Register
Page 19 of 93 FirstFirst ... 917181920212969 ... LastLast
Results 181 to 190 of 927
  1. #181
    Biệt Thự HaiViet's Avatar
    Join Date
    Oct 2015
    Posts
    1,221
    -Nhìn lại cuộc chiến bao nhiêu thanh niên hai miền Nam Bắc ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, có người còn để lại vợ và đám con thơ.

  2. #182
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,628

    Phát Súng “Ân Huệ”!

    Cuocsi chân thành cảm ơn các chiến hữu, những người yêu lính VNCH, cùng khách viếng xa gần đã quan tâm, đọc bài và chia sẻ tâm tình, cho dù là nhấn nút thank/like hay chỉ im lặng đến và đi. Vấn đề chính là các vị đã đọc và Thông cảm.

    Cám ơn anh Hải Việt, Hoài vọng, Ngọc Han, HxHuongKhuya, Ngô Đồng, Thu Vàng, Huong Ngọc Lan,Thạch Thảo cùng những bạn khác mà cuocsi còn sơ sót chưa ghi tên.

    QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ

    Binh chủng
    THUỶ QUÂN LỤC CHIẾN

    ********




    Phát Súng “Ân Huệ”!

    Posted on September 28, 2016 by dongsongcu

    Y sĩ Thiếu tá Võ Thương

    Sau khi tốt nghiệp, tôi đến đơn vị mới là Bệnh viện I Dã Chiến ở Quảng Ngãi. Trước ngõ vào bệnh viện có cuộn dây thép gai kéo ngang và người lính đứng gác, tôi tần ngần nhìn con đường đất lầy lội giữa hai hàng lều vải trên khu ruộng mía. Sự khác biệt xa với giữa những bệnh viện khang trang của trường Y khoa Sàigòn với những lều trại thô sơ này bỗng làm tôi chới với. Tôi đến trình diện với Y sĩ trưởng, Đại úy Vũ Ban, và gặp những sĩ quan Quân Y khác. Bộ quân phục kaki còn nguyên nếp gấp của tôi hình như lạc lỏng trong đám quần áo tác chiến bạc màu của các quân nhân trong đơn vị.
    Rồi tôi cũng quen dần với đời sống của một Quân Y sĩ trong vùng chiến trận sôi sục này. Doanh trại đổi thay mau chóng, lều vải được thay bằng nhà gỗ mái lợp tôn. Phòng giải phẩu có máy điều hòa không khí. Hàng dương liễu hai bên đường vào bệnh viện đã lên cao ngang đầu người.
    Sáng hôm nay trong buổi họp tham mưu tại Bộ Chỉ huy Sư đoàn II, tôi được biết một Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến vừa đến và đóng quân bên quận Sơn Tịnh. Người Y sĩ trưởng của Tiểu đoàn là Lê Hữu Sanh, bạn tôi ở trường Thuốc. Sau buổi họp tôi đi thăm bạn ngay. Qua khỏi cầu Trà Khúc chừng nửa cây số về phía Bắc, tôi lái xe vào con đường lên núi Thiên Ấn. Không khí tươi mát của những vườn cây làm tôi nhớ lại những ngày thơ ấu sống ở quê nhà. Cuối con đường đất rợp bóng tre xanh, tôi nhìn thấy bóng dáng mấy người lính trên đồi, bên kia cánh đồng lúa. Lúc xe đến chân đồi, tôi gặp người lính gác, ngỏ ý muốn thăm Sanh và được dẫn đến căn lều của Bộ Chỉ huy.
    Nhìn thấy tôi, Sanh chạy ra tay bắt mặt mừng. Chúng tôi đi lên đồi, đường dốc thoai thoải. Cả sườn đồi là một thảm cỏ xanh, gió núi thổi qua còn mát lạnh hơi sương. Bầu trời xanh lơ cao vút. Dưới xa kia, dòng sông Trà Khúc như một giải lụa xanh mềm mại trên bãi cát trắng phau. Tôi nhìn Sanh đứng trên đồi, giữa thiên nhiên bao la. Khổ người cao lớn, da sạm nắng, mái tóc hớt cao. Sanh có vẻ chửng chạc, uy nghiêm trong bộ quân phục Thủy Quân Lục Chiến. Tôi nghĩ thầm, người sinh viên trường thuốc hiền lành ngày xưa đã thay đổi nhiều. Sanh kể cho tôi nghe chuyện bạn bè ở trường, chuyện những kiều nữ của thủ đô…Giọng Sanh chợt có vẻ ưu tư:
    – “Bọn mình lặn lội khắp nơi, sống chết lúc nào không biết. Về Sàigòn, tôi cảm thấy vô cùng chán nản khi nhìn thấy sinh viên xuống đường biểu tình ngày đêm…”.
    Tôi trở lại thăm Sanh vào ngày cuối tuần. Trời vừa xế bóng, ánh nắng chói chang trên đồi cao. Tôi đến trước căn lều nhỏ khuất trong lùm cây, thấy Sanh ung dung đọc sách trên chiếc cán vải, ngực để trần, mồ hôi chảy thành dòng, hơi nóng trong lều bốc lên hừng hực. Sanh rủ tôi đi tắm sông. Chúng tôi theo lối mòn đi xuống bến. Bây giờ là mùa nước cạn, dòng sông chảy gần bờ phía Bắc. Những bánh xe đạp nước quay đều, đổ nước lên đồng mía. Sanh và tôi nhào xuống dòng nước mát lạnh ngọt ngào, quên hết những lo lắng trong hiện tại, những ưu tư với thời cuộc…
    Sanh thách tôi bơi thi đến chỗ vày cầu gãy đổ giữa dòng. Khi bám vào được những cây sắt cong queo, han rỉ nhô ra trên mặt nước, hai chúng tôi đều thở dốc và cười vang. Chúng tôi leo lên ngồi vắt vẻo trên cây đà gần mặt nước, buông thỏng chân trong dòng nước trong veo. Giờ tôi mới nhìn thấy chiếc quần tắm bó sát người thật đẹp của Sanh. Anh chỉ cho tôi xem chử S hoa thêu bên góc, nét chỉ sắt sảo nổi bật trên nền vải màu nâu non. Bằng một giọng ngọt ngào Sanh nói:
    – Của M.H. thêu cho tôi đó.
    Sanh đưa mắt nhìn theo cánh chim trời bay về phương Nam rồi quay lại nói với tôi:
    – Sau cuộc hành quân này, chúng tôi sẽ làm lễ cưới, anh cố gắng thu xếp về chung vui với chúng tôi nhé.
    M.H. là sinh viên Văn Khoa. Mấy năm về trước nàng bị lao phổi và nằm điều trị tại bệnh viện Hồng Bàng. Nhóm sinh viên trường thuốc thực tập ở đó kháo với nhau là đôi mắt của người bị bịnh lao đẹp long lanh khác thường. Tôi không tin nhận xét đó, nhưng quả thật M.H. có đôi mắt đẹp trong sáng và hàng mi dài tha thiết.
    Một chiếc lá trôi đến chổ chúng tôi. Sanh và tôi cùng khua chân nhè nhẹ, cho đợt sóng nhỏ đưa đẩy chiếc lá khô bập bềnh trôi ra xa. Sanh cất giọng ngân nga gần như hát: “…tuổi xanh như lá thu rụng cuối mùa, mộng về đêm đêm khát vầng trán ngây thơ…”.
    Về phía Tây, mây trắng bay lang thang bồng bềnh. Gió trên sông đã chớm lạnh, chúng tôi lội vào bờ. Trên đường về, tôi thấy những người lính Thủy Quân Lục Chiến nấu bữa cơm chiều dưới tàng cây. Mùi khói tản mác trong sương chiều. Tôi nói với Sanh, nửa đùa nửa thật:
    – Này Sanh, tôi có cảm tưởng như anh đang đi cắm trại trong sinh hoạt Hướng đạo. Tôi ở tỉnh nhỏ này nhiều lúc buồn chán, ao ước đi đây đi đó như anh và thỉnh thoảng được về Sàigòn.
    Sanh cười nhẹ rồi trả lời:
    – Hành quân không giống như đi cắm trại đâu, địch pháo kích và tấn công bất ngờ lắm.
    Khi đến chỗ căng lều, Sanh nghiêm trang nói tiếp:
    – Anh thấy đó, lều của tôi căng bên bờ hố cá nhân. Đêm nằm ngủ, nghe tiếng depart là lăn ngay xuống hố.
    Tôi bắt tay Sanh rồi lũng thững ra về. Xuống đến chân đồi, tôi dừng chân quay người nhìn lại. Ngọn đồi chìm trong hoàng hôn cô tịch, không một ánh lửa, không một bóng người. Tôi miên man nghĩ đến những đêm dài trong rừng núi, những hiểm nguy bất ngờ của người lính chiến, của Sanh.
    Sáng nay, tôi đến bệnh viện sớm. Những chiếc lá khô rơi là đà trong cơn gió thổi qua hành lang dài vắng vẻ. Hầu hết thương binh đã được chở đi Tổng Y viện Duy Tân tại Đà Nẵng để có giường trống cho thương binh của cuộc hành quân. Tiếng đại bác nổ dồn dập từ phía Tây Nam, tôi nghĩ đến cuộc hành quân, nghĩ đến Sanh đang lặn lội giữa bom đạn mịt mù…
    Xe cứu thương bắt đầu chở thương binh đến bệnh viện. Phòng lựa thương trở nên bận rộn. Dưới mái tôn, hơi nóng hâm hấp phảng phất mùi bùn đất và mùi máu tanh. Từ khi mặt trận ở phía Nam Quân đoàn I trở nên sôi động, Bệnh viện I Dã Chiến thâu nhận nhiều thương binh, và toán lựa thương làm việc rất mau chóng và hiệu quả.
    Đến phiên tôi vào mổ. Người lính bị thương vì mảnh lựu đạn, gan, bao tử và ruột non bị lủng nhiều lỗ nhỏ. Cuộc giải phẫu kéo dài nhiều giờ. Tôi xem vết khâu lần nữa và yên lòng khi thấy màu hồng nhạt đều hòa trên khoanh ruột non. Cắt mối chỉ cuối cùng, vừa ngẩng đầu lên tôi đã nghe giọng nói điềm đạm của người chuyên viên đánh thuốc mê nói với tôi: “áp huyết 10 trên 7, nhịp tim 90”. Khẽ gật đầu tỏ dấu cám ơn, tôi tháo bỏ đôi bao tay và chiếc áo mổ rộng thùng thình, uể oải bước ra khỏi phòng.
    Bên ngoài trời đã tối, tôi đi dọc hành lang về phía phòng lựa thương, nơi có ánh đèn nê-ông sáng chan hòa. Phòng lựa thương đã vắng người, y tá đang thu nhặt những mảnh vải rách nát, băng cá nhân đẫm máu rơi rớt trên nền nhà. Năm ba người lính Thủy Quân Lục Chiến ngồi trên băng ghế chờ xe về hậu cứ, bộ quân phục tác chiến nhàu nát còn lấm bụi đường. Sau mấy giờ đứng giải phẫu, hai chân mỏi nhừ, tôi ngồi xuống bậc thềm trước phòng lựa thương nhìn ra đêm tối, ánh hỏa châu sáng cả vùng trời phía Tây Nam. Thượng sĩ Mỹ, Y tá trưởng khối chuyên môn đem đến cho tôi nước đá lạnh. Anh ta nói vắn tắt cho tôi nghe công việc tiếp nhận thương binh trong buổi chiều. Nghĩ đến Sanh, tôi hỏi:
    – Ông có nghe nói tình hình cuộc hành quân như thế nào không?
    – Thưa bác sĩ hình như là đụng trận lớn! Thượng sĩ Mỹ trả lời.
    Một người trong nhóm lính Thủy Quân Lục Chiến nói chen vào:
    – Thưa ông thầy, tụi tôi vừa vào đến đầu làng là đụng nặng. Tiểu đoàn trưởng, Sĩ quan Cố vấn Mỹ đều tử thương.
    Tôi vội hỏi: “Bác sĩ Sanh có sao không anh?”.
    – Bác sĩ Sanh bị thương ở đùi, tôi kéo ông ta vào nằm dưới bụi cây.
    Rồi anh ta nói tiếp:
    – Đến chiều thì Bộ chỉ huy Tiểu đoàn bị tràn ngập. Việt Cộng nhào lên, gặp người bị thương là bắn chết. Tôi nằm trong bụi rậm cách chỗ bác sĩ Sanh chừng mươi thước nghe rõ ràng:
    – Mày là bác sĩ à? Tao cho mày phát súng ân huệ!
    Người lính Thủy Quân Lục Chiến ngừng nói, cúi đầu, cài điếu thuốc lên môi. Khuôn mặt sạm nắng đượm buồn. Mọi người lặng im. Tiếng dế rúc ngoài bụi cỏ nghe rõ mồn một. Thượng sĩ Mỹ chợt lên tiếng:
    – Sư đoàn báo cho biết sẽ còn chuyến trực thăng chở thi hài đến bệnh viện.
    Tôi ngồi trên thềm nhà rất lâu với nỗi thê lương ngấm vào tâm hồn. Người tôi rã rời mệt mỏi.
    Khi nghe tiếng trực thăng đáp xuống phía sau bệnh viện, tôi theo người sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến đi nhận xác. Tiểu đội Chung sự khiêng những poncho chứa thi hài sắp thành hàng trước thềm nhà xác. Tôi đến từng chiếc poncho để tìm Sanh. Khi chiếc poncho cuối cùng được mở ra, có người bảo là trực thăng bốc nhầm xác một quân nhân Mỹ. Tôi bước đến gần hơn, nhìn thi hài cao lớn với gương mặt méo mó, rồi nhìn mẫu băng cá nhân cột ngang qua đùi bên phải, tự hỏi có phải là Sanh không? Tôi dùng kéo cắt dọc ống quần, từ đầu gối rọc thẳng lên gần bụng và nhìn thấy ngay màu vải nâu non của chiếc quần tắm với chử S thêu. Tôi nói với người sĩ quan đó là thi hài của Sanh và tỏ ý muốn khâu lại vết thương cho người bạn học.
    Căn phòng im lặng, chỉ có tiếng máy điều hòa không khí. Thi thể Sanh được đặt trên bàn, tấm khăn trắng phủ đến ngang vai. Tôi đứng trước bàn mổ, lòng tê tái, ngần ngại chưa muốn kinh động đến thi hài người bạn học. Trong giây phút, tôi nhìn vào gương mặt méo mó của Sanh. Nhìn vết thương tròn nhỏ trước trán, lấm tấm vết nám đen của thuốc súng. Xương mặt và xương sọ bể nát, mảng da sau gáy rách tả tơi. Tôi cố xếp lại những mẫu xương, máu và óc chảy ra ướt đôi bao tay, hơi lạnh thấm qua làm tôi rung mình thảng thốt.
    Tôi khâu vết thương đằng sau gáy, sửa cho khuôn mặt bớt méo. Dần dà đã thấy lại được đường nét quen thuộc của Sanh. Đôi mắt tôi bỗng nhạt nhòa, lòng bồi hồi thương tiếc. Mới hôm nào chúng tôi còn bơi lội trong dòng sông Trà Khúc…chiếc quần tắm màu nâu, có lẽ là kỷ vật thương yêu nhất nên Sanh mặc vào người trước khi ra trận. Kéo tấm vải trắng phủ qua mặt Sanh, tôi bước ra khỏi phòng.
    Trời đã gần sáng, những vì sao đêm chỉ còn rất lưa thưa.

    Y sĩ Thiếu tá Võ Thương
    Y sĩ trưởng Bệnh Viện I Dã Chiến (1965-1969)
    Tam Kỳ, tháng Giêng năm Mậu Dần.

    ***
    Lời BBT:
    Phát súng “ân huệ” là một trong những câu chuyện quá đau thương đối với người lính TQLC nói chung, người y sĩ trưởng TĐ.5/TQLC nói riêng và sự tàn ác của đối phương.Tàn ác tới độ có nhiều đọc giả không tin đó là sự thật, mà là một chuyện hư cấu.
    Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về trận chiến mà Bác Sĩ Lê Hữu Sanh đã hy sinh, chúng tôi xin ghi lại đôi dòng của Đại Tá Tôn Thất Soạn nói về trận đánh này. (phần chữ nghiêng).
    + +
    Tiểu Đoàn 5/TQLC sau 3 tháng hành quân tăng phái cho SĐ.2BB ở Quảng Ngãi với nhiệm vụ lùng và diệt địch để bảo vệ an ninh cho dân chúng (*). Khi chấm dứt nhiệm vụ, tiểu đoàn chuẩn bị về nghỉ dưỡng quân tại hậu cứ, suối Lồ Ồ Thủ Đức. Nhung giờ phút chót lại có lệnh triển hạn thêm một ngày để hành quân lục soát (!*) theo yêu cầu của SĐ.2BB.

    Ngày N tháng 6 năm 1966, lúc 8 giờ sáng TĐ.5 được trực thăng vận xuống một khu làng thuộc quận Mộ Đức mà tình báo địa phương “tình nghi*” có dịch ẩn trú. TĐ.5 chia làm 2 cánh, cánh A do Thiếu Tá Dương Hạnh Phước chỉ huy gồm có ĐĐ.4,BCH/TĐ, ĐĐ.2. Cánh B do TĐP Đại Úy Phạm Nhã chỉ huy gồm có ĐĐ.1 và ĐĐ.3. Hai cánh quân tiến song song.
    Khi tiến chiếm các mục tiêu, cả hai cánh quân đều chạm địch nhẹ. Đến 4 giờ chiếu thì cánh A đã lọt vào vùng phục kích của lực lượng chính, chung bố trí trong các giao thông hào Ấp Chiến Lược với đủ mọi loại vũ khí nặng nhẹ kể cả đại bác 57 ly không giật bắn trực xạ vào BCH/TĐ.5 khiến Thiếu Tá Dương Hạnh Phước tử thường cùng với, Đại úy cố vấn Tom Kennedy, 1 HSQ USMC âm thoại viên cùng một số quân nhân thuộc BCH/TĐ. Một số khác bị thương, trong đó có Bác Sĩ Lê Hữu Sanh.
    Bác Sĩ Lê Hữu Sanh chỉ bị thương, nhưng sau đó chuyện gì xảy ra với anh thì xin quý độc giả trở lại với “Phát Súng Ân Huệ”! Quý danh của Bac Si đã được Binh Chủng TQLC dùng để đặt tên cho bệnh viện của binh chủng: Đó là Bệnh Viện LÊ HỮU SANH.

    Trong phạm vi bổ sung đôi dòng vào bài viết của BS Thương, chúng tôi xin phép miễn đề cập tới sự thiệt hại chung của cả TĐ.5 trong trận chiến này. Quý độc giả nào muốn biết thêm xin đọc các bài viết của Trung Úy Dương Bửu Long,ĐĐT/ĐĐ.4/TĐ.5 và Thiếu Úy Lê Văn Thời cùng những Mũ Xanh đã tham dự trận này, đã đăng ở trong ĐSST và Chiến Sử TQLC.

    Nhưng mỗi lần nhắc đến trận đánh này, nhiều câu hỏi và nghi vấn lại được đặt ra:
    a/Địa phương sử dụng chiến thuật LL tăng phái sai, quân tổng trừ bị mà cho đi lục soát!
    b/Địa phương không biết gì về địch tình ngay trong phạm vi trách nhiệm của mình.
    c/Địa phương không bảo mật hành quân! Có vẻ như muốn bán LL tăng phái!

    MX Tôn Thất Soạn.
    http://tqlcvn.org/dsst2010/dsst2010-phatsung-anhue.htm


    Chân thành cám ơn Website Dòng Sông Củ -
    THUỶ QUÂN LỤC CHIẾN - QLVNCH


  3. #183
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Quote Originally Posted by cuocsi View Post

    a/Địa phương sử dụng chiến thuật LL tăng phái sai, quân tổng trừ bị mà cho đi lục soát!
    b/Địa phương không biết gì về địch tình ngay trong phạm vi trách nhiệm của mình.
    c/Địa phương không bảo mật hành quân! Có vẻ như muốn bán LL tăng phái!

    MX Tôn Thất Soạn.
    http://tqlcvn.org/dsst2010/dsst2010-phatsung-anhue.htm


    Chân thành cám ơn Website Dòng Sông Củ -
    THUỶ QUÂN LỤC CHIẾN - QLVNCH

    Lực lượng TQLC và ND luôn bị Quân Đoàn ...vắt kiệt mà Nhảy Dù gọi là bị cân hồ...ngày rút chạy khỏi Charlie , TD7ND cũng bị cân hồ ở đèo Chu Phong vì cộng quân bám trụ cả tháng , lúc đó Th/T Nguyễn Lô dùng 2 đại đội truy đuổi trong một buổi , khi LD2ND rút khỏi Hạ Lào cũng bị cân hồ ở Ban Mê Thuột hơn một tháng làm cho gia đình tôi cứ nghĩ là đã
    đi theo Ông D/U Pháo Binh Nguyễn Văn Đương rồi .

  4. #184
    Biệt Thự HaiViet's Avatar
    Join Date
    Oct 2015
    Posts
    1,221
    Xuân Chiến Địa – thơ Mường Giang

    January 2, 2018

    viết nhớ Trần văn Thân – Đinh Hoàng Điểu

    Chợt nhớ năm nào trên chiến địa
    chúng mình hiu hắt đón Xuân chơi
    một thằng bộ binh đời như bỏ
    một đứa nhảy dù cũng tả tơi

    bó gối trong căn hầm tránh đạn
    chia nhau một cốc cà phê đen
    hít dăm ba điếu quân tiếp vụ
    ấy Tết cô đơn của lính quèn

    rừng vẫn vô tình buồn ủ rũ
    gục đầu tắm đạn pháo thương đau
    chim đàn cũng bỏ ta về phố
    mặc kẻ chinh nhân vạn cổ sầu

    rồi cũng chia tay người mỗi ngã
    bao mùa Xuân tới vẫn tha phương
    tan hàng mới đươc tin bạn đã
    chết rục năm nao giữa chiến trường

    thương bạn xót ta buồn lại khóc
    một thằng bất hạnh, đứa điêu linh
    chết không mồ mả nơi đèo lũng
    sống mất quê hương kiếp ký sinh

    thắp nén hương lòng nơi gác lạnh
    cốc cà phê nóng điếu thuốc đen
    mời bạn về trong đêm trừ tịch
    để lại cùng vui Tết lính quèn

    Xóm Cồn, cuối chạp
    Mường Giang

  5. #185
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,628

    Trấn Biên Cương

    Chút gì còn nhớ !



    BĐQ LĐ 6 TĐ 34 đây,
    "dạ Trung uý cho em lãnh lương.
    Cám ơn Trung uý. "

    Ông sỹ quan tài chánh của Tđ 34 rất hiền, dễ thương, tên Triệu, hèn chi ổng nhiều tiền mới đem phát cho lính chớ.
    Lúc LĐ6 còn hành quân vùng 3, Tđ 34 đóng quân ở Căn cứ biên phòng Quang Trung các TĐ 35 và 51 thì ở Vân đồn và Bổ Túc (nếu tui nhớ không lầm).
    BCH Lđ 6 thì nằm tại Tống Lê Chân.
    Hậu cứ của các đơn vị thì ở phi trường Trảng Lớn/ Tây Ninh.

    Tui thì được lên núi Bà Đen tu trên đó, hay đúng hơn là làm nhiệm vụ truyền tin tiếp vận. Lúc đó vì các Tđ 34 và 51 đóng quân quá xa hậu cứ, máy PRC25 yếu nên không liên lạc được với nhau, mỗi đơn vị phải cho 1 lính truyền tin lên căn cứ tiếp vận núi Bà Đen để chuyển và nhận tin.
    Thời điểm này lính truyền tin mỹ còn ở đó trong chiến dịch hàng rào lửa Biên phòng Mac Namara (?) nên họ có phương tiện trực thăng tiếp liệu rất thông dụng vì đó la vùng VC nên không lên núi Bà Đen bằng xe, rất nguy hiểm.

    *****

    Các chiến hữu khác đóng góp...


    Bạn Long xu Ngo viết:

    ..nằm chung với LĐ6 BĐQ ở đèo Phù củ ,Bình định..dài dài tới 3-75 ở Kontum..
    ở Phù củ ăn 107 suýt chết mấy phen..
    ..còn nhớ trận đột kích của Tđ 34(?) đánh như cine..người ngậm tăm , ngựa ngậm thẻ nghi binh..im lặng vô tuyến ..
    In như liên đoàn trưởng là đại tá Quỷ (toàn kêu ông Quỉ)
    Bạn nào nhớ, kể tiếp cho nghe với !

    *****

    Dung nguyen :

    Mình TĐ51, cuối năm 73 mình ở Bồng sơn _ Tam Quan . Nhớ lắm 1 thời trai trẻ ,đụng trận như phim, lúc đấy không nghĩ đến cái chết là gì!!!

    ****

    Tiếp bài trước cho vui các bạn nghe.
    Đây là một kỹ niệm đời lính truyền tin khó phai mờ được vì lý do sau đây:

    Thời điểm nóng 69 tới 73, các TĐ BĐQ/LĐ 6 chỉ được trang bị máy PRC 25, chỉ có Bch Lđ mới có VRC 46, máy phát sóng mạnh mới liên lạc được với QĐ 3.
    Vì vậy mới có trạm tiếp vận núi Bà Đen. Tui được lên tu núi Bà mấy tháng tui có buồn nhưng khỏe thân, nằm 1 mình trong hầm lớn, mỗi ngày chỉ lên máy sáng trưa tối theo quy định. Việc chuyển tin từ hậu cứ ra tiền cứ rất bực bội vì mình phải nghe hết lệnh từ bên kia và lập lại y chang qua bên nọ, thời giờ tăng gấp đôi, có khi còn bị chửi vì lập lại sai.

    Sau một thời gian ngắn vất vả và vì bị TĐ trưởng là Thiếu tá Đỗ Mười chửi thề vì ông này nóng như lửa, nói trật là ổng ĐM đã lỗ tai. Tui mới phát minh ra cách dùng 2 PRC25 song hành, hai combiné để xuôi ngược như chơi kiểu number 69 (sixty-nine) khi nhận tin từ tiền cứ thì bấm máy phát cho hậu cứ và ngược lại, nhờ vậy tin tức của hai bên được chuyển tiếp direct, tui khỏi lập lại. KHỎE RE !
    Một kỹ thuật ba xu nhưng công dụng.
    Kỹ niệm khó quên của đời truyền tin tác chiến.
    BĐB 634...


    Cuocsi

    2018-02-15
    Last edited by cuocsi; 02-15-2018 at 03:21 AM.

  6. #186
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,628

    Chúc Xuân Mừng Tết




    Chúc Xuân Mừng Tết


    Đầu Năm Lính Chúc
    Đất Nước Thái Hoà
    Nhà Nhà An Vui
    Và Mong Cho Phố
    Đặc Trưng Nụ Cười
    Điều Hành Thoải Mái
    Thành Viên Nắm Tay
    Góp Bài Chia Sẻ
    Trọng Ý Thoáng Tình
    Quên Đi Núp Rình
    Tò Mò Gúc Mắc
    Tỏ Tình Cùng Quê
    Cuộc Đời Quá Ngắn
    Sống Chung An Hoà
    Nhà Nhà Hạnh Phúc
    Muôn Lòng Hoan Ca


    cuốc sĩ

    2018-02-15
    30 Tết







    Hoa mai đến từ Di-Linh
    Trung Nguyên phố đẹp người luôn thắm tình


    Cám ơn bạn Khoa Lê





  7. #187


    Thân hổ thì phải về rừng
    Thân cọp cuốc sĩ khai rừng trồng rau
    Lại thêm chút bí với bầu
    Cà chua, dưa chuột, nghìn sầu cũng tan
    cuocsi 2018-24

    Chú Cuốc ui, em gái hậu phương bu quanh anh hùng Cọp rằn ri nè chú:




    Xuân Mậu Tuất FB



    Đây nữa nè chú có quen anh hùng này hông?

    Cỏ yêu hoa tím trong vườn chị Kim.

  8. #188

    Chú ui, Cỏ khiêng dzìa cho các chú coi lính dzui xuân nheng.
    Á Chú hát bài này rùi phải hôn chú Cuốc?
    https://www.youtube.com/watch?v=C2AwzD7uhXk

    +++
    Bài này chú hát tình ghia nheng.


    ++++

    Ahihi (Cỏ chôn giộng cừ của chị green apple a) Ahihi sao chú hổng dzớt nguyên bài giùm cô ca sĩ?
    Cỏ cù quá mạng. A ha ha.

    https://www.youtube.com/watch?v=_s-NTFPa2-g
    A ha ha chú nhún nhẩy giữ nheng.
    ++++

    Chú ui, Cỏ khiêng dzìa cho mấy cô chú trong nhà Lính nghe chú hát nheng.
    Chú hát bài này rùi phải hôn chú.
    https://www.youtube.com/watch?v=C2AwzD7uhXk



    Cỏ yêu hoa tím trong vườn chị Kim.

  9. #189
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,628
    Cám ơn Green Apple, Hoàng Thu Diệp, Luân Tâm, Huongkhuya, Thu Vàng, Hoài Vọng đã thương lính và nhất là Thạch Thảo đã chịu khó sưu tầm trên Facebook những hình ảnh làm cọp...đỏ mặt !
    Nhưng cũng vui vì có đứa em hậu phương ũng hộ cho lính chiến (cựu)

    Thanh kiều very very mứt.Tết.

    Last edited by cuocsi; 02-19-2018 at 11:00 PM.

  10. #190
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,628
    Quote Originally Posted by Thach Thao View Post


    Thân hổ thì phải về rừng
    Thân cọp cuốc sĩ khai rừng trồng rau
    Lại thêm chút bí với bầu
    Cà chua, dưa chuột, nghìn sầu cũng tan
    cuocsi 2018-24

    Chú Cuốc ui, em gái hậu phương bu quanh anh hùng Cọp rằn ri nè chú:




    Xuân Mậu Tuất FB



    Đây nữa nè chú có quen anh này hông?

    Thiên Địa mèn ơi !
    Chuyện này tui nín re 7 ngày qua, sợ bị "Rò Rỉ và dẫn tới Ùn Tắc" không dám hé môi ga, mà không ngờ gằng "Tin dữ đồn xa" .
    Bởi dậy ngừ ta nói thiệt mà tui hỏng tin, Phố này có tên Rùm mà tui quên ! Bà Cỏ Đá này chắc có học khoá "Xi-Ai-Ê" nên thu tin quá lẹ, bi giờ có dấu cũng "Thôi ! Đã muộn rồi ! " Đành phải thành thật khai tuốt luốt, như thế vầy :


    Số là thời xưa xa lắm, có con hổ già hết thời, săn thú về cũng không nhai được vì hết răng, đành phải lui về chốn thâm sơn cùng cốc để tu thân dưởng tánh chờ ngày khăn gói về chầu Ngọc Đế, trên đường đi tình cờ nghe tiếng đàn tỳ bà liêu trai vọng về từ một nơi xa thẳm, cọp già tưởng lầm là đường lên thiên thai đã gần kề, bèn mon men theo lối mòn đến một bờ hồ tỉnh mịch, dựa mé nước trong veo có một chiếc thuyền độc mộc vắng người, đang thả neo dựa những gềnh đá rong rêu phủ đầy loài Thạch Thảo, nhìn quanh không thấy một bóng người nhưng tiếng đàn vẫn vang lên từ trong lòng mộc thuyền, cọp vì đang khát nước và cũng vì hiếu kỳ tới sát bờ đá để nhìn kỹ hơn, thì thấy khoang thuyền được che bằng hai chiếc màn the, bên trong màn có ánh đèn leo lét và hình ảnh chiếc Nguyệt cầm in thấp thoáng khi mờ, khi tỏ lên màn. Cọp vốn tính lười biếng, ít khi suy nghĩ nên cũng không thắc mắc gì chuyện lạ đó, nên bước xuống thềm "cỏ đá" để uống chút nước, trước khi tiếp tục hành trình, nào ngờ đâu bị lọt vào cái lưới giăng sẵn...


    " Những tiếng thét gào như của loài thủy quái vang lên, một màng lưới chụp xuống, cọp chưa kịp ngóc đầu lên nhìn thì bị một gót giày chấn vô ót cùng lúc với tiếng rống rợn người :


    " Hàng Sống, Chống Chết ! Hai cẳng lên đầu "


    Cọp còn biết nói gì hơn là nhắm mắt làm theo. Ba ma nữ lôi kéo cọp già như một con nai vàng ngơ ngác, cọp chợt nhớ một thuở huy hoàng trong cũi sắt hoành tráng, mà giờ đây phải chịu cảnh móng vuốt của thủy quái Động đình hồ, vừa kéo vừa thúc vào hông vừa tông vào đít, ôi còn gì đau đớn cho một Chúa Sơn lâm thời ngã ngựa, mà nỗi thống khỗ chưa hết, ma nữ bên trái có cái màu đỏ chớp chớp, hai mắt long lanh, tự nhiên hét lên :


    " Lính đâu, bây đốt lữa phừng phừng lên, tao đem con cọp già này ra nướng, đánh chén một chầu cho bỏ ghét cái tội ngu ngơ khù khờ, nghe chưa bâyyyyyy ? "


    Cọp nghe xong lông bờm xuội lơ, râu mép quặp xuống, mắt hải hùng nhìn ngọn lữa dâng cao, dâng cao bập bùng, bập bùng như ma quái... Bất chợt, một mùi khét nặc nồng bay lên mũi và cùng lúc đó một sức nóng cháy da phát xuất từ hai bàn chân làm cọp già nhảy dựng té ghế, choàng tỉnh cơn ác mộng, thì ra vì lão cọp đón Mồng một Tết hơi nặng đô rượu chát Montgueux nên say xĩn, nằm ngủ quên trước lò sưỡi, hai bàn chân đạp lên mặt kiếng, sức nóng lữa củi làm cháy đôi vớ và phỏng mấy đầu ngón chân...
    Má ơi, sao Má hỏng kêu con dậy ?


    Đầu năm có chút ba hoa
    Kể hầu góc Phố, mua vui quán nhà
    Đời lính ít được hoan ca
    Tiền đồn biên giới, quanh năm núi rừng
    Náo thị cũng chẵng ai thân
    Đành về thôn dã cuốc nương, ban đồi
    Lâu lâu xuống phố dạo chơi
    Tính là lén lén ai dè bị khui
    Thôi thì nhận đại cho rồi
    Còn hơn để bị Cỏ phang u đầu


    Nói vòng vo không qua nói thật, số là hôm 11/2 vừa qua, Cuốc tui được Hội Cựu Chiến Binh Nhảy Dù QLVNCH mời đến tham dự buổi tiệc cuối năm và Mừng Tết, trước khi buổi họp mặt bắt đầu, người phụ trách MC phần 2 bị kẹt không đến nên tui được (bị) trưng dụng làm công việc khó này cùng với MC Minh Hiếu, nhân cơ hội này cũng bày đặt ra hát cho vui với Ánh Mai, hai người tiền tuyến/hậu phương chưa hề gặp mặt lần nào, chưa tập đợt gì hết...


    Và đang từ một tay cuốc hiền từ chẵng biết gì, tự nhiên cái là " Cọp giương móng "
    Cái vụ hứng bất tử này chắc là tại ông Hoài Vọng xúi, hay có thể là được Thánh tổ của Binh chũng Dù là Thiên thần Michael chích vô...moooônnnggg !
    Cám ơn em gái hậu phương Ánh Mai đã chấp nhận hát chung và can đảm cho nắm tay nghen, phê thiệt đó !


    Khkhkhkhk...!!! (Nụ cừ bà lang Cỏ)

 

 

Similar Threads

  1. Lính bà
    By Triển in forum Tiếu Lâm
    Replies: 0
    Last Post: 04-03-2015, 04:08 AM
  2. Người Lính Già Bạn Tôi
    By Lưu Vĩnh Hạ in forum Thơ
    Replies: 1
    Last Post: 07-15-2013, 06:21 PM
  3. Thư Bộ đội cụ Hồ gửi Anh Lính Miền Nam
    By NgụyXưa in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 0
    Last Post: 04-15-2013, 05:31 PM
  4. Nhạc Lính Cộng Hoà
    By ngocdam66 in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 10
    Last Post: 07-13-2012, 09:00 PM
  5. Lính mới tò te
    By Hương-Trầm in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 21
    Last Post: 02-16-2012, 05:45 PM

Tags for this Thread

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 10:28 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh