Register
Page 9 of 10 FirstFirst ... 78910 LastLast
Results 81 to 90 of 95

Thread: Việt Nam

  1. #81
    “In an unjust society the only place for a just man is prison.”

    “Luật” cho Phạm Đoan Trang
    Tuấn Khanh

    Trong những ghi chép của tôi về Phạm Đoan Trang, có rất nhiều chi tiết mà hôm nay khi lật xem lại, nối kết với nhau, chợt thấy đã đủ trở thành một cuốn sách biểu trưng, mô tả hành trình một thanh niên lớn lên từ nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, bật ra nhận thức giữa những vòng thép gai tuyên truyền, lên tiếng và trở thành một biểu tượng của thế hệ Việt Nam sau 1975, quyết dấn thân cho một lý tưởng vì đất nước mình.

    Nhưng điều quan trọng là hành trình đó đã cùng lúc giúp mô tả rõ luật pháp Việt Nam, tương tự như một loại vàng mã được đốt quanh năm để nhảy múa, ma mị trước mắt nhân dân, nhưng vô nghĩa. Và dù không cố tình, nhưng chính Phạm Đoan Trang đã trở thành nhân vật chính, dẫn dắt một câu chuyện hấp dẫn khiến mọi thứ lộ ra rõ ràng trong máu và nước mắt của cô, về cái gọi là luật pháp. Tôi mở lại lịch sử cuộc tranh đấu cá nhân ngắn ngủi ấy trong đêm, rồi tần ngần trước ba cột mốc chính của Phạm Đoan Trang, dự báo nhiều điều cho hôm nay của cô, mà tôi chép lại sau đây. Phạm Đoan Trang chủ trương đấu tranh bằng lý lẽ, chữ nghĩa. Nhưng vây quanh cô thì rất khác, rất “luật pháp”.

    Cột mốc đầu tiên, đó là tháng 4-2017. Sự căng thẳng vây quanh Trang đã dâng cao. Giới công an viên Hà Nội đã cất sự mềm mỏng, vui vẻ vào hộc bàn, họ dùng đến các phương tiện khác, đời thật hơn. Cuộc diễu hành bằng xe đạp tưởng niệm một năm chuyện Formosa gây cá chết ở các bờ biển miền Trung bị công an ngăn cản ở Hà Nội. Và dù không có mặt trong đoàn xe, Phạm Đoan Trang cũng bị đưa về cơ quan làm việc.

    “Địt mẹ con mặt l.!” – Trang kể rằng một công an viên trẻ, sau khi không nói được lý do vì sao đưa Trang vào đồn, đã chỉ mặt Trang, quát. Khi bị Trang phản ứng lại, anh này cũng không nói gì được, lại quát “Thứ mày thì tao đái vào mồm ấy”. Sự việc diễn ra trước mặt vài viên công an, và cả những phụ nữ của ngành ngồi nơi đấy. Nhưng tất cả đều im lặng. Câu chuyện khi ấy, nó giới thiệu cho biết sự khởi đầu của giai đoạn phía an ninh không còn đối xử với Trang là một người dân phản ứng vấn đề xã hội bình thường nữa. Sau cuộc bắt giữ không luật ấy, cuộc đời nhà báo Phạm Đoan Trang bắt đầu đối diện với những điều còn khốc liệt hơn.

    Cột mốc thứ hai, tháng 6-2018, khi Sài Gòn và Hà Nội liên tiếp nổ ra những cuộc biểu tình để nhắc lại tình hình môi trường bị tàn phá, cũng như phản đối luật an ninh mạng và luật đặc khu. Trang cũng xuống đường đi bộ cùng mọi người. Sự kiện đáng nhớ là lần ấy, một thanh niên trẻ khỏe im lặng cứ đi bên cạnh Trang. Dù có chút nghi ngờ, nhưng Đoan Trang nghĩ rằng chắc là sẽ không làm gì có hại, ngoài việc theo dõi.

    Nhưng không. Vào lúc ồn ào, chộn rộn, bằng một cú dẫm vào bàn chân Trang hết sức nghiệp vụ để giữ lại, tay thanh niên lại đạp bồi thêm một cú vào phía dưới đầu gối khiến Trang quỵ xuống lập tức, kết quả là ngay lập tức khớp chân sưng lên ngay, tổn thương nặng. Anh thanh niên biến mất. Cứ tưởng là một chấn thương nhỏ và sẽ sớm hết trong vài ngày, nhưng rồi vì tình hình đau đớn kéo dài khiến Trang phải đi bệnh viện. Không thể giải thích nổi là vì sao cả hai nơi Trang đến khám, sau khi chụp X-quang, các bác sĩ đều bảo đó là chuyện không có gì để đáng quan tâm. Cho đến khi cảm thấy mọi thứ quá bất thường, Trang chạy vào Nam và đến bệnh viện của một bác sĩ quen, mới biết cú đạp rất có nghề ấy đã khiến cô bị đứt dây chằng chéo, chỉ còn vướng một sợi cơ sắp hoại tử. Chỉ trễ một ngày, Trang sẽ phải ngồi xe lăn suốt đời.
    Trang trong một chuyến đi lặng lẽ, thoát từ nhà chạy vào Nam trong đêm

    Dây chằng chéo là gì? Vị bác sĩ giải thích cho biết những dây chằng chéo này nối kết xương đùi (ở trên) và xương chày (ở dưới) để giữ cho trục chi dưới thẳng, chịu được sức nặng của cơ thể mà vẫn co duỗi được ở khớp gối. Khi bị đứt dây chằng chéo, hai xương này sẽ không bám vào nhau mà như hai đoạn xương lủng lẳng, không thể liên kết được để chịu trọng lượng cơ thể khi đi đứng. Cú đạp vào đầu gối từ phía bên sẽ làm cho khớp gối bẻ quặt vào trong, gây đứt hoặc giãn dây chằng chéo. Tình huống thường gặp nhất là một cú đạp chơi xấu trên sân cỏ hoặc cầu thủ tennis bị khuỵu xuống trong tư thế gối gập vào trong, hay do một cú đạp mạnh từ phía bên đầu gối do một tay nhà nghề, giỏi võ thuật và biết rất rõ hậu quả gây tàn phế của cú đạp này theo luật – luật của đường phố. Dù được cứu không bị mất hẳn một chân nhưng Trang đã phải chịu tàn phế suốt đời. Mãi mãi cô không bao giờ có thể lấy lại bước đi thanh thoát ngày xưa của mình.

    Cột mốc thứ ba là buổi ca nhạc của ca sĩ Nguyễn Tín vào tháng 8-2018. Không có tiếng đàn hát nào trong câu chuyện này mà chỉ có tiếng bôm bốp của chiếc nón bảo hiểm được dùng làm công cụ để đánh liên tục vào đầu của Đoan Trang. Bốn thanh niên nói giọng Bắc đặc sệt, đi xe máy đeo khẩu trang, đánh một cách chăm chỉ và toàn tâm, cho đến khi chiếc nón ấy vỡ làm đôi. Đoan Trang nói rằng, trước đó, cô bị một chiếc xe bảy chỗ với những nhân viên an ninh đưa đi, đến đoạn đường vắng. Một người có vẻ là chỉ huy ra lệnh Đoan Trang đi xuống xe. Lúc này, đường vắng và xa lạ, giấy tờ và tư trang của Đoan Trang đã bị tịch thu ngay ở chỗ định biểu diễn, nên cô phản ứng về việc không thể về được nếu bỏ lại đây. Lúc ấy, người ra lệnh bèn lấy tờ 200.000 đồng đưa cho Trang và nói cô bắt taxi về.

    Trang đứng ở về đường, còn hoang mang vì chưa hiểu chuyện gì. Cô vẫn còn đau vì khi ngăn cản buổi diễn, những nhân viên an ninh đã đánh cô liên tục trước đó. Cô cũng nhìn thấy xe bảy chỗ ấy không đi luôn mà chạy ra xa khoảng vài trăm thước rồi quay đầu, đậu lại, nhìn về phía chỗ Trang đứng. Cũng vừa lúc ấy, hai chiếc xe với bốn thanh niên ập đến, không nói lời nào, tấn công ngay lập tức, dĩ nhiên, có cả “địt mẹ” kèm theo mỗi cú giáng. Khi họ bỏ đi, thì là lúc Trang cố gắng lết đi, nhờ người đưa cấp cứu…

    Trong câu chuyện với ba cột mốc mà tôi ghi lại ở trên, cho thấy có vô số chi tiết không hề nằm trong khung luật pháp. Bạn có thể hình dung mọi thứ giống như là cách của các băng đảng sử dụng để ra uy, kiểm soát khu vực bảo kê của mình. Những cuộc tấn công một cách có hệ thống và rừng rú vào một phụ nữ đã được tổ chức hoàn hảo đến mức bất kỳ công dân nào có lòng tin vào luật pháp đều có thể trở thành nạn nhân. Và rồi Phạm Đoan Trang hôm nay thì bị bắt bởi những điều luật được đưa ra rất mơ hồ. Vàng mã lại được đốt lên, múa may ở sân khấu “luật” ở Việt Nam.

    Sẽ không ai nhắc đến những câu chuyện này trong phiên tòa sẽ diễn ra với Đoan Trang. Sẽ chẳng bao giờ có chuyện nhà nước Việt Nam đàn áp những người dân. Sẽ chẳng có ai tranh đấu ôn hòa bị bắt, mà chỉ có những kẻ vi phạm pháp luật. Sẽ chẳng có bao giờ chuyện đàn áp nhân quyền. Vì Việt Nam là một quốc gia luôn quan tâm và xem nhân quyền là một trong những vấn đề quan trọng để tiến bộ.

    Ghi trên vàng mã, đốt trên sân khấu “luật” cũng với những kẻ mặc áo quan tòa, là những dòng như vậy.

  2. #82
    https://www.institutdefrance.fr/actu...ong-thu-huong/

    She Dares To Live Free
    Brian Eads / Reader's Digest 10-1998

    Vietnam's most famous novelist writes what others only think
    The insistent knocking on the hotel room door in Hanoi startled us. "Maybe the secret police," I half joked. As the interpreter translated my remark, Duong Thu Huong grinned impishly.

    My rendezvous last March with Vietnam's world-famous novelist was forbidden. Foreign journalists wanting to meet Huong, a fearless critic of her nation's Communist regime, need official permission, which is seldom granted, and must be accompanied by a government minder. I had neither. But when I'd proposed meeting anyway, she agreed without hesitation. "I'll meet whom I please," the petite 51-year-old said.

    Now, as I opened the door, seven men in green uniforms and peaked hats burst into the room. "You have broken the laws of Vietnam," their leader barked. Huong was not intimidated. Composed, eyes narrowed in contempt, she watched as they pored over notebooks, documents and copies of her novels lying about the room. Twenty minutes later the officers escorted us outside.

    "This is good for you," Huong said to me in French as we approached a posse of waiting vehicles. "This is the reality of Vietnam today. It is a police state."

    Government agents have tapped her telephone, restricted access to or banned her novels, and imprisoned her without trial. It is a measure of the power of her writing that Viet-nam's leaders have tried so hard to silence her. And it is a measure of her courage and determination that they have failed.

    Singing Soldiers

    Huong was two when her father joined Ho Chi Minh's guerrillas in their fight against French colonial rule. Five years later, in 1954, he returned home to a hero's welcome in the Communist North. In the ruthless land-reform program that soon followed, Party cadres condemned an estimated 10,000 people to death, stripped some 100,000 "landlord" farmers of their land and imprisoned thousands. Some of Huong's relatives fled to Saigon in the anti-communist South; her father remained.

    "My enduring memory of childhood is being hungry," says Huong. One day when she and some classmates were digging in their school playground to plant vegetables, they unearthed a heap of human skulls. Huong heard that Communists had murdered landowners there.

    The discovery was unsettling, but it didn't shake the young woman's patriotic fervor. Huong enrolled at an arts college in Hanoi, where she studied music, dance and painting. When she graduated, Vietnam was again locked in conflict, "the war against the Americans."

    Although not a Party member, Huong volunteered in 1968 to lead a Communist Youth Brigade of "singing soldiers." Their mission was to "sing louder than the bombs," boost soldiers' morale with theatrical performances, care for the wounded and bury the dead. For Huong it was the start of a painful disenchantment .

    Subversive Thoughts

    She served on the front line for the next seven years. Of the many women in Huong's troupe, she was one of the few to survive. Living in caves, underground tunnels and the jungle, Huong witnessed all the horrors of war.

    She married and had two children, but the union was unhappy and would ultimately fail. The independent-minded young woman rebelled against the traditionally submissive role assigned to wives in Vietnamese society.

    Huong began to have other, subversive thoughts. According to the Communist Party, Vietnam was fighting American invaders. But to Huong it looked like a civil war. Most enemy prisoners were Vietnamese, just like her.

    When North Vietnam won the war on April 30, 1975, Huong hitched a ride to Saigon to see relatives. She was struck by their wealth and elegance. For years Huong had been told that Vietnamese in the South lived like dogs under the Americans.

    But what overwhelmed her were the books. Literature in the North was heavily censored. In Saigon she discovered Balzac, Flaubert, Tolstoy.

    Her disillusionment only deepened when she returned to Hanoi. Working as a screenwriter at a Hanoi film studio, Huong watched as the ideals for which she sacrificed her youth were abandoned. The authorities, she noted, were "interested only in themselves." The army meat ration, for example, used to be equal regardless of rank. Now she saw ordinary soldiers getting less than a quarter-pound a month, while lieutenants got more than a pound. Huong, who recalls hunger vividly, was shocked.

    She started writing and distributing political pamphlets, arguing that Vietnam's "socialism" was more like feudalism. Censors ordered her to stop. She spoke out against censorship and lost her job. Only her exemplary war record saved her from worse punishment. "Shut up now," she was warned, "because next time nobody can save you." Meanwhile, late into the night, she began to pour out her feelings in short stories.

    In the early 1980s Vietnamese leaders began edging toward economic reforms to encourage investment in the shattered economy. Friends urged Huong to join the Communist Party. Only inside the Party, where decisions were made, they reasoned, could she fight effectively for human rights and artistic freedom. Against her better instinct, Huong agreed. But she continued to write.

    Paradise of the Blind

    In her first novel, Beyond Illusions, Huong presents a passionate young heroine who is confronted at every turn by cynicism and lies, but affirms that even in a society that degrades moral values, liberty and personal dignity are worth striving for.

    Huong's message struck a deep chord, and the book sold an enormous 60,000 copies in Vietnam. She wasn't sure whether it slipped through the cracks in state control or benefited from a brief thaw in artistic repression. Either way, it made her famous.

    Next came Paradise of the Blind, a haunting story of Hang, a young woman whose modest dreams - a new roof for her mother's shack and a college education - are trampled by Party corruption. No writer before had been brave enough to say so explicitly that Vietnam's Marxist "paradise" exists only for those blind to the truth.

    "My novels are cries of pain," Huong says. They are also regarded by many as works of art. Paradise of the Blind sold 100,000 copies and became the first Vietnamese novel since the Vietnam War to be translated into English and published in the United States. It is read and studied today in American college classrooms.

    Huong was now attracting international acclaim and would speak out ever more boldly. At a conference organized by Communist Party General Secretary Nguyen Van Linh in 1988, Huong declared there was no "intelligentsia" in Vietnam. All that the "archaic" one-party state produced, she told them, were servants.

    After her speech an official quietly offered Huong "a nice house built for ministers." It was a flagrant attempt to buy her silence. "Twenty thousand teachers are waiting for a house," she replied. "If the comrade wants to give away a house, give it to them."

    Eventually Huong would be summoned to a meeting of her Party cell. High officials demanded that she be expelled for "indiscipline." A ballot was held: five members voted for her expulsion, five against. Relishing the absurdity of the situation, she used her own vote to expel herself.

    Publishing houses now refused to print her books, and one morning in April 1991 she was arrested. The government accused her of sending abroad documents containing "state secrets" when, in fact, she had sent the manuscript for Novel Without a Name. Though never formally charged or brought to trial, Huong was locked in a small, windowless cell and endlessly interrogated.

    "If you die, nobody will remember you one week later," an officer taunted. But Amnesty International adopted her as a "prisoner of conscience" and urged her release. Ironically, when she was finally freed after more than seven months, her guards confessed that they enjoyed her novels.

    Bowing to international pressure, Hanoi allowed Huong to travel to France. At a ceremony in Paris in December 1994, French Culture Minister Jacques Toubon praised Huong's struggle for freedom, then decorated her with the high literary honor of Chevalier de l'Ordre des Arts et des Lettres.

    Huong could have sought political asylum in France but instead returned to Vietnam. "I want to stay here to insult those in power," she says.

    Stung by her criticism, the government has revoked her passport, and she is watched by its agents. Even so, Huong knows that international stature gives her a measure of protection few in her country enjoy. Amnesty International estimates there are currently close to 60 political prisoners in Vietnam; one of them, Nguyen Dan Que, a doctor, is in jail for 20 years because he advocated democratic reform.

    Flowers That Cannot Bloom

    While we were detained by the authorities in Hanoi last March, officers interrogated Huong for several hours. "You must read and remember the laws of Vietnam," they said.

    "Okay," Huong replied. "But I don't have a good memory."

    In a separate room I was questioned for seven hours, then told to leave the country. Some days later I telephoned Huong from Bangkok to see how she was. "They asked me a lot of stupid questions," she said. "But I'm used to it."

    "The government is determined to silence Huong," says Siobhan Dowd of International PEN, which campaigns for persecuted writers. "But she is irrepressible."

    "I never intended to become a writer," Huong reflects. "It just happened." But she also feels the pull of the past. "I lost many friends in the war, and their ghosts haunt me. They're like flowers that cannot bloom."

    Through her writing, she says, she wants "to gain respect for my rights as a free citizen here in my own country," Those rights are still denied her. But by daring to say in public what others think , Huong has already won a major victory, notes Phan Huy Duong, her translator. "She gives an example every day that if you dare to live as a free person, you can."

  3. #83
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    When North Vietnam won the war on April 30, 1975, Huong hitched a ride to Saigon to see relatives. She was struck by their wealth and elegance. For years Huong had been told that Vietnamese in the South lived like dogs under the Americans.

    But what overwhelmed her were the books. Literature in the North was heavily censored. In Saigon she discovered Balzac, Flaubert, Tolstoy
    .
    Cho nên người ta mới hay nói là miền Nam có một nền giáo dục khai phóng, tự do và nhân bản. Chế độ phục vụ người dân chứ không phải ngược lại.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  4. #84
    https://www.hollows.org/au/home

    MẮT SÁNG VẪN NHƯ MÙ!
    Hoàng Xuân Thảo

    Một người bạn là bác sĩ thiện nguyện từng theo đoàn chuyên gia mổ mắt của chương trình Fred Hollows đến Việt Nam để mổ mắt cho người nghèo, giúp họ nhìn thấy ánh sáng.

    Tính cho đến nay, chương trình Fred Hollows đã hoạt động thiện nguyện tại Việt Nam được 25 năm, đã mổ miễn phí và giúp cho hàng chục ngàn người Việt Nam sáng mắt.

    Hôm nay tình cờ gặp bạn, tôi tò mò hỏi xem mấy lần đi Việt Nam làm thiện nguyện có ấn tượng chuyện gì không?

    Anh bạn cười nói “Ấn tượng thì nhiều, nhất là khi lên mấy vùng cao vùng xa thấy người dân khổ ghê lắm! Nhưng ấn tượng nhất là mình mổ mắt cho họ xong, mắt sáng rồi nhưng vẫn như mù!” Tôi ngạc nhiên hỏi sao kỳ vậy, thì anh bạn ngồi xuống kể.

    Anh nói mấy lần đi Việt Nam, lần nào đoàn mổ xong cũng có 1 buổi liên hoan giữa nhân viên của đoàn và bệnh nhân, để giao lưu trao đổi và ăn mừng. Anh kể nói chuyện với người dân, họ rất vui khi được mổ mắt miễn phí và thấy lại được ánh sáng, nhưng họ lại luôn miệng cám ơn Đảng cám ơn Nhà Nước! Một ông cụ còn nói nhờ ơn Đảng và Nhà Nước tạo điều kiện cho đoàn thiện nguyện thì đoàn mới đến được Việt Nam!

    Thực tế là các bác sĩ của đoàn đều là tình nguyện, không chỉ bỏ công sức thời gian mà còn bỏ tiền túi ra để đến Việt Nam mổ mắt miễn phí, tiền thuốc men dụng cụ đều do người dân Úc quyên góp hỗ trợ cho đoàn, đảng và nhà nước CSVN chẳng bỏ ra đồng xu nào, còn thường xuyên ăn bớt, ăn gian tiền thuốc men và làm giả danh sách bệnh nhân để lấy tiền bỏ túi riêng nữa!

    Anh bạn nói thống kê của chương trình cho thấy 25 năm qua tình trạng sức khỏe và nhãn khoa của Việt Nam chẳng có gì khởi sắc. 25 năm vẫn thấy ngần ấy người nghèo, vẫn thấy ngần ấy người mù, mổ xong vẫn ơn đảng ơn nhà nước, chỉ có cán bộ ra đón đoàn là thấy ngày càng mập ra và đi xe xịn hơn trước!


    Chương trình Fred Hollows
    Liên tiếp 25 năm
    Tới Việt Nam mổ mắt
    Giúp cho kẻ nghèo nàn.

    Cả hàng ngàn đôi mắt
    Xưa sống trong tối tăm
    Nay nhờ thầy nhờ thuốc
    Thấy sáng như trăng rằm.

    Mổ hoàn toàn miễn phí
    Do những tiền lạc quyên
    Từ những miền xa lạ
    Những người chẳng hề quen.

    Làm phúc chẳng phải dễ
    Nào thủ tục nọ kia
    Nào bao nhiêu giấy phép
    Đoàn cũng giữ theo nề.

    Miễn là người bệnh tật
    Đang trong cảnh mù lòa
    Tìm thấy được ánh sáng
    Trong lòng như nở hoa.

    Để chung niềm vui lớn
    Đoàn mở tiệc liên hoan
    Ai nấy mừng hơn hớn
    Thầy thuốc lẫn bệnh nhân.

    Một người là đại diện
    Phát biểu lời tri ân:
    “Nhờ ơn Bác và Đảng
    Mắt chúng tôi lại lành!”

    Đêm ấy ông thầy mổ
    Thở dài và buồn so:
    “Mổ cũng như chưa mổ
    Mắt sáng vẫn như mù!”

    Dân tôi lạ thế đấy
    Bị tẩy não cả rồi
    Chẳng biết ơn ai cả
    Ơn Bác, Đảng mà thôi!

  5. #85
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,005

    Sa Đéc
    Tội nghiệp cho người trồng mà cũng tội cho hoa



  6. #86
    Biệt Thự 005's Avatar
    Join Date
    Feb 2013
    Posts
    504
    Quote Originally Posted by Thùy Linh View Post

    Sa Đéc
    Tội nghiệp cho người trồng mà cũng tội cho hoa

    Đây là những người bán sỉ mà, những người bán lẻ mới tội nghiệp. Thật ra người tội nghiệp nhất là những người bên ngoài có tết, trong lòng không tết, vì tiền không đủ sống để ăn tết chứ huống gì còn mua hoa mua bông. Coi tin tức thấy nhiều người từ quê lên thành làm việc, sống chui rúc trong các ổ chuột, đến tết không có tiền về quê vì thất nghiệp và đời sống vốn dĩ bình thường đã vất vả mưu sinh. Thêm cái người Việt mình sợ và xem trọng mặt mũi. Có thì khoe, khó thì che.

  7. #87
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,005

    Ai cũng tội nghiệp hết. anh Năm à.
    Người mua đi bán lại có lỗ cũng còn sướng hơn những người bán sĩ mà là người nông dân trồng hoa ở làng hoa Sa Đéc như bà trong clip, nơi nổi tiếng trồng hoa kiểng ở miền Tây cung cấp khắp nơi.

    Trồng tốn biêt bao nhiêu vốn, mồ hôi, công sức, mướn nhân công, thời gian dãi nắng dầm mưa, nào đất, phân, châu. tưới nước đến khi ra hoa thì không ai mua, họ đứt vốn hết có khi thiếu nợ dài dài, lấy gì ăn?

    Một năm mong vào dịp Tết kiếm tiền về ăn Tết, có người trồng rồi tự chở lên Sài Gòn bán, bán ế ẩm quá mà nào tiền chi phí chở, tiền mướn chỗ, ăn uống, đến 30 Tết họ đành bỏ hết hoa, dưa hấu còn mai thì cắt bỏ hết nhánh mai, chở cái thân mai về dưỡng, về nhà ăn Tết buồn hiu.
    ~~
    Tết năm nay thương lái từ ngoài Bắc không vào mua, thương lái ở trong Nam cũng không đến mua.
    Cả VN chợ hoa năm nay đều đều bị ế. Nhiều người không mua đợi 29, 30 Tết hạ giá mới mua hoặc đợi người ta bỏ thì lại lấy hoa về chưng nữa .
    Hạ giá 2 chậu vạn thọ 30 ngàn = USD$ 1.25 cents, 1 chậu không tới 1 đô Mỹ. Ở Úc chị TL mua 1 cặp chậu vạn thọ nhỏ hơn $28 .

    Cũng có người không giàu mà phát tâm giúp đỡ những người bán hoa Tết, như cô Thảo Cali nhờ thân nhân đi mua hoa ế rồi đem cho, duyên ai nấy gặp .


  8. #88
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,005
    ~~~~


    Làng hoa Sa Đéc

    Last edited by Thùy Linh; 02-17-2024 at 09:23 PM.

  9. #89
    Biệt Thự Thùy Linh's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    6,005
    Chưa có năm nào như năm nay, nông dân trồng hoa, dưa hấu bị lỗ cả công lẫn vốn

    Last edited by Thùy Linh; 02-17-2024 at 09:22 PM.

  10. #90
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,595
    Hồi xưa chợ hoa Sài gòn họp trên đại lộ Nguyễn Huệ, dân đi chụp hình ké đông hơn người đi mua thiệt. Ngày 30 Tết cũng còn đầy hoa lúc dẹp chợ, phải chặt hết cho bà con khỏi lụm mót. Mỗi Tết mỗi ế. Hông bao giờ thấy ai nói năm nay bán đắt. Ế thường niên mà sao vẫn chưa bị phá sản hoặc là hông biết trồng gì khác? Rồi Tết năm tới lại bán để than ế tiếp.

    Muốn khỏi ế thì bán ít lại, trưng mấy tấm hình mẫu thôi, chừng nào khách chịu mua thì mới xách chậu bông ra giao hàng.

    Mỗi năm khi gần Tết
    Lại thấy nguyên chợ hoa
    Bày chậu đào quất cảnh
    Bên phố đông người qua
    Bao nhiêu người chụp ảnh
    Tấm tắc ngợi khen hoài
    Hoa xanh đỏ đủ thứ
    Như chào đón ngày xuân
    Nhưng mỗi năm mỗi ế
    Người mua ở nơi đâu
    Cúc bỏ đầy thùng rác
    Thược dược quăng ra đường
    Thương hồ vẫn ngồi bán
    Trên đường không ai mua
    Mai vàng rơi trên đất
    Nhiều người đi lượm lên
    Năm sau chợ lại mở
    Lại thấy trưng tùm lum
    Những hàng hoa năm cũ
    Lại ở đây như thường

    (Vũ đình Liệng)

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 04-14-2014, 01:47 PM
  2. Replies: 28
    Last Post: 04-11-2014, 01:47 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 02-22-2013, 12:24 PM
  4. Việt kiều Pháp mất quyền tỵ nạn vì về Việt Nam!
    By Võ Thanh Liêm in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 2
    Last Post: 06-01-2012, 06:49 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 09:28 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh