Register
Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 15
  1. #1
    Thợ Né nvhn's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,009

    Ca dao, tục ngữ: Đúng?, Sai? Có lý hay vô lý?

    Ca dao, tục ngữ: Đúng?, Sai? Có lý hay vô lý?



    September 8, 2011 at 8:05pm
    Giòng văn học Việt Nam mình theo các sách được giảng dạy ở trường được phân chia làm hai :
    - Văn chương bác học .
    Và :
    - Văn chương bình dân . ( Hay còn được gọi là văn chương truyền khẩu ).
    Ở đây tôi muốn nói đến lọai văn chương bình dân. Một giòng văn chương có lẽ có trước khi có giòng văn chương bác học . Người bình dân ; chiếm đại đa số trong nước ; đã đem cái tư tưởng , tính tình , kinh nghiệm..... hay cái vốn hiểu biết nhỏ nhoi của họ để phổ vào những câu tục ngữ , những bài ca dao theo giọng điệu tự nhiên .Đương nhiên là không theo một hệ thống , phép tắc , qui luật nhất định nào . Và một câu tục ngữ , một bài ca dao muốn được lưu truyền trong dân gian thật rộng rãi tất phải là thuận miệng , dễ nhớ . Những âm giai , tiết điệu của ca dao được đặt rất vần và đại đa số dân chúng đều có thể ngâm nga như một khúc hát , hoặc các câu tục ngữ thì rất ngắn gọn để khỏi quên .
    Rồi sau đó vì địa lý , thời gian , các câu đó có thể được biến đổi cho phù hợp với quần chúng của địa phương hay khỏi bị lỗi thời.
    Cùng với thời gian , rất có thể các giới thuộc bác học đã mang những câu sáng tác của họ hòa lẫn vào các câu đã được truyền miệng từ xưa , nếu dễ nhớ , thuận miệng thì rồi cũng sẽ thành văn chương bình dân .
    Và từ đó ca dao , tục ngữ thêm phong phú . Căn bản của giòng văn chương bình dân là truyền miệng , từ đời này sang đời khác nên chắc chắn là có nhiều câu nhiều đoạn được biến dạng. Biến dạng vì địa phương , thời gian hay nếu có vì đọc sai đi nữa , nhưng nếu đa số dân chúng chấp nhận thì mãi mãi vẫn là ca dao , tục ngữ , một đặc tính của nền văn chương bình dân.

    ***
    Ca dao --

    Ca dao sau :
    "
    Gió đưa cành trúc la đà
    Hồi chuông Trấn Võ , canh gà Thọ Xương "
    đã từ Thăng Long , miền ngòai , theo chân chúa Nguyễn vào đến miền trong để trở thành :
    "
    Gió đưa cành trúc la đà
    Tiếng chuông Thiên Mụ , canh gà Thọ Xương "
    Có ai dám bảo câu trên là đúng hay câu dưới là sai ???
    Ca dao biến dạng theo địa lý đấy !
    "
    Tóc mai sợi vắn sợi dài
    Lấy nhau chẳng đặng thương hòai ngàn năm "
    Với câu thứ nhất là của miền ngòai và di cư vào miền trong để sau đó tiếp câu thứ hai : Nam Bắc đề huề !
    Ca dao linh động theo thời gian và địa lý đấy !
    Ca dao , tục ngữ cả hai đi đôi với nhau , cả hai cùng trưởng thành trong nền văn chương dành cho hạng chân đất , dành cho hạng răng đen , dành cho hạng nhai trầu xỉa thuốc , dành cho hạng khăn rằn quấn cổ. Nên tôi ; cá nhân người viết bài này ; đã nhìn thấy thật là " khập khiễng " nếu có ai đó đứng một chân trong giòng bác học để nhận định hay sửa sai về giòng văn chương bình dân .
    Đừng nhìn ca dao tục ngữ dưới đôi mắt phân tích khoa học , dưới đôi mắt kiến thức của khoa bảng chữ nghĩa .
    "
    Trèo lên cây bưởi hái hoa
    Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân "
    Nụ tầm xuân nào trong đám cà ?
    Có ai đủ điên để leo lên cây bưởi mà hái hoa chưa ??
    Lý trí nào , thuận lý nào trong các câu đó ?
    "
    Sao rua chín cái nằm kề
    Thương em từ thưở mẹ về với cha
    Sao rua chín cái nằm ngang
    Thương em từ thuở mẹ mang trong lòng"
    Còn gì vô lý hơn không ?
    Nhưng ! ca dao là thế đấy , là thuận miệng để chuyên chở những tình ý của giới bình dân chân đất , bất chấp cả những cái mà chữ nghĩa cho là thậm vô lý .
    Người đi học thời xưa đã coi chữ " trung quân ái quốc " làm trọng , nhưng các câu đối đáp quan họ ; đa số các lời hát quan họ đã hầu như hòa nhập thanh ca dao ; của các cô gái Bắc Ninh thì :
    "
    Chữ trung dành để phần cha
    Chữ hiếu phần mẹ , đôi ta chữ tình "
    Tôi sảng khóai khi thấy các cô cho nước non xuống ngang hàng với các bậc bố mẹ ( trung với bố ! ) để từ đó giăng sợi giây tình cho chàng trai đi trên đường cái quan ngã lăn ra vì cái lãng mạn , cái tình tứ của các cô gái Cầu Lim , trong vùng Bắc Ninh . Khi đến với ca dao , xin hãy quẳng đi những cái " bác học " , những kiến thức chữ nghĩa để được tự do phóng túng bơi trong những khúc chan chứa tình ca của giới bình dân .
    Ai đó ơi ! xin hãy cởi đôi giày tây bóng loáng hay những đôi guốc gót cao hơn cái đinh , để bước chân trần lên các con đường làng còn ươn ướt trơn trơn sau trận mưa chiều qua mà nghe ca dao giữa chiếc áo nâu , giữa những vạt tóc bay còn thơm mùi bồ kết mới gội sáng nay .
    Hãy nghe , hãy hát ca dao chung với họ .
    Hãy bình luận , hãy giải thích theo ý riêng của mỗi cá nhân các vị .
    Nhưng ,
    xin đừng nhân danh lý trí , nhân danh kiến thức , nhân danh khoa học.....để sửa để bắt ca dao phải đi theo từng chữ của các vị.
    Tội cho nền văn chương chân đất lắm !
    Ca dao khi đã là ca dao , thì ca dao không còn là của cụ Nguyễn Du cụ Nguyễn Khuyến , cụ Tản Đà , ông A bà B ... và lại càng không còn là cả của các nhà thuộc giòng bác học nữa mà là của đại đa số bình dân trong nước . Nên khi bình giải bàn luận về ca dao hẳn là sẽ không xâm phạm đến bất cứ cụ A , bà B nào cả , nên không còn sợ lời bình giải có đúng ý không ? Biết của ai mà đúng ý hay không ? Xin cứ tự nhiên thỏai mái mà bàn mà luận về ca dao .
    Tôi chỉ sợ khi nghĩ đến cảnh :
    "
    Một buổi trưa hè , mẹ răng đen nhánh hạt na nằm võng ru con bằng ca dao
    À ơi !
    " Hôm qua tát nước đầu đình
    Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen "
    Và bất chợt quan Trạng ; quan người cùng làng với mẹ ; cưỡi ngựa đi ngang ngòai ngõ dừng nghe và phán :
    " Này bà cụ kia ơi ! sai rồi .. cành sen nào cứng để treo áo đây ?? cụ phải hát như sau : " bỏ quên cái áo trên cành cây đa " mới đúng chứ "
    Mẹ ngẩn người , tắt nghẹn lời ru ! "

    Tôi cay cay nơi mắt !

    ngựa quan đã tung bốn vó mang Trạng đi xa , chỉ để lại bụi bay mù trên đường làng và cũng chỉ còn văng vẳng vọng lại tiếng cười khểnh của quan .
    Bụi của chân ngựa quan Trạng vương mắt tôi !
    Cay mắt !
    Tục ngữ --

    Tục ngữ đã cùng nắm tay ca dao đi chân đất vào văn học sử của Việt Nam , và cũng chịu chung số phận thấp hèn như ca dao . Nhưng ca dao ít ra còn có phần du dương lãng mạn tình tứ , còn tục ngữ thì hẩm hiu hơn , đã không có những điệu trầm bổng lại còn cộc lốc đôi khi trở thành vô duyên lạ . Ca dao thỉnh thoảng còn được giới " bác học " nâng niu ca tụng tâng bốc , nhưng tục ngữ thì năm thì mười họa mới được để mắt đến . Nhưng được để mắt đến cũng chẳng phải để được giới bác học mặc áo thụng mà vái , mà chỉ để được " chì chiết " để băm vằm , để mổ xẻ .
    Tôi đã sinh ra trong ca dao tục ngữ , tôi được lớn lên , được nuôi nấng giữa chúng và tôi hiểu cái phận cam lòng của chúng .
    Người ta đâu để yên cho tục ngữ . Người ta phân tích , người ta dùng lý lẽ , người ta dùng cái kho chữ nghĩa để xoay để vần tục ngữ . Tôi xót xa cho chúng , cũng như tôi xót xa cho chính cái thân phận của tôi . Viết đến đây , tôi tự hỏi là tôi có quá " bi thảm hóa " tục ngữ không đây !
    Dạ thưa các vị !
    Xin nhân danh tục ngữ ; hay nhân danh chính thân phận tôi ; cho tôi xin phân giải vài lời .
    Cái câu " vắt cổ chày ra nước " đã mấy khi các vương tôn công tử , các tiểu thư , các vị thuộc giới bác học dùng . Và nếu có dùng thì họ dùng làm sao ? Tôi xin chịu .
    Tôi chỉ biết là , nhà quê các bà cụ áo nâu , vấn tóc trên đầu , váy thì vá tùm vá đụp thỉnh thoảng ra đồng nhặt nhạnh ít cua be bé mang về bỏ vào cối giã lên lấy chút nước nấu cho chồng cho con , cho cháu bát canh cua đồng cho mát lòng , chứ ngày nào cũng cơm độn ngô , độn sắn xót ruột lắm ! Nhưng cụ khi giã còn cố vuốt chày , vắt chày thật mạnh tưởng làm như thế may ra có thêm được tí nước cua ! Ôi ! cái khốn khó nẩy ra cái hành động mà người khác coi là vô ích. Và từ đó các cụ áo nâu được khóac thêm cái tiếng là hà tiện là keo kiệt là ........ là ...... " vắt chày ra nước " ! May không là nước mắt ! Hay là nước mắt đã cùng rơi xuống cối cho đầy nồi canh ! Ai thấu được đây hở Giời ??
    Cách đây khá lâu , lúc còn ở VN khoảng năm 50's hay 60's , tôi cũng đã nghe câu " Vắng chủ nhà , gà mọc đuôi tôm " và nhớ không lầm thì hàng nghìn hàng vạn các vị thời đó cũng được học hay nghe như thế . Sau đó có những vị đã nêu cái vô lý của câu để nói rằng "vắng chúa ( chủ )nhà , gà vọc niêu tôm " .
    Vâng ! ca dao , tục ngữ ai muốn giảng sao thì giảng . Nhưng sao các vị đó cứ nhất định phải là gà vọc niêu tôm ! Tôi thì đơn giản như các cụ nhà quê , khi nói gà mọc đuôi tôm là các cụ nói đến cảnh hỗn quân hỗn quan , gà có cái đuôi tôm thì đúng là lộn xộn chắc chắn rồi ! đúng là cảnh " đầu gà đít vịt " loạn xà ngầu... Ơ ! đầu gà sao lại đít vịt được ??
    Tục ngữ đấy !
    Như thế chưa đủ ! các vị cũng đã mang câu " dùi đục chấm mắm cáy " ra để xét rằng :
    - Thật là thậm vô lý ! phải là ........ là ........... " bồ dục chấm mắm cáy " cơ !
    Tôi nhớ không lầm thì vị có tên có tuổi lẫy lừng , nếu chẳng phải là giáo sư thì cũng là .......... tiến sĩ , khoảng năm 60's , đã hùng dũng chứng minh là bồ dục ( tôi nghĩ là quả cật ! ) là món đại bổ nên phải chấm mắm cáy mới là đúng điệu , cũng như lòng lợn luộc thì phải chấm mắm tôm cho đúng kiểu ! Tôi đã phải đi tìm các cụ răng đen , đầu vấn tóc như cái rế , để hỏi về cái món độc đáo đó. Từ ngày đó đến nay , tôi vẫn chờ có dịp là hỏi thăm và tôi vẫn chỉ nhận được những cái lắc đầu : " làm gì có món bồ dục chấm mắm cáy " . Tôi không tìm được thêm tin tức về món đó , nhưng tôi được biết về mắm cáy . Cáy là con giống như cua nhỏ nhưng mềm hơn cua , người Bắc họ để nguyên con làm mắm , có lẽ món này tương đương như món mắm ba khía của người Nam. " Đời cua cua máy , đời cáy cáy đào " Đặc biệt nhất là họ không giã cáy ra như khi làm mắm tôm , nguyên con ! Vâng ! nguyên cả con , vì cáy cũng chả nhớn bao nhiêu . Như thế thì mắm cáy nào để cho người ta chấm mà xơi với bồ dục ?? Hay là tại tôi không được học tới nơi tới chốn như vị tiến sĩ ( giáo sư ) kia ? nên tôi không biết .
    Khi hỏi mẹ , thì được cụ giảng :
    - Dùi đục là đồ dùng của bác phó làm thợ mộc dựng nhà dựng cửa đó , khi đi làm bác mang tí cơm gói trong lá chuối và ít mắm cáy cho mặn mồm mà ăn .
    À ! Thì ra thế ! bác ăn cho vội vàng để làm cho kịp , vừa ăn vừa ghếch mắt để nhẩm xem , mình có làm kịp hôm nay không đây ! Chẳng trách chấm cả dùi cả đục vào mắm. Ai cũng biết , bác phó mộc thì làm sao có được nhời nhẽ văn hoa , bác nói năng cũng cộc lốc , vì mải để tâm làm kẻo giời tối , không về nhà trước khi lên đèn thì bu nó ở nhà hẳn là lại bù lu bù loa cái mồm thì khốn !
    Và tôi hiểu " dùi đục chấm mắm cáy " là chỉ những người ăn nói cộc lốc , không văn vẻ tí nào.
    Tôi không phản đối vị giáo kia giảng câu đó theo ý nghĩ của nhà có kiến thức , nhưng ......
    nhưng sao lại phải bắt dùi đục thành bồ dục hở vị khả kính kia ơi ?

    Tôi cũng thoáng se mình khi nghĩ đến cảnh tượng sau :
    "
    Bác Tư , khăn rằn quấn cổ , miệng phì phèo điếu thuốc rê đang vung chân múa tay với đám trai cùng xã :
    - Tụi mày biết hông ..... qua nghe xã mình có con ông Hương cả đi Tây mới dìa .
    Lũ con trai :
    - Ai....... da............. Zậy cậu đó giỏi lắm hén !
    - Thì ...... gỉoi ! nhưng tụi bây đừng sợ ! bề gì nó cũng cùng xã mậy ! Dí lại mình thì ....... qua nghe ông bà hay nói " tam ngu thành hiền " ... Tụi mình họp lại hơn ba thằng gồi ! hè ..... hè ........
    Bác Tư đang cười với câu trứng giởn ...... cùng lũ trẻ ..... và chợt bác tắt liền nụ cười ......... bên bờ đất bên kia , Cậu Ba bác vật , con ông Hương cả , đầu mang nón nỉ , tay cầm can cười khẩy lầu bầu :
    - Ngu thì có trăm thằng cũng zẫn là ngu ! ở đó mà hiền dí tài !! . "

    Tôi thấy hình như bác Tư cầm khăn rằn lên chùi mắt , hình như ....... hình như điếu thuốc rê đã rơi xuống đất , tôi cố nhìn bác , nhưng hình như cũng có lớp nước chặn ngang mắt tôi.
    Trời vừa đổ cơn mưa !
    Cơn mưa trái mùa !


    Voi ( CLL ) Cuối hạ 2004 .


    Last edited by nvhn; 09-08-2016 at 10:52 PM.
    -Chúa Kitô không có tay mà chỉ trông chờ đôi tay của chúng ta thay đổi thế giới ngày nay.
    -Chúa Kitô không có chân mà chỉ trông chờ đôi chân của chúng ta dẩn bước thế giới nầy đến với người.
    -Chúa Kitô không có môi miệng mà chỉ trông chờ môi miệng của chúng ta nói với mọi người.
    ------ ĐGH Gioan Phaolô II -----

    "Mặt em giận dễ thương "
    "Mặt vợ giận dễ sợ "

    Hình Hội Tết Fairgrounds 2012 @ San Jose.

  2. #2
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Mỗi lần đọc bài bà Voi là tôi nghẹn ngào vì nhiều chấm quá. ))

    Văn chương truyền khẩu biết tới bao giờ mới biết đúng sai. Nhưng mờ cái sai đầu tiên là tất cả các dấu khi theo sau một chữ là ngay sau đít chữ đó. Chứ không có cách ra một mẫu tự như anh Phương viết bên trên mà nhiều người cũng hay viết sai. Một số người khi gõ sợ bị mất dấu trên chữ phía trước, nên phải cách cái dấu cuối cùng của câu ra riết thành thói quen. Anh chị em mình có thể nghiên cứu bộ gõ tìm cái dấu thoát để đánh là được.


    Last edited by Triển; 09-08-2016 at 09:47 PM.
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  3. #3
    Bác Triển "bắt giò" là phải đúng.

    Em cũng nhận em Sai! A Phương cơ!


    ---

  4. #4
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,601
    Con cáy đem ngâm làm mắm thì sẽ có nước tha hồ chấm chứ ai cấm? Dùi đục chấm mắm cáy là món nhậu thuộc loại dã chiến, bần cố nông ngày xưa chỉ có tiền mua rượu nhưng không có tiền mua đồ nhắm thành ra phải lấy cái dùi đục chấm vào chén mắm cáy rồi mút mà đưa cay. Dạo ấy em mới nhập môn có thấy các cao thủ nhậu với cái đinh và chén mắm tôm nữa.

  5. #5
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367
    Quote Originally Posted by ốc View Post
    cái đinh và chén mắm tôm nữa.

    Đinh Sắt Tiềm Hải Sản.

    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  6. #6
    Biệt Thự Triển's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    27,367


    Tên thật: Mít non nấu rạm
    Tục Triển ngữ: Mãnh long quá giang
    (* Nguồn sau ảnh)
    http://dtphorum.com/pr4/signaturepics/sigpic726_7.gif Puck Futin

  7. #7
    Better New Year ốc's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Location
    Ốcland
    Posts
    9,601
    Quote Originally Posted by Triển View Post

    Đinh Sắt Tiềm Hải Sản.

    "Thiết Đinh San Đáo Thuỷ Cung" hay là "Tráng Đinh Đi Mò Tôm"

  8. #8
    Thợ Né nvhn's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    2,009
    Lòng vòng trên FB, gặp thêm bài viết về ca dao của cụ Voi nữa.... chôm dzi cho phố đọc.

    === Quả cau nho nhỏ ===

    À ơi !
    "Quả cau nho nhỏ
    Cái vỏ vân vân
    Nay anh học gần
    Mai anh học xa
    Lấy em từ thưở mười ba
    Đến năm mười tám thiếp đà năm con
    Ra đường thiếp hãy còn son
    Về nhà thiếp lại năm con cùng chàng
    ! "

    À ơi !
    Tiếng ru trầm bổng hoà lẫn tiễng kẽo kẹt của chiếc võng trong một buổi trưa hè của mẹ , vướng mắc trong gió vài sợi tóc loà xoà còn thơm mùi bồ kết mẹ mới gội đầu xong ........

    " Quả cau nho nhỏ "
    Ừ ! quả cau nho nhỏ , chứ chẳng nhẽ quả cau to bằng quả bưởi chăng ??
    Hm ........
    to bằng quả bưởi để " bổ ra làm tám mời anh xơi giầu ( trầu ! ) " thì mồm anh có to bằng cái ..... thúng cũng chẳng dám há to ra mà xơi giầu của em !
    có mà toạc mép mất !
    có thế mà cũng phải nhắc là quả cau nho nhỏ !
    Ấy ! nhưng nếu không vẽ quả cau nhỏ như thế thì ......... không khéo có người lại mơ tưởng :
    " Ví ( * ) em chum chũm núm cau
    Cho anh bóp cái có đau anh ................ đền "
    Xong nhé ! quả cau nho nhỏ thôi !
    Không thể nhỏ hơn nữa nhé !
    nhỏ hơn một tị thì biến thành .. núm cau mất !

    " Cái vỏ vân vân "
    Tôi phải đáp xe lên tỉnh thỉnh ý của vài cụ để được biết :
    Cau mà có mấy vân sọc là hiếm và quí ...... sọc hơi vàng nhè nhẹ pha màu trăng trắng , cau này để dùng cho đám hỏi đám cưới vì …
    vì .............
    quí !

    Cái vỏ vân vân !
    À ! thì ra ........ sắp đám cưới rồi đấy !
    "
    Nay anh học gần
    Mai anh học xa "
    Chàng thì rõ ra là anh học trò :
    " dài lưng tốn vải ... "
    Anh học gần ở làng ; rồi anh ra kinh học xa ; và cảnh :
    " Anh ngồi đọc sách bên nàng quay tơ "
    để rồi chẳng mấy chốc mà :
    " Ngựa anh đi trước võng nàng theo sau "
    Cái ươm mơ của cô gái nhà quê nhà mùa !
    " Lấy em từ thưở mười ba "
    Tới đây tôi phân vân khi có nhiều người viết :
    " Quả cau nho nhỏ cái vỏ vân vân<p>Nay anh học gần mai anh học xa</p>Lấy em từ thưở mười ba .

    Đến năm mười tám thiếp đà năm con "
    như thế thì ca dao này biến thành “ song bát lục bát “ ư ???
    Tôi ngờ lắm !
    Cứ tách ra làm 4 câu đầu , mỗi câu bốn chữ , nghe có vần có điệu , có ngân nga cho mẹ ru chứ !
    Dù là song bát lục bát hay tứ tứ lục bát (!!!! ) thì cũng ...... vẫn là ca dao !
    Hoá ra !
    Không phải chờ đến khoảng thập niên 40 hay 50 qua bài " Tình già " của Phan Khôi mình mới có loại thơ mới dài ngắn bất ngờ !
    Biết đâu đấy !
    Còn nhiều bài ca dao khác cũng không theo thể luật nào hết !
    ha ........ ha ..............
    Ca dao của mẹ đã là những bài khởi động cho phong trào thơ mới !
    " Lấy em từ thưở mười ba "
    Thưở đó các cụ đã chẳng phán là : " nữ thập tam , nam thập lục " đó ư ?
    Cái tuổi vừa nhớn của nàng ! dù của nàng có là .......... núm cau đi nữa thì cũng ra vẻ là ........... người nhớn rồi đấy !
    Thế là hai " em bé " :
    Lấy nhau !
    Tuyệt diệu !
    Hôn nhân không phải là điều tuyệt diệu ư ?
    Lấy nhau có cưới có hỏi !
    Miếng cau , miếng trầu chả là đầu câu chuyện cho những vụ lương duyên sao ?
    Và thế rồi
    Anh và em
    Hợp pháp nhé !
    " Đến năm mười tám , thiếp đà năm con "
    Bây giờ thì không còn là : anh và em nữa , mà là : thiếp và ... chàng !
    Đoạn trên chỉ anh và em
    Ơ ! sao đoạn dưới không là : mình với ta như " Mình với ta tuy hai mà một ! "
    Đừng quên ... chàng là học trò .... đi học tít tận kinh nên cái ngày chàng " vinh qui bái tổ " không xa lắm đâu và hẳn là …
    là ........
    là ..........
    cầm bằng như có trong tay !!!
    và : thiếp
    và : chàng
    Một thứ ngôn ngữ dành cho các bậc .... cao sang quyền quí , thành đạt ......
    Cô gái quê bây giờ ngẩng cao mặt để xưng : thiếp !
    Chỉ là chuyện dĩ nhiên !
    Chuyện phải có !
    Chuyện chẳng đặng đừng !

    " Ra đường thiếp hãy còn son "
    Hm.........
    Còn son ???
    Hẳn không phải là màu đỏ như son ! chỉ là ..... còn son ! tiếng Việt thuần túy đấy !
    Ngẫm mà xem !
    Thấy chưa ?
    Ngày đó thiếp năm con rồi đấy mà ........... vưỡn còn ...... " ngon cơm " !!!
    Người ta đồn : " Gái một con trông mòn con mắt " ... so với " thiếp " thì ........... hì .... hì ......... " chả thấm vào đâu " !!
    Nếu " thiếp " mà sống thời nay thì bao nhiêu các trung tâm " work - out " như Bally , như " health club " chắc phải đóng cửa hay khai " vỡ nợ " mất !
    Vỡ nợ là cái chắc !
    Còn son : không nghĩa chỉ là đẹp mà còn ... còn gì nữa nhỉ hỡi các cụ ???
    còn " giơn " ( jeune ) ............ còn ..... " trông nổ đom đóm mắt " , còn ..... " nhìn rỏ dãi " ra đấy chứ lị !
    Ca dao không cần phải tô màu lên để tả , chỉ cần dùng vài chữ thật đơn giản để cho thiên hạ ... cứ việc HIỂU theo đúng tâm hồn của người Việt !
    Cần gì phải bỏ màu lên để tả " thiếp " như văn chương của ông Thôi Hộ người tận bên Tàu xa tit :
    " Nhân diện đào hoa tương ánh .... hồng ! "
    Văn chương bình dân của ta đấy !
    Ca dao Việt ( hà hà ) quả là ăn đứt cái ông Thôi Hộ nào đó !
    Đương nhiên là " thiếp " năm con thì không còn thể ra đường để mà nghênh cái mặt mà :
    " chữ trinh còn một chút này " được nữa .... nhưng .... còn son !
    Ới ai ơi ! cái tự hào của " thiếp " là ....... là ...
    HÃY còn son !
    Vâng ! chi thế thôi !
    " Về nhà thiếp lại năm con cùng chàng "
    Chỉ có năm con cùng chàng thôi !
    Năm con !
    Các cụ ngày xưa khi gặp nhau đều hỏi thăm :
    " Ông bà mấy cháu rồi ? "
    Có nhiều con là cái lộc cái phúc !
    Chứ ít khi có mấy ai hỏi : " Ông bà lúc này giàu có
    đến đâu rồi ? "
    Nên ;
    Chàng

    Thiếp :
    Năm con đã bõ bèm gì !

    ****

    "
    Ra đường thiếp hãy còn son
    Về nhà thiếp lại năm con cùng chàng "
    Hãy !
    Lại !
    Hai câu kết nghe thoảng như có niềm uẩn ức !
    Tôi mò mẫm tìm từ " Kiều " đến " Chinh phụ ngâm " bản chuyển của bà Đoàn thị Điểm mà vẫn chịu không tìm được những câu dùng hai chữ
    " hãy "

    " lại "
    tuyệt vời như trong ca dao này !

    " Hãy " :
    Nghe như Nàng còn ngậm ngùi
    còn tiếc
    một đời
    lúc chưa có ai !
    " Lại " :
    nghe thoáng như một vết hằn khó chịu ??
    Một niềm ao ước bị buộc chân ?
    Phải chăng cái " lãng mạn " nó không nổi lên , nhưng mãi mãi vẫn còn nằm trong tiềm thức của các cô gái chỉ chờ một phút giây nào đó là he hé ra !
    Cái tâm thức lãng mạn ngầm như trong câu :
    " Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
    Chim vào lồng biết thưở nào ra ! "

    Mẹ ru ! Mẹ ru đấy .
    Ru từ ngàn xưa đến giờ !
    Y hình như cũng có nhà thơ đã từng thả những câu :
    " Ta đi trọn kiếp con người
    Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru "

    ( Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Duy ! )
    Làm sao mà hết nổi những lời mẹ ru !
    Tạ ơn !
    Tạ ơn nhời mẹ ru !

    Voi ( CLL ) ( đầu năm 04 )
    ( * ) : chữ này các cụ ai muốn viết sao thì viết !

    -Chúa Kitô không có tay mà chỉ trông chờ đôi tay của chúng ta thay đổi thế giới ngày nay.
    -Chúa Kitô không có chân mà chỉ trông chờ đôi chân của chúng ta dẩn bước thế giới nầy đến với người.
    -Chúa Kitô không có môi miệng mà chỉ trông chờ môi miệng của chúng ta nói với mọi người.
    ------ ĐGH Gioan Phaolô II -----

    "Mặt em giận dễ thương "
    "Mặt vợ giận dễ sợ "

    Hình Hội Tết Fairgrounds 2012 @ San Jose.

  9. #9
    Biệt Thự nam2010's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    603


    "
    Trèo lên cây bưởi hái hoa
    Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân "
    Nụ tầm xuân nào trong đám cà ?
    Có ai đủ điên để leo lên cây bưởi mà hái hoa chưa ??
    Lý trí nào , thuận lý nào trong các câu đó ?
    "

    Không biết đó có phải là phán đoán của người viết hay người viết chỉ viết lại ý của người nào đâu đó?



  10. #10
    Biệt Thự nam2010's Avatar
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    603

    "
    Một buổi trưa hè , mẹ răng đen nhánh hạt na nằm võng ru con bằng ca dao
    À ơi !
    " Hôm qua tát nước đầu đình
    Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen "
    Và bất chợt quan Trạng ; quan người cùng làng với mẹ ; cưỡi ngựa đi ngang ngòai ngõ dừng nghe và phán :
    " Này bà cụ kia ơi ! sai rồi .. cành sen nào cứng để treo áo đây ?? cụ phải hát như sau : " bỏ quên cái áo trên cành cây đa " mới đúng lý chứ "
    Quan Trạng phán xong, chưa kịp quất ngựa truy phong thì có quan Trạng khác cũng vừa phóng ngựa đến, nói:
    " Quan anh nhầm rồi! Không phải "bỏ quên cái áo trên cành cây đa" đâu mà là "bỏ quên cái áo trên cành sen đất" đó!"
    Mẹ ngẩn người , tắt nghẹn lời ru !

 

 

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 06:11 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh