Register
Page 4 of 7 FirstFirst ... 23456 ... LastLast
Results 31 to 40 of 62

Thread: Có nên....

  1. #31
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Câu chuyện của cậu bé chiến thắng căn bệnh ung thư cực hiếm






    Cậu bé Gabriel Grada cùng gia đình.


    Ung thư ở trẻ em vẫn là nguyên nhân y khoa gây tử vong hàng đầu cho các em nhỏ.
    Thời gian gần đây, cuộc chiến chống ung thư của các bệnh nhân nhi đồng, gia đình các em và giới y tế
    đã gây chú ý hàng triệu người, với sự trợ giúp của trang Facebook và trang blog nổi tiếng Humans of New York.

    Thông tín viên Keida Kostreci của VOA đã nói chuyện với Gabriel, một bệnh nhân nhí, phụ huynh,
    và bác sĩ của cậu bé tại New York có tên trên trang này.
    Trong nhiều mặt, Gabriel cũng giống như bất kỳ học sinh lớp ba nào, nhưng hơn năm nay, cậu bé 9 tuổi này
    đang chiến đấu vì sự sống của mình.

    Garbriel chia sẻ: “Cháu vừa mới kết thúc đợt hóa trị cuối cùng. Cách đây một ngày cũng vừa xong các
    đợt scan… Cháu cũng xong các đợt xạ trị. Nếu kết quả các đợt scan tốt, sẽ khỏi phải hóa trị nữa. Vui lắm ạ!”

    Năm ngoái, Gabe được chẩn đoán bị một khối u trong não.
    Cuộc chẩn đoán diễn ra ngay khi cha mẹ của Gabe, Arjela và Bledar Grada, vừa bắt đầu tận hưởng
    thành quả từ những tháng ngày vất vả vươn lên từ hoàn cảnh di dân từ Albani. Họ có công việc tốt,
    có hai con trai là Gabriel và Brandon và vừa mới trả xong căn nhà ở Brooklyn.

    Kết quả chẩn đoán là một thử thách quá lớn đối với họ.
    Bác sĩ Paul Meyers thuộc Trung tâm Ung thư Sloan-Kettering cho biết Gabriel mắc chứng ung thư cực hiếm,
    khối u đó là một u xơ tế bào tròn nhỏ chỉ mới được mô tả cách đây 20 năm.

    Bác sĩ Meyers nói Gabriel phải trải qua nhiều đợt hóa trị và xạ trị.
    Câu chuyện của Gabriel, cũng như của những bệnh nhân ung thư nhí khác, cha mẹ của các em và những
    nhân viên chăm sóc y tế tại Trung tâm Ung thư Sloan Kettering đã trở thành tâm điểm của loạt bài viết
    trên trang blog Humans of New York.

    Gabriel cho biết em rất thích điều này vì em giờ đây có thể giúp nhiều đứa trẻ khác cũng đang bị bệnh ung thư
    như em. Gabriel không chỉ tham gia vào các cuộc vận động quyên góp mà còn đưa ra lời khuyên cho các trẻ em
    khác đang điều trị ung thư.
    Phụ huynh của em cho biết họ đã phá vỡ các chuẩn mực văn hóa của người Albani khi quyết định công khai
    câu chuyện của con trai mình.

    Ông Grada nói: “Là người Albania, chúng tôi không bao giờ chia sẻ những điều như thế này. Những gia đình
    nào trải qua những chuyện này thường phải tự mình giải quyết. Đó là vì dị nghị.”
    Cha mẹ Gabriel muốn gửi đi thông điệp rằng không nên một mình chống lại bệnh tật.
    Giờ đây, gia đình Grada có thêm lý do để mỉm cười khi họ được tin Gabriel giờ đây đã khỏi bệnh ung thư.

    Sau quá trình điều trị, Gabriel rốt cuộc đã có thể thở phào nhẹ nhõm.

    Nguồn: Voa tiếng Việt

    SỨC KHỎE
    23.06.2016

    http://www.voatiengviet.com/a/cau-ch...m/3387585.html

  2. #32
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Cảm ơn anh Hoài và các bạn, mời thưởng thức một chương trình đặc biệt (sẽ mất ít phút cho quảng cáo),

    Xin nhấn vào link:




    http://xfinitytv.comcast.net/watch/A...FCST_cover_agt

  3. #33
    em nghĩ nếu bị rơi xuống sàn thì hoặc là bỏ hoặc là rửa lại với nước. không nên ăn trực tiếp đồ ăn bị rơi xuống đất vì như thế thì rất là nhiều vi khuẩn

  4. #34
    Many get too much medical testing
    By Lindsey Tanner, The Associated Press

    CHICAGO — Too much cancer screening, too many heart tests, too many cesarean sections. A spate of recent reports suggests that many Americans are being overtreated. Maybe even President Barack Obama, champion of an overhaul and cost-cutting of the health care system.

    Is it doctors practicing defensive medicine? Or are patients so accustomed to a culture of medical technology that they insist on extensive tests and treatments?

    A combination of both is at work, but new evidence and updated guidelines are recommending a step back and more thorough doctor-patient talks about risks and benefits of screening tests.

    Americans, including the commander in chief, need to realize that "more care is not necessarily better care," wrote cardiologist Dr. Rita Redberg, editor of Archives of Internal Medicine. She was commenting on Obama's recent physical.

    His exam included prostate cancer screening and a virtual colonoscopy. The PSA test for prostate cancer is not routinely recommended for any age and colon screening is not routinely recommended for patients younger than 50. Obama is 48. A White House spokesman noted that earlier colon cancer screening is sometimes recommended for high-risk groups, such as African-Americans.

    Doctors disagree on whether a virtual colonoscopy is the best method. But it's less invasive than the traditional procedure and doesn't require sedation, or the possible temporary transfer of presidential power, the White House said.

    Yet Redberg, a doctor with expertise in health policy, takes issue with that test and a heart scan to look for calcium deposits in the president's arteries. She said the calcium check isn't recommended for low-risk men like Obama.

    And the colon exam exposed him to radiation "while likely providing no benefit to his care," she wrote in an editorial in the medical journal. Obama's experience "is multiplied many times over" at a huge financial cost to society, and to patients exposed to potential harms but no benefits.

    "People have come to equate tests with good care and prevention," said Redberg, of the University of California at San Francisco Medical Center. "Prevention is all the things your mother told you - eat right, exercise, get enough sleep, don't smoke - and we've made it into getting a new test."

    This week alone, a New England Journal of Medicine study suggested that too many patients are getting angiograms - invasive imaging tests for heart disease - who don't really need them; and specialists convened by the National Institutes of Health said doctors are too often demanding repeat cesarean deliveries for pregnant women after a first C-section.

    Last week, the American Cancer Society cast more doubt on routine PSA tests for prostate cancer. And a few months ago, other groups recommended against routine mammograms for women in their 40s, and for fewer Pap tests looking for cervical cancer.

    Experts dispute how much routine cancer screening saves lives. It also sometimes detects cancers that are too slow-growing to cause harm, or has false-positive results leading to invasive but needless procedures - and some risks. Treatment for prostate cancer that may be too slow-growing to be life-threatening can mean incontinence and impotence. Angiograms carry a slight risk for stroke or heart attack.

    Not all doctors and advocacy groups agree with the criticism of screening. Many argue that it can improve survival chances and that saving even a few lives is worth the cost of routinely testing tens of thousands of people.

    Dr. Peter Pronovost, a Johns Hopkins University patient safety expert, said routine testing is often based on bad science, or on guidelines that quickly become outdated as new science emerges.

    The recent shift in focus reflects evolving research on the benefits and risks of screening.

    While some patients clearly do benefit from screening, others clearly do not, said Dr. Richard Wender, former president of the American Cancer Society.

    These include very old patients, who may unrealistically fear cancer and demand a screening test, when their risks are far higher of dying from something else, Wender said.

    "Sometimes it's kind of the path of least resistance just to order the test," he said.

    Doctors also often order tests or procedures to protect themselves against lawsuits - so-called defensive medicine - and also because the fee-for-service system compensates them for it, said Dr. Gilbert Welch, a Dartmouth University internist and health outcomes researcher.

    Some doctors think "it's always a good thing to look for things to be wrong," Welch said. It also has become much easier to order tests - with the click of a mouse instead of filling out forms, and both can lead to overuse, he said.

    While many patients also demand routine tests, they're often bolstered by advertisements, medical information online - and by doctors, too, Welch said.

    "To some extent we've taught them to demand these things," he said. "We've systematically exaggerated the benefits of early diagnosis," which doesn't always improve survival. "We don't always tell people there might actually be downsides" to testing.

    Jennifer Traig, an Ann Arbor, Mich., author of a book about hypochondria, says patients like her often think, "I'm getting better care if we're checking for more things."

    Traig has had many costly high-tech tests, including an MRI and several heart-imaging tests, for symptoms that turned out to be nothing. She thinks doctors were right to order those tests, but that counseling could have prevented her from "wasting resources" and getting tests it turned out she didn't need.

    Patients seeking screening information have several online resources, including the National Institutes of Health, http://bit.ly/a8c7P0; the American Cancer Society, http://bit.ly/9w0fli; and a nonprofit advocacy group called the Foundation for Informed Medical Decision Making, http://www.informedmedicaldecisions.org.

    The new guidance from the cancer society last week on PSA testing, echoing others' advice on mammograms, is for doctors and patients to thoroughly discuss testing, including a patient's individual disease risks, general pros and cons of testing and possible harms it may cause.

    Dr. Bruce Minsky, a University of Chicago cancer specialist who still favors routine mammograms for women in their 40s, said that emphasis is a positive trend.

    "That to me is one of the greatest benefits," he said. "It enhances that communication between the physician and patient."

  5. #35
    Bệnh Đau Thắt Lưng (Back Pain)
    CHU TẤT TIẾN

    Trong nước Mỹ này, có đến 8/10 người bị đử thứ bệnh đau lưng, từ nhẹ đến nặng (http://www.nlm.nih.gov/medlineplus). Hằng năm, nước Mỹ phải chi ra khoảng 27 tỷ đô la để chữa trị các chứng đau lưng và các vết thương ở thắt lưng. Thường thường thì những người đau lưng ở trong độ tuổi 45 trở lên, nhưng có một số lớn các người trẻ dưới 20 tuổi cũng mắc phải. Nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng có rất nhiều: bẩm sinh, va đụng thần kinh, bị thương, bị té, bị vật nặng đụng vào lưng, nhiễm trùng, sau giải phẫu, xương sống thoái hóa, sưng khớp, hệ tuần hoàn bị nghẽn, đứng lâu, ngồi cong lưng, và một nguyên nhân ít người nghĩ đến là sự căng thẳng cũng làm đau lưng.

    Các phương pháp trị liệu: Khi bị đau lưng, người bị đau lưng hay nghĩ ngay đến bác sĩ về chỉnh xương, nắn gân (chiropractor) để làm "therapy" nghĩa là "vật lý trị liệu". Thường thì các Bác sĩ ít khi tự tay làm "vật lý trị liệu" mà chỉ nhờ một cô phụ tá, cho người bệnh nằm lên một cái giường, nơi có mấy cái cục bi lăn lên, lăn xuống sống lưng. Người bệnh cũng có thể được trị liệu bằng một hay hai cái máy mát-xa cầm tay do cô phụ tá vừa ấn xuống vừa cho mấy cục bi chạy qua. Một số uống thuốc giảm đau. Số khác đến xin bác sĩ chích thuốc. Trong khi chờ đợi chích thuốc, người đau lưng có thể nhờ châm cứu, mát-xa, hoặc chườm nước đá hay nước nóng. Tại vài nơi Đông Y, thầy thuốc còn đốt ngải cứu trên lưng bệnh nhân. Phương pháp này có hiệu quả với vài người, nhưng không giải quyết được căn bệnh.

    Gần đây, một phương pháp đơn giản và có thể chữa được tận gốc căn bệnh, đã được các bác sĩ Tây Y khuyến cáo cũng như được phổ biến trên các mạng lưới về y khoa: Tập vận động thắt lưng (back exercises) (http://www.annals.org) hay (http://www.nlm.nih.gov/medlineplus). Hầu như mọi căn bệnh đau lưng đều được các y bác sĩ khuyến cáo nên tập vận động thắt lưng, trừ những người bị chấn thương và mới được giải phẫu. Phương pháp này không tốn tiền, không đau đớn, không tác hại, và có hy vọng chữa dứt được căn bệnh, ít nhất cũng làm giảm cơn đau ngay sau khi tập. (Lưu ý: người mới bắt đầu tập có thể cảm thấy ê ẩm ở bắp thịt bên ngoài, chỉ vài ngày sau, khi bắp thịt quen dần với cử động, sẽ hết ê ẩm. Nếu sự ê ẩm kéo dài đến vài ngày, phải ngưng tập và đi hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về xương sống).

    Người viết bài này là một bệnh nhân kinh niên về đau xương sống. Từ những năm học võ Nhu Đạo vào thập niên 60, đã bị một đối thủ "bẻ" cụp xương sống, nằm thẳng cẳng trên sân tập, phải kêu xích lô chở đi bệnh viện để bó bột. Chỉ bó được vài ngày, khó chịu quá, nên đến một vị Đông Y Sĩ người Trung Hoa cũng là một võ sư, để cắt bột ra, và chỉ bó bằng một lớp vải mềm có nhồi thuốc bắc, chừng một tuần lễ là hết đau. Tập võ tiếp, không trở ngại. Đến khi đi cải tạo, đang cuốc đất, bỗng thấy đau nhói một cái từ thắt lưng đến óc, rồi cũng nằm ngay đơ như cái cán cuốc. Anh em "cõng" về (một việc làm rất không nên, vì sẽ làm trật xương sống nặng thêm!). May mắn có Bác sĩ Nhân, Bác sĩ Khánh tận tình chữa trị, vừa chích thuốc, vừa cho uống thuốc, vừa làm mát-xa, nên vài ngày là đi lại được. Sau khi được về nhà, lại luyện tập Nhu đạo tiếp tục. Lần này, đấu mạnh hơn và có một lần bị đối phương quật cho một đòn, nằm không dậy được. Cũng nhờ xích lô chạy thẳng tới bệnh viện Sùng Chính. Ở đây giới thiệu đến một vị Đông Y Sĩ người Triều Châu, một võ sư nổi tiếng trong Chợ Lớn. Nơi đây, thầy thuốc cũng chỉ đắp thuốc và băng bằng một tấm vải mềm. Mỗi tuần đi thay thuốc một lần. Chừng một tháng thì khỏi.

    Khi đến Mỹ, hai năm đầu phải đi làm lao động nặng: giao hàng Furniture, đồ đạc trong nhà. Lúc đó, đã lớn tuổi, nhưng vẫn phải vác cả cái Love Seat lên vai một mình, khiêng những cái tủ nặng vài trăm kílô, những cái Sofa Bed, tức là ghế có cả giường sắt để ngủ, và nhiều thứ đồ nặng hai, ba trăm "pao" là chuyện bình thường. Đôi lần, muốn chuyển một cái tủ gỗ nặng lên thang gác, phải lót cạc tông trên bậc thang, rồi dùng sức vai để đẩy cái tủ lên từng bước... Từ đó, thấy cái lưng mình càng ngày càng đau. Ngồi cũng đau. Đứng càng đau hơn. Đi khám bệnh, và chụp X-Ray rồi Scat Scan, MRI, siêu âm đủ kiểu để thấy rằng cái xương sống chỗ thắt lưng đã cong hình chữ S, như giải đất Việt Nam yêu quý! Có hai ba chỗ lồi ra, từ 7mm đến 9mm, nghĩa là gần 1 cm, chạm vào dây thần kinh! Do đó mà đau kinh niên, mãn tính luôn. Hết thuốc chữa, trừ phương pháp giải phẫu. Mà theo bác sĩ chuyên môn, nếu muốn giải phẫu, phải chấp nhận 50/50, một là bớt đau, hai là ...liệt, ba là ...nghoẻo! Và phải nghiên cứu lịch sử của vị bác sĩ giải phẫu thật kỹ càng, xem vị ấy đã giải phẫu bao nhiêu lần thành công, bao nhiêu lần thất bại. Thế thì chào thua cho rồi! Vậy, chỉ còn một phương pháp sau cùng: Tập thể dục thắt lưng và áp dụng khí công!

    Từ đó, đến nay, đã hơn mười năm, chỉ tập luyện và thấy bớt đau. Nhưng, đôi khi, vì quên những điều "cấm", lại thấy đau lại. Lúc đau quá, phải dùng thuốc. Hết đau, tập lại và kiêng khem (không phải kiêng chuyện kia đâu?) thì không đau nữa. Bài này, viết lại, trong dịp Giáng Sinh, nhằm tặng cho quý vị đau lưng một phương pháp hiệu nghiệm và tốt đẹp. Dĩ nhiên, được cái này thì mất cái kia, muốn khỏi đau, mà không tốn tiền, thì phải tập hoài hoài, và phải kiêng những điều "cấm" sẽ trình bầy sau đây.

    1-Những điều "cấm", không được làm:

    -Ngồi cong lưng. Đầu cúi về phía trước, lưng cong lại, hai tay bỏ trên đùi, đánh máy computer, hay cầm tay lái xe. Phải ngồi thẳng lưng, đường thẳng của lưng và đường thẳng của mông và đùi phải là 90độ. Luôn ngồi sát mông vào ghế. Không ngồi nửa trong nửa ngoài ghế. Không ngồi ghế sofa mềm, vì sẽ tụt mông xuống nệm, người sẽ gập lại. Đứng dậy có thể thấy buốt một chân. Lái xe: phải chỉnh cái ghế cho thẳng góc, và nên độn thêm một cái gối ngay thắt lưng cho đẩy cái thắt lưng về phía trước. Không ngồi thoải mái, dựa ngửa ra sau, đê mê nghe nhạc, nghe đài rồi đứng dậy không nổi!

    -Nằm nệm mềm: Tuy không cần nệm cứng quá, nhưng phải dùng loại nệm vừa phải, không lõm xuống khi ta nằm lên. Nằm 8 tiếng với cái lưng cong, thì nhất định sẽ đau nhức cả đời. Nếu chưa có dịp thay nệm, thì kiếm cái chăn mỏng nào, gấp lại, để dưới lưng.

    -Nằm cong người: Cũng như ngồi cong lưng, nếu nằm cong người thì sẽ đau dài dài. Tuy nằm cong lưng thấy thoải mái, ấm áp hơn, nhất là được... ôm ấp dễ chịu, nhưng nếu nhớ đến cái cơn đau lưng hành hạ, thì nên đổi thế nằm ngửa, hai tay thả theo thân mình, gối thấp (sẽ nói trong bài khác). Tập riết rồi sẽ quen.

    -Đứng lâu. Hầu như tất cả trọng lượng của con người dồn vào chỗ thắt lưng. Nặng bao nhiêu "pao" thì bấy nhiêu "pao" dồn vào cái thắt lưng hết. Nếu đứng lâu, trọng lượng của chính mình sẽ lại làm mình đau. Không nên đứng nhiều một chỗ, mà phải di chuyển đều đặn. Người đau nhiều, đứng rửa bát cũng đau.

    -Chạy mạnh. Tập chạy thì rất tốt cho cơ thể, nhưng với người đau lưng, chạy mạnh quá, sẽ làm các đốt xương dập vào nhau, gây thêm đau đớn. Chạy nhẹ nhàng, vừa phải thì rất tốt vì khiến các đốt xương chuyển động điều hòa, nhẹ nhàng, kích thích chất hoạt dịch tại các đầu xương làm êm dịu các cơn đau.

    -Tập cúi gập người về đằng trước (thế đứng hay thế nằm). Người đã bị đau vì các khớp xương đã bị gập về trước, nay lại gập mạnh về phía trước nữa thì có khác gì tự mình bẻ cong thêm cái xương đã cong sẵn!

    -Làm các động tác vẹo người lâu. Không nên làm những động tác nào mà phải nghiêng mình lâu. Không với quẹo qua một bên. Dĩ nhiên, không thể làm thợ sửa xe vì có nhiều thế bắt phải quẹo cả người sang một bên. Những thế vẹo người, cúi người lâu sẽ bẻ xương sống mình thành một cái vòng cung và dần dần không thể thẳng lại được nữa. Nhiều người thợ cấy, thợ mộc đã phải đi khòm người cho đến suốt đời.

    -Không cúi xuống, nhấc đồ vật nặng. Nếu phải nhắc đồ vật nặng vài chục "pao" thì phải dùng bắp đùi, không dùng sống lưng mà nhắc vật lên. Nghĩa là giữ cho phần trên lưng vẫn thẳng góc với mặt đất, hai chân rùn xuống, dùng sức mạnh của bắp thịt đùi mà đứng lên. Không cúi cong người xuống, ráng nhấc cái gì lên... đôi khi xương sống kêu lên một tiếng "rắc" là đi đời nhà ma! Hết giấc mộng... yêu đương vĩnh viễn.

    2-Tập vận động thắt lưng, phối hợp với khí công:

    a-Vặn thắt lưng: Đứng thẳng, hai tay buông xuôi theo thân người. Từ từ xoay qua bên phải, hai tay "văng" theo (không gồng bắp thịt, mà thả lỏng cho tay "quăng" đi) cho đến hết cỡ, không thể xoay được nữa thì thôi. Khi bắt đầu xoay, thì hít vào chầm chậm qua mũi, khi ngưng lại thì nén hơi, đếm 1,2,3. Từ từ xoay trở lại phía bên trái, cũng "văng" tay theo và hít vào. Nhớ là làm thật chậm, càng chậm càng tốt, để cho hít Oxy vào thật nhiều. Làm 10 lần mỗi bên. Hít sâu, thở dài như thế tức là tập Khí Công (Khí = hơi thở, Công = tập luyện)

    b-Xoay "hu la húp": Hai tay chống hông. Lắc thắt lưng theo một vòng tròn như chơi "hu-la-húp", nghĩa là đẩy thắt lưng tới trước rồi tiếp tục lắc về phía bên trái theo vòng tròn, khi đến phía đàng sau, thì đẩy thắt lưng về phía sau, lại kéo qua bên phải rồi đẩy tới trước, cho đủ một vòng tròn. Làm chậm rãi. Trong khi xoay hu-la-húp như thế, thì cũng hít sâu, thở ra thật chậm. Nếu thấy giải thích như thế này còn khó hiểu thì nhờ người nào nhẩy hu-la-húp cho mình xem và bắt chước. Điều khác nhau là mình tập thật chậm trong khi nhẩy thực thì lại rất nhanh.

    c-Làm Giãn xương 1: Có vị bác sĩ khuyên nên làm động tác giãn xương bằng cách nằm ngửa trên nệm, rồi tập trườn người tới trước, như khi lính trườn người dưới giao thông hào để kéo giãn xương ra. Cách của người viết là đứng thẳng, chân dang ra vừa phải, hai bàn tay ngửa lên trời, để chồng lên nhau trước bụng. Vẫn để hai bàn tay chồng lên nhau, chầm chậm đưa hai tay lên trời nhưng trong khi đưa, từ từ úp hai lòng bàn tay vào trong phía bụng, rồi lộn ngược lên từ từ sao cho hai lòng bàn tay lật ngửa lên trời khi hai bàn tay ở trên đầu. (Muốn làm cho đúng, tập trước bằng cách để hai bàn tay chồng lên nhau trước bụng rồi vặn qua vặn lại cùng lúc cả hai bàn tay. Sau khi thuộc rồi, thì áp dụng với hơi thở.) Dùng hết sức đẩy hai bàn tay ngửa đó lên cao hết cỡ, trong khi chân dính cứng vào sàn, thì các đốt xương dính vào nhau sẽ giãn ra. Phối hợp với hơi thở, khi bắt đầu thì hít vào thật chậm, khi đẩy tay lên cao thì thở ra. Khi đã thở hết ra rồi, thì từ từ vòng tay ra hai bên, tay phải qua phải, tay trái qua trái, vẽ thành một cái vòng tròn rộng ở hai bên hông. Khi tay xuống hết dưới thì từ từ thu lại cho hai bàn tay lại chồng ngửa lên nhau, rồi tiếp tục lộn hai bàn tay vào trong người, lộn ra ngoài rồi đẩy lên trên... Làm ít nhất 10 lần buổi sáng, 10 lần buổi chiều. Vài ngày sẽ thấy hết đau lưng.

    d-Làm giãn xương 2: Đứng thẳng, hai bàn tay chồng vào nhau, cùng úp xuống mặt đất. Từ từ đẩy một tay xuống gần mặt đất, trong khi tay kia giơ thẳng lên đầu, cho hai tay cách xa nhau hết cỡ, (một tay đi xuống, một tay đi lên). Trong khi làm như vậy, thì hít vào thật chậm. Hết cỡ rồi, thì lại đổi tay, tay đang ở trên cao từ từ đẩy xuống, tay đang ở dưới đất thì kéo lên trên. Trong khi đổi tay, thì thở ra chầm chậm. Cũng kéo cho khoảng cách hai tay xa nhau tối đa để cho xương sống giãn ra tối đa.

    e-Làm cân bằng lại xương: Đứng thẳng, hai tay để trước bụng. Từ từ kéo tay trái về phía sau lưng, trong khi đẩy tay phải về phía trước, và hít vào chầm chậm. Khi tay trước tay sau đã xa nhau hết cỡ thì lại từ từ đổi tay. Kéo tay trái về rồi đẩy ra trước, trong khi tay phải đẩy ra phía sau. Cũng làm hết cỡ và thở ra chầm chậm.

    g-Thiền công (Yoga) đứng: Đứng thẳng, hai tay chống hông. Từ từ đẩy bụng ra phía trước, như uốn cây cung về phía trước. đỉnh cây cung là cái bụng ưỡn về phía trước. Trong khi đẩy bụng ra thì hít vào thật chậm. Giữ lại ở tư thế đó 30 giây, nín hơi cho khí Oxy dồn lại trong cơ thể. Từ từ thở ra, kéo bụng trở lại. Làm 5 lần.

    h-Thiền công (Yoga) nằm: Nằm sấp. Hai tay để trên thắt lưng. Từ từ nhấc đầu lên, hai bàn chân cũng co lên, cẳng chân nhấc lên khỏi mặt đất, như cánh cung, mà đỉnh giữa cây cung là cái bụng dính trên mặt đất. Hít vào và nín hơi trong 30 giây. Từ từ hạ đầu và chân xuống, nghỉ 3 giây, rồi tiếp tục. Làm 5 lần. (Phụ nữ mang bầu, dĩ nhiên, không làm được các thế về bụng.)

    Đây là những thế mà người viết tự nghiên cứu, chế biến, vẫn tập từ nhiều năm nay và thấy hiệu quả rất nhanh. Chỉ có điều là phải tập hoài hoài đến khi ...nhắm mắt! Vì hễ lười, không tập chừng một tuần, là lại đau ngay. Và hễ quên mà ngồi sofa xem phim, thì đứng dậy thấy... bại một chân. Lại phải tập như ...điên mới hết đau! Đôi khi phải nhờ đến cái mát-xa tay lăn qua lăn lại trên lưng cho thư dãn bắp thịt lưng vài phút để ... chữa lửa!

    Những kinh nghiệm cá nhân này đã được truyền cho nhiều người và đều thấy kết quả. Tuy nhiên, vì không phải là y sĩ, nên xin nói trước là để cho chắc ăn, hãy hỏi các y sĩ chuyên môn của mình trước khi tập luyện, sau này, lỡ có chi xẩy ra, xin đừng lôi người viết ra ba tòa quan nhớn...

    Kính chúc mọi người vui vẻ, khỏe mạnh trong mùa Giáng Sinh và Năm Mới.

  6. #36
    Chữa đau nhức
    Chu Tất Tiến

    Một tờ báo Mỹ có kể một câu chuyện về một người đi ăn trộm, đang mò mẫm trong bóng tối bỗng đụng chạm làm rơi một món đồ gì đó, khiến ông chủ nhà thức giấc. Anh ăn trộm hoảng quá, đứng chết trân tại chỗ, chờ chủ nhà kêu 911. Nhưng bất ngờ, ông chủ nhà chỉ rên rỉ và nói:

    -Ăn trộm hả? Muốn lấy gì thì lấy đi. Nhưng, trước khi đi, đưa giùm tôi lọ thuốc phong thấp ở trên bàn đó và một ly nước nữa. Tôi đang đau quá, không dậy nổi.

    Anh trộm chưng hửng một lúc, nhưng rồi cũng đưa lọ thuốc và nước cho chủ nhà xong, rồi chậm rãi nói:

    -Ông bị đau nhức đầu gối phải không? Tôi cũng bị.. Nhưng uống thuốc này không hết đâu. Tôi dùng thuốc khác.

    Chủ nhà vừa rên vừa hỏi:

    -Thuốc gì vậy? Viết tên thuốc được không?

    Anh trộm viết tên thuốc rồi vừa đưa cho ông chủ vừa nói:

    -Tôi dùng thuốc này mới hết. Nhưng vì trước đây, đau quá, mất ngủ ban đêm quen rồi, nên bây giờ, hết bệnh, không biết làm gì cho hết đêm, đành đi ăn trộm ....Ông tha cho tôi. Tôi đi về nhé!

    Nói xong, anh trộm ra mở cửa, đi về. Ông chủ nhà gọi với theo:

    -Cám ơn nghe. Đêm nào mất ngủ, cứ tới đây, nói chuyện chơi.

    Bài báo nói lên được một thực trạng về bệnh tật mà bao người Mỹ đang mắc phải: bệnh Đau nhức các khớp xương, hay còn gọi là Phong thấp, mà tiếng Mỹ gọi là Arthritis. Có hai loại Đau nhức: Osteoarthristis, tạm gọi là loại Một (cho các vị cao niên dễ nhớ) và Rheumatoid Arthritis mà ta tạm gọi là loại Hai.

    Loại Một gây ra những đau nhức ở cổ, vai, bàn tay, ngón tay, đầu gối, xương chậu... Nguyên nhân thường là do tuổi tác (phụ nữ trên 45 tuổi có thể mắc bệnh này), thoái hóa xương, di truyền, bệnh mập phì, hay do những động tác không ngay ngắn được lập đi lập lại lâu ngày như ngồi ghế cong lưng, ngồi lái xe mà thắt lưng bị bẻ cong, nghiêng đầu sang một bên, tay đánh máy suốt ngày không thư dãn, đứng một vị thế cong trong nhiều giờ, nhiều ngày.... Trên nước Mỹ có tới 21 triệu người bị đau loại Một.

    Loại Hai cũng đau ở các đốt xương, có thể sưng lên, làm biến dạng xương, khó đi đứng, cử động. Loại này có trên 2 triệu nguời mắc bệnh. Nguyên nhân có thể do hệ thống miễn nhiễm không làm việc tốt, bị di truyền, hay vì thời tiết thay đổi đột ngột. Nói chung cả hai loại đều gây đau nhức, nhiều người cảm thấy "khốn khổ, khốn nạn" khi bị các cơn đau hành hạ. Hoặc đi một lúc thì cảm thấy nhức chân, rồi đi lệch lạc. Hoặc ngủ không nổi vì khớp xương đầu gối buốt quá. Hoặc ngồi lâu thì tê hai bả vai...

    Thường thì có Ba (3) cách điều trị các bệnh đau nhức : Thuốc uống (Medication), giải phẫu (Surgery) và Không dùng thuốc (Non-medication). Hai phương pháp đầu tiên, dĩ nhiên, là phải qua Bác sĩ. Phương pháp thứ Ba: Không dùng thuốc lại gồm ba cách: châm cứu, vật lý trị liệu, và Tập Luyện (Exercise). Trong ba cách này, Tập Luyện (Exercise) dễ hơn cả và tác dụng lâu bền hơn cả. Châm cứu có tác dụng tức khắc, nhưng cũng hết tác dụng nhanh lắm. Vật Lý trị liệu cũng thế. Khi được Mát xa, thì thấy rất "đã", nhưng chỉ một ngày sau là lại đau như cũ. Vậy chỉ còn các TẬP LUYỆN lấy một mình, không tốn tiền, không phải giải phẫu, cũng không phiền ai, nhưng chỉ cần Ý CHÍ tự thắng mà thôi.

    Người viết bài này, chỉ còn một ít chỗ khớp xương nào còn nguyên vẹn mà chưa lần ...gẫy. Tuổi trẻ, đi tập đủ loại võ nghệ: Nhu Đạo, Thái cực Đạo, Hapkido, Aikido, Thiếu Lâm.. không môn nào mà không mang cho thân thể một lần trật xương, gẫy vỡ. Đấu vật thì cắm đầu xuống đất, lọi cổ tưởng chết. Rồi chống tay xuống đất, vỡ xương cổ tay, lọi cùi chỏ.. Nhẩy qua chướng ngại vật: gẫy vai (2 lần). Đá người thì bị lọi ngón chân. Vật người thì bị gẫy thắt lưng... Bó bột liên miên, hết tay lại chân. Vào nhà thương chích thuốc rồi qua Thầy Cự Thất bó gà, qua Thầy Tầu điểm huyệt, có lần nhờ thầy Cao Miên thổi bùa cho lành vai... Tất cả những lần gẫy vỡ ấy, tuổi thanh niên sung sức chẳng coi nhằm nhò gì, giờ này, mới thấy thấm thía: đau nhức khắp người. Muốn hết đau nhức mà không muốn uống thuốc, không chích Cortisone, không đi Bác sĩ chỉnh xương, thì phải tập luyện hoài hoài, ngưng tập là .. đau! Cho nên, viết bài này để chia xẻ những ai đau đớn vì bệnh phong thấp, nhức xương, mong mọi nguời cùng khỏe.

    Nguyên lý: Hệ thống thần kinh của con người chạy cùng khắp thân thể, chỗ nào cũng có, từ đầu cho tới ngón tay, ngón chân. Tuy nhiên, theo hình vẽ về hệ thần kinh được treo tại các phòng mạch Tây, Đông Y, ta thấy chùm dây thần kinh đi từ sau ót tỏa ra cánh tay, xuống lưng, qua xương sống, tới hông, đùi, rồi chân (trông như một bó dây điện) là chùm quan trọng nhất. Nếu bị "kẹt" đâu đó, thì đau. "Kẹt" trên cổ có thể gây đau ra cánh tay, bàn tay. "Kẹt" thấp xuống dưới thì đau bắp thịt lưng, đau thắt lưng, "kẹt" ở chỗ thắt lưng lại gây đau ở đùi, chân... Cho nên, khi bị đau quá vì xương thoái hóa hay vì đụng xe, mà phải giải phẫu, bác sĩ sẽ cân nhắc rất kỹ. Mổ ở thắt lưng, nếu "xui"chạm giây thần kinh, có thể bị liệt chân mà thôi, nếu mổ ở cổ mà bị "xui", có thể liệt cả người! Vì thế, chỉ những trường hợp đau cổ chịu hết nổi, bắt buộc phải giải phẫu thì phải ký giấy chấp nhận 50/50, một là khỏi, hai làđời xe lăn. Hên thì cũng có thể phải ghép một cây sắt vào trong cổ. Đôi khi phải mổ lại.. Chỉ còn cách Tập Luyện, cho thư giãn thần kinh chỗ gây đau, cho mạnh bắp thịt chỗ đau, cho khớp xương được chuyển động dịu dàng trở lại, kích thích chất nhờn đầu khớp xương phục hoạt, điều chỉnh lại những chỗ lệch lạc xương cốt, thì sẽ .. bớt đau (không phải HẾT đau, vì hễ ngưng tập một thời gian, có thể đau lại).

    A - CHỮA ĐAU CỔ, ĐAU VAI, ĐAU TAY

    1-Xoay cổ trái phải: nhìn thẳng trước mặt, xoay cổ từ trái sang phải chầm chậm, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, từ từ hít vào. Từ từ trả cổ trở lại phía trước, rồi xoay sang bên phải, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, thở ra. Nhớ xoay cho hết cỡ, tới khi không xoay được nữa thì thôi. Làm 10 lần.

    2-Gập cổ: ngửa cổ lên chầm chậm cho tới hết cỡ, từ từ hít vào. Chầm chậm gập cổ xuống ngực, hết cỡ, thở ra. Làm 10 lần.

    3-Bẻ cổ: Mắt nhìn thẳng đằng trước, bẻ cổ nghiêng xuống đầu vai trái, hít vào. Từ từ thở ra, bẻ cổ qua đầu vai bên kia. (Khác với xoay cổ trái phải: ở đây, khi bẻ đầu xuống vai thì đầu vai có hơi nhô lên cho chạm với đầu, còn xoay cổ trái phải thì chỉ quay đầu vào khoảng trống sau vai mà thôi). Làm 10 lần.

    4-Xoay cổ vòng tròn: Dùng điểm tựa là cổ, xoay vòng đầu chung quanh cổ, từ phải sang trái 10 lần rồi từ trái qua mặt 10 lần.

    B - CHỮA ĐAU CÁNH TAY, BÀN TAY

    1-Xoay vai: hai tay buông thỏng, dùng đầu vai làm điểm tựa, xoay vai theo một vòng tròn chạy chung quanh đầu vai ( không phải nhô lên, hụp xuống) từ sau ra trước, rồi từ trước ra sau. 10 lần. Trong khi xoay vai, vẫn hít thở đều đặn.

    2-Lắc bàn tay: giơ cánh tay ra trước mặt, cùi chỏ ép hai bên thân mình, giữ nguyên cổ tay và cánh tay, hai bàn tay để trước mặt, lòng bàn tay hướng vào phía ngực. Lắc từ trên xuống dưới (như giũ giũ bàn tay) thật mạnh 10 lần. Đổi hướng, cho mu bàn tay lên trên, lòng bàn tay hướng về mặt đất, giũ mạnh bàn tay từ trên xuống dưới. 10 lần. Đổi hướng, hai lòng bàn tay quay vào nhau, giũ mạnh bàn tay từ trái qua phải, từ phải qua trái. Những người thư ký đánh máy, làm "neo", thợ may.... phải tập bàn tay thường xuyên, nếu không, có thể bị mổ cổ tay vì khớp xương cổ tay bị cứng khô lại.

    3-Vẽ vòng trên đất: đứng rộng chân ra, một tay vịn vào mặt bàn, nguời nghiêng xuống cho song song với mặt đất, cánh tay buông thỏng, tưởng tượng như đang cầm một cái que, vẽ một vòng tròn tưởng tượng thật to trên mặt đất . Vẽ nhanh 10 lần rồi đổi tay. Hít thở đều hòa.

    C - CHỮA ĐAU THẮT LƯNG, ĐÙI, CHÂN

    1-Xoay thắt lưng theo vòng tròn: hai tay chống hông, ngón tay để ra sau lưng, ngón cái phía trước, các ngón tay ấn mạnh vào thắt lưng, dùng thắt lưng làm điểm tựa, xoay vòng bụng ra trước rồi vòng qua bên phải (bên trái) ra sau, rồi vòng tới trước. Làm liên tục không ngừng, khi ra tới trước, thì bụng phải ưỡn ra hết cỡ. Khi ra sau thì thắt lưng cong lại cũng hết cỡ. Hít thở chầm chậm theo vòng.

    2-Gập lưng: cũng như gập cổ, ngửa lưng ra, hít vào, gập thắt lưng xuống, thở ra. Khi ngửa lên, ngửa hết cỡ, khi gập xuống, cũng gập hết cỡ.

    3-Xoay hông: hai tay buông thõng bên sườn, vặn người qua bên trái thì hai cánh tay cũng "văng" theo bên trái, nghĩa là không dùng sức tay, chỉ để cho hai cánh tay "văng" theo mà thôi. Xong, vặn người qua bên phải. Hai cánh tay lại "văng" theo bên phải. Nhớ khi xoay sang bên nào thì xoay gót chân bên đó, và bàn chân bên đó nhấc lên, nghĩa là xoay trên gót chân mà thôi. Mục đích làm cho vòng xoay rộng thêm, nếu giữ nguyên bàn chân trên mặt đất, vòng xoay sẽ ngắn lại. Hít thở chầm chậm.

    D - CHỮA ĐAU ĐẦU GỐI

    1-Xoay gối trái phải: đứng vừa phải, hai bàn tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối theo một vòng tròn về phía phải (theo vòng kim đồng hồ) 10 lần rồi đổi hướng quay theo bên trái.

    2-Xoay gối trong ngoài: đứng rộng chân ra, hai tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối từ ngoài vào trong rồi từ trong ra ngoài.

    Các thế đầu gối này, mới đầu thì chỉ thấp người xuống một chút, sau đó, mỗi ngày càng thấp người xuống hơn, công lực sẽ mạnh hơn. Chỉ cần làm 10 phút, là đã thở mạnh, toát mồ hôi rồi. Người nhức đầu gối ban đêm phải tập trước khi lên giường ngủ.

    Lưu ý:

    -Những thế tập này chỉ được áp dụng với người chưa giải phẫu xương lần nào. Nếu đã giải phẫu cổ thì không được tập cố. Nếu giải phẫu lưng rồi mà muốn tập lưng, phải hỏi bác sĩ, xem phim X-ray có trở ngại gì không..

    -Phối hợp vừa châm cứu, vừa mát xa, vừa tập luyện thì rất tốt.

    -Trường hợp đau kinh niên vì xương rồi, có thể uống thêm Glucosamine có bán tại các tiệm thuốc Tây để kích thích chất nhờn đầu xương và xương.

    -Mua một cái máy mát-xa nhỏ cầm tay để chà xát chung quanh chỗ bắp thịt đau sẽ hiệu nghiệm nhanh hơn.

    Vài hàng trao đổi những kinh nghiệm trong suốt mấy chục năm qua, nếu có chi sai sót, mong cao nhân chỉ điểm thêm. Chúc qúy vị sống lâu, sống khỏe mạnh, và hạnh phúc.

  7. #37
    Thế giới tâm linh: Lành bệnh dù bị nan y
    Chân Huyền

    Khi bị một chứng bệnh khó chữa (tiếng Hán Việt: nan y), cuộc đời thường nhật của chúng ta và của những người thân kế cận bỗng nhiên bị thay đổi rất nhiều. Bệnh tật có lẽ là một thứ khổ lớn hạng nhất trong các loại khổ đau ở đời, một thứ tai họa ngẫu nhiên, chẳng ai muốn gặp, chẳng ai mời, nhưng cứ đủ điều kiện là nó đến, mang theo bao nhiêu là phiền não!

    Trong đời sống của người bị nan y, ngoài thuốc men và sự chăm sóc của thân nhân, nếu người bệnh biết cách giữ cho tâm thần họ có được sự bình thản và tích cực, thì có thể nói (theo thống kê của y giới) họ đã có tới gần nửa phần hy vọng vượt qua được cơn bệnh dữ. Nếu tinh thần sa sút, bi quan trước cơ thể đau yếu, thì phần thoát hiểm sẽ bị giảm đi khá nhiều.

    Trong thời hiện tại, với nền y khoa tân tiến và sự phát triển của đời sống tâm linh, nhiều người bị nan y vẫn sống được cuộc đời bình thường của họ. Cũng có những người đặc biệt vốn có sẵn hạnh phúc tự tâm; nên dù lâm trọng bệnh, họ vẫn có một cuộc sống bình thường, ít xáo trộn. Thực hành giỏi hơn bậc nữa, các vị đó còn cảm thấy an vui hơn, sống hữu ích hơn lúc chưa bệnh. Ðó là những con người có khả năng dạy cho chúng ta nhiều bài học quý giá, đầy minh triết. Không phải chỉ có các thánh nhân, các tu sĩ đạo hạnh mới làm được như thế, mà ngay trong cuộc đời quanh ta, có nhiều người đã sống được như vậy, khi tâm thức họ đã thực sự chấp nhận căn bệnh và tìm cách chuyển đổi con người mình để sống có ý thức hơn, thiện lành hơn.

    Lành bệnh hay khỏi bệnh?

    Trong Anh ngữ, hai tiếng Lành bệnh (Healing) và khỏi bệnh (Cure) có nghĩa khác nhau. Khỏi bệnh hoặc dứt bệnh nghĩa là hết hẳn căn bệnh, khỏe mạnh và sinh hoạt bình thường như khi chưa đau yếu. Bác Sĩ Jon Kabat-Zinn dùng chữ Healing để nói về sự lành bệnh trong tâm con người, một thay đổi sâu xa nơi tâm thức các bệnh nhân, dù họ đang bị nan y hay sắp vào cửa tử. Có khi bệnh nhân không khỏi bệnh, nhưng họ được lành bệnh, nghĩa là họ có được cái nhìn mới mẻ về bệnh trạng cũng như về con người của họ. Nhờ đó, họ có thể sống an lành với căn bệnh của mình, sống bình thản với bất cứ tình trạng sức khỏe nào. “Lành bệnh” là trạng thái tâm thần rất quan trọng cho những ai phải sống với những chứng bệnh khó chữa, bệnh kinh niên, hoặc đang ở giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, mạng sống bị đe dọa.

    Người bệnh nan y thường bi quan, cảm thấy bất lực và tuyệt vọng khi nghĩ mình không còn liên hệ gì tới cuộc đời và thế giới này. Sự hỗ trợ của gia đình và bằng hữu có thể giảm thiểu bớt thái độ tiêu cực, nhưng cũng có khi bệnh nhân không thể phấn đấu. Họ có thể bi quan tới độ buông xuôi không muốn theo đuổi việc chữa trị, chỉ nghĩ tới những điều đen tối, và sống trong bầu không khí tuyệt vọng của cái chết gần kề. Thái độ đó khiến cho người bệnh mất tinh thần và sức khỏe giảm sút nhanh hơn những người có tinh thần lạc quan và chấp nhận.

    Bác Sĩ Jon Kabat-Zinn sau khi thực tập thiền Phật Giáo, đã lập ra một y viện thân tâm rất thành công tại viện đại học Y khoa Massachussetts. Bệnh viện của ông chú trọng vào phương pháp tâm lý trị liệu, ăn các thực phẩm tốt lành; đồng thời thực tập thiền quán và các động tác yoga để giúp các bệnh nhân bị nan y (hay ở tình trạng tuyệt vọng) có thể sống bình thản được trong thời gian khó khăn nhất của họ. Nhiều khi các y sĩ điều trị cho biết đã không còn cách chữa trị nào hữu hiện nữa, coi như bệnh nhân không còn hy vọng sống, nhưng người bệnh lại phục hồi được sức khỏe một cách lạ lùng, y như có “phép lạ” nào đó đã xảy ra cho họ. Nhiều người đã thoát hiểm, khỏi được các chứng bệnh mà y khoa đã bó tay. Khi không khỏi bệnh, tâm họ cũng được chữa lành để sống an vui hơn những ngày tháng cuối đời.

    Tự lành bệnh

    Những nghiên cứu trong mấy thập niên qua của nhiều bác sĩ Hoa Kỳ nổi tiếng như Herbert Benson, Joan Borysenko, Jon Kabat-Zinn, Bernie Siegel, Deepa Chopra... đưa ra nhiều khám phá mới về việc chữa trị tâm lý cho các bệnh nhân bị nan y như bệnh Cancer, MS (Multiple Sclerosis), Hepatitis và Aids...

    Theo các khoa học gia trên, sinh hoạt tâm linh và nhất là khả năng tự chữa lành của người bị bệnh nan y là những yếu tố rất quan trọng để lành bệnh... Các khoa học gia nói trên đều đồng ý rằng sự thoát hiểm của các bệnh nhân nan y nhiều phần là do khả năng tự lành bệnh của chính người bệnh. Các nhà tâm lý rất quan tâm tới mối liên hệ mật thiết giữa thân và tâm người bệnh. Họ cho rằng: Khả năng tự lành bệnh chỉ phát triển ra được trong những bệnh nhân có tâm lý tích cực, hiểu được con người mình và có tin tưởng, hy vọng vào các phép chữa bệnh, kể cả những hỗ trợ tâm linh.

    Nữ tiến sĩ tâm lý Norine Johnson, chủ tịch hội các tâm lý gia Hoa Kỳ, đã bị cancer từ thập niên 1980, nay đang sống hạnh phúc và năng động, cũng có quan điểm tương tự như trên: “Tôi khỏi bệnh, sống vui được bao năm nay là nhờ có các bác sĩ giỏi, nhờ gia đình bạn bè giúp đỡ và các phép tâm lý trị liệu”. Là một người trong nghề nên Norine biết rõ về kết quả các nghiên cứu tâm lý, chứng tỏ các bệnh nhân cancer cả hai phái nam nữ đều có nhiều cơ hội khỏi bệnh hơn nếu sau các chữa trị y khoa, họ được chăm sóc về tinh thần đúng mức.

    Ghế ba chân

    Bác Sĩ Herbert Benson, giáo sư Ðại Học Y Khoa Harvard, là giám đốc sáng lập Viện Y Khoa Thân Tâm (Mind and Body Medical Institut, Massachussetts). Trong hơn ba thập niên hành nghề y sĩ, Herbert Benson đã viết gần 20 cuốn sách về các nghiên cứu thân/tâm của ông, được quần chúng rất hâm mộ. Những cuốn đầu tiên của ông như “The Relaxation Response, Beyond The Relaxation Response” được ấn hành nhiều đợt, mỗi kỳ hàng triệu cuốn từ thập niên 1970 tới nay.

    Trong cuốn sách nói về khả năng tự lành bệnh của con người: “Timeless Healing” (1996), tác giả Herbert Benson cho rằng sức khỏe của chúng ta tùy thuộc vào ba yếu tố, giống như một cái ghế đẩu cần phải có ba chân mới vững vàng. Ba chân ghế đó là:

    “Các phương pháp chữa bệnh tân tiến
    Thuốc men tốt
    Sự chăm sóc thân tâm của chính người bệnh (Self care).”

    Hai yếu tố đầu là những dịch vụ mà nền y tế hiện đại cung ứng cho bệnh nhân, càng ngày càng phong phú, tiến bộ. Yếu tố thứ ba rất quan trọng, nhiều phần là yếu tố quyết định cho sự an nguy của người bệnh. Trước đây, đó cũng là yếu tố mà y giới Tây phương thường lơ là, và nhiều người bệnh cũng coi thường, không để ý tới nó, hoặc cho là chuyện không đáng quan tâm.

    Theo Bác Sĩ H. Benson, chân thứ ba (bệnh nhân tự chăm sóc) của “chiếc ghế” sức khỏe là yếu tố rất quan trọng. Nó gồm có nhiều phần như: Tập luyện cơ thể - Ăn uống lành mạnh; và nhất là: phát triển nội tâm để làm tăng khả năng lành bệnh của chính mình.

    Sau nhiều nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố thứ ba nói trên, Bác Sĩ H. Benson nhận thấy phải có sự cân bằng giữa ba cái “chân ghế”, thì bệnh nhân mới có thể vượt qua các chứng nan y. Ông khám phá ra rất nhiều điều kỳ lạ về đời sống tình cảm và tinh thần của những bệnh nhân biết tự chăm sóc, nhất là khi họ có lòng tin trong lúc chữa bệnh. Những người này tin tưởng vào khả năng của chính họ hoặc tin vào sự hỗ trợ của các đấng thiêng liêng, hay chỉ tin ở nền y khoa tân tiến, nhưng tựu trung, lòng tin sẽ khỏi bệnh là điều chính yếu.

    Bác Sĩ Benson cũng nhấn mạnh tới sự mong ước luôn sống khỏe mạnh của mỗi chúng ta - một khả năng tự nhiên và tiềm tàng trong cơ thể mỗi người. Ông gọi đó là khả năng tự lành bệnh “vượt thời gian” (Timeless healing). Có lẽ, chính sự khao khát sống khỏe và sống thọ đã là hứng khởi khiến bao bệnh nhân tự phấn đấu, làm cho căn bệnh phải lùi bước, đúng như quan niệm “Nhân cường tật nhược” của người Việt xưa nay.

    Theo Bác Sĩ Benson, khả năng tự lành bệnh được truyền từ tổ tiên bao đời xuống chúng ta, và sẽ còn truyền qua các thế hệ con cháu chúng ta mãi sau này. Nó có sẵn trong mầm sống (genes) của con người, nó cũng bất tử với thời gian. Vấn đề là làm sao khai triển được khả năng tự cứu đó, bằng những phương pháp chăm sóc thân tâm ta một cách đúng mức. Có thể khi người bệnh có lòng tin ở bất kỳ thứ gì, người ta đã có thêm năng lực để làm sống dậy cái khả năng tự lành bệnh trong con người họ. Lòng tin tưởng có thể lật ngược tình trạng của cơ thể người bệnh, dù đó là lòng tin vào các đấng tối cao như Phật, Chúa hay Thượng Ðế, Ðức Mẹ hay Bồ Tát Quan Âm. Bệnh nhân cũng có thể lành bệnh khi họ nhiệt liệt tin theo các vị thần linh theo tín ngưỡng riêng của họ, dù đó là ông thầy phù thủy, một ông thầy thuốc, một đạo sư hoặc tin vào một địa danh nổi tiếng linh thiêng như Jerusalem, Lourdes, Bồ Ðề đạo tràng... Ngày nay, nhiều người chỉ tin vào sự tập luyện thân thể; đó cũng là một thứ “tín ngưỡng” có ích cho việc phục hồi sức khỏe, nếu người bệnh được hướng dẫn cẩn thận.

    Tin tưởng tích cực và tiêu cực

    Theo Bác Sĩ Herbert Benson, khi tâm chúng ta có sự tin tưởng vào thầy, vào thuốc, thì chúng ta có thể đánh thức được khả năng muốn sống khỏe mạnh, có sẵn trong cơ thể mỗi người. Khả năng tự chữa lành là một năng lượng tiềm ẩn nhưng rất mạnh, mỗi chúng ta ai cũng có từ khi mới sinh ra đời. Chỉ cần một vài liều thuốc và sự tin tưởng lúc khởi đầu, chúng ta có nhiều cơ hội để làm sống dậy sức mạnh rất lớn mà trời đã ban tặng cho chúng ta.

    Theo nhiều nghiên cứu trong y giới, người ta tới phòng mạch bác sĩ vì bị các chứng bệnh khác nhau, nhưng có tới 74% bệnh nhân đau ốm vì các nguyên nhân tâm lý. Ðó là kết quả nghiên cứu của hai đại học Uniformed Service of Health Sciences (tiểu bang Maryland) và Trung Tâm Y Khoa Brooke Army (Houston, Texas). Các nghiên cứu khác cho biết 60 tới 90% số người bị bệnh chỉ vì phải chịu đựng những sự căng thẳng quá mức (stress-related). Việc chẩn bệnh, cho thuốc uống hay thuốc thoa bên ngoài, theo cách chữa trị thông thường, hầu như không mấy thành công.

    Bác Sĩ Herbert Benson cho rằng thầy thuốc nên giúp bệnh nhân phát triển khả năng tự lành bệnh của họ, nhất là tìm hiểu những điều tích cực mà bệnh nhân tin tưởng, để giúp họ có thể vượt qua giai đoạn khó khăn. Ngược lại, khi thầy thuốc làm hay nói điều gì khiến cho bệnh nhân tin rằng mình khó thoát được căn bệnh dữ, chẳng hạn nói những lời có tính cách phán quyết giống như “kết án” người bệnh, thì các vị đó đã vô tình giết chết khả năng quý báu “tự chữa lành” của bệnh nhân.

    Có lẽ vì sợ bị gia đình bệnh nhân kiện tụng (?), mà nhiều bác sĩ Âu Mỹ ngày nay thường nói tới thời gian sống còn rất giới hạn của những bệnh nhân cancer nặng. “Ông (hay bà) có thể sống được từ 3 tới 6 tháng, hoặc khoảng một năm nữa...” Lời phán quyết giống như bản án của tòa chung thẩm, nhiều khi đã gây ra những phản ứng rất tiêu cực cho các bệnh nhân yếu bóng vía. Một số các bác sĩ có từ tâm, sau khi đưa ra con số, thường thêm ít lời an ủi như: “Nhưng chuyện sống chết này cũng tùy thuộc nhiều vào sự chữa chạy và vào cơ thể đặc biệt của riêng mỗi người, không nên tuyệt vọng v.v...”

    Tôi không bao giờ quên nét mặt thất thần của anh bạn thân năm xưa (1996), khi anh phải nghe “án tử” từ người thầy thuốc làm biopsy gan cho anh. Ðang con mơ màng vì thuốc an thần chưa rã hết, anh phải mở mắt ra vì ông bác sĩ cố lay gọi anh dậy. Ông ta chỉ muốn trước khi ra về, đưa bản kết quả biopsy cho anh: “Nhìn này, anh bị cancer nửa lá gan, nửa kia thì bị xơ cứng (cirrhosis). Người ta chỉ bị một chứng đã đủ chết, anh bị tới hai thứ...” Sau lần bị nghe bản án tử đó, người bạn tôi quyết định không gặp lại ông bác sĩ kia nữa và thấy không còn hy vọng gì để chữa trị bằng Tây y. Nhưng may mắn, anh đã chuyển hóa sự sợ hãi đó được nhờ cái tâm vốn rất bình thản của người đã hiểu đạo sâu xa. Không bao giờ trở lại nhà thương, trừ những ngày cuối cùng bị đau đớn. Anh bạn chúng tôi tự chăm sóc thân tâm mình, tìm các thầy lang Ðông y để chữa trị. Và anh sống được hơn một năm sau khi vui vẻ du lịch sang Âu Châu Mùa Hè cuối. Anh đã sống lâu hơn hai lần quãng thời gian ông chuyên gia giải phẫu kia tuyên án! Nhưng nếu không quá ngán ông thầy thuốc, biết đâu bạn tôi có thể sống lâu hơn nữa nếu được Tây y chữa trị và sau khi cắt bớt những phần hư trong gan. Gần đây, bệnh nhân ung thư gan thường được giải phẫu để cắt bỏ phần gan hư, vì bệnh nhân có thể sống khỏe mà không cần lá gan phải toàn vẹn.

    Cho tới nay, khi nhớ lại chuyện mà tôi chứng kiến này, tôi vẫn không hiểu được lý do đằng sau hành động thiếu nhân đạo của người thầy thuốc kia. Ông ta khá nổi tiếng trong ngành giải phẫu ở California, nhưng tôi không thể hiểu vì sao ông phải vội vã tới độ báo hung tin ngay khi bệnh nhân chưa tỉnh táo, và báo tin tử với vẻ mặt hào hứng - có lẽ vì nó đúng như dự đoán của ổng trước khi làm biopsy? Từ tâm của lương y là thứ không có mặt trong tâm thức của vị bác sĩ này? Hay đó chỉ là thói quen “ngắn gọn” để đỡ mất thì giờ của người thành công trên xứ Mỹ? Ông có lẽ không hiểu được rằng “lời phán xét” về bệnh trạng của ông nó có thể giết chết hay cứu sống người bệnh, ít nhất về mặt tâm thần!

    Ảnh hưởng của tâm lý người đau ốm trên bệnh tình của họ, ai cũng thấy được. Ðó là một vấn đề hiện đang được Tây y nghiên cứu nhiều. Theo Bác Sĩ H. Benson, khi nhận xét kỹ bệnh nhân, thầy thuốc có thể biết ngay nên làm gì để khai triển các tin tưởng tích cực, có lợi cho sự lành bệnh, trong con người đang bệnh.

  8. #38
    “Bệnh từ miệng mà vào…”

    Mổ Ruột
    Phạm Hoàng Chương

    Từ nhỏ tới lớn tôi vốn thích ăn trái cây. Có người nói sinh tuổi con khỉ thì hảo trái cây là phải rồi (!). Hồi học lớp nhì trường bà sơ Tấn Tài, giờ ra chơi hay leo cây hái khế ngọt ăn. Mùa cà chua chín, hay xuống rẫy cà ở Đạo Long hái giùm chủ, được cho phép muốn ăn bao nhiêu thì ăn. Lên đệ lục, đệ ngũ hay rủ bạn lên vườn xoài Mỹ Đức của bạn học, leo hái, cắt lát chấm mắm ớt. Trong nhà mỗi lần có giỗ, làm anh lớn, chuyên thầu hết phần trái cây cúng ông bà mang xuống: đu đủ, cam quít, lê táo xoài mận … Những năm trước 75, tới mùa mía ngọt, xe bò tấp nập chở đầy nhóc bán ngoài đường, gọi mua cả vác mía 12 cây dài vứt bỏ ở phòng ăn, để dành lai rai chặt khúc lấy răng xiếc, ăn rều rệu như tằm ăn dâu.

    Qua Mỹ, ở Cali trái cây rẻ, nên mấy chục năm liền, lại tha hồ ăn cam, táo, bưởi, lê, đào, hồng... Mua nhà ở, chịu khó trồng cả chục cây cam, quít, bưởi, hồng, ổi sau vườn cho không khí mát mẻ và ăn được cây nhà lá vườn, khỏi mua. Nhiều khi ăn trái cây thay cho cơm bữa, cá, thịt. Tôi ăn ngọt dữ lắm. Uống cà phê bỏ 3 muỗng đường, nước cam nước chanh gì cũng phải thêm đường, thêm mật cho đậm đà. Ăn ngọt nhiều mà blood sugar vẫn thấp. Bạn bè người quen, hỏi ai cũng nghe thở dài than bị tiểu đường, trong khi mình trên 70 tuổi, ăn ngọt nhều mà đường máu vẫn cứ trên dưới 83 (range 65-99) trong khi nhiều người trẻ hơn mà đường tới 180… phải uống, chích liên tục. Có điều, lớn tuổi bao tử hình như co lại, không ăn đuợc nhiều như lúc còn thanh niên. Không thích ăn thịt, ngửi mùi thịt gà thấy hôi hôi, thịt bò thì sợ, chỉ ăn cá, rau. Ăn một chén cơm là đã thấy no, ít khi thấy đói, không có appetite, mà ăn uống cũng dễ, nấu nướng đơn giản, có gì nhét bụng cũng xong, chả hề có nhu cầu đi nhà hàng để ăn ngon.

    Cách đây ba năm, có lần sáng sớm bụng đói, qua chơi Bolsa, thấy mít chin bán thơm phức, tôi mua nguyên một khúc, trên đường lái xe về Riverside ngồi ăn sạch, bị đầy bụng tắc ruột, ba ngày không đi cầu được. Anh bạn học cũ, là bác sĩ giải phẩu, anh bạn bấm huyệt đông y ở Little Saigon, hối thúc vô Emergency Room soi ruột kẻo ruột quấn phải mổ, cắt khâu lại. Tôi lo lo, lật đật nhập viện cho bác sĩ Cat Scan, ông coi hình nói đúng là ruột bị quấn (twisted), phải ở lại một đêm để theo dõi. Đêm đó, chưa chi đã có ngay bác sĩ mổ tới hỏi thăm sức khỏe, nói ở trên giao chuẩn bị mổ bụng tôi, cắt bỏ chỗ ruột quấn. Tôi sợ hãi, cả đêm không ngủ được, sợ chết, tính viết di chúc. May mà nửa đêm khát nước, dậy tìm nước uống nhiều lần mà sáng sớm ruột tự tháo gỡ ra, đi cầu đuợc. Hú vía, xin ký giấy “tự ý bỏ ra về,” thầm cám ơn Trời đất cứu mạng kịp thời, thề không bao giờ ăn mít nữa.

    Năm nay, mới tuần trước, nhân con gái dẫn 2 cháu ngoại từ miền Đông qua thăm, nhân chợ 99 ngó qua Phước Lộc Thọ bán xoài Kent chín thơm phứt có 5 đồng một thùng, tôi mua về cho cả nhà, nhất là cho con gái ở bên đó mới qua (ít khi đựợc ăn trái cây thức ăn ngon như bên này). Bà xã tôi lại nấu một nồi súp cà chua ăn với bún chả cá. Khi con gái chở các cháu đi đâu đó, tôi lôi xoài ra bỏ tủ lạnh, cắt ăn liền 3 trái ngọt lịm thơm mát, lại đớp thêm một tô súp bún cà chua chả cá, không ngờ chất chua hai thứ quả ùn lên bao tử làm căng bụng to tướng, đau anh ách. Mỹ gọi chứng này là heartburn, tôi tìm mãi không thấy lọ thuốc kẹo Tums để nhai nuốt hút chất gas ra, đành chịu trận đi qua đi lại một lúc cho “hạ hỏa,” ngồi chồm hổm cúi mặt sát đất mới nôn ra được một bát nước chua, nhẹ bụng bớt một phần ba, nhưng tối tới vẫn còn đau anh ách. Nằm lăn lộn mãi, ngẫm nghĩ nhớ mười bốn năm trước cũng mùa hè trời nóng như hôm nay, ăn mấy trái bắp luộc mà lại uống nước chanh chua nên bắp không tiêu, bụng căng cứng lăn lộn đau đớn mà không mửa được, mặt mày tái xanh, phải nhờ thằng con chở vào Urgent care cứu cấp. Ở đó 3 tiếng, họ thấy còn đi đứng được, đủng đỉnh bắt chờ, rồi cho uống 2 viên thuốc mà “charged” bảo hiểm Kaiser cả bạc ngàn... Lần này chắc cũng vậy, ăn nhiều chất chua quá nên hơi gas dồn làm căng phồng bao tử, uống nước cho loãng chất chua, nhưng chỉ mửa ra đuợc một chút chứ không “xì hơi”hay buồn đi cầu. Phân vân không hiểu có tắc ruột như lần trước không, mới gọi anh bạn giải phẩu ở Bolsa hỏi ý.

    - Ông ra tiệm thuốc mua “fleet enema” đút đít coi có đi cầu không, nếu không, phải vô E.R cho họ soi liền coi có tắc ruột không. Coi chừng ruột quấn như lần trước, phải mổ.

    - Kỳ trước, ăn mít sình hơi, nhựa mít làm ruột dính lại là phải, còn kỳ này ăn chua mà sao ruột quấn được? Hay là chỉ có chất lỏng, không có cơm, thịt cá đầy bụng nên chưa đến lúc phải đi cầu đó thôi?

    - Ông cứ nghe tôi đi, nhiều khi trong bao tử hay ruột ông có cancer, mụt nhọt hay da mỏng nên quấn lại nghẽn tắc, nên ăn gì nhiều một lúc là có chuyện, phải Cat Scan, chụp hình X-Ray mới biết tại sao.

    Tôi biết tánh ông này hay dọa, nhưng cũng nghe lời, lái xe vô E.R đậu, bước vô phòng đợi, bấm tên tuổi, click vô bệnh tiêu hóa trên computer. Hôm nay thứ bảy, ít bệnh nhân hơn kỳ trước, nên sau khi đưa thẻ bảo hiểm ra, có bác sĩ Mỹ trắng vô hỏi han liền, kể sơ qua, y tá bảo nằm lên “băng ca” đẩy đi Cat Scan ngay. Một lát, y tá đưa vào phòng ngủ,nói ở lại đêm, thay nhau đo áp huyết, nhiệt độ, oxy, chuyền serum có thuốc giảm đau. Bác sĩ vô, nói coi scan thấy ruột quả có bị “blocked”, chờ mai coi có hết tắc không, nếu không cần phải mổ. Con gái tôi vô thăm, đem cho hộp thuốc viên Zantac 150 uống trị heartburn, vài chai plastic nước uống, hai lon soda gừng (Gibger ale) để hút gas ra. Chập tối, như kỳ trước, lại một bác sĩ giải phẩu xuất hiện tới bên giường, lần này là người Mễ, vui vẻ ân cần. Ông nói vợ ông là Vietnamese như tôi. Tôi trố mắt hỏi:

    - Sao ông biết tôi người Việt?

    - Đọc tên họ anh thì biết ngay. Vợ tôi cũng họ Phạm.

    Tôi kể sơ qua 3 năm trước đã vô đây nằm vì cùng triệu chứng tắc ruột này, và họ cũng đòi mổ, nhưng nhờ tôi lén uống nhiều nuớc nên sáng ra ruột tự tháo ra, đi cầu sạch bụng. Ông nói muốn đút cái tube vô lỗ mũi tôi, thòng sâu vô ruột như kỳ trước anh chàng y tá Phi làm ( mà tôi không chịu vì nhột và đau quá) để hút hơi gas ra. Tôi nhăn nhó lắc đầu, nói,”No, no… đau lắm, không chịu nỗi được.”

    - Ba năm trước, anh y tá Phi ở đây cũng đòi làm, nhưng ống to quá, tôi cự tuyệt, nói thà để mổ còn hơn.

    - Không sao đâu, tôi lựa cái tube số 3 nhỏ nhất, và lần này đích thân tôi đút vô ruột để hút gas ra. Tôi là bác sĩ mà, rất khéo léo, anh yên tâm... Sau khi hút (decompress) gas ra,có 2 cách chụp hình trong ruột: một là đút cái scope điện tử nhỏ vô miệng anh, cho chạy xuống ruột chụp hình, gửi information ra ngoài 1 dụng cụ gắn ở ngoài da( hai thứ trong ngoài connected với nhau) rồi khi anh đi cầu, scope theo hậu môn ra ngoài. Hai là X-ray bao tử và ruột nhiều tấm, coi phim, tìm ra lý do tại sao ruột tắc, và tắc ở khúc nào... để chữa trị.

    Ông này khéo nói quá, và bắt cô y tá đứng bên rót nước vô miệng tôi uống, để cuống họng mở to cho tube chui xuống dễ dàng. Bỗng có người tới báo có emergency, gọi đi mổ gấp cho bệnh nhân nào đó. Ông lật đật bỏ đi liền, nói tôi đợi một lát. Tôi cố gắng chịu đau chờ, chờ mãi, nhưng mười phút qua không thấy ông trở lại, nên bảo cô y tá tháo tube ra. Cô nói cô đút tube một mình được, nhưng tôi không tin tưởng, sợ đau, nên lắc đầu không chịu, đòi ngủ.

    Đêm đó, tôi uống nước thật nhiều, hy vọng như lần trước sẽ “xì hơi” và đi cầu được, nhưng tới sáng vẫn không có triệu chứng gì là “bowel movement”. Trong khi đó, chốc chốc có ông y sĩ nào trực hay mới đổi cas, bước vô cầm sổ hỏi:

    - When was your last bowel movement?

    - Two days ago.

    Có ông lại hỏi:

    - Có ai nói với anh chuyện đút scope vô miệng chưa?

    Rồi cứ hai tiếng lại có một cô y tá vén màn bước vô đo áp huyết, đút ống hàn thử biểu vô miệng dưới lưỡi đo nhiệt độ và gắn cái device nhỏ vô đầu ngón tay đo oxygen, tất cả đều bình thường. Khoảng 8 giờ hơn, có hai y tá nam tới nói đưa tôi đi X-Ray ruột, tôi đứng dậy qua nằm xe lăn họ đẩy tới, vô thang máy xuống tầng 3, tới phòng X-ray giao cho anh X-ray technician.

    Anh chàng Mỹ này còn trẻ, người chắc nịch khỏe mạnh, dáng điệu sành sõi với công việc, ăn nói vắn tắt gọn gàng, đưa 2 ly cối nước gì mặn mặn bắt tôi uống hết, rồi bảo nằm xuống 15 phút nghiêng bên phải cho nước mau thấm xuống ruột để chụp.

    - Tôi sẽ chụp 5 sáu tấm hình, mỗi lần cách nhau 15 phút, để coi ruột anh có cái gì lạ. Bác sĩ sẽ đọc phim và cho anh biết kết quả sau.

    Tôi ngoan ngoãn tuân lệnh răm rắp. Anh bước tới phòng nhỏ xíu gần đó, bấm nút điện, dõng dạc hô:

    - Breathe!

    Tôi lật đật hít vô đầy phổi.

    - Freeze!

    Tôi liền nín thở.

    Nghe “rắc” một cái. Tôi thở ra. Anh ta nhanh nhẩu bước lại, bảo quay nằm nghiêng bên phải cho nước mau rút xuống ruột già, chờ 15 phút nữa chụp tấm khác. Tôi vốn sợ X-ray chụp răng, chụp gan, phổi, bao tử, sợ tác hại, sau này dễ bị ung thư, nhưng đành nín thinh cam chịu. Chụp tới tấm thứ tư, bỗng thấy nặng bụng, phải đi cầu gấp ( hai ly cối nước uống vô nảy giờ đã có tác dụng xổ phân ra khỏi hậu môn), bèn ngồi dậy, chạy vô bathroom, nước vàng trút xòa xuống ngập bồn, cả người thấy nhẹ hẳn. Biết ngay, hễ có nước vào bụng đầy ruột là có “bowel movement” ngay. Sau tấm thứ 5, tôi lại vào toilet lần nữa xổ nốt chất lỏng còn lại. Anh chàng technician đưa cái áo gown mới khác cho tôi thay, nằm lên giường chụp một tấm chót, rồi đẩy xe trả về phòng ngủ. Lúc đó khoảng 3 giờ chiều, tôi chột bụng, đi cầu thêm một lần nữa thì thấy ông bác sĩ giải phẩu người Mễ trở lại, xin lỗi tối qua bỏ đi ngang vì công việc đòi gấp, nói không cần đút tube vô mũi hay scope vô bụng tôi nữa, vì X-ray đã tìm thấy lí do tại sao hơi cứ dồn lên bao tử và tắc ruột. Ông tỉ mỉ cắt nghĩa:

    - Ruột non anh, chỗ gần nối với ruột già tự nhiên hơi teo lại (narrowing) một đoạn vài ba centimet nên thức ăn tới đó là bị nghẽn, thức ăn chuyển rất chậm xuống ruột già. Hơi chua của xoài và cà chua anh ăn thay vì chui xuống ruột già xì hơi ra, dồn lại, bốc gas lên làm bao tử phình ra đau anh ách. Ruột già chưa nhận đủ phân từ ruột non xuống, nên anh chưa đi cầu được.

    Tôi hỏi:

    - Chỗ ruột non teo lại đó là bẩm sinh hay mới đây, và vì lý do gì mà teo? Hồi trẻ tôi ăn rất mạnh, tiêu hóa không có vấn đề gì.

    Ông lắc đầu nói:

    - Không phải do bẩm sinh, nhưng tôi không biết vì sao nó co lại. Anh có biết là ruột non anh teo lại chỗ đó nên phải mất 60 phút, 2 ly nước cối anh uống trước khi chụp hình mới chảy hết xuống ruột già. Do đó, mấy tấm phim X-ray đầu không thấy gì cả vì nước chưa xuống để “clear”ruột già. Chỉ tấm sau cùng, tôi mới phát giác ra cái eo ở cuối ruột non chính là thủ phạm. Bây giờ, anh nên để tôi mổ chỗ teo đó cho ruột non ruột già thông thương thì việc tiêu hóa mới suông sẻ bình thường được, nếu không, sau này chắc chắn thế nào cũng có lúc bị tắc ruột lại, phải lại vô đây nằm.

    Tôi rên rỉ, lắc đầu… Ông cứ thủ thỉ bên tai, nài nỉ như người bạn thân ái ngại:

    - Tôi biết anh sợ nguy hiểm, biến chứng này nọ…, ai cũng vậy, cực chẳng đã mới phải cho mổ, chính tôi là bác sĩ cũng hết cách rồi mới khuyên anh mổ…Mổ mau lắm…

    Tôi nghĩ thầm, mấy ông giải phẩu này đa số hay thích mổ, thuyết phục bệnh nhân mổ, vì được nhiều tiền, nhưng không bao giờ ký giấy cam đoan chịu trách nhiệm nếu lỡ bệnh nhân chết. Ngày xưa, Lâm ở San Jose cũng vì đi mổ mắt khỏi đeo kính cận mà gần như mù vì lỗi bác sĩ sơ ý quên nhỏ thuốc gì đó, không được bồi thường gì cả, cuối cùng bi quan yếm thế, chán đời, đi đến uống thuốc độc tự kết thúc đời mình trong motel. Tôi thì không sợ rủi ro chết vì mổ, vì chấm tử vi biết mình tuổi thọ cao, lòng hai bàn tay đều có “double lignes de vie”dài xống cổ tay… chỉ sợ sau này vết cắt mổ khâu lại đó nó đứt chỉ, bể ra, thì thức ăn trong ruột xì ra tung tóe, bộ phận tiêu hóa nhiễm trùng sưng tấy làm độc thì đau lắm, phải lại lết vô nhà thương cho bác sĩ mổ toang bụng ra để “clean up” rồi may lại. Cứ tưởng tượng hình dung ra là đã thấy sợ rồi. Ruột đang yên đang lành, chịu khó ăn kiêng và ăn ít lại đâu có việc gì. Chịu khó uống nhiều nước. Nếu trong phút bốc đồng, nghe lời ngon ngọt dụ dỗ, nể nang để cho họ mổ, sau này có gì là tại mình trăm phần trăm, đổ thừa cho ai? Chuyện các cô sửa mũi, mổ cằm, cắt má cho đẹp, sau xì ra loang lỗ xấu xí, chuyện Micheal Jackson thối mũi vì cắt sửa mũi mấy lần cho cao, báo chí đăng tin nhan nhản một dạo kia kìa. Bèn nói nửa đùa nửa thực để câu giờ:

    - Bác sĩ lấy vợ Việt, có biết người Việt có câu tục ngữ này,”Cây đinh đã đóng lên tường rồi, sau này tuy nhổ ra, cái lỗ đinh vẫn còn trên tường.” You know what I mean?

    Ông ta cười đồng tình, hiền lành gật đầu.

    - Thôi, anh cứ về nhà nghỉ cho khỏe, rồi có quyết định gì, cho tôi hay.

    Tôi lấy cell phone ra xin ông tên, email, và số phone để khi nào quyết định, sẽ gọi tham khảo. Trong lúc ông dùng ngón tay hí hoáy gõ vô cell phone, tôi chợt nghĩ ra tại sao ông không đưa phim X-ray cho mình coi chỗ ruột non co lại nhỉ. Nếu nó quá nhỏ, biết đâu mình lo lắng, chịu hẹn ngày cho mổ. Còn bây giờ ruột đã thông lại bình thường, bụng không đau đớn gì, trước mắt tôi chỉ thấy nhu cầu phải về nhà tắm rửa sạch sẽ, ăn nhẹ một cái gì đó sau hai ngày “fasting,” rồi lên giường nghỉ ngơi cho khỏe.

    Hôm sau tôi email hỏi Tân, bạn học trung học cũ là bác sĩ ở Pháp. Tân nói tâm lý các surgeons thích mổ là vì có người tự nguyện cho mình thực tập mổ, rút thêm kinh nghiệm. Thứ hai có việc làm thì bệnh viện và mình có tiền đều đều, bệnh viện chỗ mình làm có tiền xây cất mở mang lớn thêm ra, mình có việc làm đều đều, khỏi phải xin nghỉ đi làm nhà thương khác.

    Tôi sực nhớ đến Chấn, bạn cũ rất thân thời tiểu học, mới chết ba năm nay ở Oakland vì ung thư, có lần 15 năm trước, khi tôi ở San Jose xuống thăm, không biết bộ tiêu hóa có vấn đề gì mà chia sẻ mỗi ngày chỉ ăn một bữa cơm, một bữa cháo, chứ không dám ăn vặt. Đó là một lời tiên tri tốt. Tôi lại nhớ Kinh Dược sư có câu, ”Nhịn đói là liều thuốc chữa trị mọi thứ bệnh”. Như vậy kỳ này may mắn đuợc X-Ray, biết nguyên do tại sao hay tắc ruột, tôi quyết định không đi mổ, chỉ cần ăn uống cẩn thận, cái gì cũng điều độ, ăn làm nhiều bữa nhỏ thay vì một bữa thịnh soạn. Và nếu lỡ như sau này sơ ý có tắc ruột ngoài ý muốn, thì cứ uống nguyên một lít nước mằn mặn pha một muỗng dầu olive vô, thế nào cũng phải có lúc lật đật chạy vô cầu xổ ra sạch bụng, khai thông đường ruột liền, khỏi cần nhập E.R.

  9. #39
    NHỮNG BỆNH... VÔ DUYÊN!
    BS Đỗ Hồng Ngọc

    Tuy già không phải là một bệnh nhưng già thì thường có bệnh. Bệnh thì có bệnh nặng, bệnh nhẹ, bệnh có duyên và bệnh... vô duyên. Ai cũng biết thầy thuốc là người được học hành cẩn thận để giúp ta chữa trị bệnh tật, vậy mà thầy thuốc cũng có thể gây bệnh cho ta, dù là ngoài ý muốn, cái đó gọi là bệnh do thầy thuốc gây ra (iatrogenic) mà theo GS. Phạm Khuê, một chuyên gia về Lão khoa, Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam thì có đến một phần tư người già do thầy thuốc gây nên.

    Những bệnh... vô duyên còn có thể do chính mình, người thân trong gia đình, bạn bè, hàng xóm, hoặc các nhân viên tâm lý xã hội gây ra nữa! Bà cô của một bác sĩ bạn tôi trên 80 tuổi kêu lúc nào trong người cũng nóng bức, miệng khô nên đã mua rễ tranh, mía lau, mã đề ngoài chợ về nấu "nước mát" uống. Mát đâu không thấy, thấy đi tiểu liên tục gây thêm tình trạng mất nước trong cơ thể, lại thấy nóng bức, thấy khô miệng, lại uống thêm "nước mát"!

    Thì ra "rễ tranh, mía lau, mã đề" là những loại thuốc lợi tiểu (diuretics). Một ông bác gầy còm nghe hàng xóm bày vẽ có loại tễ mập, bèn mua uống mấy cây. Mập thiệt! Nhưng người béo bệu, cơ thể bạc nhược! Thì ra, thuốc tễ đó chỉ là bột mì trộn với mật ong và Corticoil, một thứ thuốc uống vào lâu ngày gây hội chứng Cushing, ứ nước, làm mập bệu và gây ra vô số những tác dụng tai hại khác như giảm sức đề kháng, mọc lông, loãng xương, loét bao tử, cao huyết áp...

    Ta cũng biết thuốc chữa đau khớp có thể gây loét dạ dày; thuốc điều trị cao huyết áp có thể gây hạ huyết áp đột ngột; thuốc trị tiểu đường làm hạ đường huyết; thuốc uống cho đỡ bị đái són ở người già thì gây khô miệng, đỏ da, mờ mắt, chóng mặt...

    Một đặc điểm sinh học của người cao tuổi là khả năng thích ứng dần kém đi. Hấp thu thuốc đã chậm mà đào thải cũng chậm. Tác dụng phụ của thuốc lại thiên hình vạn trạng, tùy từng người, từng lúc, có thuốc người này dùng thì tốt mà bày cho người khác không xong, uống vào bị phản ứng ngay.

    Cho nên dùng thuốc ở người già phải dò dẫm trên từng trường hợp, giảm liều, giảm lượng, đắn đo tính toán trước sau, nào bệnh trước mắt, nào bệnh tiềm tàng; thuốc chữa được bệnh này nhưng có gây ra bệnh khác không, có làm bộc phát một bệnh cũ nào đó không, người bệnh ăn uống ra sao, tiêu tiểu ra sao và trạng thái tâm thần ra sao? Người cao tuổi cũng thường hay tự ý gia giảm thuốc, tin lời bày vẽ, ai mách gì cũng nghe, gây tương tác thuốc lung tung rất dễ sinh ra nhiều bệnh... vô duyên đáng tiếc. Ngày càng có nhiều máy móc xét nghiệm và một số người cao tuổi cũng thường muốn được xét nghiệm này nọ.

    Báo Paris match của Pháp có đăng trường hợp một bà già bị rối loạn tiêu hóa đến khám ở một bác sĩ. Bác sĩ thấy không có gì nặng nhưng cũng gởi cụ làm thêm vài xét nghiệm cho chắc. Sau đó, bà cụ được tiếp tục làm thêm hàng loạt các xét nghiệm khác ngày càng phức tạp hơn vì xét nghiệm đơn giản không tìm ra bệnh: Siêu âm, nội soi, sinh thiết, chụp cắt lớp, chụp cản quang mạc treo...

    Sau hơn một tháng chuyển từ trung tâm này đến bệnh viện kia, nằm đợi trên những băng ca lạnh lẽo, đẩy từ hành lang này sang hành lang khác, tiếp xúc với những người mang khẩu trang chỉ chừa đôi mắt lạnh lùng, bà cụ rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý trầm trọng và tiêu tốn mất 35 ngàn quan Pháp. Cuối cùng các bác sĩ hội chẩn kết luận không có bệnh gì cả! Tây gọi những người sính xét nghiệm là "examinite".

    Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) cũng cảnh cáo hiện tượng over - investigation, "thăm dò quá mức cần thiết" này (Health of the Elderly, WHO, 1989). Một số người cao tuổi được chăm sóc bảo bọc quá đáng, được làm xét nghiệm thăm dò, theo dõi liên tục làm cho người bệnh muốn.... hết bệnh cũng không được; không kể trong khi thăm dò, chọc hút, bơm tiêm, thụt tháo... không phải là không có nguy cơ. Dĩ nhiên nếu có bệnh thì cần phải làm để có chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả. Còn thăm dò chỉ để... thăm dò thì không nên. Các chuyên gia khuyên chỉ nên làm xét nghiệm cho người già khi nhằm để chẩn đoán một thứ bệnh có thể chữa được, có thể phục hồi được, có lợi cho người bệnh hoặc để chẩn đoán phân biệt tìm ra một bệnh có tiên lượng tốt hơn, điều trị có kết quả hơn, có lợi cho bệnh nhân và gia đình hơn mà thôi. Tóm lại,khi cần thiết lắm mới phải làm xét nghiệm và phải có chỉ định của bác sĩ.

    Thế nhưng có thứ không phải là thuốc, không phải là thủ thuật gì cả mà vẫn có thể gây ra những bệnh vô duyên: đó là lời nói! Có những lời nói gây hoang mang, lo lắng, làm mất ăn mất ngủ, gây kiêng cữ quá đáng làm cho tình trạng bệnh khó phục hồi hơn. Cái đó gọi là sự "dán nhãn" (labelling). Chẳng hạn như người không có chuyên môn, không đủ cơ sở khoa học chắc chắn mà "phán" cho một cái chẩn đoán kiểu như "nghi ung thư", "hơi bị lớn tim", hoặc một từ mơ hồ như "máu lộn mỡ, gan hơi nhiễm mỡ, viêm nhiễm phần phụ, rối loạn thần kinh thực vật"... hoặc "bị thư phù, bị người cõi trên nhập..." đều đem lại những kết quả tai hại không thể ngờ được!

    Ngay cả bị dán nhãn là già cả, già nua, già yếu, mất sức rồi bị ép phải nằm yên một chỗ, lúc nào cũng có người nâng đỡ chăm sóc thì sẽ ngày càng lệ thuộc, ngày càng suy nhược, mau loãng xương, bắp cơ thoái hóa, cứng khớp nhanh. Đáng sợ hơn cả là bị ép phải vào nằm viện, nằm nhà thương, nhà dưỡng lão, nhà nghỉ mất sức... khi vẫn còn có thể tự lo lấy được. Thật ra đây chỉ là giải pháp cuối cùng vì một khi đã vào các cơ sở này rồi thì không hy vọng gì trở lại đời sống bình thường được nữa vì càng ngày càng thụ động, ỷ lại, lệ thuộc, suy sụp.

    Các cơ quan chăm sóc cho người già thực ra rất cần thiết, miễn là phải giữ một số nguyên tắc như bảo đảm bảo sự riêng tư, tôn trọng cá nhân, giúp tự chủ, tự quản, và tạo nhiều cơ hội cho họ tham gia sinh hoạt phù hợp với sở thích và sức khỏe. Tóm lại, không nên để người cao tuổi mắc thêm những bệnh.... vô duyên!

  10. #40
    Chuyện Sửa Sắc Đẹp
    Phùng Annie Kim

    Nhan sắc còn gọi là dung nhan hay vẻ đẹp là món quà Thượng Đế dành cho phái nữ. Nếu nói như thế thì không giải thích được tại sao trên đời này sinh ra lại có người đẹp, người xấu. Đạo Phật lý giải bằng thuyết nhân quả và luân hồi. Kiếp này sống an vui, không hờn giận và làm những điều lành như biết bố thí, dâng hoa cúng Phật là tạo cái “nhân” tốt để kiếp sau, nếu tái sinh làm người sẽ hưởng cái “quả” tốt như có một dung nhan thanh tú, đẹp đẽ. Ngược lại nếu kiếp này nhan sắc xấu xí thì biết rằng kiếp trước mình hay nóng giận, hung dữ và không biết làm phước.

    Chẳng lẽ luật nhân quả và luân hồi của đạo Phật đã bị đảo lộn khi trên thế giới ngày nay, ngành y khoa thẩm mỹ ra đời với những tiến bộ kỹ thuật vượt bực đã làm thay đổi hình thức bên ngoài của người phụ nữ ngay trong kiếp này. Bàn tay kỳ diệu của vị bác sĩ phẫu thuật đã làm biến đổi nhan sắc của người phụ nữ từ nét mặt cho đến vóc dáng.

    Phụ nữ ai cũng thích mình đẹp. Khi có tiền, họ có khuynh hướng muốn đổi tiền lấy nhan sắc. Bác sĩ hành nghề thẩm mỹ là giới kiếm tiền dễ dàng và có mức thu nhập cao vì nó tỷ lệ thuận với nhu cầu làm đẹp. Phụ nữ thành công ngoài xã hội càng tăng thì nhu cầu làm đẹp càng nhiều.

    Trên thế giới ngày nay, nhu cầu thẩm mỹ này càng ngày càng phát triển, không chỉ dành cho phái nữ mà còn lan đến giới mày râu, không chỉ dành cho những người giàu có và những người nổi tiếng mà trở thành phổ biến, thời thượng trong mọi tầng lớp. Thống kê cho biết hàng năm có cả triệu người Mỹ sử dụng dao kéo. Các các dịch vụ cắt, gọt, nâng, bơm, hút, căng, kéo, vá, mài, lột, tẩy, xóa... các bộ phận trên cơ thể phụ nữ và nam giới được tóm gọn bằng ba chữ “sửa sắc đẹp”.

    *

    Câu chuyện xảy ra từ năm ngoái. Tôi nhận được một cú điện thoại của một chị bạn. Giọng nói của chị reo vui và hớn hở như chưa bao giờ chị hạnh phúc đến thế:

    - Bà đi đâu vậy Ani? Tui gọi bà mấy lần không thấy bà trả lời. Trời ơi, tui bây giờ đẹp lắm Ani ơi. Đẹp không thể tưởng tượng được. Bà gặp tui bây giờ bà không nhận ra tui đâu. Đám thợ trong tiệm neo không ngờ tui đẹp dữ vậy. Khách hàng của tui tưởng tui là bà khách nào. Ani tới coi chơi. Tui nghỉ ngày thứ hai. Ghé đi. Bà thấy tui mà bà không mê thì thôi.

    Trời! “Bà thấy tui mà bà không mê thì thôi”. Trên đời này sao có người tự tin quá vậy ta? Chắc bả phải đẹp thiệt mới dám mạnh miệng khoe mà còn tha thiết rủ tới coi...hàng. Coi thiệt chứ không phải “coi chơi” mà hàng là hàng giả chứ không phải hàng thiệt. Sự tò mò làm cho tôi không thể bỏ qua những câu hỏi tới tấp:

    - Chị Mai sửa sắc đẹp phải hôn? Sửa ở đâu? Thôi tui nhớ ra rồi. Chị Mai nói giá vé rẻ, Mai sẽ về Việt nam. Vậy Mai sửa cái gì, cắt mắt, nâng mũi, bơm môi, căng da mặt ?

    Tiếng chị cười khanh khách:

    - Tui sửa đủ thứ. Hút mỡ bụng luôn. Bây giờ tui thon lắm Ani ơi. Ani có tin rằng tui sụt từ một trăm bảy mươi “bao” còn một trăm bốn mươi không. Hồi trước tui mặc đồ “xai lạc” bây giờ bỏ đồ cũ, thay hết đồ mới, “xai mi-đi um”. A-ni thấy tui, bà không tưởng tượng tui thay đổi nhiều lắm. Đẹp không ngờ luôn.

    Vẫn là niềm vui rộn rã và sự tự tin...không ngờ trong tiếng suýt soa của chị qua phone. Điều tôi chỉ muốn biết là vấn đề chi phí cho một cuộc “đổi đời” về nhan sắc của chị:

    - Mai sửa như vậy thời gian mất bao lâu? Tốn bao nhiêu tiền? Sửa ở Việt nam rẻ hơn ở Mỹ nhiều lắm phải không? Nghe nói Sài gòn có bệnh viện TV rẻ và nổi tiếng. Mấy người bạn mình toàn về đó sửa rất an toàn.

    - Dài dòng lắm. Thứ hai tuần tới Ani ghé tui đi, tui kể chuyện cho nghe. Sửa đi bà. Tui có giữ mấy cái địa chỉ nè. Tui cho bà tên bác sĩ luôn. Tui về gần bốn tháng. Chi phí tổng cộng khoảng hơn mười ngàn. A-ni ơi, đi làm cực khổ quá. Từ trước tới giờ chỉ lo kiếm tiền, bây giờ mình mới biết làm đẹp cho mình. Mình đẹp mình hưởng. Chết rồi có mang tiền theo được đâu.Cho nên tui đang hưởng...tui đây nè. Sửa rồi tui đẹp hết biết luôn.

    Bà bạn này sao bả quá “cờ -rê- zi” về nhan sắc của bả dữ vậy trời? Có khi bả phát cuồng cũng nên. Còn ộng chồng thì sao. Tui tò mò hỏi tiếp:

    - Mai gan thiệt. Nâng mũi, cắt mắt, căng da, bơm môi, hút mỡ bụng liên tiếp Mai không sợ đau à?. Ông Hoàng có về chung với bà không? Ổng thấy Mai đẹp chắc ổng khoái lắm héng?

    Chị xì qua phone:

    - Khoái gì. Không có cha nào thích cho vợ bỏ tiền ra sửa sắc đẹp hết. Mấy cha sợ tốn tiền. Vợ đẹp mắc công ghen. Nhưng tiền là tiền của Mai kiếm ra. Cơ thể này là của Mai. Sao ổng cấm Mai được. Ổng không về, Mai cũng về một mình ên à. Sẵn dịp về thăm ông già. Hai đứa em bên đó rành ba cái vụ này lắm. Tụi nó lo cho Mai. Đâu cần ổng.

    Giọng chị trầm hẳn xuống:

    - Còn chuyện có đau không. Đau thấy ông bà cố nội chớ hổng đau. Nhưng sợ gì. Đau có thuốc giảm đau. Đau rồi cũng hết. Còn đẹp mình đẹp hoài. Bà chọn đi. Đau hay đẹp. Ai có gan làm giàu chớ tui có gan làm đẹp. Bây giờ Mai đẹp nên Mai vui lắm. Cả ngày ngắm mình hoài. Ani ơi, nhớ ghé gọi cho Mai nha. Mai ở nhà đón bà. Mai nói thiệt, bà thấy tui mà không mê thì thôi.

    Tôi đặt cái phone xuống bàn sau một tràng liên thanh dụ dỗ hết sức nhiệt tình của chị. Tiếng cười rổn rảng, giọng nói vui như Tết và cũng câu nói lập đi lập lại “Bà thấy tui mà không mê thì thôi” của Mai còn vang vọng bên tai. “Mê” người hay “mê” nhan sắc? Người với nhan sắc bây giờ là một. Dung nhan này vẫn còn trong trí tưởng tượng của tôi. Tôi nhất định phải đến gặp “người đẹp dao kéo” này.

    Quan hệ giữa vợ chồng tôi và anh chị Hoàng- Mai bắt đầu bằng những cái vé máy bay từ năm một chín chín hai. Mai bằng tuổi tôi, là khách hàng trung thành của tôi từ hồi tôi mở tiệm cho đến khi dẹp tiệm tính ra mười lăm năm. Biết anh Hoàng, chồng Mai giỏi nghề sửa chữa linh tinh, ông chồng tôi tin tưởng nhờ anh sửa, khi thì cái máy xay rác hư, cái ống nước rò rỉ, cánh cửa vườn sập, thay cái thảm cũ... Hai vợ chồng nhà này người miền Nam thật thà, chơn chất, tốt bụng. Ông chồng hiền lành, trầm tính, ít nói. Bà vợ lanh chanh, nói nhiều, thảo ăn và nấu ăn ngon. Chị làm neo, tiếng Anh chỉ đủ để giao tế. Anh làm thợ trong cộng đồng người Việt. Anh chị có mỗi cô con gái lấy chồng xa. Vì thế, những giấy tờ liên quan đến bảo hiểm y tế, xe cộ, ngân hàng, bệnh viện, thuế má... có gì thắc mắc hay trục trặc anh đều nhờ ông chồng tôi chỉ dẫn dùm. Mối quan hệ càng ngày càng thân tình khi vợ chồng tôi được anh chị mời làm đại diện cho họ nhà gái lên cám ơn hai họ trong ngày đám cưới cháu Loan.

    *

    Chúng tôi đậu xe bên kia đường trước nhà đã thấy chị đứng trước cửa, giơ tay vẫy vẫy ra dấu “Tui đây. Tui đây”.Tôi nói với ông chồng“ Chắc chị Mai chờ tụi mình từ nãy giờ.”

    Nhìn xa rõ ràng là Mai gầy hẳn đi. Nàng chơi một cái áo thun màu xanh và một cái quần lửng màu trắng dài ngang đầu gối. Vóc dáng thon gọn và trẻ trung của chị là hình ảnh đầu tiên gây cho tôi một ấn tượng bất ngờ. Đâu còn thân hình đồ sộ, đi đứng chậm chạp, quanh năm trong chiếc quần tây đen và chiếc áo sơ mi lụng thụng tay dài, cổ bẻ của mấy bà già.

    Mai đội tóc giả “highlight” màu nâu sáng, chải phồng, xịt keo bồng bềnh như đi đám cưới. Mai trang điểm nhẹ nhàng nên rất tự nhiên. Đôi mắt hai mí viền đen rất rõ, mở to với hai hàng mi giả ẩn chứa niềm vui khi nhìn người đối diện. Cái mũi tẹt lét ngày nào bây giờ là cái sóng mũi cao và thẳng, tương xứng với hai cánh mũi khít và nhỏ. Chiếc môi mọng, dầy, màu hồng, hình trái tim cong lên mỗi khi chị cười. Cặp chân mày “shape” đẹp, đều đặn, có đuôi, xâm màu nâu rất sắc sảo. Không thấy hai nếp nhăn hình sọc dưa ở giữa chân mày. Hai cái ngoặc đơn chảy xệ bên hai cánh mũi và những vết chân chim hai bên khóe mắt cũng biến mất.Thân hình thon gọn hợp với khuôn mặt tóp lại chứ không chè bè như trước. Lúc ấy trong đầu tôi hiện ra một hình ảnh rất quen. Chị giống một người mà tôi vẫn thường gặp. Đúng rồi. Cô em Christine hàng xóm cạnh nhà tôi.

    Đứng ở cửa, chị nghiêng người làm dáng và cười ha hả hỏi tôi:

    - Sao? Thấy sao? Nhận ra Mai hôn? Đẹp hôn? Thấy Mai lạ chưa? Ra đường gặp Mai chưa chắc bà nhận ra.

    Tôi nghĩ đến một chữ tiếng Mỹ trong đầu “Unbelievable!”. Không thể tin được.

    - Bà biết không, tui sửa lâu rồi mà mấy đứa làm neo trong tiệm tụi nó cứ nhìn Mai hoài và nói tui trông lạ và đẹp. Tụi nó nói không những đẹp mà đẹp... sang.Có lẽ tụi nó so sánh hồi trước tui mập và không biết chưng diện. Tụi nó còn nói tui trẻ đến mức tụi nó xem hình tui với con Loan nói như hai chị em. Bà thấy tui trẻ hôn?

    Tôi vẫn không rời đôi mắt trên khuôn mặt chị, ráng tìm lại nét cũ của cô Mai ngày trước. Có chăng một chút khi chị cười. “Người đẹp không ngờ”. “Người đẹp hết biết”.”

    Trước mắt tôi là một cô Mai hoàn toàn khác lạ. Đúng như chị nói, ra đường gặp chị, tôi không thể nhận ra cô Mai. Một cô Mai đẹp. Một cô Mai trẻ đi mười tuổi. Một cô Mai đang ôm tôi mừng rỡ, hỏi han tíu tít còn tôi vẫn còn ngỡ ngàng trước một cô bạn lột xác từ khuôn mặt đến vóc dáng.Chị kéo tôi vào trong nhà, đôi mắt tôi vẫn không rời khi chị di chuyển nhanh nhẹn từ phòng khách đến nhà bếp để canh nồi bún bò đang hầm. Lúc đó tôi mới nhớ ra ông chồng tôi vẫn đang lững thững ngoài sân. Anh Hoàng từ trong nhà bước ra chào tôi. Anh gầy đi, nét mặt tỏ vẻ không vui. Thế là hai ông rủ nhau ra vườn uống bia với dĩa gà chiên nước mắm đã bày sẵn để cho hai chúng tôi tha hồ nói chuyện dao kéo.

    Ngồi bên chiếc “sofa”, Mai lấy cho tôi xem một bao thơ màu vàng của cháu Loan. Đây là hồ sơ các trung tâm làm đẹp nổi tiếng ở xứ Mỹ cháu Loan tra cứu trên mạng, in ra và gửi về cho mẹ. Từ khi biết mẹ muốn sửa sắc đẹp, Loan hẹn sẽ về Cali vào dịp hè đưa mẹ đi tham vấn và sửa sắc đẹp ở Mỹ. Con nhỏ cẩn thận ghi ra bằng tiếng Việt bốn loại hồ sơ “Hút Mỡ” (liposuction), “Căng Da Mặt” (face lift), “Sửa Mũi” (nose lift augmentation) “Cắt Mắt” ( eye lid surgery). Loan còn ghi rõ bằng tiếng Việt tên các bác sĩ, cách tiến hành các loại phẫu thuật và giá tiền để mẹ ở nhà “nghiên cứu” trước. Ông bác sĩ Ấn độ Soheil Saul Lahijani ở Newport Beach, bác sĩ Mỹ Dennis J Hurwitz ở Beverly Hills, bác sĩ Mỹ Jason Raymond ở Malibu là những tay bác sĩ nổi tiếng “chuyện trị” ngành hút mỡ. Bác sĩ Jeffrey Taylor ở Santa Monica, bác sĩ David Lee người Mỹ gốc Tàu ở Orange County, bác sĩ Mỹ gốc Pháp Simon Ourian ở Bevely Hills là ba bác sĩ “bá nghệ” có nhiều kinh nghiệm làm đủ món như căng da mặt, nâng mũi, bơm ngực, cắt mí mắt, nâng chân mày, gọt cằm và vá cả màng trinh... Chị Mai “chê” bác sĩ Mỹ “chém ngọt”, “chặt đẹp”. Chị có hai cô em gái ở Việt nam có nhiều kinh nghiệm với ngành dao kéo rủ rê chị về “đại tu” toàn bộ nhan sắc. Thế là “ Ta về ta tắm ao ta. Dù trong dù đục ao nhà...rẻ hơn”. Tuy ở Mỹ nhưng “bà già nhà quê” này thích về tắm ở ao nhà. Chị âm thầm dặn chồng dấu con gái, bay một mình về Việt nam làm một hơi hai món khai vị là bơm môi và xâm chân mày.Theo lời chị kể: “ Mình lỡ...đẹp cho đẹp luôn, lỡ... đau cho đau luôn”, chị làm tiếp bốn món ăn chơi kia và trở về Mỹ...bình yên vô sự.

    Tôi ngồi yên lặng vừa nghe chị kể chuyện và ngắm chị miết.

    - Annie biết không, con Loan muốn tui sửa ở Mỹ cho an toàn nhưng giá gấp ba lần bên kia. Bà coi ông bác sĩ Mỹ này “chạt” mười ngàn hút mỡ toàn bộ năm vùng. Quá mắc. Mười ngàn tui về Việt nam làm đủ thứ. Họ ghi giá bốn ngàn nhưng chỉ hút có một vùng bụng thôi. Hút ba vùng thêm cái hông và cái đùi hơn bảy ngàn. Hút năm vùng thêm cái mông và cái eo gần mười ngàn. Đó là chưa kể họ “chạt” đủ thứ tiền, ngoài tiền mổ còn tiền gây mê, tiền bệnh viện, tiền y tá, tiền thử máu, tiền băng, gạc, tiền thuốc tổng cộng gần năm ngàn nữa. Tui nói với ông Hoàng thôi dẹp. Tui về Việt nam làm có....ba ngàn. Bao hết.

    Chị lấy hai ngón tay vuốt hai bên sóng mũi rồi đưa khuôn mặt tới gần cho tôi ngắm cái mũi mới của chị. Chị vẫn miên man kể chuyện về giá cả:

    - Sửa cái gì cũng rẻ hơn phân nửa Ani ơi. Sửa mũi bên kia chưa tới hai ngàn, kiểu Hàn Quốc, bên này năm ngàn. Căng da mặt, da cổ bên kia có ba ngàn, bên này tới sáu ngàn. Cắt mí mắt bên kia có một ngàn, bên này hai ngàn. Sẵn dịp tui bơm luôn cái môi có ba trăm, Xâm lông mày có hơn một trăm. Tính ra làm nguyên cái mặt bảy ngàn, hút mỡ hơn ba ngàn là mười ngàn. Còn làm ở Mỹ, món nào cũng “chạt” thêm năm sáu thứ tiền. Một viên thuốc cũng phải trả tiền. Bên kia còn có “khuyến mãi”. Sau khi lành họ còn cho thẻ đi “mát xa” miễn phí.

    Chị lấy ra một bao ziploc trong đó có “carte visit” của các bác sĩ, toa thuốc đưa cho tôi xem. Đây là bác sĩ X bệnh viện KN ở đường Trần Hưng Đạo chuyên hút mỡ. Bác sĩ M bệnh viện KN ở đường Hai Bà Trưng chuyên nâng mũi, nâng ngực, cắt mắt. Xâm môi phải đến cô C đường Lê Lợi. Xâm chân mày nổi tiếng rẻ và đẹp là Cô L đường Bùi thị Xuân. Chữa các loại da bị sẹo, rỗ, mụn... thì có bác sĩ H bệnh viện KH đường Lý Thái Tổ. Ngoài ra muốn làm có hàm răng đẹp thì đến bác sĩ T ở Phú Nhuận. Đây là những chiếc đũa thần sẽ biến những cô gái lọ lem trở thành những nàng tiên với điều kiện các ca làm đẹp phải hoàn hảo, thành công. Còn nếu như ngược lại thì “cầm bằng như nước cuốn hoa trôi”, lấy ai mà kiện cáo, thưa gửi vì trước khi làm đẹp, các bà, các cô dù ở “bên này hay bên kia” đều phải ký vào tờ giấy cam kết còn gọi là “consent form”, xác nhận rằng mình đã đọc, đã hiểu cách làm và chấp nhận những bất trắc có thể xảy ra khi phẫu thuật.

    Chị Mai vạch cho tôi xem hai bên thái dương và chân tóc trên trán là nơi có những vết rạch và đường khâu. Chị kể cách căng da mặt theo kỹ thuật mới ngày nay là bác sĩ sau khi gây tê vùng mặt và cho thuốc an thần, họ không kéo da mà kéo chặt những bắp thịt bị chảy xệ nằm sâu dưới da trên mặt và dưới cổ, cắt bỏ những da thừa, dùng da bao và may lại, dấu những vết rạch và đường khâu ở hai bên thái dương và chân tóc. Cho nên khi vết thương đã lành, tóc sẽ mọc lại không để lại vết sẹo nào. Bệnh nhân sẽ có làn da tự nhiên, mềm mại chứ không căng cứng.

    Chị giơ hai cùi chỏ, chỉ trên khoang bụng và hai bên hông vùng eo cho tôi xem những vết sẹo đã mờ. Đó là nơi bác sĩ cầm những cây que chọc vào những vùng mỡ dưới da. Sau khi chích thuốc cho tan mỡ vào những nơi đã được xác định, mỡ sẽ bị đánh tan và theo một cái ống hút thoát ra ngoài. Số lượng mỡ hút ra vào khoảng vài lít.

    Chị kể một chiếc mũi có kiểu dáng S line 3D tiêu chuẩn của xứ...kim chi, bác sĩ dùng sụn bên lỗ tai và sụn nhân tạo đúc khuôn giống như sống mũi. Họ mổ, tách và bóc khoang mũi, đưa sụn vào, tạo dáng sống mũi, đầu mũi và hai bên lỗ mũi. Nâng mí mắt càng nhanh và dễ dàng. Bác sĩ sẽ đo,vẽ nếp gấp trên mí mắt, dùng dao cắt bỏ chỗ da mắt bị chảy xệ và mở thừa, sau đó may vết mổ bằng các đường chỉ khâu..

    Tất cả các cuộc giải phẩu nhỏ hay lớn, bệnh nhân đều trở lại tái khám để cắt chỉ, uống thuốc giảm đau, thuốc làm tan máu bầm, thuốc kháng sinh và thuốc bôi ngoài da. Có những ca mổ hoàn hảo nhưng có những ca mổ xảy ra những trục trặc về kỹ thuật. Tùy theo cơ thể của bệnh nhân và do những làn dao mũi kéo không chính xác đưa đến những trường hợp như chảy máu nhiều, nhiễm trùng, sưng lâu, sẹo lồi, vết bầm không tan, vết thương lâu lành, đau liên tục, các dây thần kinh bị tổn thương, các khiếm khuyết méo mó, xấu xí chỗ đường khâu, vết cắt...Vì thế các bệnh nhân đều được khuyến cáo phải uống thuốc kháng sinh đề phòng nhiễm trùng, giữ vết thương khô, kiêng ăn những thức ăn gây dị ứng như thịt bò hay đồ biển, kiêng ăn rau muống vì dễ gây sẹo lồi, phải chườm đá để giảm sưng...Nếu trọng tài là vua sân cỏ thì bác sĩ thẩm mỹ là vua trên bàn mổ. Nhan sắc của phái đẹp nằm trong đôi tay khéo léo của họ. Nếu chị em phụ nữ quan niệm “đẹp nhân tạo còn hơn xấu tự nhiên” thì chấp nhận những hên xui may rủi này.

    Nói đến phẫu thuật không ai không biết đến thần tượng Michael Jachson tự tiêu hủy khuôn mặt mình bằng vài chục cuộc giải phẫu thẩm mỹ lớn, nhỏ. Với ám ảnh và mong muốn có được một nhan sắc hoàn hảo, chàng ca sĩ này đã lạm dụng quá nhiều dao kéo như chích Botox, tẩy trắng da, độn cằm, sửa mông, sửa mũi đến nỗi các bác sĩ phải chào thua... cái mũi vì giải phẫu quá nhiều lần. Bên trong mũi có một cái lỗ hổng, hai bên cánh mũi hẹp và nghẹt không còn chỗ cho đường thở ra vào. Có nhiều câu chuyện liên quan đến bệnh”ghiền” giải phẫu và “ghiền” thuốc giảm đau của những người nổi tiếng sau khi giải phẫu. Có những cuộc giải phẫu không thành công được phổ biến nên mọi người đều biết như cuộc giải phẫu của nhà thiết kế tài ba Donatella Versace, bà mẹ của tài tử đấm đá Sylvester Stallone, tài tử Melanie Griffith... Những biến chứng sau phẫu thuật và sự sai lệch hay quá đà khi giải phẫu của các bác sĩ đưa đến những cặp mắt lồi, cái môi phồng to, cái miệng méo xệch, bộ ngực chảy xệ... Ngoài ra còn nhiều cuộc giải phẫu khác không thành công, không được biết đến ngoài bệnh nhân và bác sĩ.Tỷ lệ này chiếm khoảng từ mười đến mười lăm phần trăm trong các ca mổ.

    “Tiền mất tật mang” vẫn là điều bác sĩ và người sửa sắc đẹp không mong muốn. Dù sao họ cũng là người còn may mắn. Có những trường hợp bệnh nhân chết trên bàn mổ trước khi thấy được nhan sắc của mình. Ở Việt nam thời thập niên sáu mươi có nữ diễn viên nổi tiếng hồi còn trẻ được danh hiệu là “Người Đẹp Bình Dương”. Cô sử dụng phẫu thuật từ lúc ngành thẩm mỹ còn mới mẻ. Theo thời gian, những chất hóa học bơm vào cơ thể đã đến lúc phản ứng gây ra những biến thái quái dị trên khuôn mặt và thân thể khi về già. Hình ảnh đó được phổ biến trên mạng đã khiến nhiều chị em phụ nữ sợ hãi và thay đổi quan niệm “thà xấu tự nhiên hơn là đẹp nhân tạo”.

    Ở Việt nam, bên cạnh phong trào mê phim Hàn Quốc còn là phong trào mê mỹ phẩm và nhan sắc của phụ nữ và thanh niên xứ Hàn. Vì thế, nhiều cô gái Việt nam qua Hàn Quốc sửa sắc đẹp để có được nét đẹp Á Đông. Quận Gangnam ở thủ đô Hàn quốc là kinh đô thẩm mỹ nổi tiếng. Ra đường, mọi người sẽ thấy các cô gái ăn mặc rất thời trang, dùng toàn hàng hiệu, nhất là trông họ rất giống nhau. Cô nào cũng có đôi mắt hai mí to, cái mũi cao và thẳng và chiếc cằm nhọn hình chữ V. Thật là buồn cười khi báo chí công bố hình ảnh và tên tuổi các ứng viên trong cuộc thi hoa hậu, cô nào trông cũng giống cô nào. Họ như các chị em sinh đôi, sinh ba, sinh bốn... nhưng cô nào cũng đẹp.

    *

    Sau lần đến nhà chiêm ngưỡng tận mắt nhan sắc không phải do “Trời cho” mà do các bác sĩ tặng cho Mai, tình cờ vài tháng sau chúng tôi gặp anh Hoàng đi chợ Thuận Phát.

    - Ủa, anh Hoàng. Khỏe không? Chị Mai đâu mà anh đi chợ một mình?

    Anh Hoàng lắc đầu. Nét mặt anh dàu dàu. Anh trông gầy hẳn đi. Bãi đậu xe vắng người, anh kéo ông chồng tôi vào chỗ mát nghe anh kể chuyện:

    - Bây giờ bả ít đi chợ.Tui đi không à.Tối thứ bảy và chủ nhật là ngày bả đi chơi. Các buổi tối khác, về đến nhà, có khi trời tối, bạn bè rủ, bả vẫn đi. Bả bây giờ nhiều bạn lắm. Thiệt là rầu anh chị ơi. Anh chị thân như người nhà, tui không dám dấu. Từ ngày bả sửa sắc đẹp, bà thay đổi nhiều, giống như anh chị lật cái bàn tay vậy nè. Anh chị nghĩ coi, bằng tuổi như bả có cháu ngoại rồi mà đua đòi theo mấy con “hót-gơ” trong tiệm neo đi coi mấy cái sô tầm bậy tầm bạ. Đi làm về, bả theo tụi nó đi ăn, đi chơi, đi coi văn nghệ, đi tiệc nọ tiệc kia, có khi đi sắm đồ tối mịt mới về. Bả bỏ cơm rồi. Ăn cơm sợ mập. Tui đi làm về thường tự nấu lấy chớ bả ít xuống bếp. Buồn nhứt là bả chê tui lúc nào quần áo cũng luộm thuộm, hôi hám. Anh chị nghĩ coi, nghề của tui là nghề kềm, búa, dùi, đục, mỏ lết. Không sơn thì bụi, không bụi thì mồ hôi. Tay chân, quần áo của người thợ như tui làm sao sạch sẽ, thơm tho được. Từ hồi bả biết bả đẹp, bả coi tui không ra gì. Tui buồn quá không biết tâm sự với ai. Sẵn gặp anh chị đây nói ra cho đỡ nặng lòng. Sợ cháu Loan biết được cháu buồn nên tui dấu luôn. Tui biết làm sao bây giờ hả anh chị? Đâu cấm cản bả được. Xứ Mỹ mà. Phụ nữ là số một. Lạng quạng mình ra đường ở. Hổng lẽ sống với nhau gần xuống lỗ rồi mà còn nói chuyện ly dị. Sống như tui như vậy thiệt là khổ tâm hết sức.

    Hình ảnh cô Mai đẹp hôm nào và anh Hoàng tôi vừa gặp vừa rồi ám ảnh tôi suốt con đường về nhà. Tôi cứ nghĩ có vợ đẹp đáng lẽ anh Hoàng phải vui và hãnh diện chớ đâu buồn bã, thảm não như thế này. Tôi nhớ lại hôm đến nhà anh để gặp chị Mai, nét mặt anh lúc đó đã có gì không vui. Có thể vì anh không bằng lòng chuyện chị sửa sắc đẹp nhưng chị đặt anh vào thế đã rồi. Nhan sắc này làm cho chị thay đổi. Chị vui bao nhiêu thì anh buồn bấy nhiêu. Đó là chưa kể sự thay đổi về cách sống của chị đã làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

    Ít lâu sau, anh Hoàng gọi cho chồng tôi và mời chúng tôi đến nhà anh chơi. Tôi ngạc nhiên hỏi chị Mai đâu sao anh lại mời đến chơi bất ngờ. Anh nói chị về Việt nam sửa mũi. Tôi ngạc nhiên định hỏi tiếp thì anh nói cứ đến chơi để nghe anh kể “chuyện hậu sửa sắc đẹp” của vợ anh.

    Theo lời anh Hoàng, chị Mai đi dự tiệc với mấy đứa “hót- gơ” trong tiệm neo.Trước đây chị không bao giờ mang giầy gót cao. Chị cũng chẳng bao giờ mặc đầm. Chị mang đôi giày cao gót mới, chưa quen hay vô ý thế nào chị vấp té dập mặt xuống đường, máu me trong mũi chảy có vòi. Xe cấp cứu chở chị vô nhà thương khâu cái mũi dập và cho biết khối sụn đặt trong mũi bị gẫy. Họ chỉ khâu vết thương, phần còn lại phải nhờ bác sĩ thẩm mỹ mổ để lấy khối sụn gẫy và đặt lại khối sụn mới. Cháu Loan bỏ hết công việc qua Cali đưa mẹ đi khám bác sĩ Mỹ. Đợt tham vấn đầu tiên miễn phí nhưng số tiền sửa cái mũi dập sụn này, sơ khởi khoảng mười ngàn đồng chưa hể các chi phí khác. Chị Mai nhất định không sửa ở Mỹ mà về Việt nam nhờ ông bác sĩ M người Đại Hàn ở bệnh viện KN trước đây đã sửa cho chị. Qua phone, phải khám cái mũi mới định giá chính xác nhưng họ có thể ước tính vào khỏang từ ba đến bốn ngàn, cộng thêm tiền vé máy bay vào khoảng năm ngàn. Dù sao thì giá “bên kia” cũng rẻ hơn “bên này” một nửa.Vết thương vừa cắt chỉ xong, chị mua vé về Việt Nam sửa gấp.

    Anh kể tiếp sau tai nạn, cái xương sụn thật ở mũi chị bị lệch qua bên trái. Các vết khâu trên đầu cánh mũi cắt chỉ xong để lại vài đường sẹo nhỏ. Không còn cái sóng mũi cao, thẳng như ngày xưa. Chị lạ và xấu đi rất nhiều. Tôi nhớ lại câu chuyện chị kể sau khi sửa sắc đẹp xong, để giữ cho thân hình thon gọn, chị bỏ ăn cơm và các thức ăn có chất bột. Chị bớt ăn ngọt, dầu mỡ, chỉ ăn thịt nạc, rau quả. Anh Hoàng nói “ Bây giờ bả buồn và chán đời nên bả ăn thả giàn chị ơi. Ở nhà chờ vết thương lành, bả ăn riết rồi bả lên cân lại. Cái đà ăn này không sớm thì muộn sẽ đưa bả trở về vị trí cũ là một trăm bảy chục bao” cho coi”.

    Chị Mai về Mỹ lần này không gọi tôi đến chơi, xem cái mũi mới của chị nữa.Anh Hoàng nói không biết có phải vì sử dụng dao kéo nhiều, cái mũi vừa mới bị thương chưa lành hẳn lại mổ tiếp nên lần này, cái mũi mới trông nó “kỳ cục hết sức”. Nó hỏng. Nó lệch. Nước mũi chảy hoài và chị hắt hơi thường xuyên. Chị buồn lắm, bỏ nghề neo luôn, ở nhà chỉ ăn vặt và xem phim bộ Đại Hàn.

    Chuyện anh Hoàng kể về đôi giày cao gót và chiếc váy đầm hôm chị Mai mặc đi chơi với mấy cô bạn “hót-gơ” bị tai nạn làm tôi nhớ đến câu chuyện vợ chồng “Chân Quê” của thi sĩ Nguyễn Bính. Nhà thơ chờ đợi cô vợ đi chơi tỉnh về ở con đê đầu làng. Chỉ xa nàng có một hôm thôi mà “em làm khổ tôi”. Cái mộc mạc của “hương đồng cỏ nội bay đi ít nhiều” khi nhà thơ không còn thấy “cái yếm lụa sồi”, “cái dây lưng đũi”, “cái áo tứ thân”, “cái khăn mỏ quạ”, “cái quần nái đen”. Cô đã ăn mặc như một cô gái tỉnh thành theo thời trang “khăn nhung”, “quần lĩnh”, “áo cài khuy bấm”. Nhà thơ đã van xin “Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa” và “Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh”. Thay đổi y phục cũng như thay đổi về nhan sắc là những thay đổi về hình thức bên ngoài. Hình như đó cũng là tâm lý chung của nhiều ông chồng trong đó có anh Hoàng và ông chồng tôi. “Cứ...nhan sắc thế cho vừa lòng anh”.

    Câu chuyện ngày xưa ở làng quê Việt nam, sự thay đổi chỉ giới hạn về cái mặc của người phụ nữ sau lũy tre xanh. Thời đại ngày nay, những tiến bộ và phát minh khoa học kỹ thuật hiện đại về mọi mặt đã làm thay đổi thế giới trong đó có ngành sửa sắc đẹp. Một ước muốn mà ngừơi phụ nữ nào cũng đều ôm ấp: “Đẹp”. Một sự chọn lựa “Đẹp nhân tạo hay xấu tự nhiên” ? Một câu hỏi mà ngừơi phụ nữ nào khi có đủ điều kiện về tài chánh, sức khỏe đều tự hỏi với mình “Có nên sửa sắc đẹp hay không” ?

    Câu trả lời là bạn hãy làm những điều mình thích và mong muốn nếu điều đó mang lại niềm vui, hạnh phúc, thuận lợi cho bạn và những người chung quanh. Bạn hãy chủ động trong sự chọn lựa của mình. Sửa sắc đẹp hay không tùy theo quan niệm, sở thích và hoàn cảnh của bạn.”. Đẹp hay xấu còn tùy đối tượng. “Con cóc cái đẹp đối với con cóc đực của nó”. “ Đẹp nhân tạo” tự nó không xấu. Chỉ có những người lạm dụng cái “đẹp nhân tạo” quá mức làm cho cái “đẹp nhân tạo” trở thành xấu. Cái “đẹp nhân tạo” hay tự nhiên đều cần “cái nết” hay còn gọi là giá trị đạo đức và cái đầu hay còn gọi là sự thông minh, kiến thức và tài năng. Một cô gái “đẹp nhân tạo” hay đẹp tự nhiên đúng nghĩa “Đẹp” là một cô gái hội đủ các điều kiện vừa đẹp người, đẹp nết, thông minh, có kiến thức và tài năng để trở thành một “người đẹp hoàn hảo”. Hoa Hậu là “Người Đẹp Hoàn Hảo”.

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:41 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh