Register
Page 118 of 340 FirstFirst ... 1868108116117118119120128168218 ... LastLast
Results 1,171 to 1,180 of 3399

Thread: Trâm

  1. #1171
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,591
    Nghe đồn mặt hàng dầu thơm cao cấp của Y văn cạ rất đắt hàng, chắc là những người ủng hộ Trâm bắt đầu nhận ra mùi hôi của họ.

    #MakeAmericaSmellGreatAgain

    Nước hoa Trâm Huyền


  2. #1172
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    --Hài hước tập 54: #Trả giá

    - Ôi chú chơi gian, chơi gian
    - Mới sửa xong cái hàng rào nhà bác rồi đấy thây
    - Ôi chú chơi đẹp chơi đẹp.








    (nguồn: chuồng chim của Trâm )
    Last edited by Triển; 04-16-2017 at 10:47 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #1173
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    --- Hài hước tập 55: #Giương Đông vọt Tây #FakeNews #Tòa Bạch Ốc tung tin Vịt

    Không phải trực chỉ bán đảo Triều Tiên hầu nắn gân anh Kim ở Bắc Hàn.
    Nope! Giong buồm đi Úc chơi cho vui. Thì ra Tòa Bạch "ốc" tung tin "vịt".





    Aircraft Carrier Wasn’t Sailing to Deter North Korea, as U.S. Suggested

    WASHINGTON — Just over a week ago, the White House declared that ordering an American aircraft carrier into the Sea of Japan would send a powerful deterrent signal to North Korea and give President Trump more options in responding to the North’s provocative behavior. “We’re sending an armada,” Mr. Trump said to Fox News last Tuesday afternoon.

    (coi nữa)


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #1174
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    #Hỗn loạn





    Chính sách đối ngoại của Trump
    Hỗn loạn

    Trump thách thức, ra lệnh và tung hỏa mù. Trong chính sách an ninh và đối ngoại, Donald Trump cho thấy y khó lường. Ông tổng thống Mỹ đang theo đuổi những mục tiêu nào ở các vùng có tranh chấp và liệu ông ta có một chiến lược nào hay không?


    Bài của Annett Meriritz Marc Pitzke từ Hoa Thịnh Đốn và Nữu Ước




    Thứ Năm - 20 tháng Tư năm 2017

    Người đàn ông có quyền lực nhất thế giới không có kế hoạch nào cho thấy Hoa Kỳ đóng vai trò nào ở ngoại quốc. Khi xem xét lại cán cân chính sách đối ngoại của những tuần đầu tại vị trong Tòa Bạch Ốc của Donald Trump, người ta có cái cảm giác này. Thay vì có trật tự và minh bạch như Trump từng hứa hẹn lúc tranh cử, thì hỗn loạn bao trùm.

    Không chỉ vụ bất ngờ nã đạn ở Syria, mà cú thả bom ở A-Phú-Hãn hoặc là những lời đe dọa Bắc Hàn đều là cách phô trương sức mạnh và cách làm việc thị uy. Tuy nhiên có chiến lược nào đứng phía sau các hành động rốt ráo này hay không thì Trump để cho các phe đồng minh trên thế giới mù mờ.

    Trump muốn gì ở các vùng tranh chấp trên toàn cầu? Ông ta có ý định "chăm sóc" các quốc gia ông có hiềm khích trên mặt ngoại giao như thế nào hoặc là đối với những nước Hoa Kỳ có can dự quân sự?

    Trung cận Đông: Ma trận không lối thoát



    Không có vùng nào mà các tổng thống Mỹ gặp phải vấn đề khó giải quyết như vùng Trung cận Đông. Từ ngày có Trump tình trạng lại càng lộn xộn hơn. Ông là tổng thống Mỹ đầu tiên trực tiếp can thiệp bằng quân sự vào cuộc nội chiến ở Syria. Chiến lược của ông ta lại không rõ ràng. Đó là chuyện liệu có tiếp tục đưa bộ binh Mỹ tham chiến và một kết thúc "chính trị" của cầm quyền Baschar-al-Assad hay không - nếu có thì có lẽ cần Nga. Trong mâu thuẫn giữa Do Thái và người Palestine cũng không có đường lối rõ ràng. Ban đầu Trump nghi ngờ giải pháp hai quốc gia, sau đó Trump tự mâu thuẫn và rồi phê phán chính sách dân cư của Do Thái. Ông đưa một tay bảo thủ cứng rắn lên làm đại sứ Mỹ ở Do Thái. Một sự hứa hẹn chuyển tòa đại sứ Mỹ về Jerusalem đã đình chỉ sau khi vua Jordan Abdulla đệ nhị can thiệp vào. Mù mờ hơn nữa là chính sách đối với Iran: lúc tranh cử Trump thề thốt rằng sẽ "xé bỏ" bản hiệp ước nguyên tử, ngoại trưởng Rex Tillerson hạ nhiệt thành "xét lại". Lúc Iran thử hỏa tiễn hồi tháng Giêng, Trump đã cảnh cáo Teheran và gia tăng phong tỏa kinh tế. Nhưng ông ta lại né tránh nói đến hiệp ước bị hủy.

    Á Châu: Thử nghiệm nguyên tử và các lời hâm dọa



    Căng thẳng với Bắc Hàn gia tăng mãnh liệt vì đôi bên đều thuộc loại khó lường. Nhà cầm quyền Bình Nhưỡng thì đe dọa tiếp tục thử hỏa tiễn, chính phủ Trump thì đe dọa sẽ đơn phương can thiệp quân sự. Ở vụ này cũng có lộn xộn: như rốt cuộc được biết là hạm đội Hoa Kỳ được loan tin là sẽ hành trình đến bờ biển Bắc Hàn, chạy hướng khác cách xa gần 6000 cây số.

    Trump cần Trung Quốc làm trung gian, nhưng đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ gắn liền với kiểu vừa thương vừa ghét. Lúc tranh cử ông ta mắng Bắc Kinh là khuynh đảo tiền tệ và và chỉ trích nước siêu cường xuất cảng này, hiện tại thì ông ta nịnh nọt lôi kéo chính phủ kia. Vấn đề không thể tự tiêu tan: Vụ Mỹ thâm thụt cáng cân giao thương với Trung Quốc lên đến 350 tỉ Mỹ kim trong một năm. nước có nền kinh tế đứng thứ hai đang giành quyền thống trị toàn cầu. Trump còn có mối lo khác là A-Phú-Hãn, nơi có hàng hàng lính Mỹ trú đóng. Vụ thả trái bom không nguyên tử lớn nhất vào sào huyệt của IS cũng không chấm dứt được khủng hoảng - lại chứng minh rằng mọi thứ đều vẫn vậy. Thế là việc gửi bộ binh Mỹ sang được mang ra thảo luận.

    Trump từng đặt mục tiêu Mỹ cải thiện bang giao với Nga. Thế rồi một loạt thân cận của ông có các quan hệ gần gũi với Mạc Tư Khoa khiến FBI phải điều tra. Rồi Trump lại ra lệnh không chiến ở Syria làm mích lòng Nga là đồng minh thân cận của Assad, sau đó không khí ngột ngạt. Nhưng chẳng có bên nào quan tâm đến chuyện quan hệ gẫy đổ cả: Mỹ cần Nga trong cuộc chiến chống IS, Mạc Tư Khoa thì cần thế giới coi trọng. Điều không rõ là Mỹ muốn tăng áp lực lên Nga trong chuyện Syria như thế nào. Ra lệnh phong tỏa mới? Thêm một trận không chiến đánh nhà cầm quyền Assad nữa chăng? Rốt cuộc một mối làm ăn khả dĩ là: Mỹ không ép Nga trao trả bán đảo Crimea lại cho Ukraine nữa và không tham gia phong tỏa kinh tế Nga - Nga trao đổi bằng cách chấp thuận vụ Assad? Các câu trả lời cho câu hỏi này cũng khó biết như các quyết định của Trump.

    Mễ Tây Cơ: Hasta la Vista



    Một kẻ thù cưng của Trump trong lúc tranh cử là Mễ Tây Cơ: ông ta tuyên bố trong lúc ứng cử tổng thống bằng các vụ chửi rủa những người nhập cư Mễ Tây Cơ là tội phạm, những kẻ hãm hiếp phụ nữ và thề thốt là sẽ xây tường thành ở biên giới phía Nam nước Mỹ. Tuy nhiên mặc dù Trump ra sắc lệnh cho vụ xây tường thành, ông ta vẫn có thể gặp trở ngại ở hạ viện - chỉ vì phí tổn xây thành đến 70 tỉ Mỹ kim, mà hầu như không thể khấu trừ bằng tiền thuế phạt nhập cảng của Mễ Tây Cơ. Đe dọa của Trump hủy bỏ hiệp ước giao thương Nafta hiện cũng bị nghi ngờ. Trump chỉ thông qua được chính sách gia tăng cưỡng bách hồi hương đối với những người nhập cư bất hợp pháp và cảnh sát biên phòng ra tay nặng nề hơn do sau lưng có sự hậu thuẫn của y cho phép.

    Châu Phi: Đói khát và lính tráng



    Liên Hiệp Quốc cảnh giác trước nạn chết đói hàng loạt, có hơn 16 triệu người ở Nigeria, Nam Sudan và Somalia có đe dọa bị nạn đói vì hạn hán kéo dài. Ở Nigeria và Somalia còn có quân nổi loạn Boko Haram và Sharab hung dữ. Trump hứa vài hỗ trợ quân sự lẻ tẻ trong cuộc chiến chống bọn IS bằng cách gửi vài mươi lính Mỹ đến Somalia để đẩy lùi Sharab. Trump muốn giảm sự hỗ trợ của Mỹ trên bình diện quân sự và tài chánh một cách rõ rệt. Ví dụ như lính mũ xanh cho các sứ mạng hòa bình, tiền trợ giúp phát triển và các chương trình y tế. Lúc tranh cử Trump từng xem lục địa này không khác gì là nguồn cung cấp những người di dân không ai mời. Luận điệu tranh cử này được ông tiếp tục áp dụng từ khi nhậm chức tổng thống.


    (* theo nguồn: Spiegel Online)


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #1175
    Banned
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    90
    The verb "think" is not in Trump's dictionary. No brain, 100 days, worst president ever in US history

  6. #1176
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    #100 Days






    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #1177
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    First Daughter đến Bá Linh

    bài của Hubert Wetzel


    Ivanka Trump nhận lời mời của bà thủ tướng đi tham dự Đại hội phụ nữ G20. Đây là việc làm táo bạo của Merkel. Bà này đã nhận ra rằng máu của Donald Trump sệt hơn nước.

    Ở Mỹ có ông tổng thống mà quyền hạn được ấn định rõ ràng trong hiến pháp. Rồi có một vị Đệ Nhất Phu Nhân, bà vợ của ông tổng thống. Bà này tuy không có một sự ấn định theo luật pháp hẳn hòi, nhưng từ nhiều thập niên qua đã là luật không thành văn cho phép bà đệ nhất phu nhân can dự chính sự riêng mình nếu mang lại lợi ích cho mọi người.

    Từ lúc Donald Trump trị vì tại Hoa Thịnh Đốn, nhóm thành viên gia đình làm chính trị được mở rộng thêm ra. Trước tiên là ông con rể Jared Kushner, ông First Son-in-law (ông đệ nhất hiền tế), nếu phải gọi cho đúng, được nhận vào làm cố vấn trong Tòa Bạch Ốc. Rồi đến đệ nhất ái nữ, First Daughter: Ivanka Marie Trump, trưởng nữ của ông tổng thống và là phu nhân của Kushner, bà này cũng có một văn phòng trong West Wing và cũng đứng bên cạnh làm cố vấn cho cha.

    Vào ngày thứ Ba hôm nay Invanka Trump sẽ đến tham dự Đại hội phụ nữ G-20 ở Bá Linh theo lời mời của Angela Merkel. Và phải nói răng việc dụ dỗ được Ivanka là một cái coup bất ngờ của bà thủ tướng. Dù có các đại diện ngoại giao ở cấp cao hơn tại Hoa Kỳ có thể tham dự các buổi họp thể loại như vậy; nhưng mà khó tìm được một nữ nhân vật quan trọng và có ảnh hưởng sâu đậm hơn. Bà thủ tướng hoàn toàn nhận diện chính xác rằng máu của Trump sệt hơn nước ở đời sống kinh tế lẫn chính trị. Có được một quan hệ với ái nữ của tổng thống sẽ có giá trị nhiều hơn là đón tiếp cả chục bộ trưởng của ông tổng thống này.

    Ivanka Trump sinh năm 1981, mẹ của bà này là người vợ đầu tiên Ivana của Trump. Thời con gái bà này bay nhảy ăn chơi nhiều, hôm nay thì bà này đặc biệt là một thương gia thành công. Bà này học đại học ngành kinh tế và làm việc cho công ty gia đình từ năm 2005, tổ chức Trump. Dưới bản hiệu tên của mình, bà ta bán giày và các loại nữ trang phục sức khác nhau.

    Con trai Eric và Donald Jr. được phép chăm sóc các sân đánh golf của cha

    Vì vậy Ivanka cũng biết rằng một ông tổng thống Trump thái quá, khật khùng sẽ hủy hoại danh tiếng thương hiệu hạng sang Trump. Mà như vậy sẽ kinh doanh thất bại. Trong Tòa Bạch Ốc bà này được biết là một trợ lực nhẹ nhàng trong ban cố vấn, cản trở bớt lối làm việc đập chan chát của ông tổng thống, mà phải biết xem xét hậu quả: Thành công trong chính trị quan trọng hơn là lý tưởng. Là một người phụ nữ tự do xứ Nữu Ước bà này trước sau cũng chẳng làm ăn được gì với ba cái luật lệ của phe cộng hòa.

    Bà này đã cổ súy cho quyền lợi phụ nữ trong các công ty, thuyết phục được ông cha bà hỗ trợ tài chính cho thời gian bảo vệ sản phụ cũng như trả lại thuế khá hơn cho chi phí gửi con. Nếu bà Ivanka không mang họ Trump thì phe dân chủ đã chiêu hồi sang phía mình rồi.

    Tuy nhiên sự phục tùng của bà đối với cha không lay chuyển. Và Donald Trump coi trọng người con gái này của mình. Việc ông ta biến con gái thành nữ cố vấn cho mình không phải là tình cờ. Chẳng có đứa con trai nào của y được làm chuyện đó. Eric và Donald Jr. chỉ được lo mấy cái sân golf của cha mà thôi. Trong khi nữ hoàng tương lai Ivanka thì được phép can dự triều chính.


    (* theo nguồn: http://www.sueddeutsche.de/politik/i...rlin-1.3474686 )
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #1178
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    #Cha làm con chịu




    Ivanka Trump can't be whitewashed with 'women's empowerment' talk

    Arwa Mahdawi



    It’s fitting that she was booed at the W20 summit on Tuesday but really, it’s time that she was booed off the world stage

    (coi nữa)

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #1179
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    #Dời tường








    (coi nữa)
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #1180
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    #"tội phạm"




    Trump - 100 ngày đầu: 100 người Việt ở Mỹ bị bắt


    Một trường hợp ICE bắt di dân phạm pháp ở Nam California.


    Trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ tổng thống của ông Donal Trump, ông đã ra lệnh cho Cơ quan thực thi Di trú và Hải quan (ICE) mở chiến dịch kiểm tra trên toàn quốc, nhắm vào các cộng đồng người nhập cư có tiền án. Hàng trăm người Việt cư trú bất hợp pháp đã bị bắt giữ và có nguy cơ bị trục xuất.

    Ba tổ chức thiện nguyện -- Trung tâm Hành động vì Nguồn lực Đông Nam Á -SEARAC, APIROC, và Vietlead -- cùng đưa ra một thông cáo hôm 11/4 cho biết chỉ trong 2 tuần đầu tiên của tháng 3, gần 100 người Việt đã bị bắt giữ, phần lớn là tại trại giam York County ở bang Pennsylvania và khu tạm giam Krome ở bang Florida.”

    Chị Nancy Nguyễn, Giám đốc Điều hành của VietLead có trụ sở ở Philadelphia, bang Pensylvania, cho VOA biết ba tổ chức này hiện đang tập hợp các hồ sơ người Việt bị giam giữ, một mặt vận động ICE thả người, mặt khác làm việc với Liên Đoàn Bảo vệ Quyền Tự do Dân sự Hoa Kỳ - ACLU để kiện lại ICE.

    “Trên nguyên tắc là trên 6 tháng là ICE không được giữ người. Mình biết là ICE có giữ người. Ngay bây giờ các tổ chức của mình đang nghiên cứu các hồ sơ, tập hợp lại và làm việc với các tổ chức như Liên Đoàn Bảo vệ Quyền Tự do Dân sự Hoa Kỳ - ACLU để mình có thể kiện lại ICE.”

    Anh Nguyễn Thanh Tùng, sáng lập viên của APIROC tại quận Cam, California, tổ chức hỗ trợ tái hoà nhập cho người Châu Á - Thái Bình Dương cho VOA biết dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump, ICE mạnh tay trấn áp đối tượng nằm trong diện có thể bị trục xuất so với trước:

    “Khi Tổng thống mới lên thì Tổng thống có chính sách mạnh tay hơn về vấn đề trục xuất, trao thêm quyền cho Sở Di trú để bắt người. Trong tháng gần đây thì những người Việt Nam đang trong trình trạng bị trục xuất – nay bị bắt trở lại nhiều hơn những năm về trước.”

    Anh Tùng nói đa số các trường hợp mà nhóm của ông biết được và do người nhà liên lạc để nhờ tư vấn và trợ giúp.

    Anh Tùng cho biết thêm bản thân anh cũng có tiền án nên không được nhập quốc Mỹ, suốt thời gian dài sống trong sợ hãi. Nay dưới chính Tổng Thống Donald Trump thì nỗi sợ đó càng tăng thêm:

    “Trong vòng một tháng nay Sở Di trú có một cách làm việc rất là lạ: họ kêu ra trình diện theo định kỳ, nhưng lên thì họ bắt luôn. Họ gom từ nhiều tiểu bang về, một là Pensylavnia hai là Florida. Sau khi chính quyền Việt Nam phỏng vấn và không chấp cho về Việt Nam thì hình như ICE đưa họ về tạm giam một nơi gần gia đình của họ.”

    Chị Nancy Nguyễn nói trong một thông cáo: “Nhưng chính quyền mới đã cho ICE thêm quyền hạn để giam cầm và giám sát cộng đồng chúng tôi - và kết quả là sự gia tăng đáng lo ngại các vụ giam cầm mới, thậm chí đối với những cá nhân mà theo bản thoả thuận giữa Mỹ và Việt Nam là không thể bị trục xuất được.”

    Theo anh Tùng, một vụ điển hình về việc ICE bắt người vô lý là trường hợp của anh Trần Thi Vị ở bang Ohio.

    Năm 2005, anh Trần Thi Vị ở Ohio bị xử 3 năm tù sau một vụ ẩu đả, nhưng khi mãn hạn 3 năm tù thì Sở Di trú bắt giam anh thêm một năm nữa, yêu cầu trục xuất anh về Việt Nam, nhưng khi ấy phía Việt Nam từ chối tiếp nhận. Cho đến năm 2009 anh mới được thả ra, nhưng lại bị tịch thu thẻ xanh. Vào ngày 24/3/2017, anh Vị lại bắt một lần nữa, đối mặt với nguy cơ trục xuất lần 2. Chị Angel Lina, vợ của anh Trần Thi Vị nói với VOA – Việt Ngữ:

    “Ngày 24/3, khoảng 4 người của Sở Di trú đến nhà em, đưa chồng em đi lên văn phòng để trình diện. Đến tối chồng em gọi điện về nói là người ta đã bỏ ảnh vào tù. Chúng em vừa lo sợ vừa căng thẳng không có để ý tới giấy tờ, cũng không hỏi tới. Lúc người ta bắt thì không có nói là bị trục xuất. Nhưng sau khi bị bắt, ảnh nói người ta giữ ảnh lại để làm giấy tờ trục xuất.”

    VOA chưa thể liên lạc với Tòa đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ để xác nhận thông tin trường hợp bị từ chối nhận người bị trục xuất này.

    Chị Angel Lina đã tìm đến một luật sư ở Seattle, bang Washington, thì luật sư này nói rằng theo luật thì ông xã chị chỉ bị giam đến 6 tháng. Chị Angela Lina nói chị đã thuê luật sư xin tòa mở lại hồ sơ trục xuất để tái xét (filed a motion to re-open) cách đây 3 tuần nhưng vẫn phải chờ vì phía Sở Di trú rất “căng” và “chưa trả lời.”

    “Em cảm thấy lạ tại vì đã có lệnh trục xuất một lần rồi, Việt Nam đã trả lời là không cấp hộ chiếu cho mình rồi mà người ta lại tới bắt đi một lần nữa. Cách nay một tuần em có nhận được lá thư của Đại sứ quán Việt Nam gửi cho chồng em, nói rằng người ta cũng sẽ không cấp hộ chiếu cho chồng em để trục xuất lần này, theo thỏa thuận giữa Mỹ và Việt Nam năm 2008.”

    Theo hiệp định trục xuất đã được ký kết giữa chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam ngày 22/1/2008, chỉ có những công dân Việt Nam nào tới Hoa Kỳ sau ngày 11/07/1995 nếu đã bị Hoa Kỳ ra lệnh trục xuất, thì sẽ phải hồi hương về Việt Nam. Vì thế những người Việt Nam nào tới Hoa Kỳ vào ngày hoặc trước ngày 11/07/1995, cho dù đã có án lệnh yêu cầu rời khỏi Hoa Kỳ, vẫn không được chính phủ Việt Nam đồng ý cấp giấy thông hành để hồi hương về Việt Nam.

    Trước đây khi hiệp định chưa được ký, sau khi đương sự bị lệnh trục xuất cuối cùng, thì Sở Di Trú có 90 ngày trả đương sự về quốc gia của họ. Nếu sau 90 ngày mà không trả đương sự về quốc gia của họ được thì Sở Di Trú phải thả đương sự ra với điều kiện đương sự phải trình diện theo quy định của Sở Di Trú. 90 ngày đó đã được Tối Cao Pháp Viện điều chỉnh lại là 6 tháng.

    Anh Tùng nói theo thống kê từ 2008 đến năm 2010 mà APIROC có được thì có đến 12.000 người Việt Nam ở Hoa Kỳ nằm trong diện chờ trục xuất. Cũng theo anh Tùng, hàng năm Việt Nam tiếp nhận khoảng 100 người bị trục xuất từ Mỹ.

    Hôm thứ Hai, chị Nancy Nguyễn cho VOA biết, chị mới tiếp nhận thông tin về một trường hợp khác:

    “Mới sáng nay biết có người bị giữ 9 tháng rồi, tới Mỹ năm 1982. ICE không có quyền giữ người này- Việt Nam đã từ chối, nhưng ICE vẫn cứ giữ. Bây giờ mình phải vận động cho ICE thả ra.”

    Trong thông cáo báo chí nêu trên, ba nhóm thiện nguyện trích lời bà Jessica Shullruff Schneider, một luật sư luật di trú và giám thị chương trình "Giám sát việc giam giữ" của tổ chức Công lý cho Di dân tại Miami, Florida nói rằng: “Người Việt đang bị giam chủ yếu là vì những lầm lỗi từ nhiều năm trước. Khi luật di trú khắc nghiệt được thi hành mù quáng như thế này, sẽ thường dẫn đến các hậu quả bất công.”

    Nhận định của bà Schneider phần nào làm dịu nỗi đau của chị Angela Lina, nhưng chị vẫn chưa biết ngày về của chồng mình:

    “Cầu mong người ta thả chồng em ra vì nếu Việt Nam không nhận mà giữ chồng em trong đó thì thật là vô lý. Em rất cần ảnh, mà con cái cũng cần ảnh nữa.”

    Các nhà vận động khuyên rằng các nạn nhân, gia đình và cộng đồng nên gạt bỏ sự mặc cảm hay xấu hổ, cùng lên tiếng, tiếp cận với các tổ chức có khả năng và kiến thức pháp lý để nhanh chóng bảo vệ người theo pháp luật:

    “Chúng tôi đang tổ chức trong cộng đồng mình và khuyến khích những người bị ảnh hưởng trực tiếp tìm kiếm giúp đỡ thay vì giữ im lặng. Luật di trú và công lý hình sự không công bằng và chúng ta cần vận động để chấm dứt điều này xảy ra với cộng đồng của chúng ta."

    (* nguồn: VOA Tiếng Việt)

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:23 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh