Register
Page 6 of 93 FirstFirst ... 456781656 ... LastLast
Results 51 to 60 of 922
  1. #51
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Quote Originally Posted by cuocsi View Post
    Đến bất tận nỗi nhớ !


    Tháng ba lần xuôi quân
    Nhớ ơi ! Đến bất tận !

    cuocsi 2017-02-23

    Anh cuoc ! có lẽ , anh đi sau tôi ít ngày ...giữa tháng ba , chúng tôi rút về Hải Vân nằm chờ bàn giao cho TQLC thấy dân chúng gồng gánh lũ lượt trên đường đèo dưới cơn mưa ...
    Tháng ba lần xuôi quân
    Nhớ ơi ! Đến bất tận !

    Tháng ba...năm đó mùa ly loạn
    Lũ lượt người đi...bỏ xóm làng
    Hai đầu quang gánh...hai đứa nhỏ
    Ngơ ngác nhìn anh lính bên đàng

  2. #52
    Banned
    Join Date
    Jan 2017
    Posts
    1,431
    Bớ người ta! Tui bắt gặp ông Cọp Nước Tương (đen thui) và ông Rằn Ri Song Kiếm Trấn Ải đang làm thi sĩ nè....

    (Đừng anh Quận! Dằn xuống anh, đừng nhảy vô gắn hình gắn thơ, anh Quận ơi. Để hai ổng nói chuyện thời binh lửa. Lúc đó anh đang theo mấy tà áo dài trắng mà...)

    .........

  3. #53
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,622

    Nổ tập trung...

    200 quả đại bác...

    Mời ghé mắt qua đây :

    https://dtphorum.com/pr4/showthread....l=1#post198403

    Vùng ..." Quê hương an toàn " của du kích Việt cộng là đây,
    Hồi còn học tiểu học, tui đã mấy lần chứng kiến cảnh du kích đặt mìn khũng bố dân, xe đò, xe lam ba bánh nổ tan tành dọc QL13. Một lần khác, tụi nó chặt đầu một ông trưởng ấp treo ngoài cổng và bạn học cuã tui có người cha tên là ông Kiệt, gác đồn điền cao su, đang chạy moto kiểm lâm, bắt gặp du kích trút mũ cao su ( ăn cắp ) ông Kiệt chận lại hỏi bị du kích cho một tràng " Thompson " nát ngực, xe của đồn điền chở về trước nhà, máu me tràn trề, thấy khũng khiếp !
    Đó là cách " THƯƠNG DÂN CỦA VIỆT CỘNG MIỀN NAM " thời " NAM KỲ KHỞI NGHIA."

    Và đó cũng là thời điểm mà tuổi thơ tắm suối, hái Mua, bắt cá, bắt dế của tui CHẤM DỨT...

    Trích... " Cuốc tui đã một thời thơ ấu rong chơi, bắt dế, dạo rừng, ăn trái "Mua" tím răng, là loại cây thấp, có hoa tím như Sim, trái ngọt nhưng không ngon bằng trái Sim, kỹ niệm không bao giờ quên là được bắt cá "Lia thia" để đá độ, sau hàng giờ miệt mài mệt vì nắng được nhảy ầm xuống con suối của một trời nhớ thương mà tui dám so sánh với " Như những con suối ở miền Đông " ( truyện Duyên Anh ). Như "Thằng Bờm", "Con Thuý", "Thằng Quyên", "Loan mắt nhung", "Dzũng Đa-kao"... Đã đi vào ký ức thì con suối tươi mát, cát vàng óng ánh này đã ôm trọn hình hài của một tuổi thơ "Hoa gấm", con suối này dường như chỉ hình thành cho riêng chú bé Cuốc mà thôi..."

  4. #54
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,622

    Tháng ba xuôi quân ra Huế...

    Từ Trảng lớn tới Phú Bài...

    Trích ..." Phi đạo dã chiến của Tống Lê Chân bụi đỏ tung trời với hàng chục chiếc Chinook ( trực thăng vận tải ) đang lên xuống, trong ruột chứa đầy những đứa con, súng đạn nặng lưng, tất cả ngồi trên sàn từ lính tới quan. Dưới bụng Chinook là các "Coneck ?" (thùng sắt to) chứa hàng, quân dụng và lương thực hay tất cả các tài liệu hành chánh, hành quân của Ban 3, Ban Tiếp liệu... V.v.... Phi cơ rời vùng lửa đạn biên giới trực chỉ Trảng Lớn, Tây Ninh, mới bay một đoạn vài cây số thì một cái "coneck" bị bung cửa vì không khoá kỷ , sức mạnh khủng khiếp của gló từ hai cánh quạt tam giác thổi xuống hoà với tốc độ bay, cửa sắt mở tung " giải phóng " xuống đất đỏ, rừng xanh hàng trăm ký giấy tờ hành quân, ban ngành của BCH LĐ6... Mấy chú vẹm ở dưới chắc cũng vui mừng vì nhận được " Quà Noel tháng ba " của lính ông Thiệu... "




    Bản đồ khu chiến
    ( hình sưu tầm site...)




    Chắc anh Hoài Vọng nói đúng về dữ kiện này. :
    ". "

    Trích nguyên văn bởi cuocsi
    Đến bất tận nỗi nhớ !


    Tháng ba lần xuôi quân
    Nhớ ơi ! Đến bất tận !

    cuocsi 2017-02-23





    Anh cuoc ! có lẽ , anh đi sau tôi ít ngày ...giữa tháng ba , chúng tôi rút về Hải Vân nằm chờ bàn giao cho TQLC thấy dân chúng gồng gánh lũ lượt trên đường đèo dưới cơn mưa ...
    Tháng ba lần xuôi quân
    Nhớ ơi ! Đến bất tận !
    Tháng ba...năm đó mùa ly loạn
    Lũ lượt người đi...bỏ xóm làng
    Hai đầu quang gánh...hai đứa nhỏ
    Ngơ ngác nhìn anh lính bên đàng.

    """



    Tiếp kỳ trước...
    ...
    Chinook bay thật nhanh nhưng với cao độ thấp, trong bụng tui thấp thỏm vì sợ AK hay phòng không vớt đít, nhìn xuống khu rừng biên giới cây xanh bạt ngàn trước đây, bây giờ có những nơi bụi đỏ còn vương, rừng cây tan tác vì thảm bom B52 và Trận Địa Chiến. Nhìn bên trái qua cửa kiến tròn của Chinook thi thấy núi Bà Đen xa xa và biết đã về tới Tây Ninh.
    phi trường Trảng lớn trong tầm nhìn khi trực thăng giảm cao độ và nghiêng góc 30° về tay phải, mặt đất dâng nhanh cùng với bụi đỏ tung trời mù mịt, chiếc Chinook đáp nhẹ nhàng, bánh sau vừa chạm phi đạo nhưng đầu tàu còn ngất cao, pilote cứ giữ tư thế như vậy để cho tàu chạy nhanh hơn vô chổ " xuống hàng " nhường piste cho các chiếc sau.

    Cửa sau buông xuông trước khi mấy bánh xe dừng hẳn, người cơ khí phi hành Mỹ điều khiển cửa ra hiệu cho chúng tôi rời tàu thật nhanh, người lính cuối vừa chạm chân trên bải đậu thì trực thăng cũng rời bải với cái bừng sau còn " há mồm"
    Nhìn quanh, phi trường quân sự chứa đầy quân dụng, vủ khí, đại bác 105 và lưới đạn đi theo , các đơn vị được đổ trước đang tiến đến mấy chiếc C130 cũng " há mồm ", động cơ cánh quạt vẫn quay nhanh bốc bụi đỏ, tụi tui chưa kịp lấy lại bình tỉnh sau chuyến bay đã phải cất bước, hay đúng hơn là " chạy lúp xúp " về hướng một chiếc C130 khác đang quay đít'...
    Lên tàu xong, tụi này ngơ ngách nhìn nhau, không biết mình lại được đem " xào nấu nơi mô " ???

    cuocsi 2017-02-23

    Hình sưu tầm NET : " CHINOOK CH47 "




    Chinook CH 47 tư thế cất cánh nhanh,
    bụng chở đầy quân dụng, cửa sau chưa đóng hết...





    C130 bốc quân




    C130 and " WAR IN VIETNAM "







    Last edited by cuocsi; 02-28-2017 at 09:43 PM. Reason: thêm dữ kiện và hình

  5. #55
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,622

    Lính và thơ...thẫn !

    Lâng lâng đầu ngày tìm thơ lạc
    Lính cũng lung linh với trăng vàng...

    Vườn trăng

    " Bao lần dạo sóng chung thuyền nguyệt


    Mấy thuở chia sương tựa vai chàng


    Mùa trăng mấy độ hương còn thoảng


    Sao đêm vẫn sáng, Vỡ Trăng vàng !


    Sương khuya ướt lạnh sầu non nước


    Gia quốc lâm nguy canh cánh lòng


    Thế nhân điên đảo đời gian bạc


    ..."

    ( Thơ của bạn NET )
    Last edited by cuocsi; 02-24-2017 at 11:09 AM.

  6. #56
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,622

    Xin một đời...

    Xin một đời...



    ( Trích nguồn : https://buonvuidoilinh.wordpress.com...anh/#more-3413 )

    Cám ơn Hạt sương khuya nhiều nhiều.


    Hạt sương khuya (Danlambao)


    Có phải mùa xuân đang về không nhỉ? Chốn này thật yên tĩnh, không đào, chẳng pháo… bánh chưng xanh. Mọi thứ như đang lắng đọng vào chốn không gian trầm mặc. Chỉ một ánh nhìn xuyên qua khung cửa nhỏ, tìm về một miền quá khứ xa xưa, nơi có những tà áo thướt tha vươn nhẹ trên đôi gót hài, e ấp đủ vừa cho một ánh nhìn tha thiết.



    Ngày xưa nhớ lần qua phố vui
    Anh gửi em Tấm Thẻ Bài này
    Và nói đây là tấm kim ngân
    Anh để lại cho mình.

    Người con gái ở tuổi đôi mươi ấy, vẫn hồn nhiên đi bên cạnh người tình, vẫn tha thiết được yêu, được sống, mặc cho bom đạn ngoài kia vẫn vọng về cùng với bao thây người ngã gục. Hạnh phúc lại một lần được khai sinh trên nỗi nhớ. Ánh mắt, bờ môi, nụ cười, màu da sạm nắng. Ngày mai này, tất cả sẽ cùng anh đi vào vùng lửa đạn. Và em, chẳng còn gì ngoài Tấm Thẻ Bài… rách tên.



    Giọt nước mắt thương thân, giọt lăn dài khóc thương cho quê Mẹ. Người góa phụ Việt Nam Cộng Hòa năm xưa ấy, từ một thiếu nữ ngây thơ, bỗng chốc đội trên đầu vầng khăn tang trắng, làm thân cò lận đận, đi xuyên suốt cuộc hành trình của kiếp người, tần tảo nuôi con, gánh vác giang san nhà chồng. Đêm về thao thức bên vầng nguyệt khuyết, dõi mắt cô đơn trong vùng trời xám đục, có sợi nhớ nào đang chạy dài trên nỗi sầu vô tận, có tiếng nấc nghẹn nào bên gối lẻ chăn đơn.



    “Mùi hương cứ tưởng hơi chồng
    Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai.”



    Ôi… những cánh hoa thời loạn bị cuốn hút bởi cơn bão của chiến tranh. Nghị lực nào đã khiến người góa phụ năm xưa ấy có thể vượt qua những vết xước gai đời, những cạm bẫy bủa giăng như tiếng búa nện đinh đóng vào hai chữ thủy chung của người góa phụ. Cô đơn trong thời chiến, lận đận trong thời bình. Biết bao oan khiên nghiệt ngã, họ là những mạch nước ngầm ẩn sâu trong lòng đất, vẫn vươn mình như những nụ xương rồng trên vùng sa mạc khô cằn sỏi đá. Không một huy chương, không một cánh hồng bên mộ bia tưởng nhớ.



    Xót xa cho hoàn cảnh của người góa phụ Việt Nam Cộng Hòa bao nhiêu, thì tôi lại thấy thương cảm cho những người góa phụ bên kia bờ vĩ tuyến. Người góa phụ Việt Nam Cộng Hòa ít nhiều cũng còn được một gia tài là Tấm Thẻ Bài để làm hành trang cho quãng đời còn lại. Người góa phụ bên kia bờ vĩ tuyến sẽ chẳng bao giờ cảm nhận được phút giây đi nhận xác chồng, dù đó là nỗi đau bất tận, nhưng chính nỗi đau ấy đã để lại niềm tự hào và sự nuối tiếc khôn nguôi.



    Cuộc chiến đã kết thúc hơn bốn mươi năm, hận thù có thể còn vương đâu đó bởi chính sách tàn bạo của “bên thắng cuộc” đã để lại biết bao hệ lụy. Nhưng đối với người góa phụ cho dù ở bên thắng cuộc hay thua cuộc, họ đều có một nỗi đau chung là mất đi người thân yêu nhất của đời mình. Vết thương quá khứ ấy cần được hàn gắn lại để nhận diện một “kẻ thù” chung. Những Tượng đài nghìn tỷ dành cho “bà mẹ VN anh hùng” chỉ như một trò hề rẻ tiền của những con người đê tiện vẫn còn đang tiếp tục trục lợi trên thân xác của người sống và kẻ chết. Tội ác quá khứ vẫn còn chưa khô vệt máu, chưa đủ sao? Xin đừng đem thù hận để xây dựng một nền hòa bình giả tạo như một lũ lên đồng tập thể, hãy kịp nhìn lại để thấy ngày phán xét đang đến thật gần.



    Tết lại sắp về trên quê hương. Những ngày cuối năm chỉ làm tâm tư thêm trĩu nặng ơn đời. Đường đi còn quá dài mà nỗi đau thì bất tận. Quê hương vẫn khoác hoài một màu tang trắng, người vẫn giết người không kịp mở mắt trông.



    Buồn lắm khi quá khứ luôn bị ruồng bỏ bởi những con người ích kỷ mang nặng mặc cảm tội lỗi, sự tự ti đã khiến họ ngày càng ngu muội mà quên rằng sự thật luôn là chân lý. Không ai có thể lấy bàn tay che nổi ánh mặt trời. Hãy nhìn lại sau hơn bốn mươi năm, chính nghĩa tự nó đã trả về cho lịch sử. Những giọt máu của người lính Việt Nam Cộng Hòa đổ xuống cho Hoàng Sa năm nào, nay đã thấm vào tâm hồn của những thế hệ trẻ, như một niềm tự hào bất diệt không ai có thể che đậy.

    Ngọn sóng sau đang dồn ngọn sóng trước đẩy tràn bờ hạnh phúc. Rồi đây yêu thương sẽ trở về trên cánh đồng nhân ái, nơi đã được gieo những hạt mầm từ thuở hồng hoang đi mở lối, dù chỉ là huyền thoại, nhưng giá trị yêu thương và đoàn kết muôn đời là một triết lý siêu việt được nối tiếp qua nhiều thế hệ. Người ta có thể bứng đi một gốc cây, nhưng không thể bứng đi hết những hạt mầm đang ẩn mình chờ ngày đâm chồi, nảy lộc.



    Một mùa xuân nữa đang về, và rồi cũng sẽ trôi đi lặng lẽ như chưa từng có xuân. Tất cả đang chờ đợi một mùa xuân Dân Tộc. “Mùa Xuân Đầu Tiên” không mang dấu vết hận thù, chỉ có những giọt nước mắt yêu thương rớt trên đôi bàn tay nhân ái. Xin người biết thương người, người biết yêu người để kẻ bán nước không thể hưởng lợi trên sự ích kỷ, hẹp hòi của mỗi người chúng ta.



    Trời đã về khuya, bỗng nhiên thèm tách cà phê ngồi nhìn bóng đêm lặng lẽ. Ngoài kia tuyết đang rơi. Nhìn những bông tuyết, tôi chợt nghĩ đến vầng khăn tang trắng trên đầu người góa phụ ngây thơ hôm nào. Không biết có bao nhiêu người đã trở về nơi miền miên viễn để nối lại mối tình dang dở cùng người Lính năm xưa? Còn bao nhiêu số phận đang sống vất vưởng bên lề xã hội, không người thân, không bạn bè. Gia tài duy nhất là “Tấm Thẻ Bài… Rách Tên”, anh để lại.



    Này loại máu… này loại máu
    Với số quân anh, chữ vẫn còn nguyên
    Chỉ tên anh, chỉ tên anh rách nát nhạt nhòa
    Viên đạn nào, sao quá oan nghiệt.



    Từ trong màn tuyết, tôi bỗng thấy bóng dáng người góa phụ với cái tên Trần Thị Chiến Tranh của thi sĩ Trần Mộng Tú.



    Có người gửi tôi tấm hình trên mạng
    cô gái Sài gòn áo trắng khăn tang
    đi trong Sài gòn bốn mươi năm cũ
    cô gái trong hình có phải tôi không?

    Ô hay tại sao tự nhiên tôi nhận
    Sài gòn cả trăm cô gái giống tôi
    cả ngàn khăn tang trên đầu góa phụ
    góa phụ còn hồng một vệt son môi

    Ô hay tại sao tự nhiên tôi chối
    Sài gòn ngày ấy trắng toát khăn tang
    những cô trẻ lắm mắt đầm đìa lệ
    theo tay ai dắt đi vào nghĩa trang

    Sài gòn bây giờ khói nhang đã tắt
    góa phụ ngây thơ tóc đã phai xanh
    nhìn lại tấm hình nhận ra cô gái
    khẽ gọi tên cô Trần Thị Chiến Tranh.

    “Có phải tôi không”



    Xin cho tôi được thắp nén hương lòng gửi về cố quận, nơi có những Anh Hùng Tử Sĩ đã nằm xuống trong lòng đất Mẹ, và triệu bông hồng cho những người Mẹ, người Chị đã sống trọn một đời góa bụa cùng Anh.



    Paris ngày 20 tháng 1 năm 2017.



    Hạt sương khuya
    danlambaovn.blogspot.com
    Last edited by cuocsi; 02-24-2017 at 04:48 PM. Reason: thên liên kết

  7. #57
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,622

    Tiểu Đoàn 51 Biệt Động Quân

    Tiểu Đoàn 51 Biệt Động Quân và các kỷ lục Chiến trường

    Posted on February 10, 2017by minhhieu854
    http://haingoaiphiemdam.com

    Trong chiến sử của binh chủng Biệt động quân, tiểu đoàn 51 Biệt động quân là một trong những đơn vị có những thành tích đặc biệt nhất được ghi nhận như là những kỷ lục chiến trường:
    February 5, 2017




    Vương Hồng Anh




    Những kỷ lục chiến trường:

    Trong chiến sử của binh chủng Biệt động quân, tiểu đoàn 51 Biệt động quân là một trong những đơn vị có những thành tích đặc biệt nhất được ghi nhận như là những kỷ lục chiến trường:

    – Tăng phái cho 5 Sư đoàn Bộ binh thuộc 3 quân đoàn (sư đoàn 21 và 7/Quân đoàn 4; sư đoàn 10 (18), 25/ Quân đoàn 3; sư đoàn 22/ Quân đoàn 2) và lập được nhiều chiến công lớn, chỉ riêng trong năm 1968, loại ngoài vòng chiến tổng cộng hơn 1 ngàn 200 Cộng quân, tịch thu hơn 300 vũ khí, bắt sống hơn 100 tù binh.
    – Năm lần chuyển đổi hệ thống trực thuộc và thống thuộc các liên đoàn Biệt động quân để làm nỗ lực chính trong các cuộc hành quân quy mô; hơn 100 lần là lực lượng xung kích hành quân lưu động trên 20 tỉnh của 3 vùng chiến thuật từ Nam phần đến Trung nguyên Trung phần, tham gia hành quân ngoại biên.






    * Chiến sử của tiểu đoàn 51 Biệt động quân:

    Được chính thức thành lập tại miền Tây vào ngày 1 tháng 12/1963, tiểu đoàn 51 Biệt động quân quy tụ 4 đại đội ưu tú của binh chủng Biệt động quân tại chiến trường miền Tây Nam phần: 352, 335, 356 và 357 (Trước năm 1962, binh chủng Biệt động quân chưa thành lập các tiểu đoàn, chỉ có các đại đội biệt lập. Trong giai đoạn đầu, các đại đội Biệt động quân là thành phần xung kích tại các khu chiến thuật). Sau thời gian huấn luyện bổ túc tại trung tâm Huấn luyện Biệt động quân Dục Mỹ, tiểu đoàn 51 Biệt động quân được tăng phái cho Sư đoàn 21 Bộ binh hoạt động tại các tỉnh Kiên Giang, An Xuyên, Ba Xuyên, Phong Dinh… thuộc vùng Hậu Giang.

    Tháng 6/1964, tiểu đoàn 51 BĐQ được điều động lên chiến trường Tiền Giang, đặt thuộc quyền chỉ huy của bộ Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh, hành quân tại khu tam giác Định Tường, Kiến Phong, Kiến Tường. Từ tháng 9/1954 đến tháng 6/1965, do tình hình chiến trường Vùng 2 chiến thuật sôi động, tiểu đoàn 51 được lệnh rời Miền Tây tăng phái cho Quân đoàn 2, tham gia các cuộc hành quân phối hợp với các tiểu đoàn Bộ binh truy kích CQ ở Khánh Hòa và Bình Định.

    Từ tháng 7 đến tháng 9/1965, tiểu đoàn rời duyên hải miền Trung về chiến trường miền Đông tăng phái cho Sư đoàn 10 Bộ binh tân lập (sau đổi thành Sư đoàn 18 Bộ binh), hoạt động tại Bình Tuy. Tháng 10/1965 đến tháng 12/1966, tiểu đoàn tăng phái cho Sư đoàn 25 Bộ binh hoạt động tại các tỉnh Hậu Nghĩa, Long An, Tây Ninh. Năm 1967, tiểu đoàn trở thành đơn vị cơ hữu của Liên đoàn 3 Biệt động quân. Từ tháng 3 đến tháng 5/1967, tiểu đoàn đã tăng phái trung đoàn 50/Sư đoàn 25 Bộ binh hành quân tại Long An. Từ tháng 10 đến tháng 12, tiểu đoàn là nỗ lực chính của liên đoàn 3 Biệt động quân hành quân tảo thanh CQ ở Bến Lức, Tân Trụ, Thủ Thừa…

    Trong năm 1968, từ tháng 1 đến tháng 8/1968, tiểu đoàn đã nhiều lần tăng phái cho Sư đoàn 25 Bộ binh hành quân tại Long An, Hậu Nghĩa. Tháng 9 đến tháng 11/1968, tăng phái cho tiểu khu Biên Hòa. Từ tháng 1 đến tháng 4/1969, trực thuộc liên đoàn 6 Biệt động quân hành quân tại tảo thanh CQ tại phía Tây tỉnh Biên Hòa; từ tháng 5 đến tháng 8/1969, thống thuộc liên đoàn 5 Biệt động quân, hành quân tại Gia Định; từ tháng 10 đến tháng 11/1969, được đặt thuộc quyền điều động của liên đoàn 6 Biệt động quân hành quân tại Gia Định. Năm 1970, trực thuộc liên đoàn 3 Biệt động quân tham gia hành quân ngoại biên ở Cam Bốt cùng với các tiểu đoàn 31, 36 và 52. Tháng 4/ 1972, đơn vị cơ hữu của liên đoàn 6 Biệt động quân, tiếp ứng cho chiến trường Miền Trung. Tháng 4/1974, cùng với 2 tiểu đoàn 34, 35 của liên đoàn 6 Biệt động quân án ngữ mặt trận phía Bắc Bình Định.

    * Ba trận đánh lớn của tiểu đoàn 51 Biệt động quân tại Đức Hòa, Hậu Nghĩa:
    Thành lập vào ngày 14 tháng 10/1963 gồm một số quận của ba tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Long An, tỉnh Hậu Nghĩa là một trong những khu vực trọng điểm mà Cộng quân đã tập trung nhiều đơn vị chủ lực, lập căn cứ địa để tiến hành các cuộc tấn công quy mô, áp lực vòng đai Sài Gòn. Riêng tại quận Đức Hòa, Cộng quân luôn luôn phối trí một lực lượng từ 2 đến 4 tiểu đoàn và một số đại đội biệt lập. Cũng chính tại quận này, chỉ trong vòng hơn 2 tháng từ 28/2/1968 đến 4/5/1968, tiểu đoàn 51 Biệt động quân đã ba lần lập chiến công lớn qua ba trận đánh ác liệt:

    * Trận Giồng Lớn:
    Ngày 28 tháng 2/1968, tiểu đoàn 51 Biệt động quân cùng với một thành phần bộ chiến của Sư đoàn 25 Bộ binh tham dự cuộc hành quân An Dân 66/88 tại Giồng Lớn, Đức Hòa. Theo kế hoạch của bộ chỉ huy hành quân, tiểu đoàn 51 BĐQ làm nỗ lực chính tấn công vào cụm tuyến phòng ngự của một đơn vị chủ lực CQ quận Đức Hòa. Địch quân đã thiết lập hệ thống địa đại kiên cố và xây dựng cụm kháng cự liên hoàn với hỏa lực mạnh. Trong hai đợt xung phong đầu của tiểu đoàn 51 Biệt động quân, trận chiến đã diễn ra rất ác liệt, hỏa lực địch mạnh, đối phương đã sử dụng đủ loại vũ khí cộng đồng để chống trả. Sau gần hai giờ giao tranh, ban chỉ huy tiểu đoàn cho mở đợt xung phong thứ ba với ba đại đội dàn hàng ngang, đồng loạt tấn công thẳng vào cụm tuyến trung tâm. Cuối cùng tiểu đoàn 51 Biệt động quân đã chọc thủng tuyến phòng thủ của đối phương, hạ tại chỗ 70 Cộng quân, trong đó có đại đội trưởng đại đội C2 CQ Đức Hòa (ước tính có khoảng 100 cán binh CQ bị chết hoặc bị thương được thành phần CQ còn lại mang đi), bắt sống 5 tù binh, tịch thu 24 vũ khí đủ loại.

    – Trận Trầm Lạc:
    Ngày 16 tháng 3/1968, tiểu đoàn 51 Biệt động quân lại tham gia cuộc hành quân tại Trầm Lạc, Đức Hòa, Hậu Nghĩa. Một tiểu đoàn chủ lực của Cộng quân đã dàn trận để “nghênh chiến” đơn vị Mũ Nâu này. Cũng như tại Giồng Lớn, Cộng quân đã xây dựng cụm phòng thủ với địa đạo liên hoàn. Đại đội tiền phong đã bị địch dùng đại liên bắn xối xả, nhưng với chiến thuật cá nhân chiến đấu trong đội hình đại đội tấn công, chiến binh Biệt động quân đã làm chủ trận địa ngay từ phút đầu. Kết hợp giữa vận động chiến và lối đánh đặc biệt của binh chủng trong tấn công, từng trung đội Biệt động quân đã “dọn sạch” các cụm chốt phòng ngự của địch, mục tiêu cuối cùng là ban chỉ huy tiểu đoàn Cộng quân được giao cho một đại đội. Sau 6 giờ giao tranh liên tục, tiểu đoàn 51 Biệt động quân đã loại ngoài vòng chiến 95 CQ, bắt sống 1 tù binh, tịch thu 19 vũ khí, phá hủy hệ thống địa đạo và hấm hồ quanh khu vực hành quân. Phía lực lượng VNCH có 10 chiến binh tử thương, 19 người bị thương.

    – Trận Bình Thủy: hạ tại trận 203 CQ, tiểu đoàn 51 BĐQ được tuyên dương công trạng trước Quân đội:
    Ngày 4 tháng 5/1968, tiểu đoàn làm nỗ lực chính trong cuộc hành quân Toàn Thắng 196/68 do bộ Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh tổ chức tại Bình Thủy, Đức Hòa. Theo tin tức tình báo, 3 tiểu đoàn chủ lực của CQ đã tập trung tại khu vực này để mưu toan đánh chiếm thị trấn Đức Hòa. Trận chiến đã diễn ra ác liệt khi đại đội đi đầu của tiểu đoàn tiến vào khu vực tiền tiêu của đối phương. Cộng quân huy động toàn lực lượng cố bao vây tiểu đoàn. Tuy nhiên, nhờ kinh nghiệm của vị tiểu đoàn trưởng, khả năng chỉ huy của các đại đội trưởng và tinh thần chiến đấu quyết tử của binh sĩ, tiểu đoàn 51 Biệt động quân đã mở đợt xung phong chiếm giữ các vị trí trọng yếu của trận địa, từ đó khởi động tiếp cuộc tấn công toàn diện vào tuyến phòng ngự trọng điểm của địch quân. Mất một số vị trí chính yếu, Cộng quân đã lập các cụm điểm kháng cự ở tuyến mới. Trận chiến trở nên quyết liệt hơn trong ngày thứ hai khi Cộng quân cố tung các cuộc phản công, nhưng đều bị đánh bật.
    Để giải quyết nhanh chóng chiến trường, tiểu đoàn sử dụng hai đại đội làm nỗ lực chính tấn công từ hai hướng vào bộ chỉ huy của tiểu đoàn Cộng quân, toàn cụm kháng cự trung tâm của đối phương bị chọc thủng, các thành phần còn lại ở vòng đai đã rút lui trong hỗn loạn. Đến chiều ngày 5 tháng 5/1968, tiểu đoàn 51 Biệt động quân hoàn toàn làm chủ trận địa với kết quả: 203 Cộng quân bị bỏ xác tại chỗ, trong đó có 4 sĩ quan từ cấp thiếu úy đến thượng úy, bắt sống 3 tù binh, tịch thu:1 đại bác 75 ly không giật, 1 súng cối 82 ly, 3 đại liên phòng không, 1 đại liên Tiệp khắc, 8 B 40 và B 41, 21 vũ khí đủ loại. Lực lượng VNCH có 20 chiến binh tử thương, 1 bị thương.

    Với chiến công lớn trong cuộc hành quân Toàn Thắng 196/68, tiểu đoàn được Tổng tham mưu trưởng QL/VNCH tuyên dương công trạng trước Quân đội, toàn quân nhân tiểu đoàn được ân thưởng tập thể Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu.

    Trích nguồn :
    https://buonvuidoilinh.wordpress.com/2017/02/10/tieu-doan-51-biet-dong-quan-va-cac-ky-luc-chien-truong/


    Last edited by cuocsi; 02-28-2017 at 09:38 PM. Reason: Thêm liên kết

  8. #58
    Biệt Thự
    Join Date
    Sep 2011
    Posts
    4,669
    Chỉ một lần tôi đi hành quân ở Long An , kinh Chợ Đệm...đi trên bờ ruộng thì sợ rớt hầm chông mà lội dưới nước chỉ khoảng nửa tiếng là...lè lưỡi...các ông TQLC , BĐQ bao thầu vùng 4 là đúng rồi ...thà vào nơi có rừng có núi mà dễ núp ...địch không thấy ta mà ta cũng không thấy địch

  9. #59
    Biệt Thự
    Join Date
    Nov 2016
    Posts
    1,230



    NẮNG CŨNG NỔ.


    MƯA RÊN.


    GIÓ LỘNG.


    SÓNG GẦM.


    LÒNG NGẬM NGÙI.


    CHÀO ĐẠI BÀNG VĨNH BIỆT.


    kh
    Last edited by Kiến Hôi; 03-01-2017 at 09:54 PM.
    Em cắn chỉ, vá cờ cho phẳng


    Anh vươn vai làm Thủ Quốc Quân Kỳ.

    Cắm ngọn cờ lên bia đá còn ghi
    Ơn Tổ Quốc, ơn sinh thành dưỡng dục



  10. #60
    Biệt Thự cuocsi's Avatar
    Join Date
    Sep 2016
    Location
    Paris có gì lạ
    Posts
    1,622

    Charlie, tên nghe quá lạ !

    Tại Sao Không Giữ Lời Hứa Với Mẹ Tôi



    Nguyễn Bảo Tuấn



    Trai thời nỗi chết tựa trên lưng
    Khí phách hiên ngang bước chẳng dừng
    Charlie vẫy gọi người ở lại
    Cởi áo trần gian tặng núi rừng

    Trên FB tôi thấy đại đa số thường chọn hình mình hoặc hình con mình để làm avatar, ít hơn một chút thì lấy hình của người yêu, vợ hoặc chồng, hoặc một hình gì đó mà mình yêu thích. Riêng tôi thì tôi lại chọn một đối tượng khác mà hình như tôi thấy chưa một ai chọn giống như tôi : một người mà đã không giữ lời hứa với mẹ tôi

    Tôi sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh đầy phong ba bão táp. Cả nhà 6 người mà chỉ có một chiếc xe đạp thay phiên nhau đi, gạo thì chạy ăn từng bữa, anh trai tôi ngày ngày cứ 5h sáng phải chạy lên Gò vấp để lấy bánh đậu xanh về đi bỏ cho các tiệm bánh rồi mới về đi học trong suốt 7 năm trời, từ năm học lớp 11 đến hết năm thứ 6 Y khoa. Khó khăn là vậy nhưng tôi vẫn trưởng thành một cách đầy kiêu hãnh. Đôi khi nhìn lại tôi tự hỏi là điều gì đã giúp tôi mạnh mẽ mỗi khi đương đầu với những khó khăn? Và câu trả lời là do trong huyết quản tôi vẫn đang mang một dòng máu nóng trong mình và tôi đã đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ người đã cho tôi dòng máu ấy : một người mà đã không giữ lời hứa với mẹ tôi.

    Tôi cũng không biết tại sao tôi và người đó chỉ gặp gỡ và tiếp xúc trong có vài chục ngày, chính xác là từ ngày 06/01/1972 đến ngày 25/03/1972, mà tôi lại luôn luôn thương mến, cảm phục, tự hào và luôn lấy người làm tấm gương soi để tôi có đủ nghị lực vượt qua mọi khó khăn. Có lẽ là do cuộc sống của người quá vĩ đại và tôi đã được thừa hưởng một phần của nó. Mặc dù khi ra đi người đã không thực hiện được một lời hứa với mẹ tôi mà cho tới bây giờ tôi vẫn hỏi : “Tại sao?”

    Charlie, tên nghe quá lạ!

    “Toàn thể những địa danh nơi hốc núi, đầu rừng, cuối khe suối, tận con đường, tất cả đều bốc cháy, cháy hừng hực, cháy cực độ...Mùa Hè 1972, trên thôn xóm và thị trấn của ba miền đồng bốc cháy một thứ lửa nhân tạo, nóng hơn, mạnh hơn, tàn khốc gấp ngàn lần, vạn lần khối lửa mặt trời sát mặt…
    Kinh khiếp hơn Ất Dậu, tàn khốc hơn Mậu Thân, cao hơn bão tố, phá nát hơn hồng thủy. Mùa Hè năm 1972- Mùa Hè máu. Mùa Hè của sự chết và tan vỡ toàn diện.

    Nếu không có trận chiến mùa Hè năm 1972, thì cũng chẳng ai biết đến Charlie, vì đây chỉ là tên quân sự dùng để gọi một cao độ nằm trong chuỗi cao độ chập chùng vùng Tân Cảnh, Kontum.
    Charlie, "Cải Cách," hay "C," đỉnh núi cao không quá 900 thước trông xuống thung lũng sông Pô-Kơ và Đường 14, đông-bắc là Tân Cảnh với mười hai cây số đường chim bay, đông-nam là Kontum, thị trấn cực bắc vùng Tây Nguyên.” (Trích trong "Mùa hè đỏ lửa" của Phan Nhật Nam)

    Charlie bỗng trở thành một địa danh được nhắc nhớ từ sau 4000 quả đạn pháo tới trong một ngày, từ sau người mũ đỏ Nguyễn Đình Bảo nằm lại với Charlie. (Trích lời giới thiệu trong CD Chiến tranh và hòa bình của Nhật Trường Trần Thiện Thanh)

    Cho đến bây giờ cũng ít người biết rằng tôi chính là “đứa bé thơ” với “tấm khăn sô bơ vơ ” trong bài hát “Người ở lại Charlie” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Và tôi lớn lên cùng với ký ức về một người Cha hào hùng như vậy.

    Tôi không thần tượng Cha tôi từ một bài hát viết về người, cũng không thần tượng từ một hai trận đánh trong cuộc đời binh nghiệp của người, mà tôi thần tượng Cha mình từ chính cuộc đời của Người. Trải qua biết bao thăng trầm đời binh nghiệp và cuối cùng người đã được giao làm tiểu đoàn trưởng của tiểu đoàn “Song kiếm trấn ải” (biệt danh của tiểu đoàn 11 nhảy dù), một trong những tiểu đoàn được xem là thiện chiến nhất của quân lực Việt Nam Cộng Hòa thời bấy giờ. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Cha tôi là một người khát máu hung tàn, mà ngược lại hoàn toàn, mọi người đều nhớ về hình ảnh Cha tôi như là một võ sĩ đạo đúng nghĩa : giỏi võ, dũng cảm và cao thượng. Thời bấy giờ có mấy ai dám đánh một sĩ quan của Mỹ, vậy mà Cha tôi đã làm điều đó khi người sĩ quan đó dám làm nhục một người lính Việt Nam (chuyện này tôi được nghe bác ruột tôi kể lại). Có tiểu đoàn nào trong quân đội mà luôn gọi Tiểu đoàn trưởng bằng tên thân mật “Anh Năm”?, nhất là trong binh chủng Nhảy dù, việc phân chia cấp bậc luôn được tôn trọng và đặt lên hàng đầu. Vậy mà trong tiểu đoàn 11 Nhảy dù, tất cả mọi người từ lính đến sĩ quan chẳng ai gọi Cha tôi là Trung tá cả, mà luôn gọi là Anh Năm, và “Anh Năm” thường hay nói với mọi người trong tiểu đoàn rằng : “Tụi mày thì chẳng biết mẹ gì, nhưng tất cả tụi mày tao đều coi là em tao hết”

    “Anh Năm, Ngoài đời Anh sống hào sảng, phóng khoáng và thật "giang hồ" với bằng hữu anh em, còn trong quân ngũ, Anh như một cây tùng ngạo nghễ giữa bão táp phong ba, Anh không nịnh cấp trên đè cấp dưới, Anh chia xẻ vinh quang buồn thảm với sĩ quan và binh sĩ thuộc cấp. Anh sống hùng và đẹp như thế mà sao lúc ra đi lại quá phũ phàng!? Tôi về lại vườn Tao Ðàn, vẫn những hoa nắng tròn tròn xuyên qua khe lá, lấp loáng trên bộ đồ hoa ngụy trang theo mỗi bước chân. Cây vẫn xanh, chim vẫn hót, ông lão làm vườn vẫn lom khom cầm kéo tỉa những chùm hoa loa kèn, những cụm hoa móng rồng và những bụi hồng đầy mầu sắc. Bên gốc cây cạnh căn lều chỉ huy của Anh hồi tháng trước khi còn đóng quân ở đây, tôi thấy có bó hồng nhung đỏ điểm vài cánh hoa loa kèn trắng.
    Chống đôi nạng gỗ xuống xe, tiếng gõ khô cứng của đôi nạng trên mặt đường khiến ông lão ngẩng đầu và nhận ra tôi. Xiết chặt tay ông cụ, trong ánh mắt già nua chùng xuống nỗi tiếc thương, chòm râu bạc lưa thưa phất phơ trước gió. Ông cụ đọc báo, nghe đài phát thanh nên biết Anh đã ra đi, nên sáng nào cũng để một bó hoa tưởng nhớ và tiễn đưa Anh. Cụ mời tôi điếu thuốc Quân Tiếp Vụ, rồi ngồi xuống cạnh gốc cây, tay vuốt nhẹ trên những cánh hồng, sợi khói mỏng manh của điếu thuốc nhà binh quện trong tiếng nói:
    "- Thuốc lá Ông Quan Năm cho, tôi vẫn còn đủ dùng cho đến cuối năm. Mấy chục năm nay tôi mới gặp một ông quan nói chuyện thân mật và tốt bụng với những người dân như tôi. Người tốt mà sao Ông Trời bắt đi sớm như vậy!? " (Trích trong "Máu lửa Charlie" của Đoàn Phương Hải)

    Cha tôi đã sống như thế nào mà những người ít ỏi còn sống sót trở về sau trận chiến tại đồi Charlie đều nói là họ thật hối tiếc khi không được nằm xuống cùng Cha tôi ở đó.

    “Tô Phạm Liệu cảm thấy lẻ loi ở cái đại hội y sĩ có nhiều những người “mặc quần mới áo đẹp” và “ăn to nói lớn”, thích “nhảy đầm” và “xếp hàng để lên hát”... Trong cơn say, anh nói là phải chi trước kia, mười mấy năm trước kia, anh được “ở lại Charlie” với Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, với các bạn nhảy dù thì “sướng hơn nhiều.” (Trích trong "Tô Phạm Liệu : người trở lại Charlie" của Phạm Anh Dũng)

    Viên sĩ quan cố vấn Mỹ Duffy cho tới tận bây giờ vẫn còn luôn mang trong người những hoài niệm về Cha tôi và trận chiến tại Charlie. Mỗi lần tham gia các cuộc gặp gỡ của hội cựu chiến binh Việt Nam (trong đó có một số hiện đang là tướng lãnh cao cấp trong quân đội Mỹ) ông ta đều hỏi mọi người “Tụi mày có từng tham gia trận Charlie không, tụi mày có ai từng chiến đấu cạnh Colonel Bao (Trung tá Bảo) chưa? Thế thì tụi mày còn xoàng lắm. Và hàng năm cứ mỗi lần sinh nhật của mình, ông ta đều đặt một ổ bánh kem làm hình một ngọn đồi và ghi chữ Charlie lên đó. (Chuyện này do Chú Đoàn Phương Hải khi về Việt Nam năm 2011 thuật lại cho tôi nghe)

    Cha tôi đã sống như thế nào để một người Mỹ phải luôn khắc trong tâm khảm những hoài niệm như vậy?

    Tôi chỉ có thể kết luận một câu : “Cuộc đời của Cha thật vĩ đại”

    Ngày hôm nay khi viết về Cha, tôi không biết viết gì hơn, chỉ xin dâng về hương hồn Cha một vài câu thơ nói về khí phách của Người và nơi mà Cha đã gửi lại thân xác của Người vĩnh viễn cho núi rừng Charlie. Ở đây tôi xin dùng từ "Cởi áo trần gian" vì tôi tin rằng Cha vẫn đang khoác một chiếc áo khác và vẫn đang nhìn tôi từ một nơi rất xa…

    Lặng lẽ ngàn năm chẳng danh xưng
    Bỗng chốc một hôm hóa lẫy lừng
    Charlie gầm thét trong lửa đạn
    Gọi mãi tên người nước mắt rưng



    Trai thời nỗi chết tựa trên lưng
    Khí phách hiên ngang bước chẳng dừng
    Charlie vẫy gọi người ở lại
    Cởi áo trần gian tặng núi rừng
    (Kính dâng tặng hương hồn Cha)

    Sinh nhật mẹ tôi ngày 11/04. Trước khi hành quân vào Charlie ngày 25/03 Cha tôi đã đặt một chiếc bánh sinh nhật cho mẹ với lời hứa là sẽ về dự sinh nhật của mẹ. Đến ngày sinh nhật mẹ đã không tổ chức mà vẫn chờ Cha về, và cho đến tận bây giờ mẹ vẫn chờ… Tuy nhiên Cha đã thất hứa với mẹ vì ngày 12/04 Cha đã cởi áo trần gian và nằm lại vĩnh viễn với Charlie. Còn tôi, tôi chỉ biết hỏi là tại sao Cha lại không giữ lời hứa với mẹ tôi? Tại sao và tại sao…?...

    Nguyễn Bảo Tuấn














    Last edited by cuocsi; 03-02-2017 at 12:26 PM. Reason: Thêm vidéo

 

 

Similar Threads

  1. Lính bà
    By Triển in forum Tiếu Lâm
    Replies: 0
    Last Post: 04-03-2015, 04:08 AM
  2. Người Lính Già Bạn Tôi
    By Lưu Vĩnh Hạ in forum Thơ
    Replies: 1
    Last Post: 07-15-2013, 06:21 PM
  3. Thư Bộ đội cụ Hồ gửi Anh Lính Miền Nam
    By NgụyXưa in forum Lượm Lặt Khắp Nơi
    Replies: 0
    Last Post: 04-15-2013, 05:31 PM
  4. Nhạc Lính Cộng Hoà
    By ngocdam66 in forum Phê Bình Văn Học Nghệ Thuật
    Replies: 10
    Last Post: 07-13-2012, 09:00 PM
  5. Lính mới tò te
    By Hương-Trầm in forum Chuyện Linh Tinh
    Replies: 21
    Last Post: 02-16-2012, 05:45 PM

Tags for this Thread

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •  
All times are GMT -7. The time now is 08:34 PM.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5
Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.
Forum Modifications By Marco Mamdouh