Register
Results 1 to 1 of 1
  1. #1

    CS chuẩn bị ăn cướp 500 tấn vàng từ dân:

    CS chuẩn bị ăn cướp 500 tấn vàng từ dân:

    Nhưng chắc bọn chúng không dám chơi trò cướp tư sản mại bản như thời 1976-1978, vì tư bản đỏ có nhiều vàng gấp bội.
    chẳng lẽ tự chúng cướp của nhau. Biết đâu đấy.

    *****
    Vàng thật đổi "vàng mã" - Chuyện đời ai dại

    Lã Yên


    Ngân sách nhà nước trống rỗng, nợ công cao, đầu tư kinh tế không hiệu quả, nhiều dự án tiền tỉ bỏ hoang, tham nhũng, lãng phí, lạm phát tăng, vốn vay viện trợ bị cắt giảm. Trong khi đó nguồn lực trong nước cũng đã cạn, tài nguyên khai thác không hiệu quả, rừng không còn, biển bị nước ngoài lấn chiếm, sông ngoài ô nhiễm, đồng ruộng khô hạn, nhiễm mặn, sức dân có hạn... Các khoản thuế phí vốn đã nhiều, đã cao dù đã tăng thêm nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu chi của ngân sách. Điều đó cho thấy một tương lai không mấy sáng sủa của nền kinh tế Việt Nam.

    Hiện nay và trong những năm tới, các nguồn vay vốn ưu đãi sẽ không còn nhiều, đặc biệt là việc Ngân hàng Thế giới (WB) ngừng ưu đãi gói viện trợ phát triển chính thức (ODA) từ tháng 7/2017. Đây sẽ là một khó khăn lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Để có nguồn vốn phục vụ tăng trưởng kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Ngân hàng Nhà nước báo cáo giải pháp huy động nguồn lực trong dân.

    Nguồn lực trong dân ở đây là Vàng. 500 tấn một con số không hề nhỏ, nhưng làm sao để người dân chịu đưa ra. Đây là bài toán rất khó. Rất nhiều chuyên gia hiến kế để lôi vàng trong dân vào lưu thông, trong đó có ý kiến "phát hành chứng chỉ vàng” nghĩa là khi người dân đưa vàng vào ngân hàng, họ sẽ được cấp một tờ giấy chứng nhận số vàng đó. Tức là cầm giấy, thay vì cầm vàng thật. Vàng giấy - dân gian gọi là vàng mã, mà vàng mã chỉ dùng đốt cho người chết thôi.

    Cò gỗ mổ cò thật, vàng giấy (vàng mã) đổi vàng thật. Người dân bây giờ khôn hơn xưa nhiều, họ không dại tới mức đưa tài sản cả đời tích góp cho nhà nước vay để lấy một tờ gấy chứng nhận.

    Với tình hình hiện nay, Nhà nước cần một lượng lớn vàng để thuế chấp vay vốn đầu tư cho kinh tế - sản xuất. Như vậy sẽ tăng nợ công, khó khăn sẽ càng khó khăn hơn. Giả sử nhà nước dùng vàng của dân thuế chấp vay vốn nhưng khoản vay này chi tiêu không hợp lý, đầu tư không hiệu quả, ví như dùng để xây tượng đài, quảng trường, chi tiêu thường xuyên, đầu tư các dự án nghìn tỉ rồi bỏ hoang, thì coi như mất. Khi đó lấy đâu vàng để trả cho người dân?

    Có vị lãnh đạo hay chuyên gia nào đứng ra trả lời câu hỏi này cho người dân được rõ?

    Theo lý lý thuyết, vàng nằm trong dân là vàng chết, nó không thể biến thành vốn. Vàng tích trữ trong ngân hàng sẽ chuyển thành vốn để đầu tư, kinh doanh, sản xuất. Vậy nên việc khuyến khích người dân đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh là một ý tưởng tốt. Nhưng với một nền kinh tế dựa rất nhiều vào nợ công, yếu kém, lạm phát, tham nhũng, người dân liệu có đủ niềm tin để giao vàng cho nhà nước.

    Câu chuyện từ lịch sử, sau cách mạng tháng 8 mùa thu, hưởng ứng lời kêu gọi tuần lễ vàng để kháng chiến, kiến quốc, nhiều nhà tư sản, tiểu tư sản, thương nhân, địa chủ lớn nhỏ đã đóng góp và cho nhà nước vay tiền, vàng. Nhưng khi cuộc kháng chiến thắng lợi chính họ lại trở thành nạn nhân của cuộc đấu tố cải cách. Tiền, vàng mất đã đành, gia đình tan nát, mạng sống cũng không giữ được, họ chết trong tức tưởi, oán hận. Điển hình là câu chuyện bi thương của Nguyễn Thị Năm, một địa chủ có công đóng góp tài sản cho kháng chiến và cũng là người đầu tiên bị xử tử trong cuộc cải cách ruộng đất. Đó là bài học xương máu.

    Không biết chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nghĩ như thế nào mà nói rằng: "Còn với người dân, giữ chứng chỉ vàng an toàn hơn là giữ vàng vật chất trong nhà, còn nếu gửi vào ngân hàng thì sẽ mất phí" (tuoitre.vn, 10/7/2016). Thật khó hiểu vàng mình, mình giữ sao lại không an toàn bằng giữ một tờ giấy?. Ngộ nhỡ tờ giấy bị rách, thất lạc... khi đó có đòi lại được vàng không?

    Những câu chuyện sau đây là bài học cho người dân, họ nên tỉnh táo và thận trọng, đừng vì một chút lợi nhỏ mà có thể mất tài sản tích góp một đời.
    Gửi tiết kiệm một chỉ, nhận lại... 20.000 là trường hợp của Ông Nguyễn Vinh Rượu ở Hòa Vang - Đà Nẵng (Theo pháp luật 2/4/2015). Gửi tiết kiệm 20 năm, một căn hộ còn 3 tô phở, là trường hợp củaông Lê Minh Toán tại Hàng Bài - Hà Nội. Hay câu chuyện của bà Lê Thị Bích Thủy (quận Bình Thạnh TP. HCM) gửi tiết kiệm 270 đồng (tương đương gần 2 chỉ vàng thời điểm gửi), gửi không kỳ hạn tại Quỹ Tiết kiệm Xã hội chủ nghĩa thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 1983. Sau 30 năm bà Thủy lên ngân hàng tất toán chỉ nhận được 4.385 đồng, số tiền chỉ đủ mua một bó rau. (tintuc.vn, 16/03/2015)

    Với chế độ công hữu tư liệu sản xuất, đất đai là tài sản đáng giá nhất người dân không có quyền sở hữu. Chỉ có vàng là tài sản có giá trị nhất nên phải giữ để phòng thân, vậy không dễ gì họ đưa ra cho nhà nước vay. Dù bằng cách này hay cách khác cũng không dễ gì moi được vàng của dân. Bài học từ những lần đổi tiền, cải tạo kinh tế, đánh tư sản không dễ gì quên.

    Lã Yên

    https://www.danluan.org/tin-tuc/2016...yen-doi-ai-dai
    Last edited by Lê Nguyễn Hiệp; 07-12-2016 at 10:54 AM.
    Cãi Lộn, Cãi Lại, Cãi Lộn Nữa.

 

 

Similar Threads

  1. Cờ vàng trong trái tim tôi
    By nvhn in forum Quê Hương Tôi
    Replies: 19
    Last Post: 06-24-2015, 09:49 AM
  2. Nhạc vàng réo rắt xóm tôi
    By Tuấn Nguyễn in forum Nhân Văn
    Replies: 0
    Last Post: 07-01-2014, 09:42 PM
  3. Facekini - thời trang cướp biển
    By Triển in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 0
    Last Post: 08-25-2012, 12:18 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 04:23 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh