Register
Page 176 of 340 FirstFirst ... 76126166174175176177178186226276 ... LastLast
Results 1,751 to 1,760 of 3399

Thread: Trâm

  1. #1751
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    #ÝTưởngMangTínhGiảiTrí
    #VàoRồiVàoRồi....NhưngChưaVào



    Sau khi rút, giờ TT Trump lại muốn Mỹ vào TPP
    April 13, 2018


    Tổng Thống Donald Trump nói về đề tài thương mại với các vị dân cử tại Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Năm. (Hình: AP Photo/Evan Vucci)

    WASHINGTON, DC (NV) – Hôm Thứ Năm, Tổng Thống Donald Trump chỉ thị cho các giới chức cao cấp trong chính quyền xem xét việc tái gia nhập Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) – một hiệp định thương mại mà ông rút nước Mỹ ra hồi năm ngoái, sau khi gọi nhóm này là một “thảm họa.”

    Theo báo mạng The Hill, sau khi nói chuyện về chủ đề thương mại với tổng thống, một số thượng nghị sĩ Cộng Hòa nói rằng ông Trump nói ông Larry Kudlow, chủ tịch Hội Đồng Kinh Tế Tòa Bạch Ốc, và ông Robert Lighthizer, đại diện thương mại của Mỹ, xem xét việc tham gia TPP, vừa được 11 quốc gia trong vùng Thái Bình Dương ký phê chuẩn hồi Tháng Ba.

    “Nhiều lần, tổng thống tái xác nhận một cách chung chung với chúng tôi, rồi nhìn vào ông Kudlow, và nói ‘Larry, hoàn tất việc này đi,’” Thượng Nghị Sĩ Ben Sasse (Cộng Hòa-Nebraska), một người mạnh mẽ ủng hộ tự do mậu dịch, nói với các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc.

    Tuy nhiên, ông Sasse cũng cẩn thận nói rằng ông Trump “là một người giống như có nhiều ý tưởng mông lung và đưa ra nhiều ý tưởng khác nhau mang tính giải trí,” ý nói là tổng thống sau đó có thể lại đổi ý.

    Bà Lindsay Walters, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, nói rằng tổng thống chỉ tái gia nhập TPP nếu có một thỏa thuận tốt hơn “nhiều.”

    “Tổng thống nói Đại Sứ Lighthizer và Giám Đốc Kudlow xem xét một lần nữa coi có thỏa thuận nào tốt hơn để thương thuyết không,” bà Walters nói qua một tuyên bố.

    Nếu Hoa Kỳ tái gia nhập TPP, điều này sẽ là một cú “quay ngược 180 độ” đối với ông Trump, người từng chỉ trích hiệp định này trong lúc vận động tranh cử tổng thống năm 2016.

    Hồi đó, ông Trump nói TPP là một “thảm họa” do “những nhóm quyền lợi muốn hiếp dâm đất nước chúng ta” ủng hộ.

    Quyết định của ông Trump rút Mỹ ra khỏi TPP, một trong những việc làm đầu tiên của ông khi chính thức trở thành tổng thống, bị những người thuộc đảng Cộng Hòa mắng mỏ thậm tệ vì họ nói rằng hành động này làm cho Mỹ bị lép vế so với Trung Quốc trên thương trường thế giới.

    Hồi cuối Tháng Hai, 25 người thuộc đảng Cộng Hòa viết một lá thư cho Tổng Thống Trump, kêu gọi ông để Mỹ tái gia nhập hiệp định, vì họ cho rằng nó sẽ đẩy nền kinh tế Mỹ đi lên.

    Ông Trump nói với các nhà lập pháp bây giờ ông tin rằng TPP “sẽ dễ hơn để Mỹ gia nhập” bởi vì 11 quốc gia kia đã ký xong thỏa thuận mà không có Hoa Kỳ, theo Thượng Nghị Sĩ Sasse cho biết.

    Hồi đầu Tháng Ba, 11 quốc gia ký TPP tại Chile, sau khi điều chỉnh hồi hồi năm ngoái.

    Chỉ thị của ông Trump được đưa ra vào lúc ông đang dính vào một vụ tranh cãi thương mại với Trung Quốc, và đang tái thương thuyết Hiệp Ước Mậu Dịch Tự Do Bắc Mỹ (NAFTA) với Mexico và Canada, hai quốc gia cũng là thành viên TPP.

    Ngoài Mexico và Canada các thành viên khác của TPP bao gồm Úc, Brunei, Chile, Nhật, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, và Việt Nam. (Đ.D.)




    (* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/sa...rump-lai-muon/ )
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #1752
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by Triển View Post



    Cựu đại sứ Mỹ: Tôi từ chức để phản đối hồi hương 8,000 người Việt
    April 7, 2018


    Đại Sứ Ted Osius nói chuyện tại hội chợ đại học Mỹ tổ chức tại Hà Nội ngày 30 Tháng Giêng, 2015. (Hình: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)

    WASHINGTON, DC (NV) – Ông Ted Osius, cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, nói rằng ông từ chức hồi năm ngoái vì chính quyền Tổng Thống Donald Trump yêu cầu ông gây sức ép với chính quyền Việt Nam để nhận hơn 8,000 người Việt tại Mỹ trong tình trạng bị trục xuất, theo tin nhật báo The Mercury News ở San Jose, California.

    Hầu hết những người trong tình trạng bị trục xuất – có khi chỉ vì vi phạm tội nhẹ – là những người tị nạn sống tại Mỹ từ lâu, sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc cách đây hơn 40 năm, vị cựu đại sứ viết như vậy trong bài luận của ông đăng trên trang mạng của Hiệp Hội Ngoại Giao Mỹ trong tháng này.

    “Sau nhiều thập niên sống tại Mỹ, bây giờ họ bị ‘trả lại’ một quốc gia do Cộng Sản cai trị, một nơi mà họ không bao giờ chấp nhận. Tôi sợ rằng nhiều người sẽ có vấn đề liên quan đến nhân quyền, và lúc đó sẽ là lỗi của chúng ta,” ông Osius viết như vậy.

    Bộ Ngoại Giao Mỹ từ chối trả lời phỏng vấn hôm Thứ Sáu, theo bài báo.

    Trong khi đó, Bộ Nội An không hồi âm khi Mercury News đặt câu hỏi.

    Ông Osius hiện là phó viện trưởng đại học Fulbright University Vietnam, một trường tư, bất vụ lợi ở Sài Gòn.

    Ông mô tả thời gian ba năm làm đại sứ tại Việt Nam là “đỉnh điểm của sự nghiệp 30 năm làm việc trong ngành ngoại giao của ông, và là một vinh dự cuộc đời.”

    Mercury News cho biết có tìm cách liên lạc với ông Osius qua trường đại học và hiệp hội nhân viên ngoại giao hôm Thứ Sáu nhưng không được.

    Tiết lộ của cựu Đại Sứ Osius gây chú ý rất lớn tại San Jose, nơi có hơn 100,000 người Mỹ gốc Việt cư ngụ, và được đưa ra vài tháng sau khi các nhà hoạt động Việt Nam khắp Hoa Kỳ, bao gồm nhiều người ở vùng Bay Area, đưa ra cảnh báo là cảnh sát di trú (ICE) bắt nhiều người Việt Nam trong diện trục xuất, tạo một cú sốc và sự sợ hãi trong cộng đồng, theo Mercury News.

    Các nhà hoạt động này cho rằng, chỉ trong Tháng Mười năm ngoái, hơn 100 người Việt Nam bị ICE bắt.

    Theo Mercury News, sự gia tăng bắt bớ này có vẻ là một bước mạnh mẽ của chính quyền Donald Trump, cố gắng trục xuất những người có hồ sơ tội phạm, ngay cả khi quốc gia gốc của những người này không hợp tác với chính phủ Mỹ.

    Trước đây, những người trong tình trạng trục xuất được phép ở lại Hoa Kỳ, nhưng chính quyền Trump lâu nay đang gây sức ép với Cambodia và Việt Nam nhận lại họ.

    Những người này, theo Mercury News, lâu nay đã quen với cuộc sống tại Mỹ, bây giờ bất thình lình bị bắt và trục xuất.

    Hồi năm 2008, Mỹ và Việt Nam ký một thỏa thuận là Việt Nam chỉ nhận hồi hương những ai đến Mỹ sau ngày 12 Tháng Bảy, 1995, ngày hai quốc gia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.

    Cho nên, những người bị bắt nhưng đến Mỹ trước ngày này hiện đang thắc mắc là chuyện trục xuất họ có vi phạm thoản thuận này không, theo các nhà hoạt động.

    Hồi Tháng Hai, nhiều tổ chức bảo vệ di dân nộp đơn kiện ra tòa, cho bằng chính quyền Mỹ vi phạm thỏa thuận với Việt Nam.

    Trong bài luận của mình, ông Osius nói rằng ông sợ rằng “chính sách mạnh bạo này” có thể hủy hoại bất cứ cơ hội nào mà ông Trump muốn có để thực hiện các mục tiêu trong quan hệ với Việt Nam, bao gồm giảm thâm thủng mậu dịch song phương, gia tăng quan hệ quốc phòng, và đối diện với các đe dọa trong khu vực, bao gồm luôn cả Bắc Hàn.

    “Tôi lên tiếng phản đối, bị yêu cầu im lặng, và tôi thấy rằng, có một giới hạn đạo đức mà tôi không thể vượt qua, nếu muốn duy trì sự chính trực của tôi,” ông Osius viết. “Tôi thấy rằng tôi có thể phục vụ đất nước tôi tốt hơn nếu làm việc bên ngoài chính quyền, bằng cách giúp xây dựng một đại học mới và tân tiến tại Việt Nam.” (Đ.D.)


    (* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/little-sa...chuc-vi-bi-ep/ )


    Thêm chi tiết mới về vụ Mỹ đòi trục xuất 8,600 người Việt
    April 14, 2018

    SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hai ngày sau khi truyền thông Mỹ đăng bài viết của ông Ted Osius, cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, trong đó ông nói rằng ông từ chức vì không đồng ý với chính quyền Tổng Thống Donald Trump, yêu cầu ông ép phía Việt Nam nhận hơn 8,600 người Việt trong tình trạng bị trục xuất về nước, hãng thông tấn Reuters có phỏng vấn ông về đề tài này.

    Bài viết của ông Osius có tựa đề “Speaking Out” đăng trên tạp chí Foreign Service Journal, số ra Tháng Tư, 2018.

    Vị cựu đại sứ Mỹ hiện là phó viện trưởng đại học Fulbright University Vietnam, một trường tư, bất vụ lợi ở Sài Gòn.

    Hồi năm 2008, Mỹ và Việt Nam ký một thỏa thuận là Việt Nam chỉ nhận hồi hương những ai đến Mỹ sau ngày 12 Tháng Bảy, 1995, ngày hai quốc gia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.

    Ông Osius cho Reuters biết, trong số những người trong diện trục xuất, có “một số” người đến Mỹ trước ngày 12 Tháng Bảy, 1995, bị trả về Việt Nam trong thời gian qua.

    Ông cũng nói rằng nhiều người trong số những người bị trục xuất là người ủng hộ chế độ miền Nam Việt Nam do Hoa Kỳ ủng hộ, và Hà Nội sẽ coi họ là thành phần gây bất ổn cho họ, vẫn theo Reuters.

    “Những người này không có một quốc gia để trở về,” ông Osius nói với Reuters.

    Nhiều người trong số họ đến Mỹ với tư cách tị nạn, sau khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt.

    Ông Osius nói với Reuters rằng chính quyền Donald Trump bắt đầu yêu cầu ông ép phía Việt Nam nhận những người này từ Tháng Tư, 2017, và đây là lý do ông từ chức hồi Tháng Mười.

    Ông Brendan Raedy, phát ngôn viên cảnh sát di trú (ICE), nói rằng, tính tới Tháng Mười Hai, 2017, có 8,600 người Việt Nam trong diện trục xuất, trong số này có “7,821 trường hợp bị kết tội hình sự.”

    Chính quyền Donald Trump phân loại Việt Nam và tám quốc gia khác là “ngoan cố” vì không muốn nhận những công dân của họ bị trục xuất.

    Tuy nhiên, di dân Việt Nam, theo Reuters, hầu hết là cư dân hợp pháp tại Hoa Kỳ, nhưng chưa phải là công dân, lại ở trong trường hợp đặc biệt.

    Theo ông Osius, hầu hết những người trong dạng trục xuất đến Mỹ trước năm 1995, thời điểm Mỹ và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao.

    Cựu Đại Sứ Osius cũng nói chính quyền Donald Trump còn đe dọa miễn đặc quyền cho các giới chức Việt Nam khi họ đến Mỹ và liên hệ vấn đề này với quan hệ thương mại giữa hai quốc gia.

    Ông nói với Reuters là có một số di dân vi phạm tội hình nghiêm trọng, nhưng nói thêm rằng “có một thỏa thuận giữa hai nước hồi năm 2008 là không đụng đến những người đến Mỹ từ năm 1975 đến năm 1995.”

    Ông Raedy không nói cụ thể lý do tại sao những người không bị kết tội hình sự lại nằm trong diện bị trục xuất, nhưng di dân ở Mỹ mà không có quy chế hợp pháp là phải bị trục xuất, theo Reuters.

    Tòa Bạch Ốc từ chối trả lời phỏng vấn của Reuters liên quan đến trục xuất.

    Bà Katina Adams, phát ngôn viên Vụ Đông Á Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nói rằng Mỹ và Việt Nam “tiếp tục thảo luận quan điểm của họ liên quan đến công dân Việt Nam cư ngụ tại Hoa Kỳ.”

    Một giới chức cao cấp của Việt Nam xác nhận với Reuters rằng Hà Nội cũng “đang thảo luận” với phía Mỹ về vấn đề này.

    “Nhiều người đến Mỹ sau khi cuộc chiến kết thúc,” giới chức này nói, và yêu cầu ẩn danh. “Đối với những người đến sau này, không phải ngay sau cuộc chiến, đó lại là vấn đề khác.”

    “Những người này được chấp nhận hồi hương.”

    Theo dữ kiện của ICE, có 71 người Việt bị trục xuất về nước năm 2017, so với 35 người trong năm 2016, và 32 người trong năm 2015, Reuters cho biết.

    Những dữ kiện này không cho biết những người này đến Mỹ năm nào.

    Theo Reuters, hồi Tháng Chín 2017, Đại Sứ Osius viết một lá thư cho Ngoại Trưởng Rex Tillerson, yêu cầu ông xem xét lại chính sách trục xuất.

    Vào Tháng Mười Một, sau khi ông Osius đã từ chức, ông Tillerson viết lại rằng “không thể tiếp tục tình trạng hiện nay” và Việt Nam cần phải nhận thêm người bị trục xuất, theo Reuters.

    Reuters cho biết không thể liên lạc được ông Tillerson, hiện không còn làm ngoại trưởng nữa, để phỏng vấn cho bài viết này. (Đ.D.)


    (* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/little-sa...yen-truc-xuat/ )
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #1753
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    #LạiKiểmChứng

    Vụ kiểm chứng Facebook này hay nè...
    Kiểm chứng Trâm thì ngày càng mất hứng vì Trâm tuyền là nói dóc.




    KIỂM CHỨNG: Facebook bị truy vấn, Trump bực tức về cuộc điều tra Nga

    15/04/2018



    Giám đốc Điều hành Facebook Mark Zuckerberg đến điều trần trước Ủy ban Năng lượng và Thương mại Hạ viện trong Điện Capitol ở Washington, ngày 11 tháng 4, 2018.


    Facebook bị truy vấn ở Washington và Tổng thống Donald Trump bực tức với những người mà ông xem là kẻ thù chính trị là hai sự kiện chiếm lĩnh một tuần đầy những hàng tít báo đến từ hai thế lực hiện diện khắp đời sống ở Mỹ — nền tảng mạng xã hội khổng lồ và tài khoản Twitter của ông Trump.

    Xem lại tính xác thực của một số phát biểu trong tuần qua từ ông Trump trong những dòng tweet và trong Nhà Trắng, từ Giám đốc Điều hành Facebook Mark Zuckerberg trong hai ngày điều trần trước Quốc hội và từ ông Mike Pompeo trong phiên điều trần chuẩn thuận ông vào vị trí bộ trưởng ngoại giao:

    ÔNG TRUMP: "Tôi đã nhất trí với phương sách mang tính hợp tác và có kỷ luật cao trong lịch sử là chúng tôi đã giao tiếp với Robert Mueller (Không như gia đình Clinton!). Tôi hoàn toàn tin tưởng Ty Cobb, Luật sư Đặc biệt của tôi, và đã được cố vấn đầy đủ suốt mỗi giai đoạn của quá trình này." — tweet ngày thứ Năm.

    SỰ THẬT: Tuyên bố của ông Trump nói ông ứng phó điềm tĩnh với cuộc điều tra của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller về những liên hệ giữa Nga với ban vận động tranh cử Trump năm 2016 trái ngược với những giãi bày tâm tư công khai của ông về việc sa thải ông Mueller, và việc ông mô tả cuộc điều tra là một "cuộc tấn công nhắm vào đất nước chúng ta," "giả trá" và một "CUỘC SĂN PHÙ THỦY!" (hàm ý ông bị bức hại chính trị)

    Dù ông có những lời lẽ đả kích và tỏ ra tức giận về quá trình này, song ông Trump đúng là đã nới rộng mức độ hợp tác. Hơn 20 nhân viên Nhà Trắng đã được tạo điều kiện để trả lời phỏng vấn với đội ngũ của ông Mueller. Nhà Trắng đã bàn giao hơn 20.000 trang tài liệu trong khi ban vận động tranh cử Trump đã đưa cho ông Mueller hơn 1,4 triệu trang.

    Dù vậy, ông Trump đã có bước đi khác thường vào tháng Hai là cho phép công bố một bản ghi chú mật mà ông nói minh oan cho ông. Bản ghi chú được biên soạn bởi phe Cộng hòa trong Ủy ban Tình báo Hạ viện và liên quan đến thẩm quyền do thám của FBI. Bằng việc công bố bản ghi chú đó, ông Trump đã bác bỏ thỉnh cầu mạnh mẽ từ giám đốc FBI và quan chức cao cấp thứ hai của Bộ Tư pháp, Rod Rosenstein, người được ông bổ nhiệm. Họ xin ông giữ kín bản ghi chú này bởi vì nó không chính xác và thiếu mất bối cảnh trọng yếu.

    ___

    ÔNG TRUMP: "Phần lớn hục hặc với Nga là tại vì cuộc Điều tra Nga Giả tạo & Tha hóa, cầm đầu bởi tất cả những người trung thành với Đảng Dân chủ, hoặc những người làm việc cho Obama. Mueller bị mâu thuẫn lợi ích nặng nhất trong tất cả (ngoại trừ Rosenstein người đã ký FISA & bức thư Comey). Không có Thông đồng, vì thế họ phát điên!" — tweet ngày thứ Tư.

    SỰ THẬT: Nói cuộc điều tra đang được thực hiện bởi "tất cả những người trung thành với Đảng Dân chủ" là không đúng.

    Ông Mueller theo Đảng Cộng hòa và một số người khác trong đội ngũ của ông trước đây được các tổng thống Cộng hòa bổ nhiệm. Một số người có quyên góp tiền cho các ứng cử viên Đảng Dân chủ trong những năm qua. Ông Mueller không thể cấm họ phục vụ dựa trên cơ sở đó vì quy định nghiêm cấm cứu xét mối liên hệ chính trị trong các hành động về nhân sự đối với các luật sư chuyên nghiệp. Ông Mueller báo cáo với cấp trên là ông Rosenstein.

    Về chuyện "hục hặc" giữa Mỹ và Nga, quan hệ giữa hai nước đã xấu đi vì rất nhiều lý do bao gồm sự can thiệp của Moscow vào Ukraine và sự ủng hộ của họ đối với Tổng thống Syria Bashar Assad — không phải chỉ do cuộc điều tra của ông Mueller. Hôm thứ Năm, ông Pompeo nói với các thượng nghị sĩ rằng "xung đột lịch sử" giữa hai nước "là do hành vi xấu của Nga gây ra."

    ___

    ÔNG POMPEO, tại phiên điều trần ở Thượng viện: "Tôi chưa bao giờ ủng hộ thay đổi chế độ" — phát biểu hôm thứ Năm về Triều Tiên.

    SỰ THẬT: Không hẳn. Mặc dù ông tránh nói trắng ra rằng ông ủng hộ thay đổi chế độ từ nhà độc tài Triều Tiên Kim Jong Un, song ông Pompeo đã từng nói rằng một sự thay đổi cấp lãnh đạo nằm trong lợi ích an ninh của Mỹ. Tại Diễn đàn An ninh Aspen vào tháng 7, ông Pompeo nói rằng ông "hy vọng chúng ta sẽ tìm ra cách để tách chế độ đó" khỏi năng lực hạt nhân của họ, trong bối cảnh kho vũ khí của họ đang lớn dần.

    "Tôi tin chắc người dân Triều Tiên là những người đáng mến - và họ cũng rất muốn thấy ông ta ra đi," ông nói.

    Theo báo Financial Times, ông Pompeo đã nói vui tại sự kiện này rằng nếu như ông Kim "có biến mất, bạn biết lịch sử của CIA thế nào rồi đấy, thì tôi sẽ không nói về chuyện đó. Ai đó có thể nghĩ rằng có sự trùng hợp ngẫu nhiên."
    ___

    ZUCKERBERG: "Mọi người có khả năng nhìn thấy mọi thứ họ có trong Facebook, lấy nó ra, xóa tài khoản đó và chuyển dữ liệu của họ tới bất cứ nơi nào họ muốn." — điều trần tại Hạ viện ngày thứ Tư.

    SỰ THẬT: Nói như vậy là không sát thực.

    Người dùng có thể tải xuống một tập hợp nhỏ thông tin được thu thập về họ, nhưng không phải "mọi thứ." Và file tải xuống chủ yếu là một mớ hỗn độn những mối liên lạc, tin nhắn và những nhà quảng cáo được cho phép nhắm vào họ để quảng cáo thông qua Facebook. Vì thế thông tin này hầu như vô ích cho những người muốn gia nhập một mạng xã hội khác vì nó không đầy đủ và không được sắp xếp gọn ghẽ để một dịch vụ khác có thể dễ dàng nhập dữ liệu.

    Các chuyên gia nói Facebook đã khiến người dùng không thể, về mặt kỹ thuật, đem dữ liệu của mình đi nơi khác. Các nhà nghiên cứu đã không thể làm cho dữ liệu được mang đi dễ dàng bởi vì Facebook cứ thay đổi phần mền miễn phí cho công chúng sử dụng.
    ___

    ZUCKERBERG: "Có một chức năng điều chỉnh nên nếu bạn không muốn bất cứ dữ liệu nào được thu thập để dùng cho quảng cáo, bạn có thể tắt nó đi và chúng tôi sẽ không làm điều đó." — điều trần tại Hạ viện.

    SỰ THẬT: Không đơn giản như vậy. Người dùng có thể hạn chế việc nhắm mục tiêu quảng cáo, nhưng nó đòi hỏi nhiều bước mà có thể phải lặp lại định kỳ. Theo mặc định, Facebook cho người dùng xem quảng cáo dựa trên những ý thích mà họ đã thể hiện qua nhiều năm, những website mà họ đã truy cập và các công ty mà họ đã liên lạc.

    Bạn có thể tắt những quảng cáo nhắm mục tiêu như vậy với một lựa chọn duy nhất trong Facebook. Lấy thí dụ, nếu bạn làm như vậy bạn sẽ không nhận được quảng cáo trên Facebook cho một đôi giày bạn vừa xem qua trên một website mua sắm dù bạn vẫn sẽ nhận những quảng cáo chung chung.

    Nhưng việc đó không chấm dứt việc thu thập dữ liệu. Facebook cũng nhắm quảng cáo dựa trên thông tin về cá nhân bạn, chẳng hạn như độ tuổi của bạn và bạn có con hay không, cũng như bạn sử dụng trên thiết bị di động nào và thậm chí khuynh hướng chính trị của bạn — ngay cả khi bạn không chia sẻ rõ ràng bất cứ điều gì như vậy trên Facebook.

    Để tắt tất cả các mục đó thì bạn phải làm từng cái một. Và nếu bạn thích một trang mới, bấm vào một quảng cáo mới hoặc thêm địa chỉ email của bạn vào một danh sách liên lạc của một doanh nghiệp mới, tất cả bắt đầu lại từ đầu.

    ZUCKERBERG: "Có thể có những thứ cụ thể về việc bạn sử dụng Facebook như thế nào, ngay cả khi bạn không đăng nhập, mà chúng tôi theo dõi, để đảm bảo mọi người không lạm dụng các hệ thống." Và: "Nói chung, chúng tôi thu thập dữ liệu của những người chưa đăng ký gia nhập Facebook vì mục đích an ninh." — điều trần tại Hạ viện.

    SỰ THẬT: Facebook thu thập dữ liệu về thói quen trên mạng của bạn ở bất cứ nơi nào họ có thể tìm thấy bạn, và rất ít dữ liệu này dường như phục vụ mục đích an ninh.

    Facebook trả tiền cho các website bên thứ ba và các ứng dụng để họ chèn các mã theo dõi khắp internet và các thiết bị di động. Rồi mã đó báo cáo lại với Facebook về thói quen lướt web của bạn để giúp các quảng cáo nhắm mục tiêu chuẩn xác hơn. Cùng với Google, Facebook là một trong ba công ty thu thập dữ liệu hàng đầu trong lĩnh vực này, theo Reuben Binns, một nhà khoa học máy tính của Đại học Oxford chuyên nghiên cứu các công ty này.

    Vào tháng 2, một tòa án ở Bỉ phán quyết Facebook đã vi phạm luật quyền riêng tư của Châu Âu với việc theo dõi như vậy bởi vì họ đã không có được sự chấp thuận cho cả việc thu thập lẫn lưu trữ dữ liệu.

    ___

    ZUCKERBERG: "Chúng tôi không bán dữ liệu cho các nhà quảng cáo. ... Chúng tôi cho phép các nhà quảng cáo báo cho chúng tôi biết họ muốn tiếp cận ai. Và sau đó chúng tôi cho đăng quảng cáo." — điều trần ở Thượng viện ngày thứ Ba.

    SỰ THẬT: Đúng là Facebook không bán dữ liệu người dùng trực tiếp cho các bên thứ ba, nhưng họ thu lợi từ thông tin này. Các nhà quảng cáo chọn những đối tượng người dùng mà họ muốn tiếp cận và Facebook sẽ điều chỉnh quảng cáo cho phù hợp với những người dùng đó, dựa trên lượng thông tin rộng lớn mà Facebook có về nơi mọi người sinh sống, họ bao nhiêu tuổi và họ có những sở thích gì. Đối tượng càng cụ thể, Facebook tính phí quảng cáo càng nhiều.

    Kiểu kinh doanh này không có nghĩa là dữ liệu người dùng vẫn nằm trong Facebook. Vụ bê bối về quyền riêng tư mới đây phát sinh từ một tiết lộ rằng công ty tư vấn chính trị có liên hệ tới ông Trump, Cambridge Analytica, đã tìm cách thu thập dữ liệu về hàng chục triệu người dùng Facebook thông qua một ứng dụng được cho là một công cụ nghiên cứu. Với các ứng dụng, Facebook không bán dữ liệu — họ cung cấp dữ liệu miễn phí cho các ứng dụng.
    ___

    ÔNG TRUMP: "Tôi mới nghe nói họ đột nhập văn phòng của một trong những luật sư riêng của tôi, một người tốt, và đó là một tình huống đáng hổ thẹn." — phát biểu tại một cuộc họp với các cố vấn quân sự ngày thứ Hai.

    SỰ THẬT: Đó không phải là một vụ đột nhập. FBI đã thi hành một lệnh khám xét mà họ có được từ một thẩm phán để đột kích và thu giữ tài liệu về nhiều vấn đề khác nhau, trong số đó có một khoản tiền 130.000 đôla được luật sư của ông Trump, Michael Cohen, trả cho nữ diễn viên khiêu dâm Stormy Daniels. Đơn xin lệnh khám xét đã được Bộ Tư pháp chấp thuận.


    Michael Cohen, luật sư riêng của ông Trump, hiện đang bị điều tra hình sự. Cuộc đột kích của FBI hôm thứ Hai nhắm vào văn phòng, nhà riêng và phòng khách sạn của ông Cohen khiến ông Trump nổi cơn thịnh nộ.


    ÔNG TRUMP: "Họ không tìm thấy bất cứ sự thông đồng nào với Nga" — nhắc đến cuộc điều tra của ông Mueller.

    SỰ THẬT: Chưa có kết luận nào như vậy cả. Đúng là bằng chứng về sự thông đồng tới nay chưa xuất hiện trong cuộc điều tra của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016 và về mối quan hệ của ban vận động tranh cử của ông Trump với các nhân vật người Nga. Nhưng cuộc điều tra đang tiếp diễn và ông Mueller không tiết lộ cuộc điều tra của ông đã khám phá được gì ngoại trừ khi ông đệ trình cáo trạng. Mặc dù ông Trump tập trung sự tức giận của mình vào cuộc điều tra của ông Mueller, cuộc đột kích hôm thứ Hai được giám sát bởi Văn phòng Công tố viên Hoa Kỳ khu vực Manhattan (thành phố New York) chứ không phải bởi ông Mueller. Nhưng luật sư của ông Cohen, Stephen Ryan, cho biết cuộc đột kích này một phần dựa trên quyết định của ông Mueller chuyển hồ sơ cho nhà chức trách có thẩm quyền.
    ___

    ÔNG TRUMP: "Một lần nữa, họ không tìm thấy gì cả. Và việc không tìm thấy gì nói lên nhiều điều." — nhắc đến cuộc điều tra của ông Mueller.

    SỰ THẬT: Họ đã tìm thấy điều gì đó.

    Cho tới nay, bốn cộng sự của ông Trump đã bị buộc tội trong cuộc điều tra của ông Mueller, và ba người trong số này đã nhận tội khai man với nhà chức trách. Những người này bao gồm Michael Flynn, cựu cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng, và Rick Gates, cựu phụ tá tranh cử của ông Trump. Nhìn chung, 19 người, gồm 13 người Nga, đã bị buộc tội.

    Được biết ông Mueller xem ông Trump là một đối tượng của cuộc điều tra hình sự của ông tính tới thời điểm này. Là đối tượng của cuộc điều tra - thay vì là mục tiêu - cho thấy ông Mueller có thể hiện không đang chuẩn bị truy tố hình sự tổng thống nhưng xem ông hệ trọng hơn một nhân chứng đơn thuần.

    Để có được lệnh khám xét, các đặc vụ và công tố viên phải cho thẩm phán thấy rằng có lí do khả tín của hoạt động phạm tội và việc khám xét một khu nhà có thể sẽ tìm thấy bằng chứng của hoạt động đó




    (* nguồn: Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ )
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #1754
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    #TựThiêu

    Mặc dù Trâm đã rút Mỹ ra khỏi hiệp ước khí hậu Paris, khiến nước Mỹ thụt lùi lại vài năm, nhưng không có nghĩa là Hoa Kỳ tiếp diễn như vậy với tổng thống mới (nhiệm kỳ tới?). Việc gì phải tự thiêu. Tui cho rằng hành động này có tính cách "nghĩa hiệp" nhưng nó không thay đổi được gì ở hiện trạng. Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là cuộc chiến lâu dài chứ không tuỳ thuộc vào một ông tổng thống thay đổi theo thời tiết. Chết như vậy không đáng.




    Một luật sư tự thiêu ở New York phản đối chính sách môi trường
    April 16, 2018


    Luât sư David S. Buckel phát biểu trong một phiên tòa bảo vệ quyền của người đồng tính.(Hình: AP Photo/Jose F. Moreno, Pool, File)


    NEW YORK (NV) – Một luật sư nổi tiếng đã tự thiêu chết tại một công viên ở thành phố New York hôm Chủ Nhật để phản đối tình trạng khí hậu biến đổi.

    Cảnh sát tìm thấy thi hài của Luật Sư David Buckel, 60 tuổi, tại Prospect Park ở khu Brooklyn. Trong bức thư tuyệt mạng bỏ lại gần đó ông Buckel viết là ông dùng dầu mỏ tự thiêu nhằm thể hiện sự tai hại mà con người gây ra cho Trái Đất. Theo ông nhiều người chết sớm vì thở không khí thiếu trong sạch.

    Luật Sư Buckel nổi danh vì những vụ tranh đấu pháp lý cho người đồng tính và chuyển đổi giới tính và làm việc với nhiều nhóm môi trường.

    Theo New York Times thư tuyệt mệnh của ông cũng được gởi đi trước bằng email đến các tờ báo ở New York. Tờ New York Daily News trích dẫn một đoạn: “Ô nhiểm tàn phá hành tinh của chúng ta qua không khí, đất, nước và thời tiết. Cái chết sớm của tôi bằng dầu mỏ phản ảnh hành vi chúng ta tự làm cho mình. Đây không phải hành động mới. Nhiều người đã chọn sự hy sinh đời sống của họ với quan niệm là không gì khác hơn cái chết để có thể nói lên một cách có ý nghĩa nhất những tai hại mà họ thấy.”

    Hồi thập niên 1990, ông Buckel là luật sư trưởng trong một vụ án mà cảnh sát Nebraska đã không bảo vệ được cho Brandon Teena, một thiếu nữ chuyển giới, bị hãm hiếp, tấn công và sau đó bị giết.

    Câu chuyện Teena được dựng thành cuốn phim năm 1999 với tựa là “Boys Don’t Cry” và nữ diễn viên Hilary Swank đoạt giải Oscar.

    Luật Sư David Buckel là giám đốc dự án và cố vấn pháp lý cho Lambda Legal, tổ chức bênh vực người người đồng tính và chuyển đổi giới tính LGBT. (C.H)


    (* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/mo...ch-moi-truong/ )

    Last edited by Triển; 04-17-2018 at 01:21 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #1755
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    1,993
    Very sad. Rõ là ông Buckel đã trong tình trạng tối tăm nhất của đời mình và NU cũng có thể hiểu vì sao một người đã cống hiến đời mình cho tư tưởng, lý lẽ của mình cảm thấy việc làm của mình bị tháo gỡ. Cái cảm giác bất lực không ảnh hưởng được sự thay đổi mình mong muốn. Nhưng NU không hiểu sự tự thiêu sẽ giúp gì cho nguyên nhân, mục đích của ông. Qua công việc hàng ngày ông đã giúp đỡ nhiều người, dù những việc đó không gây cảm xúc mạnh mẽ, nhưng chắc chắn có ý nghĩ – giờ thì không còn gì hết. Mất đi một tài năng. NU cảm cho người con gái và những người thân yêu ông để lại. Hi vọng linh hồn ông được sớm siêu thoát nơi miền cực lạc.
    Có khi trời nắng, có khi trời mưa.

  6. #1756
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by Nhã Uyên View Post
    Nhưng NU không hiểu sự tự thiêu sẽ giúp gì cho nguyên nhân, mục đích của ông.

    Chắc còn nguyên nhân sâu xa nào khác.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #1757
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Thêm chi tiết mới về vụ Mỹ đòi trục xuất 8,600 người Việt
    April 14, 2018

    SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hai ngày sau khi truyền thông Mỹ đăng bài viết của ông Ted Osius, cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, trong đó ông nói rằng ông từ chức vì không đồng ý với chính quyền Tổng Thống Donald Trump, yêu cầu ông ép phía Việt Nam nhận hơn 8,600 người Việt trong tình trạng bị trục xuất về nước, hãng thông tấn Reuters có phỏng vấn ông về đề tài này.

    Bài viết của ông Osius có tựa đề “Speaking Out” đăng trên tạp chí Foreign Service Journal, số ra Tháng Tư, 2018.

    Vị cựu đại sứ Mỹ hiện là phó viện trưởng đại học Fulbright University Vietnam, một trường tư, bất vụ lợi ở Sài Gòn.

    Hồi năm 2008, Mỹ và Việt Nam ký một thỏa thuận là Việt Nam chỉ nhận hồi hương những ai đến Mỹ sau ngày 12 Tháng Bảy, 1995, ngày hai quốc gia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.

    Ông Osius cho Reuters biết, trong số những người trong diện trục xuất, có “một số” người đến Mỹ trước ngày 12 Tháng Bảy, 1995, bị trả về Việt Nam trong thời gian qua.

    Ông cũng nói rằng nhiều người trong số những người bị trục xuất là người ủng hộ chế độ miền Nam Việt Nam do Hoa Kỳ ủng hộ, và Hà Nội sẽ coi họ là thành phần gây bất ổn cho họ, vẫn theo Reuters.

    “Những người này không có một quốc gia để trở về,” ông Osius nói với Reuters.

    Nhiều người trong số họ đến Mỹ với tư cách tị nạn, sau khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt.

    Ông Osius nói với Reuters rằng chính quyền Donald Trump bắt đầu yêu cầu ông ép phía Việt Nam nhận những người này từ Tháng Tư, 2017, và đây là lý do ông từ chức hồi Tháng Mười.

    Ông Brendan Raedy, phát ngôn viên cảnh sát di trú (ICE), nói rằng, tính tới Tháng Mười Hai, 2017, có 8,600 người Việt Nam trong diện trục xuất, trong số này có “7,821 trường hợp bị kết tội hình sự.”

    Chính quyền Donald Trump phân loại Việt Nam và tám quốc gia khác là “ngoan cố” vì không muốn nhận những công dân của họ bị trục xuất.

    Tuy nhiên, di dân Việt Nam, theo Reuters, hầu hết là cư dân hợp pháp tại Hoa Kỳ, nhưng chưa phải là công dân, lại ở trong trường hợp đặc biệt.

    Theo ông Osius, hầu hết những người trong dạng trục xuất đến Mỹ trước năm 1995, thời điểm Mỹ và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao.

    Cựu Đại Sứ Osius cũng nói chính quyền Donald Trump còn đe dọa miễn đặc quyền cho các giới chức Việt Nam khi họ đến Mỹ và liên hệ vấn đề này với quan hệ thương mại giữa hai quốc gia.

    Ông nói với Reuters là có một số di dân vi phạm tội hình nghiêm trọng, nhưng nói thêm rằng “có một thỏa thuận giữa hai nước hồi năm 2008 là không đụng đến những người đến Mỹ từ năm 1975 đến năm 1995.”

    Ông Raedy không nói cụ thể lý do tại sao những người không bị kết tội hình sự lại nằm trong diện bị trục xuất, nhưng di dân ở Mỹ mà không có quy chế hợp pháp là phải bị trục xuất, theo Reuters.

    Tòa Bạch Ốc từ chối trả lời phỏng vấn của Reuters liên quan đến trục xuất.

    Bà Katina Adams, phát ngôn viên Vụ Đông Á Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nói rằng Mỹ và Việt Nam “tiếp tục thảo luận quan điểm của họ liên quan đến công dân Việt Nam cư ngụ tại Hoa Kỳ.”

    Một giới chức cao cấp của Việt Nam xác nhận với Reuters rằng Hà Nội cũng “đang thảo luận” với phía Mỹ về vấn đề này.

    “Nhiều người đến Mỹ sau khi cuộc chiến kết thúc,” giới chức này nói, và yêu cầu ẩn danh. “Đối với những người đến sau này, không phải ngay sau cuộc chiến, đó lại là vấn đề khác.”

    “Những người này được chấp nhận hồi hương.”

    Theo dữ kiện của ICE, có 71 người Việt bị trục xuất về nước năm 2017, so với 35 người trong năm 2016, và 32 người trong năm 2015, Reuters cho biết.

    Những dữ kiện này không cho biết những người này đến Mỹ năm nào.

    Theo Reuters, hồi Tháng Chín 2017, Đại Sứ Osius viết một lá thư cho Ngoại Trưởng Rex Tillerson, yêu cầu ông xem xét lại chính sách trục xuất.

    Vào Tháng Mười Một, sau khi ông Osius đã từ chức, ông Tillerson viết lại rằng “không thể tiếp tục tình trạng hiện nay” và Việt Nam cần phải nhận thêm người bị trục xuất, theo Reuters.

    Reuters cho biết không thể liên lạc được ông Tillerson, hiện không còn làm ngoại trưởng nữa, để phỏng vấn cho bài viết này. (Đ.D.)


    (* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/little-sa...yen-truc-xuat/ )




    #BịĐuổiVìTộiNgu


    Tâm sự từ trại giam của sinh viên Việt sắp bị Mỹ trục xuất


    Di dân bị trục xuất khỏi Mỹ.


    Hơn 100 tin nhắn tưởng chừng “vô hại” gửi cho cô gái Mỹ đã đẩy một sinh viên Việt rơi vào vòng lao lý và trong cảnh sắp bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ.

    Từ trại giam của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) ở Pennsylvania, vốn thực hiện các vụ bắt giữ di dân, anh Trần Thái Hưng, 27 tuổi, quê ở thành phố cảng Hải Phòng, cho VOA Việt Ngữ biết rằng anh sang Mỹ du học tự túc từ năm 2009 theo diện visa F1.

    Tháng Tám năm ngoái, khi chỉ còn một năm là kết thúc khóa học thạc sĩ về tài chính, anh Hưng vướng vào một vụ anh cho là “vớ vẩn” và bị Đại học Wilmington ở tiểu bang Delaware cho thôi học. Nhưng mọi chuyện không dừng ở đó.

    Theo lời kể của sinh viên này, do cuộc sống “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt” với người vợ gốc Việt, anh nhắn tin trong nhiều tháng trời cho một cô gái người Mỹ dù cô nói đã có bạn trai.

    Anh cho biết đã gửi hơn 150 tin nhắn, trong đó có nhiều tin “chỉ hỏi han sức khỏe” và nhắc cô gái “giữ ấm khi trời lạnh” vì cứ nghĩ nó sẽ “mưa dầm thấm lâu” và “vô hại như ở Việt Nam”.

    Nhưng nữ sinh người Mỹ đã lên báo cảnh sát và nam sinh viên người Việt đã bị bắt và bị kết án tại tòa vì tội “quấy rối”.

    “Em chưa bao giờ muốn hại ai nên em bị kết tội này rất oan uổng. Em muốn được ra ngoài để có cơ hội tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình vì em sang đây chỉ muốn có cuộc sống tốt đẹp cho mình và giúp gia đình, chứ chẳng ai muốn phạm tội vớ vẩn này và bị đuổi về cả”, anh Hưng nói.


    Hàng nghìn người gốc Việt hiện trong diện bị trục xuất, theo ICE.

    Theo ICE, sau khi anh Hưng “bị đuổi học”, tình trạng cư trú theo diện không di dân của anh cũng bị chấm dứt. Đại diện của cơ quan này cho VOA Việt Ngữ biết rằng ngày 2/9/2017 lực lượng cưỡng chế thi hành của ICE đã bắt anh Hưng bên ngoài nơi làm việc ở Delaware vì “không tuân thủ các điều kiện cư trú không di dân”.

    Hồi cuối tháng Hai năm nay, theo ICE, một thẩm phán về nhập cư đã yêu cầu đưa anh Hưng ra khỏi Mỹ và trở lại Việt Nam, và “vụ việc liên quan tới anh ta hiện vẫn đang được xem xét”.

    Trả lời VOA Việt Ngữ, anh Hưng cho biết rằng anh muốn hợp pháp hóa tình trạng của mình để được ở lại Hoa Kỳ bằng việc xin tư cách thường trú nhân theo diện hôn thê với người vợ Mỹ gốc Việt nhưng anh nói rằng cô “không hợp tác” và coi anh như “đã chết rồi” sau khi anh dính vào vụ “quấy rối”.

    Khi được hỏi liệu đây có phải là một vụ kết hôn giả để được ở lại Mỹ, anh Hưng bác bỏ và nói thêm rằng nếu giả thì đã xin lấy thẻ xanh, tức thẻ thường trú nhân, ngay sau khi làm đám cưới một năm trước đó.

    Nam sinh viên người Việt cho biết đang “kháng án vụ quấy rối, nên phải mấy tháng nữa mới xong”. Anh nhiều lần thở dài khi nói về người thân ở Việt Nam cũng như tương lai của mình.

    “Bố mẹ em rất là buồn. Sang đây, chả làm gì mà lại dính vào vụ này, xong lại dính vào tội vớ va vớ vẩn nữa. Bị đuổi về thì bố mẹ em rất buồn. Bố mẹ nào chả buồn”, anh Hưng nói.


    Anh Hưng cho rằng tình trạng của mình một phần cũng là vì chính sách về di dân thắt chặt hơn của ông Trump.

    ​Sinh viên 27 tuổi cho rằng tình trạng của mình một phần cũng là vì chính sách về di dân thắt chặt hơn dưới thời kỳ nắm quyền của Tổng thống Trump.

    Anh nói: “Chính sách của ông ấy cứng rắn nên nó cũng làm thay đổi thái độ của thẩm phán, của những nhân viên ICE ở đây, thiên về đuổi người nhập cư về nhiều hơn. Ông Trump là tổng thống, là nhánh hành pháp, nên nó ảnh hưởng”.

    Khi được hỏi rằng nếu có cơ hội, anh muốn nói gì với nguyên thủ Mỹ, anh Hưng trả lời: “Đa số mọi người muốn đến Mỹ vì cuộc sống tốt đẹp hơn, không phải đến đây để quấy rối hay gây tội gì cả. Ai cũng chỉ muốn tốt cho gia đình mình thôi. Những người di dân tới đây, ông hãy cho người ta một cơ hội, vì có nhiều người đến đây một thời gian lâu rồi, có con cái, gia đình ở đây lâu rồi, không ai mong muốn bị cắt khỏi gia đình cả”.

    Theo Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ, tới tháng 12 năm ngoái, có 8.600 người gốc Việt ở Mỹ trong diện có thể bị trục xuất, trong đó “7.821 người phạm tội hình sự”.

    Tin cho hay, phần lớn những người này là thường trú nhân hợp pháp và chưa có quốc tịch Mỹ.

    Mới đây, cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius nói rằng ông “từ chức” khi gần hết nhiệm kỳ hồi năm ngoái vì bất đồng với chính sách của Tổng thống Trump, sau khi “bị ép” về kế hoạch trục xuất người gốc Việt, nhất là những di dân tới Mỹ sau Chiến tranh Việt Nam, mà ông nói “không có tổ quốc để trở về”.

    Trong khi đó, theo nhà ngoại giao này, phía Việt Nam lưỡng lự, không muốn nhận lại vì sợ họ "gây rối".



    (* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/tam-s...t/4354037.html )

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #1758
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Anh sinh viên du học này bị đuổi về là phải rồi. Xin sang Mỹ đi học chứ không phải xin di dân, bị thôi học ở Mỹ thì về Việt nam học tiếp. Mới 27 tuổi lại còn đủ cả gia đình ở Việt nam thì dễ sống hơn những người tỵ nạn Cộng sản bị trục xuất. Mai mốt xin đi du học ở Úc, hay ở Đại hàn cũng chưa muộn. Chả hiểu học thế nào mà 10 năm vẫn chưa xong?

  9. #1759
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Chả hiểu học thế nào mà 10 năm vẫn chưa xong?
    Chắc háo sắc hơn hiếu học.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #1760
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Ừ chắc xui háo phải một chị hồng nhan bạc miệng, đi mách với nhà chức trách.

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 03:00 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh