Register
Page 4 of 93 FirstFirst ... 234561454 ... LastLast
Results 31 to 40 of 927
  1. #31
    Banned
    Join Date
    Jan 2017
    Posts
    1,431
    Quote Originally Posted by Kiến Hôi View Post
    Xin lỗi...xin lỗi Cây Gạo...!
    ..... Vô tình gợi vết thương của người hậu duệ. Xin lỗi...xin lỗi..

    kh
    Cũng vì cái chữ "Hậu Duệ" này, và 3 chữ "Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm" của mấy ông anh, mà thằng em thầy chùa phải mất mama nó cái "áo" đó anh Kiệt! For what it's worth, though - since my motto is "Always Faithful- Always Forward."
    G'day, my brother!

  2. #32
    Biệt Thự
    Join Date
    Nov 2016
    Posts
    1,289
    Quote Originally Posted by Xô xuống giếng... View Post
    Cũng vì cái chữ "Hậu Duệ" này, và 3 chữ "Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm" của mấy ông anh, mà thằng em thầy chùa phải mất mama nó cái "áo" đó anh Kiệt! For what it's worth, though - since my motto is "Always Faithful- Always Forward."
    G'day, my brother!



    Monk of the Canter Bury,


    Mất áo Thầy Chùa thì mang áo Thầy Pháp, thầy Phù Thuỷ, hay đi làm Hải Tặc Pai-Rệt Pirate of the Caribbean ....Rệt ơi...Rệt ơi.....! who play captain sparrow?


    kh


  3. #33

  4. #34
    Banned
    Join Date
    Jan 2017
    Posts
    1,431
    Quote Originally Posted by Kiến Hôi View Post


    Monk of the Canter Bury,

    Mất áo Thầy Chùa thì mang áo Thầy Pháp, thầy Phù Thuỷ, hay đi làm Hải Tặc Pai-Rệt Pirate of the Caribbean ....Rệt ơi...Rệt ơi.....! who play captain sparrow?

    kh

    Ha,ha,ha! Hải tặc chết, cũng thuỷ táng như Hải Quân mà! Còn dân Marines khi "đứt gánh" thì chôn không mang giày. Cái này thiệt nha anh Kiệt. Em hổng xạo đâu.

    Nhắc hải tặc & Hải Quân, làm em nhớ tới vụ Army & Marines "bắn lộn" tưng bừng trong bưu điện [bên Thư Viện] hồi xưa. Lần đầu tiên (và cũng là lần cuối cùng) tui nghe ổng nói Tiếng Nhà Binh, làm tui cười đau bụng luôn. Mà cũng nhờ hôm đó nên mới có chữ "O.G." của hôm nay. Thương luôn tới bây giờ...

    Chớp mắt, mà đã gần 10 năm rồi; thời gian qua nhanh thật...

  5. #35
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,627

    Tử Vi Thần

    Trung Tướng Dương Văn Đức





    Sinh Vi Tướng, Tử Vi Thần


    Huynh Trưởng Khánh đã kể tiếp câu chuyện ở Trại Cải Tạo Hoàng Liên Sơn như sau:

    Cùng nằm chung trại với chúng tôi, có nhiều Tướng Lãnh VNCH lắm. Có những vị Tướng lúc nào cũng giữ tư cách Tướng, anh em rất nể phục. Nhưng cũng có những Tướng Lãnh rất là nhàm chán. Tướng Đức là một trong ba Tướng ... mồ côi, tức là không có thân nhân thăm viếng (Hai vị Tướng kia là Tướng Lam Sơn (Phan Đình Thứ) và Tướng Hồ Trung Hậu).Từ khi còn ở ngoài đời, sau vụ đảo chánh TT Diệm, sau vụ các Tướng Lãnh chỉnh lý lẫn nhau, Tướng Đức đã được coi như là một Tướng ... Mát giây (điên).
    Chính tôi đã mục kích một lần, ông đứng ở góc đường Hồng Thập Tự và Thống Nhất, ngay góc Dinh Độc Lập, mà chửi bới Tướng Thiệu. Tuy nhiên, ông chửi bằng tiếng Pháp, nên tôi không rõ ông chửi những gì?Trong một buổi sinh hoạt đặc biệt của trại tù, để kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, một Đại Tá Việt Cộng, tên là Cao Nham, đã được Bộ Nội Vụ của chúng chỉ định đến trại để nói chuyện với các trại viên về chiến thắng này.

    Từ sáng sớm, anh em đã phải thức dậy lo quét dọn, xếp ghế ngồi để chờ tên cán ngố này đến. Cũng như thường lệ, anh em chúng tôi, dù là ở trong trại tù, vẫn giữ quân phong quân kỷ của riêng mình, nên các Tướng Lãnh được xếp ngồi trước, rồi mới tới hàng Tá, Úy ...Tên Nham (nhở) nói chuyện vung cán cuốc, văng nước miếng tùm lum, ba hoa về cái mà chúng gọi là chiến thắng ĐBP. Nham vung tay la hét: "Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng thần thánh. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng to lớn của đảng cộng sản việt nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh nhào Đế Quốc Pháp."Trong khi hoa chân múa tay, y để ý thấy Tướng Đức có cuốn sổ tay, đã lúi húi ghi chép những lời nói của y. Y thấy vậy lại càng sung sướng, nghĩ bụng: “Tên Tướng này ... học tập tốt, nó phục tài ăn nói của mình nên mới ghi chép kỹ lưỡng như vậy, chứ thường thì mấy thằng tù cải tạo đâu có thèm để ý gì tới những lời nói của mình!” Vì thế, thay vì nói có hai tiếng, tên này hăng tiết chó mà nói thêm cả tiếng đồng hồ nữa. Khi nói xong, y theo thông lệ là tự vỗ tay khen thưởng một mình, rồi trịnh trọng hỏi các anh em Cải Tạo: “Các anh ngồi hàng đầu, chắc là cấp bậc “Tướng”, phải không? Khi được xác nhận như vậy, hắn vừa nói vừa chỉ tay vào Tướng Đức:

    “Tôi thấy có anh gì đây này, học tập tốt lắm, ghi chép cẩn thận! Có vậy mới mong được chóng về với gia đình chứ! Anh tên là gì nhỉ?
    "Tướng Đức vẫn ngồi, trả lời lên:- “Tôi tên Đức”
    Tên Nham hăng hái:- “Anh đã ghi được những gì trong bài nói chuyện của tôi? Anh có thể đọc lại cho tất cả hội trường cùng nghe được hay không?
    ”- “Ấy, không được đâu! Tôi ghi chỉ cho một mình tôi thôi! Để tôi hiểu một mình tôi thôi, không ai được biết đâu!
    ”Nham nghĩ rằng, Tướng Đức còn khiêm nhường, nên thúc dục:- “Anh cứ việc đọc cho mọi người cùng nghe đi! Nếu có thiếu sót gì thì tôi bổ túc thêm cho anh, có gì đâu mà phải ngại ngùng! Đảng và nhà nước biết các anh chưa thấu triệt được những cái ưu việt của xã hội chủ nghĩa, nên không bắt lỗi gì đâu! Vì thế các anh mới phải học tập, chứ nếu các anh đã quán triệt rồi, đâu cần gi` nữa! Cứ đọc cho mọi người nghe đi, tôi bảo đảm, không làm phiền gì anh đâu!
    Tướng Đức nhắc lại:- “Tôi đã nói tôi viết thì chỉ có một mình tôi hiểu, một mình tôi đọc mà thôi! Tôi sợ đọc lên, mỗi người lại một ý kiến, phiền lắm! Thôi, cán bộ cho tôi miễn đi!
    Tên Nham đang ở lúc cao hứng, đâu dễ gì buông tha:- “Thôi, nếu anh không muốn đọc, cứ đưa đây cho tôi vậy! Tôi sẽ xem qua và đọc lại cho mọi người nghe để cùng hiểu cho rõ!
    Tướng Đức nói lần cuối:- “Được, tôi đồng ý đưa cho cán bộ xem. Nhưng tôi nói trước, đây là ý kiến riêng của tôi đó nha! Người khác muốn đọc, ráng mà hiểu, ráng mà chịu, đừng có đổ thừa tui"
    Một tên quản giáo vội vàng chạy lại nhận cuốn sổ tay của Tướng Đức, khúm núm đưa lên cho tên Nham. Tên này hớn hở tiếp lấy, sửa soạn đọc những lời vàng ngọc của y mà Tướng Đức đã ghi. Mọi người hồi hộp chờ đợi! Không biết Tướng Đức đã ghi những gì ở trong đó! Tên Nham vừa mới há miệng ra định đọc, thì mặt mày y đột nhiên tái xám lại! Miệng y mở ra mà không đóng lại được nữa, cứ há hốc ra, khoe những cái răng đen thui bám đầy khói thuốc lào! Tay y run lên, nước miếng từ trong miệng chẩy ra nhễu nhão! Mặt y đanh lại, cặp mắt quắc lên căm hờn! Y thở không ra hơi, nói không ra tiếng! Cả hội trường nín thở theo y! Một lúc sau, tên Nham mới bật ra được vài tiếng lắp bắp:-
    “Bắt ... Bắt ... lấy tên phản động này! Bắt ngay lập tức! Đánh ... Đờ ... Đờ ... Đánh cho nó chết rồi đem chôn! Nó ... Nó ... dám hỗn láo với cách mạng! Nó dám chửi đảng cộng sản! Bắt ... Bắt! Các đồng chí đâu? Bắt nó ngay lập tức cho tôi!”
    Những tên vệ binh đứng gác chung quanh vội vàng chạy lại chỗ Tướng Đức, chĩa súng vào ông, lên đạn rốp rốp, làm như chúng bắn ông ngay lập tức.
    Tướng Đức vẫn ngồi yên, bình tĩnh trả lời tên Nham:- “Đánh chết rồi ... đem ra ... ăn thịt thì mới đáng nói! Chứ đánh chết rồi đem chôn thì có gì là lạ đâu! Tôi đã nói trước cho cán bộ rồi, tôi viết thì chỉ mình tôi đọc thôi, ai muốn đọc thì nấy ráng chịu! Cán bộ cứ muốn đọc thì tôi đưa! Sao cán bộ còn bắt lỗi tôi làm chi?"
    Tên Nham lại một lần nữa phùng mang trợn mắt, lắp bắp nói chẳng nên lời! Y ta cứ đứng đó, mặt mày tím bầm lại, mắt trợn trắng lên mà nhìn Tướng Đức, như muốn ăn tươi nuốt sống ông ta vậy.
    Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, với tư cách là Trưởng Phòng tù cải tạo, đ̃a vội vã đứng lên xin cho Tướng Đức:- “Xin cán bộ bỏ qua cho, không nên chấp nhất những ghi chú của anh Đức làm gì, anh bị ... MÁT đấy mà, trong trại ai cũng biết cả!”
    Tên Nham gằn giọng hỏi lại:- “Mát là cái gì?”- “Mát tức là . . . điên, là khùng đó mà! Hồi xưa, anh Đức đã chứi cả Tổng Thống Thiệu, Phó Tồng Thống Kỳ nữa đó! Ông Thiệu cũng đã giận dữ đòi bỏ tù anh Đức. Nhưng khi biết anh ta bị khùng, nên lại tha! Xin cản bộ cứ hỏi tất cả anh em ở đây thì biết!”
    Thế là cả trại nhao nhao lên, ai cũng nói:- “Anh Đức ... Mát đấy mà, cán bộ chấp làm chi!”
    Tên Nham thấy cả trại đồng lên tiếng, cho rằng Tướng Đức ... khùng, không lẽ y còn chấp nhất làm chi! Một người khùng, dù có chửi đảng cộng sản, cũng không có gì đáng nói. Nếu cho Tướng Đức là tỉnh, lời ông ta chửi sẽ bay đi khắp các trại tù khác, coǹ nguy hiểm gấp mấy! Suy tính một hồi, hắn ... dịu giọng:-
    “Thôi, nếu các anh nói anh Đức này khùng điên, thì tôi cũng chẳng chấp nhất anh ấy làm gì! Các anh đem anh ta về trại, trị bệnh cho anh ta chóng khỏi, để mà học tập cho tốt!”Rồi y chậm rãi xé nhó cuốn sổ tay của Tướng Đức đi.
    Thế là buổi lễ kỷ niệm chiến thắng ĐBP của bọn VC bế mạc không kèn không trống!Mấy ngày hôm sau, nhân một dịp đi làm lao động, vào lúc nghỉ trưa, anh em đã tụ họp chung quanh Tướng Đức để hỏi là, ông đã viết cái gi` trong cuốn sổ tay, mà làm cho tên việt cộng tức giận tột cùng như vậy?
    Tướng Đức chậm rãi trả lời: "Mấy em có nhớ cái thằng VC đó nó nói gì không? Nó nói: “Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng thần thánh”, goa (Qua) móc sổ ra ghi: “CON CẶC!” Rồi đóng sổ lại. Tới khi nó nói tiếp: “Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng vĩ đại của đảng Cộng Sản VN” goa lại móc sổ ra ghi: “CON CẶC!” Rồi lại xếp sổ lại. Rồi nó lại nói: “Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh nhào Đế Quốc Pháp”, goa lại móc sổ ra ghi: “CON CẶC!” Rồi lại đóng sổ lại. Nó muốn đọc, goa đã nói trước rồi, không nên đọc, goa chỉ viết cho goa đọc mà thôi. Nhưng nó cứ muốn đọc, thì ráng mà chịu, bắt lỗi goa đâu có được!”
    Tất cả anh em có mặt lúc đó đều cười nghiêng cười ngửa vi` những ghi chú mà Tướng Đức đã ghi trong sổ tay của ông. Hèn chi khi tên Nham há miệng ra định đọc những giòng chữ này thì bị mắc quai. Hắn ta đã tức tối xám mày xám mặt lại mà không biết làm gì! Cả bọn đã cười như chưa bao giờ được cười, không cần biết lúc đó đang đứng ở đâu? Và có ai rình mò gì hay không? Ai cũng muốn nói ra, viết ra câu trả lời giống như Tướng Đực đa~ trả lởi, nhưng đã không dám nói, không dám làm. Chỉ cỏ Tướng Đức mới dám nói, dám viết!
    Một người trong bọn lại hỏi thêm:- “Trung Tướng không sợ nó trả thù, nó ... giết Trung Tướng hay sao?”
    Tướng Đức đã khẳng khái trả lời, không có vẻ mát chút nào hết: “SINH VI TƯỚNG, TỬ VI THẦN! Khi còn sống thì goa làm Tướng, có chết đi thi` goa cũng thành Thần, sợ chi cái tụi gủy (quỷ) này! Hồi còn cầm quân đánh VC, goa cứ đem quân đi gọm tụi nó lại một chỗ, rồi kêu pháo binh bắn tụi nó tan nát ra! Trận nào không gom được tụi nó, goa kéo lính về nghĩ khoẻ, chẳng chết người nào hết! Chỉ tiếc rằng hồi đó goa gom tụi nó hổng hết, để nay mới bị như dzầy! ”
    Hào hùng thay lời nói của Tướng Dương Văn Đức! Trong chốn tù tội, có những ai dám viết ra những giòng chữ ngạo mạn, chửi bọn VC như Tướng Đức đã làm? Tính mạng đang ở trong tay bọn VC khát máu, đà có bao nhiêu người đã ngang nhiên trả lời bọn VC, như Tướng Đức đã trả lời bọn chúng?

    Tôi nghe xong câu chuyện, cho rằng Tướng Đức xứng đáng được duyệt xét và chấp nhận là ... “Đã phục vụ Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hoà” Tiếc rằng Tướng Đức dã không có dịp qua định cư tại Úc. Bọn VC không dám giết Tướng Đức ở trại tù cải tạo, chúng đã thả ông ra và tìm cách giết ông một cách lén lút, rất là hèn hạ. Chúng đã cho người đi rình mò và đánh chết ông, dìm xác ông ở dưới cầu Hàng Xanh.


    Nguyễn Khắp Nơi

  6. #36
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,627

    Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân

    Tiểu Đoàn 92 BĐQ

    510 Ngày tại Tống Lê Chân

    Đặng Hưng Vượng



    Vài dòng giới thiệu tác giả:

    - Đại đội trưởng của một đại đội của Tiểu Đoàn 92 BĐQ.
    - Đã đưa đại đội trinh sát của Tiểu Đoàn 92 BĐQ tăng phái cho Sư Đoàn Kỵ Binh Black Horse, Hoa Kỳ, đang đóng ở Lai Khê, đại đội Brown Team, khoảng 4 tháng. Trách nhiệm của Đại Đội là đi giải vây để cấp cứu các phi hành đoàn trực thăng Mỹ bị bắn rơi.
    - Trong nửa thời gian đầu căn cứ TLC bị địch vây hãm, là Sĩ Quan Không Trợ, Phụ Tá Ban 3 của Tiểu Đoàn.
    - Sau đó, theo trực thăng tải thương rời căn cứ, làm Sĩ Quan Tiền Cứ cho Tiểu Đoàn, và trách nhiệm thả dù tiếp tế cho Tiểu Đoàn ở TLC.
    - Sĩ Quan Tiền Cứ, kiêm Phát Hướng Viên Tiểu Đoàn khi Trung Tá Nguyễn Hân làm Tiểu Đoàn Trưởng, kế tiếp là Thiếu Tá Lê kim Tư làm Tiểu Đoàn Trưởng.





    Tonlé Tchombe là một vùng đất thuộc Tây Ninh nằm sát ranh giới với Bình Long, đầu nhánh sông Saigon. Đa số người Miên và người Thượng sinh sống lâu đời quanh vùng này. Mặc dù thuộc tỉnh Tây Ninh, nhưng lại gần với tỉnh lỵ An Lộc, Bình Long, trại cách An Lộc 15 km theo đưòng chim bay và cách Xa Cam trên 10km trong khi cách rất xa tỉnh lỵ Tây Ninh. Năm 1967, khi Thiếu Tá Đặng hưng Long, Trưởng Phòng 3 thuộc Bộ Chỉ Huy C3 Chiến Thuật, Lực Lương Đặc Biệt (LLĐB), nhận lệnh lập trại ở đây, ông đã đặt tên là Trại Tống Lê Chân, dựa theo âm sắc của Tonlé Tchombe. Sau khi thay đổi vài trại trưởng, Đại Uý Lê văn Ngôn được chỉ định làm trại trưởng cuối cùng trước khi chuyển sang BĐQ. Năm 1970, cùng với việc cải tuyển các trại biên phòng cuả LLĐB thành các tiểu đoàn BĐQ Biên Phòng, lực lượng ở đây trở thành Tiểu Đoàn 92 BĐQ (14-9-1970), do Đại Uý Lê văn Ngôn làm tiểu đoàn trưởng và Trung Uý Trần hữu Phước làm tiểu đoàn phó, dưới quyền điều động trực tiếp của Bộ chỉ huy Quân Khu 3 BĐQ, do Đại Tá Nguyễn thành Chuẩn làm chỉ huy trưỏng, vốn là Chỉ Huy Trưởng C3 LLĐB chuyển sang.


    Vài dòng về LLĐB:

    - VNCH có 4 vùng chiến thuật. Mỗi vùng có một Bộ Chỉ Huy C. Quân Khu 3 có Bộ Chỉ Huy C3 LLĐB.
    - Bộ Chỉ Huy C3 LLĐB chỉ huy 3B. Mỗi B là một khu chiến thuật cuả Quân Khu. QK III có 3 Khu Chiến Thuật 31, 32, và 33.
    B15 LLĐ, thuộc Khu Chiến Thuật 33, đóng tại Bình Long dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Đặng hưng Long.
    B16 LLĐB đóng tại Tây Ninh, dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Lê tất Biên.
    B14 LLĐB đóng tại Phước Long, dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Văn công Báu, hay Lê văn Hành (?).
    - Mỗi B chỉ huy khoảng 10 toán A LLĐB. Mổi toán phụ trách một trại biên phòng.

    Các trại biên phòng tập trung dọc theo biên giới Nam VN từ Bến Hải đến Cà Mau, nơi đây tập tung vào việc tuyển mộ và huấn luyện Dân Sự Chiến Đấu (còn gọi là Biệt Kích Quân) để phát giác và ngăn chận đường xâm nhập của CS vào lãnh thổ VN. Toán A162 đóng tại căn cứ Tống Lê Chân trực thuộc B16 đóng tại Tây Ninh, nhưng sự yểm trợ và liên lạc bị trở ngại vì quá xa nên giao cho B15 của Trung Tá Đặng hưng Long trực tiếp chỉ huy.
    Khoảng năm 1970, các trại biên phòng LLĐB chuyển cải thành BĐQ biên phòng, và vẫn giữ các nhiệm vụ như trên. Từ 1974, các tiểu đoàn biên phòng sát nhập vào các liên đoàn BĐQ, thay đổi khu vực hành quân theo vùng, không còn ở một vị trí cố định như trước. Từ đây, nhiệm vụ của các tiểu đoàn BĐQ hoàn toàn giống nhau.

    Như đã nêu ở trên, các trại biên phòng trên toàn lãnh thổ miền Nam đều có nhiệm vụ phát giác và ngăn chận các đơn vị VC xâm nhập từ Kampuchia, Lào vào lãnh thổ VNCH. Đối với trại Tống Lê Chân, trại còn có ý nghiã chiến lược quan trọng hơn. Do vị trí đặc biệt, nằm trong chiến khu C, gần khu Mỏ Vẹt, Lưỡi Câu thuộc Kampuchia, là nơi đặt đại bản doanh của Cục R, trại còn là điểm ngăn chặn, hoặc phát giác CS xâm nhập vào Tây Ninh (gần sát Thủ Đô Saigon) qua Katum… Do đó, trại TLC luôn là cái gai trước mắt, VC cần loại bỏ với bất cứ giá nào.
    Khi chuyển qua BĐQ, Tiểu Đoàn 92 có khoảng 350 quân nhân các cấp, đa số là người Miên, một phần người Thượng, và người Việt. Tiểu Đoàn có 4 đại đội. Các sĩ quan, hạ sĩ quan đa số từ LLĐB. Các cán bộ Dân Sự Chiến Đấu, quen khu vực quanh căn cứ, và có kinh nghiệm chiến đấu cao, được mang cấp bậc Chuẩn Uý, hoặc Thiếu Uý. Sau đó, họ sẽ được đi học khoá Sĩ Quan Hoàn Hảo tại Trường Thủ Đức để bổ túc kiến thức. Tiểu đoàn còn có một trung đội pháo binh 105 ly, có khả năng yểm trợ tới Xa Cam (cách An Lộc 10 km về phiá Nam). Khi mặt trận An Lộc bắt đầu, Sư Đoàn 25 BB đã đặt ở đây thêm 1 trung đội pháo binh 155 ly, đủ để yểm trợ mặt trận An Lộc khi cần. (Khi mặt trận An Lộc chấm đứt, Sư Đoàn 25 BB đã rút 2 khẩu 155ly khỏi căn cứ.)

    Căn cứ nằm trên một ngọn đồi cao 50m trấn áp cả khu vực chung quanh, thuận lợi cho việc phòng thủ, bất lợi cho việc tấn công. Đường kính trung bình 400m, với các công sự đã được công binh Mỹ (US Sea Bee) xây cất. Phiá bên phải trước cửa là đầu nhánh sông Saigon. Trại giống như một ngôi sao nhiều cánh với 2 đại liên 50 bắn về 2 phiá tại mỗi đỉnh ngôi sao, không kể đến các súng liên thanh khác như đại liên 30 và 60. Các đại đội phòng thủ trong vòng rào ngoài ngăn cách căn cứ với chung quanh, với hệ thống giao thông hào và hầm hố kiên cố. Muốn vào hàng rào ngoài, địch phải vượt qua một bãi mìn dày đặc với hệ thống chiếu sáng báo động. Kế tiếp là khoảng trống đủ để các trực thăng đáp. Trong cùng là hàng rào ngăn cách Ban Chỉ Huy Tiểu Đoàn. Một phi trường cho C123 nằm ngay dưới cổng trại.

    (Tiểu Đoàn 92 BĐQ có một phương thức gài mìn đặc biệt phối hợp giữa cách gài bẫy của người Thượng và mìn Claymore. Khi chạm, mìn sẽ nổ liên hoàn nên sức công phá rất mạnh và hiệu quả. Tr/T Ngôn đã được mời về trường Võ Bị Đà Lạt, và khi đang theo học khoá Bộ Binh Cao Cấp tại trường Thủ Đức cũng được mời thuyết trình về cách gài bẫy hiệu quả này.)

    Đầu năm 72, LĐ6 BĐQ do Trung Tá Trịnh văn Bé làm liên đoàn trưởng và Lữ đoàn 2 Nhảy Dù do Đại tá Trần quốc Lịch làm lữ đoàn trưởng, hành quân quanh vùng và Kampuchia. Trong thời gian này, bộ chỉ huy nhẹ của LĐ6 BĐQ đóng trong căn cứ. Khoảng tháng 4-72, một đại đội được lệnh tuần thám chung quanh (không cần đi xa vì hiện đã có 2 đại đơn vị quanh vùng) thì phát giác một đường mòn lớn hướng về phiá An Lộc, xe hơi có thể chạy qua, Đây là dấu hiệu báo cho biết các đơn vị công binh cuả CS đang chuẩn bị đường xá cho một cuộc chuyển quân lớn cuả chúng trong chiến dịch Đông Xuân sắp tới. Quân Khu đã cho máy bay L19 lên quan sát.
    Hai đại đơn vị ND và BĐQ đã đột nhiên rút ra khỏi căn cứ, giao trách nhiệm toàn vùng cho TĐ 92 BĐQ, báo hiệu một chuyện thật lớn có thể xảy ra.
    Riêng LĐ6 BĐQ đã phải rút khẩn cấp theo đường bộ về theo ngả Tây Ninh, đến phi trường Trảng Lớn mới có máy bay chở đi Vùng I.

    Đúng như tôi dự đoán, chiến dịch tấn công An Lộc của CS bắt đầu ngay ngày hôm sau. Trại TLC từ đó bắt đầu bị địch vây đánh kéo dài nhiều ngày, mở đầu bằng các đợt pháo kích bằng 82 ly, 107 ly vào căn cứ liên tục ngày đêm. Vào những ngày cao điểm, căn cứ hứng chiụ mỗi ngày từ 100, đến 200 quả đạn. Kế tiếp sau vài ngày, bộ binh địch áp sát, tấn công ban ngày, bò vào ban đêm, cắt đứt đường bộ, chặn tiếp tế, tiếp viện. Chúng còn dùng 12,7 ly phòng không và cả hoả tiễn tầm nhiệt để bắn máy bay đang yểm trợ, hay tiếp tế cho căn cứ.





    Ở đây, các đơn vị bộ binh của địch dùng 2 cách để tấn công căn cứ:
    1.”Tiền pháo hậu xung”: pháo kích tối đa vào căn cứ rồi cho bộ binh tấn công, trong khi pháo binh tiếp tục bắn lên phiá trước mở đường. Khi xung phong, địch có thể dùng chiến thuật biển người, lấy lợi thế về quân số để áp đảo quân ta.
    2.”Hoa nở trong lòng địch”: Cho đặc công bò vào căn cứ rồi bung ra các phía như cánh hoa nở (Tôi đã qua một khoá huấn luyện do binh chủng BĐQ tổ chức về chiến thuật cuả VC).
    Gặp sức kháng cự cuả tiểu đoàn và sự yểm trợ hữu hiệu của phi cơ và pháo binh từ các căn cứ khác, địch đã bị chặn lại hết đợt tấn công này đến đợt tấn công khác.
    Tuy nhiên, Tiểu Đoàn không tránh khỏi thiệt hại. Các binh sĩ lần lượt bị thương và tổn thất nhân mạng mỗi ngày một cao. Nhiều công sự phòng thủ cũng như vị trí chiến đấu bị hư hại không còn xử dụng được. Khi pháo binh của căn cứ bắn yểm trợ An Lộc, thì VC tập trung pháo kích vào vi trí pháo binh của ta. Chỉ sau vài ngày, các khẩu đại bác bị hư hỏng nên không còn dùng được nữa. Với lưới đạn dày đặc đan kín bầu trời, việc tiếp tế và việc tải thương bằng máy bay càng trở nên khó khăn khi áp lực địch gia tăng mỗi ngày. Nhưng đơn vị vẫn duy trì được tinh thần kỷ luật và tinh thần binh sĩ vẫn cao. Áp lực địch giảm đôi chút khi VC bị thất bại tại An Lộc, tuy nhiên chúng vẩn duy trì pháo kích và phòng không.


    Trong một lần hành quân chung quanh căn cứ, một toán tiền đồn của TĐ92 BĐQ đã phục kích giết chết 1 tên đeo sắc cốt và 2 tên cận vệ. Trong đêm, một đơn vị VC đã trở lại cướp xác nhưng bị ta đánh trả dữ dội nên không thành công. Đơn vị tiền đồn đã tịch thu được một túi tài liệu, và một khẩu súng K59, vốn được trang bị cho các sĩ quan tham mưu cao cấp của chúng.
    Quân đoàn 3, sau khi nghiên cứu tài liệu, đã xác nhận đó là đại tá CS với bí danh Nguyên Hương, Cục Phó Cục R, đặc trách về chính trị. Y đang nghiên cứu về sự thất bại của CS tại An Lộc. Tại sao chiến thuật “Nhị thức bộ binh – Thiết giáp của CS lại thất bại?” Bản đánh giá nói là việc kết hợp không đồng bộ: Lúc có thiết giáp thì không có bộ binh, và ngược lại. (Đây chỉ là một lý do để biện minh cho sự yếu kém của chúng. Chúng quên mất chính tinh thần chiến đấu của lực lượng phòng thủ và dân chúng sống tại An Lộc mới là yếu tố chính làm chúng thất bại!)
    Mặt trận lại đột nhiên trở nặng. Sau khi chiến dịch tấn công An Lộc chấm dứt, mặc dù bị tổn thất nặng, chúng cũng đã rảnh tay nên xiết chặt vòng vây, liên tục pháo kích, tấn công, đặc công. Trại TLC, không thể được tiếp cứu vì Quân Đoàn không còn đơn vị trừ bị, không thể liên lạc với bên ngoài bằng đường bộ vì VC dày đặc vây kín căn cứ, giờ đây đã trở thành một tiền đồn cô đơn nằm giữa vùng đất địch, ngược lại cũng đã trở thành vết nhọt trong vùng đất chúng chiếm đóng. Tiểu đoàn nhận tiếp viện đạn được, súng ống, lương thực, thuốc men… hoàn toàn bằng trực thăng và C130.
    Tuy nhiên vì hoả lực phòng không của VC đan chặt trên bầu trời, trực thăng trở thành mục tiêu dễ bị bắn hạ, nên chỉ còn chờ C130 tiếp tế từ trên cao, do Căn Cứ 90 Tiếp Tế Thả Dù tại Phú Thọ, Saigon đảm trách. Cách thả dù cổ điển đã không chính xác vì trung bình 10 kiện hàng thì chỉ có 2, 3 kiện lọt vào căn cứ, còn lại thì bay ra ngoài vào vùng đất địch. Sau khi học được kỹ thuật đặc biệt là khi tới một cao độ nhất định, ngòi nổ gắn theo dù được kích hoả nổ để các kiện hàng rơi vào trong căn cứ, thì việc tiếp tế có hiệu quả hơn. Các phi công chỉ cần tính toán sức gió và hướng gió là có thể thả từ trên cao mà không sợ bay ra ngoài trại.

    Tôi cũng cần nói thêm, một quân nhân tên Bằng, vốn thuộc LLĐB trước đây, sau khi chuyển qua BĐQ, đã được đi học và trở thành một phi công trực thăng. Anh đã tình nguyện 3 lần bay vào căn cứ. Đây là một sự tình nguyện đáng ghi ơn vì nhờ thế căn cứ đã có khá đủ tiếp liệu. Sự can đảm tuyệt vời của anh khiến tôi luôn khâm phục, vì mỗi lần vào được căn cứ, vượt qua lưới đạn phòng không dày đặc của địch, rồi trở ra là một lần đối diện với cái chết. Khi vào tới căn cứ, trực thăng phải áp dụng kỹ thuật xuống đặc biệt để tránh bị VC pháo kích. Họ phải bay thật nhanh thẳng tới căn cứ, rồi từ trên cao tắt máy cho rơi tự do, khi gần tới đất thì mở máy ngay để đáp xuống. Có thấy các máy bay trực thăng đáp xuống căn cứ mới thấy lòng can đảm và tài lái điêu luyện đòi hỏi nhiều kinh nghiệm của các phi công.

    VC pháo kích ngày nhiều ngày ít, nhưng sự tổn thất cuả tiểu đoàn tuỳ thuộc vào độ chính xác của pháo binh địch. Do tiếp tế giảm, diều kiện sống hàng ngày cuả toàn Tiểu Đoàn xuống thấp. Ăn uống thiếu thốn, điều kiên vệ sinh kém, khiến càng có nhiều bệnh binh bị suy nhược, sốt rét. Tinh thần binh sĩ các cấp đã bị kéo dãn căng, thể xác bị mệt mỏi đến cực độ nên tinh thần giảm sút. Nhưng Tiểu Đoàn vẫn duy trì được tinh thần kỷ luật. Vì thế sức chiến đấu nhìn chung không giảm. Số thương bệnh binh không thể tải thương ngày một tăng, vì số lần tải thương bằng trực thăng ngày càng giảm. Sau một lần bổ xung quân số, một trực thăng Chinook bị bắn rơi khiến một số quân nhân bi chết cùng với viên sĩ quan truyền tin lên thay thế. (Trung Uý Đỗ đức Hoạt Phú Quý, khoá 6/69 Thủ Đức, sau 3 ngày kết hôn đã bỏ ngày phép tình nguyện theo trực thăng lên căn cứ.) Viên phi công tên Toàn đã được một trực thăng khác “bốc” khỏi căn cứ. Sau gần một năm rưỡi, lại một trực thăng khác rơi trong căn cứ. Phi hành đoàn được cứu thoát nhưng bị kẹt lại vì không thể đưa ra khỏi căn cứ.

    Để tưởng thưởng cho chiến công của cả Tiểu Đoàn 92 BĐQ, cũng như khích lệ tinh thần, tất cả quân nhân các cấp đã được thăng một cấp, sau gần 1 năm bị vây hãm (1973). Tất cả các SQ được tưởng thưởng Bảo Quốc Huân Chương, hoặc Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu, các binh sĩ, hạ sĩ quan được tưỏng thưởng ngôi sao đồng và bạc. Tiểu Đoàn được phong tặng Bảo Quốc Huân Chương, quân kỳ Tiểu Đoàn được mang dây biểu chương màu Bảo Quốc Huân Chương (màu đỏ). Các “lon” và huy chương đã được thả từ trực thăng xuống mặt trận, thay vì trao tặng tại chỗ.
    Vào khoảng đầu năm 74, một lần nữa toàn bộ Tiểu Đoàn lại được thăng cấp lần thứ hai vì sự chiến đấu quả cảm, và sự hy sinh trong gian khổ trong một trận chiến quá dài ngày.

    Khoảng tháng 4-73, phái đoàn ICCS (bốn bên) bay vòng quanh căn cứ để quan sát. Vì có sự hiện diện cuả phái đoàn này nên VC không dám bắn và pháo kích vào trại. Các phi công VN bay cho phái đoàn ICCS đã đánh lạc hướng VC bằng cách bay thật thấp về hướng Sóc Con Trăng. Trong khi đó, các phi cơ trực thăng của Sư Đoàn 3 Không Quân bay thật sát ngọn cây, để ICCS không thấy, vào TLC tiếp tế và tải thương. Đây là chuyến tải thương được nhiều thương binh nhất trong suốt thời gian trại bị vây hãm.
    Tôi đã được lệnh TĐT theo trực thăng rời trại với 3 nhiệm vụ, được cho là rất quan trọng:
    1.Là gạch nối an ủi, trấn an thân nhân, gia đình binh sĩ. Ngoài ra, tôi còn phải hàng ngày thông báo về tình trạng thân nhân của họ đang chiến đấu tại căn cứ TLC cho gia đình cuả họ. (Mỗi khi tôi đứng trước nhà là họ oà lên khóc vì biết hung tin đã tới, khiến tôi không thể nói nên lời. Thật đau lòng khôn tả!)
    2. Liên lạc với Bộ Chỉ Huy Quân Khu 3 BĐQ, phụ trách việc tiếp tế cho Tiểu Đoàn.
    3. Đặc biệt giải quyết lương bổng cho gia đình binh sĩ các cấp.

    Lúc đó, tình trạng gia đình binh sĩ ở Trại Phan Hạnh, Biên Hoà đang bị rối loạn. Sở dĩ có tình trạng này, vì vợ con của các quân nhân đang tham chiến tại Tống Lê Chân đã kiệt quệ về tinh thần, và túng thiếu về vật chất (không có lương do chồng gửi về). Họ đang tuyệt vọng chờ chồng, cha của họ đã bị kẹt tại mặt trận quá lâu. QK3 đã yêu cầu TĐ đưa một SQ kỳ cựu về để trực tiếp giải quyết với vợ con của các binh sĩ, vì đa số vợ con họ, người Thượng và Miên, không có thói quen giữ giấy tờ để chứng minh liên hệ của họ với chồng, cha. Do đó, việc xác định là vợ, con chỉ căn cứ vào sự nhận biết của những người quen cùng đơn vị. Trong tất cả SQ của Tiểu Đoàn, chỉ có tôi có thể giải quyết tình trạng lương bổng cho vợ con binh sĩ và lo việc tiếp tế cho Tiểu Đoàn hiệu quả.
    (Khi bình yên, vợ con các binh sĩ, nhất là người Thượng, ở trong trại cùng chồng. Tôi đã ở từ ngày đầu nên biết hầu hết thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ vì gặp nhau hàng ngày và thường nói chuyện với nhau. Vợ con binh sĩ đã được đưa về trại Phan Hạnh khi cuộc chiến trở nên khốc liệt.)

    Sau khi về tới hậu cứ, tôi thường xuyên theo C130 thả dù tiếp tế và nhận lệnh trực tiếp từ TĐT (qua vô tuyến) uỷ quyền thay binh sĩ đang chiến đấu, cho gia đình họ được lĩnh lương đúng kỳ. Theo đúng nguyên tắc, một binh sĩ muốn nhờ hậu cứ trao lương cho vợ con của họ thì phải có chữ ký của binh sĩ đó. Tôi đã ghi nhận và báo về Đại Đội Công Vụ của QK3 và giải quyết lương bổng theo yêu cẩu của TĐT. Trong những lần theo C130 về ban đêm, tôi đã nhìn thấy lưới đạn phòng không của địch (với những đường đạn sáng) đan kín chung quanh, và thỉnh thoảng các hoả tiễn tầm nhiệt hướng về máy bay, nổ chói loà trong đêm đen của núi rừng biên giới. Tuy nhiên, máy bay đã bắn các trái sáng có nhiệt độ cao nên các hoả tiễn này không thể tới gần máy bay của họ.

    11-4-74, sau 510 ngày Tiểu Đoàn bị vây hãm, Trung Tá Lê văn Ngôn ra lệnh tôi phải bay từ Biên Hoà tới An Lộc ngay, phải mở truyền tin 24/24. Khi đang ở trong An Lộc thì Tr/ Tá Ngôn đã gọi cho tôi: (Để đơn giản, tôi dùng bạch văn để trình bày cùng các độc giả):
    - Trại đang bị tấn công rất nặng. Anh hãy báo ngay cho Đại tá Chuẩn.






    Sau đó, tôi nghe nhiều tiếng nổ dữ dội từ hướng trại TLC vì chỉ cách có 15km theo đường chim bay. Tôi lại nghe tiếng Tr Tá Ngôn từ máy vô tuyến:
    - Kho đạn đã bị nổ và trại bị tràn ngập.
    Và lời nói cuối cùng:
    - Tôi đã ra lệnh rút quân.
    Vô tuyến bị cắt, không một tin tức gì được ghi nhận thêm từ đó. Tôi đã báo cáo với Thiếu Tá Thuận, Trưởng Phòng 3 QK3 BĐQ. Tại đây, họ cũng cố gắng liên lạc với TĐ nhưng không kết quả. Cũng cần nói thêm, trong thời gian này, VC đã chiếm được một số máy vô tuyến cuả ta và đã cho bộ phận tình báo của chúng theo dõi và bẻ khoá. Do đó, mọi chuyện liên lạc qua CR25 đều bị chúng nghe lén và tìm cách đối phó. Với tình thề sống còn của cả Tiểu Đoàn 92 BĐQ thì việc “im lặng vô tuyến” là điều cần thiết và dễ hiểu. Sáng hôm sau, Đại Tá Chuẩn đã phái L19 bao vùng, tìm kiếm, và theo dõi nhưng rất tiếc không có dấu hiệu cuả TĐ92 BĐQ.

    Ngày 12-4-74, L19 tiếp tục bao vùng, kể cả khu vực chung quanh An Lộc nhưng vẫn không tìm thấy dấu vết của Tiểu Đoàn. Khi bay ngang Trại TLC, viên phi công thấy phía dưới khói mịt mù (có lẽ vì kho đạn nổ và đám cháy chưa dứt). Đến gần trưa, đột nhiên tiếng Trung Tá Ngôn vang lên trên máy truyền tin muốn nói chuyện với Đại Tá Chuẩn. Tr Tá Ngôn xin Đại Tá Chuẩn cho lực lượng tiếp viện trong khi Tiểu Đoàn cố gắng phá chốt để vào An Lộc.
    Chỉ một thời gian ngắn sau đó, VC đã bắt được tần số sóng truyền tin của ta. Tôi không chắc chúng biết được nội dung cuộc điện đàm vì đã được mã hoá, cũng như việc bẻ khóa đòi hỏi thời gian. Nhưng VC đã báo động và ra lệnh toàn bộ lực lượng của chúng quanh An Lộc đồng loạt tấn công các đơn vị của ta bằng bộ binh và pháo kích đồng loạt nhằm ngăn chặn tiếp cứu, đồng thời cho các đơn vị của chúng tìm kiếm Tiểu Đoàn 92 đang ở đâu đó quanh An Lộc, để chuyển quân tấn công. Ngược lại, các đơn vị của ta cũng đồng loạt mở các cuộc tấn công về phiá địch nhằm làm giảm áp lực lên Tiếu Đoàn 92, mặc dù các đơn vị phòng thủ An Lộc không rảnh tay để tổ chức tiếp cứu. Để ứng phó với tình hình, các phi đoàn trực thăng và phản lực thuộc Quân Đoàn III đã lên vùng yểm trợ.

    Ở bên ngoài, Tiểu Đoàn vừa phải chống trả sức tiến công điên cuồng, vừa phải phá các chốt ngăn chặn của CS. Lại có thêm thương binh và binh sĩ tử trận. Đổi lại bọn CS cũng phải chịu tổn thất cho hành động của chúng. Trung Tá Ngôn đã yêu cầu Thiếu tá Phước, Tiểu Đoàn Phó, cùng một đại đội đi đầu “nhổ” các chốt trên đường đi, trong khi ra lệnh cho các đại đội khác vừa đánh vừa rút.

    Khoảng 3 giờ chiều, tôi được Đại Tá Chuẩn gọi và yêu cầu báo cho TĐ biết là “phải vào vị trí an toàn trước 4 giờ”, vì trời sẽ mau tối, nhiều sương mù nên Không Quân không còn yểm trợ hữu hiệu.
    Tôi đã ngồi trên CNC theo dõi cuộc rút quân. Từ trên cao nhìn xuống, tôi thấy Tr/Tá Ngôn, ngồi giữa một hố B52, chung quanh có khoảng chục binh sĩ đứng bao quanh, và các binh sĩ bị thương nằm la liệt khắp nơi. Ông đang cho trải pano, đánh dấu vị trí bạn, để điều chỉnh trực thăng đánh về phiá VC. Khi tôi dùng máy truyền đạt lệnh cuả Đại Tá Chuẩn, Trung tá Ngôn đã ra lệnh cho tôi:
    - Hãy về nói với “ông già”, chừng nào tôi mang được “đứa con” cuối đang bị “kiến cắn” vào thì tôi mới vào.
    Tôi đã bật khóc và nói với ông:
    - 90 cố gắng vào vì yểm trợ cuả Không Quân sẽ không còn hữu hiệu.

    Thật may mắn, các trực thăng thuộc Sư Đoàn 3 KQ đang bay phiá trên, đã nghe được cuộc điện đàm nên tất cả bay vào tấn công địch không cần chờ lệnh, bằng mọi cách giải toả cho Tiểu Đoàn. Trực thăng xuống đổ xăng rồi bay lên tiếp, như châu chấu trên trời, và bắn yểm trợ tối đa, bất kể lưới đạn phòng không của VC.
    Cuối cùng, nhờ lòng can đảm của các người bạn ngoài quân chủng (Trong đó có một phi công là bạn cùng khóa 21VB với Tr/Tá Ngôn, Thiếu Tá Trần gia Bảo), nhờ tác xạ hiệu quả của các trực thăng, cuối cùng tiểu đoàn đã vượt qua những chướng ngại sau cùng. Đại đội đi đầu đã nhổ được các chốt ngăn chặn, mở đường cho các đại đội kế tiếp tuần tự vào theo.

    (Cũng tiện đây, thay mặt các sĩ quan thuộc TĐ92 BĐQ, còn 5 người hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ, các quân nhân của Tiểu Đoàn 92, tôi gửi lời chân thành ghi ơn đến các phi hành đoàn vận tải C123, C130, các phi đoàn phản lực thuộc Sư Đoàn 5 Không Quân tại Tân Sơn Nhất, và các phi đoàn trực thuộc Sư Đoàn 3 Không Quân tại Biên Hoà, về các phi vụ mà cách anh đã tiếp tế, yểm trợ, tải thương cho TĐ92 BĐQ trong thời gian bị vây hãm và rút lui.)
    Cuối cùng, Tiểu đoàn 92 BĐQ đã về đến điểm an toàn. Trong cuộc rút quân này, Tiểu Đoàn đã đưa được toàn bộ đơn vị khoảng trên 250 người, hầu hết thương binh, kể cả phi hành đoàn trực thăng bị bắn rơi tại TLC nhưng trực thăng tiếp cứu không thể xuống, trừ 2 người phải bỏ lại dọc đường vì đã chết. (Phi công và phụ tá tên Phối và Mỹ, và 2 xạ thủ đã cùng Tiểu Đoàn theo đường bộ rút lui.)

    Sau đó, tôi đã dìu Tr/Tá Ngôn, gần như kiệt sức, vào trình diện Đại Tá Chuẩn. Tại đây, Tr/Tá Ngôn nghiêm chào rồi nói:
    - Thưa Đại Tá, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc rút quân này.
    Đại Tá Chuẩn đã dõng dạc, nhưng nhỏ nhẹ, trả lời:
    - Không, tôi là Chỉ Huy Trưởng BĐQ Quân Khu 3, kiêm Tư Lệnh Mặt Trận An Lộc, cấp bậc cao cấp nhất tại đây, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc rút quân này.

    o O o


    Một thời gian sau đó khi có thời gian, Tr/Tá Ngôn mới kể thêm cho tôi biết thêm về cuộc vây hãm của VC, và cuộc rút quân cuả Tiểu Đoàn 92 BĐQ:
    Căn cứ đã bị Sư Đoàn Công Trường 9 vây hãm, trong đó Trung Đoàn 271 (VC đã dùng nhiều danh xưng với mục đích nguỵ trang. Nhiều đơn vị đã dùng 2, 3 tên khác nhau nhưng thực sự chỉ là một) và một trung đoàn pháo binh của CS trực tiếp tham chiến. Trung đoàn pháo binh này được trang bị các loại súng cối 82 ly, 107 ly… và các loại hoả tiễn 24 nòng, và các hoả tiễn tầm nhiệt. Loại hoả tiễn này bắn hàng loạt, có sức công phá rất lớn đối với sinh vật đứng trên mặt đất, tuy nhiên không chính xác nên thỉnh thoảng chúng mới dùng. Ngoài ra chúng còn điều động một tiều đoàn pháo binh 130 ly bắn trực tiếp vào căn cứ.

    Với hoả lực và quân số áp đảo khi so sánh với Tiếu đoàn 92, VC đã nhiều lần tung các đợt tấn công nhằm xoá bỏ sự hiện diện của quân ta trong vùng do chúng chiếm đóng.
    Khoảng cuối tháng 3/74, sau khi pháo kích dữ dội bằng súng cối 82 ly và hoả tiễn 107 ly, địch đã cho bộ binh xung phong, định đè bẹp căn cứ. Nhưng, các đại đội đã đẩy lui địch nhờ căn cứ có hầm hố kiên cố dù đã bị hư hại nhiều.
    Ngày 5 tháng 4, bộ binh địch sau một đợt pháo kích dữ dội đã được xe tăng T54 yểm trợ tấn công trại, nhưng nhờ điạ thế trại ở trên cao xe tăng không thể lên tấn công nên chúng đã thất bại.
    Ngày 11-4-74, sau khi kho đạn bị nổ vì địch pháo kích trúng, Tr/ Tá Ngôn biết Tiểu Đoàn không còn đủ khả năng giữ căn cứ nên ra lệnh rút lui. Trước đây, đề phòng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, là một sĩ quan giàu kinh nghiệm, ông đã nghiên cứu đường rút quân và phân công các đại đội những việc phải thi hành khi có lệnh rút lui. Ông đã ra lệnh phá huỷ các khẩu đại bác 105 ly, các khầu súng liên thanh lớn, các máy truyền tin dư thừa, và cả mìn và đạn chưa bị hư hại. Ngoài ra, các đại đội còn được phân công mang theo toàn bộ thương bệnh binh.

    Việc rút quân bất ngờ cuả TĐ chắc chắn gây bối rối cho VC quanh căn cứ, vì một đơn vị lớn như Tiểu Đoàn 92, không có phương tiện vượt sông, không thể băng được qua đầu sông Saigon vào mùa mưa, nước lớn mà không bị khám phá. Đối với người quen thuộc điạ thế, con đường duy nhất là mở đường máu xuống cửa trại, băng qua cầu và đi thẳng về An Lộc. Vì nghĩ như thế, chắc chắn VC đã bố trí các lực lượng ngăn chặn một khi TĐ rút quân theo hướng này. Đoán được suy nghĩ của chúng, Tiểu đoàn đã rút theo hướng ngược lại mà VC không ngờ. Đó là đi sâu vào vùng đất địch.

    Họ từ đỉnh đồi băng ra sau căn cứ, vượt suối đang muà nước lớn, đi ngược về hướng Minh Thạnh cách hơn 40km. Để đưa được nguyên Tiểu đoàn băng qua suối, Tr Tá Ngôn nhờ những người lính Thượng trước đây thường đi bắt cá, biết được nơi có đá ngầm, căng dây cho những người không biết bơi, và các thương binh đi qua.





    Ông nói:
    - Minh Thạnh thuộc Chiến Khu C, vì VC mang quân vây mình nên nơi đây sẽ không có chủ lực quân của nó. Cùng lắm chỉ có đám hậu cần và thương binh của chúng mà thôi.
    Bình Long toàn rừng le, cây phủ trên đầu, Tiểu Đoàn phải len lỏi, đôi khi phải bò theo những khoảng trống dưới tàn tre. Núi rừng hiểm trở như thế, TĐ còn tắt máy truyền tin vì sợ VC tìm ra điểm đứng, nên máy bay L19 không thể tìm được tung tích, dù đôi lúc L19 bay trên đầu Tiểu Đoàn. Như một phép lạ đối với ta và địch, Tiểu Đoàn 92 đã biến mất khỏi vùng hành quân. Khi tới Minh Thạnh, TĐ đi ngược lại theo QL 13 rồi quay vòng về An Lộc, tới Xa Cam, Xa Cát.
    (Trước khi vể TLC, Tr/Tá Ngôn đã ở trại Chí Linh của LLĐB, cũng như Đại Uý Phan trí Viễn đã ở trại Minh Thạnh nên rất rành khu vực này.)
    Khi gần tới nơi, Tr/Tá Ngôn mới quyết định mở máy liên lạc để giữ bí mật tuyệt đối. Đi sâu vào lòng địch, các binh sĩ của cả tiểu đoàn hành quân trong điều kiện tuyệt đối khó khăn, không thể tiếp viện, không thể kêu cứu, trong khi còn phải cáng hoặc dìu theo thương binh. Tiểu Đoàn đã phải trải qua cuộc hành quân vô cùng nguy hiểm, vì chỉ một sai lầm nhỏ khiến VC khám phá ra vị trí, thì cả Tiểu Đoàn phải gánh chịu hậu quả khôn lường.

    o O o


    Hôm nay sau gần 40 năm, những hình ảnh bi thảm, nhưng kiêu hùng của các binh sĩ Tiểu Đoàn 92 BĐQ vẫn linh động hiện ra trước mắt, trong ánh sắng nhạt nhoà của ký ức. Khi tuần tự vào được bên trong khu vực An Lộc, họ gần như đã kiệt quệ, gầy ốm vì thiếu ăn lâu ngày; da xạm đen, bệnh hoạn vì thiếu hụt thuốc men; quần áo tả tơi rách nát vì thiếu quân phục thay thế; bẩn thỉu do đất bùn vì phải lặn lội trong rừng sâu và phải chiến đấu liên tục để dành sự sống. Một số phải diù đi.
    Nhưng qua nét mặt của họ hiện lên vẻ nhẫn nại chịu đựng phi thường, trong khi đầu họ vẫn ngửng cao phảng phất nét hãnh diện vì đã làm được chuyện thần kỳ.
    Các thương binh còn tệ hại hơn, vì có môt số phải nằm trên cáng. Một số không còn đủ sức để trả lời. Tôi không hề nghe tiếng rên xiết, trách cứ về số phận kém may mắn của mình. Mặc dù đã có hơn 250 binh sĩ trở về, trong đó có 4 người của phi hành đoàn trực thăng (gồm 1 phi công, 1 phụ tá, và 2 xạ thủ), nhưng quân số có khả năng tham chiến thực sự chỉ còn khoảng 150 người.

    Lúc đó, tôi đứng im lặng nhìn họ, lòng đầy cảm xúc không nói nên lời. Tôi cảm thấy hãnh diện vì đã là một phần của họ. Vượt lên sự sợ hãi, đối diện với cái chết, họ đã chiến đấu chống kẻ thù không mệt mỏi trên 510 ngày, trong thiếu thốn, đói khát, bệnh tật. Vượt trên sự yếm kém về quân số, trang bị, và hoả lực, họ đã giáng cho VC những tổn thất nặng nề dù chúng mạnh hơn nhiều lần, quân số đông hơn nhiều lần, trang bị tận răng. Điều gì khiến họ làm được? Đó chính là tinh thần kỷ luật và sự tin tưởng đối với cấp chỉ huy của họ. Cấp chỉ huy của họ đã giữ lời hứa là chiến đấu và mang họ về đến điểm an toàn. Họ làm được như vậy là vì chế độ nhân bản của Miền Nam hơn hẳn chế độ phi nhân của CS Việt Nam, hoặc của chế độ tàn bạo CS Nga, Tàu.


    Hôm nay, sau gần 40 năm, hình ảnh của 2 cấp chỉ huy đứng đối diện nhau, trong giá buốt của núi rừng, và bóng tối của thị trấn An Lộc vẫn ám ảnh tôi suốt cả cuộc đời. Tôi vẩn cảm thấy bồi hồi và xúc động khi nhớ như in lời đối đáp của Đại Tá Nguyễn thành Chuẩn và Trung Tá Lê văn Ngôn (giờ đây cả hai ông đã không còn nữa):

    “Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc rút quân này.”
    Câu trên được nói 2 lần liên tiếp qua 2 cấp chỉ huy khác nhau. Tại sao họ phải làm như vậy? Bởi vì họ ý thức được rằng, họ là người đầu tiên nhận vinh quang, khi đơn vị mang thắng lợi về, thì họ cũng phải là người dám can đảm nhận trách nhiệm về những tổn thất của đơn vị. Vì đó là danh dự, là phẩm chất không thể thiếu của một cấp chỉ huy. Thật may mắn, chúng ta đã có nhiều người như họ, dám nhận trách nhiệm về mình bất kể hậu quả.
    Sau 30-4-75, chiụ chung số phận của dân chúng Miền Nam, giống như trăm ngàn người của chế độ cũ, Tr/Tá Ngôn đã bị đưa đi tù “cải tạo” tại miền Bắc. Bị bạc đãi, hành hạ tinh thần, ông vẫn bình tĩnh giữ đúng tư cách của một quân nhân dù đã bị bại trận, vẫn duy trì được niềm tin vào chính nghiã. Nhưng ông đã không chống chọi nổi với cơn bệnh hiểm nghèo trong điều kiện khốn cùng, thiếu thốn thuốc men và dinh dưỡng. Cuối cùng, ông đã lặng lẽ giã từ cõi đời. Những người bạn đưa ông xuống huyệt mộ với một tấm chiếu rách trong câm nín, là những người bạn tù đáng thương đang chiụ nạn như ông, những người đã là từng chiến đấu, từng cùng nhau chống kẻ thù chung là CS Việt Nam.

    Kể từ ngày VC chiếm Miền Nam, chúng ta không hề nghe CSVN nhắc đến, hay tổ chức ăn mừng “Trận Đánh Tống Lê Chân”. Phải chăng, lực lượng VC tấn công đã bị thiệt hại rất nặng nề trước một lực lượng phòng thủ nhỏ bé, bị cô lập với thế giới bên ngoài? Phải chăng chiến dịch đánh chiếm cuả chúng bị kéo dài quá lâu vì sợi “gân gà” khó nuốt? Câu trả lời đúng nhất là chúng muốn quên đi nổi nhục nhã đã để nguyên một tiểu đoàn BĐQ biến mất khỏi vòng vây kiên cố của chúng với sự tổn thất không đáng kể, như đã “bốc hơi”.


    30 tháng 4 năm nay lại về, một thoáng nhớ về kỷ niệm xưa, kẻ còn người mất, tôi muốn được im lặng tưởng nhớ đến Tr/Tá Ngôn và những người lính cuả TĐ92 BĐQ năm xưa, kém may mắn đã hy sinh tại trại Tống Lê Chân và trên đường rút lui. Cho tôi được nghiêng mình trước sự hy sinh cao cả ấy. Các anh đã là những vị anh hùng vì chỉ có các anh mới làm được chuyện đội đá vá trời. Nghĩ đến các anh, tôi không quên nghĩ đến nỗi đau khổ mà vợ con các anh phải gánh chịu. Xin cho tôi được nghiêng mình chia sẻ nỗi bất hạnh tột cùng với vợ con các anh vì đã mất người thân yêu.


    Giống như các liệt sĩ vô danh khác cuả QLVNCH, sự hy sinh của các anh sẽ được muôn đời nhắc đến.



    Đặng Hưng Vượng


    Hùng Ca Sử Việt


    Ghi chú :

    ""... Riêng LĐ6 BĐQ đã phải rút khẩn cấp theo đường bộ về theo ngả Tây Ninh, đến phi trường Trảng Lớn mới có máy bay chở đi Vùng I..."

    Cám ơn Chiến hữu Đặng Hưng Vượng đã dày công ghi lại trang sử OAI HÙNG của TĐ 92 BĐQ tại căn cứ hỏa lực Tống Lê Chân, vào đúng thời điểm trong ghi chú màu xanh này, TĐ34 BĐQ được lệnh rút quân về Tống Lê Chân bằng...đường bộ, chúng tôi rời căn cứ hỏa lực Quang Trung sáng sớm, hành trang nặng trung bình ( nhu cầu đi hành nhanh ), căn cứ QT hoàn toàn bỏ trống với tất cả trang bị nặng. Rời căn cứ này với lòng trĩu nặng vì không hiểu chuyện gì đang xãy ra, nhưng " lệnh là lệnh ! "
    Đoạn băng rừng này dài 30 km đường chim bay ( ước lượng ), đoàn quân đi chuyển thật nhanh, không tiếng động, im lặng vô tuyến, tạo bất ngờ cho địch đang bao vây xung quanh và tráng bị truy kích, đúng là một chuyến quân hành Marathon (= Việt dã ) chân cứng, vai nặng, lưng còng, áo trận vắt ra nước, thằng nào đi không nổi thì nằm đó chút đi tiếp, không ai cõng ai.
    Về tới Tống Lê Chân thì đã xế chiều, từng đoàn Chinook lên xuống liên tục để bốc TĐ34 và BCH LĐ6 BĐQ về Phi trường Trảng Lớn, Tây ninh để lên C130..." XUÔI QUÂN RA HUẾ ".

    Còn tiếp....


    Last edited by cuocsi; 02-13-2017 at 10:12 PM.

  7. #37
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Quote Originally Posted by cuocsi View Post

    Đầu năm 72, LĐ6 BĐQ do Trung Tá Trịnh văn Bé làm liên đoàn trưởng và Lữ đoàn 2 Nhảy Dù do Đại tá Trần quốc Lịch làm lữ đoàn trưởng, hành quân quanh vùng và Kampuchia. Trong thời gian này, bộ chỉ huy nhẹ của LĐ6 BĐQ đóng trong căn cứ. Khoảng tháng 4-72, một đại đội được lệnh tuần thám chung quanh (không cần đi xa vì hiện đã có 2 đại đơn vị quanh vùng) thì phát giác một đường mòn lớn hướng về phiá An Lộc, xe hơi có thể chạy qua, Đây là dấu hiệu báo cho biết các đơn vị công binh cuả CS đang chuẩn bị đường xá cho một cuộc chuyển quân lớn cuả chúng trong chiến dịch Đông Xuân sắp tới. Quân Khu đã cho máy bay L19 lên quan sát.
    Hai đại đơn vị ND và BĐQ đã đột nhiên rút ra khỏi căn cứ, giao trách nhiệm toàn vùng cho TĐ 92 BĐQ, báo hiệu một chuyện thật lớn có thể xảy ra.
    Chắc chắn tác giả đã nhầm lẫn vì LD2ND chỉ hành quân ở Tống Lê Chân vào khoảng năm 70 và ông Trần Quốc lịch còn là Trung Tá , tôi nhớ là vì đang tắm... sexy 100% bị ăn trái B40 ...không còn quần mà chạy

  8. #38
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,627
    Quote Originally Posted by cuocsi View Post
    Kính chào Ban Điều Hành Đặc Trưng
    Quý Thành viên, Khách viếng, Thân hữu.

    Cuocsi mở trang mới này với mong ước ghi lại chút tâm tình chất chứa bao năm trường từ sau ngày "
    nước mất nhà tan
    "

    Những bài ghi trong trang này, xin được đón nhận và chia sẻ với " ÂN TÌNH " không bươi móc, những đóng góp
    " Lệch lạc, Móp méo, Nghi kỵ " sẽ được
    Xoá không cần thông báo .

    Riêng với cuocsi, vì là một " Cựu Chiến Sĩ Biệt Động Quân, Liên Đoàn 6, Tiểu đoàn 34, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, chiến đấu dưới ngọn cờ Chính Nghĩa từ tháng ba 1968 đến 30 tháng tư 1975,
    Cuốc sẽ ghi lại chút gì của "Đoạn Đời Lửa Binh" để hầu chuyện bồi đáp thạnh tình của mọi người đến viếng
    Nếu điều kiệu thời gian, sức khỏe và"Trí nhớ" cho phép và cũng :

    " XIN ĐƯỢC COI NHƯ MỘT NÉN HƯƠNG LÒNG,
    MỘT LỜI SÁM HỐI VÌ ĐÃ KHÔNG LÀM TRÒN BỔN PHẬN CỦA NGƯỜI TRAI
    LÚC QUỐC GIA LÂM NGUY, THẤT PHU HỮU TRÁCH..."



    Với một số vốn học vấn quá giới hạn, không bằng cấp, quan chức,
    chắc chắn là trong những bài đăng lên sẽ có nhiểu va c
    hạm ngoài ý muốn, nhiểu sai, sót và lỗi chính tả,
    mong quý vị niệm tình dung thứ.

    " Hãy nhìn bằng Tim..."











    Học thinh lặng không dễ !

    cuocsi !



  9. #39
    Banned
    Join Date
    Jan 2017
    Posts
    1,431
    Quote Originally Posted by cuocsi View Post




    Nhìn tấm hình mà thấy xót xa...

    "Đuốc nào nuôi ngọn lửa hồng
    Màu cờ nào phủ linh hồn cô đơn..."

    __ Đăng tiếp bài Tống Lê Chân bên trên đi ông Cọp Nước Tương ơi. Anh em đang chờ đọc...

    Thanks for your posts, bro!

  10. #40
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Quote Originally Posted by Xô xuống giếng... View Post
    Đăng tiếp bài Tống Lê Chân bên trên đi ông Cọp Nước Tương ơi. Anh em đang chờ đọc...

    Thanks for your posts, bro!
    Trong khi chờ ông Cọp ...xuống móng cọp...xin kể một chuyện về Tống Lê Chân..
    Đang ngủ mê mệt ...một tràng súng chát chúa vang lên , lồm cồm xách súng chạy ra vọng gác
    - Có ma ...nó lạng qua lạng lại trước mặt
    - Mày thấy gì ? tôi hỏi nó
    - Nó cầm đèn pin đi vào hàng rào
    Ngồi khoảng mười phút không thấy gì , tôi đi vào ngủ tiếp

 

 

Similar Threads

  1. Lính bà
    By Triển in forum Tiếu Lâm
    Replies: 0
    Last Post: 04-03-2015, 04:08 AM
  2. Người Lính Già Bạn Tôi
    By Lưu Vĩnh Hạ in forum Thơ
    Replies: 1
    Last Post: 07-15-2013, 06:21 PM
  3. Thư Bộ đội cụ Hồ gửi Anh Lính Miền Nam
    By NgụyXưa in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 0
    Last Post: 04-15-2013, 05:31 PM
  4. Nhạc Lính Cộng Hoà
    By ngocdam66 in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 10
    Last Post: 07-13-2012, 09:00 PM
  5. Lính mới tò te
    By Hương-Trầm in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 21
    Last Post: 02-16-2012, 05:45 PM

Tags for this Thread

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 05:04 AM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh