Register
Page 8 of 23 FirstFirst ... 67891018 ... LastLast
Results 71 to 80 of 222

Thread: Văn hóa

  1. #71
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,435

    the lady in blue.

    *

    Hổng phải Jayne Mansfield chị TK ơi, bị Nú nhớ mài mại là một sex-symbol của mỹ.
    Sau cùng thì sự thật nó là thế này :

    Không ai biết rõ hình ảnh đó là của ai.
    Tác giả bức tường chỉ muốn nói đến tình yêu.

    Và tình yêu thường là.... trái phá con tim mù loà, một biểu tượng huỷ diệt - nguy hiểm vậy mà chúng cứ đưa đầu vào chỗ chết, hết thay thảy -
    Nên rồi... ngoài đám chữ tình yêu viết bằng 300 ngôn ngữ ấy, người ta bèn gắn thêm một phụ nữ bận áo xanh, tượng trưng "thần chết" dưới dạng phái đẹp (thường hay... ngu - tuy thế vẫn còn hơn vừa ngu vừa xấu, ai ha, còn hỏi). Tây kêu cái lưỡi hái náy bằng term Femme Fatale, hồng nhan hoạ thuỷ.

    Chuyện đồn đại hổng chứng cớ rằng tác giả đã dùng hình ảnh hoậc của Rita Guilda Hayworth hoậc của Ava Garner để vẽ vào.
    Thoạt tiên the blue lady ngồi ghế đàng hoàng, sau này thì nàng điệu nghệ đứng lên, một tay cầm chiếc găng dài, tay kia kéo hờ hững cái áo choàng lông t mầu trắng... cho nổi (hình dán trên kia).

    Từ dưới chơn đồi Montmartre, muốn tới Sacré-Coeur, phải leo mấy chục bậc thang phờ người luôn, giữa đường là cái công viên nhỏ xíu có tên Place des abbesses với bức tường tình yêu tào lao nọ. Thiệt là hổng thơ mộng gì ráo, vậy mà cái đám nhà báo tán láo ăn tiền cũng có thể thổi phồng thành chuyện thứ thiệt được. Quả là tài !


    Last edited by ntđl; 03-02-2017 at 11:39 AM.
    Make the long story... short !

  2. #72
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Quote Originally Posted by RaginCajun View Post
    Em cũng học ở CVA được 1 năm rồi VC vào. Sau đó họ dẹp trường CVA vì tụi học sinh trường này phản động (chữ của VC gọi như thế) quá. Chị là dân thích đọc truyện chắc thế nào cũng nhớ nhà sách Thanh Thuý.

    Chắc phải xin RC thêm chi tiết. Nguồn cung cấp sách cho chị đọc là mấy người em trong đó một tên là bạn học với con của ông Hoàng Hải Thuỷ.
    RC học tiểu học ở trường Thánh Minh hay Võ Tánh? Các em chị, đa số học trường Thánh Minh, lên trung học mới qua trường công.

    Trong ba người học CVA, thằng anh bình thường thôi, chỉ có Cử nhân Hoá học, nhưng hai đứa em kế thì xuất sắc; RC có thể hãnh diện về 2 người bạn cùng trường này, chị không dám nói hết ở đây.

    Ngọc Hân cũng là hàng xóm với mình đấy.
    Last edited by thuykhanh; 03-02-2017 at 07:09 PM. Reason: Sửa hàng cho ngay

  3. #73
    Biệt Thự
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,860
    Nghe chị Lucy kễ chuyện đồi Montmartre làm nhớ lúc còn xuân, đi lên đi xuống mấy bậc thang (hình như có chổ còn dấu tích bom nổ thời đệ nhị thế chiến) không thấy mệt, từ chổ này nhìn xuống Paris về đêm đẹp lắm, đi bộ xuống sẽ gặp khu Pigalle, và Moulin Rouge hì hì ( mấy chổ này chắc dành cho mấy ông. Nếu quý phu nhân không phiền, không biết bây giờ ra sao, chớ hồi xưa Pigalle lúc nào cũng nhộn nhịp.
    Anh Tôm nếu ở đường TTB thì dám gặp mặt lắm nghe.

  4. #74
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Quote Originally Posted by thuykhanh View Post

    Bên nhà có BS chuyên môn về tuyến nội tiết không ( Endocrinologist) không anh? Sở học của học bao gồm bịnh tiểu đường nữa.
    Việt Nam mà , cái gì cũng tài cũng giỏi ( chị không biết một ông quan lớn ở Sài Gòn đã nói mấy năm nữa VN sẽ có Nobel y khoa sao ?)

  5. #75
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Giả nghèo sống với người vô gia cư,


    Tác Giả: Thiện Sinh





    William James – ký giả của tờ báo New York Times đã cải trang thành một người lang thang, nghèo khổ và què một chân. Anh đã trà trộn và sống với những người vô gia cư ở Miami, một thành phố ở tiểu bang Florida, Hoa Kỳ khoảng nửa năm để tìm hiểu cuộc sống của họ.

    Ngay ngày đầu tiên, nhìn thấy James tàn tật, ăn mặc rách rưới và bẩn thỉu, từ trong đáy mắt của những người vô gia cư này đã lập tức biểu lộ ra một sự quan tâm; một người đàn ông trong nhóm đã bước đến, đưa cho James một cây gậy gỗ và nói với anh rằng: “Người anh em, hãy cầm lấy nó, như thế sẽ thuận tiện hơn nhiều”.

    James đưa tay đón lấy cây gậy, dùng tay vuốt ve cây gậy này hết lần này đến lần khác, trong lòng không khỏi cảm kích. Đúng lúc đó, một bóng dáng loang loáng phản ánh trên mặt dường, dáng đi không bình thường, ngẩng lên nhìn, trong lòng James cảm thấy như bị cái gì đó thiêu đốt: người đàn ông đưa gậy lúc nãy đang đi cà nhắc…

    Chống cây gậy này, James dường như cảm thấy có một loại sức mạnh vô hình từ nó truyền đến; rất mau, anh đã giành được tín nhiệm của những người vô gia cư này. Họ dẫn James đi đến nơi đặt những chiếc thùng rác ở các siêu thị, đến khu dân cư để thu lượm thức ăn và phế liệu bị người ta vứt đi. Họ còn nói cho James biết nơi nào có nhiều đồ phế liệu, những phế liệu nào đáng tiền và nên đi lượm vào khung giờ nào, .v.v…



    Ảnh: thông qua gothamgazette.com

    Trong một lần trông thấy James bước đi khập khiễng một cách vất vả để lật tìm phế liệu, một anh chàng thanh niên da đen với hàm răng trắng bóng đã bước đến, vỗ nhẹ lên vai của James, đưa cho anh túi phế liệu và nói: “Này người anh em, anh hãy đi sang bên cạnh nghỉ ngơi một chút, túi đồ phế liệu này anh hãy cầm lấy đi!”.

    James nghe xong, đứng ngẩn ra đó, như thể không tin vào tai mình: “Vậy làm sao được? Những thứ này cậu vất vả lắm mới lượm được mà!”

    Người lang thang đó nghe xong, khẽ nhếch miệng cười, nói một cách rất vui vẻ: “Tôi dễ dàng hơn anh một chút”. Nói xong, liền quay người bỏ đi.

    James xách túi phế liệu đó, nhớ lại câu mà anh chàng da đen vừa nói khi nãy, trong tâm cảm thấy vô cùng ấm áp và cảm động.

    Tới buổi trưa, trong lúc đang cảm thấy đói đói, một người đàn ông bị còng lưng trong nhóm đi đến trước mặt James, đưa cho anh hai ổ bánh mì và nói: “Này người anh em, hãy ăn đi!“.

    James nghe xong, cảm thấy có chút ngại ngùng: “Nếu anh cho tôi, thế thì anh ăn gì đây?”.

    Người đàn ông nghe xong, khẽ nhếch miệng cười, nói: “Tôi dễ dàng hơn cậu một chút!”. Nói xong, liền lảng sang bên cạnh bỏ đi.

    James cầm hai ổ bánh mì trong tay, nước mắt lã chã rơi, phải rất lâu sau đó mới bình tĩnh lại được.

    Đến tối, James cùng vài người vô gia cư rủ nhau co rúc dưới chân cầu. Nhìn thấy James ngủ ở nơi ngoài rìa chân cầu, một ông lão đầu tóc bạc trắng chầm chậm đi đến, vỗ nhẹ vào vai anh rồi nói: “Này người anh em, cậu hãy đến ngủ ở chỗ tôi, ở đó thoải mái hơn một chút”.

    James nghe xong, cảm thấy nghi hoặc nói: “Nếu tôi ngủ chỗ ông, thế thì ông ngủ chỗ nào?”

    Ông lão đó nghe xong, nhoẻn miệng cười, nói: “Tôi dễ dàng hơn cậu một chút!”

    Lại là “tôi dễ dàng hơn cậu một chút!“, James nghĩ, những người vô gia cư sống ở giai tầng thấp nhất trong xã hội này, tuy cuộc sống vô cùng gian khổ, thế nhưng khi họ nhìn thấy người khác khó khăn, đều luôn chìa tay giúp đỡ, họ luôn thấy bản thân mình có một phương diện mạnh hơn người khác.

    James sống chung với những người vô gia cư này hơn nửa năm, trong khoảng thời gian hơn nửa năm đó, sớm chiều ở chung đã khiến anh sinh ra tình cảm thân thiết sâu sắc.

    Chàng trai vô gia cư người da đen tên Ali luôn thích nói đùa kia, một tay bị tàn tật, nhưng cậu vẫn luôn thích giúp đỡ những người bị tật cả hai tay.

    Khi người này bày tỏ cảm kích, cậu luôn thích nói một câu: “Tôi dễ dàng hơn cậu một chút”.

    Anh chàng vô gia cư tên Bobby, thính giác ở hai lỗ tai không được tốt lắm, mỗi lần nhặt được thứ gì tốt, luôn thích chia sẻ một chút cho người bạn vô gia cư có tật ở mắt; khi người này bày tỏ sự cảm kích, anh luôn nói một câu, chính là: “Tôi dễ dàng hơn cậu một chút”.

    Anh chàng vô gia cư thân thể ốm yếu tên Chater ấy, luôn thích giúp đỡ người bạn vô gia cư thân thể béo phì kia của mình; khi nhận được sự cảm kích, câu mà Chater thích nói nhất cũng chính là: “Tôi dễ dàng hơn cậu một chút” ……..




    Ảnh: thông qua whistlinginthewind.org


    Không lâu sau đó, James có một loạt bài viết trên trang New York Times với tiêu đề: “Tôi dễ dàng hơn cậu một chút.” Loạt bài báo đã gây sự chấn động lớn đối trái tim và tâm hồn hàng triệu độc giả thân thiết của tờ báo. James ngập trong những bình luận bất tận đầy xúc động của độc giả gửi về. Một nhà bình luận nói, đó thực sự là một loạt bài đánh thức những trái tim đã ngủ quá lâu trong sự thờ ơ, lạnh nhạt ở một đất nước quá coi trọng sự riêng tư.

    Bất kỳ ai đọc loạt bài đó đều muốn ngả mũ chào những người vô gia cư mà họ gặp, với sự kính trọng thực sự. Tuy họ sống ở giai tầng thấp nhất trong xã hội, nhưng họ luôn có thể nhìn thấy bản thân mình có ưu thế hơn người khác, và dùng ưu thế nhỏ nhoi ấy để giúp đỡ những người yếu hơn, mang cho người khác một loại cảm giác ấm áp và dũng khí để tiếp tục sống.

    Hàng triệu độc giả của tờ báo danh tiếng hàng đầu thế giới bàng hoàng nhận ra, sự rách rưới, bẩn thỉu, tàn tật hay nghèo khó, không ngăn cản con người trở nên tôn quý và cao cả. Và không cần phải giàu có bạn mới có thể trao đi tình yêu thương, nỗi đồng cảm, thậm chí cả một chút vật chất vốn không có mảy may ra gía trị gì đối với hầu hết mọi người… như là một cây gậy…

    James đã viết trong loạt bài gây chấn động của mình rằng: “Tôi dễ dàng hơn cậu một chút”, là câu nói kỳ lạ nhất lưu truyền trong những người vô gia cư, câu nói kỳ lạ nhất mà anh từng đươc nghe thấy trong đời, bời vì mỗi khi nó được thốt ra từ một người vô gia cư tàn tật, rách nát mà với anh là không thế nào khốn khó hơn, nó bỗng biến thành một sức mạnh cảm hoá mãnh liệt khiến hết thảy những quan niệm cố hữu về người khác, sự lạnh nhạt, vô tình, sự hãnh tiến và ích kỉ của một người ở tầng lớp trên như anh tan biến. Nó cho anh một thứ niềm tin về cuộc sống mà anh chưa bao giờ cảm thấy khi đến những toà nhà tráng lệ nhất New York, giữa những chính khách, nhà tài phiệt, hay ngôi sao đỉnh cao thế giới..

    Và chúng ta, những con người chắc chắn giàu có hơn rất nhiều những người vô gia cư khốn khổ, lại thường là những kẻ kêu ca than phiền nhiều nhất về số phận. Thực ra cuộc đời sẽ đơn giản và hạnh phúc hơn rất nhiều nếu chúng ta có thể nói “Tôi dễ dàng hơn cậu một chút” với bất kì ai đó mà bạn gặp trên đường đời. Bời vì như những người vô gia cư kia, bạn luôn có thể nói câu nói đầy cảm hứng đó ngay cả khi bạn không có gì cả, ngoài… một trái tim.

    Thiện Sinh


    [Nguồn: https://www.saigonecho.com/index.php/doi-song/suy-tu-dong-doi/28834-gia-ngheo-song-voi-nguoi-vo-gia-cu]
    Last edited by thuykhanh; 03-16-2017 at 01:45 PM. Reason: thêm nguồn

  6. #76
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Trung Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan









    Trần Trung Tín

    Tháng 3 ngày 15, năm 1975: Khóa 31 chinh phục Lâm Viên.

    Chưa có dịp đi phép nhiều để làm quen với Đà Lạt dân chính thì chinh chiến đã cận kề.

    Từ bãi bắn đang ầm ì vọng về tiếng công phá của hỏa tiễn chống chiến xa. Bắt nhịp theo là từng tràng đại liên M60.
    Chiều cao nguyên đang bốc khói nghi ngút.

    Trước đó, hai Khóa 28 và 29 đã chấm dứt ngang khóa học nhảy dù. Từ Sàigòn gấp rút trở về.

    Và từng đoàn GMC bụi bặm từ Nha Trang ngược núi rừng trở lên Trường Mẹ. Trả lại các niên trưởng Khóa 28 và Khóa 29 đang thụ huấn tại các Trung tâm Huấn luyện Hải và Không quân trong mùa quân sự.

    Sân cỏ Trung Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan vẫn nằm đó. Chứng kiến sự trở về bất thường của các sinh viên sĩ quan (SVSQ) trong mùa ly loạn.

    Không có cả thì giờ kể hết cho nhau nghe những buồn vui của mùa học quân sự bị đứt quãng. Tất cả SVSQ các Khóa 28, 29, 30 và 31 đã phải túc trực trong tư thế tác chiến.

    Lệnh tử thủ được ban ra. Cùng lúc với tin Lâm Đồng bị bỏ ngỏ.

    Lúc đó, chủ lực của Quân Đoàn II coi như tan rã. Tới đêm. Được biết Quân Đoàn I đã rút lui.

    Tại Đà Lạt, Trường Võ Bị chỉ vỏn vẹn với một Trung Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan!

    Âu lo đã ngập kin trong lòng. Ba mẹ ở Pleiku, giờ còn hay mất? Gia đình anh chị em ở Huế, đã ra sao? Còn nữa. Còn những mong chờ ngóng đợi nặng trĩu ở phương Nam.

    Trung Đoàn SVSQ sẽ làm được gì? Giữa cơn mê đắm của cuộc triệt thoái hỗn loạn. Hay nói cho đúng hơn là một cuộc tháo chạy không lệnh lạc.

    Tử thủ? Có ngăn được các mũi dùi tiến công của quân địch? Một khi cạnh sườn và mặt sau của ta hoàn toàn trống rỗng.

    Rút lui? Triệt thoái? Đâu sẽ là điểm dừng lại để chỉnh đốn hàng ngũ?

    Như một con thuyền gỗ mong manh vượt biển, quay cuồng trong đêm giông bão, Trung Đoàn SVSQ căng cứng trong
    đêm cao nguyên đầy hoảng loạn.

    Tin tức bất lợi. Bay đến. Không phải từng ngày. Mà là từng giờ.

    Bộ Chỉ Huy của Trung Đoàn SVSQ liệu có đã liên lạc và phối hợp được với các đơn vị bạn hay chưa? Không biết.

    Chỉ biết một điều là Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị vẫn còn đó. Vẫn thấy ông có mặt cùng Khối Quân Sự Vụ hằng ngày.

    Từ trên cao nhìn xuống qua khe núi. Ban đêm. Đã bắt đầu thấy những điểm sáng nối đuôi nhau hướng ra các trục lộ để đổ xuống quốc lộ 1 trực chỉ phương Nam.

    Vậy mà, ban ngày vẫn còn thấy có người tìm về lại Trung Đoàn.

    Tiếng loa của Trung Đoàn kêu bộ phận trực ra tiếp nhận Lê Hồng Phong, SVSQ của Đại đội A Khóa 31 (A31), làm ngạc nhiên toàn đại đội. Phép lạ nào giúp nó lành vết mổ mau vậy?

    Ngó ra mới thấy trật lấc. Lên thang lầu, nó còn phải ngồi trên ghế! Bị có người khiêng lên mà. Đi chưa nổi, sợ đứt chỉ
    tuông máu.
    Phải ngồi trong ghế để anh em vác lên lầu là cái chắc. Ngó bộ Lê Hồng Phong A31 coi còn bảnh toỏng hơn bí thứ
    Lê Hồng Phong của VC chớ giỡn sao!

    Nghe có đứa chủi thề.

    - Bệnh viện gì bất nhân quá vậy! Di tản mà bỏ lại bệnh nhân.

    Nhăn nhăn bản mặt trắng bệch, Phong cười thoải mái:

    - Bậy bạ mày. Bệnh viện tính di tản tao, tao đâu có chịu. Bắt họ chở về đây. Tao đi Võ Bị chứ đâu có đi bệnh viện.

    - Thua mày luôn.

    Cả đại đội A31 lắc đầu hết ý kiến. Thằng nào ngó bộ cũng cảm động dù biết rằng không biết có lo được thêm chi cho nó hay không?

    - Nhằm nhò gì ba cái vết mổ này. Từ đây tới đó tao lành mấy hồi. Cái giọng Sàigòn pha Quảng Bình của Phong nghe
    tỉnh khô.

    Ngó qua, thấy Mai Văn Đối, con gà què của A31, với một giò còn băng bột quá đầu gối.

    - Băng bột dzậy chứ đi nổi không mày? Phong còn ra giọng ghẹo.

    - Tính để thêm mấy bữa nữa cho bớt lỏng gối. Nghe mày nói thấy ghét. Cho tới luôn.

    Chơi luôn cái tình móc cây bayonnette xẻ luôn miếng băng bột ra, quăng bỏ.

    A31 mới có thêm một thằng bịnh. Lại bớt được một thằng què. Coi như huề. Mà huề sao được? Còn phải tính thêm
    hai tinh thần gắn bó nữa chớ!

    Vậy đó. Trung Đoàn SVSQ Võ Bị là tập hợp của những đơn giản như vậy. Kỷ luật thép đã khuôn đúc những cá nhân
    riêng lẻ. Và còn phải nói. Có một cái gì đó nữa. Đã nối kết tất cả thành một khối.

    Có lạc quan quá đáng lắm không khi nói lên điều như vậy? Hãy hỏi xem có ai, cựu SVSQ, trong chúng ta không tự hào, hoặc tối thiểu cũng là vui vẻ, khi nghe nói đến Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam?

    Vẫn còn có những bàng hoàng và ray rứt. Vẫn nối tiếp những tham gia và đóng góp. Đó có lẽ chính là chất keo kết nối những cựu SVSQ Trường Võ Bị thành một khối.

    Tập hợp đã thực sự hoàn hảo chăng? Không phải đâu. Dù thật ít oi, vẫn còn thấy những chập chờn, lọt chọt.

    Hay đến với tập hợp chỉ nhằm vui chơi, ăn trên ngồi trước? Không đúng đâu.

    Đã có biết bao đàn anh hoặc bạn bè của Trung Đoàn SVSQ Võ Bị đã nằm xuống trên trận địa? Đã có biết bao phần
    thân thể, máu thịt gửi lại trên khắp quê hương Việt Nam? Đó là chưa nói gì đến những ê chề, mất mát của nỗi bại vong. Vẫn đè nặng trên tâm tư của những người đã từng chiến đấu.

    Để thay vì ấp ủ được câu cười tiếng hát, thì ngược lại chỉ thấy lệ rơi và máu đổ, xảy đến hàng ngày trên khắp quê hương.

    Tiếng Tan Hàng đã không do Hệ Thống Tự Chỉ Huy của Trung Đoàn SVSQ Võ Bị xuống lệnh. Nhưng chắc chắn vẫn còn vang vọng trong tâm tư của các Niên Trưởng, của các Khóa 31 lời hô to: Tự Thắng.

    Hãy cùng nhau giữ mãi tinh thần Tự Thắng của Trung Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị. Để vượt lên. Cho một ngày mai tươi đẹp.

    Trần Trung Tín – Cựu SVSQ Khóa 31

    Trích đăng từ Đặc San Lâm Viên (dslamvien.com)
    Last edited by thuykhanh; 05-02-2017 at 08:53 AM.

  7. #77
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342
    Từ điện thư


    GƯƠNG HY SINH TUYỆT VỜI ĐÃ LÌA ĐỜI


    10 Tháng Năm 2017 8:54 CH






    Xin cầu nguyện cho Cha Augustino Nguyễn Viết Chung (1955-2017), Tu hội thánh Vinh Sơn (CM),
    mới được Chúa gọi về do căn bệnh phổi lúc 18g18 ngày 10.5.2017 tại Sài Gòn.


    GƯƠNG HY SINH TUYỆT VỜI ĐÃ LÌA ĐỜI


    Nguyễn Viết Chung học đại học y khoa Sài Gòn sau tôi một năm. Ngay từ năm thứ nhất, anh được học với một người thầy nước ngoài là Marcel Lichtenberger, cũng là thầy dạy tôi, môn Mô học (Histology) và Di truyền học (Genetics).

    Giáo sư Marcel Lichtenberger đồng thời cũng là một Linh mục Công giáo người Bỉ.
    Ông giảng bài bằng tiếng Pháp, tài liệu học tập cho sinh viên cũng bằng tiếng Pháp. Ông giải đáp thắc mắc cho sinh viên có thể bằng tiếng Pháp, Anh và tiếng Quảng Đông vì ông đã sống ở Trung Quốc 15 năm cho đến khi Mao Trạch Đông lên trục xuất hết các người phương Tây.

    Ông sang VN và giảng dạy tại Đại học Y khoa Sài Gòn cho đến tháng 4 năm 1975 thì về nước. Linh mục Giáo sư có nhiều công trình nghiên cứu về di truyền học. Các đàn anh
    nói rằng một công trình nghiên cứu của ông đã được đề cử dự giải Nobel y học. Dù không đoạt giải nhưng việc được đề cử thôi cũng đã là điểm xuất sắc.

    Anh Nguyễn Viết Chung đã có ấn tượng về người thầy vừa uyên bác vừa đạo hạnh như LM GS Lichtenberger, nhất là lúc anh xem ông cử hành lễ trong nhà thờ và làm việc trong phòng thí nghiệm. Lúc đó Nguyễn Viết Chung chưa phải là người Công giáo.

    Nhân vật thứ hai có ảnh hưởng trên cuộc đời anh Nguyễn Viết Chung là Linh mục Jean Caissaigne người Pháp.
    Linh mục Jean Caissaigne đã chọn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng ngày nay để phục vụ. Ông mở trường học cho trẻ em và đặc biệt là mở trại chăm sóc bệnh nhân phong (cùi, hủi) nghèo khó, phần lớn là người dân tộc thiểu số.

    Bệnh phong xưa kia là một trong 4 bệnh hầu như không chữa được (tứ chưng nan y: phong cùi hủi, lao, xơ gan cổ trướng, ung thư). Hồi đó, người bệnh phong bị làng xã ruồng bỏ, cách ly khỏi xã hội. Gia đình người bệnh phải làm cái chòi trong rừng để ở, có người bị cọp beo ăn thịt.
    LM Caissaigne đã trực tiếp chăm sóc cho người bệnh như một y tá, hộ lý dù bản thân ông cũng bị bệnh sốt rét, lao phổi.

    Có giai đoạn ông được phong lên chức Giám mục cai quản giáo phận Sài Gòn một thời gian. Hết nhiệm kỳ, ông trở lại trại cùi Di Linh tiếp tục phục vụ người nghèo, người bệnh. Khi ông bệnh nặng, người ta định đưa ông về Pháp để chết, nhưng ông nói

    “Tôi là người Pháp nhưng trái tim tôi là của người Việt Nam. Tôi muốn sống trong đau khổ và chết nơi đây. Việt nam là quê hương của tôi”.

    Hiện nay ngôi mộ của ông vẫn còn ở Di Linh. Nói đến đây, tôi thấy có cái gì từa tựa như bác sĩ Alexandre Yersin khi ông phục vụ người Việt lúc còn sống và chọn Nha Trang để gửi nắm xương tàn.

    Hai nhân vật kể trên đã ảnh hưởng đến cuộc đời anh Nguyễn Viết Chung.
    Sau 7 năm học y khoa, vừa học vừa đạp xích lô để kiếm sống và phụ giúp gia đình.

    Ra trường, anh được phân công về phòng Sốt Rét tỉnh Đồng Nai, sau đó về bệnh viện Da Liễu TP. HCM để làm việc và học hỏi thêm bệnh ngoài da để sau này chẩn đoán và chữa trị cho bệnh nhân phong. Sau đó, anh tình nguyện về làm việc ở trại phong Bến Sắn thuộc tỉnh Bình Dương. Vậy là anh đã chọn con đường giống Giám mục Caissaigne đã đi khi xưa. Tại đây, một tấm gương thứ 3 đã tác động đến cuộc đời anh Chung đó là Dì Hai Loan (nữ tu, soeur) người tận tình phục vụ các bệnh nhân phong.

    Thế rồi anh Chung quyết định theo đạo Công giáo và đi tu để có điều kiện phục vụ. Sau 6-7 năm học, anh được thụ phong Linh mục ở tuổi 48. Anh sống khắc khổ, đơn sơ đến tiều tụy trông thật tội nghiệp. Một người có dịp thăm LM BS Chung kể:

    “Phòng cha Chung chỉ vỏn vẹn một chiếc giường gỗ với một chiếc chiếu trải lên đó. Bên cạnh tủ sách là một chiếc ghế và một cái bàn nhỏ. Có cái quạt máy treo tường nhưng không thấy mở! Với khí hậu oi bức mùa hè ở Saigon, tôi không hiểu làm sao cha có thể chịu đựng được “cái nóng ghê người, nóng nóng ghê!”

    Cha dẫn tôi đi xem phòng ngủ các thầy. Năm sáu thầy nằm ngủ trong một phòng nhỏ: chỉ có hai giường gỗ, ngoài ra là mấy chiếc chiếu xếp lại, để trên sàn nhà. Thầy nào cảm thấy nằm trên sàn nhà không được thì mới nằm trên giường”.

    Hôm nay 10-5-2017, đột ngột nghe tin Linh mục Bác sĩ Chung qua đời, tôi và các bạn của anh thấy vừa ngỡ ngàng vừa thương cảm, vừa ngưỡng mộ tấm gương hy sinh phục vụ quên mình của anh, một Linh mục và cũng là một đồng nghiệp.

    (Tôi biết đạo Công giáo có không ít các Linh mục học y khoa và họ vừa là Linh mục, vừa là Bác sĩ. Đạo này có một dòng chuyên về y tế, phục vụ miễn phí cho các bệnh nhân nghèo, nhất là các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS).

    Phan Văn Tú


    [
    nguồn: http://www.hddaminhthanhlinh.net/a13...voi-da-lia-doi]

  8. #78
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Một Câu Chuyện Thời Chiến

    Bùi Quang Dũng

    Tôi ra trường năm 1973 và chọn đơn vị Trung đoàn 33 Sư đoàn 21. Theo cấp số bộ binh mỗi Trung đoàn có một
    Đại đội Quân y yểm trợ và tôi về làm Đại đội phó cho người tiền nhiệm cũng là BS Dũng làm Đại đội trưởng.
    Nhiệm vụ chính của tôi là đi theo Bộ Chỉ Huy Trung đoàn hành quân ở bất cứ nơi nào còn BS ĐĐT làm việc chính
    ở hậu cứ của Trung đoàn (trại Nguyễn Viết Cần tại Cần Thơ).

    Lúc ấy khoảng cuối năm 1974 và BCH Trung Đoàn đóng quân tại căn cứ Hải quân Xẻo Rô quận Kiên An thuộc
    tỉnh Kiên Giang. Căn cứ này nằm trên bờ sông Cái Lớn thông với con kinh 11 đi tân vào U minh nên cũng là
    Tổng hành dinh của Lực Lượng Thủy Bộ thuộc HQ. Đây là lực lượng chiến đấu nguy hiểm nhất của HQ vì họ phải bảo vệ các thủy lộ quan trọng, hành quân tiêu diệt địch nên luôn bị tấn công quyết liệt khi hành quân cũng như
    khi ở tại căn cứ.

    Các tàu của LLTB đậu trên sông Cái Lớn bị VC thả bè lục bình có gắn bom để phá hủy hàng ngày và VC đã dùng đặc công tấn công căn cứ HQ Xẻo Rô trước khi Trung đoàn đến đóng quân. Các nhà kho (ware house) bằng sắt
    do quân đội Mỹ xây dựng trong căn cứ đầy kín những vết đạn trên vách sau các cuộc tấn công vào căn cứ bằng
    đặc công và bằng hỏa tiễn.

    Vị Đại tá Trung đoàn trưởng và BCH đóng quân trong căn cứ của HQ để phối hợp chỉ huy các Tiểu đoàn thuộc
    Trung đoàn chiến đấu quanh đó đến tận U minh. Hai lực lượng tăng phái là Quân Y và pháo binh cũng nằm trong BCH, đại diện pháo binh là ông Trung tá Tiểu đoàn trưởng và Thiếu tá TĐ phó thay phiên nhau đi theo BCH hành quân. Tôi lập bệnh xá trong một ware house trống để săn sóc các thương binh thuộc trung đoàn và các đơn vị bạn trong trường hợp khẩn cấp trước khi tản thương.

    Các Tiểu đoàn nếu ở gần cũng gởi thương binh về BCH để chữa trị và tản thương vì họ phải di chuyển hành quân liên tục.
    Một ngày ở BCH hành quân có thể rất xôi động khi có chiến sự nhưng có khi lại rất dài nếu không có
    chuyện gì.

    Ông ĐT Trung đoàn trưởng luôn luôn mời tôi và đại diện pháo binh ăn cơm chung mỗi ngày để nói chuyện dù tôi
    đã nhiều lần từ chối, đối xử rất thân tình và tử tế với tôi. Khi vợ ông xuống thăm ông cũng mời tôi ăn cơm chung
    và nói chuyện trên trời dưới đất, chuyện ở Saigon, chuyện văn nghệ văn gừng.
    Có một lúc mỗi đêm ông còn kêu tôi và vài sĩ quan khác đánh xì phé và để máy ĐT bên cạnh nghe báo cáo hành quân. Tôi không đủ tiền đánh bạc ông bảo tôi làm phòng mạch kiếm tiền và ông kêu dịch vụ đóng bàn ghế cho tôi, dùng gỗ của các bao bì đạn dược.

    Chiến cuộc bất ngờ trở nên sôi động và một tiểu đoàn được điều động về gần căn cứ để chống trả và bào vệ
    căn cứ Xẻo Rô. Ban Quân y của Tiểu đoàn báo cáo một quân nhân không muốn chiến đấu nên đã hủy hoại thân
    thể bằng cách dùng lựu đạn phá nát chân và họ muốn chuyển thương binh đó về chỗ tôi. Vị ĐT biết điều đó, gặp
    tận mặt tôi và ra lệnh:

    "Tôi muốn BS không được chuyển thương mà phải giữ lại đây để làm gương cho các binh lính khác", tôi trả lời
    tôi sẽ làm theo thượng lệnh. Nhưng sau đó tôi có giải thích với ông là tôi sẽ giữ thương binh này để làm gương
    cho các binh sĩ khác cho đến khi nào không thể giữ được nữa.

    Anh quân nhân hủy hoại thân thể được chuyển về chỗ tôi, một bên chân của anh đã bị mất tới bắp chân với các
    bắp thịt gân dập nát và rỉ máu, anh đã hủy hoại thân thể trước đó 4-5 ngày. Tôi lập tức sơ cứu làm tourniquet cắt
    bỏ sạch sẽ các cơ bắp bầm dập và nhiễm trùng rồi băng lại, chích penicillin, thuốc giảm đau. Mỗi ngày tôi đi thăm bệnh và săn sóc anh cùng các quân nhân khác. Nhưng tình trạng vết thương của anh thương binh trở nên trầm trọng hơn, đến ngày thứ ba tôi thấy sắc diện anh thay đổi và bị sốt cao, tôi biết anh đã bị nhiễm trùng nặng và trụ sinh không còn công hiệu. Anh cần được cắt chân nếu không sẽ bị nhiễm trùng máu và có thể chết, tôi phải quyết định ngay.

    Tôi ra lệnh gọi tản thương bằng trực thăng. Y tá của tôi khiêng anh thương binh ra bến đò để lên thuyền qua con kinh nhỏ đến bãi đáp trực thăng bên kia bờ. Khi y tá của tôi đang chuyển thương thì ông ĐT không biết ai báo ra
    bến đò và hỏi y tá tôi ai ra lệnh tản thương. Ông đạp y tá tôi ngã lăn chiêng gần rơi xuống sông, cấm không cho tản thương. Tôi đang đi tới bến đò thấy mọi sư việc. Y tá hỏi tôi bây giờ làm sao, tôi ra lệnh tản thương tiếp và các y tá đã thi hành lệnh với sự có mặt của tôi.
    Tôi trở về bệnh xá với ban Quân Y lòng nặng trĩu không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho tôi và cả ban QY. Nhưng dù
    có chuyện gì xảy ra tôi cũng chấp nhận vì tôi biết hủy hoại thân thể để khỏi chiến đấu là một tội nhưng tôi là một
    bác sĩ không thể để bệnh nhân chết mà không làm gì hết. Tính nhân đạo và nhiệm vụ cứu người của tôi cao hơn
    sự nhận định về tội phạm hay thù địch và đó là lý do quân y vẫn săn sóc các bệnh nhân trên chiến trường không phân biệt bạn thù.

    Ngày hôm đó và cả ngày hôm sau tôi tránh gặp ông ĐT và tất nhiên không còn ăn cơm với ông như hàng ngày. Tôi cũng lo ban QY sẽ bị trừng phạt nên ở lại bệnh xá với ban QY suốt ngày, tối về ngủ ở bunker do ông Thiếu tá HQ CHT căn cứ dành cho tôi.
    Tôi cũng tránh không nói chuyện với ông sĩ quan pháo binh thường ăn cơm chung với tôi và cả các sĩ quan khác trong BCH dù hàng ngày trước đó tôi cũng vẫn nói chuyện với họ rất thân hữu. Nhưng bây giờ họ và tôi đều ngại vì ông ĐT đang ghim tôi, không biết chuyện gì sẽ đến.

    Đến ngày thứ ba ông ĐT kêu tôi lên trình diện, ông rất giận và hỏi tôi tại sao dám trái lệnh cấm tản thương và ông
    có thể phạt tôi. Tôi trả lời: "Thưa ĐT, tôi đã tuân lệnh ĐT ngay từ đầu và đã gìữ anh QN hủy hoại thân thể lại bệnh
    xá trong ba ngày. Nhưng khi anh ta quá đau đớn và bệnh nặng thì tôi không thể gìữ lại. Trước nhất sẽ gây ra phản tác dụng khi các quân nhân khác thấy tình cảnh anh này (vì bệnh xá ở trong một nhà gần với một quán nước nhỏ
    nơi các quân nhân thường lui tới).
    Sau nữa và quan trọng hơn hết là tôi không thể để mặc một BN mà không cứu chữa đó là trái với lòng nhân đạo
    và nhiệm vụ cứu người của tôi".
    Ông ĐT hơi khựng lại vì câu trả lời của tôi, càng giận và ra lệnh: "Tôi yêu cầu BS về sửa soạn với ban QY và đi vào quận Hiếu Lễ trong U Minh ngay khi có phương tiện".
    Tôi hỏi lại: " thưa ĐT, ĐT muốn tôi vào Hiếu Lễ để làm gì" ông ĐT nói: "BS vào đó làm dân sự vụ cho đến khi nào
    tôi kêu về lại". Tôi biết ngay ông ĐT muốn trừng phạt tôi bằng cách đày tôi vào vùng nguy hiểm nhưng là quân nhân tôi phải thi hành lệnh.

    Sáng hôm sau tôi và ban QY lên trực thăng đi vào Hiếu lễ nằm giữa rừng U Minh. Quận này nằm ngay trong khu
    căn cứ địa của CS và đã từng bị VC đánh chiếm nhiều lần, và dù lúc đó ở trong tay Quốc Gia nhưng lúc nào VC cũng có thể tràn ngập nếu có dịp. Tôi vào đó và ở chung với Trung tá quận trưởng Trương Cuội suốt một tháng.

    Trung tâm quận dưới sự bảo vệ của quân đội quốc gia chỉ vỏn vẹn trong vòng bán kinh 1 dậm (mile), ra ngoài là vùng chiến sự. Ra vào quận chỉ dùng trực thăng vì không thể dùng đường bộ hay con kinh 11 bị VC kiểm soát.

    Trung tá Trương Cuội rất tử tế đã cho tôi ở ngay tại quận đường, tối ngủ trong bunker tại quận đường với ông (bunker chia làm hai, ông nằm phía trước tôi nằm phía sau). Nếu tôi nhớ không lầm ông có nhà riêng và gia đình
    ở Rạch Giá nên trong suốt thời gian tôi ở đó ông ở tại quận đường và đêm nằm trong bunker tôi nghe ông liên lạc với các đơn vị đóng chung quanh báo cáo hoạt động của địch quân, ra lệnh chỉ huy. Có lúc VC đã tính tràn vào chiếm quận nhưng may có một Tiểu đoàn của trung đoàn và một Tiểu đoàn Cao đài hành quân trong vùng nên chúng không dám (các vị TĐT này thường vào quận gặp quận trưởng và mời tôi đến nhậu với họ gần như hàng ngày.

    Một chuyện bên lề: một lần Tướng Mạch Văn Trường vừa lên làm Tư lệnh SĐ 21 thay Tướng Hưng đáp trực thăng xuống thị sát các lực lượng chiến đấu, ông quận trưởng và các TĐT phải ra đón, tôi muốn trốn không ra vì tóc dài quá mà tướng Trường nổi tiếng reglot nên sợ ông quạt trước hàng quân nhưng may mắn ông chỉ chiếu tướng tôi
    và cho qua khi biết tôi là BS. (Sau này khi tôi bị thương nằm trong QYV Cần Thơ, ông có vào gắn huy chương cho tôi). Đêm nằm trong bunker tôi gối đầu khẩu súng colt và giữ cây M16 bên cạnh nhưng không biết nếu VC tràn vào có làm gì được không.

    Trung tá Trương Cuội bị VC lên án xử tử nhiều lần nhưng chúng không giết được ông. Cho đến sau 75 nghe nói
    ông đã bị VC bắt và xử bắn dù lúc đó ông đã giải ngũ, tôi xin chân thành cầu nguyện cho ông một quân nhân anh dũng và tài giỏi đã bỏ mình vì chính nghiã quốc gia.

    Nhớ lại chuyện cũ tôi hoàn toàn không mang lòng oán hận ông ĐT (mà tôi không nêu tên) đã đày tôi vào vùng
    nguy hiểm mà tôi không đáng phải đi. Đây là một kinh nghiệm trong thời chiến và tôi không hề hối tiếc về cách xử
    sự của mình. Tôi thông cảm với thái độ căm ghét các binh sĩ hủy hoại thân thể để khỏi chiến đấu của ông ĐT nhưng các giá trị phổ quát của nhân loại còn cao hơn và cần được tôn trọng dù thời bình hay thời chiến. Không thể nhân danh chiến tranh hay bất cứ tình thế nào để chà đạp các chân lý của nhân loại. Chiến tranh hay tai ương sẽ qua đi nhưng con người là mãi mãi.

    Bùi Quang Dũng

    Viết trong những ngày gần tháng Tư


    Last edited by thuykhanh; 05-19-2017 at 03:34 PM.

  9. #79
    Biệt Thự thuykhanh's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,342

    Cảm Tạ Miền Nam



    Tác Giả: Trà Lũ


    Canada đang đầu mùa xuân, đẹp lộng lẫy. Mỗi sáng thức dậy, nhìn ra vườn cây, tôi thấy một thảm xanh lá mạ non hiện ra trước mắt. Ôi cái mầu xanh lá mạ đẹp biết chừng nào. Tuần qua chúng tôi đã đi vào cái mầu xanh ấy. Chúng tôi đã đi Công Viên High Park. Đây là công viên lớn nhất và đẹp nhất Canada, các cụ ạ. Mùa xuân thiên hạ nô nức tới đây xem hoa anh đào. Tôi xin đôi dòng trình các cụ về cái công viên rộng hơn 160 mẫu anh này. Giải đất quý báu đây là món quà của một đại gia tên John Corby tặng cho thành phố Toronto năm 1876. Nó nằm về phiá tây. Vì rộng lớn như vậy nên nó được chia làm nhiều khu vực, nơi cho thể thao, nơi cho giáo dục, nơi cho thiếu nhi, nơi cho ẩm thực, nơi cho vườn cây, nơi cho hồ thiên nhiên, nơi trồng hoa. Chính chỗ này đã là nơi tiếp nhận 2.000 cây hoa anh đào của Nhật Bản tặng năm 1959. Nhật còn tặng cây anh đào 2 lần nữa, vào năm 1984 và 2001. Canada đã trồng 3 đợt anh đào vào 3 khu vực khác nhau. Bạn đến vào đầu mùa xuân thì bạn sẽ thấy hoa anh đào khắp nơi. Hằng ngày công viên High Park này tiếp rước không biết bao nhiêu du khách, ai cũng kè kè máy ảnh.

    Tuần qua, trong số du khách này có phe liền ông trong làng An Lạc chúng tôi. Chắc các cụ sẽ hỏi tại sao làng An Lạc lại chia phe, lại có phe liền ông lại có phe liền bà. Thưa, đúng như vậy. Làng tôi mỗi lần họp là mỗi lần nhậu tiệc. Bao giờ các bà cũng xung phong vào bếp tíu tít giúp chủ nhân nấu cỗ và bầy cỗ, còn các ông, tự phong cho mình là các triết nhân quân tử, không được vào bếp nên đều ngồi ở phòng khách mà đấu chuyện. Vì nhiều chuyện hấp dẫn chỉ dành cho đàn ông, nếu nói ra trước mặt các bà thì sẽ bị la là chuyện tầm bậy, nên phe liền ông chúng tôi thỉnh thoảng nổi hứng kêu nhau đi nhậu riêng để được tự do nói các thứ chuyện mặn này. Nơi mà phe các nhà quân tử chúng tôi hay tới họp và nhậu là cái quán ở giữa công viên High Park, tên là ‘The Grenadier’. Quán này nấu các món tây. Món tây, uống rượu tây, nói các chuyện đông tây, đã lắm các cụ ạ. Chuyện mang tên ‘đông tây’ có nghĩa là các chuyện chính chị chính em bên Á đông, tức chuyện phe ta, phe VC, phe Tầu Cộng. Chuyện bên Tây tức là các chuyện bên Mỹ, bên Canada.

    Tuần qua, sau khi đi ngắm ba vườn hoa anh đào, các nhà quân tử chúng tôi rủ nhau vào quán này. Đây là quán tây nên chúng tôi nhậu món tây, món điển hình nhất là món bí tết. Thịt bò bí tết ở quán này nó ngon cách gì. Chúng tôi uống rượu đỏ. Rồi rượu vào lời ra. Lời ra lần này toàn là lời bàn về việc VC bán nước cho Tầu. Ông ODP và ông H.O. đã rút iPad trong túi ra rồi bấm cho mọi người coi các hình ảnh phố xá ở tỉnh Bắc Ninh và Hải Phòng toàn du khách Tàu. Lại có cả tấm ảnh chụp một anh Tàu bán vé du lịch VN. Anh ta đeo ở lưng tấm quảng cáo viết chữ này: Viet Nam = Trung Quốc Thành’. Các cụ có hiểu ý nghĩa câu này không ? Thưa, ý anh ta muốn nói ‘Việt Nam là một thành phố của Trung Quốc’. Mẹ bố nó, láo quá.

    Đặc biệt Ông ODP kể cho mọi người nghe tin mật vừa được phổ biến trên mạng, tin làm cho mọi người nghe xong đều giơ tay lên trời mà la: CSVN đốn mạt đến thế sao ! Đó là chuyện của Trịnh Xuân Thanh vừa phổ biến các tội phạm của bè lũ chóp bu Hà Nội ăn cắp tiền bán dầu thô ngoài biển. Vì Ông Thanh là chủ tịch hội đồng quản trị công ty dầu khí nên ông biết rất rõ việc này. Thì ra tầu các nước khi nhận xong dầu thô ngay tại các giàn khoan dầu, họ trả tiền tại chỗ. Bọn VC đem 70% về cho ngân sách, còn 30% thì chúng bỏ túi chia nhau. Vì chia nhau không đều nên bọn chúng đấu đá nhau. Việc này được dấu kín do lệnh từ thời Võ Văn Kiệt. Chỉ tính trong 10 năm Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng, mỗi năm VN bán 20 triệu tấn dầu thô, chúng ăn cắp 30%, tức là khoảng 6 triệu tấn mỗi năm. Mỗi tấn giá trung bình khoảng 600 đô, như vậy bọn Nguyễn Tấn Dũng và Đinh La Thăng bỏ túi 36 tỷ đô. Tôi xin lặp lại: 36 tỷ đô la nha. Trịnh Xuân Thanh là người trong cuộc, biết rõ ngành ngọn, chắc tiền được chia cho anh ta về dầu khí cũng bộn lắm. Vì anh bị tố còn ăn cắp nhiều thứ tiền khác nữa, Thanh không chối tội, nhưng thấy tức quá vì bọn bay còn ăn bẩn hơn tao ngàn lần mà sao bọn bay dám tố tao. Nay Thanh trốn ở Âu Châu và thấy được an toàn nên Thanh mở miệng. Các cụ ơi, bọn CSVN bán đất bán biển, nay lộ thêm tội bán dầu thô bỏ túi, việc này ngoài sức tưởng tượng. Tầu Cộng biết rõ việc này cho nên VC không dám chống Tàu là thế. Tụi bay mà chống tao thì tao phổ biến cho toàn dân VN và thế giới biết cái kho tiền ăn gian ăn cắp của tụi bay, tụi bay có mà chạy đằng trời.

    Anh John cũng rút trong túi ra một bài báo dài với tựa đề là ‘ Cuộc di dân khổng lồ có một không hai trong lịch sử: người Trung Hoa sang VN du lịch’. Hiện nay, lượng du khách TC sang VN qua cửa khẩu Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh đã tăng đột biến, khiến nơi đây ‘thất thủ’ vì tình trạng quá tải. Đoàn người TC xếp hàng đứng chờ ở cửa khẩu làm thủ tục nhập cảnh giống như Vạn Lý Trường Thành vậy. Bài viết được chứng minh bằng 3 tấm hình người Tàu xếp hàng chật kín mặt đường. TC chọn Quảng Ninh vì tỉnh này giống như một Việt Nam thu nhỏ. Nó có biển đảo, đồng bằng trung du, đồi núi, đặc biệt là giáp biên giới TC. TC đang bắt đầu thâu tóm VN theo nghị quyết 2020. Đồng bào ơi, một ngàn năm nô lệ giặc Tàu thứ hai đang bắt đầu...

    Ông ODP góp thêm ý: Tôi cũng mới đọc được một bài trên mạng nói về ‘con đường tơ lụa mới’. TC công bố đã làm xong việc nối kết đường sắt, từ tỉnh Chiết Giang bên Tàu sang tới London bên Anh. TC đã mời mọc tùm lum khách khứa tới đại hội mừng Con Đường Tơ Lụa Mới này vào tháng 5. TC khoe đây là một sự kiện ngoại giao lớn nhất trong năm 2017 vì sẽ có ít nhất 110 nước đến tham dự trong đó có 28 nguyên thủ quốc gia. Nhưng kết quả vô cùng thê thảm, chỉ có duy nhất một lãnh đạo trong nhóm Thất Cường G7 là thủ tướng nước Ý trả lời tham dự mà thôi...

    Mặc dù Trung Cộng cố gắng mô tả con đường tơ lụa mới này nhằm chia xẻ thành quả phát triển kinh tế cho mọi người ở mọi nơi, nhưng các nước đã nghĩ khác, đã biết ý đồ thâm sâu của TC là tuồn hàng rẻ bèo ra và chở xăng dầu về cho mình. Hiện nay ai cũng biết là TC rất thiếu dầu cho các nhà máy toàn quốc. TC cố chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của VN là để lấy kho dầu ở dưới là thế.

    Con đường tơ lụa này khác hẳn con đường tơ lụa của Trung Hoa cổ đại cách đây 2000 năm, lúc bấy giờ là trao đổi hàng hoá và văn hóa với tây phương. Lúc bấy giờ văn minh Trung Hoa là nhân bản, khai phóng, hàng hóa Trung Hoa là nghệ thuật như đồ gốm, lụa, giấy, thuốc pháo, địa bàn, là vốn qúy cho nhân loại, phục vụ Con Người.

    Bữa nay có rượu nên các nhà quân tử chúng tôi đã miên man nhiều chuyện quá. Xin được trở về làng để ăn Bún Bò Huế. Đây lại là chuyện dài nữa.

    Số là cuối tháng Tư vừa qua, sau khi đi dự lễ chào quốc kỳ VNCH ở trước quốc hội tỉnh bang Ontario về, chúng tôi đã biểu quyết là sẽ mừng lễ Các Bà Mẹ tại nhà Chị Ba Biên Hòa, và lần này xin Chị Ba cho ăn bún bò Huế. Nói thì nói thế chứ làm sao Chị Ba gốc Biên Hoà Saigon mà biết nấu bún bò Huế. Vì biết trong làng có 2 cô gốc Huế, Cô Tôn Nữ và Cô Cao Xuân, hai cô thuộc 2 dòng họ lớn ở kinh đô ngày xưa, hai Cô lại là bạn thân của Chị Ba, thế nào hai cô chẳng giúp. Quả đúng như vậy, hai cô đã xắn tay áo giúp Chị Ba nấu món quốc hồn quốc túy này. Cô Tôn Nữ bao giờ cũng cười hí hí rồi nói: Chỉ có món Bún Bò Huế của tụi em là có gốc thuần túy VN nha, chứ món phở bò tuy từ Hà Nội nhưng gốc ngoại lai vì có người cho là từ món xúp bò của Pháp hay từ món xáo trâu của Tàu, còn món hủ tiếu của Saigon thì rõ ràng gốc Tàu, hủ tiếu là tiếng Tàu mà.

    Hai cô Huế và Chị Ba đã nấu món bún bò đãi làng ngon hết sức. Tôi thấy trên mạng có một bài viết về món này rất hay, tiếc là không rõ tác giả vì bài trên mạng không ghi gì cả. Rằng gốc tô bún bò là những cộng bún nằm trong tô thịt bò có nước xáo thịt bò mà không có thịt heo. Bên cạnh bún và thịt bò người ta thêm vào đó một miếng giò heo. Đây là cái bàn chân con heo đã cạo trắng, cái móng già đã được lấy đi. Miếng giò được chặt làm đôi, hoặc một khoanh tròn phần trên của móng. Xin nhớ đây là giò heo chứ không phải thịt heo, do đó tên tô bún này là bún bò giò heo chứ không phải bún bò thịt heo. Để nước xáo được trong người ta bỏ vào nồi một trái thơm và một ít nhánh sả, hai thứ này làm cho giò heo mau mềm mà vẫn dòn. Ngoài miếng giò heo, người Huế còn cho vào tô bún những miếng bắp chuối xắt lát và những cọng rau quế. Các thứ thịt trong tô bún bò không có mùi tanh mà có mùi béo ngậy, kích thích giác quan người ăn. Người Huế lại thích cay. Nồi nước bún bò trên mặt đỏ au vì ớt. Đã thế, trên bàn ăn, còn có thêm đĩa ớt sừng trâu hay ớt hiểm. Dân làng tôi vừa ăn vừa xuýt xoa vì nóng và vì cay. Chị Ba Biên Hoà cay rớm nước mắt, anh John ăn tô bún mà toát mồ hôi vì cái cay rất Huế này. Anh H.O. xin thêm điã giá sống, nhưng chủ bếp nhất định không cho. Hai cô Huế bảo: tô bún bò giò heo Huế chính thống không bao giờ có giá sống, anh không được mang chất Nam kỳ vào tô bún Trung kỳ này.





    Hình ảnh một buổi tập hợp của cộng đồng người Việt tại Canada do Liên Hội Người Việt Canada - Vietnamese Canadian Federation tổ chức
    (Ảnh trên Net)


    Rồi Cụ B.95 đòi nghe chuyện thời sự. Bèn có ngay. Chuyên viên thời sự là Anh John. Chuyện ngày 30 tháng Tư Đen, chuyện lễ chào quốc kỳ VNCH trước tiền đình quốc hội bang Ontario ngày 29/4, và trước tiền đình quốc hội liên bang Canada ở Ottawa ngày 1/5, cả 2 buổi lễ đều có nhiều dân biểu Canada tham dự. Các vị khách này đều choàng cờ vàng trên vai. Lần đầu tiên cờ vàng của chúng ta được kéo lên cột cờ chính thức của quốc hội Canada. VC có toà đại sứ ở đây nhưng các quan phải nín khe.

    Ngoài ra, thượng tuần tháng Năm Toronto có buổi ra mắt 2 cuốn sách mới do Học Viện Công Dân tổ chức. Sách mới thứ nhất là cuốn Pháp Luật của Platon do dịch giả nổi tiếng quốc tế Đỗ Khánh Hoan, và cuốn thứ hai là Luận Thuyết Thứ hai về Chính quyền của John Locke do dịch giả thông thái Nông Duy Trường. Đây là 2 tác phẩm lớn của thế giới. Hai dịch giả là hai nhân vật sáng giá trong cộng đồng VN. GS Đỗ khánh Hoan là giáo sư trưởng ban Anh văn của Đại Học Văn Khoa ngày xưa. GS Nông Duy Trường là chủ tịch của Học Viện Công Dân bên Hoa Kỳ. Các sách dịch của hội này được giới trí thức ở VN rất trân qúy và họ đã xin in lại ở VN. Các cụ biết không, cuốn Pháp Luật của Platon viết cách đây 2400 năm, là nền móng cho kho tàng triết học thế giới. John Locke là một nhà vật lý và một nhà tư tưởng lớn của thế giới triết học, ông sinh năm 1632 tại Anh. Những điều căn bản trong Bản Tuyên Ngôn Đôc Lập Hoa Kỳ năm 1776 và Hiến Pháp Hoa Kỳ có gốc từ các ý tưởng của John Locke và Platon.

    Đó là tin thời sự nổi về cộng đồng VN. Còn tin nước Canada thì sao ? Tin nổi bật nhất là vua Trump bên Mỹ đang có ý định tăng thuế nhập cảng đánh vào các loại gỗ mềm và các sản phẩm thực phẩm của Canada có liên hệ tới sữa. Canada tỏ ra bất bình về 2 việc này. Chưa biết quyết định cuối cùng về tăng thuế sẽ ra sao. Xin các cụ bên Hoa Kỳ nhớ nha, bộ bàn ghế ở phòng ăn của qúy vị có thể làm bằng gỗ Canada đấy nha, ly kem quý vị đang ăn có thể làm từ sữa Canada đấy nha.

    Còn một tin sốt giẻo nữa là ông Emmanuel Macron vừa đắc cử Tổng Thống Pháp. Vua Macron còn rất trẻ, mới 39 tuổi, còn bà vợ Brigitte Trogneux những 63, cách nhau 24 tuổi. Già trẻ không sao, ‘Yêu nhau ai tính tuổi bao giờ’, lời thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương thật là đúng với Vua Macron. Khẩu hiệu của Vua là ‘ Tiến lên’ mà. Xin chúc đồng bào VN bên Pháp hạnh phúc với tân chính sách của tân vương.

    Tin thời sự thì nhiều lắm. Riêng tôi, tôi hay đi tìm cái vui trong các tin thời sự. Tháng này có 2 tin làm tôi cười: Tin thứ nhất là cuối tháng Tư vừa qua một thiếu nữ ở Halifax bang Nova Scotia ở miền đông Canada, khi đang đi chợ ở siêu thị Superstore thì thấy đau bụng. Cô liền chạy vội vào nhà vệ sinh, không ngờ cô chuyển bụng và đã đẻ con ngay trong bồn cầu. Giám đốc siêu thị nghe tiếng la hét liền chạy vào và thấy việc sinh đẻ đang diễn ra. Ông và nhân viên đã giúp phần sơ khởi và sau đó xe 911 đã chở hai mẹ con vào bệnh viện hộ sản. Ban giám đốc siêu thị cho biết họ sẽ tổ chức một tiệc mừng khi hai mẹ con xuất viện, và cả năm 2017 này em bé sẽ được siêu thị tặng tã lót miễn phí.

    Chuyện thứ hai là chuyện cô gái nghịch ngợm ở Toronto. Chuyện xảy ra cũng cuối tháng Tư đen. Một cô gái trẻ, đi qua khu xây cất, thấy cái ròng rọc cô bèn leo lên chơi và bấm máy. Không ngờ cái ròng rọc đã đưa cô lên cao ngang tầm lầu thứ 20. Cô bỗng sợ hãi và khóc thét lên. Cảnh sát phải mời xe chữa lửa tới. Họ đã phải dùng xe cần cẩu mới đưa được cô xuống đất an toàn. Vì Cô đã đung đưa trong gió 4 tiếng đồng hồ nên Cô được đưa đến bệnh viện xem xét, và sau đó cô được về nhà. Nhưng cảnh sát cho biết cô sẽ bị phạt vì tội phá phách. Con gái Canada nghịch thế đấy quý cụ ạ.

    À, tôi còn tin thứ 3 nữa, rất Canada. Là hiện nay Canada đang sắp vào mùa hè. Tại một nông trại gà ở Calgary miền tây, có hai mẹ con bà Megan Wylie là chủ trại. Hai mẹ con thường thấy cứ mùa hè là nhiều người hay đến trại mua trứng gà, họ không mua nhiều mà chỉ mua vừa đủ ăn trong hai ba ngày, họ bảo trứng tươi mới bổ. Hai mẹ con liền nảy ra sáng kiến là cho thuê gà đẻ. Sẽ có chuồng gà và thức ăn cho gà kèm theo. Bạn có thể thuê hai con gà. Mỗi ngày bảo đảm gà sẽ đẻ hai quả trứng. Bạn có thể thuê gà cho đến tháng 10 khi trời vào thu. Cụ nào muốn nghe tiếng gà cục tác khi nó đẻ xong, trong năm con gà này, xin ghé Calgary, hỏi trại cô Wylie nha.

    Kể đến đây xong thì anh John xin hết phần tin thời sự. Cụ B.95 lắc đầu chưa chịu. Cụ lên tiếng hỏi: Thế còn chuyện cười của tôi đâu ?

    Anh John chưa kịp lên tiếng thì anh H.O. nói ngay: Bữa nay ăn món bún bò Huế thì phải kể chuyện Huế. Tôi có một chuyện về việc này. Rằng có một buổi trại dành cho con trai để đi làm việc thiện. Buổi sáng đầu tiên anh trưởng trại thổi còi tập họp và hỏi đã đủ mặt mọi người chưa để bắt đầu việc xúc cát làm đường. Trại trưởng nói: ‘ Các anh đã đủ chưa, nếu đủ rồi thì đi xúc cát’. Cả bọn con trai nghe xong liền cười bò ra, mãi không thôi, vì anh trại trưởng là người Huế, nói giọng Huế. Tiếng ‘đủ’ và ‘xúc cát’ lọt vào tai bọn con trai có máu xấu đã hóa thành tiếng tục. Cụ B.95 nghe đến đây, thấy mọi người cười ha hả thì cụ ngơ ngác hỏi Cô Huế Cao Xuân: Nghĩa là sao ? Cô cười hi hi rồi trả lời Cụ: Bác đừng nghe chuyện này, chuyện tục và mặn đấy bác ạ !

    Để không khí trở lại thanh tao thánh thiện, ông ODP nói: Ngày xưa tôi đóng quân ở Huế, có đến ăn bún bò Mụ Rớt. Quả là ngon. Chỉ tiếc rằng sau 1975, chồng bà Rớt bị VC giết vì tội vợ chồng mụ đã dám nấu bún bò ngon nuôi bao nhiêu bọn ngụy. Nhưng thôi chuyện Huế như vậy đủ rồi. Nhân dịp 30 tháng Tư Đen, tôi nhớ tới bài thơ của nhà văn Phan Huy ‘ Cảm tạ Miền Nam’ hay quá xá. Phan Huy là một nhà thơ có tiếng ở Miền Bắc. Sau 1975 ông có dịp vào Miền Nam, ông đã xém té ngửa khi thấy Miền Nam vô cùng rực rỡ. Giống y như nhà văn Dương Thu Hương, ông đã mở mắt. Ông thấy Miền Nam không tồi tệ xấu xa như Bác và Đảng dạy, không phải Miền Bắc đã giải phóng Miền Nam, mà ngược lại. Tôi định chỉ trích mấy câu nhưng vì mọi câu trong bài thơ đều hay cả, nên xin đọc hết cho cả làng nghe.

    Đã từ lâu tôi có điều muốn nói

    với Miền Nam, miền đất thân quen

    một lời cảm ơn tha thiết chân tình

    của miền Bắc xứ ngàn năm văn vật.

    Tôi đã vào một xứ sở thần tiên

    Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền

    Cơm áo no lành, con người hạnh phúc

    Tôi đã ngạc nhiện với lòng thán phục

    Mở mắt to nhìn nửa nước anh em

    Mà Đảng bảo là bị lũ ngụy quyền

    Áp bức, đọa đầy, đói ăn khát uống.

    Trước mắt tôi, một miền Nam sinh động

    Đất nước con người dân chủ tự do

    Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ đô

    Giận Đảng, giận đoàn bao năm phỉnh gạt !

    Cảm tạ Miền Nam !

    Mong các cụ chép bài thơ này rồi trao cho con cho cháu nha.

    TRÀ LŨ

    [Nguồn: http://saigonecho.com/index.php/phie...am-ta-mien-nam]

  10. #80
    ( Ngô Thị Lú tự Lú-Xì ) ntđl's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    1,435
    *

    Chị TK.
    Chị vẫn thường ha, Chừ thì chỉ cần nghe vẫn thường là đã yên bụng. Lóng này nú có hơi xìu chị TK ôi.

    Cám ơn chị bài dán trên kia.
    Ông Trà lủ lúc mô nói chuyện cũng có duyên hết biết.
    Bác HZ có vào mang cái kiếng lúp chiếu vô hình trong bài heng. Có xếp của bác trong trỏng, có cả ông hội trưởng gia đình mũ đỏ và... có cả tướng công tui.
    (cứ kiếm cha nào đẹp giai nhứt, tóc bạc nhứt là chính hắn)

    Cám ơn chị TK, tặng cái bông hồng đứng lấy điểm

    (từ hồi bị tôm phản nàn vụ bông héo thì nú cẩn thận hơn việc chọn bông. Tôm ơi tôm, xô coi bộ quí tôm heng, thành đeo theo chọc dỡn cho vui, nhưng hễ tôm bị xô xuống giếng thiệt thì nú sẽ đi theo tôm cho có bạn.
    Last edited by ntđl; 05-27-2017 at 07:37 AM.
    Make the long story... short !

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 11:34 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh