Quote Originally Posted by hoài vọng View Post
Chào sôngthương...chuyện lúa gạo miền Tây , chuyện từ thiện của QCV là chuyện...nhậy cảm ( chữ nghĩa csvn) GS Võ Tòng Sơn hiểu rất rõ nông nghiệp VN nhưng làm sao vượt trên bộ trưởng nông nghiệp ...QCV đem quà cho dân chúng lại khơi dậy chuyện cá chết mà nhà nước đang ...no...cho dân , chờ xem cuối tháng này nhà nước giải thích nguyên nhân , thủ phạm cá chết .
Dạ anh Hoài Vọng, chắc lại tiếp tục đợi nghe ...lương tâm con người trở lại !!!
Đọc thêm anh nhé
------------

RÚT THẺ MỘT NHÀ BÁO TRƯỚC NGÀY 21.6.

Sau khi chiếc Casa 212 mất liên lạc lúc đang tìm Su-30 mất tích. Ngày 16.6, trên diễn đàn Nhà Báo Trẻ - nhóm công khai có hơn 12.000 thành viên, anh Mai Phan Lợi cũng là admin của diễn đàn, đã đưa status vầy:

"Vì sao CASA tan xác?
Thật đau xót đến giờ này vẫn chưa tìm được 9 cán bộ trên máy bay CASA, nhưng có thắc mắc thật khó lý giải thuyết phục là tại sao máy bay tan xác? Theo bạn?
(Kèm poll)
- Máy bay bị tác động bên ngoài nên vỡ
- Máy bay rơi từ cao xuống biển nên vỡ vụn.
- Không biết lý do.
- Bị bắn.
- Bị giông lốc làm rơi xuống biển và vỡ khi đập vào mặt nước.
- Không loại trừ bị bắn vỡ
- Máy bay chất lượng kém do tham nhũng trong ngành quốc phòng luôn bị đóng dấu mật.
- Máy bay tự nổ nên vỡ.
- ... "
.
Post này đã xóa khi gặp phản ứng của một số thành viên. Sau đó, trong một bài viết lên án anh Lợi, tờ Petrotimes nhận định rằng, từ “tan xác” chỉ nên nói về việc bắn rơi máy bay quân thù. Còn trong trường hợp bi thương của đất nước, dùng "tan xác" với ngữ cảnh những đồng đội, chiến sĩ của mình đang mất mát hy sinh, thì đầu óc có vấn đề hoặc quá tàn nhẫn. Bài phỏng vấn Trung tướng Phạm Xuân Thệ trên một tờ báo khác cũng cho rằng, việc anh Lợi dùng từ “tan xác” khi nói về Casa 212 mất tích là tàn ác và quá phản cảm. Petrotimes chốt lun: "Một kẻ toan tính giữa đám tang của dân tộc, thì tốt nhất phải đuổi cổ ra ngoài!".
...
Anh Mai Phan Lợi đã đưa lời xin lỗi, viết: "Khi làm cuộc khảo sát ý kiến các thành viên về nguyên nhân máy bay rơi xuống biển, tôi có sử dụng ngôn ngữ không chính xác, gây tổn thương tình cảm anh em. Được góp ý, tôi đã sửa chữa và sau đó quyết định xoá poll do nhiều thành viên đã thêm vào các phương án không thích hợp. Tôi chân thành xin lỗi mọi người, quyết không thực hiện các cuộc thăm dò ý kiến và sử dụng ngôn ngữ quá nhạy cảm như vậy nữa."..
...
Anh Mai Phan Lợi hiện là phó Tổng TKTS, Trưởng VP đại diện báo Pháp Luật Tp.HCM tại Hà Nội.
Chiều nay, trước ngày báo chí Việt Nam 21.6, Bộ TT&TT - Cục Báo chí đã có quyết định rút thẻ nhà báo của Mai Phan Lợi. Đồng thời, báo Pháp Luật TP.HCM cũng đã ra quyết định đình chỉ chức vụ của anh Lợi.
- Mai Phan Lợi (mang kính) chính là một trong 6 người đại diện các nhóm Tổ chức Xã Hội Dân sự gặp TT Obama mới đây ở Hà Nội!

***

Lê Nguyễn Hương Trà Stt bạn tui Quốc Quang (PV báo Phụ Nữ TP): Sao không chết người trai khói lửa, mà chết người em rửa bình xăng ???

Cảm giác rờn rợn đầu tiên của tôi khi bước vào nghề báo là hôm 13/05/2008. Bộ công an khởi tố bị can và bắt tạm giam nhà báo Nguyễn Việt Chiến- Báo Thanh Niên và nhà báo Nguyễn Văn Hải, Báo Tuổi Trẻ theo điều 281 Bộ luật Hình sự. Lúc đó, đứng ở sân trường đại học, nghĩ bụng "CLGT, sao lại bắt nhà báo ???". Vụ PMU18 trước đó đắt như tôm tươi, thuở báo in vẫn còn cường tráng, dương mũi tên chống tiêu cực từ Bắc vào Nam. Các cô bán xôi ngoài chợ chẳng hiểu PMU là cái gì (mà quá nửa dân Việt Nam này không hiểu) nên chuyện vỉa hè cứ "Mu18, Mu18" cho dễ hiểu. Nghe càng thêm phấn khích. Lúc đầu nghe loáng thoáng mình còn tưởng mấy ông này ngoài Hà Lội đi chặt gỗ Pơ Mu nữa cơ.

Cho đến hiện nay, vụ án PMU18 có lẽ là lúc "đỉnh cao quyền lực" của phóng viên nội chính Việt Nam. Nó là một "chiến trường" tin tức và điều tra thực thụ tôi rèn nên nhiều tên tuổi trong làng báo, từ kỹ xảo tác nghiệp, kỹ năng viết lẫn khả năng láu cá, chớp cơ hội. Cả cơ hội tin tức lẫn cơ hội tình yêu . Những chuyện này tốn khá nhiều tiền uống bia để nghe và xác minh ở cả Hà Nội lẫn Sài Gòn với nhiều nhân chứng nên hông thể kể chi tiết, khiến nhiều gia đình hiện tại chìm trong "biển lửa".

Chưa đầy một năm sau, mảng nội chính bắt đầu có dấu hiệu của một vũng sình tin tức. Với vụ hối lộ dự án Đại lộ Đông Tây, điều khiến tôi chú ý nhất không phải là cái cảnh gần 300 con người tay máy tay bút chen chúc nhau chụp ảnh ông Sĩ đối diện đội CSGT Bàn Cờ. Mà là, sự can thiệp bắt đầu rộng rãi của ban tuyên giáo. Ngày hôm ấy, nhiều tờ báo chậm tin đến nửa ngày vì các trưởng ban, trưởng đại diện "kỹ tính" muốn... đi sau cho chắc ăn. Thời kỳ này, báo điện tử đã áp đảo báo in và tạo ra xu hướng truyền thông đa phương tiện. Nhiều thế hệ phóng viên sau này nghĩ rằng nên cẩn thận giữ mình khi họ nghe kể rằng nhà báo Hoàng Khương của Tuổi Trẻ bị bắt vì viết bài phản ánh tiêu cực của CSGT. Không phải, nỗi sợ ấy có từ thời PMU18 lúc bức màn nội chính và hình sự bắt đầu nhuần nhuyễn, khác với bối cảnh có chất trinh thám đặc hình sự mà 2 nhà báo bị bắt trong vụ Năm Cam.

Nhưng có lẽ, không có vụ việc nào liên quan đến nhà báo mà ĐẶC THÙ đến như vụ của ông Phan Lợi sau nỗi đau trên biển những ngày qua. Những phi công mang trên vai món nợ sơn hà nằm xuống, những nhà báo nội chính ôm quả núi sự thật bỗng dưng ngã ngựa, dẫu thế nào cũng còn đó oai hùng. Tin về ông Phan Lợi trước ngày 21/06 năm nay, các đồng nghiệp ạ, chớ chỉ vội hả hê trên ngọn cờ dân tộc mà hãy dành vài phút nhắc nhở một sự thật rằng, những người dẫn dắt diễn đàn, dư luận, thâm chí cả tờ báo mà không làm báo hoặc không làm được đang ngày một nhiều lên. Nghĩa là, chúng ta vẫn trên đà lao dốc không phanh cả về kinh tế và xử thế.

Mấy nay, truyền hình đang chiếu lại Tam quốc diễn nghĩa
"Sự đời vần vũ như mây gió
Đổi thời gian, đổi cả không gian"


https://www.facebook.com/cogaidolongvn