Register
Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 222

Thread: Văn hóa

Hybrid View

  1. #1
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Văn hóa

    Từ sự kiện Formosa Hà Tĩnh

    “TRUNG QUỐC HÓA” VIỆT NAM




    Trong một bài viết, giáo sư-tiến sĩ Canada gốc Hoa, Khương Văn Nhiên (Wenran Jiang; Đại học Alberta), nhận xét:
    “Các công ty Trung Quốc trả lương thấp lại buộc công nhân làm việc thêm giờ; làm thế nào người ta kỳ vọng họ
    đối xử khác như thế ở nước ngoài? Với 6.700 công nhân mỏ than chết bởi tai nạn hầm mỏ mỗi năm (17 người/ngày)…,
    làm thế nào người ta có thể hy vọng các doanh nghiệp Trung Quốc hành xử tử tế hơn đối với những nơi khác trên
    thế giới?…


    Trung Quốc đang tàn phá nghiêm trọng hệ sinh thái nước họ trong quá trình hiện đại hóa cực nhanh; làm thế nào
    người ta có thể hy vọng họ ý thức áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường theo chuẩn phương Tây ở những
    nơi khác?”.
    Cùng với việc xuất khẩu lực lượng lao động, xuất khẩu hàng hóa, “xuất khẩu” lực lượng lao động thất nghiệp trong
    nước…, Trung Quốc còn “xuất khẩu” cả văn hóa bê bối và bất lương trong đầu tư-kinh doanh. Bất cứ nơi nào đến,
    họ cũng tàn phá và hủy diệt môi trường theo cách hệt như họ đối xử với con người và môi trường ở đất nước họ.
    Những chuyện “truyền kỳ” như thế đã chẳng còn lạ.

    Ở những nước như Việt Nam, nơi có hệ thống luật môi trường lỏng lẻo (tương tự Trung Quốc) và không đủ sức
    kiểm soát luật đầu tư ngay tại chính đất nước mình, tai họa mà Trung Quốc mang đến tất nhiên luôn thảm khốc.

    Các nước châu Phi đã khóc ròng với những cuộc tàn phá môi trường của giới đầu tư Trung Quốc. Chinafication
    (Trung Quốc hóa) là thuật từ phổ biến để chỉ làn sóng đầu tư toàn cầu của Trung Quốc. Điều đáng nói là không
    quốc gia nào giống Việt Nam khi nói đến những ảnh hưởng tiêu cực mà Trung Quốc mang lại. Không quốc gia
    nào chịu ảnh hưởng khủng khiếp của hiện tượng “Chinafication” bằng Việt Nam.

    Tại sao?


    Không quốc gia nào tự trói dân tộc mình với một nước khác bằng “phương châm 16 chữ vàng và tinh thần bốn tốt”.
    Không chính phủ tỉnh táo và khôn ngoan nào lại cúi mình để mang chủ thuyết ngoại lai về làm chủ thuyết chính trị
    cai trị đất nước. Chẳng dân tộc liêm sỉ nào lại tôn sùng một “kim chỉ nam” khai sinh từ một kẻ ngoại quốc như
    Mao Trạch Đông.


    Hậu quả của chính sách vĩ mô về quan hệ Trung Quốc-Việt Nam nói chung, không phải bây giờ, mà từ thập niên
    1940, cuối cùng đã biến Việt Nam thành một phiên bản của Trung Quốc. Bất kỳ cái xấu nào xuất hiện ở Trung Quốc,
    từ gian lận bằng cấp, buôn gian bán dối, đầu độc con người, bất tín và tàn ác, đạo đức suy bại, tham nhũng hệ thống,
    buôn thần bán thánh…, đều có y hệt tại Việt Nam.

    Trung Quốc “xuất khẩu” rất nhanh những điều tồi tệ vào Việt Nam và Việt Nam tiếp nhận rất nhanh những điều tồi tệ
    từ Trung Quốc. Việt Nam đang bị khủng hoảng nhập siêu từ Trung Quốc. “Khủng hoảng nhập siêu” cả những thuật
    từ mà Bắc Kinh thường dùng, từ “thế lực thù địch” đến “diễn biến hòa bình”. Căn cước định tính của dân tộc Việt, nếu
    không được “cấp” hoặc được sao chép từ Trung Quốc, thì cũng đang bị chính đất nước này can tâm đốt đi, thiêu rụi
    cùng với lịch sử ngàn năm từng tự hào không bị đồng hóa bởi giặc phương Bắc.



    Vấn đề không chỉ là những con cá chết do Formosa Hà Tĩnh gây ra. Cái chết của một dân tộc đang mất gốc mới là
    điều đáng suy nghĩ và lo âu. Rồi sẽ có những “Formosa Hà Tĩnh” khác. Rồi sẽ có những kỳ “Đền Hùng thất thủ”
    tiếp theo. Một quốc gia không có căn cước luôn đi rất nhanh đến vực sụp đổ mà người ta thấy rõ nhất ở cách mà con
    người sống và hành xử. Một đất nước đã tự đánh mất định tính dân tộc khi chấp nhận dùng hệ thống định tính khác
    để quy chiếu và áp dụng thì sự lệ thuộc và ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi.

    Nếu không đủ dũng khí và can đảm tự cởi nút thòng lọng khỏi cái giá treo cổ lủng lẳng “16 chữ vàng”, dân tộc này
    sẽ còn lại gì, ngoài mớ tro tàn của mảnh căn cước bị thiêu?

    Mạnh Kim


    Nguồn: http://boxitvn.blogspot.com/2016/05/...rung-quoc.html
    Last edited by thuykhanh; 06-11-2016 at 05:01 PM.

  2. #2
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Xin cảm ơn Dulan, anh Hải Việt, anh Hoài, PhPhuongVy và các bạn ghé đọc

    Bị ném bom nguyên tử, vì sao người Nhật không hô hào tiêu diệt nước Mỹ?




    Theo Secretchina

    Nhân chuyện cộng đồng mạng tranh cãi về vai trò của ông Bob Kerrey tại ĐH Fulbright, xin mời đọc lại một bài viết cũ
    mà … không cũ, bởi những thông tin trong bài vẫn còn là bài học quý giá cho lãnh đạo Việt Nam. Nếu lãnh đạo VN học
    được bài học này, đã không có những quan chức như bà Tôn Nữ Thị Ninh, quyết “tống cổ” ông Bob Kerrey ra khỏi
    ĐH Fulbright và Việt Nam.
    Nếu lãnh đạo VN học được bài học này từ người Nhật, người dân VN đã không phải trả giá suốt mấy chục năm qua.



    Tướng MacArthur tiếp nhận quân Nhật đầu hàng



    Tướng quân MacArthur là danh tướng của Mỹ. Năm 1942 tướng MacArthur dẫn đại quân tấn công Nhật Bản,
    từ Melbourne xa xôi đánh thẳng đến Tokyo, hai tay nhuộm máu người Nhật Bản. Vì thế vô số người Nhật muốn
    xé xác ông, còn ông cũng hận người Nhật thấu xương.


    Vào 2:5 chiều ngày 30/8/1945, tướng quân MacArthur ra khỏi máy bay và đặt chân lên đất Nhật Bản, cho dù ông không
    mặc quân phục và không mang theo vũ khí gì, cũng không có người tổ chức duyệt binh, nhưng thời khắc đó với 70 triệu
    người Nhật Bản là thời khắc kinh hoàng mà họ không thể quên, trong tâm trí mọi người chỉ còn nghĩ được hai chữ “mất nước,
    mất nước, mất nước”.


    Nhưng tướng MacArthur mang quân đến vì hòa bình, chính nghĩa, khoan dung và dân chủ


    Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh rơi vào suy sụp, đến bữa trưa của Nghị viên Quốc hội cũng phải ăn cơm trộn
    khoai lang, cái đói bao phủ khắp nơi. Lúc này tướng MacArthur gây áp lực khiến chính phủ Mỹ phải hỗ trợ Nhật Bản,
    thế là 3,5 triệu tấn lương thực và 2 tỷ Mỹ kim tức tốc được gửi đến Nhật. Ông không chỉ giữ lại chính quyền Nhật Bản
    mà còn gây áp lực đặc xá cho Thiên hoàng, thậm chí còn quan tâm đến số phận của từng người lính bình thường
    của Nhật Bản, giúp họ tìm con đường sống.

    Theo sau ông, 400 nghìn lính Mỹ đã dùng thiện ý và tinh thần hy sinh để chinh phục người Nhật Bản. Khi đó các con
    hẻm trong thành phố của Nhật vô cùng chật hẹp, một người Nhật bình thường và một người lính Mỹ to lớn nếu gặp nhau
    cũng khó khăn để đi qua nhau, vì thế thường thì người lính Mỹ sẽ nép vào một bên cho người Nhật đi trước.
    Người Nhật không thể không băn khoăn tự hỏi, nếu họ là kẻ chiến thắng thì họ có làm được như thế không?

    Sau khi tướng MacArthur đến Nhật Bản, ông lập tức ra lệnh thả tội phạm chính trị, trong đó có rất nhiều Đảng viên
    Cộng sản, bị chính phủ Nhật bắt giam trong thời gian dài.
    Ngày 25/8/1945, quân chiếm đóng của Mỹ cho phép phụ nữ Nhật xây dựng tổ chức của mình; tháng 9 cho công bố
    Dự luật về vai trò trong bầu cử của phụ nữ Nhật Bản; đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, phụ nữ được quyền
    bầu cử và ứng cử.


    Lúc này tại Tokyo có cô kỹ nữ được chọn làm Nghị viên thành phố, nhiều thị dân cảm thấy khó chấp nhận. Nhưng tướng
    MacArthur nói, mọi người chọn cô ấy để cô ấy phục vụ mọi người, đừng vì cô ấy là kỹ nữ mà kỳ thị bỏ qua.
    Khi đó mọi người chợt hiểu người được chọn trong bầu cử dân chủ phải là người thay mặt cho mình để vì mình làm việc,
    thế là sau khi hiểu ý nghĩa vấn đề họ đã quyết định chọn bầu cô kỹ nữ kia. Kết quả sau khi trở thành Nghị viên, cô đã
    không phụ lòng mọi người, làm được rất nhiều việc có ý nghĩa.

    Vào ngày 11/10/1945, tướng MacArthur tuyên bố bỏ lệnh cấm báo chí, Nhật Bản được tự do thông tin và tự do ngôn luận.
    Ngày 22/12/1945, ban hành “Luật Công hội”, giai cấp công nhân thực sự có tổ chức của mình. Ngày 1/9/1947, ban hành
    “Luật lao động”, quy định tiêu chuẩn tiền lương thấp nhất và thời gian làm việc nhiều nhất.

    Ngày 3/2/1946, tướng MacArthur chỉ thị cho Tổng bộ Liên minh khởi thảo Hiến pháp Nhật Bản. Chính phủ Mỹ truyền đạt
    nguyên tắc chế định Hiến pháp cho tướng MacArthur là: Chính phủ Nhật Bản phải do toàn thể cử tri trao quyền và phải chịu
    trách nhiệm trước toàn thể cử tri. Ngày 3/5, quân liên minh giao ra Bản dự thảo Hiến pháp. Ngày 7/10, Quốc hội Nhật Bản
    thông qua Hiến pháp. Ngày 3/11, Thiên hoàng cho ban hành Tân Hiến pháp.


    Đây là Hiến pháp do kẻ chiếm lĩnh chiếu theo giá trị quan phương Tây áp đặt cho kẻ bị chiếm lĩnh, nhưng lại là bản
    Hiến pháp đem lại phúc lợi cho nhân dân quốc gia bị chiếm lĩnh. Bản Hiến pháp nhấn mạnh quyền lợi công dân cơ bản
    của người Nhật Bản, xem những quyền lợi này là“quyền lợi trời cho mà không ai có quyền tước đoạt”.
    Những quyền này bao gồm: quyền bầu cử, lập hội và tự do xuất bản; không có sự tham gia của luật sư thì
    không được định tội; bảo đảm quyền cư trú an toàn cho dân, cấm kiểm tra và tước đoạt vô cớ.

    Ngày 21/10/1946, Quốc hội đã thông qua “Luật Cải cách ruộng đất”. Chính phủ Nhật Bản mua lại đất đai
    dư thừa của giới địa chủ, sau đó bán đất lại cho nông dân không có ruộng. Với những nông dân không có
    tiền mua đất, chính phủ cho vay thế chấp. Tất cả diễn ra không đổ một giọt máu, một mạng người, những
    người nông dân ai nấy đều có được một phần đất cho mình.


    Ngày 31/3/1947, ban hành “Luật Giáo dục”. Theo đó mục tiêu hàng đầu của giáo dục là “tôn trọng sự tôn nghiêm
    của cá nhân, bồi dưỡng cho mọi người có lòng nhiệt huyết vì chân lý và hòa bình”
    .
    Trường học của Nhật Bản không còn nằm trong kiểm soát của chính phủ mà là do Ủy ban Giáo dục do dân chúng
    bầu ra quản lý. Việc chọn lựa nhà giáo, sách học và bố trí chương trình hoàn toàn do người dân tự chủ quyết định.

    Năm 1952, quân chiếm đóng Mỹ trả chính quyền về cho chính phủ Nhật Bản. Sau 7 năm chiếm đóng, người Mỹ
    cải cách triệt để con đường phát triển của Nhật Bản, chủ quyền quốc gia từ trong tay kẻ chuyên chế trao lại cho người
    dân Nhật Bản, những tiền đề tiến bộ đầu tiên này giúp người Nhật bước vào con đường thênh thang. Hơn 10 năm sau,
    Nhật Bản trở thành cường quốc kinh
    tế thứ hai thế giới, quốc gia phồn vinh, nhân dân giàu có, xã hội ổn định. Có thể nói thêm một câu, quân chiếm đóng
    của Mỹ không chi một đồng tiền thuế nào của người dân Nhật Bản, chi phí của họ là lấy từ tiền thuế của người Mỹ.


    Người Nhật tổ chức buổi lễ long trọng đưa tiễn tướng quân MacArthur

    Trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản, rất nhiều người Nhật đã viết thư gửi cho tướng MacArthur yêu cầu biếu
    tặng điền sản của họ. Nhiều phụ nữ can đảm viết thư đề nghị được hiến thân cho tướng MacArthur, nhiều người còn
    viết “xin hãy cho tôi được sinh con cho ngài.”

    Sáng ngày 16/4/1951, Tổng thống Truman phế bỏ chức Tư lệnh quân chiếm đóng, tướng MacArthur phải về nước,
    sự kiện này chỉ thông báo cho một số quan chức cấp cao người Nhật biết. Nhưng khi ông ngồi lên ô tô thì mới phát hiện,
    từ nơi dinh phủ ông ở đến Sân bay Atsugi có hàng triệu người Nhật Bản đứng hai bên đường đưa tiễn.
    Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng nước mắt cùng tiếng hô vang dậy của người dân Nhật Bản: Đại nguyên soái!

    Người dân Tokyo đứng chật kín hai bên đường, ai nấy rơi nước mắt, họ như hoàn toàn quên chuyện tướng MacArthur
    là kẻ chiếm đóng đã đánh bại quân đội quốc gia mình. Thiên hoàn
    g đích thân đến sứ quán đưa tiễn MacArthur,
    tướng MacArthur cũng xúc động rơi nước mắt, nắm chặt hai tay của Thiên hoàng Hirohito.

    Khi đưa tiễn, Thủ tướng Yoshida của Nhật nói: “Tướng quân MacArthur đã cứu chúng tôi ra khỏi nỗi sợ hãi, lo lắng
    và hỗn loạn của thất bại để đưa chúng tôi vào con đường mới do ông xây dựng, chính Ngài đã gieo trồng hạt giống
    dân chủ trên đất nước chúng tôi để chúng tôi bước trên con đường hòa bình, tình cảm ly biệt mà nhân dân chúng tôi
    dành cho Ngài không lời nào có thể diễn tả được.”

    Uy lực quả bom nguyên tử của Mỹ tàn phá thành phố và nền kinh tế của Nhật Bản, nhưng về phương diện tinh thần,
    nước Mỹ đã hoàn toàn chinh phục được người Nhật Bản.



    Theo Secretchina









  3. #3
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Xin chào và cảm ơn anh Hải Việt cùng các bạn ghé Văn Hóa



    TRÍCH LỜI ĐỨC CHA NGÔ QUANG KIỆT:


    " Tôi thấy cái chết của biển cũng như của cá nó chỉ là cái ngọn vấn đề, cái chính gây ra cái chết này là do
    cái chết của tâm hồn con người. Tôi thấy có ít nhất bốn cái chết: cái chết của lương tâm, cái chết của luân lý,
    cái chết của lý trí, cái chết của chính trị.



    Lương tâm là ơn Chúa ban cho người ta để người ta phân biệt được điều gì tốt điều gì xấu. Khi làm điều tốt
    thì lương tâm thanh thản, an ủi còn khi làm điều xấu lương tâm cắn rứt. Thế thì khi lương tâm chết rồi nó không
    còn cắn rứt nữa. Cho nên khi làm điều xấu mà nó không còn cắn rứt nữa thì lương tâm đó chết rồi.

    Luân lý là những chuẩn mực, quy luật để hành xử cho đúng đạo lý. Khi cư xử không còn theo đạo lý nữa,
    không còn biết điều xấu nữa thì luân lý đó chết rồi, nó không bị chi phối bởi những chuẩn mực đạo đức,
    không còn quy tắc đạo lý nữa.

    Lý trí để giúp người ta biết phân định những giá trị cao thấp khác nhau như Đức Thánh Cha nói rằng: “thời gian
    lớn hơn không gian, toàn phần lớn hơn một phần.”
    Bây giờ người ta chọn một phần mà quên đi toàn phần thì cái đó là cái chết của lý trí không còn phân định được
    và chọn các giá trị thấp mà bỏ các giá trị cao.

    Chính trị chính là nghệ thuật tổ chức sắp xếp để cho mọi người được hạnh phúc. Cho nên nó đã chết trong lòng
    con người chính là nguyên nhân làm cho biển chết, cá chết.

    Thế thì bây giờ chúng ta phải làm sao cho những giá trị đó sống lại, phải làm sao cho con người sống lại cái
    lương tâm, cái lý trí, cái luân lý, cái chính trị thì mới có thể cứu sống được tình thế này.

    Có những người biết mình bị bệnh thì họ đi chữa bệnh và được khỏi bệnh, nhưng có những người bệnh mà
    không biết mình bệnh thì chúng ta phải xác định bệnh, làm sao cho người ta tỉnh táo để người ta sống thì mới
    có thể cứu được dân tộc, đất nước này.

    Toàn dân phải ý thức được điều đó để biết quyền được sống của mình. Chúng ta lấy bổn phận để phục vụ
    dân chúng như thế nào, để đem lại sự sống chứ không phải sự chết cho người khác được..."

    - Trích Bài trả lời phỏng vấn của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt khi ngài đến thăm bà con giáo xứ Đông Yên-
    Kỳ Anh- Hà Tĩnh.

    Nguồn :fb


    Đọc thêm




  4. #4
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Sự khác biệt giữa người TQ và người Tây Tạng qua bài viết của một hướng dẫn viên du lịch



    Chỉ cần qua một lần làm hướng dẫn viên du lịch cho du khách là người Tây Tạng,
    hướng dẫn viên mới thấy chuẩn mực đạo đức của người Trung Quốc đã
    suy đồi đến mức nào

    Nó cũng cho thấy sự khác biệt về đạo đức tinh thần giữa một dân tộc có đức tin chân chính và một dân tộc vô thần.
    Nó cũng cho thấy những tuyên truyền của Trung Quốc trước đây về Tây Tạng và những người có đức tin đều là giả dối.



    Những người có tín ngưỡng thường hành xử rất tử tế. (Ảnh: Internet)


    Tôi là một hướng dẫn viên du lịch ở Bắc Kinh. Mấy ngày trước, vừa mới dẫn dắt một đoàn du khách đến
    từ Tây Tạng. Trong hành trình du lịch ở Bắc Kinh, những điều họ để lại cho tôi thật quá là kinh ngạc.

    Thật ra trước khi tiếp đoàn, ấn tượng của tôi đối với người dân Tây Tạng phần nhiều là đến từ truyền hình,
    điện ảnh hoặc là những thông tin mà người khác kể cho tôi nghe, đại khái nói rằng họ không tắm rửa, dã man, trình độ văn hóa rất thấp, có cách biệt với xã hội văn minh.

    Khi tiếp dẫn đoàn, tôi cảm thấy những lời đồn đại này thật không sai, những gì được chiếu trên ti vi cũng rất chân thật, chính là hình tượng đó, đen thùi lùi, cái vẻ bề ngoài còn già hơn rất nhiều so với tuổi thực tế, xem ra không có vẻ tắm gội gì cả.
    Họ vác theo những túi đồ to trông rất nặng nề, cả đoàn gần như đều không có lấy một chiếc túi du lịch đẹp mắt. Tôi cũng cảm thấy họ cách biệt quá xa với xã hội văn minh.
    Nhưng, trong những ngày tiếp xúc sau đó, tôi mới phát hiện, tôi đã hoàn toàn sai lầm. Hơn nữa lời nói và cách
    ứng xử của họ khiến cho tôi, một người Trung Quốc phải hết sức xấu hổ.

    Ngày đầu tiên đến nơi, chúng tôi vốn không có sắp xếp hành trình đi lại, mà dự tính nghỉ ngơi trong khách sạn.
    Tuy nhiên, có sai sót trong trong khâu sắp đặt, vốn dĩ khách sạn Nam Nhị Hoàn đã đặt xong, đột nhiên nói không có phòng nữa, không tiếp đón được. Thế là, mọi người đã đến trước cửa khách sạn, còn chưa kịp dỡ hành lý xuống, lại bị dẫn lên xe, chạy đến khách sạn khác tên Đông Tam Hoàn.

    Sau khi xuống xe, mọi người hì hục vác theo những bao tải nặng nề, kiên nhẫn chờ đợi chúng tôi trao xong
    chìa khóa cửa phòng, sau đó bước lên cầu thang đi vào phòng. Kết quả lại xuất hiện chuyện ngoài ý muốn, khách sạn vốn đã đặt xong trước đó lại nói đã dành ra phòng rồi, bảo chúng tôi hãy qua đó.

    Quản lý của công ty du lịch vội chạy tới, quyết định vẫn là quay trở lại khách sạn ban đầu kia. Thế là, hành lý vừa mới dỡ xuống còn chưa kịp chỉnh lý xong, giờ đây lại phải bắt đầu sắp xếp lại rồi cho lên xe, lại quay trở về lần nữa.

    Lúc đó, thân là hướng dẫn viên du lịch, trong lòng cứ mãi thấp thỏm không yên, sợ họ làm ầm lên. Bởi vì nghe nói người Tây Tạng khá dã man, bị dày vò đi đi về về vất vả như vậy, lỡ như họ phát cáu lên đập phá khách sạn này hoặc là đánh cho chúng tôi một trận, cũng là có khả năng.

    Kết quả hoàn toàn ngoài dự đoán của tôi, họ không chỉ không làm ầm lên, thậm chí ngay đến cả một lời than trách cũng không có, trong tình huống bên tiếp đãi chúng tôi gắng sức xin lỗi, họ lại đều mỉm cười nói với chúng tôi tiếng “cảm ơn” bằng tiếng Hán vốn không được thành thạo lắm.





    Tôi ngẩn người không nói nên lời, bởi theo kinh nghiệm dẫn đoàn nhiều năm nay của tôi, nếu như đây là đoàn khách du lịch người Trung Quốc, ngay lúc này đây vạn phần trăm sẽ là những ai muốn khiếu nại sẽ khiếu nại, những ai muốn làm ầm lên sẽ làm ầm lên, những ai muốn bồi thường sẽ yêu cầu bồi thường, tiếp đó cũng phải đưa ra yêu sách từ khách sạn ba sao đổi thành bốn sao, hơn nữa còn đòi tăng thêm địa điểm vui chơi hoặc thêm phần ăn, v.v.

    Nhưng, họ ngay cả biểu hiện tức giận cũng đều không có. Tôi tự hỏi nếu như đổi lại tôi là du khách mà gặp phải loại tình huống này, tôi tuyệt đối sẽ không có thái độ như vậy, cho dù không chiếm được chút tiện nghi, cũng sẽ mắng cho người ta một trận.
    Tôi mang theo tâm trạng khó hiểu dẫn họ về đến khách sạn mà họ vừa mới đến nhưng bị chận ngoài cửa khi nãy.
    Vòng qua vòng lại một chuyến này xong đã là hơn 5 giờ chiều rồi. Họ đến Bắc Kinh là hơn 12 giờ trưa.

    Hướng dẫn viên của nhóm là người đàn ông nhìn có vẻ rất trung hậu thật thà. Đối diện với tình cảnh này, thân vốn mang theo áp lực to lớn vậy mà cũng không nói nặng với tôi một lời, trái lại còn không ngừng an ủi tôi, không sao không sao, tôi sẽ đi giải quyết với họ.
    Tôi không biết phải hình dung sự kinh ngạc của tôi thế nào, bởi vì tôi đã từng gặp qua rất nhiều người hướng dẫn,
    vì để thoái thác trách nhiệm của mình, không để cho du khách trút oán khí lên người của mình, trước giờ đều là
    cùng với du khách gây khó dễ cho bên đại lý du lịch, bởi họ sợ du khách cho rằng bản thân mình đang nói giúp
    đại lý du lịch địa phương. Nhưng anh ta lại… Tôi kinh ngạc đến nỗi không ngậm miệng lại được.

    Ngày hôm sau đi tham quan cố cung. Sau khi xuống xe ở đường quốc lộ Tiền Môn, đi được một đoạn, tôi quay đầu lại muốn chỉnh lý đội ngũ, tránh để lạc mất người. Bởi vì thông thường dẫn theo đoàn người Trung Quốc, hễ xuống xe thì mỗi người mỗi nơi, người chụp hình, người mua nước thì chỉ lo tự mình đi đến phía trước hoặc một nhóm tụm lại với nhau mua quà lưu niệm, v.v, điều này đã quá quen thuộc rồi.


    Nhưng tôi vừa ngoảnh đầu lại, lại một lần nữa kinh ngạc! Họ cứ hai người xếp thành một hàng rất ngay ngắn, lặng lẽ đi phía sau tôi. Tôi vừa dừng lại, họ cũng ngay lập tức dừng lại, gương mặt bình tĩnh mỉm cười nhìn tôi.

    Tôi dường như không còn biết nói gì nữa, bình thường câu nói nơi cửa miệng luôn là: “Mọi người đừng có tản đi, hãy đi theo tôi, đừng để lạc mất”,giờ cũng không nói ra miệng được nữa, tình huống như thế này, không chừng người đi lạc mất lại là tôi. Tôi há hốc miệng ra, không nói được lời nào, chỉ biết cười cười với mọi người, tiếp tục dẫn theo đội hình đi về phía trước.

    Đi đến quảng trường Thiên An Môn, sau khi cảnh sát kiểm tra xong, cũng không một người nào thừa dịp chạy đến phía trước chụp mấy tấm ảnh, hoặc là vì cảm thấy mới mẻ, vừa đi qua khỏi bộ phận kiểm tra liền chạy đi mất, không tìm thấy người nữa.
    Những người đi qua trước, vẫn là xếp thành hàng ngũ ở phía trước, những người đi phía sau, cũng không có bất kỳ người nào đi xen vào hàng ngũ, mà theo thứ tự lần lượt xếp ở phía sau. Kết quả một hàng hơn 40 người chúng tôi, lại chỉ mất có 5 phút đã đi qua trạm kiểm tra hơn nữa còn xếp xong hàng ngũ.

    Cần phải biết rằng, nếu như đổi thành nhóm khác đi qua bộ phận kiểm tra, chỉ riêng việc tập hợp mọi người lại thì cần phải mất đến mười mấy hai chục phút! Tôi lặng lẽ đi về phía trước. Suy nghĩ lại những chuyện đã qua.






    Xưa nay luôn cảm thấy rằng bản thân mình là người Hán, cũng không khỏi nghĩ rằng những người Hán thường có tố chất cao, khi đối diện với cách ứng xử của người dân tộc Tạng như vậy, liệu có còn cảm thấy tự tại nữa không?
    Liệu có cảm thấy giống như tôi đây, vô cùng xấu hổ?

    Trong chuyến đi chơi ở cố cung, bởi vì khoảng cách cần phải đi bộ rất xa, mà trong đoàn lại có những người già
    đi đứng không tiện, tôi lo lắng sẽ làm lỡ mất thời gian ăn cơm trưa. Thế là đôi khi tôi cũng sẽ bật ra mấy câu theo thói quen:
    “Nào, mọi người hãy đi theo tôi, mau lên nào”.

    Nhưng tôi phát hiện, không có người nào đi nhanh hơn, không phải là họ không muốn nghe lời tôi, mà là tốc độ của hết thảy mọi người, đều là lấy mấy người già đi lại bất tiện làm trung tâm. Tốc độ của họ chính là tốc độ của cả đoàn. Dẫu cho là tôi nói giải tán đi chụp hình, khi quay trở lại, cũng nhất định là dẫn theo mấy người già đó cùng trở về.

    Sau khi tham quan cố cung đi lên xe, họ cũng là đi lên xe một cách rất có trật tự không chút rối loạn gì, không ai
    giành lên xe trước để được ngồi ở hàng ghế đầu. Mọi người lên xe một cách chậm rãi và có trật tự, đỡ được thời gian và cũng đỡ được sức lực, tôi không nói thêm được lời nào cả, chỉ là ở bên ngoài cửa giúp đỡ những người gặp khó khăn khi đi lên xe, dìu họ một tay.

    Khi đó họ đều quay mặt lại với nụ cười tươi và đáp lại tôi một câu “Cảm ơn” bằng tiếng Hán, mà có lẽ đây cũng là câu nói lưu loát nhất của họ. So với đoàn du khách nội địa bình thường, dù có nói tiếng cảm ơn, cũng đều là một gương mặt hờ hững làm cho có lệ, chứ đừng nói đến chuyện ngoảnh mặt lại mỉm cười nói với tôi.

    Trong các chuyến du lịch mấy ngày sau đó, tôi phát hiện, bất kể là lúc nào, họ đều mãi là một dáng vẻ rất bình thản, không kể là gặp phải chuyện tốt hay là chuyện xấu, họ vẫn luôn mỉm cười với người ta, dùng tiếng Hán nói tiếng cảm ơn. Khi xếp hàng luôn là kẹp những người lớn tuổi ở chính giữa, khi đi đường trước giờ đều là xếp thành hàng ngũ ngay ngắn; khi chụp hình đều sẽ không tranh nhau vị trí tốt nhất, những lúc ăn cơm đều luôn là lấy đồ trong túi lần lượt chia hết cho mỗi người, như vậy mọi người đều có phần cả.

    Khi đi lên xe đều luôn là xếp thành từng hàng mà lên, nhìn thấy người ăn xin đều luôn cho tiền; nhìn thấy tượng Phật thì đều luôn thành kính bái lạy; những lúc cần phải chờ đợi luôn là yên lặng chờ đợi, tuyệt đối không có nhốn nháo cả lên; khi gặp được chuyện vui mừng đều luôn là mỉm cười vui vẻ, khi nói tiếng cảm ơn đều luôn đối diện với mặt của
    đối phương…

    Họ khiêm tốn cho rằng bản thân họ không có văn hóa, nhưng lại không biết được rằng, họ đã biết tiếng Tây Tạng, cũng biết một chút tiếng Hán, dẫu cho không biết nói, nhưng đại khái có thể nghe hiểu được. Nhưng còn thân là người Hán như tôi đây, ngay cả một câu tiếng Tạng cũng đều không biết. Nếu như nói không có văn hóa, thì đó nên là tôi mới phải. Nhưng tôi có khiêm tốn được như họ không? Không có.






    Trong suốt mấy ngày hành trình này, tín ngưỡng kiên định của họ, lòng thành kính đối với Phật của họ, sự báo đáp đối với ân tình, cách nhìn đối với thế sự, đều bắt đầu ảnh hưởng sâu sắc đến tôi. Trên tay của họ luôn có một tràng hạt, chỉ cần khi trên tay không có cầm vật gì, thì từng viên từng viên một mà lần tràng hạt, trong miệng cũng mãi niệm một câu tiếng Tạng.

    Khi đi Ung Hòa cung, tôi và hướng dẫn viên của nhóm, người đàn ông Tây Tạng này trò chuyện trên suốt đường đi. Anh ấy kể cho tôi những câu chuyện liên quan đến nhân quả báo ứng, lục đạo luân hồi. Tôi dường như đã hiểu ra lòng khoan dung và bình thản của người dân Tây Tạng là đến từ đâu rồi.

    Tôi hỏi: “Tại sao mấy ngày này luôn phải vất vả tìm quán ăn như vậy? Thật ra có rất nhiều nơi cung cấp bữa ăn
    nhóm. Chỉ cần định rõ tiêu chuẩn bao nhiêu tiền một người, nhà hàng sắp xếp cho, thật là tiết kiệm hơn rất nhiều, cũng thoải mái hơn nhiều.”

    Anh ấy nói: “Họ đi ra ngoài chơi một lần như vậy vốn không dễ dàng gì, nếu như ăn không được ngon, họ cũng sẽ chơi không vui được, bữa tiệc nhóm tuy có thể ăn, nhưng thật sự là không ngon.
    Tìm một nhà ăn tốt hơn để được chọn món năn, tuy có hơi phiền phức, cũng đắt hơn bữa tiệc nhóm, nhưng họ sẽ vẫn cảm thấy tốt hơn một chút, họ đi ra bên ngoài, thì mình cũng hãy gắng sức để cho họ được vui vẻ hơn một chút.

    Chúng tôi chẳng qua chỉ là kiếm ít tiền hơn, nhưng tiền vốn dĩ là không kiếm hết được mà, chỉ đủ dùng thì cũng được rồi, kiếm được nhiều tiền, nhưng lại khiến cho người khác không được vui, như thế ắt sẽ có báo ứng”.
    Tôi nhìn anh ấy, trong lòng rất xúc động. Bình thường những chuyện như thế này được nghe rất nhiều, là cá nhân thì sẽ nói như vậy, nhưng thật sự có thể làm được như vậy, thử hỏi có được mấy người đây?

    Vào ngày tiễn chân sau cùng, mọi người đeo khăn ha-da cho tôi, hơn nữa họ còn để hành trang nặng nề trên tay xuống, thay phiên nhau bắt tay tôi, cảm ơn tôi. Từ sâu thẳm trong tâm tôi phát hiện rằng, tôi thật sự không muốn xa họ.

    Đây khác với bất kể đoàn du khách nào mà tôi từng tiễn trước đây.

    Ngày trước khi tiễn chân đoàn khách, đều chỉ là muốn mau chóng tiễn đi cho xong chuyện, chơi trò đấu mưu đấu trí suốt mấy ngày trời quả thật là quá mệt mỏi rồi. Nhưng khi tiễn chân họ, tôi thật sự rất lấy làm quyến luyến, lưu luyến mấy ngày vui vẻ thanh thản mà họ đã mang đến cho tôi, càng quyến luyến cái cảm giác nhẹ nhàng không lo nghĩ khi ở cùng với họ.

    Được ở cùng với họ, khiến tôi cảm thấy mọi chuyện thật ra đều không đáng để so đo. Tiếp xúc với người ở rất nhiều địa khu nơi Trung Quốc như vậy, trước nay chưa từng có nhóm người ở vùng nào có thể khiến cho tôi có được loại cảm giác như được cảm hóa này.

    Khi họ đi vào trạm xét vé, hướng dẫn đoàn lại một lần nữa đi ra, bắt tay tạm biệt lần nữa. Tôi nói, chúng ta hãy ôm nhau một cái. Thế là tôi đi vào trong trạm, ôm chầm lấy anh mà chào tạm biệt.

    Không biết anh ấy có hiểu được hay không, thật ra là hướng dẫn viên, trời nam biển bắc tôi đã từng gặp qua rất nhiều người, nhưng người khiến tôi cảm thấy có thể chân thành làm bạn quả thật là không nhiều.
    Anh ấy là một trong số những người không nhiều đó.


    Hướng dẫn đoàn khách du lịch biết bao nhiêu năm nay, có thể quen biết được một người bạn như vậy, quả thật là một may mắn lớn trong đời người. Tôi chân thành mong rằng họ có thể đến Bắc Kinh lần nữa, như vậy chúng tôi sẽ còn được gặp lại nhau.


    Tiểu Thiện

    theo Soundofhope, tinhhoa.net







    Xin cảm ơn anh Hải Việt, Ngọc Hân và các bạn ghé đọc Văn Hoá. Thân mếnchúc mọi người một ngày an lành














    Last edited by thuykhanh; 07-01-2016 at 07:37 AM.

  5. #5
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Chuyện lạ chỉ có ở nước Mỹ


    VỢ THỐNG ĐỐC ĐI LÀM BỒI BÀN


    để kiếm thêm tiền mua xe hơi mới

    Huy Đồng : 27/06/16 18:24




    Nhiều khách hàng tỏ ra thích thú với sự có mặt của bà Ann ở nhà hàng

    (Nguồn:AP)


    Bà Ann LePage (58 tuổi) - vợ thống đốc tiểu bang Maine của Mỹ đã gây bất ngờ
    khi quyết định đi làm bồi bàn để kiếm tiềnmua một chiếc xe ôtô mới.


    Bà Ann hiện đang làm bồi bàn bán thời gian tại nhà hàng McSeagull 3 ngày mỗi tuần.
    Bà LePage muốn tự kiếm tiền để mua chiếc xe Toyota Rav4 trị giá hơn 24.000USD.


    Chồng của bà Ann, ông Paul Lepage là thống đốc có mức lương thấp nhất tại Mỹ với
    thu nhậpkhoảng 70.000USD mỗi năm. Số tiền này thậm chí còn thấp hơn thu nhập
    trung bình của một cặp vợ chồng ở tiểu bang Maine (khoảng 87.000 USD).


    Trước khi đi làm bồi bàn, bà Ann đã trải qua một khoảng thời gian khó khăn về
    kinh tế vì mẹ bà lâm bệnh nặng. Sau khi mẹ bà qua đời hồi 10/2015, bà Ann đã
    quyết định đi làm thêm.


    Con gái của bà Ann cũng từng làm thêm tại nhà hàng McSeagull với mức lương
    là 28USD/giờ.

    _____

    Cảm ơn anh NgDangSon và các bạn ghé đọc Văn Hoá



    Last edited by thuykhanh; 07-05-2016 at 07:48 AM.

  6. #6
    Biệt Thự RaginCajun's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,795
    Người Mỹ gốc Âu Châu ít có tính "một người làm quan cả họ nhờ" nên mới có cảnh như trên. Hãng tớ cũng có thằng con trai của CEO vào làm janitor. Thế mà bố nó cứ tỉnh bơ nhìn thằng con lam lũ. Mà người Mỹ còn có tánh là tỉnh bơ, chẳng cần biết bố nó làm chức gì, họ cứ để cho thằng bé làm công việc của nó chẳng một tí giúp đỡ. Còn ông bà thống đốc kia có thể là một cách giao thiệp để gần gũi với dân chúng, cũng như Obama mặc áo sơ-mi đi ăn ở quán bình dân vậy. Con gái bà Ann làm thêm tại nhà hàng, không biết chức gì, với mức lương đó coi bộ hơi cao
    Laissez les bon temps rouler!

  7. #7
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Quote Originally Posted by PhPhuongVy View Post

    Cảm ơn chị Thuỵ Khanh đã chia xẻ. Giời ơi! Bây giờ em mới khám phá ra là những người học thuốc, nha y dược, cứ lượn ở sân trường Dược, theo tà áo xanh, rồi làm thông gia với nhau. Thảo nào dân trường luật chỉ còn có một người ông làm lính rước dề dinh.

    Chị chào Phương Vy,

    Thôi đi cô nương ơi, GS dạy chị Pháp văn năm đệ tam là cô Nguyễn thị Hồng, Luật sư, phu nhân của ông
    Ngoại trưởng Vương Văn Bắc đấy.
    Có lần ở trường Dược, quên năm thứ mấy rồi, chị với các bạn đi theo đám tang tiễn thân phụ thầy Đặng Hữu Biền từ Dakao; qua cầu Phú Nhuận, chị thấy cô Hồng đến chào từ giã tang quyến và lên xe về trước.

    Cô Hồng nhã nhặn và thân thiện, học trò thương lắm!
    Cảm ơn em ghé đọc
    Last edited by thuykhanh; 11-05-2017 at 01:00 PM.

  8. #8
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Mời thưởng thức:



  9. #9
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Bà Mẹ Quê


    Tác giả: Philato
    Bài số 4314-14-29714vb5082814

    Với bài viết “Sàigòn lớn nhỏ đều nhớ anh”, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, là một cựu sĩ quan VNCH, - 13 năm lính chiến, từ 1962 tới 75-, với 5 chiến thương bội tinh. (Không phải 50 năm lính chiến như có lần giới thiệu). Là một cựu tù cộng sản, ông định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View, và đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng.

    Bài mới sau đây không phải chuyện trên đất Mỹ mà là một tự sự đầy xúc động về bà me, hình ảnh mà mọi người Việt sau 1975 mang theo trong đầu khi vào Mỹ.

    * * *

    Lời thưa đầu của tác giả: Vì lý do riêng, tôi không gửi bài này để dự thi VVNM, mà nhân ngày lễ Vu Lan, tôi xin gửi bài này để kính tặng:

    - Các bà Mẹ và các bà mẹ-trong-tương lai của Việt Báo.

    - Các bà MẸ trong ban tuyển chọn VVNM

    - Các bà MẸ được giải thưởng VVNM 2014.

    - Các bà MẸ đã đến tham dự ngày phát giải thưởng VVNM 2014.

    - Các bà MẸ đã và sẽ gửi bài để tham dự VVNM.

    - Các bàn MẸ là đọc giả VVNM.

    *

    Có nhiều cách gọi về song thân tùy theo địa phương, nhưng ở quê tôi, một vùng thuộc tỉnh Kiến An, Hải Phòng thì con gọi bố mẹ là thầy bu, vì thế tôi xin giữ hai danh từ này cho bài viết về mẹ tôi, một bà mẹ quê.


    Thầy tôi qua đời ngày 15 tháng Giêng năm 1947, hưởng dương 41 tuổi. Ông cụ mất đi khoảng sau 2 tháng bị bệnh mà thuở ấy người vùng quê chỉ biết gọi là bệnh “thương hàn”(?).
    Những ngày thầy tôi lâm trọng bệnh và khi các con tiễn chân ông cụ ra cánh đồng thì nay tôi không còn nhớ gì nữa.
    Kỷ niệm duy nhất còn sót lại trong đầu tôi là khi ông cụ tháo vai cày ra khỏi cổ con trâu rồi đưa sợi dây thừng cho tôi dẫn nó đi ăn, đang gặm cỏ, khi đến bên bờ hồ trước cửa nhà thờ thì nó nhào xuống nước, ngước mũi lên thở phì phò, còn tôi, một thằng bé chăn trâu mới 6 tuổi, không thể kéo nó lên được nên tôi đành buông dây thừng, đứng trên bờ mà khóc vì sợ con trâu sẽ chết đuối.

    Nhưng với bu tôi, một bà mẹ quê, thì tôi nhớ nhiều, nhưng chưa một lần nhắc lại những kỷ niệm này với anh chị em và con cháu. Khi thầy tôi mất thì bu tôi mới 43 tuổi với một nách bẩy đứa con, tất cả cùng sống trong căn nhà tranh vách đất ba gian hai trái, một mảnh vườn với dăm ba sào ruộng thuộc làng Cựu Viên, tỉnh Kiến An, thành phố Hải Phòng, và chỉ cách hai nơi này chừng hơn 3 cây số.

    Một hình ảnh tuy đã hơn 60 năm rồi mà tôi vẫn còn như đang thấy trước mắt, đó là cảnh vào lúc hoàng hôn, bu tôi đứng ở góc vườn, sau lủy tre, hướng ra nghĩa trang mà kêu tên thầy tôi trong tiếng nấc sau khi đã chôn cất thầy tôi xong.

    Bu tôi cả ngày phải chân lấm tay bùn với ruộng lúa vườn rau, mỗi buổi chiều về, sau khi thổi cơm cho con, nấu cám cho lợn (heo) xong thì mặt trời đã lặn, giữa lúc tranh tối tranh sáng ấy, bà lẳng lặng ra góc vườn, lúc thì ngồi ngắt đọt khoai lang, khi thì đứng hái lá chè mà thút thít khóc trong khi các con không hay biết.

    Một buổi chiều tối, khi chim đã về tổ, tôi leo lên cây cau góc vườn để bắt ổ chim sáo đen khi nghe chim con “chíp chíp” mà tôi đã rình từ lâu, tôi thất kinh suýt rơi xuống đất khi bất chợt thấy một bóng đen đứng khóc ở góc vườn. Nhưng tôi hoàn hồn ngay khi nhận ra tấm khăn tang trắng vấn trên đầu, hai đuôi khăn chạy dọc sống lưng của bu tôi, tôi vội tụt xuống định chạy vào nhà, nhưng rồi khựng lại, ngồi thụp xuống bên gốc cây cau vì nghe tiếng bu tôi khóc:

    “Ối ông ơi! Trời đã tối rồi, ông đi đâu mà sao không về ăn cơm uống nước với các con ông ơi!”

    Tuy tuổi lên 6, tuổi nghịch ngợm của trẻ nhà quê không biết sợ ma nhưng tôi rùng mình nổi gai ốc khi nghe bu tôi kêu lên như thế. Bà khóc trong nấc nghẹn, cố kềm trong họng không cho ra tiếng vì sợ các con nghe được, bà cam chịu đau khổ thương nhớ một mình, không đành chia nỗi buồn với các con.
    Các anh chị em chúng tôi không ai hay biết việc này, vì sau một ngày quần quật với công việc ruộng lúa vồng khoai thì tất cả đã mệt nhoài, mọi người đi nghỉ sớm để sáng mai, khi gà vừa gáy và tiếng chuông nhà thờ “bính-boong” lúc 5 giờ sáng là đã phải dậy để chuẩn bị ra đồng.


    Riêng mình tôi biết bu tôi khóc, tôi chẳng nói cho ai hay, nhưng tiếng khóc của mẹ xoáy vào đầu tuổi thơ khiến tôi cứ đứng sau hè nhìn bu tôi rũ xuống như tàu lá chuối héo, nghe bà nấc nghẹn mà ứa nước mắt theo. Nhiều khi tôi thấy bà vịn cành chè rồi sức nặng của khổ đau kéo cành chè gẫy xuống.

    Một chiều tối, tôi nghe tiếng nói bên kia vườn, cách bụi tre, vẳng sang:

    - Mẹ Quán sao cứ khóc mãi thế! Hãy để cho Quán nó yên nghỉ.

    Đó là tiếng của cụ Dưỡng, chú của thầy tôi, chắc cụ cũng sót ruột vì tiếng khóc mỗi chiều tối ngoài góc vườn. Bu tôi là cháu dâu nên phải vâng lời chú chồng, từ đó bu tôi không đứng khóc ngoài góc vườn nữa. Nhưng nỗi sầu vì nấm mồ chôn chồng chưa xanh cỏ thì làm sao vơi nên nước mắt tiếp tục rơi cùng những tiếng nấc nghẹn trong góc bếp giữa đêm khuya.

    Mùa Đông tháng giá, tiết trời khá lạnh ở vùng quê miền Bắc trong căn nhà lá vách phên nên có nhiều khe hở để gió lùa vào. Anh em tôi nằm ổ rơm, đắp chiếu, kín đầu thì hở đuôi và ngược lại kín chân thì thò đầu, cái lạnh đêm khuya lại thêm cái dạ trống, đúng với câu “bụng đói cật rét” nên giấc ngủ chập chờn.
    Nửa đêm về sáng, khi gà vừa gáy, tôi thức giấc, thấy ánh lửa từ nhà bếp hắt lên, tôi bò dậy và mon men tới gần để sưởi cho ấm thì thấy bu tôi ngồi nấu cám heo, một tay cầm que, tay kia nắm mớ rơm đẩy vào tiếp cho lửa cháy, bóng mẹ tôi in lên vách, ngả nghiêng theo ánh lửa bập bùng.
    Đêm khuya, thấy con thức dậy bò xuống bếp thì bà mẹ biết con đang thiếu cái gì. Vừa trông thấy tôi, bà vội kéo vạt áo lau nước mắt, rồi nói:


    - Đói hả? Ngồi xuống đây sưởi cho ấm rồi bu nướng cho con củ khoai.

    Bếp nhà quê đun bằng rơm rạ nên có tiếng nổ lép-bép làm bắn ra những tia lửa nhỏ tựa pháo bông, kéo theo tro bụi phủ lên người ngồi nấu. Bu tôi đứng dậy khẽ phủi tro trên khăn tang trắng rồi lấy củ khoai lang ở cái thúng treo sau lưng vùi vào đám tro giữa ba “ông đầu rau”.

    Có thể nhiều người không biết “khoai nướng vùi bếp tro” là gì, mùi vị nó ra sao, ngay cả con cháu nội ngoại của bu tôi hiện nay đang sinh sống trên đất Mỹ cũng không biết. Nhưng với tôi, củ khoai lang vùi bếp tro mà bu tôi “ban” cho tôi không có gì so sánh được.
    Người ta thường dùng chữ “ban” để nói về những “hồng ân” mà Thượng Đế, Chúa, Phật ban cho con chiên, phật tử, nhưng bu tôi đã “ban” cho tôi củ khoai nướng vùi bếp tro giữa đêm Đông giá lạnh mà xung quanh bếp chỉ có rơm rạ, tro bụi, bóng tối và
    tình mẹ con.


    Bà mẹ khều củ khoai trong đám tro ra, vò nắm rơm chà lên vỏ ngoài cho sạch chỗ cháy đen rồi đưa cho con:

    - Khoai còn nóng lắm, con ăn từ từ.

    Đúng rồi, khoai nướng thơm và ngon ngọt với trẻ em miền quê, nếu em đói mà vội ăn đến nỗi quên cả bóc vỏ thì sẽ bị nóng phải hả miệng ra, ngửa mặt lên mà thổi “phù-phù”, ăn vụng mà nuốt vội miếng khoai lang dễ bị nghẹn.

    Bụng đói, cật rét mà hai tay nắm củ khoai nướng nóng thì thích lắm, nhưng không hiểu sao cái tật tham ăn hằng ngày của tôi biến đi đâu mất, tôi cũng chẳng hiểu chữ “hiếu” là gì, nhưng vẫn cứ bẻ củ khoai ra làm hai, đưa bu tôi một nửa mà không nói một lời nào cả. Biết nói gì hơn, và dù văn hay chữ tốt thì trong hoàn cảnh ấy, ngàn vạn lời nói cũng không đủ. Tôi đưa nửa củ khoai cho bu tôi chỉ vì tôi thấy bu tôi kéo vạt áo lau nước mắt, chỉ vì trong ánh lửa rơm chập chờn giữa đêm khuya mà tôi thấy mắt bu tôi đỏ. Tôi đưa nửa củ khoai cho bu tôi vì tôi biết bu tôi cũng đói nhưng bà nhường miếng ăn cho con như tất cả các bà mẹ khác.


    Cầm miếng khoai trong tay, bu tôi nhìn tôi không nói gì cả nhưng lại choàng tay qua kéo tôi vào lòng, tay kia xoa đầu con. Tôi biết bu tôi đang thổn thức và rồi bà khẽ nói:

    - Con lên đánh thức các anh chị dậy ăn cơm để còn kịp ra đồng.

    Hai tiếng “ra đồng” là chỉ công việc ngoài đồng ruộng như cuốc đất, nhổ mạ, cấy lúa, làm cỏ, trồng rau, trồng khoai, trồng bắp (ngô) v.v..những công việc của nhà nông để làm ra thực phẩm mà người thành phố, nhất là các bạn trẻ người Mỹ gốc Việt không bao giờ có thể hình dung ra được nó vất vả như thế nào.

    Ngày qua ngày, bầy gà một mẹ bẩy con đùm bọc quây quần dưới mái tranh được bao quanh bởi lũy tre, rồi bị chạy loạn vì chiến tranh. Khi hồi cư về làng cũ thì chỉ còn hoang tàn đổ nát nên mẹ con lại chạy theo dòng người di tản. Thấy họ đi thì bà mẹ quê cũng dắt con đi, không biết đi về đâu và làm gì. Những lúc gian nan khốn khổ như thế chắc hẳn bu tôi lại kêu tên thầy tôi và mong chồng chỉ lối đưa đường cho vợ góa con côi được về nơi bình an.

    Cuối cùng thì gia đình tôi làm dân di cư trôi dạt vào Nam, về làng Bến Xúc, quận Bến Cát, tỉnh Bình Dương năm 1954. Người nông dân thường có sức chịu đựng như “cỏ dại”, vất đâu cũng sống được với đất, nhưng mẹ con chúng tôi ra đi không mang theo ruộng vườn, chỉ có hai bàn tay nên phải xoay sở, các anh chị tôi lúc này đã trưởng thành nên phiêu lưu về thành phố và gia đình tôi lại di chuyển về 172/41 đường Lê Quốc Hưng, Khánh Hội, quận Bốn, Saigon.

    Bu tôi, một bà mẹ quê lạc về thành phố, bỏ lại sau lưng xa tít mù khơi mái tranh, lũy tre, ruộng vườn, mồ chồng mà sẽ không bao giờ được nhìn lại nên bu tôi như tàu lá úa và chỉ hồi sinh sau khi đã có tiếng bập bẹ “bà bà” của các cháu nội ngoại. Có lẽ đây là giây phút hạnh phúc nhất của bu tôi cũng như các bà mẹ khác, thương cháu chăm sóc cháu hơn thương con.

    Vẫn tưởng bu tôi được vui hưởng thái bình với cháo rau đạm bạc bên con cháu cho tới lúc đầu bạc răng long thì chiến tranh lại tràn về, các con trai con rể của cụ lên đường tòng quân, thằng Cao Nguyên, đứa Đông Hà, em tôi ở núi Sơn Chà thì tôi ở mãi tận mũi Cà Mâu, đâu đâu cũng nghe tiếng súng nổ.

    “Đại bác đêm đêm vọng về thành phố” thì bà mẹ quê khốn khổ thức giấc ngồi tựa lưng vào vách, mắt nhắm, tay cầm tràng hạt, miệng đọc thầm chuỗi Mân-Côi cầu xin Thượng Đế ban ơn lành cho đàn con nơi lửa đạn.


    Nhớ lại lúc tôi nhận được giấy gọi đi trình diện Không Quân và Võ Bị cùng một ngày, đang phân vân chưa biết chọn nơi nào thì bu tôi bảo:

    - “Con đừng đi lính tầu bay, thấy tầu nó bay bay thì bu sợ lắm, con lên Đà Lạt mà học, vì ở đó có chị Hải của con, chị con sẽ săn sóc cho con thì bu an tâm hơn”.

    Chị ruột tôi ở số nhà 16.C Phạm Ngũ Lão, tôi đã lên đây nghỉ Hè nhiều lần rồi, thấy SVSQ Võ Bị là tôi mê, nay có thêm lời khuyên của bu tôi nên tôi chọn Võ Bị. Tuy không được bà chị săn sóc, nhưng lại được nhiều đàn anh săn sóc tận tình hơn, nếu bu tôi mà biết “tận tình” như thế nào thì chắc là cụ khóc ngất.

    Ngày tôi ra trường, bu tôi lên Đà Lạt dự lễ mãn khóa để xem tôi mang lon “quan một” nó ra sao, nhưng mục đích chính là bảo anh rể tôi làm Cảnh Sát, “sằp xếp làm sao cho tôi làm việc tại Đà Lạt cho “có chị có em” cho bu tôi an tâm (!). Thế rồi bu tôi thấy tôi đội mũ beret xanh TQLC, cụ lo lắng, vì một anh rể khác của tôi ở TQLC đã bị thương nhiều lần nên tôi phải nói dối cụ là tôi được làm văn phòng ở Thủ Đức, gần nhà hơn.


    Nhưng rồi tôi đi biền biệt, từ Bến Hải đến mũi Cà Mâu, chẳng có ngày phép để về thăm mẹ già! Đời lính chiến là vậy, còn bu tôi thì hằng ngày vẫn thót con tim mỗi khi thấy xe GMC chở quan tài phủ cờ chạy qua cửa. Khi nghe mấy bà hàng xóm kháo nhau rằng áo quan phủ cờ vàng sọc đỏ là của lính chết trận thì bu tôi vịn tường ngồi xuống đất đọc kinh tiếp.

    Rồi ngày N tháng 6/1966, một xe GMC/TQLC chạy vào xóm và từ từ dừng lại khiến bu tôi hốt hoảng khuỵu xuống, nhưng người lính TQLC tìm nhà bà Châu, bà hàng xóm và cũng là người cùng quê, để báo tin con trai bà là thằng Mão đã tử trận.

    Bà Châu xỉu, bu tôi hoảng hốt lo lắng xỉu theo, vì Mão và tôi là bạn và cùng tình nguyện vào TQLC. Mão Tiểu Đoàn 1, tôi Tiểu Đoàn 2, cả hai vừa đụng trận tại ngã ba sông Định, thuộc Bích La Thôn Quảng Trị, nó tử thương, tôi bị đạn xuyên khuỷu tay, thấy không sao nên tôi đã nói với hậu trạm là đừng báo tin về cho gia đình biết.

    Khốn thay, hậu trạm rồi hậu cứ ở Thủ Đức cứ theo đúng thủ tục mà báo tin nên hai ngày sau lại một xe jeep TQLC đậu trước cửa hỏi nhà bà Tiệp, tên anh cả của chúng tôi, người báo tin chưa kịp nói gì thì bu tôi ngã xuống bất tỉnh và không còn biết gì nữa!


    Vì bị thương nhẹ nên tôi xin xuất viện ngay để đi phép về thăm nhà. Bu tôi đang nằm thiêm thiếp trên giường bệnh, thấy tôi về, cụ ngồi bật dậy ngơ ngác nhìn con, hai tay vuốt mặt con, nắn vai, nắm tay con lắc lắc như muốn biết đây là thực hay chiêm bao? Bu tôi không nói gì mà chỉ khóc, cụ khóc vì lo âu, cụ khóc vì còn cầm được tay con vừa từ mặt trận trở về.

    Những bà mẹ lính chiến thấy mặt con lúc nào thì được hạnh phúc lúc đó, còn suốt ngày dài lại đêm thâu chỉ toàn là sầu khổ vì nghĩ đến con ngoài chiến trường.
    Tôi xin mượn ý bài thơ MTHS: “không chết người con lính chiến mà chết người mẹ hậu phương”, người lính chiến nếu có chết, chỉ chết một lần, nhưng những bà mẹ hậu phương thì chết dần chết mòn, chết khi nghe “đại bác đêm đêm vọng về thành phố”, chết giấc khì thấy con “trở vể trên đôi nạng gỗ”.


    Bu tôi đã chết giấc nhiều lần như thế khi thấy mấy đứa con, đứa cháu trong họ, cùng đi TQLC lần hồi tử trận như Tô Thanh Chiêu, Tô Văn Sơn, Vũ Tuấn, Nguyễn Thanh v.v..

    Cuối cùng thì ngày 19/6/1969, trên con kinh Cán Gáo thuộc tỉnh Chương Thiện, những tiếng nổ đã loại tôi ra khỏi vòng chiến, nhưng may mắn hơn Chiêu, Sơn, Tuấn, Thanh v.v.., tôi còn nặng nợ, chưa “đi được” nên khi tỉnh dậy, thấy mình nằm trên giường bệnh viện, toàn thân những dây cùng nhợ! Mờ mờ nhìn qua lớp băng quấn đầu, tôi nhận ra bu tôi đang lấy tay cạy những vết máu, vết sình đã khô trên mặt tôi, tôi mấp máy đôi môi, gọi qua hơi thở của bình dưỡng khí:


    - “Mẹ”.

    Tiếng “Mẹ” dễ gọi dễ thương là thế nên tôi quen với chữ “Mẹ” từ đó.

    Tôị bị trọng thương, bị loại khỏi vòng chiến thì cũng là lúc mẹ tôi bớt được một phần lo âu, thấy tôi lê lết với đôi nạng gỗ kẹp nách quanh quẩn xó nhà thì mẹ tôi lại mỉm cười:

    - “Con cứ như thế này thì mẹ đỡ lo”.

    Chưa trả hết nợ nước nên tôi được hạnh phúc quanh quẩn một thời gian bên bà mẹ già nhà quê, bà mẹ không biết viết, không biết đọc mà chỉ biết khóc vì con. Thế rồi đất bằng dậy sóng, các bà mẹ lại tiếp tục vất vả vì các con, lần sau cùng tôi nghe mẹ khóc là khi tôi cáu kỉnh nhìn mẹ rồi tôi vất đôi dép cao su làm bằng vỏ xe hơi mà cụ đã len lén để vào túi xách cho tôi lên đường “học tập vinh quang”.

    Sau ngày 30/4/75, ba anh em trai tôi cùng hai người anh rể đều lên đường để “được” cải tạo làm con người! Chẳng cần nói thêm thì ai cũng biết một bà mẹ già trong hoàn cảnh ấy thì “có vui bao giờ”. Nghe hàng xóm xì xào bán tán, mẹ tôi thật thà đi mua quần áo đen và dép râu cho các con để sớm được về đoàn tụ!

    Quá khứ đời tôi lính chiến đã khiến mẹ lo âu sợ hãi nhưng chưa lần nào tôi hỗn với mẹ như lần này, tôi lôi đôi dép cao su và bộ quần áo đen ra khỏi túi xách và quăng nó vào góc nhà. Mẹ tôi nhìn sững tôi và chắc bà tự hỏi tại sao con lại vất những thứ cần thiết ấy, nó sẽ giúp con để sớm được về với mẹ. Làm sao tôi hiểu được tình thương mênh mông của bà mẹ quê trong khi bà cũng không biết được con trai mẹ đang chín từng khúc ruột. Tôi lẳng lặng cầm túi xách lên đường, không lời chào từ giã mẹ già đang ngồi tựa lưng vào vách mà mắt nhìn theo gót chân con.

    “Cải tạo” tới năm thứ chín thì tôi hay nằm mơ thấy mẹ, linh tính cho biết có điều chẳng lành, tôi hỏi người nhà mỗi khi đến thăm nuôi thì được biết mẹ tôi vẫn bình thường. Nhưng sao vẫn thấy mẹ trong giấc mơ, tôi đem chuyện hỏi lại thì lúc đó vợ tôi đành lôi trong túi xách ra một xấp hình đám tang mẹ tôi mà vợ tôi đem theo những lần trước nhưng vẫn dấu kín. Tôi không còn nước mắt để khóc mẹ vì tôi đã không chào mẹ khi ra đi, không biết rằng đó là lúc chào lời vĩnh biệt, không biết ai vĩnh biệt ai. Mẹ tôi khóc vì các con phải đi xa khi đã thái bình khiến mẹ mù lòa. Mẹ tôi ra đi vĩnh viễn khi tôi chưa quay về!

    “Lòng mẹ thương con như biển Thài Bình dạt dào”, lòng mẹ như bị dao chém mỗi khi nghe tin con “thắng trận” trở về, “trở về trên đôi nạng gỗ, trở về hòm gỗ cài hoa”! Lời nào nói cho đủ, viết cho hết trong vài trang giấy. Những bà mẹ, dù quê hay thành phố, dù bên này hay bên kia đều là Mẹ Việt Nam. Mẹ VN thì lúc nào cũng vui và khổ đau theo đời sống thăng trầm của các con, không vui khi các con không vui với nhau. Khổ đau biết bao những bà mẹ của các anh lính chiến luôn canh cánh bên lòng, lo sợ phải rên rỉ câu:

    - “Lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống trời hay chăng trời!”

    Những ai còn mẹ, dù trong hoàn cảnh nào đi nữa thì xin chớ có cử chỉ đáng trách như tôi đã phạm đối với “Bà Mẹ Quê” để khỏi phải ân hận khôn nguôi./.


    Philato

  10. #10
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Khương Hùng

    Sợ bị khủng bố kiểu tông xe vào người đi bộ trong chợ Giáng Sinh như năm ngoái ở Berlin, các thành phố
    ở Đức năm nay dựng rào cản nặng hàng tấn trước các chợ lung linh này.

    Nhưng ở thành phố Bochum, nghĩ rằng dân chúng ngó mấy cái rào cản sẽ cảm thấy không thoải mái, chính quyền bèn cho bọc các khối cản lại. Vụ này được xử trong đêm, làm sáng ra cả dân chúng và cảnh sát đều ngỡ ngàng khi thấy thay chỗ mấy cái rào cản hầm hố là những cục quà bự chảng quá cưng.


    Ở München thì nghe nói rào cản này được thiết kế thành những cái bồn rất bự trồng đầy cỏ hoa cũng rất cưng. Vụ này cho thấy đỉnh cao khó chịu của mấy ông Đức đó. Ta nói, khó chịu với người đời mà cũng khó chịu với bổn thân mà xứ này sinh ra cái ứng xử tinh tế thiệt không ai bằng.

    Cũng tại vụ khó chịu này mà năm ngoái cả nước tranh luận miết việc có nên cho cảnh sát ôm súng firearm bự bự đi tuần tra chống khủng bố như mấy ông cảnh sát hầm hố bên Pháp, bên Mỹ không. Cuối cùng là không, vì dân tình biểu mấy cây súng đó làm họ thấy... bất an. Chống khủng bố ở Đức khó ghê hỉ!

    Lan man thêm về ứng xử tinh tế, ai đi Đức thì hãy thử vụ này: ngồi vào giữa một bàn toàn bọn Đức và
    xin lỗi rằng không nói được tiếng Đức nhiều. Rồi xem, cả bàn 8 đứa Đức sẽ nhiệt tình chuyển sang nói tiếng Anh để đứa kém tiếng Đức kia được tham gia hội tám.

    Khoản khó chịu và tinh tế, có lẽ mấy ông Nhựt Bổn phải gọi mấy ông Đức là thầy.

    Nguồn: Fb
    Last edited by thuykhanh; 11-27-2017 at 07:52 AM.

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 05:41 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh