Register
Page 1 of 23 12311 ... LastLast
Results 1 to 10 of 222

Thread: Văn hóa

  1. #1
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Văn hóa

    Từ sự kiện Formosa Hà Tĩnh

    “TRUNG QUỐC HÓA” VIỆT NAM




    Trong một bài viết, giáo sư-tiến sĩ Canada gốc Hoa, Khương Văn Nhiên (Wenran Jiang; Đại học Alberta), nhận xét:
    “Các công ty Trung Quốc trả lương thấp lại buộc công nhân làm việc thêm giờ; làm thế nào người ta kỳ vọng họ
    đối xử khác như thế ở nước ngoài? Với 6.700 công nhân mỏ than chết bởi tai nạn hầm mỏ mỗi năm (17 người/ngày)…,
    làm thế nào người ta có thể hy vọng các doanh nghiệp Trung Quốc hành xử tử tế hơn đối với những nơi khác trên
    thế giới?…


    Trung Quốc đang tàn phá nghiêm trọng hệ sinh thái nước họ trong quá trình hiện đại hóa cực nhanh; làm thế nào
    người ta có thể hy vọng họ ý thức áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường theo chuẩn phương Tây ở những
    nơi khác?”.
    Cùng với việc xuất khẩu lực lượng lao động, xuất khẩu hàng hóa, “xuất khẩu” lực lượng lao động thất nghiệp trong
    nước…, Trung Quốc còn “xuất khẩu” cả văn hóa bê bối và bất lương trong đầu tư-kinh doanh. Bất cứ nơi nào đến,
    họ cũng tàn phá và hủy diệt môi trường theo cách hệt như họ đối xử với con người và môi trường ở đất nước họ.
    Những chuyện “truyền kỳ” như thế đã chẳng còn lạ.

    Ở những nước như Việt Nam, nơi có hệ thống luật môi trường lỏng lẻo (tương tự Trung Quốc) và không đủ sức
    kiểm soát luật đầu tư ngay tại chính đất nước mình, tai họa mà Trung Quốc mang đến tất nhiên luôn thảm khốc.

    Các nước châu Phi đã khóc ròng với những cuộc tàn phá môi trường của giới đầu tư Trung Quốc. Chinafication
    (Trung Quốc hóa) là thuật từ phổ biến để chỉ làn sóng đầu tư toàn cầu của Trung Quốc. Điều đáng nói là không
    quốc gia nào giống Việt Nam khi nói đến những ảnh hưởng tiêu cực mà Trung Quốc mang lại. Không quốc gia
    nào chịu ảnh hưởng khủng khiếp của hiện tượng “Chinafication” bằng Việt Nam.

    Tại sao?


    Không quốc gia nào tự trói dân tộc mình với một nước khác bằng “phương châm 16 chữ vàng và tinh thần bốn tốt”.
    Không chính phủ tỉnh táo và khôn ngoan nào lại cúi mình để mang chủ thuyết ngoại lai về làm chủ thuyết chính trị
    cai trị đất nước. Chẳng dân tộc liêm sỉ nào lại tôn sùng một “kim chỉ nam” khai sinh từ một kẻ ngoại quốc như
    Mao Trạch Đông.


    Hậu quả của chính sách vĩ mô về quan hệ Trung Quốc-Việt Nam nói chung, không phải bây giờ, mà từ thập niên
    1940, cuối cùng đã biến Việt Nam thành một phiên bản của Trung Quốc. Bất kỳ cái xấu nào xuất hiện ở Trung Quốc,
    từ gian lận bằng cấp, buôn gian bán dối, đầu độc con người, bất tín và tàn ác, đạo đức suy bại, tham nhũng hệ thống,
    buôn thần bán thánh…, đều có y hệt tại Việt Nam.

    Trung Quốc “xuất khẩu” rất nhanh những điều tồi tệ vào Việt Nam và Việt Nam tiếp nhận rất nhanh những điều tồi tệ
    từ Trung Quốc. Việt Nam đang bị khủng hoảng nhập siêu từ Trung Quốc. “Khủng hoảng nhập siêu” cả những thuật
    từ mà Bắc Kinh thường dùng, từ “thế lực thù địch” đến “diễn biến hòa bình”. Căn cước định tính của dân tộc Việt, nếu
    không được “cấp” hoặc được sao chép từ Trung Quốc, thì cũng đang bị chính đất nước này can tâm đốt đi, thiêu rụi
    cùng với lịch sử ngàn năm từng tự hào không bị đồng hóa bởi giặc phương Bắc.



    Vấn đề không chỉ là những con cá chết do Formosa Hà Tĩnh gây ra. Cái chết của một dân tộc đang mất gốc mới là
    điều đáng suy nghĩ và lo âu. Rồi sẽ có những “Formosa Hà Tĩnh” khác. Rồi sẽ có những kỳ “Đền Hùng thất thủ”
    tiếp theo. Một quốc gia không có căn cước luôn đi rất nhanh đến vực sụp đổ mà người ta thấy rõ nhất ở cách mà con
    người sống và hành xử. Một đất nước đã tự đánh mất định tính dân tộc khi chấp nhận dùng hệ thống định tính khác
    để quy chiếu và áp dụng thì sự lệ thuộc và ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi.

    Nếu không đủ dũng khí và can đảm tự cởi nút thòng lọng khỏi cái giá treo cổ lủng lẳng “16 chữ vàng”, dân tộc này
    sẽ còn lại gì, ngoài mớ tro tàn của mảnh căn cước bị thiêu?

    Mạnh Kim


    Nguồn: http://boxitvn.blogspot.com/2016/05/...rung-quoc.html
    Last edited by thuykhanh; 06-11-2016 at 05:01 PM.

  2. #2
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Xin cảm ơn Dulan, anh Hải Việt, anh Hoài, PhPhuongVy và các bạn ghé đọc

    Bị ném bom nguyên tử, vì sao người Nhật không hô hào tiêu diệt nước Mỹ?




    Theo Secretchina

    Nhân chuyện cộng đồng mạng tranh cãi về vai trò của ông Bob Kerrey tại ĐH Fulbright, xin mời đọc lại một bài viết cũ
    mà … không cũ, bởi những thông tin trong bài vẫn còn là bài học quý giá cho lãnh đạo Việt Nam. Nếu lãnh đạo VN học
    được bài học này, đã không có những quan chức như bà Tôn Nữ Thị Ninh, quyết “tống cổ” ông Bob Kerrey ra khỏi
    ĐH Fulbright và Việt Nam.
    Nếu lãnh đạo VN học được bài học này từ người Nhật, người dân VN đã không phải trả giá suốt mấy chục năm qua.



    Tướng MacArthur tiếp nhận quân Nhật đầu hàng



    Tướng quân MacArthur là danh tướng của Mỹ. Năm 1942 tướng MacArthur dẫn đại quân tấn công Nhật Bản,
    từ Melbourne xa xôi đánh thẳng đến Tokyo, hai tay nhuộm máu người Nhật Bản. Vì thế vô số người Nhật muốn
    xé xác ông, còn ông cũng hận người Nhật thấu xương.


    Vào 2:5 chiều ngày 30/8/1945, tướng quân MacArthur ra khỏi máy bay và đặt chân lên đất Nhật Bản, cho dù ông không
    mặc quân phục và không mang theo vũ khí gì, cũng không có người tổ chức duyệt binh, nhưng thời khắc đó với 70 triệu
    người Nhật Bản là thời khắc kinh hoàng mà họ không thể quên, trong tâm trí mọi người chỉ còn nghĩ được hai chữ “mất nước,
    mất nước, mất nước”.


    Nhưng tướng MacArthur mang quân đến vì hòa bình, chính nghĩa, khoan dung và dân chủ


    Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh rơi vào suy sụp, đến bữa trưa của Nghị viên Quốc hội cũng phải ăn cơm trộn
    khoai lang, cái đói bao phủ khắp nơi. Lúc này tướng MacArthur gây áp lực khiến chính phủ Mỹ phải hỗ trợ Nhật Bản,
    thế là 3,5 triệu tấn lương thực và 2 tỷ Mỹ kim tức tốc được gửi đến Nhật. Ông không chỉ giữ lại chính quyền Nhật Bản
    mà còn gây áp lực đặc xá cho Thiên hoàng, thậm chí còn quan tâm đến số phận của từng người lính bình thường
    của Nhật Bản, giúp họ tìm con đường sống.

    Theo sau ông, 400 nghìn lính Mỹ đã dùng thiện ý và tinh thần hy sinh để chinh phục người Nhật Bản. Khi đó các con
    hẻm trong thành phố của Nhật vô cùng chật hẹp, một người Nhật bình thường và một người lính Mỹ to lớn nếu gặp nhau
    cũng khó khăn để đi qua nhau, vì thế thường thì người lính Mỹ sẽ nép vào một bên cho người Nhật đi trước.
    Người Nhật không thể không băn khoăn tự hỏi, nếu họ là kẻ chiến thắng thì họ có làm được như thế không?

    Sau khi tướng MacArthur đến Nhật Bản, ông lập tức ra lệnh thả tội phạm chính trị, trong đó có rất nhiều Đảng viên
    Cộng sản, bị chính phủ Nhật bắt giam trong thời gian dài.
    Ngày 25/8/1945, quân chiếm đóng của Mỹ cho phép phụ nữ Nhật xây dựng tổ chức của mình; tháng 9 cho công bố
    Dự luật về vai trò trong bầu cử của phụ nữ Nhật Bản; đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, phụ nữ được quyền
    bầu cử và ứng cử.


    Lúc này tại Tokyo có cô kỹ nữ được chọn làm Nghị viên thành phố, nhiều thị dân cảm thấy khó chấp nhận. Nhưng tướng
    MacArthur nói, mọi người chọn cô ấy để cô ấy phục vụ mọi người, đừng vì cô ấy là kỹ nữ mà kỳ thị bỏ qua.
    Khi đó mọi người chợt hiểu người được chọn trong bầu cử dân chủ phải là người thay mặt cho mình để vì mình làm việc,
    thế là sau khi hiểu ý nghĩa vấn đề họ đã quyết định chọn bầu cô kỹ nữ kia. Kết quả sau khi trở thành Nghị viên, cô đã
    không phụ lòng mọi người, làm được rất nhiều việc có ý nghĩa.

    Vào ngày 11/10/1945, tướng MacArthur tuyên bố bỏ lệnh cấm báo chí, Nhật Bản được tự do thông tin và tự do ngôn luận.
    Ngày 22/12/1945, ban hành “Luật Công hội”, giai cấp công nhân thực sự có tổ chức của mình. Ngày 1/9/1947, ban hành
    “Luật lao động”, quy định tiêu chuẩn tiền lương thấp nhất và thời gian làm việc nhiều nhất.

    Ngày 3/2/1946, tướng MacArthur chỉ thị cho Tổng bộ Liên minh khởi thảo Hiến pháp Nhật Bản. Chính phủ Mỹ truyền đạt
    nguyên tắc chế định Hiến pháp cho tướng MacArthur là: Chính phủ Nhật Bản phải do toàn thể cử tri trao quyền và phải chịu
    trách nhiệm trước toàn thể cử tri. Ngày 3/5, quân liên minh giao ra Bản dự thảo Hiến pháp. Ngày 7/10, Quốc hội Nhật Bản
    thông qua Hiến pháp. Ngày 3/11, Thiên hoàng cho ban hành Tân Hiến pháp.


    Đây là Hiến pháp do kẻ chiếm lĩnh chiếu theo giá trị quan phương Tây áp đặt cho kẻ bị chiếm lĩnh, nhưng lại là bản
    Hiến pháp đem lại phúc lợi cho nhân dân quốc gia bị chiếm lĩnh. Bản Hiến pháp nhấn mạnh quyền lợi công dân cơ bản
    của người Nhật Bản, xem những quyền lợi này là“quyền lợi trời cho mà không ai có quyền tước đoạt”.
    Những quyền này bao gồm: quyền bầu cử, lập hội và tự do xuất bản; không có sự tham gia của luật sư thì
    không được định tội; bảo đảm quyền cư trú an toàn cho dân, cấm kiểm tra và tước đoạt vô cớ.

    Ngày 21/10/1946, Quốc hội đã thông qua “Luật Cải cách ruộng đất”. Chính phủ Nhật Bản mua lại đất đai
    dư thừa của giới địa chủ, sau đó bán đất lại cho nông dân không có ruộng. Với những nông dân không có
    tiền mua đất, chính phủ cho vay thế chấp. Tất cả diễn ra không đổ một giọt máu, một mạng người, những
    người nông dân ai nấy đều có được một phần đất cho mình.


    Ngày 31/3/1947, ban hành “Luật Giáo dục”. Theo đó mục tiêu hàng đầu của giáo dục là “tôn trọng sự tôn nghiêm
    của cá nhân, bồi dưỡng cho mọi người có lòng nhiệt huyết vì chân lý và hòa bình”
    .
    Trường học của Nhật Bản không còn nằm trong kiểm soát của chính phủ mà là do Ủy ban Giáo dục do dân chúng
    bầu ra quản lý. Việc chọn lựa nhà giáo, sách học và bố trí chương trình hoàn toàn do người dân tự chủ quyết định.

    Năm 1952, quân chiếm đóng Mỹ trả chính quyền về cho chính phủ Nhật Bản. Sau 7 năm chiếm đóng, người Mỹ
    cải cách triệt để con đường phát triển của Nhật Bản, chủ quyền quốc gia từ trong tay kẻ chuyên chế trao lại cho người
    dân Nhật Bản, những tiền đề tiến bộ đầu tiên này giúp người Nhật bước vào con đường thênh thang. Hơn 10 năm sau,
    Nhật Bản trở thành cường quốc kinh
    tế thứ hai thế giới, quốc gia phồn vinh, nhân dân giàu có, xã hội ổn định. Có thể nói thêm một câu, quân chiếm đóng
    của Mỹ không chi một đồng tiền thuế nào của người dân Nhật Bản, chi phí của họ là lấy từ tiền thuế của người Mỹ.


    Người Nhật tổ chức buổi lễ long trọng đưa tiễn tướng quân MacArthur

    Trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản, rất nhiều người Nhật đã viết thư gửi cho tướng MacArthur yêu cầu biếu
    tặng điền sản của họ. Nhiều phụ nữ can đảm viết thư đề nghị được hiến thân cho tướng MacArthur, nhiều người còn
    viết “xin hãy cho tôi được sinh con cho ngài.”

    Sáng ngày 16/4/1951, Tổng thống Truman phế bỏ chức Tư lệnh quân chiếm đóng, tướng MacArthur phải về nước,
    sự kiện này chỉ thông báo cho một số quan chức cấp cao người Nhật biết. Nhưng khi ông ngồi lên ô tô thì mới phát hiện,
    từ nơi dinh phủ ông ở đến Sân bay Atsugi có hàng triệu người Nhật Bản đứng hai bên đường đưa tiễn.
    Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng nước mắt cùng tiếng hô vang dậy của người dân Nhật Bản: Đại nguyên soái!

    Người dân Tokyo đứng chật kín hai bên đường, ai nấy rơi nước mắt, họ như hoàn toàn quên chuyện tướng MacArthur
    là kẻ chiếm đóng đã đánh bại quân đội quốc gia mình. Thiên hoàn
    g đích thân đến sứ quán đưa tiễn MacArthur,
    tướng MacArthur cũng xúc động rơi nước mắt, nắm chặt hai tay của Thiên hoàng Hirohito.

    Khi đưa tiễn, Thủ tướng Yoshida của Nhật nói: “Tướng quân MacArthur đã cứu chúng tôi ra khỏi nỗi sợ hãi, lo lắng
    và hỗn loạn của thất bại để đưa chúng tôi vào con đường mới do ông xây dựng, chính Ngài đã gieo trồng hạt giống
    dân chủ trên đất nước chúng tôi để chúng tôi bước trên con đường hòa bình, tình cảm ly biệt mà nhân dân chúng tôi
    dành cho Ngài không lời nào có thể diễn tả được.”

    Uy lực quả bom nguyên tử của Mỹ tàn phá thành phố và nền kinh tế của Nhật Bản, nhưng về phương diện tinh thần,
    nước Mỹ đã hoàn toàn chinh phục được người Nhật Bản.



    Theo Secretchina









  3. #3
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Xin chào và cảm ơn anh Hải Việt cùng các bạn ghé Văn Hóa



    TRÍCH LỜI ĐỨC CHA NGÔ QUANG KIỆT:


    " Tôi thấy cái chết của biển cũng như của cá nó chỉ là cái ngọn vấn đề, cái chính gây ra cái chết này là do
    cái chết của tâm hồn con người. Tôi thấy có ít nhất bốn cái chết: cái chết của lương tâm, cái chết của luân lý,
    cái chết của lý trí, cái chết của chính trị.



    Lương tâm là ơn Chúa ban cho người ta để người ta phân biệt được điều gì tốt điều gì xấu. Khi làm điều tốt
    thì lương tâm thanh thản, an ủi còn khi làm điều xấu lương tâm cắn rứt. Thế thì khi lương tâm chết rồi nó không
    còn cắn rứt nữa. Cho nên khi làm điều xấu mà nó không còn cắn rứt nữa thì lương tâm đó chết rồi.

    Luân lý là những chuẩn mực, quy luật để hành xử cho đúng đạo lý. Khi cư xử không còn theo đạo lý nữa,
    không còn biết điều xấu nữa thì luân lý đó chết rồi, nó không bị chi phối bởi những chuẩn mực đạo đức,
    không còn quy tắc đạo lý nữa.

    Lý trí để giúp người ta biết phân định những giá trị cao thấp khác nhau như Đức Thánh Cha nói rằng: “thời gian
    lớn hơn không gian, toàn phần lớn hơn một phần.”
    Bây giờ người ta chọn một phần mà quên đi toàn phần thì cái đó là cái chết của lý trí không còn phân định được
    và chọn các giá trị thấp mà bỏ các giá trị cao.

    Chính trị chính là nghệ thuật tổ chức sắp xếp để cho mọi người được hạnh phúc. Cho nên nó đã chết trong lòng
    con người chính là nguyên nhân làm cho biển chết, cá chết.

    Thế thì bây giờ chúng ta phải làm sao cho những giá trị đó sống lại, phải làm sao cho con người sống lại cái
    lương tâm, cái lý trí, cái luân lý, cái chính trị thì mới có thể cứu sống được tình thế này.

    Có những người biết mình bị bệnh thì họ đi chữa bệnh và được khỏi bệnh, nhưng có những người bệnh mà
    không biết mình bệnh thì chúng ta phải xác định bệnh, làm sao cho người ta tỉnh táo để người ta sống thì mới
    có thể cứu được dân tộc, đất nước này.

    Toàn dân phải ý thức được điều đó để biết quyền được sống của mình. Chúng ta lấy bổn phận để phục vụ
    dân chúng như thế nào, để đem lại sự sống chứ không phải sự chết cho người khác được..."

    - Trích Bài trả lời phỏng vấn của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt khi ngài đến thăm bà con giáo xứ Đông Yên-
    Kỳ Anh- Hà Tĩnh.

    Nguồn :fb


    Đọc thêm




  4. #4
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Sự khác biệt giữa người TQ và người Tây Tạng qua bài viết của một hướng dẫn viên du lịch



    Chỉ cần qua một lần làm hướng dẫn viên du lịch cho du khách là người Tây Tạng,
    hướng dẫn viên mới thấy chuẩn mực đạo đức của người Trung Quốc đã
    suy đồi đến mức nào

    Nó cũng cho thấy sự khác biệt về đạo đức tinh thần giữa một dân tộc có đức tin chân chính và một dân tộc vô thần.
    Nó cũng cho thấy những tuyên truyền của Trung Quốc trước đây về Tây Tạng và những người có đức tin đều là giả dối.



    Những người có tín ngưỡng thường hành xử rất tử tế. (Ảnh: Internet)


    Tôi là một hướng dẫn viên du lịch ở Bắc Kinh. Mấy ngày trước, vừa mới dẫn dắt một đoàn du khách đến
    từ Tây Tạng. Trong hành trình du lịch ở Bắc Kinh, những điều họ để lại cho tôi thật quá là kinh ngạc.

    Thật ra trước khi tiếp đoàn, ấn tượng của tôi đối với người dân Tây Tạng phần nhiều là đến từ truyền hình,
    điện ảnh hoặc là những thông tin mà người khác kể cho tôi nghe, đại khái nói rằng họ không tắm rửa, dã man, trình độ văn hóa rất thấp, có cách biệt với xã hội văn minh.

    Khi tiếp dẫn đoàn, tôi cảm thấy những lời đồn đại này thật không sai, những gì được chiếu trên ti vi cũng rất chân thật, chính là hình tượng đó, đen thùi lùi, cái vẻ bề ngoài còn già hơn rất nhiều so với tuổi thực tế, xem ra không có vẻ tắm gội gì cả.
    Họ vác theo những túi đồ to trông rất nặng nề, cả đoàn gần như đều không có lấy một chiếc túi du lịch đẹp mắt. Tôi cũng cảm thấy họ cách biệt quá xa với xã hội văn minh.
    Nhưng, trong những ngày tiếp xúc sau đó, tôi mới phát hiện, tôi đã hoàn toàn sai lầm. Hơn nữa lời nói và cách
    ứng xử của họ khiến cho tôi, một người Trung Quốc phải hết sức xấu hổ.

    Ngày đầu tiên đến nơi, chúng tôi vốn không có sắp xếp hành trình đi lại, mà dự tính nghỉ ngơi trong khách sạn.
    Tuy nhiên, có sai sót trong trong khâu sắp đặt, vốn dĩ khách sạn Nam Nhị Hoàn đã đặt xong, đột nhiên nói không có phòng nữa, không tiếp đón được. Thế là, mọi người đã đến trước cửa khách sạn, còn chưa kịp dỡ hành lý xuống, lại bị dẫn lên xe, chạy đến khách sạn khác tên Đông Tam Hoàn.

    Sau khi xuống xe, mọi người hì hục vác theo những bao tải nặng nề, kiên nhẫn chờ đợi chúng tôi trao xong
    chìa khóa cửa phòng, sau đó bước lên cầu thang đi vào phòng. Kết quả lại xuất hiện chuyện ngoài ý muốn, khách sạn vốn đã đặt xong trước đó lại nói đã dành ra phòng rồi, bảo chúng tôi hãy qua đó.

    Quản lý của công ty du lịch vội chạy tới, quyết định vẫn là quay trở lại khách sạn ban đầu kia. Thế là, hành lý vừa mới dỡ xuống còn chưa kịp chỉnh lý xong, giờ đây lại phải bắt đầu sắp xếp lại rồi cho lên xe, lại quay trở về lần nữa.

    Lúc đó, thân là hướng dẫn viên du lịch, trong lòng cứ mãi thấp thỏm không yên, sợ họ làm ầm lên. Bởi vì nghe nói người Tây Tạng khá dã man, bị dày vò đi đi về về vất vả như vậy, lỡ như họ phát cáu lên đập phá khách sạn này hoặc là đánh cho chúng tôi một trận, cũng là có khả năng.

    Kết quả hoàn toàn ngoài dự đoán của tôi, họ không chỉ không làm ầm lên, thậm chí ngay đến cả một lời than trách cũng không có, trong tình huống bên tiếp đãi chúng tôi gắng sức xin lỗi, họ lại đều mỉm cười nói với chúng tôi tiếng “cảm ơn” bằng tiếng Hán vốn không được thành thạo lắm.





    Tôi ngẩn người không nói nên lời, bởi theo kinh nghiệm dẫn đoàn nhiều năm nay của tôi, nếu như đây là đoàn khách du lịch người Trung Quốc, ngay lúc này đây vạn phần trăm sẽ là những ai muốn khiếu nại sẽ khiếu nại, những ai muốn làm ầm lên sẽ làm ầm lên, những ai muốn bồi thường sẽ yêu cầu bồi thường, tiếp đó cũng phải đưa ra yêu sách từ khách sạn ba sao đổi thành bốn sao, hơn nữa còn đòi tăng thêm địa điểm vui chơi hoặc thêm phần ăn, v.v.

    Nhưng, họ ngay cả biểu hiện tức giận cũng đều không có. Tôi tự hỏi nếu như đổi lại tôi là du khách mà gặp phải loại tình huống này, tôi tuyệt đối sẽ không có thái độ như vậy, cho dù không chiếm được chút tiện nghi, cũng sẽ mắng cho người ta một trận.
    Tôi mang theo tâm trạng khó hiểu dẫn họ về đến khách sạn mà họ vừa mới đến nhưng bị chận ngoài cửa khi nãy.
    Vòng qua vòng lại một chuyến này xong đã là hơn 5 giờ chiều rồi. Họ đến Bắc Kinh là hơn 12 giờ trưa.

    Hướng dẫn viên của nhóm là người đàn ông nhìn có vẻ rất trung hậu thật thà. Đối diện với tình cảnh này, thân vốn mang theo áp lực to lớn vậy mà cũng không nói nặng với tôi một lời, trái lại còn không ngừng an ủi tôi, không sao không sao, tôi sẽ đi giải quyết với họ.
    Tôi không biết phải hình dung sự kinh ngạc của tôi thế nào, bởi vì tôi đã từng gặp qua rất nhiều người hướng dẫn,
    vì để thoái thác trách nhiệm của mình, không để cho du khách trút oán khí lên người của mình, trước giờ đều là
    cùng với du khách gây khó dễ cho bên đại lý du lịch, bởi họ sợ du khách cho rằng bản thân mình đang nói giúp
    đại lý du lịch địa phương. Nhưng anh ta lại… Tôi kinh ngạc đến nỗi không ngậm miệng lại được.

    Ngày hôm sau đi tham quan cố cung. Sau khi xuống xe ở đường quốc lộ Tiền Môn, đi được một đoạn, tôi quay đầu lại muốn chỉnh lý đội ngũ, tránh để lạc mất người. Bởi vì thông thường dẫn theo đoàn người Trung Quốc, hễ xuống xe thì mỗi người mỗi nơi, người chụp hình, người mua nước thì chỉ lo tự mình đi đến phía trước hoặc một nhóm tụm lại với nhau mua quà lưu niệm, v.v, điều này đã quá quen thuộc rồi.


    Nhưng tôi vừa ngoảnh đầu lại, lại một lần nữa kinh ngạc! Họ cứ hai người xếp thành một hàng rất ngay ngắn, lặng lẽ đi phía sau tôi. Tôi vừa dừng lại, họ cũng ngay lập tức dừng lại, gương mặt bình tĩnh mỉm cười nhìn tôi.

    Tôi dường như không còn biết nói gì nữa, bình thường câu nói nơi cửa miệng luôn là: “Mọi người đừng có tản đi, hãy đi theo tôi, đừng để lạc mất”,giờ cũng không nói ra miệng được nữa, tình huống như thế này, không chừng người đi lạc mất lại là tôi. Tôi há hốc miệng ra, không nói được lời nào, chỉ biết cười cười với mọi người, tiếp tục dẫn theo đội hình đi về phía trước.

    Đi đến quảng trường Thiên An Môn, sau khi cảnh sát kiểm tra xong, cũng không một người nào thừa dịp chạy đến phía trước chụp mấy tấm ảnh, hoặc là vì cảm thấy mới mẻ, vừa đi qua khỏi bộ phận kiểm tra liền chạy đi mất, không tìm thấy người nữa.
    Những người đi qua trước, vẫn là xếp thành hàng ngũ ở phía trước, những người đi phía sau, cũng không có bất kỳ người nào đi xen vào hàng ngũ, mà theo thứ tự lần lượt xếp ở phía sau. Kết quả một hàng hơn 40 người chúng tôi, lại chỉ mất có 5 phút đã đi qua trạm kiểm tra hơn nữa còn xếp xong hàng ngũ.

    Cần phải biết rằng, nếu như đổi thành nhóm khác đi qua bộ phận kiểm tra, chỉ riêng việc tập hợp mọi người lại thì cần phải mất đến mười mấy hai chục phút! Tôi lặng lẽ đi về phía trước. Suy nghĩ lại những chuyện đã qua.






    Xưa nay luôn cảm thấy rằng bản thân mình là người Hán, cũng không khỏi nghĩ rằng những người Hán thường có tố chất cao, khi đối diện với cách ứng xử của người dân tộc Tạng như vậy, liệu có còn cảm thấy tự tại nữa không?
    Liệu có cảm thấy giống như tôi đây, vô cùng xấu hổ?

    Trong chuyến đi chơi ở cố cung, bởi vì khoảng cách cần phải đi bộ rất xa, mà trong đoàn lại có những người già
    đi đứng không tiện, tôi lo lắng sẽ làm lỡ mất thời gian ăn cơm trưa. Thế là đôi khi tôi cũng sẽ bật ra mấy câu theo thói quen:
    “Nào, mọi người hãy đi theo tôi, mau lên nào”.

    Nhưng tôi phát hiện, không có người nào đi nhanh hơn, không phải là họ không muốn nghe lời tôi, mà là tốc độ của hết thảy mọi người, đều là lấy mấy người già đi lại bất tiện làm trung tâm. Tốc độ của họ chính là tốc độ của cả đoàn. Dẫu cho là tôi nói giải tán đi chụp hình, khi quay trở lại, cũng nhất định là dẫn theo mấy người già đó cùng trở về.

    Sau khi tham quan cố cung đi lên xe, họ cũng là đi lên xe một cách rất có trật tự không chút rối loạn gì, không ai
    giành lên xe trước để được ngồi ở hàng ghế đầu. Mọi người lên xe một cách chậm rãi và có trật tự, đỡ được thời gian và cũng đỡ được sức lực, tôi không nói thêm được lời nào cả, chỉ là ở bên ngoài cửa giúp đỡ những người gặp khó khăn khi đi lên xe, dìu họ một tay.

    Khi đó họ đều quay mặt lại với nụ cười tươi và đáp lại tôi một câu “Cảm ơn” bằng tiếng Hán, mà có lẽ đây cũng là câu nói lưu loát nhất của họ. So với đoàn du khách nội địa bình thường, dù có nói tiếng cảm ơn, cũng đều là một gương mặt hờ hững làm cho có lệ, chứ đừng nói đến chuyện ngoảnh mặt lại mỉm cười nói với tôi.

    Trong các chuyến du lịch mấy ngày sau đó, tôi phát hiện, bất kể là lúc nào, họ đều mãi là một dáng vẻ rất bình thản, không kể là gặp phải chuyện tốt hay là chuyện xấu, họ vẫn luôn mỉm cười với người ta, dùng tiếng Hán nói tiếng cảm ơn. Khi xếp hàng luôn là kẹp những người lớn tuổi ở chính giữa, khi đi đường trước giờ đều là xếp thành hàng ngũ ngay ngắn; khi chụp hình đều sẽ không tranh nhau vị trí tốt nhất, những lúc ăn cơm đều luôn là lấy đồ trong túi lần lượt chia hết cho mỗi người, như vậy mọi người đều có phần cả.

    Khi đi lên xe đều luôn là xếp thành từng hàng mà lên, nhìn thấy người ăn xin đều luôn cho tiền; nhìn thấy tượng Phật thì đều luôn thành kính bái lạy; những lúc cần phải chờ đợi luôn là yên lặng chờ đợi, tuyệt đối không có nhốn nháo cả lên; khi gặp được chuyện vui mừng đều luôn là mỉm cười vui vẻ, khi nói tiếng cảm ơn đều luôn đối diện với mặt của
    đối phương…

    Họ khiêm tốn cho rằng bản thân họ không có văn hóa, nhưng lại không biết được rằng, họ đã biết tiếng Tây Tạng, cũng biết một chút tiếng Hán, dẫu cho không biết nói, nhưng đại khái có thể nghe hiểu được. Nhưng còn thân là người Hán như tôi đây, ngay cả một câu tiếng Tạng cũng đều không biết. Nếu như nói không có văn hóa, thì đó nên là tôi mới phải. Nhưng tôi có khiêm tốn được như họ không? Không có.






    Trong suốt mấy ngày hành trình này, tín ngưỡng kiên định của họ, lòng thành kính đối với Phật của họ, sự báo đáp đối với ân tình, cách nhìn đối với thế sự, đều bắt đầu ảnh hưởng sâu sắc đến tôi. Trên tay của họ luôn có một tràng hạt, chỉ cần khi trên tay không có cầm vật gì, thì từng viên từng viên một mà lần tràng hạt, trong miệng cũng mãi niệm một câu tiếng Tạng.

    Khi đi Ung Hòa cung, tôi và hướng dẫn viên của nhóm, người đàn ông Tây Tạng này trò chuyện trên suốt đường đi. Anh ấy kể cho tôi những câu chuyện liên quan đến nhân quả báo ứng, lục đạo luân hồi. Tôi dường như đã hiểu ra lòng khoan dung và bình thản của người dân Tây Tạng là đến từ đâu rồi.

    Tôi hỏi: “Tại sao mấy ngày này luôn phải vất vả tìm quán ăn như vậy? Thật ra có rất nhiều nơi cung cấp bữa ăn
    nhóm. Chỉ cần định rõ tiêu chuẩn bao nhiêu tiền một người, nhà hàng sắp xếp cho, thật là tiết kiệm hơn rất nhiều, cũng thoải mái hơn nhiều.”

    Anh ấy nói: “Họ đi ra ngoài chơi một lần như vậy vốn không dễ dàng gì, nếu như ăn không được ngon, họ cũng sẽ chơi không vui được, bữa tiệc nhóm tuy có thể ăn, nhưng thật sự là không ngon.
    Tìm một nhà ăn tốt hơn để được chọn món năn, tuy có hơi phiền phức, cũng đắt hơn bữa tiệc nhóm, nhưng họ sẽ vẫn cảm thấy tốt hơn một chút, họ đi ra bên ngoài, thì mình cũng hãy gắng sức để cho họ được vui vẻ hơn một chút.

    Chúng tôi chẳng qua chỉ là kiếm ít tiền hơn, nhưng tiền vốn dĩ là không kiếm hết được mà, chỉ đủ dùng thì cũng được rồi, kiếm được nhiều tiền, nhưng lại khiến cho người khác không được vui, như thế ắt sẽ có báo ứng”.
    Tôi nhìn anh ấy, trong lòng rất xúc động. Bình thường những chuyện như thế này được nghe rất nhiều, là cá nhân thì sẽ nói như vậy, nhưng thật sự có thể làm được như vậy, thử hỏi có được mấy người đây?

    Vào ngày tiễn chân sau cùng, mọi người đeo khăn ha-da cho tôi, hơn nữa họ còn để hành trang nặng nề trên tay xuống, thay phiên nhau bắt tay tôi, cảm ơn tôi. Từ sâu thẳm trong tâm tôi phát hiện rằng, tôi thật sự không muốn xa họ.

    Đây khác với bất kể đoàn du khách nào mà tôi từng tiễn trước đây.

    Ngày trước khi tiễn chân đoàn khách, đều chỉ là muốn mau chóng tiễn đi cho xong chuyện, chơi trò đấu mưu đấu trí suốt mấy ngày trời quả thật là quá mệt mỏi rồi. Nhưng khi tiễn chân họ, tôi thật sự rất lấy làm quyến luyến, lưu luyến mấy ngày vui vẻ thanh thản mà họ đã mang đến cho tôi, càng quyến luyến cái cảm giác nhẹ nhàng không lo nghĩ khi ở cùng với họ.

    Được ở cùng với họ, khiến tôi cảm thấy mọi chuyện thật ra đều không đáng để so đo. Tiếp xúc với người ở rất nhiều địa khu nơi Trung Quốc như vậy, trước nay chưa từng có nhóm người ở vùng nào có thể khiến cho tôi có được loại cảm giác như được cảm hóa này.

    Khi họ đi vào trạm xét vé, hướng dẫn đoàn lại một lần nữa đi ra, bắt tay tạm biệt lần nữa. Tôi nói, chúng ta hãy ôm nhau một cái. Thế là tôi đi vào trong trạm, ôm chầm lấy anh mà chào tạm biệt.

    Không biết anh ấy có hiểu được hay không, thật ra là hướng dẫn viên, trời nam biển bắc tôi đã từng gặp qua rất nhiều người, nhưng người khiến tôi cảm thấy có thể chân thành làm bạn quả thật là không nhiều.
    Anh ấy là một trong số những người không nhiều đó.


    Hướng dẫn đoàn khách du lịch biết bao nhiêu năm nay, có thể quen biết được một người bạn như vậy, quả thật là một may mắn lớn trong đời người. Tôi chân thành mong rằng họ có thể đến Bắc Kinh lần nữa, như vậy chúng tôi sẽ còn được gặp lại nhau.


    Tiểu Thiện

    theo Soundofhope, tinhhoa.net







    Xin cảm ơn anh Hải Việt, Ngọc Hân và các bạn ghé đọc Văn Hoá. Thân mếnchúc mọi người một ngày an lành














    Last edited by thuykhanh; 07-01-2016 at 07:37 AM.

  5. #5
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Chuyện lạ chỉ có ở nước Mỹ


    VỢ THỐNG ĐỐC ĐI LÀM BỒI BÀN


    để kiếm thêm tiền mua xe hơi mới

    Huy Đồng : 27/06/16 18:24




    Nhiều khách hàng tỏ ra thích thú với sự có mặt của bà Ann ở nhà hàng

    (Nguồn:AP)


    Bà Ann LePage (58 tuổi) - vợ thống đốc tiểu bang Maine của Mỹ đã gây bất ngờ
    khi quyết định đi làm bồi bàn để kiếm tiềnmua một chiếc xe ôtô mới.


    Bà Ann hiện đang làm bồi bàn bán thời gian tại nhà hàng McSeagull 3 ngày mỗi tuần.
    Bà LePage muốn tự kiếm tiền để mua chiếc xe Toyota Rav4 trị giá hơn 24.000USD.


    Chồng của bà Ann, ông Paul Lepage là thống đốc có mức lương thấp nhất tại Mỹ với
    thu nhậpkhoảng 70.000USD mỗi năm. Số tiền này thậm chí còn thấp hơn thu nhập
    trung bình của một cặp vợ chồng ở tiểu bang Maine (khoảng 87.000 USD).


    Trước khi đi làm bồi bàn, bà Ann đã trải qua một khoảng thời gian khó khăn về
    kinh tế vì mẹ bà lâm bệnh nặng. Sau khi mẹ bà qua đời hồi 10/2015, bà Ann đã
    quyết định đi làm thêm.


    Con gái của bà Ann cũng từng làm thêm tại nhà hàng McSeagull với mức lương
    là 28USD/giờ.

    _____

    Cảm ơn anh NgDangSon và các bạn ghé đọc Văn Hoá



    Last edited by thuykhanh; 07-05-2016 at 07:48 AM.

  6. #6
    Biệt Thự RaginCajun's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,795
    Người Mỹ gốc Âu Châu ít có tính "một người làm quan cả họ nhờ" nên mới có cảnh như trên. Hãng tớ cũng có thằng con trai của CEO vào làm janitor. Thế mà bố nó cứ tỉnh bơ nhìn thằng con lam lũ. Mà người Mỹ còn có tánh là tỉnh bơ, chẳng cần biết bố nó làm chức gì, họ cứ để cho thằng bé làm công việc của nó chẳng một tí giúp đỡ. Còn ông bà thống đốc kia có thể là một cách giao thiệp để gần gũi với dân chúng, cũng như Obama mặc áo sơ-mi đi ăn ở quán bình dân vậy. Con gái bà Ann làm thêm tại nhà hàng, không biết chức gì, với mức lương đó coi bộ hơi cao
    Laissez les bon temps rouler!

  7. #7
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Bên tôi phụ nữ 63 tuổi mới về hưu. Chuyện đi làm có gì lạ đâu?
    Còn bà này 58 tuổi là còn tuổi lao động mà ngồi nhà cà nhỗng chống xâm
    lăng làm sao làm gương cho kẻ khác.
    Chuyện bà ấy chạy bàn cũng không có gì lạ, bởi vì bà này chắc không có
    nghề nghiệp gì khác khả dĩ. Vậy thì chạy bàn thôi. Người Việt mình có tính
    hay thổi phồng phóng đại quá đi.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #8
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Quote Originally Posted by RaginCajun View Post
    Người Mỹ gốc Âu Châu ít có tính "một người làm quan cả họ nhờ" nên mới có cảnh như trên. Hãng tớ cũng có thằng con trai của CEO vào làm janitor. Thế mà bố nó cứ tỉnh bơ nhìn thằng con lam lũ. Mà người Mỹ còn có tánh là tỉnh bơ, chẳng cần biết bố nó làm chức gì, họ cứ để cho thằng bé làm công việc của nó chẳng một tí giúp đỡ. Còn ông bà thống đốc kia có thể là một cách giao thiệp để gần gũi với dân chúng, cũng như Obama mặc áo sơ-mi đi ăn ở quán bình dân vậy. Con gái bà Ann làm thêm tại nhà hàng, không biết chức gì, với mức lương đó coi bộ hơi cao
    Quote Originally Posted by Triển View Post
    Bên tôi phụ nữ 63 tuổi mới về hưu. Chuyện đi làm có gì lạ đâu?
    Còn bà này 58 tuổi là còn tuổi lao động mà ngồi nhà cà nhỗng chống xâm
    lăng làm sao làm gương cho kẻ khác.
    Chuyện bà ấy chạy bàn cũng không có gì lạ, bởi vì bà này chắc không có
    nghề nghiệp gì khác khả dĩ. Vậy thì chạy bàn thôi. Người Việt mình có tính
    hay thổi phồng phóng đại quá đi.


    tk đọc bài này trên ABC news cách đây khoảng 10 ngày, đã in ra để dịch nhưng sau đổi ý
    vì thấy cũng không có gì xuất sắc lắm.

    Đó là ngày đầu tiên Ann LePage làm hai ca liền ( double shift ) ở McSeagull's, một hiệu ăn
    nhộn nhịp với món bacon gói sò điệp và cảnh trí của bến cảng Boothbay.

    Ông LePage là Thống đốc Cộng hoà ở Maine. Cô con gái tên Lauren hè năm ngoái làm ở
    đây, kiếm được 28 đô mỗi giờ (việc gì không thấy nói đến, RC à.)

    Đối với mình, đây là chuyện thường nhưng ở bên nhà thì khác. Vì vậy khi nhận được qua
    điện thư, tk đăng lên để chia sẻ với bạn đọc bên nhà.

    Cảm ơn RC và anh Triển đã đọc và cho ý kiến.

    ____


    tk chào và cảm ơn Ngọc Hân, Chieubuon_09, PhPhuongVy cùng các bạn ghé Văn Hoá.







    Last edited by thuykhanh; 07-05-2016 at 08:00 PM.

  9. #9
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Lãnh đạo tư bản và cộng sản


    Thứ Ba, 02 tháng Tám năm 2016 02:45
    Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm



  10. #10
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    TẤM LÒNG NHÂN ÁI ĐÁNG KHÂM PHỤC


    ***

    Người tử tế thì không vì danh lợi của mình mà làm hại bạn bè, cho dù bạn đó chỉ là một con vật!









    Cô Adelinde Cornelissen, người Hòa Lan gốc Đức, là 1 vận động viên môn cưỡi ngựa nghệ thuật
    rất nổi tiếng.
    Cô đã đoạt nhiều giải cao quý bao gồm Huy chương vàng quốc tế trong bộ môn này. Trong suốt những lần thi đấu đó, chú ngựa thân yêu Parzival của cô đã biểu diễn rất xuất sắc, chú luôn cố
    gắng vượt bực và đã giúp cô giành được thắng lợi.

    Để chuẩn bị cho kỳ Thế Vận Hội năm nay tại Rio, cô Adelinde và chú ngựa Parzival đã khổ luyện suốt 4 năm. Ngày nào họ cũng giành ra 7-8 tiếng để tập luyện, và cô là người được dư luận tin
    tưởng là sẽ đoạt được huy chương vàng.

    Thế nhưng ngay trước ngày thi đấu, cô Adelinde phát giác ra chú ngựa của cô bị bệnh lạ:
    1 bên đầu bị sưng, mắt bị sưng và bị sốt . Các thú y đi theo đoàn vội chẩn bệnh, thử máu, chụp
    quang tuyến cho ngựa, thì phát giác chú ngựa Parzival bị nhện độc cắn, chất độc lan vào máu
    làm cho sưng và sốt.

    Sức của 1 chú ngựa đua bình thường rất khỏe, 1 vết cắn như vậy chỉ cần uống thuốc trụ sinh,
    chữa trị vài ngày là hết. Nhưng ngặt cái hôm sau là ngày thi đấu, nếu chất độc chưa được trị hết,
    trong lúc thi đấu chạy nhảy quá nhiều có thể khiến cho chất
    độc dồn vào tim gây ra đột quỵ bất ngờ.

    Cô Adelinde xin Ban Tổ Chức Thế Vận Hội thay đổi lịch thi, cho người khác thi trước và cô thi
    sau 2 ngày, nhưng không được chấp thuận.
    Suốt đêm cô Adelinde trằn trọc đắn đo suy nghĩ không biết có nên thi không. Rút ra thì quá uổng công tập luyện suốt 4 năm và mất đi cơ hội giành huy chương vàng. Nhưng nếu thi đấu rủi chú ngựa bị độc công tâm thì sẽ không cứu được.
    Sáng ra, các thú y khám lại lần nữa và cho biết chất độc đã giảm đáng kể, cô có thể thi đấu.
    Cô Adelinde dẫn ngựa ra sân mà trong lòng lo lắng, không yên. Thi đấu qua vòng đầu, cô Adelinde được số điểm rất cao, nhưng cô để ý thấy chú ngựa Parzival có vẻ mệt mỏi, mặc dù nó vẫn cố gắng hết sức và tuyệt đối tuân theo các mệnh lệnh của cô.

    Bắt đầu vòng thi thứ 2 cô thấy chú ngựa thở có vẻ nặng nhọc hơn. Ngay lập tức, cô dừng ngựa,
    xuống xin lỗi Ban Giám Khảo,
    xin lỗi các cổ động viên, và vừa khóc vừa giải thích tại sao cô quyết định rút khỏi cuộc thi.
    Cô nói nếu cô tiếp tục, thì Parzival sẽ phải cố gắng quá sức và mặc dù cô có thể thắng huy chương vàng nhưng chú ngựa có thể phải hy sinh. Cô không đành lòng làm như thế! Cô nói chú ngựa
    Parzival là bạn tốt của cô đã nhiều năm, đã giúp cô đạt đến đỉnh cao, nên cô không thể vì danh lợi
    của mình mà hy sinh bạn của mình, cho dù có phải hy sinh huy chương vàng, cho dù đó chỉ là một con súc vật.

    Cô Adelinde và chú ngựa Parzival đã rời trường đua trong tiếng vỗ tay vang dội của cổ động viên và của cả Ban Giám Khảo.
    Nhiều người nói "Cô ấy tuy rút ra khỏi cuộc thi, nhưng đối với tôi cô ấy đã giành được huy chương còn quý giá hơn huy chương vàng, đó là huy chương của lòng nhân ái, của tình bạn giữa người và một chú ngựa" .


    Nguồn: Thụ Nhân Âu Châu
    Hồng Phúc chuyển bài





 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:44 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh