủ lãnh Trâm cho cô đào phim ếch có thật trăm phần trăm. Còn nó thuộc phạm trù "giao dịch cá nhân" hay phạm gì gì nữa thì thuộc khu vực pháp luật định đoạt, phải không cơ?
     
    Tin giờ chót cho hay là Cò hen, nguyên là Ls riêng của Thủ lãnh Trâm, đã bị kết án 3 năm tù ở. Trong số những tội danh bị tòa tuyên án thì có vụ dàn xếp "giả tiền bịt miệng" do Cò hen đứng ra làm mối lái cho Thủ lãnh Trâm. Cò hen là nhân chứng giá trị toàn tập đã làm sáng tỏ việc ăn quà chợ của Thủ lãnh Trâm. Dù chuyện này xẩy ra đã lâu nhưng lưới trời tuy thưa mà khó lọt. Hy vọng là Thủ lãnh Trâm rút được chút kinh nghiệm từ việc này là "muốn không ai biết thì đừng làm.
     
    Trộm nghĩ, nói điêu, nói xạo là việc xấu xa. Người trọng chữ "tín" thời không nên vấp phạm. Kẻ làm nhớn càng phải giữ mình cẩn thận vì có nhời chép rằng: "Một việc bất tín, vạn sự ngờ. "
    Đỗ thành Đậu

  2. #2332
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    TT Donald Trump ‘lật ngược thế cờ,’ người Việt tị nạn đủ yếu tố bị trục xuất
    December 12, 2018


    TT Donald Trump ký sắc lệnh di trú tại Tòa Bạch Ốc ngày 20 Tháng Sáu năm 2018. (Hình: Mandel Ngan/AFP/Getty Images)

    WASHINGTON, D.C. (NV) – Nội các của Tổng Thống Donald Trump đang tái khởi động những nỗ lực để trục xuất số di dân Việt Nam vốn là những người được sống hợp pháp ở Hoa Kỳ trong nhiều thập niên qua. Nhiều người trong số họ đã trốn thoát khỏi đất nước sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975.

    Nguồn tin được báo The Atlantic đưa ra vào cuối ngày Thứ Tư, 12 Tháng Mười Hai, 2018. Đây là được cho là động thái mới nhất trong kế hoạch của Tổng Thống Trump, đó là chính sách khắc nghiệt về nhập cư và tị nạn. Theo The Atlantic, việc này chắc chắn sẽ gây nhiều bất ngờ lẫn phản đối bởi vì Tòa Bạch Ốc từng rút lại kế hoạch trục xuất hồi Tháng Tám. Chính quyền Trump cho rằng những di dân gốc Việt đặt chân đến Hoa Kỳ trước khi mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia được thiết lập là đối tượng chính của Luật Di Trú, nghĩa là họ có đủ yếu tố để bị trục xuất.

    Lập trường siết chặt nhập cư mới nhất của chính quyền Trump diễn ra trong bối cảnh thời điểm gia hạn thỏa thuận về trục xuất người di cư gốc Việt tới gần.

    Di dân là một vấn đề mà ông Trump nhiều lần than phiền trong chiến dịch tranh cử trở thành tổng thống. Ông từng cho rằng chính sách nhập cư hiện tại và những người nhập cư chính là nguyên nhân gây ra những tệ nạn của nước Mỹ.

    Chính quyền của ông Trump vào năm ngoái đã bắt đầu theo đuổi việc trục xuất nhiều người nhập cư vào Mỹ từ Việt Nam, Campuchia và các quốc gia khác. Những người này bị cáo buộc là những “người nước ngoài phạm tội bạo lực.”

    Tuy nhiên, vào năm 2008, Washington và Hà Nội đã ký một thỏa thuận về việc nhận lại người Việt di cư sang Mỹ. Đó là công dân Việt Nam đến Mỹ trước ngày hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, 12 Tháng Bảy, 1995, sẽ không phải đối tượng bị áp dụng thỏa thuận.

    The Atlantic cho biết năm 2017, Tòa Bạch Ốc đã đơn phương thay đổi thỏa thuận theo hướng nhằm tước bỏ sự bảo hộ đối với những người phạm tội, cho phép chính phủ Mỹ trục xuất một phần những người nhập cư gốc Việt tới nước này trước ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước.

    Sau đó, chính sách này bị rút lại vào Tháng Tám vừa qua. Tuy nhiên, phát ngôn viên của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết chính phủ Hoa Kỳ một lần nữa đảo ngược tình huống.

    “Chính quyền Washington hiện tại tin rằng thỏa thuận năm 2008 không thể bảo vệ những người gốc Việt nhập cư sau năm 1995 khỏi khả năng bị trục xuất,” người phát ngôn yêu cầu không nêu danh tính nói với The Atlantic.

    Cũng theo người này, năm 2008, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký thỏa thuận song phương về việc nhận lại công dân Việt di cư, thiết lập quy trình trục xuất người gốc Việt tới Mỹ sau ngày 12 Tháng Bảy, năm 1995, phải tuân theo lệnh trục xuất cuối cùng.

    Người phát ngôn Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết Mỹ và Việt Nam đã ký một thỏa thuận song phương về việc loại bỏ vào năm 2008, thiết lập các thủ tục trục xuất công dân Việt Nam đến Hoa Kỳ sau ngày 12 Tháng Bảy, năm 1995 và phải tuân theo lệnh bãi bỏ cuối cùng. Mặc dù các thủ tục liên quan đến thỏa thuận cụ thể này không áp dụng cho công dân Việt Nam đến Hoa Kỳ trước ngày 12 Tháng Bảy, năm 1995, nhưng không loại trừ rõ ràng việc loại bỏ các trường hợp trước năm 1995.

    Người phát ngôn của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ ở Hà Nội nói với The Atlantic, quyết định “lật ngược thế cờ” này diễn ra trong bối cảnh Bộ An Ninh Nội Địa đã gặp mặt đại diện Đại Sứ Quán Việt Nam tại Washington D.C.. Tuy nhiên, người này từ chối tiết lộ chi tiết nội dung và thời gian diễn ra cuộc gặp.

    The Atlantic dẫn lời bà Katie Waldman, người phát ngôn Bộ An Ninh Nội Địa, cho biết 5,000 người gốc Việt bị kết án đã có lệnh trục xuất. Họ là những người chưa được công nhận là công dân Mỹ. (K.L)

    /* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/tt...-bi-truc-xuat/

  3. #2333
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Đậu View Post

    Trộm nghĩ, nói điêu, nói xạo là việc xấu xa. Người trọng chữ "tín" thời không nên vấp phạm. Kẻ làm nhớn càng phải giữ mình cẩn thận vì có nhời chép rằng: "Một việc bất tín, vạn sự ngờ. "

    Tất cả đều là hợp pháp hết, ô cơ hết, việc cá nhân:


  4. #2334
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Đậu View Post

    Nghe nói, ngày hôm qua trong buổi họp với hai vị đại diện của phe Dân chủ, Thủ lãnh Trâm đưa ra yêu sách: nếu như không co 5 tỷ đô la để xây tường biên giới giữa hai nước Mỹ- Mễ thì chính phủ sẽ đóng cửa. Để nhấn mạnh sự cần thiết của bức tường, Thủ lãnh Trâm đã tiết lộ rằng trong thời gian qua, chính quyền Trâm đã bắt được 10 tên khủng bố. Nhưng, theo giới truyền thông truyền miệng của nhà nước thì không hề có việc bắt giữ tầy đình này. Có nhẽ, Thủ lãnh Trâm thêm mắm thêm muối cho câu chuyện bức tường biên giời bớt nhạt nhẽo chăng?
     






    Mỗi ngày một chuyện tiếu lâm: ông chả, tui chả, Mễ chả ....!





    Trump: Mexico sẽ chịu tiền cho tường biên giới

    Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 13/12 nói Mexico sẽ chịu chi phí xây bức tường biên giới thông qua thương mại và ông không đề cập đến chủ đề này trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Mexico trong khi ông tập trung vào nỗ lực thuyết phục Quốc hội cấp ngân sách cho bức tường.

    Một trong những lời hứa chính mà ông Trump đưa ra trong khi vận động tranh cử là xây dựng một bức tường biên giới mà ông nói sẽ giúp làm giảm dòng di cư bất hợp pháp và lâu nay ông vẫn cam kết rằng Mexico sẽ bỏ tiền ra cho bức tường chứ không phải tiền thuế của người dân Mỹ.

    Trong một dòng tweet vào sáng sớm thứ Năm ngày 13/12, ông Trump viết rằng ông đã tìm ra cách thực hiện lời hứa đó.

    Số tiền mà Mỹ dành dụm được nhờ vào thỏa thuận thương mại tái đàm phán lại với Mexico và Canada sẽ dùng để xây bức tường, ông Trump nói.

    “Chỉ dựa số tiền chúng ta tiết kiệm được cũng có nghĩa là Mexico đang trả tiền cho bức tường,” ông viết.

    Cấp tiền cho bức tường biên giới lâu nay vẫn là điểm bế tắc trong các dự luật chi tiêu trình ra Quốc hội, và ông Trump đã xung đột với các lãnh đạo Đảng Dân chủ về vấn đề này trong một cuộc họp ở Phòng Bầu dục hôm 11/12.

    Ông Chuck Schumer, lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện, đã trêu chọc ông Trump về tuyên bố này trên Twitter.

    “Ngài Tổng thống: nếu Ngài nói rằng Mexico sẽ chi trả cho bức tường (điều mà tôi không tin), thì tôi đồ rằng chúng ta sẽ không cần phải bỏ tiền ra nữa. Hãy giải ngân cho chính phủ,” ông Schumer viết.

    Về phần mình, Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador cho biết bức tường biên giới không hề được thảo luận trong cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Mỹ hôm 12/12.

    Mexico lâu nay liên tục bác bỏ yêu cầu của ông Trump về việc bỏ tiền ra xây bức tường.

    “Chúng tôi không hề bàn bạc về vấn đề đó trong bất kỳ cuộc nói chuyện nào,” ông Lopez Obrador nói với các phóng viên sau dòng tweet của ông Trump.

    Thay vào đó, ông nói rằng hai nhà lãnh đạo đã nói về khả năng tạo ra một chương trình phát triển và tạo ra việc làm chung ở Trung Mỹ và Mexico.

    Trong khi đó, Nhà Trắng xác nhận cuôc điện đàm là nói về vấn đề di dân.

    “Hai nhà lãnh đạo đã bàn bạc về nhu cầu giải quyết tình trạng di cư bất hợp pháp từ Trung Mỹ đến Mỹ bằng cách giải quyết các nguyên nhân gây ra dòng di dân, chẳng hạn như mất an ninh hay trì trệ kinh tế,” phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Sarah Sanders nói.

    /* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/trump...i/4700312.html

  5. #2335
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Triển View Post



    TT Donald Trump ‘lật ngược thế cờ,’ người Việt tị nạn đủ yếu tố bị trục xuất
    December 12, 2018

  6. #2336
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Biểu tình ‘Bảo vệ người Việt tị nạn’ tại Little Saigon
    December 16, 2018


    Cô Tracy La, giám đốc tổ chức VietRise, đại diện cho thế hệ trẻ, con của người Việt tị nạn, kêu gọi chính quyền Donal Trump hãy thận trọng về chính sách trục xuất người Việt tị nạn. (Hình: Tâm An/Người Việt)

    Tâm An/Người Việt

    WESTMINSTER, California (NV) – Sáng Thứ Bảy, 15 Tháng Mười Hai, tại trung tâm Little Sai Gon, phía trước khu thương mại Phước Lộc Thọ diễn ra cuộc biểu tình “Bảo Vệ Người Việt Tị Nạn” với hàng trăm người tham dự.

    Điểm khác biệt dễ thấy nhất so với các cuộc biểu tình của người Việt ở Bolsa là không chỉ có người trẻ gốc Việt tham gia, mà còn có người Cambodia, người Hispanic, Guatemala và các nước Mỹ Latin khác. Những người gốc Việt trẻ là thế hệ thứ hai sinh ra ở Mỹ, con của những người Việt tị nạn từ những thập niên 80-90 của thế kỷ trước. Số còn lại hầu hết là thế hệ người Việt thứ nhất tới Mỹ từ khi còn nhỏ theo cha mẹ trong hành trình đi tị nạn. Ngoài ra, cũng có một số người lớn tuổi và trẻ em tham dự.

    Họ tới từ các tổ chức khác nhau trong cộng đồng Việt tại quận Cam như API Rise, Viet Unity SoCal, Viet Rise, Viet Rainbow of Orange County. Cũng những người tự nguyện tới riêng lẻ. Có trường hợp người biểu tình đi cả gia đình.

    Đoàn người giơ cao các biểu ngữ “Bảo vệ người tị nạn”, “Bảo vệ cộng đồng Việt Nam”, “Bảo vệ gia đình”, “Abolish I.C.E” (Hủy bỏ I.C.E).


    Cuộc biểu tình lên tiếng bảo vệ những người Việt tị nạn có nguy cơ bị trục xuất, tại khu vực trung tâm Little Sài Gòn sáng ngày 15 Tháng Mười Hai, 2018. (Hình: Tâm An/Người Việt)

    Trước ống kính của nhiều hãng truyền thông lớn như CBN, LA Times, SBTN, RFA… cô Lan Nguyễn, thay mặt ban tổ chức, có bài phát biểu tuyên bố lý do của cuộc biểu tình: “Hôm nay chúng tôi tới đây để bảo vệ cộng đồng những người tị nạn ở Hoa Kỳ. Như quý vị đã biết, tuần trước Bộ An Ninh Hoa Kỳ đã họp với Bộ Ngoại Giao Việt Nam để đàm phán lại Hiệp định đã ký kết năm 2008. Theo Hiệp Định này, chính quyền liên bang không có quyền trục xuất những người Việt tới Mỹ trước năm 1995. Nhưng chính quyền hiện tại đang đàm phán lại hiệp định này. Nếu cuộc đàm phán này thành công thì có thể hơn 8,500 người Việt tị nạn đến Mỹ trước năm 1995 sẽ đối mặt với nguy cơ bị trục xuất. Năm 2017 Sở Di Trú đã trục xuất 17 người Việt tị nạn ở Mỹ từ trước năm 1995 mà không được chính quyền liên bang bảo vệ. Chúng tôi không muốn người Việt tị nạn bị trục xuất. Chúng tôi không muốn tất cả người tị nạn ở đây bị trục xuất, bao gồm cả những người từ Đông Nam Á và từ các nước khác.”


    Anh Tùng Nguyễn, một trong những người Việt tị nạn đến Mỹ trước năm 1995, có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lệnh trục xuất, đang kêu gọi mọi người hãy lên tiếng bảo vệ những người Việt tại Mỹ bị trục xuất.(Hình: Tâm An/Người Việt)


    Anh Tùng Nguyễn, người sáng lập Asians & Pacific Islanders Re-Entry of Orange County (APIROC), một tổ chức giúp đỡ những người đã một thời lầm lỡ phải chịu án tù tội được có điều kiện hòa nhập trở lại với cộng đồng, kể câu chuyện của chính anh: “Tôi theo gia đình sang Mỹ tị nạn từ khi mới 16 tuổi. Vì môi trường Mỹ quá mới mẻ, tôi bị shock về văn hóa, lại bị bạn bè ăn hiếp, vì một phút nông nổi tuổi trẻ, tôi đã gây ra lỗi lầm. Điều đó đã khiến tôi phải trả giá bằng 18 năm tù giam. Sau khi ra tù, tôi đã cố gắng sống một cuộc sống lương thiện, đàng hoàng, có công ăn việc làm, có gia đình vợ con. Quá khứ đã trôi qua mấy chục năm rồi, tôi đã thay đổi thành người tốt, giúp ích cho cộng đồng và xã hội. Những cống hiến đó của tôi đã được Thống Đốc California là ông Jerry Brown tha thứ, xóa tội cho tôi.”

    “Nhưng như thế không có nghĩa là tôi được sống yên ổn. Nay chính phủ của tổng thống hiện giờ lại muốn trục xuất những người như tôi về Việt Nam, như thể tôi bị trừng phạt lần thứ hai. Tôi sẽ phải xa gia đình, xa vợ con. Nước Mỹ mới chính là nhà của tôi. Trục xuất một người tới Mỹ từ khi còn là đứa trẻ, lớn lên trong môi trường Mỹ, thậm chí có nhiều người không nói được tiếng Việt nữa, làm sao họ có thể tồn tại ở Việt Nam? Vợ con họ sẽ sống thế nào? Đây là hành động ly tán gia đình, mà chính phủ không có một sự thương xót hay xem xét lại. Điều đó là vô nhân đạo, là vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Vì thế tôi tới đây xin mọi người hãy thương xót cho nhân quyền của người Việt ở Việt Nam và ngay tại Mỹ, cùng lên tiếng, giúp chúng tôi yêu cầu chính phủ ngừng việc xem xét lại Hiệp Định này,”anh Tùng nói.

    Anh Vincent Phú Vinh Trần, ở Fountain Valley, một thành viên của tổ chức VietRise, có mặt tham gia biểu tình từ rất sớm. Anh cho biết, trong gia đình anh không có ai bị ảnh hưởng bởi chính sách này, nhưng anh vẫn tới đây để chia sẻ cùng những người Việt tị nạn có nguy cơ bị trục xuất.


    Cuộc biểu tình lên tiếng bảo vệ những người Việt tị nạn có nguy cơ bị trục xuất, tại khu vực trung tâm Little Sài Gòn sáng ngày 15 Tháng Mười Hai, 2018. (Hình: Tâm An/Người Việt)

    Anh Vincent đã đọc lá thư tâm sự của một người đã bị trục xuất về Việt Nam năm ngoái: “Tôi là một người Việt trước đây bị giam giữ, tôi sống ở California, sau án tù tôi dọn tới Ohio. Nhưng khi ở đó được 13 tháng, thì Sở Di Trú và Hải Quan đã bắt và giam giữ tôi. Bốn tháng sau đó, họ trục xuất tôi về Việt Nam, vào ngày 27 Tháng Sáu năm 2017. Hơn 18 tháng qua, tôi đã sống ở nơi xa lạ này, tôi vẫn chưa tìm được việc làm, vì tôi không hiểu phong tục ở đây và không có bằng cấp. Ở Việt Nam nếu ai muốn thành công thì phải có họ hàng, bằng cấp, giấy tờ và tiền bạc. Tôi không có gì cả. Tôi không có người thân và không ai quan tâm tới tôi. Mỗi ngày tôi bị lừa đảo, chính quyền Việt Nam không giúp đỡ và không cấp giấy tờ cho tôi tìm sự sống, nếu tôi không cho họ tiền. Tôi muốn cho mọi người ở đây biết rằng, đây không phải là quê hương của tôi.”

    Chị Julie Võ, một trong những nhà hoạt động tích cực trong cộng đồng Việt tại Orange County, bày tỏ ý kiến: “Tôi là một người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai, con của những người tị nạn. Tôi cảm động với lời kêu gọi của những người trên đây mà tôi phải có mặt ở đây. Cộng đồng Việt Nam của chúng tôi rất mạnh mẽ, gắn kết. Vì vậy một thành viên bị trục xuất không phải là một thứ bị vứt bỏ. Một cá nhân bị trục xuất không chỉ ảnh hưởng tới họ mà còn ảnh hưởng tới cha mẹ, con cái bạn bè và mọi người trong cộng đồng chúng tôi. Trục xuất không phải là cách giải quyết. Cần phải chấm dứt mọi trục xuất và giam giữ người tị nạn.”



    Cô Linda Nguyễn, cùng chồng người gốc Mexico và con trai, cũng tham gia buổi biểu tình vì lo ngại lệnh trục xuất có thể chia rẽ gia đình phía nhà chồng cô. (Hình: Tâm
    An/Người Việt)

    “Tôi là con của người tị nạn Việt Nam. Ba mẹ tôi đến Hoa Kỳ năm 1995. Tôi được sinh ra năm tháng sau đó. Tôi biết rằng không chỉ người Việt Nam bị trục xuất mà trong tuần tới có 47 người Cambodia cũng rơi vào trường hợp này. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Donald Trump phải thận trọng thỏa thuận với chính quyền Việt Nam để bảo vệ những
    người tị nạn Việt Nam và Đông Nam Á.” Đó là ý kiến của cô Tracy La, giám đốc tổ chức VietRise.

    Chị Linda Nguyễn đi biểu tình cùng chồng và một cậu con trai chừng tám tuổi. Chị cho biết đạo luật của chính quyền Trump không ảnh hưởng tới gia đình chị, nhưng có thể sẽ là mối nguy cơ chia rẽ gia đình của chồng chị, vốn là người di cư sang Hoa Kỳ từ Mexico.

    Trong lúc đoàn người biểu tình hô vang câu: “Stop! Stop! Deportation! No more family separation!” (Cần dừng ngay việc trục xuất, chia cắt gia đình!), “We got power” (Chúng ta có quyền) trên đường phố Bolsa…thì một số người lái xe trên đường đã ấn còi xe hưởng ứng, tạo nên một không khí sôi động.

    Xuất phát từ Phước Lộc Thọ, đoàn biểu vừa tình hô to các khẩu hiệu vừa diễu hành sang khu vực Bánh Mì Lee Sandwiches, sau đó đi về phía đường Moran và dừng lại ở trước tòa soạn Nhật Báo Người Việt. Người biểu tình tập trung theo hình vòng tròn để hội ngộ, lên tiếng, chia sẻ cùng nhau. Một số người Mỹ Latin, kể cả những người da trắng cũng tới đây để lên tiếng bảo vệ những người tị nạn có thể bị trục xuất, cho dù gia đình họ không có ai bị ảnh hưởng bởi điều luật này. Cuộc biểu tình kết thúc vào lúc gần 11 giờ trưa.

    Như tin đã đưa, Hiệp Định Trục Xuất Công Dân Việt Nam, ký ngày 22 Tháng Giêng năm 2008 giữa chính quyền Mỹ và Việt Nam. Theo Hiệp Định này, những người Việt đến Mỹ từ ngày 12 Tháng Bảy, năm 1995 và sau ngày này nếu đáp ứng đủ các điều kiện bị trục xuất, phía Việt Nam sẽ tiến hành nhận lại những người này về Việt Nam. Toàn bộ chi phí trục xuất sẽ do phía Mỹ đài thọ.

    Tuy nhiên, mới đây, chính phủ Donald Trump muốn đàm phán lại hiệp định năm 2008, trong đó muốn mở rộng việc trục xuất những người Việt đã đến Mỹ trước ngày 12 Tháng Bảy,1995. Đại diện Bộ Ngoại Giao hai nước đã đàm phán nhưng hiện chưa tiết lộ kết quả rằng liệu phía Việt Nam có đồng ý nhận lại những người bị trục xuất này hay không.

    Nếu như cuộc đàm phán trên thành hiện thực, thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới những người đang cư trú tại Mỹ nhưng chưa là công dân Mỹ nhưng lại vi phạm một lỗi lầm nào đó. (Tâm An)

    /* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/little-sa...little-saigon/

  7. #2337
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Có nhẽ Trâm giả thù vì kỳ bầu cử giữa kỳ vừa rồi tại Little Saigon đảng Cộng hòa thua te tua.
    Đỗ thành Đậu

  8. #2338
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    867
    Không biết khi tổng ác bá Chum chia cắt gia đình những người từ Trung Mỹ bò lên xin tị nạn thì đoàn biểu tình chính đáng này trước đây cũng có biểu tình và hô to khẩu hiệu:
    Bảo vệ người tị nạn”, “Bảo vệ gia đình”, “Abolish I.C.E” (Hủy bỏ I.C.E)” với “Stop! Stop! Deportation! No more family separation!” (Cần dừng ngay việc trục xuất, chia cắt gia đình!)
    và trong số người biểu tình này cũng không biết có mặt những người đang cúc cung tận tụy nâng… bóng tổng cường hào Chum đến cùng không ta?

  9. #2339
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367





    Đã có người cố gắng đi tìm câu trả lời:





    Tại sao chính phủ Trump nhất định trục xuất những người Việt tị nạn?
    Lê Phan

    December 15, 2018



    Anh Tùng Nguyễn tư vấn cho một trường hợp người vợ mang thai nhưng chồng bị bắt vì nằm trong diện trục xuất. (Hình: Thịnh Nguyễn/Người Việt)


    Đó là câu hỏi đã làm tôi vô cùng thắc mắc. Với một con số nhỏ bé chỉ có hơn 8,000 người, không nằm trong nhóm những người mà Tổng Thống Donald Trump coi như là kẻ thù của nhân dân Hoa Kỳ và do đó phải trục xuất bằng mọi giá như người Hồi Giáo. Dĩ nhiên người Việt cũng là người da màu, và có lẽ chỉ với điều đó là cũng đủ họ bị liệt vào loại những kẻ cần bị đuổi ra khỏi Hoa Kỳ nếu có thể có cớ.

    Những tin tức mới nhất cho biết là tuần này chính phủ Trump sẽ gặp đại diện của nhà cầm quyền CSVN để thúc đẩy việc trục xuất những người gốc Việt vốn đã đến Hoa Kỳ như là những người tị nạn Cộng Sản trước năm 1995. Những luật gia chỉ trích nói là sự thúc đẩy để tăng cường trục xuất đi ngược lại không những là một sự thất hứa quốc tế của Hoa Kỳ, mà còn chứng tỏ là chính phủ không tin vào khả năng và chức năng của hệ thống nhà tù của Hoa Kỳ.

    Nhiều những người trong nhóm này đã đến Hoa Kỳ khi còn là trẻ thơ, bị kết án cách đây nhiều thập niên, và chỉ bị tù rất ít hay là không bị tù nhưng vẫn đối diện trục xuất. Luật Sư Tania Phạm, một luật sư đại diện cho những người gốc Việt là nạn nhân của cố gắng này, giải thích: “Trong nhiều trường hợp – họ chỉ phạm tội có một lần và đó là cách đây nhiều thập niên. Họ đã hối cải và hoàn lương. Đây là thí dụ là hệ thống nhà tù đã cải tạo được họ. Họ đã chứng minh được là họ có thể sống lương thiện sau khi được trả tự do.”

    Đó là những người như Tùng Nguyễn. Tùng đến Hoa Kỳ năm 1991 mới 13 tuổi. Bố mẹ Tùng đã nhận một cô bé con lai nên toàn gia đình được nhận di dân theo Đạo Luật Amerasian Homecoming Act. Nhưng với bố mẹ làm việc đầu tắt mặt tối chỉ đủ để kiếm sống, Tùng thường bị bỏ ở nhà một mình và gặp khó khăn hội nhập. Trả lời tờ Washington Post từ Santa Ana, Tùng giải thích: “Tôi còn trẻ. Tôi không nói được tiếng Anh và ở trường tôi bị bắt nạt, thành ra tôi đi chơi với những người giống mình, nó cho tôi một cảm tưởng có chỗ nương tựa.” Điều đó có nghĩa là đi chơi với nhưng thiếu niên gốc Việt trong các băng đảng.

    Năm 1994, khi mới 16 tuổi, Tùng dính líu đến một vụ đâm chết người, vì một cuộc cãi vã về “tôn trọng.” Tùng cầm con dao nhưng không đâm người; nhưng Tùng bị xử như là một người lớn và kết án 25 năm tù. Sau khi Tùng ở tù được 18 năm, Thống Đốc Jerry Brown cứu xét lại nội vụ và trả tự do vì “cải tạo vượt bực.”

    Từ khi đó, Tùng đã trở thành một trong những thiện nguyện viên giúp đỡ những thanh niên trong cộng đồng. Năm 2014, Tùng lập gia đình. Năm nay, Sáng Hội Open Society đã trao tặng Tùng Soros Justice Fellowship, vinh danh “một nhân vật nổi trội” đã cố gắng cải thiện hệ thống công lý hình sự Hoa Kỳ. Tùng nói: “Tôi không muốn có con vì tôi không thể sống nổi nếu bất cứ một ngày nào đó, họ đến và đem tôi đi. Đây là cuộc đời của tôi; đây là nhà tôi.”

    Cựu Đại Sứ Ted Osius của Hoa Kỳ ở Hà Nội gọi tân chính sách này là “đáng khinh bỉ” và kỳ thị sắc tộc. Ông nói: “Theo tôi, thật là bi thảm và hoàn toàn không xứng đáng với Hoa Kỳ. Rằng chúng tôi đối xử với người ta như thế này, đây là những người đã vào phe với chúng ta trong cuộc chiến và con cháu của các quân nhân của chúng ta.”

    Đại Sứ Osius muốn nói đến những người như Robert Huỳnh. Huỳnh là con trai của một quân nhân Hoa Kỳ, tuy chưa bao giờ gặp cha. Mẹ Huỳnh người Việt. Năm 1984, chín năm sau khi người lính Mỹ cuối cùng rời Việt Nam, cậu bé Huỳnh mới 14 tuổi đến Louisville với mẹ, anh và chị em cùng mẹ khác cha theo chương trình Amerasian. Ngày nay, 48 tuổi, với một con trai và hai cháu trai, Huỳnh đang có triển vọng bị trục xuất về Việt Nam.

    Huỳnh có tiền án. Thời đôi mươi, Huỳnh bị gần ba năm tù vì buôn lậu ectasy. Mới đây Huỳnh bị một năm treo bằng vì say rượu lái xe và bị một án treo nữa vì tổ chức một phòng chơi slot machine lậu với cô bạn ở Texas. Huỳnh công nhận đã có lỗi lầm nhưng đã chịu án và đang tìm cách xây dựng lại cuộc đời. Nay anh có triển vọng mất hết. Trả lời tờ Post từ Houston, Huỳnh nói: “Mẹ tôi năm nay đã 83 tuổi, và tôi muốn gần bà khi bà qua đời. Tôi không có ai thân thích ở Việt Nam. Đời tôi là ở Hoa Kỳ.”

    Như chúng ta biết, tất cả những thuyền nhân, di dân Việt Nam khi đến Hoa Kỳ được phát thẻ xanh, nhưng một số khá nhiều – như Huỳnh – thiếu giáo dục, thiếu khả năng ngôn nhữ, hay trợ giúp pháp lý để xin nhập tich. Nay họ phải trả cái giá rất đắt.

    Chính phủ Trump, trong một chính sách của Cố Vấn Stephen Miller đã tìm cách diễn dịch lại thỏa thuận năm 2008 giữa chính phủ của Tổng Thống George W. Bush và nhà cầm quyền CSVN – theo đó những người Việt đến Hoa Kỳ trước khi hai quốc gia thiết lập bang giao năm 1995 sẽ “không bị phải trả về.” Nay Tòa Bạch Ốc bảo là không miễn trục xuất cho những người không phải là công dân đã can án.

    Những người chỉ trích cáo buộc chính phủ Trump là đã bội ước thỏa thuận năm 2008. Bộ Ngoại Giao bác bỏ, dẫn một lời trong thỏa thuận chỉ ra là hai bên tôn trọng lập trường pháp lý của nhau đối với những người đến trước năm 1995. Bộ Ngoại Giao nói: “Lập trường của Hoa Kỳ là mỗi quốc gia có một trách nhiệm pháp lý quốc tế nhận những công dân mà một quốc gia khác muốn đưa đi, đuổi đi hay trục xuất.” Bộ cũng từ chối nói đến trường hợp đặc thù của Việt Nam. Ông Brendan Raedy của cơ quan ICE thì nói là việc trục xuất tạp trung vào “những cá nhân có hại cho an ninh quốc gia, an toàn công cộng và an toàn biên giới.”

    Nhưng những người gốc Việt này nào có phải là “những cá nhân có hại cho an ninh quốc gia, an toàn công cộng và an ninh biên giới.” Hơn thế, Hà Nội không muốn nhận những người này vì họ không coi những người này là công dân của họ. Đây là những công dân của Việt Nam Cộng Hòa, công dân của một quốc gia không còn nữa.

    Vả lại như cựu Đại Sứ Ted Osius giải thích: “Đa số những người đang bị nhắm vào để trục xuất – một số vì những tội vặt – là những người tị nạn chiến tranh đã về phe với Hoa Kỳ. Và họ nay bị phải ‘trở về’ nhiều thập niên sau cho một quốc gia cai trị bởi một chế độ Cộng Sản mà họ chưa bao giờ chịu hòa giải.”

    Đã có 11 người trong số này bị trục xuất về Việt Nam, nơi họ bị công an theo dõi và nghi ngờ vì họ là con dân “ngụy.” Họ không làm sao có được hộ khẩu để có thể có giấy “chứng minh nhân dân” cho một cuộc sống bình thường.

    Huỳnh sau cùng đã đoàn tụ được với gia đình Mỹ của mình năm 2016 sau khi thử DNA đã khiến anh tìm thấy người cha James A. Falls. Tin nửa vui nửa buồn. Huỳnh khám phá ra là người cha mà anh suốt đời mơ ước đã chết trong một tai nạn xe hơi năm anh mới 4 tuổi. Nhưng đã gặp một người anh và một người em gái cùng cha khác mẹ và hai bà em của bố hiện nay sống gần anh ở Houston. Anh nói hai bà cô rất thương anh và không thể tưởng tượng là phải rời bỏ toàn gia đình mình vào lúc này.

    Ông Tom Malinowsky, thứ trưởng ngoại giao phụ trách dân chủ, nhân quyền và lao động dưới thời chính phủ Obama, có lẽ đã nói lên sự phi lý của hành động của chính phủ, ông nói: “Trong nhiều năm, Hoa Kỳ là quốc gia đã giúp những người này bỏ trốn sự đàn áp của cộng sản ở Việt Nam. Nay, chúng ta đang buộc những họ phải trở lại với cuộc sống đó và yêu cầu chính quyền ở Việt Nam đồng lõa với việc đó.”

    Và tôi vẫn không hiểu nổi tại sao chính phủ Hoa Kỳ, mà còn biết bao ưu tiên trong vấn đề di dân, kể cả nhiều triệu người di dân bất hợp pháp, lại phải tốn công tìm đủ mọi cách để trục xuất chỉ vỏn vẹn có hơn 8,000 người vốn thực sự không bao giờ có ý định làm hại nước Mỹ. (Lê Phan)

    /* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/binh-luan...i-viet-ti-nan/


  10. #2340
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Nghe nói, những người Việt đến Mỹ trước năm 1995 thuộc diện tị nạn cộng sản, chứ không phải là di dân thường tình. Tị nạn và di dân là hai phạm trù khác nhau và được đối xử bằng những quy chế cũng khác nhau. Những người Việt thuộc nhóm tị nạn, cho đến nay, mặc dù chưa nhập quốc tịch Mỹ nhưng vẫn còn nằm trong diện tị nạn cộng sản và nên được đối xử theo như Luật pháp Mỹ hiện hành quy định. Chừng nào nước Việt nam còn chế độ cộng sản thì những người này còn là dân tị nạn. Thủ lãnh Trâm xuất thân là lái buôn, giỏi việc cân đong đo đếm nên, có nhẽ, nhầm lẫn giữa hai phạm trù nom giông giống nhau nhưng lại khác biệt như thế này chăng?

    Thì như làm vậy, việc trục xuất những người Việt thuộc nhóm này là động thái coi thường luật pháp. Là vô nhân đạo, nếu như nói về tình người. Nhóm người này, mặc dù trong quá khứ đã phạm pháp nhưng họ đã hoặc đang thọ án theo như luật pháp ấn định thì, trộm nghĩ, nên cho họ thêm một cơ hội nữa để làm lại cuộc đời từ đầu. Há chả nghe trong nhân gian thường kháo nhau "Nước Mỹ đầy cơ hội" đấy ru?

    Sách có nói: Phi thương bất phú, phi gian bất giầu. Nghĩa là không buôn bán thì không giầu. Buôn bán mà không gian thì cũng không giầu. Gian ít giầu ít. Gian nhiều giầu nhiều. Thủ lãnh Trâm là đại gia lái buôn, giầu nức vách đổ tường, thì có nhẽ phải đạt đến đỉnh đại gian chứ chả đùa. Cứ nhòm vào các toan tính, ý đồ của Thủ lãnh Trâm đối với hiện trạng di dân thì biết liền. Chả cần nói nhiều cho mất thì giờ nhà nước.

    Nhưng gần đây, việc Thủ lãnh Trâm làm ngược lại bản thỏa thuận giữa Mỹ và Việt nam được thi hành từ năm 2008 dưới thời Bush-Obama về việc người tị nạn Việt đến Mỹ trước năm 1995 sẽ không bị trục xuất khỏi nước Mỹ, đã khiến cho giới quan sát thực dụng không giữ được lòng thanh tịnh, không nói không được.

    Rằng: việc lật giọng này càng cho thấy Trâm gian đến mức nào. Lúc đầu, Trâm thủ lãnh làm việc này ầm lên để lôi kéo sự chú ý của cộng đồng người Việt, sau dó, trước thời gian bầu cử giữa kỳ, thì lại lờ đi để kiếm phiếu từ cộng đồng Việt. Sau khi có kết quả bầu cử, Trâm thủ lãnh lật ngược thế cờ, và cho rằng người Việt đến Mỹ trước năm 1995 mà chưa có quốc tịch Mỹ cũng bị trục xuất về Việt nam nếu như họ đã và sẽ phạm pháp sau này. Trộm đoán, là mọi việc đã giở nên tồi tệ khi đảng Cộng hòa thua te tua trong đợt bầu cử vừa qua tại Little Saigon. Theo như báo chí đưa tin thì một phần nhớn cử tri ở vùng này vì chán ghét Trâm nên bầu cho các ứng cử viên thuộc đảng Dân chủ cho bỏ ghét. Và việc làm "cho bỏ ghét này" đã khiến Trâm thủ lãnh quê xệ và từ đấy rắp tâm giả thù cộng đồng Việt ở Mỹ.

    Chưa biết cuộc giả thù đơ tỳ này kéo dài bào lâu và diễn biến ra răng? Thì chờ hồi sau sẽ rõ.
    Đỗ thành Đậu

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 10:19 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh