Register
Page 79 of 134 FirstFirst ... 2969777879808189129 ... LastLast
Results 781 to 790 of 1332
  1. #781
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,564
    Những loài chữ ẩn mình chờ chết

    SAVING LOST WORDS (from BBC)
    http://www.bbc.com/culture/story/201...ing-lost-words

    “Languages are dying out at an astonishing rate: a language is being lost every two weeks...”
    In offering an alternative to official culture, speaking a language can be a form of resistance. “It is ironic and from ignorance that it is considered ‘un-American’ by many American citizens to speak any language other than English, when English is not indigenous to the Americas... It can even be dangerous to speak a different language than English. You can be singled out for discrimination. Children can be targeted. To insist on your own tribal language is an act of sovereignty, of love.”

  2. #782
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,564
    Quote Originally Posted by ốc View Post

    Những chữ khác có cách đọc B và V lẫn lộn là:
    - ông VUA - ông BUA
    - VUI VẺ - BUI BẺ
    - VÙNG lên - BÙNG lên

    (còn tiếp)
    Có người đòi thêm vài thí dụ về những chữ đọc lẫn lộn B và V. Nghĩ mãi đến khuya mới được ngần này:

    - BUNG (ra) - VUNG (ra)
    - BĂNG (qua) - VĂNG (qua)
    - BANH (ra) - VẠCH (ra)
    - BÀN (cờ) - VÁN (cờ)
    - BÊN (đường) - VEN (đường)
    - BÓNG (tròn) - VÒNG (tròn)

    (còn tiếp)

  3. #783
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,564
    Địa chất là khoa học biện chứng để tìm gốc gác của ngữ vựng

    Loài người chúng ta sinh ra và trưởng thành từ một vùng đất gọi là quê hương. Hôm Qua, Hôm Nay và Mai Sau lúc ra đời đều có một chùm nhau chôn xuống đất để vĩnh viễn nối liền với nơi ấy. Loài chữ cũng thế, khi mới đẻ được bà mụ đem cuống rốn cắm xuống đất để mãi mãi nối liền với sinh quán của mình. Muốn biết chữ nào từ đâu đến thì cứ lần theo cái cuống rốn của nó mà mò ra.

    Tuy nói thì nghe rất dễ nhưng thật ra cái cuống rốn kia rất vô hình, hay nói nôm na là vô tuyến, wireless or wi-fi. Dần dần vì thế mà chả còn ai biết nguồn gốc của nhiều chữ, rồi cứ gộp chung làm một ngữ tịch hay ngữ tộc cho tiện việc hành chính. Language is a melting pot. Hôm Nay đã như thế, Mai Sau biết đâu mà mò?

    Câu giả nhời chính là "môn ngữ vựng địa chất" (lexical geology). Theo định nghĩa, địa chất chuyên nghiên cứu về cấu tạo của sỏi đá, tìm hiểu về hình hài của mỗi vùng đất, vẽ lại dung nhan của từng kỷ nguyên lịch sử, và viết lại sơ yếu lý lịch của quả đất. It's Earth's background check and credit report.

    (Nói đến địa chất thì người đời thường hay khi dễ. Sinh viên Mỹ gọi đùa là môn học của những người không thích học - rocks for jocks. Sinh viên Đại học Bách khoa ở Sài gòn sau 1975 nếu không được nhận vào ngành nào thì mới đành phải học địa chất, vì ra trường chả biết sẽ làm gì mà kiếm sống. Đào mỏ chăng?)

    Chả biết ai đã tuyên bố "Hòn đá mà biết nói năng, thì thầy địa chất hàm răng chẳng còn" nhưng quả thật, một thầy địa chất có thể nhặt mấy hòn đá từ bất cứ chỗ nào, mang về phòng thí nghiệm và đoán ra tên tuổi, quê quán của từng đứa không sai tí tẹo nào. Sự im lặng là ngôn ngữ của hòn đá - và chỉ có thầy địa chất luôn chịu khó lắng nghe sự im lặng của hòn đá, giống như phe đàn ông phải chịu khó lắng nghe sự im lặng của đàn bà... But enough about those pesky creatures.

    Hóa ra chữ nghĩa chẳng khác gì những hòn đá, cả hai đều mang theo trong mình những tấm thẻ căn cước, với các chi tiết quan trọng như ngày sinh, quê quán, tên cha mẹ và dấu vết riêng. Xét cho cùng thì chữ viết phải chăng là hóa thạch của tiếng nói. A fossil of a sound. Ngữ vựng là những viên đá đủ loại làm nên những địa tầng của ngôn ngữ và chứa đựng những dấu vết riêng của một ngôn ngữ. The geological characteristics of a language.

    Mai Sau nếu tình cờ trông thấy những chữ có lý lịch không rõ ràng, tung tích không đơn giản, hãy áp dụng khoa học địa chất để khám phá nguồn gốc của họ. You will be amazed.

    Last edited by ốc; 10-17-2017 at 01:01 AM.

  4. #784
    Biệt Thự chieubuon_09's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,147
    Chào chủ nhà Ốc, sư huynh Triển, Kim, Sis Nhã Uyên, sis DuLan cùng các anh chị em,

    @Kim về vụ phim Indochine của Pháp, Chiều xem lâu lắm rồi Kim, phim có lồng vào mối tình nhẹ nhàng dễ thương, Kim nỡ lòng cho có 2.5 sao, Chiều tặng thêm 1 sao thành 3.5

    Có hai chữ này muốn hỏi Ốc & sư huynh Triển, có rất nhiều chữ Quốc ngữ Chiều bị lẫn lộn lắm.

    Giòng sông Vs Dòng sông

    "Gi" dưới hay "D" trên, Chiều checked 3 cuốn tự điển ở nhà họ đều viết là "D", nhưng có một cuốn tiểu thuyết ghi tựa là "Giòng sông Thanh Thuỷ" tác giả Nhất Linh, là một trong những người của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, là những người có công lao trong lúc tiếng Quốc ngữ còn phôi thai. Chiều luôn tôn kính và ngưỡng mộ. Tuy nhiên họ không phải là đúng hoàn toàn, lấy ví dụ như nếu không có Steve Job thì sẽ không có Iphone để dùng, và Iphone 7 chắc phải hơn Iphone 4 (O:

    Theo cách nhớ riêng cho Chiều thì những gì có sự luân chuyển mà mình có thể nhìn thấy bằng thị giác, xúc giác thì sẽ dùng "D" như dòng sông, suối. Phần ngược lại thì dùng "Gi" . Hoặc là cả hai chữ điều được chấp nhận.

    Xin được nghe ý kiến

    Last edited by chieubuon_09; 10-17-2017 at 06:26 PM.

  5. #785
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,564
    Em nghĩ mình viết để diễn tả là chính, còn chính tả chỉ là phụ. Chính tả tiếng Việt thì đọc sao viết vậy, cho nên cứ viết đúng theo cách đọc là được, những khác biệt nhỏ chỉ là quy ước tuỳ tiện đem áp đặt cho mọi người phải theo. Một chữ có nhiều cách viết cũng tốt. Trong tiếng Anh cũng thường thấy nhiều chữ có hai cách viết được chấp nhận:

    - judgement, judgment
    - envelope, envelop
    - caiman, cayman
    - mom, mum
    - bollock, ballock

    Riêng về chữ "giòng sông" với " dòng sông" thì em nghĩ cả hai đều đúng chính tả, vì tuy cùng một ý nghĩa nhưng khác nguồn gốc, và tuy khác gốc nhưng chung dòngiòng.

    - dòng: từ chữ DONG (溶) nghĩa là sự lưu chuyển, hay tuôn chảy
    - giòng: từ chữ GIANG (江) nghĩa là con sông

  6. #786
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Không thể đổ lỗi luật chánh tả là áp dụng tùy tiện hết được. Người miền Nam khi đọc không phân biệt óc hay là ốc. Nếu ông Năm ổng nói "trí óc dạo này xuống cấp" quá, là ý ổng nói ổng không nghĩ nhiều được nữa, hay quên, không sáng suốt chớ không phải ổng chê ông Ốc nổ banh ta lông (pantalon = cái quần của người Tây - (còn nữa) ). Thành thử phải có sự phân biệt để cho người khác hiểu. Không phải lúc nào cũng ngồi nói dóc với nhau mà phân bua. Bút sa là gà chết. Gõ vô diễn đàn mà viết lộn là bị người ta phiền. Do đó phải chú ý chánh tả. Trong chữ chánh tả đã nói là cái chánh là tả. Nhưng mà tả bằng ngòi viết mà người ta đọc không hiểu thì không được (nhớ xem lại trong ký ức các bài viết tả mẹ, tả ông, tả bà, tả con gà con vịt).

    Nói tóm lại là viết đúng chánh tả, là một phương pháp cần thiết để ai ai cũng có thể hiểu rõ ràng. Nói miệng không hôm trước hôm sau quên mất, không có gì lấy làm tin. Viết xuống giấy thì một lời một ý chớ không một lời nhiều ý. Hiểu lầm là chết. Đặc biệt các hiệp định người ta luôn viết luôn nhiều thứ tiếng để tránh hiểu lầm. Do đó không thể tùy tiện đặt lộ trình chánh tả xuống dưới mắt cá được.

    Chữ Dấu và chữ Giấu trong diễn đàn này có tám trăm sáu mươi mấy người viết sai hoài. Dấu là danh từ, dấu vết, dấu hiệu. Giấu là động từ, nghĩa là đem đi chỗ khác để chọc tức đối phương chơi. Cho nên viết sai vụ này có tai hại. Nhưng chữ Giòng và Dòng thì viết sao cũng ô cơ. Đa số các bài viết trên mạng cứ quanh đi quanh lại vụ chuyển động với không chuyển động như bạn Chill nữ hiệp là không ô cơ. Bởi vì trên thực tế quan sát. Địa cầu mình quay không lúc nào ngừng. Cho nên không có vật gì trên địa cầu này đứng một chỗ hết. Dòng sông, giòng sông, giòng đời, dòng đời đều là một luồng chủ thể chạy vòng vòng biến chuyển. Tuy nhiên chưa ai phát minh và xác định là chữ giòng hoặc chữ dòng có nghĩa khác nhau. Cho nên cho đến khi nào mà thiên hạ sự đều hiểu đúng lời người viết thì Thanh Thủy chuyển động thành dòng hay giòng đều ô cơ. Hai danh từ này đều có lộ trình trong luồng.

    My two hundred cents.
    Last edited by Triển; 10-17-2017 at 11:22 PM. Reason: bị nấc cụt
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #787
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,365
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    - dòng: từ chữ DONG (溶) nghĩa là sự lưu chuyển, hay tuôn chảy

    Không đúng lắm. Gần đây Châu Âu nhập nhiều xe hơi hiệu non trẻ của Đại Hàn: Ssangyong. Chữ yong của Đại Hàn là chữ dong của tiếng Việt, chữ SSang là chữ sáng. Sáng dong, là sáng xách xe chạy đi làm. Tuy nhiên xe này thường hay nằm đường nên bị bà con chê. Nằm đường thì không thể nào tuôn chảy được, nhiều lắm là bể bình nhớt hay xăng. Vì lẽ đó mà mọi thứ phải tương đối hóa đi. Khi áp dụng qui ước tùy tiện lên xe hơi là rất mệt.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  8. #788
    Biệt Thự chieubuon_09's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,147
    Cám ơn Ốc & sư huynh Triển đã viết lên những ý kiến riêng về sự nhận xét của mình.

    Theo Chiều Ốc cũng có điểm hay như bên Anh ngữ có những động từ bất quy tắc mình cần phải học thuộc lòng. Có một chữ hay mà Chiều vừa viết xong một lá thư (cover letter) cho một người trong công việc xin chia sẻ là Beside Vs Besides, sau khi tìm tòi để biết, chỉ cần thêm một từ "s" nhỏ để đầu câu, nó trở thành trạng từ, câu văn đọc vô thấy khác liền, mượt mà.

    Sư huynh đưa ra quan điểm "viết đúng chánh tả, là một phương pháp cần thiết để ai ai cũng có thể hiểu rõ ràng" hay, em nghĩ nếu mình cố gắng viết đúng thì sẽ chuyển đạt được những ý của mình muốn nói. Nếu cả hai chữ được chấp nhận, như vậy thì bên Việt ngữ cũng có những danh từ, động từ bất quy tắc. Quyết định hiểu như vậy em có những người bạn khó tính, lúc em viết text trong phone hay e-mail mà viết thiếu chữ, họ không trả lời cho em luôn, họ tập cho em sự cẩn thẩn cũng tốt lắm.
    Last edited by chieubuon_09; 10-18-2017 at 01:34 PM. Reason: đổi chữ

  9. #789
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,564
    Tuy nhiên chưa ai phát minh và xác định là chữ giòng hoặc chữ dòng có nghĩa khác nhau.
    Rất nhiều chữ tiếng thuần Việt xuất phát chữ Hán-Việt đọc khác đi một chút thôi.

    - thêm: từ chữ THIÊM (添), nghĩa là thêm
    - gào: từ chữ HÀO (嗥), nghĩa là gào
    - chèo: từ chữ TRÀO (嘲), nghĩa là chọc ghẹo, chế diễu
    - nhà: từ chữ GIA (家), nghĩa là nhà
    - viễn vông: từ chữ VIỄN VỌNG (遠望) nghĩa là mơ ước xa vời

    Vì lý do đó người ta hay ghép một chữ thuần Việt với chữ Hán-Việt đồng nghĩa để làm rõ ý.

    - in ấn
    - xương cốt
    - máu huyết
    - làng xã
    - bè bạn

  10. #790
    James Đậu Đậu's Avatar
    Join Date
    Oct 2011
    Posts
    1,787
    Bản thân em thì mỗi khi muốn nói sự gì liên quan đến nước, đến sự luân chuyển thì em dùng chữ "giòng". Nói giả dụ, như giòng sông, giòng lệ, giòng nước, giòng đời. Còn những gì ổn định, cố định thì em dùng chữ "dòng". Nói giả dụ, như dòng tu (tu viện), dòng chữ (hàng chữ). Riêng từ "dzòng dzòng " là ngọai lệ. Không tính.

    Cũng như chữ "giọt" và "dọt". Không ai dùng "dọt lệ", "dọt mực", "dọt nước", "nhỏ dọt". Mà là "giọt lệ", "giọt mực", "giọt nước", "nhỏ giọt".
    Đỗ thành Đậu

 

 

Similar Threads

  1. Replies: 4
    Last Post: 07-26-2013, 12:57 PM
  2. Hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt
    By Thứ Lang in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 9
    Last Post: 07-26-2013, 10:55 AM

Tags for this Thread

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 04:39 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh