Register
Page 177 of 340 FirstFirst ... 77127167175176177178179187227277 ... LastLast
Results 1,761 to 1,770 of 3399

Thread: Trâm

  1. #1761
    *
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    sea
    Posts
    689
    Anh cho biết đã gửi hơn 150 tin nhắn, trong đó có nhiều tin “chỉ hỏi han sức khỏe” và nhắc cô gái “giữ ấm khi trời lạnh” vì cứ nghĩ nó sẽ “mưa dầm thấm lâu” và “vô hại như ở Việt Nam”.
    Hậu quả của chiêu thức "đẹp trai không bằng chai mặt"!

  2. #1762
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    Cựu thị trưởng New York đại diện TT Trump trong vụ điều tra Nga

    April 20, 2018


    Ông Rudy Giuliani (trái) và Tổng Thống Donald Trump tại một sân golf của ông Trump ở New Jersey. (Hình: AP Photo/Carolyn Kaster, File)

    WASHINGTON, DC (AP) – Ông Rudy Giuliani, cựu thị trưởng New York và là một người ủng hộ mạnh mẽ ông Donald Trump từ ngày đầu cuộc vận động tổng thống, vừa tham gia nhóm luật sư đại diện vị tổng thống trong cuộc điều tra Nga bị tố cáo xen vào bầu cử Mỹ.

    Như vậy, trong nhóm đại diện cho ông Trump có một cựu chính trị gia từng làm công tố viên liên bang và cũng từng là ứng cử viên tổng thống.

    Ông Giuliani cũng là một khuôn mặt thường xuất hiện trên truyền hình bảo vệ Tổng Thống Trump và từng kêu gọi ông Robert Mueller, điều tra viên đặc biệt, chấm dứt cuộc điều tra này.

    Trong khi đó, Tổng Thống Trump đang cân nhắc là có ngồi xuống để ông Mueller chất vấn những tố cáo liên quan đến người Nga trong cuộc bầu cử hay không.

    Ông Giuliani sẽ là người thương thuyết với ông Mueller về việc chất vấn ông Trump, một vai trò mà trước đây do Luật Sư John Dowd phụ trách.

    Ông Dowd từ chức hồi tháng trước.

    Đây là thời điểm rất bấp bênh cho ông Trump.

    Nhóm luật sư của ông được ông Mueller cho biết tổng thống không phải là mục tiêu của cuộc điều tra, có nghĩa là ông không bị truy tố tội hình sự.

    Tuy nhiên, ông Trump vẫn là chủ đề của cuộc điều tra – một tình trạng mà có thể thay đổi bất cứ lúc nào.

    Ông Jay Sekulow, luật sư riêng của tổng thống, nói với AP rằng ông Giuliani sẽ tập trung vào cuộc điều tra của ông Mueller.

    Trong một tuyên bố về chuyện mướn ông Giuliani, Tổng Thống Trump bày tỏ ước muốn của ông là cuộc điều tra sẽ chấm dứt sớm và khen ngợi vị cựu thị trưởng New York.

    “Rudy là tuyệt vời,” ông Trump nói. “Ông là một người bạn lâu năm của tôi, và ông muốn vấn đề này (cuộc điều tra) được giải quyết nhanh chóng để có lợi cho đất nước.”

    “Thật là vinh dự khi được tham gia vào nhóm bào chữa này, và tôi mong đợi không chỉ được làm việc với tổng thống, mà là còn được làm việc với Jay, Ty, và các đồng sự của ông,” ông Giuliani nói qua một tuyên bố.

    Ông Giuliani, là thị trưởng New York trong thời kỳ có cuộc tấn công 9-11, biết ông Trump trong nhiều thập niên, và là người có lối ăn nói mạnh bạo, đầy ngụy biện cứng rắn, giống như vị tổng thống hiện nay. (Đ.D.)



    (* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/cu...uong-new-york/ )


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #1763
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Bloomberg gives $4.5 million to help U.S. keep Paris climate accord commitment



    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #1764
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    #ĐẹpTraiChaiMặt


    Người được Trump đề cử gặp ‘rắc rối’
    25/04/2018
    Reuters



    Chuẩn Đô đốc Ronny Jackson, người được Tổng thống Donald Trump đề cử làm Bộ trưởng Cựu chiến binh rời Thượng viện sau khi gặp một số Thượng nghị sĩ ngày 24/4/2018.


    Bác sĩ của Tổng thống, ông Ronny Jackson, người được Tổng thống Donald Trump đề cử vào chức vụ Bộ trưởng Cựu chiến binh, ngày 24/4 “gặp khó khăn” khi một uỷ ban thượng viện trì hoãn việc chuẩn nhận ông vì có thêm “thông tin.”

    Chủ tịch Ủy ban Thượng viện phụ trách vấn đề Cựu chiến binh, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Johnny Isakson, và Thượng nghị sĩ Dân chủ Jon Tester nói trong một tuyên bố chung rằng “Chúng tôi sẽ tiếp tục điều tra các cáo giác nghiêm trọng này và đã yêu cầu Tòa Bạch Ốc cung cấp thêm thông tin để Ủy ban có thể tiến hành một cuộc đánh giá toàn diện.”

    Tờ New York Times hôm 24/4 dẫn lời một giới chức dấu tên cho hay Ủy ban có kế hoạch tổ chức buổi điều trần vào ngày 25/4 đang cứu xét những cáo buộc là dưới sự trông coi của ông Jackson, trong tư cách bác sĩ Tòa Bạch Ốc, đã phát sinh một trường làm việc thù nghịch và cho phép kê đơn quá mức.

    Tháng trước, ông Trump chọn ông Jackson thay thế ông David Shulkin tại Bộ Cựu chiến binh sau khi một phúc trình chính thức phát hiện ông Shulkin nhận vé xem giải quần vợt Wimbledon không thỏa đáng và rằng chánh văn phòng của Shulkin đã khai gian để vợ ông Shulkin có thể du hành bằng tiền chính phủ.

    Việc ông Jackson được đề cử đã gặp khó khăn vì những nghi vấn về kinh nghiệm lãnh đạo trước khi xuất hiện các tố cáo về đạo đức trên mặt báo New York Times.

    Ông Jackson là một Chuẩn Đô đốc Hải quân, phục vụ trong tư cách bác sĩ Tòa Bạch Ốc kể từ chính quyền Tổng thống George W. Bush và là bác sĩ theo dõi sức khỏe cho ông Trump kể từ khi ông Trump trở thành Tổng thống


    (* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/nguoi...i/4363713.html )
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #1765
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    Phát biểu trước nghị viện Hoa Kỳ
    Macron đặt nghi vấn về chính sách của Trump

    * Tổng thống Pháp cổ súy trước lưỡng viện Hoa Kỳ cho việc sát cánh trên bình diện quốc tế khi phát biểu và đã chỉ trích chính sách của Trump.
    * Macron giữ khoảng cách với các chuyện Trump thường tán dương về lãnh tụ độc tài quốc gia.

    bài phân tích của Hubert Wetzel từ Hoa Thịnh Đốn

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chỉ trích phần lớn chính sách của đồng sự Mỹ Donald Trump là sai hướng và ngay cả nguy hiểm. Trong bài phát biểu trước lưỡng viện hôm thứ Tư, Macron đã đề cập tới dù không nêu thẳng tên ông Trump. Tổng thống Pháp phác thảo một viễn cảnh hợp tác giữa Hoa Kỳ và Châu Âu tương phản ở nhiều điểm so với các quyết định của Trump cho đến nay.

    Ví dụ như Macron cảnh báo trước các vấn đề xã hội và kinh tế toàn cầu bị lún sâu vào chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa bảo hộ. Ông nói, "Có thể trông thấy hấp dẫn đấy, nhưng mà chính sách bế quan tỏa cảng sẽ không khả quan được". "Phẫn nộ và sợ hãi không giúp được gì cả". Đó là một cú hích gần như lộ liễu vào sườn ông đồng sự Hoa Kỳ, người gieo rắc phẫn nộ và hoang mang trong dân chúng lúc tranh cử và hứa hẹn cử tri thực hiện một chính sách chủ nghĩa quốc gia Nước-Mỹ-Trước-Đã.

    Từ dạo ấy Trump lặp đi lặp lại rõ ràng rằng các quyết định của ông sẽ làm theo đường lối đó, rằng các lợi ích nào ông ta sẽ tạo ra cho nước Mỹ qua chính sách này và ông sẽ tránh được các tổn thất gì. Ví dụ như ông viện dẫn lý do cho việc rút ra khỏi Hiệp ước khí hậu Paris với chính sách Nước-Mỹ-Trước-Đã, cũng như một chính sách nhập cư cứng rắn và mong muốn rút quân Mỹ thật nhanh khỏi Syria và A-Phú-Hãn. Chính sách kinh tế của Trump cũng theo logic chủ nghĩa quốc gia: tổng thống Mỹ bảo hộ hãng xưởng Mỹ bằng cách đánh thuế nhập cảng mà có thể chạm đến EU; EU dưới mắt Trump là kẻ thù trên thương trường chứ không phải là đối tác chính trị.

    Macron cổ súy trong bài phát biểu của mình về một sự trở lại của Mỹ. Thay vì bế quan trước thế giới, ông yêu cầu Mỹ và Châu Âu hãy thiết lập một "chủ nghĩa đa phương mới mẽ hơn, mạnh mẽ hơn". Chỉ qua cách này mới có thể chiến đấu chống lại khủng bố và sự tàn phá môi sinh và bảo vệ nền dân chủ. Không có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, trật tự thế giới Tây phương tự do mà Mỹ từng dựng nên sẽ không tồn tại được; các tổ chức quan trọng như Liên Hiệp Quốc và khối NATO sẽ tan rã.

    Các quyết định của Trump chống lại việc bảo vệ khí hậu và thuận cho việc lập thuế bảo hộ bị Macron chỉ trích nặng nề. Ông cảnh báo, "Chúng ta không có kế hoạch B". Bảo vệ nền kỹ nghệ xưa cũ ô nhiễm môi trường thay vì phát triển cái mới, sạch sẽ hơn, là sai lạc. Việc Châm ngòi "cuộc chiến kinh tế chống lại đồng minh" cũng không thể chấp nhận được. Để giải quyết các vấn đề giao thương hiện tại đã có các luật lệ thỏa thuận quốc tế.

    Macron thẳng thắn giữ khoảng cách với các chuyện Trump thường tán dương về lãnh tụ độc tài quốc gia. Ông nói, "Tôi không tán thành việc xưng tụng các thế lực mới và xu hướng quốc gia chủ nghĩa của họ". Khi kết thúc phát biểu của mình ông tổng thống Pháp còn nói thêm một câu có thể được hiểu là lời chỉ trích thói quen của Trump thường xuyên loan tin dối trá. Macron cảnh báo, "Không có sự thật thì sẽ không có một nền dân chủ thực sự".

    (* nguồn: http://www.sueddeutsche.de/politik/r...rage-1.3957616 )












    Chính phủ Đức e ngại sẽ có chiến tranh thương trường với Hoa Kỳ


    Đại diện chính phủ đang tính tới chuyện thuế bảo hộ đánh lên thép và nhôm bắt đầu từ tháng Năm cũng sẽ có giá trị đối với Liên Âu. Bà thủ tướng Đức Merkel muốn thương lượng với tổng thống Mỹ Trump vào ngày thứ Sáu.

    bài của Nico Fried, Berlin

    Ngay trước chuyến công du của bà gặp gỡ tổng thống Mỹ Donald Trump, nữ thủ tướng Đức Angela Merkel đã gần như không còn hi vọng gì tránh né được cuộc chiến trên thương trường giữa Mỹ và Châu Âu. Sáng thứ Năm trước chuyến công du của bà Merkel có tin trong vòng chính phủ về chuyện đe dọa áp thuế bảo hộ phía Mỹ rằng: "Phải tính đến chuyện các thuế bảo hộ sẽ ập tới vào ngày 1 tháng Năm". Trump đã ký lệnh áp các thuế bảo hộ vài tuần trước đây nhưng trước hết vẫn chừa Cộng đồng chung Châu Âu ra. Liên Âu đã tuyên bố sẽ có biện pháp phản ứng khi bị Mỹ dập thuế.

    Merkel muốn lên đường đi Hoa Thịnh Đốn chiều thứ Năm hôm nay. Thứ Sáu ngày mai trước hết bà sẽ gặp gỡ riêng Trump trong Tòa Bạch Ốc. Sau đó mới tiếp tục có cuộc đối thoại với những người đại biểu. Merkel muốn có một thảo luận mới với Mỹ về việc áp đặt thuế bảo hộ và các chướng ngại trên thương trường khác nữa. Chính phủ Đức còn sẵn sàng thương thảo lại mới về các thuế bảo hộ trên một phạm vi lớn hơn nữa bao gồm việc tham khảo theo lợi ích của Đức. Tuy nhiên về chuyện này có quan điểm khác nhau trong nội bộ Liên Âu. Theo Berlin, đặc biệt là chính phủ Hoa Kỳ phải "đình chỉ luôn" vụ áp đặt các loại thuế bảo hộ đã thông qua. Tin tức từ phủ thủ tướng cho hay cũng dựa trên các cuộc thương thảo tương tự của Hội đồng Liên Âu với chính phủ Hoa Kỳ.

    Cũng khó đàm thoại với Trump về các đề tài khác

    Đức hoan nghênh mở rộng bang giao kinh tế tốt đẹp giữa Mỹ và Đức. Đôi bên cùng hưởng lợi. Chính phủ Đức phủ nhận cáo buộc của Trump, rằng Hoa Kỳ bị đối xử không công bằng vì áp thuế bảo hộ lên hàng hóa Mỹ.

    Phủ thủ tướng đặc biệt chỉ trích rằng phía Mỹ luôn luôn chỉ lấy ra từng ngành riêng lẻ rồi chỉ trích vụ thuế má. Ví dụ như nếu chỉ trích vụ xe hơi bình thường của Mỹ sản xuất bị áp thuế 10% ở Châu Âu trong khi ngược lại Mỹ chỉ đánh có 3% thì là chính xác. Tuy nhiên nếu soi đến xe Pick-Ups, nghĩa là loại xe có sàn chở hàng hóa và loại xe SUV (Sport Utility Vehicle) là loại xe chạy đồi núi, là hai loại xe chiếm một phần ba số xe sản xuất của Mỹ thì tỉ lệ áp thuế chỉ còn 4,3 đối với 3,1.

    Trong vòng chính phủ Đức có tin rằng nếu chỉ lấy so sánh áp thuế của xe hơi ra mà bàn bảo "thì đối với chúng ta không thể chấp nhận được". Thay vào đó phải xét "toàn bộ thuế các ngành kỹ nghệ". Berlin còn cho hay rằng, các thuế áp lên hàng nhập cảng không phải được áp đặt tùy hứng, mà đã được thương thảo với nhau trong một phạm vi toàn diện vào năm 1994. Ngoài ra việc áp thuế nhập cảng được thực hiện theo các điều luật của Tổ chức Mậu dịch Thế giới WTO.

    Phủ thủ tướng Đức cũng tính tới chuyện sẽ có các cuộc đối thoại đầy khó khăn với Trump về các đề tài khác. Ví dụ như Merkel muốn tiếp tục các cố gắng thuyết phục của tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong những ngày vừa qua, thuyết phục Trump bỏ ý định đơn phương rút lui thỏa hiệp nguyên tử với Iran. Ngược lại Merkel có lẽ sẽ phải nghe chỉ trích vụ chi quá ít cho ngân sách quốc phòng.

    Vì chuyện thuế bảo hộ của Mỹ khả dĩ xảy ra, giám đốc BDI Dieter Kempf (Liên đoàn kỹ nghệ Đức) yêu cầu phải có một lập trường rõ ràng giữa chính phủ Đức và Hoa Thịnh Đốn. "Bà thủ tướng Đức nên yêu cầu tổng thống Hoa Kỳ đừng tập trung vào giới hạn nhập cảng thép và nhôm nữa". Ở Đức cứ 4 việc là có một công việc lệ thuộc vào việc xuất cảng. Trong kỹ nghệ còn lệ thuộc nhiều hơn, cứ 2 công việc là đã có một công việc bị lệ thuộc.

    (* nguồn: http://www.sueddeutsche.de/politik/h...-usa-1.3957818)




    Last edited by Triển; 04-26-2018 at 04:45 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #1766
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #1767
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367



    #TrâmFúc


    Bàn tay bí ẩn đàng sau cuộc điện thoại Trump – Phúc


    Ông Marc Kasowitz, luật sư riêng của TT Donald Trump, đồng thời có thân chủ là một nhà đầu tư Mỹ có sòng bài ở Việt Nam.


    VOA: ProPublica ngày 25 tháng 4 đăng bài báo cho biết cuộc gọi điện thoại đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc được thu xếp bởi Marc Kasowitz, luật sư riêng của ông Trump và cũng đại diện một thân chủ có các lợi ích kinh doanh ở Việt Nam. Với sự đồng ý của ProPublica, VOA Tiếng Việt dịch toàn bộ và nguyên văn bài báo sang tiếng Việt và đăng ở đây.





    Ngày 14 tháng 12, 2016, một tháng sau cuộc bầu cử, Tổng thống đắc cử Donald Trump có cuộc gọi điện thoại với thủ tướng Việt Nam. Vào thời điểm các chính phủ nước ngoài đang vội vã liên lạc với ông Trump, cuộc điện đàm này là một thắng lợi cho phía Việt Nam. Truyền hình nhà nước chiếu hình ảnh được nói là cuộc gọi của thủ tướng, với các quan chức khác ngồi xung quanh tươi cười.

    Nhưng bên trong Bộ Ngoại giao Mỹ, các quan chức bối rối và lo lắng. Từ lâu nay, các cuộc gọi sau cuộc bầu cử cho các nguyên thủ quốc gia là công tác được thu xếp bài bản. Việc tổng thống đắc cử nói chuyện với ai trước và việc các nhà ngoại giao chuyên nghiệp báo cáo về những vấn đề cần nêu và nên tránh đều được suy xét kỹ càng.

    Ban phụ trách chuyển tiếp quyền hành của ông Trump đã phớt lờ những quy ước đó. Bộ Ngoại giao Mỹ đã không đứng ra liên lạc với Việt Nam. Thay vào đó, luật sư cá nhân của ông Trump, Marc Kasowitz, đã giúp thu xếp cuộc gọi này.

    Ông Kasowitz có một thân chủ khác hết sức quan tâm đến Việt Nam: Philip Falcone, một nhà đầu tư người Mỹ với một sòng bạc lớn bên ngoài Thành phố Hồ Chí Minh. Sau cuộc gọi của ông Trump, ông Kasowitz sang Việt Nam cùng với ông Falcone. Họ đã gặp gỡ các quan chức chính phủ trong một nỗ lực nhằm thuyết phục Việt Nam bỏ lệnh cấm đánh bạc đối với công dân của mình. Một sự thay đổi như vậy sẽ khiến nhiều khách hơn đổ tới sòng bạc của ông Falcone.

    "Phil hỏi liệu Marc có thể sắp xếp một cuộc điện đàm giữa tổng thống và thủ tướng Việt Nam hay không," một người biết về cuộc gọi này nói. "Marc đã làm chuyện đó."

    Trong một cuộc phỏng vấn, ông Falcone phủ nhận ông đã yêu cầu cuộc gọi này. Ông nói thêm rằng không có gì là không thích đáng khi sắp xếp một cuộc gọi như vậy cả. "Chỉ là giúp một tay khi người ta nhờ thôi," ông nói. Một phát ngôn viên của ông Kasowitz thừa nhận ông đã cung cấp một "liên lạc qua điện thoại" cho chính phủ Việt Nam để gọi ông Trump.

    Ông Kasowitz đã đại diện ông Trump hơn 15 năm qua, bao gồm trong vụ lừa đảo Đại học Trump, chống lại cáo buộc quấy rối tình dục, và gần đây nhất là trong cuộc điều tra Nga.

    Ông Falcone, người đã bị cấm tham gia ngành chứng khoán vài năm trước sau khi thừa nhận có hành vi sai trái trong việc quản lý quỹ phòng hộ (hedge fund) của mình, trong mấy năm qua vẫn đang cố gắng cứu vãn khoản đầu tư hàng trăm triệu đôla của ông vào ngành kinh doanh sòng bạc ở Việt Nam. Tới giờ, khoản đầu tư đó vẫn chưa thu lãi, phần lớn là vì các quy định hạn chế các sòng bạc mở ra cho người đánh bạc nước ngoài.

    Không rõ liệu ông Trump có nhắc tới sòng bạc trong cuộc điện đàm vào tháng 12 năm 2016 hay trong bất kỳ liên lạc nào khác với ông Phúc hay không. Một phát ngôn viên Nhà Trắng nói nên chuyển các câu hỏi sang cho ông Kasowitz. Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ không hồi đáp yêu cầu bình luận.

    Các quan chức Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam nghe tin về cuộc gọi này trước từ công ty sòng bạc của ông Falcone, không phải từ ban phụ trách chuyển tiếp của ông Trump. Và họ không bao giờ nhận được thông tin nào từ ban phụ trách chuyển tiếp của ông Trump về những gì được thảo luận trong cuộc điện đàm. Họ chỉ nghe kể lại từ các quan chức Việt Nam, theo lời một người biết rõ về vụ việc này.

    "Bạn muốn Bộ Ngoại giao Mỹ thu xếp cuộc gọi và ghi chép lại," Susan Rice, một cố vấn cấp cao phụ trách giai đoạn chuyển tiếp của ông Barack Obama trong năm 2008-09, người sau này trở thành cố vấn an ninh quốc gia, cho biết. "Những liên lạc phải được thực hiện theo một cung cách mà tổng thống đắc cử có thể chịu trách nhiệm. Tổng thống đắc cử phải được báo cáo tổng quát."

    Vào tháng 11 năm 2008, ban phụ trách chuyển tiếp của ông Obama đã cảnh báo thẳng thừng những người ủng hộ có tiếng trong chiến dịch tranh cử của ông rằng "trong bất kỳ hoàn cảnh nào" cũng không được nói chuyện với "bất kỳ quan chức nước ngoài hoặc đại sứ quán nào thay mặt cho ban phụ trách chuyển tiếp hoặc Tổng thống đắc cử Obama."

    Cuộc gọi cho Việt Nam chỉ là một ví dụ về cách thức mà chính quyền Trump xóa mờ ranh giới giữa các lợi ích kinh doanh tư nhân và những lợi ích của đất nước. Ông Trump, người đã không thoái vốn khỏi đế chế bất động sản của mình, đã tuyên bố nước Mỹ "đang mở cửa làm ăn." Nhiều người đã tranh thủ nắm lấy lời hứa đó. Những doanh nhân, những người vận động hành lang, bạn bè, và các chức sắc nước ngoài đều đã tranh nhau tiếp cận ông Trump kể từ khi ông đắc cử, tin rằng họ có thể giành được các hợp đồng béo bở, nới lỏng các quy định, hoặc là cho các đối tác tiềm năng của họ thấy họ gần với quyền lực và ảnh hưởng.

    Ông Falcone, người không đóng góp cho chiến dịch tranh cử của ông Trump, nói với ProPublica rằng sòng bạc của ông vẫn chưa thu lợi gì từ cuộc điện đàm. "Thật sự là không có gì thay đổi kể từ khi có chính quyền mới."

    Lợi ích kinh doanh của ông Falcone tại Việt Nam có từ một thập niên nay. Quỹ Harbinger Capital của ông đã đổ tiền — Bloomberg ước tính ở mức hơn 450 triệu đôla — vào một khu nghỉ dưỡng - sòng bạc tên là The Grand Hồ Tràm Strip. Tọa lạc ve bờ biển ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cách thành phố Hồ Chí Minh hơn 120 km, khu phức hợp này bao gồm một tòa tháp bóng loáng mang phong cách Las Vegas, một sân golf được thiết kế bởi huyền thoại Greg Norman, và một casino với 90 bàn và một khu vực riêng tư cho những tay đánh bạc lớn được đặt tên là Pearl Room.

    Nhưng vì việc đánh bạc là bất hợp pháp ở Việt Nam, nó đề ra một trở ngại gần như không thể vượt qua được. Trong một chuyến thăm gần đây, sòng bạc rộng lớn này gần như vắng tanh. Nhân viên đông hơn khách. Một người quan sát ngành đánh bạc nói vui rằng, "bạn có thể lái một chiếc xe tải qua sòng bạc này và chẳng tông trúng ai cả."

    Để cứu dự án này, ông Falcone mấy năm qua đã vận động chính phủ Việt Nam cho phép công dân của mình đánh bạc trong sòng bạc của ông.

    Sòng bạc đã cho thấy nó không phải là phương tiện giúp ông Falcone phất lên trở lại như ông có thể đã hy vọng. Là một cầu thủ khúc côn cầu theo học Đại học Harvard rồi trở thành nhà quản lý quỹ phòng hộ rất thành công, ông từng có tên trong danh sách tỉ phú của tạp chí Forbes và tích lũy một cổ phần lớn trong Công ty của báo The New York Times. Nhưng tiền tài của ông Falcone tiêu tán trong những năm sau cuộc khủng hoảng tài chính. Trong một thỏa thuận dàn xếp vào năm 2013 với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch, ông bị cấm tham gia ngành chứng khoán trong năm năm và thừa nhận đã vay 100 triệu đôla không thích đáng từ quỹ của mình. Ông Falcone bị mất tên khỏi danh sách của Forbes.

    Hai tháng trước cuộc bầu cử năm 2016, đội ngũ của ông Falcone đi một nước cờ nhằm tăng thêm sức nặng chính trị cho dự án Hồ Tràm bằng việc bổ nhiệm hai thành viên hội đồng quản trị mới cho công ty sòng bạc: Tony Podesta, nhà vận động hành lang kỳ cựu và là anh trai của nhà quản lý chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton; và Loretta Pickus, cựu phó chủ tịch đặc trách sự vụ pháp lý tại Trump Entertainment Resorts, công ty sòng bạc giờ đã phá sản của ông Donald Trump.

    Một tuần sau khi ông Trump đắc cử, công ty sòng bạc của ông Falcone gửi một thông cáo báo chí mới ca ngợi việc bà Pickus được bổ nhiệm. Thông cáo nhắc đến vai trò của bà là đại diện cho Ivanka Trump và nói bóng gió tới nỗ lực của Hồ Tràm xin giấy phép đánh bạc địa phương tại Việt Nam.

    "Với kinh nghiệm dày dạn của bà Pickus với các bất động sản của ông Trump, bà hy vọng The Grand Hồ Tràm có thể tiếp tục đóng vai trò như một dự án ủng hộ mối quan hệ Mỹ-Việt cho Chính quyền Trump sắp nắm quyền," thông cáo nói, gọi việc bổ nhiệm bà là "một cơ hội tuyệt vời để chia sẻ những tập tục kinh doanh tốt nhất từ Mỹ trong khi Việt Nam cân nhắc các cơ hội cải tổ hệ thống quy định cho lĩnh vực nhà hàng khách sạn và đánh bạc của mình."

    Một trong những nhiệm vụ của bà Pickus tại công ty của ông Trump là giám sát việc thực thi chống rửa tiền. Sòng bạc Trump Taj Mahal ở Thành phố Atlantic, bang New Jersey, đã liên tục vi phạm luật chống rửa tiền, và đã nộp nhiều khoản tiền phạt vì thiếu sự giám sát thỏa đáng. Bà Pickus nói với ProPublica rằng bà có mối quan hệ kéo dài nhiều hàng thập niên với ông Trump nhưng chưa liên lạc với ông hay chính quyền của ông kể từ khi ông đắc cử. Bà cũng bênh vực các chương trình chống rửa tiền của sòng bạc của ông Trump là "tinh vi" và thích hợp.

    Sau chiến thắng bầu cử bất ngờ, ông Trump, một thân chủ lâu năm của ông Kasowitz, đột nhiên trở thành tổng thống đắc cử. Một phát ngôn viên của luật sư này thừa nhận vai trò của ông Kasowitz trong việc thu xếp cuộc gọi vào tháng 12 năm ngoái giữa ông Trump và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. "Theo yêu cầu của văn phòng Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Kasowitz đã cung cấp một liên lạc qua điện thoại mà phía Việt Nam có thể sử dụng để cố gắng thu xếp một cuộc gọi chúc mừng tới Tổng thống đắc cử Trump," người phát ngôn nói.

    (Đây không phải là cuộc gọi bất thường duy nhất của ông Trump trong giai đoạn chuyển tiếp đầy hỗn loạn. Tranh cãi bùng lên khi tin tức cho hay cựu Thượng nghị sĩ Bob Dole, người làm việc như một người vận động cho Đài Loan, đóng một vai trò trong việc thu xếp một cuộc gọi phá vỡ tiền lệ giữa ông Trump và Tổng thống Đài Loan.)

    Chỉ vài tuần sau cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Phúc, ông Falcone đến Hà Nội để gặp Thủ tướng Việt Nam và hối thúc ông Phúc về dự án sòng bạc. Truyền thông nhà nước đưa tin ông Falcone "đã yêu cầu chính phủ Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty của Mỹ, bao gồm cả quỹ Harbinger, để kinh doanh lâu dài và ổn định ở Việt Nam."

    Ông Falcone đã thuê một loạt các nhà vận động hành lang, tư vấn, và cố vấn truyền thông để thuyết phục chính phủ Việt Nam thay đổi các quy định về đánh bạc. Nỗ lực này bao gồm đưa Falcone lên trang bìa của tập chí Esquire Việt Nam, sắp xếp các cuộc gặp gỡ thường xuyên giữa ông Falcone và các quan chức hàng đầu của Việt Nam, và tìm kiếm sự trợ giúp từ đại sứ quán Mỹ.

    Không rõ lần đầu tiên ông Kasowitz can dự vào dự án Hồ Tràm là khi nào. Công ty luật của ông đại diện ông Falcone và các công ty liên quan của ông từ ít nhất là năm 2013. David Friedman, một luật sư đối tác tại công ty của ông Kasowitz cho đến khi được ông Trump bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ tại Israel, cũng đại diện quỹ của ông Falcone.

    Năm 2017, ông Kasowitz đến Việt Nam cùng với ông Falcone. Nhưng ông Kasowitz đi "không phải với tư cách là luật sư của tôi, chỉ là để tìm hiểu chuyện gì đang diễn ra ở đó," ông Falcone nói với ProPublica. Ông Falcone cho biết ông Kasowitz đã tham dự một số cuộc gặp gỡ với ông Falcone và các quan chức Việt Nam. Một phát ngôn viên của ông Kasowitz nói ông Kasowitz đã đến Việt Nam "để tư vấn cho ông Falcone về các vấn đề pháp lý" và từ chối bình luận thêm.

    Cũng trong chuyến đi này có Jerry Abbruzzese, một chuyên gia tư vấn của ông Falcone có lịch sử tận dụng các mối quan hệ trong chính phủ cho các lợi ích kinh doanh. Ông được biết đến nhiều nhất trong vai trò nhân chứng chính trong các phiên tòa tham nhũng xét xử cựu lãnh đạo Thượng viện bang New York, Joe Bruno. Vụ việc tập trung vào việc ông Bruno nhận một hợp đồng tư vấn và khoản thanh toán lớn cho một con ngựa đua từ ông Abbruzzese. Ông Bruno cuối cùng được tha bổng. Ông Abbruzzese không bị cáo buộc trong vụ việc. Ông từ chối bình luận về vai trò của mình trong dự án Hồ Tràm.

    Hai công ty có trụ sở tại Washington với nhân sự bao gồm các nhà ngoại giao từ các chính quyền của Đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa, BowerGroupAsia The Asia Group, cũng có làm việc giúp dự án sòng bạc của Falcone. Theo ông Falcone, Asia Group hỏi xin ông một liên lạc với ông Kasowitz vì mối quan hệ thân cận của luật sư này với chính quyền Trump. Một phát ngôn viên của Asia Group nói: "The Asia Group không bình luận về thông tin kinh doanh bí mật, bao gồm tên của khách hàng của chúng tôi và các điều khoản hợp đồng của chúng tôi."

    Asia Group cộng tác với ông Falcone để tổ chức một hội nghị các nhà đầu tư tại New York cho chuyến thăm của Thủ tướng Phúc đến Mỹ vào tháng 5 năm ngoái. Tham dự hội nghị này có các nhân vật tiếng tăm bao gồm Tướng hồi hưu David Petraeus, giờ làm cho công ty KKR.

    Ngày hôm sau, ông Phúc tới Washington để hội kiến trực tiếp Tổng thống Trump tại Nhà Trắng. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về thương mại và Triều Tiên. Khi ông Trump và ông Phúc rời khỏi một cuộc họp lớn trong Phòng Nội các, ông Marc Kasowitz cũng có mặt ở đó, dường như đang chờ đợi, theo một người nắm rõ chuyến thăm này. Ông Kasowitz chào ông Trump và bắt tay ông Phúc.

    Nhà Trắng và Đại sứ quán Việt Nam từ chối bình luận về cuộc gặp của ông Trump và ông Phúc. Không có bằng chứng cho thấy ông Trump nêu ra dự án Hồ Tràm.

    Phát ngôn viên của ông Kasowitz phủ nhận ông ta khi đó đang đứng đợi để chào thủ tướng: "Ông Kasowitz có mặt tại Nhà Trắng vào ngày 31 tháng 5 năm 2017 vì việc khác. Ông ấy không hề biết Thủ tướng Việt Nam có mặt ở đó vào ngày hôm đó, ông ấy không đợi bên ngoài một phòng họp để gặp Thủ tướng, việc ông ấy gặp Thủ tướng với Tổng thống là một sự trùng hợp ngẫu nhiên và ông ấy không có cuộc trò chuyện có thực chất nào với Thủ tướng."

    Người phát ngôn này nói thêm, "Ông Kasowitz và bất cứ ai khác trong công ty đều không sử dụng bất kỳ sự tiếp cận nào [với ông Trump] để giúp một thân chủ của công ty."

    Những nỗ lực của ông Falcone tới giờ vẫn chưa thành công: sòng bạc Hồ Tràm vẫn chưa được cấp giấy phép địa phương cho việc tổ chức đánh bạc. Một chuyên gia trong ngành nhận định đó là do có những bất đồng trong nội bộ nhà nước do Đảng Cộng sản kiểm soát.

    "Tôi cảm thấy rất sốc khi người ta cho rằng chính quyền sẽ nêu chuyện Hồ Tràm hoặc thậm chí nghĩ đến chuyện can dự vào," ông Falcone nói .



    (* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/trump...m/4366353.html )
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #1768
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    #SongSinh
    #NhưHaiGiọtNước
    #MỗiNgườiMỗiKiểu10PhânVẹnBù
    #ChịEmSanhĐôiCủaTrâm
    #DoloresLeisTrump




    (* https://www.instagram.com/p/BhyrkVJh...ource=ig_embed )







    Last edited by Triển; 04-27-2018 at 03:38 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #1769
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Dù nồng ấm, Merkel và Trump nêu ra khác biệt về thương mại, NATO


    Tổng thống Donald Trump bắt tay Thủ tướng Đức Angela Merkel trong Phòng Bầu dục của Nhà Trắng, ngày 27 tháng 4, 2018, ở Washington.

    Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu ra những khác biệt về thương mại và NATO hôm thứ Sáu tại một cuộc hội kiến tại Nhà Trắng, nơi họ cố gắng thể hiện sự nồng ấm và tình hữu nghị dù có những căng thẳng giữa hai nước đồng minh.

    Với việc ông Trump sắp sửa áp thuế nhập khẩu lên thép và nhôm mà sẽ sớm ảnh hưởng tới xuất khẩu của Châu Âu, bà Merkel nói quyết định giờ nằm trong tay của ông Trump về liệu có miễn trừ cho các quốc gia Liên minh Châu Âu hay không.

    “Chúng tôi đã trao đổi quan điểm. Quyết định này nằm ở tổng thống,” bà Merkel nói tại một cuộc họp báo chung sau khi ông Trump phàn nàn về sự mất cân bằng thương mại giữa Mỹ và Châu Âu, đặc biệt là đối với ô tô.

    Chuyến đi chóng vánh của bà Merkel diễn ra trong cùng một tuần mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có chuyến thăm cấp nhà nước tại Washington. Cũng như bà Merkel, ông Macron đã hối thúc ông Trump về thương mại và kêu gọi ông giữ Mỹ lại trong một thỏa thuận hạt nhân đa quốc gia với Iran. Dường như cả hai nhà lãnh đạo đều không đạt được tiến bộ đáng kể trong việc thuyết phục ông Trump về cả hai vấn đề.

    Bà Merkel nói bà có thể hình dung tới việc thương lượng một thỏa thuận thương mại song phương giữa EU và Mỹ, nói rằng Tổ chức Thương mại Thế giới đã không thể đưa tới các thỏa thuận đa phương.

    Ông Trump nói ông muốn có một mối quan hệ thương mại “đối ứng” với Đức và các quốc gia Châu Âu khác và muốn Đức và các đồng minh NATO khác chi trả thêm cho việc phòng thủ chung của khối, một vấn đề mà ông đã nhiều lần nêu lên.

    “Chúng tôi cần một mối quan hệ đối ứng, mà chúng tôi không có ... Chúng tôi đang nỗ lực cho việc đó và chúng tôi muốn làm cho nó công bằng hơn và thủ tướng muốn làm cho nó công bằng hơn,” ông Trump nói.

    Sau khi cuộc hội kiến gần đây nhất của họ tại Nhà Trắng thu hút sự chú ý khi hai nhà lãnh đạo không bắt tay trong Phòng Bầu dục, ông Trump đã chủ động bắt tay bà Merkel, hai lần, trong khi chúc mừng thủ tướng Đức về việc bà đắc cử hồi gần đây. Họ hôn lên má nhau khi bà tới Nhà Trắng.

    “Chúng tôi có một mối quan hệ thực sự tuyệt vời, và chúng tôi thực sự có mối quan hệ tốt đẹp ngay từ đầu, nhưng một số người đã không hiểu điều đó,” ông Trump nói trong Phòng Bầu dục, gọi bà Merkel là “người phụ nữ phi thường.”

    Bà Merkel, một người tính tình thận trọng, chưa tạo lập được một mối quan hệ cá nhân đặc biệt mạnh mẽ với ông Trump, và không khí của chuyến thăm làm việc một ngày của bà tương phản mạnh mẽ với tình cảm dào dạt giữa ông Trump và ông Macron.



    (* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/du-no...o/4368373.html )
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #1770
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    #NguyênQuán


    Lần công du ngắn ngủi này Merkel cũng trao tặng Trâm một món quà xách mé: tấm bản đồ của tiểu bang Rheinland-Pfalz / Đức vào thế kỷ 18 vẽ năm 1705. Trên đó có cố hương của ông bà của Trâm: thành phố Kallstadt.
    Trước khi kết thúc phát biểu trước lưỡng viện Hoa Kỳ, tổng thống Pháp Macron đã hích vào sườn rồi: "Một nền dân chủ thực sự phải có nền tảng trên sự thật". Trâm không thể phủ nhận nguyên quán của mình suốt đời.




    (* nguồn: http://www.spiegel.de/fotostrecke/an...-160368-7.html )
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:05 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh