Register
Page 104 of 340 FirstFirst ... 45494102103104105106114154204 ... LastLast
Results 1,031 to 1,040 of 3399

Thread: Trâm

  1. #1031
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Nhà Trắng « không nhớ » Donald Trump có gặp đại sứ Nga

    Tú Anh
    Đăng ngày 08-03-2017
    Sửa đổi ngày 08-03-2017 11:17



    Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin, ngày 28/01/2017
    REUTERS/Jonathan Ernst

    Trước những lời cáo buộc mới về sự thông đồng giữa Donald Trump với chính quyền Nga, Nhà Trắng tìm cách hóa giải với lập luận : hai người có thể đã bắt tay nhau, nhưng không nhớ chính xác có gặp nhau hay không.

    AFP ngày hôm nay, 08/03/2017 cho biết, vào lúc Quốc hội Mỹ và FBI điều tra về tin đồn ban tham mưu của ông Donald Trump móc ngoặc với Nga trong giai đoạn vận động tranh cử, báo chí Mỹ chĩa mũi dùi tấn công thẳng vào chủ nhân Nhà Trắng.

    Nhiều cơ quan truyền thông Mỹ loan tin ông Donald Trump, trong giai đoạn tranh cử, đã gặp đại sứ Nga Serguei Kisliak ngày 27/04/2016 tại khách sạn Mayflower ở Washington. Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders vội vàng cải chính : « Tạp chí Mỹ The National Interest tổ chức hội thảo, nhiều đại sứ nước ngoài có mặt. Ông Donald Trump dự tiếp tân 5 phút rồi đi thẳng lên bục phát biểu. Chúng tôi không nhớ ông đã bắt tay những ai ».

    Được AFP đặt câu hỏi kiểm chứng nhưng sứ quán Nga từ chối trả lời.

    Sự kiện giới ngoại giao quốc tế tiếp cận với các ứng cử viên trong mùa bầu cử để phúc trình về các thủ đô liên hệ là chuyện bình thường. Tuy nhiên, trong bối cảnh bầu cử mà, theo tình báo Mỹ, Matxcơva tìm cách giúp ứng cử viên đảng Cộng Hoà đánh phá uy tín đối thủ Dân Chủ Hillary Clinton, thì những cuộc tiếp xúc giữa những người thân cận của ông Trump với Nga được chú ý rất kỹ.

    Cố vấn an ninh Michael Flynn đã phải từ chức, sau khi thông tin bị phanh phui. Bộ trưởng Tư Pháp Jeff Sessions cũng thú nhận gặp đại sứ Nga hai lần, nhưng che dấu Quốc Hội trong buổi điều trần.

    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170308-my...gap-dai-su-nga )







    Serguei Kislyak, nhà ngoại giao Nga khiến Trump lúng túng

    RFI
    Đăng ngày 07-03-2017
    Sửa đổi ngày 07-03-2017 21:56



    Đại sứ Nga tại Mỹ S. Kislyak (giữa). Ảnh tháng 3/2017.
    Brendan SMIALOWSKI / AFP



    Sau Michael Flynn đến Jeff Sessions bị cáo buộc có những mối liên hệ mờ ám với chính quyền Matxcơva, qua trung gian một nhân vật then chốt : đại sứ Nga tại Washington Serguei Kislyak. Từ tháng 07/2016 nhà ngoại giao này thường xuyên liên hệ với những cố vấn thân cận của ứng cử viên tổng thống, rồi tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump.

    Những cuộc điện đàm hay những lần gặp gỡ đó đã buộc cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ, tướng Flynn, từ chức sau chưa đầy một tháng chính thức làm việc ở Nhà Trắng. Cũng những cuộc trao đổi giữa đại sứ Nga tại Washington với thượng nghị sĩ bang Alabama, Jeff Sessions, một những người đầu tiên ủng hộ ứng cử viên Donald Trump, hồi tháng 7 và 9/2016, tức là thời điểm mà chính quyền Obama và tình báo Hoa Kỳ bắt đầu nghi ngờ Matxcơva can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ, có nguy cơ đe dọa chiếc ghế bộ trưởng Tư Pháp của ông này. Vậy Serguei Kislyak là ai ? Báo Le Figaro, ngày 06/03/2017, phác họa chân dung vị đại sứ này.

    Năm nay 66 tuổi, Serguei Ivanovitch Kislyak là một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm, đã ba lần được cử sang làm việc ở Mỹ. Tốt nghiệp kỹ sư vật lý tại Matxcơva năm 1973, nhưng chỉ bốn năm sau đó, đã chuyển về làm việc cho bộ Ngoại Giao.

    Từ năm 1981 đến 1985, Kislyak được để cử làm thư ký thứ hai của sứ quán Liên Xô tại Liên Hiệp Quốc, trụ sở tại New York. Khi mãn nhiệm, ông được chuyển về sứ quán Liên Xô tại Hoa Kỳ, ở thủ đô Washington cho đến năm 1989 khi bức tường Berlin sụp đổ. Trong thời gian này, nhà ngoại giao xuất thân là một kỹ sư vật lý có trọng trách theo dõi hồ sơ giải trừ vũ khí nguyên tử.

    Bẵng đi một thời gian, từ 1998 đến năm 2003, Serguei Ivanovitch Kislyak được chính quyền Matxcơva đề cử sang Bruxelles làm đại sứ của Nga bên cạnh Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO. Khi hồi hương, ông được chỉ định làm thứ trưởng Ngoại Giao trong 5 năm.

    Tháng 07/2008, Serguei Kislyak trở lại thủ đô Washington trên cương vị đại sứ, trong bối cảnh xẩy ra xung đột giữa Nga và Gruzia. Tháng 7/2008 cũng là thời điểm Hoa Kỳ chuẩn bị bầu cử tổng thống, với ứng viên sáng giá nhất là Barack Obama.

    Theo như nhận định của giáo sư chính trị học Mỹ Michael McFaul, đại học Stanford, Serguei Kislyak đã nhanh chóng giành được cảm tình của các chính trị gia ở Washington, tạo dựng uy tín trong hàng ngũ các cố vấn của hai chính quyền Mỹ, từ những cộng tác viên thân tín của tổng thống George W.Bush cho đến các quan chức trong chính quyền Obama.

    Nicholas Burns, một trong số các quan chức ngoại giao « to » nhất dưới thời tổng thống Bush ghi nhận, đại sứ Serguei Kislyak « rất thông minh, giàu kinh nghiệm, là một nhà ngoại giao luôn chuẩn bị các hồ sơ của ông rất kỹ lưỡng, cho dù là nhân vật này có lối hành xử cứng nhắc, được đào tạo theo trường phái Liên Xô và thường tỏ thái độ thù nghịch đối với Mỹ ».

    Sự nghiệp của Serguei Kislyak tưởng như đã phải rẽ sang một khúc quanh khác khi năm 2012, Vladimir Putin quay lại điện Kremlin. Nhiều người đã tưởng rằng Kislyak bị cựu trùm KGB thất sủng. Nhưng một lần nữa, nhà ngoại giao này lại chứng minh ông có « khả năng thính ứng với mọi tình huống ». Đại sứ Nga ở Washington đã nhanh chóng sử dụng đúng ngôn ngữ, giọng điệu của Putin để mua chuộc lòng tin của chủ nhân điện Kremlin. Serguei Kislyak không ngần ngại lên án thái độ « áp đặt » của Mỹ, điều mà « Matxcơva không thể chấp nhận ».

    Cũng đại sứ Kislyak đã công khai nhìn nhận, quan hệ Nga-Mỹ đang trải qua thời kỳ « tệ hại nhất, kể cả so với thời kỳ Chiến Tranh Lạnh ». Lại cũng Serguei Kislyak đã mạnh mẽ lên án Hoa Kỳ và Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO triển khai lực lượng tại Ba Lan và các nước trong vùng Baltic.

    Khi phương Tây lên án Nga sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina năm 2014 hay yểm trợ phe nổi dậy ở miền đông Ukraina thì hiếm nhà ngoại giao nào lại thẳng thừng tuyên bố với các quan chức Mỹ rằng « Matxcơva thừa sức để sống mà không cần phải trông chờ vào Âu Mỹ ».

    Giới phân tích Pháp lấy làm lạ, là với những tuyên bố « đao to búa lớn » như vậy, với cá tính mạnh mẽ như vậy mà sao các cộng tác viên của tổng thống Trump như bộ trưởng Tư Pháp Jeff Sessions hay cựu cố vấn an ninh Michael Flynn lại có thể dễ quên những lần gặp gỡ hay các cuộc tiếp xúc với ông đại sứ Nga.

    Câu hỏi mà giới truyền thông Mỹ đang đặt ra là liệu đại sứ Serguei Kislyak được tình báo Nga trao cho những nhiệm vụ gì và ở mức độ nào ? Trước những nghi vấn Nga can thiệp gây nhiễu bầu cử tổng thống Hoa Kỳ mùa thu năm ngoái, phát biểu tại đại học Stanford tháng 11/2016, đương sự khẳng định « vai trò và nhiệm vụ của ông nằm trong khuôn khổ ngoại giao (...). Công việc của ông là tìm hiểu tình hình, hiểu mọi người, cả bên đảng Dân Chủ lẫn Cộng Hòa. Cá nhân ông do đã làm việc từ lâu năm ở Washington nên ông biết gần hết các chính khách Mỹ ».

    Serguei Kislyak sắp trở lại Matxcơva khi mãn nhiệm kỳ đại sứ tại Hoa Kỳ. Người thay thế ông rất có thể là thứ trưởng Ngoại Giao, đại tướng Anatoly Antonov. Việc bổ nhiệm này còn phải đợi Hạ Viện Douma thông qua. Làm đại sứ Nga tại Mỹ dưới thời tổng thống Trump sẽ không phải là công việc nhàn hạ chút nào.


    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170307-se...rump-lung-tung )
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #1032
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Triển

    Quote Originally Posted by Triển View Post


    We’ll See You in Court, 2.0: Once a Muslim Ban, Still a Muslim Ban

    By David Cole, Legal Director
    MARCH 6, 2017 | 12:15 PM

    This piece originally appeared at Just Security.

    If a Muslim Ban is cleaned up to exclude Iraq, exempt lawful permanent residents and other current visa holders, is it still a Muslim ban?

    That’s the question presented by President Donald Trump’s decision to replace his original executive order, enjoined by the courts, with a new one. The administration’s decision to abandon the old order is wise — every judge but one who had reviewed it found it raised grave constitutional concerns. The new order will be less catastrophic in its roll-out than the first, both because it exempts those who already have visas and because it will not go into effect until March 16. But it’s still religious discrimination in the pretextual guise of national security. And it’s still unconstitutional.

    As I’ve written before, Donald Trump has repeatedly made crystal clear his intent to ban Muslims from entering the United States. As a candidate, he repeatedly stated that he intended, if elected, to ban Muslim immigrants from entering the United States. He has never repudiated that commitment. When confronted with the fact that his proposal would violate the Constitution, President Trump said on "Meet the Press" on July 24, 2016, that he would use territory as a proxy for religion. And, when asked after his election victory whether he still intended to ban Muslim immigrants from the United States, President-elect Trump confirmed that was still the plan. Two days after the original executive order was issued, former New York City Mayor Rudy Giuliani, an advisor to President Trump, stated that then-candidate Trump had asked him for help in “legally” creating a “Muslim ban”; that, in response, Mr. Giuliani and others decided to use territory as a proxy; and that this idea is reflected in the signed order. There is overwhelming evidence that the most recent executive order was likewise intended to discriminate against Muslims.

    First, it continues to target only countries that are predominantly Muslim. All of the six countries targeted for the immigration ban are over 90 percent Muslim. Second, it does so without a valid security justification. Trump’s own Department of Homeland Security recently concluded that an individual’s “country of citizenship is unlikely to be a reliable indicator of potential terrorist activity” and that “few of the impacted countries [under the EO] have terrorist groups that threaten the West.” Third, on February 21, White House advisor Stephen Miller explained that any changes to the first executive order would be “mostly minor, technical differences….Fundamentally, you are still going to have the same, basic policy outcome for the country.” Exempting lawful permanent residents and others with visas does nothing to alter the purpose or design of disfavoring a specific religion.

    So the new executive order is, like the old executive order, intended to target Muslims. That intent violates the first principle of the Establishment Clause, which forbids the government from singling out particular religions for favor or disfavor. The fact that the government has repackaged the ban does not alter its intent or effect — to target members of a particular religion. And the purported national security justifications for doing so have been refuted by none other than the DHS itself.

    The executive order has other flaws as well.

    It maintains the first executive order’s unilateral reduction of the annual limit on refugee admissions from 110,000 to 50,000. That reduction, imposed unilaterally by the president without consultation with Congress, is unauthorized. The immigration statute does not allow the president to order a mid-year reduction in the level of refugee admissions — which no president has ever done before — much less to do so without consulting Congress. To the contrary, it states expressly that “number of refugees who may be admitted” in a particular fiscal year “shall be such number as the President determines, before the beginning of the fiscal year and after appropriate consultation, is justified by humanitarian concerns or is otherwise in the national interest.”

    The Republicans objected strenuously to President Obama’s allegedly unilateral decision not to prioritize the deportation of certain undocumented people here. But President Obama was exercising prosecutorial discretion expressly granted to him. In unilaterally cutting the refugee cap, at a time of virtually unprecedented world need for refugee placements, President Trump is not only acting unilaterally but in violation of the statute that establishes the process for setting the cap in the first place.

    President Trump, we’ll see you in court.


    (* source: https://www.aclu.org/blog/speak-free...ill-muslim-ban )



    #DiệtTuyệtTrâmThái

    Kim Dung có Diệt Tuyệt Sư Thái Nga Mi, thì hiện nay Hoa Kỳ có Diệt Tuyệt Trâm Thái quyết giết tận đuổi tuyệt.

    Hạ Uy Di kiện Trâm!





    (coi nữa)

    Đa số dân Mỹ chống sắc lệnh nhập cư thứ hai của tổng thống Trump

    Tú Anh
    Đăng ngày 08-03-2017
    Sửa đổi ngày 08-03-2017 10:39


    Biểu tình phản đối sắc lệnh thứ hai về nhập cư của tổng thống Mỹ, trước trụ sở cơ quan Hải Quan Mỹ, Washington, ngày 07/03/2017
    REUTERS/Eric Thayer

    Công luận Mỹ phê phán nghiêm khắc sắc lệnh mới hạn chế nhập cư mà Nhà Trắng loan báo hôm thứ Hai, 06/03/2017. Văn kiện được điều chỉnh giữ nguyên tinh thần cũ, nhưng biện minh cho việc cấm visa nhập cảnh trong vòng 90 ngày, đối với công dân thuộc sáu nước.

    Theo đánh giá của báo New York Times, thì sắc lệnh thứ hai này nguy hại không kém văn bản trước. Trong khi đó, tờ Washington Post cho rằng văn bản này tạo điều kiện cho thánh chiến tuyển mộ quân. Đa số dân Mỹ vẫn nghi ngờ chính quyền Donald Trump đặt các nước Hồi Giáo trong tầm nhắm.

    Từ Washington, thông tín viên Anne Marie Capomaccio tường thuật :

    " Các tiểu bang Hoa Kỳ thành công ngăn chận sắc luật nhập cư số một qua phán quyết của toà án, giờ đây lại lên đường chống lại sắc lệnh số hai. Tham gia cuộc chiến pháp lý lần này còn có các cơ quan truyền thông, các hiệp hội Hồi Giáo quan trọng và nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền.

    Các kết quả thăm dò ý kiến cho thấy, đa số dân Mỹ, 60%, chống lại biện pháp ngừng cấp visa cho công dân sáu nước Hồi Giáo trong 90 ngày. 40% còn lại thì ủng hộ. Đây là thành phần cử tri trung thành của Donald Trump và trong số này có Tim Craig, người trách nhiệm chiến dịch tranh cử ở Maryland. Ông này nói: « Mấy vị muốn nói gì thì nói. Chúng ta không bị nguy cơ khủng bố Tin Lành hay Công Giáo. Chúng ta chỉ phải đối mặt với những tên khủng bố Hồi Giáo. Vì thế, chúng ta cần phải nâng cao tinh thần cảnh giác với cộng đồng này. Hoàn toàn đúng như vậy
    ».

    Được các luật gia của các bộ liên hệ rà soát và điều chỉnh, cụm từ « Hồi Giáo » không được dùng trong sắc lệnh mới. Nhưng rõ ràng, những kẻ theo người chống sắc lệnh thứ hai này đều biết rằng mục tiêu của chính quyền Donald Trump là thực hiện chính sách cấm nhập cảnh đối với những quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi.

    Một lần nữa, công lý Mỹ sẽ phân xử
    ".

    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170308-da...ng-thong-trump )
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #1033
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Is America Still A Nation of Immigrants?




    By Andrew Lam

    The letter below was originally written after 9/11 as an open letter to a relative of mine who had worries about migrating to America. But it feels that it is especially relevant to our time. So here it is, revised.


    Dear Cousin,

    What is it like to be an immigrant in America these days? Is it still worth coming, you ask, and is the American dream still possible?

    Your questions gave me pause. Who from Vietnam, after all, would have thought to ask them a few years back? Didn’t the American dream, or rather the dream of coming to America, cause the movement of millions in our homeland, and stir the soul of many millions more? It breaks my heart then to hear that you might not come. It is to me the worst news yet about my adopted country.

    Yet it’s undeniable. The nation of immigrants is turning its back on immigrants once more. The immigrant’s hold on American soil has become increasingly tenuous. Even citizens now face a barrage of hate speech and many are being attacked in a rising wave of hate crimes. In schools, white students scream “build the wall” at their classmates who are Mexicans or Muslims.

    “Build the wall” has become a racist mantra chanted by many around the country against non-whites.



    Cousin, have you heard the metaphor of the canary in the coal mine? When it stops singing, it means the oxygen has run out, providing a warning to all.

    In America, and in the context of a free and open society, often the immigrant is that canary. In economic down times he is often the first to be blamed. And amid the ongoing US war against terrorism, he is fast becoming a scapegoat.

    After the 2016 election that ushered in Donald Trump as President of the United States, many hate-crime related incidents occurred in which the President’s name was invoked by the perpetrators, as if to sanction the violence and verbal abuse.

    In the name of protection and security, immigrants’ rights are being eroded as I write. Foreign students and workers tremble. I’ve seen an old South Asian man whose hands shook at the airport when he gave his green card to immigration officers, fearing sudden arrest and deportation. I know an undocumented college student at Berkeley — he was brought to the US when he was three years old — who now fakes his address on any application for fear of being deported.




    ‘I have my hopes’

    Yet I have my hopes. Americans rallied at airports in protest when Trump signed an executive order to keep certain groups of people out of the country, including green card holders. The protest against the new tyranny is strong and ongoing. I have hope to that the damage Trump is creating both at home and abroad can be mitigated by his growing unpopularity. After all, he is dismantling international institutions that have been in place since World War II, potentially returning the world to a state of competing nations with hard borders, high tariffs, trade wars, and gun boat diplomacy, turning against the forces of globalization.

    And worse, in turning against America’s liberal values and our identity as a nation of immigrant, we are losing our strength in diversity.

    Over the years I find it beneficial to look at this country through two different lenses: America versus the United States. The United States is a sovereign nation with permanent interests that is currently waging a war on terrorism. And it will trample upon innocents in its path, be it at home or abroad, if need be, in order to win it. In the process, the newcomer to this country, one without a voice and resources, often becomes collateral damage.

    America, on the other hand, has everything you and I ever dreamed of: transparency, freedom, democracy, opportunity, due process, fair play and the promise of progress. America is where you work hard and earn respect.

    The two versions exist in a kind of complex dance. In good times, America leads. In bad times, America is forgotten and the United States dances alone. These days, I fear that to be a patriotic immigrant is to love the ideals of America despite what the United States is doing in the name of security.

    While I understand the logic of permanent interests, if America is destroyed in the process, then what is the use? And as far as I am concerned the only good patriotism is a civilized one. Blind patriotism always leads to bloody ends. To be patriotic is to dare ask questions. Must rights be abused in the name of security? Is it truly the country’s interest to demonize its minorities and its newcomers?

    Dear cousin, I hope I haven’t completely frightened you, but the situation requires honesty. To reach American shores these days is a much more difficult undertaking, with fewer ready-made promises on the horizon.

    I still want you to make this difficult journey, but you must be prepared for the challenges ahead. And I’ll let you in on a secret about this American dream you spoke so fondly of: it is you who must renew it. Without you, who dream the American dream, the country is in danger of becoming old. Without your energy, we would weaken. Even if we don’t know it yet, we all desperately need to be reborn through your eyes.

    So, is the American Dream still alive? No, cousin, not really. Not without you at the table. Not without you prospering. Not without you.




    Andrew Lam is an editor at New America Media in San Francisco and the author of “Birds of Paradise Lost,” a collection of stories about Vietnamese refugees in San Francisco, “East Eats West: Writing in Two Hemispheres,” a book of essays on East-West relations, and a memoir, “Perfume Dreams: Reflections on the Vietnamese Diaspora.”





    (* nguồn: http://www.huffingtonpost.com/andrew..._14643610.html )








    Nước Mỹ có còn là đất nước của người nhập cư?

    07/03/2017
    1500

    Andrew Lam

    Lá thư dưới đây được viết sau sự kiện 11/9. Tôi gửi lá thư ngỏ này tới người anh chị họ của tôi đang lo ngại về viễn cảnh di cư sang Mỹ. Nhưng tôi có cảm giác lá thư này đặc biệt có ý nghĩa vào lúc này, nên xin giới thiệu với quý vị bản cập nhật.

    Anh chị thân mến,

    Là người nhập cư ở Mỹ lúc này thì thế nào? Anh chị hỏi rằng liệu nước Mỹ có còn là nơi đáng sống không và giấc mơ Mỹ còn khả thi không?

    Những câu hỏi của anh chị làm tôi phải suy nghĩ. Vì chỉ vài năm trước thôi thì có người Việt Nam nào lại hỏi những câu đó? Chả phải giấc mơ Mỹ, hay nói đúng hơn là giấc mơ qua Mỹ sống, đã khiến hàng triệu người bỏ xứ ra đi và khuấy động suy nghĩ của nhiều triệu người khác ở quê nhà hay sao? Tôi thấy đau lòng khi nghĩ đến anh chị có thể không sang đây sống nữa. Với tôi, đây là một tin xấu về đất nước mà tôi đã nhận làm quê hương.

    Vậy mà đó lại là điều không thể phủ nhận được. Đất nước của người nhập cư một lần nữa đang quay lưng lại với chính người nhập cư. Chỗ đứng của người nhập cư trên đất Mỹ đang ngày một bất trắc. Ngay cả những người đã là công dân Mỹ hiện nay cũng bị đổ lên đầu những lời lẽ thù hằn, nhiều người bị tấn công trong bối cảnh các vụ tội phạm mang tính thù địch ngày một tăng. Ở các trường học, học sinh da trắng hét vào mặt những người bạn học gốc Mêhicô hoặc theo đạo Hồi: “Xây tường chắn!”

    “Xây tường chắn!” đang trở thành khẩu hiệu mang tính phân biệt chủng tộc mà nhiều người hô vang khắp nơi nhằm vào những ai không phải là người da trắng.

    Anh chị đã nghe qua hình ảnh ẩn dụ về một con chim hoàng yến trong mỏ than chưa? Khi hoàng yến ngừng hót, ấy là lúc ôxy đã hết, thành ra dấu hiệu cảnh báo cho tất cả mọi người.

    Ở Mỹ, khi bối cảnh là một xã hội tự do và cởi mở, thì người nhập cư là con chim hoàng yến đó. Kinh tế suy thoái, người ta thường đổ lỗi cho người nhập cư đầu tiên. Còn trong cuộc chiến Mỹ chống khủng bố hiện nay, người nhập cư nhanh chóng trở thành kẻ phải giơ đầu chịu báng.

    Sau cuộc bầu cử đã đưa ông Donald Trump lên làm tổng thống Mỹ năm 2016, trong nhiều vụ tội phạm mang tính thù địch, những kẻ gây tội đã viện dẫn tên tổng thống Trump như để hợp pháp hóa hành động bạo lực và những lời lẽ nhục mạ của họ.

    Trong khi tôi viết lá thư này thì nhân danh bảo vệ và an ninh cho người dân Mỹ, quyền của người nhập cư đang dần tiêu tan. Sinh viên, người lao động nước ngoài run sợ. Tôi đã thấy ở sân bay một người đàn ông Nam Á tay run lên khi đưa tấm thẻ xanh cho nhân viên nhập cảnh, lo sợ sẽ bất ngờ bị bắt giữ và trục xuất. Tôi biết một sinh viên trường Đại học California ở thành phố Berkeley không có giấy tờ định cư hợp pháp (cậu được đưa đến Mỹ từ khi 3 tuổi), nay khi điền vào tờ đơn nào cậu cũng đưa địa chỉ giả vì sợ bị trục xuất.

    “Tôi vẫn hy vọng”

    Tuy nhiên, tôi vẫn hy vọng. Người Mỹ đã biểu tình ở các sân bay khi ông Trump ký sắc lệnh hành pháp ngăn chặn một số người nhập cảnh vào Mỹ, kể cả những người đã có thẻ xanh. Phong trào phản đối cách điều hành tàn bạo mới này rất mạnh mẽ và vẫn đang diễn ra. Tôi hy vọng rằng những gì ông Trump đang gây ra ở nước Mỹ và trên thế giới có thể giảm bớt vì ông ta đang ngày càng bị ghét bỏ. Xét cho cùng, ông ta đang phá bỏ những thể chế quốc tế đã được thiết lập từ Chiến tranh thế giới thứ hai, có thể sẽ đưa thế giới về lại tình trạng các quốc gia cạnh tranh với nhau bằng cách dựng lên các đường biên cứng rắn, thuế nhập khẩu cao, tiến hành các cuộc chiến tranh thương mại và chính sách ngoại giao đe dọa sử dụng vũ lực, cưỡng lại xu thế toàn cầu hóa.

    Và nghiêm trọng hơn, khi đi ngược lại các giá trị tự do dân chủ và bản sắc quốc gia của người nhập cư, nước Mỹ sẽ đánh mất sức mạnh do sự đa dạng mang lại.

    Đến giờ, tôi thấy nên nhìn nhận đất nước này qua hai ống kính: nước Mỹ và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là một quốc gia có chủ quyền, có những quyền lợi vĩnh viễn, đang tiến hành cuộc chiến chống khủng bố. Và nếu cần, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ sẽ giẫm đạp lên những người vô tội trên đường đi của mình, dù ở trong nước hay nước ngoài, để giành chiến thắng trong cuộc chiến ấy. Trong tiến trình này, người nào mới đến định cư ở đất nước này mà không có tiếng nói và tiền bạc thì thường sẽ bị biến thành một dạng tổn thất ngoài dự kiến.

    Trong khi đó, nước Mỹ có tất cả những gì mà chị và tôi đã mơ ước: sự minh bạch, tự do, dân chủ, cơ hội, thủ tục tố tụng công bằng, fair play và những hứa hẹn là chúng ta sẽ phát triển được ở đất nước ấy. Nước Mỹ là nơi chúng ta lao động vất vả và được tôn trọng vì điều đó.

    Hai đất nước này tồn tại trong một vũ điệu phức tạp. Vào thời kỳ tươi đẹp, nước Mỹ vượt lên. Đến thời kỳ tồi tệ, nước Mỹ bị lãng quên và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ khiêu vũ một mình. Những ngày này, tôi e rằng làm một người nhập cư yêu nước thì phải yêu những lý tưởng của nước Mỹ bất chấp những gì Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đang tiến hành nhân danh an ninh cho người dân.

    Mặc dù tôi hiểu lôgich của lợi ích vĩnh viễn, nhưng nếu nước Mỹ bị phá hủy trong quá trình bảo vệ những lợi ích ấy, thì được lợi gì? Và theo tôi thì lòng yêu nước duy nhất đúng là một lòng yêu nước văn minh. Yêu nước mù quáng luôn dẫn đến những kết cục đẫm máu. Yêu nước là dám đặt câu hỏi. Quyền con người có nên bị xâm phạm nhân danh bảo vệ an ninh? Có thực sự lợi ích của đất nước này là bôi nhọ các cộng đồng thiểu số và những người mới nhập cư?

    Anh chị thân mến, tôi hy vọng là tôi đã không làm anh chị quá sợ. Nhưng tình thế đòi hỏi phải trung thực. Để đến được bờ biển nước Mỹ những ngày này sẽ khó khăn hơn nhiều, những hứa hẹn sẽ ít hơn.

    Tôi vẫn muốn anh chị thực hiện hành trình khó khăn này, nhưng anh chị phải chuẩn bị sẵn sàng cho những thách thức trước mắt. Và tôi sẽ bật mí cho anh chị biết về giấc mơ Mỹ mà anh chị đã từng ấp ủ: chính anh chị là người phải khôi phục giấc mơ ấy. Không có anh chị mơ giấc mơ Mỹ thì đất nước này gặp mối nguy là sẽ già nua đi. Không có sức lực của anh chị thì chúng tôi sẽ yếu đi. Dù cho chúng tôi chưa biết nhưng chúng tôi thực sự cần tái sinh trong mắt của anh chị.

    Vậy Giấc mơ Mỹ còn không? Không hẳn anh chị ạ. Giấc mơ ấy không thể còn một khi không có anh chị ngồi cùng bàn, khi sự thịnh vượng không dành cho anh chị , khi anh chị không có chỗ ở đây.

    ==========================

    Andrew Lam hiện là chủ biên của New America Media, San Francisco. Anh là tác giả của cuốn “Birds of Paradise Lost”, tuyển tập truyện ngắn về người tỵ nạn Việt Nam tại thành phố San Francisco; cuốn “East Eats West: Writing in Two Hemispheres”, tuyển tập các bài viết về quan hệ Đông – Tây và hồi ký “Perfume Dreams: Reflections on the Vietnamese Diaspora”. Andrew Lam Twitter: www.twitter.com/andrewqlam


    ***


    Bản dịch này là bản dịch của tổ chức Pivot gởi cho Việt Báo với sự đồng ý của tác giả dựa theo bài đăng trên Báo điện tử The Hufftington Post

    Link: http://www.huffingtonpost.com/andrew..._14643610.html

    ___________________________

    (* nguồn: https://vietbao.com/p112a264932/nuoc...nguoi-nhap-cu- )

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #1034
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Lời bàn:

    Chính quyền, thể chế, cái xấu rồi sẽ bị đào thải. Dân chúng, căn bản tự do, dân chủ, cái tốt sẽ tồn tại. Những người nhân danh dân chúng "vì dân" nhưng làm chuyện xấu vì các lý tưởng điên rồ sớm muộn cũng bị đào thải mà thôi. Cái tượng nữ thần tự do và câu viết dưới chân tượng bây giờ có vẻ nham nhở trên tinh thần tự do. Nhưng không phải là nham nhở mãi. Roosevelt từng nhốt người Mỹ gốc Nhật vào tù cũng toàn là biện hộ bằng sự an ninh cho quốc gia Mỹ, cho dân Mỹ, Bush kéo quân đi trả thù cũng biện hộ là Iraq có vũ khí nguyên tử, vì an ninh nước Mỹ, bây giờ ông CIA đi vào nhà người ta nghe lén cũng lại biện hộ cho an ninh nước Mỹ mà thôi. An ninh nước Mỹ là trên hết rồi an ninh nước khác là cỏ rác, dân Mỹ trên hết, thì dân nước khác là rong rêu chăng. Đó là cách biện hộ của kẻ mạnh khi muốn đạt được mục đích cho thủ đoạn của mình mà thôi.

    Tuy nhiên. Đoạn sử ký này có lặp lại với quốc gia này hay không, thì trước sau cũng chỉ là một giai đoạn. Đa số dân Mỹ không có "khờ khờ" như người ta tưởng.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #1035
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,007
    Tin vui cho Trùm xụp phọt đờ.


    Illegal Border Crossings Appear to Drop Under Trump

    https://www.nytimes.com/2017/03/08/u...=top-news&_r=0

    Có khi trời nắng, có khi trời mưa.

  6. #1036
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,625
    Quote Originally Posted by Nhã Uyên View Post
    Tin vui cho Trùm xụp phọt đờ.

    Illegal Border Crossings Appear to Drop Under Trump
    Chỉ tính trong hai tháng Giêng và Hai thôi - chắc tự vì nhiều người không muốn sang Mỹ vào mùa lạnh. Theo dự đoán của em thì cứ bắt được bao nhiêu người giả về bên kia biên giới thì lại có ngần ấy người mò sang. Kinh tế Mỹ nó cần nhân công thì người ta sẽ rủ nhau sang. Chính phủ cũng biết thế nhưng tiền thuế dân đóng dùng không hết cho nên bày vẽ chuyện lùng bắt, trục xuất người không có giấy tờ để mà kiếm lời chia chác với nhau.

  7. #1037
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,625
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Nhà Trắng « không nhớ » Donald Trump có gặp đại sứ Nga
    Nhà Trắng có nhớ ông Trùm nhờ vả gì anh Xí Chín Pín không?

    Trump trademarks approved by China

    Meanwhile Richard Painter, a former chief ethics lawyer to President George W. Bush, said the volume of new approvals raised questions about whether Beijing was being favourable to the US President.
    "A routine trademark, patent or copyright from a foreign government is likely not an unconstitutional emolument, but with so many trademarks being granted over such a short time period, the question arises as to whether there is an accommodation in at least some of them," he said.
    China gives green light for Trump branded massage parlours, bars and concierge services
    "Trùm Mát xa" bên Tàu

    Dan Plane, a director at Simone IP Services, a Hong Kong intellectual property consultancy, said he had never seen so many applications approved so quickly. "For all these marks to sail through so quickly and cleanly, with no similar marks, no identical marks, no issues with specifications - boy, it's weird," he said
    https://www.yahoo.com/finance/news/c...042427303.html

    The trademarks cover business areas including branded spas, massage parlours, golf clubs, hotels, insurance, finance and real estate companies, retail shops, restaurants, bars, bodyguards and escort services.

  8. #1038
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Lão Flynn đi đêm với Nga bị bắt gặp quà tang rồi thì từ chức. Lão Sessions đi đêm với Nga, cũng bị bắt quả tó mà không từ chức. Chả biết có làm kiểm điểm và tự phê gì không? Nhưng trên bề nổi thì lão Sessions vẫn còn tại chuc. Chả bị sứt mẻ gì hết trơn. Có nhẽ, lão Sessions lầm lớn nên thì là cùng một tội mà mức án phạt được miễn trừ chàng?

    Lão Pence thì dùng thùng thư cá nhơn để bàn việc quốc sự, rồi thì bị tin tặc thâm nhập mà cũng chả bị làm sao sốt. Còn bà Linh tông cũng dùng thùng thư cá nhơn mà bị FBi điều tra này nọ. Có nhẽ, lão Pence làm lớn nên thì là cùng một tội mà mục án phạt được miễn trừ chăng?

    Chỉ mắc cười lão Trâm.Chưa biết ất giáp củ tỏi ra sao mà cứ bênh lão Sessions. Một hai cứ "total confidence in Attorney General Jeff Sessions". Hehehe, cái này xứ Việt gọi là "nhanh nhẩu đoảng". Mong là sau này lão Trâm sẽ rút kinh nghiệm làm tốt hơn.
    Đỗ thành Đậu

  9. #1039
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,007
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Chỉ tính trong hai tháng Giêng và Hai thôi - chắc tự vì nhiều người không muốn sang Mỹ vào mùa lạnh.

    Có thể hiểu theo cách đó. Và có thể lính tuần tra biên giới làm việc không siêng năng trong hai tháng vừa qua. Lính tuần tra biên giới đẩy họ về lại bên kia thay vì bắt giữ họ và ghi vào sổ sách. Nói cho vui chứ không phải để làm Trùm xụp phọt đờ cụt hứng.
    Có khi trời nắng, có khi trời mưa.

  10. #1040
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,625
    Nhắc chuyện vượt biên giới Mỹ thì nhớ phim "The Girl" hồi trước xem trên Netflix. (Hay hơn La La Land.)


 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:42 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh