Register
Page 5 of 28 FirstFirst ... 3456715 ... LastLast
Results 41 to 50 of 272
  1. #41
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    Quote Originally Posted by hoài vọng View Post
    Bùi Thanh Phương , con trai ông Bùi Xuân Phái khẳng định bức tranh Phố Cổ Hà Nội được bán đấu giá gây quỹ từ thiện là bức tranh giả .
    Dạ anh Hoài Vọng, nhưng đâu là luật liên quan đến những vấn đề này ?

    Hy vọng tranh của Bùi Giáng là thật .

    Chỉ mong sao tranh có bị thu hồi thì 45 em bé vẫn được giúp trong đợt này …

    ------------

    ................
    “Đó không phải là tranh của cha tôi”Họa sĩ Bùi Thanh Phương - con trai của cố danh hoạ Bùi Xuân Phái cũng chắc nịch rằng, đó không phải là tranh do cha ông là hoạ sĩ Bùi Xuân Phái vẽ dù bên góc phải bức tranh có chữ ký “Phái”.“Nếu nhìn vào bức tranh để mà diễn giải bằng ngôn ngữ cho người khác hiểu rằng đó không phải là tranh cha tôi vẽ quả là rất khó. Tôi lại không phải là nhà Lý luận - phê bình mỹ thuật nên càng khó. Nhưng nếu là người trong nghề, rồi lại là con trai ruột nữa... thì nét vẽ của cha tôi cũng như là nét chữ. Chẳng hạn như con trai nhận được một bức thư của cha nhưng phong bì rách nát thì chỉ cần cầm bức thư lên nhìn nét chữ là nhận ra ngay đó là thư cha mình.Tranh của cha tôi cũng thế, chẳng cần phải đưa đi giám định hoặc dùng các biện pháp phân tích gì cả, nhìn tranh cha tôi là tôi nhận ra ngay. Còn chữ ký ở tranh chẳng nói lên được điều gì cả mà phải nhìn toàn bộ bức tranh… Sinh thời, cha tôi hay nói câu “Vẽ cho hả” và vẽ như tâm sự nỗi niềm riêng tư của ông nhưng ông đầy trách nhiệm khi ký tên vào bức tranh khi nó đã hoàn thành”, hoạ sĩ Bùi Thanh Phương nói.

    Theo con trai của cố danh hoạ Bùi Xuân Phái, với những người có chuyên môn chỉ cần nhìn vào bức tranh là nhận ra được ngay tranh thật - tranh giả. Vì mỗi bức tranh đều chứa đựng phong cách, tâm hồn của người vẽ chứ không đơn giản chỉ là những nét vẽ.“Bức tranh chứa đựng tâm hồn của tác giả mà mình yêu mến thì chỉ cần nhìn cái là nó sẽ ùa vào tâm hồn mình, còn không phải của tác giả thật thì sẽ bật ra ngay, không tiếp nhận được. Tương tự như tranh của danh hoạ Van Gogh ấy, nó gờn gợn và đầy chất lửa. Tranh của ông được chép lại hoặc vẽ giả hàng ngày trên khắp thế giới. Mỗi ngày có đến hàng trăm bức tranh được vẽ và được ký tên là Van Gogh nhưng không ai tranh cãi chuyện đấy vì người ta thừa biết đó là tranh chép lại của những người yêu mến ông.Mấy hôm nay tôi cứ nghĩ, hay nhiều người đang chuyển mình đến giai đoạn người ta chép lại tranh của những danh hoạ bậc thầy như: Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Trần Văn Cẩn...”, ông Phương chia sẻ.Hoạ sĩ Bùi Xuân Phương cho biết thêm, ông cảm thấy hơi bị sốc và ngạc nhiên khi người đem tranh đi đấu giá và người mua đều thiếu hiểu biết. “Tôi cho đó là một sự liều lĩnh vì thách thức dư luận như thế là rất nguy hiểm. Tôi biết người gửi bức tranh đó là bạn mình. Tôi rất sốc về điều này. Nhưng tôi không thể tha thứ được, người ta hỏi thì tôi phải nói chứ không thể vì chỗ quen biết mà im lặng được”, hoạ sĩ Phương bộc bạch.
    "Mái ngói thâm nâu" trong trang phố Phái. Ảnh: BTP.

    Ông không muốn thưa kiện gì về chuyện này vì mức độ nghiêm trọng chưa đến mức “thưa - gửi”. Tuy nhiên, ông cho rằng, nếu những người đem bức tranh này ra đấu giá có tình yêu với tranh Bùi Xuân Phái thì đáng ra họ nên nói rõ để những người có mặt trong sự kiện hôm đó hiểu đúng về nghệ thuật đích thực.Thực tế, khi tìm kiếm dữ liệu về tranh của danh hoạ Bùi Xuân Phái vẽ về phố cổ Hà Nội trên mạng internet, nhiều người phát hiện thấy một bức tranh gần giống như bức tranh vừa đem ra đấu giá. Bức tranh đó được đặt tên là tác phẩm “Phố Hàng Bạc”. Bức này được vẽ vào năm 1968, khổ 47cm x 57cm, sơn dầu trên vải và đã lên sàn “Phiên đấu giá mùa Thu” của Larasati (Singapore) thuộc Những nhà đấu giá liên hiệp châu Á tại Trung tâm Triển lãm Hong Kong năm 2010. Tại phiên đấu giá, bức này đã được bán với mức là 19.900 USD, cùng một vài bức về Hàng Bạc khác. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.
    Hà Tùng Long
    http://dantri.com.vn/van-hoa/con-tra...6125713936.htm

  2. #42
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    MANG FORMOSA TỚI QUỐC HỘI
    Vậy là xã hội dân sự Việt Nam không chỉ cứu trợ khẩn cấp cho các nạn nhân thảm họa cá chết; đưa tiếng nói của những người thấp cổ bé họng vùng thiệt hại ra với công luận trong nước và quốc tế; hỗ trợ cư dân địa phương đòi công lý thông qua cuộc chiến pháp lý chống lại Formosa, mà nay còn đưa Formosa đến tận cửa Quốc Hội với việc sáng nay Green Trees - một nhóm dân sự thành lập năm ngoái - đã trực tiếp gửi báo cáo Toàn Cảnh Thảm Họa Môi Trường Biển Việt Nam mà nhóm đã dày công thực hiện thời gian vừa qua đến các cơ quan chuyên trách của Quốc Hội.
    Báo cáo gồm 8 chương, tiếp cận dưới nhiều khía cạnh khác nhau từ pháp lý, kinh tế, xã hội, vai trò của nhà nước, sự tham gia của xã hội dân sự đối với một trong những thảm họa môi sinh nghiêm trọng nhất của Việt Nam từ trước đến nay.
    Xã hội dân sự Việt Nam càng năng động bao nhiêu, ý muốn của một thiểu số cầm quyền muốn bóp nghẹt không gian này càng trở nên lạc lõng và tội nghiệp bấy nhiêu.
    PS: Hy vọng nhóm Green Trees sớm công bố bản điện tử của Báo cáo này để nhiều người được biết hơn. Cảm ơn nỗ lực của nhóm.
    Xem thêm ở đây: https://www.facebook.com/greentreesV...42035012866398


    See Translation











    VẤN ĐỀ FORMOSA TÓM GỌN TRONG MỘT CÂU
    Trong buổi gặp gần đây với đại diện các sứ quán ở Hà Nội, mình có nói vấn đề cốt lõi của vụ Formosa kỳ thực rất đơn giản, có thể tóm gọn lại trong một câu:
    'Chừng nào Formosa còn hoạt động sẽ chẳng ai dám ăn cá vùng biển đó, thương lái sẽ không đến thu mua thì ngư dân sẽ nằm bờ thất nghiệp và những điều tệ hại sẽ cứ thế kéo theo.'
    Vậy nên, đóng cửa Formosa bằng mọi giá là yêu sách không thể thoả hiệp đối với những người sống bám vào biển trong vùng.
    Lúc đó sứ quán Đức đặt câu hỏi liệu có chắc rằng đóng cửa Formosa thì biển sẽ sạch và cá sẽ an toàn trở lại.
    Mình bảo:
    'Tôi không chắc biển có sạch lại hay không nhưng tôi chắc chắn 100% rằng nếu đóng cửa được Formosa thì tình hình sẽ tốt lên hơn rất nhiều vì hai lý do sau:
    Người tiêu dùng và khách du lịch có thể sẽ an tâm hơn đôi chút khi nghe tin Formosa - một nguồn xả nước thải - không còn hoạt động trong vùng nữa. Nhờ đó mà thị trường hải sản và du lịch có thể được khơi thông dù chậm chạp để dần khôi phục lại sinh kế cho người dân.
    Quan trọng hơn, việc Formosa bị đóng cửa vì gây ô nhiễm sẽ gửi một thông điệp rất đanh thép và rõ ràng đến toàn bộ những công ty đã, đang và sẽ đầu tư ở Việt Nam:
    Tìm kiếm lợi nhuận bằng cách đánh đổi môi trường là không thể chấp nhận được ở bất kỳ đâu trên đất nước này.'

    Ảnh: Cảnh chiều trên phá Tam Giang - Huế. Thiên nhiên đất nước đẹp thế này cớ sao các người đang tâm vì tiền mà rước tụi giặc ô nhiễm như Formosa vào huỷ hoại cơ chứ?












    https://www.facebook.com/nguyen.anh.tuan8690?ref=br_rs

  3. #43
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Quote Originally Posted by sôngthương View Post
    Dạ anh Hoài Vọng, nhưng đâu là luật liên quan đến những vấn đề này ?

    Hy vọng tranh của Bùi Giáng là thật .

    Chỉ mong sao tranh có bị thu hồi thì 45 em bé vẫn được giúp trong đợt này …
    Việt Nam chưa có luật bản quyền , vì vậy không có chuyện thu hồi đâu !

  4. #44
    Nhà Lầu
    Join Date
    Feb 2015
    Posts
    308
    Sau khi Formosa Hà tĩnh và Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung quốc( đơn vị tư vấn thiết và là nhà thầu chính của Formosa Hà tĩnh) xả hóa chất tiêu diệt xong biển miền Trung Việt nam . Đến lượt ông Lê phước Vũ lại bắt tay tập đoàn này để làm thép tiếp ở Cà Ná (Ninh Thuận).
    Phen này biển miền Nam lại chết tiếp đúng qui trình kiểu "Formosa Hà tĩnh" ???
    Chủ trương chiến lược phát triển kinh tế biển của Chính phủ là đánh cá , du lịch .... nguy cơ phá sản bởi những doanh nghiệp này .

    Hệ lụy nữa là hàng nghìn hoặc hàng chục nghìn người Trung quốc di cư sang sinh sống làm việc 70 năm như Formosa Hà tĩnh, rồi sinh con đẻ cái .... chủ quyền thì VN , cư dân là TQ . Sự thâm độc nguy hại an ninh quốc gia như vậy chẳng lẽ chính phủ và không nhìn ra ?

    Ngay sau khi thông tin dự án được công bố, trên các trang mạng xã hội đang xuất hiện thông tin rằng vào giữa năm 2015, Hoa Sen Group cử một đoàn cán bộ đến Ninh Thuận khảo sát địa điểm để thiết kế xây dựng tổ hợp thép Hoa Sen Cà Ná. Đoàn này do ông Nguyễn Văn Quý, khi ấy là Phó tổng giám đốc Hoa Sen Group phụ trách.

    Thành phần có 6 người quốc tịch Trung Quốc, đến từ CISDI Group. Trong văn bản gửi UBND tỉnh Ninh Thuận, Hoa Sen cho biết CISDI là đơn vị tư vấn thiết kế.

    CISDI Group, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổng thầu các dự án xây dựng nhà máy luyện gang thép... có trụ sở ở Trùng Khánh, Trung Quốc. Tại Việt Nam, CISDI đã tư vấn thiết kế và là nhà thầu xây dựng lò cao số 1, lò cao số 2 - những hạng mục quan trọng trong dự án luyện thép - của Formosa Hà Tĩnh. Máy móc thiết bị, công nghệ của dự án này đều đến từ Trung Quốc. Trang web của CISDI Group cho biết công ty này là công ty con của Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC) - nhà thầu chính xây dựng tổ hợp Formosa Hà Tĩnh cũng như dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO) hiện bị đình trệ.

    http://m.baodatviet.vn/kinh-te/doanh...-quoc-3318078/


  5. #45
    Nhà Lầu
    Join Date
    Feb 2015
    Posts
    308
    Formosa vay tiền Việt nam làm thép ???

    Theo thuyết minh dự án được Formosa Hà Tĩnh công bố với Chính phủ Việt Nam, vốn đầu tư từ các cổ đông rót vào Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Formosa Hà Tĩnh là khoảng 3,5 tỷ USD. Còn lại 7 tỷ USD thì Formosa Hà Tĩnh sẽ vay ngân hàng trong và ngoài nước Việt Nam.

    Tức là 70% tổng vốn đầu tư vào dự án Formosa cũng là không phải của họ
    http://boxitvn.blogspot.cz/2016/08/f...t-nam.html?m=0
    Về đề nghị cho phép ngân hàng Việt Nam nâng giới hạn cấp tín dụng cho dự án Formosa lên 4 lần vốn tự có, căn cứ vào các quy định của pháp luật, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thấy rằng đề nghị của Formosa là có cơ sở và đề nghị Ngân hàng Nhà nước có ý kiến về việc này.
    http://touch.vietstock.vn/2014/07/bo...768-354661.htm
    Cái cho vay tiền khi Formosa Hà tĩnh thất bại thì nhà nước mất tiền ngân sách oan vì phải bảo lãnh để ngân hàng VN cho vay . TQ nó ăn gì mà khôn thế (!?)
    Last edited by Caprio; 10-27-2016 at 10:02 PM.

  6. #46
    Nhà Lầu
    Join Date
    Feb 2015
    Posts
    308
    Siêu dự án thép Cà ná của Tập đoàn Hoa sen : vốn có một đòi vay bốn :

    Dự án thép 10 tỷ USD: Tập đoàn Hoa Sen có 1 vay 2, bây giờ đòi vay 4
    Thứ tư, 07/09/2016, 08:01 AM
    Tài trợ: Lời tuyên bố gây sốc của người tự chữa ung thư

    Tài trợ: Bài thuốc 'dùng là khỏi' chữa bệnh xương khớp, gout

    (VTC News) - Tự tin siêu dự án thép 10 tỷ USD sẽ mang về siêu lợi nhuận nhưng Tôn Hoa Sen không phải không có rủi ro khi vốn có 1 đồng, đã vay 2 và bây giờ còn đòi vay thêm 4 đồng nữa.


    Đại hội đồng cổ đông bất thường của công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen diễn ra ngày 6/9 gây bão dư luận khi thông qua Dự án Khu liên hợp luyện thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận với 97% phiếu thuận. Trước đó, dự án đã trở thành đề tài nóng trên mặt báo.

    Siêu dự án 10 tỷ USD

    Với số vốn đầu tư dự kiến trên 10,6 tỷ USD, dự án Hoa Sen Cà Ná sẽ đạt công suất 16 triệu tấn/năm. Nhưng đây chỉ là kế hoạch đặt ra cho giai đoạn từ 2017-2031. Còn trước mắt, Hoa Sen bắt tay vào triển khai với quy mô nhỏ hơn rất nhiều.

    Theo lộ trình Tập đoàn Hoa Sen đưa ra trong tài liệu phục vụ đại hội đồng cổ đông bất thường, dự án Hoa Sen Cà Ná sẽ được chia làm 2 giai đoạn với 4 phân kỳ. Tại đại hội cổ đông lần này, Hoa Sen cũng mới chỉ bàn đến việc triển khai phân kỳ I.1 của dự án, với tổng số vốn cần thiết vào khoảng gần 14.000 tỷ đồng.

    dua an thep hoa sen ca na


    Ông Lê Phước Vũ (Chủ tịch HĐQT Hoa Sen) quyết tâm đầu tư dự án thép 10,6 tỷ USD

    Trong phân kỳ I.1 của dự án, đầu tư vào máy móc, nhà xưởng sẽ ngốn khoảng 500 triệu USD (hơn 11.000 tỷ đồng). Để vận hành dự án, Hoa Sen còn cần thêm 2.700 tỷ đồng vốn lưu động. Như vậy, trước mắt, Tập đoàn Hoa Sen cần 14.000 tỷ đồng.

    Kế hoạch về vốn mà Tập đoàn này đưa ra là vốn tự có sẽ chiếm 18% tổng vốn đầu tư, tương ứng 2.500 tỷ đồng. 11.350 tỷ đồng còn lại sẽ là vốn vay ngắn hạn và trung hạn.

    Đánh giá về hiệu quả tài chính của dự án, Hoa Sen đưa ra kịch bản khá lạc quan. Sau khi đi vào hoạt động phân kỳ 1, dự án sẽ mang về doanh thu 14.250 tỷ đồng cho Tập đoàn. Hoa Sen ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2020 mà Tập đoàn có được từ dự án là 1.000 tỷ đồng và lợi sẽ tăng dần hàng năm.

    Trả lời trên Zing, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoa Sen cho rằng việc đầu tư sản thép là siêu lợi nhuận, vì thế không có lý do gì để không đầu tư vào ngành này.

    Có 1 đòi vay 4

    Dự án Khu liên hợp luyện thép Hoa Sen Cà Ná được đánh giá là “siêu dự án” với số tiền đầu tư rất lớn. Vì vậy, câu hỏi đầu tiên được nhiều người đặt ra khi nói về Hoa Sen Cà Ná chính là Tập đoàn Hoa Sen lấy đâu ra nhiều tiền như vậy để triển khai dự án.

    Như đã nêu trên, vốn tự có dùng cho dự án sẽ chiếm 18% tổng vốn đầu tư, tương ứng 2.500 tỷ đồng; còn lại là vốn vay ngắn hạn và trung hạn là 11.350 tỷ đồng. Đây là khoản nợ vay rất lớn với bất cứ doanh nghiệp nào, chứ chưa nói đến doanh nghiệp có tỷ lệ nhiều gấp đôi vốn chủ sở hữu. Khoản nợ vay dự kiến cao gấp 4 lần vốn góp chủ sở hữu hiện nay
    http://www.vtc.vn/du-an-thep-10-ty-u...4-d274758.html

  7. #47
    Nhà Lầu
    Join Date
    Feb 2015
    Posts
    308
    Formosa Hà tĩnh "thiếu nước sinh hoạt" đột xuất (?)

    (ĐSPL) - Tuy mức nước trong đập an toàn, nhưng vẫn xả ồ ạt và khẩn cấp, được cho là theo yêu cầu từ phía Formosa. Các chuyên gia cho rằng, nguồn nước đang cần phải được tích trữ phục vụ tưới tiêu; xả như vậy có thể làm lan nguồn độc hại ra diện rộng.
    Chôn chất thải Formosa: Các đập thủy lợi thượng nguồn Kỳ Anh xả nước ồ ạt

    Báo Người đưa tin, ngày 11/7 đã có loạt bài chấn động: Phản ánh việc Công ty Môi trường – Đô thị Kỳ Anh (Hà Tĩnh) lén lút mang bùn bánh từ khu công nghiệp Formosa vào chôn lấp tại trang trại “bí mật” của ông Lê Quang Hòa, giám đốc công ty này.

    Trong khi các cơ quan chức năng yêu cầu phải giữ nguyên hiện trạng để phục vụ cho công tác điều tra thì bất ngờ BQL các đập nước gần đó nhận “lệnh” cho xả ồ ạt từ sáng ngày 13/7.

    Chị Nguyễn Thị H., trú ở phường Kỳ Trinh cho biết: “Từ hôm qua, chúng tôi thấy mực nước hạ nguồn bất ngờ dâng lên bất thường. Nhiều người cho rằng, việc xả nước có thể để xóa các vết tích chất thải”.

    Xả đập gần nơi chôn chất thải là do yêu cầu của Formosa - Ảnh 1
    Các đập thủy lợi thượng nguồn Kỳ Anh xả lũ ồ ạt từ 7h ngày 13/7.
    Ngoài ra, người dân còn nghi ngờ, ngoài trang trại được phóng viên báo Người Đưa Tin phát hiện, có thể còn có nhiều điểm gần đó, cũng đã chôn lén chất thải tương tự. Và việc xả nước đập này, cũng có thể sẽ làm xóa mất các vết trầm tích trên các lạch nước, quanh khu vực chôn chất thải.

    Ông Trần Văn N., trú ở xã Kỳ Hoa phân trần: “Hiện tại, người dân chúng tôi cũng không có nhu cầu về nước cho việc sản xuất nông nghiệp. Hàng năm, phải đến cuối tháng 7, đầu tháng 8, người ta mới cho xả nước đón lũ, nhưng năm nay lại rất khác thường”.

    Ông Nguyễn Hà Sáng, Trưởng BQL đập Kim Sơn – Sông Trí – Tàu Voi (người trực tiếp quản lý, vận hành 3 đập nước thuộc địa bàn TX Kỳ Anh - PV) cho biết: “Đập thượng nguồn sông Trí thuộc sự quản lý của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh, việc Trạm tiến hành xả nước là theo chỉ đạo của công ty”. Ngoài đập thượng nguồn Sông Trí, cùng thời điểm, đập Tàu Voi (TX Kỳ Anh) cũng đồng thời nhận lệnh… xả nước.

    Sau đó, chúng tôi đã liên hệ làm việc với lãnh đạo công ty này. Ông Phan Viết Liệu, Phó Giám đốc Công ty, đã đưa cho chúng tôi Văn bản số 344/TB – TLNHT do chính ông ký ngày 11/7/2016 để lý giải nguyên nhân xả đập. Một trong những căn cứ để xả đập, thể hiện ngay trong văn bản, nhằm đáp ứng yêu cầu nước sinh hoạt cho Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa(!?).

    Xả đập gần nơi chôn chất thải là do yêu cầu của Formosa - Ảnh 1
    Thông báo về việc xả tràn hồ chứa nước Thượng Sông Trí của Cty Thủy lợi Nam Hà Tĩnh.
    Ông Mai Văn Luận, kế toán của công ty đã chứng minh bằng việc cấp sao cho chúng tôi văn bản đề nghị của phía Formosa. Ngoài lý do phải xả để cấp nước cho Formosa “sinh hoạt”, công ty này còn đưa ra một lý do khác để xả đập, nhằm an toàn cho công trình.

    Xả đập gần nơi chôn chất thải là do yêu cầu của Formosa - Ảnh 1
    Văn bản đề nghị cấp nước của Formosa.
    Trong phần gửi của văn bản này, có tên ông Dương Tất Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh (để báo cáo). Tuy nhiên, chiều hôm nay (14/7), nhận được thông tin xả đập từ phía phóng viên cung cấp, ông Thắng tỏ ra hết sức ngạc nhiên và bất ngờ.

    Chúng tôi cũng đã liên hệ với các chuyên gia đê điều, nông nghiệp, thủy lợi… ngay sau “sự cố” xả đập, họ đều thể hiện sự bức xúc. Họ khẳng định, việc xả đập vào thời điểm này là hết sức nguy hiểm. Không ai xả đập đón lũ vào lúc này, nguồn nước đang cần phải được tích trữ phục vụ tưới tiêu. Đặc biệt, việc xả nước đập không ..,,,,

    Đọc tiếp :http://m.doisongphapluat.com/tin-tuc...a-a153720.html

    http://m.nguoiduatin.vn/xa-dap-gan-n...a-a250172.html

    Last edited by Caprio; 10-28-2016 at 02:10 AM.

  8. #48
    Nhà Lầu
    Join Date
    Feb 2015
    Posts
    308
    Trung quốc lăm le xây nhà máy luyện kẽm ở Lăng cô, nơi một trong 10 vịnh đẹp nhất của Thế giới . Nếu xảy ra sự cố còn độc hại gấp cả trăm lần so với Formosa Hà tĩnh .


    http://m.baodatviet.vn/kinh-te/doanh...rmosa-3321463/
    http://m.baodatviet.vn/kinh-te/doanh...-quoc-3321535/
    Ngày 19/10, trong buổi làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, Công ty TNHH công nghiệp fuda Bắc Kinh tại Trung Quốc đã bày tỏ mong muốn đầu tư nhà máy sản xuất kẽm tại khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô để xuất khẩu kẽm sang Nhật Bản và Trung Quốc. Uớc tính tổng mức đầu tư giai đoạn đầu của dự án khoảng 5 triệu USD.


    Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Đặng Văn Hảo, Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu, trường Đại học Bách khoa Hà Nội bày tỏ nhiều nghi ngại.


    Theo PGS.TS Đặng Văn Hảo, đối với sản xuất kim loại nói chung và kim loại màu nói riêng, vấn đề môi trường luôn được đặt lên hàng đầu.




    Ảnh minh họa
    Đặc biệt với quặng kẽm thuộc loại đa kim, trong đó có chứa các yếu tố độc hại như Arsen, cadimi, selen, telua, chì… Vì vậy đối với luyện kim màu, nếu xảy ra sự cố thì hậu quả còn nặng nề hơn thép cả trăm lần luyện thép ở Formosa Hà Tĩnh.


    Vị chuyên gia phân tích: “Trong công nghệ thủy luyện kẽm bã thải gồm: khí lò thiêu, bã và dung dịch thải quá trình hòa tách axit. Vậy những chất này sẽ bỏ đi đâu? Đó là một vấn đề phải xem xét thận trọng. Vừa rồi trong Hà Tĩnh việc xử lý các chất thải từ nhà máy rất linh tinh. Họ đổ ở khắp nơi, khiến người dân nghi ngại”.


    Bên cạnh đó, vấn đề xả thải cũng được PGS.TS Hảo đặc biệt lưu tâm. Theo ông nếu không xử lý tốt, khả năng ô nhiễm môi trường cũng như tác động đến cuộc sống của người dân xung quanh sẽ rất lớn. Như đã nói ở trên, trong chất thải của thủy luyện kẽm chứa nhiều độc tố như khí SO2, cadmi, asen, antimon và axit sunfuric...


    Sử dụng phương pháp thủy luyện


    Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu và đi thực tế các nước, PGS.TS Hảo khẳng định, trên thế giới hiện nay sử dụng 2 phương pháp để sản kẽm, đó là hỏa luyện và thủy luyện.


    Phương pháp hỏa luyện kẽm cho năng suất thấp và nguy cơ ô nhiễm môi trường cao hơn nên từ nhiều năm qua, các nước trên thế giới đã ưu tiên sử dụng phương pháp thủy luyện.


    “Dù nó ra đời từ những năm 20 của thế kỷ 20 nhưng thủy luyện kẽm vẫn thể hiện được tính ưu việt. Hiện nay khoảng 70-80% tổng sản lượng kẽm của thế giới được sản xuất bằng phương pháp này. Tuy nhiên quan trọng đối với thủy luyện là phải chú trọng nhiều đến vấn đề môi trường. Trước đây chúng ta vẫn chưa lưu ý đến vấn đề này nhưng bây giờ yếu tố đó phải số 1. Nếu chúng ta làm bằng mọi giá thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng”, PGS.TS Hảo nói.


    Đi sâu vào phân tích, vị chuyên gia đặc biệt lưu ý đến vấn đề xử lý các sản phẩm của quá trình thủy luyện, đó là xử lý khói lò thiêu oxi hóa sunfua kẽm (sphailerit – ZnS), dung dịch và bã thải của quá trình hòa tách axit.


    “Chúng ta đều biết, nguồn nguyên liệu đến 90% để sản xuất kẽm là đi từ sunfua kẽm. Muốn đưa về thủy luyện thì phải thiêu. Tức là thiêu triệt để sunfua kẽm để thành oxit kẽm phục vụ cho quá trình hòa tách trong môi trường axit H2SO4. Do quặng sufua kẽm thuộc loại đa kim, nên khi thiêu sẽ giải phóng ra một lượng rất lớn khí lò, gồm có SO2, bụi quặng và oxit của các kim loại dễ bay hơi như cadimi, oxit chì, oxit asen, oxit antimon…


    Nếu không khử sạch khi lò trước khi thải, thì nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao. Nhưng ngược lại, nếu xử lý tốt khí lò thiêu sẽ giải quyết được hai vẫn đề. Thứ nhất chúng ta không chỉ thu được khí SO2 sạch phục vụ cho sản xuất axit sufuric mà còn tận thu các kim loại quý như cadimi, antimon… có trong khí lò. Thứ hai, sẽ khống chế được lượng chất thải độc hại bay vào trong không khí”, PGS.TS Hảo phân tích.
    Last edited by Caprio; 11-02-2016 at 03:46 PM.

  9. #49
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    Này em có biết loài người (TCS) ...



    Chiêu bài đánh nước mắm truyền thống của Masan và Báo Thanh niên


    FB Bạch Hoàn
    24-10-2016


    Hiện đã xuất hiện luận điệu Tập đoàn Masan, chủ nhãn hiệu nước mắm công nghiệp Nam Ngư và Chinsu, bị tấn công trước nên mới buộc phải tự vệ. Sau đây là những cứ liệu cho thấy Masan không hề bị đánh, mà hoàn toàn chủ động tiêu diệt nước mắm truyền thông, với sự tiếp tay của báo Thanh niên.

    * Ngày 10-10, báo Thanh Niên dành 2/3 đất trang bìa cho bài viết “Nước + hoá chất = Nước mắm công nghiệp”. Nếu chỉ đọc title, nhiều người lầm tưởng bài báo đánh Masan. Nhưng, nếu đọc nội dung lại hoá ra Thanh Niên khen sản phẩm của tập đoàn này. Đồng thời, đây là bài đánh nước mắm truyền thống ở góc độ kinh tế tiêu dùng.
    Các chiêu PR được sử dụng trong bài viết này gồm:
    – Chiêu tác động vào tâm lý của người đọc: Bài báo dẫn ra rất nhiều ý kiến hoàn toàn tin tưởng vào nước mắm Nam Ngư từ người nội trợ.

    – Chiêu dìm chất lượng nước mắm truyền thống để gián tiếp khen ngợi chất lượng nước mắm công nghiệp. Ví dụ, khi nói về chất lượng Chinsu, báo Thanh Niên dẫn lời một bà nội trợ (không thể xác tin danh tính nhân vật): “Riết rồi quen vị, trong nhà lại không thích dùng nước mắm truyền thống mặn chát nữa”. Hoặc, họ chê nước mắm truyền thống nặng mùi, khó nêm nếm…
    – Chiêu so sánh giá: Nước mắm Nam Ngư chỉ 43.000 đồng/lít, trong khi nước mắm Hạnh Phúc giá tới 200.000 đồng/lít.

    Bài báo có đề cập đến thành phần “tinh cốt cá cơm” trong nước mắm Nam Ngư không nêu rõ tỉ lệ, tuy nhiên Thanh Niên không chỉ ra tỉ lệ bao nhiêu. Cũng chính Thanh Niên nói đến việc sử dụng 17 loại hoá chất nhưng đã khẳng định đều là hoá chất được phép sử dụng để tạo độ ngon cho nước mắm. Đây giống lời giải thích cho Masan.

    https://anhbasam.wordpress.com/2016/...ao-thanh-nien/

    ------------------

    Và những người gánh chịu


    01/11/2016
    Thủ phủ nước mắm: Bão không thổi từ biển

    - “Bão” asen đã ngưng càn quét, nhưng hậu quả để lại ở Phú Quốc - thủ phủ nước mắm Việt vẫn còn đó, với nỗi ngơ ngác đến bần thần cho dân xứ đảo.

    ·
    “Bão” asen đã ngưng càn quét, nhưng hậu quả để lại ở Phú Quốc - thủ phủ nước mắm Việt vẫn còn đó, với nỗi ngơ ngác đến bần thần cho dân xứ đảo. Bão đó không làm chết người, nhưng khiến họ chết đứng chết ngồi với những cay đắng tổn thương đang đeo bám họ...

    1.
    8g sáng ngày 29/10. Nước từ các bao cá chảy xuống tận chân họ, trộn với mồ hôi, tạo thành một thứ nước đen trỉn, hôi hám. Nhìn họ không khác gì công nhân lò than. “Trời không nắng là may đó, không thì anh đứng đây không chịu nổi đâu”, một người khuân vác lớn tuổi, quệt mồ hôi, lên tiếng. Họ làm thuê cho doanh nghiệp nước mắm Phú Hưng, thị trấn Dương Đông, H.Phú Quốc.
    Cá xì ra nơi đầu bao, chưa rục, nhưng đã oải ra vì ăn muối từ lúc được đánh lên. “Chừng này là 15 tấn đó anh. Mỗi tấn tụi tôi được 80 ngàn”. Bốn người. “Phải vác hết trong ngày hả?”. “Chứ sao, cá đến lúc vô thùng mà”, ông Hai Thuấn nói. Bao tải oằn trên vai họ, nước cá chảy xuống ngực, sau lưng, ướt đẫm.


    Ông Hai Thuấn nghiến răng trèo lên thang cao ngất bắc lên thùng để đổ cá. Lưng chừng giữa thang, giọt mồ hôi trên mặt ông túa ra, rơi va xuống thùng. Giây phút đó như dài đằng đẵng, mặn chát đầu lưỡi, như nước mắm cốt mà tôi nhúng ngón tay thử ở thùng.

    “Bữa nhà thùng nghỉ làm vì tin mắm có độc, mấy anh làm gì?”. Tư Huân thả bao cá xuống cái bịch: “Thì kiếm chỗ phụ hồ, không thì đói. Vụ đó trung ương nói rồi mà”. Nếp nhăn trên mặt ông Hai Thuấn như sâu hơn: “Thì nói rồi, nhưng chơi kiểu đó mà kéo dài thì bầm giập luôn, nếu thiệt như vậy thì dân làm mắm… teo luôn. Mà sau này có còn kiểu vậy nữa không ta? Ngán quá xá”.

    Tôi về Phú Quốc khi cơn bão có tên “asen” trong nước mắm vừa quét qua. Bão không đến từ biển, nó đến từ truyền thông, không biết vì động cơ gì, vì đâu, ai đứng đằng sau đó. Lịch sử truyền thông ở xứ mình chưa có cơn sóng nào ghê gớm như lần này, bởi nó quét trúng yếu huyệt, tạo con mắt bão ngay trong chén nước mắm trên bàn ăn mỗi nhà. Bão đã ngưng, dư âm còn đó.

    Chị chủ nhà nghỉ, khi tôi đứng chờ bắt xe ôm, góp chuyện: “Vụ đó rầm rầm nghen. Khách du lịch hỏi em nhưng mình là dân có biết gì, chỉ nói tui ở đây ăn có thấy gì đâu, nhưng nghe mà sợ. Em quê Phú Yên, có đứa bạn ở Đông Hòa vừa đưa xưởng mắm vào hoạt động được hai tháng, bể liền, giờ nghe nói phải chở từng can đi bán, tội nghiệp”.

    Tôi ra quán bánh canh gần cầu Nguyễn Trung Trực bắc qua sông Dương Đông, kêu chủ quán: “Nước mắm có độc không?”. Bà chủ tóc bạc, đẩy dĩa ớt về phía khách như dỗi hờn: “Ai cũng hỏi vậy, nghe ngán quá. Thời buổi sao kỳ quá, toàn thích kiếm chuyện ngược đời phá người ta. Bữa trước khách không ăn nước mắm vì sợ, chỉ xịt nước tương, tôi buồn lắm. Nhưng đúng là nói riết mình cũng sợ theo. Rồi con gái đi chợ mang tờ giấy in ở mấy tiệm về là nước mắm công nghiệp mới không độc, lo lo sao đó…”.

    Sợ hãi đã đi qua, nhưng nỗi ngơ ngác đặc quánh còn vương ở bao người. Nước mắm như máu thịt của dân Phú Quốc, bất luận họ làm nghề gì. “Ông già vợ tôi trước đây làm nhà thùng ở An Thới, giờ còn hỏi ở trên nói chắc chắn rồi phải không? 80 tuổi rồi, lần đầ u nghe chuyện trên trời rớt xuống đó! Tôi ngày nào cũng ở ngoài đường, quán nhậu cà phê rầm rầm nước mắm có thạch tín, mình la vợ đi chợ về sợ ăn nước mắm chết. Nhưng nghĩ cũng ớn, biết đâu người ta làm khoa học nói có sách vở? Tôi từng đi bạn đánh cá, uống nước mắm cốt chữa đau bụng, lặn biển, thấy đỡ lắm…”.

    Tôi mường tượng cơn bão đó như dòng nham thạch thiêu cháy dân làm mắm trong nỗi bàng hoàng. Họ không bao giờ biết, cha ông cũng không truyền lại ngón nghề nào để chống trả đợt tấn công bất ngờ này. Chết đứng như con cá gặp muối. Chủ tịch thị trấn Dương Đông là ông Trương Quốc Thanh, như sắp sẵn câu trả lời, là ảnh hưởng dữ chứ anh, uy tín, tinh thần, lợi nhuận của bà con, chính quyền cũng chỉ biết kêu gọi bà con bình tĩnh…

    Như từ trên trời, chưng hửng, ba trợn… những từ, cụm từ không phải chờ ra đây mới nghe từ đàn bà đến đàn ông ở xứ đảo nước mắm này thốt lên. Nhưng phải nói là ở ngay thủ phủ này, những lời đó như độ mặn chát pha đắng đến thắt họng chứ không có vị hậu ngọt của nướ c mắm Phú Quốc muôn đời nay. Anh hướng dẫn viên thuyết minh cho khách du lịch từ Bắc vào điểm tham quan nhà thùng Khải Hoàn, vỗ tay vào thùng gỗ: “Không có độc đâu các chị, người ta làm mắm hoàn toàn tự nhiên”.
    Không dễ gì nó xóa đi được nỗi bán tín bán nghi của khách, của người tiêu dùng. Bão từ biển, từ trời, dài lắm là một giờ rồi tan khi vô đất liền, biết trước mà chạy núp, nhà sập thì làm lại. Còn bão này nó không làm đổ nhà, người chết tức thì, mà xát muối vào mắt dân làm mắm, đào cái hố sâu hoắm đau đớn trong lòng họ. Nó khiến chết từ từ, và nếu có kháng sinh đặc hiệu đi nữa, thì vết thương đó không dễ gì ngày một ngày hai mà lành.

    2.
    Vừa đổ muối vào cá trên thùng, ông Nguyễn Văn Giáo, Giám đốc doanh nghiệp nước mắm Phúc Hưng vừa muốn bồi thêm cho cái lẽ đương nhiên, quang minh chính đại của nghề: “Thì cũng nguyên tắc từ thuở ông bà là ba cá một muối, từ tháng thứ chín trở đi là rút nước, đảo cá, bơm nước đó vô lại, chờ đủ hai tháng nữa là cho ra mắm. Cá này ghe đánh ở khơi, rửa sạch, vô muối, chượp liền và cho xuống hầm, rồi chở về. Trước khi cho vô thùng, mình phải đánh giá con cá cần bao nhiêu muối để cho thêm”. “Đánh giá tình trạng đó dựa vô kinh nghiệm là chính…”.


    “Ừ, cha ông dạy, mình quen chứ ai bày được, em có nghe người ta hay nói là cá có độ mặn cao không? Nói vậy là không đúng, chính xác là độ mặn vừa đủ, không có cao thấp ở đây. Ông bà dạy không bao giờ sai, như là chuyện ứng xử ở đời đó em. Người ta nói nước mắm truyền thống có asen độc, nói vậy là báng bổ cha ông tổ tiên mình. Họ quên rằng, nước mắm Phú Quốc được bảo hộ, chỉ dẫn địa lý từ Liên minh châu Âu, với quy chuẩn cực kỳ nghiêm ngặt. Nhưng lần này nó đánh vô thói quen, sức khỏe, nên dư luận lo”. “Anh có sợ không?”. “Không, nhưng nghe mà bàng hoàng. Doanh thu sụt, vì đứng sựng hết trong 10 ngày đó. Giờ thì trở lại rồi, nhưng chậm lắm, nó chơi mình một cú nghiệt ngã thiệt”.

    Những ngày đó, không cần phải đi dọc miền biển để thấy nỗi đớn đau trong mắt dân làm mắm, mà như sự cộng cảm từ một bọc trứng, dân thành phố, núi cao cũng nhìn nhau, hỏi mà không có câu trả lời: sao kỳ lạ vậy? Thế mới biết, cơn bão nhân tạo này có sức tàn phá dữ dội. Bởi có thành trì nào mạnh bằng lòng người, vậy mà chớp nhoáng, nó quật cái rẹt, chết lâm sàng từ Bắc đến Nam.

    Nét mệt mỏi đọng cứng trên mặt bà Hồ Kim Liên, Giám đốc doanh nghiệp nước mắm Khải Hoàn, Chủ tịch Hiệp hội nước mắm Phú Quốc: “Nghe tin chị sững sờ, rồi chị em các nơi chạy qua đây, í ới Liên ơi giờ tính sao? Biết tính sao, mình làm theo nghề cha ông, làm gì có độc, giờ bình tĩnh chờ Nhà nước có ý kiến. Thiệt hại chưa thống kê được, các doanh nghiệp đang rà lại.

    Từ ngày đó đến ngày 22/10 khi Bộ Y tế công bố, 85 cơ sở làm nước mắm truyền thống ở Phú Quốc đóng cửa, hàng ứ lại, bán không được, nhưng lương công nhân phải trả. Mà đâu chỉ cơ sở làm mắm, tàu ghe đánh cá cơm cũng dừng làm, bạn hàng không mua, cơ sở muối cũng đình đốn. Các đại lý điện về, vừa than hàng bán không được, bị gỡ xuống khỏi siêu thị, vừa lo lắng không biết làm sao. Tất cả như ngồi trên đống lửa. Giờ bán lại nhưng chậm lắm. Nhưng kinh tế không bằng tinh thần. Sốc hết”.

    Giọng bà như héo đi: “Bữa đó chị nghĩ hoài, ai gieo rắc tin này, ác quá! Nếu nước ngoài họ muốn phá hoại kinh tế nước mình, thì đành, nhưng nếu là người Việt thì không thể tưởng tượng nổi. Bà con làm mắm ba miền, sống với nghề thật thà lắm, tung tin vậy chỉ có giết dân. Mắm Phú Quốc đã bán chậm, nên cái kiểu làm ăn không tử tế vậy, chỉ thêm khổ. Chị muốn khuyến nghị Nhà nước, sự cố này là cơ hội để nhìn lại, làm thế nào để giữ vững thương hiệu truyền thống quốc gia, từ lập hành lang pháp lý, lập làng nghề đến bảo tồn nghề nước mắm, để con cháu làm theo”.

    Tôi bước từ nhà thùng ra, mùi mắm đẫm người. Nhìn từng giọt nước mắm thơm nồng sóng sánh màu hổ phách từ thùng gỗ nhỏ xuống, như cơn sinh hạ khó khăn và đong đầy yêu thương. Để có chén nước mắm thơm lừng, con đường đó đi qua bao cung bậc từ mồ hôi, ý chí và cảm xúc bao người, gửi gắm trong đó nỗi thiết tha, hoài vọng áo cơm, lòng thiệ n lương và tự tình dân tộc. Cú quét này có tên tổn thương. Đau như chén nước mắm dính bùn.

    Trước khi asen quét, bà Liên cho hay, các nhà thùng ở xã An Thới đã nghỉ làm hết rồi, vì nguyên liệu thiếu, đầu ra khó khăn. Và có ngờ đâu, cơn bão Formosa từ xa lắc miền Trung mà quét tới trong này. Dân thu gom cá cơm ngoài đó chạy vô tới đây, mua cá cơm hấp và sấy, bán ngay. Cuộc chiến cạnh tranh giá cá cơm khốc liệt, từ trung bình 16.000đ/kg, vọt lên 24.000đ, đẩy giá một chai nước mắm lên 2.000-3.000đ; ngư trường cạn kiệt… Bão dồn dập, tan đi rồi còn lại nỗi xác xơ.

    Tôi đi qua những nhà thùng, hít căng lồng ngực mùi nước mắm. Dân miền Trung gánh họa Formosa và bây giờ là dân làm mắm sấp ngửa vì bão bất lương. May mà chặn được, không thì nó có thể nhấn chìm tan nát, xóa sạch. Dải đất hình chữ S này gồng lên để đi qua gian khó, cần lắm lòng tự hào dân tộc, bởi đó là bài học ngàn đời của người Việt.
    Nếu như nước mắm truyền thống vươn xa, mạnh ra thế giới, thì cũng thêm một viên gạch xây ngôi nhà Việt vững chãi hơn. Một giọt nước mắm mặn mòi từ chiếc lu của mẹ, đủ giữ được cả gia đình trong cơn rét buốt, thì hà cớ gì không trân trọng, yêu thương?

    Trung Việt


    http://m.phunuonline.com.vn/xa-hoi/t...tu-bien-86426/

  10. #50
    Biệt Thự
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    1,350
    Ảnh: cảnh làng chài Hà Tĩnh hậu Formosa. Lũ miền Trung, cảnh lữ khách cô đơn với chiếc xe đạp đẹp lãng mạn đến ...đứt ruột.




    https://www.facebook.com/vu.k.hanh.52
    Last edited by sôngthương; 11-08-2016 at 08:26 PM.

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 10-11-2013, 12:58 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 03-05-2013, 07:44 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 08-17-2012, 02:52 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 04-13-2012, 12:11 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 02:52 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh