Register
Page 22 of 23 FirstFirst ... 1220212223 LastLast
Results 211 to 220 of 222

Thread: Văn hóa

  1. #211
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Ký Ức Một Thời Tù Cải Tạo

    (tiếp theo)


    Ga Thanh Hóa
    Tôi nhớ mãi gương mặt đầm đìa nước mắt của vợ tôi mỗi lần tôi về khuya, cũng ẩn chứa nét đau khổ, tuyệt vọng vào đêm tôi bị đám công an bắt tại nhà, như khi chia tay vào lần thăm nuôi vừa rồi sau nhiều năm bặt tin, những tưởng tôi không còn sống trên
    cõi đời. Một hình ảnh tưởng chừng đây là lần chia ly không hẹn ngày gặp lại. Thực ra, lấy gì để bảo đảm cho một kiếp người khi
    cái chết luôn ám ảnh cận kề.

    Giọt nước mắt của mẹ tôi vào đêm tôi bị bắt tại nhà, cứ ám ảnh, theo đuổi tôi trong nhiều năm tù đầy. Tôi nhìn rõ gương mặt đau khổ của bà khi bọn công an tìm ra lá cờ Vàng 3 sọc đỏ mà bà cất giữ, và đinh ninh đây là chứng cớ khiến tôi bị bắt. Tôi thông cảm với ước vọng thầm kín nơi bà, vì lá cờ Vàng là biểu tượng của đời sống tự do hạnh phúc, một đời sống thể hiện nét tự hào, xứng đáng là một con người. Lá cờ Vàng là hình ảnh mà người miền Nam luôn trân quý, giữ gìn như linh hồn của dân tộc.

    Tôi lặng nhìn những giòng nước mắt đau khổ của bà tuôn rơi khi tôi bước ra khỏi nhà. Hai bàn tay bà che mặt cố ngăn tiếng nấc nghẹn, như không muốn nhìn thấy cảnh chia ly đứt ruột. Cha tôi ngồi im lặng, chua xót nhìn tờ biên bản bắt giam để trên bàn kính trước mặt. Ông thừa hiểu mảnh giấy này chỉ là một tờ giấy lộn, một việc làm cho có, vì ngay cả các Hiệp Định đã ký kết với quốc tế họ cũng chẳng thi hành đứng đắn. Ông biết rõ bản chất tàn nhẫn của chế độ này, nên đã dắt díu vợ con di cư vào miền Nam sau ngày chia đôi đất nước năm 1954.
    Chúng tôi rời trại Thanh Cẩm vào lúc 10 giờ sáng trên một chiếc xe chở hàng không mui che, thẳng đường tới ga xe lửa Thanh Hóa. Cùng đi với chúng tôi có Trung Úy Tuy, Ban giáo dục và cán bộ Ba. Khi tới ga, cán bộ Ba đi lo vé tàu. Chúng tôi mời cán bộ Tuy vào một quán ăn đối diện ga xe lửa dùng bữa ăn tối, vì từ sáng đến giờ chúng tôi không có chút gì vào bụng. Trong túi tôi chỉ có 23 đồng, chắc đủ ăn một ngày. Tôi nhờ bà chủ quán bán hộ tôi chăn màn và bộ quần áo nâu để có thêm tiền ăn đường.

    Tôi gọi một cốc nước đá chanh lớn, Sài Gòn gọi là “ly cối”. Đã lâu tôi chưa được nếm vị thơm của mùi chanh và cảm giác lành lạnh của viên đá tan dần trong miệng. Tôi uống một hơi cạn cốc nước trước sự ngạc nhiên của bà chủ quán. Thấy cán bộ Tuy nhìn khi tôi uống một hơi cạn cốc nước đá chanh, tôi nói:

    - Tôi thèm cốc nước chanh này đã hơn 6 năm.
    Tôi lấy chiếc khăn mặt lớn còn mới, một vật duy nhất còn lại trong túi vải, mà vợ tôi mang ra khi thăm nuôi. Tôi đưa cán bộ Tuy và nói:

    - Tôi chỉ còn cái khăn này biếu cán bộ.

    Cán bộ Tuy cầm chiếc khăn ngắm nghía, chắc cảm thấy khác lạ đối với những chiếc khăn thường gặp. Tôi chỉ dấu hiệu mang chữ “Canon” phía đầu cái khăn nói tiếp:

    - Chiếc khăn này hiệu Canon. Sản xuất tại Mỹ.

    Tôi nhớ mãi lần chở phần gỗ trại cho cán bộ Tuy trước khi hắn về hưu. Hắn mời tôi uống bát nước trà xanh nóng hổi, loại trà tươi gia đình tôi thường uống tại miền Nam. Trong câu chuyện, như một lời “phân bua”, hắn nói khi giảng dậy trên hội trường đã nói theo chính sách.
    Tới giờ tàu khởi hành. Chúng tôi chào cán bộ Tuy và cán bộ Ba trước khi lên tàu. Cả 32 chúng tôi ngồi vào một toa, chia nhau những hàng ghế gỗ có lưng tựa. Hai hàng ghế đối diện nhau, một bàn gỗ nhỏ ở giữa. Tôi và anh Hướng ngồi một ghế. Tôi chọn chỗ ngồi sát bên cửa sổ, mong tìm một chỗ tựa vai. Bây giờ vào cuối năm, mùa Đông miền Bắc đã bắt đầu. Tàu chuyển bánh, đã gần nửa đêm. Tôi tựa vào lưng ghế, duỗi chân lên chiếc bàn nhỏ, nhắm mắt mong tìm một giấc ngủ. Suốt đêm hôm qua chúng tôi không chợp mắt, mải mê nói chuyện vì biết rất hiếm cơ hội gặp lại.
    Anh Hướng chợt quay qua tôi:

    - Anh ngủ được không?

    - Mặc dù chúng mình thức trắng đêm hôm qua và cả ngày hôm nay trên xe di chuyển, nhưng tôi vẫn cảm thấy khó chợp mắt.

    Hướng tiếp lời, giọng như chùng xuống:

    - Chúng mình như vừa trải qua một giấc mơ. Một thoáng đã hơn 6 năm qua đi. Biết bao nhiêu chuyện đổi thay trong đời sống
    xã hội.

    - Tôi có cùng ý nghĩ như bạn. Niềm vui đến với chúng ta thật bất chợt, cuộc sống của chúng ta như đang ở ngoài tầm tay.

    Tôi hỏi Hướng:

    - Anh có ý định gì không?

    - Để về nhà xem hoàn cảnh gia đình ra sao rồi mới tính được.

    - Các cháu của anh ở Mỹ ra sao?

    - Chúng ở với các em của tôi, ngoan và rất chăm học.

    Tôi mừng cho bạn đã có những hạt giống tốt ở miền đất hứa. Tôi chợt nhớ tới lời cán bộ Chương: “Hồ sơ cá nhân của các anh sẽ chuyển về địa phương nơi các anh cư ngụ để địa phương quản lý…”, tôi nhận ra một điều, đời sống riêng tư của người dân luôn bị theo rõi, nhất là hoàn cảnh của chúng tôi, những người có “nợ máu” với đảng và nhà nước cộng sản, khó thoát khỏi cặp mắt của công an khu vực. Tôi quay qua Hướng:

    - Khi về, chúng ta bị địa phương theo rõi từng bước, chưa chắc đã sống yên thân.

    Chúng tôi trở lên yên lặng. Khó nói ra những suy nghĩ vào lúc này khi mà hoàn cảnh xã hội đã hoàn toàn thay đổi. Chúng tôi vừa trải qua một giai đoạn thăng trầm của lịch sử, là chứng nhân của một chế độ hà khắc, đã hủy diệt ước vọng của một dân tộc. Và cũng là nạn nhân của một tập đoàn cầm quyền, vì cuồng vọng nhất thời, đã đưa dân tộc tới bờ vực thẳm đói nghèo, biến đổi một nếp sống văn minh trở thành chậm tiến, lạc hậu.

    Tàu đỗ ở ga Đồng Hới khá lâu, chúng tôi có đủ thời gian tắm gội sau 2 ngày ngồi bó chân trên ghế và tối ngủ trên tấm báo trải xuống sàn tàu. Chúng tôi uống cạn những giọt bia với miếng gà luộc, một thức ăn bình thường trước đây, đã trở thành “xa xỉ” trong 6 năm qua.

    Con tàu mải miết chạy, khi tới địa phận Long Khánh, không còn bao lâu nữa sẽ tới Sài Gòn. Lòng tôi nôn nóng về nhà. Tôi chợt thèm hương vị cà phê, nên cùng các bạn vào toa ăn. Theo lịch trình tàu chạy, giờ này toa ăn cũng sắp đến giờ đóng cửa để thu dọn trước khi tới Sài Gòn. Chúng tôi tới toa ăn, trong toa không còn khách. Thấy chúng tôi, một cô tiếp viên hỏi:

    - Các anh cần gì không?

    - Chúng tôi muốn mua ly cà phê.

    Cô quay vào trong hỏi các bạn. Tôi nghe thấy một giọng nữ nói vọng ra:

    - Mời các anh vào.

    Cô đứng bên cửa mời chúng tôi vào. Trong toa ăn có 5, 6 cô cả giọng miền Nam và Bắc.
    Tôi ngồi vào bàn với các anh Nguyễn Văn Thành, Tô Tứ Hướng, Nguyễn Ngọc Liên, Ngô Trung Định và các bạn khác... Thấy tôi mặc bộ áo tù, một cô hỏi:


    - Các anh vừa đi cải tạo về?

    - Vâng, chúng tôi vừa rời trại Thanh Cẩm, Thanh Hóa là lên tàu về miền Nam.

    Chúng tôi được tiếp đón thật nồng hậu. Ngoài thức uống, cô trưởng toán còn mời chúng tôi một chai Champagne của Liên Xô đã ướp lạnh với tôm khô và củ kiệu, để mừng ngày chúng tôi trở về. Chúng tôi chuyện vãn, dù chỉ trong khoảnh khắc nhưng thấm đượm tình người. Chúng tôi được biết quý danh các cô, nguyên là học sinh trường Gia Long-Sài Gòn, những người đã mang đến cho chúng tôi một thứ tình cảm thật gần gũi khó quên, hiếm có trong cuộc sống nhiều thay đổi này.

    Chúng tôi hy vọng có dịp gặp lại:
    -- Cô Oanh: 138/2 Cô Bắc, Phú Nhuận
    – Cô Cúc: 116/33/25 Tô Hiến Thành, Q.10
    – Cô Duyên: 530 Lý Thái Tổ, Q.10
    – Cô Liên: 212/11/27 Nguyễn Thiện Thuật, Q.3
    – Cô Lan: 195/32 Hoàng Đạo (Cống Bà Xếp.)


    Bất chợt có tiếng gõ cửa toa ăn. Qua ô cửa kính nơi cánh cửa, một vị khách mặc quân phục muốn vào toa ăn. Tôi nghe rõ câu trả lời của cô tiếp viên:

    - Toa ăn đóng cửa vì sắp tới ga chính.

    Vị khách nói:

    - Những người ngồi trong toa thì sao?

    - Những người này khác.

    Sau câu trả lời, cô quay vào làm tiếp công việc đang làm. Chúng tôi cám ơn các cô tiếp viên đã dành cho chúng tôi một sự ưu đãi đặc biệt. Đây là hình ảnh đẹp nhất sau một thời gian dài chìm đắm trong sự hà khắc. Một hình ảnh gợi nhớ tình cảm thân thiết của quê hương miền Nam.

    Tàu dừng lại ga Long Khánh, một người đàn ông lên tàu, tới cửa sổ chỗ tôi ngồi, đón nhận những bó củi, bao than và nhiều thứ khác được chuyển từ dưới sân ga qua cửa sổ. Đây là những món hàng được chuyển về bán tại thành phố.

    Ga Bình Triệu
    Tới ga Bình Triệu trong túi tôi không còn một đồng. Tôi đứng trước cửa ga tìm phương tiện về nhà. Một chiếc xe xích lô máy chạy tới bên tôi. Người tài xế còn trẻ, mặc chiếc áo trận xanh đã bạc mầu, da mặt nhuộm nâu vì nắng gió. Anh dừng xe và hỏi:

    - Bác về đâu?

    - Tôi về đường Tự Đức, Phú Nhuận.
    - Cháu biết đường này. Bây giờ đường Tự Đức đã đổi tên là Nguyễn Thị Huỳnh.

    - Tôi không có sẵn tiền. Anh chở tôi về nhà lấy tiền được không?

    - Không sao. Bác yên tâm.

    Anh chợt hỏi tôi:

    - Bác mới đi cải tạo về?

    - Tôi vừa về tới.

    Thấy tôi tay không, anh tài xế hỏi:
    - Hành lý của bác để đâu, chỉ chỗ cháu xách cho.

    - Tôi không có gì mang theo.

    Anh tỏ vẻ ngạc nhiên, có lẽ tôi là người đầu tiên, khác với những người anh gặp trước đây. Bất chợt anh lấy từ túi áo trận gói thuốc lá “Basto xanh”, thứ thuốc tôi bắt đầu hút từ sau ngày 30-4-1975. Anh đưa gói thuốc, hỏi tôi:

    - Bác hút thuốc không?

    Tự nhiên tôi thấy thèm khói thuốc. Từ lúc rời toa ăn ở Long Khánh đến giờ tôi chưa hút điếu thuốc nào. Tôi rút điếu thuốc và nói:

    - Cám ơn anh. Trời về chiều se lạnh. Hút điếu thuốc vào giờ phút này sẽ ngon vô cùng.

    Anh lấy chiếc bật lửa Zippo đưa cho tôi mồi lửa. Như một thói quen, tôi bật lửa bằng hai ngón tay. Vẫn âm thanh quen thuộc đã một thời theo tôi với gói thuốc Pall Mall. Tôi hít hơi dài, nuốt trọn phần khói trong miệng. Dĩ vãng như quyện trong khói thuốc, vừa thơm ngon đậm đà của một thời huy hoàng yêu thương thuở trước, nhưng cũng dậy lên vị đắng của cơn mê “Thiên đường hoang tưởng” hiện tại.

    Thấy cách tôi hút thuốc, anh hỏi:

    - Bác thường hút thuốc trong trại?

    - Tôi thường hút thuốc lào ba số 8, vì thời tiết ngoài Bắc vào cuối năm rất lạnh. Thuốc điếu hút không đã cơn thèm.

    - Trước kia bác hút thuốc loại nào?

    - Tôi hút Pall Mall, nhưng sau 30-4 tôi đổi qua thuốc Basto xanh.

    - Cháu cũng như bác. Bây giờ cháu hút thuốc này, dù kém ngon nhưng không nhạt nhẽo như thuốc lá Điện Biên hay Vàm Cỏ.

    Tự nhiên tôi thấy gần gũi với người thanh niên này. Tôi hỏi anh:

    - Anh cho tôi biết tên được không?

    - Cháu tên Thành.

    - Anh Thành trước kia có vào quân đội không?

    - Cháu vào lính được hơn một năm thì miền Nam mất.

    - Anh ở đơn vị nào?
    - Cháu thuộc sư đoàn 18.

    - Hiện giờ gia đình anh Thành ra sao?

    - Cháu có 2 cháu nhỏ, nhà cháu buôn bán ở chợ gần nhà. Cháu cố kiếm đủ sống cho gia đình.

    Thấy tôi đứng đã lâu, Thành mời tôi lên xe, nói:

    - Trời còn sớm. Cháu chạy một vòng Sài Gòn để bác nhớ lại khung cảnh ngày xưa.

    - Cám ơn anh Thành. Tôi xa nhà đã lâu, mọi thứ đều khác lạ.
    oOo

    Tôi nắm chặt tay Thành khi chia tay anh, một người tuổi trẻ đã đóng góp phần mình để bảo vệ mảnh đất thân yêu này. Tôi cảm nhận một điều, miền Nam mới chính là quê hương của tôi, mặc dù tôi sinh ra và lớn lên tại miền Bắc, nhưng vẫn cảm thấy lạc lõng khi trở về quê cũ.

    Tôi bước vào nhà. Vợ tôi nét mặt vui tươi, ngấn lệ long lanh khóe mắt. Nàng và các con vây quanh. Tôi xúc động ôm chặt các con vào lòng, để tận hưởng hơi ấm gia đình xum họp, mà trong suốt thời gian tù đầy vừa qua, những hình ảnh thân yêu gia đình đã là đốm lửa cuối đường để tôi nhắm tới mà hy vọng.

    Lòng tôi hân hoan. Chúng tôi thật may mắn, vừa tìm lại được tình yêu thương mà tưởng chừng đã mất.


    Trần Nhật Kim


    Trích đăng từ Đặc San Lâm Viên
    http://www.dslamvien.com







  2. #212
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Cám ơn các anh Không Quân






    - Nếu như ở hậu phương,…
    “Đêm Xuân, mỗi khắc giá đáng ngàn vàng đó ái khanh…”!
    - Thì ngoài chiến trường,…
    “Cứu quân, mỗi khắc giá đáng ngàn sinh mạng đó các anh KQ ơi”.


    Kể từ sau khi đọc xong cuốn “Đời Phi Công” của Toàn Phong, mỗi buổi sáng thay vì chạy bộ như thường lệ thì tôi lại dang thẳng hai tay nghiêng cánh sắt, khi nghiêng bên phải lúc nghiêng trái chạy vòng vòng, môi chúm lại, phát ra những tiếng “ù ù”, chúi đầu về phía trước, bắn súng miệng: “pằng-pằng”.


    Mê KQ đến như thế nên khi Thiếu Tá Nguyễn Cao Kỳ đến trường Pétrus Ký thuyết trình và chiêu dụ thanh niên chọn con đường “đi mây về gió” là tôi nạp đơn tình nguyện liền mặc dù lúc đó mới đang học lớp đệ nhất. Vì thiếu kinh nghiệm khi đi khám sức khỏe nên tôi không biết uống 2 lít nước trước khi bước lên bàn cân nên bị loại vì không đủ tiêu chuẩn 50 kg.


    Thua keo này ta bày keo khác, vừa hoàn thành “tú-đúp” lại nạp đơn liền, rút kinh nghiệm, kỳ này tôi uống thật nhiều nước, một lít nước nặng 1 kg chứ ít sao. Có lẽ ông trung sĩ có phận sự cân đo kích thước và sức nặng của các thí sinh biết được “tẩy” của những chàng nhẹ ký nhưng nặng tình với KQ nên ông ta cứ tà-tà, không đi đâu mà vội! Chỉ tội nghiệp cho người chuẩn bị đứng trên bàn cân, vì đã trót uống hai chai nước nên phải ôm bụng nhăn nhó đau khổ vì có thể bị “tức nước vỡ bờ” bất cứ lúc nào.
    Nói ra sợ chúng bạn cười, chứ thực ra thủa thiếu thời tôi mê KQ không phải để bảo vệ vùng trời Tổ Quốc thân yêu mà vì thấy KQ được nhiều “người yêu” quá! Yêu anh có cái mũ ca-lô đội lệch, bộ áo liền quần với nhiều “phec-mơ-tuya”, yêu anh có con dao găm cùng 2 khẩu súng lủng lẳng hai bên, thương anh bay đêm với khúc bánh mì dắt túi.


    Bạn bè cùng đi khám sức khỏe với tôi họ đã nhận được giấy gọi trình diện tại trại Phi Long TSN, còn tôi, đã bao ngày đợi mong chẳng thấy bóng “em” đâu nên tôi đầu quân vào Võ Bị.
    Chính vì mối tình dở dang với nàng KQ, “tình chỉ đẹp khi còn dang dở” nên dù đã là Võ Bị, là TQLC, tôi vẫn yêu mến KQ, rất hãnh diện được làm quen với những chàng KQ tử tế và hình như họ đều như thế cả.


    Người đầu tiên tôi phải kể là tên Nguyễn Xuân Thanh, tuy cùng lớp, chung trường L.P.Ký nhưng nó giá sống, tôi rau muống, một tên Bê-Ka duy nhất trong lớp nên tên Xuân Thanh và đồng bọn ác ôn Nê-Ka hành hạ tôi vô cùng khốn đốn, thấy mặt tôi là chúng la “B.K. ăn cá rô cây” hay là hát nối vòng tay:
    “Từ Bắc vô Nam tay cầm bó rau, tay kia là sợi dây xích cùng với con cầy”!
    Tệ hơn nữa là chúng ca cải lương mà tôi nhớ suốt đời: “Ớ cái thằng nhỏ, mày đau làm sao mà dưới đít…có cọng rau, đúng là BẮC KỲ, BẮC KỲ…”


    Người xưa có nói: “Trăm năm trả thù vẫn chưa muộn” nên tôi chờ sau khi tốt nghiệp tú tài 2B, tôi đi Võ Bị, tình nguyện về TQLC rồi mới đi tìm tung tích Xuân Thanh khắp 4 vùng chiến thuật, nhưng vẫn chưa gặp, nghe nói nó đi KQ, nó bay trực thăng hay lái “bà già”? Thiên bất dung gian, gần 50 năm sau bất ngờ chúng tôi đụng nhau trên đường Bolsa khi “bà già” nó lái nó bằng Honda từ Oklahoma đường xa vạn dặm về Little Sài Gòn để dự đại hội KQ.64, thế là ác chiến xẩy ra tại chiến trường “bún chả Hà Nội”.


    Một người cùng lớp LP Ký khác là Nguyễn Quang Kim, đi K.17/VB rồi được chọn về KQ. Khi tôi vào VB thì hắn là khóa đàn anh và dĩ nhiên tôi được hắn ưu ái phạt nhiều hơn, nghe nói anh ta bay khu trục nhưng không biết “giờ này anh ở đâu?”
    Một tên cùng lớp cùng xóm là trực thăng Đỗ Văn Minh, không biết hắn học khoá mấy, đơn vị nào nhưng từ sau vụ Hạ-Lào 71, chúng tôi cùng chung giới tuyến Quảng Trị, KQ và TQLC thường hay nói chuyện “trên Trời dưới Đất” với nhau.
    Ngày N giờ G, khi một đơn vị TQLC ở trên đồi Carrol bị pháo kích nặng nề, nhiều lính bị thương trong tình trạng thập tử nhất sinh, trực thăng tải thương chưa xuống được! Bất ngờ tôi nghe tiếng Minh léo nhéo trong máy, nó đi tiếp tế cho một đơn vị bạn ở động Bà Thìn đang trên đường về, chắc nó biết tình trạng bi đát của tôi nên hối thúc bằng bạch văn luôn:

    – “Chỉ điểm khói tím cho tao xuống bốc thương binh dùm cho”.

    – “Không được, nguy lắm, gà tây (Mỹ) có cover mà còn chưa xuống được…”
    – “C.., Đ.M., tao biết chỗ mày rồi, tao xuống, thả khói màu mau lên…”.

    Vừa mừng lại vừa lo nhưng không còn chọn lựa nào khác, tôi thả khói tím để đánh dấu bãi đáp và chuẩn bị tải thương. Khói tím chưa kịp bốc cao thì chuồn chuồn từ đâu nhào tới, tưởng chừng như nó đạp thắng xe hơi, thương binh được cõng, bốc, vác thẩy lên sàn trực thăng trong khi cái càng máy bay không chạm đất và rồi nó cất cánh…


    Lạy Chúa! An toàn trong nháy mắt, tôi mừng muốn thở hắt ra, thương binh đã được tải thương. Nếu không kịp cứu sống thì cũng không phải bị chết hai lần! Xác một người lính đã được gói poncho chưa kịp tải thương thì lại bị pháo VC là chết hai ba lần! Đó là những chuyện bình thường ngoài chiến trường!


    Tôi biết Đỗ Văn Minh bị “củ” và bị ăn “củ cải” của xếp vì vi phạm nguyên tắc an phi, nhưng nó chỉ cười vì đó là chuyện “bình thường”! Có tiếp xúc với chiến trường thì mới biết trường hợp KQ cứu bạn như trưởng hợp của KQ Minh chỉ là một trong nhiều trường hợp “bình thường”.


    Lại vào một ngày N giờ G khác, TQLC được lệnh đi tiếp cứu một trực thăng bị rớt cách động Ông Đô 5km hướng Tây Bắc. Ngày thứ nhất qua đi không tìm thấy gì, ngày thứ hai vẫn thế, cấp trên chửi thề bảo tôi vô trách nhiệm! Qua ngày thứ ba thấy xác trực thăng bị cháy nhưng không thấy “xương” phi công đâu. Tiếp tục bung rộng lục soát từng hốc đá bụi cây và rồi tiếng Thiếu Úy Nghĩa, Trung Đội Trưởng, báo trên máy:


    – “Báo thẩm quyền thấy phi công rồi”.

    Người phi công, quần áo bị cháy dở dang, nằm thở thoi thóp trong bụi rậm, kiến bu quanh vết thương đùi đã có mùi, có dòi! Đã 3 ngày rồi còn gì! Vậy mà chỉ cần vài nắp bi-đông nước cho ướt cặp môi khô đang rỉ máu thì bản năng sinh tồn khiến người phi công mở mắt, nhe hàm răng, đã 3 ngày không bàn chải, mỉm cười:


    – “Tụi mày cứu tao đấy à? TQLC đẻ tao lần thứ hai”.

    Thật khó khăn nhận ra nó nếu không có cái bảng tên Minh, chính nó là trực thăng Đỗ Văn Minh đã chui vào đạn pháo cứu thương binh TQLC mấy ngày trước đây thôi.
    Mừng quá hóa bực mình, tôi chửi thề:


    – “Đẻ cái con c.., mày hành tụi tao tìm ba ngày nay rồi, đứng dậy… đi”.


    Cứ như đùa với tử thần, lại còn ăn nói lỗ mãng, nhưng nếu có một họa sĩ nào vẽ lên khung vải, không phải bức tranh “vân cẩu” mà là bức tranh tình huynh đệ “KQ & TQLC” này thì chắc cũng dễ thương lắm nhỉ.
    Cũng cần thêm vào bức tranh “KQ & TQLC” này một tấm lòng của phi công chở quan… tài, anh bay C130 khứ hồi Sài Gòn Đà Nẵng chở quân, chở quan và quan tài của TQLC suốt trong thời gian SĐ/TQLC hành quân ở Vùng I. Anh bay không mệt mỏi cho nhu cầu chiến trường, tiếp tế, tải thương, bổ sung quân số. Những khi phi cơ chở đầy quan tài thì anh cho phép quan đi phép ngồi trong phòng lái. Nhờ vậy tôi mới biết thế nào là “sướng tận 9 tầng mây xanh”. Anh lái chim sắt chui qua những tầng mây xám, máy bay thì rung lúc lắc, mây bay vùn vụt như đập vào mặt khiến chúng tôi nghiêng đầu tránh, chân đạp thắng, tay ôm ngực, tay bịt mồm cho khỏi bị ói khiến quan tư Trâu Điên Trần Văn Hợp chửi thề:


    – “Thằng Vinh Đèo này mày bay như con… c..”

    Rồi 3 thằng bạn cùng khóa, một KQ, hai TQLC nắm tay nhau cười, nay thì Hợp ở “chín suối”, còn KQ ấy chính là Vinh Đèo Đào Quang Vinh, Florida.


    Chẳng cứ phải là trực thăng Đỗ Văn Minh hay C130 Đào Quang Vinh cùng lớp, cùng khóa, cùng xóm với TQLC mới đối xử với nhau tận tình như thế, kể sao cho hết những trường hợp người không quen mặt, bạn không biết tên. KQ đã quên mình trên Trời mà cứu Bộ Binh dưới đất. Tôi không có đủ khả năng để kể hết, nói lên những tấm gương sáng này, chỉ trong phạm vi nhỏ hẹp xin gửi lời cám ơn muộn màng đến những chàng KQ không quen biết đã tiếp và cứu đơn vị chúng tôi trong những lúc nguy nan khốn đốn.


    Năm 1965, trên đường vào cứu đồn Đức Cơ, Kontum, hai tiểu đoàn TQLC (2&5) sa vào thế trận công đồn đả viện của VC thì những “con ma, thần sấm” đến thả bom cứu bồ TQLC.


    Địch trong hầm hố lại quá gần quân ta nên bom thả từ trên cao kém hiệu quả, rồi thình lình một phản lực xì khói, cánh dù bung ra trên tít trời cao! Những phản lực còn lại bỏ mục tiêu dưới đất mà bay vòng tròn bao quanh cánh dù và thả bom diệt những tràng đạn lửa phòng không dưới đất bắn lên. Nhìn cánh dù lơ lửng trên trời cao vào lùc chiều tà, tôi cầu mong sao cho nó bay về hướng quân ta, nhưng buồn thay, dù cứ bay xa về hướng địch trong ánh nắng hoàng hôn và mất hút ở biên giới Việt Miên!

    Tôi không biết người phi công ấy là Việt hay Mỹ nhưng lòng buồn khôn tả! Trên khắp các chiến trường đã có những cánh dù như thế và người phi công không bao giờ trở về!


    Phản lực đi rồi thì khu trục AD6 đến, trông nó xấu trai nhưng liều ra phết, nắm chắc phi công là phe ta chứ không phải Tây, các chàng bay sát ngọn cây để tránh phòng không dầy đặc mà còn để thả bom xăng đặc ngay trên tuyến những người “anh em”, khiến họ không thành chả thì cũng thành nem nướng.
    Tuy nằm cách xa mà chúng tôi cũng cảm thấy nóng tới độ muốn quăn cả lông mày lẫn lông tao. Sau vài “bát” napal, AD6 vọt lên cao lại còn xịt những tràng “đui-sết” 12.7 về phía hậu làm con cháu bác đành bỏ xác bạn chạy lấy người, mặt trận trở nên yên tĩnh.


    Đêm về, chúng tôi nằm ngửa mặt lên trời trên tuyến phòng thủ, nhìn ánh trăng không xuyên qua khỏi những lớp khói đạn bom, miệng há hốc không đủ ốc (xy) để ăn nhưng được an ủi không phải tiếp tục bóp cò và ăn pháo kích, địch đã cao chạy xa bay. Ngày hôm sau chúng tôi tiến vào tới đồn Đức Cơ thoải mái.
    Cám ơn những người anh em phi công hào hoa, không có các anh tiếp đạn chắc chúng tôi sẽ vất vả lắm đấy, nhưng cho đến bây giờ vẫn không biết các anh là ai, những người cầm lái những khu trục đó?

    Quay về Vùng Bốn, trận chiến trên kinh Cái Thia quận Cai Lậy vào ngày 31/12/1967, giữa Tiểu Đoàn 2/TQLC và 2 Tiểu đoàn VC (162A &162B) không kém khốc liệt.

    Trực thăng vừa đổ quân ta xuống là đã bị đánh phủ đầu ngay bởi đủ mọi loại súng từ trong bờ kinh xối xả bắn ra, đạn xuyên màng tang Trung Úy Nguyễn Quốc Chính, Đại Đội Phó của tôi khiến thằng em gục ngã ngay đợt xung phong đầu tiên. Vì là ngày “hưu chiến” nên không có hỏa lực yểm trợ của KQ Hoa Kỳ khiến chúng tôi sa lầy ngoài ruộng lúa!

    Rồi không biết lệnh từ đâu, hồi lâu khu trục tới, dĩ nhiên là những người da vàng mũi tẹt cầm lái, TQLC chúng tôi thở phào thoải mái, nằm im ghìm súng nhìn chàng AD6 chúc đầu xuống trút bom rồi nghiêng cánh sắt lắc mình vọt lên không, không quên xịt từ đít xuống thêm vài tràng 12 ly 7.

    Quá đã! Từng bụi tre còn tróc gốc nói chi đến đám VC, chúng bị chôn sống, đám còn lại kiếm đường chuồn! Họa vô đơn chí cho đám con chồn cháu cáo, khu trục đi thì Hỏa Long đến.
    Trong đêm tối, nhìn rồng phun lửa, đạn từ trên phủ xuống đầu địch như những giải lụa hồng đẹp ơi là đẹp. Chúng tôi chiếm được mục tiêu vào lúc 5 giờ sáng, ta nhìn xác địch la liệt không toàn thây bên những hố bom.

    Trở về Vùng Ba, vào một sáng sớm tháng 10/68, khi sương mù còn dầy đặc bao phủ rừng Cầu Khởi, Hố Bò, 9 trực thăng thẩy 90 anh em ĐĐ1/TĐ.2TQLC chúng tôi xuống trảng trống rồi vụt bay đi, nói “thẩy” vì khi trực thăng còn đang lơ lửng là chúng tôi phải nhẩy vội xuống rồi, không cần biết dưới đất là cái khỉ gì.

    Nhiệm vụ của 90 anh em tôi là “nhảy diều hâu”, nói cho dễ hiểu là bất chợt từ trên trời nhẩy xuống đất, nếu không gặp địch thì trực thăng đến bốc đi thả chỗ khác. Nếu đụng địch thì diệt, diệt không được thì cầm cự để đại đơn vị đến tiếp sức. Trò chơi này cũng hấp dẫn lắm, lính bộ binh mà không phải lội bộ ngày 20 cây số là thú vị rồi. Nay tới tuổi về “hiu”, đọc sách coi phim trên đất Mỹ mới thấy buồn cho anh em mình bị xem như những con dê đem cột cổ trong rừng để dụ ác thú! Dê càng kêu be-be thì người thợ săn trong lầu son gác tía càng dễ “be-he”!.

    Trở lại khu rừng có tên Cầu Khởi, rừng sao im lặng quá, không tiếng chim kêu, không có nai hoẵng gọi đàn đi ăn sương sớm, như vậy ắt là có hơi người, nói đúng hơn là lũ “cáo hồ” đang rình rập đâu đây, kinh nghiệm dạy cho tôi biết như thế nên tôi ra lệnh cho anh em sẵn sàng và báo về đơn vị mẹ chuẩn bị tiếp cứu.

    Ánh nắng vừa xuyên qua khe lá, sương vừa tan dần, cỏ cây rung động là biết mình đã bị bao vây, từng đám VC mình cài đầy cành lá đang lom khom men theo từng gốc cao su áp sát chúng tôi và hai bên súng nổ. Đơn vị mẹ đổ bộ trực thăng xuống một LZ khác cũng bị “uýnh” luôn nên 90 anh em tôi đành “seo-sẹc-vít”, tự lực cánh sinh. Bài này không phải để diễn tả trận đánh của bộ binh nên cho phép tôi bỏ qua diễn tiến chuyện bắn nhau, chỉ sơ lược đại khái để độc giả thấy anh em tôi đang trong tình trạng thập tử chí nguy.

    Cuối cùng thì khu trục, gunship UH1D, Cobra đã luân phiên thay nhau tác xạ vào địch quân theo lệnh “bà-già” bao che và cứu chúng tôi.

    Nằm ghìm súng dưới đất, ngước mắt lên nhìn các cô-ba (Cobra) thân hình thon gọn với hai ống hỏa tiễn hai bên, liệng qua lách lại phóng hỏa chưởng xuống đầu địch mà sướng rên. Nhờ cứu bồ tận tình và kịp thời mà trong số 90 anh em chúng tôi chỉ có 20 wishky (bị thương) và 8 kilô (hy sinh)! Nếu không có cô-ba, tôi chẳng còn có dịp ngồi đây viết gửi lời cám ơn muộn màng sau gần 40 năm đến các anh KQ.

    Còn nhiều lắm, nhưng bấy nhiêu đó cũng đủ nói lên sự tối cần thiết và quan trọng của những chàng KQ trong cuộc chiến, một đơn vị cấp đại đội như chúng tôi mà còn cần đến KQ như thế thì những đại đơn vị tiểu đoàn, lữ đoàn, những chiến thắng to hơn thì cần sự góp sức và công của KQ cần thiết biết là bao nhiêu. Nhưng hình như các “ngôi sao” anh dũng tưởng thưởng cho các phi công thì… lơ thơ tơ liễu, “gửi gió cho mây ngàn bay”!


    Dù cấp lớn hay đơn vị nhỏ, từ Gio Linh Đông Hà tới Năm Căn, Cái Nước Cà Mâu, đâu đâu mỗi bước TQLC chúng tôi đi đều được “Bà Già” hay cô Loan.19 theo sát để săn sóc sức khỏe. Nếu không có quý “bà và cô” thì chúng tôi sứt mẻ khôn lường.


    Một lần tại chiến trường Chương Thiện, địch xung phong đông trong khi những AD6, A37 còn bận đổ xăng thì “Cô Loan” bèn xịt xuống một hỏa tiễn khói trắng để hù, địch khựng lại trong giây lát là đủ thời gian “xì-kai-đơ” lên vùng.


    Nếu như ở hậu phương, “vua” nằm chờ Hoàng hậu, sốt ruột vua phải than:

    – “Đêm Xuân, mỗi khắc giá đáng ngàn vàng đó ái khanh”!
    Thì ngoài chiến trường, lính đánh giặc chúng tôi cũng kêu:
    – “Cứu quân bạn, mỗi khắc giá đáng ngàn sinh mạng đó các anh KQ ơi”.

    Và lúc nào các anh KQ cũng sẵn sàng. Chiến thắng Cổ Thành Quảng Trị ư? Mấy ai đã biết cái Cổ Thành là cái chi chi nếu chị không phải là người Huế, anh không quê Quảng Trị.


    Thành cao hào sâu nếu không có hỏa lực KQ tiếp sức thì phải cần bao nhiêu xương và máu mới chiếm được Cổ Thành? Có mấy ai biết rằng trung bình mỗi ngày có tới hằng trăm TQLC được gói poncho để dưới chân tường thành làm nấc thang cho đồng đội tiến lên và tiếp tục gục ngã!


    Không biết trong số những anh KQ cỡi A..37, AD6, Gunship UH1D, Thundership, Phantom, Cô-Ba, Cô-Loan để giúp TQLC chúng tôi thanh toán mục tiêu Cổ Thành thì có anh KQ nào mang tên Nguyễn Văn Ức, Nguyễn Duy Diệm, Võ Ý, Phan Trừng, Nguyễn Xuân Huề, Lê Hồng Triển, Định Lắc, Vinh Đèo, Lữ Minh Đức, Trực Khều, Nguyễn Văn Tỏ, Minh Lõ, Phạm Đình Khuông, Nguyễn Hoàng Vân, Nguyễn Viết Trường, v.v…hay không?


    Ngoài những anh KQ ngoài chiến trường mà tôi yêu mến, còn có những Không Quân ở hậu phương tôi hằng kính phục, dù đã 40 năm qua. Khi viết những dòng này tôi không còn nhớ quý vị ấy mang cấp bậc gì, chức vụ cao thấp ra sao mà chỉ nhớ đến những biệt danh mà thuộc cấp ưu ái dành tặng cho họ. Họ là “Anh Sáu Lèo, Anh Năm Vinh”.


    Trận Mậu Thân 1968 tại Saigon, đơn vị TQLC chúng tôi “bị” đặt dưới quyền sử dụng của Tổng Giám Đốc Cảnh Sát và Giám Đốc Đài Phát Thanh. Tôi dùng chữ “bị” vì một lính tác chiến rất ngại đến gần, nói thẳng ra là không có cảm tình với mấy ông quan to ở thành phố, nhưng sau một thời giam làm việc dưới quyền của các ông, mọi ác cảm trong lòng tôi phải nhường chỗ cho sự kính phục.


    Mới đây tôi có viết lại những kỷ niệm này trong câu chuyện “Vui Xuân Quên Nhiệm Vụ”, trong đó có nhắc tới anh “Năm Vinh” tức Không Quân Vũ Đức Vinh, Tổng Giám Đốc đài phát thanh đã thưởng cho đơn vị tôi một tấm “lắc” vì đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ và ông hứa sẽ gửi cho những băng nhạc Thái Thanh, nhưng vì đơn vị tôi đi hành quân liên miên và không có địa chỉ cố định nên không nhận được.


    Khi nhắc lại kỷ niệm vui này với tấm lòng kính trọng các anh, tôi thật tình không hề có ý “khiếu nại” và cũng không biết “Anh Năm Vinh” ở nơi nào trên trái đất này. Nhưng thật bất ngờ một thời gian sau, sau khi bài viết được đăng, tôi nhận được 4 DVD nhạc của Thái Thanh do chị Vũ Đức Vinh và cháu Tùng gửi đến.


    Thật là quá ngạc nhiên và cảm động nhưng cũng thật bối rối không biết phải nói làm sao, đã năm lần bẩy lượt tôi cố gắng viết câu chuyện: “Món quà vô giá nhận được sau 40 năm” để tạ lỗi cùng chị và gia đình anh Năm Vinh nhưng không đủ ngôn ngữ để trình bày những điều muốn nói! Thôi thì nhân dịp nói về những KQ, tôi cám ơn chị và cháu Tùng về món quà vô giá đó và xin chị tha thứ nếu những kỷ niệm vui tôi nhắc về anh khiến chị buồn..


    Còn ông KQ “Sáu Lèo”, Đại Đội 1 TĐ2/TQLC tôi bị biệt phái cho TGĐ Cảnh Sát, Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan.. Chúng tôi chạy theo ông muốn hụt hơi. Lúc nào ông Sáu cũng áo giáp phanh ngực, đưa cái đầu trần trán hói chạy như con thoi khắp thành phố Saigon Chợ lớn.

    Nơi nào có VC, có tiếng súng nổ là ông phóng xe jeep chạy đến trước, Cảnh Sát Dã Chiến theo liền sau rồi mới tới TQLC chúng tôi, đúng ra là theo thứ tự phải ngược lại. Sự dũng cảm và noi gương của ông khiến “Anh Sáu” bị thương trong khi TQLC chúng tôi chưa kịp xuống xe.


    Dù ở chiến trường hay hậu phương và nhất là sau ngày 30/4/75 ở trong tù, tôi thấy các anh, những cái tên KQ quen thuộc vẫn giữ được phong thái phi công hào hoa và quả cảm của những chàng Không Quân Việt Nam Cộng Hòa.


    Nhân dịp Đại Hội KQ.64 ABCD xin chân thành gửi đến tất cả các anh lời cám ơn đã SOL chúng tôi, “Save Our Lives” cứu chứ không phải bán sol. Huynh đệ chi binh QLVNCH chẳng bao giờ bán nhau.

    Chúc các anh mãi mãi vẫn đủ sức khỏe để bay bổng và chúc quý vị “lái phi công” luôn điều khiển được những con chim sắt.
    Bắt chim… sắt phải nghe lời./.


    CaptovanK19











  3. #213
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    BÔNG LÚA CHÍN LÀ BÔNG LÚA CÚI ĐẦU !

    Tâm An






    Nhớ hồi vợ chồng tôi và hai đứa con nhỏ (một trong hai đứa còn nằm trong bụng mẹ, tháng thứ 6) xuất cảnh đi Mỹ.

    Vì trường hợp phụ nữ mang thai nên IOM (cơ quan di dân quốc tế) thu xếp cho riêng chúng tôi đi đường bay quá cảnh phi trường Kyoto Nhật Bản thay vì đường ghé Hàn quốc như những gia đình khác cùng đợt hồ sơ, như vậy chúng tôi sẽ được rút ngắn chuyến đi gần nửa ngày.

    Sự tử tế chu đáo và bất ngờ này của một cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc, ‘người dưng nước lã' hoàn toàn xa lạ, làm tôi cảm động. Tiền mua vé máy bay cho tất cả những di dân diện tị nạn đều do IOM cho vay trước, chúng tôi sẽ trả góp sau khi đã an toàn định cư ở quốc gia mới.
    Gia đình nhỏ chúng tôi ghé đến phi trường Nhật, te tua xơ mướp vì mệt, lết tha lết thếch không giống ai giữa chuyến bay toàn hành khách sang trọng.

    Chúng tôi ngồi ở hàng ghế cuối, biết thân biết phận nên chờ cho mọi người ra hết mới dắt díu nhau ra sau cùng.
    Vậy mà vừa bước ra khỏi cửa máy bay, một tình nguyện viên của IOM, một thanh niên (sinh viên) người Nhật sáng sủa cao ráo, mặc bộ vest rất chỉnh tề, đứng sẵn đó, thấy chúng tôi là gập người chào cung kính.

    Cầm trên tay tấm giấy lớn ghi tên chúng tôi nhưng thực ra anh ta chẳng cần nữa vì quá dễ nhận ra cái gia đình nghèo vừa rời khỏi đất nước nghèo này.
    Chúng tôi sững người, ngượng nghịu lúng túng trước cái cúi chào đặc biệt của người Nhật lần đầu tiên trên đời mình được nhận.
    Sau đó anh chàng kính cẩn ân cần, cố đi thật chậm để bà xã tôi không phải vội, dù đôi chân cao ngồng của chàng ta chỉ cần sải một bước là bằng chúng tôi đi ba bước.

    Anh chàng nói tiếng Anh chậm rãi và cố tình chọn những từ dễ đến nỗi đứa dốt sinh ngữ như tôi cũng hiểu ngay.
    Cái cách anh chàng tế nhị đưa chúng tôi đến nhà vệ sinh và sẵn sàng kiên nhẫn chờ ở ngoài làm tôi càng phục lăn!

    Nước Nhật giáo dục kiểu gì mà người trẻ của họ tuyệt vời đến thế này nhỉ?
    Rồi anh chàng chậm rãi dẫn chúng tôi đi dọc các hành lang sân bay quốc tế rộng mênh mông để đến cổng chờ chuyến bay đi Mỹ.
    Tôi nhớ chúng tôi đi bộ gần nửa tiếng mới tới. Cung cách của anh chàng không khác gì đang hộ tống những nhân vật quan trọng. À không, đang ấm áp đón tiếp những người rất thân thiết.

    Tôi nghĩ người thân ruột thịt cũng không ân cần được đến thế!
    Đến nơi, anh chàng lại cung kính và áy náy xin lỗi vì bận việc phải đi gấp.
    Anh chàng nói sẽ gọi điện nhờ một người bạn đến ở với chúng tôi trong 8 tiếng chờ đợi.

    Thì ra anh chàng đã gọi phone nhờ cô người yêu của mình từ hồi nào.
    Cô ấy đến, cũng là sinh viên, nhỏ nhắn dễ thương, vừa đẹp vừa hiền, đem theo bữa cơm đắt tiền mua ở nhà hàng cùng một giỏ trái cây.
    Vừa gặp chúng tôi, cô ấy cũng gập người chào rất lễ phép.
    Tôi lại một lần nữa xúc động khi hiểu ra IOM có đặt sẵn suất thức ăn nhanh ở phi trường cho chúng tôi, nhưng đôi bạn trẻ này muốn đãi 'bà bầu' và hai em bé một bữa chu đáo hơn bằng chính tiền túi của họ.
    Không còn biết nói gì nữa khi nhìn cô gái Nhật dịu dàng dọn bữa ăn vẫn còn nóng ra chiếc băng ghế phi trường, chén đũa đàng hoàng, mời chúng tôi, ngồi 'hầu' bên cạnh chúng tôi với nụ cười luôn nở trên khuôn mặt dễ mến, ân cần hỏi han vợ con tôi.

    Tôi không còn tâm trí đâu mà thưởng thức món ăn.
    Mỗi một miếng đưa lên miệng là mỗi hạt ngọc hạt vàng!

    Tôi cảm thấy mình không xứng đáng ngồi đó để được cô bé tiếp đãi như thế này.
    Tôi xin kiếu, xin được đi lòng vòng để ngắm cái phi trường hiện đại, để trố mắt nhìn cái thế giới khác hẳn thế giới quen thuộc của mình ở quê hương.
    Nói thật, suốt đời còn lại chúng tôi không thể quên sự tử tế và khiêm nhu của hai người bạn trẻ Nhật ấy!

    Con gái đầu của chúng tôi năm đó mới 8 tuổi, nó nói lớn lên, quốc gia đầu tiên con phải đi thăm, trước cả về thăm quê hương Việt Nam, nhất định phải là nước Nhật!

    Gần đây tôi mới biết câu thành ngữ cổ xưa của người Nhật: "Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu".

    Bao thế hệ đi trước của người Nhật đã truyền lại lời dạy đó cho con cháu:

    Một cây lúa khi được mùa, trĩu hạt, thì nó biết cúi đầu.
    Khi mình đã sung túc thịnh vượng, không được nghếch mặt lên trời tự mãn kiêu căng, nhưng biết cúi mình để
    kính trọng và yêu thương người khác!
    “Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu” câu châm ngôn của người Nhật Bản
    実(みの)る程頭(ほどあたま)の下(さ) る稲穂(いな
    Last edited by thuykhanh; 07-23-2019 at 09:10 AM.

  4. #214
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342





    Mời nhấn chuột lên hình để xem
    Last edited by thuykhanh; 08-27-2019 at 03:35 PM.

  5. #215
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Chuyện cổ tích từ một cuộc chiến

    Tác giả: Daniel Hautzinger
    Dịch giả: Đông Kha
    ​5-9-2019

    Câu chuyện cảm động về lời hứa 40 năm của người lính Mỹ với một em bé Hội An


    Phil Seymour là trung sĩ của Đại đội C, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn TQLC, Sư đoàn TQLC 1 của Hoa Kỳ,
    ông đến Việt Nam vào tháng 12 năm 1966 và bị thương chỉ 1 tháng sau đó.
    Tháng 6 năm 1967, Phil đóng quân ở một đảo nhỏ gần Hội An – Đà Nẵng, nhưng thường xuyên vào đất liền
    và tham quan ở Hội An.
    Trong những chuyến đi như vậy, Phil thường mang theo một chú chó nhỏ đằng sau balo của mình. Chú chó
    này tên là Boot, được ông cứu trong một lần hành quân ở trong rừng. Lúc đó Boot còn chưa dứt sữa.

    Mỗi khi Phil và đồng đội chèo thuyền ghé vào đất liền, những đứa trẻ trong làng chạy ùa tới để hỏi xin các loại
    “đồ Mỹ” như kẹo, đồ hộp và cả thuốc lá. Thường thì toán lính Mỹ này sẽ chia cho bọn trẻ những thứ này trong
    khẩu phần của họ.

    Trong số những đứa trẻ đó có một em tên Cam (có thể là Cẩm, Cầm…), luôn mặc đồ ngủ màu xanh và đi chân
    không.
    Cam không nhao nhao lên như những đứa trẻ khác mà đứng lùi về sau một chút.

    Ban đầu mấy người lính Mỹ tưởng Cam nhút nhát, tuy nhiên sau đó họ mới nhận ra là Cam rất khôn ngoan:
    Cậu không đến xin bằng tay không, mà mang đến những thực phẩm địa phương như dừa, chuối, chanh… để
    trao đổi.
    Vì vậy Cam rất được lính Mỹ yêu mến.

    Một ngày của tháng 6 năm 1967, cậu bé Cam – 9 tuổi – tặng một quả chuối cho Phil. Trung sĩ Phil Seymour đang
    chuẩn bị rời vùng đất miền Trung này để đi nghỉ 1 tuần ở Thái Lan.
    Phil hỏi Cam muốn ông tặng quà gì. Thật ra một cậu bé nghèo ở làng quê heo hút này không thể biết là Thái Lan ở đâu, có món gì để mà đòi hỏi. Cậu nói tiếng Anh không được tốt lắm, suy nghĩ 1 chút rồi nó chỉ vào cái đồng hồ mà Phil đang đeo. Trung sĩ Phil đồng ý.

    Ở Thái Lan, Phil quên béng lời hứa về cái đồng hồ. Thật ra một anh lính đi lịch nghỉ phép thì chỉ nghĩ đến việc ăn chơi, không có nhu cầu đi mua sắm. Hết kỳ nghỉ phép, trở lại Hội An, rồi gặp lại Cam, ông mới chợt nhớ tới vụ cái đồng hồ.
    Khi thấy Phil về, Cam chạy ùa tới, hớn hở. Nhưng không có cái đồng hồ nào cả.

    Ngay sau đó, đơn vị của Phil rời vùng đất này để đến vùng phi quân sự, rồi tháng 1 năm 1968 thì ông rời Việt Nam.

    Phil cho biết rằng cuộc sống của ông rất bình lặng, không có nhiều thứ làm ông hối tiếc, ngoại trừ lời hứa không thực hiện được với một cậu bé ở vùng quê nghèo miền Trung Việt Nam. Đó thực sự là niềm hối hận lớn nhất trong đời của ông.
    Ông nghĩ sẽ phải mang niềm ân hận này theo cho đến khi lìa đời.

    Phil Seymour là người gốc Brookline, Massachusetts, ở lại quân ngũ thêm 27 năm, sau đó lấy bằng Master về Luật và trở thành luật sư ở Lầu Năm Góc, rồi làm Trưởng Công tố viên trước khi nghỉ hưu năm 1995.
    Ông đã nghĩ rằng mình không thể trở lại Việt Nam một lần nào nữa
    .
    Tuy nhiên vào năm 2007, vợ của Phil là Lynne cho ông biết là nhóm du lịch chung mà ông bà thường tham gia sẽ có một chuyến đến vùng Đông Nam Á và có dừng chân ở Hội An. Bà Lynne nói ông cân nhắc việc tham gia chuyến đi này, cũng là cơ hội để tìm lại Cam và thực hiện lời hứa 40 năm trước đó.

    Khi ông Phil về lại thì Hội An đã trở thành một thành phố du lịch nổi tiếng, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vì kiến trúc của nó hầu như không thay đổi so với thời điểm thành lập hồi thế kỷ 15, là nơi giao thương nhộn nhịp của người Việt Nam với người Hoa, Nhật và Âu tây sau này.

    Phil nghĩ rằng xác suất tìm lại được Cam gần như là số 0. Không biết Cam có sống sót qua được chiến tranh hay không, vì vùng đất này xưa kia rất ác liệt. Tuy nhiên Phil vẫn mang theo một cái đồng hồ trong chuyến du lịch này.

    Hướng dẫn viên đoàn du lịch của Phil là một người Hà Nội, nói rằng anh biết rất nhiều người ở Hội An nên sẽ giúp tìm Cam.
    Thật bất ngờ là sau ngần ấy năm, ông Phil vẫn còn giữ một số hình ảnh của gia đình Cam để mang đi hỏi thăm.

    Sau khi đến Hội An, nhận phòng xong thì cũng là lúc anh hướng dẫn viên người Việt gọi Phil xuống và qua bên kia đường.
    Không biết bằng cách nào, anh này đã tìm được một người đàn ông đội nón màu xanh, người này nhìn tấm ảnh của Phil và nói trong hình là cha của anh chụp chung với 3 người con, người con trai út trong hình chính là người đội nón xanh, và Cam chính là anh trai của anh. Ngay lúc đó, anh điện thoại để gọi Cam tới.

    Phil lên phòng khách sạn lấy máy ảnh và đồng hồ, rồi chạy xuống. Qua bên kia đường, Phil cũng vừa thấy Cam tới, lúc này Cam đã là một người đàn ông 49 tuổi, làm nghề thợ mộc.
    Hướng dẫn viên giải thích cho Cam hiểu câu chuyện. Anh ngơ ngác, không thể hiểu được có người đã đi nửa vòng trái đất, chỉ để gặp anh và đưa chiếc đồng hồ.

    Hướng dẫn viên chỉ ông Phil rồi hỏi Cam là có nhớ người đàn ông này không, Cam trả lời: “Có, ổng thường cõng con chó nhỏ trên lưng”.
    Người này hỏi về lời hứa chiếc đồng hồ 40 năm trước, Cam trả lời: “Có, lúc đó tui mới 9 tuổi, nói tiếng Mỹ bập bẹ, nên nghĩ rằng đã có sự hiểu lầm nào đó”.




    Theo chiều kim đồng hồ từ trái: Cam và anh trai; Cam và Phil Seymour trong cuộc hội ngộ 40 năm sau; Phil Seymour ở Việt Nam khi là lính Thủy quân Lục chiến; Cam và Phil Seymour năm 1967. Nguồn: Phil Seymour


    Ông Phil và hướng dẫn viên đã giải thích cho Cam hiểu là không có sự hiểu lầm nào cả, chỉ là do Phil đã thất hứa.
    Phil đưa cho Cam chiếc đồng hồ. Anh Cam rơi nước mắt. Họ cùng ôm nhau khóc.

    (còn tiếp)
    Last edited by thuykhanh; 09-07-2019 at 03:15 PM.

  6. #216
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Chuyện cổ tích từ một cuộc chiến

    ( Tiếp theo và hết)

    Hôm sau anh Cam mời ông Phil đến nhà ăn tối. Vợ anh tên là Nở, cùng cô con gái tên Vy chuẩn bị cho bữa ăn, còn vợ chồng Phil-Lynne và anh hướng dẫn viên ngồi ăn. Phong tục của Việt Nam là khách đến nhà chỉ có việc ăn, và ăn, sau đó là đi về.

    Vy – con gái đầu của anh Cam – lúc đó 28 tuổi, vừa mới kết hôn, nói rằng cô muốn được học đại học như 4 người em trai của mình, nhưng ở vùng quê này thì phụ nữ thường thiệt thòi, ít được học lên đại học.

    Trên đường về khách sạn, Lynne – vợ của Phil – suy nghĩ và ngỏ ý muốn giúp Vy được học đại học. Với sự liên lạc, giúp đỡ của anh hướng dẫn viên, Vy đã được đi học ở Sài Gòn cùng với 4 người em trai đã đi học hồi trước đó. Vy nhận bằng liên thông năm 2010 và bằng cử nhân năm 2012.

    Phil trở lại Việt Nam – có lẽ là lần cuối cùng – vào năm 2012 để dự lễ tốt nghiệp của Vy. Họ cũng mua vé máy bay cho vợ chồng Cam – Nở vào Sài Gòn. Đó cũng là lần đầu tiên Cam được đi máy bay, anh mang theo vô số quà quê để mở một bữa tiệc mừng tại nhà trọ của Vy. Lynne và Phil còn tặng cho Nở một lò vi sóng để giúp cô nấu ăn thuận tiện.

    Hiện tại Vy đang làm việc ở Sài Gòn, vẫn thường xuyên gọi điện cho vợ chồng Seymours.

    Một lời hứa tưởng như rất nhỏ, vô thưởng vô phạt, nhưng đã ám ảnh anh lính tên Phil trong 40 năm, khơi gợi lại cho ông những ký ức buồn về một vùng quê đau khổ, tan tác. Ông quyết chí tìm lại cậu bé năm xưa để xua đi nỗi đau đáu trong lòng.

    Phil cho biết:

    “Nếu tôi thất hứa với một người lớn nào đó thì tôi sẽ không bị mang một nỗi ân hận dai dẳng đến như vậy. Đằng này tôi đã hứa với một đứa trẻ tốt bụng, ngây thơ. Nó không thề thốt hay cầu xin gì cả, trên khuôn mặt lúc nào cũng có một nụ cười”.

    Chiến tranh mang lại những tổn thương khó lành trong tâm khảm những người lính tham chiến. Chính sự ngây thơ của Cam và những đứa trẻ xin kẹo khác đã làm dịu bớt những trăn trở không yên trong lòng người lính viễn chinh, giúp họ bình thản hơn để vượt qua được những hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc chiến.

    Thêm một số hình ảnh trong bài. Nguồn: Phil Seymour

    Căn cứ Thủy quân Lục chiến ở trên đảo. Nguồn: Phil Seymour

    Phil và chú chó Boot trên ba lô. Nguồn: Phil Seymour


    Cam và Phil Seymour năm 1967. Nguồn: Phil Seymour


    Lynne Seymour và Vy, con gái của Cam. Nguồn: Phil Seymour


    Đông Kha
    dịch từ: A Timely Reunion Across Four Decades and the Globe

    ---------

    Phụ chú:

    tk xin viết thêm, trong bài dịch giả đã dịch chữ " Asociate" là "liên thông".
    Để được dễ hiểu hơn, tk thay bằng chữ "Cao đẳng" quen thuộc cho chương trình 2 năm ở Đại học.
    Last edited by thuykhanh; 09-08-2019 at 03:17 AM. Reason: thêm phụ chú

  7. #217
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Nhịp tim của Mẹ





    Mời bấm lên hình để theo dõi


    Nguồn: từ trang Facebook của Đoàn Thị Duyên Anh




    Đoạn clip này cho thấy câu chuyện về một em bé có mẹ chết trong khi sinh em bé này.
    Trái tim của người mẹ đã được tặng cho một người đàn ông áo đen.
    Xem phản ứng của trẻ khi ông áo đen giữ trẻ.
    Đứa trẻ nhận ra nhịp tim của người mẹ.
    Clip này được ghi lại ở Singapore và lan truyền nhanh chóng. Đó là một clip vô giá.


    Last edited by thuykhanh; 10-15-2019 at 03:47 PM.

  8. #218
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Một thoáng Pleiku_ Phạm Tín An Ninh




    Last edited by thuykhanh; 12-26-2019 at 03:51 PM.

  9. #219
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    AI CŨNG CẦN MỘT VÒNG TAY ÔM

    Genny gửi đi dòng text cuối cho Dick, bạn trai và cũng là đồng nghiệp của cô ở sở cảnh sát Dallas,
    khi bước đến gần căn apartment của cô ở lầu 3. Lúc ấy khoảng gần 10 giờ đêm. Cô về muộn hơn
    mọi ngày sau ca trực kéo dài suốt 14 tiếng...
    Một ngày đầu tuần khá mệt mỏi và nhức đầu vì những chuyện lỉnh kỉnh chẳng đâu vào đâu.
    Cô cần nghỉ ngơi để lấy lại sức.


    Khi vừa tra chìa khóa vào ổ khóa cửa phòng, Genny cảm thấy có điều gì bất thường.
    Cô luôn cẩn thận khóa cửa, tắt đèn mỗi khi rời nhà.
    Cửa dường như không khóa, cô xoay nhẹ tay nắm cửa, cánh cửa mở he hé.
    Genny khẽ giật mình, đặt tay lên báng súng như một phản xạ tự nhiên.

    Ánh đèn vàng từ bên trong hắt ra. Genny suy nghĩ thật nhanh. Ngoài Dick ra, không ai
    biết chỗ ở của cô. Kẻ nào đã đột nhập vào phòng cô?... Genny rút súng, lùi lại một bước,
    tay giơ cao khẩu súng ngắn, chân đạp mạnh vào cánh cửa.
    “Đứng yên tại chỗ. Giơ tay lên!” Genny hét lớn. Cửa mở toang. Cô trông thấy một gã
    đàn ông ngồi dựa lưng trên ghế sofa, hai chân duỗi thẳng, tay cầm vật gì đó.


    “Bỏ ngay cái đó xuống. Giơ hai tay lên!” Genny nắm chặt khẩu súng bằng cả hai tay,
    mũi súng chĩa thẳng về phía kẻ lạ mặt.


    Trước mắt cô là gã đàn ông da màu lạ hoắc. Gã mặc quần short, tay cầm vật gì lấp lánh
    cô không nhìn thấy rõ. Gã chồm người dậy, nhìn chòng chọc vào cô.


    “Giơ hai tay lên! Bỏ cái đó xuống ngay, nếu không tôi bắn.” Genny quát lên và lùi lại
    một chút, hai tay vẫn nắm chặt khẩu súng.

    Gã đàn ông đứng bật dậy, dáng cao lớn, khệnh khạ̣ng.

    “Hey! Hey! Hey!” Gã trợn mắt, xăm xăm bước về phía cô.

    “Đoàng! Đoàng!” Genny nổ liền hai phát. Gã bật ngửa ra sau, nằm ngay đơ, đầu gối lên
    thành ghế sofa.


    Suốt những năm hành nghề cảnh sát, Genny vẫn được đồng nghiệp thán phục về
    tài thiện xạ, đã bắn thì không trật vào đâu được. Cô từ từ bước qua cửa, men sát theo
    vách tường rồi lọt hẳn vào phòng trong lúc hai tay vẫn không rời khẩu súng, hai mắt
    vẫn chăm chăm nhìn xuống thân hình bất động dưới chân sofa.

    Gã da màu nằm im không nhúc nhích, máu loang trước ngực.


    Genny đảo mắt một vòng, nhìn quanh. Và, chỉ trong một vài giây, trong ánh sáng
    mờ mờ của ngọn đèn phòng khách, cô nhận ra điều gì khác thường... Cô lắc lắc đầu
    mấy cái cho thật tỉnh táo. Genny bỗng lạnh sống lưng.
    Cô thấy chóng mặt, rồi khẩu súng trong tay rớt xuống lúc nào cô không hay.


    Đây không phải là căn apartment của cô. Cô đã vào nhầm phòng.

    Genny vội quỳ xuống bên người đàn ông. Gã nằm ngửa, hai mắt mở lớn, trợn trừng...
    Bàn tay phải mở ra cho thấy vật trong tay gã là chiếc muỗng nhôm. Một ly kem ăn dở
    và hộp kem mở nắp ở trên chiếc bàn thấp cạnh sofa. Máu vẫn loang trên sàn nhà...


    Genny ngồi bật dậy, hoảng hốt... Cô đã làm gì vậy? Cô đã giết người. Rồi Genny lại
    quỳ xuống, đặt tay lên ngực gã... Cô nhớ tới những thao tác CPR từng ứng dụng.
    Vô ích, viên đạn trúng ngay tim. Dưới chân cô đã là một xác chết. Cô nhìn lại bàn tay
    mình. Máu.
    Genny cố trấn tĩnh, gọi số 911 trước khi gieo mình xuống chiếc sofa mà người đàn ông
    đã ngồi trước đó ít phút…


    Tiếng tivi ở góc phòng phát đi bản tin về vụ cướp ở đâu đó. Genny nghe tiếng lao xao
    và tiếng chân người từ ngoài hành lang...



    *********************************************

    Phiên tòa bước sang ngày thứ 5, dự trù sẽ đưa ra phán quyết chung thẩm. Genny trông
    hốc hác, hai mắt trũng sâu vì thiếu ngủ. Cô phải trả lời nhiều câu hỏi từ công tố viện.

    Trả lời câu hỏi đầu tiên, Genny nói cô không biết gì về Bruce, người hàng xóm đã
    thiệt mạng vì hai phát súng nghiệt ngã của cô đêm ấy. Người thanh niên da màu chết
    bất ngờ, không hiểu được vì sao mình phải chết.


    Bruce ở lầu số 3, trong căn phòng ngay bên dưới phòng của Genny ở lầu 4.
    Anh là nhân viên kế toán của một công ty tài chánh. Bruce kém cô ba tuổi, là một thanh
    niên hiền lành và tốt bụng, hay giúp đỡ người khác.
    Ngoài công việc ở sở, anh là thành viên của Hội đồng Mục vụ Giáo xứ tại một nhà thờ
    ở địa phương trong nhiều năm.


    Công tố viên muốn cô diễn lại trình tự mọi chuyện xảy ra vào hôm ấy, và phóng ra
    liên tiếp những câu hỏi như không để cô có thì giờ đắn đo suy nghĩ.


    “Chuyện gì làm cô không tỉnh táo hôm ấy?”

    “Tôi không rõ. Có thể tôi đã làm việc quá sức. Tôi đã làm đến hơn 14 tiếng thay cho
    người bạn trong sở nghỉ bệnh.”


    “Còn gì nữa?”

    “Tôi về muộn, khá mệt mỏi sau một ngày dài làm việc. Từ lúc xuống xe ở parking,
    tôi vừa đi vừa text message với người bạn cùng sở nên không nhận ra mình đang ở
    lầu 3 chứ không phải lầu 4.”


    “Mỗi phòng đều có tấm biển ghi số phòng gắn trên cửa, cô không nhìn số phòng?”

    “Không,” Genny lắc đầu. “Phòng tôi ở dãy bên tay phải, cạnh phòng cuối cùng của
    hành lang. Rất dễ nhận biết, tôi cứ đi thẳng tới đó.”


    “Khi mở cửa phòng, cô không nhận ra đấy không phải là phòng mình?”

    “Không,” Genny lắc đầu. “Đèn không đủ sáng. Cách bài trí nơi phòng khách khá giống
    với phòng tôi. Bộ sofa cũng gần như cùng một kiểu, một màu.”


    “Cô nghĩ gì và phản ứng thế nào vào lúc ấy?”

    “Một kẻ lạ nào đó đột nhập phòng mình. Tôi rút súng ra. Tôi cần phản ứng thật nhanh,
    nghề nghiệp dạy tôi như vậy.”


    Công tố viên không hỏi tiếp. Phòng xử chìm trong im lặng vài phút.

    “Cô nghĩ gì trong đầu khi nổ súng vào người đó?”

    “Tôi sợ,” Genny trả lời, giọng run run. “Tôi yêu cầu anh ta đứng yên và giơ tay lên đến
    mấy lần, nhưng anh ta bỗng hét lớn “Hey, hey, hey!” như bị kích động và sấn về phía tôi.
    Tôi nghĩ anh ta sẽ giết mình. Tôi không còn cách nào. Bắn chậm thì chết.” Genny khóc
    nức lên...


    Nhiều tiếng lào xào... Bà thẩm phán Tammie nhìn Genny chăm chú, khẽ gật gù.

    “Tôi ngu ngốc quá...!” Genny nói trong tiếng nấc. “Tôi muốn được trừng phạt.”

    “Cô nói tiếp đi, rồi sao nữa? Mọi người vẫn đang nghe cô.” Thẩm phán Tammie lên tiếng.

    “Tôi thấy mình thật xấu xa, kinh tởm.” Genny nói nhỏ, cúi gầm mặt. “Tôi thù ghét tôi
    mỗi ngày. Tôi biết mình sẽ không bao giờ tìm được một ngày bình yên trong suốt phần đời
    còn lại.”


    Genny sẽ nhận bản án chung thẩm hôm nay. Việc xét xử và nghị án có khuynh hướng
    bất lợi cho cô trong bối cảnh khá căng thẳng do những đợt biểu tình phản đối tình trạng
    bạo hành của cảnh sát đối với người da màu gần đây vẫn chưa lắng xuống.

    Công tố viện có vẻ muốn cáo buộc tội sát nhân cho cô hơn là ngộ sát để làm dịu bớt
    những làn sóng phẫn nộ. Trong suốt phiên xử Genny tránh cái nhìn từ phía những người
    thân của Bruce. Cô tin là họ căm ghét cô và chỉ muốn cô phải chịu bản án nặng nhất.


    Công tố viện đề nghị bản án 28 năm tù giam, bằng con số tuổi của Bruce vào ngày
    sinh nhật của anh ta trong tháng này nếu như anh còn sống. Genny đã lấy đi những năm
    tuổi đẹp nhất của anh ta và cô phải trả lại đúng số năm ấy.


    Sau nhiều giờ nghị án của bồi thẩm đoàn, Genny sau cùng nhận phán quyết chung thẩm
    là 10 năm tù giam và có thể xin được ân xá sau 5 năm ngồi tù.
    Những nguời thân trong gia đình nạn nhân được phép lên tiếng. Alice, mẹ của Bruce,
    chỉ sụt sùi kể lể, không nói được gì nhiều. Beck, ông bố, lắc lắc đầu tỏ dấu không muốn
    lên tiếng.
    Mọi người hướng về Ben, em trai của Bruce, người nói những lời sau cùng.
    Chàng trai 18 tuổi, mặc bộ vest đen chỉnh tề, đeo kính trắng, khuôn mặt có nét từa tựa
    ông anh cậu.


    “Tôi không ghét chị, cho dù chị đã làm chúng tôi phải xa lìa Bruce.” Ben cất tiếng sau
    ít giây im lặng.
    Cậu đưa mắt về phía Genny, nói chậm rãi. “Tôi thực lòng mong muốn những điều tốt lành
    cho chị. Tôi cũng không muốn chị phải vào tù một ngày nào. Và tôi tin là Bruce, anh tôi,
    cũng muốn như vậy. Tôi hiểu Bruce hơn ai hết. Anh ấy rất mau quên và dễ tha thứ,
    anh ấy không muốn chị phải vào tù đâu. Anh ấy chẳng oán ghét ai bao giờ, và cũng chẳng
    muốn làm ai buồn khổ. Những gì tôi nói ra đây là những điều tôi học được từ Bruce. Giá như
    anh ấy có ở đây thì anh ấy cũng sẽ nói giống như tôi vậy.
    Việc đã rồi, chị đâu có muốn như thế, phải không? Chẳng ai muốn như thế cả.”


    Ben ngừng lại. Phòng xử không một tiếng động. Mọi người im lặng, chờ nghe cậu nói tiếp.
    Ben nhìn thật lâu vào đôi mắt Genny đỏ hoe.


    “Anh ấy chắc chắn tha thứ cho chị. Chị cũng cần tha thứ cho chị.”
    Ngừng một chút, Ben nói tiếp, “Nếu chị không làm được vậy, chị hãy tìm đến với Chúa.
    Một khi chị biết lỗi và hối lỗi thì Chúa sẽ tha thứ cho chị. Phần tôi..., tôi cũng tha thứ cho chị.”


    Ben lại ngừng một chút, rồi cậu hướng cái nhìn về bà thẩm phán Tammie.

    “Liệu tôi có thể dành cho chị ấy một cái ôm không?”

    Không có tiếng trả lời.

    “Tôi có được phép ôm chị ấy không?” Ben hỏi lại lần nữa, giọng khẩn khoản.
    “Tôi được phép chứ? Xin cho tôi...”


    “Được,” bà thẩm phán nói, sau ít giây bối rối.

    Ben rời bàn, bước xuống. Phía bên kia, Genny đưa mắt nhìn viên cảnh sát bên cạnh cô.
    Anh ta đứng lặng yên, không nói năng gì. Cô bước ra khỏi hàng ghế tiến về phía Ben.
    Khi tới gần Ben, cô dang rộng cánh tay, lao vào ôm chầm lấy cậu. Hai cánh tay cô quấn
    chặt cổ cậu.


    Mọi người nghe rõ tiếng khóc nức lên của hai người.

    Ben ôm lấy tấm lưng Genny, hai bàn tay cậu xòe rộng xoa xoa, vỗ dọc lưng cô.

    “Em tha thứ cho tôi?” Genny thì thầm. “Tôi không nghe lầm chứ? Tôi muốn được nghe lại
    một lần nữa. Xin làm ơn...”


    “Tôi tha thứ cho chị.” Ben khẽ nói. “Bruce muốn tôi làm việc đó. Anh ấy và tôi tha thứ cho chị.”

    Genny áp mặt vào ngực Ben. Cô buông lỏng đôi tay, rồi cô lại ôm chặt lấy Ben lần nữa.

    “Thế còn những người khác trong gia đình em?”

    “Tôi không rõ, tôi tin mọi người rồi sẽ tha thứ cho chị.” Ngừng một chút, Ben nói, “Tin tôi đi,
    khi tìm đến với Chúa, chị sẽ được bình an thôi. Hãy can đảm lên, chị hứa với tôi đi.”


    “Tôi hứa, tôi hứa...” Genny nghẹn lời. Khuôn mặt cô đầm đìa nước mắt.

    “Peace be with you,” (chúc chị được bình an) Ben thì thầm lời cuối trong lúc chậm rãi buông cô ra.

    Không một ai trong phòng nghe được họ nói gì. Viên cảnh sát dìu Genny về lại chỗ ngồi.

    Ben quay nhìn Genny trong một thoáng trước khi rời phòng xử.

    Ted, luật sư biện hộ cho Genny, chìa tay bắt tay bố của Ben khi hai người cùng bước ra
    ngoài hành lang.


    “Cậu bé này tốt hơn chúng ta rất nhiều, bản thân tôi phải học nhiều ở cậu. Chỉ có chiếc ôm
    ấy mới chữa lành được những vết thương.”


    “Đúng thế,” Beck khẽ gật gật đầu.

    Rồi ông quay nhìn con trai mình đứng phía sau, đưa ngón tay cái lên. Hai bố con cùng bước
    xuống những bậc thang cấp của tòa án.


    “Vậy là xong,” Beck siết chặt vai cậu, nói. “Bố cám ơn con. Bố yêu con, Ben. Bây giờ Bố cảm
    thấy nhẹ nhõm.
    Tạ ơn Chúa, giờ đây Bố Mẹ vẫn có con bên cạnh. Tất cả rồi sẽ qua đi. Chúng ta
    cần phải sống.
    Mọi người cần phải sống. Chúng ta không để bất cứ thứ gì đè nặng trái tim mình.”


    Ben im lặng, cậu cũng nghĩ như bố.

    “Mỗi người một phần số,” Beck nói tiếp. “Chúng ta không làm khác đi được, nhưng chúng ta có
    thể làm nhẹ bớt phần nào những gánh nặng.
    Ai cũng cần một vòng tay ôm.”


    Ben vẫn im lặng. Cậu hít sâu và thở ra một hơi dài. Cậu cũng cảm thấy nhẹ nhõm như bố.

    Chiều xuống dần. Hai bố con sánh đôi bên nhau. Beck lại bóp nhẹ mấy cái vào vai Ben. Và ông
    choàng hẳn tay qua vai cậu, rồi khoác vai cậu bước đi thân mật như hai người bạn.


    “Bố nói đúng,” Ben thầm nghĩ. “Ai cũng cần một vòng tay ôm.”

    (Phỏng theo bản tin báo The Dallas Morning News, 2/10/2019)


  10. #220
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    SÀI GÒN KHÔNG GIÀU TỪ ĐỒNG TIỀN DƠ BẨN-
    CHÉM CHẶT ĐỒNG BÀO MÌNH LÚC KHÓ KHĂN!

    Bài & ảnh : Cù Mai Công




    (Sài Gòn dung nạp tất cả. Và Sài Gòn giàu nhất nước. Như Mỹ, dung nạp hết nên Mỹ giàu nhất thế giới)

    Trưa 30.1.2020 (mùng 6 Tết Canh Tý), bà con các tỉnh tấp nập đổ về Sài Gòn sau tết - như bao đời nay.
    Trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, một bạn trẻ người Sài Gòn đón bạn mình dân tỉnh từ bến xe chở bạn về nhà trọ.

    Sài Gòn cưu mang tất cả, dung nạp tất cả. Không ai có thể kể hết bao nhiêu bài viết xưa nay về nét đẹp ấy
    của người Sài Gòn. Nói thêm cũng bằng thừa.

    Chỉ xin dẫn lời nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung, một người con xứ Nghệ phát biểu ngay mùng 6 tết này:
    "Tuy không sinh ra, lớn lên ở TP.HCM nhưng tôi lại rất yêu TP này. Bởi lẽ nó đã cưu mang mình và thấy nó đẹp
    theo cách của mình.

    Việt Nam có 63 tỉnh, thành thì người từ 62 tỉnh, thành còn lại đến TP.HCM sống, họ không gặp khó khăn trong
    quá trình hội nhập. Tính mở của người Sài Gòn luôn cao nhất trong các tỉnh, thành. Và lạ lùng là cũng không ai
    dám vỗ ngực xưng tên mình là người Sài Gòn bởi tính mở vốn có này.

    TP.HCM là TP của người nhập cư, là nơi ai cũng thấy “thuộc về” nhưng không ai bày tỏ “sở hữu” nó hết".

    Tết này, trong sự hốt hoảng trước đại dịch Corona, sân bay Nội Bài đã từng bán 1 khẩu trang bình thường
    (mà tôi thỉnh thoảng mua 30.000đ/hộp 50 cái) 35.000đ/cái. Dư luận kêu quá thì...phát miễn phí chuộc lỗi.

    Đó không phải là cá biệt khi có nơi, có cửa hàng, siêu thị rao bán mấy trăm ngàn 1 hộp khẩu trang vốn chỉ
    vài chục ngàn.
    Đến mức Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế, Bộ Y tế Nguyễn Minh Tuấn bảo:
    "Nếu tăng giá khẩu trang có thể bị xử phạt".

    Nói vậy nhưng "bóng tối ngay chân chiếc đèn dầu" khi chính Đường dây nóng của ngay Bộ Y tế tư vấn về
    Corona một phút 5.000 đồng.
    Dư luận phản đối dữ dội.

    Chiều 31.1, ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông, Bộ Y tế cho hay:
    Bắt đầu từ 0 giờ ngày 1.2, người dân gọi tới đường dây nóng cung cấp thông tin và phòng dịch do virus corona
    gây ra tới số máy: 19003228 sẽ được miễn phí.

    Người Sài Gòn không có cái tính lượm bạc cắc trên nỗi lo của bà con mình như vậy.
    Ngay lúc này, trên nhiều đường phố Sài Gòn, người Sài Gòn đang phát khẩu trang miễn phí khắp mọi nơi,
    từ cột đèn đỏ, vỉa hè, công viên ... Đâu đâu chúng ta cũng có thể kiếm cho mình 1 chiếc khẩu trang từ
    lòng nhân ái yêu thương đồng loại, đồng bào mình của người Sài Gòn.

    Nhóm bạn Nguyễn Hoàng lẳng lặng cho biết: "Nhóm mình hôm nay tiếp tục phát khẩu trang miễn phí cho
    mọi người. Ai cần khẩu trang, ra ngay ngã tư Nguyễn Trãi - Nguyễn Văn Cừ nhé. Tiếp tục chung tay ứng phó
    bệnh dịch cùng người dân".


    Hai ngày nay, ca sĩ Pha Lê cũng cùng bạn bè tình nguyện cũng đã phát trên dưới 200 ngàn khẩu trang
    trên đường phố, cổng bịnh viện ở Sài Gòn từ quỹ kêu gọi của cô.
    Người Sài Gòn hưởng ứng mạnh mẽ: số tiền đến nay đủ để cô tiếp tục đặt khoảng 1 triệu khẩu trang
    cho những ngày sắp tới.

    Xin nói thêm: ca sĩ Pha lê là người Hải Phòng và tết này là lần đầu tiên cô ở lại ăn tết ở Sài Gòn.
    Phải chăng tình người Sài Gòn với Pha Lê đã khiến Pha Lê "đền trả" lại?

    Sài Gòn là ai? Là tất cả những ai đến đây, ở lại đây và sống theo cách sống của nó: chia sẻ hào phóng.
    Như ngày nào, như bao thế hệ các nơi đến Sài Gòn, được Sài Gòn cưu mang và thành người Sài Gòn
    từ lúc nào, cưu mang lại người khác.

    "Rồng chầu xứ Huế
    Ngựa tế Đồng Nai
    Nước sông trong chảy lộn sông ngoài
    Thương người xa xứ lạc loài tới đây
    Tới đây thì ở lại đây
    Khi nào bén rễ xanh cây mới về".
    (Ca dao)

    Sài Gòn dung nạp tất cả. Và Sài Gòn giàu nhất nước, với tổng số tiền giao nộp ngân sách năm 2019 là
    410.000 tỉ đồng = bằng 53 tỉnh thành cả nước từ dưới lên.

    Như Mỹ dung nạp hết nên Mỹ giàu nhất thế giới.
    Mỹ chắc chắn không ngu. Vậy Sài Gòn có "ngu" không? Không! Sài Gòn đủ "khôn" để biết mình
    không giàu với những trò ranh ma quỷ quái lừa đảo; lượm bạc cắc mà nghĩ mình khôn.


    Nói như ông bà xưa: "Dại như mê mà lấy làm khôn".

    "Khôn ranh, khôn lọc, khôn lừa - Trong ba khôn ấy thì chừa khôn đi" (Ca dao)


 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:00 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh