Register
Page 246 of 340 FirstFirst ... 146196236244245246247248256296 ... LastLast
Results 2,451 to 2,460 of 3399

Thread: Trâm

  1. #2451
    Nhà Lầu TLNVN's Avatar
    Join Date
    Feb 2014
    Posts
    345
    Quote Originally Posted by Đậu View Post
    Anh TLNVN,
    Thì ra anh cũng có chủ ý, chủ kiến, từ lâu. Nhưng anh không nói ra thì ai mà biết răng tê mà mò. Nếu anh không muốn nói trước thì tôi xin phép giải trình trước. Rồi sau thì đến lượt anh. Nhớ nhen. Tôi không thích cái thói lập lờ, thâm thụt như trĩ lươn đâu đấy.
    ===============
    Nghe nói, ngày ấy, khi Bill Clinton tháo gỡ cấm vận đối với Việt nam thì, mặc nhiên, cũng là việc công nhận chủ quyền của việt cộng trên đất nước Việt nam. Và vì thế, việc tháo gỡ này đã làm người Việt hải ngoại phẩn nộ. Một số hội đòan gốc Việt đã tổ chức những cuộc mít tinh để lên tiếng phản đối công khai. Những vấn đề liên quan đến việc tháo gỡ cấm vận đã được mang ra bàn thảo trong các bữa cơm gia đình. Nói tóm tắt, ngày ấy, tình quê hương, nghĩa đồng bào của người Việt hải ngoại còn tha thiết mặn mà lắm.
    Rồi thì, thứ tình cảm ấy nhạt dần. Biểu hiện rõ nét nhất là, mới đây, qua việc Trâm vẫy cờ việt cộng, một động thái mà chưa có tổng thống Mỹ nào, trước đó, đã làm khi kinh lý Việt nam. Đây là một việc mang ý nghĩa tái khẳng định chủ quyền việt cộng trên đất nước Việt nam. Nhưng một số người Việt hải ngoại đã tỏ ra vô cảm trước việc này của Trâm. Lạ lùng chưa? Tại sao cùng một việc mà thái độ phản ứng của nhóm người này lại khác với ngày trước? Thời Bill Clinton thì phản ứng dữ dội mà đến thời Trâm thì lại nín khe?
    Có người bảo là tại tiền? Mãnh lực đồng tiền đã làm mù con mắt lương tri của họ. Những lợi nhuận từ nền kinh tế vững mạnh, hiện nay, mang đến đã làm họ biến đổi tâm tính. Họ cho là Trâm đã làm kinh tế phất lên. Nói xin lỗi, cái gì vững mạnh cũng đòi hỏi một nền tảng vững chắc. Cái nền cái tảng của nền kinh tế hiện này là do các tổng thống của nhiều nhiệm kỳ trước đóng góp. Nếu không có những người đi trước bồi đắp thì có đến mười chánh tổng Trâm cũng chả làm được gì ra trò?
    Nhớ mùa thuế năm trước, Trâm thay đổi một số khoản lệ để giảm thuế lợi tức cho người dân đã khiến cho một số người Việt nhảy cỡn lên vì mừng như nhặt được của rơi trên đường. Trộm nghĩ, động thái này rất hạ cấp và đáng bị khinh miệt dài lâu. Thì đành rằng "có thực mới vực được đạo" nhưng cũng có nhời chép rằng "miếng ăn là miếng tồi tàn". Không phải thứ gì cũng cho vào mồm nhai nuốt được. Con người khác với con vật ở chỗ biết phân biệt nhẽ phải mà thôi. Thì đấy, sau này mới biết cái khoản tiền phụ trội bất ngờ ấy đã làm thâm thủng ngân sách nước Mỹ thêm. Chồng thêm gánh nợ lên cổ lên vai cho con cho cháu sau này. Khốn nạn nữa là, sau này phát hiện ra, nhân dân hưởng một phần thì cái đám tài phiệt chủ nhân hưởng đến mười phần. Khốn nạn đến thế là cùng.
    Có người bảo là tại Trâm đánh Tầu nên chạy theo ủng hộ? Trộm nghĩ, việc đánh tầu thì có ăn nhập gì đến Việt nam? Chả nhẽ, tầu xụm thì Việt nam tức khắc được tự do? Thì mặc dù, rõ ràng là Tầu chi phối Việt nam rất mạnh trên nhiều phương diện nhưng bản chất của sự việc nằm ở đám việt cộng. Ngày nào còn việt cộng thì ngày ấy Việt nam chưa có tự do dân chủ. Sách xưa có nói: "thù trong giặc ngoài". Sách y tế thường thức cũng bảo: "trong uống ngoài xoa". Trộm nghĩ, cái gì bên trong thì quan trọng hơn cái bên ngoài. Bệnh gan bệnh phèo nguy hại hơn là bệnh ghẻ bệnh lác. Có bệnh bên trong thì phải trị liệu trước, còn bệnh ngoài da thì ăn nhằm ăn giải gì. Xoa thuốc dăm bận là khỏi, nô bích điêu. Hình như, sách lịch sử cũng có thuật lại việc quên thù trong để lo đánh giặc ngoài thì phải? Câu chuyện về An dương Vương và cái nỏ thần cũng tái khẳng định việc dẹp thù bên trong, trước khi tìm nơi ẩn náu, là quan trọng. Thì như làm vậy, rõ ràng là bên trong có yên thì bên ngoài mới thoáng. Lòng dạ vui vẻ thì mới hay thế giới bên ngoài vẻ vui.
    Cho nên, thì là rằng, chuyện đánh tầu có giúp Việt nam tự do dân chủ tức khắc không? Câu giả nhời là còn lâu cái cù loi ông Địa.

    tui đọc "phép giải trình" tui tưởng tui là Đỗ thành Đậu . dời ạ . hắc hắc hắc

    tui hỏi mà tui trả lời là tui khùng nặng rầu .

    tôn trọng Đậu tui viết vài chữ dải fây

    Mỹ mở cấm vận cho bang giao là điều đậu không mừng cho đất nước Việt Nam sao? đậu vẫn muốn Việt Nam sống trong kềm kẹp giữa thằng tàu , nga và vài đất nước cộng sản khác?

    tui rất mừng khi thấy Clinton làm chuyện này với hy vọng tương lai Việt Nam sẽ sáng hơn, con cháu có cơ hội hướng ra hải ngoại học hỏi , y tế khá hơn ... Lấy Bắc hàn ngày nay làm chứng.

    sau Clinton ông nào cũng thế chả riêng gì Trâm, chẳng qua mấy cái loa nó có thông... đồng hay không mà thôi

    "Người Việt vô cảm trước tấm ảnh Trâm cầm cờ máu ở bắc bộ phủ" , vụ này thì Đậu nên tổ chức họp báo, hỏi cộng đồng người Việt cho ra nhẽ. hỏi tui thì như nắm đuôi lươn


    đối với tui, gạo đã nấu thành cháo, dân nghèo trong nước có chút cháo húp là tui mừng. Cảnh dân nghèo, mất nhà, mất đất, cá thịt nhiễm độc , tàu bè bị đánh chìm ... tui đau lòng lắm chớ. nhưng tui gần xuống lỗ rầu , bọn trẻ quốc nội phải biết nắm lấy cơ hội để đưa đất nước thoát khỏi suy vong. đậu có diệu kế nào để hiến cho đất nước không?



    'Trâm giảm thuế mà sao dân Việt nhảy cỡn lên vui mừng như nhặt được của rơi trên đường.' Lạ nhể? tiền tui bán sức lao động mà phải sưu cao thuế nặng, tức lắm chớ , bây giờ chính phủ giả cho tui thêm 1 đồng là tui mừng 1 đồng. tiền mồ hôi nước mắt cúa tui mà, sao Đậu nghĩ người Việt nhặt được của rơi trên đường?


    chuyện nỏ thần, sách xưa, sách thuốc nam thuốc bắc thuốc dán , sách kinh tế, sách dân chủ ... Đậu thông hiểu làu làu . tui hy dọng ngày nào đó Đậu về quê hương quang phục làm ông đồ dạy lớp nhỏ lớp lớn sau này, tui không có cửa nghen Đậu .
    Last edited by TLNVN; 03-07-2019 at 08:36 AM.

  2. #2452
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,603
    Quote Originally Posted by TLNVN View Post
    đối với tui, gạo đã nấu thành cháo, dân nghèo trong nước có chút cháo húp là tui mừng. Cảnh dân nghèo, mất nhà, mất đất, cá thịt nhiễm độc , tàu bè bị đánh chìm ... tui đau lòng lắm chớ. nhưng tui gần xuống lỗ rầu , bọn trẻ quốc nội phải biết nắm lấy cơ hội để đưa đất nước thoát khỏi suy vong. đậu có diệu kế nào để hiến cho đất nước không?
    "Có chút cháo húp" là mừng thì mất công chạy qua Mỹ đi làm cu ly nâng bi chi cho nó nhục cha mẹ???

    #TLNVN: Trả Lời Như Vẹm Ngu

  3. #2453
    Banned
    Join Date
    Jan 2017
    Posts
    1,431
    Quote Originally Posted by Ốcland
    TLNVN: Trả Lời Như Vẹm Ngu

    Kha,kha,kha... Ông Địa ơi! Tui cười muốn té ghế...

    Thiệt đúng là Thầy Ốc mà. Chữ nào cũng “dịch” ra ngay boong được!

  4. #2454
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,603
    Coi mặt đặt tên dễ òm à. Cái máu bảo thủ nó đê tiện vậy á, biết hưởng tự do, ăn no, ở sạch nhưng người khác thì "húp cháo" là quá đủ rồi.

    Gần vẹm thì hâm
    Gần Trâm thì đếch ra gì.
    ((Rất) Tục ngữ)

  5. #2455
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc
    "Có chút cháo húp" là mừng thì mất công chạy qua Mỹ đi làm cu ly nâng bi chi cho nó nhục cha mẹ???
    #TLNVN: Trả Lời Như Vẹm Ngu
    Quote Originally Posted by ốc
    Coi mặt đặt tên dễ òm à. Cái máu bảo thủ nó đê tiện vậy á, biết hưởng tự do, ăn no, ở sạch nhưng người khác thì "húp cháo" là quá đủ rồi.

    Gần vẹm thì hâm
    Gần Trâm thì đếch ra gì.
    ((Rất) Tục ngữ)

    Gì mà cái máu bảo thủ. Cái máu đó là cái máu hèn hạ, nhục nhã. Chó vẫy cờ nào là nó phất cờ nấy để kiếm chút cháo qua ngày. Ở VN nó phất cờ đỏ, lúc sắp xanh cỏ nó lấp ló cờ hoa, để rồi ... bị người ta chửi cha.

  6. #2456

  7. #2457
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Hoang tưởng - Schizophrenia





    Nhắc lại chuyện TT Trump với nhân quyền và người Việt Nam

    Nguyễn Quốc Khải
    Gửi tới BBC từ Virginia, Hoa Kỳ


    SAUL LOEB - TT Trump vẫy lá cờ đỏ sao vàng hôm đến Hà Nội 27/02/2019

    Bài "Tổng Thống Trump Không Đếm Xỉa Đến Nhân Quyền, Tự Do, Dân Chủ Ở Việt Nam" trên diễn đàn BBC đã thu hút góp ý của nhiều độc giả.

    Tác giả xin đúc kết một số ý kiến đó và giải thích thêm về đề tài đang gây nhiều tranh cãi này sau chuyến thăm đến Hà Nội vừa qua của Tổng thống Hoa Kỳ.

    Điều đầu tiên phải nói là ngay cả vấn đề căn bản nhân quyền ông Trump còn không màng tới huống chi những vấn đề phức tạp hơn. Do đó chúng ta đừng mong đợi ông này sẽ lật độ chế độ CSVN và đánh đuổi Tầu Cộng. Đối với ông Trump rõ ràng là "Trump" và "Nước Mỹ trên hết".

    Về việc này độc giả Luy Dang góp ý rất chính xác như sau: "Các bác đấu tranh cho nhân quyền mà trông mong vào Trump thì không gì thảm hại và đáng thương cho bằng."

    Thượng đỉnh Trump-Kim và nhân quyền

    Không ít người lập luận rằng ông Trump đến Việt Nam để đàm phán với Chủ tịch Kim Jong-un về chương trình hạt nhân của Bắc Hàn, không phải về vấn đề nhân quyền của Việt Nam.

    Độc giả Vũ Thụy Biên nhận định "Mục đích [ông Trump] đến Việt Nam là để thỏa thuận, hòa giải với Triều Tiên chứ không phải để đòi nhân quyền cho Việt Nam. Ông ta là tổng thống Mỹ chứ không phải thánh! Và đòi nhân quyền cho Việt Nam không phải là sứ mệnh của ông ấy trong chuyến đi này."

    Thật ra ông Trump đến Việt Nam, ngoài mục đích họp với ông Kim, còn gặp gỡ những quan chức cao cấp nhất của Việt Nam về vấn đề thương mại và kế hoạch hợp tác toàn diện giữa hai nước.

    Bằng cớ là một số thỏa thuận mua bán giữa hai nước đã được ký kết và Tổng thống Trump đã mời Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sang thăm Hoa Kỳ trong năm nay. Nếu ông quan tâm đến nhân dân Việt Nam, ông vẫn có thể đặt vấn đề này với chính quyền Hà Nội.

    Trước khi Tổng thống Trump đi Việt Nam, ba dân biểu Hoa Kỳ, đồng chủ tịch Ủy ban Quốc hội về Việt Nam, Alen Lowenthal, Chris Smith và Zoe Lofgren đã gửi thư cho cho ông Trump kêu gọi ông đặt vấn đề nhân quyền và tù nhân lương tâm với Việt Nam.

    Các dân biểu Hoa Kỳ cũng yêu cầu ông Trump can thiệp để Việt Nam trả tự do cho Michael Phương Minh Nguyễn, một công dân Hoa Kỳ đang còn bị chính quyền Việt Nam giam giữ từ 7/7/2018 cho đến nay.

    Hôm 26/2, 2019, cùng ngày Tổng thống Trump đến Việt Nam, ở Little Saigon, California, người Việt hải ngoại có một biểu tình với ba mục tiêu: 1) Yêu cầu Tổng thống Trump lên tiếng đòi hỏi chính quyền Việt Nam tôn trọng nhân quyền, tự do và dân chủ; 2) Kêu gọi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân lương tâm và 3) Tố cáo Trung Quốc xâm chiếm đất đai và biển đảo của Việt Nam.

    Ngoài ra, đoàn người biểu tình còn trưng những bích chương và hô những khẩu hiệu ủng hộ mạnh mẽ cá nhân Tổng Thống Trump. Kết quả ra sao mọi người đã thấy. Không những ông đã không làm, mà còn ca ngợi chính quyền Hà Nội.

    Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và nhân quyền

    Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ luôn luôn đề cao nguyên tắc nhân quyền, tự do và dân chủ và phổ biến giá trị vạn năng này trên toàn thế giới, chống lại các chế độ độc tài từ quân phiệt, phát xít, cộng sản và nay là tư bản đỏ.

    Hoa Kỳ theo đuổi chính sách này vì lý tưởng và cũng vì quyền lợi của Hoa Kỳ.

    Hàng năm Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đều soạn thảo và phổ biến rộng rãi phúc trình về tình trạng nhân quyền tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế hàng năm cũng soạn thảo phúc trình về tình trạng tự do tôn giáo tại nhiều quốc gia.

    Tuy nhiên việc thực thi chính sách này phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế ở từng không gian và thời gian khác nhau và tùy thuộc và cá tính của các nhà lãnh đạo.

    Ông Trump và nhân quyền

    Về điểm này độc giả Đỗ Nguyễn Mai Khôi góp ý rằng:

    "Tôi không chờ đợi Mỹ cứu Việt Nam. Nhưng, tổng thống của một siêu cường quốc như Mỹ phải đặt yếu tố nhân quyền lên hàng đầu trong chính sách ngoại giao, không chỉ có thương mại và chính trị thôi. Qua chính sách ngoại giao, Mỹ có thể chỉ trích các nhà nước vi phạm nhân quyền và ủng hộ xã hội dân sự ở những nước thiếu nhân quyền như Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên... Hai điều này Trump hoàn toàn không làm. Vì vậy tôi phải phản đối Trump."

    Độc giả Arto Cao góp ý: "Đối với ổng là 'nước Mỹ hàng đầu' chứ không phải 'nhân quyền hàng đầu' hay 'Việt Nam hàng đầu'.


    Bà Đỗ Nguyễn Mai Khôi nói 'Tổng thống của một siêu cường quốc như Mỹ phải đặt yếu tố nhân quyền lên hàng đầu trong chính sách ngoại giao'

    Độc giả Quản Mỹ Lan có một lập luận tương tự: "Đòi hỏi Trump đếm xỉa đến Nhân Quyền là một điều không tưởng. Trách ai thì trách nhưng không thể trách một con người như Trump, vốn bản chất của ông ta là thế, sẵn sàng hạ nhục người khác, đạp lên danh dự, liêm sỉ mà tiến, thì trách làm chi?"

    Độc giả Ngô Châu Nguyễn chỉ trích: "Hai chữ 'nhân quyền' không có trong đầu của một con buôn."

    Độc giả Duong Ha viết: "Tui cũng có nói lâu rồi. Đấu tranh cho nhân quyền, cho dân chủ mà ủng hộ Chump là một sự ngu ngốc lố bịch."

    Độc giả Vũ Ngọc Tiêu nhận xét: "Đây là điều mà người có hiểu biết đã thấy ngay từ đầu. Chỉ có đám... kia tự nghĩ ra và tung hô vạn tuế. Trump đã có khi nào nói một tiếng liên quan tới người Việt hải ngoại chưa?"

    Theo tôi, bản chất của ông Trump là một người kỳ thị chủng tộc và độc tài. Kể từ ngày ông lên làm tổng thống, số người bất đồng chính kiến bị chính quyền Việt Nam kết án tù đã gia tăng đáng kể.

    Số tù nhân lương tâm bị giam cầm tổng kết vào cuối năm 2016 là 94 người theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, vào tháng 2, 2018 là 167 người theo BPSOS và cuối năm 2018 là 244 cũng theo BPSOS. Những con số này không kể những người đã mãn hạn tù hay còn bị quản chế tại nhà.

    Nếu Đảng Cộng sản Việt Nam có khả năng bịt miệng và tự do bỏ tù tất cả những người này, sẽ không bao giờ có nhân quyền, tự do và dân chủ ở Việt Nam. Do đó áp lực của Hoa Kỳ, Úc và Liên hiệp Âu châu vô cùng cần thiết.

    Các quốc gia Âu châu đã và đang áp lực Việt Nam cải thiện nhân quyền trong khi đàm phán về Hiệp Ước Thương Mại Tự Do (EU-Vietnam Free Trade Agreement - EVFTA).

    Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW, vào đầu năm nay đã kêu gọi Liên Hiệp Âu Châu hoãn phê chuẩn EVTFA cho đến khi chính phủ Việt Nam thực hiện những biện pháp cụ thể để cải thiện tình trạng nhân quyền, đặc biệt là kể từ 1-1-2019, Việt Nam đã cho áp dụng Luật an ninh mạng.

    Vào tháng 9, 2018, 32 thành viên của Nghị viện Âu châu đã ký một bức ngỏ bày tỏ mối quan tâm về việc gia tăng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam và kêu gọi chính quyền Việt Nam cải thiện tình trạng này trước khi đôi bên có thể ký kết EVTFA.


    Đánh TQ không cần nhân quyền?

    Một số người cho rằng thời buổi này không cần đến đấu tranh nhân quyền vì ông Trump đánh sập TQ, hệ thống cộng sản ở VN sẽ sập theo.

    Độc giả Đình Ấm Nguyễn lập luận: "Chiến lược của ông Trump là đưa Trung Quốc về đúng vị trí, tự do hàng hải ở Biển Đông, tiêu diệt cộng sản. Trước hết giải quyết hạt nhân Triều Tiên, củng cố liên minh ở Đông Bắc Á... Nay nếu hò hét nhân quyền ở Việt Nam thì chống Trung Quốc ở Biển Đông thế nào? Tôi không cần Mỹ ủng hộ nhân quyền ở Việt Nam, chỉ cần Tàu sụp là giải quyết được hết."

    Tuy thế, tôi nghĩ kịch bản chiến tranh giữa hai nước xem ra khó xẩy ra trong hoàn cảnh hiện nay. Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai cường quốc về kinh tế và quyền lợi liên kết chặt chẽ với nhau.

    Tổng số thương vụ giữa hai nước lên tới trên 770 tỉ Mỹ kim vào 2017. Hoa Kỳ có một số tranh chấp về kinh tế với Trung Quốc như nhập siêu quá lớn lên tới 375 tỉ Mỹ Kim vào 2017. Nhưng đây là những vấn đề cả hai nước sẽ phải giải quyết ôn hòa với nhau vì quyền lợi chung.

    Vấn đề nóng bỏng khó giải quyết hơn là việc Trung Quốc đòi quyền sở hữu phi lý gần 90% Biển Đông, xây dựng và quân sự hóa những đảo nhân tạo để bảo vệ đòi hỏi này. Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh kiên quyết không công nhận đòi hỏi của Trung Quốc và cho tầu chiến và phi cơ quân sự qua lại vùng này để bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không trong Biển Đông.

    Cho đến nay, cả hai bên đều không có dấu hiệu nhượng bộ. Biển Đông có thể là ngòi nổ chiến tranh mà đôi bên đều đã chuẩn bị đối phó nhưng đều không muốn xẩy ra. Các tín đồ Việt của ông Trump mong đợi một cuộc xung đột giữa hai cường quốc nguyên tử là một điều hoang tưởng.

    Thật vậy, mới đây Tổng Thống Trump cũng lên tiếng ca ngợi Chủ tịch Tập Cân Bình là người đáng kính phục và hai người có quan hệ tốt đẹp. Ông Trump còn cho biết việc đàm phán thương mại tiến triển đáng kể và sẽ mời Chủ tịch Tập qua Mỹ để họp cấp cao trong năm nay.

    Vai trò của người Việt quốc nội

    Vần đề nhân quyền ở Việt Nam có được cải thiện hay không cũng còn phải nhờ đến quyết tâm tranh đấu của những người trong nước. Về vấn đề này độc giả Linh Linh góp ý rằng "Người Việt không đứng lên đòi nhân quyền thì chờ thánh nào nào đòi hộ."

    Độc giả Võ Văn Tạo phản biện:

    "Dĩ nhiên, người Việt phải tự lo là chính. Nhưng người dân không tấc sắt có thể làm được gì với cộng sản độc tài, phát xít tàn bạo? Cũng như EU, Úc, Canada... Hoa Kỳ có thể gây sức ép với Hà Nội để yểm trợ giới tranh đấu cho tự do, dân chủ ở Việt Nam. Nhưng Trump không như Obama, Clinton. Ông phớt lờ tình trạng nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam. Trump còn trâng tráo khoe khoang tình bạn với những tên độc tài khét tiếng như Tập, Putin, Kim Jong-un..."

    Riêng tôi khá lạc quan về phong trào dân chủ ở trong nước. Mặc dù bị đàn áp thô bạo, phong trào dân chủ ở trong nước ngày càng mạnh.

    Vào giữa năm ngoái, hàng trăm ngàn người Việt ở nhiều tỉnh trên toàn quốc đã dũng cảm biểu tình chống Luật Đặc khu Kinh tế, Dự luật an ninh mạng, vi phạm nhân quyền và chống TQ.

    Hiện nay có ít nhất 244 tù nhân chính trị bị đang giam giữ và 22 tổ chức xã hội dân sự tranh đấu cho nhân quyền và dân quyền đang hoạt động ở trong nước.

    Cuộc đấu tranh nào cũng cam go và bắt đầu bằng những nhóm nhỏ. Đảng Cộng sản có thể làm chậm sự phát triển của phong trào dân chủ nhưng không thể triệt hạ phong trào dân chủ được vì nhân quyền, tự do và dân chủ là khát vọng sâu xa của con người.

    Đối với người Việt quốc nội, với lựa chọn giới hạn, trợ giúp của những chính phủ tự do dân chủ, những cơ quan nhân quyền quốc tế và người Việt hải ngoại là điều cần thiết để phong trào dân chủ trong nước vươn lên.


    /* nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/world-47479672


  8. #2458
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Quote Originally Posted by TLNVN View Post

    nói dzậy thì ông Clinton mở cấm vận , bang giao cho Việt Nam 1993 , thì Clinton công nhận cờ máu hay cờ quốc gia?
    Quote Originally Posted by TLNVN View Post
    tui đọc "phép giải trình" tui tưởng tui là Đỗ thành Đậu . dời ạ . hắc hắc hắc

    tui hỏi mà tui trả lời là tui khùng nặng rầu .

    tôn trọng Đậu tui viết vài chữ dải fây

    Mỹ mở cấm vận cho bang giao là điều đậu không mừng cho đất nước Việt Nam sao? đậu vẫn muốn Việt Nam sống trong kềm kẹp giữa thằng tàu , nga và vài đất nước cộng sản khác?

    tui rất mừng khi thấy Clinton làm chuyện này với hy vọng tương lai Việt Nam sẽ sáng hơn, con cháu có cơ hội hướng ra hải ngoại học hỏi , y tế khá hơn ... Lấy Bắc hàn ngày nay làm chứng.

    sau Clinton ông nào cũng thế chả riêng gì Trâm, chẳng qua mấy cái loa nó có thông... đồng hay không mà thôi

    "Người Việt vô cảm trước tấm ảnh Trâm cầm cờ máu ở bắc bộ phủ" , vụ này thì Đậu nên tổ chức họp báo, hỏi cộng đồng người Việt cho ra nhẽ. hỏi tui thì như nắm đuôi lươn


    đối với tui, gạo đã nấu thành cháo, dân nghèo trong nước có chút cháo húp là tui mừng. Cảnh dân nghèo, mất nhà, mất đất, cá thịt nhiễm độc , tàu bè bị đánh chìm ... tui đau lòng lắm chớ. nhưng tui gần xuống lỗ rầu , bọn trẻ quốc nội phải biết nắm lấy cơ hội để đưa đất nước thoát khỏi suy vong. đậu có diệu kế nào để hiến cho đất nước không?



    'Trâm giảm thuế mà sao dân Việt nhảy cỡn lên vui mừng như nhặt được của rơi trên đường.' Lạ nhể? tiền tui bán sức lao động mà phải sưu cao thuế nặng, tức lắm chớ , bây giờ chính phủ giả cho tui thêm 1 đồng là tui mừng 1 đồng. tiền mồ hôi nước mắt cúa tui mà, sao Đậu nghĩ người Việt nhặt được của rơi trên đường?


    chuyện nỏ thần, sách xưa, sách thuốc nam thuốc bắc thuốc dán , sách kinh tế, sách dân chủ ... Đậu thông hiểu làu làu . tui hy dọng ngày nào đó Đậu về quê hương quang phục làm ông đồ dạy lớp nhỏ lớp lớn sau này, tui không có cửa nghen Đậu .

    Anh TLNVN,

    Nhẽ thường thì trong lúc thảo luận phải có kẻ hỏi người đáp, rồi thì người đáp giở thành kẻ hỏi và kẻ hỏi thành người đáp. Có thế mới vui cửa vui nhà. Rồi thì, người hỏi không phải đơn thuần để hỏi mà để so sánh tư duy của mình với người đáp. Ấy là nguyên tắc cơ bổn trong việc thảo luận vậy. Chứ tự mình hỏi rồi mình ên giả nhời luôn thì người đời cho là khùng là đúng quá rồi còn gì. Mà nếu người hỏi cứ hỏi hoài thì cuộc thảo luận bỗng nhiên thành cái lớp học và người đáp hoài tự nhiên là thầy giáo? Nói thật lòng nhen tôi không muốn làm thầy của anh tẹo nào.

    Nói đến cấm vận thì phải nhắc đến những lãnh vực bị ảnh hưởng như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Chứ không đơn giản chỉ là kinh tế, là cái ăn như anh đã tư duy. Nói chả phải khen, anh hỏi tôi về mặt chính trị thì tôi giả nhời trúng ngay tróc. Còn anh thì lại lấy cái ăn làm chủ đạo cho câu giả nhời của mình. Chả ăn nhập gì đến câu hỏi của anh đặt ra. Thiệt là không biết nói làm sao cho phải nữa? Chả nhẽ người ta nói đúng: "trẻ khôn ra, già lú lại"?

    Nay xin nhắc lại việc cấm vận ở đây, cho tiện việc sổ sách. Nói nào ngay, việc Mỹ tháo gỡ cấm vận cho Việt nam là việc đáng mừng nếu như Mỹ buộc việt cộng thảo gỡ luôn guồng máy cai trị của họ. Chứ chỉ tháo gỡ kinh tế thôi thì là cái mừng nửa chừng xuân, không trọn ven. Có khi lại là việc "lợi bất cập hại". Là vì trong việc đi đến các thỏa thuận, dĩ nhiên, phía Mỹ đòi hỏi phải được đàm phán với thế lực có thẩm quyền giải quyết các vấn đề trong ngoài nước Việt nam. Thế lực ấy, thời ấy, là việt cộng và chưa được quốc tế công nhận là một tập thể có chủ quyền thực sự của việt nam. Thì như làm vậy, Việc Mỹ đàm phán với Việt cộng cũng là việc công nhận chủ quyền của việt cộng rồi. Tương tự như trên, gần đây, chánh tổng Trâm vẫy cờ máu là tái khẳng định chủ quyền của việt cộng, chứ còn gì nữa.

    Còn chuyện này, anh bảo nước Việt nam bị Nga, tầu kềm kẹp là không đúng sự thực. Tư duy đúng nhất là việt nam bị việt cộng kềm kẹp. Việt cộng bị Nga, tầu kềm kẹp. Thì như làm vậy, muốn thoát Nga thoát tầu thì chỉ cần triệt tiêu việt cộng.

    Tôi tư duy như thế về những việc này. Còn anh nghĩ sao?

    Nói đến việc chánh tổng Trâm mị dân qua việc giảm thuế suất năm rồi. Rằng, Trâm lấy tiền thuế của dân giả lại cho dân, chơi trò "gậy ông đập lưng ông." Tiền dân giả lại dân là đúng nhẽ Giời định. Ấy thế mà một số người Mỹ gốc Việt không biết nhẽ này, vội cho là Trâm ban ơn mưa móc. Thì như làm vậy, một số nhảy cỡn lên, còn số khác thì ngóng cổ há mồm cho mưa móc chảy vào tim gan phèo phổi. Sau này mới phay đao, phát hiện là việc giảm thuế này khiến ngân sách quốc gia càng thêm thâm thủng. Nợ nần chồng chất thêm lên vai lên cổ con cháu sau này. "Đời cha ăn mặn đời con khát nước" là vậy đấy.
    Đỗ thành Đậu

  9. #2459
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Triển View Post


    The trade deficit has deteriorated despite the White House’s
    protectionist trade policy, which President Donald Trump said
    is needed to shield U.S. manufacturers from what he says is
    unfair foreign competition.






    U.S. trade deficit hits 10-year high in 2018 on record imports

    Lucia Mutikani

    The Commerce Department said on Wednesday that an 18.8 percent jump in the trade deficit in December had contributed to the $621.0 billion shortfall last year. The 2018 deficit was the largest since 2008 and followed a $552.3 billion gap in 2017.

    The trade deficit has deteriorated despite the White House’s protectionist trade policy, which President Donald Trump said is needed to shield U.S. manufacturers from what he says is unfair foreign competition.

    The United States last year imposed tariffs on $250 billion worth of goods imported from China, with Beijing hitting back with duties on $110 billion worth of American products, including soybeans and other commodities. Trump has delayed tariffs on $200 billion worth of Chinese imports as negotiations to resolve the eight-month trade war continue.

    The United States has also slapped duties on imported steel, aluminum, solar panels and washing machines. The goods trade deficit with China increased 11.6 percent to an all-time high of $419.2 billion in 2018. The United States had record imports from 60 countries in 2018, led by China, Mexico and Germany. Imports of good hit a record $2.6 trillion last year.

    The December trade deficit of $59.8 billion was the largest since October 2008 and overshot economists’ expectations for a $57.9 billion shortfall, as exports fell for a third straight month and imports rebounded.

    The release of the December report was delayed by a 35-day partial shutdown of the government that ended on Jan. 25.

    When adjusted for inflation, the goods trade deficit surged $10.0 billion to a record $91.6 billion in December. The jump in the so-called real goods trade deficit suggests that trade was probably a bigger drag on fourth-quarter gross domestic product than initially estimated by the government.

    The government reported last week that trade subtracted 0.22 percentage point from GDP growth in the fourth quarter. The economy grew at a 2.6 percent annualized rate in the October-December quarter, slowing from the third quarter’s brisk 3.4 percent pace.

    The downbeat trade data joined weak December retail sales, construction spending, housing starts and business spending on equipment reports in setting the economy on a low growth trajectory in the first quarter.

    JOB GROWTH SLOWING

    Other data on Wednesday suggested some slowing in the labor market, though the pace of job gains remains more than enough to drive the unemployment rate down. The ADP National Employment Report showed private payrolls increased by 183,000 in February after surging 300,000 in January. Economists polled by Reuters had forecast private payrolls advancing 189,000 in February.

    The ADP report, which is jointly developed with Moody’s Analytics, was published ahead of the government’s more comprehensive employment report for February scheduled for release on Friday.

    The ADP report is not considered a reliable predictor of the private payrolls portion of the government’s employment report because of differences in methodology.

    February’s report was, however, in line with other labor market data, including weekly applications for unemployment benefits and manufacturing and services sector surveys that have suggested some moderation in job growth following hefty gains in January.

    According to a Reuters survey of economists, nonfarm payrolls likely increased by 180,000 jobs in February after jumping 304,000 in January. The unemployment rate is forecast falling to 3.9 percent in February from 4.0 percent in January.

    The dollar was little changed against a basket of currencies, while U.S. Treasury prices were slightly higher. U.S. stock futures were marginally lower.

    The trade deficit in December was driven by a 1.9 percent drop in exports of goods and services to a 10-month low of $205.1 billion. Exports are weakening because of slowing global demand and a strong dollar, which is making U.S.-made goods less competitive on the international market.

    Exports of industrial supplies and materials fell by $2.1 billion, with shipments of petroleum products dropping $0.9 billion and crude oil decreasing $0.5 billion. Exports of capital goods dropped $1.7 billion, led by a $1.0 billion decline in civilian aircraft shipments.

    But soybean exports, which have been targeted by China in the trade dispute, increased 41.2 percent in December.

    Imports of goods and services increased 2.1 percent to $264.9 billion in December, likely as businesses stocked up in anticipation of further duties on Chinese imports. Consumer goods imports jumped $2.4 billion, boosted by a $0.7 billion increase in imports of household and kitchen appliances.

    Cellphone imports increased $0.6 billion. Capital goods imports increased $2.7 billion, with imports of computer accessories rising $0.7 billion. Computer imports also increased $0.7 billion in December.

    Reporting by Lucia Mutikani; Editing by Andrea Ricci

    *src.: https://www.reuters.com/article/us-u...-idUSKCN1QN1M4






    'Người áp thuế': Make deficit great again - 10 year high!





    Trump thua đau vì thâm hụt thương mại tăng vọt



    Ông Trump bị giáng một đòn mạnh khi thâm hụt thương mại Mỹ tăng vọt

    Khoảng cách thương mại của Mỹ với phần còn lại của thế giới năm 2018 đã nhảy vọt lên mức cao nhất 10 năm qua là 621 tỷ đôla, giáng một đòn mạnh vào kế hoạch giảm thâm hụt của ông Trump.

    Thâm hụt thương mại là khoảng cách giữa số lượng hàng hóa và dịch vụ mà Mỹ nhập khẩu từ các quốc gia khác và số hàng hóa mà Mỹ xuất khẩu.

    Giảm khoảng cách này là một ván bài quan trọng trong chính sách của ông Trump.

    Nhưng năm 2018, Mỹ xuất khẩu ít hàng hóa hơn so với số lượng đã mua.

    Ông Trump tuyên bố rằng Hoa Kỳ đang bị các quốc gia khác "ăn trộm" và muốn các quốc gia hạ thuế quan cho hàng hóa của Mỹ và mua thêm chúng.

    Tuy nhiên, dữ liệu chính thức cho thấy trong khi xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ tăng 148,9 tỷ đôla vào năm ngoái, thì nhập khẩu đã tăng vọt lên tới 217,7 tỷ đôla.

    Điều đó có nghĩa là khoảng cách giữa xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất kể từ năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ập đến và Mỹ rơi vào suy thoái.

    Thâm hụt hàng hóa và dịch vụ trong tháng 12 cũng đạt mức cao nhất trong gần 10 năm qua là 59,8 tỷ đôla.

    Xuất khẩu sang các nước khác giảm 1,9% xuống 205,1 tỷ đô la, trong khi nhập khẩu tăng 2,1% lên 264,9 tỷ đôla.

    'Người áp thuế'

    Hoa Kỳ hiện đang bị kẹt trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc về những gì họ tuyên bố là các hoạt động thương mại không công bằng, dẫn đến việc tăng thuế đối với hàng hóa của nhau.

    Cả hai quốc gia đang thảo luận và hiện đang có suy đoán liệu họ có thể đạt được thỏa thuận vào cuối tháng Ba.

    Dữ liệu mới cho thấy khoảng cách thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã bị nới rộng vào năm ngoái, tăng 43,6 tỷ đôla lên thành 419,2 tỷ đôla khi hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu của Mỹ giảm, nhưng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng.

    Phân tích của Michelle Fleury, phóng viên kinh tế BBC Bắc Mỹ

    Giảm thâm hụt thương mại là một trong những lời hứa then chốt trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump.

    Vào tháng 6/2016, ông Trump đứng trước biển người ở Monessen, Pennsylvania nói rằng với tư cách là Tổng thống, ông sẽ giảm mức thâm hụt thương mại hiện đang cao vọt của Mỹ.



    Ông gọi nó là "một thảm họa chính trị và do chính trị gia gây ra" và nói "nó có thể sửa chữa được".

    Chỉ có điều việc này không xảy ra chính xác như vậy.

    Năm ngoái, ông Trump đã đánh thuế thép và nhôm khắp thế giới và đánh thuế một loạt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

    Ý tưởng của ông là thuế quan sẽ làm cho hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, do đó không khuyến khích người Mỹ mua hàng hóa và dịch vụ nước ngoài và sẽ làm giảm thâm hụt thương mại.

    Nhưng điều ngược lại đã xảy ra.

    Donald Trump bước vào cuộc đua tái tranh cử Tổng thống khi thất bại trong việc thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử trước đây của mình.

    Một phần của vấn đề là chính sách thuế của chính ông Trump. Chúng đã thúc đẩy tiêu dùng của Hoa Kỳ và rất nhiều khoản chi tiêu đó đã ra nước ngoài.

    Điều này xảy ra khi tăng trưởng chậm lại ở các nước khác trên thế giới, góp phần làm đồng đôla tăng giá. Điều đó làm cho hàng xuất khẩu của Mỹ đắt hơn và kém cạnh tranh hơn.

    Tất nhiên, suy thoái kinh tế sẽ giúp giảm thâm hụt thương mại.

    Nhưng ai muốn điều đó?

    Ông Trump đã cảnh báo vào tháng 12 rằng nếu hai nước không đạt được thỏa thuận về thương mại, ông sẽ hành động, tự xưng là "Người áp thuế".

    'An ninh quốc gia'


    Donald Trump và Jean-Claude Juncker đạt được thỏa thuận 'ngừng chiến thương mại' năm ngoái

    Thâm hụt giữa Mỹ và Liên minh châu Âu cũng tăng 17,9 tỷ đôla lên 169,3 tỷ đôla trong năm 2018.

    Theo cùng xu hướng với Trung Quốc, tăng trưởng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang EU ít hơn hàng hóa và dịch vụ châu Âu xuất sang Mỹ, năm ngoái đã tăng lên 487,9 tỷ đôla.

    Sau một cuộc tranh cãi giữa Mỹ và EU khi Mỹ dỡ bỏ thuế quan đối với thép và nhôm, ông Trump và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã đạt được thỏa thuận 'ngừng chiến' vào năm ngoái.

    Tuy nhiên, ông Trump có thể chọn dỡ bỏ thuế quan đối với ô tô và phụ tùng châu Âu sau khi Bộ Thương mại Mỹ đưa ra báo cáo đánh giá xem hàng nhập khẩu có đe dọa an ninh quốc gia hay không.

    Trong khi đó, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstrom sẽ họp vào thứ Tư tại Washington, nơi việc có cho phép ngành công nghiệp nông nghiệp của Mỹ vào châu Âu hay không dự kiến sẽ được thảo luận.


    /* nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/world-47478998

  10. #2460
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    "Như trở về nhà...! "

    Quê hương là chùm vú sữa, cho Trâm trèo hái mỗi ngày. (nhạc Giáp văng Gạch, thơ Đổ trong Quần)








 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 02:17 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh