Register
Results 1 to 3 of 3
  1. #1
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350

    Mỗi trang là một bài thơ

    Tết gần tới rồi , sẽ được nghỉ học, được lì xì và được chơi tha hồ . St mời cả nhà quay lại ngày nào chơi đỡ những trò này nhé , ai nhớ trò chơi gì thì phụ St nhe

    *****

    Ngày nay trẻ em thường chơi game online bằng máy tính , ipad, iphone , đôi lúc thấy thương các em vì tuổi thơ của mình toàn chơi ngoài trời , lấm láp, lem luốc nhưng rộn rã tiếng cười (và cả tiếng khóc lóc cãi cọ vùng vằng giận dỗi ) của bè bạn đồng trang lứa . Những trò chơi ấy trong lành như nắng , như tâm hồn trẻ thơ chưa vấy bụi trần ...

    Tôi tin chắc rằng, ai cũng đã từng có một tuổi thơ với những trò chơi không thể quên

    ---------------

    Chùm nụm chùm nụ (trồng nụ trồng hoa)

    Trò này cũng là cân mà cân bằng ...người












    Bắn bi

    Đây là trò chơi tôi thường đua đòi cùng các anh , cũng giữ một túi bi tròn vo trong veo lấp lánh những mảng màu, nhưng không thể thắng ”bọn con trai” . Không hề gì , sau khi thua, lại được các anh cho lại những viên tròn trịa nhất , màu sắc đặc biệt nhất , và nhờ giữ giùm những viên còn lại .

    Giờ tôi không nhớ hết cách chơi, chỉ nhớ cách cong hai ngón tay trụ xuống đất , tay kia kéo ngón giữa ra bật một cái . Còn cách dùng gót chân tì lên đất cát xoay một vòng để ra một cái hố nho nhỏ , gọi là ”xoáy tà reo” (???) thì để làm gì ? Sao lại gọi vậy ? Chỉ biết rằng trò này có thể chơi khắp mọi nơi , sân nhà, sân trường, ngoài lề đường ...miễn là có nền đất và có bi trong tay









    (hình ảnh : Google)

  2. #2
    Biệt Thự HXhuongkhuya's Avatar
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    4,655
    Những trò chơi dân gian khó quên thời thơ ấu

    Vật dụng của các trò chơi này thường dễ kiếm nên bất kỳ ai cũng có thể tham gia, xóa tan mọi khoảng cách.



    Cuộc sống ngày càng phát triển, mang đến sự tiện dụng cho con người, đồng thời cũng kéo theo rất nhiều sự thay đổi, có phần tốt và cũng có phần chưa được tốt.
    Red Cat Media đã thực hiện bộ tranh này để mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi (1/6) với mong muốn mang đến cho cộng đồng, những bạn từ đời cuối 8x trở về trước sự hoài niệm của một thời tuổi thơ bay bổng, cũng như các bạn từ thời 9x trở về sau hiểu hơn về các trò chơi đã từng rất thú vị đến dường nào.
    Qua đó, đây cũng là hồi chuông báo thức cho các bậc phụ huynh, các nhà giáo dục có những định hướng đúng đắn khi cho trẻ em tiếp xúc với các công nghệ tiên tiến. (Trò bắn bi)
    Các trò chơi trước đây thường mang yếu tố cộng đồng, nghĩa là có sự tham gia của rất nhiều người cùng tương tác với nhau. Chính vì điều đó, chúng làm cho những mối quan hệ trở nên gắn bó hơn giữa những người bạn tí hon của nhau, mà còn làm cho tình làng nghĩa xóm thêm mặn nồng. (Trò bịt mắt bắt dê)
    Các trò chơi thường bắt người chơi phải suy nghĩ, vận động, linh hoạt và lựa chọn. Do đó, ngoài yếu tố giải trí, chúng còn giúp cho người chơi phát triển tư duy, sức khỏe, sự dẻo dai và tính trách nhiệm. Có phải đây chính là điều mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng muốn con mình có thể vừa học, vừa chơi và phát triển toàn diện. (Trò đánh bài ăn lá)
    Ngoài ra, các trò chơi không đòi hỏi về các vật dụng hay các vật dụng thường rất dễ kiếm nên bất kỳ ai cũng có thể tham gia, xóa tan mọi khoảng cách, trẻ con rất vô tư và trò chơi mà chúng chọn cũng như thế. Mọi người chỉ cần tham gia cùng nhau, tất cả đều là bạn của nhau. (Trò kéo mo cau)
    Hãy nhìn vào cuộc sống hiện tại. Những bạn trẻ luôn gắn mắt vào máy tính, ipad, điện thoại, tivi… với các game online, trò chơi ảo, mạng xã hội, chương trình truyền hình… một cách thiếu kiểm soát. Điều này mang đến lợi ích gì cho sự phát triển của chúng? Câu hỏi này có lẽ rất cần câu trả lời, bởi vì “trẻ em hôm nay, tương lai ngày mai”. (Trò nhảy ngựa)
    Ô ăn quan
    Tắm mưa.
    Trốn tìm.
    Đánh thẻ, banh đũa.
    Nhảy ô.
    Trò nhà chòi.
    Nhảy dây.
    Trò rồng rắn lên mây.
    Thả diều.
    Và đây là thực trạng của trẻ em hôm nay, hầu như chỉ tiếp xúc với máy tính và các trò chơi trên mạng.
    st.





    Những trò chơi dân gian trên tuổi thơ ai cũng có lần cười vui bên nó . HX mang về bài này , nhìn hình nhớ lại những kỷ niệm cũ mà HX tin ai cũng từng chơi trò chơi tuổi thơ ấy . Ai còn nhớ gì về những trò chơi tuổi thơ trên thì kể lại kỷ niệm của mình trong dịp Tết Nguyên Đán với ST chung vui .

    Hình ảnh trò chơi trồng nụ trồng hoa ST mang về , HX liên tưởng đến thread Cân . Khi anh Triển mở thread Cân , HX nhớ về trò chơi trồng nụ trồng hoa ngày xưa ...

    Đón tết thât vui ST nhé !
    Last edited by HXhuongkhuya; 01-25-2016 at 04:29 AM. Reason: Sửa chữ " này " .

  3. #3
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    Cảm ơn HXHK đã mang về nhé , những bức ảnh đẹp như thơ vậy

    Banh đũa






    Khi chơi banh đũa , còn có bài đồng dao để đọc
    Sau khi đã tung banh và nhặt từng chiếc, thì đến cuối cùng là chuyền. Phải tung banh lên và xoay bó đũa bao nhiêu lần, vừa xoay vừa đọc, bài dài lắm …, St không còn nhớ nhiều , chỉ nhớ vài câu cuối

    ………
    Tay em bưng chén thuốc
    Mời chị (anh) gắng uống
    Kẻo công tình em sắc ra
    Chuyền qua ba cái
    Chuyền về ba cái
    Nắm lấy bó thẻ
    Mà nẻ cho đau


    (Khi đó đứa thua sẽ bị đứa thắng cầm bó đũa khẻ vào tay hoặc vào chân , và phải …ráng chịu – Đến giờ St cũng hổng hiểu luôn, tại sao miệng thì mời uống thuốc, tay thì khẻ ??? )





 

 

Similar Threads

  1. sang trang
    By n.c in forum Tùy Bút
    Replies: 5
    Last Post: 10-19-2014, 08:39 AM
  2. xin cho hỏi về trang...
    By visabelle in forum Làm Quen/Nhắn Tin/Hỏi Đáp
    Replies: 2
    Last Post: 04-04-2013, 01:34 AM
  3. Tỉa trái cây trang trí
    By lolem in forum Gia Chánh
    Replies: 1
    Last Post: 02-16-2013, 08:59 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 07-04-2012, 06:38 PM
  5. Sang trang
    By Hill in forum Không Gian Riêng
    Replies: 5
    Last Post: 06-03-2012, 03:09 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 11:49 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh