Register
Page 82 of 134 FirstFirst ... 3272808182838492132 ... LastLast
Results 811 to 820 of 1332
  1. #811
    Biệt Thự RaginCajun's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,795
    Sang đến VN thì thành "đi ăn phở"
    Laissez les bon temps rouler!

  2. #812
    Biệt Thự chieubuon_09's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,144
    Chào Ốc, huynh Mang Mộc, anh Đậu, Kim, anh Tôm,

    Cho Chiều đóng góp về chữ "- annamite" cho vui, theo sách cổ chép (chữ này của anh Đậu) . Vào thời đại Tàu đô hộ Việt Nam, khoảng năm 1407 tên Annam nghĩa của nó là muốn dân mình bình an, bình yên, đừng có cách mạng đứng lên quật họ (O: (lật đổ) còn cách phát âm "ite" là đến lúc Pháp đô hộ Việt Nam họ phát âm theo người Tây, như bên Anh ngữ thì gọi là "ese" nhìn như họ gọi như là xem thường dân Việt của mình vậy.

    Anh Đậu nhớ rõ thì giúp thêm nhe.

    Vừa tìm được bản đồ cổ thời Tang Empire China, nước Annam ở một góc thấy thương <3

    Nguồn: sưu tầm
    Last edited by chieubuon_09; 11-06-2017 at 04:50 PM.

  3. #813
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Có thể người Pháp học mót câu "Có ít sít ra nhiều" của dân Việt trong việc đặt ra chữ "annamite" vì "sít" với "mít" cùng chung một họ "ít".
    Đỗ thành Đậu

  4. #814
    Biệt Thự chieubuon_09's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,144
    Dựa theo text của anh Đậu#813, mình đổi chỗ các chữ vì âm hao hao giống sít~xích, mít~mích thành ra câu "Ít xích mích" ... cho nó lành
    Last edited by chieubuon_09; 11-07-2017 at 01:33 PM.

  5. #815
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Thấy chị Chiều còn muốn tìm hiểu về chữ An Nam cho nên em xin kéo dài đề tài "Mít."

    Thật ra người Pháp dùng chữ "Annamite" là bắt chước từ tiếng La tinh, vì khi người Pháp đến Việt nam thì tên "An nam" đã biệt tích giang hồ, về ẩn mình trong những trang sử ký u ám của một nghìn năm nô lệ giặc Tàu.

    Nhưng định mệnh khó ngờ, vì nhu cầu sử dụng tiếng La tin trong việc dạy giáo lý Công giáo mà các nhà truyền giáo Âu châu vô tình vực dậy một chữ hưu trí từ trong cái viện dưỡng lão của những ngôn ngữ đương ẩn mình chờ chết. Cuốn tự điển "An nam mít - Lu xít tan - Lát tin" do linh mục Đắc lộ in ấn vào thề kỷ 17 là cái duyên khởi của danh xưng "Mít" trên giang hồ của người Việt chúng ta.

  6. #816
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Quote Originally Posted by RaginCajun View Post
    Sang đến VN thì thành "đi ăn phở"
    Cũng có thể dùng "đi ăn chả, ăn nem" không nhỉ?

    Thấy anh Tôm nói chuyện ăn uống thì lại nghĩ đến sự tích bánh tôm, bèn đem ra làm đề tài Đố vui ngày thứ Tư.

    - Tại sao người ta gọi bánh tôm là "bánh cóng" (hay "bánh cống")?

    Trong khi chờ đợi câu giả nhời, ai rãnh rỗi thì xem cách làm bánh tôm của chị Hót Thái ở bên dưới:


  7. #817
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Trộm nghĩ, chữ "đi ăn chả, ăn nem" nên dành cho các cậu các mợ lắm tiền. Còn giới phổ thông thì dùng "đi ăn chè" nghe thực dụng và phù hợp với túi tiền của họ. Dạo em mới dậy thì, thỉnh thỏang mời cô bạn gái đi ăn chè mà không dám dùng chùm chữ "đi ăn chè". Em phải nói trớ là "đi uống nước". Giờ nghĩ lại vẫn còn buồn cười.
    Đỗ thành Đậu

  8. #818
    Biệt Thự chieubuon_09's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,144
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    Thấy chị Chiều còn muốn tìm hiểu về chữ An Nam cho nên em xin kéo dài đề tài "Mít."

    Thật ra người Pháp dùng chữ "Annamite" là bắt chước từ tiếng La tinh, vì khi người Pháp đến Việt nam thì tên "An nam" đã biệt tích giang hồ, về ẩn mình trong những trang sử ký u ám của một nghìn năm nô lệ giặc Tàu.

    Nhưng định mệnh khó ngờ, vì nhu cầu sử dụng tiếng La tin trong việc dạy giáo lý Công giáo mà các nhà truyền giáo Âu châu vô tình vực dậy một chữ hưu trí từ trong cái viện dưỡng lão của những ngôn ngữ đương ẩn mình chờ chết. Cuốn tự điển "An nam mít - Lu xít tan - Lát tin" do linh mục Đắc lộ in ấn vào thề kỷ 17 là cái duyên khởi của danh xưng "Mít" trên giang hồ của người Việt chúng ta.
    Cám ơn Ốc, Chiều đang muốn đi ngược dòng thời gian để tìm hiểu về cội nguồn của mình, theo Ốc viết về cuốn tự điển Annamite - Lusitan Latin tác giả là linh mục Alexandre de Rhodes, nhưng khi Chiều tìm hiểu thêm thì là linh mục Francesco Buzomi của dòng Neapolitan đến Việt Nam trước (1576-1639.)

    Chiều nhớ thoáng thoáng đã đọc một vài bài bình luận, khi họ dùng chữ Annamite như là một sự mỉa mai, nghe cũng hơn buồn. Nếu Ốc tìm thêm điều gì hay thì dán vô cho Chiều đọc tiếp nhe. Thanks
    Last edited by chieubuon_09; 11-08-2017 at 12:31 PM.

  9. #819
    Biệt Thự dulan's Avatar
    Join Date
    Nov 2011
    Posts
    3,187
    ...

    Nhờ anh Ốc viết giùm mấy chữ trong bộ phận xe hơi bằng tiếng tàu, và tiếng Việt đọc thế nào nha! (ví dụ: ống khói, kính gió, đèn pha v.v...)

    Nhớ cách đây khoảng 20 năm, có lần ông kia người Trung quốc nói với anh người Việt (trước kia sống ở Chợ Lớn), ông nói: Mày nói sai, sao gọi là chiếc xe, phải gọi là Bộ xe. (tại lúc đó 3 người đang nói chuyện xe gắn máy, mà 2 người đàn ông tự nhiên quay qua nói tiếng tàu với nhau)
    Nghe vậy dulan hỏi anh Việt gốc hoa: ổng nói gì tui không hiểu, thì được anh Việt giải thích rằng: người tàu cho rằng xe là bao gồm nhiều bộ phận trong đó nên họ gọi là Bộ xe, còn tui sống trong Chợ lớn nói theo người Việt nên gọi là Chiếc xe, thành ra ông tàu bắt lỗi đó mà!
    Dulan kể lại nên tóm gọn bằng tiếng Việt chứ mà biết ông kia nói với anh VN này là gì chít liền á! hihi...



    Cám ơn trước bằng pánh pao: (bánh bao viết đọc thế nào hả Ốc?)



    ...
    Last edited by dulan; 11-08-2017 at 12:52 PM.

  10. #820
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,563
    Quote Originally Posted by chieubuon_09 View Post
    cuốn tự điển Annamite - Lusitan Latin tác giả là linh mục Alexandre de Rhodes, nhưng khi Chiều tìm hiểu thêm thì là linh mục Francesco Buzomi của dòng Neapolitan đến Việt Nam trước (1576-1639.)

    Chiều nhớ thoáng thoáng đã đọc một vài bài bình luận, khi họ dùng chữ Annamite như là một sự mỉa mai, nghe cũng hơn buồn. Nếu Ốc tìm thêm điều gì hay thì dán vô cho Chiều đọc tiếp nhe.
    Bìa sách nói là Đắc lộ biên tập (edited by) thì em bắt chước nói theo, tuy nhiên làm một cuốn từ điển thì chắc chắn phải có nhiều người góp phần tung hứng, như trang Từ điển Ốcford Dictionary của chúng ta.

    Dân tộc nào cũng có sự mỉa mai dành cho người nước khác, dân tộc khác, nhân chủng khác. Người Pháp cũng bị người Anh, người Mỹ chê bai là gà nuốt giây thung, đánh đâu thua đó, cứ ra trận là ném súng đầu hàng. Người Anh thì bị người Tô cách lan nói móc vì vua chúa trong lịch sử Anh tuyền là các từ dân tộc ở ngoài đến cai trị (Roman, Norman, German, Scot). Người Mỹ bị các nước có nghìn năm văn hiến cười ruồi vì chỉ có ít ỏi vài trăm năm lịch sử...

    Có nhẽ giời sinh ra mọi người như thế, con mắt hướng ra ngoài chứ không hướng vào trong. Ai cũng có cái dỡ nhưng thế nhân vẫn thích nhìn nhau bằng hai con mắt trắng như ngân nhũ... ta ngó nhà ngươi thấy mắc cười.

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 4
    Last Post: 07-26-2013, 12:57 PM
  2. Hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt
    By Thứ Lang in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 9
    Last Post: 07-26-2013, 10:55 AM

Tags for this Thread

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 12:19 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh