Những câu nói phụ nữ Hồi giáo không thể nghe được nữa

11.01.2016 - Hatice Kahraman





"Cha của cô có ép cô đội khăn không?"

Không, còn ngược lại nữa. Ông ấy sợ rằng tôi đội khăn sẽ gặp khó khăn khi tìm việc làm ở Đức. Tôi xem đó là lời động viên tôi càng sớm học đại học xong cho nhanh rồi sau đó tìm một công việc tốt.



"Cô tắm cũng đội khăn luôn không?"

Rất tiếc đây là một câu hỏi khá khiếm nhã đấy. Dĩ nhiên tôi không đội khăn lúc tắm. Chiếc khăn dù sao cũng là một trang phục. Tôi giặt giũ các chiếc khăn của tôi trong máy giặt chứ không có giặt dưới vòi sen.



"Cô không bắt buộc phải đội khăn ở Đức"

Cám ơn nha, tôi biết mà. Ở Đức có tự do tín ngưỡng nên cho phép tôi đội khăn - và tôi rất thích sự tự do này đó.



"Chồng cô lúc làm tình có được phép nhìn tóc cô không?"

Không chỉ lúc ngủ thôi đâu. Các vị hôn phu trên nguyên tắc được phép thấy tóc vợ của họ, y hệt như các ông cha, ông nội ngoại và các người anh em ruột.



"Tội nghiệp cô quá. Trời nóng vậy chịu được sao?"

Dĩ nhiên là tôi cũng bị nóng như tất cả người khác. Tôi không có gắn máy lạnh dưới lớp khăn trùm. Nhưng mà tấm khăn cũng không phải là một miếng khăn lông thú mà làm bằng loại vải thưa thoát không khí.



"Tôi thấy uổng cho một cô gái đẹp như cô mà cứ phải che đậy."

Tôi xin xem đây là khen ngợi nha. Không có ai cần phải thấy oan uổng gì hết khi một người phụ nữ tự quyết định cho mình. Ngoại trừ khi cô ấy bị ép đội khăn. Nếu vậy tôi cũng thấy oan uổng.



"Cha cô chọn chồng cho cô phải không?"

Dĩ nhiên là không rồi. Theo giáo lý Hồi giáo, không được ép gả phụ nữ Hồi giáo, một cuộc hôn nhân áp đặt sẽ không có giá trị theo kinh thánh. Tuy nhiên Bộ Gia Đình Liên Bang đã có con số thống kê năm 2008 rằng có 3500 vụ ép gả ở Đức.



"Không phải, ý tôi là vụ ép gả ở quê hương cô đó"

Tôi thuộc vào 16,4 triệu người có bối cảnh nhập cư sống ở Đức - nghĩa là 20,3 phần trăm dân số (theo Bộ thống kê liên bang). Mặc dù vậy tôi thích trả lời câu hỏi này là: nước Đức. Đây là quê hương của tôi.



"Chắc chắn là cô có nhiều anh em trai và anh em họ lắm phải không?"

Tôi có hai anh em trai. Nhưng mà không có gì, anh em tôi không hề can dự vào cuộc sống của tôi.



"Ủa cô học đại học à? Cha cô không có cấm cô sao?"

Không có, bởi vì ông ấy không có quyền cấm. Ngược lại cha mẹ tôi luôn ủng hộ chuyện học hành của tôi. Ở Đức có 23 phần trăm sinh viên có bối cảnh nhập cư (theo Văn phòng sinh viên vụ). Chỉ tính riêng đại học chỗ tôi cũng thấy vài phụ nữ đội khăn.



"Chắc chắn là phải dán cái khăn lên đầu phải không?"

Không, dĩ nhiên là không rồi. Khi về nhà là tôi lấy khăn ra ngay. Ở trong gia đình tôi không có đội khăn. Các bạn gái của tôi cũng được phép nhìn tóc tôi.



"Nhưng mà vẫn có phụ nữ Hồi giáo không có đội khăn."

Đúng vậy. Có nhiều phụ nữ Hồi giáo không có đội khăn - đó là quyền của họ. Mỗi người phụ nữ Hồi giáo đội khăn do các lý do khác nhau hoặc là không đội. Người ta không thể đánh giá tín ngưỡng qua một miếng vải. Có gần 30 phần trăm phụ nữ Hồi giáo đội khăn ở Đức.



"Cô nói tiếng Đức giỏi thật"

Chắc nhờ tôi sinh ra và lớn lên ở Đức. Do đó tôi thuộc vào thành phần 8,4 phần trăm những người có bối cảnh nhập cư (migration background) nhưng lại sinh ra ở Đức. Tôi trưởng thành trong hai ngôn ngữ, nhưng ở nhà thường thường tôi nói tiếng Đức với gia đình nhiều hơn.



"Tóc cô màu gì vậy và dài cỡ bao nhiêu?"

Mái tóc là thứ tôi trân trọng. Vì vậy tôi không muốn ai cũng biết tóc tôi nhìn như thế nào.



"Rồi mấy cây ghim cúc không đâm trúng đầu cô sao?"

Không có. Bởi vì dưới lớp khăn kia tôi còn đội thêm một loại khăn lót - có hình dạng như mũ bơi lội vậy. Các ghim cúc chỉ nối khăn choàng đầu với tấm khăn lót để không bị chệch tới lui trong ngày thôi.




(* dịch lại từ "Sätze, die muslimische Frauen nicht mehr hören können")