Register
Results 1 to 2 of 2
  1. #1
    Biệt Thự
    Join Date
    Dec 2014
    Posts
    864

    Nhân đọc một câu chuyện hay...

    ... trong phòng "truyện ngắn sưu tầm" ở đây: https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?4785-Truy%E1%BB%87n-Ng%E1%BA%AFn-S%C6%B0u-T%E1%BA%A7m_&p=174086#post174086
    tôi liệt kê ra đây một vài chỗ về ngôn ngữ trong truyện mà tôi cho là để lộ nét Tàu để kết luận đây là truyện dịch chứ không phải truyện viết bằng tiếng Việt thời tiền chiến miền Bắc, dù bản dịch rất hay:

    1)
    Chị mặc áo đỏ đi giày thêu cúi lạy cha mẹ, tự buông tấm khăn đỏ che đầu mình, nước mắt lúc đó mới chảy ra, trộn phấn má hồng. Từ ngày ấy, số phận cuộc đời chị và hôn nhân giao cả về tay một đứa con nít vô tri.
    Trong câu trên có hai chi tiết không có nét Việt Nam lắm:

    - Áo cưới của cô dâu màu đỏ và trên đầu che tấm khăn cũng màu đỏ có thể buông xuống che cả mặt thì xem ra là áo cưới Tàu hơn là áo cưới ta. Cô dâu Việt Nam cũng có thể mặc áo đỏ, đi hài thêu và nếu có đội khăn thì đội khăn quấn thường là màu vàng hơn là đỏ toàn bộ vì hầu như không thấy có chuyện cô dâu VN đội tấm khăn màu đỏ che đầu mà không phải khăn quấn để có thể buông khăn xuống che mặt (để khóc cho không ai nhìn thấy) như trong truyện!

    - Ngoài ra, cách dùng chữ “vô tri” trong câu trên cũng thuộc loại là lạ đối với tôi. Nếu là truyện bằng tiếng Việt, dù viết ở bất cứ thời nào (hmmmm…. có lẽ trừ thời… nay!) thì tác giả ắt sẽ viết là “một đứa con nít ngờ ngệch (hoặc khờ khạo)” hay “một đứa con nít không biết gì hết” vì “vô tri” trong tiếng Việt chỉ dùng để diễn tả những vật không có “tri thức”, chẳng hạn như cái bàn cái ghế nằm ì ra đó mà ta vẫn gọi là “vật vô tri vô giác”. Tiếng Việt “tinh khiết” (không bị lai cách dùng chữ của ngoại ngữ) không dùng chữ “vô tri” để diễn tả người “chưa biết chuyện đời” hay “không biết gì cả”. Nhưng tiếng Tàu thì vẫn dùng “vô tri” theo nghĩa “khờ khạo ngây thơ” hay “không biết gì hết” (ignorant, clueless).

    2)
    Những đứa trẻ trong và ngoài thôn thường vây lấy chị hát to: “Cô con dâu, cô con dâu, làm cái gì? Tắt đèn, thổi nến, lên giường...”
    Lời bài hát thấy khá rõ là lời văn dịch từ một bài hát bằng tiếng khác chứ không phải lời bài hát thực sự bằng tiếng Việt.

    3)
    Khi anh tốt nghiệp trung học, rồi thi đỗ vào một trường Đại Học Sư Phạm, chị thay anh thu xếp hành lý, lại một lần nữa đưa anh tới trường.
    Thời tiền chiến khi còn Pháp thuộc, VN nhiều lắm chỉ có trường cao đẳng sư phạm chứ khó thể nào mà Tây nó lập trường đại học sư phạm. Thời đó muốn học đại học thường phải sang Pháp và dường như cả vùng Đông Dương (Lào, Cam Bốt, Việt Nam) chỉ có một trường đại học đặt tại Hà Nội gồm vỏn vẹn vài trường cao đẳng được sáp nhập vào đó. Truyện này nói là anh chồng thi đỗ vào một trường Đại Học Sư Phạm cho thấy: a) có nhiều (hơn một) trường đại học và b) bối cảnh câu truyện là thời nay hoặc ít nhất cũng tương đối không xưa lắm chứ khó có thể là thời trước năm 1945.

    4)
    Sau khi lo được giấy tờ di chuyển, anh về quê đưa vợ con lên trường. Các giáo viên trong trường đến giúp ông hiệu trưởng dọn nhà. Có một giáo viên bộc tuệch chạy ra nói:

    - "Hiệu trưởng, sao anh đón mẹ và em lên ở mà không đón cả chị nhà và các cháu luôn?"
    Cách nói của giáo viên gọi ông hiệu trưởng vỏn vẹn có hai tiếng… “Hiệu trưởng” như vậy cho thấy rõ hơn nữa là lời văn dịch. Hơn nữa khi gọi “hiệu trưởng” mà tiếp theo lại gọi là “anh” với "chị nhà" thì không phải tiếng Việt lắm nhưng đây là do người dịch quen nói tiếng Việt kiểu đó hơn là vì dịch. Nếu là truyện Việt thật thì ắt câu đối thoại này phải là” “Thưa ông hiệu trưởng….”. Người Việt thường không gọi “hiệu trưởng” hay “giám đốc” khơi khơi như vậy mà sẽ thêm chữ “ông” phía trước hoặc nếu không gọi “ông” thì ít nhất cũng có thêm chữ “thưa” phía trước ("Thưa ông hiệu trưởng" hoặc "thưa hiệu trưởng"). Còn nếu giáo viên đó có giao du thân thiết với ông hiệu trưởng này thì sẽ không gọi “hiệu trưởng” nữa mà chỉ gọi là “anh X, sao anh….chị nhà”.

    Cũng còn một vài điểm nữa cho thấy là văn dịch nhưng có lẽ những điểm trên cũng tạm đủ để cho thấy truyện này ắt là dịch từ truyện Tàu thật.

  2. #2
    Sau khi đọc những dẫn chứng & dữ kiện anh đưa ra, VHN thấy rằng anh phân tích rất chính xác.

    Như vậy, thì Trịnh Tiến Nhất chính là tác giả của truyện ngắn này và dịch giả là Trang Hạ.

    Thanks again, bro!
    ___"In the end, it's not the years in your life that count. It's the life in your years." (Abraham Lincoln)

 

 

Similar Threads

  1. Vô Cố Nhân
    By voconhan in forum Âm Nhạc
    Replies: 62
    Last Post: 07-21-2017, 08:09 AM
  2. Vô Cố Nhân
    By voconhan in forum Thơ
    Replies: 91
    Last Post: 01-01-2016, 05:17 AM
  3. Phở Gà Nhân Sâm
    By ditanbuon in forum Gia Chánh
    Replies: 45
    Last Post: 10-21-2012, 05:37 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 03:11 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh