Register
Page 3 of 3 FirstFirst 123
Results 21 to 27 of 27
  1. #21
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,619

    Hùng khí trong Thơ Văn



    "Rằng vách có tai, thơ có hoạ."




    Trích đoạn cuối của bài... "

    Thi Bá Vũ Hoàng Chương khí phách cao vời với
    "Họa Tòng Khẩu Xuất"___
    (Tác Giả: Nguyễn Minh Thanh)

    Trong Topic : Truyện ngắn sưu tầm/ Việt Hạo Nhiên

    https://dtphorum.com/pr4/showthread....#postót195532

    Chân thành TRI ÂN THI BÁ VŨ HOÀNG CHƯƠNG đã biết dùng ngòi bút, dòng thơ của mình để nói lên cái HÙNG CHÍ CỦA KẼ SĨ, KHÔNG KHIẾP NHƯỢC TRƯỚC BẠO QUYỀN DÙ BIẾT RẰNG HOẠ SẼ VÀO THÂN !
    Đây là một trong những tấm gương sáng để lại cho hậu thế.
    Mong ước rằng sẽ có muôn người VĂN THI SĨ HIỆN ĐẠI SẼ THEO ĐƯỜNG.
    TRONG LÚC NƯỚC MẤT NHÀ TAN THÌ NGÒI BÚT CŨNG LÀ VŨ KHÍ CHIẾN ĐẤU.


    Cám ơn bạn Việt Hạo Nhiên đã đem bài về để chia sẻ.

    cuocsi 2017-01-26

    Trích đoạn .....

    "Tôi xin nhắc lại: sự thực muôn đời sẽ là cơ sở duy nhất của thi ca; vì có sự thực cho riêng một người, có sự thực cho riêng một thời, nhưng vẫn có sự thực cho muôn đời, sự thực bao quát không gian, thời gian, chân lý cuộc sống."

    Mấy ngày sau cái gọi là "Đêm Họp Mặt Văn Nghệ" đó, thi sĩ VHC đã bị bắt và đưa vào tù khám lớn Chí Hoà.

    Như vậy là đại hoạ đã đến với Ông. Tuy Ông biết trước nhưng không tránh, không thèm tránh do tâm Liêm sỉ và Khí phách cao vời của Ông. Ta thấỳ, trong bài thơ "Vịnh Tranh Gà Lợn " có câu:

    "Rằng vách có tai, thơ có hoạ."

    "Thơ có hoạ" rõ ràng, chính Ông đã biết trước trong tình thế đương thời rất dễ bị tai hoạ vì thơ, nhưng không lo và không cần tránh. Bởi nếu muốn, thì khi Huy Cận đến viếng, ông có thể đổi màu như con tắc kè, "phản suy phù thịnh" thiệt dễ vô cùng. Cái Liêm sỉ của Thi Bá là ở chỗ này.
    Riêng về khí phách, ông đã biểu hiện qua phần phê bình 4 câu thơ của thi nô Tố Hữu và phần thuyết giảng về "Thi ca" mà ta đã đề cập ở trên. "Hoạ tòng khẩu xuất" cũng
    chính tại nơi đây!

    Ngoài ra, Liêm sỉ, Khí phách của Ông cũng đã thể hiện từ trước qua câu thơ:

    "Lòng lợn âm dương một tấc thành" trong bài "Vịnh Tranh Gà Lợn."
    Nói tóm lại qua bài "Vịnh Tranh Gà Lợn," tác giả đã biết trước là "thư có hoạ" song Ông vẫn "một tấc thành." Đó là tư cách của kẻ sĩ.


    Ông đã tiêu biểu sáng ngời cho hạng người hiếm thấy:

    - Phú quí bất năng dâm
    - Uy vũ bất năng khuất

    Ông bị bắt ngày 13/4/1976.
    Và mất ngày 6/9/1976 sau khi VC cho về nhà 5 ngày sau.


    IV -Thơ của VHC và Thơ hoạ:

    Vịnh Tranh Gà Lợn

    Sáng chưa sáng hẳn, tối không đành,

    Gà lợn om sòm rối bức tranh.
    Rằng vách có tai, thơ có hoạ
    Biết lòng ai đỏ, mắt ai xanh.
    Mắt gà huynh đệ bao lần quáng
    Lòng lợn âm dương một tấc thành.
    Cục tác nữa chi, ngừng ủn ỉn
    Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh.
    (Vũ Hoàng Chương)

    Xót xa số phần hẩm hiu của một kẻ sĩ tài danh, hậu sinh phụng hoạ bài "VTGL" để ca ngợi liêm sỉ, khí phách của Ông, đồng thời cũng nghiêm mình kính cẩn chào và chúc Ông an lạc nơi cõi vĩnh hằng:

    (Phụng hoạ bài Vịnh Tranh Gà Lợn )

    Quốc bại vong nhân phận phải đành
    Thế mà phong thái đẹp như tranh
    Ung dung trước lũ quàng khăn đỏ
    Bình thảng quanh bầy phản áo xanh
    Dẫu biết hoạ tòng trong khẩu xuất
    Vẫn đem lý giải với tâm thành
    Chỉ vì cóc nhái ngồi bàn độc
    Cưỡi hạc... non Bồng ngắm nguyệt thanh
    (Nguyễn Minh Thanh cẩn bút)

    V - Lời kết :

    Qua câu chuyện của Vũ Hoàng Chương và Huy Cận, chúng ta thấy có điểm hơi giống chuyện cúa Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường đời vua Gia Long. Kết thúc tiểu truyện bi hùng:

    "Thi bá VHC khí phách cao vời với "Hoạ tòng khẩu xuất" xin mượn câu đáp khí khái của tiên sinh Ngô Thì Nhậm lẫm liệt với tên ĐTT tiểu tâm; để xót xa, ca ngợi bậc tài danh, một Kẻ Sĩ tiêu biểu trong Văn Học Miền Nam:

    "Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế."

    _____o0o_____
    (Nguyễn Minh Thanh biên soạn)




  2. #22
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,619

    Ghi ân và Tưởng niệm

    An Lộc địa Sữ ghi Chiến tích
    Biệt Cách Dù Vị Quốc Vong Thân

    ( hai câu thơ này cuốc đã được đọc tại An Lộc,
    nơi có những phần mộ của các chiến sĩ Biệt Cách Dù 81
    đã nằm xuống để tái chiếm An Lộc, Bình Long, Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 )

    Sau đó, có hai câu thơ khác để
    ghi ơn chiến sĩ các quân binh chủng đã hy sinh,
    đượcviết như sau :

    An Lộc Địa Lừng Vang Trang Chiến Sử
    Bình Long Thành Vạn Cỗ Dấu Còn Ghi



    Một bức ảnh nói lên triệu tấm lòng
    ( trích từ trang Khinh binh, bài số 125 )



    Originally Posted by Kiến Hôi


    Kính lạy Nội nằm nơi An Lộc lưu chiến tích.



    Cám ơn anh với một tấm ảnh đơn sơ và một dòng chữ ngắn gọn nhưng
    HÀM CHỨA " LỄ NGHI - ÂN TÌNH - KỸ NIỆM ".

    Người đi trước, kẽ tới sau đều hiện diện trong một khoảng không gian tuy nhỏ
    nhưng lắng đọng, đầy ắp ân nghĩa.

    Thương nhất là đôi mắt và hai bàn tay bé nhỏ chắp vào nhau như gói ghém mọi tấm lòng
    với người đã khuất...


    Hiếm quý và Cảm động biết bao.

    Một lần nữa, cám ơn anh Kiến và gia đình trong ảnh.

    cuốc 2017-02-03



    Cám ơn anh Kiến.



    https://dtphorum.com/pr4/showthread....l=1#post196561
    Last edited by cuocsi; 02-02-2017 at 11:33 PM. Reason: thêm hình

  3. #23
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,619

    Ai là dân Việt, hãy đồng cảm

    HÀNH TRÌNH CÔNG LÝ- HAY LÀ SỨ MỆNH CỦA CHÚNG TA


    Trích bài trang 186 của Ngocdam66
    ( chủ đề : Quê hương tôi / Cá chết dân chết )

    https://dtphorum.com/pr4/showthread....l=1#post197921

    Cám ơn bạn Ngocdam66 đã chia sẻ.

    Bài viết của bạn Trịnh Anh Tuấn, người đồng hành đoàn khiếu kiện FMS.

    HÀNH TRÌNH CÔNG LÝ- HAY LÀ SỨ MỆNH CỦA CHÚNG TA

    Vậy là những lá đơn khởi kiện Formosa của người dân vùng biển Quỳnh Lưu đã không thể gửi được. Thay vì gửi được đơn, họ đã nhận được những màn dùi cui, đấm đá, đòn thù tàn bạo từ phía chính quyền của những người cộng sản. Máu, nước mắt, những giọt mồ hôi mặt chát đã tuôn xuống. Thật khó thể kìm nén nỗi xót xa, căm giận cho sự kiện đẫm máu ngày hôm qua. Hành trình công lý (Justice March) đã không thể đi đến cuối, và đã trở thành hành trình máu. Quãng đường 180km đã dừng lại con số 20.
    Đêm trước ngày đi kiện, tôi đã ngồi với người hướng dẫn gần 1000 người dân khởi kiện là linh mục Nguyễn Đình Thục. Khi nghe tin tất cả những nhà xe được thuê chở dân đi kiện đều bị đến nhà doạ dẫm, ngăn chặn và không thể thực hiện được hợp đồng, cha Thục đã nghĩ đến chuyện phải đi bộ nếu người dân quyết tâm đi kiện. Và tôi đã kể cho cha Thục nghe về Hành trình muối (Salt March) của Gandhi năm 1930 khi chống lại đạo luật về muối cho người Ấn Độ, về Hành trình Selma của Martin Luther King năm 1965 đòi quyền tự do bầu cử cho người da đen Mỹ , về hành trình đòi đất đai năm 2005 của người dân bị mất đất ở Philippines. Tôi nghĩ rằng nếu cuộc hành trình diễn ra với sự ôn hoà, đẹp đẽ thì dẫu vẫn gặp nhiều khó khăn, nhưng chính quyền của những người cộng sản không có lý do để sử dụng bạo lực với những người dân đang thực hiện cái quyền tối thiểu nhất mà những chế độ cổ xưa nhất cũng phải công nhận, đó là quyền thưa kiện khi bị người khác gây thiệt hại cho mình. Nhưng tôi đã lầm.
    Suốt cuộc hành trình diễn ra, tôi ngồi trên chiếc xe ô tô của cha Thục đi phía sau đoàn do một người khác lái. Cha Thục đã xuống đi cùng đám đông đi kiện. Vì sợ người dân đi không đúng luật, gây ách tắc giao thông, cha Thục đã phải cầm loa; lúc thì đi bộ, lúc thì đi xe máy để hướng dẫn đoàn đi. Theo quan sát của tôi, đoàn người đi hết sức ôn hoà, cố gắng hết mức để không gây tắc nghẽn giao thông. Điều làm tôi hết sức cảm động là cứ đi khoảng một vài km thì lại có một nhóm người dân đứng hai bên đường mang nước, bánh kẹo, đồ ăn ra tiếp sức cho đoàn. Những tấm lòng đó khiến đoàn người đi bộ trong giá lạnh, mưa phùn cảm thấy hết sức ấm lòng và vững tin vào việc làm của họ.
    Vậy mà con đường đi lại trở thành một cuộc chuyến đi đầy máu và nước mắt. Buổi chiều sau khi nghỉ trưa, tôi ngồi cạnh cha Nguyễn Đình Thục bên hông nhà thờ Yên Lý nơi đoàn người dừng lại nghỉ tạm. Tôi đưa cho cha đọc bài viết của Luật sư Lê Công Định về hành trình đi kiện hôm nay. Luật sư Định cũng nói về hành trình muối của Gandhi và so sánh Gandhi với cha Thục. Cha cười và nói: "Như thế, cha bất đắc dĩ trở thành người nổi tiếng rồi!". Tôi bảo cha: "Có lẽ đó là sứ mệnh của cha rồi". Cha nói với tôi: " Chắc rằng mỗi người sinh ra đều có sứ mệnh của mình".
    Và lớn hơn, dân tộc nào cũng như thế. Dân tộc nào sinh ra đều có sứ mệnh của nào đó. Và quan trọng, họ phải thực hiện sứ mệnh của mình. Lịch sử đất nước này là một dân tộc nhỏ bé bên cạnh một dân tộc đông đúc, thường xuyên muốn thôn tính mình. Những thế hệ cha ông đã làm xong sứ mệnh của họ. Sứ mệnh của chúng ta bây giờ là phải chịu đựng một chế độ cầm quyền dung dưỡng đầy tội ác, bất công và tàn bạo. Một nhóm người đứng đầu quốc gia luôn đặt lợi ích của cá nhân, của đảng phái của họ hơn lợi ích của đất nước, của người dân. Vì tình anh em của họ, họ sẵn sàng bỏ đi những sinh mạng của ngư dân ngày đêm bám biển đảo quê hương. Vì 16 chữ vàng, họ đục bỏ khỏi sách giáo khoa cuộc xâm lăng của giặc làm 6 vạn sinh mạng đồng bào mình nằm xuống. Vì lợi ích, họ đã để mấy trăm ngàn ngư dân chết mòn trong một vùng biển chết, và của cả thế hệ tương lai.
    Và có lẽ, đó là sứ mệnh của chúng ta. Thực hiện sứ mệnh đó hay không, là lựa chọn của dân tộc này;
    hoặc là lụi tàn như loài cỏ dại.

    15.2.2017

    Theo Blog CGDL
    Last edited by cuocsi; 02-17-2017 at 12:01 AM. Reason: thêm link

  4. #24
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,619

    Đôi mắt đó câm hay tâm hồn tôi điếc?




    Sông Hương Có Nói Chi Mô




    ST




    Trích đoạn trang " Em về thăm Huế dùm anh "
    https://dtphorum.com/pr4/showthread....l=1#post199008

    Cám ơn HXhuongkhuya !i

    " ....

    Em gật đầu và tôi tiếp tục chở em đi. Cầu Tràng Tiền đang sửa chữa lại, em chỉ tôi chạy xe qua cây cầu mới. Chúng tôi vào một quán cà phê lộ thiên ở sát bờ sông Hương, ngay phía trước trường Quốc Học. Tôi chọn một cái bàn đặt ngay dưới bóng đèn điện sáng choang. Chẳng phải tâm hồn tôi ưa thích sự trong sáng mà vì ngồi ở nơi sáng sủa, tôi mới có thể đọc được những câu em viết trả lời.Tôi gọi cho em một ly đá chanh và cho tôi ly cà phê đen. Rất bất ngờ tôi được nghe lại giọng ca Tuấn Ngọc với bài "Chiều một mình qua phố" của Trịnh Công Sơn ở quán cà phê này. Diệu Liên mấy máy đôi môi hát theo. Tôi hỏi:

    - Em cũng biết bài hát này à?

    Diệu Liên gật đầu và môi em tiếp tục mấy máy. Tôi buồn muốn khóc khi thấy em say sưa hát một bài ca không thành lời. Im lặng là vàng, đúng vậy. Nhưng im lặng mãi sẽ là đất đá. Tôi không muốn em là đất đá. Tôi thầm cầu mong cho em một lần được nghe giọng hát của chính mình. Bài hát dứt, môi em vẫn còn run run vì xúc động hay vì lời ca "ngoài kia không còn nắng mềm, ngoài kia ai còn biết tên?"

    Không ngăn được tò mò, tôi hỏi em câu chuyện người ta đồn về gia đình em mà Tường đã kể cho tôi nghe lúc trưa.

    - Chuyện đó có thật không?

    Em gật đầu. Ôi "ba tấc đất" của người chết đã làm khổ người sống quá nhiều! "Giàu sang chưa chín một nồi kê". Tại sao người ta bắt im lặng mãi? Tự nhiên tôi nổi sùng nói:

    - Em hãy cho tôi biết mộ ông nội em nằm ở đâu? Tôi sẽ thuê người ta dời mộ để em nói được. Em cần phải nói, phải hát.

    Em khẽ nắm tay tôi lắc lắc. Rồi em cúi xuống viết vào cuốn sổ tay tôi để trên bàn:

    -Ông cần em phải nói, ông mới hiểu? Sông Hương có nói chi mô mà người ta cũng hiểu nó.

    Viết xong, em ngẩng lên nhìn dòng sông Hương lấp lánh ánh trăng. Mặt nước phẳng lặng không gợn sóng. Gió từ mặt sông thổi lên mát rượi. Tôi nhìn vào đôi mắt em đang mở lớn. Đôi mắt cũng lấp lánh ánh trăng nhưng có nói chi mô.
    Đôi mắt đó câm hay tâm hồn tôi điếc?

    Đoàn Thạch Biền .


    Sông Hương có nói chi mô
    Mà sao anh cứ mơ hồ tiềng ai
    Lẫn trong sóng nước ngân dài
    Điệu hò văng vẳng mạn ngoài thuyền xa
    HV

    ... "
    Last edited by cuocsi; 03-01-2017 at 11:17 PM. Reason: thêm liên kết

  5. #25
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,619

    Và thấy mình muốn khóc.

    ... Đôi khi bất chợt gặp lại, mùi hương nồng ấm của thứ dầu gió này có thể giúp ta dăm ba giây phút sống lại những kỷ niệm xa xưa, để tâm hồn dịu đi đôi chút giữa cuộc sống xô bồ.



    Trích " Chai dầu gió xanh "
    Bài của :
    Võ Quách Thị Tường Vi
    Trang " Quán gió " của CCG. #275

    https://dtphorum.com/pr4/showthread....l=1#post199043

    Cám ơn tác giả bài viết và cám ơn CCG đã chia sẻ.

    cuocsi

    .........

    " ...Trong suốt mấy tiếng bay tiếp, John và tôi vẫn tiếp tục trò chuyện, dầu gió xanh vẫn được thoa cho John đều đều. Nhiệt độ và áp suất máu của John khá bình ổn. Bịch nuớc biển vẫn nhỏ giọt đều nhưng chậm hơn lúc trước vì áp suất của John đã cao hơn. Chúng tôi đã đưa John lên nằm trên giường trong phòng dành cho phi công. John cho biết em thấy có vẻ khá hơn lúc ban đầu một chút.

    Khi bay qua biên giới Thái Lan, tôi đã quyết định không dừng lại nữa vì từ nước này về Singapore thì chỉ còn một tiếng đồng hồ mà thôi và tình trạng của John thì thấy không thay đổi mấy. Cả đêm ấy, ba thầy trò chúng tôi không chợp mắt chút nào nhưng vẫn không thấy mệt.

    Rốt cuộc thì phi cơ cũng đáp xuống phi trường Singapore. Khi xe cứu thương đến phi cơ để đưa John vào bệnh viện cấp cứu, cậu ấy đã nắm tay tôi và ngập ngừng hỏi:

    - Em cảm ơn Doctor V và phái đoàn của doctor đã giúp em rất nhiều. Em sẽ không bao giờ quên y sỹ V đâu. Chúc y sỹ và phái đoàn thành công trong chuyến đi này. Nếu được, xin y sỹ cho em xin luôn chai dầu gió xanh đó, có được không?

    John muốn xin chai dầu gió xanh của tôi? Tôi cảm động đến sững sờ khi trao cho John chai dầu xanh trước khi từ biệt.

    Phi cơ tiếp tục bay. Sắp thấy lại Sài gòn. Trong túi xách không còn chai dầu xanh. Vậy là chai dầu không cùng tôi trở lại quê mẹ. Nhưng hơn bao giờ, tôi thấy chai dầu xanh đang ở trong tim mình.

    Và thấy mình muốn khóc.


    ♦♦♦


    Tôi biết các bạn trẻ ngày nay, như tôi thuở nào, có thể coi chai dầu xanh là thứ “mắc dịch”. Vậy mà với người Việt mình, hình như ai ai trong đời ít nhiều cũng đều biết đến nó.


    Chai dầu gió xanh của mỗi người có thể khác nhau. Có thể là những kỷ niệm thời ấu thơ với người thân yêu, một lần gặp gỡ hay chia lìa, một mối tình, một ánh mắt, một nụ cười, một dáng đi, một tà áo, một giọng nói, một câu dỗ dành, một bài hát hay một lời thơ... Đôi khi bất chợt gặp lại, mùi hương nồng ấm của thứ dầu gió này có thể giúp ta dăm ba giây phút sống lại những kỷ niệm xa xưa, để tâm hồn dịu đi đôi chút giữa cuộc sống xô bồ.

    Lập đông 2012.
    Võ Quách Thị Tường Vi
    Last edited by cuocsi; 03-01-2017 at 10:49 PM. Reason: thêm liên kết

  6. #26
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,619

    " Người NHÀ "

    Người ngoài hay là người nhà ?

    Ông ấy đã hơn 50 tuổi, lấy mẹ tôi cũng vì muốn tìm người bầu bạn lúc tuổi già. Ông không có điểm gì nội trội ngoài khả năng nấu ăn và tấm lòng chân thật, nhưng khi tiếp xúc với ông, tôi mới thật sự hiểu ra hai chữ “người nhà”.


    Ông bố dượng 50 tuổi và câu chuyện thấm thía về hai chữ “người nhà”.

    (Ảnh: Internet)


    Sau khi bố tôi mất được ba năm, ông ấy đã đến nhà tôi
    So với người cha của tôi, ông ấy tầm thường đến nỗi chẳng có ưu điểm gì đáng để nói đến. Nhưng mà, người mẹ ngoài 50 tuổi cần có một người bầu bạn, mà yêu cầu của người già đã ngoài 50 tuổi đối với một nửa kia rất nhiều khi chỉ cần phẩm cách tốt là được rồi.

    Về mặt này ông ấy có đủ điều kiện, bởi ông là người tốt nổi tiếng gần xa, là người thật thà chất phác. Cái hôm gặp gỡ lần đầu tiên với mẹ tôi, ông rất bối rối. Bởi vì ông biết rất rõ rằng mọi phương diện của mình đều không có ưu thế: nhà thì chật hẹp, tiền lương thì ít, chẳng qua chỉ là một công nhân phổ thông nghỉ hưu, hơn nữa nhà của cậu con trai vừa mới kết hôn cũng cần đến sự giúp đỡ của ông.
    Nói thật lòng, mẹ tôi cũng chỉ là vì nể mặt người mai mối nên mới quyết định đến gặp ông ấy. Và cuối cùng mẹ đã sinh ra thiện cảm đối với ông bởi tài nghệ nấu nướng của ông.
    Sau khi gặp mặt, ông ấy nói: “Bà Lý này, tôi biết điều kiện của bà rất tốt, không thiếu gì cả, thật tôi không có gì đáng để gửi tặng bà. Nhưng dù thế nào, chúng ta cũng hãy thử quen nhau xem sao, chiều nay bà hãy ở lại nhà tôi dùng bữa cơm đạm bạc nhé!”.
    Tấm lòng chân thành của ông khiến mẹ tôi không nỡ từ chối, và bà đã ở lại. Ông không để bà động đến một tay, đã làm một bát canh với bốn loại rau, đặc biệt là món bí ngô nấu thịt, mẹ tôi đã ăn ngon đến không nỡ đặt đũa xuống.
    Trước khi đi, ông đã nói với mẹ tôi rằng: “Sau này nếu như muốn ăn nữa, thì hãy đến đây. Nhà tôi tuy không khá giả lắm, nhưng chiêu đãi món bí ngô thì không tốn công phí sức chút nào”.
    Về sau, mẹ tôi lần lượt gặp mấy người lão niên khác nữa, nhưng mà, tuy điều kiện của mỗi người đều tốt hơn ông ấy, nhưng cuối cùng mẹ tôi vẫn chọn ông.
    Lí do thật ra cũng được xem là ích kỷ, bà ấy đã phục vụ và chăm sóc ba tôi hơn nửa đời người rồi, lần này bà muốn một lần làm đối tượng được người ta chăm sóc lại.
    Cứ như vậy, ông ấy và mẹ tôi đã đến với nhau…

    Người ngoài hay là người nhà?

    Hôm đó, ông ấy, mẹ tôi, thêm tôi nữa, còn có gia đình ba người của con trai ông cùng dùng một bữa cơm với nhau.
    Tôi đặc biệt sắp xếp bữa cơm này trong một khách sạn năm sao sang trọng, trên bề mặt thì thấy là vì để bày tỏ sự coi trọng đối với ông, thật ra là muốn thông qua đó mà thể hiện đẳng cấp của mình.
    Khi rời khỏi khách sạn, ông nhẹ nhàng nói với tôi: “Từ nay chúng ta đã là người nhà với nhau rồi, là hai bố con đấy! Sau này nếu con muốn mời bố ăn cơm thì chỉ việc đi đến những quán ăn bên đường là được rồi, ở đó bố sẽ ăn được thoải mái hơn, lòng không bị đau và cũng không thấy tiếc tiền”.
    Chính biểu lộ tình cảm chân thành của ông đã làm tổn thương cái tâm hư vinh giả dối của tôi, khiến tôi cảm thấy đấu trí với một người thật thà, giống như một người lớn lấy kẹo để dụ dỗ một đứa con nít vậy, thật là vô sỉ chẳng còn gì để nói nữa.
    Ông ấy đã chăm lo cho mẹ tôi rất tốt, bà ấy mỗi lần gặp tôi đều bảo cần phải giảm cân, đó là một giọng điệu hạnh phúc.
    Ông ấy nấu ăn thật sự rất ngon. Một lần nọ, khi cùng ăn cơm với mọi người, tôi không nhịn được nói với vợ rằng: “Lần sau khi chú Đường làm cơm, em hãy ở bên cạnh mà học hỏi một chút”.Trong sắc mặt của vợ vốn không hề có phần muốn học, trái lại còn có mấy phần tức giận.
    Ông vội vàng đứng ra giải vây, ông nói: “Một đời này của bố đều không làm được gì tốt cả, chỉ có chút tài nghệ làm được mấy món ăn, các con đều là những người làm chuyện đại sự, tuyệt đối đừng có học theo ta, nếu như muốn ăn, thì hãy đến đây, đến bất cứ lúc nào cũng được. Làm cơm này, sợ nhất là cơm mình làm không có người ăn”.
    Hôm đó khi chúng tôi đi về, ông ấy đã gói rất nhiều đồ do chính tay ông làm bảo chúng tôi mang về, vừa cầm lấy tay tôi vừa nói: “Đừng có khen cơm của bố nấu ngon nữa, nói thật lòng, hễ có người nói đến ưu điểm này thì bố thấy ngại lắm. Một người đàn ông chỉ biết nấu ăn, còn những phương diện khác thì lại không làm được trò trống gì cả, đây đâu thể nói là ưu điểm được”.
    Trên đường về nhà, tôi đã kể lại cho vợ nghe những lời này của ông. Cô ấy nói: “Người như ông ta, trời sinh là số phải phục vụ người ta, trời sinh chính là bằng lòng cúi đầu đến sát mặt đất. Mẹ chúng ta có phúc khí, già rồi còn làm một hoàng thái hậu”.
    Tôi vừa lái xe, vừa dùng mắt liếc nhìn vợ, cảm nhận sự khinh thường của vợ đối với ông ấy, trong lòng lại không biện giải gì cho ông. Rốt cuộc, ông trước sau vẫn là một người ngoài mà.

    (Ảnh: Internet)

    Xấu hổ
    Hôm tôi dọn sang nhà mới, ông ấy và mẹ tôi đã đến nung đáy nồi (một tập tục khi dọn nhà) cho chúng tôi. Ông đã làm theo tập tục nung đáy nồi một cách cẩn thận kỹ càng đâu vào đấy. Nhưng mà, đợi đến lúc ăn cơm, ông lại không xuất hiện trên ghế dành cho bề trên, tìm khắp nơi đều không thấy ông ấy, gọi điện thoại cho ông, cũng là ở trong tình trạng khóa máy.
    Dường như đã tính toán kỹ thời gian, khi khách khứa đi hết cả, ông đã quay trở lại, cẩn thận dọn dẹp đống bát đĩa bừa bộn đó, đem những đồ ăn còn thừa lại đựng trong hộp cơm mà ông đã chuẩn bị sẵn, để đem về nhà ăn.
    Mẹ không mong ông làm như vậy, cảm thấy tủi thân cho ông, ông nhỏ tiếng nói thầm với bà rằng: “Buổi tối anh sẽ nấu cơm mới cho em, những cái này anh sẽ tự ăn hết”.
    Mẹ nói: “Làm gì mà ngày nào cũng phải ăn cơm thừa rau thừa như vậy chứ? Anh có biết rằng em thấy anh làm như vậy, trong lòng rất khó chịu hay không?”.
    Ông ấy đã an ủi mẹ tôi rằng: “Em tuyệt đối đừng có thấy khó chịu, để anh nhìn thấy lãng phí như vậy, trong lòng anh mới không dễ chịu. Tiền của Thụ Tán (tên của tôi) đều rất vất vả mà đánh đổi lấy, chúng ta không giúp con nó được gì cả, vậy thì hãy gắng sức tiết kiệm thay cho nó”.
    Lời của ông khiến cho mẹ tôi day dứt, sau đó bà ấy quyết định nói với tôi. Nghe thấy mẹ nói thay cho ông ấy trong điện thoại, lúc đó cảm giác trong lòng tôi rất phức tạp, đồng thời cũng vì phần phức tạp này của mình mà cảm thấy rất xấu hổ.
    Dần dần, thiện cảm đối với ông ấy mỗi lúc một nhiều hơn
    Có những lúc, thậm chí có phần ỷ lại, ông ấy vẫn luôn âm thầm làm rất nhiều chuyện cho chúng tôi, thay ống nước bị hư trong nhà, mỗi ngày đưa cháu đến nhà trẻ và rước cháu về nhà, khi mẹ nằm viện ông ấy đã không ngủ không nghỉ mà chăm sóc bà, mãi đến sau khi xuất viện mới nói với chúng tôi.
    Chỉ là không ngờ rằng có một ngày, ông cũng ngã bệnh, hơn nữa bệnh còn nghiêm trọng đến thế. Trên đường ông ấy đưa con của tôi đến nhà trẻ đã đột nhiên ngã xuống – bệnh tai biến mạch máu não, bán thân bất toại mà nằm trên giường.
    Tôi, còn có con trai của ông ấy, ban đầu đều rất tích cực đối với việc trị liệu của ông, chúng tôi mong ông mau chóng khỏe lại, vẫn có thể chịu mệt nhọc vất vả mà phục vụ cho chúng tôi giống như trước đây.
    Nhưng mà, ông đã không bao giờ đứng dậy được nữa. Trước đây ông chỉ biết mỉm cười, không ngờ giờ đây đã biến thành yếu ớt như vậy, lúc nào cũng chảy nước mắt.
    Mẹ chăm sóc cho ông, ông khóc; chúng tôi đẩy xe lăn dẫn ông đi chơi vùng ngoại ô, ông khóc; nhiều lần nằm viện, nhìn thấy tiền bị tiêu đi như nước, ông khóc.
    Cuối cùng có một ngày, ông đã dùng con dao cạo râu ra sức cắt cổ tay của mình. Cấp cứu trong suốt 5 giờ đồng hồ, ông mới giằng co từ trong cõi chết trở về, rất mệt mỏi, cũng rất tuyệt vọng.
    Điều thật sự không ngờ rằng, người đầu tiên bỏ ông ấy đi lại chính là con trai của ông.
    Con trai của ông rất ít khi đến thăm ông, sau này còn không chịu ló mặt ra một lần. Mỗi lần gọi điện thoại anh ta đều nói rằng mình đã đi công tác, trở về sẽ ghé thăm ông.
    Điều khiến tôi không ngờ hơn nữa, mẹ tôi vào lúc này cũng đề xuất với tôi rằng bà muốn chia tay với ông. Hai người vốn dĩ cũng chưa có đăng ký, chỉ là chuyện vỗ mạnh một cái mỗi người mỗi ngả.
    Mẹ nói với tôi rằng: “Mẹ đã già rồi, không lo nổi cho ông ấy nữa. Mẹ không giúp được gì cho con cả, nhưng cũng không thể lượm một người cha tàn phế về, làm liên lụy con được”.
    Đây chính là hiện thực tàn nhẫn
    Tôi không muốn để mẹ tôi làm người ác, thế là tôi đành phải nhẫn tâm đóng vai kẻ ác, quyết định tự mình đến nói ra chuyện chia tay này.
    Tôi nói với ông, người vốn đang nằm trong bệnh viện rằng: “Chú Đường, mẹ con bệnh rồi”.
    Nước mắt của ông lại tuôn trào ra như mưa, tôi gắng sức nói ra những lời tàn nhẫn: “Chú biết đấy, mẹ con cũng đã có tuổi rồi. Những ngày này, bà ấy đối với chú như thế nào, chú cũng đã thấy rồi”.
    Chú tiếp tục chảy nước mắt gật đầu. Tôi lại nói tiếp: “Chú Đường, chúng con còn phải đi làm nữa, mẹ con sức khỏe lại không được tốt. Chú xem như vậy có được không, sau khi xuất viện, chú hãy về nhà của chú, con sẽ thuê một bảo mẫu cho chú. Đương nhiên, tiền sẽ do con trả, con cũng sẽ thường xuyên đến thăm chú”.
    Khi nói đến đây, chú không khóc nữa. Chú gật đầu liên hồi, nói một cách cảm kích: “Nếu được như vậy thì tốt quá, nếu được như vậy thật đúng là tốt quá. Không cần mời bảo mẫu, thật sự không cần…”.
    Tôi bước ra đến khuôn viên của bệnh viện lại chảy nước mắt, không rõ đó là cảm giác nhẹ nhõm sau khi được giải thoát, hay là trong lòng có nỗi day dứt không nói thành lời.
    Tôi đã mời một bảo mẫu cho ông ấy, trả trước chi phí trong một năm. Sau đó, tôi lại đến nhà ông ấy, thuê công nhân tu sửa lại nhà của ông một chút, tôi đã cố gắng làm đến trọn nhân trọn nghĩa. Không phải vì ông, chỉ vì an ủi nỗi bất an trong lòng. Cái ngày ông ấy xuất viện trở về nhà, tôi không có đi, mà là bảo tài xế trong đơn vị đến đón ông.
    Sau khi tài xế trở về đã nói với tôi rằng: “Chú Đường nhờ tôi nói tiếng cảm ơn với anh, còn bảo rằng ngay cả con trai ruột của chú, cũng không làm được như vậy”.
    Những lời này, đã an ủi tôi ít nhiều, khiến tôi cảm thấy nhẹ nhõm phần nào, nhưng loại an ủi này vốn không có duy trì được bao lâu.
    Ngày xuân lạnh buốt
    Ngày tết không có ông ấy ở nhà, chúng tôi thấy có chút buồn tẻ, không còn có một người bằng lòng vùi đầu vào trong nhà bếp, làm đủ các loại món ăn cho chúng tôi.
    Chúng tôi ngồi ăn cơm tất niên trong khách sạn năm sao, nhưng lại không cảm nhận được cái hương vị nồng ấm của ngày tết nữa. Con trai trên đường về nhà nói: “Con muốn ăn món cá chép do ông nội làm”.
    Vợ tôi nháy mắt ra hiệu cho con trai đừng có nói nữa, nhưng mà, con trai trái lại quậy càng dữ dội hơn: “Tại sao mọi người lại không để cho ông nội về nhà đón tết, mọi người thật đúng là xấu xa mà!”.
    Vợ tôi tức giận giáng cho con trai một cái bạt tai thật mạnh. Nhưng cái bạt tai đó giống như là đang đánh vào mặt tôi vậy, khắp mặt sưng lên đau đớn. Một câu nói của con trai, khiến cho điều chúng tôi tự thấy an ủi đều đã sụp đổ tan tành.
    Tôi từ trong kính chiếu hậu, nhìn thấy đôi mắt của mẹ cũng đang đỏ hoe. Không nghĩ cũng hiểu, đó là ngày 30 tết buồn tẻ biết mấy. Tôi thấy rất nhớ năm ngoái, cái năm mà ông ấy vẫn còn ở nhà chúng tôi, một gia đình ấm cúng hạnh phúc, luôn được xây dựng trong sự phó xuất lặng lẽ của một người.
    Không biết giờ này, chú Đường đang đón tết với ai? Liệu có nhớ đến chúng tôi chăng? Liệu có vì sự vô tâm của chúng tôi mà trong lòng cảm thấy tủi thân?



    (Ảnh: Internet)


    Về nhà

    Sau khi tiếng trống đầu xuân vang lên, tôi lái xe đi đến chỗ của chú Đường. Ông ấy bước những bước chân tập tễnh ra mở cửa cho tôi, nhìn thấy tôi, miệng đang nở nụ cười, trong mắt lại đẫm lệ.
    Đi vào ngôi nhà lạnh lẽo của ông, nước mắt của tôi cũng không thể ngăn lại được nữa. Tôi cầm điện thoại lên gọi cho con trai của ông ấy, sau khi mắng chửi cho anh ta một trận, bắt đầu gói sủi cảo cho ông.
    Bảo mẫu đã về nhà đón tết rồi, trên đầu giường đã chuẩn bị sẵn điểm tâm đủ cho ông ấy dùng đến ngày 15, trong lòng tôi cũng thầm trách mẹ.
    Những chiếc sủi cảo nóng hổi cuối cùng đã khiến trong nhà ông ấy có được một chút không khí ấm cúng của ngày tết. Chúng tôi cứ ăn một miếng sủi cảo, nước mắt của cả hai lại lã chã tuôn rơi.

    Buổi sáng tinh mơ của ngày mùng một, tôi lảo đảo rời khỏi căn nhà của ông, tôi đã uống rượu, đậu xe ngay dưới lầu của nhà ông ấy, một mình đi trên con đường lạnh tanh, trong lòng đầy rẫy thê lương.
    Điện thoại reo lên, là vợ gọi đến: “Anh ở đâu vậy hả?”.
    Tôi phát hỏa lần nữa: “Tôi đang ở trong nhà của một ông lão cô độc, nghe rõ chưa hả? Chúng ta là loại người gì vậy hả? Khi ông ấy có thể đi lại được, chúng ta lợi dụng người ta; bây giờ ông không cử động được nữa, chúng ta lại gửi trả về. Lương tâm của chúng ta phải chăng đã bị chó ăn mất rồi, vậy mà còn đòi học theo người ta nói nhân nghĩa đạo đức, tôi khinh!”.
    Ở trên đường cái, tôi mắng chửi bản thân mình thật tệ hại, mắng đủ rồi, mắng mệt rồi, tôi không chút do dự mà chạy trở lại, cõng ông ấy trên lưng rồi đi ra bên ngoài. Ông giãy giụa, hỏi tôi: “Con làm vậy là sao?”.
    Tôi lấy giọng điệu chắc nịch mà nói với ông rằng: “Về nhà”.
    Ông nội mà, chính là để chúng ta yêu thương
    Ông ấy đã trở về. Người cảm thấy vui nhất là con trai tôi. Nó vừa ôm vừa hôn ông, luôn miệng đòi ăn món cá chép, đòi ăn món bánh quai chèo, muốn làm thẻ siêu nhân.
    Vợ lôi tôi vào trong phòng, hỏi tôi: “Anh điên rồi sao? Ngay đến cả con trai ông ta còn không lo cho ông ta, anh dẫn ông ta về nhà làm gì vậy?”.
    Tôi không còn nổi nóng nữa, ôn hòa nhã nhặn nói với cô ấy: “Con trai ông ấy làm chuyện không đúng, đó là chuyện của anh ta, không nên lấy đó làm cái cớ để chúng ta bỏ rơi ông ấy.
    Anh không yêu cầu em phải xem ông ấy như bố chồng của mình, nhưng mà, nếu như em yêu anh, nếu như em biết nghĩ cho anh, thì hãy xem ông ấy như người nhà, bởi trong lòng của anh, ông ấy chính là người nhà, chính là người thân, bỏ rơi ông ấy thì rất dễ dàng, nhưng không giấu được nỗi day dứt trong tâm. Anh muốn tâm mình được thanh thản một chút, chỉ đơn giản vậy thôi”.
    Cùng một lời này, khi nói với mẹ, bà nước mắt như mưa, nắm chặt lấy tay tôi nói rằng: “Con trai à, mẹ thật không ngờ con lại có tình có nghĩa như vậy”.
    Tôi nói: “Mẹ, mẹ yên tâm đi. Nói hơi khó nghe một chút, cho dù sau này có một ngày, mẹ mà đi trước chú ấy, con cũng sẽ phụng dưỡng chú ấy đến cuối đời, với thu nhập của con hiện giờ, nuôi chú ấy nào là chuyện khó gì? Thêm một người thân, thì có gì không tốt chứ?”.
    Một lúc sau, con trai tôi đi vào xin tôi: “Bố ơi, đừng có gửi ông nội về nữa. Sau này, con sẽ chăm sóc ông ấy. Sau này bố già rồi, con cũng chăm sóc bố mà!”.
    Tôi ôm con trai vào trong lòng, trống ngực đập thình thịch, thật may là vẫn chưa quá muộn, còn may chưa để lại một ấn tượng bất hiếu trong lòng của con.
    “Ông nội mà, chính là để cho chúng ta yêu thương, sao lại gửi đi được nữa!”. Tôi mở miệng nói đùa với con trai, để củng cố niềm tin vững chắc cho nó…

    Đọc xong, bạn có lĩnh ngộ được đạo lý giản dị trong đó hay không?

    Thật ra cha mẹ vốn đòi hỏi không nhiều, chỉ là một lời chào hỏi: “Cha, mẹ hôm nay có khỏe không?”, chỉ cần mua một ít thức ăn khuya, nấu một bữa tối đơn giản, trước khi ngủ đắp chăn cho họ, trời lạnh thêm áo ấm, đeo găng tay giúp họ, chỉ những cử chỉ rất nhỏ thôi cũng sẽ khiến họ thấy ấm áp vui vẻ rất lâu.
    Có những lúc, tôi thường hay nghĩ: “Tôi mong con cái của tôi sau này sẽ đối xử với tôi thế nào đây?”. Tôi tin rằng, đời người là một vòng tuần hoàn; bây giờ bạn đối đãi với cha mẹ như thế nào, sau này con cái của bạn cũng sẽ đối xử với bạn như vậy.
    Bạn thân mến, trên đời này ân tình khó trả nhất chính là ân tình của cha mẹ, mong chúng ta đều có thể lấy tâm hiếu thuận mà chăm sóc cho cha mẹ, lấy tâm cảm ân mà hiếu thuận với cha mẹ!
    Sinh mệnh không đòi hỏi chúng ta phải trở thành người tốt nhất, mà chỉ đòi hỏi chúng ta cố gắng hết sức mà thôi!
    Cây muôn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn tận hiếu nhưng song thân không còn nữa. Chuyện khó chờ đợi nhất trên đời này, chính là hiếu kính cha mẹ, đừng đợi đến khi mất đi rồi mới hối tiếc rằng bản thân ngày trước không biết trân quý…


    Tiểu Thiện, dịch từ Cmoney.tw__



    Last edited by cuocsi; 03-02-2017 at 06:01 PM. Reason: Lỗi typo

  7. #27
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,619

    Cảm xúc về một bài hát

    HALLELUJAH

    Bài này được lấy về từ trang Facebook,
    không biết làm cách nào để chuyển qua video ???
    mời các bạn thử clik xem ra sao.
    Xin lỗi trước


    https://www.facebook.com/josecarlosl...5059688248599/

    Trong lúc chờ đợi chuyển từ trang Facebook qua video,
    mời tất cả cùng nghe phiên bản tiếng Pháp, karaoke (lời mới)





    Last edited by cuocsi; 01-18-2018 at 02:06 AM. Reason: Thêm clip

 

 

Similar Threads

  1. Quán Tạp Kỹ - Đồng bằng Nam Bộ
    By Hoàng Thu Diệp in forum Âm Nhạc
    Replies: 712
    Last Post: 04-04-2019, 09:03 PM
  2. Thu âm di động
    By Triển in forum Học Hỏi - Hỏi Ðáp Vi Tính
    Replies: 4
    Last Post: 11-03-2013, 01:07 AM
  3. Đồng Bởi Dui Vưng
    By Triển in forum Tiếng Hát Đặc Trưng
    Replies: 6
    Last Post: 11-01-2012, 08:28 AM
  4. Bất động sản
    By Lotus in forum Tài Chánh Cá Nhân, Đầu Tư
    Replies: 2
    Last Post: 07-09-2012, 07:13 AM
  5. Vàng, Bạc, Đồng .... Chì
    By Triển in forum Chúc mừng/Phân ưu/Cảm tạ
    Replies: 6
    Last Post: 02-25-2012, 12:10 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 01:39 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh