Register
Page 21 of 23 FirstFirst ... 111920212223 LastLast
Results 201 to 210 of 222

Thread: Văn hóa

  1. #201
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Becoming - 3 triệu ấn bản, 31 ngoại ngữ

    Bài NGUYỄN ĐẠT THỊNH


    Xin dịch chữ “Becoming” -tên tác phẩm của bà Michelle Obama- là Thích Ứng; quyển sách vừa phát hành ngày 13 tháng 11 với 3 triệu ấn bản, in thành 31 thứ tiếng. Nhà xuất bản Crown quả là lạc quan, và tác giả cũng quả là may mắn, nếu chỉ tính trên phương diện thuần túy thương mại; nhiều tác giả viết cả đời cũng chưa đạt được mức 3 triệu ấn bản.

    Mỗi ấn bản bán tại tiệm sách hoặc mua trên online là $32.50, nếu tiền tác quyền chỉ là $3 mỹ kim thì tác giả cũng đã có $9 triệu.
    Chính Tổng Thống Obama cũng kiếm được
    được rất nhiều tiền bằng cách viết sách; tác phẩm thứ nhì của ông -quyển “Audacity of Hope” (Dám Hy Vọng) phát hành tháng Mười 2006 cũng đã làm ông phải khai thuế năm 2007 với con số lợi tức $4.2 triệu.
    Tiền tác quyền của ông cho mỗi quyển sách bìa cứng là $3.75, và $1.12 cho mỗi quyển sách bìa thường.




    Thích Nghi, tác phẩm của
    Michelle Obama


    'Thích Nghi' là quyển hồi ký của bà vợ một vị nguyên thủ quốc gia từng được thế giới ca tụng nhiều nhất, nồng nhiệt nhất; và cũng từng bị người kế vị mạt sát nặng nề nhất, hạ cấp nhất trong lịch sử Hoa Kỳ; chỉ riêng những đặc tính đó cũng đã đủ khiến hàng trăm triệu độc giả tò mò muốn biết bà Michelle viết những gì, phiền trách những gì vị đương kim tổng thống Mỹ -ông Donald Trump.

    Để trả lời câu hỏi về nội dung quyển 'Thích Ứng', bà Michelle nói, “When they go low, we go high.” (Họ đánh đòn thấp, chúng tôi vẫn giữ tư thế cao thượng).

    Chỉ nghe cái đòn đánh thấp của đối thủ, và cái tư thế cao thượng của tác giả thôi, độc giả cũng hình dung được nội dung của 'Thích Ứng' nó cao đến mức nào rồi.

    Bà Obama tố cáo Tổng Thống Trump về tội đam mê tình dục, nhưng lại coi rẻ đàn bà, và tố cáo Trump chủ trương giả thuyết cho là chồng bà -Tổng Thống Barack Obama- không phải là công dân Hoa Kỳ, không chào đời trên lãnh thổ Hoa Kỳ, và do đó đã tiếm vị chức vụ tổng thống -chỉ dành cho công dân Mỹ.





    Đệ nhất phu nhân Michelle Obama và tiểu thư Malia trong nghi thức tấn phong tổng thống Barack Obama năm 2009

    Nội dung tác phẩm 'Thích Nghi' bảo đảm với độc giả một điều: Michelle không bao giờ ứng cử tổng thống như nhiều lời đồn đại; rải rác qua 426 trang giấy của tác phẩm 'Thích Nghi', độc giả cảm nhận rất rõ cái chán ngán của bà đối với sinh hoạt chính trị hằn học, nhỏ nhoi và giả trá trên thượng tầng quốc gia.
    Michelle viết, “Chưa bao giờ tôi thích thú những sinh hoạt chính trị cả; kinh nghiệm của 10 năm vừa rồi càng khiến tôi ngán ngẩm hơn nữa.”

    Bốn chữ '10 năm vừa rồi' gồm 8 năm bà sống trong Bạch Cung, và hai năm chồng bà là mục tiêu thù hằn của Bạch Cung.

    Bà nhận định về sinh hoạt lưỡng đảng của Hoa Kỳ, “Họ chống mọi việc Barack làm, bất kể việc làm đó ích lợi cho người Mỹ, cho nước Mỹ hay không; điều duy nhất họ mưu cầu là Barack thất bại.”
    'Thích Ứng' là bức tranh của bà vợ thực tế, cay đắng mô tả ông chồng mơ mộng, trí thức, với thói quen coi nhẹ cuộc sống thực tế bên ngoài. Bà cho là Tổng Thống Obama không nhận thức được tình trạng quần chúng Mỹ chưa sẵn sàng để chấp nhận một vị tổng thống da đen.

    Mới hai thế kỷ trước, người nô lệ da đen còn bị coi như vật sở hữu của người chủ da trắng, 'vật sở hữu' như chiếc xe đậu trong garage, hoặc như con bò thả ngoài đồng cỏ. Người nô lệ trốn đi, sẽ bị cảnh sát bắt trả về cho chủ. Chứa chấp kẻ bỏ trốn là phạm tội trộm cắp.

    Việc ông Obama có bằng cấp tiến sĩ, làm nghề dạy và đào tạo ra những chánh án, những luật sư Mỹ trắng là mức tối đa xã hội Mỹ trắng chấp nhận. Có thể ông không thực tế được như bà Michelle, vợ ông, nhưng ông có một cái nhìn độ lượng hơn đối với những thái quá của người Mỹ trắng.

    Điển hình, ông không coi nặng chầu 'Beer Summit' ông uống trên sân cỏ Bạch Cung với giáo sư Henry Louis Gates Jr., dạy tại Harvard, trung sĩ cảnh sát James Crowley, và phó tổng thống Joe Biden; ông coi chầu bia 'hòa giải' đó là chuyện nhỏ nhưng cần thiết để giải quyết một gay cấn vì mầu da.




    Chầu bia summit uống để hòa giải xích mích giữa một trung sĩ cảnh sát và vị đương kim tổng thống.

    Chuyện xảy ra ngày 7/16/2009, giữa giáo sư Gates, người Mỹ đen. và trung sĩ Mỹ trắng Crowley -ông trung sĩ được một cư dân da trắng, vùng Cambridge, Massachusetts, gọi báo cho biết căn nhà cạnh nhà bà đang bị trộm cậy cửa.

    Tên trộm lại là chính gia chủ -ông Gates. Ông cậy cửa nhà ông, chấp nhận phí tổn sửa ổ khóa bị cậy, vì trong lúc đi du lịch, ông làm rơi mất chiều khóa nhà.

    Có thể người hàng xóm Mỹ Trắng, cũng biết người đang lui cui cậy cửa là ông chủ nhà Gates, nhưng không ai bắt bà ta phải xác nhận là bà biết điều đó; không biết, bà có quyền làm bổn phận một công dân Mỹ trắng -giúp cảnh sát bắt một tên trộm mỹ đen đang cậy cửa.

    Crowley đến còng tay Gates bắt đem về bót; Gates trình bày sự thể; Crowley bảo ông để dành những lời giải thích đó cho nhân viên văn phòng cảnh sát, ông chỉ làm công việc bắt quả tang một người đang phạm pháp, đang cậy cửa một căn nhà.

    Câu chuyện sẽ ra tòa vì giáo sư Gates chống cự cảnh sát; chuyện cảnh sát Mỹ trắng ngược đãi công dân Mỹ đen xảy ra hàng ngày trong 8 năm ông Obama làm tổng thống. Nhiều người Mỹ Đen bị cảnh sát Mỹ Trắng giết chết, nhiều thị trấn nổi loạn, phản đối thái độ thù nghịch của cảnh sát.

    Tổng Thống Obama có ý thức được cái tội ông đến sớm 12 năm không? Vợ ông trách ông như vậy đó; trách ông phạm lỗi đã là vị tổng thống Mỹ Đen đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, nhưng cái tội đó cũng là cái công lớn của ông.

    Công nhắm mắt hy sinh, làm vật thí thân trong vai trò mở đầu, như người lính tiền đạo đi đầu một cánh quân, nhận những viên đạn thù nghịch đầu tiên để mua vài giây chuẩn bị cho bạn đồng đội đi sau chuẩn bị tư thế nghênh địch.

    Sau hai thái cực -một ông tổng thống Mỹ Đen -đen thui- nhưng tài ba, học giỏi và có đạo đức Hoa Kỳ, đến một ông tổng thống Mỹ Trắng, -trắng bóc- nhưng ma lanh, uất trì và sẵn sàng đồng minh với cả Tầu, lẫn Nga, lại đang là gút friend với cả cậu thái tử Saudi, có biệt tài cưa xác ký giả thành từng khúc, để những khúc lụn vụn mất khả năng viết bình luận xỉ vả ông vua con, vẫn còn là con mà đã làm vua.
    Riêng đối với tác giả -mỹ nhân khoe bờ vai đẹp trên bìa sách- người viết bài bình luận này đề nghị bà nên học cái nghệ thuật của phụ nữ Việt Nam -không cần lớn tiếng, không cần cầm roi, mà vẫn trị được chồng.
    Ngày còn trẻ, còn cùng đứng trong hàng ngũ với 1 triệu thanh niên VN cầm súng giữ nước, tôi được một anh quân nhân Mỹ cố vấn khen là không sợ vợ như anh ta sợ vợ.

    Nhưng sau một năm băng rừng, lội suối với tôi, trước khi leo lên máy bay hồi hương, anh ta bảo tôi, “Ngày mới đến Việt Nam tôi tưởng bà Nhu là Dragon Lady, như bọn phóng viên Mỹ phóng đại mô tả bả như vậy. Nhưng bây giờ tôi biết rõ hơn: bả không phải là một ngoại lệ."

    Tôi nói lảng sang chuyện khác, không muốn nghe anh ta nói xấu vợ tôi cũng RỒNG như quý vị phu nhân chủ hụi, trong hệ thống hụi chết a na mít đã có thành tích lớn là 'ăn' hết một nửa cái quân số 1 triệu quân nhân Nam Việt​


    http://viendongdaily.com/becoming-3-trieu-an-ban-31-ngoai-ngu-GtIePqBX.html

    Last edited by thuykhanh; 11-13-2018 at 10:10 AM.

  2. #202
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342






    Mời nhấn lên hình để theo dõi
    Last edited by thuykhanh; 12-06-2018 at 09:29 AM.

  3. #203
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Valentine Trong Di Sản Chiến Tranh
    Wednesday, February 13, 2019
    ĐSLV , Giao Chỉ , Văn



    Giao Chỉ
    Quả thực Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là đất nước "Phú Quý Sinh Lễ Nghĩa."
    Tháng Hai hàng năm là tháng của Tình Yêu, bày tỏ tấm lòng của con người với con người. Tháng Hai, nhà văn gọi là tháng
    "Tình Yêu Thăng Hoa", tháng làm đẹp lại lòng thương yêu đã tàn lụi, làm mới lại mối tơ duyên đã phai màu.


    Bây giờ nhập gia tùy tục, người Việt Nam tại Mỹ cũng "Happy Valentine", và nhà viết bình luận cũng phải có đề tài về ngày tháng của tình yêu.
    Tại sao lại có Valentine vào tháng Hai mỗi năm. Nhiều câu chuyện lịch sử rất mơ hồ truyền tụng từ cả ngàn năm pha trộn giữa nguồn gốc tôn giáo và xã hội. Sau cùng hầu hết các nước Tây phương và Mỹ châu đều mừng lễ hội Valentine. Mời nhau bữa tiệc. Tặng hoa, trao thiệp viết lời yêu thương và giá trị nhất là những lá thư, những lời bày tỏ bằng chữ viết gởi cho nhau.

    Trong những truyền thuyết về Valentine, người ta có ghi lại một huyền thoại cảm động xảy ra vào ngày 14 tháng Hai năm 270.
    Có chàng trai trẻ ở tù đã đem lòng yêu thương cô con gái của viên chúa ngục. Anh chàng tên là Valentine đã tự viết ra một tấm thiệp đầu tiên cho chính mình và ghi hàng chữ FROM YOUR VALENTINE. Thành ngữ này vẫn còn dùng trên các thiệp in bán ra hàng triệu tấm mỗi năm. Trong tấm thiệp còn có bức thư gởi người yêu thầm kín mà người tử tù để lại sau khi chết. Từ đó lá thư tình bất diệt của người tù Valentine mở đường cho lời bầy tỏ tình yêu vĩnh cửu tháng Hai, của mùa lễ hội Valentine.

    Đối với quý vị, câu chuyện đã gợi ra được những kỷ niệm gì? Trong thế giới về cuộc sống của chúng ta, mỗi người một cảnh, mỗi người mang một mảnh đời khác biệt. Những cánh thiệp hồng, những lá thư tình thời học sinh, những bài ca tình thơ của lính. Bài Phượng Hồng tuyệt tác thi sĩ đã viết về cậu học trò có lá thư Valentine ngập ngừng đem tới lại đem về. Rồi những cậu bé lớn lên giữa thời binh lửa. Thư chiến trường đầy vơi nước mắt kéo dài 20 năm với những ngày hạnh phúc quấn khăn tang. Sau cùng, oan nghiệt nhất là thư từ trại tù cải tạo tràn đầy cay đắng trong những kỷ niệm vừa đau thương vừa huy hoàng của một thời đã qua.

    Đó là câu chuyện "Valentine trong di sản chiến tranh."
    Về câu chuyện những cánh thư Valentine của chiến trường Việt Nam thì Asia đã có cảm hứng làm ra một tác phẩm DVD phát hành năm trước.

    Tuy nhiên, những câu chuyện mà chúng tôi kể ra sau đây sẽ không bao giờ còn có dịp giới thiệu với bà con Việt Nam.

    Valentine bi thảm từ chiến trường năm 1974

    Chuẩn Úy Trần Văn Quý
    Hình chụp khi còn là Sinh Viên Sĩ Quan
    ở quân trường Thủ Đức
    Cách đây đã lâu, vào ngày 6 tháng Hai năm 2005, một cô gái Sài Gòn tên là Hoàng Hoa từ Việt Nam phổ biến cho người Việt hải ngoại qua diễn đàn Thủ Đức một tài liệu làm người đọc vô cùng xúc động. Đó là lá thư tình cảm 20 trang viết tay của chuẩn úy Trần Văn Quý.

    Lá thư của anh sĩ quan trẻ tuổi từ chiến trường Kontum chưa hề có nửa mối tình đầu viết cho cha mẹ và cho người chị gái tại Sài Gòn. Thư chưa bao giờ được gởi đi vì người ta chỉ tìm được trong túi quân phục của tử sĩ chết ngày 6 tháng Hai năm 1974.

    Cô em gái nhỏ của gia đình đã cất giử kỷ vật suốt bao năm để phổ biến vào tháng Hai đầy tình cảm.

    Tuy nhiên phải là người trong quân ngũ mới thực sự rung động với những lời ghi lại trong lá thư hồi ký chiến trường của một chàng trai trẻ đi trả nợ binh đao. Chuẩn úy Quý ra trường Thủ Đức vào tháng 10 năm 1973, đã chọn đơn vị về tiểu khu Kontum.

    Ngày 11 tháng 11 năm 1973, được giao chức vụ trung đội trưởng trung đội 3 đại đội 2 thuộc tiểu đoàn Địa phương Quân Kontum, đóng bên bờ sông Đap La.
    Định mệnh đã đưa những người trai xa lạ đến sống bên nhau và cùng chết bên nhau trong một đơn vị rất tầm thường ở miền núi rừng xa thẳm gọi là Tân Cảnh, Kontum. Họ không phải là thiên thần Mũ Đỏ hay cọp biển Mũ Xanh. Tuyệt đối không có một chút gì là lãng mạn oai hùng.

    Chỉ vừa nhận đơn vị 3 giờ đồng hồ thì đơn vị giải tán, quân số chuyển qua đơn vị khác và anh chàng chuẩn úy Thủ Đức còn ngơ ngác với đầu óc học trò đã trở thành sĩ quan thặng số đi theo tiểu đoàn hành quân, nhưng không có một người lính trong tay. Và cuộc đời binh nghiệp bắt đầu với những diễn tiến đau thương cười ra nước mắt.

    Tuy là sĩ quan nhưng vẫn còn lãnh lương trung sĩ theo quy chế sinh viên. Được chia gạo nhưng không có thực phẩm. Chuẩn úy Quý hết sức nhẫn nại, lóc chóc vác súng theo đơn vị như một tân binh thặng số.
    Từ quan đến lính, chẳng ai quan tâm. Chưa hề có kinh nghiệm nên cũng không chuẩn bị quân trang đi tác chiến trong rừng.
    Những lời anh viết trong thư rất chừng mực và bình thản. Anh kể chuyện xảy ra hàng ngày không hề có một lời than van. Anh không viết một chữ tuyên truyền ồn ào giữa ta và địch. Hết sức từ tốn và đơn giản, anh sĩ quan trẻ viết về những ngày tháng đầu đời quân ngũ để gởi cho chính mình, gởi cho cha mẹ và anh chị.

    Tác giả không bao giờ nghĩ rằng câu chuyện kể ra sẽ được chúng ta đọc lại hơn 40 năm sau. Tập bút ký dưới hình thức thư nhà tràn đầy yêu thương mà ngày nay chúng ta có thể gọi là Valentine của tình người. Định mệnh đã đưa những người trai xa lạ đến sống bên nhau và cùng chết bên nhau trong một đơn vị rất tầm thường ở miền núi rừng xa thẳm gọi là Tân Cảnh, Kontum. Họ không phải là thiên thần Mũ Đỏ hay cọp biển Mũ Xanh. Tuyệt đối không có một chút gì là lãng mạn oai hùng.

    Từ tháng 10 năm 1973, mặt trận Kontum đã được giải tỏa. Khói lửa trận mùa Hè đỏ lửa 72 đã tạm thời lắng dịu. Các đơn vị tổng trừ bị đã rút về. Chỉ còn lại địa phương quân cấp chi khu ngày đêm chống lại quân du kích và cộng sản địa phương.

    Sau một thời gian đeo lon chuẩn úy mà sống như binh nhì, anh sỹ quan Thủ Đức nhận được lính để đóng vai trung đội trưởng. Trung đội của anh sau cùng có được 8 người lính, trong đó có 2 người lính thượng và 6 lính lao công đào binh vừa được thả từ quân lao Gò Vấp ra. Một ông trung sĩ già làm trung đội phó. Đó là hoàn cảnh của anh sĩ quan Sài Gòn 20 tuổi chưa hề ra trận, sẽ cầm một trung đội 10 người để chiến đấu ở tuyến đầu Kontum, chặn đường Nam tiến của cả binh đoàn cộng sản.


    Chuẩn úy Quý tả cảnh phải chiến đấu với núi rừng, đèo cao dốc thẳm và đói khát giá lạnh. Từ đỉnh đồi 945 thước cao, anh lính học trò chỉ huy 8 người lính ngó về thành phố Kontum mà nhớ Sài Gòn. Nơi chân trời xa thẳm có cha mẹ, bạn bè và các cô gái hậu phương anh chưa hề tỏ tình.

    Xin đọc một đoạn trong lá thư của chuẩn úy Trần văn Quý

    “ ... trên đỉnh đồi 949 m nhìn về thành phố Kontum con thấy nhớ nhà làm sao ấy. Ở đây mỗi ngày chỉ viết một trang vừa làm nhật ký vừa làm thư, và cũng là lúc đang suy tư về gia đình. Bây giờ chỉ có cách chờ ngày về dưỡng quân mới bỏ thư được. Chắc sau gần một tháng trời bặt tin ở nhà cũng trông thư con lắm. Nhưng vì chiến cuộc con cũng chẳng biết làm sao hơn, nếu thư liên lạc thường xuyên không được, thì sau ngày hành quân con sẽ gởi về nhà một lá thư dài thế này để bù lại những ngày gởi thư lẻ tẻ”.

    Cho đến cuối năm 1973, trung đội 10 người của chuẩn úy Quý chạm súng lần đầu tiên lại là một trận đánh ngắn ngủi và đau thương hết sức. Đại đội cho lệnh chia trung đội làm hai, một nửa tung quân ra tiền thám và một nửa giữ vị trí. Giữa rừng già núi đồi cây cối chằng chịt, ông trung sĩ trung đội phó nằm cố thủ với 3 anh lính ba gai. Cậu chuẩn úy với 5 anh lính du côn và lính thượng đi mở đường. Bỗng nhiên có tiếng súng ầm ì phía trước, một anh lính của trung đội trúng đạn bị thương. Chuẩn úy Quý đứng sững như mơ ngủ. Anh lính thượng đeo máy lao vào bụi rậm. Tay lính xuất thân từ quân lao Gò Vấp la lên "Chuẩn úy nằm xuống." Rồi chợt nghe xa xa có tiếng của trung sĩ trung đội phó “Chết rồi, bắn nhầm lính của ta rồi.”

    Chuẩn úy Quý dẫn lính đi một vòng rồi lại về chỗ cũ nên quân ta tưởng là địch và bắn nhầm. Bút ký kể lại chân thật không hề che dấu và cường điệu. Đây là những tài liệu chính xác nhất của chiến trường.

    Cho đến trận sau cùng, theo lời thuật của cô em gái ghi lại như sau .
    “Name: Hoang Hoa. City: Saigon , Viet Nam / Sent: Sun. February....06/2005/21:02

    Anh tôi là cựu sinh viên trường sỹ quan trừ bị Thủ Đức. Anh đã hy sinh tại Kontum ngày 6 tháng 2 năm 1974. Kỷ vật còn lại là tấm thẻ bài, vài tấm hình và một bức thư dài chưa kịp gởi, vì suốt thời gian hành quân không thể gửi thư về nhà được, kể cả kỳ tiếp tế vì máy bay có đáp xuống được đâu mà chuyển thư.

    Bức thư đó đã được tìm thấy trong túi áo của anh. Chiến hữu cùng đơn vị kể rằng quanh xác anh nằm vương vãi nhiều đôi dép râu. Tay anh còn nắm chốt lựu đạn. Một viên đạn xuyên đùi, nhưng viên xuyên qua sọ đã cướp đi mạng sống của anh khi tuổi đời chưa đầy 21. Suối Non Nước và đồi Tân Cảnh đã ghi lại dấu chân sau cùng của
    cố Thiếu Úy Trần Văn Quý.

    Anh tôi đã hy sinh cho non sông, xứng đáng là trai nước Việt hào hùng, đem mồ hôi pha máu hồng viết thành sử xanh. Xin cho tôi gởi hình ảnh và bức thư lên trang web Thủ Đức hải ngoại để linh hồn anh được ấm áp bên bạn bè chiến hữu."
    Như vậy chuẩn úy Trần Văn Quý sau khi chết đã được truy thăng cố thiếu úy. Gia đình được lãnh lương chuẩn úy suốt 4 tháng từ khi ra trường đến khi tử trận, và thêm tiền tử tuất bằng 12 tháng lương cấp thiếu úy.
    Từ khi rời bỏ gia đình Sài Gòn và quân trường Thủ Đức ra đi, anh Quý cứ mong ước và hứa hẹn nhưng chưa hề gởi được 1 đồng bạc tiền lương cho cha mẹ mua quà như đã viết trong thư. Và lá thư Valentine của tình thương
    gia đình chỉ được trao về cho thân nhân vào tháng 2 năm 1974 cùng với di hài tử sĩ, khi anh đã chết sau hai lần nổ súng.
    Trận đầu tiên đánh nhầm quân ta. Trận thứ hai mới thực sự chạm địch tại chiến trường. Đó là trận cuối cùng gói trọn tình thương trong tấm thiệp Valentine thứ nhất. Lá thư Valentine bi thảm từ chiến trường năm 1974.

    Valentine của tù nhân

    Bây giờ xin kể đến chuyện những lá thư Valentine có hậu gọi là Happy Ending.

    Từ hơn 30 năm nay chúng ta vẫn nghe nói về chuyện tù cải tạo nhận thư nhà và gởi thư đi từ những miền thượng du Bắc việt. Những lá thư Valentine hết sức cay đắng đó bây giờ ở đâu? Ai là người nhận và ai là người gởi?

    Thêm vào đó, khi tù được chuyển từ nơi này đến nơi khác, mỗi khi chuyển trại các anh lại ném những lá thư xuống bên đường, rơi vào đám dân và hy vọng có người nhặt được gởi về cho gia đình. Khi chuyển trại từ Bắc vào Nam đi ngang qua vùng Sài Gòn, tù cải tạo đã ném xuống cho dân những lá thư hy vọng. Ai là người nhặt được? Ai người tìm đến nhà trao lại. Ngày nay ai còn lưu giữ được những lá thư như thế?
    Đó là chuyện những lá thư tình Valentine của quá khứ. Còn chúng ta ở đây, bây giờ, trong mùa Valentine ở xứ sở của thiên đường Mỹ quốc. Xin hãy viết cho nhau những thông điệp đẹp đẽ một lần. Để khỏi phụ lòng con người sáng tạo mở đường viết thiệp tình thương như anh chàng tử tù tên Valentine gần hai ngàn năm trước. Như thiếu úy Thủ Đức Trần Văn Quý hơn 40 năm xưa trong rừng núi Kontum và như người tù Vương Đình Viên Hồng viết từ trại tù Yên Bái trong những năm đầu thập niên 80. Hãy viết lời yêu thương ngay từ San Jose, California cho những người ngồi bên cạnh ta. Một lần. Và xin đừng gửi thông báo cho tôi những lời mắng chửi qua lại giữa anh em làm hư hỏng cả chữ nghĩa tổ tiên ông bà để lại từ ngàn xưa.

    Những con người Việt Nam trong chiến tranh đã gởi thông điệp Valentine yêu thương cho nhau bằng cả mạng sống, bằng cả cuộc đời tù tội. Cách gởi đã nhiệm màu mà lời thương yêu chân thành còn mầu nhiệm hơn biết bao nhiêu.
    Cuối năm 2008 tôi đã có may mắn gặp được một người con của cựu tù cải tạo đem đến món quà vô giá dành cho viện bảo tàng. Những lá thư từ trại tù miền Bắc gởi về cho gia đình trong Nam, những lá thư từ Sài Gòn gởi vào trại tù Yên Bái. Và một lá thư ném xuống đường được một người dân miền Nam vô danh đem đến nhà và bây giờ còn lưu lại. Đó là những di vật Valentine huyền diệu nhất của cuộc đời và chúng ta không thể có kỷ vật nào so sánh đươc. Ông bạn chiến binh cựu tù cải tạo đã gấp và xếp những lá thư hết sức cẩn thận dành cho chúng tôi giữ làm di sản tình yêu trong chiến tranh. Những hàng chữ rất nhỏ trên tờ giấy xám như bầu trời của chế độ tù đày.

    Lời lẽ thương yêu của chồng của cha gởi về nhắn nhủ vợ con. Viết sao cho gia đình hiểu được những ẩn ý dưới hàng chữ thân yêu. Thư của người con trai 16 tuổi lớn lên trong chế độ cộng sản mang lý lịch ngụy quân đã hứa với người cha tù tội sẽ thay cha lo cho tương lai gia đình.

    Thư rơi, bỏ trên đường, được sản xuất rất nhiều với những ghi chú rõ ràng dành cho tấm lòng vô danh nhặt được sẽ đem giao tại nhà. Một trong những thông điệp tình yêu huyền diệu đến tay người nhận.








    Tất cả những kỷ vật chúng tôi nhận được do trung tá tù cải tạo gửi đến gồm có chiếc áo tù rách vá nhiều chỗ gấp lại hết sức cẩn thận. Chiếc áo đã sống với người tù Vương Đình Viên Hồng trên 30 năm. Kèm theo là 7 lá thư trao đổi trong gia đình có cả lá thư do ân nhân nhặt được trao về địa chỉ tại Sài Gòn. Có lá thư đứa con trai của ông, 16 tuổi, Vương Bá Quốc Hùng viết cho cha từ Phú Nhuận ngày 6 tháng 3 năm 1981 với gói quà đầu tiên.

    "Thư gửi cho K 9 HT:AH.118-NT.

    Cháu báo tin một vài thân nhân ở nhà ta đã di chuyển về Hà Nội, đến nơi bình yên, con cũng muốn đi nhưng chưa có điều kiện."


    Đọc thư biết ngay là báo cáo vượt biên thành công. Đặc biệt lại có 2 sợi giây dù Việt cộng đã dùng để trói anh bạn tù Lê Đức Thịnh khi xử bắn tại Long Giao 1976. Hai sợi giây này đã được ông Viên Hồng đem theo suốt những năm cải tạo từ Nam ra Bắc và trở về. Tài liệu này sẽ được lưu giữ dưới tiêu đề Valentine từ Yên Bái đến Sài Gòn. Những con người Việt Nam trong chiến tranh đã gởi thông điệp Valentine yêu thương cho nhau bằng cả mạng sống, bằng cả cuộc đời tù tội. Cách gởi đã nhiệm màu mà lời thương yêu chân thành còn mầu nhiệm hơn biết bao nhiêu.

    Đó là chuyện những lá thư tình Valentine của quá khứ. Còn chúng ta ở đây, bây giờ, trong mùa Valentine ở xứ sở của thiên đường Mỹ quốc. Xin hãy viết cho nhau những thông điệp đẹp đẽ một lần. Để khỏi phụ lòng con người sáng tạo mở đường viết thiệp tình thương như anh chàng tử tù tên Valentine gần hai ngàn năm trước. Như thiếu úy Thủ Đức Trần Văn Quý hơn 40 năm xưa trong rừng núi Kontum và như người tù Vương Đình Viên Hồng viết từ trại tù Yên Bái trong những năm đầu thập niên 80. Hãy viết lời yêu thương ngay từ San Jose, California cho những người ngồi bên cạnh ta. Một lần. Và xin đừng gửi thông báo cho tôi những lời mắng chửi qua lại giữa anh em làm hư hỏng cả chữ nghĩa tổ tiên ông bà để lại từ ngàn xưa.

    Hôm nay, nhân ngày Valentine với ý nghĩa rộng lớn hơn tình yêu đôi lứa, nhân danh tình thương của con người với con người, tác giả xin gửi hoa hồng cho cháu Trần Hoàng Hoa, em gái của cố thiếu úy Thủ Đức Trần Văn Quý, hiện còn ở Sài Gòn. Xin gửi hoa hồng cho người tù cải tạo Vương Đình Viên Hồng ở Virginia và xin gửi hoa hồng cho cháu Vương Bá Quốc Hùng ở San Jose. Cậu bé 16 tuổi ngày xưa ở Phú Nhuận, cũng muốn đi nhưng không có điều kiện. Phải chờ đến khi bố về mới có vé HO bơi thuyền đến bến tự do.


    Happy Valentine đến mọi người
    Giao Chỉ
    Trích đăng từ Đặc san Lâm Viên
    (www.dslamvien.com)
    Last edited by thuykhanh; 02-13-2019 at 10:06 AM.

  4. #204
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Nam Mô A-Mê-Ri-Ca

    một người Mỹ gốc Việt







    Tôi làm cho chương trình Bảo Vệ Thanh Thiếu Niên (C.P.S.) đã hơn 15 năm. Đây là một chương trình có mạng lưới rộng rãi, phục vụ suốt ngày đêm tại các thành phố trên toàn nước Mỹ. Tôi ở trong đội Ứng phó Khẩn cấp (Emergency Response).

    Còn nhớ hơn mười năm trước, sau 3 năm làm việc an toàn, trôi chảy, khi đọc tạp chí Forbes nói về các nghề nghiệp "sinh tử" nhất của Mỹ, tờ báo nầy nói lên một nhận định làm tôi hoảng hồn:

    "Ở Mỹ có hai nghề dân sự bị áp lực ngoại cảnh xã hội nặng nề nhất vì có thể gây chết người bất cứ lúc nào nếu thiếu sự cẩn trọng nghề nghiệp, đó là nghề Điều hành Không lưu (Air Controller) và nghề Bảo Vệ Trẻ Em, đội Ứng phó Khẩn cấp" – mà tôi đang làm.

    Nghề Không lưu mà lơ đãng theo dõi chuyến bay để phân định không chuẩn xác thì máy bay đụng nhau.
    Nghề bảo vệ thiếu niên, con trẻ mà không giải quyết vấn đề kịp thời thì có hại cho trẻ em bởi người nuôi nấng, chăm sóc<!>

    Hôm đó, tới phiên tôi trực. Theo quy định, mỗi nhân viên trực có trách nhiệm thụ lý tối đa là 2 hồ sơ trong suốt một ngày trực. Dù hôm nay mới 2 giờ chiều, nhưng tôi đã được phân công làm việc với hai trường hợp khẩn cấp rồi.
    Theo nguyên tắc chuyên ngành thì kể như xong nợ trong ngày. Thế mà khi đang ung dung ngồi mơ mộng một chút trên chiếc máy vi tính, gã quản lý chương trình lại lên tiếng gọi tôi, hỏi:
    - Nầy, cậu có thể nhận thêm một "case" (thụ lý một hồ sơ) nữa không? Cậu sẽ được trả thêm tiền phụ trội ngoài giờ tối đa đó nha.Từ sáng sớm, nhận sự phân công lần thứ nhất, rồi lần thứ hai ngay trong giờ ăn trưa, tôi đã mất hơn nửa ngày để lái xe đi gần cả trăm cây số, điều tra qua lại nhiều nhân chứng và liên lạc, phân tích hồ sơ về các trường hợp "trẻ con bị hành hạ" ngay tại nhà ở và trường học của nạn nhân.

    Tôi mệt nhoài, còn hơi sức đâu mà làm phu trội. Nhìn đống hồ sơ giấy tờ dày cộm, khô khan như gạch ngói của hai hồ sơ mà tôi đã nhận đang nằm chờ hoàn tất thủ tục trước mắt.
    Nay tay quản lý nầy lại "lì lợm" gạ gẫm tôi nhận thêm một hồ sơ nữa làm tôi nổi cáu trả lời gắt gỏng "Shut up! – Im đi!", thế mà hắn vẫn chưa chịu buông tha tôi.


    Tiếng Nick, gã quản lý, vẫn dè dặt và ôn tồn vang lên từ bên kia đầu dây điện thoại:

    -Thế cậu không muốn giúp "người của cậu" à?

    Nghe hai tiếng "your people – người của cậu…" tôi hơi chột dạ, hỏi gằn lại:

    -Này Nick, nói cho rõ ràng, Người của tôi là ai vậy?


    Tiếng Nick phát âm lơ lớ trong máy:

    - Nu-yen Ven Tot! Có phải là tên người Việt Nam không?

    Tôi không làm lơ được nữa. Hỏi kỹ hơn:
    - Ô kê! Nguyễn Văn Tốt đúng là tên người Việt Nam. Nhưng can tội gì vậy?


    Nick đáp:
    - Sexual abuse – xâm phạm tình dục – với trẻ em dưới 5 tuổi


    Tôi thót ruột. Cảm nhận bằng kinh nghiệm nghề nghiệp cho tôi biết vấn đề nghiêm trọng của sự vụ xảy ra.
    Nhìn đồng hồ, đã hơn 3 giờ chiều. Nếu gặp một hồ sơ rắc rối, làm việc đến nửa đêm chưa chắc đã xong. Sinh sống trên đất Mỹ, hàng chục năm lần lượt trôi qua cứ ngỡ như sông nước Đông Tây đã hòa quyện vào nhau không còn biên giới.

    Nhưng lai lịch Việt Nam bỗng đâu dội tới như tiếng gọi cội nguồn đánh động lòng người. Không hỏi thêm lời nào, tôi đồng ý nhận làm việc cho một trường hợp người Việt đang gặp nạn. Bên kia, tiếng Nick reo lên như được thắng một ván bài tâm lý: "Hề hề! Ta biết là cậu không từ chối được 'ca' nầy đâu."


    Tôi nhận hồ sơ báo cáo. Đọc lướt qua hồ sơ:
    Người báo cáo là tổ hợp luật sư của cha mẹ nạn nhân.
    Bị cáo là một người đàn ông Việt Nam 62 tuổi, không nói được tiếng Anh, chưa có tiền án.
    Nạn nhân là một thằng bé Mỹ trắng, thiếu một tháng đầy năm tuổi. Nó học mầm non mẫu giáo buổi sáng, buổi chiều được gởi trẻ tại nhà riêng của người đàn ông bị cáo vì cha mẹ bận làm việc toàn thời gian.

    Nội vụ tóm tắt là: Người đàn ông Việt 62 tuổi tên Nguyễn Văn Tốt, cư ngụ tại Mỹ chưa tới ba năm, đã nhiều lần có hành động xâm phạm tình dục với thằng bé da trắng và hai đứa cháu của ông ta bằng cách dùng dao dọa giết nếu các nạn nhân không nghe theo lời dụ dỗ liên quan đến chuyện thỏa mãn dục tính của ông ta.

    Nếu bị cáo không chứng minh được sự vô tội của mình và bị hệ thống tòa án và luật sư Mỹ chằng chịt như rừng ở xứ Cờ Hoa nầy đưa đến phán quyết rằng: "Có tội – Guilty" thì bản án tù tội sẽ nghiêm trọng không lường hết được.

    Theo thủ tục quy định, người thụ lý hồ sơ phải trực tiếp tìm gặp ngay nạn nhân riêng rẽ để tiến hành điều tra nội vụ. Tôi đến nhà trẻ Honey Child Care đang giữ Dany từ sau ngày nó bị "xâm phạm tình dục" để trực tiếp quan sát và phỏng vấn theo yêu cầu nghề nghiệp.


    Khi vừa đến nơi, tôi đã thấy cha mẹ của Dany có mặt ngoài phòng đợi. Tôi chỉ chào qua loa và yêu cầu ban giám đốc cho tôi gặp cháu bé tại phòng riêng của nhà trường. Cha mẹ nạn nhân yêu cầu được có mặt trong lúc tôi phỏng vấn trực tiếp với Dany tại phòng riêng, tôi từ chối.

    Theo luật, đứa bé có thể yêu cầu thầy giáo hay nhân viên nhà trường hiện diện trong cuộc phỏng vấn, nhưng chỉ dự thính chứ không được hỏi nạn nhân; thân nhân không được quyền có mặt.

    Bị từ chối, thế mà cha mẹ bé Dany vẫn tiến tới xen vào việc tiến hành điều tra đang diễn ra. Tôi cố tránh, nhưng người cha đã đến chận trước lối vào phòng nói một cách tha thiết mà lịch sự:

    - Thưa ông, tôi xin lỗi. Tôi không có ý xen vào công việc của ông đang tiến hành. Nhưng tôi chỉ muốn làm cho công việc điều tra của ông dễ dàng hơn…

    Tôi hỏi nhanh:
    -Thưa ông, vậy tôi có thể giúp gì được ông ạ?

    Người cha xua tay:

    -Không, không, chúng tôi chỉ muốn gởi ông bản dịch tường trình của FBI (Cơ quan Điều Tra Liên Bang) về cuốn băng có thu hình trực tiếp các trường hợp xâm phạm tình dục.

    Ngạc nhiên, tôi hỏi nhanh:

    - Ai thu hình vậy, thưa ông?

    Người cha trả lời càng làm tôi ngạc nhiên hơn:

    - Từ máy quay phim tự động đặt trong nhà. Chính con trai của can phạm đã giao nộp cuốn phim.

    Tôi tiếp nhận bản dịch ra tiếng Anh và dĩa thu hình sao lại cuốn phim.


    Trong phòng thí nghiệm riêng của nhà trường tiểu học mà các cháu nạn nhân đang theo học, tôi phải xem kỹ lại nội dung các sự việc trong cuốn phim trước khi phỏng vấn các nạn nhân.

    Những đoạn phim có liên quan đến nội vụ, trước hết là hình ảnh ông già Tốt tắm cho hai thằng cháu nội và thằng bé Dany.
    Ông kỳ cọ cho cả ba đứa bé trai và mỗi lần đụng đến bộ phận kín riêng của chúng, ông cười đùa hồn nhiên, rồi đưa tay túm lấy "của quý" của mấy thằng cháu để khoát nước lên và rửa ráy kỹ hơn.
    Có lẽ vì hơi tò mò một chút cái "của Tây" nó khác "của Ta" như thế nào, già Tốt chịu khó bóp nặn thằng bé Dany hơi kỹ hơn một chút và cười hềnh hệch, rồi đem túi khôn truyền khẩu của dân tộc ta ra làm tiêu chuẩn bình luận, rằng:
    "Hì hì! Dái đen mạnh cọ, dái đỏ mạnh cày. Thằng Mỹ con nầy giống tốt!"

    Những mẫu hình chuyển qua phần mà cơ quan FBI cho là "nghiêm trọng" vì những dòng văn và đoạn văn dịch in đậm và xiên. Trong hình, ông Tốt cầm một cây dao, làm điệu bộ như chuẩn bị cắt của quý của mấy thằng nhóc, nhất là thằng Dany không chịu làm theo lời ông mà cứ giương mắt ếch ra nhìn. Tiếng ông già Tốt nói rặt giọng Huế thu được trong dĩa lưu phát ra nghe rất rõ:


    - Dzu (you) ít (eat) bô cu (beaucoup) thì ô kê. "No" bô cu, thì "no" ô kê. Còn ăn ngả ngớn thì ông cắt phứt chim tụi bay đem ra xào nhậu ba-xi-đế liền...

    Liếc nhanh qua bản dịch tiếng Anh, tôi vừa hoa cả mắt vì người dịch chẳng hiểu gì ý người nói; vừa cảm thấy xót xa vì tai bay vạ gió ở đâu ùn ùn kéo tới do ngôn ngữ bất đồng..

    Người dịch – ký tên bên dưới là Jenny Nguyen – hẳn là một người trẻ thuộc thế hệ người Việt thứ hai trên đất Mỹ, nên dẫu có lưu loát về tiếng Việt đến mấy thì khó mà hiểu được cái "mốt" nói tiếng Anh, tiếng Tây xen lẫn với tiếng Việt như ông Tốt thuộc thế hệ học sinh ngữ Anh, Pháp nhập nhằng trên quê hương một thời đi học.
    Bởi thế, người dịch đã diễn ra tiếng Anh đại ý: "Làm tình ít bú cu thì tốt. Chẳng bú cu thì không tốt. Ăn xong, nằm ngửa ra để tao cắt chim đem xào uống rượu liền!
    "


    Lời dịch quýnh quáng không những sai lạc mà còn phản lại ý của người nói; cộng thêm với hình ảnh ông già Tốt cầm cây dao lăm lăm hết dọa hai thằng cháu của ông, đến dọa thằng Dany cũng đủ làm cho người Mỹ lên cơn kinh hoàng vì "thủ đoạn gian ác" của tay tội phạm xâm phạm tình dục trẻ con.

    Trong một đoạn phim khác, ông già Tốt tắm rửa cho ba thằng con trai. Đứa nào ông cũng kỳ cọ sạch sẽ bộ phận riêng và có khi ông còn vuốt ve nói năng đùa giỡn với cả ba thằng bé. Lại thêm một lần nữa, sự suy diễn rằng, nghi can đã "cố ý va chạm, vuốt ve, xâm phạm bộ phận sinh dục của nạn nhân..." càng làm cho ông già Tốt có khả năng trở thành một thứ "quỷ Râu Xanh" trước mắt giới thẩm quyền và chuyên viên bảo vệ trẻ em, phần lớn suy diễn khá cực đoan khi cần bảo vệ trẻ em bị nạn, trên đất Mỹ.

    Nội dung phỏng vấn ba đứa trẻ con chẳng cho thêm dữ kiện nào mới ngoài sự xác định: "Ông ấy rờ tôi chỗ nầy. Ông ấy thọc lét tôi chỗ kia..." như đã thấy trong phim và nghe trong băng thâu.

    Bước kế tiếp của cuộc điều tra là đến gặp gia đình ông Tốt. Gặp ông, tôi hơi ngờ ngợ vì so với dáng linh hoạt của ông trong cuốn phim mà tôi vừa coi, trước mắt tôi là một ông già hốc hác, mặt xanh xám, mắt trũng sâu, tóc bạc rối bời bơ phờ.
    Vâng, nhưng đúng là ông Tốt khi ông lên tiếng:


    - Dạ đúng, tôi là Nguyễn Văn Tốt, từ Việt Nam qua Mỹ được hai năm, mười một tháng, bốn ngày...
    Nói tới đây, ông Tốt ngồi phịch xuống nền nhà, hai tay ôm đầu, giọng kéo dài run run như vừa rên, vừa nói qua tiếng nấc đầy vẻ uất nghẹn:


    "Úi! Cha mẹ ơi là cha mẹ. Tụi hắn nói tui hiếp dâm thằng con nít 5 tuổi.
    Trời đất lại có chuyện 'mèo đẻ ra trứng, lợn đẻ ra hổ mang' như kiểu đó sao ông hè?!
    Tui thương thằng nhỏ như sắp cháu nội tui. Tui nói tào lao xí đế để dọa cho hắn ăn cơm kẻo thấy hắn ốm tòng teo tội nghiệp. Ai ngờ ra nông nỗi nầy.
    Còn mặt mũi chi mà dám nhìn bà con, thiên hạ nữa. Ui chao! Nhục nhã không chịu nổi thì chắc tui phải uống thuốc chuột mà chết thôi. Ông ơi! Xin ông cứu tui với! Cứu tui với..."


    Giọng ông Tốt khàn khàn như tiếng khóc không thành hình. Suốt mười mấy năm thường xuyên đối diện với cảnh kêu oan của những nghi can trong quá nhiều trường hợp tương tự, tưởng lòng tôi sẽ trở thành thản nhiên chai đá. Nhưng tiếng than "mất mặt không dám nhìn bà con thiên hạ" của ông Tốt trên đất Mỹ xa xôi nầy làm tôi xúc động mạnh khi nhớ về quê hương làng xóm. Nơi đó, tiếng chào cao hơn mâm cỗ, ăn miếng giữa làng bằng sàng xó bếp; nơi mà phép vua thua lệ làng của nền văn hóa làng xã vẫn còn đang đậm tình đất cát sau những lũy tre xanh.

    Tiếp theo, tôi phải phỏng vấn ông Tốt để thụ lý hồ sơ. Nhưng từ trong cái "chung" sâu thẳm tôi đã chia sẻ trọn vẹn với ông mà chẳng cần phân bua, giải thích. Với một xã hội dân chủ pháp trị như xứ Mỹ nầy thì pháp lý vẫn làm đầu tàu cho đạo lý.
    Vấn đề còn lại không phải là bày tỏ sự cảm thông và xúc động mà phải làm gì và cứu ông Tốt được bao nhiêu.


    Khi chia tay ông Tốt và những người con đều là bác sĩ, kỹ sư... đang nhăn mặt nín thở theo dõi vụ án của cha, tôi chỉ có thể nói được một lời khuyên vắn tắt:

    - Ông Tốt và các cháu bình tĩnh.. Chỉ xin nhớ cho một điều là luật pháp Mỹ không có từ "thông cảm." Phải đấu tận tình như chơi "football" mới may ra gỡ rối được cho vụ nầy.

    Nói cứng để làm cho bố con ông Tốt yên tâm, nhưng tôi vẫn chưa tìm ra cách giải quyết để chứng minh ông Tốt là vô tội khi ông ta thật sự có cầm dao dọa dẫm và trực tiếp rờ mó, đụng chạm vào bộ phận giới tính của nạn nhân.

    Tôi mang hồ sơ về tham khảo ý kiến với anh cai Nick của tôi. Anh chàng đã cho tôi một lời cố vấn mạnh như vũ bão rằng:

    - Làm sao chứng minh cho được lời cậu bảo rằng, những lời lẽ và hành động của ông Tốt đối với thằng nhóc Dany xảy ra thường xuyên và rất bình thường trong sinh hoạt đời sống văn hóa Việt Nam thì may ra mới có thể thuyết phục được những con diều hâu luật pháp châu Mỹ này.

    Vì là một xã hội hợp chủng nên sức mạnh của người Mỹ và luật pháp Mỹ là tôn trọng văn hóa của các dân tộc và xem xét cẩn thận cách hành xử khác nhau của những người xuất thân trong những nền văn hóa khác nhau.

    Những ngày tiếp theo, tôi đã viết ra thành một tập tài liệu nhỏ nhằm giải thích rõ ràng sự khác nhau giữa hành động nựng nịu – âu yếm bằng lời nói gần gũi và cử chỉ vuốt ve – con trẻ với hành động xâm phạm tình dục trẻ con.
    Thậm chí, những hành động nựng nịu đó mang tính văn hóa Việt Nam đậm đà mà đôi khi người ngoài không hiểu nổi hay hiểu ngược lại như trường hợp ông Tốt.

    Bản văn tường trình (statement) viết xong, tôi nhờ các em sinh viên đang học với tôi và các cơ quan xã hội đi xin chữ ký giải bày sự đồng tình hỗ trợ của các bậc cao niên và các nhân sĩ trong cộng Đồng người Việt.

    Nghe qua nội vụ của ông Tốt, các vị cao niên người Việt đã tỏ ra rất nhiệt tình, sẵn sàng đến tòa án để làm chứng biện minh cho ông Tốt, nếu cần. Một chút tình quê hương và tấm lòng dân tộc biểu tỏ với nhau lúc lâm nguy nơi quê người thật là đẹp và đầy xúc động.

    Phiên tòa luận tội ông Tốt được xử tại tòa Thượng Thẩm (Superior Court) địa phương.

    Từ trên bục đối chứng (testified stand), tôi có thể nhìn thấy vẻ mặt tái xám và căng thẳng cùng cực của ông Tốt. Bên cạnh đó là các người con trong gia đình ông và những người chứng trong cộng đồng người Việt.

    Phiên tòa diễn ra một cách êm xuôi đến ngạc nhiên khi công tố viên và các luật sư hai phía chỉ hỏi và tranh biện chiếu lệ, nghe nhiều hơn nói. Cách ứng xử với trẻ con trong khung cảnh văn hóa Việt Nam đã gây sự quan tâm thú vị hơn là thắc mắc đôi chối, tranh luận.


    Cho đến khi thư ký tòa án đọc phán quyết "trắng án – not guilty!" cho vụ án thì ông Tốt trông có vẻ như thản nhiên và đang đắm mình trong một trạng thái mộng du nào đó. Miệng ông mấp máy liên tục những tiếng gì không rõ. Trước khi chia tay ở hành lang tòa án, tôi lại gần, hỏi ông đang muốn nói điều gì.
    Ông thì thào:





    Nam mô Phật!
    Nam mô A-me-ri-ca!

    -...?!


    Sau đó, khi đã quay lại với sinh hoạt đời thường, ông Tốt giải thích:

    - Tôi cầu nguyện mà. "Nam mô" là tiếng tôn xưng.
    Tôi tin là cái đất nước châu Mỹ – A-me-ri-ca – này cũng có các đấng thiêng liêng như Trời, như Phật cứu giúp kẻ hiền lương gặp nạn.

    Lần đầu, tôi bắt gặp một nét cười tươi trên gương mặt của ông Tốt. Tâm linh không xuất hiện như mặt hàng quảng cáo, nhưng vẫn thường hằng có mặt ở một góc khuất nào đó cao viễn nhất giữa cuộc đời thường.

    một người Mỹ gốc Việt

    http://nhinrabonphuong.blogspot.com/...-goc-viet.html












    Last edited by thuykhanh; 03-18-2019 at 03:25 PM. Reason: Sửa ngay hàng

  5. #205
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367




    Bài này chắc của người Việt gốc Việt viết, vì tên Việt vô nước Mỹ, hoán vị tên và họ là chuyện thường, nhưng cả chữ lót cũng hoán vị thì chỉ có nam mô A me ri cà: Tot Ven Nu-yen ... mới đúng. j/k

  6. #206
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Cảm ơn Bầu ghé, mời Bầu và Phố thưởng thức ( từ facebook của một người bạn)





    Xin bấm lên hình
    Last edited by thuykhanh; 03-18-2019 at 10:06 AM.

  7. #207
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    CHÔN MÔT CHẾ ĐỘ


    “Tôi vào lính năm 18 tuổi. 12 năm 4 tháng làm lính. Chuyện cải tạo Vườn Đào và người tù về sớm nhất có thật 100% là tôi".
    Phi Hùng


    "Tượng nào cao bằng tựơng Trần Hưng Đạo
    Lính nào xạo cho bằng lính Hải Quân."


    Tôi sáu năm làm lính, thêm sáu năm làm quan, binh chủng Hải Quân. Xạo là chuyện đương nhiên.
    Xứ VNCH ta, Bộ Binh, Không Quân chỉ có 4 vùng chiến thuật nhưng Hải Quân có vùng 5 Duyên Hải; Phú Quốc, Côn Sơn. Như nhiều chàng lính biển khác, tôi có thừa tài xạo. Xạo như thật. Xạo với gái bán bars, xạo cả với thượng cấp, nhưng không dám xạo với gái nhà lành, vì tôi rất sợ vướng nợ giai nhân rồi dính lưới hôn nhơn. Đời lính biển đầy những chuyến hải hành dài cả tháng mà có vợ thì xác suất nuôi con của thiên hạ rất cao.

    Thôi thì cứ xạo với mấy em bán bar, mấy cô chịu chơi cho đời vui cái đã rồi tính.
    Cùng dòng họ Trần Thiện như tôi, có một ông Đại Tướng, 2 ông Đại Tá, mấy chục ông tá, ông uý.

    Ông bà nội tôi là loại điền chủ sau khi đã bị chánh phủ VNCH mua lại bởi luật người cày có ruộng; vẫn còn 100 mẫu để canh tác và 15 mẫu ruộng hương hỏa. Cha tôi là một triệu phú có đủ thứ, villas, nhà lầu 4 tầng với mấy chục phòng cho Mỹ mướn rồi sáu bẩy căn phố. Tôi thằng con trưởng nam, vậy mà không được ai nuôi cho ăn học. Ngay khi biết mình 18 tuổi, tôi tự nguyện vào lính hải quân dù chưa nhận được lược giải cá nhân.

    Làm lính chưa đầy 6 năm tôi mang lon Thượng sĩ, năm chưa tròn 24 tuổi; đi đâu cũng bị quân cảnh xét giấy tờ coi có mang lon giả hay không. Tôi chỉ mong hết 5 năm để giải ngũ, nhưng rồi chiến cuộc leo thang nên bị lệnh lưu ngũ. Sau đó, tôi đi học làm quan, thăng cấp từ chuẩn úy lên trung úy thì tự động.
    Dù làm lính hay làm quan, tật ba gai không bỏ. Gái đến cầu tàu rủ rê đi chơi thì dù đang gác cũng đem súng giao cho sĩ quan trực và bỏ đi chơi 5 ngày sau mới về; vì đi 6 ngày bị cho là đào ngũ nên chiều ngày thứ 5 là tôi về trình diện và vui vẻ nói lý do là "Tại gái xuống tận cầu tàu rũ đi chơi" và vui vẻ đi tù.


    Từ đầu tháng Tư 1975, ngay khi thấy chộn rộn, nhiều người tìm đường ra đi, tôi đã chọn ở lại. Là sĩ quan hải quân, tôi mà muốn ra đi thì tàu nào cũng lên đi được hết. Tàu nào cũng có bạn cùng khóa lính hay khóa quan hay cùng đơn vị khi xưa; Hơn nữa, nơi tôi phục vụ là Trường Chiến hạm của Bộ Tư Lệnh Hạm Đội, chuyên huấn luyện tác chiến và thanh tra các chiến hạm của hải quân nên gần như quen biết rất nhiều. Những thường dân mang cả gia đình đứng lớ ngớ trước Hải Quân Công Xưởng muốn vào phía trong để xuống tàu mà không vào được tôi còn dẫn dùm vào. Tôi xa mẹ từ thuở nhỏ nay chỉ muốn được sống bên mẹ của tôi mà thôi. Tôi tự tin là dù hoàn cảnh nào, mình cũng có thể xoay trở để sống còn.
    Chiều 30 tháng Tư, lần đầu tiên tôi đến nhà ba tôi. Đứng trên sân thượng của building 4 tầng trên đường Chi Lăng, nhìn những chiếc T. 54 của Quân Bắc Việt từ bệnh viện ung thư và tòa hành chánh tỉnh Gia Định quẹo qua đường Chi Lăng ngang bót Hàng Keo qua trước nhà ba của tôi để tiến về Dinh Độc Lập. Tôi rơi nước mắt. "Thế là hết; Tôi thua trận; Tôi bị mất Nước!"


    Tôi rời bỏ Biên Hòa về quê mẹ nhưng bị truy tìm nên phải về quê của Ông Ngoại và 15 ngày sau mới trình diện ở Quận Chợ Gạo. Hai tháng sau khi trình diện, tôi được đưa đến tập trung ở Đình xã Tân Lý Tây. Ngôi đình nầy được cho là linh thiêng vì không bị dấu vết của bom đạn. Ở đây chúng tôi phải khai lý lịch chừng chục lần trong 2 tháng. Ngay lần khai đầu tiên, tôi hiểu ngay đây là lúc phải xài tài ba xạo. Mấy ông họ hàng Trần Thiện theo phe quốc gia không dính gì đến tôi. Bố mẹ, chú bác anh em nhà tôi đều theo kháng chiến, có cả lô tử sĩ. Nhiều lúc đang ngủ bị dựng dậy bắt khai lý lịch vì lệnh trên bắt khai lại. Lý lịch của tôi là lý lịch xạo thì làm sao nhớ mà khai cho đúng y như nhau nên phải chép thật nhỏ giấu vào trong bâu áo. Mỗi lần khai là lần lấy ra xào lại.


    Sau đợt lý lịch, một ngày Thứ Bảy gần tối, cả bọn trình diện được lùa lên một đoàn xe GMC và xe hàng loại chở heo đến. Lệnh chỉ ngắn gọn, "chuyển trại", không cho biết sẽ đi đâu. Xe chạy về hướng Cai Lậy, một bên lộ là con kinh. Một tên trên xe nói tới Mỹ Phước Tây rồi.
    Mỹ Phước Tây cái tên nầy nghe quen quá. Tôi cố moi trí nhớ. Phải rồi, đây vùng nằm giữa Đồng Tháp Mười, trên đường đi Mộc Hóa.
    Qua Mỹ Phước Tây chừng 2 hay 3 km, xe dừng lại. Cán bộ coi tù cho biết đây là Trại Cải tạo Vườn Đào. Tên Vườn Đào là vì ngày xưa có người lập vườn trồng đào lộn hột nhưng rồi bỏ hoang. Trên chục dãy nhà lá dài hàng mấy chục thước. Vào trại, tôi được một số trại viên cũ cho biết họ bị bắt trước ngày 30 tháng 4 và đưa về đây, lùa đi đốn cây làm nhà cho trại. Chúng tôi được chia ra 25 người vô một tổ. Trải nylon quấn mền ngủ qua đêm vì quá tối không thể tìm cách giăng mùng.


    Trại cải tạo Vườn Đào đúng là cái trại tù không giống bất cứ nơi đâu. Trong trại không ai nhìn ra tôi. Tôi nhận ra một Thiếu úy ngày xưa ở quân trường Nha Trang tôi làm Đại đội trưởng của hắn nhưng nay nhìn tôi hắn ta ngó lơ. Thế cũng là tốt.
    Thời mới đến trại Vườn Đào, tôi nhờ được Mẹ lên thăm vừa tiếp tế vừa dúi tiền cho, nên ăn no xài bảnh. Nhưng những ngày tù “huy hoàng” cũng tới lúc kết thúc. Đổi tiền. 22 tây tháng Chín, 1975, tôi còn trên 100 ngàn, phải chia cho bạn bè đổi dùm. Cán bộ đưa cho mấy đồng còn bao nhiêu giữ lại. Vậy là hết thời vung vít.

    Trong trại, ngoài màn lao động còn đủ kiểu họp hành, bắt viết đủ thứ “tự khai” rồi “thu hoạch.” Anh nào bị gọi lên “làm việc” là có chuyện vì bị báo cáo gì đó. Tự biết mình khai lý lịch xạo, muốn yên tôi đóng luôn vai dữ, sẵn sàng đập lộn. Hăm he và thừa cơ đánh vào chỗ yếu của thiên hạ là cách sống còn mà trường đời dạy tôi. Nhược điểm là thằng nào cũng muốn được thả về sớm. Tôi thì tuyên bố tao không cần ra sớm. Tiền bạc mẹ và em của tao đủ sống nhiều năm nữa; Tao không cần ra sớm vì tao biết không thể nào ra sớm; Thằng nào cà chớn tao đập để cùng nhau ở trại tù muôn năm cho vui.
    Đòn phép này có vẻ hữu hiệu, vậy mà yên được ít lâu, rồi cũng có ngày tôi bị gọi đi trình diện “làm việc”. Chắc là bị báo cáo gì đây.

    Trước khi đi, tôi còn hâm he:

    - Tao mà bị gì thì thằng nào báo cáo nên trốn đi chứ không thì đừng trách tao nặng tay.

    Người chờ “làm việc” với tôi không phải tay cán bộ coi an ninh trại mà là một Trung Úy cán bộ người Miền Nam nằm vùng Đồng Tháp Mười. Ngay khi gặp mặt, anh ta tự xưng là “chính trị viên” và trấn an tôi ngay:
    - Tôi gọi anh lên chỉ để nói chuyện chơi cho biết thôi, không có gì quan trọng.

    Sau đó, tôi còn được mời ngồi, rồi chính viên trung uý cán bộ này đưa thuốc lá của anh ta ra mời hút.
    - Tôi vừa đọc xong mấy bài thu hoạch của anh. Anh là văn sĩ à?

    À thì ra anh ta thích đọc “văn xạo" của tôi. Trong tự khai rồi thu hoạch của tôi, mẹ tôi từng là cán bộ huyện Giồng Trơm tỉnh Bến Tre từ thời Thanh Niên Tiền Phong chống Pháp và cha tôi thì thời đầu kháng chiến từng là đồng chí của tướng Trần văn Trà. (Thực sự thì Ba tôi có một thời tham gia kháng chiến, biết Trần văn Trà trước khi ông rời khỏi chiến khu về thành) Chuyện trò lan man, anh ta còn hỏi làm sao bài tôi viết đề cập tới nhiều người chính anh ta cũng chưa biết.

    Sau hơn tiếng đồng hồ được mời trà mời thuốc, trước khi ra về, viên Trung Uý còn bảo tôi cứ về trại an tâm tin tưởng cách mạng luôn có tình có lý. Được thả về trại bình an, bạn tù vây quanh thăm hỏi việc gì vậy, tôi trả lời:

    - Trung Úy Chính Trị Viên (thay vì nói là cán bộ) kêu tao lên hút thuốc nói chuyện chơi và khen bài viết của tao có thể xuất bản thành sách cải tạo!
    Tù cải tạo được cán bộ gọi lên nói chuyện chơi mà không có gì hết thì đúng là “đáng ngờ." Sau đó tôi thật là thoải mái dễ sống, không tên nào dám báo cáo gì hết.

    Một hôm, vừa cơm trưa xong tôi bị kêu lên gặp cán bộ. Vẫn viên trung uý chính trị viên lần trước, nhưng lần này anh ta không ngồi văn phòng mà đứng sẵn trên bậc thềm khu cơ quan đón tôi. Sau màn chào hỏi, anh ta vui vẻ dẫn tôi lại văn phòng thuộc khu của trưởng trại, bảo tôi chờ phía ngoài. Anh ta vào phòng một lát rồi đi ra, bảo tôi:
    “Hôm nay anh sẽ làm việc với đồng chí bí thư, tôi sẽ gặp anh sau.“ Nói xong, viên trung uý ra dấu cho tôi đi tới phía văn phòng cửa mở sẵn rồi bỏ đi.

    Tôi đứng lại tần ngần bên cửa, đang tự hỏi không hiểu chuyện gì thì từ trong phòng, một giọng nữ miền nam vang ra:
    - Anh vô đi.

    Giọng nói có vẻ lạ. Tôi bước vào phòng. Không thấy ai. Bàn làm việc ghế ngồi bỏ trống. Vẫn cái giọng nữ ấy vang lên phía sau tôi.
    - Anh ngó lui coi. Tôi ở đây.

    Giọng nói vang lên ngay bên cửa, nơi tôi vừa bước qua. Không phải khăn rằn. Cũng không bà ba đen. Một cô mặc áo sơ mi trắng ngắn tay bó sát chưa quá ba mươi tuổi đứng khoanh tay bên cửa. Cô ta nhìn thẳng vào mặt tôi:
    - Anh không nhớ tôi đâu nhưng tôi biết anh. Tôi biết anh đánh lộn trong trại. Tôi biết anh khai lý lịch xạo.

    A, phút nguy hiểm đã tới. Thì ra cái người mà viên trung uý gọi là “đồng chí bí thư” là cô này. Phải coi cô ta là thứ người gì rồi mới liệu đường mà thoát hiểm. Ai đây? Động nào, bars nào. Có phải mấy cô tôi từng gặp ở làng Cam Ranh hay ở bến bờ nào đây?

    - Anh đang cố nhớ mà không thể nhớ ra. Tôi không ở những nơi mà anh đang nghĩ đâu. Anh cứ nhìn tôi coi có nhớ gì không?
    Cô ta vẫn đứng yên bên cửa, vẫn khoanh tay nhìn tôi và như đọc được ý nghĩ trong đầu tôi. Có vẻ thấy tôi giống như con nai vàng ngơ ngác giữa trời mùa đông, cô ta nhắc lại điều vừa nói:
    - Anh đừng cố tìm tôi trong những chỗ anh thường lui tới. Tôi không phải loại đó. Thong thả, tôi sẽ nhắc cho anh nhớ. Chúng ta chỉ gặp nhau một lần.

    Biết tôi không thể nhớ ra gì hơn. Cô ta tiếp tục:
    - Có lẽ chưa đầy 30 phút. Nhưng tôi biết về anh. Tôi đã coi tất cả hồ sơ của anh. Bao năm qua, tôi vẫn quyết phải tìm cho ra anh.
    Đầu tháng Năm, sau khi ổn định tình hình; tôi lên Sài Gòn vào Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Giấy tờ hồ sơ của hải quân còn đầy đủ cả. Một người của chúng tôi nằm vùng ở phòng tổng quản trị đưa cho tôi danh sách những người trình diện; còn anh ta thì tìm giúp tôi danh sách các quân nhân hải quân trước 75.
    Có ba người trùng tên anh, tất cả đều là sĩ quan. Một Trung tá là người Bắc di cư; một Trung úy người Nam và một thiếu úy người miền Trung. Tôi biết anh người Nam. Trong danh sách sĩ quan hải quân trình diện, tôi tìm thấy tên anh, một Trung úy người Nam, địa chỉ Tân Vạn Biên Hòa. Tôi lên ngay Biên Hòa thì công an xã cho biết anh bỏ cây xăng trốn đi đâu không biết. Anh đâu có trốn khỏi tay tôi.

    À, đúng là một tay nguy hiểm. Không hiểu mình gây thù chuốc oán gì mà bị săn lùng tới mức này. Chắc phải giả ngây giả dại mới qua khỏi ải này, tôi nghĩ.

    Cô ta nói tiếp:
    - Tôi biết anh đã trình diện. Sau khi có lệnh tập trung cải tạo tôi tìm hầu hết các trại cải tạo miền Tây và đến Mỹ Tho nầy thì thấy tên anh; Lý lịch anh khai ở trại này toàn là thứ ba xạo, đúng chưa? Con trai độc nhất trong nhà như anh thì đào đâu ra mà có anh ruột là Thương Uý tập kết tử trận ở Cà Mau. Anh muốn tôi kể thêm nữa không?

    - Cô... Cán bộ. Cô...

    Thấy “con mồi” đứng lơ ngơ chịu trận, cô ta có vẻ hài lòng, thong thả rời chỗ đứng về lại bàn rồi bảo tôi:

    -Trong trại này anh còn dám đánh lộn rồi còn tuyên bố chẳng cần được thả sớm. Anh “chì” lắm ma, sao nay ú ớ vậy. Thôi, ngồi xuống đi. Bây giờ chú ý nghe tôi nhắc. Anh nhớ Năm Căn không? Nhớ đi...
    - Năm Căn Cà Mau?
    - Còn Năm Căn nào nữa. Ngày ấy anh chỉ là một anh thuỷ thủ quèn mà làm tàng... Nhớ đi. Rán coi. Tôi nhắc thêm nghe. Thấy trên cánh tay bọn tôi có bốn dấu xâm, anh ba hoa giảng lung tung rồi bảo chúng tôi đi đi, mau mau về nhà lo làm ăn mà kiếm tấm chồng...
    ....

    À á. Năm Căn. Bốn vết xâm. Tôi bắt đầu nhớ. Chuyện đã mưới mấy năm trước, hồi tôi mới vào lính. Sau 2 tháng được huyến luyện quân sự ở Nha Trang, tôi xuống chiếc tàu Há Mồm ( HQ. 500) làm thủy thủ tập sự và được tham dự "Chiến dịch Sống Tình Thương" ở quận Năm Căn, tỉnh Cà Mau; Đây là nơi mà khi tàu ủi bãi, có mấy đứa con nít đến, dơ tay gõ vào thành tàu rồi la lên “bằng sắt thiệt tụi bây ơi".

    Chúng tôi thấy lạ kỳ nên hỏi vậy chớ các em nghĩ tàu làm bằng gì. Bọn nhỏ nói các ảnh nói tàu làm bằng cạc tông.
    Cũng trong chiến dịch này, có bữa địa phương quân đưa xuống tàu chúng tôi ba nữ giao liên gửi cho hải quân giữ chờ hải thuyền đến chở giao về tỉnh Cà Mau.
    Chiến dịch chấm dứt, tàu tôi được lệnh phải đi công tác khẩn chuyển quân ra miền Trung. Chỉ huy tàu bảo ba cô giao liên chỉ là bọn con nít, chẳng biết gì, cho lệnh phóng thích luôn. Tôi đang phiên gác với một ông Trung sĩ nên được lệnh xuống phòng tạm trú dẫn ba cô lên bờ thả cho đi. Đúng là cả ba đều con nít, hai cô 15 tuổi, cô lớn chắc cũng chỉ 16, 17 tuổi.

    Thấy trên cánh tay các cô có 4 dấu xâm, tôi nói:
    " Các cô có biết 4 dấu chấm xâm trên cánh tay ý nghĩa là gì không? Sinh Bắc Tử Nam là để cho người miền Bắc vượt tuyến vào Nam thề chiến đấu cho đến chết vì Bác vì Đảng. Các cô sinh ở miền Nam không lẽ Sinh Nam Tử Bắc hay Sinh Nam Tử Nam thì chống lại với người Miền Bắc hay sao?
    Về xóa hết đi lo làm ăn kiếm tấm chồng mà sống cho bình thường. Chuyện đánh nhau là chuyện của đàn ông, con trai đừng xía vào cho khổ thân.”

    Không lẽ chỉ nói chừng đó mà thành mối hận để bay giờ phải trả. Thấy tôi nín thinh, cô cán bộ áo trắng nhắc tiếp:

    “Anh nhớ thêm đi. Lúc anh bảo ba cô đi đi, tôi không chịu đi mà đòi anh đem giao chúng tôi cho tỉnh Cà Mau. Anh hỏi tại sao thả mà không chịu đi mà đòi giao cho tỉnh. Tôi nói chứ không phải thả đi để các anh bắn từ phía sau lưng hay sao? Anh phá ra cười rồi hỏi ai bảo các cô vậy? Tôi nói nghe các anh lớn nói. Anh hỏi lại nếu thả để bắn sau lưng thì còn ai sống mà kể lại cho các anh lớn biết. Rồi anh tiếp là chẳng những hải quân mà tất cả các binh chủng khác cũng không có binh chủng nào thả người rồi bắn sau lưng. Anh còn nói bắt người thì phải đưa ra tòa xét xử, nếu có tội thì phạt tù chỉ khi nào giết nhiều người, làm hại nhiều người thì mới bị kết tội tử hình công khai chứ không bao giờ bắn sau lưng cả. Anh nhớ ra chưa?

    Thấy giọng cô ta bỗng như dịu lại, không có vẻ gì là hằn thù, tôi làm bộ như vừa chợt nhớ ra và kêu:
    - A...A... Cô có thể cười cho tôi coi không?
    - Có lẽ anh đang nhớ ra rồi; vì ngày đó anh có khen tôi cười có hai núm đồng tiền nên dễ kiếm chồng lắm.
    Cô ta nhìn thẳng vào mặt tôi và cười. Hai núm đồng tiền, bên phải sâu hơn bên trái.
    - Đúng rồi. Đúng cái mặt cười năm xưa. Tôi nhớ sau khi tôi khen cô bé còn nguýt tôi một cái thật dài. Tôi nhớ hoài cái nguýt dài ấy.
    - Ở đó mà cô bé, cô bé....
    Tức thì thêm một cái nguýt dài trên mặt cô cán bộ. Đôi má núm đồng tiền bỗng như linh động hơn.
    Sau cái cười và cái nguýt dài của cô cán bộ áo trắng, tôi cảm thấy nhẹ người.
    - Anh nhìn lại coi. Hơn 12 năm rồi. Đâu còn con bé nào ở đây.

    Đến lượt tôi cũng nhìn thẳng vào mắt cô ta và cười. Câu chuyện từ lúc này bắt đầu thấy dễ chịu. Tôi nói:
    - Sau khi đưa các cô tới gần cái chợ nhỏ bên sông, thấy chỗ an toàn, tôi mới bảo các cô đi đi. Khi các cô đi qua khu chợ, tôi còn đi theo một đoạn canh chừng. Không thấy cô ngó lui.
    - Tôi không ngó lui nhưng biết anh đi theo.. Chắc anh không thể ngờ là khi về nhà rồi, ngay ngày hôm sau tôi còn trở lại khu bến sông ấy, nhưng tàu của anh đã đi rồi.

    - Tôi có nghe viên trung uý vừa rồi gọi cô là đồng chí bí thư. Chắc cô đã là đảng viên lâu năm.

    - Vậy là anh đã nghe. Đúng là tôi đã 12 tuổi đảng. Ngay khi trở về, tôi được kết nạp đảng. Sau đó được chuyển về làm công tác nội thành, theo dõi thầy cô và hiệu đoàn học sinh trường trung học Cà Mau nên tôi học thi lại Tú tài 1 và năm 65, tôi đậu luôn Tú Tài 2. Sau đó ít lâu, tôi chuyển về công tác nằm vùng tại đại học Long Xuyên cho tới ngày giải phóng. Anh không biết là bao năm qua, tôi vẫn tin là sẽ có ngày tôi gặp lại anh...
    Tôi nói:
    - Thì chúng ta đang gặp nhau ở đây.. Hôm nay tôi đã là người tù. Cô là người thắng trận. Ngày ấy, thấy trên cánh tay các cô có mấy vết xâm, tôi lỡ nói mấy câu gì đó. Mong cô không để tâm.
    - Anh khỏi cần phải mong. Mấy câu anh nói ngày ấy tôi không bao giờ quên. Hôm nay tôi cố ý mang áo sơ mi ngắn tay để anh thấy trên tay tôi không còn vết xâm nữa. Tôi đã xoá bỏ chúng từ lâu. Anh thấy chưa, không còn dấu vết hay để thẹo gì cả.
    Cô ta vừa nói vừa đưa cánh tay ra. Thấy tôi im lặng, cô ta nói luôn:
    - Anh không cần phải sợ tôi. Hơn 12 năm trước, khi trở lại bến sông ở Năm Căn tìm anh, tôi chỉ muốn anh biết là tôi cám ơn anh. Hôm nay cũng vậy. Trước đây, khi bắt đầu đi tìm tung tích anh, tôi chỉ mong một lần gặp lại coi anh sống ra sao, vợ con dùm đề thế nào. Khi coi hồ sơ, tôi đến địa chỉ ghi trong lý lịch thì ra là nhà của ông ngoại anh chứ không phải nhà của mẹ anh. Tôi hỏi địa chỉ và đến thăm mẹ anh ở xóm Tân Vạn. Chính bà than phiền với tôi là cho đến nay anh vẫn còn độc thân. Nhìn hình trong nhà, tôi nhận ra anh ngay. Bao năm qua, tôi không thể quên ánh mắt tinh nghịch nụ cười nửa miệng của anh. Mẹ anh kể là mấy cô bạn anh toàn là gái giang hồ, bán bar. Anh sợ lập gia đình nên không dám quen gái nhà lành. Mẹ anh nói có lần bà bảo anh cưới cô giáo nhà bên cạnh nhưng anh nói không muốn có vợ vì sợ phải nuôi con thiên hạ. Anh biết vì sao mẹ anh kể tôi nghe mọi chuyện về anh không?
    - Vì cô hỏi thì bà kể. Mấy chuyện đó có gì đâu mà mẹ tôi phải dấu.
    - Không phải vì tôi hỏi mà mẹ anh rất thương tôi, tự bà kể ra. Bà muốn tôi phải biết tất cả về anh. Tại sao anh biết không? Tại tôi nói với mẹ anh rằng tôi là người thương của anh. Anh đã tính đưa tôi về ra mắt mẹ nhưng chưa kịp làm. Tôi không chỉ nói mà còn ở lại với mẹ anh hai ngày hai đêm. Bà nói với tôi không sót điều gì, từ ba anh tới bà con chú bác dòng họ. Mẹ anh còn nói bà thiệt mừng khi thấy tôi tự đến ra mắt bà. Hôm nay gặp lại anh, chúng ta không có nhiều thì giờ để vòng vo nên tôi phải nói luôn với anh chuyện này. Tôi thật lòng muốn làm bạn với anh.
    Một cô cán bộ 12 tuổi đảng muốn làm bạn với tôi. Chuyện thật khó tin.. Tôi nói:
    - Cám ơn cô nhưng tôi chỉ là một tên tù không biết ngày nào về, làm sao có thể là bạn của cô được.
    - Ngày xưa anh từng mang tôi ra khỏi nhà tù, lần này, đến phiên tôi sẽ cứu anh ra khỏi nơi này.

    Chuyện tưởng như đùa nhưng cô ta nói nghe chắc như ăn bắp. Tôi từng nghe chuyện lý lịch với phía cộng sản là sinh tử. Có nhiều cán bộ cao cấp tập kết ra Bắc nay thấy con cháu đi tù cải tạo mà ngó lơ, không ai dám dỡn mặt với kỷ luật đảng. Tại sao cô cán bộ này dám nói ra miệng là sẽ ra tay cứu mình. Cô ta là thứ bí thư gì vậy. Âm mưu gì đây mà cô ta phải tìm đến ở với mẹ tôi mấy ngày đêm để nắm hết lý lịch bí ẩn của tôi. Mẹ tôi vốn cả tin. Chưa bao giờ tôi mang bất cứ người cô nào về nhà ra mắt mẹ. Nay thấy một cô gái có vẻ con nhà lành dễ thương tới xưng là người tình của thằng con, bảo sao bà ta không tin ngay mà thương. Nhưng tôi đâu có khờ như bà mẹ mình được. Tôi nói:
    - Cô đã biết hết lý lịch thật của tôi. Tất cả rồi sẽ bị phanh phui, chắc tôi sẽ khó sống. Cô tuy có 12 tuổi đảng nhưng dính đến tôi sẽ có ngày liên lụy. Xin cô tha cho tôi.
    Cô ta cười to và nói:
    - Anh khỏi lo dùm tôi. Tôi đã hứa là sẽ làm. Anh cứ sống bình thường như mọi người trong trại là được rồi.
    Cô ta đưa cho tôi một túi quà và nói:
    - Đây là quà của riêng tôi biếu anh. Mẹ anh cũng muốn gửi quà nhưng tôi nói bà cứ giữ đó. Tháng tới tôi sẽ đưa bà lên thăm anh. Thôi, anh về đi. Trưởng Trại có lẽ sắp trở lại.
    Tôi nhận gói quà, chào cô ta ra về mà gần như người mất hồn. Về tới trại giam, tôi chỉ trả lời qua loa trước những lời dò hỏi của bạn tù.

    Đúng như lời hẹn, tháng sau cô ta đi cùng với mẹ tôi lên thăm. Không phải thăm riêng mà bình thường như bao người cải tạo khác. Cùng gặp một lúc tại nhà thăm nuôi, chỉ 15 phút... Mọi lời lẽ tù nói với người thăm gặp phải diễn ra trước mặt viên cán bộ phụ trách. Từ đó, cô ta tiếp tục đi cùng mẹ tôi đến thăm tôi hàng tháng. Chẳng thể nói gì, tôi đành phó mặc cho số mệnh. Thấy cô cán bộ 12 tuổi đảng đóng vai phó thường dân ngồi cười cười bên bà mẹ thăm nuôi, tôi nổi tánh lì, trò chuyện tự nhiên, đôi khi còn chọc cười như ngày xưa ở các bars hay động. Tôi còn gì để mất? Cô ta muốn gì ở tôi? Tôi có gì để mà lợi dụng? Thôi thì phó mặc cho số phận.
    Tháng Một năm 1976, một buổi chiều vừa ăn cơm xong, sắp tới giờ điểm danh vô chuồng, bỗng có cán bộ cầm danh sách đến gọi đúng tên tôi bảo thu dọn gọn lẹ đồ đạc cá nhân mang theo ra điểm danh.
    Bất ngờ gọi tên lúc chiều tối hẳn không phải lệnh tha. Thu dọn đồ đạc mang theo kiểu này chỉ có thể là chuyện trại. Nơi tập họp điểm danh là sân trại. Số tù được gọi ra điểm danh có hai mươi mấy mạng, trong số này có tên chỉ còn anh chỉ còn một chân. Một cán bộ trẻ mang lon thiếu uý dẫn chúng tôi đi ra cổng. Không thấy xe cộ gì. Cả bọn cuộc bộ, không thấy có quản chế súng ống kèm sát như khi đi lao động. Một tên đánh bạo hỏi:
    - Chúng tôi đi đâu đây cán bộ?
    - Đi tới nơi làm lệnh tha.
    - Tha về hả cán bộ?
    - Bộ tha rồi không về ở lại ăn hại à?

    Cả bọn nửa tin nửa ngờ; Trời bắt đầu tối. Thả vào giờ nầy, xe cộ đâu mà về?

    Cả bọn được dẫn ra đến nhà thăm nuôi. Đèn được thắp sáng. Có viên trung uý xưng là chánh trị viên tôi từng gặp đợi sẵn. Thấy tôi trong đoàn người, anh ta cười ra vẻ “hồ hởi” bảo hôm nay anh sẽ thấy cách mạng luôn có tình có lý. Các anh tập trung lại bàn thăm nuôi khai lại địa chỉ và người nhà cho chính xác một lần, sau đó sẽ nghe đồng chí trại trưởng tới nói chuyện.

    Chừng nửa giờ sau, Đại Úy Trưởng Trại ra tuyên bố:
    - Các anh thuộc diện gia đình cách mạng được bảo lãnh cho về; Kể từ giờ phút nầy tuyệt đối không được liên lạc với những người trong trại; Từ đêm nay các anh ăn ngủ tạm tại nhà thăm nuôi này. Cán bộ sẽ phát mền chiếu v, gạo và lương thực để các anh tự nấu nướng. Ngày mai sẽ làm thủ tục nhận lại đồ ký gởi và lệnh tha. Sau đó chờ liên lạc, gặp gỡ thân nhân bảo lãnh và làm lễ ra trại... Trong mấy bữa chờ làm lễ, các anh tuyệt đối không được liên lạc với các trại viên cũ.

    Hôm sau, cả bọn được tập trung lên cơ quan nhận lệnh tha, tiền và đồ dùng ký gửi. Riêng phần tôi, kiểm lại thấy còn vài trăm bạc mới. Ba ngày sau, đã thấy đoàn người thân nhân trong đó có bà mẹ tôi có mặt tại nhà thăm nuôi. Hai mươi mấy tên tù được tha, kể cả tôi, hầu hết đều do mẹ là người bảo lãnh.

    Cán bộ ra đưa cho một số tiền để mua thức ăn làm bữa tiệc chia tay. Một bà mẹ đến từ Cao Lãnh nghe nói trước là chủ nhập cảng các loại máy ghe tàu, “xung phong” nhận sẽ “ủng hộ” thêm tiền chợ và còn tình nguyện lãnh đi chợ dùm. Bà ta hỏi có thể cho một hay hai người đi theo mang phụ thức ăn. Cán bộ nói:
    - Bây giờ thì các anh có thể đi tự do; muốn mấy người theo cũng được.

    Thế là khu chợ gần Trại Cải Tạo Vườn Đào được một buổi chợ trúng mối. Heo, gà, vịt, tôm càng, cá... rau cải mua nguyên thúng, nguyên sàn, hỏi giá bao nhiêu là mua bấy nhiêu khỏi cần trả giá; tiền chợ được bà chủ Cao Lãnh xuất hầu bao, mớ tiền chợ ít ỏi do trại phát có lẽ được bà mẹ nầy cất riêng để làm kỷ niệm ngày con được ra tù.

    Tiệc chia tay thức ăn ê hề nào gỏi, nào ca ri, cá hấp, tôm càng nướng, thịt heo, gà, vịt luộc. Thế rồi tiệc cũng bế mạt. Thức ăn gần như còn nguyên vì ai cũng chỉ nếm cho có vị và cán bộ cũng không dám ăn bửa tiệc giá đáng mấy chục lần số tiền cho để làm tiệc. Mấy Bà xin đem thức ăn cho mấy người trong trại thì cán bộ không cho bảo phải đem chôn hết.

    Ra khỏi trại mọi người đứng chờ đón xe Mộc Hóa để về Cai Lậy. Từ phía hàng rào trại, thấy lố nhố người đứng trông ra. Tôi quay lui, cũng không dám nhìn lâu không còn nhận được dáng của đứa nào!.
    Tôi nói với Má:
    - Mình đi lần, bao giờ có xe thì đón. Chứ đứng đây chờ nhìn vào các bạn trong kia nhìn ra, con thấy bất an!
    Tôi và má Tôi đi lần dọc theo lộ. Tất cả gần như thấy vậy cũng đi theo.

    *
    Là người tù trại Vườn Đào được về sớm, tôi biết thân ở yên với mẹ già. Chòm xóm không thấy làm khó dễ.

    Sau khi được trao trả quyền công dân, tôi còn được cử ông Nông Hội Ấp đề nghị tôi làm trung đội trưởng lao động ấp; mọi người vỗ tay tán thành. Thế là từ đó ai thấy tôi đến nhà là biết bị gọi đi lao động không công cho XHCN, nào đào kinh, lấp kinh, rồi nước đọng cây trái bị úng nước, ruộng lúa bị ngập nước không rút kịp lâu ngày cây cối chết, lại phải đi phá đập, vác lúa thu thuế...

    Tôi không dám nhìn khi thấy bà con nông dân ai cũng đầy nước mắt khi bồ lúa vơi đi hơn phân nửa để đóng thuế. Nghe nói lúa thuế được chở tiếp tế cho Miền Bắc.

    Mỗi tháng Cô Bí Thư đều đem nhiều khô mắm từ Cà Mau lên thăm Tôi và ở chơi 3 hay 4 ngày. Cô ta ngủ chung với mẹ tôi, vẫn có vẻ được bà thương mến, tin cẩn. Tôi cũng không nói hay hỏi gì thêm ngoài việc cho mẹ biết là bà đã vô tình đem sói vào nhà vì cô ta là bí thư trên 12 tuổi đảng.

    Cũng có lần cô ta biệt tăm luôn 3 tháng; rồi một hôm bỗng đến thăm với nhiều quà từ miền Bắc. Cô cho biết vừa đi tập huấn ở Hà Nội về. Tôi hỏi:
    - Em sáng mắt ra chưa?
    Cô ta lườm và nói:
    - Anh chưa thấy quan tài nên chưa biết đổ lệ!

    Đầu năm 1980, Cô ta đến thăm và tối hôm đó có mặt mẹ của tôi. Cô ta nói:
    - Mẹ muốn em lo cho anh ra đi; nhưng em có điều kiện là anh phải nhận em làm vợ cho đến khi định cư rồi sau đó tùy anh. Em cho anh một tháng để nghĩ suy và trả lời em.

    Mẹ tôi khuyên tôi nên nhận cô ta làm vợ vì cô ta thương tôi thật sự. Tôi thì nghĩ không hẳn. Cô ta bỏ nhiều công phu tìm tôi, giúp tôi và nay muốn cùng tôi vượt biên với tư cách là vợ một sĩ quan hải quân để làm gián điệp như bao trường hợp nằm vùng khác, có người
    làm tài xế, người giúp việc trung thành tận tâm cả chục năm nhưng sau tháng tư đen thì mới lòi mặt thật. Nhưng đâu còn đường nào khác để tính.

    Chưa đầy một tháng sau cô ta lên và bảo tôi chỉ đem theo một bộ quần áo gọn nhẹ để mai đi. Tôi hỏi:
    - Em chưa biết anh có đồng ý hay không mà bảo ra đi.
    - Thông minh như anh thì không bao giờ bỏ mất dịp may, vì anh không mất gì cả, kẻ mất nhiều nhứt là em nhưng là em tự nguyện; mọi chuyện ra sao sau này anh sẽ biết.

    Tôi hỏi cô ta có an toàn không.
    - Anh có cần tàu Hải Quân biên phòng hộ tống hay không? Nếu muốn em cũng có cho anh.
    Tôi nghe mà khiếp. Chẳng rõ cô ta nói đùa hay nói thật. Cỡ bí thư huyện ủy cũng không thể có quyền vào Bộ Tư Lệnh Hải quân xưa để tầm kẻ thù.
    Không hiểu cô ta là thứ gì? Không ra hải ngoại để nằm vùng hay làm gián điệp thì còn gì nữa? Nghĩ vậy nhưng thôi kệ. Cô ta làm gì hay là ai tính sau, cứ thoát ra khỏi nước cái đã. Thế là chúng tôi từ giã mẹ ra đi.

    Tàu vượt biên dài 12 mét mới toanh, máy cũng mới và số người đi là 52 người do một cựu hàng hải thương thuyền ngày xưa lái; nhưng cuối cùng 26 người bị rớt lại vì ghe nhỏ chuyển ra ghe lớn bị chận giữa đường mà trong đó có gia đình tài công. Cô bí thư hỏi:
    - Anh lái được chứ ?
    - Lái được nhưng không có bản đồ mà chỉ có la bàn thì phải chạy thẳng ra hải phận quốc tế rồi theo hướng Tàu buôn mà lấy hướng đi thì sẽ sang Singapore hay tấp vào các đảo của Indonesia.

    Tôi lái suốt 5 ngày đêm mới gặp một ghe đánh cá của Indonesian và hỏi thăm thì được chỉ cho một chỗ cách đó không xa. Tôi lái vào và ở đó một ngày một đêm thì được tàu của Indo đưa đến trại tỵ nạn Kuku. Một tháng sau chúng tôi được đưa sang trại Galang và dĩ nhiên trong lý lịch của Hải quân Trung úy VNCH nay có thêm cô vợ bí mật nhiều phần là gián điệp.

    Trên bước đường lưu vong quê người xứ lạ làm thân thất quốc, chúng tôi cô đơn lạc lõng như nhau. Ngày qua ngày cả hai đứa đi học tiếng Anh về nấu cơm chung rồi chung mùng và thành vợ chồng thật.

    Ở Galang tôi gặp lại bạn bè quân ngũ xưa; vì gần như mỗi tàu là có đôi ba hải quân xưa được đi không tốn tiền để lái tàu.
    Quán Trùng Dương là nơi tụ họp để nhận ra nhau kể chuyện xưa và bàn chuyện tương lai.
    Các cựu hải quân làm sổ lưu niệm giống như thời học trò viết lưu bút ngày xanh cho những tháng nghỉ hè. Lắm ông ghi cả số quân, đơn vị xưa và dán cả hình.
    Ôi các quan lính ơi! Tôi mà đem cái sổ nầy về thì e rằng cô bí thư mười mấy tuổi đảng sẽ lén ghi lại hết gởi về Bắc Bộ phủ thì gia đình các ông cũng mà khó sống ở VN!. Tôi từ chối viết sổ lưu niệm và cũng không đến quán hội họp nữa.

    Cũng tại trại Galang, tôi có người bạn trước là thiếu úy ngành điện khí được mướn làm người gác máy điện phụ cho một thợ điện người Indo. Anh Indo nầy khá am tường về tình hình VN và có phân tích như sau:
    - Các anh vượt biên nghĩ rằng ra ngoại quốc rồi Mỹ sẽ giúp cho thành lập một đoàn quân để trở về dành lại VN. Có lẽ các anh lầm rồi.
    Mỹ không bao giờ giúp các anh đâu vì giúp các anh, Mỹ được lợi gì? Các anh đánh nhau mà nhiều nữ tính quá. Nhân đạo với kẻ thù thì chỉ có con đường chết; Phải như chúng tôi kìa. Chỉ một đêm thôi không một tiếng súng; toàn dùng dao, búa, mã tấu mà giết cho tuyệt giống cộng sản. Chỉ một đêm là xong gần triệu mạng...


    Sáu tháng sau chúng tôi được đi định cư. Tôi không tham gia đoàn thể nào, không hội họp với cả hội đồng hương nhưng lúc nào cũng canh chừng cô vợ bí thư đảng viên.

    Cô ta cũng như tôi chẳng quen ai; đến cả dùng điện thoại cô ta cũng không sử dụng. Mẹ tôi mất năm 83. Mẹ cô ta mất năm 84. Năm 90 ba tôi và ba của cô ta cùng mất trong một năm. Chúng tôi nhận thư nhưng không về và đến nay cũng chưa về.

    Chúng tôi đồng ý không có con. Tôi 72 và vợ 70 tuổi; nếu còn ở Việt Nam, cô ta nay đã 52 tuổi đảng, không biết làm tới chức gì.

    Mất nước bốn mươi năm, lưu vong hơn 35 năm, chúng tôi chưa bao giờ có ý định về thăm lại quê hương...
    Trong lòng tôi đã chôn một chế độ và trong lòng vợ tôi cũng chôn một chế độ. Chúng tôi không con nối dòng nên khi chúng tôi chết thì
    "cả hai chế độ" cũng tan thành tro bụi. Với tôi, vậy là chôn xong hai chế độ. Ngày ấy không xa.

    Trần Thiện Phi Hùng





    Nguồn: từ trang facebook của một người bạn



    Last edited by thuykhanh; 03-29-2019 at 07:44 AM.

  8. #208
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Đừng Hỏi Vì Sao Tháng Tư Buồn...







    Đó là điều tôi muốn nói với bạn. Sau ngày tàn cuộc chỉến, hình như gia đình tôi cũng như hầu hết bao gia đình Việt Nam trong giai đoạn ấy đều có những mất mát lớn lao. Bốn mươi năm kể từ tháng Tư năm 1975, bây giờ tôi mới viết được bài thơ cho người anh trong gia đình, đã mất tích trên đoạn đường từ Quảng Ngãi về Qui Nhơn.

    Năm vừa qua, chuyến xe đưa chúng tôi từ Đà Nẵng về Qui Nhơn, tôi mới có dịp đi qua đoạn đường "máu đổ thây phơi" của 40 năm trước. Đi qua những địa danh quen thuộc miền Trung, từ Đức Phổ, Mộ Đức, những quận lỵ xơ xác đói nghèo vì chiến tranh đã được hồi sinh. Có lẽ 40 năm sóng biển Sa Huỳnh vẫn vỗ vào bờ một nỗi buồn xa vắng. Hai bên ruộng lúa vẫn xanh rờn, xa xa dải núi mờ sương lại khiến tôi thương cảm không cầm được giọt lệ. Tôi biết anh đã yên nghỉ, nhưng nắm xương tàn nằm ở đâu thì cho đến bây giờ vẫn chưa tìm lại được.

    Tháng Tư. Đốt nén hương lòng tưởng nhớ anh, một người anh hiền hoà, luôn thương yêu các em. Sau 40 năm anh đã yên nghỉ, gửi nắm xương tàn nơi rừng sâu núi thẳm, nhưng nỗi thương nhớ vẫn còn ở lại với người thân trong gia đình.

    Bốn mươi năm mới viết nổi bài thơ, “Đừng Hỏi Vì Sao Tháng Tư Buồn”, hay 40 năm nhìn lại với một nỗi buồn khó nguôi.


    Đừng Hỏi Vì Sao Tháng Tư Buồn


    Gần bốn mươi năm, một lần về
    Ngỡ ngàng cứ tưởng lạc cơn mê
    Tìm lại những hình xưa bóng cũ
    Đường về sao chỉ thấy buồn hơn.

    Chuyến xe Quảng Ngãi về Qui Nhơn
    Hai bên ruộng lúa vẫn xanh rờn
    Mới nghe chị kể: “con đường máu”
    Máu đổ thây phơi suốt dọc đường.

    Lạc nhau trên bước đường ly loạn
    Chị về thành phố với con thơ
    Còn anh theo toán quân lên núi
    Từ đấy người đi, kẻ ngóng chờ.

    Một năm, hai năm rồi ba năm…
    Rặng núi mờ sương vẫn lặng câm
    Người đi, đi mãi không về nữa
    Cô phụ lòng đau chỉ khóc thầm…

    Qua rồi chinh chiến bốn mươi năm
    Đoàn quân lên núi vẫn xa xăm…
    Tháng Tư chị chọn là tháng giỗ
    Đốt nén trầm hương tưởng nhớ chồng.

    Tháng Tư nến thắp trên ngọn thông
    Vọng hồn tử sĩ khắp non sông
    Ôi toán quân xưa không trở lại
    Con vẫn chờ cha, vợ ngóng chồng…

    Đừng hỏi vì sao tháng Tư buồn...
    Khóc người nằm lại chốn rừng sâu
    Lơ lửng mây vờn quanh đỉnh núi
    Nhớ người lính cũ chết từ lâu.


    Nguyên Nhung


    Trích đăng từ Đặc San Lâm Viên
    http://(www.dslamvien.com)

  9. #209
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Thắng và Thua

    Gia Lộc Nguyễn

    Sống ở đời, khi thắng thì bị người ganh ghét thù hằn, khi thua thì bị người khinh khi, tự mình cảm thấy uất ức bực bội khó chịu. Do vậy dù thắng hay thua đều có mầm tai hoạ trong đó.

    Tuy nhiên có những lúc cây muốn lặng mà gió chẳng yên, mình không muốn tranh với người mà người cứ muốn tranh với mình, đây là trường hợp nghiệp lực chi phối. Nếu như có thể tránh đi được thì bạn cứ việc tránh, còn tránh chẳng được thì hãy can đảm bình thản mà đối diện để trưởng thành hơn lên, tự hoàn thiện bản thân và đạt được những giá trị chân thiện mỹ trong cuộc sống.
    Có vậy an lạc và bình yên sẽ thường ở bên ta.


    https://www.youtube.com/watch?v=8ZtWUtTvfuw&t=35s




    Last edited by thuykhanh; 04-07-2019 at 11:52 AM. Reason: Thêm tên tác giả- Sửa ngay hàng

  10. #210
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Ký Ức Một Thời Tù Cải Tạo

    Trần Nhật Kim






    Tôi không mấy tin tưởng vào các tin đồn sẽ có đợt thả tù nhân dịp những ngày kỷ niệm “gọi là quan trọng”, như ngày 19/8 hoặc 2/9 của cộng sản Việt Nam và ngày kỷ niệm tháng 10 của cộng sản Nga. Tuy nhiên, tin đồn cũng làm nhiều người mất ăn mất ngủ.

    Một người bạn cùng phòng với tôi được bạn hữu cho hay kỳ thả tù này sẽ có tên anh, vì nghe nói anh có người họ hàng dây mơ rễ má, làm chức vụ quan trọng gì đó ngoài Hà Nội, một chỗ dựa khiến anh tin tưởng. Trông anh vui hẳn lên, niềm vui đã làm anh thay đổi. Anh cho bạn các thứ đồ dùng, chia một phần thức ăn, vì khi được về anh cũng không cần những thứ này.

    Thời gian trôi qua, đến ngày lễ lớn không có đợt nào về, niềm thất vọng tác động mạnh, khiến anh xìu xuống như một người mang bệnh nặng.

    Tin đồn thả tù lần này xuất hiện từ đầu tháng 8. Mọi người nghĩ đến ngày 19 tháng 8, kỷ niệm “Cách mạng mùa Thu” của đảng CSVN. Không khí vui nhộn ngày một lan rộng, một hiện tượng tâm lý vì trông đợi lâu ngày. Theo kinh nghiệm những người miền Bắc, 6 năm không về sẽ phải đợi thời điểm 9 năm và như thế kéo dài sự chờ đợi “3 năm” vào lần kế tiếp. Người ta ví “án lệnh 3 năm tập trung cải tạo” như một sợi giây thung kéo dài vô tận.

    Ngày lễ 19 tháng 8 qua đi, vẫn không có một dấu hiệu nào xẩy ra. Tin đồn lại hướng về ngày 2 tháng 9.
    Một ngày sau khi đi lao động về, anh Đèo Văn Tsé nói riêng với tôi:
    - Cán bộ cho tôi hay có đợt tha vào dịp lễ này.

    Tôi tin lời anh Tsé, một người “Dân Tộc” miền Bắc. Tính anh hiền lành và thẳng thắng nên được cán bộ tin tưởng, nhưng tôi vẫn hỏi anh:

    - Anh có nghe rõ không. Cán bộ nói là ngày nào?
    - Tôi có hỏi nhưng cán bộ chỉ nói tới đó.

    Tôi bảo anh Tsé:

    - Ngày mai đi lao động, anh hỏi lại cán bộ là trong danh sách đợt tha này có tên anh không?

    Ngày hôm sau anh Tsé cho tôi hay:

    - Tôi đã hỏi lại và cán bộ cho biết đợt tha này có tên tôi. Cán bộ còn nói Chuẩn úy Hòa phụ trách mua vé tàu.

    Tôi nghĩ tin đồn lần này có thể tin tưởng phần nào vì chính cán bộ quen anh Tsé nói. Tuy nhiên, tôi bảo anh Tsé:

    - Anh nói có quen cán bộ Hòa, nên đi hỏi cho chắc ăn.

    Đối với tôi hình ảnh “được tha” rất mơ hồ. Tôi nhớ tới ngày lãnh gói quà 3 Kg đầu tiên từ ngày tôi ra Bắc mà vợ tôi gửi qua đường bưu điện. Khi Thiếu úy Lăng gọi tên tôi lên lãnh quà, có sự hiện diện của Đại úy Bông, Trại Phó.

    Thấy tôi, Đại úy Bông hỏi:

    - Anh Kim đi lãnh quà phải không?
    - Thưa vâng.
    - Anh có nhận được quà thường xuyên không?

    Tôi tự nhủ, mới từ trại Quyết Tiến (Cổng Trời, Hà Giang) chân ướt chân ráo về trại này làm gì có phiếu gửi quà. Trong mấy năm nay, vì di chuyển bất thường nên gia đình tôi cũng không biết tôi đang ở đâu. Khi về trại này, nhờ bạn có gia đình tới thăm nuôi nhắn tin nên vợ tôi mới biết tôi ở đây. Không hiểu vợ tôi lấy phiếu gửi quà ở đâu, hay nàng mua chợ đen tại khu Bưu điện Sài Gòn như lời đồn. Tôi chậm rãi trả lời:

    - Mấy năm đi cải tạo, đây là lần đầu tiên tôi nhận được quà.

    Đại úy Bông đột nhiên đổi giọng với vẻ mặt giận giữ:

    - Gia đình anh gửi quà cho anh nhiều vào, anh ăn cho khỏe để chống lại nhà nước.
    Tôi im lặng mỉm cười.

    Qua khung cửa sổ, bên ngoài tấm vách ngăn, hai anh Tô Tứ Hướng và Nguyễn Khắc Linh đang đợi đến lượt vào lãnh quà, đã nghe rõ câu Trại Phó nói. Tôi nghe thấy hai bạn nói nhỏ: “Chuyến này Kim thê thảm rồi, bị trại Phó ghim thì khó mà sống yên thân." Tôi quay nhìn ra ngoài, thấy anh Hướng dơ cao ngón tay cái.


    Dưới sự chứng kiến của trại Phó, gói quà của tôi trong tay cán bộ Lăng đã trở thành một mớ xà bần. Ngay ống thuốc đánh răng cũng bị hắn tháo phần đáy, lấy chiếc đũa tre ngoáy bên trong, không thấy gì, hắn liệng ống kem vào gói quà. Bánh thuốc lào hiệu 3 số 8 cũng bị xé nhỏ. Hắn nghi ngờ trong gói quà của tôi có dấu những thứ trại cấm, như tiền hay tài liệu vo tròn trong thức ăn. Hắn đổ lọ thuốc B1 trên tấm giấy, vì viên thuốc quá nhỏ nên tha không đập vỡ.

    Dù sao, gói quà đến với tôi thật đúng lúc. Tôi đang ở trong tình trạng hạn hán đợi mưa, như cây khô chờ từng giọt nước. Phần thịt trên người đã để lại trên trại Cổng Trời, thân thể tôi chỉ còn da bọc xương…

    Tin đồn ngày một rõ. Một số anh em cũng được cán bộ cho hay có đợt tha vào dịp lễ này. Tôi cũng chỉ biết vậy, không mấy hứng khởi, vì hồ sơ của tôi đã ghi đầy đủ nhận xét của những trại tôi đi qua. Từ trại Ty lên Thành, với hàng chữ lớn “CIA” thêm nhiều dấu hỏi in đậm bằng bút chì mầu đỏ, viết bên lề bản lấy cung, đến các trại miền Bắc, cả về “lao động: xấu lẫn kém”, kèm thêm hình ảnh một tên “Phản động, chống cách mạng và nhà nước cộng sản.”

    Vào một buổi sáng đầu tháng 10, trước giờ lao động, chúng tôi được lệnh tập họp dưới sân trại. Khi Ban giáo dục của trại đến, một cán bộ đứng trước hàng chúng tôi nói lớn:
    “Tôi gọi tên người nào, người đó đứng lên bước sang bên xếp hàng. Các anh có tên trong đợt tha kỳ này về phòng thu xếp đồ dùng cá nhân, sẽ được chỉ định chỗ ở sau."

    Hắn cầm tờ giấy đánh máy đọc tên 34 người. Các anh Tô Tứ Hướng, Nguyễn Ngọc Liên và anh Nguyễn Văn Thành cùng phòng 5 với tôi có tên trong danh sách về đợt này. Một số tên khác được gọi tiếp. Tôi ngỡ ngàng khi nghe đọc tên mình. Tôi chưa kịp có phản ứng, thì người bạn ngồi bên cạnh vỗ nhẹ lưng tôi, nhắc: “có tên anh”. Tôi đứng lên theo các bạn được gọi tên trước ngồi theo hàng bên cạnh các đội đi lao động.

    Trong danh sách có 34 tên nhưng chỉ có 32 người thuộc trại Thanh Cẩm, còn hai tên khác nghe lạ hoắc.
    Mãi sau này tôi mới biết có 2 người thuộc trại Thanh Cẩm được về kỳ này cho đủ số 34, nhưng bị đưa lầm tên sang trại khác và 2 người thuộc trại khác lại có tên trong danh sách chúng tôi.

    Chúng tôi chuyển lên “khu kiên giam”, sẽ ở đây ít ngày để đợi tàu về miền Nam.

    Khi lên khu kiên giam, anh Hướng nhắc lại chuyện cũ:

    - Kể cũng lạ, khi rời trại Nam Hà, trại thưởng công cho anh ở căn nhà mới vài giờ vì anh đã đổ mồ hôi hoàn chỉnh,
    để có chỗ cho anh em từ Hoàng Liên Sơn chuyển tới, còn bây giờ, anh lại được lên khu kiên giam ở vài ngày trước khi về.

    Khi tới trại này, tôi và anh Hướng “góp bữa ăn chung” và bây giờ chúng tôi lại về cùng một chuyến tàu. Tất cả 32 anh em chúng tôi chia nhau chỗ nằm trên khu kiên giam, nơi mà 2 năm trước đội 16 của chúng tôi chịu trách nhiệm hoàn tất mái bằng với xi-măng cốt sắt.

    Đứng trên khu kiên giam nhìn xuống, hai dãy nhà hai bên và cổng gác ôm trọn khoảng sân rộng. Ở giữa sân, căn hội trường, biểu tượng uy quyền của chính sách nhà nước, chiếm một khoảnh đất rộng gần phía khu kiên giam, mái dốc đứng như căn nhà Rông của người Thượng vùng Cao Nguyên Trung Phần, mà tôi và anh Trương Văn Tuyên (Quốc Gia Hành Chánh) lãnh phần lợp lại mái tranh đầu hồi chỉ còn trơ xương tre.
    Hội trường lâu ngày không còn xử dụng, mái tranh xơ xác, tả tơi như cặp cánh gà chọi sau một lần thua trận. Tôi thường nói đùa với các bạn, nhìn cảnh tiêu điều của căn hội trường chẳng khác nào chính sách của chế độ này.


    Phía dưới, gần khu nhà bếp, một giếng nước cung cấp nước uống cho trại, tạm ngưng không xử dụng vì nước đục ngầu do đất bùn lọt qua khe hở của thành giếng. Tôi và hai bạn Phan Công Tôn, Lê Ngọc Thạch được chỉ định sửa lại chỗ hở nơi tiếp giáp hai ống xi măng thành giếng.

    Tôi và anh Lê Ngọc Thạch đứng trên, dùng giây kéo ống xi măng để anh Phan Công Tôn ở dưới giếng điều chỉnh
    hai vòng ống thành giếng. Hai chúng tôi cố sức kéo ống xi-măng để không gây nguy hiểm cho bạn ở dưới. Ống xi-măng quá nặng trong lúc sức khỏe chúng tôi ngày một suy sụp, khiến phần xương sống dưới thắt lưng của tôi rêm nhức. Từ đó, cơn đau hành hạ tôi ngày đêm nhất là vào mùa Đông giá lạnh, lưu lại như một kỷ niệm khó quên của thời “tù cải tạo”.

    Từ cổng trại, vượt qua con đường nhỏ chắn ngang, giòng sông Mã nằm sâu phía dưới, nước phù sa đục ngầu,
    cuồn cuộn như bóng ngựa phi.


    Nhớ lại chuyện cũ, vì tình hình chiến sự ngày một nghiêm trọng tại các tỉnh vùng biên giới phía Bắc, chúng tôi rời
    trại Quyết Tiến chuyển về đây. Chúng tôi xa dần vùng đất chết Cổng Trời, rũ bỏ được nỗi ám ảnh bỏ xác trên
    “đồi Bà Then”. Tôi thoát được nơi rừng xanh núi biếc quanh năm sương phủ của vùng biên giới, mà cái đói cái rét và lao động khổ sai đã nhận chìm ước vọng của đời sống cũng như nhân cách một con người. Như một vết chém khó lành in sâu trong tiềm thức, thường ẩn hiện trong giấc ngủ trằn trọc về khuya.

    Hậu quả của “đói, rét, bệnh tật” nhất là hoàn cảnh đời sống đã biến đổi một con người, luôn ám ảnh tâm trí của tôi. Tôi nhớ mãi nét mặt của Cẩn, một tù nhân hình sự miền Bắc với án trung thân khổ sai vì can tội trộm cướp giết người. Hắn đói đến nỗi, vào một ngày lao động, trông trước trông sau khi thấy cán bộ võ trang quay nhìn hướng khác, hắn lấy một nắm rau muống xanh non cao hơn một gang tay vừa tưới phân chuồng, chỉ kịp giũ bỏ phần nào nước tưới và giòi bọ còn bám trên lá rau, cho vào miệng nhai. Tôi nhìn rõ những vệt nước mầu xanh ứa ra hai mép, vội bảo hắn:
    - Cháu ăn như vậy rất nguy hiểm cho sức khỏe.

    Hắn không trả lời tôi ngay vì mắc kẹt nắm rau trong miệng. Một lát sau hắn mới nói:

    - Bác ơi! Chết no còn hơn chết đói.
    Tôi hiểu ý câu hắn nói, dù chỉ là một câu đơn giản nhưng lại là một điệp khúc được người tù hình sự miền Bắc thuộc nằm lòng:
    Sống no còn hơn sống đói,
    Sống đói còn hơn chết no,
    Chết no còn hơn chết đói.

    “Bóp miệng túm dạ dầy” vốn là chính sách độc trị hàng đầu của CSVN, nên “đói rét” và “lao động khổ sai” được tận dụng, đã hủy diệt cả về thể xác lẫn ý chí đấu tranh của một dân tộc, đẩy con người xuống hàng súc vật. Với bản chất ngu dốt, tàn bạo, đã biến đổi thành phần cầm quyền trở lên mất tính người.

    Chúng tôi thoát khỏi vùng đất chết Cổng Trời. Về đây, trại Thanh Cẩm với nắng ấm, khí hậu ôn hòa bên giòng sông Mã, tinh thần trở nên phấn chấn dễ chịu hơn, gạt bỏ được phần nào hình ảnh đen tối trước đây. Tôi sống ở trại này đã 4 năm với nhiều kỷ niệm. Nhóm Quyết Tiến chúng tôi có 48 người, khi chuyển về đây được đưa vào căn nhà mang số 5, căn nhà cao nhất dẫy về phía bên trái, sát với khu kỷ luật.

    Chúng tôi được lập đội, mang tên đội 16, đội “xây dựng nhẹ”. Đội “xây dựng” được gọi là “nhẹ” vì gồm những tay mơ, chưa một lần cầm đục cầm tràng. Cả đội chỉ có vài cái cuốc cái xẻng và một chiếc cưa tay nhỏ. Một đội mà người nào người nấy như những bộ xương biết đi, thân xác tả tơi như những con “cò ma” gặp ngày mưa bão, vì phần thịt trên cơ thể đã để lại trại Cổng Trời.

    Các bạn trong trại ưu ái đặt cho đội của tôi danh xưng “Đại Đội Trừng Giới”, những con người sống sót từ trại Quyết Tiến - Hà Giang nằm sát biên giới Việt - Trung, một trại tù được mệnh danh là “Trại kỷ luật số 1 của Bộ công an Hà Nội” với 4 năm cầm cờ đỏ.

    Sau vài ngày ổn định chỗ nằm, một số anh em trong nhóm Quyết Tiến đi kỷ luật, trong đó có các vị Linh Mục. Có phải đây là một hành động dằn mặt những người mới tới, hay trại muốn ngăn ngừa hành động bất trị của chúng tôi có thể lây lan trong trại. Đến lượt Nguyễn Tiến Đạt, một người anh em trẻ nhất trong nhóm, đã cùng tôi dắt díu nhau từ trại Ty lên Thành rồi chuyển ra các trại miền Bắc, cũng vừa lên khu kỷ luật.

    Chúng tôi chưa có công việc nào gọi là ra hồn, vẫn chỉ làm vệ sinh trong khuôn viên trại. Vào một buổi lao động, một cán bộ trẻ đi qua, thấy anh Nguyễn Đức Khuân đeo kính cận, hắn gọi anh tới gần, nói lớn:
    - Tại sao anh đeo kính khi lao động?

    Khuân trả lời hắn:

    - Tôi cận thị nên phải đeo kính. Tôi đã đi qua nhiều trại trước khi tới đây, chưa có cán bộ nào thắc mắc tôi đeo kính khi lao động.
    Hắn bực tức trước câu trả lời của Khuân. Mọi người dừng tay chờ xem hành động của tên cán bộ. Có tiếng nói trong đám anh em:
    “Nó ngu thật, cận mà không cho đeo kính thì khác gì mù."

    Hắn nghe rõ câu nói, quắc mắt nhìn về phía anh em như tìm người vừa buông lời sỉ nhục. Hắn quay qua Khuân, quát lớn:

    - Đưa kính đây.

    Khuân đưa kính cho hắn. Hắn cầm kính ném xuống đất, đè gót giầy lên rồi bỏ đi. Cặp gọng kính như cặp cánh gà vặn ngược trước khi cắt tiết, một mắt kính đã rời ra khỏi khung tròng. Khuân như kẻ mù, nhất là sau thời gian dài bị hành hạ, cùm xích trong phòng tối, cái đói và cái khổ cùng cực đã làm đôi mắt anh ngày càng tăm tối. Anh cận nặng nên không nhìn rõ hình ảnh trước mắt. Mọi người đều tức giận.

    Sau vụ của Khuân, không khí sinh hoạt của đội 16 căng thẳng hơn trước. Trong một buổi sinh hoạt hàng tuần, anh Lê Văn Khương (Chín Khương, tòng sự tại trại giam Côn Sơn) đưa lời phản đối hành động của cán bộ trại. Anh bảo anh thư ký buổi họp:

    - Xin anh ghi rõ và đầy đủ lời phát biểu của tôi.

    Mọi người chưa biết anh nói gì, nhưng nét mặt anh đầy vẻ bất bình. Anh nói tiếp:
    - Từ sau ngày miền Nam bị xâm chiếm và trong suốt thời gian đi tù tại các trại từ Nam ra Bắc, tôi xác định một điều, chế độ cộng sản là một chế độ vô nhân đạo, tước bỏ quyền sống của con người. Tôi không bao giờ chấp nhận và không thể sống chung với
    chế độ bạo tàn này.

    Anh thư ký ngưng viết, nhìn anh Chín như thầm hỏi anh có ý định thay đổi lời vừa phát biểu không. Anh Chín quay qua anh thư ký nhắc:
    - Xin anh ghi lời tôi phát biểu đầy đủ.

    Anh thư ký vẫn chưa ghi vào biên bản, quay nhìn anh em trong phòng như dò hỏi, để xem có lời nào can ngăn. Cả phòng vẫn im lặng như tán thưởng. Bất chợt, phút giây căng thẳng vụt biến mất, trả lại không khí vui tươi cho mọi người. Anh thư ký nhìn các bạn mỉm cười. Tập thể “Đại Đội Trừng Giới” đã vượt qua nhiều thử thách, “48 người” vẫn chỉ là một.

    Buổi họp vẫn sôi động. Đến lượt anh Ninh Vệ Vũ dơ tay xin phát biểu, mọi người im lặng chờ nghe. Vũ nói:

    - Tôi quyết tâm. Thà chết không chấp nhận chế độ cộng sản. Một chế độ hủy diệt quyền sống của con người…
    Tôi nhìn Vũ bắt gặp một nụ cười. Anh vẫn như ngày nào, hồi còn ở trại Phan Đăng Lưu, Sài Gòn. Ra vào phòng kỷ luật như cơm bữa. Anh trải qua mọi kiểu cùm xích, từ xích chân xích tay trong phòng tối, đến xích thành xâu người tại phòng 7 khu A. Tôi nhìn anh Chín Khương đến Vũ, nét mặt họ thật cương quyết. Tôi cảm phục họ, những người bạn cùng chung một chiếc thuyền, có chung bầu tâm huyết.

    Mấy ngày sau, anh Chín Khương đi “làm việc”. Khi đội lao động về, chỗ nằm của anh Chín trống trơn. Anh đã ra khỏi phòng. Anh Chín Khương không có trên khu kỷ luật, mọi người đều hiểu anh bị chuyển trại.
    Mấy năm sau này, anh Nguyễn Tường Ánh (con ông Hoàng Đạo) cho hay, anh Chín Khương chuyển về trại Nam Hà (Xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam Ninh), là trại đầu tiên tôi tới khi ra Bắc. Anh Chín Khương trở nên ngơ ngác, không nhớ điều gì. Tôi liên tưởng tới chính sách “tẩy não” mà chúng tôi đang được “học tập cải tạo”.

    Sau khi anh Chín rời trại, đến lượt Vũ đi “làm việc”. Trước khi đi lao động, tôi bảo Vũ:
    - Chuyện đến đã đến. Có chuyện gì anh nhắn cho anh em biết.
    Vũ mỉm cười trả lời:
    - Chuyện cũ tái diễn. Tôi đã sửa soạn tinh thần xa anh em một thời gian. Dù sao chúng ta cũng vừa trải qua những ngày thật vui và đáng ghi nhớ.
    Sau khi Nguyễn Đức Khuân và Nguyễn Tiến Đạt đi kỷ luật, chúng tôi sẵn sàng chờ đợi đến lượt mình vì biết tai ương sẽ ập đến bất cứ lúc nào. Bộ Nội vụ nắm giữ mạng sống chúng tôi, nhưng thân xác chúng tôi lại nằm trong tay đám cán bộ trại, nên họ có quyền hành hạ chúng tôi.
    Số anh em đội 16 đi kỷ luật khá đông, nhân số còn lại hơn 30 người, nên thường đảm nhận những công tác vệ sinh trong khuôn viên trại, như dọn dẹp khu kỷ luật mới vừa hoàn tất, gạch đá còn ngổn ngang. Nhìn xung quanh khu kỷ luật chỉ thấy vòng tường cao, trên giăng nhiều hàng kẽm gai. Đứng trong vòng tường, không nhìn thấy khung cảnh phía xa, ngoại trừ những tàng cây bên sườn núi thấp thoáng trên đầu tường.

    Đến giờ giải lao, anh Đặng Văn Tiếp đề nghị tôi hát lại khúc hát, mà có lần tôi hát cho anh nghe khi còn ở trên trại Quyết Tiến, ghi lại những giây phút đen tối của một kiếp người, sau nhiều tháng bị cùm xích trong phòng tối của khu kỷ luật.

    Tôi trả lời anh Tiếp:

    - Có lẽ trong hoàn cảnh này tôi muốn diễn tả tâm tư của tôi, và có lẽ của cả chúng ta, một ngày nào đó, không sớm thì muộn, sẽ lần lượt bước vào chốn này, chung hưởng nỗi cay đắng với các bạn trong kia.
    Dù không phải là ca sĩ, nhưng hát hay không bằng hay hát, nhất là khi con người không nghĩ tới ngày mai xa xôi của mình. Tôi hát lại bài hát “Cacho / Xà Lim” dựa theo âm hưởng nhạc bản “Paloma”, một bản nhạc tôi đặt lời Việt trong căn xà lim, thuộc khu kỷ luật trại Băng Ky tỉnh Gia Định. Để diễn tả tâm trạng của người tù dưới chế độ CS, bị đầy đọa trong căn phòng tối tăm nhơ nhớp, mà sự sống vốn thê lương ngắn ngủi, dù thức hay ngủ cũng chỉ là một giấc mộng phù du. Tôi đã hát bản nhạc này cho bạn tù trong các căn xà lim bên cạnh vào đêm giao thừa năm Bính Thìn 1976, để đón chào một năm mới với kiếp sống đọa đầy.

    Khi tôi dứt tiếng ca, anh Tiếp vỗ tay, như quên hẳn sau lưng mình là khu kỷ luật thuộc vùng đất nổi tiếng Lý Bá Sơ. Mái tóc điểm muối nhiều hơn tiêu, khuôn mặt xương xương pha mầu trắng xanh xao thể hiện quãng thời gian khổ ải đã qua, thêm đôi kính cận trông thật hiền hòa thân ái. Anh Tiếp cười vui:

    - Mẹ kiếp! Hát được quá đi chứ, đúng là ca sĩ thứ thiệt ngoài đời. Nếu có chiếc “kèn sắc” phụ họa thì hay biết mấy. Nhưng không hiểu sao, với nhạc điệu Tango trang trọng, vui tươi mà lời ca anh đặt lại đau thương như con tim đang rỉ máu và giọng ca của anh lại tan nát thê lương, diễn tả đúng kiếp sống không ngày mai của chúng mình. Phải! Chúng ta đang đi tới con đường cùng.
    Chua xót thật…

    Tôi nhận ra, cũng nhờ tinh thần của những lời ca, bài hát làm trong tù, đã giúp chúng tôi giữ được lòng bất khuất trước đàn áp, cực hình trong một cuộc sống quá khắc nghiệt.

    Rồi anh Tiếp đi kỷ luật. Anh tử nạn vào sáng ngày 2 tháng 5 năm 1979 vì những trận đòn thù trong một lần trốn trại. Cùng trốn với anh có LM. Nguyễn Hữu Lễ, Đại tá Trịnh Tiếu, giáo sư Nguyễn Sĩ Thuyên và anh Lâm Thành Văn. Anh Tiếp bị đánh chết tại chỗ, thân xác anh được trật tự Bùi Đình Thi kéo lê trên những bậc tam cấp qua cửa phòng 5, đường lên khu kỷ luật.


    LM. Nguyễn Hữu Lễ không khá hơn. Cũng như anh Tiếp, LM. Lễ bị đám cán bộ trẻ đánh hội đồng ngay bên bờ sông Mã. Kéo qua cổng gác và tiếp tục đánh cho đến khi ông ngất xỉu, rũ xuống như xác không hồn. LM. Lễ thật may mắn, trật tự Bùi Đình Thi tưởng ông đã chết nên kéo xác anh Tiếp đè lên người ông. LM. Lễ được trật tự Thi kéo lên khu kỷ luật, liệng bỏ vào phòng như một hành động phủi tay. Sau này các nạn nhân sống sót kể lại, trật tự Bùi Đình Thi cũng tiếp tay cán bộ, hành hạ thân xác các bạn tù tại sân trại.

    Sau nhiều ngày trăn trở giữa sự sống và cái chết trên nền đá nhơ nhớp, LM. Lễ tỉnh lại. Thương tích bầm tím đầy người, tiêu và tiểu pha máu kéo dài cả tháng. Không có thuốc chữa trị, cầm bằng thần chết cận kề. Nghe Nguyễn Tiến Đạt, một người bạn trẻ trong nhóm Cổng Trời chúng tôi kể lại, mỗi lần trật tự Bùi Đình Thi gánh phần ăn lên khu kỷ luật, hắn không dám vào phòng LM. Lễ vì xú uế xông lên nồng nặc, nên gọi Đạt bị giam kỷ luật ở phòng bên cạnh sang làm vệ sinh.

    Lợi dụng khi trật tự Thi ra ngoài, Đạt nhúng chiếc khăn mang theo vào tô nước muối, và vắt những giọt nước muối vào miệng LM. Lễ trước khi lau chùi người ông và dọn dẹp căn phòng. Có lẽ nhờ những giọt nước muối ấy phần nào đã làm dịu những vết thương đang loang máu trong cơ thể LM. Lễ, và cũng nhờ ý chí sống còn mạnh mẽ, ông đã thoát khỏi lưỡi hái của tử thần.

    Cuộc sống cam go của chúng tôi qua đi như một khúc phim quay chậm thường ẩn hiện mỗi đêm trong giấc mơ hãi hùng. Người chết đã yên phận, mặc dù thân xác được vùi lấp thật vội vàng. Nghĩ tới LM. Lễ, một bạn tù đã cùng tôi rời trại Nam Hà trên chuyến xe định mệnh vào đêm Giáng Sinh, ngày 24-12-1977. Khi đó tôi không biết mình sẽ tới đâu, xa hay gần, nhưng được nhắn nhủ nơi đó là “vùng đất chết”, không hứa hẹn có con đường về.

    Vào nửa đêm, sắp đến giờ hành lễ, anh em trên xe yêu cầu LM. Lễ làm phép lành. Trong xe đột nhiên yên lặng. Tôi nghe rõ từng hơi thở của các bạn hòa nhịp với lời kinh nhè nhẹ thanh thoát. Trong hoàn cảnh, vào giây phút này, bên bờ giữa sự sống và cái chết, tôi càng kính trọng hơn đối với người đại diện Chúa trước mặt. Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ cùng đi với tôi trên chuyến tàu “Sông Hương” từ Nam ra Bắc, đã chia xẻ với bạn tù nhiều cay đắng. Chẳng phân biệt giữa đạo và đời, giữa con chiên và người đại diện Chúa.
    Địa vị trước đây đã trở thành vô nghĩa, tất cả chỉ còn tình huynh đệ, là tình yêu thương con người mà sự sống và
    cái chết đã gắn bó với nhau.

    Mặc cho tiếng la hét, đe dọa của đám cán bộ công an võ trang trên xe, lời kinh vẫn trầm bổng, như gửi hồn vào chốn thiêng liêng tối thượng. Tôi nghe rõ cả tiếng trái tim mình đập trong lồng ngực, đã tự hỏi, tại sao những người này lại không khiếp sợ trước bạo lực, những đòn thù vào ngày sắp tới. Phải có gì mầu nhiệm khiến con người đã hết lòng tin tưởng, vượt qua những hiểm nguy đe dọa. Tôi chợt hiểu khi nhớ tới gương sáng của các “thánh tử vì đạo” với đức tin cao cả.

    Anh Lâm Thành Văn chết sau đó một tuần. Anh bị đau dạ dầy nên phần ăn bo bo nguyên hạt chưa nấu chín, lần vỏ cứng sắc như lưỡi dao đã làm dạ dầy của anh chẩy máu. Khi chết chân của anh Văn vẫn còn trong vòng cùm.

    Đại tá Trịnh Tiếu và giáo sư Nguyễn Sĩ Thuyên cũng chẳng khá hơn. Thân thể bầm dập vì những trận đòn thừa sống thiếu chết, bị cùm xích lâu ngày trong phòng kỷ luật, sức khỏe yếu dần sau lần trốn trại.


    Đội 16 không đủ nhân số cho một đội lao động, nên trại đã chuyển một số anh em từ các phòng khác lên phòng 5.
    Anh Nguyễn Cao Quyền, nguyên Chánh Án Tòa Án Đặc Biệt, chuyển từ khu kiên giam xuống đội 16, dáng người cao nên trông anh càng gầy. Rất may anh còn đi lại được. Anh luôn vui vẻ, thân ái đối với anh em trong phòng.

    Trong đợt chuyển phòng lần này còn có anh Nguyễn Văn Thành, nguyên Chánh án, dược sĩ Phạm Văn Diệm và
    bác sĩ Trương Khuê Quan. Theo nội quy của trại, bác sĩ Trương Khuê Quan không được “hành nghề”, nhưng ông thường xem bệnh và cho lời khuyên khi anh em bị bệnh.

    Tôi nhớ bác sĩ Trương Khuê Quan có lần nói: “Nhiều người ngại không dám gần nhóm Cổng Trời các anh vì họ sợ bị ảnh hưởng tới ngày về của họ. Nhưng tôi muốn gần các anh, để được lây cái hên vì các anh đã thoát chết ở trại Cổng Trời.
    Tôi cũng thích câu anh thường nói, trời sập cũng thế thôi." Đây là câu tôi thường tự nhắc nhở, vì cuộc đời của chúng tôi trong lúc này không còn tùy thuộc vào chúng tôi nữa, kể cả sự sống và cái chết. Nên còn gì để lo, để sợ.

    Đội 16 làm công tác xây dựng, các bác Phạm Văn Diệm (tiến sĩ Dược) và Bác sĩ Trương Khuê Quan (Giám đốc Quốc gia Nghĩa tử) trở thành phụ hồ trong tổ xây với tôi. Đó là nét “ưu việt” của Xã hội Chủ nghĩa, cải tạo mọi thành phần trí thức trở thành lao động chân tay. Đứng trên dàn dáo, tôi kéo phụ hai bác những thùng vữa đầy lên dàn trước khi xây và nhận ra sự thay đổi một cuộc đời thật dễ dàng và chua xót:
    “Bác sĩ Quan cuốc đất, Dược sĩ Diệm phụ hồ…”

    Về phần tôi, trong suốt thời gian “tù cải tạo”, đã đi lên từ công việc hạ tầng, từ đào mương vác đá đến chặt nứa khiêng cây, từ gánh nước tưới rau đến thợ mộc thợ nề. Và bây giờ, cuộc đời tôi dính liền với dao xây thùng vữa.
    Cán bộ trại thường nhắc nhở, chúng tôi “may mắn” được xã hội mới cải tạo, tôi luyện từ thể xác đến tinh thần, để trở thành “con người mới Xã hội Chủ nghĩa”, có tay nghề vững chắc, mà nhờ đó có cuộc sống ấm no sau này.

    Phòng 5 ngày một đông. Các anh từ Hoàng Liên Sơn chuyển về đây, được thành lập đội 15, ở một nửa căn phòng 5 gần cổng ra vào. Nhờ có thêm anh em ở phòng khác tới, không khí đội 16 vui hẳn lên. Văn nghệ cũng khởi sắc. Ngày chủ nhật sân trại vắng tanh vì trại cấm tù nhân qua lại các phòng. Tôi nhìn về phía cổng gác, tìm lúc cán bộ trực gác đi khuất, băng qua khoảng sân rộng cuối hội trường để sang phòng 4. Một số bạn “mê” giọng ca của Nguyễn Hữu Phúc, Đại úy Không quân nên các bạn thường gọi anh là “Phúc giặc lái”, đã quây quần ở sàn trên. Chúng tôi yên tâm vì có một số anh em ngồi nơi cổng ra vào buồng canh chừng cán bộ bất thường tới kiểm soát.

    Bên ly trà bốc khói, chúng tôi lắng nghe Phúc hát, giọng hát trầm ấm, êm dịu diễn tả nỗi lòng thương nhớ cố nhân. Mà hiện tại chỉ còn là “Hoài Cảm”, âm hưởng nghe như đứt đoạn:

    “…Chờ hoài nhau trong mơ, nhưng có bao giờ thấy nhau lần nữa…”
    Tất cả chỉ còn lại ngậm ngùi, để “…nhớ nhau muôn đời mà thôi…”

    Khi Phúc hát đến khúc ca “Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt” của nhạc sĩ Nam Lộc, giọng ca của Phúc trở lên day dứt, uất nghẹn như tiếng nấc tự đáy lòng làm nhạt nhòa nước mắt. Tất cả chìm vào dĩ vãng với những tiếc nuối về một thời huy hoàng đã qua:

    “…Sài Gòn ơi! Ta đã mất người trong cuộc đời…, Sài Gòn ơi! Thế là hết thời gian tuyệt vời…”

    Sài Gòn đã trở thành bất diệt, không thể thiếu trong tâm tư người miền Nam, đã lưu lại trong lòng người tới đây những hình ảnh dịu dàng nhưng trung thực. Cũng nhờ tính “Người Sài Gòn” ấy, đã chan hòa một thứ tình cảm quyến luyến, bao dung của người mẹ hiền, dang rộng vòng tay ấp ủ những đứa con lạc lõng. Và chính “Người Sài Gòn” ấy cũng thể hiện sự mời gọi của một người tình tha thiết thủy chung.
    Sài Gòn là nơi chốn đượm tình yêu thương. Vì vậy, xa Sài Gòn vẫn nhớ, vẫn mong muốn trở về.

    Đời sống tinh thần của người tù cải tạo khi vui lúc buồn bất chợt, phấn khởi lo âu lẫn lộn. Tâm tư luôn bị giao động với ý nghĩ không có ngày về. Đang im lặng chịu đựng, bỗng chốc lòng căm hờn trỗi dậy.

    Đêm 30 Tết là đêm khó ngủ. Mọi người tưởng nhớ tới khung cảnh gia đình xum họp đầm ấm trước đây. Sau bữa cơm chiều, khi cửa phòng đã khóa phía ngoài, từng nhóm xúm quanh ngọn đèn dầu nhỏ nhắc lại chuyện cũ, những thăng trầm trong thời gian tù đầy, những tăm tối khổ ải đã trải qua. Bác Trần Duy Đôn (nguyên Thượng Nghị sĩ - VNCH) chợt lên tiếng:

    - Bác Kim, bác Quyền ơi! Hát cho anh em nghe đỡ buồn. Nhớ nhà quá…

    Không riêng gì bác, vào giờ phút thiêng liêng này, ai cũng liên tưởng tới gia đình. Rồi chẳng cần men rượu, tại chiếu nằm sàn trên, Huỳnh Thế Hùng ngồi quay lưng ra phía cửa sổ mở rộng, cất tiếng ca bản nhạc “Việt Nam – Việt Nam”. Mọi người trong nhóm ca theo.
    Có lẽ đó là bản nhạc đầu tiên được ca vang trong thời gian tù đầy. Tiếng hát trầm hùng bùng lên, gợi nhớ tất cả một dĩ vãng đau thương với mảnh đất quê hương miền Nam, mà những đứa con đã tận tụy một đời hy sinh bảo vệ, đang trầm luân khổ ải trong kiếp sống nửa vời.


    Vòng người được nới rộng, như muốn đóng góp cho khí thế hào hùng, như men rượu lâng lâng thấm bầu nhiệt huyết. Mọi người thay nhau đơn ca những bản nhạc tình cảm miền Nam, nhuộm thắm tình yêu quê hương đất nước.

    Rồi bất chợt lời ca uất hận, căm hờn của các bản nhạc sáng tác trong tù, diễn tả những thân xác rũ liệt tả tơi trong phòng tối, quằn quại trên mặt nền nhơ nhớp vì trận đòn thù.

    Nhạc bản “Đôi Giầy Dũng Sĩ” vừa cất lên, tôi nhớ đến anh Nguyễn Văn Hồng, một sĩ quan trẻ tuổi, đã làm bài ca này. Cả trại truyền nhau hát. Cán bộ trại bắt anh vào kỷ luật, cùm xích ngày đêm.
    Anh đã gục ngã trong xà lim tăm tối của trại Nam Hà (Xã Ba Sao, Hà Nam Ninh).

    Khi sáng tác bài ca này, anh chỉ có ước mơ nhỏ bé, được là đôi giầy dưới chân lớp trẻ mai sau, đập tan xiềng xích, khôi phục đời sống tự do hạnh phúc của quê hương.

    Lời ca diễn tả:

    “………
    “Này em, ta không quên đâu những ngày tù tội.
    “Này em, ta không quên đâu mối thù muôn đời.
    “Cho tôi xin một lần được chết,
    “Cho em tôi một trời yêu thương…”

    Ngoài hiên, trong không khí giá lạnh của ngày cuối năm, một cán bộ võ trang trẻ tuổi im lặng, thỉnh thoảng dừng lại lắng nghe những dòng nhạc trữ tình của miền Nam. Hắn không có một phản ứng nào. Anh em trong phòng thấy hắn từ lâu, làm như không biết có hắn đứng ngoài. Mọi người vẫn say sưa ca hát, cố tận hưởng những giây phút quý báu hiếm có trong cuộc đời tù cải tạo.
    Thấy hắn, tôi nhớ tới lời của một cán bộ trẻ tâm sự: “Các bác được ở trong phòng ấm áp, trong khi cháu phải đứng gác ngoài trời vào mùa đông giá rét. Các bác có nơi chốn để về, còn cháu có nơi nào đâu!”

    Trong thời gian vừa qua, theo yêu cầu của các bạn trong phòng, anh Nguyễn Cao Quyền đã chuyển lời một số bản nhạc quen thuộc của miền Nam từ tiếng Việt qua tiếng Pháp, như các bản: Khi người yêu tôi khóc: “Larmes D’amour”, Ai đưa em về: “Ce soir qui t’accompange”, Nhìn những mùa Thu đi: “Et l’automne s’enfuit”….

    Tiếng ồn ào trong phòng chợt lắng xuống khi tiếng đàn ghita của anh Nguyễn Ngọc Liên nổi lên, xoa dịu những tâm hồn đang ngút lửa với thương hận tủi hờn. Tiếng đàn êm dịu hòa theo tiếng hát của anh Nguyễn Cao Quyền trong bản nhạc với tựa đề “Larmes d’amour”, chuyển qua lời Pháp từ nhạc phẩm “Khi người yêu tôi khóc” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Âm hưởng lời ca như những giọt nước mắt ân tình của người vợ hiền đang ngóng đợi chồng về:

    “Quand tes larmes tombent, le ciel est sombre. Ces perles d’amour froissent mes jours. Tes beaux yeux en larmes, c’est si charmant. Sais tu, je t’aime si doucement et si tendrement."

    “Comme l’éclair qui brille dans l’ombre du soir. Toi, pourquoi tu viens si près de moi. Puis tu me donnes tant de désespoir. Vois tu, tes larmes de bonheur ravagent mon coeur."
    “Quand tu as dit oui pour toute ta vie je suis perdu. Nous avons vécu de si beaux jour de notre amour. Et pourquoi tu choisi de quitter loin pour toujours."
    “Quand tes larmes tombent j’oublie le tempt. Et tes mots d’adieu glacent mon sang.
    “Moi, je prie Dieu pour ton bonheur. Sais tu ma vie sans tes douceur n’est plus que malheur."

    Để tô đậm không khí đắm chìm trong nhớ thương của nhạc phẩm nhuốm đầy nước mắt người yêu, một bạn cuối phòng góp vui bằng lời Việt:
    “Khi người yêu tôi khóc trời cũng giăng sầu. Cho từng cơn mưa lũ xoáy trong tâm hồn. Khi người yêu tôi khóc thành phố buồn thiu. Em ơi tôi níu một lần ưu ái trên cung ngà hắt hiu."
    "Mây từ đâu trôi đến mờ dấu chân trời. Em, tại sao em tới cho anh yêu vội. Cho một lần yêu cuối là những lẻ loi. Em ơi hãy nói vạn lời sầu đắng như em vừa trách anh…”

    Trong phòng thật im lặng, mọi người đang hòa theo lời ca tiếng nhạc, trở về một thời không xa trước đây với nếp sống đầy ắp niềm vui. Anh Lâm Minh Lê, nguyên chủ nhà hàng Bồng Lai, đường Lê Lợi Saigon, bước ra giữa lối đi, hai tay vòng ra phía trước, nhẹ bước theo tiếng nhạc, dáng điệu như đang dìu người tình trong mộng.
    Trong khoảnh khắc, tôi có cảm tưởng tâm tư mình lắng đọng, du hồn trong sóng nhạc, đắm mình dưới ánh đèn, với men cay, như đang theo bước chân lướt nhẹ trên sàn gỗ vào những ngày vui thuở nào.

    Nhạc bản “Nước Mắt Mưa Ngâu” của Nguyễn Đức Khuân nói lên tâm trạng người tù trong phòng kỷ luật, với tay xích chân xiềng. Tương lai quả thật xa vời. Mọi thứ như vuột khỏi tầm tay. Có chăng chỉ còn hình ảnh yêu thương của người vợ hiền.
    Lời ca diễn tả:

    “Trời mưa hiu hắt như lệ em khóc đêm thâu. Tiếng mưa tí tách tiếng mưa nhẹ khơi cơn sầu. Lòng ta tê tái với bao nhiêu nỗi thương đau. Bóng đêm mênh mông không gian chìm sâu. Đời cho ta biết bao ngày xa vắng âm u. Còn đem mưa bão táp trên cuộc sống lao tù..."
    (Cuồng Sĩ Thanh Cẩm)

    Khuân đã sáng tác nhiều bản nhạc được bạn tù truyền nhau hát. Nhưng khi bản “Ngày Địa Ngục Trần Gian” mang theo đi lao động bị phát hiện.
    Anh bị những tên công an võ trang đánh đập ngay tại cổng gác. Kèm theo tiếng thét: “Anh dám bảo chúng tôi là loài quỉ đỏ…” là những cú đá, cái đấm không nương tay trước khi nhốt anh vào phòng kỷ luật. Khuân đã bị cùm xích và chịu đựng sự hành hạ tàn nhẫn trong phòng kỷ luật kéo dài gần 4 năm sau đó. Chúng ta hãy xem nội dung của bản nhạc khiến anh bị cực hình:


    "Ngày địa ngục trần gian dâng lên với nỗi kinh hoàng. Ngày vừa nghe tiếng 'keng' vang lên lúc trời mờ sương chưa nhòa bóng tối. Từng người tù như bầy ma vươn mình lên đang đón chờ những cực hình một ngày đọa đầy. Mùa đông lạnh căm gió rét từng cơn như cắt thịt da vào thấu tận xương. Chợt nghe dậy lên cơn đói triền miên đay nghiến cuồng điên từ khi thức dậy nhìn nhau ái ngại trong nỗi đau vươn dài."

    “Bầy quỷ đỏ như lũ sói hung chờ. Cửa địa ngục khua vang ba tiếng khóa, tiếng báo số kêu tù vội vã đi ra phơi bộ xương khô trên đồi nắng. Tiếng thét, tiếng búa, tiếng đòn hận thù, trên lưng oằn đau tím bầm đòn thù; trời rét căm căm mặc gió mưa dầm."

    “Rồi người vào trong đêm đen bằng những giấc mơ kinh hoàng…và bóng tối tương lai mịt mờ!”

    (Cuồng Sĩ Thanh Cẩm)

    Với tâm tư của tác giả trong lời nhạc cũng như lòng bất khuất trong cuộc sống, danh xưng “Cuồng Sĩ Thanh Cẩm” đã được anh Nguyễn Cao Quyền mến tặng, khi tác giả di chuyển từ trại Cổng Trời tới trại Thanh Cẩm, lưu lại như một kỷ niệm với các bạn tù đã cùng nhau san sẻ những niềm vui hiếm hoi trong quãng đời nhiều cay đắng.
    Tiếng hát có khi lên cao, có lúc trầm lắng, tắc nghẹn như tiếng thở dài. Mọi người bị khích động, lôi cuốn hòa nhịp với niềm vui, quên hẳn những hiểm nguy đang rình rập trong lúc này, sẽ tới vào ngày mai hay những ngày kế tiếp.
    Số phận của tù cải tạo thật mong manh. Sau những đọa đầy khổ ải, nhiều người thiếu may mắn không có ngày trở về, đã nhận mảnh đất nơi này là “quê hương”, sau khi trả xong “món nợ máu” cho “đảng CSVN”, được diễn tả qua lời thơ của bạn tù:

    Hai tên cầm súng bước đi đầu
    Tên nữa AK tiếp phía sau
    Một xác bó tròn đôi manh chiếu
    Hai đầu buộc chéo bốn giây lau
    Không kèn, không trống, không đưa tiễn
    Chẳng khói, chẳng nhang, chẳng nguyện cầu
    Chỉ có bạn tù khiêng lặng lẽ
    Vùi nông một khối hận thù sâu.

    Tôi ở căn “nhà 5” này đã lâu, cùng với các bạn cũ mà tình thân như ruột thịt, những người bạn đã chia sẻ với tôi những giây phút đau thương của quãng đời “tù cải tạo” từ Nam ra Bắc. Như “LM. Nguyễn Hữu Lễ, các anh: Tô Tứ Hướng, Vũ Văn Vang, Nguyễn Tôn Tính, Mai Văn An, Dương Văn Lợi, Ngô đình Thiện, Nguyễn Văn Hà, Trần Phụng Tiên, Mai ngọc Y, Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Đức Khuân, Phạm văn Thông, Đỗ Duy Hùng, Huỳnh Thế Hùng, Phạm Hồng Thọ, Ninh Vệ Vũ, Nguyễn Sĩ Thuyên, Lê Văn Khương và Nguyễn Văn Huyền”.

    Và những người bạn thân trong 4 năm qua tại trại Thanh Cẩm, như quý anh Nguyễn Cao Quyền, Nguyễn Ngọc Liên, Nguyễn Văn Thành, Đèo Văn Tsé, Phan Công Tôn, Lê Ngọc Thạch, Phạm Phú Minh, Đỗ Việt Anh, Nguyễn ngọc Xuân, Nguyễn Khắc Linh, Nguyễn Văn Bảy, Lê Sơn, Nguyễn Văn Vững, Ngô Trung Định, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Vũ Dương… đã cùng với tôi san sẻ những niềm vui hiếm hoi trong quãng đời nhiều cay đắng. Mà có những người bạn, tôi không còn cơ hội gặp lại, như lúc tôi chia tay với những người bạn thân thiết vào mỗi khi đổi phòng hay chuyển trại.

    Sau một tuần chờ đợi vé tàu, chúng tôi ra khu cơ quan, mỗi người nhận 23 đồng tiền ăn 3 ngày trên tàu và giấy ra trại. Khi cầm giấy ra trại tôi nói với các bạn, “đây là giấy biên nhận” chúng ta đã để lại vùng rừng núi này cả mồ hôi, máu và nước mắt, đã chôn vùi quãng đời tuổi trẻ đẹp nhất của mình, để trở về một nhà tù lớn hơn.

    Khi đưa giấy ra trại cho tôi, cô cán bộ Tư thấy tôi mặc bộ bà ba xanh trại phát, xé ngắn tay đã bạc mầu, trong khi các bạn tôi mặc quần áo dân sự, cô hỏi tôi:
    - Anh không có quần áo dân sự mặc về hay sao?
    - Thưa không. Tôi chỉ có bộ quần áo đang mặc.
    - Anh mặc quần áo này về coi sao được. Anh đợi tôi một lát.
    Cô chạy sang phòng bên lấy một bộ quần áo nâu mới, thứ quần áo dành cho tù hình sự miền Bắc khi được tha. Cô bảo tôi:
    - Anh mặc tạm bộ quần áo này, còn mới nên dễ nhìn hơn.
    Tôi nhận bộ quần áo nâu và cám ơn cô. Nhưng tôi vẫn muốn mặc bộ quần áo xanh trại phát cho tù cải tạo miền Nam trên đường về, mặc dù đã bạc mầu. Tôi muốn mặc vì hãnh diện là một người miền Nam đã đi tù dưới chế độ CS

    Tôi nhớ mãi lời nhận xét của cô Tư, người mà tôi, anh Hướng và anh Cảnh đã sửa nhà cho gia đình cô vào dịp Tết vừa qua. Khi công việc đã xong, cô Tư tỏ lời cám ơn và hỏi:
    - Gia đình các anh đã ra thăm nuôi chưa?

    Tôi trả lời cô Tư:

    - Chúng tôi đã được gia đình ra thăm.
    - Tôi thấy gia đình các anh ra thăm mang hàng trăm ký quà, ăn cả năm chưa hết. Khi khám quà tôi thấy đầy đủ mọi thứ.
    Anh Hướng góp lời:
    - Chúng tôi thiếu dinh dưỡng đã lâu, không thể ăn dè được. Hơn nữa anh em chia nhau mỗi người một chút cho vui. Vì vậy, gói quà cả trăm ký chỉ được 1, 2 tháng.
    Tôi có cùng ý nghĩ như anh Hướng, cuộc đời tù cải tạo “no nhất thời, đói muôn thuở”, nay ở mai đi, di chuyển bất thường, biết cách nào mà mang, mà giữ để ăn dần.
    Cô Tư nói tiếp:
    - Nhìn thân nhân các anh tới thăm nuôi, tôi biết gia đình các anh rất khá giả, mặc dù các anh đi cải tạo đã lâu…
    Cô nhìn quanh căn nhà tiếp lời:
    - Nhà cửa của các anh trong Nam hẳn là khang trang đẹp đẽ, chẳng bù cho chúng tôi, nhà cửa nghèo nàn, chật hẹp.

    Tôi nhìn cô Tư đang diễn tả thực trạng đời sống của mình, nét mặt chứng tỏ lời nói. Vì ở địa vị cô, là người đang có quyền, không cần phải nói một lời “xuống nước” trước mặt người tù cải tạo. Nên khi nói ra, phải là lời thành thật, một nhận xét sau thời gian tiếp xúc với tù cải tạo miền Nam.

    Tôi tiếp lời cô Tư:
    - Chúng ta ở hai hoàn cảnh đời sống khác nhau, nhưng có điều cần thiết là phải sống vui, cô hãy sửa soạn để các cháu vui Xuân.
    - Cám ơn các anh đã sửa nhà giùm tôi. Sau khi quét vôi và làm lại nền, căn phòng sáng sủa hẳn lên.

    Chúng tôi ra nhà thăm nuôi, ngủ tại đây một đêm, sáng sớm mai xe tới đón đưa chúng tôi ra ga Thanh Hóa. Anh Hướng đề nghị tôi sang khu gia đình cán bộ mượn gạo để nấu bữa cơm tối nay, vì đã lâu chúng tôi không biết tới mùi hạt gạo, nhất là trong không khí này. Tôi tới nhà cán bộ Chương.

    Thấy tôi cán bộ Chương hỏi:

    - Anh Kim. Ngày mai các anh về phải không?
    - Vâng. Sáng mai chúng tôi sẽ rời khỏi đây.
    Cán bộ Chương hỏi tiếp:
    - Anh cần gì không?
    - Trời đã tối, chúng tôi không thể vào làng mua gạo, định mượn cán bộ vài lon gạo nấu ăn tối nay. Sáng sớm mai chúng tôi vào làng mua gạo sẽ hoàn lại cán bộ.

    Tôi thấy hắn ngưng giây lát, sau đó kéo tôi vào căn trong gần bếp, mở nắp vại đựng gạo bảo tôi:

    - Đúng ra tôi phải có chút quà mừng các anh được về. Rất tiếc nhà không còn một hột gạo. Cả ngày hôm nay chúng tôi phải ăn sắn.
    Nhìn thấy vại đựng gạo trống trơn, biết hắn nói thật. Tôi bảo cán bộ Chương:
    - Không sao cán bộ. Chúng tôi muốn có bữa ăn để kỷ niệm ngày cuối cùng ở đây. Cán bộ đừng để tâm.
    Tôi chào hắn và chúc vợ chồng hắn có đời sống hạnh phúc.

    Chúng tôi có một đêm chuyện vãn để sáng mai sẽ ra ga Thanh Hóa, sau đó mỗi người mỗi ngả, mỗi người có một cuộc sống khác biệt trong một xã hội mọi thứ đã thay đổi.

    Chúng tôi dậy thật sớm uống ly trà nóng. Phải 10 giờ sáng xe mới tới đón. Hành trang của tôi chẳng có gì nhiều, ngoài chiếc mền nỉ, chiếc màn lưới của Mỹ, bộ quần áo nâu cô Tư đưa ngày hôm qua và chiếc khăn mặt hiệu Canon mà vợ tôi mang ra vào dịp thăm nuôi vừa qua, tất cả để trong túi vải.
    Tôi bước lên bậc tam cấp trước nhà thăm nuôi. Trời còn tối. Khu gia đình cán bộ bên kia đường vẫn im lìm say ngủ. Nhớ lại chuyện cũ. Khi sửa mái tranh khu gia đình cán bộ, tôi đã chứng kiến nhiều cảnh xum họp rồi chia ly nơi nhà thăm nuôi. Và cả tiếng sáo miệng theo âm điệu bản nhạc “Người Yêu Tôi Đâu” trong phim “Bác sĩ Jivago” của các bạn tù đang ngóng đợi người thân.

    CÒN TIẾP

    Trần Nhật Kim
    (Đặc San Lâm Viên)




    Last edited by thuykhanh; 04-11-2019 at 03:51 AM. Reason: Sửa ngay hàng

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 08:58 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh