Register
Page 191 of 340 FirstFirst ... 91141181189190191192193201241291 ... LastLast
Results 1,901 to 1,910 of 3399

Thread: Trâm

  1. #1901
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    Quà Rosenstein dành cho Trâm trước khi gặp Putin:


    Twelve Russians charged with US 2016 election hack


    Trump không thể thao túng dư luận, và Putin khó ôm hun thắm thiết tì nữ, sorry đồng sự.

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #1902
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365




    Đâm bị thóc chọc bị gạo. Hèn hạ một cách khó tin.






    Trump xúi thủ tướng Anh… kiện Liên Hiệp Châu Âu


    Thanh Phương

    Đăng ngày 15-07-2018
    Sửa đổi ngày 15-07-2018 22:34


    tổng thống Trump và thủ tướng May trong cuộc họp báo chung tại Buckinghamshire, Anh Quốc, ngày 12/07/2018.
    Reuters

    Hôm nay, 15/07/2018, thủ tướng Anh Theresa May tiết lộ rằng tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề nghị với bà là để cho tiến trình Brexit được thành công, Luân Đôn đừng thương lượng nữa mà phải « kiện Liên Hiệp Châu Âu ra tòa ».

    Bà Theresa May đã tiết lộ như trên trong một chương trình phát thanh mỗi Chủ nhật « The Andrew Marr Show » trên đài BBC. Thủ tướng May trả lời câu hỏi về một tuyên bố của tổng thống Trump trong cuộc họp báo chung hôm thứ sáu vừa qua. Hôm đó, ông Trump cho biết đã đề nghị với thủ tướng Anh một phương pháp để thực hiện thành công Brexit, nhưng bà Theresa May cho là phương pháp này quá « thô bạo ». Tuy nhiên, tổng thống Mỹ không nói rõ là ông đề nghị những gì với thủ tướng Anh.

    Trong bài trả lời phỏng vấn được đăng trên tờ The Sun hôm nay, ông Donald Trump cũng tuyên bố, nếu ở vị trí của thủ tướng Anh, ông sẽ thương lượng một cách « khác hơn rất nhiều ». Đối với tổng thống Hoa Kỳ, bà Theresa May đã đi theo một con đường không đúng với lá phiếu của cử tri Anh trong cuộc trưng cầu dân ý về Brexit năm 2016.

    Tuy nhiên, trên đài BBC, lãnh đạo chính phủ Anh khẳng định quyết tâm thương lượng với Bruxelles một « thỏa thuận tốt nhất có thể được » để đưa nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, dự trù vào ngày 29/03/2019.

    Hôm thứ năm vừa qua, Luân Đôn vừa công bố « Sách trắng » về Brexit, nêu chi tiết các đề nghị của Anh Quốc về quan hệ tương lai giữa nước này với Liên Hiệp Châu Âu thời kỳ hậu Brexit. Sách trắng này cũng bày tỏ mong muốn duy trì các mối quan hệ chặt chẽ giữa Anh Quốc với khối 27 nước châu Âu.


    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180715-tr...n-hiep-chau-au

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #1903
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365




    Trâm: Nâng bi xếp lớn, miệt thị gà nhà.
    Bộ ngoại giao Nga: Đồng ý!






    /* nguồn: https://twitter.com/mfa_russia/statu...03468805566464
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #1904
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    ...đón chào 2 nguyên thủ Nga & Mỹ ở Phần Lan, độc hơn thịt vịt: ))



    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #1905
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Trâm hông có đọc mấy dòng chữ hổng có hình ảnh đâu. Chịu khó hùn tiềng vô đặng rinh cái Trâm Bé bay từ bên Anh qua xài mấy bữa cho tiện.

    https://www.theguardian.com/us-news/2018/jul/16/trump-finds-putin-denial-of-election-meddling-powerful
    John McCain, chairman of the Senate armed services committee and a former Republican presidential nominee, said: “Today’s press conference in Helsinki was one of the most disgraceful performances by an American president in memory. The damage inflicted by President Trump’s naivety, egotism, false equivalence, and sympathy for autocrats is difficult to calculate. But it is clear that the summit in Helsinki was a tragic mistake.”
    There was even a rebuke from the most senior elected Republican, House Speaker Paul Ryan, who said both the US intelligence community and the House intelligence committee concluded that Russia interfered in the election.

    “The president must appreciate that Russia is not our ally. There is no moral equivalence between the United States and Russia, which remains hostile to our most basic values and ideals,” he said. “The United States must be focused on holding Russia accountable and putting an end to its vile attacks on democracy.”

  6. #1906
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Trâm hông có đọc mấy dòng chữ hổng có hình ảnh đâu. Chịu khó hùn tiềng vô đặng rinh cái Trâm Bé bay từ bên Anh qua xài mấy bữa cho tiện.
    Phần Lan là một xứ sở thanh lịch, không thể để Trâm trần truồng bay nhảy khắp nơi đâu.



    *src: https://twitter.com/newtgingrich/sta...67261418344450



    # WeAgree!

    Tổng thống Hoa Kỳ là một người yêu nước nồng nặc. Các vị chính khách cộng hoà này cứ lộng giả thành chân mà chưa được sự ưng thuận của bộ ngoại giao Nga làm sao được?
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #1907
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365







    #MakeRussiaGreatAgain










    Ông Trump đã làm tổn hại nước Mỹ sau cuộc gặp Putin?

    17/07/2018



    Tổng thống Trump trong cuộc gặp thượng đỉnh với Putin


    Mặc dù khó biết được hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga trao đổi với nhau điều gì trong cuộc trao đổi riêng giữa hai ông kéo dài hơn 90 phút chỉ với sự tham gia của phiên dịch với mà không có bất kỳ cố vấn nào, cuộc họp báo chung sau đó giữa hai vị nguyên thủ đã gây tổn hại nặng nề tới hình ảnh và danh dự nước Mỹ, các báo Mỹ bình luận.

    Thậm chí, chỉ việc ông Donald Trump đồng ý ngồi xuống nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Helsinki, Phần Lan, hôm thứ Hai ngày 16/7, đã được cho là ‘một chiến thắng đối với ông Putin’.

    Trong cuộc họp báo chung đó, ông Trump đã không chịu công nhận kết luận của chính quyền Mỹ, bao gồm cộng đồng tình báo và Quốc hội, rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống hồi năm 2016 để giúp ông giành thắng lợi mà ngược lại ông còn ủng hộ những tuyên bố của ông Putin. Ông Trump thậm chí còn gọi nước Mỹ là ‘ngốc nghếch’ và ‘ngớ ngẩn’ khi để quan hệ hai nước xấu đi.

    Putin thắng lợi?


    Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ngồi xuống với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc gặp thượng đỉnh mà ông ấy mong muốn từ lâu, Putin sẽ gần như đạt được mọi thứ mà ông ấy hy vọng, tờ New York Times nhận định.

    Tất cả những gì mà Putin cần để cho cuộc gặp thượng đỉnh này thành công là để cho nó diễn ra mà không có va chạm gì lớn – do đó ông có thể tạo ra một sự kết thúc mang tính biểu tượng đối với nỗ lực của phương Tây cô lập Nga sau hành động của nước này nhằm vào Ukraine hồi năm 2014, sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Mỹ hồi năm 2016 và những ví dụ khác mà Bộ Tài chính Mỹ đã mô tả là ‘hành động hiểm ác’ của Nga trên thế giới.

    “Nếu như Trump nói: ‘Những gì đã qua thì cho qua luôn vì chúng ta còn cả thế giới để xử lý,’ thì đó đích thực là những gì mà Moscow mong muốn từ cuộc gặp này,” ông Vladimir Frolov, một nhà phân tích về chính sách đối ngoại độc lập ở Moscow, được New York Times nói.

    Ông Putin đi đến cuộc gặp thượng đỉnh này với thời cơ trong tay: nước Nga vừa tổ chức Cúp Bóng đá Thế giới trong khi Tổng thống Mỹ vừa lên án nặng nề các đồng minh NATO và làm tổn hại đến vị thế của Thủ tướng Anh Theresa May trong chuyến thăm đến nước này.

    Bất cứ điều gì gây ra chia rẽ trong lòng nước Mỹ hay chia rẽ giữa Mỹ và các đồng minh đều được Moscow xem là thắng lợi của họ. Với việc triển khai các tin tặc, các chiến dịch bóp méo thông tin và ủng hộ các lực lượng dân túy cực đoan ở châu Âu, từ lâu ông Putin đã tìm cách gây chia rẽ phương Tây và làm đảo lộn địa chính trị do Mỹ đứng đầu vốn đã được định hình.

    Nhưng giờ đây, với việc tấn công liên tục vào các nhà lãnh đạo châu Âu và khởi động một cuộc chiến thương mại với các đồng minh thân cận nhất của Mỹ, ông Trump đang thực tế làm công việc này cho ông Putin, New York Times nhận định

    Việc ông Trump liên tục mắng mỏ chi tiêu của các đồng minh NATO và sự phẫn nộ của ông trong vấn đề giao thương với Liên minh Châu Âu mà ông gọi là ‘kẻ thù’ đã khiến ngay cả các chuyên gia, vốn đã nhiều năm chứng kiến ông Putin cũng như các nhà lãnh đạo Liên Xô cộng sản trước đây tìm cách phá hoại liên minh Bắc Đại Tây Dương nhưng không được, phải giật mình.

    “Chúng ta đang chứng kiến điều rất bất ngờ, điều mà ngay cả Liên Xô cũng không thể làm được: chia rẽ Mỹ và Tây Âu. Lúc trước Liên Xô không làm được, nhưng bây giờ thì ông Trump đang làm được,” Tatyana Parkhalina, chủ tịch Hội hợp tác châu Âu-Đại Tây Dương của Nga, nhận định gần đây trên đài truyền hình nhà nước của nước này.

    Cho dù kết quả của cuộc hội đàm này như thế nào thì ông Putin cũng có thể thể hiện với người dân trong nước rằng nước đất nước ông đã ra khỏi sự cô lập của phương Tây và rằng Nga nên được kết nạp trở lại vào khối G7 như ông Trump từng đề xuất.

    Hiểu được những giới hạn đối với ông Trump, Nga biết rõ rằng cho dù ông Trump có đồng ý điều gì với ông Putin, ông ấy cần phải vượt qua được những định chế của Mỹ vốn vẫn hết sức nghi ngờ về Nga, cho nên Moscow không mong chờ có đột phá lớn tại hội nghị này. Thượng nghị sỹ Cộng hòa John Kennedy từng nói rằng chơi với Nga ‘giống như chơi với mafia’.

    Mặc dù ông Trump nói rằng cuộc gặp với ông Putin là ‘dễ dàng nhất đối với ông’, ông Michael McFaul, giáo sư Đại học Standford và từng là đại sứ Mỹ tại Nga, nhận định rằng ông Trump không thể nào dễ dàng đối phó với ông Putin trừ phi ‘ông ấy đưa ra nhượng bộ mà không đòi hỏi điều gì đáp lại.’

    Nhiều năm qua ông Putin đã xây dựng tình cảm bài phương Tây ở Nga nên ông ấy khó lòng mà có nhượng bộ lớn trước ông Trump.

    Ông Stephen Sestanovich, từng phục vụ ở Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton, nói ông không đồng ý với những người chỉ trích ông Trump rằng ông ấy nên tránh gặp ông Putin nhưng ông cảnh báo ông Trump rằng chớ nên quá thân mật với nhà lãnh đạo Nga nếu không sẽ củng cố sự chống đối đối với chính sách đối ngoại của ông ở Quốc hội Mỹ và ở châu Âu.

    ‘Nhún nhường và yếu ớt’

    “Vào một ngày mà bối cảnh đòi hỏi Tổng thống Mỹ phải thể hiện sức mạnh và sự quả quyết, nhưng Tổng thống Donald Trump đã nhún nhường, biện hộ, lập lờ và yếu ớt. Chúng ta có thể tưởng tượng sự thỏa mãn của Putin như thế nào khi mọi việc diễn ra như thế,” Washington Post nhận định.

    Cuộc họp báo hôm thứ Hai ngày 16/7 là một hòn đá tảng của một chuyến công du quốc tế mà ông Trump tranh thủ mọi cơ hội để phá hoại mối liên minh của Mỹ với châu Âu trong khi tỏ ra dễ chịu với Putin, theo tờ báo này.

    Những gì mà thế giới chứng kiến sẽ giúp định hình đánh giá chung cuộc về Trump. Hết lần này đến lần khác, đối mặt với các câu hỏi mạnh mẽ và trực tiếp của hai nhà báo Mỹ, Tổng thống Trump đã không chịu đứng lên bảo vệ đất nước mà ông được bầu ra để đại diện và bảo vệ,” Washington Post viết.

    Tờ báo này cũng so sánh việc này với hành động của một tổng thống của Đảng Cộng hòa khác là ông Ronald Reagan – người đã không ngại gọi Liên Xô là ‘đế chế tội ác’ và người mà nhiệm kỳ của ông đã đưa tới sự sụp đổ của đế chế đó.

    Nếu như Tổng thống Trump xem rằng nước Mỹ phải chịu trách nhiệm cũng như người Nga về mối quan hệ xấu với Nga, nếu ông ấy không sẵn sàng hậu thuẫn cho những cơ quan tình báo vốn tuyên thệ để bảo vệ nước Mỹ thì khẩu hiệu ‘Nước Mỹ trên hết’ của ông ấy chính xác có nghĩa là gì?"


    /* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/%C3%B...-/4485711.html

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #1908
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365




    Cho em xí cái. Cho em rờ tua!
    Bi rớt mất rầu.







    Trump Putin: US president reverses remark on Russia meddling


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #1909
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    Nga không can thiệp, Nga can thiệp, Nga không can thiệp, Nga can thiệp, Nga không can thiệp, ......







    Chưa Tổng thống Mỹ nào gây tổn hại nhiều như Trump
    19/07/2018


    Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có một chuyến công du đầy sóng gió

    Nhiều Tổng thống Mỹ cũng gây ồn ào khi công du nước ngoài, nhưng không có ai gây rối loạn ở mức độ như Tổng thống Donald Trump.

    Chuyến công du náo loạn của ông đến châu Âu, theo các nhà sử học, đã phá bỏ những quy ước về các nhà lãnh đạo Mỹ trên trường quốc tế.

    Phương châm ‘Nước Mỹ trên hết’ của ông Trump đã chứng kiến ông ấy chấp nhận lời của một quốc gia thù địch thay vì đứng về phía các cơ quan tình báo của đất nước, sỉ nhục đồng minh và gieo rắc nghi ngờ về cam kết của nước Mỹ với khối đồng minh NATO, theo các sử gia.

    “Chúng ta chưa bao giờ có một Tổng thống nào ra nước ngoài mà không chỉ dạy đời cho các đồng minh NATO mà còn làm cho họ bẽ mặt,” ông William Pomeranz, một chuyên gia về Nga và là phó giám đốc của Viện Kennan tại Trung tâm Wilson. “Chúng ta chưa từng có một Tổng thống nào đi công du nước ngoài lại gọi đồng minh của chúng ta là kẻ thù. Và chúng ta cũng chưa từng có một Tổng thống nào họp báo với nguyên thủ Nga mà lại đổ lỗi cho cả hai phía, trên quan điểm của ông ấy, nhưng thực ra lại dành phần lớn thời gian buộc tội Bộ Tư pháp và các cơ quan tình báo Mỹ.”

    Mặc dù những Tổng thống Mỹ trước đây cũng có những chuyến công du nước ngoài khó khăn và cũng bị chỉ trích vì các cuộc gặp thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo Liên Xô, cách hành xử của ông Trump khó mà thấy ở bất cứ vị Tổng thổng nào, theo quan điểm của các sử gia về Tổng thống và những người theo dõi nước Nga lâu năm.

    Cựu Tổng thống Franklin Roosevelt bị cáo buộc là ‘bán rẻ lợi ích’ cho Joseph Stalin tại Hội nghị Yalta Conference hồi năm 1945; cựu Tổng thống John F. Kennedy và các trợ lý của ông thừa nhận ông đã không chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh với Nikita Khrushchev vào năm 1961 ở Vienna; Thượng đỉnh Reykjavík giữa cựu Tổng thống Ronald Reagan và Mikhail Gorbachev vào năm 1986 vào lúc đó được xem là một thất bại; và cựu Tổng thống George W. Bush bị chế nhạo khi nói với các nhà báo hồi năm 2001 sau khi gặp gỡ ông Putin rằng ông đã ‘nhìn vào mắt ông Putin’ và ‘nhận thấy ông ấy rất thẳng thắn và đáng tin cậy’.

    Chuyến công du của ông Trump thì lại khác.

    “Thật lòng mà nói, tôi không cho rằng bất cứ vị Tổng thống Mỹ nào kể trên lại không theo đuổi lợi ích an ninh của nước Mỹ khi họ bị các lãnh đạo Liên Xô mà họ gặp lừa dối,” bà Alina Polyakova, chuyên gia về chính sách đối ngoại tại Viện Brookings, nói. “Tôi nghĩ ngay cả cuộc gặp của Tổng thống George W. Bush khi mà ông ấy có câu nói nổi tiếng là ‘nhìn vào mắt Putin và thấy được tâm hồn ông ấy’ thì cuộc gặp thượng đỉnh này (giữa ông Trump và Putin) đã vượt qua cuộc gặp đó cả ngàn lần.”

    Thật vậy, thậm chí trước khi rời Washington, ông Trump đã nói rõ rằng ông ấy muốn chiến đấu. Ông ấy chửi mắng các thành viên NATO, liên minh quân sự với Mỹ hàng chục năm, vì đã không chi tiêu đủ cho quốc phòng và còn nói là ông có thể sẽ không muốn ‘bỏ tiền ra bảo vệ cho châu Âu’ nữa.

    Khi xuất hiện lần đầu tiên tại bữa sáng trước hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels, ông đã tấn công Thủ tướng Đức Angela Merkel với cáo buộc rằng nước Đức ‘hoàn toàn bị nước Nga kiểm soát’ rồi sau đó đặt câu hỏi trên Twitter: “NATO thì có gì tốt chứ?” Khi hội nghị NATO kết thúc, ông Trump nói là ông đã đạt được cam kết mới về việc tăng cường chi tiêu mà các nhà lãnh đạo khác sau đó đã bác bỏ.

    Kịch tính tiếp tục khi ông Trump lên đường tới điểm đến kế tiếp: Anh quốc. Chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông bị phủ bóng đen bởi giọng điệu bùng nổ mà ông ném về phía Thủ tướng Theresa May trước khi ông đến. Trong một cuộc phỏng vấn với một tờ báo lá cải của Anh, ông đã chỉ trích kế hoạch của bà May về Brexit (Anh tách khỏi EU) và nói có lẽ ông không còn hứng thú với một thỏa thuận thương mại với Anh và còn nói rằng đối thủ chính trị của bà May sẽ là một thủ tướng tuyệt vời. Những phát biểu của ông đã làm tổn hại thêm cho bà May vào thời điểm chính phủ của bà đang rối loạn.

    Sau đó là một cuộc phỏng vấn khác nữa, lần này khi ông ấy đang chơi golf ở Scotland, và khi đó ông Trump đã gọi Liên minh châu Âu là ‘kẻ thù địa chính trị hàng đầu’ của Mỹ.

    Tuy nhiên, thế giới lại không hề ngờ rằng ông Trump lại có thể đưa ra những phát biểu như ở Helsinki sau cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Vladimir Putin của Nga, quốc gia mà các cơ quan tình báo Mỹ đã buộc tội là can thiệp vào bầu cử Mỹ để giúp cho ông đắc cử Tổng thống.

    Đứng trên bục cùng với nhà lãnh đạo bị cáo buộc là tấn công vào nền tảng của nền dân chủ Mỹ, ông nói rằng ‘ông không thấy lý do gì’ mà Nga can thiệp bầu cử Mỹ. Ông cũng đả kích Bộ Tư pháp Mỹ, nói rằng cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga là ‘thảm họa của đất nước chúng tôi’.

    Đó là một phát biểu gây sửng sốt từ miệng của một Tổng thống Mỹ - phát biểu mà ông tìm cách đảo lại một phần 24 giờ sau đó bằng cách đổ lỗi cho sai sót về ngữ pháp. Tuy nhiên ông lại không rút lại một số phát biểu khác mà trong đó ông thể hiện sự tin tưởng đối với ông Putin.

    “Trump-Putin 0-1”, trang bìa của tờ báo Kauppalehti của Phần Lan chạy tít.

    “Chỉ đứng đó và bán rẻ đất nước ở nước ngoài trước mặt kẻ thù – chưa hề có tiền lệ cho một hành vi nhục nhã và mất lý trí như vậy,” ông Douglas Brinkley, một sử gia về Tổng thống Mỹ và là Giáo sư tại Đại học Rice danh tiếng, nhận định.

    Về phần mình, Pomeranz nói rằng những thiệt hại mà ông Trump gây ra với việc gọi châu Âu là ‘kẻ thù’ và lên lớp đồng minh NATO là ‘to lớn’.

    “Tôi nghĩ đó sẽ là những gì đọng lại từ sau chuyến đi đó,” ông nói.


    /* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/chuy%...p/4488573.html
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #1910
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    Xử dụng như một phương tiện






    Vì sao Trump tỏ ra quỵ lụy trước Putin ?


    Trọng Thành
    Đăng ngày 18-07-2018
    Sửa đổi ngày 18-07-2018 16:45



    Tổn thống Mỹ Donald Trump (P) và tổng thống Nga Vladimir Putin, tại Helsinki, ngày 16/07/2018. Ảnh do Sputnik cung cấp cho Reuters.
    REUTERS

    Thượng đỉnh Mỹ-Nga tại Helsinki ngày 16/07/2018 tiếp tục là chủ đề chính của nhiều nhật báo Pháp hôm nay. Le Monde chạy tựa trang nhất : « Donald Trump, đồng minh tốt nhất của Vladimir Putin », với bài xã luận : « Những mối liên hệ nguy hiểm của Donald Trump ». Thái độ nghiêng hẳn về phía tổng thống Nga, ngoảnh mặt với các cơ quan tình báo quốc gia, của tổng thống Mỹ gây một làn sóng phẫn nộ trong giới chính trị Hoa Kỳ, kể cả những người cùng cánh. Về chủ đề này, tờ Le Figaro có bài phân tích đáng chú ý của nhà báo Laure Mandeville.

    Bài « Cuộc du hành châu Âu của Trump, một ‘‘cuộc thảm sát’’ và một câu chuyện khó hiểu » của nhà báo Le Figaro nêu ra ba giả thiết, để lý giải về thái độ quỳ gối (« génuflexion ») của tổng thống Mỹ trước tổng thống Nga, vừa được phơi bày trước mặt toàn thế giới. « Thảm sát » là để nói về những lời lẽ đầy sát khí mà lãnh đạo Mỹ nhắm vào các đồng minh châu Âu, còn « câu chuyện khó hiểu » là để chỉ thái độ quỵ lụy bất ngờ nói trên.

    Giả thuyết thứ nhất : Bị nắm thóp

    Lý do thứ nhất để giải thích cho « điều bí ẩn Helsinki », theo nhà báo Laure Mandeville, là điều đã được nhiều chính trị gia Mỹ, cả hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa, nêu ra lâu nay. Đó là ông Donald Trump đã bị cơ quan tình báo Nga nắm đằng chuôi. Và chính họ đã đứng đằng sau chiến dịch đưa Donald Trump lên đỉnh cao quyền lực, thông qua một chiến dịch làm đảo lộn cuộc tranh cử tổng thống Mỹ 2016. Một biến thể khác của giả thuyết thứ nhất là ông Trump đã rơi vào bẫy trong chuyến đi Nga năm 2013, và kể từ đó, Donald Trump đã hoàn toàn bị Nga thao túng.

    Giả thuyết thứ 2 : Ám ảnh mất uy tín

    Giả thiết thứ hai có vẻ « đáng tin hơn ». Đó là Donald Trump rất bị ám ảnh về uy tín của bản thân, trong bối cảnh tổng thống Mỹ muốn đoạn tuyệt « với chính hệ thống chính trị mà ông ta có trách nhiệm lãnh đạo ». Donald Trump có cảm giác là « toàn bộ cỗ máy Nhà nước… đang chống lại mình và tính hợp thức của việc ông ta đắc cử luôn bị đặt thành vấn đề ». Donald Trump dường như không thể chấp nhận được là sự can thiệp của Nga đã tạo điều kiện cho ông đắc cử. Donald Trump cảm thấy bất an đến mức sẵn sàng tin tưởng vào những lời nói đường mật của Putin, hơn là thừa nhận các kết luận của tình báo Mỹ.

    Giả thuyết thứ 3 : « Thỏa thuận chiến lược ngầm » với Putin

    Một kịch bản thứ ba cũng được nhà báo Laure Mandeville nêu ra, liên quan đến một vấn đề hoàn toàn khác. Đó là tổng thống Trump đã có một kế hoạch kéo nước Nga vào một liên minh trong một số hồ sơ lớn, như hạt nhân Bắc Triều Tiên, Trung Quốc hay Iran, bất chấp các khác biệt về ý thức hệ và các tư vấn gần như thống nhất của giới chuyên gia, « mà ông Trump vốn thường xuyên tỏ ra khinh bỉ ».

    Hôm qua, nhiều nhà quan sát Nga đã nêu ra giả thuyết này, với một ví dụ, là khả năng Mỹ Nga hợp tác hỗ trợ Israel trên mặt trận Syria, chống lại kẻ thù Iran. Trong cuộc họp báo hôm 16/07, Donald Trump đã nói : « Tôi sẵn sàng có một mạo hiểm về chính trị để cổ vũ cho hòa bình, hơn là hy sinh hòa bình cho chính trị », tuy nhiên câu nói trên của tổng thống Mỹ đã bị chìm khuất trong bê bối « Nga can thiệp bầu cử ».


    Vẫn theo giả thuyết này, một nhà quan sát Nga ghi nhận việc Donald Trump và Vladimir Putin tỏ ra đoàn kết trước các nhà báo. Nhà báo Le Figaro đặt câu hỏi : Phải chăng trong hai giờ nói chuyện trực tiếp, Trump và Putin đã đạt được « một thỏa thuận bí mật mang tính chiến lược », và Donald Trump cho rằng thỏa thuận này là đủ quan trọng, để đánh đổi lấy việc ông ta chấp nhận quan điểm của Putin trong nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ. Tuy nhiên, theo nữ ký giả Laure Mandeville, cho dù một kế hoạch bí mật như vậy có tồn tại, thì hệ quả trực tiếp của cách hành xử của tổng thống Mỹ gây phản tác dụng. Tình trạng bối rối hiện nay ở Mỹ và phương Tây nói chung có thể dẫn đến một mặt trận chung chống lại Putin.

    Trở lại với diễn biến tiếp theo của cuộc họp báo Trump – Putin, Libération có hồ sơ « Donald Trump, lá mặt lá trái và nỗi giận dữ ». Libération cho biết là trước làn sóng phản đối dữ dội sau các tuyên bố ở Helsinki, bị chính những người cùng phe kết án là « phản bội », tổng thống Trump hôm qua, lại vừa đưa ra một phát biểu hoàn toàn trái ngược, tái khẳng định niềm tin vào các cơ quan tình báo Mỹ.

    Một giả thuyết khác : Chỉ đi với kẻ mạnh

    Phải chăng Donald Trump đã phạm phải « một sai lầm chiến lược » ? Libération nêu ra một giải thích khác, được một nhà ngoại giao châu Âu, được tiếng là người biết rõ về đời sống chính trị Mỹ đưa ra. Theo chuyên gia này, ông Trump có một « quan điểm nhất quán » về chính trị quốc tế, cho dù quan điểm của ông ta là « nguy hiểm ». Đối với ông ta, không có liên minh, không có bạn hữu, chỉ có những người cạnh tranh. Donald Trump hoàn toàn thờ ơ với các giá trị, với nền dân chủ, ông ta chỉ yêu mến những kẻ mạnh, như Kim Jong Un, như Vladimir Putin. Với họ, Trump tin rằng có thể đúc kết được một số thỏa thuận.

    Mục tiêu của Donald Trump là làm thỏa mãn giới cử tri đã từng đưa ông ta lên ghế tổng thống. Vẫn nhà ngoại giao châu Âu nói trên lưu ý là, cho dù có nhiều phản ứng dữ dội trong phe Cộng Hòa, nhưng rất ít khả năng các nghị sĩ Cộng Hòa dám « nổi dậy » chống lại tổng thống. « Donald Trump đã thuần hóa được đảng Cộng Hòa, bởi tuyệt đại đa số cử tri ủng hộ ông ta ». Theo một thăm dò dư luận mới nhất của Viện Gallup, 90% cử tri Cộng Hòa ủng hộ Donald Trump. Đây là một tỉ lệ chưa từng có kể từ vụ khủng bố Tháp Đôi 11 tháng Chín.

    Cũng về chủ đề này, Libération có bài phỏng vấn mang tựa đề « Đối với điện Kremlin, Trump không phải là một đối tác đáng tin cậy ». Theo nhà chính trị học Tatiana Stanovaya, chính quyền Putin không có ảo tưởng là tổng thống Mỹ là một người biết giữ lời, bởi cách hành xử tiền hậu bất nhất của Donald Trump là điều mà ai cũng biết. Vấn đề chủ yếu là, Matxcơva sử dụng tổng thống Mỹ như một phương tiện làm chia rẽ phương Tây. Xã luận Libération với tựa đề « Kẻ hề mồi » thì vạch ra tính cách của tổng thống Mỹ : « Tỏ ra yêng hùng với những người yếu hơn, và tỏ ra mềm yếu với những kẻ mạnh hơn mình ».


    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180718-vi...uy-truoc-putin

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 05:14 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh