Register
Page 19 of 28 FirstFirst ... 91718192021 ... LastLast
Results 181 to 190 of 272
  1. #181
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Còn cất tiền trong bao bố thì gọi là lưu bị? Xách tiền đi nhậu thì gọi là lưu linh. Đem tiền làm việc từ thiện thì gọi là lưu danh sổ sách.

  2. #182
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    Quote Originally Posted by ốc

    Chị Thương có biết chữ "lưu vong" (流亡) có nghĩa đen là "chết đuối trôi sông" hay là "mất theo giòng nước"?
    St không biết Ốc ạ. Cảm ơn Ốc đã chỉ , St tra lại thì đúng là như vậy
    St nhận thấy , nghĩa bóng cũng hàm ý đó . "Trôi theo vận nước" . Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh …


    Quote Originally Posted by Triển
    Ba cái bất động sản thấy đồ sộ đó chỉ là lưu niệm, số tiền gởi trong ngân hàng Thụy Sĩ mới là lưu vật
    .

    Quote Originally Posted by Ốc
    Còn cất tiền trong bao bố thì gọi là lưu bị? Xách tiền đi nhậu thì gọi là lưu linh. Đem tiền làm việc từ thiện thì gọi là lưu danh sổ sách.
    Lang thang khi nơi này, lúc chốn khác thì là lưu lạc. Ở bất cứ đâu, hổn vẫn hướng về một nơi , thì chắc là lưu… luyến


  3. #183
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Lưu luyến lớp học cũ là lưu ban. Lưu luyến trần gian là lưu nguyễn. Lưu luyến mùa thu là lưu trọng lư.

    Chữ tuy tơ tóc, nghĩa so nghìn trùng...
    (Nguyễn Chãi)

  4. #184
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Lưu luyến lớp học cũ là lưu ban.

    Lưu ban mà thi đậu là thành Lưu Bình Dương Hũ.


    Last edited by Triển; 01-30-2019 at 08:21 AM.

  5. #185
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Lưu luyến lớp học cũ là lưu ban. Lưu luyến trần gian là lưu nguyễn. Lưu luyến mùa thu là lưu trọng lư.

    Chữ tuy tơ tóc, nghĩa so nghìn trùng...
    (Nguyễn Chãi)

    Chắc là Nguyễn Chải chứ nhỉ

  6. #186
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    Quote Originally Posted by Triển View Post



    Lưu ban mà thi đậu là thành Lưu Bình Dương Hũ.




    Cảm ơn anh Năm . Lưu Bình ca hay quá xá …
    Bây giờ ai mà đem vợ giao cho bạn chắc chín chín phần trăm là để đổi chức quyền …
    Những tình người trong trẻo ấy chắc chỉ còn trong Lưu bút ngày xanh

    Năm mới thật nhiều điều tốt lành đến với gia đình anh Năm, gia đình Ốc và cả nhà nhé

  7. #187
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    ĐÀ LẠT CỦA AI?
    KỲ 1:
    ĐÊM CUỐI CỦA "ĐỈNH CAO ĐẾ QUỐC"?

    "Thành phố không có lịch sử" Đà Lạt được xây dựng trước rồi mới đưa dân đến sau. Lịch sử của Đà Lạt gồm có bốn giai đoạn chính và giai đoạn thứ tư đang chứng kiến một sự thụt lùi đáng kinh ngạc.
    Nói một cách dễ hiểu, từ "đỉnh cao đế quốc" như nhà nghiên cứu Eric Jennings đã gọi tên, Đà Lạt đang đối diện với bước cuối cùng để đi xuống vực sâu về quy hoạch.

    ������
    Một thời vàng son


    Đà Lạt khi người Pháp chưa đặt chân đến vẫn rất hoang sơ và là nơi cư trú của người dân tộc bản địa: người Lạch. Đây là giai đoạn lâu nhất của vùng đất này.

    Khi giáo sư sử học Eric Jennings đến Zurich (Thụy Sĩ) để tìm hồ sơ của Congrès International d'Architecture Moderne (Đại hội Kiến trúc sư Hiện đại Quốc tế). Đồ án quy hoạch Đà Lạt do Pháp thực hiện "đã được trình bày ở tổ chức uy tín này như một thành phố kiểu mẫu - thành phố "xanh"". Tựa quyển sách của Eric Jennings là Imperial Heights (Đỉnh cao đế quốc), vì ông thấy được tầm vóc lịch sử, văn hóa, kiến trúc và các giá trị lâu đời của Đà Lạt.

    Vì sao không phải Hà Nội mà Đà Lạt mới chính là nơi được chọn làm trung tâm hành chính của Đông Dương thời Pháp thuộc? E là Eric Jennings cũng chưa lột tả được tầm nhìn sâu xa của người Pháp khi ấy trong quyển Đỉnh cao đế quốc hay quyển Vichy in the Tropics (Chính phủ Vichy ở vùng nhiệt đới) mà ông viết trước đó. Những bí ẩn lịch sử vẫn nằm sâu đâu đó, kín đáo chờ đợi những người có đủ tình yêu với Đà Lạt, tài năng khám phá thực tế và tư liệu lịch sử. Và cả cơ duyên...


    Chế độ Việt Nam Cộng Hòa có những điều táo bạo vào đầu tư sản xuất cho Đà Lạt với những mẫu xe Ladalat nhỏ nhắn, phù hợp với vóc dáng Việt Nam khi ấy. Có những trân trọng với đại tự nhiên khi cố Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm sẵn sàng sa thải không thương tiếc khi có ai để hiện tượng chặt dù chỉ một gốc thông diễn ra. Định hướng Đà Lạt trở thành một trung tâm giáo dục nên Đại học Đà Lạt khi ấy chú trọng vào chất lượng và thực sự các lứa đào tạo ra vô cùng chất lượng. Thành phố này cũng một địa điểm huấn luyện quân sự khi trường võ bị Đà Lạt được dựng lên. Nông nghiệp và tôn giáo cũng được phát triển.

    Đà Lạt như vậy được giữ gìn gần như nguyên bản suốt giai đoạn lịch sử 1954-1975. Mức phát triển cư dân đô thị nơi đây được áp dụng một cách khoa học đến mức năm 1975, Đà Lạt có 80.000 dân (1943 có 25.000 dân), đúng như quy hoạch của người Pháp trước đó.
    Đà Lạt không chỉ là nơi nghỉ dưỡng của giới thượng lưu Sài Gòn mỗi cuối tuần. Nó còn là nơi giao thương buôn bán ra biển qua tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt. Những cư dân đến đây và "bén rễ" vì sự bình yên của nơi này...

    ������
    Một Đà Lạt khác sau 1975


    Ngay sau 30/4/1975, có 10.000 người của "bên thắng cuộc" đã đến Đà Lạt. Có thể hiểu đó là một cuộc "di dân" lớn mang màu sắc chính trị nếu nhìn vào dân số Đà Lạt khi ấy (80.000 người).

    Không cần bàn nhiều về các yếu tố chính trị bởi nhu cầu tiếp quản các hạ tầng và tài nguyên của bất cứ "bên thắng cuộc" nào cũng vậy thôi. Nhưng phải nói thẳng là việc gìn giữ những giá trị thực sự lại không nằm ở sức mạnh của súng ống mà ở sức mạnh của tri thức.
    Tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt đã "chết lâm sàng" từ 1972 do chiến tranh nhưng nó chỉ thực sự chết hẳn từ sau 1975. Sự thiếu kinh nghiệm, thiếu nghiên cứu khoa học đã khiến những đường ray đặc biệt (hình răng cưa) đem đi thay đường ray bình thường cho tuyến tàu Thống Nhất. Thực sự chỉ có tà vẹt là tái sử dụng được còn lại thì.... bán sắt vụn.
    Sau này, nhìn lại giá trị lịch sử thì đã muộn. Một phần nhỏ của tuyến đường sắt này là đường sắt Trại Mát - Đà Lạt dài 7 km được bắt đầu khôi phục vào 2006 và hoàn thành vào 2015 với hơn 5.000 tỉ đồng ngân sách.

    Phải nhắc đến tuyến đường sắt này nhiều bởi rõ ràng lịch sử đã chứng minh việc xây dựng lên một giá trị văn hóa lịch sử rất khó. Phá nó đi vô cùng dễ. Và khôi phục lại thì dù tốn kém đến đâu cũng chỉ là "hốt lại bát nước đã đổ đi". Đã có đề xuất dự án khôi phục tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt với ngân sách hơn 10.000 tỉ đồng. Con số ấy sau đó được điều chỉnh tăng lên thành 17.200 tỉ đồng. Mỉa mai thay, phá rồi phục dựng lại bằng tiền nhân dân cả...


    Chỉ cần nhìn lại bản đồ Google của Đà Lạt theo từng năm thôi sẽ thấy Đà Lạt biến đổi khủng khiếp. Những người tìm đến Đà Lạt và định cư ngày càng đông hơn nhưng nếu so ra thì lại ít hơn những người đang điều khiển dòng tiền và coi Đà Lạt là nơi "rửa".

    Đà Lạt biến dạng hẳn vì tầm nhìn quy hoạch và lòng tham của con người. Thông thôi reo nhiều vì bị chặt hạ, bị tiêm tuốc độc vào thân vào gốc để lấy chỗ cho các dự án bất động sản. Các kiến trúc cổ trở thành những địa điểm kinh doanh và xuống cấp, biến dạng rất nhanh vì sự tắc trách quản lý lẫn trình độ quản lý. Ô nhiễm đã biến dạng nhiều dòng suối, nhiều con thác.v.v...

    Những cư dân bản địa không ham mê ồn ào đang bị những cư dân nhập cư thiếu tế nhị lấn át. Nó tương tự như cách mà người viết ngồi ở cafe Tùng và nghe một giọng ở xa oang oang "Đ..t mẹ! Chị cứ nghe em, kiểu gì chả thắng. Lô đất ấy sẽ lên giá..." Nhìn sang, một trong vài đại gia lâu năm của Đà Lạt vẫn âm trầm nhưng có phần chịu đựng trước một tay "cò đất cao cấp" mà "mấy anh ngoài đó" gửi gắm....

    Đà Lạt. Nếu ai còn yêu nó. Có lẽ chỉ còn là cái lạnh và một hoài niệm cũ giàu tính học thuật và xúc cảm. Những cô gái, chàng trai đến đây selfie và ngắt hoa có lẽ chỉ thoáng thấy một "chéo áo" của vùng đất đầy giá trị này chứ đừng nói là chạm vào những gì nguyên bản.
    Các giá trị ấy đã chết từ sau ngày có triệu người vui mà cũng có triệu người buồn...

    Đà Lạt. Có lẽ giờ chỉ còn trong tay những người sẵn sàng làm biến dạng nó, bất chấp nhân dân phản đối.

    https://www.facebook.com/quocan.mai/...c_location=ufi


    ĐÀ LẠT CỦA AI?
    KỲ 2:
    TƯ CÁCH GÌ CHIA PHẦN LỊCH SỬ?


    "Đà lạt của ai?"- nhà báo Tâm Chánh, Cựu Tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị đã đặt câu hỏi như vậy. Phải trả lời được câu hỏi này thì việc "sử dụng" Đà Lạt mới có thể chính danh mà làm.

    Lấy vị dụ, các cư dân bản địa đã phản đối bản quy hoạch Đà Lạt công bố hồi tháng 3/2019, UBND tỉnh vẫn khẳng định sẽ làm. Vậy là Đà Lạt của dân hay của một ủy ban được định nghĩa trên giấy tờ là của dân?

    ������
    Đà Lạt của ai?


    Đà Lạt không phải của một nữ chính trị gia có chức vụ rất lớn- người đã tìm tài trợ cho quy hoạch Đà Lạt. Tôi vô tình biết câu chuyện này và nghĩ có thể ý định của bà ấy tốt. Nhưng khi người ta thực hiện cách tiếp cận về quy hoạch mang màu sắc "xẻ thịt" công trình văn hóa, di sản thì hẳn là lòng tốt của bà ấy đã sai chỗ rồi.


    Doanh nghiệp bất động sản Đại Quang Minh là đơn vị tài trợ cho bản quy hoạch Đà Lạt. Người thực hiện là kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị và cộng sự. Hệ thống chính trị của tỉnh Lâm Đồng và các sở ngành đặt tại Đà Lạt cũng tích cực tham gia về phần văn bản.

    Trước hết phải khẳng định Đà Lạt không phải của riêng doanh nghiệp bất động sản Đại Quang Minh. Cần "giải oan" cho họ khi khoản tài trợ vài tỉ để thực hiện quy hoạch mang màu sắc "giao tế" hơn là một định danh chiếm hữu những vị trí đắc địa sau quy hoạch. Hồ sơ tôi có cho thấy Đại

    Quang Minh dẫu có tài trợ nhưng vẫn phải tham gia đấu giá theo quy định. Và giả sử có một đơn vị nào đó trúng thầu, không phải Đại Quang Minh, thì số tiền kia sẽ được đơn vị trúng thầu trả lại.

    (Các doanh nghiệp lớn luôn "thủ" pháp lý rất chắc. Ở trường hợp vấp phải sự phản đối quyết liệt thì Đại Quang Minh cũng có lý do an toàn để rút lui.)

    Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị là người thực hiện quy hoạch Đà Lạt nhưng cá nhân tôi coi ông ấy chỉ là một người làm thuê. Thậm chí là một người làm thuê... không hiệu quả.


    Vậy nơi cần trả lời câu hỏi "Đà Lạt của ai?" chính là UBND tỉnh Lâm Đồng và các sở ngành trên địa bàn. Tất cả họ chỉ là đại diện (ủy ban) cho chủ sở hữu chính (nhân dân) của Đà Lạt. Nhân dân ở đây là người Lạch dân tộc bản địa, là những người Hà Tây, người Huế, người Quảng- Đà (Quảng Nam, Đà Nẵng và phần nào là cả Quảng Ngãi) đã vào Đà Lạt từ khi thành phố này hình thành và các thế hệ tiếp nối, là những trí thức và văn nghệ sĩ các nơi đã đến- cảm nhận- hiện thực hóa qua tác phẩm khiến Đà Lạt vào nhạc, vào thơ, vào các nghiên cứu để trong nước và quốc tế biết tới Đà Lạt, cả những cống hiến của người Pháp và phần nào đó là 20 năm quản lý, đầu tư nhưng biết gìn giữ của chính thể đã mất Việt Nam Cộng hòa,.v.v...


    Rất rất nhiều đóng góp để định danh Đà Lạt từ khi nó hình thành "đỉnh cao đế quốc", nên không phải của riêng chính quyền tỉnh Lâm Đồng! Và những kẻ làm biến dạng Đà Lạt bằng xâm chiếm, bằng cướp đoạt hay mua bán không có tư cách nói Đà Lạt là của chúng. Kể cả khi phe phẩy những sổ đỏ chủ quyền đất trên tay!


    Một chính quyền cấp tỉnh nằm trong chính quyền lớn đang quản lý đất nước. Nhưng chí ít cái khẩu hiệu quen thuộc "của dân, do dân, vì dân" của chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã được báo Tuổi Trẻ cho thấy đang bị chính quyền cấp tỉnh tại Lâm Đồng làm ngược lại: Dân phản đối, tỉnh vẫn làm (báo Tuổi Trẻ ngày 6/4/2019).


    Chưa trả lời "Đà Lạt của ai?" thì Đại Quang Minh hay bất cứ doanh nghiệp nào khác có đấu thầu thành công khu nhà hát Hòa Bình hay Dinh tỉnh trưởng cũng sẽ rơi vào một khủng hoảng mới. Một chuỗi logic đầy nhân quả của sự phi chính danh có thể đưa doanh nghiệp đến bờ vực đối đầu với nhân dân- khách hàng. Và không chỉ ở Đà Lạt...

    Chính quyền cũng thế!

    Anh chỉ là đại diện cho ý chí của nhân dân chứ không phải đại diện ý chí cá nhân anh. Ý chí của nhân dân không phải chỉ là nhân danh phát triển mà quan trọng hơn là giữ gìn các giá trị lịch sử của một vùng đất, một cương thổ mà không phải chỉ có "hoàng triều" hay cá nhân cầm quyền hữu hạn nào đó quyết định được hết toàn bộ vận mệnh của nó.


    ������
    Tư cách gì chia phần lịch sử?


    Đó là câu hỏi tôi muốn dành cho kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị. Giới kiến trúc sư đã có bản kiến nghị đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về sự bất cập mà kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị đưa ra trong bản quy hoạch. Tuy nhiên, tôi muốn hỏi ông Hồ Thiệu Trị ở một góc độ hoàn toàn khác.

    Ông Hồ Thiệu Trị trả lời báo chí cho biết ông học kiến trúc tại Pháp. Tuy nhiên, khi báo chí đặt câu hỏi về công trình Dinh tỉnh trưởng thì ông Trị nói như sau: "Rạp Hòa Bình sẽ thành một quảng trường đẹp và Dinh tỉnh trưởng sẽ trở thành công trình văn hóa ý nghĩa."
    Bằng tất cả sự tưởng tượng phong phú tự nhận của bản thân, tôi chưa nghĩ ra một rạp hát biến thành quảng trường có TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI sẽ đẹp ở chỗ nào. Và càng không thể nghĩ bàn thứ văn hóa nào sẽ hình thành theo KHÁCH SẠN TRÊN ĐỒI, nơi nó chiếm lấy đất di sản, sẽ mang ý nghĩa gì.

    Di sản Dinh tỉnh trưởng hay công trình lâu đời là Nhà hát Hòa Bình sở dĩ xuống cấp vì con người. Những kiến trúc ấy biến dạng bởi không được chăm sóc chứ không phải tự nó xuống cấp. Cái cách để kiot bán hàng bao quanh nhà hát, những sửa sang tùy tiện và trang trí thô kệch khiến công trình này biến dạng. Cái cách cấp phép xây dựng tràn lan để không gian Đà Lạt đặc quánh beton bao vây mảng xanh hiếm hoi còn sót đâu phải lỗi ở di sản.


    Người Pháp có dạy kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị một tinh thần quý tộc trong cách ứng xử với di sản không? Bảo vệ giá trị di sản chính là một tinh thần như vậy. Và tôi nhớ không nhầm, kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị và cộng sự cũng từng trùng tu một số kiến trúc Pháp nhờ những dòng tài trợ từ nước Pháp. Vậy sao có thể nói di dời là di dời, muốn phê phán là phê phán trong khi Dinh tỉnh trưởng có trước khi ông sinh ra rất lâu, được xây dựng không chỉ bằng hình khối kiến trúc ở nơi ông Tây học về kiến trúc mà còn là tổng hòa những văn hóa không chỉ bản địa Đà Lạt.

    Tại sao một kiến trúc sư có tiếng như ông Hồ Thiệu Trị lại không nhìn ra cái chợ Đà Lạt mới xây không hề kín chỗ bởi những sinh hoạt truyền thống của người tham gia trên nền chợ cũ vẫn còn? Thưa, cả tiểu thương lẫn người dân Đà Lạt không thấy chút lịch sử nào nơi chợ mới cả.
    Vậy càng không thể hiểu cơ học là phá bỏ một rạp hát hay "di dời" (tôi đoán là kiểu thần đèn dời nhà) một di sản. Hiểu như vậy là tước bỏ thô bạo giá trị lịch sử không chỉ một mảnh đất có rạp hát, một ngọn đồi có di sản mà tước luôn ký ức, hoài niệm lẫn tình yêu của người dân Đà Lạt và du khách các nơi từng đến đây.

    Ông Hồ Thiệu Trị và cộng sự hay bất kỳ ai cấp phép, tài trợ để họ quy hoạch Đà Lạt phải nhớ một điều: Có thể quý vị có quyền, có tiền, có được sự tạo điều kiện để "bắn súng lục vào quá khứ"; nhưng không ai trong các vị có tư cách chia phần lịch sử!


    Tôi nói điều này hết sức chân thành. Vì tương lai luôn biết cách "đòi nợ" những gì trái khoáy, bậy bạ không chỉ diễn ra hôm nay...




    https://www.facebook.com/quocan.mai/...c_location=ufi


    ĐÀ LẠT CỦA AI?
    KỲ 3:
    HÀO TỪ "KHÁNG LONG HỮU HỐI"
    & LỐI RA CUỐI CÙNG


    Quy hoạch Đà Lạt mới đây có "giải pháp" biến nhà hát Hòa Bình thành trung tâm thương mại và Dinh tỉnh trưởng thành khách sạn. Không ngăn chặn, sẽ sai lầm trí mạng về mặt về khoa học phong thủy.


    Vẫn có những giải pháp mang tính lối ra cho đô thị Đà Lạt. Tuy nhiên, chính quyền tỉnh Lâm Đồng vẫn phải quay về với cái gốc nhân dân mới có thể triển khai được.


    ������
    Phong thủy vô ích...


    Thứ phong thủy tôi nhắc đến không phải là loại phong thủy mang màu sắc cúng bái. Nó hoàn toàn khoa học. Phong thủy hiểu đơn giản chính là thuận tự nhiên chi đạo và nhân tâm. Hiểu đơn giản nữa, "tâm còn chưa thiện, phong thủy vô ích".


    Khi xây dựng đường đi bộ Nguyễn Huệ ở Tp.HCM, một đài phun nước đã bị chính quyền đập bỏ. Một đài phun nước bị đập bỏ thì có đáng gì so với nhiều thứ đáng giá hơn bị đập bỏ bởi lòng tham, sự ngu dốt, độ tàn ác của con người. Ấy vậy mà giới phong thủy Việt Nam đã nhận định thứ trấn được những mầm ác họa hướng Đông Nam đã bị hủy, nghĩa là sẽ có những điều bất an xảy ra. Không chờ đến vụ cẩu lư hương Đức thánh Trần Hưng Đạo, chính việc phá phong thủy đã khiến nhiều người không chỉ danh mất mà thân cũng chẳng còn.

    Các câu chuyện màu sắc tâm linh ấy chỉ để nói vui trong quán cafe hay bàn nhậu. Bởi nếu có ai thân bại, danh liệt chẳng quả là một chuỗi dài nhân quả mà thôi.

    Nhưng khoa học phong thủy lại có một cách tiếp cận khác mà chính nhưng người vô thần nhất cũng phải ngạc nhiên. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, cùng Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương đã tổng kết: "Phong thủy Đông Phương ứng dụng trong kiến trúc và xây dựng không phải là yếu tố kĩ thuật xử lý vật liệu, độ bền kết cấu trong xây dựng mang tính trực quan." Phong thủy chính là nương theo tự nhiên, gìn giữ tự nhiên mà tồn tại.


    Đà Lạt có nhiều ngôi nhà trên "trứng"- trên đồi, chạy quanh sườn đồi. "Trứng" ở đây là hình tượng kết tinh của cặp "gà thần" là ngọn Bidoup (gà trống) và ngọn Lang Biang (gà mái). Dinh tỉnh trưởng, nhà hát Hòa Bình được người Pháp đặt ngay trên những "quả trứng" đẹp nhất. Ngay cả mộ vợ chồng Nguyễn Hữu Hào (cha mẹ Nam Phương hoàng hậu) cũng được vị vua cuối cùng Bảo Đại chọn chôn trên "trứng vàng" giàu tính khoa học phong thủy.


    Nhưng nhiều "trứng vàng" khác đã bị làm cho biến dạng... Đại gia Tư H thời còn sống chiếm được Đồi Cù rồi đến khi mất đi gia đình xào xáo đến nay chưa dứt.


    Vẫn xin nhắc lại bài báo trên Tuổi Trẻ ngày 6/4/2018: Dân phản đối, tỉnh vẫn làm. Phận dân bé mọn quyền gì mà cản, nhưng các quan chức hãy nhớ cho một chứ HỐI để còn chỗ quay đầu...


    Trong quẻ Càn Vi thiên của Kinh dịch, Hào từ Kháng Long hữu hối được Khổng Tử nhận định như sau: "Quý mà không có ngôi vị, cao mà không có dân, người hiền ở dưới lại không giúp, cứ vậy mà hành động tất phải hối hận."

    Không rõ một quan đầu tỉnh ngày xưa "làm quá", giờ có hối hận không? Về hưu ru rú trong nhà như... ở tù vì từng bị dân trùm bao bố đánh.
    Vật cực tất phản, nguyên lý xưa nay!

    ������
    Lối ra


    Đã bao lâu rồi người Đà Lạt được nghe hòa nhạc, được xem kịch, được chứng kiến những tuồng tích sân khấu trong nhà hát Hòa Bình. Cũng có đấy! Và rất rất ít...


    Phải trả lại một hồn cốt Đà Lạt, chứ không phải chỉ ngừng việc muốn đập phá nhà hát Hòa Bình hay di dời Dinh tỉnh trưởng.


    Cư dân đô thị của Đà Lạt có thể chăm chú đọc sách bên hiên nhà, trong những quán cafe yên tĩnh nhưng cư dân đô thị không chỉ cần có thế. Các loại hình thụ hưởng văn hóa sẽ khiến con người bớt tàn ác, thực dụng hơn. Và dĩ nhiên, bớt quay cuồng vì mua bán (và cướp đoạt) đất đai- thứ có thể tạo lợi nhuận tốt nhưng không phải là thứ tạo ra thặng dư.

    Gìn giữ một di sản không chỉ là pháp luật hiện hành mà là một khế ước xã hội ngày càng cao hơn. Khi Chính phủ chấp nhận ký kết CPTPP hay mong muốn ký kết EVFTA thì tính khế ước ấy đều có liên quan đấy. Tư bản sẽ không chơi với những kẻ "không có quá khứ", không có giá trị lõi.

    Tiêu diệt quá khứ thì nhận đại bác của tương lai.


    Năm 1945, người dân theo Việt Minh phá kho thóc Nhật, cướp chính quyền vì đói. Cái đói của bao tử đã ghê gớm vậy thì cái đói của khát vọng tri thức, của chống lại các hình thức tước đoạt những giá trị tinh thần trong một thế giới ngày một phẳng hơn sẽ còn ghê gớm hơn...

    Tôi chỉ mong những gì là nguyên bản, là giá trị thực thì hãy để yên cho hôm nay, cho hậu thế cháu con chúng ta. Đừng chỉ nhìn sự biến dạng của Đà Lạt với Hào từ Kháng Long hữu hối. Bởi Hào từ sau đó (nghĩa là sau "cao mà không có dân") còn mang một cái tên khủng khiếp hơn: Quần Long vô thủ.

    Vẫn còn nhiều cái đầu sâu sắc, nhiều trái tim yêu thương vẫn đau đáu về Đà Lạt. Điều đó há chẳng quý hơn là một cách làm bất chấp hậu quả hay sao? Điều đó há chẳng phải là lối ra không chỉ cho Đà Lạt mà cho quốc gia này hay sao?


    "Lối ra" đôi khi chỉ cần "quay đầu"...


    Quay đầu để nghe dân! Dù muộn...


    Chú thích: Nhìn từ trên cao bây giờ Đà Lạt còn CCC gì không mà còn hăm hở đòi đập với phá?



    https://www.facebook.com/quocan.mai/...c_location=ufi

    Last edited by sôngthương; 04-16-2019 at 02:31 AM.

  8. #188
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    Saigon hôm nay

    Mấy ngày nay, tôi hết hồn vì tin ngôi nhà ấy sắp bị đập bỏ trong kế hoạch mở rộng UBND TP. Đó là ngôi biệt thự mang số 59-61 Lý Tự Trọng.

    Tôi hết hồn vì lòng chưa thật hết bàng hoàng khi ngó thấy cái chết của khu Ba Son, nơi từ thế kỷ 18 là xưởng đóng tàu bè của Nguyễn Ánh.
    Chưa hết bàng hoàng vì hàng cây cổ thụ trên đường Tôn Đức Thắng đã bị chặt trụi và những cây cổ thụ trong khuôn viên nhà thi đấu Phan Đình Phùng đã biến mất. Nay thì tới căn biệt thự số 59-61 Lý Tự Trọng.
    Về nhà xưa ở Sài Gòn mà nói, thì căn nhà nguyên là nơi cư ngụ của Giám mục Bá Đa Lộc, hiện được bảo quản trong khuôn viên toàn Tổng giám mục giáo phận Sài Gòn số 180 Nguyễn Đình Chiểu là xưa nhứt. Nhà được xây năm 1790.
    Và ngôi nhà xưa thứ hai ở Sài Gòn chính là căn biệt thự số 59-61 Lý Tự Trọng. Cũng là toà soạn của tờ báo quốc ngữ đầu tiên, tờ Gia Định Báo.
    Ngay sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, thực dân Pháp đã lên kế hoạch chiếm đóng lâu dài trên đất nước ta. Năm 1861, họ dựng một ngôi nhà gỗ dùng làm dinh Thống đốc Nam Kỳ trên phần đất nay là trường Trần Đại Nghĩa.
    Năm 1864, họ thành lập Nha Nội chánh (báo chí và dân chúng ngày xưa thường gọi là dinh Lại bộ thượng thơ). Nhiệm vụ của Nha nầy là: 1-Tòa án bản xứ. 2-học chánh. 3-tài chánh sự vụ như bưu chánh, công sản, trước bạ, địa chính, điện tín, thương cảng. 4-Sở công chánh (cầu đường, xây dựng…). 5-thương nghiệp, nông nghiệp và công nghiệp. 6-cảnh sát, trại giam, nhà thương và 7-điều khiển các nhân viên phụ trách hành chánh các tỉnh, theo Trương Vĩnh Ký, “Tiểu giáo trình địa lý Nam Kỳ” (bản dịch Nguyễn Đình Đầu trong Petrus Ký Nỗi oan trăm năm, Nhã Nam và Tri Thức xuất bản 2016, trang 65).
    Nói chung quyền hành rất lớn. Tòa nhà Nha nội vụ năm 1864 được Thống đốc Nam Kỳ chỉ định ở “góc đường Catinat và quảng trường Đồng hồ, mặt tiền hướng về đường phố“, theo Trịnh Tri Tấn, Nguyễn Minh Nhựt, Phạm Tuấn, “Sài Gòn từ khi thành lập đến giữa thế kỷ 19” (Nxb TPHCM 1999, trang 78) và cùng năm nầy được đấu thầu xây dựng. Hình như nhà xây xong thì Pháp đã chiếm xong ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, đến nay đã tròn 150 năm! Khi được xây dựng thì mùi máu tanh của hàng ngàn người Việt chết ở Đài đồn Chí Hòa vẫn còn phảng phất trong không khí!
    So với nhà thờ Đức Bà nằm cách đó chưa đầy trăm thước, Nha nội vụ xưa (nay là cơ quan Sở Thông tin và truyền thông) là đàn anh, là chú bác. Vậy mà khi nhà thờ bị hư hỏng nặng, giáo hội đã tu bổ như chúng ta đang thấy. Nghe nói, tổng chi phí là 140 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền nầy do giáo dân trong giáo phận đóng góp và không xin của ai!
    Còn Nha nội vụ thì sao? Sau 150 năm đứng chịu nắng mưa, chịu bao phong ba bảo táp thì hư hỏng là việc bình thường và chuyện sửa chữa cũng là bình thường. Việc bất thường là có đề nghị đập bỏ! Tôi không rõ ai là người hoặc cơ quan nào đề nghị, song khi đề nghị như vậy, họ có cho cấp trên biết nếu xây dựng một căn nhà tương tự như vậy tốn bao nhiêu không? Và liệu như chúng ta có dư tiền để xây một hay hai căn nhà giống như vậy thì những căn nhà ấy có đủ tố chất, đủ thâm niên, đủ các yếu tố như căn nhà đang có không? Hay là khi đề nghị họ chỉ nghĩ đến việc “có xây là có dựng”, “có làm là có ăn”? Tôi không dám đánh đồng cá mè một lứa, không dám quơ đũa cả nắm, song tôi xin lỗi không thể nghĩ khác được.
    Còn UBND thì xây ở đâu chả được. Thậm chí, khi giữ nguyên ngôi nhà nầy, thì ủy ban vẫn có cách để sử dụng nó có hiệu quả mà không cần phải đập rồi xây mới.
    Chỉ giáo dân của một giáo phận mà dám quyên 140 tỷ đồng tu bổ một ngôi nhà thờ; còn hơn 10 triệu người ở thành phố nầy lại không đủ sức, đủ tiền để tu bổ một cổ tích của thành phố? Quá vô lý!
    Sẽ có người lập luận rằng: đây là dấu tích của thực dân cần phải phá bỏ. Tôi xin thưa rằng: dù là ai xây, nhưng các công trình có trên đất thành phố nầy đều là tiền của và công sức của người Việt cả. Không có thằng thực dân nào bỏ xu teng nào ra hết! Tất cả đều là của người Việt! Giữ lại một cổ tích không phải là giữ dấu tích của kẻ thù mà là giữ lại xương máu và mồ hôi của tổ tiên ta đã đổ xuống để tạo nó nên hình nên dáng. Đồng thời nhắc nhớ cho cháu con một giai đoạn lịch sử của thành phố nầy đã từng trải qua.
    Nhà thơ Gamzatov có câu thơ hay:
    Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ trả lại bằng đại bác.
    (If you fire at the past from a pistol, The future will shoot back from a cannon.)
    Còn tôi thì nói rằng: Nếu chúng ta không ghi công trong việc xây dựng thành phố nầy, thì đừng để cháu con chửi rủa chúng ta vì đã phá nó!
    Ngày 26/4/2018
    Theo facebook Nhà báo, nhà nghiên cứu Trần Nhật Vy

    ****

    26 NĂM TÍCH LŨY NỘI LỰC (1949-1975) ĐÃ TẠO "ĐÀ" CHO SÀI GÒN - SUỐT 44 NĂM VỀ SAU (1975-2019) - LUÔN ĐỨNG ĐẦU CẢ NƯỚC VN !

    Tính tới tháng 4 này của năm 2019, Sài Gòn (đổi tên là "tpHCM" sau năm 1975) đã 44 năm không còn đóng vai trò đầu não chánh trị.
    Trước kia, Sài Gòn từng là Thủ đô của cả nước - trong vòng 5 năm (từ 1949 đến 1954) khi còn hiện hữu thể chế "Quốc gia Việt Nam" (State of Vietnam); sau đó thêm 21 năm là Thủ đô của miền Nam VN dưới thể chế "Việt Nam cộng hòa" (Republic of Vietnam). Cả thảy 26 năm Sài Gòn đóng vai trò cầm trịch.
    Hẳn nhiên, sự trỗi vượt của Sài Gòn không chỉ nằm trong 26 năm vừa dẫn mà còn cả bề dày trước đó trong suốt thời kỳ dài mở cõi đất phương Nam. Nhưng 26 năm làm Thủ đô, Sài Gòn càng có thêm thuận lợi trong việc thu hút tài lực, nhân lực tinh hoa.

    Sau ngày 30 tháng 4/1975, Sài Gòn không còn được ưu thế chánh trị như xưa nữa. Vậy mà, suốt 44 năm qua (1975-2019) tpHCM (tên sau này của Sài Gòn) vẫn luôn dẫn đầu kinh tế trong toàn cõi VN! Không chỉ vậy, nơi đô thị miền Nam này còn chứng kiến vai trò dẫn đầu lãnh vực văn hóa (về điện ảnh, truyền hình, ca nhạc, kịch nghệ, xuất bản...).

    Sài Gòn quả là có được sức sống dẻo dai, mặc dù không còn được ưu tiên gì ráo so với Hà Nội.

    Những ai còn nuôi khát vọng về một nước VN giàu mạnh trong tương lai, hãy chịu khó ngẫm nghĩ cho kỹ về những bài học tạo nên sức sống dẻo dai, vượt trội nơi vùng đất phương Nam!

    (chỉ có những ai mang đầu óc tỵ nạnh, biệt đãi vùng miền thì mới rắp tâm bào mòn sức sống của phương Nam)
    --------------------------------------------
    Nguyễn Chương MT


    https://www.facebook.com/baotonSaigo...707?__tn__=K-R

  9. #189
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    SUNGROUP: CON VOI TRONG PHÒNG

    Cả hai dự án đều ở Đà Nẵng.

    Dự án MARINA lấn sông Hàn, dự án của SUNGROUP cũng lấn sông Hàn.

    [COLOR=#1D2129][FONT=Helvetica]MARINA phân lô xây biệt thự, SUNGROUP cũng phân lô xây biệt thự.

    Thế nhưng, trong khi có hàng trăm bài báo nhắm vào MARINA, chỉ ra hàng loạt dấu hiệu sai phạm từ việc lấn sông của dự án này, khiến chính quyền Đà Nẵng phải tạm dừng dự án...

    Thì vẫn không có báo nào đề cập đến SUNGROUP.

    Không một báo nào.


    Và dĩ nhiên là ngay giờ phút này dự án vẫn đang được SUNGROUP gấp rút thực hiện để kịp rao bán.

    Vì sao lại tiêu chuẩn kép như vậy?

    [Chiều nay chính quyền Đà Nẵng tổ chức họp báo, hãy chờ xem có ai nhắc đến SUNGROUP không? Hay SUNGROUP vẫn là con voi trong phòng của cả báo chí và chính quyền, ai cũng biết cũng thấy mà làm như không biết không thấy.]


    PS: Cách đây 4 tháng, tôi đã có loạt bài bên dưới chỉ ra dấu hiệu trái pháp luật của chính quyền Đà Nẵng trong việc cho phép SUNGROUP tiến hành dự án lấn sông, bao gồm (1) Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) của dự án này đã hết hạn 02 năm, và (2) Dự án phải bị thu hồi vì chậm triển khai theo Luật Đất đai, tương tự như nhiều dự án khác mà thành phố đã thu hồi năm ngoái.


    Đó là chưa nói đến việc sông, núi, biển vốn phải được dành cho toàn thể cộng đồng thành phố, chứ đâu chỉ là của riêng cho đôi ba công ty thân hữu, vài chục gia đình quyền thế. (Hãy nhìn Làng Châu Âu của SUNGROUP, cả một khúc sông đẹp như vậy mà thành khu biệt lập, làm của riêng của một nhóm người). Đà Nẵng đang ngày một đông dân hơn, nhu cầu về những không gian công cộng còn bức thiết hơn, lẽ ra phải chắt chiu để dành cho tương lai, cớ sao vì những lợi ích riêng tư trước mắt mà bán đứng lợi ích của cộng đồng thành phố?

    Xem thêm:
    CHO PHÉP TRIỂN KHAI DỰ ÁN LẤN SÔNG HÀN CỦA SUNGROUP: CHÍNH QUYỀN ĐÀ NẴNG LÀM TRÁI LUẬT (P.1)
    https://www.facebook.com/nguyen.anh.tuan8690/posts/2461888287159383?hc_location=ufi

    CHO PHÉP TRIỂN KHAI DỰ ÁN LẤN SÔNG HÀN CỦA SUNGROUP: CHÍNH QUYỀN ĐÀ NẴNG LÀM TRÁI LUẬT (P.2)
    https://www.facebook.com/nguyen.anh.tuan8690/posts/2480095208672024?hc_location=ufi

    CHÚNG TA CÒN BỊ KHINH RẺ ĐẾN BAO GIỜ?
    [Về dự án ven sông Hàn của SunGroup]
    https://www.facebook.com/nguyen.anh....60358063979072


    CÔNG VIÊN SÔNG HÀN
    https://www.facebook.com/nguyen.anh....80133625334849


    Nguồn ảnh: Ông câu cá Phuoc Chin Le (Người từng chụp ảnh phát hiện ra một góc Sơn Trà bị băm nát bởi dự án biệt thự Biển Tiên Sa)

    https://www.facebook.com/nguyen.anh....8ZeWrU&fref=nf

  10. #190
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    "chúng ta biết chúng ta mơ ước gì ..."



 

 

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 10-11-2013, 12:58 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 03-05-2013, 07:44 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 08-17-2012, 02:52 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 04-13-2012, 12:11 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 10:24 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh