Register
Page 31 of 76 FirstFirst ... 21293031323341 ... LastLast
Results 301 to 310 of 752
  1. #301
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    Rối loạn thăng bằng: Lúc bỗng nhiên mọi thứ quay cuồng

    Biên tập Onmeda
    (công bố ngày 7.12.2017)

    Giác quan thăng bằng giúp người điều khiển giữ vững tư thế và trong lúc chuyển động. Bộ phận giữ thăng bằng rất nhạy cảm: một căn bệnh nào đó đã có thể làm xáo trộn và gây rối loạn thăng bằng như cảm giác chóng mặt. Các nguyên nhân nào thường gặp? Và phải trị liệu ra sao?


    Rối loạn thăng bằng là gì?
    Nói đến rối loạn thăng bằng nếu ai đó bị mất kiểm soát tư thế cơ thể và trong lúc di chuyển.

    Chóng mặt, muốn nôn mửa, rối loạn thị giác, không khỏe: Rối loạn thăng bằng có thể diễn biến qua nhiều triệu chứng khác nhau. Đôi khi bệnh nhân cũng mang cảm giác như đang ở trong thang máy đi lên trên, hoặc mặt đất dưới chân họ di chuyển. Họ không thể đứng một chân hoặc là có thể nhắm mắt lại đi trên một lằn vạch thẳng. Điều gì đang ẩn nấp sau sự rối loạn này?

    Thông thường việc rối loạn bộ phận giữ thăng bằng là nguyên nhân. Các điều kiện bên ngoài có thể gây xáo trộn bộ phận này. Ví dụ có người phản ứng nhạy cảm khi đi trên tàu, thuyền và khi mặt đất dưới chân họ rung chuyển. Nhưng cũng có các loại bệnh, các rối loạn và bị chấn thương khác nhau cũng có thể ảnh hưởng đến bộ phận giữ thăng bằng hoặc là ảnh hưởng đến sự liên lạc giữa bộ phận giữ thăng bằng và não bộ.


    Giác quan thăng bằng làm việc như sau

    Bộ phận giữ thăng bằng (còn gọi là vestibular system, hệ thống tiền đình) nằm trong tai, nói chính xác hơn là nằm phía bên trong của tai (mê cung). Bộ phận giữ thăng bằng bao gồm 3 vòng bán khuyên có dịch, được gọi là dây tiền đình ốc tai và hai không gian rỗng.
    Trên màn da bao bọc các vòng bán khuyên và ốc tai, chứa các tế bào giác quan. Các tế bào này có cấu tạo giống như lông trên bề mặt được che lên một lớp chất nhờn. Khi đầu thay đổi vị trí, phần dịch và chất nhờn sẽ dịch chuyển. Các lông nhỏ vì vậy mà nghiêng ngã - và sự chuyển động này được các tế bào giác quan ghi nhận.
    Các tế bào giác quan nối tiếp với một dây thần kinh dẫn đến não bộ. Dây thần kinh này gửi tín hiệu đến não với vận tốc của đầu quay đi đâu. Các tế bào giác quan trên da của cơ bắp và các khớp xương cũng liên tục gửi đi các tin tức chinh xác về vị trí của cơ thể. Tất cả các tin tức này được não bộ phối hợp lại. Lúc đó ý thức chính xác về vị trí và tư thế của cơ thể hiện tại mới xuất hiện trong đầu.


    Rối loạn thăng bằng: Nguyên nhân từ đâu?

    Các rối loạn thăng bằng có thể có nhiều nguyên nhân. Đôi khi chỉ xảy ra một cách hoàn toàn vô hại. Ví dụ như khi ta đứng trên một sàn thuyền rung rinh - đặc biệt lúc gặp sóng lớn. làm xáo trộn giác quan thăng bằng (trường hợp thường gọi là "say sóng").
    Nhưng cũng có vài căn bệnh có thể là nguyên nhân. Hoàn toàn có thể là:

    1. Các bệnh trực tiếp ảnh hưởng đến bộ phận giữ thăng bằng mà cũng có thể là
    2. Các căn bệnh hoặc các chấn thương các bộ phận khác trước, rồi ảnh hưởng đến việc rối loạn thăng bằng (rối loạn tiền đình).


    Bị bệnh của chính bộ phận giữ thăng bằng

    Các căn bệnh sau đây và tác động của nó ảnh hưởng trực tiếp đến giác quan thăng bằng:

    • Morbus Menière (Bệnh tai trong, bệnh mê cung)
    • Viêm tai trong (viêm mê cung)
    • Bệnh các xương che phần trên và phần dưới các vòng bán xuyên
    • Viêm dây thần kinh giữ thăng bằng (Neuritis vestibularis)
    • Bướu nằm giữa ống tai và tiểu não (Vestibular schwannoma)
    • Benign paroxysmal positional vertigo (chóng mặt lành tính vì tư thế)
    • Bị tổn hại do thuốc tây ví dụ như hóa trị Cisplatin và một vài loại trụ sinh (ví dụ như Gentamicin)



    Bị bệnh và rối loạn của các bộ phận khác

    Các rối loạn thăng bằng cũng có thể là hậu quả của các cơn bệnh hoặc rối loạn của các bộ phận khác như:

    • Bệnh rối loạn trao đổi chất (ví dụ như mất cân bằng điện giải - Electrolyte imbalance, hạ đường huyết - Hypoglycemia)
    • Bị mất nước
    • Rối loạn hệ tuần hoàn (như rối loạn nhịp tim, áp huyết cao, áp huyết thấp)
    • Bị chấn thương đầu (như bị động não, chấn thương sọ não)
    • Bị trúng nắng (Heat stroke)
    • Bị trúng thực
    • Viêm màn da não (Meningitis), viêm não (Encephalitis)
    • Rối loạn huyết lưu trong não bộ (như Đột quỵ) cũng như
    • Bị bệnh thần kinh (như Parkingson, đãng trí, MS, Epilepsy)

    Rối loạn thăng bằng: Một bác sĩ sẽ chẩn bệnh ra sao?

    (phần này thuộc về chuyên môn của bác sĩ nên không dịch nữa vì chẳng có lợi lộc gì. Việc cần thiết là đi bác sĩ han hỏi, chữa trị mà thôi)


    Chú thích:
    * Chuyển ngữ lại từ: "Gleichgewichtsstörungen: Wenn plötzlich alles schwankt" - https://www.onmeda.de/symptome/gleic...toerungen.html
    * Dịch vụ thông tin sức khỏe cá nhân ở www.onmedia.de chỉ cung cấp thông tin và không thay thế cố vấn cá nhân, điều trị hoặc là chẩn bệnh của bác sĩ.



    Last edited by Triển; 03-06-2018 at 02:13 AM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  2. #302
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365


    Nhận biết triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình

    Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế. Biểu hiện rõ nhất của rối loạn tiền đình là các cơn hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, chân tay run rẩy...



    Như chúng ta đã biết, hội chứng rối loạn tiền đình là trạng thái hoạt động không ổn định của cơ quan tiền đình nằm ở sau hai ốc tai hai bên. Hội chứng này gây ra nhiều phiền toái cho người mắc.

    Giới văn phòng có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình rất cao do làm việc trong môi trường nhiều áp lực, ít vận động và thường xuyên tiếp xúc với máy vi tính, phòng lạnh kín nên cột sống vùng cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày sẽ làm co thắt động mạch cột sống thân nền, dẫn đến rối loạn điều hòa máu lên não…

    Những dấu hiệu dưới đây cho thấy bạn đã bị rối loạn tiền đình:

    Chóng mặt

    Đây là dấu hiệu đầu tiên mà bạn cảm thấy khi mắc phải hội chứng này. Ban đầu là thoáng qua sau đó mức độ nặng dần lên với tần suất tăng dần.

    Bạn sẽ có ảo giác về sự vận động xung quanh, sự di chuyển của các vật thể, cảm giác xoay tròn, bập bềnh.

    Hiện tượng này xảy ra khi hệ thần kinh não bộ bị chèn ép hoặc dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương.

    Mất thăng bằng

    Cơ thể mất sự cân bằng khiến bạn không thể đứng vững, lâng lâng không xác định trọng lượng như người bị say rượu.

    Nguyên nhân do sự mất đồng bộ giữa các thông tin từ tiền đình, tiểu não, cảm giác sâu, mắt, ngoại tháp.

    Mất ý thức hoặc ngất

    Trong một khoảng thời gian bị đe doạ mất ý thức hoặc ngất đi, kèm theo đó là hiện tượng đổ mồ hôi, buồn nôn, thị lực giảm thoáng qua.

    Nguyên nhân là do giảm lượng máu đến não, tụt huyết áp, rối loạn chức năng tim hay phản xạ thực vật gây nên.

    Chóng mặt không xác định rõ

    Đầu óc lâng lâng, quay cuồng, nặng nề hay cảm giác sợ ngã,…

    Triệu chứng này xuất hiện ở những bệnh nhân có các rối loạn cảm xúc khác như hội chứng tăng thông khí, lo âu, trầm cảm.

    Ngoài ra người mắc rối loạn tiền đình cũng có thể có những biểu hiện như: ù tai, buồn nôn, đi không vững, cơ thể mệt mỏi, khó chịu…

    Tác hại của rối loạn tiền đình

    Rối loạn tiền đình không phải là một bệnh nặng. Tuy nhiên, nếu kéo dài và không điều trị dứt điểm, rất có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng bất lợi cho sức khỏe. Có thể kể ra một vài tác hại của rối loạn tiền đình với cơ thể chúng ta như:

    Cơ thể luôn luôn trong trạng thái mệt mỏi, đi đứng không vững. Điều này vô tình sẽ gây cản trở rất nhiều trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Ngoài ra, việc vận động ít đi do rối loạn tiền đình cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến một số loại bệnh khác.

    Khi bị rối loạn tiền đình, những cơn đau đầu cũng sẽ thường xuyên hỏi thăm bạn. Do đó, công việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Khi bị đau đầu, sẽ rất khó để bạn tập trung vào công việc, gây giảm năng suất lao động. Chưa kể đến việc khi cơ thể mệt mỏi do rối loạn tiền đình, bạn cũng có thể dễ nổi cáu với những người xung quanh.

    Nguy hiểm luôn rình rập khi bạn đi lại, lưu thông trên đường. Rối loạn tiền đình có thể khiến bạn đi không vững, thậm chí là ngất. Sẽ không an toàn chút nào khi bạn gặp phải những biểu hiện này khi đang đi trên đường.

    Thậm chí, rối loạn tiền đình có thể gây ra tình trạng điếc.

    Do đó khi có các dấu hiệu trên, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để khám và làm các xét nghiệm cần thiết để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

    Khuê Minh

    (* nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac...nh-389291.html )

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #303
    Nhà Lầu
    Join Date
    Sep 2016
    Posts
    430
    Quote Originally Posted by Triển View Post

    Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng
    Tôi cũng bị chứng này chỉ thiếu chữ "đình" thôi.

  4. #304
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Thầy Bốn ơi, vấn đề của anh theo câu vè dân "gian" thì phải bắt thang lên hỏi ông trời. Chứ không thể chẩn trị gì ở dưới đất được đâu.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  5. #305

  6. #306
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #307
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    Walking vs. Running -- Which Is Better?

    What to consider when making a cardio choice

    By Regina Boyle Wheeler

    HealthDay Reporter

    THURSDAY, May 4, 2017 (HealthDay News) -- Running and walking are both popular ways to get a great cardio workout. But is a brisk walk really as good an exercise as a sweaty, heart-pounding run?

    Research reported by the American Heart Association finds that walking is just as good as running when it comes to lowering your risk for heart disease.

    Researchers analyzed the health of some 48,000 runners and walkers mainly in 40s and 50s. They found that, mile for mile, brisk walking lowers the risk for diabetes, high cholesterol and high blood pressure as much as running does.

    The difference? You'll have to spend more time walking than you do running to get the same health benefits simply because it takes longer to walk than to run the same distance. For instance, a 15-minute jog burns about the same number of calories as a half-hour brisk walk.

    Keep in mind that the chance of being injured is greater in runners because running puts more stress on the body -- on the joints in particular.


    But if you're still thinking of stepping up the pace to running, first check with your doctor, especially if you have arthritis or other health conditions, like heart disease.

    And keep in mind that you don't have to stick to either walking or running. You can stay motivated by mixing it up. What's more, adding short sprints to your walking routine will give you a bigger calorie-burning boost for your efforts.


    (* nguồn: https://www.webmd.com/fitness-exerci...hich-is-better )


    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #308
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365



    Chợ trời Golden West, ‘sân vận động’ của các vị cao niên gốc Việt

    Đằng-Giao/Người Việt


    Cụ Nguyễn Hữu Bính: "Cuối tuần ra đây đi lại để có sự cân bằng." (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

    HUNTINGTON BEACH, California (NV) – Mỗi cuối tuần đi chợ trời Golden West, trong bãi đậu xe của đại học Golden West, góc đường Edinger và McFadden thuộc thành phố Huntington Beach, là thói quen của nhiều vị cao niên gốc Việt trong khu Little Saigon. Nhưng trong lúc đa số đi để tìm món rẻ, một số người đi chỉ để vận động cơ thể.

    “Ngày thường, tôi đi bộ ở công viên rồi. Cuối tuần vào đây, coi như đổi không khí,” ông Larry Lân Nguyễn, cư dân Westminster, cười nói. “Vào đây, vừa coi đồ, vừa nhìn người qua lại, tôi đi nhiều hơn. Đi bộ ở chợ trời vui hơn (đi bộ ở) công viên.”

    Ông thêm: “Tôi ra để tập thể dục chứ ít khi mua gì ở đây.”

    Bảy mươi tuổi, hằng ngày, ông Larry đi bộ ở công viên gần nhà. “Nhưng chỉ đi được khoảng hai dặm là tôi thấy mệt rồi. Vào chợ trời, tôi đi hơn bốn dặm mà chưa thấy gì,” ông vừa kể vừa nhìn số đo trên cây thước điện tử.

    Cụ Nguyễn Hữu Bính, cư dân Santa Ana, năm nay 91 tuổi, cho biết cuối tuần đi bộ ở chợ trời là cách cụ cân bằng sinh hoạt trong tuần. “Ngày thường tôi hay ngồi một chỗ đọc sách. Cuối tuần ra đây đi lại để có sự cân bằng. Thiếu cân bằng, người ta hay bị bệnh tâm thần lắm,” cụ nói. “Đi bộ thích lắm, có cái ‘walker’ này cũng rất tiện, hễ mệt tôi ngồi nghỉ. Lát rồi, lại đi tiếp.”

    Bà Lưu Thanh Hiền, ở Garden Grove, thành thật nói: “Mấy năm nay, tôi không mất đồng nào cho chợ trời. Mua sắm gì đâu, chúng tôi ra chợ trời chỉ để đi bộ.”

    Bà Leslie Liên Nguyễn, ở Huntington Beach, nói: “Dẫn các cháu tôi ra công viên, chúng nó cứ lao về hướng bờ hồ, hãi lắm. Ra đây, tôi cũng lo nó làm vỡ đồ người ta. Nhưng may, chưa bao giờ tôi phải đền cho ai cả. Tôi thích đưa cháu ra đây, cho chúng nô giỡn, trưa về cả bà lẫn cháu đều ngủ ngon.”

    Mọi người cùng vui khi bà mua được cho ba đứa cháu vài món quà nho nhỏ. “Không phải lần nào cũng có quà đâu. Làm thế, chúng nó quen. Thỉnh thoảng tôi mới mua cho vui thôi,” bà Leslie thật thà nói.


    Ông Thục Nguyễn: “Thực sự, ra đây chỉ để đi bộ cho máu huyết lưu thông thôi.” (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

    Ông Thục Nguyễn, 76 tuổi, cư dân Orange, cười: “Ra đây cho vui thôi. Tôi hay nói đùa với vợ tôi là, ‘Hôm nay mình ra chợ trời mua vài thứ rồi về vứt.’ Thực sự, ra đây chỉ để đi bộ cho máu huyết lưu thông thôi.”

    Ông Tiêu Trần, cư ngụ tại Garden Grove, có cái thú đi bộ ở chợ trời từ sáng sớm. Ông kể: “Tôi luôn luôn có mặt ở đây từ 6 giờ sáng. Tha hồ mà lựa chỗ đậu xe, một bãi thênh thang. Tôi thích nhìn người ta bắt đầu dựng lều, bày hàng ra. Năm 1984, hồi mới qua đây, tôi làm nghề dọn hàng cho người ta ở chợ trời ‘nhà giàu’ trên đường Fairview, ở Costa Mesa. Sáng sớm, mới 4 giờ sáng, tôi khiêng cái dù có thân bằng sắt, lạnh buốt xương. Mấy ngón tay tôi tê cóng, cầm ly cà phê không được.”

    Ra chợ trời, vừa đi bộ tập thể dục, vừa hồi tưởng cảnh cơ hàn của mình thuở đó, ông Tiêu cho là một thú vui vô giá.

    “Bây giờ có vài cơ sở thương mại, có đồng ra, đồng vô, nhưng tôi không bao giờ quên được chợ trời. Khi xưa, tất cả những gì (tôi) gởi về Việt Nam nuôi vợ con đều từ tiền chợ trời đó,” ông thú thực. “Chợ trời là nơi tôi kiếm những đồng tiền lương thiện nhất.”

    Ông bị chứng phong thấp, đi lại khó khăn vì đau nhức và tuổi tác. Ông nói: “Tôi đi vật lý trị liệu ba lần một tuần, nhưng ra đây thơ thẩn mỗi Thứ Bảy là lúc tôi thấy thanh thản nhất.”



    Vừa đi bộ, vừa ngắm hoa, có người đi cả buổi sáng mà không mệt. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

    Đau khớp xương hông, ông đi rất chậm. “Nhưng tôi đi từ 6 đến 9 giờ sáng. Vừa đủ toát mồ hôi. Giờ này, về ăn tô phở là tuyệt vời nhất,” ông vẫy tay chào rồi khập khễnh đi.
    Bà Vương Hồng Mai, ở Fountain Valley, cũng trong số người đi chợ trời để vận động thân thể.

    ”Vừa thủng thỉnh đi bộ, vừa lựa hoa là cái thú của tôi. Hồi trước ở Việt Nam, khu dân sinh ở Ngã Tư Bảy Hiền không có hoa. Ở đây đủ loại hoa quả. Tôi lại thích trò kỳ kèo trả giá. Không bớt được nhiều nhưng vui vui. Tôi cứ lấy tiền bớt được để mua nước uống. Ra đây, tôi như khỏe hơn, đi được hai tiếng liên tiếp. Mệt rồi uống ly nước lạnh, khỏe lắm,” bà nói.

    Ông Kenny Trần, cư dân Santa Ana, cười tươi: “Đừng nói tôi kỳ thị nha. Tôi ở gần chợ trời (đại học) Santa Ana, nhưng dưới đó có ít người mình lắm. Lên đây vui hơn. Gặp anh, gặp em rồi cùng nhau thả bộ chung quanh, vừa đi, vừa chuyện trò, mới ra ngày cuối tuần. Đi bộ giãn gân cốt, khỏe người.”

    Hôm nào thấy khỏe trong người, ông mua vài món đồ nặng ký. “Đi bộ khỏe chân rồi. Lâu lâu nổi hứng, tôi tập tay luôn. Có lần, tôi mua cái chảo gang, đem ra tới xe là vừa đuối sức. Vậy mà vui. Với tôi, tập được cái gì là mình khỏe cái đó. Đừng thèm nhờ họ đem ra (xe) cho mình. Làm biếng là cha đẻ của mọi thứ bệnh tật,” ông khuyên. “Còn sức, mình còn cố gắng. Mai mốt nằm xuống, làm biếng cũng còn kịp.” (Đằng-Giao)

    (nguồn; https://www.nguoi-viet.com/little-sa...nien-goc-viet/ )

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  9. #309
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by Triển View Post



    Đằng-Giao/Người Việt


    Hôm nào thấy khỏe trong người, ông mua vài món đồ nặng ký. “Đi bộ khỏe chân rồi. Lâu lâu nổi hứng, tôi tập tay luôn. Có lần, tôi mua cái chảo gang, đem ra tới xe là vừa đuối sức. Vậy mà vui. Với tôi, tập được cái gì là mình khỏe cái đó. Đừng thèm nhờ họ đem ra (xe) cho mình. Làm biếng là cha đẻ của mọi thứ bệnh tật,” ông khuyên. “Còn sức, mình còn cố gắng. Mai mốt nằm xuống, làm biếng cũng còn kịp.” (Đằng-Giao)

    (nguồn; https://www.nguoi-viet.com/little-sa...nien-goc-viet/ )


    Câu nói hay nhứt trong tuần!
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  10. #310
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Mấy ông già về hưu thì siêng chút xíu cũng chỉ là cái siêng của người rách việc thôi. Còn đi làm kiếm cơm hàng ngày thì nhiều khi muốn siêng cũng không nổi. Cái lười đó là cái lười chiến lược, lười để giữ sức mai làm tiếp. Tuần nào nghỉ xả hơi ở nhà thì em cũng siêng tự nấu ăn nhiều hơn (vì... lười đi ra ngoài lạnh teo). Ngược lại bữa nào đi làm thì không muốn siêng.

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 06-15-2016, 11:44 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 10-16-2013, 06:31 AM
  3. Năng lực và vẻ đẹp trong năng lượng mặt trời
    By Lotus in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 31
    Last Post: 08-14-2013, 02:58 AM
  4. Bất động sản
    By Lotus in forum Tài Chánh Cá Nhân, Đầu Tư
    Replies: 2
    Last Post: 07-09-2012, 07:13 AM
  5. Năng lượng tương lai : HELIUM 3
    By Võ Thanh Liêm in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 0
    Last Post: 06-04-2012, 10:11 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 04:07 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh