Register
Results 1 to 10 of 63

Thread: Có nên....

Hybrid View

  1. #1
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Có nên....

    *
    Nên ăn thức ăn vừa rơi xuống nền nhà?

    Melissa Hogenboom

    • 9 tháng 5 2016

    Chia sẻ

    Ngày nọ, tôi đánh rơi một mẩu chocolate, và tự hỏi liệu có bao nhiêu vi khuẩn đã lọt vào món khoái khẩu của mình.
    Nhưng tôi không thấy nó dính bụi, nên vẫn nhặt lên ăn tiếp.

    Dù sao thì, sàn bếp nhà tôi cũng khá sạch và miếng chocolate mới rơi xuống chưa tới 5 giây.
    Tôi rất thích "quy tắc 5 giây". Tất cả chúng ta đều biết quy tắc này đúng không?
    Thức ăn rơi xuống sàn vẫn ăn được nếu bạn nhặt lên trong 5 giây đầu tiên sau khi rơi.
    Nhưng liệu tôi ăn vậy có đúng không? Hay là tôi đã vô tình bỏ vào miệng một mớ vi sinh vật nguy hại?
    Tôi đặt câu hỏi này với những bạn đọc trong cộng đồng BBC Earth, liệu họ sẽ làm gì trong tình huống tương tự?

    Bạn đọc Adam Harmsworth nói quy tắc này phải đúng đắn. "Chắc chắn là vi khuẩn
    và các sinh vật lây nhiễm hiểu quy tắc thời gian này." - Ông nói.

    "Adam thật mơ tưởng." Gary Burch nói, ông theo quy tắc ba giây nhưng vì lí do hoàn toàn khác:
    "Bởi đó là thời gian trung bình từ lúc tôi làm rơi thức ăn xuống sàn cho đến khi chú chó ăn mất.

    "
    Manuel Rodriguez cho biết anh là một sinh viên đại học nghèo, vì thế anh theo quy tắc 5 phút.

    Nhưng những người khác nghiêm khắc hơn hẳn.
    Corinne Howard nói: "Nếu đồ ăn không vào thẳng miệng, thì bỏ nó vào sọt rác.

    "
    Bạn đọc Jon Bedet nói: "Chúng ta đang nói về vài phần triệu giây để vi khuẩn bám vào miếng thức ăn bạn đánh rơi.
    Vậy thì vài phần trăm giây còn có lý.

    "
    Lane Jasper thì nói, điều đó còn "phụ thuộc vào đấy là thức ăn gì và bạn đang đói cỡ nào."

    Để giải quyết cuộc tranh luận, tôi đặt câu hỏi này với các nhà khoa học chuyên về vi sinh vật.
    Liệu họ có ăn miếng bánh mì đánh rơi, miếng pizza, hay nhặt viên kẹo đường có bơ lên ăn sau khi rơi?


    Đầu tiên, hãy làm rõ điều này. Trên sàn nhà không phải lúc nào cũng có cả đàn vi khuẩn nằm đó sẵn,
    chực chờ vồ lấy bất cứ thức ăn gì rơi xuống.
    Thay vào đó, vi khuẩn có ở bất cứ đâu, ngay cả sau khi
    bạn vừa lau nhà xong.
    Adam Taylor đã chỉ ra điều hữu ích này: "Theo khoa học mà nói, chẳng có quy tắc năm giây nào hết.
    Nếu thức ăn chạm vào nền nhà chỉ một nano giây, nó đã bị bẩn rồi.
    Ngay khi thức ăn chạm mặt sàn,
    tất nhiên nó sẽ bám "chất bẩn" và dĩ nhiên là có vi sinh vật trong chất bẩn đó.",

    Jack Gilbert một nhà sinh thái học vi sinh vật tại Đại học Chicago, bang Illinois, Hoa Kỳ, giải thích.
    Bất cứ lúc nào, cũng luôn có khoảng 9.000 loài vi sinh vật khác nhau rình rập trong bụi bặm trong nhà.

    Theo một nghiên cứu năm 2005, có khoảng 7.000 loại vi khuẩn khác nhau. Hầu hết các loại này đều vô hại.
    Vi khuẩn ở xung quanh bạn bất cứ lúc nào, trên tay, trên mặt, trong nhà bạn.
    Chúng ta lập tức bị vi khuẩn bám vào qua da, và qua không khí ta hít thở.


    Gilbert nói: "Bạn không thể tránh khỏi các vi sinh vật. Đó là điểm quan trọng.
    Thực ra mà nói,
    bạn đang sống và thở trong một biển vi khuẩn."
    Các nhà khoa học thậm chí đã tìm ra một con số
    cho các loại vi khuẩn. Mỗi người thải ra khoảng 38 triệu tế bào vi khuẩn vào môi trường mỗi giờ - theo một nghiên cứu.
    Gilbert nói chúng ta đã được học rằng vi khuẩn nguy hiểm và "chúng ta phải tiêu diệt chúng"
    trong suốt 100 năm qua.
    "Chúng ta bị hoang tưởng quá mức về bụi bẩn
    và cũng không nhận thức được sự hên xui của việc bị nhiễm mầm bệnh." - Ông cho biết.
    Gilbert nói ông sẽ vẫn ăn thức ăn bị đánh rơi trên sàn, miễn là môi trường ở đó khá an toàn.

    Ông giải thích: "Nếu tôi làm rơi thức ăn trong một hố chôn bệnh dịch hạch, chắc chắn tôi sẽ không nhặt lên ăn."
    Để giải thích, ông đã nói thêm xa hơn vậy. Thực ra, ngay cả khi có liếm sàn nhà hay bệ ngồi nhà vệ sinh,
    bạn cũng khó có thể mắc bệnh.
    Tuy nhiên, thật không khôn ngoan chút nào nếu bạn làm vậy khi trong nhà có người bị bệnh
    hay bạn đang sống ở một quốc gia có tình trạng an toàn vệ sinh kém.Ngoài ra, dĩ nhiên vẫn có
    những mầm bệnh nguy hiểm xung quanh.
    Thế nhưng, nếu mầm bệnh đó rình rập trên nền nhà bạn, có nghĩa là nó cũng sẽ có ở đâu đó trong nhà,
    như trên kệ bếp hay tay nắm cửa. Và thế thì bạn vẫn có thể bị bệnh dù bạn có ăn thức ăn đánh rơi trên sàn hay không.
    Các quy tắc cảnh báo thông thường vẫn cần thiết. Nếu bạn không may có loại vi khuẩn tên Salmonella
    trên nền nhà, ăn đồ ăn rơi trên sàn có thể khiến bạn nhiễm bệnh dù bạn có nhặt lên thật nhanh dưới 5 giây
    hay không.
    Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy, nguy cơ nhiễm Salmonella với thức ăn đánh rơi 5 giây thấp
    hơn đánh rơi 1 phút, nhưng nguy cơ vẫn hiện diện.
    Không có rào cản diệu kỳ nào giúp bạn tránh khỏi vi khuẩn, cho dù có cực kỳ nghiêm khắc và sạch sẽ,
    bạn cũng không thể tránh khỏi nó.
    Trong thực tế, một số loại vi sinh vật có ích cho chúng ta.
    Katherine Amato từ Đại học Northwestern ở Illinois, Hoa Kỳ nói:"Nếu bạn không đánh rơi thức ăn
    trong phòng khám bệnh hay nhà vệ sinh công cộng, thì có thể việc dính vi khuẩn cũng có lúc tốt."
    Bởi vì chúng ta tiến hoá cùng với các vi sinh vật xung quanh mình. Các nhà nghiên cứu như Amata
    ngày càng tin rằng chúng đó một vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá của loài người.
    Chúng ta dính vi sinh vật từ môi trường từ khi còn rất bé, kể cả việc nghịch đất, cát.

    "Hệ vi sinh vật" trên cơ thể một đứa trẻ bắt đầu khá giống người lớn khi bé được hai tuổi.
    "
    Nếu có vi sinh vật dính trên thức ăn, nó có thể [vì thế] đóng góp vào quá trình phát triển
    hệ miễn dịch cho cơ thể." - Amato nói - "Tôi vẫn nhặt lên và ăn".
    "Bạn không thể có hệ miễn dịch nếu quá mức sạch sẽ." -

    Natalie Henning đồng ý với ý kiến này.
    Nói cách khác, quy tắc 5 giây hoàn toàn vô nghĩa.
    Nếu có vi sinh vật nguy hiểm hiện diện, dù có làm theo quy tắc này bạn cũng không thể tránh khỏi việc nhiễm bệnh.

    Ngoài ra, thì ăn thức ăn nhặt lên từ sàn nhà cũng an toàn.
    Dầu sao, tôi cũng không chắc là mình muốn thử liếm bệ ngồi nhà vệ sinh đâu!

    Nguồn:http://www.bbc.com/vietnamese/cultur...oor_vert_earth

    Bản tiếng Anh của bài này đã đăng trên BBC Earth

  2. #2
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    ** Mời Phố đọc
    bài tk phỏng dịch theo đoạn đầu của chương trình 60 phút mà Đài CBS
    truyền hình hôm qua, ngày 15 tháng 5 năm 2016 dưới tựa đề:


    Breakthrough Status.


    Trong chương trình tạm dịch là Tình trạng Đột phá, phóng viên Scott Pelley theo dõi những bệnh nhân
    đang theo một thử nghiệm lâm sàng dùng phương cách trị liệu mới để chữa bịnh ung thư não,
    với những kết quả rất hứa hẹn đủ để gọi cách điều trị là đột phá.


    ***


    Một thử nghiệm gan dạ để giết loại Ung thư ác tính vừa đạt được tình trạng đột phá từ
    Cơ Quan Kiểm Định Thực phẩm và Dược phẩm.
    Những thí nghiệm trước đây ở trường Đại Học Duke rất thành công nên Cơ Quan kể trên
    đã nhanh chóng cho phép áp dụng phương pháp điều trị này vào hàng trăm người bịnh
    trong khi còn đang chờ được thẩm định cho sự chấp thuận sau cùng.

    Cách trị liệu này rất táo bạo. Người ta dùng vi khuẩn gây Polio ( bại liệt) để tấn công bịnh ung thư não
    gọi glioblastoma - là một bản án tử hình xảy ra nhanh chóng khiến bịnh nhân chỉ còn ít tháng để sống.

    Nhân viên y tế của Duke đã theo dõi những người tình nguyện cho phương pháp trị liệu này trong hai năm.
    Họ đã chứng kiến những trường hợp hồi phục gần như là phép mầu và những thất bại không mong đợi
    trên một hành trình khám phá ngoài biên giới hiểu biết của khoa học.

    Nguồn:http://www.cbsnews.com/news/60-minut...ancer-therapy/

  3. #3
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342


    Breakthrough Status.

    ( tiếp theo)

    Trường hợp bịnh nhân có tên Nancy Justice.-

    Sau đây là cuộc đối thoại giữa phóng viên Scott Pelly của đài truyền hình CBS và gia đình bệnh nhân.

    Lúc đầu có sự tham dự ngắn ngủi của Y tá và BS Annick Desjardins




    Tháng 10 năm 2014, khi gặp chúng tôi, bản án của bà ấy là một chẩn đoán u ám. Ở tuổi 58, bịnh ung thư não tái phát ( recurrent glioblastoma).
    Nó trở lại sau khi BN đã trải qua giải phẫu, xạ trị và hóa trị. Tiêu biểu là bà ta còn 7 tháng nữa để sống.
    Vi khuẩn Polio mà loài người đã cố gắng loại trừ khỏi trái đất là cơ hội cuối cùng mà Nancy có.


    Y tá : ...sẽ cảm thấy một chút kéo mạnh ở đó...

    Nửa muổng cà-phê Polio chảy qua một ống nhỏ gắn vào sọ của BN, đến thẳng bướu ung thư.

    Y tá: Xong rồi. Bà có sẵn sàng để bắt đầu chưa?

    Nancy Justice: Tôi sẵn sàng, cho vô đi.

    Y tá: Chúng ta bắt đầu nhé!


    BS Annick Desjardins: Nếu bà cảm thấy có gì lạ, cho chúng tôi biết nhé.

    Nancy Justice: Nhất định tôi sẽ báo.

    Người chồng của BN, Greg, thường xuyên thổi phồng lạc quan để giữ mình khỏi một sức nặng vô hình nào đó.
    Bịnh ung thư não của người vợ được chẩn đoán vào năm thứ 21 của cuộc hôn phối giữa Nancy và Greg - vào lúc đôi vợ chồng
    từ Georgia này tưởng có thể lo được cho Zach và Luke xong đại học. Cái bướu trên đầu Nancy lớn gấp đôi mỗi hai tuần.

    Scott Pelley: cái buớu này lớn nhanh quá--

    Nancy Justice: Vâng


    Scott Pelley: Vì thế bà muốn một cách trị liệu áp đảo.

    Nancy Justice: Đúng vậy!

    Scott Peller: Bà là một nhà thám hiểm y tế. Bà có cảm thấy vậy không?

    Nancy Justice: Tôi đang sống từng ngày một. Nói nhà thám hiểm y tế nghe có vẻ cao ngạo. Nhưng như ông biết nếu tất cả những gì đã và đang xảy ra mang hy vọng đến on cho con người, tôi xin sẵn sàng.

    Scott Peller: Greg, ông có nói là Nancy đã có mặt ở mỗi sự kiện quan trọng trong đời sống của mấy người con trai.

    Gregg: Đúng vậy.

    Scott : Nhưng còn nhiều việc quan trọng nữa mà.


    Nancy Justice: Chính xác.

    Scott Pelly: Bà hy vọng thấy gì ?

    Nancy Justice: Tôi sẽ thấy con trai diễn hành qua khán đài ở buổi tốt nghiệp đại học - Ngày chúng lập gia đình - Và tôi sẽ thấy các cháu nhỏ, mong được tuần tự như vậy.
    Và tôi biết điều đó như là tấm danh sách trong cái rổ của bà mẹ. Nhưng tôi sẽ yêu mến từng phút giây đó.


    ( còn tiếp)

  4. #4
    Chị Khanh ơi,
    "Nghiên cứu” : ăn đồ rơi xuống sàn ngộ quá.

    Có lần ở nhà thờ, một chú làm rơi miếng brownie xuống đất.
    Chú nhặt lên, lúc lắc cổ tay, rồi thản nhiên đưa vào miệng.

    Em hoảng quá rủ rỉ :”Chú ơi, sàn nhà nhiều bụi lắm, con lấy miếng khác chú dùng.”
    Chú cười:”Nhỏ này ở VN thì chết đói nhăn răng. Chú quay mấy vòng, vi trùng chóng mặt chết hết rồi còn đâu.”
    Bài dịch của chị, em chờ xong hết đọc liền mạch ạ.

  5. #5
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Quote Originally Posted by kim View Post
    Chị Khanh ơi,
    "Nghiên cứu” : ăn đồ rơi xuống sàn ngộ quá.

    Có lần ở nhà thờ, một chú làm rơi miếng brownie xuống đất.
    Chú nhặt lên, lúc lắc cổ tay, rồi thản nhiên đưa vào miệng.

    Em hoảng quá rủ rỉ :”Chú ơi, sàn nhà nhiều bụi lắm, con lấy miếng khác chú dùng.”
    Chú cười:”Nhỏ này ở VN thì chết đói nhăn răng. Chú quay mấy vòng, vi trùng chóng mặt chết hết rồi còn đâu.”
    Bài dịch của chị, em chờ xong hết đọc liền mạch ạ.

    Kim thương,

    Cảm ơn Kim ghé thăm và cổ vũ, sợ chị hồi hộp rồi không ngủ được hử

    Tiểu bang chị ở còn có tên là tiểu bang của màu xanh vì nhiều cây cối.
    Đây là cảnh bên ngoài từ cửa sổ phòng nhìn xuống







    từ cửa sổ phòng để máy vi tính

  6. #6
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Breakthrough Status.



    Trường hợp bịnh nhân có tên Nancy Justice.-
    ( tiếp theo)

    Đây là đội Polio của trường Duke, BS Darell Bigner, giám đốc Trung tâm Tisch trị Bướu não, nhà Sinh học phân tử (?) Mathias Gromeier và các BS chuyên về ung thư thần kinh Henry Friedman và Annick Desjardins. Như thông lệ, trường đại học đã cấp giấy phép chuyển giao kỹ thuật này cho một công ty mới để lôi cuốn đồng Mỹ kim cho việc nghiên cứu, trị liệu và tất cả thành viên của đội là những người đầu tư.

    Dr. Henry: Thật là vui thấy công việc tiến triển tốt đẹp.

    Ông khám sơ khởi hơn một ngàn bệnh nhân bị ung thư não mỗi năm, những người muốn được điều trị ở Duke. Ông giúp quyết định ai là người hội đủ tiêu chuẩn cho thử nghiệm polio.

    Scott Pelley: Tôi tự hỏi với tất cả những thử nghiệm, những lý thuyết và điều trị mà ông hy vọng qua bao năm nay, đã gộp lại như thế nào?

    Dr. Henry Friedman: Điều này, đối với tôi, là phương pháp trị liệu hứa hẹn nhất mà tôi thấy được trong nghề của mình, chấm hết.

    Vi khuẩn này là sự sáng tạo, niềm đam mê của BS Gromeier, người đã tận tụy làm việc suốt hơn 25 năm, 15 năm sau này ở Duke.

    Scott Pelley: Khi ông đi gặp các đồng nghiệp và nói, " Tôi tìm được rồi. Mình sẽ dùng vi khuẩn polio để giết ung thư." Họ nói gì?

    Dr. Matthias Gromeier: À, tôi có được một loạt câu trả lời, từ điên khùng tới bạn nói dối, tới mọi thứ. Đa số nghĩ là quá nguy hiểm.

    Dr. Hen ry Friedman: Tôi đã nghĩ ông ta gàn dở. Thật tình, tôi đã nghĩ rằng điều ông ta đang dùng là một loại vũ khí gây bịnh tê bại.

    Những nhà khảo cứu khác đã thí nghiệm trị ung thư bằng cách dùng vi khuẩn HIV, đậu mùa, và sởi.

    Nhưng polio đã là chọn lựa của BS Gromeier vì, như may mắn đến, nó đã tìm kiếm và gắn dính với một điểm nhận tìm thấy trên bề mặt của các tế bào cấu tạo hầu hết mọi loại bướu dắn chắc. Có thể nói hầu như là polio đã tiến hóa cho mục tiêu này.

    BS Gromeier đã kiến tạo lại con vi khuẩn, lấy ra tràng chủng loại chính, vì nó không thể sống sót như vậy nên ông sửa sự thiệt thòi với một chút vô hại của vi khuẩn gây bịnh cảm. Vi khuẩn polio mới đã được sửa đổi này không thể gây tê liệt hay chết vì mất khả năng sinh sản trong những tế bào bình thường.

    Tuy nhiên ở tế bào ung thư nó làm được và trong tiến trình nhân giống, đã thả độc tố gây hại cho tế bào này.
    Ít ra, đó là điều người ta quan sát trong phòng thí nghiệm.
    Cuối cùng là họ phải thử nó ở con người.

    ( còn tiếp)





 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 03:57 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh