Register
Page 93 of 340 FirstFirst ... 43839192939495103143193 ... LastLast
Results 921 to 930 of 3399

Thread: Trâm

  1. #921
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by Triển View Post


    Sự trỗi dậy mạnh mẽ của hiện tượng « sùng bái cá nhân »

    Minh Anh


    Ảnh tổng thống Mỹ Donald Trump và tổng thống Nga Vladimir Putin tại Danilovgrad, Montenegro, 16 tháng 11, năm 2016.
    REUTERS/Stevo Vasiljevic


    Đây là tựa bài phân tích trên báo Les Echos hôm nay 21/02/2017. Hiện tượng « đam mê » các nhà lãnh đạo độc tài đang lan rộng trên thế giới, kể cả ở những nước có truyền thống dân chủ như Hoa Kỳ, hay ở Hungary, Nga … và đang ngấp nghé trỗi dậy tại Pháp.


    Đầu tiên hết, ông Jacques Hubert-Rodier, cây bút xã luận về ngoại giao của Les Echos cho rằng sau một tháng lên cầm quyền, ông Donald Trump đang gia nhập vào đội ngũ lãnh đạo độc tài. Những người muốn khẳng định uy quyền, bao gồm Vladimir Putin (Nga), Tập Cận Bình (Trung Quốc), cho đến Viktor Orban (Hungary), Recep Tayyip Erdogan (Thổ Nhĩ Kỳ) và một vài người khác rải rác trên thế giới – những người đã mê hoặc một phần lớn bộ phận dân chúng về quyền lực và một Nhà nước hùng mạnh.

    Tuy nhiên, điều nghịch lý là biến dạng của thể chế độc tài đó đều dính dáng đến tất cả các kiểu chế độ, từ dân chủ (Hoa Kỳ, Hungary…), cho đến chuyên chế (Trung Quốc), và cả những thể chế bán dân chủ (như Nga và Thổ Nhĩ Kỳ). Điểm chung của hiện tượng « cá nhân hóa quyền lực » là kêu gọi tính tự quyết của người dân và một ý tưởng nào đó về một quốc gia vĩ đại.

    Tại Trung Quốc, Tập Cận Bình đã thâu tóm trong tay gần như mọi quyền lực đang khơi dậy một sự sùng bái cá nhân vốn cho đến giờ chỉ dành cho Mao Trạch Đông. Rodrigo Duterte của Philippines khẳng định uy thế với chiến dịch bài trừ ma túy đẫm máu. Nước Nga có Vladimir Putin tự tạo dựng huyền thoại về mình bằng cách phô bày hình ảnh thân thể cường tráng khi đang cưỡi ngựa hay trong bộ võ phục judo.

    Tương tự, tại Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, sau cú đảo chính hụt hồi trung tuần tháng 7/2016, tung ra chiến dịch thanh trừng trong mọi ngành, với việc bắt giữ vô số nhà báo và nhà đối lập, và đang chuẩn bị củng cố thêm quyền hành tổng thống với cuộc trưng cầu dân ý sắp được tổ chức vào 16/4 tới đây.

    Và ở một mức độ nào đó, thủ tướng Hungary Viktor Orban cũng đang tìm cách thâu tóm thêm quyền lực khi đưa đất nước theo hướng mà ông gọi là « nền dân chủ phi tự do » - một thuật ngữ phản ánh nghi kỵ của nhà nước đối với tư pháp và việc kiểm soát lập pháp.

    40% người Pháp ủng hộ một chế độ độc tài


    Hiện tượng tái khẳng định quyền uy tối thượng của các lãnh đạo nhìn chung đi cùng với một trào lưu mà ông Larry Diamond, giám đốc trung tâm nghiên cứu về dân chủ, trường đại học Stanford gọi là « suy thoái dân chủ ». Và sự suy thoái này diễn ra sau một làn gió dân chủ bắt đầu vào cuối thế kỷ XX, đầu tiên hết là tại châu Mỹ La-tinh và châu Á, rồi đến Trung – Đông Âu và cuối cùng là châu Phi.

    Theo tác giả bài viết, tình trạng suy thoái trên thể hiện rõ nét trong năm 2016 tại các nước dân chủ và bán dân chủ và đã làm nổi rõ một xu hướng khác đó là sự nổi dậy chống lại tầng lớp lãnh đạo và các định chế của các cử tri. Xu hướng này có liên quan đến một mối lo sợ : làn sóng nhập cư gia tăng và tình trạng khủng bố lan rộng.

    Điều đó giải thích phần nào 40% người dân Pháp mong muốn trở lại với chế độ độc tài, theo một thăm dò của Ifof, được công bố trên trang mạng Politico năm 2015. Một chỉ số khác cũng cho thấy xu hướng trên, đó là chỉ số dân chủ trên thế giới, đã tụt giảm từ 5,55 trong năm 2015 xuống còn 5,52 năm 2016 trên bậc thang 10, trong khi chỉ số này là 5,62 trong năm 2006.

    Dẫu sao thì vẫn còn một chút lạc quan. Tác giả ghi nhận sự biến dạng của thể chế độc tài đó ít nhiều gì cũng gặp phải sự phản kháng của người dân tại Hoa Kỳ, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ hay tại Nga, phản đối những sắc lệnh, chính sách hay dự luật « phản dân chủ ».

    Cho dù có mạnh đến mấy như tổng thống Nga Vladimir Putin lúc này, cầm quyền lãnh đạo đất nước trong suốt 17 năm qua, lúc thì trong cương vị tổng thống, lúc ở vị trí thủ tướng, và rất có khả năng sẽ tái đắc cử vào năm 2018, do uy tín của ông vẫn còn cao, nhưng quyền lực của ông cũng đã trở nên mong manh hơn nhiều.

    Cuối cùng, tác giả cho rằng, về phần ông Donald Trump, lịch sử sẽ cho biết là ông có thể giữ được nước Mỹ bằng bàn tay sắt hay không. Ngay lúc này đây, dường như ông đã thất bại.

    Trump muốn tước bỏ tính chính đáng của tự do báo chí

    Liên quan đến ông Donald Trump, việc tân chủ nhân Nhà Trắng không ưa giới báo chí, truyền thông không phải là chuyện gì mới mẻ. Nhưng điều đáng lo ngại, theo báo Le Monde, là « Trump muốn tước bỏ tính chính đáng của quyền tự do báo chí ».

    Ngày 17/02, ông Trump tuyên bố báo chí là « kẻ thù của nhân dân Mỹ ». Vị tổng thống Mỹ gần đây nhất đã có những phát biểu thô bạo chống lại báo chí giống như Richard Nixon trong vụ bê bối Watergate.

    Theo nhận định của Le Monde, trong suốt cuộc đời doanh nhân của mình, cho đến trước khi trở thành tổng thống, nhà tỉ phú Donald Trump ít khi phải giải trình về những lựa chọn của mình. Giờ đây, trên cương vị tổng thống – phục vụ đất nước, ông cũng không hề sẵn sàng chấp nhận sự soi xét đối trọng quyền lực.

    Thái độ kém khoan dung đối với những chỉ trích không phải là do sự bực bội. Như các cố vấn thân cận của Donald Trump đã khẳng định, việc tước bỏ tính chính đáng của báo chí là nhằm áp đặt những thông tin một chiều duy nhất và những kiểu thông tin này lại được các mạng xã hội nhân bội lên, giam hãm cử tri trong những tín điều của mình.

    Chính vì thế, ông Trump và nhóm cộng sự đã coi các phương tiện truyền thông như một đảng phái đối lập. Tờ báo cho rằng xu hướng này là nguy hiểm. Báo chí không làm thay đổi kết quả cuộc bầu cử, ông Trump biết rõ điều này hơn ai hết. Nhiệm vụ của báo chí hoàn toàn khác: đó là thông tin một cách tốt nhất có thể. Bác bỏ chức năng này của báo chí không phải là phục vụ cho người dân Mỹ.

    Mỹ - Trung : Những tuyên bố hão huyền của Trump

    Về quan hệ giữa hai cường quốc nhất nhì thế giới, báo Le Figaro có bài « Mỹ-Trung : Những lời nói hão huyền » của chuyên gia François Godement, giám đốc chương trình châu Á thuộc Hội Đồng Đối Ngoại Châu Âu, một tổ chức nghiên cứu, tư vấn có trụ sở tại Luân Đôn.

    Tác giả nêu ra một số điểm cho thấy có sự khác biệt giữa những phát biểu liên tiếp, thậm chí tùy hứng và những hành động trên thực tế của tân chủ nhân Nhà Trắng.

    Người ta đã nhanh chóng nhận thấy là trong suốt chiến dịch vận động tranh cử và trong vòng có một tháng kể từ khi vào Nhà Trắng, ông Donald Trump thường xuyên nói trước đổi sau, đưa ra các tuyên bố trái ngược. Và nguyên thủ Mỹ thay đổi rất nhanh : Ông tuyên bố muốn đưa vấn đề « một nước Trung Quốc » vào đàm phán thương mại với Trung Quốc, nhưng chỉ cần một cú điện đàm với chủ tịch Tập Cận Bình là ông Trump lại « tỉnh bơ », tái khẳng định tôn trọng chính sách này. Sau khi Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa, tổng thống Mỹ hùng hồn tuyên bố sẵn sàng bảo vệ các đồng minh châu Á, nhưng báo chí Trung Quốc gọi ông là « con hổ giấy ».

    Theo chuyên gia Godement, hiện nay có hai xu hướng nhận định về chính quyền Trump : Một xu hướng tin rằng Hoa Kỳ dưới thời ông Trump sẽ cứng rắn, ngăn chặn tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông, chống chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên, rồi xem xét lại chiến lược thương mại, đặc biệt trong quan hệ với Trung Quốc. Xu hướng thứ hai cho rằng Donald Trump tiếp tục đi theo hướng không can thiệp và biệt lập. Nguyên thủ Mỹ chỉ tìm kiếm các mối lợi trong quan hệ thương mại thế giới, kể cả với các đồng minh của Hoa Kỳ.

    Đối với ông Godement, cho đến nay, xu hướng thứ hai sẽ thắng thế. Khoảng cách quá lớn giữa lời nói và hành động của tân tổng thống Mỹ đã làm cho mọi người không tin, coi nhẹ mọi chiến lược của Donald Trump, thậm chí ngay từ khi chiến lược này mới chỉ là phôi thai.

    (coi tiếp)
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #922
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    Trump fears terrorists, but more Americans are shot dead by toddlers



    Gary Younge

    Gun deaths – intentional, accidental and self-inflicted – dwarf those related to terror. The talk is of secure borders but within the US many live in a state of fear



    Shortly before leaving America for Britain, after 12 years as a correspondent, the relative of one of my son’s friends politely declined my invitation to visit us in London.

    “I don’t think I could go to Europe,” she said. “It doesn’t seem safe.”

    Try as I might I could not suppress a laugh. My wife and children are African American. I am British. We were living in Chicago.

    “The odds of you being shot dead here are far greater than of you being killed in a terrorist attack over there.”

    When the president uses his executive powers to ban more than 200 million people from entering America, ostensibly in the interests of security, and then, in the same week, the House of Representatives relaxes background checks for gun ownership, one is compelled to question the sense of proportionality when it comes to security. Whom do they intend to keep safe? By what means? And at what price to liberty?

    Let us leave aside for the moment the fact that since 9/11 not a single American has been killed in a terrorist attack by a citizen from the countries on this list. The reality is that an American is at least twice as likely to be shot dead by a toddler than killed by a terrorist. In 2014 88 Americans were shot dead, on average, every day: 58 killed themselves while 30 were murdered. In that same year 18 Americans were killed by terrorist attacks in the US. Put more starkly: more Americans were killed by firearms roughly every five hours than were killed by terrorists in an entire year. It is unlikely that scrapping a rule requiring extended background checks for gun purchases by some social security recipients suffering from mental illness will improve the situation.

    (To hide behind the mantra “guns don’t kill people, people kill people” is an act of fallacious sophistry. Toasters don’t make toast, people make toast. True. But toasters exist to make toast: guns exist to kill people.)

    One need not downplay the importance of terrorism here. Terrorism is not only murderous. In its ability to spread anxiety and undermine democratic engagement with violence it is also deeply reactionary. Rather than galvanising people around a cause it divides them in the crudest manner possible – on the basis of fear. That’s as true when America kills innocent civilians. But the fear most Americans experience daily isn’t imported – it’s home grown. That’s true across the board, but particularly true for some minorities. Every day seven children and teens are shot dead in the US. Firearms are the biggest killer of young black people and the second biggest killer of all children, after traffic accidents. When the new US education secretary, Betsy DeVos, suggests schools might need guns to protect themselves from grizzly bears, she’s clearly not capable of gauging the real threat to American children.

    While researching my book about all the young people who were killed on one random day – 23 November 2013 – every single parent of a black teenager who lost a child that day that I interviewed said they assumed this might happen to their kid. “I didn’t think it would be him,” said one mother. “I thought it would be his brother.” “You wouldn’t be doing your job as a father if you didn’t,” said another.

    Doriane Miller is a primary-care physician who practises on Chicago’s South Side, where one teen was killed that day. Dr Miller noticed a significant number of young black patients arriving with psychosomatic symptoms – many also had tattoos bearing the names and dates of loved ones who had been lost to gun violence. When she tried to talk to them about it they shut down.

    “There was that sense that this is the way it is in my life and in my community,” she said. “There is a learned hopelessness around this. And so you suck it up, you man up, and you move on.”

    Many of the areas where these young people live, and die, look like war zones – empty lots, half-demolished houses, depleted infrastructure, militarised policing, potholed roads, boarded-up houses, abandoned churches. But more importantly, they are experienced as such. People (mostly young men) disappear – either to prison or to the grave – leaving a huge gender imbalance. Times are hard, and the informal economy is rife, meaning there are spivs everywhere making an ostentatious display of their wealth. The one major difference is that whereas wars often cement communities as people band together against a “common enemy,” in these areas the enemy is everywhere and, potentially, anyone.

    These, too, are Americans. They too deserve security. Indeed it is a nonsense to talk about securing the borders from the outside world if many of those who live within those selfsame borders continue to live in a state of constant fear.

    Many of those who insist that, when it comes to terror, one must balance individual rights against collective security, become curiously silent when it comes to adapting their interpretation of the right to bear arms to the issue of public safety.

    In 2002 I interviewed the late Maya Angelou about her views on the 9/11 terror attacks. “Living in a state of terror was new to many white people in America,” she told me. “But black people have been living in a state of terror in this country for more than 400 years.”

    If the current administration applied just half the zeal to making sure all people in the country feel included and safe as they do to making sure some outside of it feel excluded and anxious, the impact on Americans’ sense of security would be repaid exponentially.

    After a judge blocked the Muslim ban over the weekend Trump said that if there was another terrorist attack America should blame him. Between me writing this article and you reading it the chances are another child will be shot dead. Whom, I wonder, should we blame for that?




    * Gary Younge is the author of Another Day in the Death of America, A Chronicle of 10 Short Lives


    (source: https://www.theguardian.com/commenti...america-deaths )

    Last edited by Triển; 02-22-2017 at 10:09 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #923
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    #MakeAmericaSecureAgain




    Từ 2001 đến 2011 chỉ trên nước Mỹ có một con số người thiệt mạng do khủng bố rất khủng khiếp: 17 người.

    Còn con số chết vì nạn súng ống ngay tại trên quốc gia này cũng trong 10 năm rất khiêm nhường là chỉ có 11 ngàn người.




    (nguồn: Guns in the US: The statistics behind the violence )

    OK. Năm 2017 rồi. Nên đi tìm thống kê nào cho nó mới tí tẹo nha.

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #924
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Nếu phải chống lại nạn súng ống người thiệt mạng hàng loạt này thì chính phủ Trump, với slogan "American First" phải cần xây cái gì?

    Cái tường thành bao quanh các đại công ty chế súng ở Mỹ, các hàng rào kẽm gai chung quanh các tiệm bán súng, hay là đóng mấy đứa trẻ con chơi súng vào trong trăng?

    Cho nhanh là hạ sắc lệnh trên cương vị tổng thống, tịch thu hết súng ống trên toàn Hoa Kỳ đem về tháp Trump chứa cho an toàn?






    (* nguồn: http://www.bbc.com/news/world-us-canada-34424385 )

    Last edited by Triển; 02-22-2017 at 10:43 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #925
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,591
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Nếu phải chống lại nạn súng ống người thiệt mạng hàng loạt này thì chính phủ Trump, với slogan "American First" phải cần xây cái gì?
    Cái đáng sợ thì không ai nhắc đến, chỉ kiếm chuyện khủng bố với di dân để hù người khờ khờ.

    Hôm nay nữ thần tự do lên tiếng:


  6. #926
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,591
    Canada cũng có anh tỉ phú muốn làm Trùm ở bển, nhưng hứa sẽ đón nhận người di cư tút suýt. Chị Lú khoái Trẹm thì có chịu bầu đỡ cho anh Kép này không?

    Kevin O'Leary: Canada's Donald Trump?

    "I'm a half-Lebanese, half-Irish immigrant. If there was a wall around Canada, I wouldn't exist. So the policies Trump is pushing forward are not mine. Canada is a very inclusive country," says O'Leary, who made the bulk of his estimated $300m (£240m) fortune in 1999, by selling a software company he founded.
    Nghề tay trái của ảnh là chớp dạo.


  7. #927
    Banned
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    90
    Quote Originally Posted by Triển View Post


    Nếu phải chống lại nạn súng ống người thiệt mạng hàng loạt này thì chính phủ Trump, với slogan "American First" phải cần xây cái gì?




    (* nguồn: http://www.bbc.com/news/world-us-canada-34424385 )

    Chắc phải cần xây cái máy bơm dưỡng khí trên đầu lão ...

  8. #928
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Cái đáng sợ thì không ai nhắc đến, chỉ kiếm chuyện khủng bố với di dân để hù người khờ khờ.

    Hôm nay nữ thần tự do lên tiếng:

    Nữ thần tự do này chắc cũng phải clone ra một tượng nữa đem trả về Pháp. Tờ báo Les Echos nói dạo này cũng có 40% người khờ khờ bên Tây tôn sùng lãnh tụ, mê đào Le Pen
    Last edited by Triển; 02-22-2017 at 11:57 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #929
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by hoaiviet View Post
    Chắc phải cần xây cái máy bơm dưỡng khí trên đầu lão ...
    Trẹm hù người KK thôi chớ tài sản bao nhiêu. Đứng cạnh cái đám đại tài phiệt sản xuất súng thì Trẹm còn thua bảy chú lùn của nàng Bạch Tuyết luôn. Dám mà hó hé là nó nhốt luôn Trẹm trong tháp của Trẹm không thấy mùa Xuân luôn. Hết cả cơ hội quảng cáo bán thuốc dán cho con gái Í văn Cà
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #930
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    #ĐiThămChui ?





    Quốc Hội Anh thảo luận về chuyến thăm của Donald Trump

    Thùy Dương


    Biểu tình phản đối chuyến viếng thăm của tổng thống Trump, Luân Đôn, ngày 20/02/2017.
    REUTERS/Tom Jacobs

    Hàng ngàn người Anh hôm qua 20/02/2017 biểu tình bên ngoài tòa nhà Quốc Hội để phản đối dự định của thủ tướng Theresa May mời tổng thống Mỹ Donald Trump tới thăm Luân Đôn trong năm 2017. Các nghị sĩ cũng đưa chủ đề này ra thảo luận trước Quốc Hội, sau khi nhận được lá đơn với 1,8 triệu chữ ký kiến nghị hạ chuyến công du của ông Donald từ chuyến thăm cấp nhà nước xuống thành chuyến thăm chính thức.

    Từ Luân Đôn, thông tín viên RFI Muriel Delcroix tường trình :

    « Không ồn ào như những người biểu tình phản đối bên ngoài phố, nhưng các nghị sĩ cũng tham gia thảo luận rất đông, rất hăng hái, chứ không dè dặt, ý tứ, về chuyến thăm cấp nhà nước của Donald Trump, theo lời mời mà thủ tướng Theresa May đưa ra vào tháng trước.

    Thậm chí, một số nghị sĩ còn chỉ trích kịch liệt là thủ tướng May đã quá vội vàng khi mời vị tổng thống Mỹ đang gây nhiều điều tiếng. Đây là một chuyến thăm mà trong đó tổng thống Donald Trumd sẽ được Nữ Hoàng Elisabeth Đệ Nhị đích thân tiếp đón trọng thể. Nghị sĩ Alex Salmond - thuộc đảng Quốc Gia Scotland SNP - đã viện lý do chủ yếu về kinh tế để trách thủ tướng thiếu khôn ngoan khi đưa ra lời mời này. Còn nghị sĩ Công Đảng Paul Flynn thì đánh giá là không thể tin tưởng vào một vị tổng thống cư xử như một « đứa trẻ tính khí thất thường».

    Nhưng không phải nghị sĩ nào cũng phản đối chuyến thăm của tân chủ nhân Nhà Trắng : nghị sĩ đảng bảo thủ Nigel Evans đã so sánh việc Donald Trump trúng cử với thắng lợi của cuộc trưng cầu dân ý về Brexit và phê phán những người đối lập với Donald Trump là không chịu hiểu về phong trào dân túy hiện nay.

    Khi được mời phát biểu ủng hộ hay phản đối chuyến thăm cấp nhà nước của Donald Trump, đa phần các nghị sĩ đã hô to « Không ». Nhưng việc phản đối này chỉ mang tính biểu tượng, vì Quốc Hội không có quyền buộc chính phủ rút lại kế hoạch tiếp đón Donald Trump, mặc dù chính phủ Anh vẫn tránh nêu rõ ngày diễn ra chuyến thăm. »


    (* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170221-qu...a-donald-trump )
    Last edited by Triển; 02-22-2017 at 09:41 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 05:43 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh