Register
Page 20 of 23 FirstFirst ... 101819202122 ... LastLast
Results 191 to 200 of 222

Thread: Văn hóa

  1. #191
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Cung Chúc Tân Xuân



  2. #192
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Ông lão bán kem


    Thời gian: năm 1994
    Địa điểm: Khu Giải Trí Splendid China, Orlando.


    Trời nắng chang chang, với cái nóng nung người của tiểu bang Florida vào mùa hè lối 90 độ F (32 độ C). Trước cửa tiệm bán hàng lưu niệm (Gift Shop) đông người, một ông lão người Việt Nam đứng bán kem cho du khách. Xe bán kem có hình dáng như cái thùng vuông dài, bên ngoài có sơn chữ và hình vẽ mấy bịch kem đông lạnh.

    Khách khá đông, ông tươi cười với mọi người. Cách đó không xa, một du khách Việt Nam khác, đứng tuổi, nhìn ông bán kem một cách chăm chú, nghĩ mình đang gặp lại một người quen biết từ khi còn ở quê nhà mấy mươi năm về trước. Khách lạ bước đến gần xe kem trong khi ông bán hàng đang bận rộn với khách. Nhìn bảng tên gắn trên áo ông lão bán kem, khách lạ mừng thầm vì đúng tên người mình quen biết.
    - Chà! "Tha hương ngộ cố tri", còn gì quý cho bằng? - ông suy nghĩ. Đợi đến khi xe kem vắng khách, người khách lạ lên tiếng:
    - Xin lỗi ông, có phải khi xưa ông làm tỉnh trưởng tỉnh Cần Thơ không?
    Ông bán kem giật mình, phản ứng ngay:
    - Không phải đâu, chắc ông lầm người rồi!
    Người khách lạ "cụt hứng" rồi tự trách: - Mình hấp tấp quá, không lẽ khi xưa ông làm tỉnh trưởng, giờ nầy lại đứng ở đây? Suy tới suy lui, khách lạ chưa chịu thua, nghĩ thầm: - Rõ ràng tên ông trên thẻ trước ngực, sao lầm được? Dáng vóc cũng cao ráo như xưa, nét mặt, cũng vậy, tuy phong trần hơn trước?

    Khách lạ trở lại ông lão bán kem:
    - Thưa ông, tôi không lầm đâu, tôi nhớ ơn ông lắm, nhờ ông mà anh em nhà thầu chúng tôi làm ăn rất thoải mái dưới thời ông về làm đầu tỉnh Cần Thơ.
    Thấy người khách lạ quả quyết, ông bán kem mỉm cười:
    - Đúng là tôi, nhưng đó là chuyện xa xưa rồi, nhắc làm gì?

    Từ đó, người khách lạ kết thân với ông bán kem, vì thương mến một công bộc liêm chính mà giờ này sa cơ thất thế. Trong mấy lần gặp gỡ sau đó tại tiệm ăn ngoài Splendid China, khách lạ tâm tình với ông bán kem:
    - Em thường đấu thầu xây cất cho tỉnh, đời mấy ông tỉnh trước, tụi em gặp khó khăn nhiều, nhưng từ khi ông về làm tỉnh trưởng mấy năm 63 tới 65, tụi em dễ thở hơn nhiều, người nào làm đúng luật lệ thi được trúng thầu, tụi em làm ăn thoải mái, bởi vậy, tụi em nhớ ơn ông hoài...

    Gặp người tri kỷ, ông lão bán kem thổ lộ:
    - Tôi có giúp gì ông đâu, đó chẳng qua là nhiệm vụ của tôi thôi. Tổng Thống tín nhiệm tôi, giao chức vụ tỉnh trưởng là để tôi lo an ninh cho người dân, công tác chánh của tôi là về mặt quân sự, dẹp CS quấy rối đồng bào. Dưới quyền tôi, có ông phó tỉnh trưởng dân sự, mọi việc về hành chánh, tôi giao cho ông phó làm hết, nhưng tôi có đặt tiêu chuẩn làm việc, là phải hết sức liêm chánh, không được ăn lối lộ hay có hành vi tham nhũng, v. v... thì ta mới được lòng dân.

    Trong thời gian ông bán kem tại khu giải trí SC, cũng có một số du khách người Việt Nam nhận ra ông, tỏ lòng thương mến, "tội nghiệp" ông.
    Ông khẳng khái trả lời:
    - Cám ơn quý vị đã còn nhớ tới tôi, có cãm tình với tôi nhưng xin quý vị đừng tỏ ra tội nghiệp cho tôi, tôi không thích như thế. Có gì đáng phải tội nghiệp đâu ? công sản nhốt tôi, giam cầm mấy mươi năm tù, ra được xứ tự do, làm nghề gì đi nữa, miễn chính đáng, vẫn còn sướng hơn ở với CS mà!

    Nhắc đến việc CS giam cầm, ông nhấn mạnh: - Không nên dùng chữ "tù cải tạo" đối với chúng tôi, nhà tù CS là nơi chúng hành hạ, trả thù, hạ nhục người Quốc Gia, tù là tù chớ không có "cải tạo" gì hết.

    Ông bán kem trong khu giải trí Splendid China nói trên là cựu Thiếu Tướng Trần Bá Di. Vinh danh một bậc đàn anh gương mẫu.


    Bài viết ngắn hôm nay chỉ nêu vài sự kiện nổi bật, chớ không thể nói lên hết sự nghiệp to lớn của ông trên chiến trường. Lúc còn là tỉnh trưởng Cần Thơ, cấp bực ông là Thiếu Tá, sau lên Trung Tá.
    Ông nổi tiếng trong các trận đánh như sau:

    - Giải tỏa tỉnh Vĩnh Long trong Tết Mậu Thân 1968. Sự việc diễn tiến như dưới đây: Gần Tết Mậu Thân (tháng 1/1968), hai ông đầu tỉnh là Trung Tá Nguyễn Ngọc Diệp và Phụ Tá đi hành quân. Trên đường về, hai ông bị VC phục kích và bị thương, phải chở vào bệnh viện điều trị.

    Tỉnh Vĩnh Long như rắn không đầu. Thiếu Tướng Lâm Quang Thi, Tư Lệnh Sư Đoàn 9, chỉ định Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa tạm thời phòng thủ Vĩnh Long. Khi tiếng súng Tết Mậu Thân bùng nổ, Thiếu Tá Nghĩa đã về Sài Gòn thăm gia đình và bị kẹt lại đó.

    Tướng Thi chỉ thị Đại Tá Trần Bá Di, đang là Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 9, vào Vĩnh Long để nghiên cứu tình hình và đối phó với Việt Cộng. Vào chiều tối, một mình với máy truyền tin trên lưng, ông được trực thăng chở đi, dự định đáp vào khuôn viên của tỉnh, nhưng trực thăng bị VC bắn rát quá, phải thả ông tại cầu tàu, rồi từ đó, ông chạy bộ vài chục bước vào được dinh tỉnh trưởng. Tại đây, ông bắt đầu liên lạc với các đơn vị chiến đấu để lo việc phòng thủ, chỉ dẫn trực thăng, pháo binh... bắn vào các điểm tập trung của VC. Nhưng VC vẫn cầm cự, quyết tâm đánh úp tỉnh lỵ, ông phải xin tướng Thi cho tăng viện, nhờ vậy, mấy ngày sau, một Trung Đoàn của ta mở đường tiến vào căn cứ của tỉnh. Sau cùng, ông chỉ huy phá tan lực lượng VC, chúng bị giết hay đầu hàng gần hết.

    - Trận đánh vào đất Miên Danh ông càng nổi lên năm 1970, khi ông làm Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh đánh vào mật khu Ba Thu của VC trên đất Miên (tỉnh Tà Keo), phá hủy cơ sở của chúng, tịch thu vô số chiến lợi phẩm... Ngoài ra, quân ta còn tìm thấy nhiều nhà in và máy in tiền của Mặt Trận Giải Phóng, tiền này chúng tính đem ra thay thế tiền VNCH nếu chúng thắng Miền Nam năm 1968. Ông được thăng cấp đặc biệt tại mặt trận này. Anh hùng sa cơ Đến năm 1975, khi VC vào chiếm miền Nam, chúng bắt ông và đày ải vào các trại tù trong hơn 17 năm trời.

    Hai năm sau khi VC thả, ông qua Mỹ năm 1993 theo diện HO (Humanitarian Operation: Chương trình định cư tại Mỹ dành cho người bị CS giam cầm sau 1975). Ba tháng sau khi hoàn tất thủ tục nhập cư, y tế, bằng lái xe, ông bắt đầu đi làm tại hãng Dobbs, hãng chuyên cung cấp thức ăn cho hành khách trên máy bay. Làm việc tại đây hơn 6 tháng, ông qua khu du lịch Splendid China như có nói trên.

    Thời gian sau, ông xin vào làm tại Disney World với nhiệm vụ "trưmg bày hàng lên kệ” (floor stacker). Ông làm việc tại đây trong 12 năm trời, từ 1999 đến 2011, chỉ thôi việc vì bị đau nhức vào tuổi 80.

    Tổng cộng thời gian làm việc tại Dobbs, Splendid China và Disney World, ông đã đóng thuế Liên Bang Hoa Kỳ 18 năm, quá tiêu chuẩn 10 năm để được tiền hưu.
    Có lần, một giám thị ở Disney World khuyên ông:
    -"You" lớn tuổi rồi, sao "you" không ở nhà nghỉ cho khỏe?
    - Tuy tuổi đã cao nhưng sức khỏe còn tốt là tôi không nghỉ! Ông đáp ngay.

    Cũng có người thấy ông cao tuổi, hỏi ông:
    - Cụ đi làm chi cho khổ, ở nhà lãnh tiền trợ cấp có sướng hơn không?
    Câu trả lời: - Tôi không "chơi" mấy thứ đó. Tôi rất tự hào không "ăn" một ngày tiền an sinh xã hội, tiền già, tiền tàn tật... Đối với anh em chúng tôi ở tù CS, người Mỹ dành một chương trình đặc biệt để đem chúng tôi đến xứ tự do, hưởng được cuộc sống an toàn trong công bằng, chừng đó thôi đủ để mình biết ơn chính phủ và nhân dân Hoa kỳ rồi, vì lẽ đó, tôi không muốn ngồi chơi để lãnh tiền cấp dưỡng, tạo thêm gánh nặng xã hội cho đất nước này trong khi tay chân còn lành lặn, còn đủ sức khỏe để đi làm.


    Theo trên, tướng Trần Bá Di là một người rất đặc biệt. Khi còn trong Quân Đội, ông là một công bộc liêm chính, một cấp chỉ huy tài ba, gan dạ, bình dân, yêu thương lính. Đến tuổi cao niên, ông vẫn giữ khí phách của một người hùng.

    Thiếu Tá Nguyên Kim Sơn, cựu Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Đoàn 9 Bộ Binh, từng làm việc dưới quyền của tướng Trần Bá Di, có viết trong tuyển tập "Cái Chết Của Một Dòng Sông" như sau:

    "Thiếu Tướng Trần Bá Di có tấm lòng hiền hòa đức độ nên được thuộc cấp kính trọng và thương mến. Ngày ông rời khỏi Sư Đoàn 9 Bộ Binh, quân dân tỉnh Vĩnh Long đã giăng biểu ngữ khắp đường phố trong tỉnh lỵ để tỏ lòng thương mến và luyến tiếc ông".

    Mặt khác, trong phúc trình 6 trang giấy gởi về chánh phủ Hòa Kỳ ngày 5 tháng 12 năm 1973, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Graham Martin, có ca ngợi cuộc đời và binh nghiệp của tướng Trần Bá Di trải qua mấy mươi năm chỉ huy các đơn vị tác chiến trên chiến trường miền Nam, từ cấp Trung Đội, Đại Đội, Tiểu Đoàn, Trung Đoàn, đến Sư Đoàn...

    Nhắc đến sự liêm chính của tướng Di, phúc trình của Đại Sứ Martin có ghi một đoạn như sau: “Gia đình có 4 con, ba trai một gái từ 17 đến 8 tuổi. Báo cáo cho biết là gia đình ông sống bằng lương bổng nhà binh của ông và không có ghi nhận hành vi tham nhũng nào của ông hay của phu nhân ông”.

    Nguyên văn Anh văn như sau: “They have four children, three boys and a girl from 17 to 8. The Di’s reportedly live on his military income and there has been no mention of corrupt activities on his or his wife part”

    Tài liệu trên được chánh phủ Hoa Kỳ giải mật ngày 13 tháng 8, năm 2009. Thiếu Tướng Trần Bá Di mất ngày 23 tháng Ba, năm 2018, tại Orlando, Florida, hưởng thọ 87 tuổi. Người đời có câu: “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”, Tướng Trần Bá Di ra đi để lại danh thơm muôn đời!

    Lê Văn Hưởng

  3. #193
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    HAPPY FATHER’S DAY!




    Cháu Hãnh Diện Về Ba

    Tác giả: Capvanto


    Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên.

    Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên
    đất Mỹ.






    TĐ2/TQLC chụp tại trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp, Phước Tuy.







    Yvonne nhận lại Huy Chương Combat V của Ba do National Archives gửi đến tận nhà năm 2012.






    Jimmy Nguyễn mặc áo trận của bố.






    Trung Úy Nhượng chụp chung với Thiếu Úy Truyền.



    ***


    Sau khi miền Nam bị chiếm (30 tháng 4 năm 1975) rất nhiều cô nhi, quả phụ của các chiến sĩ VNCH đã gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và tiến thân trong xã hội mới ở Việt Nam.
    Cộng đồng hải ngoại cũng lãng quên họ. Ai biết được họ đã sống ra sao? Ai biết các cô nhi đã nghĩ gì về những người cha đã hy sinh cho Tổ Quốc?


    Từ hơn nửa thế kỷ trước, đối với tôi, điều đáng sợ nhất trong đời lính là khi từ chiến trường trở về hậu cứ phải đối diện với những vành khăn tang trắng còn mới tinh trên mái tóc xộc xệch của vợ con những đồng đội đã nằm lại tại chiến trường. Những đôi mắt thơ ngây hoen ngấn nước trên khuôn mặt các em bé mất cha luôn làm tôi đau nhói trong lòng.

    Càng vinh quang thì càng nhiều khăn tang, đó là những vết thương kết lại thành những vết sẹo khó phai, là tâm trạng của các cấp chỉ huy khi trở về sau những chuyến hành quân dài ngày, dù là về với chiến thắng, với thăng thưởng, cấp bậc và huy chương.


    Tôi không còn nhớ ai đã gắn huy chương và huy chương loại nào, nhưng tôi nhớ mãi tên đồng đội, anh em thân thiết như ruột thịt đã hy sinh.
    Đằng sau những tấm huy chương là máu của họ, là nước mắt của vợ con họ. Có những đứa con còn chưa kịp rơi nước mắt khóc cha vì chúng chưa biết nói hoặc còn trong bụng mẹ.



    Niềm khắc khoải đó trong tôi đã được xoa dịu phần nào khi tôi may mắn gặp được một vài cô nhi mà cha của họ là đồng đội thân thiết của tôi, nên dù ít hay nhiều tôi đã góp phần cho các cháu biết tin tức về những cha, về những giây phút cuối đời của cha đã chiến đấu và hy sinh như thế nào. Tôi đã được cùng đi một đoạn ngắn ở cuối cuộc hành trình cô đơn của các cháu trong suốt mấy mươi năm qua. Các cháu đã tìm được kết thúc, đã biết rõ và hãnh diện về cha.


    *

    1. Cô Nhi Yvonne Trần

    “Cháu nhớ mãi, má cháu và cháu đứng trước vỉa hè nhà, đợi Ba cháu về. Cháu thấy xe GMC chở lính Thủy Quân Lục Chiến chạy ngang qua nhà, nhưng cháu không thấy Ba cháu về...

    Cháu nhớ mãi một hôm cháu đi học về, thì thấy má cháu nằm trên ghế salon, khóc sướt mướt. Lúc đó, cháu quá nhỏ, mới 5 tuổi nên không hiểu chuyện gì xảy ra.

    Rồi khi thấy một quan tài nằm trên phản ở nhà nội, thời ấy nhà quê không có đèn điện, chỉ le ngoe vài cây đèn cầy ánh sáng lập lòe. Nội cháu ngồi bên cạnh quan tài, đập đập lên quan tài rồi gào thét.
    Cháu khóc theo, nhưng không biết Ba mình nằm trong quan tài đó.


    Chiến tranh VN, nhìn lại, nhìn khía cạnh nào cũng thấy nỗi đau.”


    Đó là thư Yvonne gởi cho tôi. Yvonne là con gái của cố Đại Úy Trần Đăng Túc Tiểu Đoàn 2/TQLC.
    Cô định cư ở tiểu bang Virginia, là Kỹ Sư Hóa Học, từng làm việc cho Trung Tâm Nghiên Cứu Về Chiến Tranh của Hải Quân Hoa Kỳ (Naval Surface Warfare Center - NSWC) trong 16 năm.
    Hiện nay cô đang làm việc ở Federal Aviation Administration, Office of Commercial Space Transportation, Washington D.C.


    Trong bài “Hãy Kể Cho Tôi Nghe” gởi cho đặc san Sóng Thần TQLC 2017, Yvonne tâm sự:


    “Ba tôi chết đã gần 50 năm. Khi ông chết, ông để lại bốn đứa con, từ một tuổi tới tám tuổi. Gia đình tôi khi xưa ở Thủ Đức, khoảng 20 -25 cây số phía Bắc của thủ đô Sài Gòn. Tôi không có nhiều kỷ niệm của Ba tôi. Nhưng tôi nhớ, Ba tôi không có mặt ở nhà nhiều. Ông đi biền biệt. Mỗi lần ông về, thì tôi thấy Ba tôi mặc đồ lính rằn ri.

    Tôi nhớ mẹ tôi nói Ba tôi có đi Hoa Kỳ một thời gian. Tôi cũng có nghe nói Ba tôi là lính Thủy Quân Lục Chiến (TQLC), và chết
    trong lúc đi hành quân. Khi miền Nam Việt Nam mất, lúc đó tôi đã thấy lớn nên ít nhiều tôi cũng hiểu biết những gì xảy ra, và biết cuộc sống không còn như xưa.

    Tôi không ngạc nhiên khi thấy những kỷ niệm đi lính của Ba tôi đã biến mất. Hình ảnh của Ba tôi mặc quân phục với mũ xanh trên bàn thờ đã thay bằng hình người mặc đồ bình thường. Thời gian trôi qua, tôi quên đi hình bóng Ba tôi mặc đồ lính rằn ri, đội mũ xanh…”


    Nhưng có lẽ trong trí óc của người anh Yvonne, hình bóng người cha TQLC vẫn chưa phai nhạt. Anh vẫn tìm đọc những bài viết về TQLC, chính người anh đã bắt đầu cuộc hành trình tìm biết về Ba.

    Một hôm, người anh gọi điện thoại cho Yvonne và hớn hở khoe rằng anh tìm được một người ở trong TQLC Việt Nam biết Ba của họ khi xưa. Anh chỉ cho Yvonne tìm đến website của TQLC, ở đó cô tìm được địa chỉ e-mail của người nhắc đến tên Đại Úy Túc.

    Lúc đó Yvonne chỉ biết tên người ấy là cựu Đại Tá Ngô Văn Định, vị chỉ huy của cha cô khi xưa. Sau vài email qua lại, Yvonne gọi ông là bác Định.


    Những trao đổi với bác Định đã biến Yvonne từ một người tưởng đã quên đi hình bóng của cha thành một người đi tìm kiếm tin tức, kỷ niệm về cha.

    Một hôm, Yvonne đọc một tài liệu của những người TQLC Mỹ viết về chiến tranh Việt Nam. Tài liệu này có đề cập tới những người sĩ quan TQLC Việt Nam đều phải qua Hoa Kỳ để thực tập ở trường The Basic School tại Quantico, Virginia.

    Tài liệu ấy làm Yvonne nhớ đến tấm hình của Ba cô chụp ở Baltimore, Maryland. Từ ý nghĩ đó, Yvonne tìm đọc thêm những bài viết về TQLC Việt Nam, trong đó có bài viết về trận Tiểu Đoàn 2 TQLC bị phục kích tại Phò Trạch, Huế vào ngày 29 tháng 6 năm 1966 của cựu Đại Tá Tôn Thất Soạn đăng trong “Tuyển Tập 21 Năm Chiến Trận Của TQLC” do Tổng Hội TQLC in năm 2005.

    Tim cô thót lại, mắt cô mở lớn khi biết Ba cô có tham dự trận đánh đó và bị thương, cô vội vã đọc tiếp, và Yvonne đã thấy Ba cô trong tấm hình TĐ2/TQLC chụp tại trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp, Phước Tuy.


    Yvonne sững sờ, cô muốn nhéo mình để xem có phải cô nằm trong mơ không?

    Sau mấy chục năm, hình ảnh oai hùng của Ba cô trở lại rõ ràng trong ký ức khiến cô xúc động nghẹn ngào như ngày xưa chạy đến nắm tay Ba mỗi khi ông đi hành quân về.

    Đọc tuyển tập “21 Năm Chiến Trận” Yvonne mới biết chi tiết về chuyến đi hành quân ấy của Ba cô quá nguy hiểm, có nhiều thương vong. Tiểu Đoàn Trưởng là Trung Tá Lê Hằng Minh cùng với 42 thuộc cấp tử trận, 95 người bị thương, trong đó có Ba cô và
    Đại Úy Cố Vấn Thomas E. Campbell.


    Cô vô cùng cảm phục và hãnh diện về Ba, nhất là khi đọc đến đoạn trong hồi ký của ông Thomas Campbell:

    “Hầu hết các quân nhân trong Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn bị thương, tôi bị thương. Tôi thấy Trung Úy Túc, Ban Ba, cũng bị thương nhưng ông vẫn ném lựu đạn vào bọn chúng. Sau trận này Trung Úy Túc được tưởng thưởng huy chương Combat V. “

    Cũng nhờ đọc “21 Năm Chiến Trận” Yvonne mới biết rằng bác Định, người đang lặng lẽ bắc cầu cho cô đi ngược dòng thời gian
    để tìm hiểu về đời lính của cha chính là một trong những người hùng của “Mùa Hè Đỏ Lửa” 1972. Ông chính là Lữ Đoàn Trưởng TQLC đã đem quân chiếm lại Cổ Thành Quảng Trị.


    Với sự giúp đỡ và hướng dẫn của bác Định, Yvonne đã gửi e-mail cho National Archives xem họ có lưu giữ giấy tờ gì về huy chương của Ba cô không.

    Tháng 12 năm 2012, cô được National Archives xác định có tin chính thức về huy chương Combat V đã được tặng cho Đại Úy
    Trần Đăng Túc, Tiểu Đoàn 2 TQLC. Cô bèn làm đơn xin lại huy chương của Ba cô.


    Sau đó, huy chương được gởi đến tận nhà.

    Yvonne viết:

    “Tôi không thể tưởng tượng được, tôi đã xin lại được huy chương của một người cha đã chết.

    Ông không chết mười năm, hai mươi năm, mà đã chết cả nửa thế kỷ rồi.
    Quá khứ và hiện tại, chia cách vì thời gian, hầu như xích gần lại nhờ cái huy chương này. Nắm huy chương gọn trong tay, tôi
    biết nếu tôi đã lấy lại được vinh dự của một người lính đã chết, thì tôi cũng sẽ biết đến vinh dự của những người lính còn sống.



    Chiến công, tôi biết đếm, nhưng tôi không đếm được hy sinh của người lính miền Nam trong suốt 21 năm chiến tranh.

    Khi Hoa Kỳ đã rút lui, thì súng đạn không còn nữa, họ vẫn đánh, đánh đến khi họ phải bắt buộc đầu hàng. Khi quê hương tôi mất, họ chỉ còn là người lính bại trận. Nếu thoát được khỏi ách Cộng Sản, người lính đó trở thành một người tỵ nạn, sống âm thầm,
    sống lặng lẽ trên xứ người.
    Còn người lính kẹt lại, họ bị bắt đi tù, bị hành hạ, bi chết đói, chết rét không ai biết đến, hay họ chỉ còn là thương phế binh lạc loài, bên lề cuộc đời trên chính quê hương mình. Hình ảnh của người lính TQLC can đảm, anh hùng, nhân đạo, và sống chết cho
    Danh Dự- Tổ Quốc mãi mãi sẽ là hình ảnh tôi mang theo”.



    Trong một lá thư gửi cho tôi, Yvonne nói rằng cháu rất hãnh diện về cha, nhưng ngoài chuyện riêng tư gia đình cha con, đối với đồng đội của cha, đối với đơn vị, với binh chủng và quân đội thì sao?

    Sau đây là nguyên văn lời chia sẻ của Yvonne với tôi. Lời nói như khắc ghi trên bia đá của một cô nhi, như tấm gương soi cho những ai, thế hệ trước và sau, xem thường sự hy sinh cùa người lính Việt Nam Cộng Hòa.


    “Hãnh diện về cha chỉ là hãnh diện cá nhân, nhưng hãnh diện nhất của cháu là biết sự thật về chiến tranh đã có những người lính miền Nam hy sinh để bảo vệ Tô Quốc và đồng bào khiến cháu không thể nào quên được.”



    2. Cô Nhi Nguyễn Thành Thật


    Ngày 29 tháng 4 năm 2018, tại lễ kỷ niệm 43 năm ngày Quốc Hận trước Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, Westminster City, tôi đang
    bồi hồi nhớ lại cảm xúc khi phải nhận lệnh buông súng lúc 12 giờ trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại Bộ Chỉ Huy Căn Cứ Sóng Thần (Dĩ An), thì bất ngờ anh Ngọc, một quân nhân thuộc Hội TQLC Nam California, dẫn một người trung niên đến gặp tôi.


    Người này mặc bên ngoài một cái áo trận TQLC hơi cũ với huy hiệu Trâu Điên, bảng tên “THÀ 1”, Ngọc nói với anh ta:

    “Đây là bác Cấp, người mà cháu muốn tìm”.

    Không chờ tôi lên tiếng, hai tay anh ta nắm chặt lấy tay tôi lắc lắc, miệng chào:

    “Thưa bác, con là Nguyễn Thành Thật, bố con là Nguyễn Văn Thà, ngày xưa mang máy truyền tin cho bác, con có chuyện riêng muốn thưa với bác.”

    Giữa trưa nắng Little Saigon mà tôi cảm thấy lạnh xương sống khi nghe nhắc đến tên “Thà”, người mang máy truyền tin C25 cho tôi, đã tử trận hơn 50 năm về trước.

    Sau buổi lễ, chúng tôi đến một nơi riêng tư hơn để nói chuyện. Thật nói:

    “Thưa bác, con từ Saigòn sang Mỹ lo việc riêng, theo lời hướng dẫn của chú Tám, con đến tìm bác để xin bác kể cho con nghe về Ba con. Cái áo con được hãnh diện mặc đến đây chính là của Ba con, tức: “THÀ Đại Đội 1”.

    Chi tiết rất đúng, nhưng để xác định thực hư cho chắc, tôi hỏi thêm:

    “Chú Tám nào, và quen biết với cháu ra sao mà chú ấy bảo cháu đến tìm tôi?”

    “Thưa bác, con ở Gò Vấp, gần nhà chú Tám, tức chú “Tám Nhót”. Con chơi thân với thằng Tâm con chú Tám. Chú Tám kể là ngày xưa Ba con và chú ấy đều mang máy cho bác. Tết Mậu Tuất 2018 vừa qua, chú Tám nhận được quà của bác gửi về để tổ chức tất niên cho mấy người cùng đại đội, con được tham dự. Khi nghe con nói sắp sang Mỹ lo việc riêng thì chú Tám khuyên con ráng tìm cách đến Little Saigòn để tìm bác mà hỏi về Ba con. Chú Tám còn dặn nhớ mang theo cái áo này để bác tin.

    Khi đến Little Saigon con nghe radio thông báo có buổi lễ kỷ niệm 30/4 được tổ chức tại tường đài Việt Mỹ nên con tìm đến, con thấy chú Ngọc mặc quân phục TQLC nên con nhờ chú tìm bác”.


    Hơn 50 năm về trước, Đại Đội 1 của tôi có hai hiệu thính viên, Nguyễn Văn Thà mang máy liên lạc với tiểu đoàn, và Nguyễn Văn Tám, tự “Tám Nhót” mang máy liên lạc với các trung đội. Vì Tám có tật hay trốn đi chơi nên tôi đặt cho cậu ta cái tục danh là
    “Tám Nhót” (nhảy nhót). Tám có thằng con tên Tâm.

    Nghe Thật nói thế là đúng rồi, tôi mừng quá vội choàng tay phải qua vai Thật xiết mạnh, tay trái xoa xoa đầu Thật. Cả hai bác cháu tôi cùng bồi hồi xúc động. Hồi lâu sau Thật mới lên tiếng:





    “Cái áo trận này của bố con, tuy cũ nhưng con hãnh diện và giữ mãi kể từ sau ngày bố con tử trận. Con ước ao muốn tìm hiểu xem bố con đã chiến đấu và hy sinh như thế nào, con có hỏi chú Tám nhưng chú ấy không nhớ rõ, xin bác kể lại cho con nghe”.

    Những lời tâm sự của Thật làm cho vết thương trong lòng tôi như lại rỉ máu. Nén xúc động tôi kể lại tóm tắt cho Thật nghe những gì đã xảy ra hơn năm mươi năm về trước mà như đang diễn ra trước mắt tôi:

    “Trong trận Bời Lời ở mật khu Hố Bò, suốt đêm 16 tháng 9 năm 1968, Việt Cộng (VC) bao vây và tấn công vào vị trí Đại Đội 1 của bác nhưng không được. Tảng sáng ngày 17 tháng 9 thì nghe chúng bắn rất mạnh và hô “xung phong”, (chuyện này hay xảy ra mà tài liệu học tập trong quân trường gọi là “tấn công rạng đông”)... Lúc đó bác đang ngồi trên miệng hố cùng cố vấn Mỹ để điều khiển trực thăng Cobras tác xạ. Ngồi bên cạnh là chú Tám và Ba cháu đang liên lạc máy. Bất ngờ Ba cháu phát giác một tên VC núp trong bụi rậm gần đó cầm lựu đạn chạy tới...Vì là hiệu thính viên chỉ trang bị súng Colt 45 không kịp bắn nên Thà vội quăng ống liên hợp rồi phóng tới ôm tên VC vật ngã nó xuống. Lựu đạn tên VC cầm tay và chất nổ cài trong người hắn đã phát nổ. Tiếng nổ lớn, bùn sình cỏ cây văng tung tóe, hậu quả là xác Ba cháu nằm đè lên xác tên VC cách chỗ bác ngồi chừng mười thước. Bố Thà cháu đã hy sinh để cứu đồng đội, cứu bác, và cố vấn Mỹ. Thật là cao cả”.

    Tôi nhớ lại ngày xưa, mỗi khi từ vùng hành quân trở về thì hai con của Thà và Tám từ trại gia binh nằm sát doanh trại đều chạy vào đón bố. Nhìn cha con họ quyến luyến, cười đùa khiến tôi vui lây.

    Nhưng sau chuyến hành quân Bời Lời ngày 17 tháng 9 năm 1968 trở về, con của Tám chạy đến ôm chân bố, còn cháu Thật đầu chít khăn tang, không thấy bố Thà nên đứng xụt xùi khóc!

    Thương cháu quá, tôi vội ngồi xuống ôm cháu vào lòng. Mọi lời nói đều vô nghĩa, tôi xoa-xoa đầu cháu. Năm mươi năm sau, tôi vô tình lập lại cử chỉ đó với người đàn ông trung niên này, như tôi đã xoa đầu thằng bé bốn tuổi sau ngày Ba cháu tử trận.

    Cháu Thật ngồi chăm chú nghe tôi kể chi tiết về tấm gương anh dũng của Ba và những kỷ niệm ngày xưa khiến cháu xúc động, vừa lau nước mắt vừa nói:

    “Thưa bác, mất Ba là một điều vô cùng đau khổ và thiệt thòi đối với tuổi thơ chúng con, nhưng nay biết được sự hy sinh của Ba như thế, con vô cùng hãnh diện...”


    *

    3. Cô Nhi Jimmy Nguyễn Bowden



    Nếu ta quan niệm rằng có những kỷ niệm để nhớ thương đã là may mắn, thì cậu bé Nguyễn Hải Phúc tức Jimmy Nguyễn Bowden lại bất hạnh hơn vì cha tử trận khi cháu mới sinh được Ba tháng nên cháu không hề nhớ mặt cha.

    Cha của Hải Phúc là Trung Úy Nguyễn Văn Nhượng, Đại Đội Trưởng Đại Đội 2 Tiểu Đoàn 7. Trước khi Nhượng thuyên chuyển sang Tiểu Đoàn 7 mới thành lập thì Nhượng thuộc Tiểu Đoàn 2 nổi tiếng với biệt hiệu Trâu Điên.

    Kể từ khi có trí khôn cho tới lúc trưởng thành, Hải Phúc luôn chú tâm tới việc đi tìm tung tích của cha, luôn mang theo bên mình tấm hình của cha.

    Năm 2015, cậu bé Nguyễn Hải Phúc đã trở thành luật sư Jimmy Nguyễn Bowden từ Oklahoma sang Houston TX mở Law Offices. Bằng một nhân duyên kỳ diệu, người chủ cơ sở bên cạnh văn phòng của Jimmy có bạn là một TQLC. Với sự tha thiết muốn biết về cha, Jimmy như người tìm được một đầu dây. Jimmy đã lần lần tìm ra manh mối và đã gặp được chú TQLC Nguyễn Kha Lạt, hiện định cư tại Sasinaw Dallas, Texas, là thuộc cấp của cha ngày xưa. Lạt đã cùng tham dự trận đánh với Nhượng và chứng kiến lúc Nhượng tử trận. Lạt kể:

    “Ngày 20 tháng 6 năm 1970, khi anh Nhượng được lệnh dẫn đại đội đi hộ tống đoàn xe tiếp tế cho đồng bào tại Preyveng Campuchia thì bị VC phục kích, xạ thủ đại liên tử trận, trong lúc nguy ngập, chính anh Nhượng đã thay thế xạ thủ đại liên bắn chặn để ngăn địch quân tràn lên và anh đã tử trận. Vì quá thương tiếc và khâm phục lòng dũng cảm của cấp chỉ huy nên tôi (Lạt) luôn để tấm hình của Trung Úy Nhượng chụp chung với Thiếu Úy Truyền trên bàn thờ. Tôi cũng đã gửi tấm hình này cho Chị Nhượng sau khi anh hy sinh. Đó cũng chính là tấm hình Jimy mang theo bên mình”.

    Hai chú cháu Lạt-Jimmy liên lạc với nhau, gặp nhau tại Texas để so sánh tấm hình của do chính Lạt chụp chỉ một thời gian ngắn trước khi Nhượng hy sinh. Và rồi hai người, một già một trẻ, chưa từng biết nhau, chưa từng nghe đến tên nhau đã trở thành chú, cháu.

    Sau bốn mươi lăm năm tìm kiếm, Jimmy được nghe chú Lạt kể về chuyện của cha. Dù đã thành danh, nhưng Jimmy cảm thấy mình quá nhỏ bé trước hình bóng của cha trong bộ quân phục rằn ri. Đó là hình ảnh của cha trước khi cha đi vào trận chiến và đi mãi không về! Nay Jimmy bất ngờ nghe được những chi tiết cuối đời của cha, cha như sống lại trong tim. Jimmy vội mặc chiếc áo trận của cha, đứng dưới tấm hình của cha và các bạn đồng Khóa 21 Võ Bị mà cháu vẫn trưng trong office để chụp hình.

    Jimmy cười:

    -I very happy now and I like to wear my father’s TQLC jacket. I share my feelings when I wear it. (Con quá hạnh phúc khi được mặc cái áo trận TQLC của Ba con.)

    Mẹ Jimmy (chị Nhượng) tâm sự:

    “Tôi và Jimmy đã theo dõi những tin tức qua truyền hình và báo chí VN, tôi đã đọc những quyển đặc san các đơn vị quân đội VN để tìm hình ảnh của anh Nhượng. Nhất là Jimmy cứ ước mong tìm được đồng đội, đồng khóa của bố. Dù không nhớ mặt bố, nhưng cháu luôn luôn giữ bên mình tấm hình bố do chú Lạt chụp ngày xưa. Từ nhỏ đến nay lúc nào cháu cũng buồn mà lại thích mặc những bộ đồ hoa rừng của bố. Sau khi tìm được tin tức về bố, thay vì gọi điện thoại, thì cháu vội vã chạy từ Houston (Texas) về Oklahoma để nắm tay tôi rồi nói với tôi: “Mẹ, con đã tìm được Bố, gặp được chú Lạt cùng đơn vị với Bố rồi”. Lâu lắm tôi mới nhìn thấy cháu cười khi nhắc tới Bố”.

    Lòng mong ước của con (Jimmy) đã tìm thấy cha cũng là ước nguyện của bà mẹ (chị Nhượng), dường như chỉ chờ có thế nên sau đó vài tháng chị Nhượng đã đột ngột “đoàn tụ” với chồng (Nguyễn Văn Nhượng.)


    *

    4. Cô Nhi Marie Tô

    Marie Tô là con gái cuả Đại Úy Tô Thanh Chiêu. Khi Chiêu tử trận thì Marie Tô chưa ra đời. Trong một lần họp mặt gia đình, cháu Marie Tô đến hỏi tôi:

    “Thưa bác, con đọc cuốn truyện “Tháng Ba Gãy Súng” của tác giả Cao Xuân Huy, thấy tác giả có viết về Ba con là Tô Thanh Chiêu. Con cũng có đọc bài: “Những Ngày Tháng Sau Cùng...” của bác, trong đó bác viết về Ba con. Con ao ước bác kể cho con nghe về Ba con đã chiến đấu và tử trận như thế nào? Vì trong Law Offices của con có mấy bạn đồng nghiệp cứ hãnh diện khoe rằng Dady của họ đã chiến đấu và tử trận ở Việt Nam, còn con là người Việt Nam, có Ba tử trận tại VN mà không biết gì về Ba con thì buồn quá!”

    Chiêu và tôi là anh em con chú, con bác. Chúng tôi ở cùng Binh Chủng TQLC, cùng bị thương, cùng được về làm việc tại Trung Tâm Huấn Luyện tại Rừng Cấm, Thủ Đức.

    Chiêu mồ côi cha mẹ từ khi còn nhỏ nên anh em Chiêu rất thương yêu và lo cho nhau. Khi Chiêu bị thương, anh ruột Chiêu là Tô Đức Hạnh, (dân biểu Quốc Hội đơn vị bẩu cử Lâm Đồng) muốn đem Chiêu về tiểu khu Lâm Đồng, an toàn hơn đi tác chiến nhưng Chiêu nhất định không chịu. Chỉ một thời gian ngắn sau, Chiêu quyết định xin ra đơn vị tác chiến là Tiểu Đoàn 4 TQLC, biệt hiệu là “Kình Ngư”. Hắn nói với tôi: “Sẽ sống với Kình Ngư và chết với Kình Ngư."

    Khi nghe Marie hỏi về Chiêu, tôi mở lại những trang ký ức để kể với cháu:

    Vào “Những Ngày Tháng Sau Cùng” đó, tháng 3 năm 1975, Lữ Đoàn 147 TQLC gồm các Tiểu Đoàn 3, 4, 5, 7 và Pháo Binh TQLC được lệnh rút từ Huế ra bờ biển Thuận An để tàu Hải Quân vào đón đưa về Đà Nẵng. Ngoài ra còn đồng bào và các quân nhân khác lạc đơn vị đi theo TQLC nên đoàn người lên đến hơn ba ngàn người. Vì sóng to gió lớn tàu Hải Quân không vào đón được, không được tiếp tế đạn được và lương thực, lại còn Việt Cộng thì tiếp tục pháo kích và tấn công làm cho quân ta và đồng bào bị thương và chết rất nhiều.

    Khoảng 5 giờ chiều ngày 25 tháng 4 năm 1975, VC pháo kích và tấn công vào vị trí phòng thủ của Tiểu Đoàn 4 TQLC ở bãi biển Thuận An khiến Tiểu Đoàn Phó là Thiếu Tá Nguyễn Trí Nam và Đại Đội Trưởng Đại Đội 2 là Đại Úy Tô Thanh Chiêu cùng tử trận. Sau khi thương binh và tử sĩ được đem về trạm xá TQLC trong căn cứ Non Nước, tôi đến đó tìm xác em thì chỉ thấy xác Thiếu Tá Tá Nam. Đồng đội Chiêu cho biết khi chuyển xác Chiêu lên tàu Hải Quân trong lúc hỗn loạn thì xác bị rớt trở lại xuống biển, mất tích!

    Phần tôi, vào lúc 7 giờ sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975, từ bờ biển Non Nước, tôi đành gạt nước mắt trôi dạt ra tàu Hải Quân rồi xuôi Nam, để lại xác Chiêu thì nằm đâu đó cùng nhiều đồng đội khác bên bờ biển thôn An Dương, Thuận An và Non Nước Đà Nẵng.

    Cho tới năm 2012, đồng bào thôn An Dương và các thôn dọc theo bờ biển Thuận An đã thu gom được tất cả 132 bộ xương trôi dạt vào bờ, trồi lên mặt cát. Các ân nhân này đem các bộ xương này tập trung vào một khu gọi là nghĩa trang với bia đá: “Thập Loại Cô Hồn Hiển Hách Chi Mộ”.

    Những TQLC còn sống sót vào ngày đó đã trở lại thăm chiến trường xưa và tìm được tin tức và hình ảnh về ngôi mộ này.

    Tin này đã đến với Tổng Hội TQLC Hải Ngoại. Để cám ơn tấm lòng của người dân sống dưới chế độ CS đã không quản ngại khó khăn, vẫn nhớ đến những người lính TQLC Việt Nam Cộng Hòa năm xưa mà tặng cho một mái nhà chung “Hiển Hách Chi Mộ”, Tổng Hội TQLC Hải Ngoại đã gửi một số hiện kim nhờ đồng bào làm lễ cầu siêu cho các anh linh nhưng cường quyền địa phương không cho phép.

    Khi nghe tin tức về những bộ hài cốt TQLC ở thôn An Dương, nhà báo Huy Phương đã mời tôi nói chuyện trong chương trình Huynh Đệ Chi Binh trên đài truyền hình SBTN về sự kiện này và trận chiến tại bờ biển Thuận An. Trong buổi nói chuyện, trên màn hình có chiếu tên tôi và số điện thoại.

    Một thời gian sau tôi nhận được tin nhắn báo cho biết ngoài những bộ xương, người dân còn nhặt được một số thẻ bài (*) trong đó có một tấm mang tên Tô Thanh Chiêu. Nhưng rất tiếc người nhắn tin này không để lại số điện thoại nên chúng tôi không thể liên lạc để biết rõ chi tiết.

    Khi tôi báo cho anh ruột Chiêu là Tô Đức Hạnh và gia đình Chiêu về tin tức này thì mọi người vô cùng xúc động, bàn tính làm cách nào để đón Chiêu về với gia đình, nhất là Marie Tô mong ước có được tấm thẻ bài khắc tên Tô Thanh Chiêu. Đó là một kỷ vật vô cùng quý giá đối với Marie Tô.

    Tuy nhiên, sau vài lần bàn tính, gia đình Chiêu và tôi cùng đồng ý rằng:

    Nếu chỉ có một bộ xương và tấm thẻ bài thì dễ dàng, nhưng không liên lạc được với người cho biết tin về tấm thẻ bài nên không biết rõ thực hư.

    Nếu trong 132 bộ xương đó có Chiêu thì bằng cách nào để xác định? Vậy thì hãy cứ để Chiêu “xum họp” cùng đồng đội. Khi sống Chiêu chiến đấu cùng anh em dưới mái nhà “Kình Ngư”, thì khi hy sinh cứ để Chiêu đoàn tụ cùng đồng đội dưới nấm mồ “Hiển Hách Chi Mộ”.

    Sống “Anh Hùng”, chết “Hiển Hách”, đó đã là một vinh dự và an ủi rồi. Hằng năm, cứ vào ngày 25 tháng 3 thì anh em con cháu Tô Thanh Chiêu xin lễ và dâng hương hoa cho Chiêu cùng 131 anh linh tử sĩ TQLC tại thôn An Dương là tốt nhất.


    *

    Thân phụ của các cô nhi kể trên là đồng đội, là anh em thân thiết của tôi, đã từng sống chết bên nhau, vì thế tôi coi các cháu như những người cùng một gia đình.

    Dù thân phụ tử trận khi các cháu còn quá nhỏ hoặc chưa sinh ra, sau gần nửa thế kỷ, các cháu đã trưởng thành, đã thành công dân Mỹ, nhưng vẫn tìm về cội nguồn và hãnh diện có cha đã hy sinh cho Tổ Quốc Việt Nam. Chúng tôi cảm thấy có bổn phận kể lại cho các cháu những điều chúng tôi chúng tôi biết về cha các cháu. Từ đó các cháu mới hiểu vì sao các cháu có mặt trên đất nước văn minh này mà nhớ ơn các người lính Việt Nam Cộng Hòa.

    Nhưng còn biết bao nhiêu cô nhi tương tự khác cũng đang mong ước tìm hiều về cha. Các cháu tìm tài liệu ở nơi đâu? Đó là câu hỏi tôi luôn mang trong lòng và tôi hy vọng những ai là đồng đội của các tử sĩ, những người ngày nay còn đang được hít thở không khí tự do cũng có cùng câu hỏi đó./.

    Capvanto


    Chú Thích:

    (*) Thẻ bài là miếng inox ghi tên, số quân, loại máu mà mỗi quân nhân bắt buộc phải luôn đeo vào cổ. Khi bị thương thì y tá biết ngay là loại máu nào (A, B, A+B, O) mà tiếp máu. Trong trường hợp tử thương, vì lý do xác “tan nát” hay biến dạng, không nhận diện được thì thẻ bài mang theo để nhận diện danh tánh./.

    Capvanto















  4. #194
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    XIN NGHIÊNG MÌNH CẢM TẠ...


    CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ : CỨU NGƯỜI NƠI HANG ĐỘNG




    Mấy ngày qua các đài truyền hình liên tục phát tin về cuộc cấp cứu các nhóm trẻ bóng đá ở Thai Lan. Họ luôn luôn đưa tin nầy lên hàng đầu. Cuộc chạy đua để cứu 13 mạng người ra khỏi hang động lôi cuốn sự chú ý trên toàn thế giới. Bên cạnh các lực lượng người nhái Thái Lan còn có sự giúp sức của các người kinh nghiệm trên khắp thế giới (gồm Anh , Mỹ và Úc)


    Tính đến sáng nay kể như cả thế giới nhẹ nhõm và trên toàn đất nước Thái Lan ăn mừng cuộc cứu người hoàn toàn thành công. Nhìn các hình ảnh các anh lính, các dân làng Thái Lan nhảy múa ăn mừng ta không thấy các thợ lặn người ngoại quốc nào.
    Thật sự công sức các thợ lặn đầy kinh nghiệm từ Anh và Úc góp công rất lớn. Hai anh thợ lặn người Anh đã tìm ra nơi trú ẩn của các em đầu tiên, sau đó nhóm thợ lặn người Anh mới lên kế hoạch để giải cứu.
    Lúc đầu Úc gởi qua 6 người thợ lặn và các dụng cụ và thuốc men để giúp. Sau đó số người Úc đến tham gia lên đến 19 người. Nhưng trước khi nhóm thợ lặn người Anh tiến hành cứu 4 em đầu tiên ra , họ cần một người vô cùng kinh nghiệm giúp sức. Người nầy vừa là bác sĩ người Úc, có đến hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc lặn nước trong hang động, đó là bác sĩ Richard Harris. Bác sĩ R Harris từng nhiều lần làm trưởng nhóm trong các công tác cứu người trong hang động.


    Ông đang nghỉ hè tại Vanuatu, khi nghe các bạn gọi ông bỏ cuộc nghỉ hè bay qua Thái Lan tham gia cuộc cứu người.
    Mặc dù có dụng cụ đầy đủ, nhưng lặn dưới hồ khác, lặn dưới sông khác, lặn dưới biển khác...và lặn trong hang động lại cực kỳ khó hơn. Ông bác sĩ nầy là dân chuyên môn về lặn trong hang động + với kiến thức về y khoa nên cần có ông. Nếu sơ hở mang các em ra các em có thể chết trên đường ra vì hơn phân nửa đoạn đường là phải lặn dưới nước đen ngòm. Bác sĩ Harris phải đến tiếp xúc với các em trước, khám sức khỏe các em và xác định em nào cần đem ra trước. Và trước khi đem các em ra, bác sĩ phải cho chích thuốc (thuốc mê thật nhẹ) để các em bớt xúc động mà qua khỏi đoạn đường nguy hiểm.
    Sau ba ngày, ba chuyến mang người ra, toàn bộ 12 em và ông huấn luyện viên được ra khỏi hang động an toàn và được đưa vô nhà thương.


    Như vậy bác sĩ Richard Harris, người Nam Úc đã tham gia cuộc cứu người trên đất Thái Lan hơn 10 ngày và ngày cuối khi em cuối cùng ra nơi an toàn. Khi mọi người vui mừng nhưng bản thân ông bác sĩ Harris lại nhận tin buồn: cha ông (cũng là bác sĩ chuyên khoa về tim) đã tắt thở vài giờ sau đó.

    Khi mọi người nghĩ về việc tổ chức ăn mừng thì bác sĩ Harris buồn bã lo bay về nước để vuốt mắt cha, để nói lời vĩnh biệt.

    TRẦN AN BÌNH



    Hình BS Haris

  5. #195
    Biệt Thự HXhuongkhuya's Avatar
    Join Date
    Jan 2015
    Posts
    4,662
    Quote Originally Posted by thuykhanh View Post
    XIN NGHIÊNG MÌNH CẢM TẠ...

    Sau ba ngày, ba chuyến mang người ra, toàn bộ 12 em và ông huấn luyện viên được ra khỏi hang động an toàn và được đưa vô nhà thương.

    Như vậy bác sĩ Richard Harris, người Nam Úc đã tham gia cuộc cứu người trên đất Thái Lan hơn 10 ngày và ngày cuối khi em cuối cùng ra nơi an toàn. Khi mọi người vui mừng nhưng bản thân ông bác sĩ Harris lại nhận tin buồn: cha ông (cũng là bác sĩ chuyên khoa về tim) đã tắt thở vài giờ sau đó.

    Khi mọi người nghĩ về việc tổ chức ăn mừng thì bác sĩ Harris buồn bã lo bay về nước để vuốt mắt cha, để nói lời vĩnh biệt.

    TRẦN AN BÌNH



    Hình BS Harris

    Cám ơn chị Thuỵ Khanh đã mang về bài viết trong bản tin thế giới đã làm nhiều người khó thở những ngày qua , đọc vẫn còn hồi hộp và xúc động . Xin phân ưu cùng tang quyến Bác Sĩ Harris .






    HXhuongkhuya cám ơn các anh chị
    , các bạn ghé thăm .




  6. #196
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Cảm ơn Hương ghé đọc và để lại mấy giòng tri ân và chia buồn cùng gia đình BS Haris

    Tiếp theo, tk mời em và Phố xem một video ngắn mà mình thấy thường ngày ở Mỹ của tác giả Trần Hưng Nghiệp thuộc nhóm CLB PK-LHP chia sẻ trên Facebook với lời bàn:

    Khi mà vấn nạn mua đường, "mù" luật giao thông, lái ẩu, giành đường, ăn chận hối lộ... đang tràn lan; thì cái-cư-xử-phải-đạo-thế-này đúng là đáng để "người bản xứ" cúi đầu khâm phục lắm lắm!






    Xin nhấn vào màn hình để theo dõi




  7. #197
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Đọc Sách


    Trần Văn Giang







    Trên chuyến bay đến Thượng Hải, vào giờ ngủ, bên trong máy bay đã tắt đèn, tôi phát hiện những người còn thức chơi "IPad" hầu hết là người Á châu - Họ đều đang chơi “game” hoặc xem phim. Thật ra ngay từ khi ở sân bay quốc tế Frankfurt, tôi đã thấy phần lớn hành khách người Đức đang yên tĩnh đọc sách hay làm việc; còn đa số khách Á châu đi lại mua sắm hoặc cười nói so sánh giá cả.


    Nhiều người Á châu hiện nay dường như không thể kiên nhẫn ngồi yên đọc sách. Có lần tôi và một người bạn Pháp cùng đợi xe ở trạm tàu hỏa, người bạn này hỏi tôi:


    “Tại sao người Á châu đều gọi thích điện thoại hoặc “lướt Internet” chứ không ai đọc sách thế nhỉ?”


    Tôi nhìn quanh, thấy quả thật là như vậy! Mọi người đang nói chuyện điện thoại, cúi đầu đọc tin nhắn, lướt mạng xã hội hoặc chơi “game.” Họ bận nói chuyện rất ồn ào hoặc tự tỏ ra bận rộn, dường như không hề có cái tính thư thái tĩnh lặng. Họ luôn nôn nóng và dễ phát cáu, dễ phàn nàn, khó chịu...


    Theo thống kê trên mạng, trung bình mỗi người Trung Hoa chỉ đọc 0.7 quyển sách/năm, Việt Nam 0.8 quyển, Ấn Độ 1.2 quyển, Hàn Quốc là 7 quyển. Chỉ có Nhật Bản là có thể sánh với các nước phương Tây với 40 quyển/năm; riêng người Nga là 55 quyển. Năm 2015, 44.6% người Đức đọc ít nhất một cuốn sách mỗi tuần. Con số tương tự ở các nước Bắc Âu.


    Ở các thành phố và thị trấn lớn nhỏ tại Trung Hoa, loại hình thức giải trí phổ biến nhất phải kể đến là quán mạt chược, quán ăn uống và quán “Internet.” Bất kể trong tiệm “Net” hay phòng máy “computer” của nhà trường, phần lớn sinh viên chỉ lướt mạng xã hội, hoặc “chat” hoặc chơi “game.”


    Ở Việt Nam cũng y như vậy, dưới nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, số học sinh tra cứu tài liệu trên mạng rất ít ỏi. Còn các vị lãnh đạo nhà nước cộng sản, hay các quản lý kinh doanh, cả ngày bận rộn với các bản kiểm điểm thành tích, báo cáo, công du, tiếp khách, tiệc tùng ăn uống, đếm tiền, karaoke… nên khi tôi hỏi về việc đọc sách thì họ nói chưa hề đọc sách kể từ lúc còn bé, hay từ lúc rời ghế nhà trường (nếu đương sự có đi học đàng hoàng!).


    Nguyên nhân không thích đọc sách, theo thống kê cho thấy có 3 phương diện chính:
    Trình độ văn hóa (không phải học vấn) của người dân thấp.


    Thích tò mò chuyện người khác nhiều nên luôn cập nhật mạng xã hội và nhu cầu giao tiếp lớn, họ luôn nói nhiều khi gặp nhau, và “chat” cả ngày không chán.


    Từ nhỏ không được nuôi dưỡng thành thói quen tốt trong việc đọc sách.


    Do gia đình cha mẹ không đọc sách (trừ người không biết chữ và lao động chân tay quá cực khổ). Nên nhớ, tính cách một đứa trẻ hình thành chủ yếu từ gia đình.


    “Giáo dục kiểu học chỉ để đi thi cử,” khiến cho trẻ nhỏ không có thời gian và tinh lực để đọc các loại sách bên ngoài.


    Hình thành thói quen học xong có bằng cấp thì ngưng đọc. Đọc, nếu có, chỉ để học đi thi.


    Trên thế giới có hai quốc gia thích đọc sách nhất là Do Thái và Hungary. Ở Do Thái, trung bình mỗi năm một người dân đọc 64 quyển. Ngay từ khi trẻ nhỏ bắt đầu biết nhận thức, hầu như mỗi bà mẹ đều nghiêm chỉnh dạy bảo con cái là:


    “Sách là nơi cất giữ trí tuệ, còn quý hơn tiền bạc, châu báu, và trí tuệ là thứ mà không ai có thể cướp đi được. Làm gì thì làm, con phải đọc sách mới đi ngủ."


    Người Do Thái là dân tộc duy nhất trên thế giới không có người mù chữ; ngay cả người ăn xin cũng luôn có quyển sách bên cạnh. Trong mắt họ, việc đọc sách báo là một cách tốt để đánh giá con người.


    Trong ngày “Sabbath” (ngày lễ nghỉ ngơi), tất cả người Do Thái đều dừng các hoạt động. Các cửa hàng, quán ăn, những khu vui chơi đều phải đóng cửa, các phương tiện giao thông cũng ngừng hoạt động, ngay cả các công ty hàng không đều ngừng bay, người dân chỉ có thể ở nhà nghỉ ngơi hoặc cầu nguyện. Nhưng có một ngoại lệ, tất cả nhà sách trên toàn quốc vẫn được mở cửa. Trong ngày này, mọi người đến đây đều yên lặng đọc sách.


    Ở Hungary có gần 20,000 thư viện. Trung bình cứ 500 người lại có một thư viện. Đi thư viện cũng tương tự như đi uống cà phê hay đi siêu thị. Hungary cũng là quốc gia có số người đọc sách nhiều nhất thế giới, hàng năm có đến hơn 5 triệu người thường xuyên đọc sách, vượt quá 1/4 dân số nước này.


    Tri thức là sức mạnh, tri thức chính là tài sản. Một đất nước hay một cá nhân coi trọng việc đọc sách và tích lũy tri thức từ sách đương nhiên sẽ được hậu đãi. Bất luận họ làm ngành nghề gì, người đọc sách nhiều đều có một cách suy nghĩ rất khác; và trong trường hợp dù họ không có sự nghiệp, thành công tốt đẹp trong đời sống nhưng họ vẫn là một hạng người khác biệt. Có nhiều dân tộc rất giàu nhưng không văn minh. Tương tự nhiều cá nhân rất nhiều tiền nhưng không thể sang được. Chỉ vì họ thiếu chiều sâu của tri thức.


    Dân số Do Thái thưa thớt, nhưng nhân tài thì vô số. Lịch sử xây dựng đất nước này tuy ngắn (từ 1948), nhưng đến nay đã có 8 người (?) đoạt giải Nobel. Thiên nhiên nước Do Thái khắc nghiệt, phần lớn đất đai là sa mạc, nhưng họ lại có thể biến đất nước họ thành một ốc đảo xanh tươi, lương thực sản xuất không chỉ đủ cung cấp trong nước, mà còn xuất cảng một số lượng đáng kể. Xã hội Do Thái trật tự quy củ và người Do Thái được tôn trọng, nể phục trên khắp thế giới.


    Các giải thưởng Nobel mà Hungary nhận được thuộc về nhiều lĩnh vực như: vật lý, hóa học, y học, kinh tế, văn học, hòa bình, v.v… Nếu so với dân số, Hungary là “quốc gia của giải thưởng Nobel.” Phát minh của họ rất nhiều, có thể nói là không sao đếm cho xuể, từ những vật phẩm nhỏ bé, cho đến những sản phẩm công nghệ giá trị. Một quốc gia nhỏ bé vì yêu sách mà có được trí tuệ và sức mạnh, hơn hết là sự văn minh vượt bậc. Hungagry là quốc gia Đông Âu vô cùng sạch sẽ, xinh đẹp và đời sống tinh thần mười mấy triệu dân Hung không khác gì các nước Bắc Âu.


    Một vị học giả lớn từng nói:


    “Lịch sử phát triển tư tưởng của một người chính là lịch sử đọc sách của người đó. Một xã hội sẽ phát triển hay tụt hậu, là dựa vào quốc gia có ai đang đọc sách, đọc những sách gì. Sách không chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân, nó còn ảnh hưởng đến toàn xã hội. Hãy nhớ: Một dân tộc không đọc sách là một dân tộc không có hy vọng. Và một người trẻ cũng vậy."


    * Thật buồn cho dân trí của nước Việt Nam ta sau 70 năm dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa. Xin mời xem thêm thành tích của Việt Nam từ cái link ở đưới đây thì rõ hơn: Hà Nội - Việt Nam đứng thứ 10 trên thế giới về nạn móc túi du khách – PICKPOCKETS (tripadvisor.mediaroom.com/2009-09-25-TRIPADVISOR-HIGHLIGHTS-TOP-10-PLACES-WORLDWIDE-TO-BEWARE-PICKPOCKETS):




    Trần Văn Giang (ghi lại)
    Orange County ngày 15/8/2018
    (Đặc San Lâm Viên)


    Ghi chú của Đặc San Lâm Viên:


    Tính cho đến năm 2017, và theo con số của en.wikipedia.org (https://en.wikipedia.org/wiki/List_o...obel_laureates) thì giải Nobel đã được trao cho 892 cá nhân, trong số đó 201 hoặc 22.5% là người Do Thái, mặc dù tổng số dân Do Thái chưa đến 0.2% dân số thế giới. Có nghĩa là tỉ lệ phần trăm người Do Thái đoạt giải Nobel ít nhất là 112.5 lần (hay 11,250%) trên mức trung bình.


    http://Trích đăng từ Đặc San Lâm Viên (dslamvien.com)

  8. #198
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,594
    Quote Originally Posted by thuykhanh View Post
    Dân số Do Thái thưa thớt, nhưng nhân tài thì vô số. Lịch sử xây dựng đất nước này tuy ngắn (từ 1948), nhưng đến nay đã có 8 người (?) đoạt giải Nobel. Thiên nhiên nước Do Thái khắc nghiệt, phần lớn đất đai là sa mạc, nhưng họ lại có thể biến đất nước họ thành một ốc đảo xanh tươi, lương thực sản xuất không chỉ đủ cung cấp trong nước, mà còn xuất cảng một số lượng đáng kể. Xã hội Do Thái trật tự quy củ và người Do Thái được tôn trọng, nể phục trên khắp thế giới.
    Nếu muốn bàn luận cho công bằng thì phải nhắc đến cái khoản chính phủ Do thái hàng năm nhận vài tỷ từ Mỹ, chưa tính đến những điều kiện kinh tế, thương mại và trao đổi rất thuận lợi. Tàu cộng phải mất công đi ăn trộm những phát minh của người Mỹ, còn Israel được biếu không mà áp dụng rồi đem thành quả đi bán lại cho thế giới để kiếm thêm một mớ. Một dân số chỉ có dưới 9 triệu người (sống trong đất nước "Israel" mà thôi) mà đều đặn hàng năm được viện trợ vài tỷ tiền tươi không cần làm gì cả thì vừa ăn vừa phá như người Việt nam mình cũng vẫn dư xài.

    Những người theo đảng Cộng hòa bảo thủ hay đòi cắt giảm chi phí xã hội ở Mỹ nhưng họ không thấy tiếc của khi đem cống nạp cho Do thái. Chính phủ Do thái muốn tiếp tục nhận tiền từ Mỹ về xài thì cứ âm thầm đâm bị thóc, chọc bị gạo để tạo ra tranh chấp trong vùng, Mỹ thấy thế nên phải tăng cường viện trợ để chống lưng cho đồng minh vô điều kiện, vô thời hạn.


    Quote Originally Posted by thuykhanh View Post
    Ghi chú của Đặc San Lâm Viên:

    Tính cho đến năm 2017, và theo con số của en.wikipedia.org (https://en.wikipedia.org/wiki/List_o...obel_laureates) thì giải Nobel đã được trao cho 892 cá nhân, trong số đó 201 hoặc 22.5% là người Do Thái, mặc dù tổng số dân Do Thái chưa đến 0.2% dân số thế giới. Có nghĩa là tỉ lệ phần trăm người Do Thái đoạt giải Nobel ít nhất là 112.5 lần (hay 11,250%) trên mức trung bình.
    Đây là một thí dụ để thấy những bảng thống kê đều có sự gian lận hoặc là nhầm lẫn căn bản, vì thế những con số thống kê đem ra so sánh đều tập tễnh. Dân của họ giỏi thì em không chối cãi nhưng biết cách phù phép với con số (padding the numbers) thì sẽ thấy họ còn giỏi hơn.

    - con số người Do thái được giải Nô ben thì tính từ năm bắt đầu trao giải (1895 đến 2018)
    - con số người Do thái thì chỉ tính những người đương sống hôm nay (2018)
    - trong số 201 người Do thái được giải Nô ben thì rất nhiều người chỉ là lai, một nửa hay một phần tư Do thái, nhưng con số thống kê thì xuề xòa, xa cạ tính hết là Do thái cho thêm bảnh
    - con số người "có khả năng" được giải Nô ben không nên tính là tất cả dân số nhân loại; thí dụ: chỉ có những người nghiên cứu vật lý mới có khả năng được giải Nô ben vật lý; chỉ có nhà văn viết lách chuyên nghiệp thì may ra mới có khả năng được giải Nô ben văn chương... (và không phải viết bằng thứ tiếng nào cũng được Viện hàn lâm Thụy điển biết đến để mà trao giải, thường là các thứ tiếng từ châu Âu, và gần đây thêm Tàu với Nhật thôi)
    - còn nữa... nhưng đem con người khắp nơi trên thế giới mà so sánh với nhau bằng một thứ tiêu chuẩn thì rất là dại, cũng hệt như so sánh sức lao động chân tay, tài năng thể thao, văn hóa nấu nướng, hay là khả năng ăn nhậu... Chẳng hạn ta có thể xem danh sách sĩ quan các binh chủng Mỹ rồi đếm có bao nhiêu người Việt, bao nhiêu người Do thái, chia cho tổng số dân Việt và dân Do thái sống ở Mỹ. Biết đâu sẽ thấy người Việt "cừ" (hoặc yêu nước Mỹ) hơn người Do thái.
    Last edited by ốc; 08-22-2018 at 08:06 PM.

  9. #199
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by thuykhanh View Post
    “Sách là nơi cất giữ trí tuệ, còn quý hơn tiền bạc, châu báu, và trí tuệ là thứ mà không ai có thể cướp đi được. Làm gì thì làm, con phải đọc sách mới đi ngủ."


    Người Do Thái là dân tộc duy nhất trên thế giới không có người mù chữ; ngay cả người ăn xin cũng luôn có quyển sách bên cạnh. Trong mắt họ, việc đọc sách báo là một cách tốt để đánh giá con người.



    Tỉ dụ người Việt đi Mỹ không có cơ hội học hành
    nhiều, phải làm việc đối phó với cuộc sống, hoặc
    là đã qua thời tiếp thu chữ nghĩa dễ dàng, không
    thể rành tiếng Mỹ được, luôn cần phải có con cháu
    hoặc người khác thông dịch, giải thích ..v.v.v thì
    trong mắt tác giả bị đánh giá thế nào? Thì cũng
    như mù chữ thôi chớ gì.
    Tiếng Anh còn dễ nha. Đi qua các xứ Châu
    Âu đụng thêm tiếng Pháp, Đức, Hòa Lan,
    Ý, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Ba Lan,
    Tiệp, Nga, Hung Gia Lợi, Hy Lạp.... tùm
    lum tà la là mệt cầm canh.

    Dĩ nhiên giải quyết được nạn mù chữ là một
    khía cạnh giúp xã hội nâng cao
    ý thức, đạo đức, trí thức. Nhưng Do Thái đọc
    sách cho nhiều vẫn mãi chèn ép Palestine từ
    bao lâu nay, xem ra trí thức này không thay
    đổi được ý thức và đạo đức. Vẫn cứ chém giết
    thường trực. Câu hỏi đặt ngược lại là đọc sách
    nhiều quá để làm gì?




    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #200
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,594
    Câu hỏi đặt ngược lại là đọc sách nhiều quá để làm gì?
    Để lừa được thiên hạ. Số dân Do thái phạm tội lừa đảo, trốn thuế như anh Cò hen hay Ma đóp chắc cũng đông đảo.


    Theo một thống kê khác về số giải Nô ben tính trung bình theo số dân (cũng từ Wikipedia) thì Do thái chỉ đứng thứ 12 còn thua cả Đông Ti mo nhiều người mù chữ. https://en.wikipedia.org/wiki/Nobel_...tes_per_capita

    Rank Entity Nobel laureates
    (2017)
    Population
    (2017)
    Laureates/
    10 million
    Faroe Islands 1 49,361 202.589
    1 Saint Lucia 2 178,844 111.830
    2 Luxembourg 2 583,455 34.279
    3 Sweden 30 9,910,701 30.270
    4 Iceland 1 335,025 29.849
    5 Switzerland 26 8,476,005 29.728
    6 Norway 13 5,305,383 24.503
    7 Austria 21 8,735,453 24.040
    8 Denmark 13 5,733,551 22.516
    9 United Kingdom 128 66,181,585 19.945
    10 East Timor 2 1,296,311 15.428
    11 Ireland 7 4,761,657 14.701
    12 Israel 12 8,321,570 14.420
    13 Hungary 13 9,721,559 13.373
    14 Germany 107 82,114,224 13.031
    15 France 68 64,979,548 11.741
    16 Netherlands 20 17,035,938 11.740
    17 United States 368 324,459,463 11.342
    18 Finland 5 5,523,231 9.053
    19 Belgium 10 11,429,336 8.850
    20 Cyprus 1 1,179,551 8.478

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 04:27 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh