Register
Page 3 of 8 FirstFirst 12345 ... LastLast
Results 21 to 30 of 75

Thread: đi bán muối

  1. #21
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Cụm chữ "đi bán muối" chỉ thịnh hành trong cộng đồng người Trung quốc. Còn trong giới người Việt thì gần đây có chùm "đi ăn chuối" hoặc "đi chết đi mày" dùng để đuổi đứa cà chớn đi chỗ khác chơi.
    Đỗ thành Đậu

  2. #22
    Tôi cũng nghĩ "đi bán muối" là tiếng lóng và tiếng lóng thì khó xác định nguyên cớ



    Có đọc đâu đó "đi bán muối" nghĩa là lìa đời có thể từ 1 trong 2 nguồn hợp lý này :



    1: buôn bán muối cho người miền thượng gian nan, nguy hiểm đi dễ khó về



    2: thời Pháp đô hộ, họ độc quyền buôn bán rượu, á phiện và muối, ai buôn lậu những thứ này tội rất nặng, án tù mọt gông hoặc tử hình

    ...đã đọc vậy, viết lại thôi



    Chào quí vị

  3. #23
    Biệt Thự nam2010's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    603
    Quote Originally Posted by Nhã Uyên View Post
    Đọc muối của ngày của anh Văn NU tò mò về cụm từ “đi bán muối” . NU chỉ hiểu đi bán muối có nghĩa là “chán cơm, thèm đất”, “theo ông theo bà” nhưng về nguồn gốc của nó thì NU chưa tìm được giải thích chính thức. Anh, chị, em nào biết làm ơn cho NU biết với.


    Có lẽ nó có nguồn từ lúc có người tưởng Diêm Vương là Vua Muối !?!




  4. #24
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by Đậu View Post
    "đi chết đi mày" dùng để đuổi đứa cà chớn đi chỗ khác chơi.
    Nói hông phải nịnh chứ, Đậu đại ca lậm phinh tàu quá nên nhớ lộn rồi.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #25
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Nói hông phải nịnh chứ, Đậu đại ca lậm phinh tàu quá nên nhớ lộn rồi.
    Thì nguyên bổn là "mày đi chết đi" nhưng em giả vờ nhầm một tẹo để khỏi vi phạm lỗi cóp bi rai. Còn một câu nữa mà bây giờ em mới nhớ ra là "em gả cho anh đi" của nhơn vật nam khi cầu hôn bạn gái. Cũng thuộc loại kinh điển luôn.

    Đỗ thành Đậu

  6. #26
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    864
    Quote Originally Posted by nam2010 View Post
    Có lẽ nó có nguồn từ lúc có người tưởng Diêm Vương là Vua Muối !?!
    Cũng có thể lắm! Cách nói này chắc là tiếng lóng chứ không thể nào là thành ngữ loại “chính quy” và hẳn là mãi sau này mới có. Báo ở VN ngày nay hay dùng chữ “diêm dân” để chỉ người làm nghề sản xuất muối (chắc để cho giống như nông dân, ngư dân). Tàu lại có nói “diêm thương” là nghề hoặc người buôn muối. Vì “diêm” (muối) đồng âm với “diêm” trong “Diêm Vương, Diêm La, Diêm Phủ” nên “diêm dân” với “diêm thương” ắt phải là thuộc về thế giới của họ Diêm dưới kia. Hơn nữa, cũng có những người miền Nam phát âm “diêm dân” nghe mài mại gần giống như “Diêm... Dương” rồi từ đó dần dần mới thành chuyện "bán muối" chăng!

  7. #27
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    864
    Quote Originally Posted by tư mã tai trâu View Post
    Hay là "đi mò Tôm" hello . Tại sao mò Tôm chứ không mò cá, mò sò hay mò ... hến.
    Theo lời cụ Hoàng Hải Thủy, aka công tử Hà Đông và cũng là "ai đồ" của tui thuở bé về truyện phóng tác, thì “mò tôm” có gốc gác như sau:

    Người Sài Gòn, người miền Nam kinh sợ bọn Cộng sản vì họ từng thấy chúng giết người ở Huế trong trận đánh Tết Mậu Thân, từng nghe những chuyện chúng bắt tù, chúng đấu tố, chúng chôn sống người ở miền Bắc.

    Trong cái gọi là Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị cho văn nghệ sĩ Sài Gòn, Táng Bẩy năm 1976, Hai Khuynh một cán bộ biên tập tạp chí Đại Đoàn Kết, đến dự với tư cách hướng dẫn viên, nói:

    – Nếu chúng tôi còn yếu như năm 1954 thì lần này có thể trong số các anh có vài anh bị chúng tôi cho đi “mò tôm” rồi đấy. Chuyện trả thù tắm máu không xảy ra vì bây giờ chúng tôi mạnh rồi, chúng tôi có Đảng lãnh đạo với chính sách đúng đắn…

    Ý Hai Khuynh muốn nói là Việt Cộng khi vào Sàigòn đã tha, đã không đè cổ năm bảy văn nghệ sĩ VNCH ra cắt tiết lấy máu tươi cúng Chủ tịt Hồ chí Minh mừng ngày Chủ tịt dzô Dinh Độc Lập.

    “Mò tôm” là hai tiếng mới tinh, mới có từ những năm 1946, 1947 trong ngôn ngữ Việt Nam bốn ngàn bốn mươi năm văn hiến. “Mò tôm” là tên gọi việc giết người của Việt Cộng.

    Đêm đến, người chống đối hay không chống đối Việt Cộng nhưng bị chúng cho là nguy hiểm, bị chúng trói tay, bịt mắt dẫn ra bờ sông, bãi cát vắng tanh — Tội nhân được đưa ra bờ sông không phải để đứng ngóng đò như trong thơ Tê Tê Ca Hát mà là để — bị bắn vào đầu, bị đâm vào lưng, bị cắt cổ rồi bị đạp một đạp cho nhào xuống sông.

    Từ đó, nạn nhân sẽ vĩnh viễn làm bạn với cá tôm. Gần như tất cả những người bị Việt Cộng cho đi “mò tôm” đều chết mất xác. Thân nhân họ không thể tìm được xác họ. Người dân miền Bắc gọi việc đó là “cho đi mò tôm”. Hai Khuynh là dân miền Nam kháng chiến tập kết ra Bắc nên sài tiếng “mò tôm” khá nhuyễn.

    Nhờ Việt Cộng ngôn ngữ Việt Nam có tiếng “Mò Tôm”.
    Còn tại sao lại không mò cá, mò sò, mò cua, v.v…?
    Có lẽ vì chỉ có tôm mới ở chỗ không quá sâu để có thể hụp đầu xuống mà mò và cũng không sợ bị tôm kẹp. Môi trường sống và cách di chuyển của những loại khác làm cho khó có thể mò bắt bằng kiểu đó, nhất là... cua!

  8. #28
    Biệt Thự nam2010's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    603
    Originally Posted by nam2010
    Có lẽ nó có nguồn từ lúc có người tưởng Diêm Vương là Vua Muối !?!
    Quote Originally Posted by 008 View Post
    Cũng có thể lắm! Cách nói này chắc là tiếng lóng chứ không thể nào là thành ngữ loại “chính quy” và hẳn là mãi sau này mới có. Báo ở VN ngày nay hay dùng chữ “diêm dân” để chỉ người làm nghề sản xuất muối (chắc để cho giống như nông dân, ngư dân). Tàu lại có nói “diêm thương” là nghề hoặc người buôn muối. Vì “diêm” (muối) đồng âm với “diêm” trong “Diêm Vương, Diêm La, Diêm Phủ” nên “diêm dân” với “diêm thương” ắt phải là thuộc về thế giới của họ Diêm dưới kia. Hơn nữa, cũng có những người miền Nam phát âm “diêm dân” nghe mài mại gần giống như “Diêm... Dương” rồi từ đó dần dần mới thành chuyện "bán muối" chăng!



    Người ta tưởng nhầm rồi suy diễn quá đà mà ra đó thôi !?!
    Vì thiệt ra "Diêm Vương" không phải là Vua Muối mà là tên khác của Diêm La, vua địa ngục, nhái âm từ tiếng Phạn và người Tàu họ cũng viết chữ Hán khác..



  9. #29
    Biệt Thự nam2010's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    603


    Originally Posted by tư mã tai trâu

    Hay là "đi mò Tôm" hello . Tại sao mò Tôm chứ không mò cá, mò sò hay mò ... hến.
    Originally Posted by 008

    Theo lời cụ Hoàng Hải Thủy, aka công tử Hà Đông và cũng là "ai đồ" của tui thuở bé về truyện phóng tác, thì “mò tôm” có gốc gác như sau:

    Người Sài Gòn, người miền Nam kinh sợ bọn Cộng sản vì họ từng thấy chúng giết người ở Huế trong trận đánh Tết Mậu Thân, từng nghe những chuyện chúng bắt tù, chúng đấu tố, chúng chôn sống người ở miền Bắc.

    Trong cái gọi là Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị cho văn nghệ sĩ Sài Gòn, Táng Bẩy năm 1976, Hai Khuynh một cán bộ biên tập tạp chí Đại Đoàn Kết, đến dự với tư cách hướng dẫn viên, nói:

    – Nếu chúng tôi còn yếu như năm 1954 thì lần này có thể trong số các anh có vài anh bị chúng tôi cho đi “mò tôm” rồi đấy. Chuyện trả thù tắm máu không xảy ra vì bây giờ chúng tôi mạnh rồi, chúng tôi có Đảng lãnh đạo với chính sách đúng đắn…

    Ý Hai Khuynh muốn nói là Việt Cộng khi vào Sàigòn đã tha, đã không đè cổ năm bảy văn nghệ sĩ VNCH ra cắt tiết lấy máu tươi cúng Chủ tịt Hồ chí Minh mừng ngày Chủ tịt dzô Dinh Độc Lập.

    “Mò tôm” là hai tiếng mới tinh, mới có từ những năm 1946, 1947 trong ngôn ngữ Việt Nam bốn ngàn bốn mươi năm văn hiến. “Mò tôm” là tên gọi việc giết người của Việt Cộng.

    Đêm đến, người chống đối hay không chống đối Việt Cộng nhưng bị chúng cho là nguy hiểm, bị chúng trói tay, bịt mắt dẫn ra bờ sông, bãi cát vắng tanh — Tội nhân được đưa ra bờ sông không phải để đứng ngóng đò như trong thơ Tê Tê Ca Hát mà là để — bị bắn vào đầu, bị đâm vào lưng, bị cắt cổ rồi bị đạp một đạp cho nhào xuống sông.

    Từ đó, nạn nhân sẽ vĩnh viễn làm bạn với cá tôm. Gần như tất cả những người bị Việt Cộng cho đi “mò tôm” đều chết mất xác. Thân nhân họ không thể tìm được xác họ. Người dân miền Bắc gọi việc đó là “cho đi mò tôm”. Hai Khuynh là dân miền Nam kháng chiến tập kết ra Bắc nên sài tiếng “mò tôm” khá nhuyễn.

    Nhờ Việt Cộng ngôn ngữ Việt Nam có tiếng “Mò Tôm”.


    Còn tại sao lại không mò cá, mò sò, mò cua, v.v…?
    Có lẽ vì chỉ có tôm mới ở chỗ không quá sâu để có thể hụp đầu xuống mà mò và cũng không sợ bị tôm kẹp. Môi trường sống và cách di chuyển của những loại khác làm cho khó có thể mò bắt bằng kiểu đó, nhất là... cua!

    "cho đi mò tôm" là trói chân, trói tay vào với nhau, làm người cong như con tôm, rồi ném xuống nước!



  10. #30
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by nam2010 View Post



    Người ta tưởng nhầm rồi suy diễn quá đà mà ra đó thôi !?!
    Vì thiệt ra "Diêm Vương" không phải là Vua Muối mà là tên khác của Diêm La, vua địa ngục, nhái âm từ tiếng Phạn và người Tàu họ cũng viết chữ Hán khác..


    Người Tàu bắt chước cách nói tắt của Việt Nam á!

    • Diêm Ma La Già = 闍 = "यमराज" (Yamarāja)



    Bỏ chữ Ma và Già đi thành Diêm La.

    • Diêm La = 閻 羅


    (theo Wiki)


    • Diễn Đàn Đặc Trưng có thể chiếu theo cách này nói tắt thành Diễn Đặc hay là Đàn Trưng.



    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

 

 

Similar Threads

  1. muối của ngày
    By Văn in forum Tùy Bút
    Replies: 31
    Last Post: 01-16-2016, 06:29 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 10:18 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh