Register
Page 188 of 340 FirstFirst ... 88138178186187188189190198238288 ... LastLast
Results 1,871 to 1,880 of 3399

Thread: Trâm

  1. #1871
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Thua trên từng mẫu đất.







    Nông gia Mỹ thành ‘tốt thí’ trong cuộc chiến mậu dịch Mỹ-Trung
    July 3, 2018


    Nông gia trồng đậu nành gần thành phố Albany, tiểu bang Wisconsin. (Hình: Angela Major/The Janesville Gazette via AP)

    EVANSVILLE, Indiana (NV) – Nông gia khắp vùng Trung Tây nước Mỹ Mỹ có thể bị thiệt hại hàng tỉ đô la năm nay, nếu cuộc chiến mậu dịch giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang.

    Trung Quốc đe dọa sẽ trả đũa biện pháp tăng thuế quan của Mỹ bằng cách nâng mức thuế nhập cảng đánh vào $50 tỉ trị giá hàng Mỹ nhập cảng vào quốc gia này, gồm cả đậu nành và các nông sản khác, khởi sự từ Thứ Sáu tuần này, theo bản tin của hãng thông tấn UPI.

    Và các nông gia ở vùng Trung Tây nước Mỹ bỗng nhiên trở thành nạn nhân.

    “Chúng tôi biết có nhiều vấn đề liên quan đến mậu dịch với Trung Quốc,” theo lời ông Grant Kimberley, giám đốc phát triển thị trường của hiệp hội các nhà trồng đậu nành ở Iowa.

    “Tổng Thống Trump không sai lầm, nhưng đây là vấn đề rất hệ trọng. Chúng tôi không muốn trở thành con tốt thí.”

    Đây là vấn đề rất hệ trọng đối với nông gia Mỹ vì Trung Quốc mua khoảng 30% tổng sản lượng đậu nành của Mỹ. Mức thuế quan 25% là điều chắc chắn sẽ khiến khách hàng Trung Quốc đi tìm nguồn cung cấp khác.

    Theo một cuộc nghiên cứu của đại học Purdue University thì mức xuất cảng đậu nành Mỹ sang Trung Quốc sẽ giảm 65% nếu có mức thuế quan 25% kia.

    “Đây sẽ là một thảm họa lớn,” theo lời ông Farzad Taheripour, một giáo sư về kinh tế nông nghiệp tại Purdue.

    Nếu tranh chấp mậu dịch không giải quyết khi đến mùa gặt vào mùa Thu này, giá đậu nành Mỹ sẽ xuống thấp, theo giáo sư Taheripour. Các nông gia Mỹ có thể thiệt hại hơn $3 tỉ trong năm đầu tiên.

    Một giáo sư kinh tế tại đại học Iowa State University nói rằng chỉ riêng giới nông gia ở tiểu bang Iowa đã có thể bị thiệt hại tới $624 triệu.

    Theo ông John Heisdorffer, một nông gia ở Iowa, những người bị ảnh hưởng trầm trọng sẽ là giới nông gia trẻ không có đủ tiền dành dụm để chịu đựng giai đoạn khó khăn. Ông cũng nói rằng những người phải thuê đất để trồng trọt sẽ không trả nổi tiền thuê.

    “Nông dân chúng tôi đã quen với việc giá cả thị trường lên xuống, nhưng chúng tôi không có cách gì chuẩn bị cho việc này. Chúng tôi sẽ thua lỗ trên mỗi acre trồng đậu nành,” ông Heisdorffer than thở. (V.Giang)


    /* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/no...au-dich-trung/


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #1872
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367





    Chiến tranh thương mại và nguy cơ Âu - Mỹ đoạn tuyệt

    Trọng Thành
    Đăng ngày 04-07-2018
    Sửa đổi ngày 04-07-2018 16:41



    Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean Claude Juncker (T) với tổng thống Mỹ Donal Trump trước thượng đỉnh G-20 ở Hambourg, Đức, ngày 8/7/2017.
    REUTERS/Michael Kappeler, Pool

    Thời sự trong nước chiếm vị trí trang nhất nhiều nhật báo Pháp hôm nay : Báo động ngành y quá tải trong lúc cải cách bị hoãn đến sau kỳ nghỉ hè, phương pháp truyền thông của tổng thống Macron bị phê phán, hiệp hội giới chủ có lãnh đạo mới... Chủ đề thời sự quốc tế nổi bật nhất là Liên Hiệp Châu Âu đe dọa trả đũa mạnh Hoa Kỳ trong cuộc chiến thuế. Báo Le Monde có bài phân tích đáng chú ý về nguy cơ Liên Hiệp Châu Âu đoạn tuyệt với Hoa Kỳ.

    Le Monde chạy tựa trang nhất : « Châu Âu đe dọa trả đũa Mỹ ». Trong trường hợp căng thẳng leo thang, Liên Âu sẽ đánh thuế vào 294 tỉ đô la hàng hóa Mỹ, chiếm khoảng 1/5 xuất khẩu hàng năm của nước này.

    Trên thực tế, tình hình rõ ràng ngày một căng thẳng. Sau quyết định tăng thuế thép và nhôm, nhân danh bảo vệ « an ninh quốc gia », Washington đang chuẩn bị tấn công vào hàng xuất khẩu xe hơi của châu Âu. Nếu chính quyền Trump tiến hành cuộc tấn công quy mô lớn này, đối tượng thiệt hại trước hết là Đức, nhà xuất khẩu ô tô hàng đầu. Bị đẩy đến chân tường, Bruxelles buộc phải phản ứng cho dù chắc chắn sẽ bùng phát « một cuộc chiến thương mại thực sự » với đồng minh lịch sử.

    Hôm thứ Hai, 2/7, Ủy Ban Châu Âu chính thức công bố thông điệp được gửi đến trước đó cho bộ Thương Mại Mỹ, lên án Hoa Kỳ « vi phạm luật pháp quốc tế ». Quy mô trả đũa dự kiến lần này, với gần 300 tỉ đô la là gấp bội so với quyết định trả đũa hồi cuối tháng 6, nhắm vào 2,6 tỉ euro hàng Mỹ.

    Ngày 19 và 20/07, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean Claude Juncker dự kiến có cuộc gặp tổng thống Mỹ tại Washington để tìm cách thuyết phục ông chủ Nhà Trắng từ bỏ chiến lược này. Trong hiện tại, quan điểm của hai bên là hoàn toàn đối nghịch. Đối với Bruxelles, các nhà sản xuất xe hơi châu Âu đã đóng góp vào việc tạo nên 120.000 việc làm tại Mỹ, đặc biệt tại nhiều tiểu bang miền nam, nơi đông đảo cử tri ủng hộ Donald Trump. Ngược lại, trả lời báo chí hôm Chủ nhật, tổng thống Mỹ thẳng thừng lên án Liên Hiệp Châu Âu làm hại nước Mỹ không kém gì Trung Quốc.

    Đe dọa tiếp tục trả đũa thương mại của Liên Âu gây lo ngại cho chính giới kinh doanh Mỹ, buộc phòng Thương Mại Mỹ phải lên tiếng cảnh báo về khoản hàng xuất khẩu 75 tỉ bị tăng thuế, mà Hoa Kỳ phải lãnh chịu cho đến nay. Báo La Croix dành hồ sơ chính cho chủ đề này, với tựa trang nhất : « Phải chăng Trump đang đe dọa kinh tế thế giới ? », với dự đoán một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện (với thuế tăng khoảng 60%) có thể khiến GDP của Liên Âu sụt giảm 4%. Không một siêu cường thương mại nào có thể giành chiến thắng, Hoa Kỳ và Trung Quốc đều dự kiến sẽ thiệt hại ở mức tương tự.

    Tuy nhiên, nguy cơ quan hệ giữa Liên Âu và Mỹ tồi tệ đi không chỉ là về thương mại. Vẫn theo Le Monde, trong thượng đỉnh châu Âu hôm 28/06, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk đã có những lời lẽ « đặc biệt nghiêm trọng ». Theo Donald Tusk, cần phải chuẩn bị cho « kịch bản tồi tệ nhất », đó là Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ « cắt đứt hoàn toàn » quan hệ liên minh lâu đời.

    Trước ngã ba đường, liệu Liên Âu có một « Luther » mới ?

    Về chủ đề này, Le Monde giới thiệu các nhận định của nhà tư vấn François Heisbourg. Bài viết mang tựa đề : « Đã đến lúc không thể loại trừ khả năng Hoa Kỳ và châu Âu chia tay ». Chuyên gia Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược (Fondation pour la recherche stratégique) dự báo, các sử gia trong tương lai, khi nhìn lại thời điểm này sẽ chọn ngày Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ, 08/11/2016, như là một bước ngoặt lịch sử, và cái ngày mà Donald Trump và tổng thống Nga Putin họp thượng đỉnh 16/07/2018 chính là màn khởi đầu cho sự phân liệt (schisme) của phương Tây (xem bài : Thượng đỉnh Trump – Putin hứa hẹn điều gì ?).

    Sự phân liệt có ý nghĩa hệ trọng này được ông François Heisbourg so sánh với thời điểm đạo Tin Lành trỗi dậy chống lại Giáo Hội Vatican tại châu Âu vào thế kỷ 15, đưa toàn châu lục vào một kỉ nguyên mới.

    Liên Hiệp Châu Âu hiện đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn thứ ba trong vòng một thập niên, sau hai khủng hoảng (khu vực đồng euro và di cư - tị nạn). Theo François Heisbourg, trước nguy cơ mang tính lịch sử này, người châu Âu có ba lựa chọn chính.

    Thứ nhất là nhắm mắt coi như không, với hy vọng mọi sự sẽ trở lại tốt đẹp. Thứ hai là mạnh ai nấy lo, mà quyết định chia tay với Liên Âu của nước Anh là « biểu hiện mạnh nhất ». Nhiều quốc gia châu Âu khác có thể chọn khả năng dựa vào Hoa Kỳ, thông qua các đàm phán song phương, hay ngả sang Nga, thậm chí Trung Quốc. Một số quốc gia chơi trò bắt cá hai tay như Hungary của Orban, lợi dụng các ưu đãi của Liên Âu, nhưng không đóng góp xây dựng cộng đồng.

    Lựa chọn thứ ba mà nhà tư vấn François Heisbourg nhấn mạnh là Liên Âu chủ động đi đến chia tay với nước Mỹ của Donald Trump, giống như nhà cải cách Martin Luther đã khởi xướng cách nay 5 thế kỷ. François Heisbourg đưa ra hình ảnh ví von : Nếu « giáo hoàng » Donald Trump ở Washington cứ khăng khăng buộc châu Âu phải trung thành với nước Mỹ để đổi lấy được bảo đảm về an ninh, thì phải chăng sẽ có một nhà cải cách Martin Luther mới ?

    Chuyên gia Pháp lưu ý là, trong lịch sử, châu Âu đã từng thành công trong việc vượt qua sự phân liệt Công Giáo – Tin Lành trong nội bộ, trong bối cảnh đe dọa trong ngoài chồng chất. Theo ông, trong hiện tại về kinh tế và quân sự, khối 27 nước có đầy đủ tiềm năng, nhưng điểm yếu của Liên Hiệp Châu Âu là thiếu đi một « sự thống nhất về chính trị và chiến lược ».

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180704-ch...-my-doan-tuyet

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #1873
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367





    Thủ tướng Đức cảnh báo nguy cơ khủng hoảng tài chánh toàn cầu
    July 4,



    Nữ thủ tướng Đức Angela Merkel. (Hình: AP Photo/Michael Sohn)

    BERLIN, Đức (NV) – Thủ Tướng Đức, bà Angela Merkel, lên tiếng báo động về nguy cơ có cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu mới, do cuộc chiến tranh mậu dịch với Mỹ gây ra.

    Bà nói rằng hành động tăng thuế nhắm vào xe hơi Âu Châu bán sang thị trường Mỹ sẽ “trầm trọng hơn nhiều” so với việc thuế nhắm vào thép và nhôm trước đó.

    Theo Bloomberg News, trong bài diễn văn đọc trước Hạ Viện Đức hôm Thứ Tư 4 Tháng Bảy, bà Merkel nhắc đến lời đe dọa của Tổng Thống Donald Trump là sẽ tăng thuế quan nhắm vào xe Âu Châu bán sang thị trường Mỹ.

    Nếu điều này xảy ra, Đức sẽ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

    Thủ Tướng Merkel cũng cho hay bà ủng hộ việc các thương thuyết gia EU và Mỹ cố tìm giải pháp trước cuối tháng này.

    Là người lãnh đạo quốc gia có nền kinh tế lớn nhất Âu Châu, bà Merkel cho thấy quyết tâm duy trì những thỏa thuận kinh tế thương mại toàn cầu, vốn đang gặp sự tấn công của Tổng Thống Mỹ Donald Trump.

    Bà cũng đáp trả chỉ trích của Washington về hàng Đức xuất cảng sang Mỹ, nói rằng nếu tính luôn giá trị của các dịch vụ cung cấp cho khách hàng mua xe Âu Châu thì cán cân mậu dịch sẽ nghiêng hẳn về phía Mỹ.

    Theo bà Merkel, lúc này không nên có thêm các phát biểu làm tình hình trầm trọng hơn mà phải giải quyết để không có cuộc chiến mậu dịch toàn diện. (V.Giang)

    /* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/...hanh-toan-cau/


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #1874
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,589
    Giám đốc cơ quan Bảo vệ Môi trường Scott Pruitt đối xử tệ bạc với Trâm (bỏ Trâm ra đi).

    Scott Pruitt, Trump's embattled EPA chief, resigns after ethics scandals





    https://www.theguardian.com/environm...ws-resignation

    I thought he'd never leave. #MAGA #MakeAmericaGreasyAgain

  5. #1875
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Bộ trưởng của Trâm lại bạc với Trâm à? Tội nghiệp Trâm quá. Môi trường Hoa Kỳ sạch sẽ lên chưa?

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #1876
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    NATO xử tệ với Trâm - Nguy cơ náo động







    Donald Trump gây áp lực lên các đồng minh NATO



    Thụy My
    Đăng ngày 04-07-2018
    Sửa đổi ngày 04-07-2018 14:37



    Tổng thống Donald Trump cùng các nhân vật quan trọng của Nhà Trắng tiếp lãnh đạo NATO ngày 17/05/2018 tại Washington.
    REUTERS/Kevin Lamarque

    Một tuần trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh NATO, tổng thống Mỹ Donald Trump đã gởi thư cảnh báo đến nhiều nhà lãnh đạo châu Âu, đòi các nước đồng minh phải đạt mục tiêu dành 2% GDP cho ngân sách quốc phòng. Sáng qua, 03/07/2018, New York Times đăng một số đoạn trích từ các lá thư này. Bên cạnh đó, phát ngôn viên Nhà Trắng Hogan Gidley còn cho biết ông Trump sẽ nói với các nước NATO, Hoa Kỳ không thể là « con heo đất đựng tiền tiết kiệm » của cả thế giới.

    Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :

    Từ lâu Donald Trump vẫn đặt vấn đề về lợi ích của NATO, và nhất là khi ông tố cáo gánh nặng của tổ chức này đối với Hoa Kỳ. Những lá thư mà ông Trump gởi cho các đối tác vào cuối tháng Sáu chứng tỏ ông đã mất kiên nhẫn.

    Tổng thống Mỹ đặc biệt nghiêm khắc với Đức. Ông viết cho thủ tướng Angela Merkel : « Hoa Kỳ tiếp tục tài trợ cho quốc phòng châu Âu, trong khi kinh tế của châu lục, và riêng đối với Đức, đều tốt đẹp. Tình trạng này chúng tôi không thể chịu đựng được lâu hơn nữa ». Và Donald Trump khẳng định : « Đây không chỉ là nỗi bức xúc của chính quyền, mà cả Quốc Hội Mỹ cũng vậy ».

    Trong lá thư gởi cho bà Merkel, Donald Trump nói rằng ông hiểu áp lực chính trị đang ngăn trở mọi ý định gia tăng chi phí quốc phòng, nhưng viết thêm : « Ngày càng khó giải thích cho các công dân Mỹ là một số quốc gia không chia sẻ gánh nặng chi phí quốc phòng, trong khi những người lính của chúng tôi phải chịu rủi ro hy sinh tính mạng ở nước ngoài ».

    Cụ thể hơn, theo New York Times, chính quyền Hoa Kỳ muốn rút đi phần lớn trong số 35.000 quân Mỹ đang trú đóng ở Đức. Cơn giận của Donald Trump không chỉ trút xuống bà Angela Merkel : ông còn gởi đi những lá thư với cùng một giọng điệu cho khoảng hơn một chục lãnh đạo các nước thành viên NATO.

    Tóm lại, hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra tuần tới có nguy cơ náo động, và các đồng minh của Hoa Kỳ bắt đầu bày tỏ sự lo ngại. Hơn nữa, ông Donald Trump còn dự định gặp gỡ Vladimir Putin, đối thủ chính của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, ngay sau hội nghị thượng đỉnh NATO.

    /* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180704-do...dong-minh-nato

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #1877
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Triển View Post



    KIỂM CHỨNG:
    Trump nói về thương mại, súng, và nhuệ khí trong Nhà Trắng



    Dù chật vật với tình trạng nhân viên rời đi ở tần suất cao chưa từng thấy, Tổng thống Donald Trump vẽ nên một bức tranh về một chính quyền vận hành suôn sẻ và làm được nhiều việc, thúc đẩy các hạn chế về súng và đưa công ăn việc làm trở lại Mỹ, với những tuyên bố khoa trương của ông trong tuần này.

    Phát biểu tại cuộc họp Nội các, ông Trump đã tuyên bố sai rằng các biện pháp kiểm tra lí lịch đang được Quốc hội thông qua để đáp lại lại vụ nổ súng trường học ở Florida, và khẳng định sai trái rằng các quốc gia NATO "không trả nợ" bằng việc không đóng góp phần ngân quỹ của mình trong liên minh quân sự với Mỹ.

    Tất cả những phát biểu đó khép lại một tuần mà trong đó ông mô tả sai về nỗ lực của ông tạo ra công ăn việc làm cho người lao động Mỹ như một phần trong loan báo về các biện pháp trừng phạt thương mại mới, và quy trách cựu Tổng thống Barack Obama về các hoạt động của Nga trong cuộc bầu cử ở Mỹ.

    Nhìn lại những phát biểu của ông và kiểm chứng sự thật:

    ÔNG TRUMP: "Kiểm tra lí lịch đang thông qua ở Quốc hội, và tôi nghĩ nó đang thông qua khá nhanh." — họp Nội các ngày thứ Năm.

    SỰ THẬT: Đã có rất nhiều bàn luận về các hạn chế súng ống, nhưng một luật hạn chế súng ống đang không thông qua "khá nhanh." Một biện pháp về kiểm tra lí lịch đang bị đình trệ một phần là do lập trường hay thay đổi của ông Trump. Sau vụ nổ súng trường học, ông Trump đã kêu gọi luật kiểm soát súng chặt chẽ hơn và gợi ý là ông sẽ ủng hộ một dự luật kiểm tra lí lịch sâu rộng hơn của hai Thượng nghị sĩ Pat Toomey (Cộng hòa, Pennsylvania) và Joe Manchin (Dân chủ, West Virginia). Nhưng sau khi ông Trump gặp gỡ những đại diện của Hiệp hội Súng trường Quốc gia (NRA), Nhà Trắng cho biết ông Trump ủng hộ các cuộc kiểm tra lí lịch hạn hẹp hơn.

    Quan điểm hay thay đổi của ông Trump đã khiến phe Cộng hòa bị chia rẽ trong Thượng viện, nơi mà đảng này duy trì thế đa số 51-49. Không có một con đường rõ ràng hướng phía trước, Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell (Cộng hòa, Kentucky) đã tạm thời gác lại cuộc tranh luận về súng ống. Trước đó ông đã chuẩn bị thúc đẩy một biện pháp hạn hẹp hơn được đề xuất bởi Thượng nghị sĩ John Cornyn (Cộng hòa, Texas), và Chris Murphy (Dân chủ, Connecticut) để củng cố hệ thống kiểm tra lí lịch hiện hành. Dự luật này đã bị đình trệ giữa sự chống đối của một số thượng nghị sĩ Cộng hòa xem nó là một sự xâm phạm quyền của chủ sở hữu súng, và của các thượng nghị sĩ Dân chủ, dẫn đầu bởi Thượng nghị sĩ Chuck Schumer của bang New York, người nói rằng dự luật này đi chưa đủ xa.



    ÔNG TRUMP, nói về các nước NATO: "Một số nước nợ hàng tỉ và hàng tỉ đôla. Họ nợ hàng tỉ đôla từ những năm trước. Không bao giờ trả, và chuyện đó không công bằng. Họ muốn chúng tôi bảo vệ, và họ muốn chúng tôi là một đối tác tốt. Rồi họ không trả nợ hoặc chưa trả. Hoặc họ chưa thanh toán những khoản công bằng." — họp Nội các ngày thứ Năm.

    SỰ THẬT: Hầu hết phát biểu này là sai hoàn toàn. Các nước NATO không nợ liên minh bất cứ khoản tiền nào. Họ không phải không trả nợ. Không có tranh chấp nào về "các khoản thanh toán."

    Vấn đề là các nước NATO chi bao nhiêu cho lực lượng vũ trang của riêng họ. Ông Trump muốn họ tăng ngân sách quân sự để giảm bớt một phần gánh nặng phòng vệ tập thể mà Mỹ đang gánh, vì Mỹ chi cho lực lượng vũ trang của mình nhiều hơn so với các thành viên NATO khác cộng lại. Vì thế có thể đưa ra lập luận rằng các nước này chưa đóng góp một phần "công bằng."

    Dù ông Trump nhận công là đã thuyết phục được các đối tác NATO chi tiêu nhiều hơn, song kết quả hãy còn chưa rõ ràng.

    Các nước đã nhất trí vào năm 2014, từ lâu trước khi ông Trump trở thành tổng thống, rằng họ sẽ ngừng cắt giảm chi tiêu quân sự, và họ đã thi hành việc này. Lúc đó họ cũng nhất trí về một mục tiêu là "hướng tới" chi tiêu 2 phần trăm tổng sản phẩm quốc nội của mình cho quốc phòng đến trước năm 2024. Hầu hết các nước chưa đạt được và mục tiêu đó không phải là nhất định phải đạt được.




    ÔNG TRUMP: "Bạn biết đấy, tôi đọc ở đâu đó nói, 'Ôi chà, có lẽ người ta không muốn làm việc cho Trump.' Và tin tôi đi, mọi người đều muốn làm việc trong Nhà Trắng. Tất cả họ đều muốn có mặt trong Văn phòng Bầu dục, có mặt trong Cánh Tây. Và không chỉ hồ sơ xin việc nhìn rất oách; đây là một nơi tuyệt vời để làm việc. ... Tôi có biết bao nhiêu người để chọn." — phát biểu ngày thứ Ba trong cuộc họp báo với Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven.

    SỰ THẬT: Không phải như vậy, nếu so sánh với các tổng thống tiền nhiệm. Trong năm đầu tiên của ông Trump, tỉ lệ đào thải nhân viên cao cấp trong chính quyền của ông là 34 phần trăm. Tỉ lệ đó cao hơn bất cứ tổng thống nào trong 40 năm qua, theo một phân tích của Kathryn Dunn-Tenpas thuộc Viện Brookings. Ví dụ, tỉ lệ đào thải nhân viên cao cấp trong năm đầu của Tổng thống Bill Clinton và Obama thấp hơn ba lần so với ông Trump, lần lượt là 11 phần trăm và 9 phần trăm.

    Tỉ lệ đào thải nhân viên hàng đầu của ông Trump đã tăng lên từ mốc một năm nắm quyền của ông vì những vụ nhân viên rời đi hồi gần đây. Tỉ lệ hiện tại là 43 phần trăm, theo Viện Brookings. Trong số những vụ ra đi mới nhất có cố vấn kinh tế Gary Cohn, phó giám đốc truyền thông Josh Raffel và giám đốc truyền thông Hope Hicks, người thứ ba giữ chức vụ này trong chính quyền Trump.




    ÔNG TRUMP: "Bạn thấy rồi đó — hôm trước, Chrysler thông báo họ đang rời khỏi Mexico, họ sẽ trở lại Michigan với một nhà máy lớn. Lâu lắm rồi bạn mới thấy chuyện này." — phát biểu ngày thứ Năm khi loan báo áp thuế quan mới lên thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ

    SỰ THẬT: Ông Trump thường lặp đi đi lặp lại phát biểu này để cho thấy ông đang đưa công ăn việc làm trở lại Mỹ, nhưng nó không hoàn toàn đúng. Chrysler có thông báo sẽ đưa hoạt động sản xuất xe tải pickup hạng nặng từ Mexico về bang Michigan, nhưng nhà máy không đóng cửa ở Mexico. Nhà máy này sẽ bắt đầu sản xuất các loại xe thương mại khác để bán khắp toàn cầu và họ dự trù không có thay đổi nào trong lực lượng lao động của mình.




    ÔNG TRUMP: "Từ Bush 1 đến nay, nước ta đã mất hơn 55.000 nhà máy, 6.000.000 việc làm trong ngành chế tạo và Thâm hụt Thương mại tích lũy là hơn 12 ngàn Tỉ Đôla. Năm ngoái, Thâm hụt Thương mại của chúng ta gần 800 Tỉ Đôla. Chính sách & Lãnh đạo Tồi. Phải THẮNG trở lại!" — tweet ngày thứ Tư.

    SỰ THẬT: Ông Trump thường xuyên mô tải sai lạc cân bằng thương mại. Thâm hụt thương mại của Mỹ năm ngoái là 566 tỉ đôla, không phải gần 800 tỉ đôla. Ông chỉ trích dẫn thâm hụt về hàng hóa, nhưng phớt lờ thặng dư về dịch vụ.

    Mỹ năm 2017 mua hàng hóa nước ngoài nhiều hơn một khoản 810 tỉ đôla so với các nước khác mua từ Mỹ, theo Cục Điều tra Dân số. Thâm hụt về hàng hóa đã được bù lại bằng thặng dư 244 tỉ đôla trong các dịch vụ như vận tải, dịch vụ máy tính và tài chính, tiền bản quyền và các hợp đồng quân sự và hợp đồng chính phủ.

    Về lĩnh vực sản xuất, ông Trump phớt lờ điều được coi là lý do chính khiến cho công việc nhà máy bị mất đi: tự động hóa và các hình thức hiệu dụng khác. Thương mại chắc chắn cũng là một yếu tố.

    Ông đưa ra con số trong khoảng gần đúng khi đề cập đến số lượng việc làm trong nhà máy bị mất kể từ tháng 1 năm 1989, khi George H.W. Bush trở thành tổng thống: 5,5 triệu, theo Bộ Lao động. Điều mà ông Trump không nói là mặc dù mất 5.5 triệu việc làm trong nhà máy, nền kinh tế Mỹ nói chung đã bổ sung thêm con số 40,6 triệu việc làm thuần trong thời gian đó.



    ÔNG TRUMP: "Nếu E.U. muốn tăng thêm mức thuế quan và các rào cản vốn đã hết sức to lớn của mình đối với các công ty Mỹ đang kinh doanh ở đó, thì chúng ta chỉ cần đánh Thuế lên Xe hơi của họ đang ào ạt đổ vào Mỹ. Họ làm xe hơi của chúng ta (và những thứ khác nữa) không thể bán được ở đó. Mất cân bằng thương mại lớn!" — tweet ngày 3 tháng 3.

    SỰ THẬT: Ông sai khi nói rằng các nhà sản xuất xe hơi không thể bán được xe hơi của Mỹ ở Châu Âu trong khi xe hơi của Châu Âu "ồ ạt" đổ vào Mỹ. Ông nói đúng về sự mất cân bằng thương mại lớn, nhưng nói quá lên. EU áp mức thuế 10 phần trăm đối với xe hơi sản xuất tại Mỹ. Mỹ áp mức thuế 2,5 phần trăm đối với xe hơi sản xuất tại Châu Âu. Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ cho thấy kim ngạch 13.8 tỉ đôla trị giá xe hơi và phụ tùng của Mỹ xuất khẩu năm ngoái đến bốn thị trường hàng đầu ở Châu Âu trong khi Mỹ đã nhập khẩu 51,3 tỉ đôla xe hơi và từ năm nước Châu Âu.




    ÔNG TRUMP: "Tại sao chính quyền Obama khởi động một cuộc điều tra nhắm vào Chiến dịch tranh cửa của Trump (với zero bằng chứng về hành vi sai trái) từ lâu trước cuộc bầu cử vào tháng 11? Muốn hạ uy tín để H Gian trá chiến thắng. Chưa từng có. Lớn hơn vụ Watergate!" - tweet ngày thứ Hai.

    SỰ THẬT: Dù ông Trump gợi ý có âm mưu nhắm vào ông, song không phải là điều bất thường khi các cuộc điều tra bắt đầu mà không có bằng chứng. Chúng có khuynh hướng khởi sự từ những nghi ngờ.

    Các cáo buộc hình sự được đưa ra trong sáu tháng qua cho thấy vào tháng 7 năm 2016, khi FBI mở cuộc điều tra phản gián về Nga và ban vận động tranh cử của ông Trump, thực ra đã có những lý do khiến cơ quan chấp pháp lo ngại.

    Ví dụ, tới thời điểm đó, một cố vấn về chính sách đối ngoại của ban vận động Trump, George Papadopoulos, đã biết được người Nga tin là họ đã có trong tay thông tin gây tổn hại về ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Hillary Clinton dưới hình thức hàng ngàn email. Papadopoulos đã nhận tội khai man với FBI về những liên hệ của anh ta với những người tuyên bố họ có quen biết các quan chức Nga.

    Tới giờ không có bằng chứng nào cho thấy ông Obama đã sử dụng vấn đề này để giúp bà Clinton trong cuộc bầu cử. Ông Obama thật ra đã bị một số người theo Đảng Dân chủ - và cả ông Trump trong dòng tweet này - quy lỗi vì đã không làm đủ mạnh về mức độ can thiệp của Nga mà ông đang được báo cáo vào thời điểm đó.

    Ví dụ, FBI đã không tiết lộ cuộc điều tra nhắm vào ban vận động Trump và Nga trước cuộc bầu cử. Nếu chuyện đó xảy ra, nó có thể đã có lợi cho bà Clinton, trong khi ông Obama có thể bị cáo buộc tìm cách thao túng cuộc bầu cử. Dù gì thì ông Trump cũng cáo buộc ông Obama làm chuyện này.



    ÔNG TRUMP: "Thêm nữa, Obama đã KHÔNG làm gì cả về sự can thiệp của Nga." - cùng dòng tweet, ngày thứ Hai.

    SỰ THẬT: Không phải vậy. Ông Obama dường như đã làm nhiều hơn ông Trump về sự can thiệp của Nga.

    Trước cuộc bầu cử, ông Obama đã công bố phát hiện rằng email của Ủy ban Đảng Dân chủ Toàn quốc và chủ tịch ban vận động tranh cử của bà Clinton, John Podesta, đã bị tấn công bởi những hoạt vụ có liên hệ tới Nga và ông đã cảnh báo về nguy cơ thao túng phòng phiếu trong cuộc bầu cử tháng 11.

    Sau cuộc bầu cử, ông Obama trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga bị tình nghi là điệp viên và tịch thu hai điền trang của Nga ở bang Maryland và New York, mà Bộ Ngoại giao Mỹ nói là được dùng cho các hoạt động tình báo.

    Chính quyền Trump vẫn chưa trừng phạt bất cứ quan chức Nga nào can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016. Ông Trump chỉ thi thoảng công nhận sự can thiệp của Nga. Mike Rogers, giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian Mạng Hoa Kỳ, gần đây đã nói với các nhà lập pháp rằng ông vẫn chưa được trao thẩm quyền tấn công các hoạt động trên mạng của Moscow trong khi các cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ năm nay đang đến gần.




    (* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/kiem-...g/4291189.html )



    Lời bàn: Chiến thuật con buôn của Trâm y hệt như chiến thuật "nói láo như vẹm" của Việt cộng. Nghĩa là lặp đi lặp lại những lời nói man trá, sai sự thật, cho đến khi người chung quanh tưởng là thật và cả chính đương sự cũng tưởng mình nói thật. Càng tỏ ra hùng hồn hơn.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #1878
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,589
    Lời bàn: Chiến thuật con buôn của Trâm y hệt như chiến thuật "nói láo như vẹm" của Việt cộng. Nghĩa là lặp đi lặp lại những lời nói man trá, sai sự thật, cho đến khi người chung quanh tưởng là thật và cả chính đương sự cũng tưởng mình nói thật. Càng tỏ ra hùng hồn hơn.


    Có những người đã từng sống dưới thời Việt cộng mà cũng vẫn bị Trâm dụ. #PhucTrâm (có dấu '.')


  9. #1879
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,589
    Thành phố Lân đân sẽ đối xử tệ bạc với Trâm. #TrâmBéBi

    Giant 'Trump Baby' could fly over London for president's visit

    https://www.bbc.com/news/uk-england-london-44732754


    It's yuuuuuge. Bigly.
    On Twitter former UKIP leader Nigel Farage said the plan was "the biggest insult to a sitting US President ever".






  10. #1880
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Yeap, thị trưởng Luân Đôn Sadiq Khan chịu chơi.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 08:59 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh