Register
Page 322 of 340 FirstFirst ... 222272312320321322323324332 ... LastLast
Results 3,211 to 3,220 of 3399

Thread: Trâm

  1. #3211
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    864

    'Vote by Mail' Fraudsters in Chief In Action!






    People In Action!















  2. #3212
    Biệt Thự tà áo xanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Phố Mây
    Posts
    4,654
    Quote Originally Posted by tà áo xanh View Post
    Không sao cả khi cần đính chính cho rõ ý mình muốn nói thì cứ làm thôi. Ai mà không đôi ba lần ở trong trường hợp như vậy.

    Về làn sóng đầu tiên (trong bài NU) của người Á Châu vào Hoa Kỳ nếu vào thời điểm 1975 (do được Hoa Kỳ di tản gồm người Việt đa số, ngưởi Lào, người Campuchia mà ai cũng rõ là do bởi Chiến Tranh Đông Dương - Second Indochina War - hay chính xác là Chiến Tranh Việt Nam từ năm 1955 đến 1975), và sau đó những đợt tị nạn ở những năm tiếp theo. Cách gọi đó là làn sóng đầu tiên dường như vẫn có vấn đề.

    Mình thầy rằng gọi đấy là làn sóng đầu tiên cũng không đúng với lịch sử di dân Á Châu vào Mỹ. Ngay cả nói đấy là làn sóng tị nạn đầu tiên của Á Châu vào Mỹ cũng không đúng. Làn sóng đầu tiên người Á Châu nhập cư ở thế kỷ 19. Từ đó nhận định người Việt Nam dẫn dắt người Á Châu vào nước Mỹ là không khớp với sự thật lịch sử. Gọi đấy là làn sóng nhập cư của người Á Châu lớn nhất vào Hoa Kỳ thì khá hợp lý với mình hơn vì cho đên bây giờ con số hơn 100,000 trong một năm là đợt có số lượng có thể được xem là lớn nhất. Ngoại trừ ai cung cấp thông tin chứng minh trong lịch sử từng có làn sóng Á Châu lớn hơn vượt quá con số của làn sóng 1975 thì mình sẽ điều chỉnh lại.

    Mình hiểu rằng NU muốn nói đến điểu kiện tự do của đợt nhập cư lớn vào năm 1975 so với những luật lệ giới hạn hay cấm cản người Á Châu trước đó, theo mình sự so sánh này không hợp lý lắm vì một bên là luật lệ và điều kiện di dân và một bên là trường hợp tị nạn mà Hoa Kỳ cảm thấy có trách nhiệm phải đưa những người làm việc cho quân đội họ ra khỏi nước để tránh bị trả thù. Đấy là một ad-hoc scenario chứ không phải là một đạo luật nhập cư tự do mới áp dụng lên toàn Châu Á, nó hoàn toàn độc lập với những đạo luật về di dân Á Châu thời đó. Vì thế bảo rằng người Việt Nam dẫn dắt người Á Châu vào Hoa Kỳ là không đúng với sự thật lịch sử, khác xa hoàn toàn với lịch sử.

    Về những luật lệ cấm cản, giới hạn di dân Á Châu nhập cư vào Mỹ mà NU nhiều lần nhắc đi nhắc lại vào hỏi mình đọc chưa. Mình đã thừa nhận từng có những đạo luật ngăn cấm người Á Châu nhập cư, nhắm vào người Trung Quốc, và đến khoảng 1940 thì Hoa Kỳ gỡ bỏ luật giới hạn hay cấm di dân dựa trên sắc tộc của họ, đến 1965 đạo luật mới (when anti-Asian prejudice began to decrease) đã đưa người Á Châu nhập cư với số lượng lớn. Vấn đề kỳ thị nếu từng có trong luật pháp Hoa Kỳ đối với dân nhập cư Á Châu thì cũng đã bị bãi bỏ từ lâu rồi. Trước khi làn sóng người Việt Nam vào Mỹ năm 1975.


    https://journals.sagepub.com/doi/10....19689200100104


    Abstract
    Between the 1965 immigration law and 1990, Asian immigration to the United States increased tenfold to a quarter of a million annually. As sender of the most immigrants, Japan has yielded to the Philippines, South Korea, Vietnam, India, and China. From 1974–1989, over 900,000 Southeast Asian refugees entered the United States. Most Asians today are admitted in the family preference category. On average, the sex ratio is balanced, but over 55% of immigrants from South Korea, the Philippines, and Taiwan are female. Asians are occupationally diverse, with a greater number of professionals/executives (35%) than laborers (14%). Though relatively few in number, Asians concentrate geographically (notably in California) and exert growing political influence in those areas. Except for refugees, Asians are generally viewed as having a positive impact as students and workers. On the other hand, inas much as they contribute to ethnic diversity, they fan the current fears over threats to a common American cultural heritage. Anti-Asian hate crimes and interethnic violence have risen. Asian immigration is likely to continue to rise and show greater emphasis on employment preference categories.


    ** Phần màu xanh green được trích dẫn từ đường link phía trên cho thấy từ năm 1965 cho đến 1990, khoảng 900,000 người tị nạn được nhập cư hoa Hoa Kỳ, do đó mình có thể nói làn sóng tị nạn của người Á Châu vào năm 1975 là làn sóng tị nạn lớn nhất vào Hoa Kỳ mà đa số đó là người Việt Nam. Chỉ có thể gọi là làn sóng tị nạn Á Châu lớn nhất chứ không thể gọi là làn sóng di dân hay nhập cư Á Châu lớn nhất. Mình nói rõ lại ý của mình như vậy.

    Còn những điểm khác mình vẫn bảo lưu như từ ban đầu mình đã nêu.
    Last edited by tà áo xanh; 10-27-2020 at 01:25 PM.

    Inner peace is the key:
    if you have inner peace, the external problems do not affect your deep sense of peace and tranquility...
    without this inner peace, no matter how comfortable your life is materially, you may still be worried, disturbed, or unhappy because of circumstances.

    Dalai Lama -




  3. #3213
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    864

    Brave Women




  4. #3214
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    864

    Cruel




  5. #3215
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    Nỗi niềm tài tử. Đọc chơi đỡ buồn. Bên dưới có bài dịch thuật trên trang VietBao.




    Robert Redford: This is who gets my vote in 2020


    Opinion by Robert Redford


    (CNN)I have a lot of vivid memories of growing up in Los Angeles in the 1940s, but one in particular keeps coming back to me today, in these troubled times. I remember sitting with my parents -- actually, my parents were sitting; I was lying on the floor, the way kids do -- and listening to President Franklin Delano Roosevelt talking to us over the radio.

    He was talking to the nation, of course, not just to us, but it sure felt that way. He was personal and informal, like he was right there in our living room.

    I was too young to follow much of what he was saying -- something about World War II. But what I did understand was that this was a man who cared about our well-being. I felt calmed by his voice.

    It was a voice of authority and, at the same time, empathy. Americans were facing a common enemy -- fascism -- and FDR gave us the sense that we were all in it together. Even kids like me had a role to play: participating in paper drives, collecting scrap metal, doing whatever we could do.
    That's what it was like to have a president with a strong moral compass. It guided him, gave him direction, and helped him point the nation toward a better future.

    Maybe this strikes you as simple nostalgia. I've got a touch of that, sure (who doesn't right now?). But I'm too focused on the future to sit around pining for the old days. For me, the power of FDR's example is what it says about the kind of leadership America needs -- and can have again, if we choose it.
    But one thing is clear: Instead of a moral compass in the Oval Office, there's a moral vacuum.

    Instead of a president who says we're all in it together, we have a president who's in it for himself.

    Instead of words that uplift and unite, we hear words that inflame and divide.

    When someone retweets (and then deletes) a video of a supporter shouting "white power" or calls journalists "enemies of the state," when he turns a lifesaving mask against contagion into a weapon in a culture war, when he orders the police and the military to tear gas peaceful protestors so he can wave a Bible at the cameras, he sacrifices -- again and again -- any claim to moral authority.

    Another four years of this would degrade our country beyond repair.

    The toll it's taking is almost biblical: fires and floods, a literal plague upon the land, an eruption of hatred that's being summoned and harnessed, by a leader with no conscience or shame.

    Four more years would accelerate our slide toward autocracy. It would be taken as free license to punish more so-called "traitors" and wage more petty vendettas -- with the full weight of the Justice Department behind them.

    Four more years would mean open season on our environmental laws. The assault has been ongoing -- it started with abandoning the historic agreement that the world made in Paris to combat climate change, and continued, just last month, with using the pandemic as cover to let industries pollute as they see fit.

    Four more years would bring untold damage to our planet -- our home.

    America is still a world power. But in the past four years, it has lost its place as a world leader. A second term would embolden enemies and further weaken our standing with our friends.

    When and how did the United States of America become the Divided States of America? Polarization, of course, has deep roots and many sources. President Donald Trump didn't create all of our divisions as Americans. But he has found every fault line in America and wrenched them wide open.
    Without a moral compass in the Oval Office, our country is dangerously adrift.

    But this November, we can choose another direction.

    This November, unity and empathy are on the ballot. Experience and intelligence are on the ballot.

    Joe Biden is on the ballot, and I'm confident he will bring these qualities back to White House.

    I don't make a practice of publicly announcing my vote. But this election year is different.

    And I believe Biden was made for this moment. Biden leads with his heart. I don't mean that in a soft and sentimental way. I'm talking about a fierce compassion -- the kind that fuels him, that drives him to fight against racial and economic injustice, that won't let him rest while people are struggling.
    As FDR showed, empathy and ethics are not signs of weakness. They're signs of strength.

    I think Americans are coming back to that view. Despite Trump -- despite his daily efforts to divide us -- I see much of the country beginning to reunite again, the way it did when I was a kid.

    You can see it in the peaceful protests of the past several weeks -- Americans of all races and classes coming together to fight against racism. You can see it the ways that communities are pulling together in the face of this pandemic, even if the White House has left them to fend for themselves.

    These acts of compassion and kindness make our country stronger. This November, we have a chance to make it stronger still -- by choosing a president who is consistent with our values, and whose moral compass points toward justice.

    /* src.: https://edition.cnn.com/2020/07/07/o...B-Sw02WzhyYZ7Q





    Robert Redford: Ai là người sẽ nhận được phiếu bầu của tôi?
    28/10/2020

    Lời người dịch: Những ngày tháng này, tôi sống trong cảm giác lơ lửng, mong đợi, cùng với sự bồn chồn của một người đang chứng kiến một điều trọng đại sắp diễn ra trong lịch sử.

    Dù ông Trump có thắng hay không, điều đó cũng không có gì thay đổi được tôi: tôi cũng sẽ tiếp tục đọc, viết, dịch những bài viết hay như thế này. Đây là bằng chứng để con cháu tôi sau này thấy được rằng người mẹ, người bà của chúng đã đứng về phía đúng đắn của Lịch Sử.
    Sau đây là bài dịch từ bài viết của tài tử nổi tiếng Robert Redford, từng lớn lên ở Los Angeles, California, là những lời bày tỏ của Ông trong những ngày trước tháng 11. (Thụy Mân)

    **********



    Tôi có rất nhiều kỷ niệm sâu đậm thời gian lớn lên ở Los Angeles vào những năm 1940, nhưng có một kỷ niệm đôi lúc vẫn trở lại với tôi lúc này hay lúc khác, mỗi khi đất nước có biến động. Tôi nhớ hôm ấy tôi ngồi cùng với ba mẹ - thật ra ba mẹ tôi ngồi, còn tôi thì nằm trên sàn nhà như kiểu mấy đứa trẻ con vẫn thường làm - và chúng tôi nghe Tổng Thống Franklin Delano Roosevelt nói chuyện với chúng tôi qua radio. Dĩ nhiên ông nói với toàn dân, không chỉ riêng với chúng tôi, nhưng chúng tôi có cảm giác rõ ràng như ông nói với mình. Cách nói rất thân mật và giản dị, giống như ông đang đứng ngay đây trong phòng khách của chúng tôi.

    Lúc ấy tôi còn quá nhỏ để hiểu hết những điều ông nói, ông nói một điều gì đó về Đệ Nhị Thế Chiến. Nhưng điều tôi hiểu là con người này quan tâm, lo lắng đến cuộc sống của chúng tôi. Tôi cảm thấy một sự bình yên trong lòng khi nghe giọng nói ấy. Giọng nói của một người có quyền lực, nhưng cùng một lúc, có cả sự thông cảm. Dân Mỹ lúc đó đang phải đối đầu với một kẻ thù chung: Phát xít, và Tổng thống FDR mang đến cho chúng tôi cái cảm giác là toàn dân đang đồng lòng cùng nhau trong sứ mạng đó. Ngay cả một đứa nhỏ như tôi cũng có những việc làm để đóng góp: tham gia bỏ báo, nhặt những đồ phế thải kim loại, hay bất cứ việc gì chúng tôi có thể làm được. Điều đó xảy ra khi người ta có một tổng thống với một đạo đức cao quý chi phối các việc làm của ông. La bàn đạo đức đó đưa lối ông đi, giúp ông nhận ra phương hướng và giúp ông chỉ ra được cho toàn dân hướng theo một tương lai tốt đẹp.

    Có lẽ điều này mang lại cho bạn một cảm giác gần như hoài niệm. Tôi hiểu vậy (có ai trong lúc này mà không hiểu như vậy?), nhưng tôi chú tâm đến tương lai hơn là ngồi đó mà chìm đắm với quá khứ. Đối với tôi, sức mạnh tỏa ra từ Tổng thống FDR trong kỷ niệm mà tôi ví dụ đó chỉ để tôi nói đến sự lãnh đạo mà người dân Mỹ cần, và chúng ta có muốn chọn nó lần nữa hay không. Một điều rất rõ ràng: Thay cho phạm vi đạo đức trong Văn phòng Oval của Tổng Thống mà chúng ta cần, thì lại là một thứ đạo đức rỗng tuếch. Thay vì một vị tổng thống kêu gọi mọi người đồng lòng cùng nhau , chúng ta có một tổng thống lao vào đó một thân một mình. Thay vì những lời nâng đỡ tâm hồn người dân và mang lại sự đoàn kết, chúng ta nghe thấy những lời khích động và chia rẽ. Khi ông ta bỏ lên Tweeter (và rồi xóa đi) một video của những người hâm mộ ông ta la lối "Sức mạnh của người da trắng" hay gọi phóng viên là ”kẻ thù của đất nước", khi ông ta biến cái khẩu trang ngăn bệnh lan tràn thành một thứ vũ khí trong cuộc chiến tranh giữa các nền văn hóa khác biệt trong dân chúng, khi ông ta ra lệnh cảnh sát và quân đội xịt hơi cay vào đoàn người biểu tình ôn hòa để ông ta có thể đi đến nhà thờ, vẫy quyển Kinh thánh trước ống kính, ông ta đã vứt đi, hết lần này đến lần khác, tất cả các giá trị của sức mạnh đạo đức.

    Bốn năm nữa trong tình trạng này sẽ mang đến sự suy nhược cho đất nước đến mức không cách nào có thể tái dựng được. Cái giá chúng ta phải trả gần như ý nghĩa theo Kinh thánh: cháy rừng và lũ lụt, một bệnh dịch đúng nghĩa lan tràn trên đất nước, sự bùng nổ của lòng căm thù đã được hiệu triệu và đang chế ngự cả nước bởi vì một người lãnh đạo không có lương tâm và không biết hổ thẹn.

    Bốn năm nữa sẽ thúc đẩy chúng ta đi nhanh hơn đến chế độ chuyên quyền. Điều đó sẽ được xem như cho ông ta cái quyền được tự do trừng phạt những người được ông ta cho là "kẻ phản bội", và sẽ có nhiều hơn những cuộc trả thù đẫm máu từ tính nhỏ nhen gây nên, với cả sức mạnh của Tối Cao Pháp Viện chống lưng cho ông ta.

    Bốn năm nữa có nghĩa là xả láng cho những luật lệ có ảnh hưởng đến môi trường. Sự tấn công đang diễn ra - nó bắt đầu bằng sự bãi bỏ những thành quả về môi trường đã từng có trước đây- mà thế giới đã đồng ý trong Hiệp ước ở Paris để đối đầu với sự thay đổi của khí hậu, và được tiếp tục với việc dùng nạn dịch như tấm bình phong để cho phép các hãng xưởng công nghệ được xả thải vào môi trường tùy hỷ.

    Bốn năm nữa sẽ mang đến những thiệt hại chưa lường được cho hành tinh chúng ta, ngôi nhà chung của chúng ta.

    Nước Mỹ vẫn còn là sức mạnh của thế giới. Nhưng bốn năm qua, nó đã mất vị trí dẫn đầu của mình. Một nhiệm kỳ thứ hai sẽ làm cho kẻ thù chúng ta táo bạo hơn và làm cho chúng ta yếu đi trong vị thế của chúng ta đối với đồng minh.

    Từ bao giờ, và làm thế nào mà Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ đã trở thành những tiểu bang bị chia cắt như hiện giờ? Sự phân cực, chia rẽ, dĩ nhiên là thâm căn cố đế và có nhiều nguồn gốc khác nhau, tổng thống Trump không phải là người tạo ra các ranh giới chia rẽ đó trong chúng ta. Nhưng ông ta đã tìm ra mọi kẽ nứt và nạy cho chúng rộng ra.

    Không có một cái la bàn đạo đức từ Văn phòng Oval dẫn đường, đất nước chúng ta đã trôi giạt một cách vô cùng nguy hiểm. Nhưng tháng 11 này, chúng ta có thể chọn một hướng khác. Tháng 11 này, đoàn kết và đồng cảm sẽ được thể hiện trên lá phiếu của chúng ta. Kinh nghiệm và thông minh ở trên lá phiếu. Tôi tin rằng Joe Biden sẽ mang được những giá trị đã mất trở về với White House. Tôi không có thói quen nói ra trước công chúng chọn lựa của mình trong bầu cử. Nhưng kỳ bầu cử này thật khác biệt. Tôi tin Biden là lựa chọn tốt cho thời điểm này. Ông ta dẫn dắt đất nước với cả trái tim. Tôi không muốn nói đến từ này với ý nghĩa như sự yếu đuối hay cảm tính, mà tôi muốn nói đến một lòng trắc ẩn mãnh liệt đã thúc đẩy ông đấu tranh chống lại sự kỳ thị và các bất công về kinh tế.

    Như Tổng thống FDR đã cho thấy, sự thông cảm và đạo đức không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối. Đó là dấu hiệu của sức mạnh. Tôi nghĩ người Mỹ đang trở về với quan điểm đó. Mặc kệ Trump - bất chấp ông ta với những nỗ lực mỗi ngày hòng chia rẽ chúng ta - càng ngày tôi càng thấy rõ hơn một đất nước bắt đầu đoàn kết lại, như thời tôi còn là một đứa bé. Bạn có thể thấy điều đó qua những cuộc biểu tình bất bạo động kéo dài nhiều tuần lễ trước đây - người Mỹ mọi tầng lớp, mọi giai cấp đã đến cùng nhau chống lại sự kỳ thị. Bạn có thể thấy điều đó trong cái cảnh nhiều cộng đồng xích lại gần nhau trong nạn dịch này, ngay cả khi White House để mặc họ chống đỡ với nó một mình.

    Những hành động xuất phát từ lòng trắc ẩn và tử tế đã làm cho đất nước này trở nên mạnh mẽ. Tháng 11 này, chúng ta vẫn còn có cơ hội để làm cho đất nước này mạnh mẽ hơn - bằng cách chọn một vị tổng thống, một người trước sau như một với những giá trị của chúng ta, người mà những giá trị đạo đức có thể dẫn dắt chúng ta đến với Công lý.

    Robert Redford / Thụy Mân chuyển ngữ

    /* src.: https://vietbao.com/p302901a305525/r...u-bau-cua-toi-
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #3216
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    864
    Meet the CòVịt Spreader



  7. #3217
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    864

    Don't mess with Tếchxịt Voters




  8. #3218
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    864
    Meet Jessica



  9. #3219
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    Frank Snepp: 'Ông Trump không hề chống cộng sản hay chống Trung Quốc'

    Tina Hà Giang
    BBC News Tiếng Việt

    29 tháng 10 2020





    Việc cộng đồng Mỹ gốc Việt có tỷ số ủng hộ Tổng thống Donald Trump cao nhất (48%, theo AAPI) trong khối cử tri gốc Á, có lẽ không gây bối rối cho ai nhiều như cho Frank Snepp, người phục vụ tại Việt Nam từ 1969 đến 1975.

    Frank Snepp, một nhà báo chuyên về phóng sự điều tra, tác giả cuốn ''Decent Interval: An Insider's Account of Saigon's Indecent End Told by the CIA's Chief Strategy Analyst in Vietnam'', còn là nhà phân tích chính về chiến lược Bắc Việt của cơ quan tình báo Mỹ (CIA) tại Sài Gòn, trong cuộc chiến Việt Nam.

    Phản ứng trước sự ủng hộ người Mỹ gốc Việt dành cho Tổng thống Donald Trump, ông Frank Snepp thổ lộ tâm tư trong bài 'Vietnamese Friends and Other Patriots: Trump Doesn't Deserve You.'

    ''Là một nhân viên CIA đã đến công tác tại Việt Nam nhiều lần, và là tác giả của hai cuốn sách về sự sụp đổ của Sài Gòn, cũng như tình cảnh của đồng minh, tôi thấy mình có một mối quan hệ và tình cảm đặc biệt với người Mỹ gốc Việt trên khắp nước Mỹ.'' Ông viết.

    Nhưng 'quan hệ đặc biệt' đó không giúp Frank Snepp hiểu được tại sao rất nhiều người Mỹ gốc Việt lại muốn ông Trump đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa.

    ''Tôi rất thất vọng khi biết có bao nhiêu người trong số những người cùng hàng ngũ với tôi này, những người mà vì kinh nghiệm cay đắng lẽ ra phải ghét Donald Trump, lại vẫn cứ ủng hộ ông ấy.'' Ông bộc bạch trong bài viết.

    Và nằn nì:

    ''Chao ôi, bạn bè người Việt của tôi ơi, qua sự tán thành dành cho nhà tiên tri giả này, các bạn đã bỏ qua những hô hào phân biệt chủng tộc, thái độ khinh thường của ông ta với người kém may mắn nhất trong xã hội, và quyết tâm làm cho chúng ta chia rẽ của ông ấy.''

    ''Nếu bạn tin rằng "con người đạo đức" này sẽ đến bên bạn trong giờ phút bạn cần nhất, như khi Sài Gòn thất thủ, thì tôi có lời cảnh báo cho bạn: "Người Kurd". Khi những đồng minh dũng cảm này trở thành sự bất tiện với chính sách 'khi thế này, lúc thế khác' của Trump ở Syria, ông ta sẽ đơn giản bỏ rơi họ. Lần này, sẽ không có bất kỳ trực thăng khẩn cấp nào được đưa đến để mang những người bị bỏ rơi ra khỏi nơi nguy hiểm.''

    ''Và nếu lỡ bạn có nghĩ rằng những đóng góp khôn lường mà bạn đã làm cho đất nước này sẽ cho phép bạn hưởng bất kỳ sự đối xử đặc biệt nào từ Trump, thì hãy suy nghĩ lại. Mới năm ngoái, Trump đã hủy bỏ thỏa thuận với Việt Nam từ năm 2008, tìm cách trục xuất một số người tị nạn, trong một phần chính sách nhập cư của ông.''

    Trả lời câu hỏi của BBC News Tiếng Việt là điều gì đã khiến ông viết một bài viết thống thiết như thế, ông Frank Snepp nói:

    "Tôi phục vụ rất lâu trong cuộc chiến Việt Nam với cơ quan CIA, và vì thế có một mối quan hệ và tình cảm đặc biệt với những người Việt tôi làm việc cùng, và trở thành người tị nạn sau cuộc chiến. Tôi vẫn liên lạc với họ, tôi thực sự quý trọng và yêu mến những người bạn này, và rất để ý đến khuynh hướng chính trị của họ.''

    ''Tôi đã sắp xếp ý tưởng để chuẩn bị viết bài này lâu rồi, với mục đích thổ lộ tâm can với tất cả những người ủng hộ Trump, không chỉ riêng với người Việt. Nhưng điều làm tôi muốn viết cho bạn bè người Việt, và những người cùng hàng ngũ với tôi tại Little Saigon, Quận Cam, California, là một số Tweets của những người Việt ủng hộ Trump, đăng ngay sau khi ông Trump đàn áp người biểu tình Black Lives Matter. Ông Trump cho người dẹp biểu tình ôn hòa, chỉ để ông ta chụp tấm hình với cuốn kinh thánh trước một thánh đường trước cửa Nhà Trắng. Những tweets này ca ngợi Trump là người 'kính sợ Chúa', người sẽ bảo vệ tôn giáo, là điều làm tôi hết sức bất bình.''



    Frank Snepp nhận Huy chương của CIA năm 1975, từ Giám đốc CIA William E. Colby (trái). Một nhân viên của BBC quay phim Frank Snepp năm 1991 trên nóc Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn cho một cuốn phim tài liệu (phải).

    _________________

    Frank Snepp
    : Ngay cả với tiêu chuẩn của Khổng giáo hay Phật giáo, người đàn ông này không phải là một người yêu Thượng Đế. Khuynh hướng kỳ thị chủng tộc của ông, khuynh hướng thích sỉ nhục những người kém may mắn trong xã hội của ông, thói quen khiến mọi người bất hòa, căm thù nhau của ông không phải là lòng khoan dung hay sự cảm thông. Lòng khoan dung và sự cảm thông là căn bản của bất cứ tôn giáo nào. Phân biệt chủng tộc không phải là lòng trắc ẩn.

    Hai người Việt Nam này đang làm gì với những Tweets này thế? Tôi tự hỏi, và muốn bàn về sự mê đắm của họ với Trump, vì rõ ràng là mọi điều mà Trump đại diện đi ngược lại niềm tin tôn giáo và quan điểm của người Việt tại Việt Nam trước đây, và cả đến bây giờ.

    Có nhiều điều về Trump cho thấy ông không hề có chút lòng trắc ẩn với người Việt. Ông ấy muốn tống cổ những người tị nạn Việt Nam đã phạm bất kỳ tội gì ra khỏi Mỹ, kể cả những người đến Mỹ hồi còn tấm bé. Chính sách nhập cư của ông ấy ảnh hưởng nhiều vào Little Saigon, một trong những nơi có nhiều người Việt.

    Thêm vào đó, Trump có mặc cảm tự tôn và xem mình như một Thượng đế. Ông tweet đi những thông điệp so sánh mình với đấng tối cao, và người ái mộ xem như ông là Chúa xuống trần. Tôi không thể nào hiểu được tại sao bất kỳ người Việt nào có thể chấp nhận được con người này. Trump cũng không phải là người đàn ông tôn trọng những giá trị gia đình, điều mà văn hóa Việt Nam coi trọng.


    _________________


    BBC: Có nhận định cho rằng sở dĩ người Mỹ gốc Việt ủng hộ ông Trump là vì quan niệm cứng rắn của ông ta với Trung Quốc. Ông nghĩ sao về điều này?

    Frank Snepp: Rất nhiều người Việt Nam bị thu hút bởi đảng Cộng hòa vì đảng Cộng hòa thường có quan điểm chống cộng, và vì thái độ có vẻ cứng rắn của Trump với Tập Cận Bình, vì thế họ cho là ông ấy chống cộng. Dường như là vậy. Nhưng tôi cho đó là những suy nghĩ vớ vẩn.

    Ông Trump chỉ làm điều gì có lợi cho bản thân ông ấy. Ông áp thuế lên hàng Trung Quốc, nhưng những thuế suất ấy cuối cùng người Mỹ phải chịu hậu quả. Ông ấy tìm cách đánh lừa chúng ta bằng cách áp thuế để mọi người tin là ông cứng rắn với Bắc Kinh.

    Thật ra ông bợ đỡ khen ngợi Tập Cận Bình đến tận mây xanh về việc xử lý virus corona cho đến khi ông quyết định thôi không làm thế nữa. Giờ đây, chúng ta cũng đã biết, từ cựu cố vấn an ninh John Bolton, trong cuốn sách của ông ta, rằng Trump đã cầu xin Trung Quốc giúp ông tái đắc cử bằng cách mua thêm nông sản của Mỹ, để ông lấy được phiếu của giới nông dân. Trump không hề chống cộng. Ông ta cũng không hề chống Trung Quốc.

    Đây là một người đàn ông chỉ chuyên giao dịch, đổi chác. Ông ta sẽ làm bất cứ điều gì để lấy phiếu. Làm sao những người Việt đáng kính lại có thể ủng hộ được ông ta một cách ngây thơ như vậy được?


    BBC: Nhiều người Mỹ gốc Á khác cũng ủng hộ ông Trump về cách ông đối phó với Bắc Kinh, nhưng tại sao việc người Việt có cảm tình với Trump lại khiến ông có vẻ khổ tâm như thế?

    Frank Snepp: Nhiều người Mỹ gốc Trung Hoa cũng ủng hộ Trump. Nhưng có lẽ vì phục vụ ở Việt Nam rất lâu nên tôi có một cảm tình đặc biệt với người Việt, xem họ là những người cùng hàng ngũ.

    Tôi muốn nhắc họ là chúng ta đừng quên thời chiến tranh Việt Nam, khi quý vị và cha anh quý vị hy sinh trên chiến trường để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, ông Trump đã trốn quân dịch. Khi tranh cử tổng thống năm 2016 Trump đã gièm pha chê bai John McCain, người từng chiến đấu bên cạnh những phi công kiêu hùng của miền Nam Việt Nam, rồi bị bắt làm tù binh. Trump không hề tôn trọng John McCain vì ông ấy bị tù.

    Bạn có nghĩ rằng Trump ta sẽ tôn trọng những người Việt bị vào tù cải tạo, ra tù đến Mỹ theo diện HO không? Ông ta chẳng có tí tôn trọng nào cho quý vị. Ông ta sẽ gọi bạn là ''loser''. Lúc viết bài viết này, tôi càng viết càng trở nên tức giận.



    BBC: Bài viết của ông đã nhận được phản hồi như thế nào, nhất là từ bạn bè người Việt của ông?

    Frank Snepp: Tôi nhận được rất nhiều phản ứng về bài viết đó, nhiều bạn trẻ Việt Nam đồng ý với suy nghĩ của tôi. Nhiều người lớn tuổi nói rằng tôi không hiểu họ. Tôi suy luận rằng có lẽ họ phản ứng như thế vì thói quen tôn trọng quyền lực, thói quen tôn thờ lãnh tụ có sẵn trong họ.

    Có người lập luận với tôi rằng ngoài vấn đề Trung Quốc, họ còn thích Trump vì ông ta khôn ngoan, lợi dụng được hệ thống (game the system) để làm giàu, và vì thế họ đánh giá cao ông ta. Khôn và biết lợi dụng kẽ hở của hệ thống để làm giàu thì tôi còn có thể hiểu được, vì ở Việt Nam khó có cơ hội thay đổi hệ thống. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên, là họ thích cả sự kỳ thị của ông ta, điều này thì tôi không thể nào giải thích nổi.



    BBC: Nói đến kỳ thị, ông nghĩ gì về khuynh hướng không ủng hộ phong trào Black Lives Matter của nhiều người Việt?

    Frank Snepp: Có vẻ như có một chút kỳ thị nào đó trong cộng đồng Việt mà tôi không hiểu. Tôi có một người bạn Mỹ gốc Việt. Cô ấy nói không bao giờ xin được người nhà giàu người Việt nào đóng góp cho từ thiện, cho những người kém may mắn. Họ có vẻ không có nhiều cảm thông với những người họ cho là không làm việc chăm chỉ như mình.

    À, còn có một khía cạnh khác tôi cần phải nói. Đó là việc nhiều người Việt tức giận vì tin Joe Biden không muốn Mỹ giúp đỡ người tị nạn Việt Nam. Nhưng đó là tin giả do phe cực hữu tung ra để bôi xấu Joe Biden, và nhiều người Việt đã tin việc này, mặc cho những dữ kiện và nỗ lực phân tích chứng minh đó không phải là tin thật.



    BBC: Thế còn sự cách biệt quan điểm giữa hai thế hệ của người Mỹ gốc Việt thì sao, theo ông?

    Frank Snepp: Vâng, có một điều khá rõ ràng là những người trẻ tuổi Việt Nam đang chống lại Trump một cách áp đảo để ủng hộ một điều khác. Họ muốn một cái gì đó khác thế hệ cha mẹ của họ. Họ có thể gặp khó khăn trong việc thuyết phục cha mẹ để họ có cùng hướng nhìn với mình, nhưng giới trẻ có cách tiếp cận đa sắc thái hơn với chính trị, so với thế hệ của cha mẹ họ, và họ đi con đường của riêng họ.

    Người Mỹ gốc Á nói chung, trong cuộc bầu cử vừa qua đã bầu nhiều cho đảng Dân chủ. Tuy nhiên nhiều người Việt lớn tuổi vẫn có cái nhìn đặc biệt bảo thủ



    BBC: Bài viết này của ông có khiến ông mất đi nhiều bạn bè người Mỹ gốc Việt không?

    Frank Snepp: Tôi rất yêu quý người Mỹ gốc Việt, thậm chí cả những người Việt lớn tuổi không cùng quan điểm với tôi. Chúng tôi đã chia sẻ nhiều. Bạn tôi chỉ lắc đầu và nói rằng chúng ta suy nghĩ rất khác nhau, nhưng họ nói họ 'tha thứ' cho tôi. (cười).

    Một người bảo sẽ mời tôi đến Little Saigon ăn tối, và sẽ 'thay đổi cái nhìn' của tôi sau bữa ăn tối đó.

    Thú thực nếu không có Covid-19, thì tôi đã đến đấy đấy.


    /* nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/world-54626369



    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #3220

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 05:38 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh